Tải bản đầy đủ (.pdf) (177 trang)

Luận văn thạc sĩ các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán ước tính kế toán của các công ty kiểm toán độc lập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.39 MB, 177 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỖ LỆ TRINH

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
CHẤT LƯỢNG KIỂM TỐN ƯỚC TÍNH KẾ TỐN
CỦA CÁC CƠNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP
TRÊN ĐỊA BÀN TP. HCM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỖ LỆ TRINH

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
CHẤT LƯỢNG KIỂM TỐN ƯỚC TÍNH KẾ TỐN
CỦA CÁC CƠNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP
TRÊN ĐỊA BÀN TP. HCM

CHUYÊN NGÀNH:

KẾ TOÁN

MÃ SỐ:


8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ THU HIỀN

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm
tốn ước tính kế toán của các doanh nghiệp kiểm toán độc lập trên địa bàn TP.
HCM” là cơng trình nghiên cứu do chính bản thân tác giả thực hiện dưới sự hướng
dẫn của TS. Nguyễn Thị Thu Hiền.
Các số liệu và kết quả trong nghiên cứu là trung thực và chưa từng được cơng bố
trong bất kỳ cơng trình khoa học nào khác.
Các nội dung được tác giả tham khảo, kế thừa và phát triển đều được trích dẫn
và ghi nguồn đầy đủ, chính xác trong Danh mục tài liệu tham khảo.
Tác giả

Đỗ Lệ Trinh


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC HÌNH VẼ
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ......................................................... 3
a.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 3

b.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 3

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 3
a.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

b.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 4
a.

Những nhân tố ảnh hưởng đến CLKT ƯTKT .................................................... 4

b.

Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến CLKT ƯTKT ...................................... 5


5. Đóng góp mới của nghiên cứu ................................................................................ 6
a.

Về mặt lý thuyết ................................................................................................. 6

b.

Về mặt thực tiễn ................................................................................................. 6

6. Kết cấu của nghiên cứu ........................................................................................... 6
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU............................................................... 7
1.1.

Nghiên cứu nước ngoài....................................................................................... 7

1.2.

Nghiên cứu trong nước ..................................................................................... 10

1.3.

Khe hổng nghiên cứu ........................................................................................ 13

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ............................................................................................... 14
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................ 16
2.1.

Khái niệm ước tính kế tốn .............................................................................. 16

2.2.


Nguyên tắc ghi nhận và đo lường đối với các ước tính kế tốn ....................... 17


2.2.1.

Nguyên tắc ghi nhận .................................................................................. 17

2.2.2.

Phương pháp đo lường ............................................................................... 18

2.2.3.

Bản chất của các ước tính kế tốn ............................................................. 20

2.3.

Thủ tục kiểm tốn các ước tính kế tốn............................................................ 21

2.4.

Khái niệm chất lượng kiểm tốn các ước tính kế tốn ..................................... 24

2.4.1.

Khái niệm chất lượng................................................................................. 24

2.4.2.


Khái niệm chất lượng kiểm toán ................................................................ 25

2.5. Khn mẫu về chất lượng kiểm tốn theo Ủy ban chuẩn mực kiểm toán
quốc tế và dịch vụ đảm bảo (IAASB) ......................................................................... 26
2.5.1.

Tìm hiểu chung về IAASB ........................................................................ 26

2.5.2.

Nội dung chính của khn mẫu về CLKT do IAASB ban hành ............... 27

2.6.

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm tốn ước tính kế tốn ................ 27

2.6.1.

Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp kiểm toán và kiểm toán viên ............ 28

2.6.2.

Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp được kiểm tốn ................................. 29

2.6.3.

Các nhân tố thuộc về mơi trường bên ngồi .............................................. 30

TĨM TẮT CHƯƠNG 2 ............................................................................................... 31
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 33

3.1.

Quy trình nghiên cứu ........................................................................................ 33

3.2.

Mơ hình và giả thuyết nghiên cứu .................................................................... 34

3.2.1.

Mơ hình nghiên cứu ................................................................................... 34

3.2.2.

Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................ 36

3.3.

Thiết kế thang đo nháp ..................................................................................... 41

3.4.

Nghiên cứu định tính ........................................................................................ 43

3.4.1.

Mục tiêu ..................................................................................................... 43

3.4.2.


Khảo sát ý kiến chuyên gia ........................................................................ 44

3.4.3.

Phỏng vấn bán cấu trúc chuyên gia ........................................................... 45

3.5.

Thiết kế thang đo chính thức ............................................................................ 46

3.5.1.

Chuyên gia thứ 1 ........................................................................................ 46

3.5.2.

Chuyên gia thứ 2 ........................................................................................ 46

3.5.3.

Chuyên gia thứ 3 ........................................................................................ 47

3.5.4.

Chuyên gia thứ 4 ........................................................................................ 47


3.6.

Xây dựng bảng câu hỏi ..................................................................................... 48


3.7.

Mẫu và phương pháp chọn mẫu ....................................................................... 48

3.8.

Nghiên cứu định lượng ..................................................................................... 49

3.8.1.

Mục tiêu ..................................................................................................... 49

3.8.2.

Quy trình nghiên cứu định lượng............................................................... 49

3.9.

Phương pháp kiểm định mơ hình nghiên cứu ................................................... 49

3.9.1.

Phân tích độ tin cậy của thang đo .............................................................. 49

3.9.2.

Phân tích nhân tố khám phá EFA .............................................................. 50

3.9.3.


Phân tích tương quan ................................................................................. 51

3.9.4.

Phân tích hồi quy đa biến........................................................................... 51

3.9.5.

Kiểm định sự khác biệt .............................................................................. 52

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ............................................................................................... 53
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ................................................................. 54
4.1.

Kết quả nghiên cứu định tính ........................................................................... 54

4.2.

Kết quả nghiên cứu định lượng ........................................................................ 54

4.2.1.

Thống kê mô tả đặc điểm mẫu ................................................................... 54

4.2.2.

Thống kê mô tả thang đo ........................................................................... 57

4.2.3. Phân tích và đánh giá thang đo ......................................................................... 57

4.3.

Kiểm định mơ hình và giả thuyết nghiên cứu .................................................. 61

4.3.1.

Phân tích tương quan Pearson.................................................................... 61

4.3.2.

Phân tích hồi quy tuyến tính bội ................................................................ 61

4.3.3.

Kiểm định giả thuyết nghiên cứu ............................................................... 64

4.3.4.

Dị tìm sự vi phạm các giả định cần thiết trong phân tích hồi quy ............ 65

4.4.

Kết quả nghiên cứu định lượng và bàn luận ..................................................... 67

4.5.

Phân tích sự ảnh hưởng của đối tượng khảo sát đến CLKT ƯTKT ................. 70

4.5.1.


Phân tích ảnh hưởng thơng qua Giới tính .................................................. 70

4.5.2.

Phân tích ảnh hưởng thơng qua Chức vụ ................................................... 70

4.5.3.

Phân tích ảnh hưởng thơng qua Kinh nghiệm làm việc ............................. 70

4.5.4.

Phân tích ảnh hưởng thơng qua Trình độ học vấn ..................................... 71

4.5.5.

Phân tích ảnh hưởng thơng qua Chứng chỉ nghề nghiệp ........................... 71

4.5.6.

Phân tích ảnh hưởng thơng qua Số lượng KTV đăng ý hành nghề ........... 71


4.5.7.

Phân tích ảnh hưởng qua thành viên hãng kiểm tốn ................................ 71

TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ............................................................................................... 72
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 74
5.1.


Kết luận............................................................................................................. 74

5.2.

Các kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng kiểm tốn ước tính kế tốn ............. 75

5.2.1.

Năng lực chuyên môn của KTV ................................................................ 75

5.2.2.

Thái độ hồi nghi nghề nghiệp của KTV................................................... 76

5.2.3.

Tính hữu hiệu của KSNB liên quan ƯTKT ............................................... 77

5.3.

Giới hạn đề tài và định hướng nghiên cứu trong tương lai .............................. 79

5.3.1.

Giới hạn ..................................................................................................... 79

5.3.2.

Hướng nghiên cứu trong tương lai............................................................. 79


TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ............................................................................................... 79
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 89


DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
BCTC
BĐSĐT
BGĐ
CLKT
CMKiT
CMKT
DNKT
GTHL
KSCL
KSNB
KTV
SXKD

Tiếng Anh

TCVN ISO
TP. HCM
TSCĐ
ƯTKT
IAASB
IAS
ISA
ISO

ISQC1

International Auditing and Assurance
Standards Board
International Accounting Standards
International Standards on Auditing
International Organization for
Standardization
International Standard on Quality
Control

JIS
Japan Industrial Standard Z8101:1981
Z8101:1981
Vietnam Association of Certified
VACPA
Public Accountants
VAS
Vietnamese Accounting Standards
VSA
Vietnamese Standards on Auditing

Tiếng Việt
Báo cáo tài chính
Bất động sản đầu tư
Ban Giám đốc
Chất lượng kiểm tốn
Chuẩn mực kiểm toán
Chuẩn mực kế toán
Doanh nghiệp kiểm toán

Giá trị hợp lý
Kiểm soát chất lượng
Kiểm soát nội bộ
Kiểm toán viên
Sản xuất kinh doanh
Tiêu chuẩn quốc gia về Hệ thống
quản lý chất lượng
Thành phố Hồ Chí Minh
Tài sản cố định
Ước tính kế toán
Ủy ban Chuẩn mực Kiểm toán
Quốc tế
Chuẩn mực Kế toán Quốc tế
Chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế
Tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế
Tiêu chuẩn Quốc tế về kiểm sốt
chất lượng
Tiêu chuẩn Cơng nghiệp Nhật Bản
Hội kiểm tốn viên hành nghề Việt
Nam
Chuẩn mực Kế toán Việt Nam
Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Giả thuyết nghiên cứu............................................................................... 39
Bảng 3.2: Cấu trúc của bảng câu hỏi khảo sát chính thức ........................................ 48
Bảng 4.1: Thống kê mô tả mẫu khảo sát ................................................................... 57
Bảng 4.2: Thống kê kết quả lần kiểm định cuối cùng............................................... 60
Bảng 4.3: Kiểm định KMO và Bartlett's của nhóm biến độc lập ............................. 61

Bảng 4.4: Kiểm định KMO và Bartlett's của biến phụ thuộc ................................... 62
Bảng 4.5: Kiểm định mức độ giải thích của mơ hình ............................................... 64
Bảng 4.6: Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình ................................................. 65
Bảng 4.7: Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ....................................................... 65
Bảng 4.8: Kết quả kiểm định giả thuyết.................................................................... 67
Bảng 4.9: Mức độ tác động của các nhân tố đến CLKT ƯTKT ............................... 70


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................ 37
Hình 3.2: Mơ hình nghiên cứu .................................................................................. 38
Hình 4.1: Mơ hình các nhân tố ảnh hưởng đến CLKT ƯTKT của các DNKT
độc lập trên địa bàn TP. HCM ................................................................................. 71
Hình 4.2: Biểu đồ phần dư Histogram ...................................................................... 68
Hình 4.3: Biểu đồ Normal P-P Plot ........................................................................... 69
Hình 4.4: Biểu đồ Scatter Plot................................................................................... 69


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự phát triển và hội nhập ngày càng sâu của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới đã
tạo ra nhiều cơ hội và thách thức. Vấn đề đặt ra với các doanh nghiệp là làm thế nào
để nâng cao năng lực cạnh tranh trên cả thị trường trong nước và quốc tế. Cùng với
đó, áp lực về lợi nhuận địi hỏi các nhà quản lý doanh nghiệp phải thực hiện những
thủ thuật nhằm làm đẹp Báo cáo tài chính (BCTC), tối đa hóa lợi nhuận. Để thơng tin
tài chính đẹp hơn, các nhà quản lý thường sử dụng nhiều công cụ để phù phép BCTC,
một trong các công cụ khá hữu dụng đó là ước tính kế tốn (ƯTKT). Theo Chuẩn
mực kiểm toán Việt Nam số 540 (VSA 540), ƯTKT là một giá trị tiền tệ gần đúng

trong trường hợp khơng có phương pháp đo lường chính xác. Chính bản chất khơng
chắc chắn của các ước tính dẫn đến khả năng xảy ra sự thiếu chính xác vốn có trong
giá trị đo lường của ƯTKT, ảnh hưởng rất lớn đến BCTC. Bên cạnh những mặt tích
cực như nâng cao tính trung thực và hợp lý của BCTC, chỉ tiêu này cũng tiềm ẩn
nhiều rủi ro vì sự phức tạp, khơng chắc chắn, tính chủ quan cao trong việc xét đốn,
chịu nhiều các yếu tố chi phối như dữ liệu đầu vào, phương pháp và giả định được áp
dụng. Bên cạnh đó, số liệu thực tế về các sai sót liên quan đến ƯTKT trong kiểm
toán BCTC do các doanh nghiệp kiểm toán (DNKT) độc lập ở Việt Nam thực hiện
trong giai đoạn 2011-2015 cũng khẳng định ý nghĩa quan trọng của khoản mục này.
Các ý kiến kiểm tốn khơng phải ý kiến chấp nhận toàn phần thường được thể hiện ở
hai dạng: ý kiến ngoại trừ do phạm vi kiểm toán bị giới hạn, trong đó liên quan đến
ƯTKT chiếm tỷ lệ 31%, ý kiến ngoại trừ do sai sót trọng yếu (đã được KTV phát
hiện nhưng đơn vị được kiểm toán khơng điều chỉnh), trong đó liên quan đến ƯTKT
chiếm tỷ lệ 24% (Nguyễn Thị Lê Thanh, 2017).
Thông tin trên BCTC phản ánh tình hình kinh doanh và tình hình tài chính của
doanh nghiệp, khơng chỉ có ý nghĩa đối với bản thân doanh nghiệp mà cịn có ý nghĩa
với các đối tượng có liên quan khác trong nền kinh tế như: các cơ quan nhà nước, tổ
chức tín dụng, nhà đầu tư, đối tác tiềm năng,... Do đó, tính trung thực và hợp lý của
BCTC là vấn đề đang được tồn xã hội quan tâm. Trong điều kiện đó, trải qua hơn 25


2

năm phát triển, kiểm tốn độc lập đóng một vai trị hết sức quan trọng trong việc đảm
bảo tính trung thực và hợp lý, nâng cao tính minh bạch cho BCTC và tạo niềm tin
cho nhà đầu tư. Điều này tạo ra cơ hội cho nghề kiểm toán phát triển nhưng cũng
mang lại khơng ít khó khăn và thách thức đối với kiểm toán viên (KTV) khi thực
hiện kiểm toán BCTC nói chung và kiểm tốn các ƯTKT nói riêng để đảm bảo chất
lượng kiểm toán (CLKT) BCTC.
Hiện nay, trên thế giới đã có khá nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề này,

tuy nhiên mơ hình nghiên cứu cụ thể vẫn chưa được làm sáng tỏ và quan tâm đúng
mức. Các nghiên cứu đa số theo phương pháp định tính nhằm tìm ra các khó khăn đối
với KTV khi tiến hành kiểm toán các ƯTKT như nghiên cứu của Johnstone và cộng
sự (2001), Kadous và cộng sự (2003), Earley (2002), Jenkins và Haynes (2013),
Griffith và cộng sự (2011); nghiên cứu về phương pháp tiếp cận cũng như mức độ
nhận thức và tn thủ quy trình trong kiểm tốn khoản mục này, tìm ra những thiếu
sót mà KTV cần phải nhận thức và khắc phục để nâng cao CLKT ƯTKT như nghiên
cứu của Griffith và cộng sự (2010), Griffith và cộng sự (2011), Bratten và cộng sự
(2013), Brian và cộng sự (2015), Griffith và cộng sự (2015) . Tại Việt Nam, các đề
tài nghiên cứu về ƯTKT còn khá hạn chế, đa số tập trung nghiên cứu về các nhân tố
tác động đến CLKT BCTC nói chung như Luận án tiến sĩ của Đoàn Thanh Nga
(2011), Nguyễn Thị Minh Hiếu (2017) hoặc hồn thiện thủ tục kiểm tốn các ƯTKT
như Luận văn thạc sĩ của Hoàng Thị Mai Khánh (2013), Phan Cao Huyền (2013).
Nghiên cứu sử dụng mơ hình định lượng để nhận diện và xem xét mức độ ảnh hưởng
của các nhân tố đến CLKT các ƯTKT chỉ có một đề tài của Nguyễn Văn Quý (2015).
Qua những tổng hợp và phân tích trên, tác giả nhận thấy “Các nhân tố ảnh
hưởng đến chất lượng kiểm toán các ước tính kế tốn của các cơng ty kiểm tốn
độc lập trên địa bàn TP. HCM” là một đề tài cần thiết nghiên cứu hiện nay với mục
đích xác định các nhân tố ảnh hưởng đến CLKT ƯTKT và đánh giá mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố đó đến CLKT ƯTKT, từ đó đưa ra một số kiến nghị giúp các
DNKT nâng cao CLKT ƯTKT nói riêng cũng như CLKT BCTC nói chung, đồng
thời giúp nhà quản lý doanh nghiệp nâng cao tính chính xác tương đối của các


3

ƯTKT, nâng tầm giá trị BCTC.
2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
a. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu với mục tiêu chung là nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của các

nhân tố đến CLKT ƯTKT của các DNKT độc lập trên địa bàn TP. HCM, từ đó đưa
ra một số giải pháp nâng cao CLKT khoản mục này với các mục tiêu cụ thể như sau:
-

Nhận diện các nhân tố tác động đến CLKT ƯTKT của các DNKT độc lập trên
địa bàn TP. HCM.

-

Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động này đến CLKT ƯTKT
của các DNKT trên địa bàn TP. HCM dưới góc nhìn của KTV và DNKT.

b. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu được đặt ra để giải quyết các mục tiêu trên là:
-

Những nhân tố nào đang ảnh hưởng đến CLKT ƯTKT của các DNKT độc lập
trên địa bàn TP. HCM?

-

Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến CLKT ƯTKT của các DNKT độc
lập trên địa bàn TP. HCM như thế nào?

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là CLKT ƯTKT và các nhân tố tác động
đến CLKT ƯTKT của các DNKT độc lập trên địa bàn TP. HCM.
b. Phạm vi nghiên cứu
-


Nghiên cứu chỉ tập trung vào hoạt động kiểm toán độc lập mà khơng nghiên
cứu các hoạt động kiểm tốn khác (kiểm toán nhà nước, kiểm toán nội bộ).

-

Nghiên cứu chỉ tập trung khảo sát ý kiến liên quan đến kiểm toán ƯTKT trong
hoạt động kiểm toán BCTC của KTV và trợ lý kiểm toán tại các DNKT độc
lập trên địa bàn TP. HCM mà không nghiên cứu các đối tượng khác như Ban
Giám đốc (BGĐ) các doanh nghiệp, kế toán viên, nhà đầu tư.


4

-

Nghiên cứu khơng đề cập đến kiểm tốn giá trị hợp lý (GTHL) trên BCTC.
Luật kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015 đã có quy định về GTHL.
Chế độ kế tốn doanh nghiệp ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày
22/12/2014 của Bộ Tài Chính cũng quy định về việc ghi nhận giá trị tài sản và
nợ phải trả sau ghi nhận ban đầu liên quan đến GTHL. Tuy nhiên, đến thời
điểm hiện tại, vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể, chính thức, thống nhất về
phương pháp và nguồn dữ liệu đầu vào áp dụng để xác định GTHL một cách
đáng tin cậy.

-

Thời gian thực hiện nghiên cứu: từ tháng 06/2018 đến tháng 09/2018.

4. Phương pháp nghiên cứu

Tác giả sử dụng phương pháp hỗn hợp, tức là kết hợp giữa định tính và định
lượng. Dựa vào các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài để có được nền tảng lý
thuyết và xây dựng mơ hình nghiên cứu, đề xuất thang đo dự kiến ban đầu cho các
biến.
a. Những nhân tố ảnh hưởng đến CLKT ƯTKT
Tác giả thực hiện phương pháp nghiên cứu định tính nhằm mục đích bổ sung
các biến quan sát và hiệu chỉnh thang đo của các biến trong mơ hình nghiên cứu cho
phù hợp với bản chất của ƯTKT và tình hình thực tế ở Việt Nam. Từ đó, xây dựng
thang đo chính thức sử dụng trong bước nghiên cứu định lượng.
Phương pháp thu thập dữ liệu: Khảo sát ý kiến chuyên gia bằng công cụ khảo
sát trực tuyến Google docs và phỏng vấn trực tiếp chuyên gia.
Đối tượng khảo sát và phỏng vấn được tác giả lựa chọn có chủ ý gồm:
-

Chuyên gia thuộc DNKT, có kinh nghiệm lâu năm trong kiểm toán.

-

Chuyên gia thuộc Hiệp hội Kế tốn Kiểm tốn Việt Nam (VACPA) có
kiến thức và kinh nghiệm chun mơn về kiểm tốn.

-

Giảng viên các trường Đại học có kiến thức hoặc đang giảng dạy kiểm
tốn.

Quy trình nghiên cứu định tính: Sau khi tổng hợp các nghiên cứu trong và
ngồi nước có liên quan đến đề tài, tác giả xác định các nhân tố tác động đến CLKT



5

ƯTKT và xây dựng thang đo nháp cho các biến. Sau đó, khảo sát chun gia về sự
đồng ý, khơng đồng ý hoặc ý kiến khác đối với các biến quan sát. Tác giả tổng hợp,
phân tích các câu trả lời của chuyên gia. Sau đó chỉnh sửa thang đo nháp và thiết kế
Bảng câu hỏi phỏng vấn chi tiết để phỏng vấn chuyên gia về việc: Có hiểu được ý
nghĩa của các phát biểu không và tại sao? Câu hỏi muốn nói lên điều gì? Khi nói đến
điều đó, có cần thêm hoặc bớt những phát biểu nào khơng? Vì sao? Sau mỗi lần
phỏng vấn tác giả sẽ hiệu chỉnh lại thang đo theo ý kiến góp ý của các chuyên gia đến
khi nhận được các ý kiến bão hòa.
Kết quả: Sau khi khảo sát và phỏng vấn chuyên gia, tác giả xây dựng và hiệu
chỉnh thang đo cho mỗi nhân tố tác động phù hợp với ƯTKT và tình hình thực tế của
Việt Nam, hình thành bảng câu hỏi chính thức sử dụng trong nghiên cứu định lượng.
b. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến CLKT ƯTKT
Tác giả thực hiện phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm đo lường mức độ
ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến CLKT ƯTKT của các DNKT độc lập trên
địa bàn TP. HCM.
Phương pháp thu thập dữ liệu: khảo sát bằng bảng câu hỏi đã được điều chỉnh.
Đối tượng khảo sát: KTV và trợ lý kiểm toán đã hoặc đang công tác tại các
DNKT độc lập trên địa bàn TP. HCM.
Quy trình nghiên cứu định lượng: Tác giả tiến hành khảo sát KTV và trợ lý
kiểm toán qua bảng câu hỏi chính thức bằng cách gửi trực tiếp hoặc sử dụng công cụ
trực tuyến Google docs. Phương pháp chọn mẫu thuận tiện được sử dụng với kích cỡ
mẫu tối thiểu là 50, theo tỷ lệ biến quan sát/biến đo lường là 5:1 (Nguyễn Đình Thọ,
2013). Sau khi thu về các câu trả lời, tác giả loại bỏ các câu trả lời khơng sử dụng
được và tiến hành phân tích dữ liệu.
Phương pháp phân tích dữ liệu: Tác giả sử dụng các kỹ thuật phân tích thống
kê bằng phần mềm SPSS 20.0 để đưa ra kết quả nghiên cứu như: thống kê mô tả,
đánh giá độ tin cậy của thang đo qua hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố
khám phá EFA. Sau đó, tiến hành phân tích tương quan Pearson và phân tích hồi quy

tuyến tính bội để kiểm định sự tương quan giữa biến phụ thuộc với từng biến độc lập


6

và giữa các biến độc lập với nhau. Từ đó, đánh giá sự phù hợp của mơ hình hồi quy.
5. Đóng góp mới của nghiên cứu
a. Về mặt lý thuyết
-

Hiệu chỉnh lại thang đo cho phù hợp với bản chất của ƯTKT và tình hình thực
tế của Việt Nam thơng qua phương pháp nghiên cứu định tính bằng việc khảo
sát và phỏng vấn ý kiến chuyên gia.

-

Các nghiên cứu về CLKT ƯTKT tại Việt Nam đến thời điểm hiện tại cịn khá
ít. Do đó, thơng qua nghiên cứu này, tác giả đưa ra phát hiện mới về các nhân
tố ảnh hưởng đến CLKT ƯTKT tại các DNKT độc lập trên địa bàn TP. HCM,
từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao CLKT ƯTKT.

b. Về mặt thực tiễn
-

Kiểm định lại các lý thuyết đã có về CLKT ƯTKT trong môi trường Việt Nam
bằng phương pháp nghiên cứu định lượng.

-

Kết quả nghiên cứu giúp các nhà quản lý doanh nghiệp và KTV nhận diện

cũng như kiểm soát các yếu tố tác động đến CLKT ƯTKT. Từ đó góp phần
nâng cao CLKT khoản mục này nói riêng và CLKT BCTC nói chung, củng cố
niềm tin của xã hội về nghề nghiệp kiểm tốn.

6. Kết cấu của nghiên cứu
Nghiên cứu có kết cấu gồm 05 chương:
 Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
 Chương 2: Cơ sở lý thuyết
 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
 Chương 4: Kết quả nghiên cứu
 Chương 5: Kết luận và kiến nghị.


7

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Hiện nay, các nghiên cứu nước ngoài về các yếu tố ảnh hưởng đến CLKT
ƯTKT nhìn chung đã được nghiên cứu khá nhiều. Tuy nhiên, mơ hình nghiên cứu cụ
thể vẫn chưa được làm sáng tỏ và quan tâm đúng mức. Các nghiên cứu đa số là theo
phương pháp định tính nhằm tìm ra các khó khăn đối với KTV khi tiến hành kiểm
tốn các ƯTKT, phương pháp tiếp cận cũng như mức độ nhận thức và tn thủ quy
trình trong kiểm tốn khoản mục này, tìm ra những thiếu sót mà KTV cần phải nhận
thức và khắc phục để nâng cao CLKT các ƯTKT. Tại Việt Nam, các đề tài nghiên
cứu về ƯTKT còn khá hạn chế, đa số tập trung nghiên cứu hoàn thiện thủ tục kiểm
toán các ƯTKT hoặc nghiên cứu về các nhân tố tác động đến CLKT BCTC. Số
lượng các nghiên cứu áp dụng mơ hình định lượng để nhận diện và xem xét mức độ
tác động của các nhân tố đến CLKT ƯTKT cịn rất ít.
1.1.

Nghiên cứu nước ngồi

Trên thế giới, có khá nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề kiểm toán các

ƯTKT, thể hiện qua các cơng trình nghiên cứu đăng trên các tạp chí chun ngành,
các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ của các trường đại học. Các nghiên cứu sẽ được
tác giả trình bày theo thời gian thơng qua tóm tắt nội dung, giới hạn của nghiên cứu
và hướng nghiên cứu gợi ý trong tương lai.
Một số nghiên cứu sử dụng ƯTKT để thể hiện sự ảnh hưởng của việc KTV tin
tưởng vào quyết định của mình hơn là tập trung vào q trình kiểm tốn các ƯTKT,
từ đó làm tăng cơ hội gian lận của các nhà quản lý đối với các ƯTKT, cùng với ảnh
hưởng của sự không chắc chắn của các ƯTKT làm ảnh hưởng đến xét đoán của KTV
bởi các động cơ của họ (Johnstone và cộng sự, 2001). Đồng thời, dưới áp lực của các
nhà quản lý, khả năng KTV chấp nhận phương pháp xác định và ghi nhận doanh thu
không phù hợp sẽ tăng (Kadous và cộng sự, 2003) làm sai lệch xét đoán của KTV
theo hướng của các nhà quản lý. Sự tin tưởng ban đầu của KTV về ƯTKT cũng ảnh
hưởng đến đánh giá sau này của KTV về ƯTKT đó. KTV sẽ có chiều hướng đánh giá
cao hơn các bằng chứng giống với suy nghĩ ban đầu của mình về ƯTKT mà khơng
quan tâm đến các bằng chứng trái ngược hoặc mâu thuẫn. Do đó, KTV sẽ tốn nhiều


8

thời gian để đánh giá các vấn đề đã được chỉ ra bởi bằng chứng kiểm toán (Earley,
2002). Những hiểu biết ban đầu của KTV về việc xây dựng ƯTKT của nhà quản lý
và đánh giá các bằng chứng sẽ có ảnh hưởng thiên lệch với những ước tính đó
(Jenkins và Haynes, 2013). Có thể thấy, các nghiên cứu trên chỉ ra rằng KTV thường
chịu ảnh hưởng của các thông tin ban đầu từ phía nhà quản lý hoặc thơng tin do các
KTV tự thu thập được. Hạn chế của các nghiên cứu này là chưa tập trung vào quy
trình kiểm toán cũng như các thủ tục và phương pháp mà KTV thực hiện kiểm toán
các ƯTKT.
Trong nghiên cứu gần đây, Griffith và cộng sự (2011) chỉ ra rằng khi kiểm

tốn các ƯTKT, KTV thường có xu hướng tin tưởng quá mức vào phương pháp ước
tính của BGĐ cũng như vào những thông tin ban đầu về ƯTKT mà KTV thu thập
được. Do bản chất không chắc chắn của dữ liệu khuyến khích việc kiểm tốn dựa trên
xét đốn và kinh nghiệm, dẫn đến những lựa chọn phù hợp với thông tin ban đầu
thường được ưu tiên và ngược lại, những lựa chọn không phù hợp thường không
được chú ý để đánh giá và xử lý. Tuy nhiên, các nghiên cứu này vẫn còn tồn tại giới
hạn như các nghiên cứu trước, đó là chưa tập trung vào q trình kiểm toán và các
thủ tục kiểm toán ƯTKT.
Một số nghiên cứu sau đó đã đề cập đến thủ tục kiểm tốn các ƯTKT. Trong
nghiên cứu của mình, Griffith và cộng sự (2010) đã phân tích cách thức KTV đánh
giá tính hợp lý của các ƯTKT, từ đó xác định những khó khăn mà KTV gặp phải
trong q trình kiểm tốn khoản mục này và đưa ra giải pháp cải thiện. Các tác giả
phỏng vấn 15 KTV có kinh nghiệm thuộc các cơng ty kiểm tốn đã thực hiện hơn
100 cuộc kiểm tốn cơng ty đại chúng và so sánh kết quả với CMKiT. Sau đó, nghiên
cứu được chính nhóm tác giả (Griffith và cộng sự, 2011) phát triển trong một nghiên
cứu khác bằng cách phân tích CMKiT liên quan đến ƯTKT. Nhóm tác giả phỏng vấn
24 chủ nhiệm kiểm tốn và chủ phần hùn của 6 hãng kiểm toán lớn ở Mỹ, từ đó đánh
giá thực tế cơng việc kiểm toán và mức độ phù hợp với yêu cầu của CMKiT, đồng
thời phân tích các báo cáo của PCAOB để đánh giá những khó khăn mà KTV gặp
phải khi kiểm toán các ƯTKT. Kết quả nghiên cứu cho thấy KTV thường quá tin


9

tưởng vào q trình lập ước tính của BGĐ mà khơng xây dựng ước tính độc lập.
Trong một số trường hợp, KTV khơng hiểu cách thức và q trình lập ƯTKT của
BGĐ, không đánh giá đầy đủ các dữ liệu và giả định cũng như không chú ý đến sự
không nhất quán giữa các ước tính với dữ liệu nội bộ và bên ngồi. Từ đó, nghiên
cứu đề xuất các kiến nghị để hồn thiện thủ tục kiểm tốn các ƯTKT.
Trong nghiên cứu của mình, nhóm tác giả Brian và cộng sự (2015) đã xem xét

cách thức KTV thực hiện các thủ tục kiểm toán đối với các ƯTKT như thế nào để có
thể giảm thiểu ảnh hưởng của sự thiên lệch từ BGĐ khi lập các ƯTKT. Các tác giả đã
khảo sát các KTV dày dặn kinh nghiệm trong các cơng ty kiểm tốn thuộc Big-4 ở
Mỹ. Kết quả của nghiên cứu cho thấy nếu KTV xây dựng một ước tính độc lập hoặc
thực hiện đánh giá các bằng chứng kiểm tốn ước tính thích hợp trước khi xem xét
cách thức BGĐ lập ƯTKT thì sẽ giảm được ảnh hưởng từ sự chủ quan của BGĐ đến
kết quả kiểm toán ƯTKT. Đồng thời, nếu KTV xem xét cách thức BGĐ lập ƯTKT
trước khi đánh giá các bằng chứng kiểm tốn ƯTKT thích hợp thì có gần 90% KTV
cho rằng cách thức BGĐ lập ƯTKT là không hợp lý. Tuy nhiên, mâu thuẫn ở chỗ là
một nửa trong số các KTV đánh giá cách thức BGĐ lập ƯTKT là không hợp lý
nhưng lại chấp nhận và sử dụng cách thức này để đánh giá lại các ƯTKT. Từ đó,
nhóm tác giả đưa ra lời khuyên cho các KTV là nên chủ động xây dựng một ước tính
độc lập hoặc kiểm tra sự hợp lý của các bằng chứng kiểm toán liên quan ƯTKT trước
khi đánh giá cách thức BGĐ lập ƯTKT để tránh sự ảnh hưởng của quan điểm chủ
quan của BGĐ đến kết quả kiểm toán ƯTKT.
Nghiên cứu của Bratten và cộng sự (2013), chỉ ra rằng thái độ hoài nghi nghề
nghiệp và kiến thức định giá là những nhân tố chính thuộc về bản thân KTV và có
ảnh hưởng đến kiểm toán các ƯTKT. Kiến thức định giá u cầu càng cao khi cơng
việc kiểm tốn phức tạp và tính khơng chắc chắn của ước tính tăng lên.
Trong nghiên cứu của Griffith và cộng sự (2015) nghiên cứu về cách thức
KTV thực hiện kiểm toán các ƯTKT, bao gồm các ước tính phức tạp. Tác giả phỏng
vấn các KTV giàu kinh nghiệm, so sánh kết quả với CMKiT và các báo cáo của
PCAOB, từ đó chỉ ra hai ngun nhân chính gây khó khăn cho KTV khi kiểm toán


10

các ƯTKT là: Chuẩn mực và các công ty kiểm toán ưu tiên việc xác minh và kiểm tra
lại phương pháp ước tính của BGĐ hơn so với các phương pháp kiểm tốn ƯTKT;
Các cơng ty kiểm tốn phân chia kiến thức giữa KTV và các chuyên gia, dẫn đến

việc KTV thiếu thơng tin có thể kiểm tốn các ƯTKT một cách hiệu quả. Hạn chế
của nghiên cứu là chỉ phân tích và khảo sát các thủ tục kiểm tốn đối với ƯTKT và
chưa khảo sát đầy đủ toàn bộ các giai đoạn của cuộc kiểm toán.
Griffith và cộng sự (2015) cho rằng BCTC chứa đựng nhiều rủi ro do các
ƯTKT. Bằng cách phân tích từng sai sót mà KTV gặp phải, tác giả đề nghị các KTV
cần suy nghĩ nhiều hơn, kết hợp bằng chứng từ các nguồn khác nhau để đánh giá
thơng tin. Bên cạnh đó, tư duy phản biện sẽ giúp các KTV xác định và kết nối tạo
thành hệ thống thông tin liền mạch để phát hiện các ước tính khơng hợp lý, từ đó xây
dựng được hướng kiểm toán phù hợp. KTV cần xem xét nên đánh giá bằng chứng
như thế nào, chứ không phải làm thế nào để thu thập được nhiều bằng chứng nhất. Để
việc phân tích dựa trên tư duy phản biện hiệu quả thì địi hỏi KTV phải có nhiều kinh
nghiệm và năng lực chuyên môn.
1.2.

Nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam, nghiên cứu về các nhân tố tác động đến CLKT ƯTKT còn khá

hạn chế. Phần lớn các nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính và chỉ dừng lại ở
mục đích tìm hiểu và hồn thiện quy trình kiểm tốn các ƯTKT tại các DNKT cụ thể
và trên một địa bàn nhất định. Các nghiên cứu định lượng hầu hết tập trung vào mục
đích xác định các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến CLKT nói
chung. Trong thời gian thực hiện đề tài có nhiều hạn chế, tác giả đã tổng hợp được
một số nghiên cứu sau:
Luận án tiến sĩ của Đoàn Thanh Nga (2011) đã đưa ra khái niệm mới về
CLKT, đó là CLKT không chỉ được đo lường qua mức độ thỏa mãn của người sử
dụng kết quả kiểm tốn mà cịn là quá trình tuân thủ các quy định và CMKiT hiện
hành. Nghiên cứu đã xây dựng mơ hình cụ thể hóa mối quan hệ tương tác giữa các
nhân tố tác động đến CLKT và nhấn mạnh đến các nhân tố thuộc về kỹ thuật đánh
giá mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán. Tác giả chỉ ra rằng phương pháp tiếp cận dựa



11

trên đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán theo rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp
khách hàng sẽ hiệu quả hơn phương pháp tiếp cận truyền thống dựa vào đánh giá các
khoản mục cụ thể trên BCTC.
Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Thị Lệ Thanh (2017) với mục tiêu làm rõ được
thực trạng kiểm toán ƯTKT, sự cần thiết, u cầu và ngun tắc hồn thiện kiểm
tốn ƯTKT trong kiểm toán BCTC của doanh nghiệp do các DNKT độc lập ở Việt
Nam thực hiện và đưa ra một sso giải pháp có liên quan. Để đánh giá thực trạng kiểm
toán ƯTKT, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp, phân tích, thống kê
mơ tả, sử dụng thu thập dữ liệu khảo sát từ thực tế các KTV trong các DNKT độc
lập, phỏng vấn sâu các chuyên gia, kết hợp sử dụng các tài liệu họp thường niên
Giám đốc DNKT và báo cáo kiểm tra kết quả hoạt động củaa các DNKT. Từ đó,
đánh giá được thực trạng kiểm toán ƯTKT trong kiểm toán BCTC do các DNKT độc
lập ở Việt Nam một cách toàn diện từ đối tượng, nội dung, mục tiêu, căn cứ và
phương pháp kiểm tốn ƯTKT. Trên cơ sở đó, phân tích, chỉ ra những hạn chế cũng
như nguyên nhân của các hạn chế đó và đề xuất một số giải pháp hồn thiện kiểm
tốn ƯTKT như: hồn thiện việc xác định đối tượng và nội dung kiểm tốn ƯTKT,
hồn thiện việc xác định mục tiêu kiểm tốn ƯTKT, hồn thiện việc xác định căn cứ
kiểm tốn ƯTKT, hồn thiện phương pháp kiểm tốn ƯTKT.
Luận văn thạc sĩ của Hồng Thị Mai Khánh (2013) được tác giả thực hiện
bằng phương pháp định tính. Tác giả phỏng vấn các KTV tại DNKT vừa và nhỏ tại
TP. HCM nhằm tìm hiểu thực trạng thủ tục kiểm tốn về ƯTKT trong kiểm tốn
BCTC tại các cơng ty vừa và nhỏ; đánh giá các ưu điểm và tồn tại của các thủ tục
kiểm tốn ƯTKT tại nhóm công ty này. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy cái nhìn tổng
quan về việc thực hiện các thủ tục kiểm toán ƯTKT. Tại các DNKT vừa và nhỏ tại
Việt Nam, các thủ tục kiểm tốn ƯTKT nhìn chung cịn chưa đạt được những yêu
cầu của CMKiT quốc tế ISA 540 do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan.
Trong đó, hạn chế chủ yếu là từ bản thân các DNKT. Từ đó, tác giả đưa ra các nhóm

giải pháp nhằm hồn thiện quy trình kiểm tốn ƯTKT nhằm nâng cao CLKT khoản
mục này.


12

Luận văn thạc sĩ của tác giả Phan Cao Huyền (2013) sử dụng phương pháp
định tính để tìm hiểu thực trạng sai phạm đối với ƯTKT và thông tin các bên liên
quan. Tác giả tiến hành khảo sát BCTC năm 2012 của các công ty niêm yết trước và
sau kiểm toán được đăng tải trên trang Cafef.vn. Sau khi sử dụng phương pháp thống
kê mô tả, tác giả đưa ra kết quả cho thấy rằng ƯTKT là sai lệch phổ biến nhất trong
kiểm toán BCTC và hầu hết các doanh nghiệp được khảo sát đều trình bày thơng tin
các bên liên quan. Tuy nhiên số liệu trình bày thơng tin các bên liên quan trước và
sau kiểm tốn có sự khác nhau nhiều, đồng thời mức độ chi tiết và cụ thể về giao dịch
phát sinh giữa các bên liên quan sau kiểm tốn được trình bày khá chi tiết. Về thực
trạng thủ tục kiểm toán khoản mục ƯTKT và thông tin các bên liên quan, tác giả
khảo sát các KTV từ 2 năm kinh nghiệm trở lên tại các DNKT độc lập vừa và nhỏ tại
Việt Nam bằng bảng câu hỏi, sử dụng phương pháp thống kê mô tả để tổng kết kết
quả khảo sát. Từ đó, đánh giá mức độ tuân thủ CMKiT của KTV và DNKT, làm cơ
sở để đề xuất các kiến nghị và giải pháp.
Nguyễn Thị Minh Hiếu (2017), trong Luận văn thạc sĩ của mình đã sử dụng
các phương pháp định lượng bao gồm: (1) Phân tích tổng hợp thơng tin thứ cấp từ
các nguồn tài liệu sẵn có như thu thập, phân tích, so sánh và đánh giá một số nghiên
cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến CLKT BCTC nói chung để hình thành khung lý
thuyết cơ bản của luận văn. Từ đó, xác định được các nhân tố/tiêu chí đo lường các
nhân tố có ảnh hưởng; dựa vào kết quả báo cáo tổng kết kết quả hoạt động hàng năm
của DNKT trong giai đoạn 2013 – 2015, tác giả tổng hợp và so sánh một số tiêu chí
như doanh thu, số lượng khách hàng, số lượng KTV hành nghề… từ đó rút ra thực
trạng về CLKT của DNKT nhỏ và vừa. (2) Phương pháp điều tra: dựa trên các nhân
tố đã được xác định, tác giả thiết kế bảng câu hỏi khảo sát nhận thức và đánh giá từ

các KTV, nhân viên chuyên nghiệp của các DNKT vừa và nhỏ. (3) Phương pháp xử
lý dữ liệu: công cụ khảo sát là bảng câu hỏi gửi trực tiếp, gửi trực tuyến qua Google
docs. Các kỹ thuật phân tích thống kê với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS đưa ra kết
quả cho thấy những nhân tố ảnh hưởng đến DNKT vừa và nhỏ bao gồm: danh tiếng
DNKT, giá phí kiểm tốn, kiểm soát chất lượng (KSCL) từ bên trong, KSCL từ bên


13

ngoài, nhiệm kỳ của KTV, mức độ chuyên sâu của KTV, kinh nghiệm của KTV,
năng lực KTV và tính độc lập của KTV. Trên cơ sở đó, mơ hình nghiên cứu được đề
xuất gồm 9 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc. Nghiên cứu thu được 202 bảng câu hỏi
đạt yêu cầu tại 45 DNKT vừa và nhỏ. Luận văn sử dụng các kiểm định cơ bản như
phân tích Cronbach’s Alpha, phân tích EFA, phân tích tương quan và phân tích hồi
quy tuyến tính bội đã đưa ra mơ hình với 5 nhân tố thực sự có ảnh hưởng đến CLKT
của DNKT vừa và nhỏ bao gồm: (1) Năng lực và mức độ chun sâu, (2) Giá phí
kiểm tốn, (3) KSCL kiểm toán, (4) Kinh nghiệm KTV và (5) Tính độc lập của KTV.
Cuối cùng, tác giả đưa ra những kiến nghị mang ý nghĩa thực tiễn, góp phần nâng cao
CLKT BCTC tại các DNKT vừa và nhỏ ở Việt Nam.
Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Văn Quý (2015) đánh giá thực trạng chênh lệch
các ƯTKT và những nhân tố ảnh hưởng đến CLKT ƯTKT. Để nghiên cứu các sai
lệch ƯTKT, tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả, dựa trên số liệu thu thập
được từ BCTC trước và sau kiểm tốn cũng như các giải trình chênh lệch của 100
công ty niêm yết trên sàn chứng khoán tại Việt Nam. Để nghiên đánh giá các nhân tố
ảnh hưởng đến CLKT ƯTKT tác giả sử dụng nghiên cứu định tính và định lượng.
Sau khi tổng hợp kết quả nghiên cứu có liên quan trong và ngồi nước, từ đó xác
định các nhân tố tác động đến CLKT ƯTKT. Tác giả tiến hành điều tra, phỏng vấn ý
kiến của 5 chuyên gia là các KTV về các nhân tố ảnh hưởng đến CLKT ƯTKT cũng
như các thang đo. Sau đó khảo sát ý kiến của KTV bằng bảng câu hỏi được thiết kế
theo thang đo, kết quả thu thập được 137 bảng câu hỏi. Tác giả tiến hành kỹ thuật

phân tích thống kê và đưa ra các đề xuất, kiến nghị nhằm tác động đến các nhân tố có
ảnh hưởng đến CLKT ƯTKT: (1) Thái độ hồi nghi nghề nghiệp của KTV và (2)
Tính hữu hiệu của KSNB liên quan đến ƯTKT. Ngồi ra, tác giả cịn nêu bật được
thực trạng sai lệch còn khá phổ biến trong ƯTKT của các doanh nghiệp trước và sau
kiểm toán.
1.3.

Khe hổng nghiên cứu
Qua quá trình nghiêm túc tìm hiểu và tổng hợp các nghiên cứu có liên quan

trong nước cũng như nước ngồi, tác giả nhận thấy cịn tồn tại khe hổng nghiên cứu:


14

Đến thời điểm hiện tại, các nghiên cứu nước ngoài về nhân tố tác động đến
ƯTKT là khá nhiều. Tuy nhiên, mơ hình nghiên cứu cụ thể vẫn chưa được làm sáng
tỏ. Các nghiên cứu đa số là theo phương pháp định tính nhằm tìm ra các khó khăn đối
với KTV khi kiểm toán ƯTKT, phương pháp tiếp cận cũng như mức độ nhận thức và
tuân thủ quy trình trong kiểm tốn khoản mục này, tìm ra những thiếu sót mà KTV
cần phải nhận thức và khắc phục để nâng cao CLKT ƯTKT. Hơn nữa, những nghiên
cứu trên đề cập đến vấn đề với sự khác biệt về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,
trình độ, nhận thức so với bối cảnh Việt Nam, cụ thể hơn là tại các DNKT độc lập
trên địa bàn TP. HCM. Do đó, việc thực hiện nghiên cứu này của tác giả là có giá trị.
Tại Việt Nam, các nghiên cứu về ƯTKT cịn khá hạn chế, đa số là tập trung
hồn thiện thủ tục kiểm toán ƯTKT hoặc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
CLKT BCTC nói chung. Số nghiên cứu sử dụng mơ hình định lượng để nhận diện và
xem xét mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến CLKT ƯTKT cịn khá ít. Mẫu
nghiên cứu gồm tất cả các DNKT độc lập trên cả nước Việt Nam. Luận văn này chỉ
tập trung nghiên cứu các DNKT độc lập trên địa bàn TP. HCM nhằm nhận diện và

xác định chính xác mục tiêu nghiên cứu đã trình bày ở trên.
Trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu có liên quan trong và ngoài nước, nhận
diện khe hổng nghiên cứu còn tồn tại, tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài “Các nhân tố
tác động đến chất lượng kiểm toán ước tính kế tốn của các doanh nghiệp kiểm
tốn độc lập trên địa bàn TP. HCM” và tiến hành nghiên cứu bằng phương pháp
hỗn hợp, tức là kết hợp phương pháp định tính và phương pháp định lượng để xác
định các nhân tố ảnh hưởng đến CLKT các ƯTKT, từ đó đưa ra một số kiến nghị với
mục đích nâng cao CLKT khoản mục này nói riêng và CLKT BCTC nói chung.
TĨM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 trình bày tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan
đến đề tài. Từ đó, xác định khe hổng nghiên cứu và nêu bật được tính cấp thiết cũng
như những đóng góp của đề tài. Mục tiêu của nghiên cứu là nhằm nâng cao CLKT
ƯTKT nói riêng và nâng cao CLKT nói chung của hoạt động kiểm toán độc lập trên
địa bàn TP. HCM. Nghiên cứu sử dụng phương pháp hỗn hợp, tức là phương pháp


15

định tính kết hợp định lượng nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến CLKT
ƯTKT và đánh giá mức độ ảnh hưởng của chúng đến CLKT ƯTKT, từ đó, đưa ra
một số giải pháp thích hợp.


×