Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Thực trạng và giải pháp nâng cao thu nhập hộ nông dân sau khi bị thu hồi đất tại huyện trảng bom tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (958.98 KB, 132 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
-------------------------------------------------

PHAN TRỌNG HUY

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU NHẬP
HỘ NÔNG DÂN SAU KHI BỊ THU HỒI ĐẤT TẠI
HUYỆN TRẢNG BOM, TỈNH ĐỒNG NAI

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ: 60.62.01.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN NGHĨA BIÊN

Đồng Nai, 2015
LỜI CAM


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi.
Tôi cũng xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận
văn này đã đƣợc cảm ơn và các dữ liệu thu thập từ những nguồn hợp pháp.
Nội dung và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai
công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.



Đồng Nai, ngày 25 tháng 6 năm 2015
Học viên

Phan Trọng Huy


ii

LỜI CÁM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận đƣợc sự quan tâm
giúp đỡ tận tình, sự đóng góp q báu của nhiều cá nhân và tập thể.
Trƣớc tiên, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, Tổ Sau đại
học, Ban khoa học công nghệ cơ sở 2 trƣờng Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam đã
tạo điều kiện thuận lợi cho tơi học tập, nghiên cứu, hồn thành luận văn.
Đặc biệt tôi bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Nghĩa Biên đã tận
tình hƣớng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ trong suốt q trình thực hiện luận văn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn UBND huyện Trảng Bom, Chi cục Thống kê,
phịng Tài ngun và Mơi trƣờng, phịng Kinh tế, phòng Lao động - Thƣơng
binh và Xã hội, Trung tâm Phát triển quỹ đất, Trung tâm Dạy nghề, UBND các
xã: Tây Hòa, Hố Nai, Bắc Sơn, Giang Điền, huyện Trảng Bom đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi cung cấp số liệu, tài liệu giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Xin chân thành cám ơn lãnh đạo các cấp trên địa bàn huyện Trảng
Bom, tỉnh Đồng Nai cũng nhƣ các cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan đã cho
tơi có đƣợc những bài học kinh nghiệm thực tế quý giá trong công tác bồi
thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ.
Xin chân thành cảm ơn tới gia đình, ngƣời thân, bạn bè, đồng nghiệp, đã
quan tâm động viên, giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện nghiên cứu luận văn.
Tuy nhiên, dù có nhiều cố gắng nỗ lực, song luận văn khơng tránh khỏi
thiếu sót và hạn chế .Vì vậy, tơi kính mong nhận đƣợc sự góp ý chỉ bảo của

quý thầy cô giáo và sự chia sẻ của các bạn đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Trảng Bom, ngày 25 tháng 6 năm 2015
Tác giả
Phan Trọng Huy


iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

i

LỜI CẢM ƠN

ii

MỤC LỤC

iii

DANH SÁCH CÁC BẢNG

viii

DANH SÁCH CÁC HÌNH

x


ĐẶT VẤN ĐỀ

1

1. Tính cấp thiết của đề tài

1

2. Mục tiêu nghiên cứu

3

- Mục tiêu tổng quát

3

- Mục tiêu cụ thể

3

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3

- Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài

3

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài


4

Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu

6

1.1. Cơ sở lý luận

6

1.1.1. Một số khái niệm

6

1.1.2. Một số chính sách về thu hồi đất, bồi thƣờng, tái định cƣ

8

1.1.3. Vai trò của nông nghiệp, nông thôn, nông dân và xu hƣớng
biến động đất nơng nghiệp
1.1.3.1. Vai trị của nơng nghiệp, nơng thôn, nông dân trong sự

12


iv

phát triển kinh tế xã hội mỗi quốc gia


12

1.1.3.2. Xu hƣớng biến động đất nơng nghiệp

14

1.1.4. Đơ thị hóa và phát triển công nghiệp vùng nông thôn

16

1.1.4.1. Ảnh hƣởng của đơ thị hóa đến sản xuất

18

1.1.4.2. Ảnh hƣởng của đơ thị hóa đến đời sống của hộ nơng dân

19

1.1.5. Lao động, việc làm và các vấn đề liên quan

21

1.1.5.1. Lao động và các vấn đề liên quan đến lao động

21

1.1.5.2. Việc làm và các vấn đề liên quan đến việc làm

22


1.1.5.3. Sự cần thiết phải tạo việc làm cho lao động sau thu hồi đất

26

1.1.6. Thu nhập và vấn đề thu nhập đối với ngƣời dân sau thu hồi đất

27

1.1.6.1. Thu nhập

27

1.1.6.2. Vấn đề thu nhập đối với ngƣời dân sau thu hồi đất

27

1.2. Tình hình nghiên cứu, giải quyết vấn đề nghiên cứu

28

1.2.1. Kinh nghiệm về thu hồi đất và phục hồi kinh tế cho nông dân
sau thu hồi đất của một số nƣớc trên thế giới

28

1.2.2. Thực trạng và kinh nghiệm về thu hồi đất, nâng cao thu nhập
cho nông dân sau thu hồi đất tại Việt Nam

37


Chương 2: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

47

2.1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu

47

2.1.1. Tổng quan kinh tế - xã hội huyện Trảng Bom

47

2.1.1.1. Dân số, lao động

48

2.1.1.2. Tình hình sử dụng đất của huyện Trảng Bom

51

2.1.1.3. Tình hình thu hồi đất, đền bù, tái định cƣ, đào tạo nghề

55


v

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

56


2.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu

56

2.2.1.1. Phƣơng pháp chọn điểm và mẫu nghiên cứu

56

2.2.1.2. Thu thập số liệu thứ cấp

57

2.2.1.3. Thu thập số liệu sơ cấp

58

2.2.1.4. Phiếu điều tra

59

2.2.2. Phƣơng pháp phân tích

59

2.2.2.1. Phƣơng pháp thống kê mô tả

59

2.2.2.2. Phƣơng pháp so sánh


60

2.2.2.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu

60

2.3. Các chỉ tiêu sử dụng để phân tích

60

2.3.1. Chỉ tiêu về lao động, việc làm

60

2.3.2. Chỉ tiêu về thu nhập

61

2.3.3. Chỉ tiêu về chi tiêu

61

Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

62

3.1. Tình hình thực hiện công tác thu hồi đất

62


3.1.1. Về công tác quy hoạch

62

3.1.2. Về công tác thu hồi đất, đền bù đất

66

3.1.2.1. Về Quyết định thu hồi đất

66

3.1.2.2. Về tiến độ thực hiện công tác đền bù đất

68

3.1.2.3. Về giá đền bù đất

71

3.1.3. Về công tác tái định cƣ

75

3.1.3.1. Tái định cƣ tập trung

76



vi

3.1.3.2. Tái định cƣ phân tán

78

3.1.3.3. Tái định cƣ kết hợp giải quyết việc làm

79

3.1.3.4. Tái định cƣ tại chỗ

81

3.1.4. Về công tác đào tạo nghề

81

3.2. Thay đổi về lao động và thu nhập sau thu hồi đất

82

3.2.1. Thay đổi về lao động và việc làm

82

3.2.2. Thay đổi về thu nhập

85


3.3. Tình hình sử dụng tiền đền bù đất

88

3.4. Giải pháp nhằm ổn định và nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân
sau thu hồi đất nông nghiệp

92

3.4.1. Giải pháp chung

92

3.4.1.1. Giải pháp đào tạo nâng cao chất lƣợng nguồn lao động

92

3.4.1.2. Giải pháp phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp

93

3.4.1.3. Giải pháp chuyển dịch cơ cấu cây trồng hợp lý

93

3.4.1.4. Giải pháp về vốn và sử dụng vốn có hiệu quả

94

3.4.1.5. Xuất khẩu lao động


95

3.4.1.6. Các giải pháp khác

96

3.4.2. Giải pháp về quy hoạch

96

3.4.3. Giải pháp về chính sách đền bù và giải phóng mặt bằng

97

3.4.4. Giải pháp về phục hồi kinh tế, nâng cao thu nhập cho từng nhóm
hộ bị ảnh hƣởng của việc thu hồi đất

100

3.4.4.1. Giải pháp đối với nhóm hộ loại 1

100

3.4.4.2. Giải pháp đối với nhóm hộ loại 2

104


vii


Kết luận và kiến nghị

105

Kết luận

105

Kiến nghị

108

TÀI LIỆU THAM KHẢO

111

PHỤ LỤC

115


viii

DANH SÁCH CÁC BẢNG

BẢNG

TRANG


Bảng 1.1. Chỉ số giá tiêu dùng từ năm 2000 đến năm 2013

8

Bảng 1.2. Mức thay đổi thu nhập của các hộ dân trƣớc thu hồi đất
so với sau thu hồi đất

39

Bảng 2.1. Số lao động sản xuất công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp
năm 2010-2014 huyện Trảng Bom
Bảng 2.2. Mức sống (tiêu dùng bình quân một ngƣời/ tháng) năm 2014

49
50

Bảng 2.3. Khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Trảng Bom 52
Bảng 2.4. Tình hình biến động đất đai huyện Trảng Bom

53

Bảng 3.1. Đánh giá thời gian thu hồi đất

68

Bảng 3.2. Phản ứng của hộ dân bị thu hồi đất về giá đền bù đất nông nghiệp 71
Bảng 3.3. Giá đất nông nghiệp tại khu vực km2, đƣờng Trảng Bom đi
xã An Viễn và huyện Long Thành

73


Bảng 3.4. Đánh giá về khu tái định cƣ tập trung

77

Bảng 3.5. Đánh giá về tái định cƣ phân tán

78


ix

Bảng 3.6. Nhân khẩu, lao động của hộ gia đình trƣớc và sau thu hồi đất

84

Bảng 3.7. Diện tích đất nông nghiệp trƣớc và sau thu hồi đất

84

Bảng 3.8. Đánh giá về thu nhập của hộ dân hiện nay so với trƣớc thu hồi đất

85

Bảng 3.9. So sánh thu nhập của lao động trƣớc và sau thu hồi đất

86

Bảng 3.10. Ngành thu nhập chính của hộ nơng dân trƣớc và sau thu hồi đất


87

Bảng 3.11. Tổng hợp hộ nghèo của huyện Trảng Bom và trên địa bàn các xã
điều tra tính đến cuối năm 2014

88

Bảng 3.12. Tổng hợp giá trị đền bù khi thu hồi đất của 124 hộ dân

89

Bảng 3.13. Sử dụng tiền đền bù vào tiêu dùng và chi tiêu khác

90

Bảng 3.14. Hộ dân sử dụng tiền đền bù đầu tƣ vào lĩnh vực sản xuất
kinh doanh chủ yếu

91


x

DANH SÁCH CÁC HÌNH

HÌNH

TRANG

Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai


48

Hình 2.2. Mức sống dân cƣ (tiêu dùng bình quân một ngƣời/ tháng)
năm 2014

51

Hình 3.1. Vị trí quy hoạch Tổng kho trung chuyển Miền Đơng
tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai

64

Hình 3.2. Biểu đồ so sánh giá đất quy định và giá đất thị trƣờng
tại km số 2 đƣờng Trảng Bom - An Viễn

74


ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai và sử dụng đất đai luôn là vấn đề cơ bản trong lịch sử phát triển
của Việt Nam. Sự phát triển nông nghiệp Việt Nam phụ thuộc vào sự sử dụng
có hiệu quả hay khơng nguồn lực đất đai. Điều này có liên quan đến những
chính sách về đất đai, thị trƣờng đất đai, những đầu vào và nguồn lực liên quan.
Xuất phát từ một nền kinh tế nông nghiệp với đa số dân số sống ở vùng
nông thôn, nƣớc ta đang phấn đấu thành một nƣớc công nghiệp theo hƣớng
hiện đại vào năm 2020. Để đạt mục tiêu này, q trình cơng nghiệp hóa, đơ
thị hóa ở nƣớc ta đã và đang diễn ra mạnh mẽ; quá trình này địi hỏi phải
chuyển đổi một số lƣợng lớn diện tích đất sản xuất nơng nghiệp sang mục

đích phi nơng nghiệp. Với khoảng 70% dân số vẫn còn sống ở vùng nơng
thơn thì chính sách thu hồi đất nơng nghiệp phục vụ cho q trình phát triển
cơng nghiệp, đơ thị ln là vấn đề đƣợc xã hội quan tâm.
Thực tế, do tính chất phức tạp và tầm quan trọng của nó, chính sách thu
hồi đất những năm gần đây có nhiều thay đổi và đƣợc quan tâm rộng rãi. Việc
thu hồi một số lớn diện tích đất sản xuất nơng nghiệp phục vụ q trình cơng
nghiệp hóa, đơ thị hóa đã đang và sẽ làm ảnh hƣởng rất lớn đến việc làm, đời
sống của rất nhiều ngƣời nông dân bị thu hồi đất.
Để bảo đảm ổn định và tạo đƣợc đồng thuận cao trong xã hội, huy động
đƣợc nguồn lực xã hội tham gia tích cực vào q trình phát triển đất nƣớc một
cách mạnh mẽ, bền vững đòi hỏi phải có những nghiên cứu khoa học, nghiêm
túc về những tác động của việc thu hồi đất đến những ngƣời dân có đất bị thu
hồi, trên cơ sở đó đề ra những chính sách thu hồi đất phù hợp với tình hình
chung, cũng nhƣ những giải pháp cụ thể, sát thực cho từng địa phƣơng.


Cùng với những cơng trình nghiên cứu chung trên phạm vi cả nƣớc, đã
có những cơng trình nghiên cứu về đời sống của nông dân trƣớc và sau khi bị
thu hồi đất, trong những phạm vi cụ thể; những nghiên cứu này với những
cách tiếp cận khác nhau đã có những đề xuất tháo gở những vƣớng mắc về
khó khăn trong đời sống của ngƣời dân bị thu hồi đất trên địa bàn nghiên cứu.
Huyện Trảng Bom nói riêng và tỉnh Đồng Nai có điều kiện vị trí thuận lợi
để phát triển kinh tế - xã hội và mở rộng giao lƣu thƣơng mại; là địa phƣơng có
tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao, với cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hƣớng
công nghiệp, dịch vụ. Do vậy, tốc độ đầu tƣ xây dựng các cơng trình phục vụ sản
xuất kinh doanh, xây dựng kết cấu hạ tầng, cũng nhƣ q trình phát triển đơ thị
diễn ra rất mạnh mẽ; sự chuyển dịch nhanh với diện tích lớn đất sản xuất nông
nghiệp sang đất phi nông nghiệp đang diễn ra mạnh mẽ. Từ đó, làm cho điều kiện
sản xuất kinh doanh, đời sống của ngƣời dân có đất bị thu hồi có nhiều thay đổi.
Đối với các hộ nơng dân bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp càng chịu nhiều biến

động lớn về chổ ở, tập quán sinh hoạt, sản xuất và đời sống. Những sự thay đổi đó
đã làm ảnh hƣởng khơng nhỏ đến tình hình KTXH, an ninh trật tự ở địa phƣơng.
Trƣớc những vấn đề nêu trên, việc cần thiết phải tìm ra những mâu
thuẫn của sự việc, xác định mức độ và xu hƣớng vận động của các yếu tố tác
động đến đời sống của ngƣời dân sau thu hồi đất để có chính sách và giải
pháp phù hợp đảm bảo sự phát triển bền vững là việc làm cần thiết.
Tuy đã có một số cơng trình nghiên cứu ảnh hƣởng thu hồi đất đến đời
sống của ngƣời nông dân, nhƣng các nghiên cứu thực hiện trên những địa bàn
và điều kiện tƣơng đối đặc thù, vì vậy cần có chắt lọc, bổ sung và nghiên cứu
mới, mới đem lại hiệu quả kỳ vọng khi thực hiện vào các địa bàn khác.


Đề tài nghiên cứu “Thực trạng và giải pháp nâng cao thu nhập hộ nông
dân sau khi bị thu hồi đất tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai” kỳ vọng giải
đáp những vấn đề bức thiết nêu trên.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của đề tài là đánh giá, phân tích tình hình thu nhập
của hộ nông dân sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp tại huyện Trảng Bom, tỉnh
Đồng Nai và các yếu tố tác động làm thay đổi thu nhập của hộ nơng dân sau
khi bị thu hồi đất; từ đó, đƣa ra giải pháp và các kiến nghị về chính sách nhằm
nâng cao thu nhập cho hộ nông dân bị thu hồi đất.
- Mục tiêu cụ thể
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về thu hồi đất; Đời sống của
hộ nông dân sau khi bị thu hồi đất nơng nghiệp.
+ Đánh giá tình hình thu nhập của hộ nông dân sau khi bị thu hồi đất tại
huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
+ Phân tích những yếu tố tác động đến thu nhập của hộ nông dân sau
khi bị thu hồi đất.
+ Đề xuất các giải pháp giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của hộ

nông dân bị thu hồi đất.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài
Đối tƣợng nghiên cứu là các hộ nơng dân có đất nơng nghiệp bị thu hồi,
các doanh nghiệp liên quan đến các dự án sử dụng đất thu hồi trên địa bàn
huyện Trảng Bom và cơ quan quản lý nhà nƣớc về nông nghiệp, công nghiệp,


dân số, lao động, về công tác bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ của huyện
Trảng Bom.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài
+ Phạm vi về nội dung: Thực trạng tình hình quy hoạch, tái định cƣ,
giá cả đất đai và các biến động về việc làm, thu nhập của các hộ gia đình, cơ
cấu nghề nghiệp, đánh giá chi tiêu và phân tích xu hƣớng thay đổi và các yếu
tố ảnh hƣởng đến thu nhập của hộ bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp. Đề
xuất các giải pháp và một số kiến nghị nhằm nâng cao thu nhập, ổn định việc
làm của các hộ gia đình bị thu hồi đất sản xuát nông nghiệp.
+ Phạm vi về không gian:
Trong 17 xã thị trấn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai đề tài chọn 4 xã
gồm: xã Tây Hòa, xã Bắc Sơn, xã Hố Nai 3 và xã Giang Điền. Tiêu chí để
chọn 4 xã này là:
* Nằm dọc theo Quốc lộ IA, có tốc độ chuyển dịch nhanh cơ cấu sản
xuất từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ; đơ thị đang phát triển.
* Có nhiều hộ nơng dân bị thu hồi đất nơng nghiệp và có một số diện tích
đất nơng nghiệp đáng kể bị thu hồi phục vụ phát triển công nghiệp và đô thị.
* Các xã này tiếp giáp với các khu công nghiệp đang hoạt động; đó là:
xã Tây Hịa giáp KCN Bàu Xéo (500 ha); xã Bắc Sơn, Hố Nai 3 tiếp giáp với
khu công nghiệp Hố Nai (479 ha) và khu công nghiệp Sông Mây (474 ha); xã
Giang Điền tiếp giáp với Khu công nghiệp Giang Điền (529 ha).
* Các xã này có khu tái định cƣ hoặc giáp với khu tái định cƣ phục vụ

công tác tái định cƣ cho các hộ bị thu hồi đất.
+ Phạm vi về thời gian:
Thực hiện điều tra, thu thập số liệu năm 2014.


Thời gian nghiên cứu là: sự việc thu hồi đất xảy ra vào giai đoạn từ năm
2006 đến 2011; với lí do:
* Đây là thời gian xảy ra việc thu hồi đất khá nhiều ở các xã chọn
nghiên cứu.
* Khi các hộ bị thu hồi đất cần có một khoảng thời gian nhất định để
hoàn thành học nghề, ổn định việc làm, thu nhập.


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm
Đất nơng nghiệp: Theo luật đất đai 2003 thì nhóm đất nông nghiệp
(trong đề tài này gọi chung là đất nông nghiệp) bao gồm đất dùng để trồng
cây hàng năm, cây lâu năm; đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ; đất nuôi
trồng thủy sản; đất làm muối và đất sử dụng vào mục đích nơng nghiệp khác
theo quy định của Chính phủ.
Đất phi nơng nghiệp: Nhóm đất phi nơng nghiệp (trong đề tài này gọi
chung là đất phi nông nghiệp) bao gồm các loại đất: đất ở; đất xây dựng trụ sở
cơ quan, xây dựng cơng trình sự nghiệp; đất sử dụng vào mục đích quốc
phịng, an ninh; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; đất sử dụng cho
hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng; đất sử dụng vào mục
đích cơng cộng và đất phi nơng nghiệp khác theo quy định của Chính phủ.
Thu hồi đất: Là việc cơ quan nhà nƣớc ban hành quyết định hành chính
để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức hoặc cá nhân

đang sử dụng đất.
Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất: Là việc Nhà nƣớc trả lại giá trị
quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho ngƣời bị thu hồi đất.
Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất: Là việc Nhà nƣớc giúp đỡ ngƣời bị
thu hồi đất thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để
di dời đến địa điểm mới.
Giá trị quyền sử dụng đất: Là số tiền tính trên một đơn vị diện tích đất do
Nhà nƣớc quy định hoặc đƣợc hình thành trong giao dịch về quyền sử dụng đất.
Hộ nông dân: Là các hộ thu hoạch các phƣơng tiện sống từ ruộng đất,
sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong sản xuất nơng nghiệp. Ngồi hoạt


động sản xuất nơng nghiệp, hộ nơng dân cịn tham gia vào hoạt động phi nông
nghiệp với các mức độ khác nhau.
Thu nhập: Là số tiền kiếm đƣợc hoặc thu góp đƣợc trong một khoảng
thời gian nhất định (thƣờng là 01 năm), hay thu nhập là phần giá trị còn lại
của sản phẩm sau khi trừ đi các khoản chi phí vật chất hay chi phí th ngồi.
Thu nhập có thể đƣợc tính bằng tiền hoặc bằng cơng.
Thu nhập của hộ gia đình: Là tồn bộ thu nhập của những thành viên
trong gia đình đó. Thu nhập của hộ gia đình là tồn bộ số tiền và giá trị hiện
vật mà hộ và các thành viên của hộ nhận đƣợc trong một thời gian nhất định.
Tích lũy tài sản (tích lũy): Phản ánh chi tiêu cho đầu tƣ tài sản cố định,
đầu tƣ tài sản lƣu động và tài sản quý hiếm trong một thời kỳ nhất định
(thƣờng là 01 năm).
Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index - viết tắt là CPI): là chỉ số
tính theo phần trăm để phản ánh mức thay đổi tƣơng đối của giá hàng tiêu
dùng theo thời gian. Đây là chỉ tiêu đƣợc sử dụng phổ biến nhất để đo lƣờng
mức giá và sự thay đổi của mức giá chính là lạm phát. Để tính Chỉ số lạm
phát của một thời kỳ, ngƣời ta áp dụng công thức sau:
Chỉ số lạm phát thời kỳ T = (CPI thời kỳ T - CPI thời kỳ T-1)/CPI thời kỳ T-1

Trong đề tài, sử dụng chỉ số lạm pháp để đƣa các giá trị điều tra thời kỳ
có phát sinh số liệu về cùng thời điểm cuối năm 2000 (giá cố định năm 2000)
để so sánh. Bảng 1.1. Là chỉ số giá CPI từ năm 2000 đến 2013 - năm gốc là
năm 2000 [28].


Bảng 1.1. Chỉ số giá tiêu dùng từ năm 2000 đến năm 2013
N

2

Năm 000 004

2

2

2

2

2

2

2

2

2


005

006

007

008

009

010

011

012

013

1

1

1

1

1

1


2

2

2

2

C
Chỉ
số

1
00

15,9 25,5 34,9 46,3 79,6 92,0 14,6 53,5 70,7 87,1

(%)
Nguồn: Tổng cục thống kê, năm 2014.
Mức tăng thấp nhất trong 10 năm trở lại đây (Năm 2004 tăng: 9,5%;
năm 2005: 8,4%; năm 2006: 6,6%; năm 2007: 12,63%; năm 2008: 19,89%;
năm 2009: 6,52%; năm 2010: 11,75%; năm 2011: 18,13%; năm 2012: 6,81%;
năm 2013: 6,04%).
1.1.2. Một số chính sách về thu hồi đất, bồi thường, tái định cư
Trong quá trình quản lý của Nhà nƣớc về đất đai, Nhà nƣớc đã dùng
nhiều biện pháp khác nhau để phân phối và phân phối lại quỹ đất quốc gia
cho nhiều chủ sử dụng đất, một trong những biện pháp đó chính là thu hồi
đất. Vậy, thu hồi đất là việc Nhà nƣớc ban hành quyết định hành chính để thu
lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, Uỷ ban nhân dân

xã, phƣờng, thị trấn quản lý theo quy định của luật đất đai năm 2003. Có thể
nói, thu hồi đất là giai đoạn kết thúc việc sử dụng đất của chủ thể này, nhƣng
lại là bƣớc kế tiếp của việc sử dụng đất của một chủ thể mới. Đó cũng là mối
quan hệ qua lại giữa giao đất và thu hồi đất. Do vậy, các quy định về thu hồi
đất cần kết nối đƣợc lợi ích của 3 chủ thể quan trọng là Nhà nƣớc, chủ đầu tƣ
sử dụng đất và ngƣời bị thu hồi đất, đồng thời phải có những chính sách quan
tâm tới đời sống kinh tế xã hội của những chủ thể sau thu hồi đất.
Đặc trưng của thu hồi đất: Thu hồi đất là một trong những nội dung
quan trọng của quản lý Nhà nƣớc về đất đai. Vì vậy, để thực thi nội dung này,

2


quyền lực của Nhà nƣớc đƣợc thể hiện nhằm đảm bảo lợi ích khơng chỉ của
Nhà nƣớc mà của tồn xã hội, để đảm bảo đƣợc những lợi ích trên thì việc
thu hồi đất phải bao gồm những đặc trƣng sau:
- Thu hồi đất phải là quyết định hành chính của ngƣời có thẩm quyền
nhằm chấm dứt quan hệ pháp luật đất đai và thẩm quyền này phải tuân thủ
theo Điều 44 của Luật Đất đai 2003.
- Việc thu hồi đất phải xuất phát từ nhu cầu của Nhà nƣớc về phát triển
kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng hoặc là những biện pháp chế tài đƣợc áp
dụng nhằm xử lý các hành vi vi phạm pháp luật đất đai của ngƣời sử dụng.
Nói tóm lại, thu hồi đất là một trong những nội dung quan trọng trong
khâu quản lý của Nhà nƣớc về đất đai. Song, để có thể ổn định và phát triển
kinh tế xã hội sau thu hồi đất, lập lại trật tự kỷ cƣơng trong quản lý Nhà nƣớc
về đất đai đang là một vấn đề nổi cộm, khó giải quyết. Đặc biệt, trong quá trình
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, Nhà nƣớc với tƣ cách là chủ đầu tƣ
lớn nhất có nhiệm vụ xây dựng các cơ sở kinh tế, hạ tầng xã hội, sử dụng đất
vào mục đích cơng cộng, lợi ích cộng đồng, bảo vệ chủ quyền quốc gia cùng
với các chủ đầu tƣ khác có nhu cầu sử dụng đất rất lớn, trong khi những diện

tích Nhà nƣớc có nhu cầu sử dụng lại do những tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
đang có quyền sử dụng đất. Chính vì thế khi thu hồi đất sẽ khơng thể tránh
khỏi những tác động tiêu cực tới đời sống của các chủ thể bị thu hồi đất, do đó
một trong những việc mà Đảng và nhà nƣớc ln coi trọng đó là hỗ trợ cho
ngƣời dân ổn định việc làm và đời sống kinh tế sau khi thu hồi đất.
Nhìn chung công tác tác thu hồi đất, bồi thƣờng, tái định cƣ để phục vụ
phát triển luôn là vấn đề đƣợc xã hội quan tâm. Chính sách về đất đai của
Việt Nam từng bƣớc đƣợc hồn thiện và có xu hƣớng ngày càng có lợi hơn
cho ngƣời dân bị thu hồi đất. Luật Đất đai lần đầu tiên đƣợc Quốc hội Việt


Nam thơng qua năm 1987, đến nay đã có bốn lần sửa đổi, bổ sung (vào các
năm 1993, 1998, 2003 và 2013 - có hiệu lực thi hành ngày 01/7/2014).
Luật đất đai đã quy định cụ thể, rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm của
Nhà nƣớc là đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về
đất đai, chế độ quản lý và sử dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ của ngƣời sử
dụng đất. Tại khoản 1, Điều 5 Luật đất đai năm 2003 đã quy định: “đất đai,
rừng núi, sông hồ, nguồi nƣớc, tài ngun trong lịng đất… đều thuộc sở hữu
tồn dân”.
Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi
hành luật đất đai đã quy định chi tiết về căn cứ, nội dung, thẩm quyền và trình
tự, thủ tục thực hiện việc quy hoạch, thu hồi, đền bù đất; quyền và nghĩa vụ
của ngƣời sử dụng đất. Về điều kiện nhận chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất
nông nghiệp để thực hiện các dự án đầu tƣ, kinh doanh phi nông nghiệp đƣợc
quy định tại điều 100, Nghị định 181/2004/NĐ-CP; Về điều kiện để chuyển
nhƣợng quyền sử dụng đất trong thực hiện dự án đầu tƣ xây dựng kinh doanh
nhà ở để bán hoặc cho thuê đƣợc quy định tại điều 101 Nghị định
181/2004/NĐ-CP.
Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ và Thơng tƣ
116/2004/TT-BTC ngày 7/12/2004 của Bộ Tài chính đã quy định cụ thể vấn đề

bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất để sử dụng vào mục
đích quốc phịng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, mục đích phát triển
kinh tế nói chung. Về một số nội dung của các chính sách này nhƣ sau:
Nhà nƣớc tổ chức thực hiện việc bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ và giải
phóng mặt bằng. Ngƣời đƣợc Nhà nƣớc giao đất, cho thuê đất có nghĩa vụ chi
trả tiền bồi thƣờng. Về tái định cƣ, chỉ thực hiện đối với một trong trƣờng hợp
hộ gia đình, phải chuyển chổ ở. Quyền lợi của ngƣời sử dụng đất khi bị thu
hồi đƣợc Điều 42 Luật Đất đai 2003 có quy định …“Khu tái định cƣ đƣợc


quy hoạch chung cho nhiều dự án trên cùng một địa bàn và phải có điều kiện
phát triển bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ”.
Về nguyên tắc bồi thƣờng: Ngƣời bị Nhà nƣớc thu hồi đất có đủ điều kiện thì
đƣợc bồi thƣờng; trƣờng hợp khơng đủ điều kiện thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố xem xét để hỗ trợ. Ngƣời bị thu hồi đất nào thì đƣợc bồi thƣờng bằng việc giao
đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu khơng có đất để bồi thƣờng thì đƣợc bồi
thƣờng bằng giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi.
Về giá đất cụ thể đƣợc quy định trong Nghị định số 188/2004/NĐ-CP
ngày 16/11/2004, sau đó Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 có
điều chỉnh bổ sung nghị định 188/2004/NĐ-CP về phƣơng pháp xác định giá
đất và khung giá các loại đất. Đặc biệt các điều khoản trong Nghị định
69/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13/8/2009 và Thông tƣ số 14/2009/TTBTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Mơi trƣờng đã có những
tháo gỡ những vƣớng mắc về quy hoạch sử dụng đất; giá đất; bồi thƣờng, hỗ
trợ, tái định cƣ; trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất và cho thuê đất; phát
triển quỹ đất... Trong Nghị định 69/2009/NĐ-CP có quy định: ngƣời trực tiếp
sản xuất bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp đƣợc nhận hỗ trợ ổn định đời
sống từ 6 đến 24 tháng tùy tỷ lệ thu hồi đất nông nghiệp (điều 20). Hỗ trợ
chuyển đổi nghề nghiệp đào tạo việc làm “hỗ trợ bằng tiền từ 1,5 đến 5 lần
giá đất nơng nghiệp đối với tồn bộ diện tích đát nơng nghiệp bị thu hồi”
(khoản a, điều 22). Nhƣ vậy, các chính sách về đền bù đất đai sau này đã có

những điều chỉnh có lợi cho ngƣời nơng dân bị thu hồi đất nông nghiệp.
Đối với tỉnh Đồng Nai, hàng năm Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết
định quy định về giá đất trên địa bàn tỉnh theo luật đất đai năm 2003; tuy vậy,
do nhiều nguyên nhân mà khung giá đất đƣa ra thƣờng thấp hơn giá thực tế
đƣợc giao dịch trên thị trƣờng nhiều lần.


Trƣớc những phát triển nhanh chóng của kinh tế, xã hội của đất nƣớc
và điều kiện hội nhập quốc tế, một số nội dung của Luật Đất đai, các luật có
liên quan và văn bản liên quan đất đai của cả nƣớc và của tỉnh cần phải tiếp
tục hoàn thiện, nhất là quyền sử hữu hoặc sử dụng, chính sách thu hồi, bồi
thƣờng và nhiều chính sách khác liên quan đến đất đai nhƣ thị trƣờng đất đai,
bất động sản, sự minh bạch trong thủ tục quản lý đất đai, tính cơng bằng trong
quan hệ đất đai.
1.1.3. Vai trị của nông nghiệp, nông thôn, nông dân và xu hướng biến
động đất nơng nghiệp
1.1.3.1. Vai trị của nơng nghiệp, nơng thơn và nông dân trong sự nghiệp
phát triển kinh tế xã hội mỗi quốc gia
Ở Việt Nam, nông nghiệp, nông dân, nơng thơn có vai trị rất quan
trọng trong suốt q trình xây dựng và phát triển đất nƣớc. Trong gần 30 năm
qua, nông nghiệp, nông dân, nông thôn lại đi trƣớc mở đƣờng trong quá trình
đổi mới, tạo điều kiện để đất nƣớc vƣơn lên.
Những năm qua, ngành nông nghiệp nƣớc ta đã có bƣớc phát triển vƣợt
bậc, giá trị và giá trị sản lƣợng nông nghiệp liên tục tăng, chủng loại cây trồng,
vật nuôi đa dạng hơn, cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hƣớng gia tăng sản
phẩm đã qua chế biến, giảm cung cấp sản phẩm thô, từ đó an ninh lƣơng thực
trong nƣớc đƣợc đảm bảo, nhiều sản phẩm nơng nghiệp trở thành những hàng
hóa xuất khẩu chủ đạo, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trƣờng quốc tế nhƣ
gạo, thủy hải sản, cà phê, cao su... Đời sống vật chất và tinh thần của đại bộ
phận nông dân đƣợc cải thiện, công bằng hơn trong tiếp cận các cơ hội phát

triển. Bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc theo hƣớng văn minh, hiện đại, hệ
thống kết cấu hạ tầng cũng nhƣ mạng lƣới các tổ chức kinh tế hoạt động nông
thôn ngày càng phát triển.


Song, cũng nhƣ các nƣớc thực hiện q trình cơng nghiệp hóa, ở nƣớc
ta, q trình này thƣờng đi kèm những thay đổi không nhỏ về các mặt kinh tế
- xã hội; và nông nghiệp, nông dân, nông thôn thƣờng bị thiệt thịi, chịu nhiều
hy sinh. Nơng nghiệp, nơng dân, nông thôn vẫn là khu vực chậm phát triển
nhất trong nền kinh tế. Sản xuất nông nghiệp vẫn mang nặng tính chất của
nền sản xuất nhỏ, manh mún, sử dụng khơng hiệu quả dẫn đến gây lãng phí
các nguồn lực quý giá cho phát triển nông nghiệp. Thu nhập của ngƣời nơng
dân tuy đã đƣợc cải thiện nhƣng vẫn cịn khoảng cách khá xa so với khu vực
thành thị, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Nhiều hộ
gia đình ở nơng thơn tuy đã thốt khỏi diện nghèo đói, nhƣng thực tế thu
nhập chỉ cao hơn mức chuẩn nghèo đói khơng đáng kể. Ngƣời dân nơng thơn
khơng có nhiều cơ hội tiếp cận với các thành tựu của phát triển, các dịch vụ
cơ bản nhƣ vệ sinh, môi trƣờng, y tế, giáo dục... cũng chƣa đƣợc cung cấp
đầy đủ. Hệ thống hạ tầng nông thơn cịn lạc hậu, chất lƣợng xuống cấp
nghiêm trọng..
Nhìn nhận vai trị của nơng nghiệp, nơng dân nƣớc ta đối với sự phát
triển nơng thơn có thể qua những nội dung chính nhƣ:
- Về kinh tế: Thành tựu lớn nhất của nông nghiệp, nông thôn nƣớc ta
trong những năm vừa qua là tăng trƣởng nhanh, liên tục. Bình quân tăng
trƣởng hàng năm của nông - lâm - ngƣ nghiệp nƣớc ta thời kỳ 1991 - 2000 là
4,5%. Năm 2003 là 3,25%, mặc dù thời tiết, khí hậu và thị trƣờng nơng
sản có nhiều điều bất ổn. Trong kết quả chung đó, điều nổi bật nhất là thành
tựu trong việc giải quyết vấn đề lƣơng thực. Nông nghiệp nƣớc ta không
những bảo đảm về anh ninh lƣơng thực mà còn tạo ra một khối lƣợng lớn
lƣơng thực cho xuất khẩu và an ninh lƣơng thực.

Nơng nghiệp, nơng dân đã góp phần quan trọng trong việc tăng nguồn
hàng xuất khẩu, tăng nguồn ngoại tệ để tăng trƣởng kinh tế. Nông, lâm, thủy


sản và hàng thủ công mỹ nghệ là những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt
Nam trong những năm vừa qua. Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản và
hàng thủ công mỹ nghệ ngày càng tăng lên và đạt giá trị hàng tỷ đơla Mỹ, đó
là nguồn ngoại tệ quý giá để đầu tƣ phát triển kinh tế cho đất nƣớc.
Ngành nơng, lâm, ngƣ nghiệp đã có chuyển dịch theo hƣớng tích cực,
giảm tính chất thuần nơng, thuần lƣơng thực, mang tính tự cung tự cấp sang
một nền nơng nghiệp đa dạng mang tính chất sản xuất hàng hóa.
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng đa dạng hóa và sản xuất
hàng hóa là điều kiện cơ bản để thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế và hiệu quả của
từng ngành, cũng nhƣ toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
- Về xã hội: Cùng với những chuyển biến về mặt kinh tế, trong xã hội
nơng thơn cũng có sự chuyển biến tích cực về tƣ duy và lối sống. So với
trƣớc đây, ngƣời nông dân hiện nay năng động hơn, chủ động hơn, biết theo
“những tín hiệu của thị trƣờng” để điều chỉnh sản xuất với mong muốn tăng
thu nhập và cải thiện đời sống. Chính vì vậy đời sống vật chất và tinh thần
của dân cƣ trong nông thôn đƣợc cải thiện rõ rệt. Với những nỗ lực của các
tầng lớp dân cƣ nông thôn, với sự hỗ trợ của nhà nƣớc, tỷ lệ nghèo đói đã
giảm đi nhanh chóng.
1.1.3.2. Xu hướng biến động đất nơng nghiệp
Đất nông nghiệp là một yếu tố đầu vào đặc biệt và rất quan trọng trong
sản xuất nông nghiệp. Biến động của quỹ đất nông nghiệp diễn ra theo hai
hƣớng:
Hƣớng thứ nhất: do q trình đơ thị hóa, do sự phát triển của hệ thống
kết cấu hạ tầng nông thôn, do sự hình thành các trung tâm cơng nghiệp mới
làm cho quỹ đất nông nghiệp bị thu hẹp lại. Ở Việt Nam xu hƣớng này đã và
đang diễn ra ngày một nhanh. Đây là xu hƣớng vận động tất yếu nên vấn đề

đặt ra là lựa chọn địa điểm để xây dựng đô thị và khu công nghiệp cũng nhƣ


×