Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt tại huyện yên định tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 117 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ học vị nào.
Tôi xin cam đoan trong luận văn của tôi có sử dụng các thơng tin từ nhiều
nguồn dữ liệu khác nhau, các thơng tin trích dẫn được sử dụng đều được tôi ghi rõ
nguồn gốc xuất xứ.
Hà Nội, ngày ….tháng… năm 2014
Tác giả

Lê Hồng Quang


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành tới Thầy giáo TS. Nguyễn Đăng Thảo Học viện CT-HC Khu vực I người đã dành nhiều thời gian và tâm huyết tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài. Để hồn thành luận
văn này, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bảng thân tơi cịn nhận được sự hướng
dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy các cơ trong khoa Sau đại học – Trường
Đại học Lâm Nghiệp.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các cán bộ phịng Nơng nghiệp
& PTNT huyện Yên Định đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi hồn thành các
cơng việc trong thời gian thực tập.
Cuối cùng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới người thân, bạn bè đã động
viên tơi trong q trình học tập để có được kết quả như ngày hôm nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn

Hà Nội, ngày …..tháng …2014
Tác giả



Lê Hồng Quang


iii

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa
Lời cam đoan ............................................................................................................... i
Lời cảm ơn ................................................................................................................. ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt ...........................................................................................v
Banh mục các bảng ................................................................................................... vi
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CHĂN
NUÔI LỢN THỊT .......................................................................................................4
1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................4
1.1.1. Lý luận về hiệu quả kinh tế ...............................................................................4
1.1.2. Lý luận về chăn nuôi lợn thịt ..........................................................................15
1.2. Cơ sở thực tiễn chăn nuôi lợn thịt ......................................................................20
1.2.1. Tổng quan về chăn nuôi lợn thịt ở các nước trên thế giới ..............................20
1.2.2. Tổng quan về chăn nuôi lợn thịt ở Việt Nam ..................................................24
1.3. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngồi nước ...............................................33
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ..........................................................................................................................36
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .............................................................................36
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................36

2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ..................................................................................39
2.2. Các phương pháp nghiên cứu .............................................................................47
2.2.1. Phương pháp tiếp cận ......................................................................................47
2.2.2 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................47
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu ..........................................................................49
2.2.4. Phương pháp xử lý dữ liệu và tổng hợp thông tin ...........................................49


iv

2.2.5. Phương pháp phân tích thơng tin ....................................................................50
2.2.6. Hệ thống chỉ tiêu phân tích .............................................................................51
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................53
3.1. Thực trạng chăn nuôi lợn thịt của huyện Yên Định – Thanh Hóa .....................53
3.1.1. Cơ cấu chăn ni tỉnh Thanh Hóa ...................................................................53
3.1.2. Quy mơ, tốc độ phát triển chăn nuôi lợn thịt tại huyện Yên Định ..................54
3.2. Kết quả chăn nuôi trong các hộ điều tra .............................................................57
3.2.1. Thông tin chung về hộ điều tra .......................................................................57
3.2.2. Giống lợn và hình thức ni lợn thịt ...............................................................63
3.2.3. Quy mơ, năng suất và sản lượng lợn thịt ........................................................64
3.2.4. Đầu tư chi phí trong chăn ni lợn thịt ...........................................................69
3.2.5 Kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt ...............................................72
3.2.6. Giá thành chăn nuôi lợn thịt ............................................................................78
3.3. Ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt tại huyện Yên
Định – Thanh Hóa .....................................................................................................81
3.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế chăn ni lợn thịt tại huyện n
Định – Thanh Hóa .....................................................................................................81
3.3.2. Phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới hiệu quả kinh tế ...................91
3.4. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt tại
huyện Yên Định ........................................................................................................99

3.4.1. Căn cứ đề xuất định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chăn
nuôi lợn thịt tại huyện Yên Định ...............................................................................99
3.4.2. Định hướng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt tại huyện Yên
Định .........................................................................................................................101
3.4.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt tại huyện Yên
Định – Thanh Hóa ...................................................................................................101
KẾT LUẬN .............................................................................................................107
TÀI LIỆU THAM KHẢO


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Nguyên nghĩa

CPTG

Chi phí trung gian

DT

Diện tích

GO

Tổng thu

GT


Giá Thành

HQSD

Hiệu quả sử dụng

IC

Chi phí trung gian

MI

Thu nhập hỗn hợp

PR

Lãi gộp

PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

SLT

Sản lượng thịt

TLT

Tổng lợn thịt


TC

Tổng chi phí

TCTK

Tổng cục thống kê

TP

Tiêm phịng

TSCĐ

Tài sản cố định

VA

Gia trị gia tăng

V

Công lao động


vi

BANH MỤC CÁC B ẢNG
Tên bảng


STT

Trang

1.1

Sản phẩm chăn nuôi thế giới giai đoạn 2009- 2013

21

1.2

Các nước có số lượng lợn nhiều nhất thế giới

22

1.3

Mười quốc gia xuất khẩu thịt lợn lớn nhất thế giới

23

1.4

Mười quốc gia nhập khẩu thịt lợn lớn nhất thế giới

24

1.5


Một số cơng ty nước ngồi và liên doanh đầu tư trong lĩnh vực
chăn nuôi

29

1.6

Tổng đàn lợn cả nước giai đoạn 2009- 2012

32

2.1

Tổng hợp các yếu tố khí hậu ở n Định (2011-2013)

38

2.2

Tình hình dân số và lao động của huyện Yên Định (2011 - 2013)

40

2.3

Cơ cấu GDP huyện Yên Định giai đoạn 2011-2013

43


2.4

Cơ cấu kinh tế của huyện Yên Định (2011 -2013)

44

2.5

Giá trị sản xuất ngành nơng nghiệp của huyện n Định (2011 - 2013)

46

3.1

Tình hình chăn ni tỉnh Thanh Hóa

53

3.2

Tình hình chăn ni huyện n Định - Thanh Hóa

56

3.3

Một số thơng tin cơ bản của chủ hộ chăn nuôi lợn thịt ở Yên Định
theo quy mô

58


3.4
3.5

Một số thông tin cơ bản của chủ hộ chăn nuôi lợn thịt ở Yên Định
theo phương thức nuôi và giống
Một số thống tin kinh tế cơ bản của chủ hộ chăn nuôi lợn thịt ở
Yên Định theo quy mô

59
60

3.6

Một số thông tin kinh tế cơ bản của chủ hộ chăn nuôi lợn thịt ở
huyện Yên Định theo phương thức nuôi và giống

61

3.7

Giống lợn của hộ chăn nuôi lợn thịt của huyện n Định

63

3.8

Các hình thức chăn ni lợn thịt của huyện Yên Định

64


3.9

Số con, số lứa, sản lượng chăn nuôi của hộ nông dân ở huyện Yên Định

65

3.10

Số con, số lứa, sản lượng chăn nuôi lợn thịt theo phương thức loại
hộ của hộ nông dân huyện Yên Định

65


vii

3.11

3.12

3.13

3.14

3.15

3.16

3.17


3.18

3.19

3.20

3.21

3.22

3.23

3.24

Năng suất chăn nuôi theo quy mô của hộ chăn nuôi lợn thịt ở
huyện Yên Định
Năng suất chăn nuôi theo phương thức loại cơ sở tại huyện Yên
Định
Chi phí chăn nuôi lợn thịt tại huyện Yên Định theo quy mô (tính
bình qn/hộ/năm)
Chi phí trong chăn ni lợn thịt theo phương thức ni và loại hộ
ni (tính bình qn/hộ/năm)
Các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt ở
huyện n Định (tính bình qn/hộ/năm)
Kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt theo phương thức
nuôi (tính bình qn/hộ/năm)
Kết quả và hiệu quả kinh tế chăn ni lợn thịt theo loại hộ (tính
bình qn/hộ/năm)
Chi phí sản xuất ra 1 kg thịt lợn hơi xuất chuồng của các hộ điều

tra huyện n Định theo quy mơ
Chi phí sản xuất 1 kg thịt lợn hơi xuất chuồng của các hộ điều tra
huyện Yên Định theo loại cơ sở và phương thức ni
Mối quan hệ giữa giống lợn phịng bệnh với hiệu quả kinh tế chăn
nuôi lợn thịt tại huyện Yên Định
Mối quan hệ giữa các yếu tố tổ chức sản xuất với hiệu quả kinh tế
chăn nuôi lợn thịt huyện Yên Định
Mối quan hệ giữa các yếu tố tiếp cận với hiệu quả kinh tế chăn
nuôi lợn thịt tại huyện Yên Định
Kết quả phân tích hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến giá thành 1kg
lợn thịt của nơng hộ tại huyện n Định
Kết quả phân tích hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập hỗn
hợp của hộ chăn nuôi lợn thịt tại huyện Yên Định

66

68

69

71

73

75

77

78


80

83

86

90

95

97


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ xa xưa cuộc sống của người nông dân Việt Nam đã gắn liền với cây lúa
và con lợn. Trong điều kiện hiện nay, diện tích canh tác ngày càng giảm và thu hẹp
thì việc phát triển ngành trồng trọt sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy ngành
chăn ni ngày càng được chú trọng quan tâm phát triển. Chăn nuôi lợn được xác
định là ngành chăn ni chính trong chiến lược phát triển ngành nông nghiệp giai
đoạn 2011-2020, chăn nuôi lợn không những cung cấp phần lớn lượng thịt trong
bữa ăn hàng ngày của người dân, là nguồn cung cấp phân bón hữu cơ cho trồng trọt
mà chăn ni lợn cịn tận dụng được thức ăn thừa trong gia đình và thu hút lao động
thừa trong nông nghiệp.
Kinh tế ngày càng phát triển, dân số tăng, đời sống của con người không
ngừng được cải thiện và nâng cao, nhu cầu cuộc sống hàng ngày về mọi mặt ngày
càng lớn hơn cả về chất lượng và số lượng. Trong đó, về thịt mà chủ yếu là thịt lợn
cũng ngày càng tăng theo nhu cầu đó. Bên cạnh đó, yêu cầu về thịt lợn để xuất khẩu

cũng ngày càng khắt khe hơn cả về chất lượng cũng như vấn đề an toàn vệ sinh thực
phẩm. Trước những yêu cầu về thịt lợn để phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất
khẩu đã thúc đẩy ngành chăn nuôi lợn bước sang một giai đoạn mới, đó là phát triển
ngành chăn ni lợn thịt đảm bảo thực phẩm an toàn và chất lượng. Tuy nhiên, ở
nước ta hiện nay chăn nuôi lợn với phương thức tận dụng là chủ yếu, giá thành chăn
nuôi cao song chất lượng sản phẩm lại thấp, tính cạnh tranh yếu. Trong điều kiện
kinh tế hội nhập hiện nay đặt ra cho ngành chăn nuôi lợn ở nước ta phải không
ngừng nâng cao sức cạnh tranh cả về giá thành và chất lượng sản phẩm lợn thịt.
Yên Định là một huyện thuần nơng của tỉnh Thanh Hóa với điều kiện tự
nhiên về khí hậu, thổ nhưỡng rất phù hợp cho ngành chăn nuôi, đặc biệt là ngành
chăn nuôi lợn thịt phát triển. Hiện tại huyện đã có nhiều cơ sở chăn ni lợn thịt
theo quy mơ hộ gia đình và quy mơ trang trại. Phát triển chăn ni lợn góp phần
nâng cao thu nhập cho người dân và đóng góp vào sự phát triển kinh tế chung của


2

tồn huyện. Tuy nhiên việc chăn ni lợn hiện nay vẫn mang tính chất tự túc tự
phát, mạnh ai nấy làm, chăn nuôi theo phương thức lấy công làm lãi nhằm tận dụng
những sản phẩm phụ trong ngành trồng trọt, trong sinh hoạt, lấy phân bón và tận
dụng lao động nhàn rỗi trong gia đình do vậy hiệu quả kinh tế chưa cao.
Trong thời gian qua, đã có nhiều nhà nghiên cứu và tổ chức tiến hành nghiên
cứu thực trạng và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi
lợn thịt. Tuy nhiên nghiên cứu hiệu quả kinh tế chăn nuôi lơn thịt tại huyện n
Định tỉnh Thanh Hóa thì chưa có nhà nghiên cứu nào tiến hành thực hiện.
Từ những lý do đã nêu trên mà tơi đã đi tìm hiểu, nghiên cứu đề tài: “Một số
giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế chăn ni lợn thịt tại huyện n Định, tỉnh
Thanh Hóa” để làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt ở
huyện n Định trong những năm qua. Từ đó tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt tại huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa, góp phần
làm tăng thu nhập và đời sống cho người chăn ni.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hố lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế và các yếu tố ảnh
hưởng đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt;
- Đánh giá thực trạng hiệu quả kinh tế đạt được trong chăn nuôi lợn thịt ở
huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá trong thời gian vừa qua;
- Phân tích các nguyên nhân và xác định mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố
đó đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt trong giai đoạn 2011-2013;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt
tại huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá trong thời gian tới;
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề kinh tế - kỹ thuật, tổ chức sản xuất gắn liền với


3

các quá trình sản xuất và hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt tại huyện Yên Định.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian nghiên cứu: Đề tài tập chung nghiên cứu, thu thập thông tin
của 140 hộ chăn nuôi lợn thịt tại 4 xã của huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa bao
gồm các xã Định Tường, Định Tăng, Định Tiến và Quý Lộc.
- Về thời gian nghiên cứu: Thu thập số liệu và thông tin cần thiết phục vụ
cho đề tài từ các tài liệu đã công bố, các số liệu thống kê của tỉnh, huyện từ năm
2011 - 2013 và số liệu điều tra các hộ gia đình chăn ni lợn thịt.
- Về nội dung nghiên cứu:
+ Làm rõ cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế, hiệu quả kinh tế trong nông

nghiệp cũng như hiệu quả kinh tế về chăn nuôi lơn thịt;
+ Xác định các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế về chăn ni
lợn thịt, những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức trong phát triển ngành chăn
nuôi lợn thịt ở huyện Yên Định;
+ Xác định những căn cứ khoa học cho việc đề xuất các giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt ở địa phương trong thời gian tới;
4. Kết cầu luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt
Chương 2: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.


4

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ
KINH TẾ CHĂN NUÔI LỢN THỊT
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Lý luận về hiệu quả kinh tế
1.1.1.1. Các quan điểm cơ bản về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù của kinh tế học phản ảnh về mặt chất lượng
của các hoạt động sản xuất – kinh doanh. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, do
chịu sự chi phối bởi quy luật khan hiếm nguồn lực, trong khi đó nhu cầu của xã hội
tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng nên trong quá trình sản xuất kinh doanh
phải tiết kiệm nguồn lực, chi phí, đồng thời phải thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng
về số lượng và chất lượng sản phẩm.
Xung quanh vấn đề hiệu quả kinh tế có nhiều quan niệm khác nhau. Có thể
điểm qua một số quan niệm về hiệu quả kinh tế như sau:


* Quan niệm thứ nhất: Hiệu quả kinh tế được đo bằng thước đo hiệu số giữa kết
quả đạt được và chi phí phải bỏ ra để đạt được kết quả đó.
H=Q-C
Trong đó: H là hiệu quả kinh tế; Q là kết quả sản xuất; C là chi phí bỏ ra
trong q trình sản xuất.
Theo quan niệm này thì hiệu quả kinh tế đồng nghĩa với lợi nhuận, mà lợi
nhuận lại là kết quả của một quá trình sản xuất. Do vậy, nếu dùng chỉ tiêu này sẽ
khơng phản ảnh được chính xác chất lượng cơng tác và năng suất lao động xã hội
khi sản xuất có cùng một kết quả.

* Quan niệm thứ hai: Hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết quả thu
được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó của một q trình sản xuất.
H=Q/C
Quan niệm này có ưu điểm là so sánh được chất lượng quá trình sản xuất –
kinh doanh, nhưng lại chưa tách ra để phân tích được phần nào là do kết quả của
chất lượng hoạt động sản xuất – kinh doanh phần nào là do tác động của các yếu tố


5

tự nhiên đem lại. Mặt khác, quan niệm này chỉ đồng nhất về yếu tố thời gian khi so
sánh chất lượng công việc giữa các chủ thể sản xuất – kinh doanh. Khi thay đổi về
yếu tố thời gian hoặc ở các thời điểm khác nhau nếu sử dụng quan niệm này thì việc so
sánh sẽ khơng cịn ý nghĩa chính xác nữa.

* Quan niệm thứ ba: Hiệu quả kinh tế là sự so sánh giữa phần kết quả tăng thêm
với phần chi phí tăng thêm để làm ra sản phẩm.
HCB= ∆Q / ∆C
Trong đó: HCB là hiệu quả kinh tế cận biên; ∆Q là phần tăng thêm của kết
quả sản xuất; ∆C là phần tăng thêm của chi phí sản xuất.

Quan niệm này có ưu điểm là sẽ chỉ ra được điểm dừng tối ưu cho sự đầu tư
tăng thêm để sản xuất sản phẩm. Quan niệm này chỉ ra được mối quan hệ giữa chi
phí cơ hội và giá trị cơ hội của quá trình sản xuất – kinh doanh, nhưng lại không
phản ảnh được tổng thể hiệu quả kinh tế chung của cả tổng thể quá trình sản xuất –
kinh doanh.

* Quan niệm thứ tư: Hiệu quả kinh tế (EE) là thước đo mức độ thành công của người
sản xuất trong việc lựa chọn lượng đầu vào và đầu ra một cách tối ưu. Hiệu quả kinh tế
được tính bằng tích của hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ.
Farell (1957) đã đưa ra khái niệm về hiệu quả kinh tế gồm hai thành phần
cấu thành đó là hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Hiệu quả kỹ thuật (TE) phản
ánh khả năng của một hộ sản xuất có thể tối đa hố sản lượng đầu ra với một lượng
đầu vào và công nghệ nhất định. Hiệu quả phân bổ (AE) phản ánh khả năng của hộ
sản xuất sử dụng tổ hợp các đầu vào ở một góc độ tốt nhất với mức giá và công
nghệ nhất định. Nghĩa là tỷ số giữa sản phẩm biên của hai yếu tố đầu vào nào đó sẽ
bằng tỷ số giá cả giữa chúng.
Như vậy, xung quanh vấn đề hiệu quả kinh tế có nhiều quan niệm khác nhau.
Do vậy, theo chúng tôi, khi nghiên cứu hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất
– kinh doanh chăn ni lợn thịt thì cần phải kết hợp các quan niệm khác nhau để
vừa phản ảnh được cả về mức độ, quy mô của hoạt động vừa phản ảnh được cả về
chất lượng cơng tác của tồn bộ quá trình hoạt động sản xuất – kinh doanh.


6

1.1.1.2. Phân loại hiệu quả kinh tế
Hoạt động sản xuất của nền kinh tế xã hội được diễn ra ở các phạm vi khác
nhau, các ngành, các lĩnh vực khác nhau. Đối tượng tham gia vào các quá trình
sản xuất và các yếu tố sản xuất cũng khác nhau. Mục đích, ý đồ nghiên cứu
khác nhau thì nội dung nghiên cứu hiệu quả kinh tế cũng khác nhau. Do đó, để

nghiên cứu HQKT cần phải hiểu phân loại hiệu quả.

* Phân loại hiệu quả kinh tế theo bản chất, mục tiêu
Theo cách phân loại này, hiệu quả kinh tế được chia ra như sau:

- Hiệu quả kinh tế: Phản ánh mối tương quan giữa kết quả hữu ích về mặt
kinh tế và chi phí bỏ ra. Nó đánh giá chủ yếu về mặt kinh tế và hoạt động sản xuất.

- Hiệu quả xã hội: Phản ánh mối tương quan giữa kết quả các lợi ích về mặt xã
hội và sản xuất mang lại với chi phí bỏ ra. Loại hiệu quả này đánh giá chủ yếu về
mặt xã hội do hoạt động sản xuất đem lại.

- Hiệu quả kinh tế - xã hội: Phản ánh mối tương quan giữa kết quả tổng hợp về
mặt kinh tế và xã hội với các chi phí bỏ ra để đạt kết quả đó.

- Hiệu quả phát triển bền vững: Là hiệu quả kinh tế - xã hội có được do
những tác động hợp lý để tạo ra nhịp điệu tăng trưởng tốt và đảm bảo những
lợi ích kinh tế - xã hội, mơi trường về lâu dài.

* Phân loại hiệu quả kinh tế theo phạm vi nghiên cứu
Ở phạm vi vĩ mô, hiệu quả kinh tế được phân chia như sau:

- HQKT quốc dân là hiệu quả kinh tế được xem xét chung trong toàn bộ nền
kinh tế - xã hội .

- HQKT theo ngành, lĩnh vực là hiệu quả kinh tế được xem xét đối với
từng ngành sản xuất, từng lĩnh vực. Trong nền kinh tế quốc dân có ngành Nơng
nghiệp, Cơng nghiệp..., Trong Nơng nghiệp có các ngành trồng trọt, ngành chăn
nuôi và các ngành cụ thể như cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp…


- HQKT theo vùng, lãnh thổ được xem xét đối với từng vùng kinh tế - tự
nhiên và phạm vi lãnh thổ như vùng đồng bằng sông Hồng, hay phạm vi tỉnh hoặc
huyện.


7

Ở phạm vi vi mô, hiệu quả kinh tế được xem xét đối với các đơn vị doanh
nghiệp và chủ thế tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.1.1.3. Bản chất và nội dung hiệu quả kinh tế
Từ những quan điểm về HQKT và bản chất HQKT nêu trên cho ta thấy hiệu
quả là một phạm trù trọng tâm và rất cơ bản của khoa học kinh tế và quản lý.
Do đó cần hiểu đầy đủ các nội dung, bản chất của khoa học kinh tế và quản lý, nội
dụng, bản chất HQKT thể hiện như sau:

*HQKT là một phạm trù kinh tế khách quan, nhưng nó khơng phải là mục
đích cuối cùng, mà là mục tiêu của sản xuất. Mục đích của sản xuất là thỏa mãn
tốt nhất các nhu cầu vật chất và tinh thần của xã hội. Mục đích này được thực hiện
khi nền sản xuất xã hội tạo ra những kết quả hữu ích ngày càng cao cho xã hội.
Nhưng đạt được mục tiêu về HQKT là với khối lượng nguồn lực nhất định tạo ra
một khối lượng sản phẩm hữu ích lớn nhất.

* Kết quả và hiệu quả kinh tế có quan hệ khăng khít với nhau. Kết quả là một
đại lượng vật chất được biểu hiện bằng nhiều chỉ tiêu, nhiều nội dung tùy thuộc vào
từng trường hợp cụ thể để xác định. Trong nền sản xuất hàng hố kết quả hữu ích
đạt được, chịu tác động của các quy luật kinh tế của nền sản xuất hàng hoá, nền
kinh tế thị trường, quy luật hiệu suất giảm dần và các quy luật kinh tế khác trong
điều kiện kinh tế - xã hội nhất định. Trong sản xuất nơng nghiệp, ngồi sự ảnh
hưởng các quy luật trên, kết quả còn chịu ảnh hưởng của các quy luật tự nhiên,
đặc điểm của sản xuất nơng nghiệp và đặc trưng của thị trường hàng hố nông sản

chi phối. Điều này cũng cho thấy HQKT không chỉ là phạm trù kinh tế mà cịn
mang tính chất của phạm trù xã hội. Mặt khác, trong nông nghiệp do tính đặc thù
của nó nên việc xác định, so sánh HQKT là khó khăn và mang tính chất tương đối.

* Hiệu quả là một đại lượng để đánh giá xem kết quả hữu ích được tạo ra thế
nào, từ nguồn chi phí bao nhiêu, trong các điều kiện cụ thể nào, có thể nhận
được hay khơng. Như vậy HQKT liên quan trực tiếp đến các yếu tố đầu vào và các
yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất .

* Đánh giá HQKT của sản xuất nông nghiệp trong điều kiện kinh tế thị
trường, việc xác định các yếu tố đầu vào và đầu ra có những khó khăn sau:


8

- Những khó khăn trong xác định yếu tố đầu vào
+ Trong sản xuất nông nghiệp, việc sử dụng các tư liệu sản xuất vào
nhiều quá trình sản xuất và trong nhiều năm nhưng khơng đồng đều. Hơn nữa có
loại rất khó xác định giá trị đào thải và chi phí sửa chữa lớn. Vì thế việc khấu hao
và phân bổ chi phí để tính đúng chi phí sản xuất chỉ có tính tương đối.
+ Các chi phí sản xuất chung như chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng, chi phí
thơng tin, tun truyền, giáo dục đào tạo, khuyến cáo kỹ thuật cần phải được hoạch
tốn để tính vào chi phí, nhưng thực tế khơng tính được một cách cụ thể.
+ Ảnh hưởng của thị trường làm giá cả biến động, mức độ trượt giá gây khó
khăn trong việc xác định các loại chi phí sản xuất .
+ Các yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên (thuận lợi hay khó khăn) tác động
lớn đến q trình sản xuất nơng nghiệp và hiệu quả của nó. Tuy nhiên mức độ tác
động của các yếu tố này đến nay vẫn chưa có phương pháp xác định chuẩn xác.
Yêu cầu xác định các yếu tố đầu vào hay tính chi phí sản xuất bỏ ra cần đúng
và đủ. Theo lập luận của các nhà kinh tế học thì tình trạng kém hiệu quả chẳng qua

là khơng thể tính các chi phí đầu vào một cách chính xác.

- Những khó khăn trong xác định yếu tố đầu ra
Các kết quả sản xuất về mặt vật chất có thể lượng hố để tính và so sánh trong
thời gian và không gian cụ thể nào đó. Nhưng những kết quả về mặt xã hội, mơi
trường sinh thái, độ phì của đất, khả năng cạnh tranh trên thị trường của một
doanh nghiệp hay của vùng sản xuất thì khơng thể lượng hố và chỉ được thể
hiện bằng thời gian dài. Đó là việc khó khăn trong việc xác định đúng và đủ các
yếu tố đầu ra. Mong muốn của người sản xuất là tăng nhanh kết quả hữu ích, hay
mục đích cuối cùng của sản xuất là đáp ứng tốt nhất những nhu cầu vật chất tinh
thần và văn hoá xã hội. Đồng thời, mục tiêu của người sản xuất là "tiết kiệm" các
yếu tố đầu vào để thực hiện tăng nhanh kết quả hữu ích đó, hay tăng HQKT. Bản
chất của tính HQKT là thực hiện tối ưu giữa yếu tố đầu vào với đầu ra.

* Hiểu một cách đầy đủ, việc đánh giá một một cách tổng quát hoạt động sản
xuất không chỉ đánh giá kết quả mà phải đánh giá hiệu quả, đó chính là đánh giá


9

chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra kết quả đó. Nói cách khác
HQKT phản ánh trình độ thực hiện các nhu cầu của xã hội .

* Bản chất của HQKT của nền sản xuất xã hội là thực hiện yêu cầu của
"quy luật tiết kiệm thời gian lao động" trong sử dụng các nguồn lực xã hội. Điều
đó chính là hiệu quả của lao động xã hội và được xác định bằng tương quan so
sánh giữa lượng kết quả hữu ích thu được với lượng hao phí lao động xã hội .
Từ khái niệm và bản chất của phạm trù HQKT, nó vừa thể hiện tính lý luận
khoa học sâu sắc, vừa là vấn đề cần đặt ra trong thực tiễn sản xuất. Do vậy, việc
nghiên cứu HQKT không chỉ dừng lại ở việc đánh giá, mà thơng qua đó tìm ra

những phương hướng và giải pháp phù hợp có lợi nhất nhằm phát triển sản xuất,
thoả mãn tốt hơn những nhu cầu cho xã hội và nâng cao HQKT.
1.1.1.4. Xác định và đánh giá hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt

* Xác định hiệu quả kinh tế:
Từ nhưng quan niệm và nội dung về hiệu quả kinh tế nêu ra ở trên, theo
chúng tôi để xác định hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp ta cần xác định
được nội dung sau:
Lựa chon được cơng thức tính tốn cho phù hợp. Thơng thường với trình độ
quản lý và ghi chép cịn hạn chế hộ chăn nuôi lợn thịt nên thường sử dụng cách toàn
phần: là tỷ số giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả của một
quá trình sản xuất.
H=Q/C
quan niệm này phản ánh đồng nhất về yếu tố thời gian khi so sánh chất lượng công
việc giữa các chủ thể sản xuất – kinh doanh.
Trong đó :
Q: Kết quả sản xuất chăn ni lợn thịt (khối lượng xuất chuồng, tổng thu, thu
nhập hỗn hợp, lợi nhuận….)
C: Chi phí mà hộ bỏ ra có thể là chi phí trung gian, tổng chi phí, chi lao động
Khi xác định hiệu quả kinh tế theo công thức này, vần đề đặt ra ở đây là
chúng ta phải xác định được kết quả của sản xuất (Q), chí phí (C). Trong trường
hợp khơng xác định cụ thể thì cần phải có giả thiết cụ thể.


10

* Đánh giá hiệu quả kinh tế:
Đánh giá hiệu quả kinh tế nghĩa là phải so sánh giữa các quá trình sản xuất
với nhau và xác định gốc so sánh để làm tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả.
Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế là các quan điểm, nguyên tắc đánh

giá hiệu quả kinh tế trong những điều kiện cụ thể ở một giai đoạn nhất định
thường là trong một năm hoặc một thời kỳ.
Một số nhà kinh tế học cho rằng tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế là
nội hàm của phạm trù hiệu quả, là biểu hiện bản chất phạm trù kinh tế. Nếu tiêu
chuẩn biểu hiện mặt chất lượng của hiệu quả kinh tế thì hệ thống chỉ tiêu biểu
hiện đặc trưng số lượng của hiệu quả kinh tế, tiêu chuẩn của hiệu quả kinh tế sản
xuất xã hội là tiết kiệm lao động xã hội, hay nói cách khác là tăng năng suất lao
động xã hội. Có một số tác giả cho rằng tiêu chuẩn hiệu quả là hiệu quả tối ưu
được xác định bằng phương pháp tối ưu.
Ở cấp vi mô, tiêu chuẩn kinh tế được coi là chỉ tiêu lợi nhuận, có lợi
nhuận là có hiệu quả, thua lỗ là khơng có hiệu quả, lợi nhuận càng nhiều hiệu
quả càng cao.
Từ các quan niệm trên, đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt chúng ta
cần so sánh các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tính được giữa các qui mơ khác nhau,
phương thức chăn nuôi khác nhau và loại cơ sở chăn nuôi khác nhau, kết quả sử dụng
các yếu tố đầu vào khác nhau. Ngồi ra cịn đóng góp cho kết quả xã hội, môi trường
mà chăn nuôi lợn thịt của hộ nông dân mang lại
1.1.1.5. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế

* Các chỉ tiêu đánh giá kết quả:
Kết quả sản xuất kinh doanh trong nơng nghiệp là tồn bộ sản phẩm vật chất
và dịch vụ do lao động nông nghiệp sáng tạo ra trong một thời kỳ (thường tính là một
năm). Các sản phẩm vật chất và dịch vụ thể hiện ở các hình thái hiện vật khác nhau.
Nên để phân tích kết quả của toàn ngành người ta thường dùng các chỉ tiêu sau.
+ Giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ do lao
động sáng tạo ra trọng một thời kỳ


11


Chỉ tiêu này được tính theo số lượng các loại sản phẩm nhân với giá cả tương
ứng của các sản phẩm đó:
n

GO =  XiPi
1

Trong đó:
GO : Giá trị đầu ra của hoạt động chăn nuôi lợn thịt
Xi

: Số lượng loại sản phẩm i (khối lượng xuất chuồng )

Pi

: Giá thị trường của sản phẩm i

Trong chăn nuôi lợn thịt ở nông hộ, sản phẩm đầu ra là lợn thịt. Ngồi ra cịn
có sản phẩm phụ như phân bón.
Về giá cả, GO có thể được tính theo 2 loại giá đó là:
 Giá cố định: GO được tính theo giá cố định khi cần so sánh giá trị sản xuất
giữa các thời kỳ khác nhau. Tuy nhiên, việc tính tốn GO theo giá cố định không
làm rõ được sự biến đổi của giá thị trường ;
 Giá thực tế (giá hiện hành): GO được tính theo giá thực tế khi cần xem xét
kết quả thực hàng năm. Song tính GO theo giá thực tế thì việc so sánh GO ở các
thời kỳ khác nhau khơng có ý nghĩa bởi vì không loại trừ được ảnh hưởng của lạm
phát và biến động giá cả trên thị trường.
+ Giá trị gia tăng (VA): Là giá trị mới sáng tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh
hay hiệu số của giá trị sản xuất và chi phí trung gian.
Giá trị tăng thêm được biểu thị bằng công thức :

VA = GO – IC
Trong công thức này:
VA : Giá trị tăng thêm
GO : Giá trị sản xuất
IC

: Chi phí trung gian

+ Thu nhập hỗn hợp (MI): do công lao động trong sản xuất nơng nghiệp chưa hạch tốn
được rõ ràng nên thu nhập hỗn hợp được dùng để phản ảnh kết quả của người lao động
(bao gồm cả công lao động) tạo ra trong một thời kỳ


12

Thu nhập hỗn hợp được tính bằng cơng thức:
MI = VA – (A + T)
Trong đó:
MI : Thu nhập hỗn hợp
A

: Khấu hao tài sản cố định

T

: Thuế

Thu nhập hỗn hợp là hiệu số giữa giá trị tăng thêm với chi phí khấu hao
tài sản cố định và thuế phải nộp trong quá trình sản xuất.
+ Lợi nhuận (Pr): Là lợi nhuận thuần trong sản xuất kinh doanh là sự chênh lệch

giữa doanh thu với tổng chi phí bỏ ra trong một thời kỳ (một năm)
Lợi nhuận được tính bằng công thức:
Pr = TR – TC
Trong công thức này: TR là doanh thu thuần của người sản xuất kinh doanh
trong khâu sản xuất kinh doanh thu được có thể là GO
TC là tồn bộ chi phí thực tế mà người lao động bỏ ra: bao gồm chi phí vật
chất, dịch vụ, khấu hao tài sản cố đinh, thuế, công lao động và gia đình...
+ Chi phí trung gian (IC): Là tồn bộ các khoản chi phí vật chất và dịch vụ thường
xuyên được sử dụng trong quá trình sản xuất. Chi phí trung gian được biểu thị bằng
cơng thức :
n

IC   C jG j
1

Trong đó: IC : Chi phí trung gian
Cj : Khối lượng đầu tư đầu vào thứ j
Gj : Đơn giá đầu vào thứ j

* Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế:
- Hiệu quả sử dụng chi phí trung gian
+ Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí trung gian (TGO): Tỷ suất giá trị sản xuất
theo chi phí là tỷ số giữa giá trị sản xuất thu được và chi phí trung gian tiêu tốn
của q trình sản xuất đó. Được biểu thị bằng cơng thức tính :


13

TGO = GO/IC
Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất theo

góc độ chi phí. Giá trị của chỉ tiêu này cho thấy cứ bỏ ra 1 đồng chi phí trung gian sẽ
thu được bao nhiêu đồng giá trị sản phẩm. Cơng thức tính tốn trên cho thấy TGO càng
lớn thì sản xuất càng đạt giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên chỉ tiêu này chưa làm rõ được
chất lượng đầu tư.
Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí thường được tính tốn cho từng loại sản
phẩm để so sánh chỉ tiêu này cho các loại sản phẩm với nhau làm cơ sở để ra quyết
định nên sản xuất loại sản phẩm nào (đơn vị tính TGO là: lần).
+ Tỷ suất giá trị tăng thêm theo chi phí trung gian (TVA): Tỷ suất giá trị tăng thêm
theo chi phí trung gian là chỉ tiêu đánh giá chất lượng của đầu tư trong sản xuất
nông nghiệp. Tỷ suất giá trị tăng thêm theo chi phí trung gian được biểu thị bằng
cơng thức :
TVA = VA/IC
Nhìn cơng thức biểu thị TVA cho thấy: Giá trị TVA cho biết cứ bỏ 1 đồng
vào thì sẽ thu được bao nhiêu đồng giá trị tăng thêm. TVA là chỉ tiêu đánh giá hiệu
quả đầu tư về mặt chất lượng (đơn vị tính TVA là: lần), TVA có giá trị lớn thì sản
xuất có hiệu quả cao.
Tỷ suất giá trị tăng thêm theo chi phí trung gian thường được tính tốn cho từng
loại sản phẩm. Đây là chỉ tiêu quan trọng cho việc đưa ra quyết định nên sản xuất loại
sản phẩm nào.
+ Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo chi phí trung gian (TMI): Tỷ suất thu nhập
hỗn hợp theo chi phí trung gian là chỉ tiêu phản ánh chất lượng đầu tư trong sản xuất
nông nghiệp. TMI được biểu thị bằng công thức :
TMI = MI/IC
Giá trị của TMI cho biết cứ bỏ 1 đồng chi phí trung gian thì thu được bao
nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp. Về bản chất chỉ tiêu này gần giống như chỉ tiêu tỷ
suất lợi nhuận thường tính tốn trước đây.
TMI cũng thường được tính tốn cho từng loại sản phẩm, nhưng đã tính đến
chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí phân bổ và thuế. Do vậy, chỉ tiêu này có thể



14

coi là quan trọng cho hộ tham khảo để đưa ra quyết định sản xuất (đơn vị của TMI
là lần).

- Hiệu quả sử dụng lao động:
+ Thu nhập hỗn hợp trên 1 công lao động (MI/V): Thu nhập hỗn hợp trên 1 công
lao động là giá trị một ngày công lao động. Chỉ tiêu này được biểu thị bằng công
thức :
TV = MI/V (Đơn vị tính: đồng/cơng)
Trong kinh tế hộ gia đình, TV phản ảnh giá trị thực của lao động đã bỏ ra
trong quá trình sản xuất. Đối với trình độ hạch tốn của hộ hiện nay, họ rất quan
tâm đến một ngày lao động họ thu được giá trị bao nhiêu để từ đó đưa ra quyết định
sản xuất.Trên thực tế có những sản phẩm khi đưa vào sản xuất có thể đem lại giá trị
ngày cơng lao động có giá trị cao nhưng lại thu hút ít ngày cơng lao động, có những
sản phẩm tuy giá trị ngày công lao động thấp hơn song lại thu hút được nhiều lao
động, kết quả là tổng thu nhập hỗn hợp vẫn lớn hơn.

- Hiệu quả sử dụng tổng chi phí
+ Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí (Z): Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí là tỷ số giữa giá
trị sản xuất thu được và tổng chi phí đã tiêu hao trong quá trình sản xuất. Tỷ suất lợi
nhuận theo chi phí được biểu thị bằng cơng thức:
Z = Pr/TC (Đơn vị tính: lần)
Trong đó: Z là tỷ xuất lợi nhuận theo chi phí,
Pr là lợi nhuận sản xuất,
TC là tổng chi phí sản xuất.
Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả theo chi phí, giá
trị của chỉ tiêu này cho biết cứ bỏ ra 1 đồng chi phí sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi
nhuận. Z càng lớn thì sản xuất càng đạt hiệu quả kinh tế cao.
Tỷ suất lợi nhuận thường được tính theo từng loại sản phẩm để so sánh chỉ

tiêu này với các loại sản phẩm khác làm điều kiện để hộ đưa ra quyết định nên sản
xuất loại sản phẩm nào.
+ Giá thành đơn vị sản phẩm: Giá thành đơn vị sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng
hợp đánh giá kết quả của quá trình kết hợp giữa các yếu tố trong sản xuất - kinh


15

doanh. Giá thành sản phẩm bao gồm hai phần: chi phí vật chất để sản xuất ra sản
phẩm (C) và chi phí lao động (V).
Chỉ tiêu giá thành đơn vị sản phẩm được chúng tôi sử dụng để đánh giá hiệu
quả chăn nuôi lợn ở các địa phương nghiên cứu. Cơng thức chung để tính giá thành
như sau:
Giá thành đơn vị sản phẩm =

Tổng chi phí vật chất (C) + Tổng chi phí lao động (V)
Khối lượng sản phẩm

Chi phí lao động gồm cả chi phí lao động th ngồi và lao động gia đình.
Chi phí lao động gia đình được tính bằng số ngày cơng lao động gia đình sử
dụng trong chăn nuôi lợn nhân với đơn giá ngày cơng. Đơn giá ngày cơng lao
động gia đình tính theo đơn giá ngày cơng lao động th ngồi ngay tại địa
phương.
Nhưng do việt nam chăn ni vẫn mang tính nhỏ lẻ tự phát chiếm đến 81,4%
nên hầu như người dân vẫn chưa có ý thức ghi chép cụ thể và đầy đủ nên giá thành
thu được ở đây vẫn mang tính chất chưa được hồn chỉnh. Vì một số phải tính bằng
khả năng ước lượng và ghi nhớ của hộ chăn ni như chi phí thức ăn, chi phí lao
động, chi phí khấu hao, chi phí khác mang tính ước lượng và ghi nhớ của người
chăn nuôi do vậy giá thành tính được chỉ mang tính tương đối và chưa đầy đủ.
1.1.2. Lý luận về chăn nuôi lợn thịt

1.1.2.1. Vai trị của việc phát triển chăn ni lợn thịt
Thực hiện đường lối của Đảng và Nhà nước mà sản xuất nông nghiệp cả
trồng trọt và chăn nuôi đều phát triển nhanh, mạnh và vững chắc. Giá trị tổng sản
phẩm nông nghiệp không ngừng tăng lên. Nông nghiệp nước ta thực sự là cơ sở, là
nền tảng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong sản xuất
nơng nghiệp nước ta, ngành chăn nuôi đặc biệt là chăn ni lợn giữ một vai trị
vơ cùng quan trọng. Theo kết quả điều tra sơ bộ tại thời điểm 1/4/2014 của Tổng
cục Thống kê, cả nước có 26,39 triệu con lợn, tăng nhẹ (0,3%) so với cùng kỳ. năm
2014 nhu cầu tiêu thụ thịt lợn của Việt Nam vào khoảng 2,245 triệu tấn, tăng 1,8%
so với năm 2013. Sản lượng thịt lợn của Việt Nam năm 2014 dự kiến ở mức 2,26
triệu USD, đảm bảo cho Việt Nam xuất khẩu khoảng 15 nghìn tấn thịt lợn.


16

Bên cạnh chăn ni hộ gia đình với quy mơ nhỏ, chăn ni lợn theo hình thức
trang trại, cơng nghiệp đang phát triển ở hầu khắp các địa phương. Theo thống kê của Tổ
chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), sản lượng thịt lợn của Việt Nam đứng thứ nhất
Đông Nam Á (chiếm 42,2%), đứng thứ hai Châu Á sau Trung Quốc…
Trong điều kiện sản xuất của các nông hộ hiện nay, chăn nuôi lợn tận
dụng được các điều kiện như kỹ thuật, sức lao động, thức ăn sẵn có của gia đình và
cung cấp các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng và giá trị hàng hóa cao phục vụ cho
nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Chăn ni lợn cịn tạo ra nguồn phân bón
hữu cơ cho phát triển trồng trọt, cung cấp nguyên liệu cho một số ngành công
nghiệp chế biến. Chăn nuôi lợn cũng là một hướng để chuyển đổi cơ cấu kinh tế
nông nghiệp và nông thôn, tạo việc làm cho người lao động, tăng thu nhập và
tăng thêm nguồn thực phẩm chất lượng. Sản phẩm chăn ni ngồi việc thoả mãn
nhu cầu tiêu dùng trong nước mà cịn là mặt hàng nơng sản xuất khẩu có giá trị,
góp phần làm tăng nguồn ngoại tệ để nhập khẩu các máy móc thiết bị cần thiết.
Chúng ta đã xuất khẩu thịt lợn sang thị trường Hồng Kông, Liên bang Nga

và sẽ tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước khác trong thời gian tới.
Theo Tổng cục Hải Quan tình hình xuất khẩu thịt lợn 5 tháng đầu năm 2014 đạt trị
giá 14,46 triệu USD, chiếm 69,1% tổng trị giá xuất khẩu thịt các loại. Như vậy, chăn
ni lợn có vai trị hết sức quan trọng trong nông nghiệp nước ta. Phát triển chăn
ni lợn sẽ góp phần tạo cơng ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động nhằm
thực hiện thành cơng sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Phát triển chăn ni lợn góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp hợp lý, đưa ngành chăn ni lợn lên là ngành sản xuất chính cân đối với
ngành trồng trọt, như vậy chăn nuôi lợn phát triển góp phần khai thác sử dụng các
nguồn lực có hiệu quả hơn.
1.1.2.2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật về chăn nuôi lợn thịt
* Chăn nuôi lợn thịt
- Một năm chăn ni lợn thịt có thể ni được nhiều lứa, do vậy hiệu quả kỹ
thuật của chăn ni lợn thịt tính bình qn trên năm có nghĩa là bình qn trên tổng
các lứa nuôi thịt.


17

- Chăn nuôi lợn thịt chủ yếu là hộ gia đình nên trình độ quản lý và ghi chép
cịn kém dẫn đến khó khăn về việc thu thập dữ liệu, dữ kiện tính tốn về việc chi phí
và kết quả thu được khơng được chính xác và chi tiết từng khoản mục làm cho việc
tính tốn hiệu quả kỹ thuật không được đầy đủ. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật như số
lứa nuôi thịt, Số con nuôi trên lứa/năm, Tỷ lệ nuôi sống, Thời gian nuôi đến khi
xuất chuồng, tăng trọng....
- Để tính hiệu quả kinh tế chăn ni lợn thịt cần rất nhiều yếu tố để xác định
được kết quả và chi phí của chăn ni lợn thịt. Nhưng trong nghiên cứu này chỉ xác
định theo các chỉ tiêu như khối lượng thịt hơi xuất chuồng trên năm (gồm cả khối
lượng giống)…, Giá trị sản xuất: Tổng chi phí, chi phí trung gian, chi phí dịch vụ,
khấu hao tài sản cố định, lao động gia đình, khác….

* Hình thức chăn ni:
hiện nay chăn ni lợn thịt có nhiều hình thức ni và rất đa dạng như:

- Hình thức chăn nuôi truyền thống (TT): là phương thức chăn nuôi được
lưu truyền từ xa xưa, ngày nay vẫn còn tồn tại khá phổ biến, nhất là ở các vùng kinh
tế khó khăn, ít có điều kiện tiếp thu khoa học kỹ thuật. Với yêu cầu chuồng trại đơn
giản, nguồn thức ăn chủ yếu là tận dụng thức ăn dư thừa trong sinh hoạt.

- Hình thức chăn ni cơng nghiệp (CN): là phương thức chăn nuôi dựa
trên hộ thâm canh tăng năng suất sản phẩm, sử dụng các giống lợn cho năng
suất, chất lượng tốt như giống lợn hướng nạc. Đây là phương thức chăn nuôi
được áp dụng phổ biến đối với các nước có nền nơng nghiệp, cơng nghiệp phát
triển nhưng ở Việt Nam chưa được áp dụng rộng rãi trong chăn ni.
- Hình thức chăn ni bán cơng nghiệp (BCN): là phương thức chăn nuôi
kết hợp giữa chăn nuôi truyền thống với quy trình chăn ni tiên tiến. Sử dụng
nguồn thức ăn có sẵn như cám, gạo, ngơ, khoai, sắn,.. kết hợp với thức ăn đậm đặc
pha trộn đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho lợn. Giống lợn được sử dụng chủ yếu là
lợn thịt hướng nạc, phương thức này phù hợp với hình thức chăn ni ở nước ta
hiện nay và là phương thức được người nông dân áp dụng phổ biến.


18

* Quy mô chăn nuôi
Khác với trước đây, mỗi hộ nơng dân thường chỉ ni 1-2 con lợn với mục
đích chủ yếu là tận dụng phế phụ phẩm của ngành trồng trọt. Hiện nay, khi nền kinh
tế đã có những thay đổi cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, chăn ni theo
hướng hàng hóa đã hình thành và phát triển. Tùy theo điều kiện của mỗi gia đình
(vốn, đất đai, lao động) và điều kiện tự nhiên mà cơ cấu chăn nuôi khác nhau. Tuy
nhiên, phương hướng chung trong phát triển chăn nuôi lợn thịt là chuyển dịch cơ

cấu chăn nuôi theo hướng giảm tỷ trọng phương thức chăn nuôi truyền thống với
quy mô nhỏ lẻ, tăng dần tỷ trọng phương thức chăn nuôi với quy mô lớn phù hợp
nhằm phát triển chăn nuôi lợn thịt mang lại hiệu quả kinh tế cao.
1.1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt

* Điều kiện tự nhiên
Đối với ngành chăn nuôi, nhất là chăn nuôi lợn chịu ảnh hưởng rất lớn bởi
thời tiết, khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa, ẩm độ) tác động trực tiếp và gián tiếp tới
vật nuôi.

- Nếu nhiệt độ cao quá nó tác động tới trao đổi chất của lợn như: kém ăn, ăn
khơng ngon vì thế ảnh hưởng đến tăng trọng và sức khoẻ con vật. Nếu nhiệt độ thấp
quá làm cho lợn mất thân nhiệt cũng ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của lợn, vì
thế người ta nhận định rằng nhiệt độ từ 23 - 330C thì lợn phát triển tốt nhất.

- Độ ẩm cao cũng cản trở sự thốt hơi từ hệ thống hơ hấp của lợn, làm tăng
thân nhiệt trung bình ảnh hưởng tới sự phát triển của lợn. Ngoài ra lượng mưa hàng
năm cũng ảnh hưởng gián tiếp tới phát triển đàn lợn như ảnh hưởng tới nhiệt độ,
độ ẩm và hệ thống cung cấp thức ăn cho lợn, chế độ chăm sóc lợn.
Từ đó người chăn ni phải có biện pháp phù hợp điều hoà nhiệt độ, độ ẩm cho
từng giống lợn để chúng tăng trưởng phát triển bình thường.

- Đất đai là yếu tố quan trọng để phát triển đàn lợn, vì có đất thì mới phát
triển mở rộng quy mô sản xuất theo kiểu trang trại, sản xuất hàng hóa. Do đó đất
đai là khâu then chốt cho sự phát triển quy mô.

* Điều kiện kinh tế

- Giá bán sản phẩm: là yếu tố tác động trực tiếp đến số lượng hàng hóa và
dịch vụ cung cấp ra thị trường. Sự chênh lệch giữa giá bán và giá thành sản phẩm



×