Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Nghiên cứu phát triển chăn nuôi lợn hướng nạc gắn với tiêu thụ sản phẩm cho các hộ nông dân trên địa bàn huyện phúc thọ thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 135 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

KIỀU THỊ BÌNH

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN HƯỚNG NẠC
GẮN VỚI TIÊU THỤ SẢN PHẨM CHO CÁC HỘ NÔNG DÂN
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚC THỌ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ơ

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60.31.10

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN NGHĨA BIÊN

Hà Nội, 2011


1

MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong sản xuất nông nghiệp trồng trọt và chăn nuôi là hai ngành sản xuất
chính. Tuy nhiên với đặc điểm đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu không thay


thế trong điều kiện diện tích đất canh tác ngày càng giảm và thu hẹp thì việc
phát triển ngành trồng trọt sẽ ngày càng gặp khó khăn. Vì vậy phải chú trọng
đến việc phát triển ngành chăn nuôi.
Từ ngàn năm nay, cuộc sống của người nông dân đã gắn liền với cây lúa
và con lợn. Trong chăn ni, chăn ni lợn đóng vai trị hết sức quan trọng.
Chăn ni lợn vừa tận dụng triệt để các phế phụ phẩm trong sản xuất và sinh
hoạt gia đình, vừa tận dụng mọi nguồn lao động trong hộ gia đình kể cả người
già và trẻ em để tạo ra thu nhập nâng cao đời sống cho các hộ gia đình.
Ở nước ta, chăn ni ở hộ gia đình chiếm khoảng 90% tổng sản lượng
thịt sản xuất ra hàng năm (Thống kê của FAO năm 2005). Cùng với sự phát
triển của kinh tế đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao do vậy nhu cầu
về các loại thực phẩm cho nhân dân ngày càng tăng cả về số lượng và chất
lượng.
Phúc Thọ là huyện ngoại thành của thành phố Hà Nội, nằm trong vành
đai cung cấp thực phẩm của Hà Nội. Trong huyện chăn nuôi lợn là ngành
truyền thống, thu nhập từ chăn nuôi lợn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu
nhập của các hộ gia đình. Đặc biệt trong những năm gần đây chăn ni lợn
hướng nạc phát triển mạnh. Tuy nhiên, quy mô sản xuất cịn chưa được mở
rộng vì: Chất lượng giống thấp, thiếu vốn, kỹ thuật chăn ni cịn hạn chế, chi
phí sản xuất còn cao.
Đặc biệt là khâu tiêu thụ sản phẩm và giá cả đầu ra không ổn định, khiến
người nông dân rụt rè khi đưa ra quyết định đầu tư sản xuất kinh doanh.


2

Tiêu thụ sản phẩm ngày nay đóng vai trị khơng nhỏ vào sự thành công
của các mặt hàng. Tiêu thụ là khâu cuối cùng và hết sức quan trọng của q
trình sản xuất, nó có ý nghĩa quyết định đến sản xuất và HQKT của q trình
sản xuất nơng nghiệp.

Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu của người sản xuất là tối đa hóa
lợi nhuận. Để có lợi nhuận cao người sản xuất phải luôn bán sát nhu cầu của
thị trường. Nếu một sản phẩm nào đó được thị trường chấp nhận, có thị
trường tiêu thụ và chiếm thị phần lớn trên thị trường thì sẽ giúp cho HQKT
của ngành đó tăng cao và ngược lại nếu sản phẩm hàng hóa khơng tiêu thụ
được sẽ ảnh hưởng đến tái sản xuất và HQKT. Do đó, để tồn tại các nhà sản
xuất phải có những chiến lược kinh tế đúng đắn, thích hợp để từng bước
khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế thị trường. Trong đó, chiến
lược tiêu thụ sản phẩm không tách rời chiến lược chung của người sản xuất.
Tiêu thụ sản phẩm hướng dẫn chỉ đạo và phối hợp các hoạt động sản xuất
kinh doanh, nhờ các hoạt động tiêu thụ sản phẩm mà các quyết định đề ra
trong sản xuất kinh doanh có cơ sở vững chắc hơn, người sản xuất có điều
kiện và thông tin đầy đủ hơn, thỏa mãn nhu cầu của thị trường.
Để góp phần phát huy thế mạnh của vùng và giải quyết những vấn đề
khó khăn đang đặt ra cả về lý thuyết và thực tiễn hiện nay trong việc nâng cao
hiệu quả kinh tế và phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện. Tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu phát triển chăn nuôi lợn hướng nạc gắn
với tiêu thụ sản phẩm cho các hộ nông dân trên địa bàn huyện Phúc Thọ
- Thành phố Hà Nội”


3

2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu thực trạng và ảnh hưởng của việc tiêu thụ sản phẩm đến hiệu
quả kinh tế của ngành chăn nuôi lợn hướng nạc trên địa bàn Huyện Phúc Thọ
làm cơ sở đề xuất một số giải pháp chủ yếu để phát triển ngành chăn ni lợn
quy mơ hộ gia đình trên địa bàn.
2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phát triển chăn nuôi lợn hướng
nạc, tiêu thụ sản phẩm và hiệu quả kinh tế của chăn ni lợn hướng nạc
- Phân tích thực trạng và ảnh hưởng của tiêu thụ sản phẩm của ngành
chăn nuôi lợn hướng nạc đến hoạt động chăn nuôi lợn quy mơ hộ gia đình tại
Huyện Phúc Thọ - Thành phố Hà Nội trên cơ sở so sánh hoạt động chăn nuôi
lợn hướng nạc tại 2 xã Sen Chiểu và Ngọc Tảo.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ngành chăn nuôi lợn
hướng nạc gắn với tiêu thụ sản phẩm cho các hộ nông dân trên địa bàn Huyện
Phúc Thọ - thành phố Hà Nội.
3 Phương pháp nghiên cứu
3.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Lựa chọn một số hộ điển hình từ 2 xã được chọn theo mục tiêu đảm bảo
đại diện cho các loại hình chăn nuôi lợn hướng nạc của các hộ nông dân trên
địa bàn Huyện Phúc Thọ.
Chọn mẫu, đề tài căn cứ vào tình hình thực tế phát triển chăn ni lợn
hướng nạc của huyện được chia thành 2 Nhóm:
Nhóm 1: Các xã có hoạt động chăn ni LHN theo hướng cơng nghiệp
Nhóm 2: Các xã có hoạt động chăn ni LHN theo hướng truyền thống
Lựa chọn các xã tập trung nghiên cứu nhằm tiếp cận tồn diện các hình
thức chăn ni lợn hướng nạc trên địa bàn. Các điểm nghiên cứu được lựa


4

chọn theo mục tiêu đảm bảo cho các khu vực chăn nuôi lợn hướng nạc trên
địa bàn huyện, dựa vào đặc điểm:
Xã Sen Chiểu là xã đại diện cho các xã có hoạt động chăn ni lợn
hướng nạc theo hướng công nghiệp.
Xã Ngọc Tảo là xã đại diện cho các xã có hoạt động chăn ni lợn
hướng nạc theo hướng truyền thống.

3.2 Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập số liệu thứ cấp: Dựa vào nguồn số liệu đã công bố như Niên
giám thống kê, các loại sách báo, tạp chí, các báo cáo, bản tin thị trường, văn
bản hành chính ở các phịng ban chức năng của địa phương như Phịng Nơng
nghiệp, Phịng thống kê, Tài ngun Mơi trường, Phịng cơng thương, Phịng
Tài chính kế hoạch huyện… và các tài liệu tham khảo khác.
- Thu thập số liệu sơ cấp:
Số liệu sơ cấp sẽ thu thập bằng điều tra mẫu theo phương pháp chọn mẫu
điển hình. Số mẫu cho mỗi hình thức được chọn theo tỷ lệ của mỗi loại hình
chăn ni trong tổng số các loại hình chăn nuôi ở 2 xã trên địa bàn huyện.
Cụ thể số mẫu điều tra mỗi xã như sau:
Xã Sen Chiểu, theo số liệu thống kê của HTX năm 2010 toàn xã 1187 hộ
chăn ni lợn, trong đó có 872 hộ chăn ni LHN với hình thức ni HCN
290, BCN 370 hộ và ni theo hình thức truyền thống là 212 . Chọn ngẫu
nhiên 59 hộ với tỷ lệ mẫu như trên và được 20 hộ ni theo HCN trong đó, 8
hộ chuyên nuôi lợn thịt, 7 hộ chuyên nuôi lợn nái và 5 hộ nuôi kết hợp, 24 hộ
nuôi theo hướng BCN trong đó 9 hộ chun ni lợn thịt, 8 hộ chuyên nuôi
lợn nái và 7 hộ nuôi kết hợp, 15 hộ chăn ni HTT trong đó, 6 hộ chuyên
nuôi lợn thịt, 5 hộ chuyên nuôi lợn nái và 4 hộ nuôi kết hợp.
Xã Ngọc Tảo, theo số liệu thống kê của HTX năm 2010 xã có 290 hộ
chăn ni lợn với hình thức ni BCN là 174 hộ và ni theo hình thức ni


5

truyền thống 116 hộ. Chọn ngẫu nhiên 35 hộ với tỷ lệ mẫu như trên và được
21 hộ nuôi theo hướng BCN trong đó: 9 hộ chun ni lợn thịt, 7 hộ chuyên
nuôi lợn nái và 5 hộ nuôi kết hợp và 14 hộ ni theo hướng truyền thống,
trong đó 6 hộ chuyên lợn thịt, 4 hộ nuôi lợn nái và 4 hộ chuyên nuôi kết hợp.
Khảo sát trực tiếp, trao đổi phỏng vấn các hộ gia đình các số liệu về

nguồn nhận lực của hộ, vốn, tình hình thu, chi của hộ và các ý kiến của hộ về
tình hình chăn ni lợn hướng nạc của hộ như chi phí, chăn sóc, giá bán, thị
trường tiêu thụ, những khó khăn… trong chăn ni lợn hướng nạc.
Ngồi ra cịn điều tra thêm từ 10 - 15 hộ là tư thương giết mổ, người môi
giới, người chế biến, người bán buôn, bán lẻ để tiến hành phân tích chi phí,
lợi nhuận của các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị của ngành hàng LHN ở
huyện Phúc Thọ.
3.3 Phương pháp xử lý số liệu và phân tích
Dùng phần mềm Excel để xử lý số liệu, là cơ sở để đi sâu phân tích hiệu
quả
Phân tích:
-) Phương pháp thống kê mơ tả để thống kê lại những sự việc, hiện tượng
xảy ra trong q trình chăn ni lợn như chi phí, tiêu thụ, kết quả… chăn nuôi
lợn hướng nạc của các hộ nông dân.
-) Phương pháp so sánh: So sánh các chỉ tiêu kinh tế như giá trị sản xuất,
chi phí trung gian, giá trị gia tăng, tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí, tỷ suất
giá trị tăng thêm theo chi phí, thu nhập hỗn hợp theo chi phí, thu nhập hỗn
hợp bình quân.
-) Phương pháp chuỗi giá trị: Để phân tích chi phí, lợi nhuận của các tác
nhân tham gia vào q trình chăn ni, giết mổ, tiêu thụ lợn hướng nạc.


6

3.4 Phương pháp chuyên gia
Dựa vào kinh nghiệm, thực tiễn của các chun gia như cán bộ phịng
nơng nghiệp huyện, cán bộ phịng khuyến nơng huyện.
4 Nội dung, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Về nội dung nghiên cứu
- Lý thuyết, cơ sở khoa học và thực tiễn của phát triển chăn ni LHN

- Quy định, chính sách phát triển chăn ni lợn hướng nạc
- Q trình sản xuất chăn nuôi lợn bao gồm các yếu tố: đất đai, lao động,
vốn sản xuất, chi phí, tiêu thụ, kết quả và hiệu quả kinh tế của chăn nuôi lợn
hướng nạc.
- Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng LHN, tập trung vào lĩnh vực sản xuất,
thu gom, giết mổ, buôn bán, chế biến, thị trường và tiêu thụ LHN trên địa bàn
huyện.
- Các giải pháp phát triển chăn nuôi lợn hướng nạc: Giống, thức ăn, thú y
phòng bệnh, tổ chức sản xuất, tiêu thụ, vốn, công tác khuyến nông.
4.2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.2.1 Đối tượng nghiên cứu
- Thực trạng và các vấn đề có liên quan đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi
lợn hướng nạc của các hộ gia đình
- Các hoạt động có liên quan đến tiêu thụ và chiến lược tiêu thụ sản phẩm
nhằm phát triển chăn nuôi lợn hướng nạc hiện nay cho các hộ nông dân trên
địa bàn Huyện Phúc Thọ - Thành phố Hà Nội
4.2.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu các hộ chăn nuôi LHN trên
địa bàn huyện Phúc Thọ, lựa chọn điều tra trực tiếp là 2 xã Sen Chiểu và
Ngọc Tảo


7

- Về thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu thực trạng chăn nuôi, chiến
lược tiêu thụ sản phẩm lợn hướng nạc của các hộ nông dân tại huyện Phúc
Thọ, thành phố Hà Nội từ năm 2009 đến 2011. Đối với số liệu về tình hình
chung của huyện và tình hình phát triển đàn lợn của huyện và 2 xã thu thập số
liệu từ năm 2009 đến năm 2011, số liệu kết quả sản xuất kinh doanh, tình hình
chăn ni LHN của các hộ năm 2010 và 6 tháng đầu năm 2011.



8

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở lý thuyết
1.2.1 Các khái niệm
1.1.1.1 Khái niệm về lợn hướng nạc và đặc điểm chăn nuôi LHN
a. Khái niệm về lợn hướng nạc
Lợn hướng nạc là các giống lợn cao sản bao gồm lợn ngoại và lợn lai
máu ngoại có chất lượng đạt tỷ lệ nạc cao và khả năng tăng trọng nhanh. Các
giống lợn này đều có nguồn gốc từ các nước Âu – Mỹ được nhập vào nước ta
với mục đích cải tạo các giống lợn nội trong nước. Lợn hướng nạc có tỷ lệ
nạc cao trong thành phần thịt xẻ nhằm đáp ứng nhu cầu về thịt lợn nạc ngày
càng cao trong tiêu dùng trên thị trường và đáp ứng khả năng mở rộng sản
xuất hàng hóa của người chăn ni lợn.
Có rất nhiều giống lợn ngoại nhưng ở Việt Nam đã quan tâm và thuần
dưỡng một số giống lợn hướng nạc chính sau:
- Landrace: Nguồn gốc xuất xứ giống lợn này từ nước Anh sau đó được
chọn lọc và nâng cao ở Đan Mạch. Landrace có màu da và màu lơng trắng
tuyền, mình to, dài, ngực rộng, tai to, dài che phủ xuống mặt, lưng thẳng,
sườn trịn, bụng gọn, phần sau rất phát triển, hơng xi thể hiện rõ hướng nạc,
chân hơi cao thể chất vững chắc. Tỷ lệ nạc trong thành phần thịt xẻ đạt 56 58%.
Lợn nái có từ 14 vú trở lên, bình quân Landrace đẻ 1,92 lứa/năm và mỗi
lứa đẻ 8 – 12 con. Lơn sơ sinh 1,3 – 1,4 kg/con. Trọng lượng lợn con ở 60
ngày tuổi đạt 17 – 20 kg/con. Lợn đực trưởng thành 300 – 350kg/con, lợn nái
trưởng thành 250 – 300kg/con. Lợn nuôi thịt tăng trọng nhanh, 5 – 6 tháng
tuổi đạt 100kg/con, chi phí thức ăn khoảng 2,7 – 3kg/1kg tăng trọng.



9

Yorkshire: Giống lợn này có nguồn gốc từ Anh được cải tiến thích nghi
với điều kiện khí hậu và ni dưỡng như lợn Đại Bạch của Liên Xơ.
Yorkshire có da, lông trắng, tai đứng, mõm thẳng, ngực rộng, mông vai nở,
ngoại hình thể chất vững chắc. Yorkshire là giống lợn kiêm dụng thiên về
nạc. Tỷ lệ nạc trong thành phần thịt xẻ đạt 54- 58%. Yorkshire mắn đẻ bình
quân 1,95 – 2,0 lứa/năm và mỗi lứa đẻ khoảng 12 – 14 con. Trọng lượng cai
sữa 30 ngày tuổi đạt 10 -12kg/con, trọng lượng 60 ngày tuổi đạt 17 –
20kg/con, trọng lượng con nái trưởng thành 230 – 320kg/con, trọng lượng con
đực trưởng thành 350 – 380kg/con. Yorkshire thích nghi với điều kiện khí hậu
Việt Nam.
Lợn Duroc: Giống lợn này có nguồn gốc từ nước Mỹ có lơng màu vàng
nhạt và sẫm (hung đỏ), cơ thể cân đối, vững chắc, mõm thẳng, dài vừa phải,
tai ngắn hơi cụp. Lợn Duroc có khả năng chống chịu với nóng tốt, thích nghi
với điều kiện khí hậu nước ta. Tỷ lệ nạc đạt 54 - 56%. Lợn trưởng thành con
đực nặng 230 - 280kg/con, con nái nặng 200 - 230kg/con. Lợn Duroc đẻ ít
con khoảng 8 - 9 con/lứa, đẻ khoảng 1,8 - 1,9 lứa/năm.
Lợn Hampshire: Giống lợn này có nguồn gốc từ Mỹ, nó có đặc điểm
ngoại hình to, khỏe, mơng nở, vai xi, màu da và lơng đen có vành đai trắng
quanh vai và thân trước. Giống lợn này có tai nhỏ dựng đứng và hướng về hai
bên. Tỷ lệ nạc 52 - 54%. Lợn nuôi thịt 5 - 6 tháng tuổi đạt 90 - 100kg/con,
tiêu tốn 2,7 -3kg thức ăn/1kg tăng trọng.
Từ đặc điểm các giống lợn ngoại đã nhập về Việt Nam ta thấy các giống
lợn trên hoàn toàn phù hợp với điều kiện nước ta và có nhiều ưu điểm hơn lợn
nội nhưng ta thấy giống lợn Yorkshire và Landrace là hai giống có khả năng
sinh sản tốt, có tỷ lệ nạc cao và khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu
nước ta tốt nhất. Hai giống này đã và đang được đưa rất nhiều về các trạm trại
nhân giống và các cơ sở lai tạo giống.



10

Các giống lợn ngoại và lợn lai máu ngoại hiện nay đã được người dân
tiếp nhận nhanh chóng. Trong chăn ni LHN, con giống có thể là con giống
thuần hoặc con giống lai. Thực tế sử dụng một số công thức lai tạo giống như
sau:
Bảng 1.1: Một số công thức lai tạo giống lợn hướng nạc
Bố

Mẹ

Công thức lai

Tăng trọng

Tỷ lệ nạc so với

BQ/ngày

thịt xẻ (%)

Landrace(L)

Yorkshire(Y)

L*Y

620 – 670


54 - 56

Y

L

Y*L

620 – 670

54 - 56

Duroc(D)

L*Y

D*(L*Y)

630 – 680

52 - 54

D

Y*L

D*(Y*L)

630 – 680


52 - 54

L

L

L*L

620 – 670

54 - 56

Y

Y

Y*Y

620 – 670

54 - 56

L

Nái nội

L*Nái nội

610 – 650


50 - 52

(Nguồn: Trạm khuyến nông huyện Phúc Thọ)
b. Đặc điểm của chăn ni lợn hướng nạc
Nhìn chung chăn ni lợn hướng nạc có những đặc điểm sau:
- Yêu cầu ký thuật cao trong chăn nuôi, do vậy người chăn nuôi lợn phải
nắm vững khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi LHN.
- Đầu tư vốn tương đối lớn nhưng thu hồi vốn nhanh.
- Khi quyết định chăn nuôi LHN để có HQKT cao thì ta khơng thể đầu tư
cục bộ mà cần đầu tư toàn diện, đồng bộ mọi mặt từ khâu xây dựng chuồng
trại, con giống, thức ăn, thú y phịng bệnh. Để phát triển chăn ni LHN thì
địi hỏi các đơn vị sản xuất, các hộ sản xuất phải đầu tư vốn ban đầu tương đối
lớn nhưng bù lại thì chăn ni LHN cho thu hồi vốn nhanh do LHN tăng
trọng rất nhanh và chất lượng thịt rất cao nếu được đầu tư và chăn nuôi đúng
kỹ thuật.


11

- Có khả năng cơ giới hóa và chun mơn hóa cao, vì chăn ni LHN
phù hợp với nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng nên có thể phát triển đầu tư
quy mô lớn theo hướng sản xuất hàng hóa.
1.1.1.2 Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm
Xã hội ngày càng phát triển nhu cầu mua – bán – trao đổi hàng hóa ngày
càng gia tăng, hoạt động tiêu thụ sản phẩm trở nên đa dạng và phức tạp. Vì
vậy, có nhiều quan điểm về tiêu thụ khác nhau dựa trên các lĩnh vực khác
nhau.
Theo nghĩa hẹp: Tiêu thụ là việc chuyển dịch quyền sở hữu sản phẩm
hàng hóa, dịch vụ đã thực hiện cho khách hàng đồng thời thu tiền hàng hóa.

Theo nghĩa rộng: Tiêu thụ sản phẩm hàng hóa là một q trình kinh tế
bao gồm nhiều khâu có mối quan hệ với nhau như nhu cầu thị trường, xây
dựng nhu cầu khách hàng, đặt hàng và tổ chức sản xuất thực hiện các nghiệp
vụ tiêu thụ xúc tiến bán hàng… nhằm mục đích thu lại hiệu quả kinh tế cao
nhất.
Tiêu thụ là quá trình trao đổi hàng hóa, tiền tệ trong đó người bán trao
hàng cho người mua và người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền cho người
bán. Theo định nghĩa này cho rằng tiêu thụ là một khâu quan trọng trong quá
trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó kết thúc một chu kỳ sản xuất
kinh doanh và mở ra một chu kỳ sản xuất kinh doanh mới.
1.1.1.3 Khái niệm các phần tử trung gian trong hệ thống tiêu thụ
- Tư thương giết mổ: là những người thu mua sản phẩm lợn thịt hơi từ
các hộ chăn ni sau đó giết mổ và bán sản phẩm cho người tiêu dung qua
người bán buôn, người bán lẻ và cho các cơ sở chế biến để đưa sản phẩm thịt
lợn đã qua chế biến hoặc chưa qua chế biến đi tiêu thụ.


12

- Người thu mua: là những người thu mua sản phẩm lợn con, lợn thịt hơi
từ các hộ chăn nuôi sau đó bán lại cho những người chăn ni hoặc cho Lị
mổ.
- Người bán bn: là người mua thịt lợn từ người giết mổ hoặc lò mổ để
bán lại cho người bán lẻ, người chế biến và người tiêu dùng
- Người bán lẻ: là người mua thịt lợn từ người giết mổ, người bán bn,
lị mổ hay người chế biến sau đó bán cho người tiêu dùng
1.1.1.4 Khái niệm về kênh tiêu thụ sản phẩm
Kênh tiêu thụ sản phẩm là đường đi và phương thức di chuyển hàng hóa
từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng. Mỗi kênh phân phối đều
bao gồm bốn luồng vận động có mối quan hệ mật thiết với nhau đó là:

1. Luồng vận động vật lý của hàng hóa
2. Luồng vận động quyền sở hữu hàng hóa
3. Luồng vận động thơng tin
4. Luồng vận động thanh tốn
1
2
3

Người sản xuất

Người trung gian

Người tiêu dùng

4

Hình 1.1. Sơ đồ kênh tiêu thụ sản phẩm
- Kênh phân phối trực tiếp: Là kênh phân phối khơng có sự tham gia của
các phần tử trung gian, người sản xuất bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng
Người sản xuất

Người tiêu dùng cuối
cùng

Hình 1.2. Sơ đồ kênh phân phối trực tiếp


13

Kênh phân phối gián tiếp: là loại kênh phân phối có sự tham gia của các

phần tử trung gian. Trong kênh phân phối này khi đưa hàng hóa từ người sản
xuất đến người tiêu dùng phải chuyển qua một số lần thay đổi quyền sở hữu
tài sản.
Tùy thuộc vào số lượng các khâu trung gian trong kênh phân phối mà ta
có các loại kênh phân phối dài ngắn khác nhau
Người sản xuất
Người
sản
xuất

Người tiêu dùng

Người bán lẻ

Người
đại lý

Người
bán
bn

Người
bán lẻ

Người
tiêu
dùng

Hình 1.3. Sơ đồ kênh phân phối gián tiếp
1.1.1.5 Khái niệm chuỗi giá trị

* Theo Michael Porter: Chuỗi giá trị (năm 1985) là một chuỗi các hoạt
động. Sản phẩm đi qua tất cả các hoạt động của chuỗi theo thứ tự và mỗi hoạt
động sản phẩm sẽ nhận thêm một số giá trị tăng thêm. Tùy theo mức độ chi
tiết hóa cho mỗi quá trình, chuỗi giá trị sẽ được phân thành 2 loại: Chuỗi giá
trị giản đơn và chuỗi giá trị mở rộng.
- Chuỗi giá trị giản đơn là chuỗi hoạt động trong các khâu cơ bản từ điểm
khởi đầu đến điểm kết thúc của sản phẩm.
Ví dụ: Thiết kế sản phẩm  Sản xuất  phân phối  tiêu dùng
- Chuỗi giá trị mở rộng chi tiết hóa các hoạt động và các khâu của chuỗi
giá trị giản đơn để thấy rõ hơn nhiều bên tham gia và liên quan nhiều chuỗi
giá trị khác nhau.
Theo nhóm tác giả của cuốn sách “Cẩm nang Value link” một chuỗi giá
trị là một hệ thống kinh tế có thể được mơ tả như:


14

- Một chuỗi các hoạt động kinh doanh có liên quan mật thiết với nhau từ
khi mua các đầu vào cụ thể dành cho việc sản xuất sản phẩm nào đó đến việc
hồn chỉnh, quảng cáo và cuối cùng là bán thành phẩm cho người tiêu dùng.
- Các doanh nghiệp (nhà vận hành) thực hiện những chức năng này, ví dụ
như nhà sản xuất, người chế biến, thương gia, nhà phân phối một sản phẩm cụ
thể. Các doanh nghiệp này được liên kết với nhau bởi một loạt các hoạt động
kinh doanh, trong đó sản phẩm được chuyển từ các nhà sản xuất ban đầu tới
những người tiêu dùng cuối cùng.
- Một mơ hình kinh doanh đối với 1 sản phẩm thương mại cụ thể, mơ
hình kinh doanh này cho phép các khách hàng cụ thể được sử dụng một công
nghệ cụ thể và là một cách điều phối đặc biệt giữa hoạt động sản xuất và
Marketing giữa nhiều doanh nghiệp.
Chuỗi giá trị là hệ thống các hoạt động, giao dịch và mối quan hệ mơ tả

q trình hàng hóa hoặc dịch vụ được thu mua, sản xuất và phân phối
1.1.1.6 Khái niệm hiệu quả kinh tế và các chỉ tiêu đánh giá HQKT
a. Khái niệm hiệu quả kinh tế
Hiện nay do sự đa dạng và phong phú của hoạt động kinh tế nên tồn tại
nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này và có thể phân chia chúng thành
các quan điểm chủ yếu sau:
- Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ lệ giữa kết quả thu được và chi
phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Theo quan điểm này:
HQKT =

Kết quả thu được
Chi phí bỏ ra

=Q/C

Trong đó: Q: là kết quả thu được và C: là chi phí bỏ ra
Điển hình cho quan điểm này là Culinôp, theo quan điểm này chúng ta sẽ
so sánh kết quả thu được với chi phí cần thiết để đạt được kết quả đó. Khi lấy


15

tổng sản phẩm chia cho số vật tư làm ra khối lượng sản phẩm đó ta được hiệu
suất vật tư, khi lấy tổng sản phẩm đó chia cho số lao động hao phí trong q
trình sản xuất ra khối lượng sản phẩm đó ta được hiệu suất lao động.
- Hiệu quả kinh tế được xác định bằng hiệu số giữa kết quả thu được với
chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Theo quan điểm này: H = Q – C
Hệ thống quan điểm thứ hai xem xét HQKT trong phần biến động giữa

chi phí bỏ ra và kết quả sản xuất.
- Hiệu quả kinh tế được xác định bằng cách kết hợp của tỷ lệ và hiệu số
giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Theo quan điểm này: H = Q/C và H = Q – C
- Hiệu quả kinh tế: được xác định bằng cách so sánh phần tăng thêm của
kết quả thu được và phần tăng thêm của chi phí bỏ ra.
Theo quan điểm này:
H=

∆Q
∆C

Trong đó: ∆Q là phần tăng thêm của kết quả
∆C là phần tăng thêm của chi phí
- Hiệu quả kinh tế được xác định bằng hiệu số giữa phần trăm tăng thêm
của kết quả và phần tăng thêm của chi phí bỏ ra.
Theo quan điểm này: H = ∆Q - ∆C
- Hiệu quả kinh tế được xác định bằng sự biến động tương đối của kết
quả và chi phí.
Theo quan điểm này:
H=

% thay đổi (tăng) của Q
% thay đổi (tăng) của C


16

Công thức này cho thấy khi đầu vào thay đổi 1% thì kết quả thu được
thay đổi bao nhiêu %

b. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKT chăn nuôi lợn hướng nạc
* Các chỉ tiêu đánh giá HQKT sử dụng:
- Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí (TGO): Là tỷ số giữa giá trị sản xuất
của sản phẩm thu được với chi phí trung gian
TGO = GO/IC
- Tỷ suất giá trị tăng thêm theo chi phí (T VA): Là tỷ số giữa giá trị gia
tăng thêm với chi phí trung gian
TVA = VA/IC
- Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo chi phí trung gian (T MI): Là tỷ số giữa
thu nhập hỗn hợp với chi phí trung gian
TMI = MI/IC
Ngồi ra HQKT chăn ni LHN cịn được thể hiện thông qua một số chỉ
tiêu khác như: Giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp/công LĐ,
tăng trọng bình quân/tháng, trọng lượng xuất chuồng của lợn …
Đánh giá HQKT cịn thơng qua các tác động kéo theo của chăn ni
LHN đối với hộ gia đình đó là mức độ thu hút lao động, mức độ cung cấp
phân bón cho trồng trọt, mức độ cung cấp khí đốt…
* Cách tính các chỉ tiêu:
- Giá trị sản xuất (GO): Là giá trị bằng tiền của toàn bộ các loại sản
phẩm chăn nuôi thu được trong một kỳ sản xuất hay trong một năm.
n

GO =

∑Qi*Pi
i=1

Trong đó: Qi: là khối lượng sản phẩm thứ i
Pi: là đơn giá sản phẩm thứ i



17

- Chi phí trung gian (IC): Là tồn bộ các khoản chi phí vật chất thường
xuyên và dịch vụ được sử dụng trong q trình chăn ni như: giống, thức ăn,
chi phí thú y…
m

IC =

∑Cj
j=1

Cj: là khoản chi phí thứ j tính bằng tiền
- Giá trị gia tăng (VA): Là phần giá trị tăng thêm của giá trị sản xuất
chăn nuôi trong một chu kỳ sản xuất hay trong một năm khi đã sản xuất ra
một khối lượng sản phẩm nhất định.
VA = GO – IC
- Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần thu nhập thuần túy của người chăn nuôi
bao gồm thu nhập của công lao động và lợi nhuận thu được sau q trình chăn
ni.
MI = VA – (A+T)
Trong đó: A: Khấu hao tài sản và chi phí phân bổ
T: Thuế
1.1.2 Vai trị của chăn ni lợn hướng nạc
Lợn nói chung và LHN nói riêng là loại gia súc có nhiều đặc tính sinh
vật học phù hợp với đòi hỏi của con người là loại sinh vật dễ thích nghi với
điều kiện sống nên trong thực tế LHN được nuôi rất phổ biến, và là nguồn
cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao phục vụ đời sống con người.
Chăn ni LHN có thể nói là một nghề có từ lâu của nhân dân ta nó được

phát triển mạnh mẽ ở các địa phương trong khu vực nơng thơn. Có những địa
phương chăn ni LHN đã trở thành ngành chính và ngày càng được củng cố
và hồn thiện hơn. Sản phẩm của ngành là một loại thực phẩm rất cần thiết


18

cho nhu cầu sinh hoạt trong đời sống hàng ngày của con người với nhiều
chủng loại sản phẩm có giá trị cao trên thị trường.
Trong giai đoạn hiện nay, chăn nuôi LHN được xác định là một ngành
kinh tế quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp nước ta, đặc biệt là trong
nơng thơn, nó đã góp gần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, tăng thu nhập, tạo
công ăn việc làm cho lực lượng lao động dư thừa vào lúc nông nhàn ở nông
thôn. Chăn nuôi LHN thúc đẩy thúc đẩy q trình sản xuất hàng hóa trong
nơng nghiệp, nông thôn phát triển, chuyển sản xuất lương thực, thực phẩm tự
cung, tự cấp sang nền sản xuất hàng hóa, thúc đẩy cuộc vận động “xóa đói,
giảm nghèo” trong nơng thôn hiện nay, từng bước nâng cao đời sống vật chất
tinh thần cho người dân sống ở nông thôn.
Chăn nuôi LHN cịn có tác dụng lớn thúc đẩy ngành trồng trọt phát triển,
thực tế chăn nuôi LHN hiện nay chủ yếu tồn tại dưới hình thức chăn ni hộ
gia đình nông dân. Trong trồng trọt sản phẩm phụ rất lớn, nó là nguồn thức ăn
to lớn phục vụ cho chăn ni LHN. Việc phát triển chăn ni theo hướng
hàng hóa cho phép tận dụng hết các sản phẩm phụ trong nông nghiệp, của
công nghiệp chế biến để tạo ra các sản phẩm chăn ni có giá trị cho xã hội.
Chăn nuôi LHN cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, các sản
phẩm chăn nuôi LHN qua chế biến là các hàng hóa xuất khẩu có giá trị, là
nguồn tích lũy ngoại tệ phục vụ cho sự nghiệp CNH – HĐH của đất nước.
1.1.3 Vai trò của tiêu thụ sản phẩm lợn hướng nạc
Để tồn tại và phát triển, các nhà sản xuất kinh doanh nói chung và các
nhà chăn ni LHN nói riêng cần phải giải quyết hàng loạt các vấn đề kinh tế,

kỹ thuật và quản lý sản xuất kinh doanh. Trong những vấn đề đó ln ln
nổi bật hai vấn đề cần giải quyết một cách thống nhất là sản xuât và tiêu thụ.
Trong sản xuất kinh doanh, sản xuất luôn là vấn đề cơ bản và gốc rễ
nhất, quyết định quá trình tái sản xuất hàng hóa. Tuy nhiên, vấn đề tiêu thụ


19

các sản phẩm do nhà sản xuất đã sản xuất ra cũng đóng một vai trị cực kỳ
quan trọng.
Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của sản xuất kinh doanh, nó là
yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của người sản xuất. Tiêu thụ sản
phẩm tốt mới thực hiện được quá trình tái sản xuất. Do đó, tiêu thụ sản phẩm
quyết định đến quá trình sản xuất kinh doanh, đến vịng quay vốn lưu động và
sự tiết kiệm của đồng vốn kinh doanh.
Trong nhiều trường hợp, vấn đề tiêu thụ có ý nghĩa quyết định sự sống
cịn của người sản xuất kinh doanh. Vì vậy, cùng với sự phát triển của sản
xuất và cạnh tranh thị trường, các nhà sản xuất kinh doanh ngày càng đặc biệt
quan tâm tới vấn đề tiêu thụ sản phẩm và các giải pháp nhằm thúc đẩy tiêu thụ
sản phẩm.
Hoạt động tiêu thụ sản phẩm LHN là một trong những hoạt động quan
trọng hàng đầu của người chăn nuôi LHN và các hợp tác xã (HTX) nông
nghiệp huyện Phúc Thọ.
Hoạt động tiêu thụ sản phẩm LHN với vai trò to lớn trong việc đem lại
nguồn thu chủ yếu cho kinh tế hộ nơng dân, mang lại sự hài hịa giữa các hoạt
động chăn nuôi LHN và sự ổn định của kinh tế hộ nông dân trên địa bàn huyện.
Vậy làm thế nào để đẩy mạnh quá trình tiêu thụ các sản phẩm LHN? Đó
là câu hỏi mà nhiều người nơng dân nước ta nói chung và nơng dân trên địa
bàn huyện Phúc Thọ nói riêng phải trăn trở và tìm câu trả lời sao cho hợp lý
nhất.

1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự triển của chăn nuôi lợn hướng nạc gắn
với tiêu thụ sản phẩm
1.1.4.1 Điều kiện tự nhiên
Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các sinh vật có sự sống bao gồm
thực vật, vi sinh vật, những loại động vật có hệ thần kinh rất phát triển, sự


20

sinh trưởng và phát triển của tất cả các sinh vật trên trái đất đều chịu tác động
của các quy luật tự nhiên. Các quy luật này rất đa dạng và phức tạp, trong
thực tế thì các điều kiện tự nhiên như: Đất, nước, khơng khí, nhiệt độ, độ
ẩm… có quan hệ mật thiết với cây trồng vật nuôi. Các quan hệ đó có khi
khống chế, có khi thúc đẩy, có khi có tác động một chiều, có khi có tác động
hai chiều. Đối với ngành chăn nuôi, nhất là chăn ni LHN chịu ảnh hưởng
lớn bởi thời tiết, khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa) tác động trực tiếp và
gián tiếp đến vật nuôi.
- Nếu nhiệt độ quá cao tác động tới trao đổi chất của lợn như: kém ăn, ăn
khơng ngon vì thế ảnh hưởng tới tăng trọng và sức khỏe của con vật. Nếu
nhiệt độ quá thấp làm cho lợn mất thân nhiệt cũng ảnh hưởng tới sự phát triển
của lợn. Đối với chăn nuôi LHN người ta nhận định rằng nhiệt độ từ 23 oC 33oC là nhiệt độ thích hợp cho lợn phát triển tốt nhất.
- Độ ẩm cao cũng cản trở sự thoát hơi nước từ hệ thống hơ hấp của lợn vì
vậy, càng làm tăng thân nhiệt trung tâm, ảnh hưởng tới sự phát triển của
lợn,… Từ đó, người chăn ni phải có biện pháp phù hợp điều hịa nhiệt độ,
độ ẩm cho từng giống lợn để chúng tăng trưởng, phát triển bình thường.
- Đất đai là yếu tố quan trọng để đàn lợn phát triển, vì có đất thì mới mở
rộng được quy mô sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa. Do đó, đất đai là
khâu then chốt trong việc phát triển chăn nuôi lợn và mở rộng quy mô.
Như vậy, điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và
phát triển của LHN, ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả chăn nuôi, tiêu thụ và

HQKT của chăn nuôi LHN. Để chăn nuôi LHN ngày một mang lại HQKT
cao và phát triển mạnh mẽ đòi hỏi người chăn nuôi phải nắm chắc được sự
vận động, biến đổi của quy luật tự nhiên, từ đó có phương hướng kế hoạch
sản xuất chăn nuôi, tiêu thụ phù hợp thì mới đạt hiệu quả cao.


21

1.1.4.2 Các yếu tố kỹ thuật
a. Giống:
Trong chăn ni nói chung và chăn ni LHN nói riêng, giống có vị trí
đặc biệt quan trọng nó chi phối đến nhiều biện pháp kỹ thuật, kết quả, tiêu thụ
và HQKT của ngành. Giống là nhân tố quyết định tới chất lượng và năng suất
sản phẩm, giống là tiền đề nâng cao kết quả, HQKT, phát triển ngành chăn
nuôi LHN, là điều kiện hàng đầu để tăng quy mô và chất lượng đàn lợn.
Trong chăn ni LHN để có con giống tốt chúng ta cần phải giải quyết
được các yêu cầu sau:
- Tổ chức tốt công tác lai tạo, chọn lọc giống, tạo ra các nguồn giống có
chất lượng cao (tỷ lệ nạc cao) thích nghi tốt với các điều kiện tự nhiên và sản
xuất.
- Xây dựng một cơ cấu giống phù hợp với điều kiện môi trường nuôi
dưỡng với điều kiện kinh tế của từng khu vực, từng địa phương.
- Xây dựng một hệ thống giống quốc gia, tăng cường đưa các giống mới
năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện tự nhiên và sản xuất đại
trà.
b. Nhu cầu dinh dưỡng và thức ăn
Lợn là loại động vật phàm ăn và có khả năng chuyển hóa thức ăn từ cây
trồng sang thịt hiệu quả hơn các loại gia súc khác. Nhu cầu cụ thể về từng loại
dinh dưỡng có sự khác nhau rất lớn theo từng đối tượng lợn. Thành phần dinh
dưỡng chính cho nhu cầu của lợn bao gồm năng lượng, protein, các loại

vitamin và khống chất. Có cung cấp đầy đủ thức ăn và dinh dưỡng cho lợn
thì đàn lợn mới phát triển và đạt hiệu quả kinh tế cao. Trong chăn nuôi LHN
thức ăn là yếu tố quyết định đến sức sản xuất và mức tăng trọng của lợn, nó
chiếm tới 70% chi phí cho chăn nuôi LHN. Con giống tốt mà thức ăn không
phù hợp thì vật ni khơng thể sinh trưởng và phát triển, thức ăn là điều kiện


22

nuôi dưỡng, là cơ sở để nâng cao năng suất, HQKT của đàn lợn. Tốc độ tái
sản xuất và HQKT của chăn nuôi LHN phụ thuộc trực tiếp vào mức độ đảm
bảo đầy đủ thức ăn có dinh dưỡng. Vì vậy, xây dựng khẩu phần ăn cho lợn
đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu của đàn lợn, phù hợp với
từng giai đoạn sinh trưởng là biện pháp hữu hiệu nhất để đạt mức tăng trọng
cao của đàn lợn nhằm mang lại HQKT cao trong chăn nuôi LHN.
c. Chuồng trại
Trong chăn nuôi LHN hệ thống chuồng trại và chế độ chăm sóc cũng ảnh
hưởng rất lớn đến sự phát triển của đàn lợn, LHN có khả năng thích nghi cao
đối với điều kiện khí hậu nước ta nhưng chúng chỉ thực sự cho năng suất cao,
phẩm chất tốt nhất trong điều kiện khí hậu phù hợp cho từng loại lợn, lứa tuổi.
Vì vậy, chuồng trại được xây dựng chăn nuôi LHN phải đảm bảo ấm về mùa
đông và thoáng mát vào mùa hè để đàn lợn được phát triển tốt nhất. Bên cạnh
đó, chuồng trại phải dễ vệ sinh và thuận tiện cho sự chăm sóc đàn lợn của
người chăn nuôi.
d. Công tác thú y
Lợn hướng nạc khơng phải là giống địa phương nên có sức chống chịu,
sức đề kháng kém và rất mẫn cảm với môi trường sống. Trong mơi trường
sống do có chất thải và một số yếu tố khác chứa nhiều mầm mống dịch bệnh
gây hại cho sức khỏe đàn lợn, làm hạn chế sự phát triển của đàn lợn, ảnh
hưởng xấu đến năng suất chăn nuôi. Mặt khác, thịt lợn là thực phẩm tiêu dùng

thường xuyên trong đời sống hàng ngày của con người nói chung và của
người dân Việt Nam nói riêng. Do đó, để giữ gìn sức khỏe cho con người thì
thịt lợn phải khơng có mầm dịch bệnh. Vì vậy, trong chăn nuôi LHN phải coi
trọng công tác thú y phòng bệnh và phải thực hiện nghiêm túc các quy định về
an toàn thú y như: Xây dựng chuồng trại phải đúng quy trình kỹ thuật, tiêm
phịng tổ chức định kỳ, công tác kiểm dịch chặt chẽ. Tổ chức mạng lưới thú y


23

từ Trung ương đến địa phương, tăng cường công tác tuyên truyền, chuyển
giao kiến thức trong chăn nuôi LHN cho người chăn ni.
e. Quy trình kỹ thuật
Trong q trình phát triển của LHN ở các giai đoạn sinh trưởng khác
nhau thì nhu cầu chăm sóc cũng khác nhau. Vì vậy, phải có quy trình kỹ thuật
chăm sóc ni dưỡng phù hợp với đặc điểm sinh trưởng của từng giai đoạn,
khả năng thích nghi và sức chống chịu của chúng. Nắm chắc quy trình chăn
ni, chúng ta tác động các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất, cải tiến khâu
chăn sóc nuôi dưỡng, tăng cường bảo vệ đàn lợn làm tăng năng suất và tăng
HQKT của chăn nuôi LHN.
1.1.4.3 Các yếu tố kinh tế xã hội
a. Yếu tố chính sách
Để phát triển chăn ni LHN mạnh mẽ ngồi các biện pháp kỹ thuật chủ
yếu chúng ta cần có các chính sách tác động tích cực thúc đẩy chăn ni LHN
phát triển. Chính sách của Nhà nước phù hợp với chăn ni LHN thì nó có tác
động khuyến khích người dân n tâm phát triển chăn ni. Chính sách tích
cực của Nhà nước như chính sách hỗ trợ vốn, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi
cho người chăn nuôi, trợ giá cước phí vận chuyển về giống, thức ăn, thú y cho
những nơi vùng sâu, vùng xa; cung cấp con giống tốt cho người chăn nuôi,
đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất và đầu tư các phương tiện kỹ thuật cho các cơ

sở nhân giống để tạo các giống cao sản chất lượng tốt; xây dựng cơ sở hạ tầng
nông thôn, tạo điều kiện tăng cường các dịch vụ phục vụ chăn nuôi. Đặc biệt
là thực hiện và quản lý tốt chính sách giá cả thị trường sẽ làm cho người chăn
nuôi yên tâm đầu tư phát triển đàn lợn. Vì đa số nơng dân là người khơng hiểu
biết về thị trường, giá cả nên hay bị ép cấp, ép giá do đó cần có sự can thiệp
của Nhà nước thị trường để người sản xuất yên tâm đầu tư vào chăn nuôi.


24

b. Các yếu tố kinh tế
- Giá bán sản phẩm: là yếu tố tác động trực tiếp đến số lượng hàng hóa
và dịch vụ cung cấp ra thị trường. Sự chênh lệch giữa giá bán và giá thành sản
phẩm là lợi nhuận của người sản xuất, lợi nhuận của người sản xuất cao thấp
tùy thuộc vào khoảng chênh lệch đó. Vì vậy, người sản xuất ln quan tâm tới
giá bán sản phẩm để sản phẩm được tiêu thụ với khối lượng nhiều và lợi
nhuận mang lại lớn. Khi giá bán sản phẩm q thấp thì họ giảm quy mơ sản
xuất dẫn tới lượng cung hàng hóa ra thị trường giảm.
- Giá cả các đầu vào: Giá cả của các đầu vào sẽ quyết định đến chi phí
của q trình sản xuất. Nếu giá của các yếu tố đầu vào quá cao sẽ làm cho giá
thành sản xuất sản phẩm hàng hóa - dịch vụ tăng lên làm giảm lợi nhuận của
đơn vị sản phẩm. Trên thị trường người mua luôn muốn mua rẻ, do vậy nếu
giá thành cao dẫn tới sản phẩm hàng hóa khó tiêu thụ, hàng hóa ứ đọng kìm
hãm sản xuất phát triển.
- Giá của các sản phẩm thay thế hoặc bổ sung: đây là yếu tố ảnh hưởng
tới lượng cầu của hàng hóa. Vì giá cả của các loại hàng hóa có liên quan (thay
thế hoặc bổ sung) ảnh hưởng tới sự lựa chọn, thu nhập của người tiêu dùng,
tạo nên sự cạnh tranh về giá giữa các sản phẩm hàng hóa.
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm: Thị trường có vai trị hết sức quan trọng
đối với sản xuất kinh doanh và sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Đây là khâu

tất yếu và quan trọng nhất của sản xuất hàng hóa, thị trường chính là cầu nối
giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Nó cho chúng ta biết kết quả sản xuất
của một chu kỳ kinh doanh. Đặc biệt phát triển một nền sản xuất hàng hóa theo
cơ chế thị trường tiêu thụ sản phẩm rất được quan tâm. Vì vậy, thị trường tiêu
thụ sản phẩm là nhân tố quyết định đến sự phát triển chăn nuôi LHN.
- Vốn: Để phát triển chăn ni LHN theo hướng sản xuất hàng hóa thì
phải mở rộng quy mơ chăn ni, tăng cường đầu tư chuồng trại chăn nuôi, áp


×