Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất tiêu thụ bưởi tại huyện đoan hùng tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (922.89 KB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
-----------------------------------------

PHẠM ANH TUẤN

GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
SẢN XUẤT, TIÊU THỤ BƯỞI TẠI HUYỆN ĐOAN HÙNG,
TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Hà Nội, 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
---------------------------------------

PHẠM ANH TUẤN

GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
SẢN XUẤT, TIÊU THỤ BƯỞI TẠI HUYỆN ĐOAN HÙNG,
TỈNH PHÚ THỌ


Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60620115

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRẦN VĂN ĐỨC

Hà Nội, 2014



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và
chưa được sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thơng
tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Phạm Anh Tuấn


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ kinh tế của mình, ngồi sự nỗ lực cố gắng của
bản thân, tơi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể và cá nhân.

Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự giúp đỡ, chỉ bảo tận
tình của các thầy, cơ giáo khoa Đào tạo Sau đại học, Bộ môn Kinh tế lâm nghiệp –
Trường Đại học Lâm nghiệp; đặc biệt là sự quan tâm, chỉ dẫn tận tình của thầy giáo
TS. Trần Văn Đức đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt q trình thực hiện luận
văn.
Tơi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy
ban nhân dân, các cơ quan, phòng ban, đơn vị huyện, Ủy ban nhân dân, cán bộ
chuyên môn, các hộ nông dân trồng Bưởi, tiêu thụ Bưởi tại các xã, thị trấn của
huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu và thu thập tài liệu phục vụ cho luận văn.
Qua đây tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn đối với gia đình và bạn bè đã giúp đỡ,
động viên tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời chúc sức khỏe và chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

Phạm Anh Tuấn


iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan ............................................................................................................... i
Lời cảm ơn ................................................................................................................. ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục các từ viết tắt ............................................................................................ vi
Danh mục các bảng .................................................................................................. vii
Danh mục các sơ đồ ................................................................................................ viii
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
VÀ TIÊU THỤ BƯỞI .................................................................................................4
1.1 Cơ sở lý luận. ........................................................................................................4
1.1.1 Một số khái niệm ................................................................................................4
1.1.2. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao
hiệu quả SX&TT Bưởi ................................................................................................4
1.1.3. Nội dung các giải pháp nâng cao hiệu quả SX&TT nói chung và hiệu quả
SX&TT Bưởi nói riêng ...............................................................................................5
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến các giải pháp nâng cao hiệu quả SX&TT Bưởi ...7
1.2. Cơ sở thực tiễn. ..................................................................................................12
1.2.1. Sản xuất và tiêu thụ Bưởi trên thế giới ...........................................................12
1.2.2. Sản xuất và tiêu thụ Bưởi ở Việt Nam ............................................................16
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........21
2.1. Đặc điểm địa bàn ................................................................................................21
2.1.1. Một số đặc điểm cơ bản về điều kiện tự nhiên của huyện Đoan Hùng tỉnh
Phú Thọ .....................................................................................................................21
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ..................................................................................23
2.1.3. Các điều kiện tự nhiên- Kinh tế- Xã hội tấc động đến hiệu quả SX&TT
Bưởi Đoan Hùng .......................................................................................................27


iv

2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................28
2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu khảo sát ......................................................................28
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ..........................................................................30
2.2.3. Phương pháp được vận dụng trong phân tích nội dung nghiên cứu đề tài
được thể hiện như sau: ..............................................................................................33
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu phản ánh hiệu quả SX&TT Bưởi
2.3.1. Hệ thống chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả kinh tế .......................................................

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................36
3.1. Tổng quan về phát triển sản xuất và tiêu thụ Bưởi Đoan Hùng .........................36
3.1.1. Thực tra ̣ng phát triể n sản xuấ t Bưởi ở Đoan Hùng ........................................36
3.2. Thực trạng các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất, tiêu thụ Bưởi Đoan
Hùng ..........................................................................................................................43
3.2.1. Quy hoạch sản xuất và đầu tư cơ sở hạ tầng ...................................................43
3.2.2. Đầu tư tổ chức sản xuất (Ở các hộ gia đình) ...................................................47
3.2.3. Xây dựng và quản lý thương hiệu sản phẩm Bưởi Đoan Hùng ......................48
3.2.4. Tiêu thụ sản phẩm Bưởi Đoan Hùng ..............................................................49
3.2.5. Đánh giá chung về thực hiện các giải pháp.....................................................49
3.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất và tiêu thụ Bưởi Đoan Hùng ..............51
3.3.1. Hiệu quả sản xuất ............................................................................................51
3.3.2. Hiệu quả tiêu thụ .............................................................................................53
3.3.3. Hiệu quả của Bưởi trái vụ ...............................................................................57
3.3.4. Hiệu quả xã hội ...............................................................................................57
3.3.5. Hiệu quả môi trường .......................................................................................57
3.4. Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Bưởi Đoan
Hùng ..........................................................................................................................58
3.4.1. Định hướng phát triển Bưởi Đoan Hùng.........................................................58
3.4.2. Định hướng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và hiệu quả tiêu thụ Bưởi tại
huyện Đoan Hùng những năm tiếp theo. ..................................................................61
3.4.3. Những căn cứ ..................................................................................................61


v

3.4.4. Mục tiêu của việc đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và
hiệu tiêu thụ Bưởi của huyện Đoan Hùng trong những năm tiếp theo .....................62
3.4.5. Các giải pháp ...................................................................................................63
3.4.6. Giải pháp về quy mô sản xuất Bưởi của huyện ..............................................67

3.4.7. Giải pháp về xây dựng hệ thống thuỷ lợi cho sản xuất Bưởi của huyện ........68
3.4.8. Giải pháp tăng cường vốn đầu tư cho sản xuất Bưởi của huyện ....................68
3.4.9. Giải pháp ứng dụng kỹ thuật mới trong việc sản xuất Bưởi. ..........................69
3.4.10. Các giải pháp về khuyến nông nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất
Bưởi của huyện .........................................................................................................71
3.4.11. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm Bưởi của huyện. ........................73
3.4.12. Vận dụng tốt các chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc nâng cao
hiệu quả kinh tế sản xuất Bưởi của huyện ................................................................74
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...........................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BVTV:

Bảo vệ thực vật

DTTN:

Diện tích tự nhiên

ĐBSCL:

Đồng bằng sông Cửu Long

GT:


Giá trị

GTSX:

Giá trị sản xuất

HQSX:

Hiệu quả sản xuất

HQTT:

Hiệu quả tiêu thụ

HTX:

Hợp tác xã

KTNN:

Kinh tế nông nghiệp

LĐ:

Lao động

LĐTBXH:

Lao động thương binh xã hội


NN& PTNT:

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

PTNT:

Phát triển nông nghiệp

TBKT:

Tiến bộ kỹ thuật

TSCĐ:

Tài sản cố định

TW:

Trung ương

UBND:

Ủy ban nhân dân


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng


STT

Trang

1.1

Diện tích, năng suất, sản lượng bưởi trên thế giới

1.2

Diện tích, Năng xuất, Sản lượng Bưởi của một số Quốc gia, vùng 13

13

lãnh thổ trên Thế giới
2.1

Tình hình đất đai và sử dụng đất đai của huyện năm 2011 -2013

22

2.2

Tình hình lao động và sử dụng lao động của huyện

24

2.3

Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của huyện


25

2.4

Giá trị các ngành nông nghiệp của huyện

27

2.5

Một số đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tại các điểm nghiên cứu

29

2.6

Số lượng mẫu điều tra ở các điểm nghiên cứu của huyện

31

3.1

Quy mô diê ̣n tích sản xuấ t Bưởi của huyê ̣n qua 3 năm

37

3.2

Quy mô diê ̣n tić h sản lượng Bưởi của huyê ̣n qua 3 năm


38

3.3

Thực trạng cơ sở hạ tầng huyện năm 2012

46

3.4

Kết quả, hiệu quả sản xuất Bưởi của huyện năm 2011 -2013

51

Kết quả, hiệu quả sản xuất theo nhóm hộ của huyện năm 2013

3.5

52

3.6

Chi phí hoạt động của hộ thu gom

54

3.7

Kết quả và hiệu quả của hộ thu gom bưởi


54

3.8

Kết quả và hiệu quả của người bán bn

55

3.9

Chi phí hoạt động của người bán lẻ

56

3.10

Kết quả và hiệu quả của người bán lẻ

56

3.11

Dự kiến diện tích, năng suất, sản lượng và giá trị sản lượng Bưởi 63
của huyện đến năm 2016

3.12

Dự kiến mức đầu tư thâm canh cho 1 ha Bưởi trái vụ của huyện


65

3.13

hiệu quả kinh tế sản xuất 1 ha bưởi trái vụ tại huyện

66

.


viii

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
STT

Tên sơ đồ

Trang

3.1

Diện tích sản xuất Bưởi của huyện Đoan Hùng

39

3.2

Năng suất Bưởi của huyện Đoan Hùng qua các năm


40

3.3

Kênh tiêu thụ Bưởi của huyện năm 2012

43


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với xu thế phát triển nơng nghiệp hàng hố hội nhập, bên cạnh việc đầu
tư cho sản xuất cây lương thực, một yêu cầu bức thiết với nền nông nghiệp nước ta
cần phải đa dạng các sản phẩm hoa quả, thay đổi cơ cấu cây trồng theo hướng tăng
tỷ trọng các cây trồng có hiệu quả kinh tế cao. Xuất phát từ thực tế đó, Đảng và Nhà
nước ta đã có những chính sách cụ thể khuyến khích đầu tư cho phát triển sản xuất
nông, lâm nghiệp trên cơ sở phát huy lợi thế vùng, đặc biệt chú trọng đến các vùng
có loại quả đặc sản. Đoan Hùng là huyện miền núi thuộc tỉnh Phú Thọ được chọn là
vùng trọng điểm để phát triển các loại cây ăn quả, tiềm năng phát triển cây ăn quả
rất lớn và từ lâu được biết đến với những trái cây đặc sản nổi tiếng, trong đó đặc
biệt nhất là Bưởi vốn là một loại đặc sản đặc trưng của vùng, có giá trị kinh tế cao.
Huyện Đoan Hùng hiện có hơn 1.400 ha Bưởi đặc sản, trong đó có hơn 1.000 ha
trồng theo các dự án từ năm 2004-2005, sản lượng đạt trên 7000 tấn. Hiện nay
huyện Đoan Hùng đã có những chính sách chỉ đạo các xã tập trung đầu tư thâm
canh, áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới để diện tích bưởi Đoan Hùng hiện có hồi
sinh và phát triển, cho năng suất và chất lượng cao, nâng cao đời sống và thu nhập
của người dân, cải thiện môi trường cảnh quan của huyện.
Tuy vậy, bên cạnh những kết quả tốt đã đạt được, hiện nay vẫn còn những

điểm hạn chế, ví dụ như diện tích trồng Bưởi dự án chưa được cải thiện trong khi
nhu cầu ngày càng tăng, để xảy ra tình trạng lợi dụng uy tín thương hiệu Bưởi Đoan
Hùng để trà trộn hàng giả, hàng kém chất lượng trong quá trình tiêu thụ Bưởi. Vấn
đề sâu bệnh xảy trên diện rộng trong nhiều năm liền, điển hình vào các năm 2007,
2011, 2012, sâu bệnh cùng một chủng loại đã phá hỏng nhiều vườn cây của các hộ
nông dân, có vườn gần như bị phá sạch. Việc cung ứng vốn để mở rộng diện tích
sản xuất, nâng cao khả năng tiêu thụ cũng chưa đáp ứng được với nhu cầu của các
hộ nông dân, đặc biệt là các hộ vùng sâu vùng xa ln rất khó tiếp cận được với vốn
vay. Trình độ cán bộ và dân trí địa phương chưa được cải thiện, người dân và cán


2

bộ địa phương chỉ thông qua các lớp sơ cấp trồng Bưởi, lớp hướng dẫn của cán bộ
huyện và tập qn địa phương thì khơng đủ để làm tốt cơng tác,…
Từ đây dẫn đến đến hiệu quả sản xuất, tiêu thụ chưa cao. Làm ảnh hưởng đến
sức phát triển của cây Bưởi đặc sản ở địa phương vốn vẫn còn giàu tiềm năng.
Chính vì lẽ đó, rất cần phải có sự nghiên cứu để nhằm tìm ra những giải pháp nâng
cao hơn nữa hiêu quả sản xuất, tiêu thủ cho loại trái cây đặc sản này.
Xuất phát từ thực trạng nêu ở trên, tôi đã lựa chọn đề tài “Giải pháp chủ yếu
nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tiêu thụ Bưởi tại huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú
Thọ” với hy vọng có thể góp phần thúc đẩy việc phát triển loại trái cây rất có triển
vọng này.
2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu và đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ Bưởi tại huyện Đoan
Hùng tỉnh Phú Thọ. Từ đó, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu
quả sản xuất và tiêu thụ Bưởi trong những năm tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể

+ Góp phần hệ thống hố về cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả sản xuất,
tiêu thụ quả Bưởi.
+ Phân tích, đánh giá thực trạng, hiệu quả sản xuất và tiêu thụ Bưởi trên địa
bàn huyện Đoan Hùng, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thực trang trên.
+ Đưa ra định hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản
xuất, tiêu thụ Bưởi tại huyện Đoan Hùng đến năm 2020 và các năm tiếp theo.
3. Đối tượng nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các giải pháp để nâng cao hiệu quả sản
xuất và tiêu thụ Bưởi của toàn huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ.


3

3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Phạm vi về nội dung nghiên cứu của đề tài là thực trạng và giải pháp nâng
cao hiệu quả sản xuất, kinh tế và tiêu thụ (SX&TT) của Bưởi Đoan Hùng, tỉnh Phú
Thọ.
- Phạm vi về không gian tại huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.
- Phạm vi về thời gian: Giai đoạn cũ 2005 (khi có dự án phục tráng Bưởi) và
những năm trở lại đây. Đặc biệt trong 03 năm 2011, 2012 và năm 2013 và dự kiến
phương hướng PTSX&TT Bưởi trong 03 năm tới 2014-2016.
4. Nội dung nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các bảng biểu, nội dung của đề tài kết
cấu thành 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả sản xuất và tiêu thụ Bưởi
Chương II: Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu.
Chương III: Kết quả nghiên cứu và thảo luận



4

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
VÀ TIÊU THỤ BƯỞI
1.1. Cơ sở lý luận.
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm hiệu quả sản xuất
+ Khái niệm hiệu quả sản xuất.
Hiệu quả sản xuất là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các
nguồn lực trong quá trình sản xuất ( lao động, máy móc, thiết bị, tiền vốn và các yếu
tố khác) nhằm đạt được mục tiêu mà chủ thể của hoạt động sản xuất đã đề ra. [1]

1.1.1.2. Khái niệm hiệu quả tiêu thụ
+ Khái niệm hiệu quả tiêu thụ
Hiệu quả tiêu thụ sản phẩm là mức độ phản ánh về chất của công tác tiêu thụ
sản phẩm. Hiệu quả tiêu thụ sản phẩm được phản ánh qua các chỉ tiêu để đánh giá
mức sinh lợi năm nay hơn với năm trước hay không, các chỉ tiêu về sử dụng vốn đã
hiệu quả hay chưa.[2]

1.1.2. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu giải pháp chủ yếu nhằm nâng
cao hiệu quả SX&TT Bưởi
Nghiên cứu các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tiêu thụ
Bưởi có một vai trị rất quan trọng được thể hiện như sau:
-Việc nghiên cứu các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tiêu
thụ Bưởi khai thác được lợi thế so sánh vùng. Với những địa phương giàu tiềm năng
về đất đai, nguồn nhân lực, lao động lại có tập quán sản xuất tốt từ lâu đời, chi phí
cho việc sản xuất tương đối thấp...Rõ ràng tính hiệu quả trong sản xuất và tiêu thụ
sẽ cao hơn nhiều so với các khu vực khác.
- Việc nghiên cứu các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tiêu

thụ Bưởi nói riêng và các sản phẩm nơng sản khác nói chung đối với các địa


5

phương đã có tổ chức sản xuất và tiêu thụ sẽ giúp các địa phương này có các kế
hoạch tổ chức khai thác sử dụng các nguồn lực khan hiếm có hiệu quả hơn.
- Về khía cạnh kinh tế, trồng Bưởi có thể cải thiện và nâng cao đời sống người
dân, đưa các hộ nơng dân từ nghèo đói lên các hộ có thu nhập khá và giàu. Hiệu quả
kinh tế và sự ổn định của cây Bưởi gắn liền với cuộc sống định canh, định cư, hạn
chế phá rừng làm nương rẫy. Ở nhiều địa phương hiện nay Bưởi được coi là cây
trồng nơng nghiệp chính, với giá trị thu nhập hàng năm cao hơn nhiều lần so với lúa
và một số cây trồng khác.
Tuy vậy, hiện nay thực trạng việc sản xuất và tiêu thụ Bưởi vẫn còn nhiều hạn
chế, thiếu sót ảnh hưởng tới việc sản xuất và tiêu thụ Bưởi ở các địa phương mà tại
huyện Đoan Hùng là một ví dụ điển hình. Đây là một địa phương có các điều kiện
rất phù hợp cho quá trình sản xuất và tiêu thụ Bưởi, nhưng vẫn còn tồn tại các nhân
tố làm ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ Bưởi như cây giống, sâu bệnh, quy mô tổ
chức sản xuất, cách thức tiêu thụ...
-Việc nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tiêu thụ
Bưởi khi đề ra được các giải pháp hữu hiệu sẽ là căn cứ tốt để sau đó triển khai về
với hộ nông dân, giúp hộ nông dân yên tâm đầu tư vào việc nâng cao hiệu quả sản
xuất, tiêu thụ.
- Trong xu thế mới hiện nay, việc triển khai “ xây dựng nông thôn mới” đang
là một mục tiêu quốc gia của Nhà nước và Chính phủ, việc nghiên cứu các giải pháp
nâng cao hiệu quả sản xuất, tiêu thụ Bưởi nói riêng và các sản phẩm nơng sản khác
nói chung sẽ góp phần thúc đẩy nhanh q trình xây dựng nơng thơn mới, đóng góp
vào sự phát triển kinh tế chung của địa phương và cả nước.

1.1.3. Nội dung các giải pháp nâng cao hiệu quả SX&TT nói chung và hiệu

quả SX&TT Bưởi nói riêng
1.1.3.1. Quy hoạch và quản lý quy hoạch vùng sản phẩm
Trong sản xuất nơng nghiệp nói chung và sản xuất Bưởi nói riêng, cơng tác
quy hoạch có vai trị quan trọng thúc đẩy sản xuất phát triển. Quy hoạch hợp lý, kịp
thời sẽ tạo ổn định về quỹ đất, tâm lý yên tâm của người dân. Qua đó, thúc đẩy phát


6

triển lâu dài và bền vững trong sản xuất, tiêu thụ Bưởi. Ngược lại nếu công tác quy
hoạch không được tính tốn cẩn thận, khơng sát, thiếu đồng bộ có thể dẫn đế tình
trạng đầu tư khơng hiệu quả, kém bền vững. Quy hoạch bao gồm: Quy hoạch đất
đai, quy hoạch vùng sản xuất, quy hoạch sử dụng công nghệ, quy hoạch theo chủng
loại giống…
Để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm được bền vững trong thời gian tới đòi hỏi
phải có kế hoạch quy hoạch cụ thể các vùng sản xuất; phát triển các loại giống tốt
có chất lượng cao, kháng bệnh, phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương để
tăng năng suất và hiệu quả kinh tế; mở rộng diện tích trồng để tạo sản phẩm hàng
hóa có chất lượng cao, số lượng lớn đáp ững nhu cầu tiêu thụ hiện nay và nhu cầu
xuất khẩu; tăng cường sản xuất bằng việc áp dụng kỹ thuật tiến bộ để nâng cao năng
suất và chất lượng sản phẩm nơng sản hàng hóa.

1.1.3.2. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho Sản xuất - tiêu thụ Bưởi
Cơ sở hạ tầng là yếu tố có tác dộng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh,
cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, đảm bảo chất lượng thì việc sản xuất kinh doanh
thuận lợi. Nghiên cứu tình hình đầu tư cơ sở hạ tầng cho việc trồng Bưởi chính là
việc đi tìm hiểu quy hoạch đầu tư, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho vùng sản xuất
như đường, điện, khoa học kỹ thuật, vườn cây…

1.1.3.3. Đầu tư thâm canh tăng trong sản xuất

Thâm canh là phương thức sản xuất tiên tiến nhằm tăng sản lượng nông sản
bằng cách nâng cao độ phì nhiêu kinh tế của đất, thông qua việc đầu tư thêm vốn và
kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp, nhằm thu được nhiều sản phẩm trên một
đơn vị diện tích, với chi phí thấp trên một đơn vị sản phẩm.
Thâm canh nông nghiệp là quá trình kinh tế rất đa dạng và phức tập, đặc biết
trong quá trình sản xuất hiện đại, khi cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang
diễn ra trên phạm vi rộng lớn. Vì vậy đánh giá đúng vai trị của việc đầu tư thâm
canh trong sản xuất có vai trị vơ cùng to lớn.


7

1.1.3.4. Liên kết giữa các tác nhân trong sản xuất - tiêu thụ Bưởi
Trong sản xuất, tiêu thụ nông sản nói chung và cây Bưởi nói riêng, người ta
hay đề cập đến liên kết bốn nhà. Bao gồm: nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh
nghiệp, nhà nước.
Chủ trương này của Nhà nước nhằm khuyến khích tiêu thụ nơng sản hàng hóa
nói chung và bưởi nói riêng thơng qua việc ký kết hợp đồng. Nhà nước khuyến
khích các doanh nghiệp kí kết hợp đồng tiêu thụ nơng sản hàng hóa với người sản
xuất, trách nhiệm của các ngành, tổ chức liên quan chủ yếu gồm bốn nhà nêu trên.
Trong thời buổi tồn cầu hóa, sự xuất hiện của các doanh nghiệp nước ngoài hùng
mạnh ở nước ta là điều tất yếu. Vì thế sự liên kết hợp tác bốn nhà này có vai trị rất
quan trọng và cần thiết.

1.1.3.5. Xây dựng quản lý về phát triển thương hiệu
Việc xây dựng thương hiệu khẳng định được nguồn gốc, xuất xứ, đặc điểm
giống cây, đây là thuận lợi, phát huy lơi thế để cạnh tranh để làm tăng giá trị kinh tế
cho hộ sản xuất. Nghiên cứu tình hình xây dựng thương hiệu trong việc trồng Bưởi
chính là việc tìm hiểu tình hình quảng cáo, tuyên truyền, giới thiệu tới người tiêu
dùng sản phẩm Bưởi, thể hiện qua số lượng thị trường tiêu thụ, số lượng thương lái

từ các địa phương khác đến mua và tiêu thụ. Bên cạnh đó, xây dựng thương hiệu
cũng được khẳng định qua chất lượng sản phẩm.

1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến các giải pháp nâng cao hiệu quả SX&TT
Bưởi
1.1.4.1. Yế u tố về điề u kiê ̣n tự nhiên
Sản xuấ t nông nghiê ̣p chiụ ảnh hưởng trực tiế p của điề u kiê ̣n tự nhiên (đấ t,
nước, khí hâ ̣u, thời tiế t,...). Điề u kiê ̣n tự nhiên ảnh hưởng đế n viê ̣c sản xuấ t loa ̣i sản
phẩ m gì, chấ t lươ ̣ng ra sao và từ đó hin
̀ h thành các vùng sản xuấ t chuyên canh và
chuyên môn hóa. Vi ̣ trí điạ lý cũng là nhân tố quan tro ̣ng cho viê ̣c phát triể n sản
xuấ t nơng nghiệp nói chung và cây Bưởi nói riêng. Vi ̣trí từ nơi sản xuấ t tới nơi tiêu
thu ̣ và ha ̣ tầ ng phát triể n, giao thông thuâ ̣n lơ ̣i,... là những yế u tố lơ ̣i thế cho tiêu thu ̣
và giảm giá thành sản phẩ m, kić h thić h sản xuấ t phát triể n.


8

Vị trí địa lý thuận lợi và các tiềm năng tự nhiên phong phú, đa dạng của mỗi
vùng lãnh thổ là nhân tố thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp, nông thôn. Những
nơi điều kiện tự nhiên không thuận lợi như diện tích đất nơng nghiệp bình qn đầu
người thấp, đất kém màu mỡ, thiếu nước sản xuất, bão lụt,… đương nhiên việc phát
triển kinh tế nông nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn.
* Yếu tố đấ t đai:
Là tư liê ̣u sản xuấ t đă ̣c biê ̣t không thể thay thế được với sản xuấ t nông nghiê ̣p
nói chung và với sản xuấ t Bưởi nói riêng. Đấ t đai, các yế u tố về vi ̣ trí điạ lý có ảnh
hưởng tới năng suấ t, sản lươ ̣ng cũng như phẩ m chấ t của Bưởi.
* Thời tiế t khí hâ ̣u
Cùng với đấ t đai thì các yế u tố về nhiê ̣t đô ̣, đô ̣ ẩ m, lươ ̣ng mưa, thời gian chiế u
sáng, sự thay đổ i mùa (xuân, ha ̣, thu, đông) đề u có ảnh hưởng đế n năng suấ t, sản

lươ ̣ng và chấ t lươ ̣ng Bưởi.
Do đă ̣c điể m khí hâ ̣u của nước ta là khí hâ ̣u nhiê ̣t đới gió mùa và thay đổ i thấ t
thường nên ảnh hưởng lớn đế n ngành nông nghiê ̣p nói chung và sản xuấ t Bưởi nói
riêng. Vì thế trong quá triǹ h sản xuât các hô ̣ phải có biê ̣n pháp phòng chố ng và
giảm thiể u các tác ha ̣i bấ t lơ ̣i cho cây trồ ng cũng như xem xét lựa cho ̣n những giố ng
cây phù hơ ̣p với nhiê ̣t đô ̣, thời tiế t từng vùng. Người sản xuấ t muố n đưa ra được
những quyế t đinh
̣ tố i ưu trong công tác tổ chức sản xuấ t đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ
lưỡng những điề u kiê ̣n nêu trên. Bởi vì những yế u tố này liên quan trực tiế p đế n
viê ̣c bố trí cơ cấ u cây trồ ng, vùng sản xuấ t, tổ chức cung ứng đầ u vào cho quá trin
̀ h
sản xuấ t.

1.1.4.2. Nhóm yế u tố kinh tế
* Vố n
Là nhân tố cầ n thiế t trong quá triǹ h sản xuấ t. Trong nông nghiê ̣p vố n tác đô ̣ng
gián tiế p thông qua cây trồ ng, vâ ̣t nuôi, đấ t đai,... Nó tồ n ta ̣i dưới nhiề u hiǹ h thức
khác nhau như: trâu bò, máy móc thiế t bi,...
̣ và những hô ̣ có vố n sẽ chủ đô ̣ng đầ u tư,
mở rộng quy mô sản xuấ t đem la ̣i hiê ̣u quả cao hơn những hô ̣ thiế u vố n. Mô ̣t nghich
̣


9

lý là các hô ̣ thiế u vố n để đầ u tư phát triể n sản xuấ t la ̣i không có tài sản để thế chấ p
vay vố n.
* Thi ̣trường và giá cả
Thị trường tiêu thụ
Đây là yế u tố quyế t đinh

̣ đế n viê ̣c phát triể n sản xuấ t cây Bưởi. Khi nhu cầu
của thi ̣ trường tăng, thi ̣ trường mở rô ̣ng sẽ kích thić h sản xuấ t phát triể n và ngươ ̣c
la ̣i khi nhu cầ u thi ̣trường giảm, thi ̣trường bi ̣thu he ̣p sẽ ha ̣n chế sản xuấ t. Người sản
xuấ t phải luôn luôn nắ m bắ t, mở rô ̣ng và ổ n đinh
̣ thi ̣ trường cho người sản xuấ t của
mình. Thi ̣ trường ở đây không phải là thi ̣ trường tiêu thu ̣ sản phẩ m, mà người sản
xuấ t còn quan tâm đế n thi ̣ trường tài chính, thi ̣ trường lao đô ̣ng, dich
̣ vu ̣ các yế u tố
có liên quan đế n quá triǹ h sản xuấ t Bưởi. Sản xuấ t Bưởi cầ n có thi ̣trường, hệ thố ng
tổ chức tiêu thu ̣ và quảng bá sản phẩ m của mình mới có thể đảm bảo cho quá trình
sản xuấ t ra sản phẩ m. Mỗi nhà sản xuấ t phải đă ̣t ra và trả lời đươ ̣c ba câu hỏi: sản
xuấ t cái gi?̀ Sản xuấ t như thế nào? Sản xuấ t cho ai?
Để giải đáp câu hỏi “cầ n sản xuấ t cái gì” thì nhà sản xuấ t phải tìm kiế m và xác
đinh
̣ cầ u của thi ̣trường, giá như thế nào,... (nế u sản xuấ t thì có phù hơ ̣p hay không?).
Từ đó hình thành mố i quan hê ̣ giữa cung và cầ u mô ̣t cách toàn diê ̣n. Trong sản xuấ t
Bưởi thì thi ̣ trường đóng vai trò then chố t (Bưởi là sản phẩm khá “sạch”, hàm lượng
tồn dư thuốc BVTV gần như khơng có). Do vâ ̣y viê ̣c mở rô ̣ng thi ̣ trường là hế t sức
cầ n thiế t cho ngành hàng hoa quả sạch nói chung và mặt hàng Bưởi nói riêng.
Xác định phát triển cây Bưởi là nhiệm vụ chiến lược của ngành nông nghiệp
nói chung và của ngành nông nghiê ̣p huyê ̣n Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ nói riêng.
Về Đoan Hùng hôm nay ta dễ dàng nhâ ̣n thấ y huyê ̣n đã xây dựng được hệ
thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nơng nghiệp khá hồn chỉnh, đáp ứng được cơ
bản nhu cầu nước tưới cho sản xuất nơng nghiệp, lưu thơng hàng hóa tới trung tâm
thành phố, các khu đô thị, khu, cụm công nghiệp và một số huyê ̣n lân cận,... Chúng
ta cũng đang tiến hành xây dựng thương hiệu hàng hóa, xuất xứ hàng hóa; tổ chức
cho cán bộ và xã viên đi tham quan, học tập mơ hình sản xuất Bưởi Diễn tại Hà Nội
và Bưởi da xanh ở Bến Tre, tập huấn IPM và kỹ thuật sản xuất Bưởi. Trước mắt tập
trung vào giống Bưởi truyền thống đang được thị trường đánh giá cao.



10

Bình quân giá trị thu nhập trên 1 ha Bưởi bằng 150% so với các loại cây trồng
khác của địa phương như Lúa, Ngô, Khoai,... Thực hiện quy hoạch phát triển tồn
diện cây Bưởi chính là góp phần phá thế độc canh cây lúa, làm thay đổi tỷ trọng cơ
cấu kinh tế nơng nghiệp nơng thơn, góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương chuyển
dịch cơ cấu kinh tế. Phát triển sản xuất cây ăn quả trong đó có cây Bưởi sẽ cung cấp
cho xã hội các sản phẩm an tồn, góp phần giảm thiểu các vụ ngộ độc thực phẩm,
bảo vệ sức khỏe cho cô ̣ng đồ ng.
Phát triển cây Bưởi sẽ giải quyết vấn đề việc làm trong thời gian nông nhàn và
tăng thêm thu nhập cho bà con nơng dân, góp phần ổn định xã hội, hạn chế hiện
tượng bỏ quê hương đi làm ăn xa. Qua đó cũng giúp nơng dân từng bước làm quen
với các tiến bộ kỹ thuật, với tác phong công nghiệp khi thực hiện quy trình sản xuất
rau củ quả an tồn.

1.1.4.3. Nhóm yế u tố con người
* Yế u tố đô ̣i ngũ lao đô ̣ng trực tiế p:
Sản xuấ t Bưởi không đòi hỏi nhiề u lao đô ̣ng cả về số lươ ̣ng và chấ t lươ ̣ng. Lực
lươ ̣ng lao đô ̣ng dùng trong sản xuấ t Bưởi đố i với hô ̣ thì chủ yế u là lao động gia
đin
̀ h, còn với trang tra ̣i, xí nghiê ̣p thì có lao đô ̣ng đi thuê và cũng chỉ mang tiń h mùa
vu ̣. Vì vâ ̣y chấ t lươ ̣ng lao đô ̣ng trong sản xuấ t Bưởi ở nước ta còn thấ p, hầ u hết lao
đô ̣ng phổ thông chưa qua đào ta ̣o. Điề u đó dẫn đế n năng xuấ t chấ t lươ ̣ng thấp trong
khi Bưởi la ̣i đòi hỏi yêu cầ u kỹ thuâ ̣t cao.
* Yế u tố lao đô ̣ng tổ chức và quản lý gián tiế p:
Dù quy mô sản xuấ t nhỏ hay lớn, để đa ̣t hiê ̣u quả kinh tế cao nhấ t thiết phải có
mô hiǹ h tổ chức cu ̣ thể hơ ̣p lý. Mô ̣t mô hiǹ h đươ ̣c xem là hơ ̣p lý kh nó vừa mang
tính khoa ho ̣c vừa mang tính thực tiễn, các môn hiǹ h sản xuấ t Bưởi đươ ̣c coi là phát
triể n đó là mô hiǹ h trang tra ̣i.

Về vấ n đề quản lý là phải thường xuyên quan tâm đế n đổ i mới quy triǹ h sản
xuấ t, đa da ̣ng hóa sản phẩ m, từ đó mới có đươ ̣c mô hình kinh tế phù hơ ̣p.
Do đó tổ chức sản xuấ t và quản lý có ảnh hưởng đế n viê ̣c phát triể n sản xuấ t
Bưởi.


11

1.1.4.4. Nhóm yế u tố kỹ thuật
* Yế u tố về giố ng:
Giố ng đóng vai trò rấ t quan tro ̣ng trong quá triǹ h sản xuấ t. Giố ng tố t cho năng
suấ t cao và khả năng chố ng chiụ sâu bê ̣nh tố t, chấ t lươ ̣ng sản phẩ m cao. Trong
những năm gầ n đây trong nước đã áp du ̣ng lai ta ̣o giố ng (Do mô ̣t số cơ quan nghiên
cứu ta ̣o ra) và nhâ ̣p khá nhiề u giố ng mới để đưa vào sản xuấ t. Viê ̣c nhâ ̣p giố ng mới
đáng đươ ̣c khích lê ̣, nhưng cầ n lưu ý là khi đưa giố ng mới vào điạ phương cần chú
ý đế n kiề u kiê ̣n đấ t đai thổ nhưỡng, thời tiế t khí hâ ̣u, tin
́ h chấ t đấ t của từng vùng.
* Ảnh hưởng của các biê ̣n pháp kỹ thuâ ̣t canh tác
Yế u tố này đóng vai trò quan tro ̣ng trong sản xuấ t nông nghiê ̣p nói chung và
sản xuấ t Bưởi nói riêng.
Ngày nay, khoa học kỹ thuật và cơng nghệ giữ vai trị quyết định đối với việc
nâng cao năng suất, chất lượng của sản phẩm, cũng như năng suất lao động của con
người. Vì vậy, việc áp dụng thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất là một
đòi hỏi bức xúc của nền kinh tế nước ta nói chung, của sự phát triển kinh tế nơng
nghiệp, nơng thơn nói riêng.
* ́ u tố phân bón
Phân bón là mô ̣t trong những nhân tố đầ u vào quan tro ̣ng đố i với sản xuấ t
nông nghiê ̣p nói chung và sản xuấ t Bưởi nói riêng. Thi ̣ trường phân bón hóa ho ̣c
truyề n thố ng trong nước rấ t đa da ̣ng như: đa ̣m, lân và kali đã rấ t phát triển. Đầ u
những năm 1990 của thế kỷ XX, với những chin

́ h sách hỗ trơ ̣ người dân của Chin
́ h
phủ trong sản xuấ t nông nghiê ̣p, ma ̣ng lưới phân bón hóa ho ̣c đã phủ khắ p mo ̣i miề n
của tổ quố c. Viê ̣c bón phân hóa ho ̣c cho năng suấ t cao, rút ngắ n thời gian canh tác
và dễ dàng tiế p câ ̣n dẫn đế n bi ̣la ̣m du ̣ng loa ̣i phân này nhằ m tăng thu nhập. Mô ̣t số
năm gầ n đây, Chi cu ̣c bảo vê ̣ thự vâ ̣t Phú Thọ đã cử cán bô ̣ xuố ng giám sát về kỹ
thuâ ̣t trồ ng Bưởi Đoan Hùng và viê ̣c sử du ̣ng phân bón. Tuy nhiên viê ̣c mua bán và
bón phân như thế nào đang phu ̣ truô ̣c vào ý thức của người dân chứ chưa có bấ t kỳ
mô ̣t sự kiể m soát nào.
Phân Kali có tác du ̣ng thúc đẩ y ma ̣nh mẽ quá triǹ h tić h lũy vâ ̣t chấ t và có tác
du ̣ng tố t cho cả cây ăn củ và cây ăn quả, cầ n lưu ý thời điể m bón phân kali sao cho


12

hơ ̣p lý nhấ t. Qua đó nhằ m cung cấ p nhu cầ u về dinh dưỡng, đô ̣ thoáng khí trong đấ t,
đô ̣ ẩ m thích hơ ̣p cho sự sinh trưởng và phát triể n của rau như các biê ̣n pháp làm đấ t,
phun thuố c trừ sâu.
Như vâ ̣y, viê ̣c sản xuấ t nông nghiê ̣p nói chung và sản xuấ t Bưởi nói riêng chiụ
ảnh hưởng của nhiề u yế u tố . Do vâ ̣y vấ n đề đă ̣t ra là người nông dân sản xuấ t cầ n
phải xem xét yế u tố nào là cơ bản, yế u tố nào cầ n phải khắ c phu ̣c ngay để có biê ̣n
pháp giải quyế t hơ ̣p lý, kip̣ thời và khoa ho ̣c.

1.1.4.5. Nhóm yế u tố chính sách vi ̃ mơ của Nhà nước
Có hệ thống chính sách của Nhà nước thơng thống có tác dụng khuyến khích
thì chắc chắn kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn sẽ phát triển tốt.
Đây là yế u tố ảnh hưởng trực tiế p và gián tiế p đế n ngành sản xuấ t Bưởi. Trong
các chiń h sách về đất đai, chính sách giá, chính sách tiêu thu ̣,... thì chính sách đấ t
đai có tác đơ ̣ng ma ̣nh nhấ t.
Mă ̣t khác, muố n mở rô ̣ng quy mô và chấ t lươ ̣ng trong sản xuấ t Bưởi cầ n có

chin
́ h sách kinh tế thić h hơ ̣p, nhằ m ta ̣o dựng mố i quan hê ̣ hữu cơ giữa các nhân tố
ảnh hưởng với nhau ta ̣o ra hiê ̣u quả kinh tế cao nhấ t, mô ̣t chiń h sách kinh tế thích
hơ ̣p sẽ kić h thić h sản xuấ t phát triể n và ngươ ̣c la ̣i.

1.2. Cơ sở thực tiễn.
1.2.1. Sản xuất và tiêu thụ Bưởi trên thế giới
Hàng năm trên thế giới sản xuất khoảng 5-6 triệu tấn Bưởi cả 2 loại Bưởi
chùm(Citrus paradisi) và Bưởi (Citrus grandis), chiếm 5,4 - 5,6% tổng sản lượng
cây có múi trong đó chủ yếu là Bưởi chùm chiếm 2,8 - 3,5 triệu tấn, cịn lại Bưởi
chiếm một lượng rất ít khoảng 1,2 - 1,5 triệu tấn. Bưởi chủ yếu được sản xuất ở các
nước thuộc châu Á và tập trung nhiều ở một số nước như Trung Quốc, Ấn Độ,
Philippines,…
Trong nhiều thập kỷ qua, năng suất, diện tích và sản lượng Bưởi trên thế giới
không ngừng tăng. Tuy nhiên vấn đề dịch bệnh và sức tàn phá của nó khiến cho
diện tích cây có múi, trong đó có Bưởi của một số nước nằm trong vùng nhiệt đới bị
thu hẹp hoặc không tăng lên được.


13

Trên thế giới, tính đến năm 2013, diện tích trồng Bưởi đạt 253.971 ha, năng
suất bình quân đạt 20,85 tấn/ha và sản lượng đạt 6.565.351tấn. Trong vòng gần 10
năm trở lại đây, diện tích Bưởi mặc dù giảm nhưng sản lượng tăng thêm 1,1 triệu
tấn, nguyên nhân chủ yếu do năng suất được tăng lên bởi áp dụng các tiến bộ khoa
học kỹ thuật (TBKHKT) trong sản xuất Bưởi.
Bảng 1.1: Diện tích, năng suất, sản lượng bưởi trên thế giới

Diện tích ( ha)


Năm
2009
260.639

Năm
2010
271.976

Năm
2011
256.547

Năm
2012
251.407

Năng suất (tạ/ha)

208.068

148.470

251.713

267.754

Chỉ tiêu

Sản lượng (tấn)


5.423.070 4.308.029 6.547.337 6.276.219

Năm 2013
253.971
268.507
6.565.351

<Nguồn: FAOSTAT>
Một số quốc gia sản xuất bưởi chủ yếu trên thế giới gồm các quốc gia châu Mỹ
(Mỹ, Ý, Braxin, Mêhico,…), châu Á gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Malayxia, Thái Lan,…
Bảng 1.2: Diện tích, Năng xuất, Sản lượng Bưởi của một số Quốc gia, vùng
lãnh thổ trên Thế giới.
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

Quốc gia
Thế Giới
Châu Phi

Châu Mỹ
Châu Á
Châu Âu
Châu Đại Dương
Mỹ
Trung Quốc
Braxin
Ấn Độ
Thái Lan
Mexico
Việt Nam

Diện tích thu
Năng suất
hoạch (ha)
(tạ/ha)
253.917
258,507
38.876
168,942
94.972
226,252
116.914
315,549
2.363
246,114
822
145,985
32.537
363,576

63.135
438,474
4.091
163,517
9.100
212,991
14.136
13,671
16.000
246,875
2.129
110,737
<Nguồn: FAOSTAT>

Sản lượng
(tấn)
6.565.351
656.781
2.148.765
3.689.231
58.164
12.000
1.182.970
2.768.308
66.895
193.822
19.326
395.000
23.576



14

Trung Quốc
Là nước đứng đầu thế giới về sản xuất Bưởi. Ở Trung Quốc Bưởi được trồng
nhiều ở các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Tứ Xuyên, Hồ Nam, Chiết Giang, Phúc
Kiến và Đài Loan, ...
Theo một số tài liệu mới đây cho rằng: các loại cây ăn quả có múi ở Trung
Quốc phát triển mạnh hơn so với các lọai cây ăn quả khác. Năm 1989 diện tích
Bưởi ở Trung Quốc là 49.186 ha, sản lượng là 21,8 vạn tấn.
Năm 2012 diện tích Bưởi ở Trung Quốc là 438,474 ha, năng suất đạt cao nhất
thế giới (43,84 tấn/ha) và đạt sản lượng là 2.768.308 tấn quả. Trung Quốc có một số
giống Bưởi nổi tiếng: bưởi Văn Đán, Sa Điền, bưởi ngọt Quân Khê,… được Bộ
Nông nghiệp Trung Quốc công nhận là hàng nông nghiệp chất lượng cao. Năm
2011, riêng Bưởi Sa Điền có diện tích đạt tới 30.000 ha, sản lượng 750.000 tấn (Cục
Nông nghiệp Quảng Tây, 2009) . Ở Phúc Kiến, bưởi Quan Khê cũng đạt tới diện
tích 40.000 ha và sản lượng 20.000 tấn (Cục Nông nghiệp, thành phố Phúc Châu,
tỉnh Phúc Kiến, 2011).
Thái Lan
Bưởi được trồng nhiều ở các tỉnh miền Trung, một phần của miền Bắc và miền
Đông, với các giống bưởi nổi tiếng như Cao Phuang, Cao Fan,... Năm 1987 Thái Lan
trồng 1.500 ha bưởi cho sản lượng 76.275 tấn với giá trị 28 triệu đơla Mỹ. Đến năm
2010, theo Somsri, diện tích bưởi ở Thái lan khoảng 34.354 ha và sản lượng khoảng
197.716 tấn, bao gồm cả bưởi chùm. Năm 2012, Thái Lan trồng 14.136 ha và đạt sản
lượng 19.326 tấn.
Ấn Độ
Bưởi và Bưởi chùm trồng trên quy mô thương mại ở một số vùng. Bưởi chùm
là loại quả được dùng để ăn sáng phổ biến ở nhiều nước, Những vùng khô hạn như
Punjab là nơi lý tương với bưởi chùm. Bưởi có thể trồng được ở những vùng có
lượng mưa lớn và phát triển tốt ở vùng KonKan.

Năm 2005, Ấn Độ sản xuất được 142.000 tấn bưởi và bưởi chùm (FAO,2006).
Năm 2009, sản lượng Bưởi quả đạt 183.922 tấn xếp thứ 2 về sản xuất bưởi quả ở


×