Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Một số giải pháp chủ yếu để thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã tân dân thị xã chí linh tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (797.34 KB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN THỊ HUỆ

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NƠNG THƠN MỚI
TẠI XÃ TÂN DÂN, THỊ XÃ CHÍ LINH, TỈNH HẢI DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Hà Nội, 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN THỊ HUỆ

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NƠNG THƠN MỚI
TẠI XÃ TÂN DÂN, THỊ XÃ CHÍ LINH, TỈNH HẢI DƯƠNG

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60.31.10

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGÔ VĂN HẢI

Hà Nội, 2011


i

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tại trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, theo
chương trình đào tạo Cao học Khoá 17 ( 2009 - 2011), chuyên ngành Kinh tế
Nông nghiệp tôi đã xây dựng đề cương và đi nghiên cứu, thực tập với nội
dung: “ Một số giải pháp chủ yếu để thực hiện chương trình xây dựng nơng
thơn mới tại xã Tân Dân - Chí Linh - Hải Dương”, nay đã hoàn thành Luận
văn tốt nghiệp cho khố học.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện
tốt cho chúng tôi suốt quá trình ăn, ở và học tập tại trường.
Cảm ơn các thầy, cô trong khoa Đào tạo Sau Đại học, thầy cô bộ môn
Kinh tế và các bộ môn khác đã nhiệt tình giảng dạy truyền đạt kiến thức, giúp
đỡ tạo điều kiện trong công tác, học tập hàng ngày nay đã đạt kết quả.
Đặc biệt cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của Tiến sĩ Ngô Văn Hải đã tạo
điều kiện, chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt q trình thực tập và
hồn thành Luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các cơ quan: Ủy ban nhân dân xã Tân Dân
cùng các thôn Giang Hạ, Giang Thượng, Mạc Động….đã tạo mọi điều kiện
cho tôi trong suốt quá trình thực tập để đạt kết quả tốt tại xã Tân Dân, thị xã
Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
Tôi xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học, các chuyên gia trong lĩnh
vực đã tận tình giúp đỡ, đóng góp ý kiến xây dựng trong q trình thực hiện

luận văn.
Cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của đồng nghiệp, anh em, bạn bè và các
học viên trong lớp K17 đã ủng hộ, giúp đỡ tơi hồn thành luận văn.
Do điều kiện thời gian và năng lực có hạn, bản thân tơi cũng đã cố
gắng, nỗ lực hết mình đề hồn thành Luận văn tốt nghiệp. Song sẽ khơng
tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất mong được các thầy, cô, các nhà khoa
học, các đồng nghiệp tiếp tục đóng góp ý kiến chỉ bảo để tơi có thêm cơ hội
tiếp thu nâng cao kiến thức chuyên môn của bản thân.
Tôi xin cam đoan số liệu thu thập, tính tốn là trung thực và được trích
dẫn rõ ràng.
Hà Nội, tháng 9 năm 2011
Tác giả

Nguyễn Thị Huệ


ii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa

Lời cảm ơn .................................................................................................................. i
Mục lục ....................................................................................................................... ii
Danh mục các từ viết tắt ............................................................................................ iv
Danh mục các bảng ................................................................................................... iv
Danh mục các hình .................................................................................................... vi
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................3
1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................... 3

1.1.1. Khái niệm nông thôn .................................................................................3
1.1.2. Khái niệm nông thôn mới ..........................................................................3
1.1.3. Một số đặc trưng của mơ hình nơng thơn mới ..........................................4
1.1.4. Tiêu chí xác định nông thôn mới ..............................................................5
1.1.5. Một số nội dung chủ yếu của Chương trình xây dựng nơng thơn mới .....5
1.1.6. Vai trị của người dân trong q trình xây dựng nông thôn mới .............8
1.2. Cơ sở thực tiễn ....................................................................................................... 9
1.2.1. Một số chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ và địa phương liên
quan đến Chương trình xây dựng nơng thơn mới .......................................................9
1.2.2. Khái qt chung về Chương trình xây dựng nông thôn mới trên cả nước
...................................................................................................................................10
1.2.3. Kinh nghiệm triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nơng thơn mới
của các địa phương trong nước. ...............................................................................11
1.2.4. Kinh nghiệm phát triển nông thôn văn minh, hiện đại ở các quốc gia
trong khu vực và trên thế giới. ..................................................................................16
Chương 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................................20
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 20
2.1.1. Mục tiêu tổng quát ..................................................................................20
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................20
2.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 20


iii

2.3. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 20
2.4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 21
2.5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 21
2.5.1. Phương pháp thu thập tư liệu .................................................................21
2.5.2. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu .....................................................22

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...........................................................24
3.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và nhân lực tại xã Tân Dân ..... 24
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên ...................................................................................24
3.1.2. Tài nguyên ...............................................................................................25
3.1.3. Nhân lực ..................................................................................................26
3.2. Phân tích những vấn đề về thuận lợi, khó khăn đặt ra trong quá trình thực
hiện đề án xây dựng nơng thơn mới tại xã Tân Dân ..................................................... 27
3.2.1. Nhóm tiêu chí về quy hoạch ....................................................................27
3.2.2. Nhóm tiêu chí về cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội......................................28
3.2.3. Nhóm tiêu chí về kinh tế và tổ chức sản xuất .........................................37
3.2.4. Nhóm tiêu chí về văn hóa - xã hội - mơi trường .....................................44
3.2.5. Nhóm tiêu chí về hệ thống chính trị ........................................................51
3.3. Đánh giá chung .................................................................................................... 52
3.3.1. Đánh giá khái quát thực trạng nông thôn tại xã Tân Dân theo Bộ tiêu
chí quốc gia về nơng thơn mới ..................................................................................52
3.3.2.Những thuận lợi .......................................................................................54
3.3.3. Những tồn tại, hạn chế ............................................................................54
3.3.4. Những nguyên nhân ................................................................................56
3.4. Một số giải pháp chủ yếu để thực hiện Chương trình xây dựng nơng thơn
mới tại xã Tân Dân ............................................................................................................ 57
3.4.1. Quan điểm chung ....................................................................................57
3.4.2. Mục tiêu, nhiệm vụ từ năm 2011 đến năm 2015 .....................................58
3.4.3. Một số giải pháp chủ yếu ........................................................................59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BHYT

: Bảo hiểm y tế

CSHT

: Cơ sở hạ tầng

GDP

: Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)

GTVT

: Giao thông vận tải

HĐND

: Hội đồng nhân dân

HS

: Học sinh

HTX

: Hợp tác xã

IPM


: Quản lý dịch hại tổng hợp (Integrated Pest Management)

MTTQ

: Mặt trận tổ quốc

SXKD

: Sản xuất kinh doanh

THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông

TMDV

: Thương mại dịch vụ

TNCS

: Thanh niên cộng sản

TTCN

: Tiểu thủ công nghiệp


UBND

: Ủy ban nhân dân


v

DANH MỤC CÁC BẢNG
TT

Tên bảng

Trang

3.1

Diện tích đất tự nhiên của xã

25

3.2

Hệ thống giao thơng xã Tân Dân theo tiêu chí NTM

29

3.3

Đánh giá của người dân về chất lượng CSHT tại xã Tân Dân


31

3.4

Hiện trạng cơ sở vật chất trường học xã Tân Dân

33

3.5

Hiện trạng cơ sở vật chất văn hóa theo tiêu chí NTM

35

3.6

Những khó khăn trong hoạt động SXKD tại xã Tân Dân

41

3.7

Chất lượng giáo dục tại xã Tân Dân

45

3.8

Hiện trạng công tác y tế tại xã Tân Dân năm 2008 – 2010


47

3.9

Chất lượng đội ngũ cán bộ xã Tân Dân

52

3.10 Hiện trạng nông thôn xã Tân Dân theo Bộ tiêu chí Quốc gia
về NTM

53


vi

DANH MỤC CÁC HÌNH
TT

Tên hình

Trang

3.1

Đồ thị cơ cấu lao động của xã Tân Dân

26


3.2

Đồ thị thu nhập từ các ngành tại xã Tân Dân năm 2008 - 2010

37

3.3

Đồ thị cơ cấu kinh tế xã Tân Dân năm 2010

38

3.4

Đồ thị những khó khăn trong hoạt động SXKD tại xã Tân Dân

41

3.5

Đồ thị hiện trạng sử dụng các nguồn nước tại xã Tân Dân

50


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nông nghiệp, nông thôn, nông dân là 3 phạm trù kinh tế - xã hội gắn
liền với nhau. Hiện nay, ở Việt Nam, nơng nghiệp đang có vị trí đặc biệt

quan tro ̣ng cả về GDP và giá trị hàng hóa xuất khẩu. Gần 80% dân số chủ
yếu sống ở nơng thơn, nguồn sống chính vẫn vào nơng nghiệp. Trong cơ cấu
thu nhập quốc dân, GDP do nông nghiệp tạo ra vẫn giữ tỷ trọng đáng kể.
Trên 50% giá trị xuất khẩu là nông sản, thuỷ sản.
Để phấn đấu đạt được mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam trở thành một
nước cơng nghiệp thì nhiệm vụ đặt ra là thực hiện thắng lợi cơng cuộc cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nơng thơn mới văn minh, hiện đại. Đây
cũng là mở ra mô ̣t vâ ̣n hô ̣i mới cho sự phát triể n nông nghiệp, nông thôn
trong cả nước. Xây dựng nông thôn mới không những nhằm cải thiện và
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người nơng dân mà cịn là vấn đề
mang tính chiến lược, tạo một bộ mặt mới cho nơng thơn, song vẫn giữ được
những nét đặc trưng, tính cách Việt Nam trong cuộc sống văn hóa tinh thần.
Tuy nhiên việc xây dựng nông thôn mới tại các địa phương trên cả nước vẫn
đang ở bước khởi động và cũng có khơng ít các chỉ tiêu cịn đang lúng túng,
khó thực hiện như: quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao thu nhập…
Do đó, địi hỏi phải có nhiều thời gian và sự chung tay góp sức của toàn
Đảng, toàn dân.
Tân Dân là một xã ngoại thị thuộc thị xã Chí Linh - tỉnh Hải Dương,
với cơ cấu kinh tế trong đó nơng nghiệp chiếm tỷ trọng hơn 50%. Đời sống
của người dân chủ yếu phụ thuộc vào trồng trọt và chăn nuôi gia súc, gia
cầm, thủy sản. Thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới của tỉnh Hải
Dương, UBND thị xã đang tiến hành áp dụng thí điểm xây dựng nơng thơn
mới trên địa bàn 3 xã trong đó có xã Tân Dân. Với tổng vốn đầu tư gần 130
tỷ đồng cho xã để xây dựng nơng thơn mới thì Tân Dân đang đứng trước


2

rất nhiều cơ hội để có thể thay đổi kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống
tinh thần cho người dân. Nhưng trên thưc̣ tế thì c ̣c số ng của người dân ở

xã vẫn còn nhiề u khó khăn, vấ n đề giải quyế t viê ̣c là m, ô nhiễm môi
trường ở xã còn gă ̣p nhiề u khó khăn, lĩnh vực văn hóa - xã hội ở một số
mặt cịn hạn chế; Hệ thống chính trị ở xã chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ;
Việc thực hiện dân chủ còn một số nội dung mang tính hình thức… Do đó,
q trình phần đấu xây dựng để xã có thể đa ̣t chuẩ n xã xây dựng nông thôn
mớ i thì vẫn cò n nhiề u khó khăn và thách thức.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế của địa phương trong xây dựng Đề án
nông thôn mới và sớm để có thể tìm ra giải pháp khắc phục những khó khăn,
trở ngại trong viê ̣c thưc̣ hiê ̣n Chương trình xây dựng nơng thơn mới, chúng
tơi cho ̣n đề tài luâ ̣n văn tố t nghiê ̣p là: “Một số giải pháp chủ yếu để thực
hiện chương trình xây dựng nơng thơn mới tại xã Tân Dân - Chí Linh Hải Dương”.


3

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm nông thôn
Khái niệm “nông thôn” thường đồng nghĩa với làng, xóm, thơn…Trong
tâm thức người Việt, đó là một môi trường kinh tế sản xuất với nghề trồng lúa
nước cổ truyền, không gian sinh tồn, không gian xã hội và cảnh quan văn hoá
xây đắp nên nền tảng tinh thần, tạo thành lối sống, cốt cách và bản lĩnh của
người Việt.
Làng - xã là một cộng đồng địa vực, cộng đồng cư trú có ranh giới lãnh
thổ tự nhiên và hành chính xác định. Làng là một đơn vị tự cấp, tự túc về kinh
tế, có ruộng, có nghề, có chợ…tạo thành một khơng gian khép kín thống nhất.
Làng - xã là một cộng đồng tương đối độc lập về phong tục tập quán, văn hoá,
là một đơn vị tự trị về chính trị. Trong lịch sử, làng - xã là đơn vị hành chính
cơ sở. Tuy nhiên làng - xã cũng có những biến đổi ít nhiều qua các thời kỳ,

nhưng nhìn chung cho đến trước năm 1945, qua các biến động, làng vẫn giữ
được những cấu trúc truyền thống cơ bản.
Nông thôn được xác định là tổng hợp của các làng, nói cách khác, Làng
Việt là đơn vị cơ bản của nông thôn Việt Nam. Làng - xã đã từng đóng vai trị
rất quan trọng đối với sự phát triển đất nước, là nơi lưu giữ những giá trị văn
hố, ni dưỡng ngun khí của dân tộc trước các nguy cơ đồng hố, nơ
dịch.[12]
Những giá trị nói trên của làng ln ln cần thiết cho phát triển đất
nước, cần và sẽ được tiếp tục trong xây dựng mơ hình nơng thơn mới.
1.1.2. Khái niệm nơng thôn mới
Trong Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành
Trung ương Đảng Khóa X về nơng nghiệp, nông dân, nông thôn đã đưa ra


4

mục tiêu: “Xây dựng nơng thơn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện
đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp
với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch, xã hội nông
thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, dân trí được nâng cao, mơi
trường sinh thái được bảo vệ, hệ thống chính trị ở nơng thơn dưới sự lãnh
đạo của Đảng được tăng cường”.
Như vậy, nông thôn mới trước tiên phải khác nông thôn truyền thống
hiện nay: là làng xã văn minh, sạch đẹp, cơ sở hạ tầng hiện đại, sản xuất phát
triển bền vững, đời sống của người nông dân được nâng cao, phù hợp với nhu
cầu của con người, với xu thế phát triển nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa
dân tộc và an ninh quốc phịng được đảm bảo.
1.1.3. Một số đặc trưng của mơ hình nơng thơn mới
- Đơn vị cơ bản của mơ hình nơng thơn mới là làng - xã. Làng - xã là
một cộng đồng, trong đó quản lý của Nhà nước và tự quản của nông dân được

kết hợp hài hòa, các giá trị truyền thống của làng - xã được phát huy tối đa,
tạo ra bầu khơng khí tâm lý xã hội tích cực, bảo đảm trạng thái cân bằng trong
đời sống kinh tế - xã hội ở nông thơn, giữ vững an ninh trật tự xã hội… nhằm
hình thành môi trường thuận lợi cho sự phát triển kinh tế nơng thơn.
- Đáp ứng u cầu thị trường hóa, đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa, chuẩn bị những điều kiện vật chất và tinh thần giúp nông dân yên tâm
làm ăn sinh sống và ngày một thịnh vượng hơn trên chính nơi họ đã gắn bó
lâu đời.
- Có tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, mơi trường sinh thái được
giữ gìn, tiềm năng du lịch được khai thác, làng nghề truyền thống, làng nghề
tiểu thủ công nghiệp được khôi phục, ứng dụng khoa học công nghệ cao trong
quản lý cũng như sản xuất….


5

- Các chủ thể nông thôn (lao động nông thôn, chủ trang trại, hộ nơng
dân, các tổ chức phi chính phủ…) có khả năng, điều kiện và trình độ để tham
gia tích cực vào các q trình ra quyết định về chính sách phát triển nơng
thơn… Người nơng dân thực sự được tự do và quyết định trên luống cày và
thửa ruộng của mình, lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh làm giàu cho
mình, cho quê hương theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng và chính
sách, pháp luật của Nhà nước.
- Nơng dân, nơng thơn có văn hóa phát triển, dân trí được nâng lên, sức
lao động được giải phóng. Người nơng dân có cuộc sống ổn định, giàu có,
trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật và tay nghề cao, lối sống văn minh hiện
đại nhưng vẫn giữ được những giá trị văn hóa, bản sắc truyền thống dân tộc…
1.1.4. Tiêu chí xác định nơng thơn mới
Bộ tiêu chí quốc gia về nơng thơn mới ban hành kèm theo Quyết định
số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ

tiêu chí xác định nơng thơn mới. Bộ tiêu chí được chia làm 5 nhóm: Quy
hoạch (1 tiêu chí); Hạ tầng kinh tế - xã hội (8 tiêu chí); Kinh tế và tổ chức sản
xuất (4 tiêu chí); Văn hóa - Xã hội - Mơi trường (4 tiêu chí); Hệ thống chính
trị (2 tiêu chí). Trong mỗi tiêu chí bao gồm các đầu mục chi tiết nhằm đánh
giá chính xác thực trạng kinh tế - xã hội của mỗi xã, huyện, tỉnh. Từ đó giúp
cho các cấp quản lý, ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của mỗi địa
phương, đưa ra được các phương án khả thi nhằm đưa địa phương mình trở
thành xã, huyện, tỉnh đạt nông thôn mới. (Xem phụ lục)
1.1.5. Một số nội dung chủ yếu của Chương trình xây dựng nông thôn mới
Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nơng thôn
mới giai đoạn 2010-2020 xác định xây dựng nông thôn mới là chương trình


6

mục tiêu quốc gia và là một chương trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã
hội, chính trị và an ninh quốc phòng, bao gồm các nội dung:
- Quy hoạch xây dựng nông thôn mới: Đây là nội dung căn bản và là cơ
sở để có thể tiến hành các giải pháp tiếp theo trong xây dựng nông thôn mới,
bao gồm: Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất
nông nghiệp hàng hóa, cơng nghiệp và tiểu thủ cơng nghiệp dịch vụ; Quy
hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội môi trường theo chuẩn mới; Quy
hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có
theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp.
- Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại hóa: Cùng với
việc hồn thiện giải pháp về quy hoạch thì phát triển cơ sở hạ tầng sẽ giúp thay
đổi bộ mặt của nông thôn, tạo cơ sở cho phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.
Hiện nay, cơ sở hạ tầng ở nhiều vùng nơng thơn vẫn cịn nghèo nàn, thiếu thốn,
đường giao thơng đi lại khó khăn, các cơng trình cơng cộng như: trường học,

thủy lợi, điện, nhà văn hóa, chợ, trạm y tế… chưa đảm bảo để phục vụ đời sống
sinh hoạt cũng như sản xuất của người dân. Do đó, cần nhanh chóng hồn thiện
cơ sở hạ tầng từng bước hiện đại nhưng vẫn giữ gìn được phong cách truyền
thống và phải phù hợp với thực trạng của từng địa phương.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất,
nâng cao thu nhập: Đây là nội dung trọng tâm, mang tính cốt lõi của Chương
trình xây dựng nơng thơn mới (NTM), là nội dung khó thực hiện nhất và cần
phải có thời gian, đặc biệt là tiêu chí về thu nhập và cơ cấu lao động. Muốn
tăng thu nhập thì phải giảm tỷ lệ lao động trong nơng nghiệp (vì nước ta hiện
nay bình qn một hộ sản xuất nơng nghiệp chỉ có 0,61 ha đất sản xuất, vùng
đồng bằng sông Hồng chỉ có 0,35 ha thì đưa cơng nghệ kiểu gì cũng không
thể làm giàu được với quy mô như hiện nay) bằng cách đào tạo nghề để làm
phi nông nghiệp và dần dần rút bớt lao động trong nông nghiệp ra. Xây dựng


7

NTM là phải làm cho đời sống kinh tế của người dân giàu có hơn, đời sống
văn hóa lành mạnh và giữ gìn bản sắc dân tộc, chứ khơng phải xây dựng
NTM chỉ với mục tiêu là xây dựng cơ sở hạ tầng.
- Văn hóa - xã hội - mơi trường được nâng cao nhằm đảm bảo đời sống
tinh thần cho người dân. Bên cạnh việc đảm bảo đời sống vật chất thì đời
sống tinh thần của người dân cũng phải được quan tâm vì có như vậy thì mới
xây dựng được NTM bền vững. Nội dung này bao gồm: Coi trọng công tác
giáo dục nhằm tạo tiền đề cho việc nâng cao chất lượng lao động, thực hiện
an sinh xã hội: giảm tỷ lệ hộ nghèo, phát triển y tế để chăm sóc sức khỏe cho
dân cư nơng thơn. Xây dựng đời sống văn hóa, thơng tin và truyền thơng nơng
thơn, xây dựng các cơng trình bảo vệ mơi trường nông thôn trên địa bàn xã,
thôn theo quy hoạch, gồm: xây dựng, cải tạo nâng cấp hệ thống tiêu thốt
nước trong thơn, xóm; Xây dựng các điểm thu gom, xử lý rác thải ở các xã;

Chỉnh trang, cải tạo nghĩa trang; Cải tạo, xây dựng các ao, hồ sinh thái trong
khu dân cư, phát triển cây xanh ở các cơng trình cơng cộng….
- Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đồn thể chính trị xã hội trên địa bàn. Tổ chức đào tạo cán bộ đạt chuẩn theo quy định, ban hành
chính sách khuyến khích, thu hút các cán bộ trẻ đã được đào tạo, đủ tiêu
chuẩn về công tác ở các xã, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt
khó khăn để nhanh chóng chuẩn hóa đội ngũ cán bộ ở các vùng này. Bổ sung
chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của các tổ chức trong hệ thống
chính trị phù hợp với yêu cầu xây dựng nông thôn mới.
- Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn. Trong q trình đơ thị hóa
sẽ xuất hiện nhiều ý kiến cũng như hành động trái chiều, đi ngược lại quy
định. Do đó, cần ban hành nội quy, quy ước làng xóm về trật tự, an ninh;
Phịng, chống các tệ nạn xã hội và các hủ tục lạc hậu. Điều chỉnh và bổ sung
chức năng, nhiệm vụ và chính sách tạo điều kiện cho lực lượng an ninh xã, thôn,


8

xóm hồn thành nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn theo yêu
cầu xây dựng nơng thơn mới.
1.1.6. Vai trị của người dân trong q trình xây dựng nơng thơn mới
Câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dễ trăm lần khơng dân cũng chịu,
khó vạn lần dân liệu cũng xong” đã được chứng minh qua nhiều cơng trình đã
được xây dựng ở khắp nơi trên cả nước và trong chương trình xây dựng nơng thôn
mới cũng không ngoại lệ. Sự tham gia của người dân vào chương trình xây dựng
nơng thơn mới được coi là nhân tố quan trọng, quyết định đến sự thành cơng cũng
như thất bại của chương trình. Do đó mọi việc phải được “dân biết, dân bàn, dân
làm và dân hưởng thụ” thay vì như khẩu hiệu mà chúng ta được thực hiện hiện
nay là “dân biết, dân bàn, dân làm và dân kiểm tra” và được hiểu như sau:
- Dân biết: Người dân phải được biết và nắm được đầy đủ các thơng tin liên
quan đến chương trình xây dựng nông thôn mới như: nội dung, mục tiêu của

chương trình, quy mơ, các u cầu đóng góp từ cộng đồng, quyền lợi cũng như
trách nhiệm của người dân trong q trình tham gia xây dựng nơng thơn mới.
- Dân bàn: Mọi kết quả cũng như kế hoạch của chương trình đều phải có sự
tham gia đóng góp ý kiến của người dân.
- Dân làm: Người dân tham gia lao động trực tiếp vào các hoạt động xây
dựng phát triển nơng thơn mới như: góp sức trong việc lập kế hoạch, xây dựng các
cơng trình cơng cộng (nhà ở, trường học, đường giao thơng…), … qua đó vừa
giúp tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân.
- Dân hưởng thụ: Từ kết quả của việc bỏ công sức ra xây dựng nơng thơn
mới thì lợi ích mà người dân được hưởng là đời sống vật chất cũng như tinh thần
được nâng cao như: thu nhập tăng, môi trường sinh thái được cải thiện, …
Vì vậy địi hỏi các cấp quản lý cần có các biện pháp tuyên truyền, vận động
người dân để họ hiểu và trở thành người chủ thực sự trong q trình xây dựng
nơng thơn mới.


9

1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Một số chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ và địa phương
liên quan đến Chương trình xây dựng nơng thơn mới
1.2.1.1. Văn bản của Trung ương
Nhằm hướng dẫn cũng như chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng nơng
thơn mới thì Đảng và Chính phủ ban hành một số văn bản, chính sách sau:
- Nghị quyết số 26-NQ/TW của hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành
Trung ương khóa X về Nơng nghiệp, nơng dân, nông thôn được ban hành
ngày 05/8/2008. Sau 20 năm đổi mới thì đây là lần đầu tiên Đảng ta có một
nghị quyết tồn diện nhất về Nơng nghiệp, nơng dân và nông thôn trong điều
kiện kinh tế thị trường, hội nhập.
- Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính

phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết
Hội nghị lần thứ 7 của Ban chấp hành Trung ương khóa X về Nông nghiệp,
nông dân, nông thôn.
- Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nơng thôn mới.
- Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn
mới giai đoạn 2010-2020.
- Quyết định số 22-QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Phát triển
văn hóa nơng thơn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”.
- Nghị định số 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ về “Chính sách tín dụng
phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn” để chỉ đạo các chi nhánh, ngân
hàng thương mại các tỉnh, thành phố bảo đảm tăng nguồn vốn tín dụng xây
dựng nơng thơn mới tại các xã.
- Nghị định số 61/2010/NĐ-CP về khuyến khích doanh nghiệp đầu tư


10

vào nông nghiệp, nông thôn.
- Quyết định số 1013/QĐ-TTg ngày 01 tháng 7 năm 2010 của Thủ
tướng Chính phủ về việc thành lập Ban chỉ đạo Trung ương Chương trình
mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.
1.2.1.2. Văn bản của địa phương
- Chương trình hành động số 32-CTr/TU ngày 24 tháng 01 năm 2008
của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 7 Ban
chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
- Thông báo số 95-TB/TU ngày 15 tháng 02 năm 2011 của Ban thường
vụ tỉnh ủy về kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia
xây dựng nơng thơn mới tỉnh Hải Dương giai đoạn 2010-2020.

- Quyết định số 103-QĐ/ThU ngày 13 tháng 3 năm 2011 của Ban
thường vụ Thị ủy Chí Linh về việc thành lập Ban chỉ đạo Chương trình mục
tiêu Quốc gia xây dựng nơng thơn mới thị xã Chí Linh giai đoạn 2010-2020.
- Kế hoạch số 02/KH-BCĐ ngày 15 tháng 4 năm 2011 của Ban chỉ đạo
Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nơng thơn mới thị xã Chí Linh
giai đoạn 2010-2020.
1.2.2. Khái quát chung về Chương trình xây dựng nơng thơn mới trên cả nước
Kể từ năm 2001, Ban Kinh tế Trung ương cùng với Bộ Nông nghiệp và
phát triển nông thôn (NN&PTNT), các Bộ, ngành và địa phương đã bắt đầu
triển khai xây dựng mơ hình điểm “Phát triển nơng thơn theo hướng cơng
nghiệp hoá, hiện đại hoá, hợp tác hoá, dân chủ hoá” (gọi chung là mơ hình
phát triển nơng thơn mới cấp xã) tại các vùng sinh thái. Chương trình phát
triển nơng thôn đã được triển khai tại 14 xã điểm của Bộ NN&PTNT (tăng lên
18 xã trong năm 2004) và khoảng 200 xã điểm của các địa phương. Chương
trình đã thu được một số kết quả đáng khả quan như: Cơ sở hạ tầng và bộ mặ


11

nông thôn thay đổi đáng kể nhưng cũng bộc lộ một số tồn tại như: Quy hoạch
chưa phù hợp, chưa quan tâm đến phát triển sản xuất...[1]
Nghị quyết số 26-NQ/TW của hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung
ương khóa X về Nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn được ban hành ngày
05/8/2008 đã triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM) tại 11 xã thí điểm
giai đoạn 2009 - 2011. Sau gần 3 năm, mơ hình nơng thơn mới cơ bản đã diễn
ra theo đúng kế hoạch và bước đầu đã thu được những kết quả đáng khả quan.
Tại 11 xã điểm đã xây dựng được khoảng 200 mô hình, dự án sản xuất nơng
nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp và dịch vụ. Các xã đều hoàn thành quy hoạch
chung, 10/11 xã đã hồn thiện quy hoạch chi tiết. Nhóm tiêu chí về cơ sở hạ
tầng là giao thơng, điện, đường, trường học, trạm xá, cơng trình thủy lợi, bưu

điện… tại các xã điểm đều đạt trên 80%. Các mô hình, dự án sản xuất nơng
nghiệp, TTCN, TMDV đều đạt hiệu quả kinh tế cao như: xã Thanh Chăn
(Điện Biên), Tân Thơng Hội (TP Hồ Chí Minh), Hải Đường (Nam Định)...
thu hút lao động và tăng thu nhập cho người dân. Chất lượng hệ thống chính
trị, văn hóa - xã hội - môi trường được chú trọng triển khai. Cùng với việc
thực hiện tốt các phong trào văn hóa và xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân
cư trước đây, nông dân tại các xã đã bắt đầu làm quen với việc bảo vệ môi
trường. [9]
Năm 2011, Hải Dương tiến hành xây dựng nông thôn mới giai đoạn 1
(2011 - 2015) tại 58 xã thí điểm trong đó có xã Tân Dân. Đến nay, hầu hết các
xã đều đang trong tiến trình hồn thiện đề án xây dựng nơng thơn mới, và
năm 2015 về cơ bản hồn thiện 19 tiêu chí của Bộ quốc gia về nơng thơn mới.
1.2.3. Kinh nghiệm triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn
mới của các địa phương trong nước.
Tại Hội nghị sơ kết chương trình xây dựng thí điểm mơ hình nơng thơn
mới (NTM) ngày 16/7/2011 tại Hà Nội thì tất cả 11 xã thí điểm mơ hình NTM


12

đã hồn thành cơng tác quy hoạch chung, các cơng trình hạ tầng xây dựng
mới hoặc nâng cấp cơ bản đều dựa theo quy hoạch được duyệt, 902/1.188
cơng trình hạ tầng theo kế hoạch đã được hoàn thành, hai xã Thụy Hương
(TP Hà Nội) và Tân Thông Hội (TP Hồ Chí Minh) đã cơ bản đạt tiêu chí hạ
tầng (đạt 98%), 8 xã khác đạt từ 75 đến 80%, một xã đạt 68%. Trong hai năm
qua, trên địa bàn 11 xã điểm đã xây dựng 200 mơ hình, dự án sản xuất nông
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Các dự án sản xuất đều có ứng dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật. Dưới đây là kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới
tại 3 xã: Thụy Hương, Hải Đường và Tân Thông Hội.
(1) Xã Thụy Hương (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) là 1 trong 11 xã được

chọn xây dựng thí điểm mơ hình nơng thơn mới (NTM) của tồn quốc vào
tháng 6/2009. Đây là một xã đồng bằng, thuần nông nằm ven sông Đáy cách
trung tâm Hà Nội khoảng 20km về phía Tây Nam. Thời điểm bắt đầu xây
dựng NTM, mặc dù là địa phương có tiềm năng về canh tác nông nghiệp với
tỉ lệ đất màu chiếm tới 40%, thuận lợi để hình thành vùng sản xuất thâm canh
cho năng suất, chất lượng nông sản cao song trong sản xuất nơng nghiệp của
xã vẫn chưa hình thành được quy hoạch; Sản xuất vẫn ở thế độc canh, khai
thác tiềm năng đất đai, lao động còn hạn chế, chuyển dịch cơ cấu cây trồng
vật ni cịn chậm. Bên cạnh đó, hệ thống giao thơng liên xã, đường trục
thơn, xóm, đường điện, trường học, trạm y tế, hệ thống thủy lợi… cũng chưa
hoàn thiện. Vậy mà đến nay, sau 2 năm triển khai, bức tranh NTM tại Thụy
Hương đã có nhiều bước chuyển đáng kể: Hiện nay, 14/19 tiêu chí xây dựng
NTM ở Thụy Hương đã cơ bản đạt với mức cao từ 90% - 100%. Đó là các
tiêu chí về quy hoạch, giao thông, thủy lợi, tổ chức sản xuất, giáo dục, y tế…
5 tiêu chí cịn lại cũng đã đạt ở mức trên 70%. Có những tiêu chí căn bản,
tưởng rất khó thực hiện đến nay cũng đã hồn thành ở mức cao. Điển hình là
ở nội dung phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất. Với sự vào cuộc nỗ lực của


13

cả hệ thống chính trị, sự hỗ trợ, đầu tư của Trung ương, thành phố và cả sự
đóng góp của chính người dân, đến nay Thụy Hương đã được triển khai nhiều
dự án phát triển sản xuất hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập cho người
dân. Nhiều diện tích lúa của xã đã được cấy bằng giống lúa thơm, chất lượng
cao. Phương thức sản xuất lúa cơ giới hoá đồng bộ, thực hiện liên kết và dịch
vụ cũng được áp dụng. Dự án xây dựng vùng trồng hoa và cây ăn quả, rau an
tồn, khu chăn ni tập trung, xa khu dân cư đã và đang được triển khai…
Đến thời điểm này, có thể nói, ngồi xã Thụy Hương, tại 18 xã Hà Nội
chọn để xây dựng mơ hình điểm NTM của thành phố và các huyện, thị xã như

Song Phượng (Đan Phượng), Đại Áng (Thanh Trì), Mai Đình (Sóc Sơn ) hay
Cổ Đơ (Ba Vì)... các nội dung cụ thể cũng đều được khẩn trương tổ chức thực
hiện từng bước theo đề án mà Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt. [11]
(2) Xã Hải Đường (Nam Định): Cách Hà Nội hơn 150 km, Hải Đường
là xã thuần nông của Tỉnh Nam Định với hơn 13.000 dân và có hơn 1.000 ha
đất tự nhiên. Tại thời điểm bắt đầu thực hiện mơ hình nơng thơn mới (tháng
6/2009), thu nhập bình quân/người của xã chỉ đạt 7,5 triệu đồng/người/năm.
Chỉ sau hơn 1 năm thực hiện mơ hình, thu nhập bình quân/người năm 2010
của xã đã tăng lên mức 11 triệu đồng/người (tăng 46%). Có được sự thay đổi
ấy là cả q trình phấn đấu, nỗ lực triển khai khơng mệt mỏi của Đảng bộ,
chính quyền và nhân dân xã Hải Đường: Ngay sau khi được chọn làm xã
điểm, chính quyền xã đã nhanh chóng thành lập ban quản lý xây dựng chương
trình nơng thơn mới gồm 11 người do Chủ tịch xã làm Trưởng ban. Xã đã tiến
hành nhiều buổi họp dân và tổ chức các buổi thảo luận đến từng thơn, xóm.
Tại các buổi họp, người dân trình bày tâm tư nguyện vọng và những trăn trở
của mình. Sau đó, ban quản lý tổng hợp ý kiến người dân để xây dựng dự án.
Xác định khó khăn của mình là xã thuần nơng, chủ yếu sản xuất nơng nghiệp,
không nghề phụ, không nghề truyền thống. Muốn tăng thu nhập cho người


14

dân, xã Hải Đường đã chú trọng đầu tư đào tạo nghề cho người lao động. Xã
đã liên hệ, phối hợp với các đơn vị chức năng khai giảng 14 lớp học nghề, thu
hút 640 người tham gia. Trong đó, có 10 lớp hồn thiện chương trình đào tạo
nghề theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Chính phủ; 4 lớp khuyến cơng,
khuyến nông. Đào tạo cho người dân những nghề phù hợp với điều kiện của
xã như: Trồng rau sạch, nuôi cá nước ngọt, mộc, may, thêu, thảm cói, vê
đay… Trung tâm dạy nghề của huyện Hải Hậu đã tổ chức dạy nghề, đầu tư
nguyên liệu và bao tiêu sản phẩm cho người dân Hải Đường. Đến nay, xã Hải

Đường đã đạt 12/19 tiêu chí để xây dựng nơng thơn mới. Đó là các tiêu chí:
Quy hoạch và thực hiện quy hoạch, thủy lợi, điện, trường học, chợ nông thôn,
bưu điện, nhà ở dân cư, hình thức tổ chức sản xuất, y tế, mơi trường, hệ thống
tổ chức chính trị xã hội vững mạnh và an ninh, trật tự xã hội. Một số tiêu chí
khác cũng đã đạt được cơ bản. Ơng Tuần Chủ tịch xã Hải Đường cho biết, xã
đang phấn đấu đến hết năm 2011 sẽ đạt 17/19 tiêu chí. Theo ơng Tuần, về tiêu
chí thu nhập bình qn đầu người/năm và cơ cấu lao động thì xã cịn gặp khó
khăn. Đó là do xuất phát điểm thuần nơng, khơng nghề phụ, không nghề
truyền thống. Muốn chuyển đổi cơ cấu lao động và tăng thu nhập bình qn,
cần phải có lộ trình. Tuy nhiên, Hải Đường dự tính đến năm 2015 sẽ cơ bản
hồn thành 19/19 tiêu chí của chương trình. [8]
(3) Xã Tân Thơng Hội (Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh): Sau một năm triển
khai thực hiện chương trình nông thôn mới, Tân Thông Hội đã trở thành một
điểm sáng văn hóa, cũng như những mơ hình nơng dân sản xuất giỏi đã được
nhân rộng. Trên cơ sở quán triệt, triển khai chủ trương xây dựng chương trình
nơng thơn mới của Trung ương, cũng như các văn bản hướng dẫn của Bộ,
Ngành và của Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới TP.HCM,
Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới xã đã triển khai thực hiện và đã có
những kết quả. Cụ thể như về cơng tác quy hoạch phát triển các khu dân cư


15

mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có. Xã đã tổ chức nghiệm thu đưa vào
sử dụng 4 tuyến đường nội xã qua các ấp, cụ thể như ấp Tần Thành, Bàu Sim,
ấp Hậu. Bên cạnh đó, các cơng trình văn hóa - xã hội như xóa nhà tạm, nhà
dột nát đã hoàn thành thực hiện đúng yêu cầu đặt ra. UBND Thành phố đã
chủ trì và làm việc với các doanh nghiệp trong việc phối hợp và hỗ trợ cung
ứng đầu vào, tiêu thụ sản phẩm cho xã nơng thơn mới. Do đó, chương trình
nơng thơn mới đã được triển khai ở xã trong thời gian qua và tạo ra được sự

chuyển dịch cơ cấu lao động như: tổ chức lớp dạy nghề trang điểm và lớp sơ
cấp thú y cho các cháu trong xã. Cùng với đó là hỗ trợ 40% kinh phí cho mơ
hình khuyến nơng trồng hoa Vạn thọ, hỗ trợ kinh phí cho các hộ trồng hoa lan
để có thêm thu nhập, nâng cao đời sống. Xã có mơ hình tổ chức điểm cà phê
khuyến nơng tại ấp Hậu, đây chính là một câu lạc bộ cho bà con nông dân gặp
gỡ trao đổi về nông vụ cũng như trao đổi về khoa học kỹ thuật. Trung tâm
khuyến nông quốc gia sẽ hỗ trợ mơ hình cơ giới hóa trong chăn ni bị sữa
cũng như xã đã phối hợp với Chi cục Phát triển Nơng thơn về việc hỗ trợ phát
triển HTX bị sữa cho Tân Thông Hội. Cho đến nay, những mô hình chăn
ni đàn bị sữa đã tăng, mơ hình trồng rau an tồn đã được nhân rộng. Bên
cạnh đó, Ban quản lý xây dựng nông thôn mới của xã đã phối hợp với Chi cục
Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị phát triển sản xuất, nâng cao thu
nhập cho người dân, phối hợp với Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn tiến
hành khảo sát và ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ cho các hộ trồng ớt và
trồng cà tím. Bà Nhung cho biết thêm, phát triển các mơ hình sản xuất mới
của từng hộ gia đình trong xã, trên cơ sở khảo sát, nhu cầu của nhóm phụ nữ
giúp nhau làm kinh tế gia đình tại xã, Liên minh HTX Thành phố đã tổ chức
trao vốn vay cho 225 hộ gia đình, mà chủ yếu là chị em phụ nữ, mỗi hộ 3
triệu đến 10 triệu đồng để phát triển sản xuất.


16

Do đó, đến cuối tháng 6 năm 2011, xã đã đạt thêm tiêu chí về mơi
trường. Nâng tổng số tiêu chí lên 16/19. Cùng với đó là việc huy động các
ngành và huy động sức dân tham gia vào các nội dung của chương trình. [10]
1.2.4. Kinh nghiệm phát triển nông thôn văn minh, hiện đại ở các quốc gia
trong khu vực và trên thế giới.
1.2.4.1. Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Tại Hàn Quốc, nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến khu vực kinh tế

nông thôn khi thực hiện Kế hoạch 5 năm lần thứ I (1962-1966) và thứ II
(1966-1971) với chủ trương cơng nghiệp hóa hướng đến xuất khẩu, tháng 4
năm 1970, Chính phủ Hàn Quốc phát động phong trào làng mới (Saemaul
Undong). Mục tiêu của phong trào này là "nhằm biến đổi cộng đồng nông
thôn cũ thành cộng đồng nông thôn mới: mọi người làm việc và hợp tác với
nhau xây dựng cộng đồng mình ngày một đẹp hơn và giàu hơn. Cuối cùng là
để xây dựng một quốc gia ngày một giàu mạnh hơn". Để xây dựng thành công
nông thôn mới, Hàn Quốc đã áp dụng những giải pháp chính sau đây:
- Đồn kết nhân nhân, khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường trong nhân
dân để xây dựng nơng thơn mới: Để đồn kết, tập hợp nhân dân trong sự
nghiệp chung, phong trào Saemaul Undong đề cao ba phẩm chất chính, đó là
“Sự cần cù, tự lực và hợp tác”. Cần cù mang lại tính chân thật, khơng cho
phép sự giả tạo và thói kiêu căng ngạo mạn. Tính tự lực giúp cho con người
tự quyết định vận mệnh của chính mình, khơng phải nhờ cậy đến bất kỳ sự
giúp đỡ nào từ bên ngoài. Hợp tác dựa trên mong muốn phát triển chung cả
cộng đồng để nỗ lực vì mục tiêu chung.Chính vì vậy, ba nguyên tắc chủ yếu
của phong trào Saemaul cũng chính là hạt nhân của công cuộc xây dựng một
xã hội tiên tiến và một quốc gia thịnh vượng.
- Kích thích sự tham gia bằng những lợi ích thiết thực: Giai đoạn đầu
của sự nghiệp xây dựng nơng thơn mới, Chính phủ Hàn Quốc khơng có nhiều


17

kinh phí, do đó, Chính phủ đã khéo léo sử dụng chính sách kích cầu đầu tư,
huy động sức mạnh của nhân dân. Chính phủ chỉ hỗ trợ một phần ngun vật
liệu cịn nơng dân mới chính là đối tượng ra quyết định và thực thi mọi việc.
Kết quả là sau 8 năm (1971-1978), nhờ khơi dậy nội lực của nơng dân mà
nơng thơn Hàn Quốc đã có những biến đổi to lớn. Cuối những năm 80, nông
thôn Hàn Quốc đã có những dấu hiệu của sự phát triển và đơ thị hóa.

- Phát triển kinh tế hộ và các loại hình kinh tế có sức cạnh tranh cao như:
+ Đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ. Ông Lee Sang Mu, Cố vấn đặc biệt
của Chính phủ Hàn Quốc về Nông - lâm - ngư nghiệp cho biết: “Quan điểm
của Hàn Quốc là khơng kêu gọi đầu tư nước ngồi cho nơng nghiệp, vì lo
ngại lợi nhuận các cơng ty nước ngồi hưởng, cịn nơng dân suốt đời làm
th”. Chính vì vậy, Chính phủ Hàn Quốc chủ trương hỗ trợ để nơng dân tự
mình đứng lên trở thành người chủ đích thực.
+ Thành lập các khu liên hiệp nơng nghiệp trồng các sản phẩm như: nấm,
thuốc lá, rau sạch quanh năm… đem lại lợi nhuận cao cho người nông dân.
+ Chính phủ cho xây dựng các nhà máy ở nơng thôn để tạo việc làm và
tăng thu nhập cho nhiều phụ nữ. Kết quả là thu nhập ở nông thôn tăng đều
đặn. Năm 1977, có 98% các xã đã có thể độc lập về kinh tế.
- Đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông
dân: Đi kèm với việc phát triển hạ tầng và tăng cường các cơ sở đào tạo nghề
nông, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật, các loại giống mới như nấm, cây thuốc
lá… vào sản xuất. Các làng xã và xí nghiệp đều được trang bị thư viện
Saemaul và các phương tiện vui chơi giải trí khác. Khi đất nước đã giàu có,
Chính phủ Hàn Quốc có thêm nhiều chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển khoa
học công nghệ phục vụ nông nghiệp, thôn thôn như: thành lập các trung tâm
chuyên về nông nghiệp nhằm nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, giúp


×