Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Phát triển hàng rong nhằm thu hút khách du lịch nước ngoài đến Thành Phố Hồ Chí Minh Giai Đoạn 2015 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
--------O0O--------

Công trình tham dự Cuộc thi
Sinh viên nghiên cứu khoa học Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng 2014 – 2015

Tên cơng trình:
PHÁT TRIỂN HÀNG RONG

NHẰM THU HÚT KHÁCH DU LỊCH NƢỚC NGOÀI
ĐẾN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2015-2020

Nhóm ngành: KD2

Tp. HCM, tháng 5 năm 2015


i

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................................... iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................... v
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1.

Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1

2.

Tổng quan tình hình nghiên cứu ...................................................................... 2



3.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 5

4.

Mục đích nghiên cứu.......................................................................................... 5

5.

Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................. 6

6.

Kết cấu đề tài ...................................................................................................... 7

CHƢƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HÀNG RONG VÀ BÀI HỌC
KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƢỚC TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN HÀNG
RONG ............................................................................................................................ 8
1.1. Tổng quan về hàng rong ................................................................................ 8
1.1.1. Khái niệm hàng rong.................................................................................. 8
1.1.2. Phân loại hàng rong ................................................................................. 10
1.1.3. Khái niệm liên quan – Thức ăn đường phố ............................................. 12
1.2. Tác động của hàng rong đối với kinh tế, xã hội, văn hóa và du lịch........ 13
1.2.1. Tác động của hàng rong đối với kinh tế .................................................. 13
1.2.2. Tác động của hàng rong đối với xã hội ................................................... 16
1.2.3. Tác động của hàng rong đối với văn hóa ................................................. 18
1.2.4. Tác động của hàng rong đối với du lịch .................................................. 20
1.3. Bài học kinh nghiệm về phát triển hàng rong của các nƣớc .................... 24

1.3.1. Bài học kinh nghiệm từ Singapore .......................................................... 25
1.3.2. Bài học kinh nghiệm từ Bangkok, Thái Lan............................................ 26
1.3.3. Bài học kinh nghiệm từ Malaysia ............................................................ 26
1.3.4. Bài học kinh nghiệm từ Ấn Độ ................................................................ 27
1.3.5. Bài học kinh nghiệm từ New York, Mỹ .................................................. 28
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HÀNG RONG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH HIỆN NAY...................................................................................................... 30


ii

2.1. Đối tƣợng phục vụ ........................................................................................ 32
2.1.1. Học sinh ................................................................................................... 32
2.1.2. Sinh viên .................................................................................................. 33
2.1.3. Người lao động ........................................................................................ 33
2.1.4. Khách du lịch trong nước ........................................................................ 33
2.1.5. Khách du lịch nước ngồi ........................................................................ 34
2.2. Món ăn và giá cả ........................................................................................... 36
2.2.1. Các món ăn Việt Nam.............................................................................. 37
2.2.2. Các món ăn nước ngoài ........................................................................... 42
2.3. Mức độ vệ sinh an toàn thực phẩm ............................................................. 44
2.4. Thời gian bán ................................................................................................ 46
2.4.1. Buổi sáng (6 giờ đến 11 giờ) ................................................................... 46
2.4.2. Buổi trưa (11 giờ đến 14 giờ) .................................................................. 47
2.4.3. Buổi chiều và tối (14 giờ đến 20 giờ) ...................................................... 47
2.5. Địa điểm bán ................................................................................................. 48
2.5.1. Các trường trung học, đại học.................................................................. 48
2.5.2. Công viên ................................................................................................. 48
2.5.3. Các khu dân cư......................................................................................... 49
2.5.4. Chợ ........................................................................................................... 49

2.5.5. Dọc vỉa hè, lề đường ................................................................................ 50
2.6. Hình thức bán ............................................................................................... 50
2.6.1. Hình thức cố định .................................................................................... 50
2.6.2. Hình thức lưu động có cơ sở .................................................................... 52
2.7. Cách thức quảng bá ...................................................................................... 53
2.7.1. Cách thức quảng bá truyền thống ............................................................ 53
2.7.2. Phương thức quảng bá hiện đại ............................................................... 54
2.8. Ngƣời bán hàng ............................................................................................... 56
2.8.1. Xuất thân .................................................................................................. 56
2.8.2. Khả năng giao tiếp ................................................................................... 56


iii

2.8.3. Kĩ thuật bán hàng ..................................................................................... 56
2.8.4. Thái độ phục vụ ....................................................................................... 57
2.9. Các quy định, chính sách liên quan đến hàng rong .................................. 57
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HÀNG RONG NHẰM THU HÚT
KHÁCH DU LỊCH NƢỚC NGOÀI ĐẾN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI
ĐOẠN 2015- 2020 ....................................................................................................... 60
3.1. Phƣơng hƣớng phát triển............................................................................. 60
3.2. Mục tiêu phát triển ....................................................................................... 60
3.3. Nội dung phát triển....................................................................................... 62
3.3.1. Định vị hình ảnh hàng rong ..................................................................... 62
3.3.2. Đối tượng mục tiêu .................................................................................. 62
3.3.3. Sản phẩm.................................................................................................. 63
3.3.4. Giá cả ....................................................................................................... 69
3.3.5. Thời gian bán ........................................................................................... 70
3.3.6. Địa điểm ................................................................................................... 71
3.3.7. Người bán ................................................................................................ 73

3.3.8. Hình thức bán ........................................................................................... 74
3.3.9. Cách thức quảng bá.................................................................................. 75
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... a
PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI .................................................................................. g
PHỤ LỤC 2: MÔ TẢ KHẢO SÁT ............................................................................. k
PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ KHẢO SÁT ....................................................................... m
PHỤ LỤC 4: HÌNH ẢNH MỘT SỐ MĨN ĂN HÀNG RONG ............................... v


iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2. 1. Thông số kỹ thuật của xe bán hàng rong cố định ....................................51
Bảng 2. 2 Thông số kĩ thuật của xe bán hàng lưu động có cơ sở..............................52


v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Tên viết tắt
Tp.HCM –
HCMC
GDP
FAO
ATTP
UBND
NĐ-CP
TT-BYT
D

ASEAN
HACCP
NASVI
BRT

Tên đầy đủ (Tiếng Anh)
Ho Chi Minh City

Tên đầy đủ (Tiếng Việt)
Thành phố Hồ Chí Minh

Gross Domestic Product
Food and Agriculture
Organization
Diameter
Association of Southeast Asian
Nations
Hazard Analysis and Critical
Control Points
The National Association of
Street Vendors of India
Bus Rapid Transit

Tổng sản phẩm quốc nội
Tổ chức Lương thực và Nơng
nghiệp
An tồn thực phẩm
Ủy ban nhân dân
Nghị định Chính phủ
Thơng tư Bộ Y tế

Đường kính
Hiệp hội các quốc gia Đơng
Nam Á
Phân tích mối nguy và điểm
kiểm sốt tới hạn
Hiệp hội Người bán rong Ấn
Độ
Dự án thí điểm xe buýt nhanh


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Du lịch và Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch thành phố Hồ Chí Minh, trong 10 tháng đầu năm 2014, tổng lượng khách quốc
tế đến thành phố Hồ Chí Minh (sau đây viết tắt là Tp.HCM) ước đạt 3,22 triệu lượt,
chiếm 48% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam. (Tổng Cục Du Lịch, 2014).
Doanh thu từ hoạt động du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh chiếm 47% doanh thu cả
nước và chiếm 11% GDP của thành phố Hồ Chí Minh (Nguyễn Thị Hồng, 2014).
Có thể thấy, doanh thu cũng như lượng khách du lịch của thành phố Hồ Chí Minh
chiếm phần lớn trong tổng doanh thu và tổng lượng khách du lịch Việt Nam. Do đó,
việc thu hút khách du lịch nước ngồi đến thành phố Hồ Chí Minh đóng góp một
phần quan trọng trong việc phát triển ngành du lịch nói riêng và nền kinh tế Việt
Nam nói chung. Trong giai đoạn 2015-2020, sau khi Việt Nam gia nhập Cộng đồng
kinh tế ASEAN, ước tính lượng khách du lịch quốc tế sẽ tăng mạnh. Chính vì thế,
vấn đề phát triển du lịch nhằm thu hút khách nước ngồi qua đó thúc đẩy kinh tế
phát triển càng trở nên quan trọng hơn.
Một trong những yếu tố đặc biệt thu hút khách du lịch nước ngồi đến Việt
Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng là hình thức kinh doanh đường

phố: hàng rong mà cụ thể là hàng rong ẩm thực. Một số món ăn đường phố của Việt
Nam đã được các tạp chí, các nhà phê bình ẩm thực nổi tiếng bình chọn là món
ngon của thế giới. (Xem Báo NY DailyNews, 2012; Báo The Guardian, 2012).
Đồng thời, thưởng thức hàng rong hiện đang là một trong những hoạt động yêu
thích nhất của khách du lịch khi đến Việt Nam và thành phố Hồ Chí Minh. (Xem
Báo VN Express, 2014).
Hiện nay, hàng rong tại thành phố Hồ Chí Minh đã phát triển vô cùng mạnh
mẽ cùng với sự đa dạng, phong phú trong món ăn cũng như phương thức kinh
doanh. Bên cạnh việc thu hút khách du lịch nước ngồi, hoạt động này cịn là nét
văn hóa truyền thống và là nguồn thu nhập của một bộ phận khơng nhỏ người dân,
đóng góp nhất định đối với sự phát triển kinh tế.


2

Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều bất cập trong hình thức kinh doanh này như:
sự phát triển tràn lan, tự phát, thiếu mơ hình, quy hoạch nhất định; chưa có sự đồng
bộ chuẩn hóa; vấn nạn lấn chiếm lịng lề đường, gây mất trật tự an toàn xã hội, ảnh
hưởng đến vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị. Hơn nữa, vấn đề vệ sinh an toàn
thực phẩm, thiết kế trang thiết bị, phong cách phục vụ vẫn chưa đáp ứng được nhu
cầu cụ thể của du khách nước ngồi. (Trần Quang Trung, 2013)
Bên cạnh đó, kinh nghiệm từ các nước có ngành du lịch phát triển như
Singapore, Thái Lan cho thấy, việc kinh doanh hàng rong ẩm thực đã được quan
tâm, đầu tư mơt cách tồn diện với những mơ hình hiện đại, song vẫn giữ được bản
sắc văn hóa truyền thống đất của nước. Trong khi đó, ở Việt Nam, chỉ mới có các
thơng tư, nghị định chung về hàng rong nhưng chưa thực sự có một nghiên cứu nào
nhằm xây dựng một mơ hình kinh doanh cụ thể, hướng tới thu hút khách du lịch
nước ngoài. Các giải pháp phát triển hàng rong được đề xuất vẫn cịn ở tầm vĩ mơ
và thường chỉ phù hợp cho hoàn cảnh của từng địa phương nhất định. (Tổng hợp từ
Báo Cà Mau, 2013; Tổng Cục Du lịch thành phố Hồ Chí Minh, 2013; Báo Giáo dục,

2008).
Với những lí do nêu trên, đề tài được lựa chọn và nghiên cứu sẽ là “Phát
triển hàng rong nhằm thu hút khách du lịch nƣớc ngồi đến thành phố Hồ Chí
Minh giai đoạn 2015-2020.” Thông qua nghiên cứu này, đề tài mong muốn không
những tăng sự hấp dẫn của thành phố Hồ Chí Minh trong mắt khách du lịch nước
ngồi, mà cịn góp phần xây dựng một thành phố văn minh, hiện đại, bên cạnh đó
vẫn bảo tồn được bảo vệ nét văn hóa truyền thống.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1.

Tình hình nghiên cứu trong nƣớc

Liên quan đến vấn đề phát triển hàng rong nhằm thu hút khách du lịch nước
ngồi, đã có một số nghiên cứu trong nước tiêu biểu như sau:
Một là, đề tài tham dự Cuộc thi Sinh viên Nghiên cứu khoa học cấp trường
năm 2014 “Quảng bá du lịch thông qua lực lƣợng bán hàng rong” của nhóm tác


3

giả Đại Học Ngoại thương cơ sở 2, đại diện là Hoàng Bảo Ngọc, nghiên cứu về các
lý thuyết du lịch, quảng cáo và những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động hành vi
khách du lịch. Từ đó, đề tài đưa ra giải pháp sử dụng lực lượng bán hàng rong như
một kênh thông tin để quảng bá du lịch của Tp.HCM. Tuy nhiên, bài nghiên cứu
chưa đưa ra bức tranh rõ ràng về hàng rong hiện nay ở Tp.HCM mà chỉ tập trung
vào khía cạnh marketing để quảng bá du lịch.
Hai là, đề tài tham dự cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trường
năm 2010 của nhóm tác giả Đại học Ngoại thương Cơ sở Hà Nội nghiên cứu về
“Thực trạng và giải pháp cho hoạt động bán hàng tại Hà Nội hiện nay.” Đề tài
đã nêu lên thực trạng, tác động tích cực, tiêu cực của hàng rong đến đời sống văn

hóa xã hội, chỉ ra nguyên nhân, và đưa ra giải pháp. Tuy nhiên kết quả đề tài nghiên
cứu chỉ áp dụng cho khu vực Hà Nội, do đó, các nguyên nhân cũng như giải pháp
đề ra chưa thiết thực ở phạm vi Tp.HCM.
Ngoài ra, ở góc độ gián tiếp, tại Việt Nam cịn có những bài nghiên cứu về
hàng rong và du lịch như sau: Tiểu luận “Triết lý kinh tế của hàng rong” năm
2008 của Nguyễn Sĩ Dũng; bài báo “Kinh tế vỉa hè và ngƣời nghèo” của Phan Văn
Trương đăng trên Thời báo kinh tế Sài Gòn 2009; Luận văn “Việc làm, thu nhập
của phụ nữ bán hàng rong qua khảo sát tại Đồ Sơn, Hồng Bàng–Hải
Phòng.” của Trần Thị Hồng Duyên năm 2013.
2.2.

Tình hình nghiên cứu nƣớc ngồi

Liên quan đến nội dung đề tài, cũng đã có một số cơng trình của các tác giả
nước ngoài đề cập đến những vấn đề phát triển hàng rong nhằm thu hút khách du
lịch tại các quốc gia như:
Thứ nhất, bài nghiên cứu “Perceptions of Foreign Tourists towards Street
Vendors in Bangkok” của tác giả Djoen San SANTOSO thuộc chuỗi nghiên cứu
Proceedings of the Eastern Asia Society for Transportation Studies, Volume 9, 2013
đã viết về quan điểm của khách du lịch nước ngoài về hàng rong ở Bangkok. Bài
viết cũng phân tích những ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh hàng rong đến các


4

vấn đề xã hội. Tuy nhiên, tác động của hàng rong dưới góc độ kinh tế và văn hóa
vẫn chưa được xét đến. Hơn nữa, nghiên cứu có bối cảnh ở Bangkok, Thái Lan nên
chưa sát với bối cảnh của Tp.HCM.
Thứ hai, hai tác giả Peter Fellows và Martin Hilmi đã có sách Selling Street
and Snack Food - quyển số 18 thuộc bộ sách Diversification Booklet do Tổ chức

Lương thực và Nông nghiệp thế giới (FAO) phát hành tại Rome năm 2011, đã
nghiên cứu về hoạt động marketing cho thức ăn đường phố và thức ăn nhẹ. Kết quả
đạt được là đã phân tích những tác động tích cực của hoạt động kinh doanh thức ăn
đường phố và thức ăn nhẹ đến kinh tế, xã hội. Ngoài ra, bài nghiên cứu còn chỉ
được cơ hội và thách thức, đồng thời đề xuất được chiến lược marketing cho hoạt
động này. Tuy nhiên, khía cạnh du lịch chưa được khai thác, đồng thời phạm vi
nghiên cứu ở các nước Châu Phi khá khác biệt với Việt Nam và Tp.HCM.
Thứ ba, bài nghiên cứu “The influence of tourism on the livelihoods of
street vendors in Granada, Nicaragua” vào tháng 8 năm 2012 của Roos Oppers,
Đại học Utrecht đã tìm hiểu mối liên hệ giữa du lịch và đời sống người bán hàng
rong ở Nicaragua thông qua nghiên cứu đặc điểm của du lịch Granada và đặc điểm
của hàng rong. Bài nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa du lịch và hàng rong cũng
như những cơ hội và thách thức đi kèm với du lịch mà người bán hàng rong gặp
phải. Tuy nhiên, bài nghiên cứu chưa đưa ra giải pháp cụ thể để giải quyết các khó
khăn cho những người bán hàng rong nói trên.
Các nghiên cứu nước ngồi khác về hàng rong và du lịch cịn có thể được kể
đến như: Sách “Vulnerable Careers: Tourism and Livelihood Dynamics Among
Street Vendors in Cusco, Peru.” của tác giả Griet Stee do Rozenberg Publishers
xuất bản năm 2008; Luận văn “Small scale businesses: A case study of stagnation
amongst street food vendors in Accra.” của Dorothy Esiawonam Bobodu năm
2010; Bài báo khoa học “Street vendors in Asia: A review.” của Sharit Bhowmik
đăng trên tạp chí Economic and Political Weekly năm 2005.
Nhìn chung, so với các nước khác thì Việt Nam chưa có nhiều bài nghiên
cứu về hàng rong, đặc biệt là hàng rong trong mối quan hệ với thu hút khách du lịch


5

nước ngoài. Các đề tài trong và ngoài nước đã thực hiện đều phân tích được tình
hình hoạt động của hàng rong cũng như tác động đối với văn hóa, kinh tế và xã hội.

Tuy nhiên, vì lí do khác biệt về khơng gian, thời gian cũng như mục đích nghiên
cứu, những kết quả đạt được và giải pháp đề ra khó có thể áp dụng một cách phù
hợp cho bối cảnh cụ thể của Tp.HCM. Dù vậy, đây vẫn là những nguồn tham khảo
quý giá cho nhóm trong quá trình thực hiện đề tài.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1.

Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hàng rong tại Tp.HCM trong mối quan hệ
với việc thu hút khách du lịch nước ngoài.
3.2.

Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Không gian

Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động bán hàng rong ở Tp.HCM tại một số
địa điểm thu hút số lượng lớn khách du lịch nước ngoài như các quận trung tâm
thành phố, di tích lịch sử viện bảo tàng hay các công viên, v.v.
3.2.2. Thời gian
Về mặt thời gian, đề tài tập trung nghiên cứu hàng rong và du lịch trong giai
đoạn 2010 - 2014 và các giải pháp dự kiến sẽ được áp dụng trong khoảng 5 năm từ
2015 đến 2020.
3.2.3. Đối tượng
Đề tài tập trung nghiên cứu đối tượng hàng rong kinh doanh ẩm thực theo
phương thức cố định hoặc lưu động có cơ sở.
4. Mục đích nghiên cứu
Thơng qua nghiên cứu lý luận và thực trạng của hàng rong tại Tp.HCM trong
mối quan hệ với việc thu hút khách du lịch nước ngoài, đề tài đưa ra giải pháp nâng
cao hiệu quả của hình thức kinh doanh này nhằm thu hút khách du lịch nước ngoài



6

đến Tp.HCM trong giai đoạn sắp tới. Để đạt được mục đích trên, nhóm nghiên cứu
tập trung giải quyết các mục tiêu chính sau:
Một là, nghiên cứu các vấn đề lí luận và bài học kinh nghiệm trong việc phát
triển hàng rong nhằm thu hút khách du lịch nước ngoài.
Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng của hàng rong tại Tp.HCM và hiệu quả
trong việc thu hút khách du lịch nước ngoài.
Ba là, đề xuất phương án xây dựng và phát triển hàng rong nhằm thu hút
khách du lịch nước ngoài đến Tp.HCM trong giai đoạn 2015 - 2020.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích và nhiệm vụ đề ra, trong quá trình thực hiện, đề tài
sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính. Cụ thể các phương pháp mà đề tài
sử dụng như sau:
5.1.

Phƣơng pháp thu thập dữ liệu
5.1.1. Phỏng vấn
Đề tài sử dụng phương pháp điều tra xã hội học để thu thập dữ liệu về thực

trạng hàng rong tại Tp.HCM. Trong đó, đối với khách du lịch nước ngồi, đề tài
thu thập thơng tin thông qua bảng khảo sát Tiếng Anh dưới dạng đơn điền online
và bản giấy offline. Đối với các chuyên gia, các nhà quản lý trong ngành du lịch
Việt Nam và Tp.HCM, đề tài dùng phương pháp phỏng vấn sâu, phỏng vấn cá
nhân trực tiếp bằng Tiếng Việt.
5.1.2. Nghiên cứu tài liệu văn bản
Phương pháp nghiên cứu này bao gồm tham khảo các bài nghiên cứu, tài
liệu liên quan đến phát triển hàng rong nhằm thu hút khách du lịch, bao gồm các

tác phẩm khoa học, sách tham khảo, tạp chí chuyên ngành, báo chí, và các báo cáo
khoa học.
5.2.

Phƣơng pháp phân tích dữ liệu


7

Để xử lý thông tin, đề tài sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp phân
tích (bao gồm phân tích nguồn, phân tích tác giả, phân tích nội dung bài viết),
phương pháp tổng hợp, so sánh, đối chiếu.
Đề tài cũng sử dụng các phần mềm như SPSS, Microsoft Excel 2013 để
tổng hợp, xử lý các số liệu thu thập được từ điều tra thực tế. Từ đó lập ra các biểu
đồ, các bảng so sánh nhằm báo cáo kết quả khảo sát.
6. Kết cấu đề tài
Ngoài phần danh mục từ viết tắt, danh mục bảng biểu, tài liệu tham khảo và
phụ lục, đề tài gồm có 3 chương, cụ thể như sau:
Chương I: Một số vấn đề lý luận về hàng rong và bài học kinh nghiệm của các nước
trong việc phát triển hàng rong
Chương II: Thực trạng hàng rong tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
Chương III: Giải pháp phát triển hàng rong nhằm thu hút khách du lịch nước ngồi
đến thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015-2020


8

CHƢƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HÀNG RONG VÀ BÀI HỌC
KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƢỚC TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN HÀNG
RONG

1.1. Tổng quan về hàng rong
1.1.1. Khái niệm hàng rong
“Hàng rong” là một khái niệm không mới nhưng cho tới nay số định nghĩa
về hàng rong trong các bài viết, bài nghiên cứu hay trong các văn bản pháp luật là
không nhiều, đặc biệt ở Việt Nam thì con số đó lại càng ít. Trong đó, vẫn chưa có
một định nghĩa nào được cơng nhận rộng rãi.
Theo Nghị định số 39/2007/NĐ-CP về cá nhân hoạt động thương mại một
cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh, “Buôn bán rong (buôn
bán dạo) là các hoạt động mua, bán khơng có địa điểm cố định (mua rong, bán rong
hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa
phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định
của pháp luật để bán rong”. Hoạt động này được phân biệt với các hoạt động
thương mại thực hiện bởi cá nhân hoạt động thương mại khác như:
- Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc khơng
có địa điểm cố định;
- Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có
hoặc khơng có địa điểm cố định;
- Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến
để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
- Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trơng
giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc khơng có địa
điểm cố định;


9

Thêm vào đó, Điều 2 trong Quy định về quản lý hoạt động bán hàng rong
trên địa bàn thành phố Hà Nội, ban hành kèm theo Quyết định số 46/2009/QĐUBND chỉ ra thêm rằng “Người bán hàng rong là cá nhân hoạt động thương mại
một cách độc lập, thường xuyên, khơng phải đăng ký kinh doanh, khơng có địa
điểm kinh doanh cố định và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật

Thương mại”.
Như vậy, theo định nghĩa nêu trong pháp luật, hoạt động “buôn bán rong”
chỉ bao gồm những hoạt động mua, bán khơng có địa điểm cố định. Tuy nhiên,
Sharit Bhowmik (2005) có đưa ra một định nghĩa như sau: “A street vendor is
broadly defined as a person who offers goods for sale to the public without having a
built up structure but with a temporary static structure or mobile stall (or headload).
Street vendors may be stationary by occupying space on the pavements or other
public/private areas, or may be mobile in the sense that they move from place to
place carrying their wares on push carts or in cycles or baskets on their heads, or
may sell their wares in moving trains, bus, etc.”
Định nghĩa trên có thể được dịch như sau: “Người bán rong được định nghĩa
khái quát là người bn bán hàng hóa cho người tiêu dùng mà khơng có một cấu
trúc xây dựng, thay vào đó là một cấu trúc cố định tạm thời hoặc gian hàng lưu
động (hoặc đội trên đầu). Người bán hàng rong có thể buôn bán cố định tại một nơi
bằng cách chiếm chỗ trên vỉa hè hoặc một khu vực riêng khác, hoặc có thể là lưu
động theo nghĩa di chuyển từ nơi này đến nơi khác, mang đồ trên xe đẩy, xe đạp
hoặc giỏ đội trên đầu, hay bán sản phẩm trong tàu hỏa, xe buýt, v.v.” Theo định
nghĩa này thì hàng rong khơng chỉ có là các hoạt động mua, bán lưu động và địa
điểm kinh doanh không cố định mà còn bao gồm các hoạt động mua, bán tại địa
điểm cố định và cơ sở tạm thời.
Đúc kết từ hai khái niệm trên và dựa theo đặc điểm riêng của Tp.HCM để
điều chỉnh cho phù hợp, nhóm nghiên cứu đề ra một khái niệm để sử dụng trong bài
nghiên cứu này như sau:Hàng rong hay buôn bán rong là hoạt động kinh doanh
đƣợc thực hiện bởi cá nhân hoạt động thƣơng mại một cách độc lập, thƣờng


10

xun, khơng đăng ký kinh doanh, có hoặc khơng có địa điểm kinh doanh cố
định; cơ sở lƣu động nhƣ xe đẩy, thúng, gánh hoặc cố định tạm thời nhƣ sạp,

quầy, gian hàng.
1.1.2. Phân loại hàng rong
1.1.2.1. Phân loại theo địa điểm và cơ sở vật chất
Theo Chính sách quốc gia của về Người buôn bán rong ở đô thị (2009) của
Ấn Độ, dựa theo địa điểm và cơ sở vật chất, “bn bán rong” có thể được chia
thành 3 loại chính như sau:
a) Cố định: Hoạt động bán hàng được thực hiện một cách thường xuyên tại
một địa điểm cụ thể. Chẳng hạn như hoạt động kinh doanh cơm tấm, bn bán trên
vỉa hè, trước một tịa nhà cụ thể hay gần công viên và hầu như không di chuyển vị
trí trong suốt thời gian bán, cơ sở kinh doanh bao gồm xe đẩy, bàn, ghế, đèn sẽ
được xem là hoạt động buôn bán rong cố định.
b) Lưu động có cơ sở: Hoạt động bán hàng bằng cách di chuyển hàng hóa
hoặc dịch vụ từ nơi này sang nơi khác trên những cơ sở có thể được cơ giới hóa
hoặc khơng được cơ giới hóa như xe đẩy, xe đạp, sạp di động. Chẳng hạn như hoạt
động kinh doanh chè giải khát với phạm vi kinh doanh trong một ngày là một số
con đường trong một địa bàn nhất định như phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, cơ sở
kinh doanh chỉ bao gồm xe đẩy sẽ được xem là hoạt động bn bán rong lưu động
có cơ sở.
c) Lưu động khơng có cơ sở: Hoạt động bán hàng bằng cách di chuyển hàng
hóa hoặc dịch vụ từ nơi này sang nơi khác bằng phương thức đi bộ, khơng có cơ sở.
Chẳng hạn như hoạt động kinh doanh vé số xổ số kiến thiết với phạm vi kinh doanh
trong một ngày là các con đường trong phường Bến Thành, quận 1, khơng có cơ sở
kinh doanh sẽ được xem là hoạt động bn bán rong lưu động khơng có cơ sở.
Cách phân loại này sử dụng từ ngữ hàn lâm, bao qt được hình thức bn
bán rong nói chung. Tuy nhiên, nếu áp dụng hình thức này để phân loại các đối
tượng kinh doanh hàng rong ở Tp.HCM thì sẽ phát sinh thêm một loại mới là cố


11


định khơng có cơ sở, ví dụ như một người kinh doanh vé số bị khuyết tật, buôn bán
cố định tại một địa điểm. Tuy nhiên, những trường hợp kinh doanh này rất hiếm và
số lượng không đáng kể không đáng kể, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh ẩm
thực nên xét trên phạm vi nghiên cứu của đề tài thì cách phân loại này vẫn phù hợp
và sẽ được giữ nguyên.
1.1.2.2. Phân loại theo sản phẩm kinh doanh
Cũng theo Sharit Bhowmik, dựa theo sản phẩm kinh doanh, có thể chia
“bn bán rong” thành 2 loại chính như sau:
a) Kinh doanh ẩm thực
Hình thức bn bán rong này bao gồm các phân loại nhỏ như:
- Sản phẩm phải qua chế biến tại chỗ như bánh mì, chè, cà phê, các loại thức
ăn nhẹ, nước giải khát cần chế biến khác;
- Sản phẩm không cần qua chế biến tại chỗ như trái cây, rau củ tươi, kem,
nước giải khát trong chai hoặc lon, thức ăn được đóng gói sẵn và các sản phẩm
không cần qua chế biến tại chỗ khác.
b) Kinh doanh phi ẩm thực
Hình thức bn bán rong này bao gồm các phân loại nhỏ như:
- Đồ gia dụng như trang sức, phụ kiện trang điểm, đồ điện tử nhỏ, vật dụng
trang trí, nón bảo hiểm, đồ dùng lặt vặt, v.v.;
- Quần áo, giày dép;
- Hoa, gồm cả hoa tươi và hoa giả;
- Dịch vụ như cắt tóc, đánh giày, vẽ chân dung, vé số, sạp báo, v.v.
Cách phân loại này rõ ràng và sử dụng từ ngữ dễ hiểu, bao qt được hình
thức bn bán rong tại Việt Nam nói chung và Tp.HCM nói riêng, phù hợp với
phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài này. Theo đây thì đề tài sẽ tập trung vào
đối tượng buôn bán rong kinh doanh ẩm thực.


12


Tóm lại, dựa vào cả hai hình thức phân loại nêu trên, trong phạm vi nghiên
cứu, đề tài chỉ giới hạn ở hàng rong phương thức buôn bán cố định và lưu động có
cơ sở theo phân loại về địa điểm và cơ sở vật chất và hàng rong kinh doanh ẩm thực
theo phân loại về sản phẩm kinh doanh. Đối tượng nghiên cứu mà đề tài tập trung là
Hàng rong kinh doanh ẩm thực theo phƣơng thức cố định hoặc lƣu động có cơ
sở.
1.1.3. Khái niệm liên quan – Thức ăn đường phố
Cụm từ “Ẩm thực đường phố” hay “Thức ăn đường phố” thường được đề
cập như một khái niệm thuộc phạm trù văn hóa, du lịch hoặc phạm trù sức khỏe, y
tế trong nhiều bài viết, ấn phẩm, văn bản thuộc chủ đề này trên khắp thế giới, và
hầu hết các khái niệm đều mang tính chất tương đối.
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) định nghĩa
Thức ăn đường phố là “những thực phẩm có thể ăn ngay hoặc nước giải khát được
chuẩn bị và/hoặc bán bởi những cá nhân kinh doanh buôn bán rong, đặc biệt là trên
đường phố hoặc những nơi công cộng tương tự.”
Điều 2 khoản 26 Luật ATTP của Việt Nam đưa ra một định nghĩa tương đối
giống vơi định nghĩa của FAO như sau “Thức ăn đường phố là thực phẩm được chế
biến dùng để ăn, uống ngay, trong thực tế được thực hiện thơng qua hình thức bán
rong, bày bán trên đường phố, nơi công cộng hoặc ở những nơi tương tự.”
Ngồi ra, theo Thơng tư số 30/2012/TT-BYT của Bộ Y tế, Quy định về điều
kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức
ăn đường phố, “ inh doanh thức ăn đường phố là loại hình kinh doanh thực phẩm,
thức ăn, đồ uống để ăn ngay, uống ngay được bán rong trên đường phố hay bày bán
tại những địa điểm công cộng (bến xe, bến tàu, nhà ga, khu du lịch, khu lễ hội) hoặc
ở những nơi tương tự.”
Tóm lại, cả ba khái niệm được nêu ra trên đều có những điểm tương đồng có
thể gói gọn thành hai yếu tố chính. Thứ nhất là sự nhanh gọn, tiện lợi trong khâu


13


chuẩn bị, chế biến và tiêu thụ các món ăn. Thứ hai là địa hình thức bán rong và địa
điểm bn bán cơng cộng. Để quyết định một món ăn có phải là thức ăn đường phố
hay khơng thì phải xem xét dựa vào cả hai yếu tố trên. Xét đến phạm vi nghiên cứu
và đối tượng nghiên cứu của đề tài này, khái niệm “ẩm thực đường phố” hay “thức
ăn đường phố” sẽ được hiểu là thực phẩm, thức ăn, đồ uống để ăn ngay, uống
ngay có thể qua chuẩn bị, chế biến tại chỗ hoặc không, đƣợc bán rong trên
đƣờng phố hay tại những địa điểm công cộng (bến xe, bến tàu, nhà ga, khu du
lịch, khu lễ hội) hoặc ở những nơi tƣơng tự. Khái niệm chỉ rõ ra hai đặc điểm
quan trọng của thức ăn đường phố là sự tiện lợi, nhanh gọn và hình thức bán.
Về sự phân biệt hàng rong và thức ăn đƣờng phố, hàng rong và ẩm thực
đường phố tuy là hai khái niệm riêng biệt nhưng rất dễ gây nhầm lẫn do đều cùng
thuộc một phạm trù văn hóa và thường được sử dụng để thay thế cho nhau một cách
không chính xác. Khái niệm hàng rong là liên quan đến phƣơng thức hay hình
thức bán hàng, để phân biệt với các hình thức nhà hàng, qn ăn nhỏ có cơ sở kiến
trúc; còn thức ăn đƣờng phố là khái niệm chỉ sản phẩm được bán theo phương
thức là hàng rong, tức là để phân biệt với các sản phẩm, dịch vụ khác. Theo định
nghĩa được nêu ở phần trên, sản phẩm của hàng rong bao gồm nhiều loại trong đó
có thức ăn, có thể xem đây là thức ăn đường phố. Do trong phần lớn trường hợp,
cụm từ hàng rong được sử dụng thay cho hàng rong kinh doanh thức ăn đường phố
nên thường gây ra sự nhầm lẫn giữa hai khái niệm như trên.
1.2.

Tác động của hàng rong đối với kinh tế, xã hội, văn hóa và du lịch

Một trong những cơ sở lí luận quan trọng cho việc phát triển hàng rong nhằm
thu hút khách du lịch nước ngoài là những ảnh hưởng của hàng rong đối với các
khía cạnh cơ bản của mỗi quốc gia, địa phương như kinh tế, văn hóa, và xã hội.
Tổng hịa những ảnh hưởng trên cộng với ảnh hưởng cụ thể, riêng biệt của hàng
rong đến hoạt động du lịch sẽ đưa ra cái nhìn khái quát về tầm quan trọng của việc

xây dựng hàng rong nhằm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và du lịch - mục đích
chính của bài nghiên cứu.
1.2.1. Tác động của hàng rong đối với kinh tế


14

a) Tác động tích cực
Thứ nhất, hàng rong là một bộ phận của nền kinh tế phi chính thức.
Nền kinh tế phi chính thức được Hội nghị quốc tế lần thứ 5 của các nhà
nghiên cứu số liệu lao động (The Fifth International Conference of Labour
Statistician) định nghĩa là “Những lực lượng liên quan đến sản xuất hàng hóa và
dịch vụ với mục đích chính là tạo việc làm và thu nhập cho những cá nhân có liên
quan. Những lực lượng trong nền kinh tế phi chính thức hoạt động ở một tổ chức
cấp thấp với rất ít hoặc khơng có sự tách rời giữa nguồn vốn và lao động.” Theo đó,
hàng rong với sự liên hệ chặt chẽ, ít tách rời giữa người bán rong và nguồn vốn cho
hoạt động kinh doanh này, thuộc vào nền kinh tế phi chính thức. Ở các quốc gia
khác, chẳng hạn như Bogor, trong số những người làm việc khu vực kinh tế phi
chính thức, có khoảng 26% là người bán hàng rong. (Chapman, 1984).
Về hàng rong và nền kinh tế phi chính thức ở Việt Nam đã có nhận định như
sau: “ inh tế vỉa hè là một bộ phận rất quan trọng của nền kinh tế phi chính thức.
[...]Kinh tế phi chính thức, hiện bằng chừng 30% nền kinh tế chính thức, đóng vai
trị là tấm bình phong che chắn bão tố, là tấm đệm giảm nhẹ những cơn khủng
hoảng dội vào Việt Nam.” (Nguyễn Vạn Phú, 2013). Trên thực tế, nếu khơng có nền
kinh tế phi chính thức làm chậm quá trình “nổ bom,” khi khủng hoảng kinh tế ập
đến, những tổn thất mà nền kinh tế Việt Nam đã phải gánh chịu nhiều sẽ nặng nề
hơn rất nhiều.
Thứ hai, hàng rong đóng góp vào GDP của nền kinh tế.
Với vai trò là một bộ phận của nền kinh tế phi chính thức như trên, hàng
rong cũng đóng góp vào GDP của mỗi địa phương và quốc gia. Trên thực tế, cứ

trong 5 nước ở Châu Phi và Châu Á thì có một nước mà trong đó, hàng rong
chiếm từ 73% đến 99% tổng việc làm trong nền kinh tế và đóng góp 50% đến 90%
GDP cho ngành kinh tế. (Dorothy, 2010).
Ở Việt Nam và Tp.HCM chưa có một thống kê hay bài nghiên cứu nào về
số lượng những người bán hàng rong cũng như những đóng góp cụ thể của họ đối


15

với nền kinh tế và GDP cả nước. Tuy nhiên, những con số và đóng góp trên thực
tế là khơng thể phủ nhận. Ngoài ra, hàng năm, ngành du lịch tại Tp.HCM đóng
góp 11% vào GDP của thành phố (Tổng Cục Du lịch); hàng rong, với tư cách là tài
nguyên du lịch, thơng qua đóng góp vào việc thúc đẩy và phát triển du lịch tại
Tp.HCM (được phân tích kĩ hơn sau đây) cũng đóng góp gián tiếp vào nền kinh tế
của Việt Nam.
Thứ ba, hàng rong cung cấp việc làm cho một bộ phận đông đảo ngƣời
dân.
Nghiên cứu của Sharit K. Browmik (2005) đã chỉ ra rằng sự nghèo đói ở các
vùng nơng thơn và nạn thất nghiệp do các khu công nghiệp giải thể khiến người dân
phải di chuyển đến các đô thị lớn để kiếm sống bằng cách bán hàng rong. Tương tự
tại Việt Nam, một bộ phận đông đảo người dân nghèo từ các tỉnh lân cận cũng lên
thành phố bán hàng rong để mưu sinh. Hàng rong đóng vai trị quan trọng trong việc
cung cấp việc làm, không chỉ cho những người trực tiếp bán rong này, mà còn cho
những người sản xuất và cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho họ.
Thứ tƣ, hàng rong là một phần của mạng lƣới phân phối hàng hóa.
Nguyễn Sĩ Dũng trong bài viết Triết lý kinh tế của hàng rong (2008) có đề
cập rằng hàng rong là “một phần của mạng lưới phân phối hết sức hiệu quả của
người Việt từ trước đến nay.” Nếu khơng có những hàng rong đóng vai trị như
những nhà phân phối, giúp hàng hóa lưu thơng, ln chuyển trong nền kinh tế thì
sản xuất nói chung sẽ bị ngưng trệ và các mơ hình sản xuất nhỏ lẻ theo quy mơ hộ

gia đình sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
b) Tác động tiêu cực
Thứ nhất, hàng rong gây thất thoát về thuế và tăng chi phí cho Nhà nƣớc.
Như đã nêu trên, hàng rong là một bộ phận của nền kinh tế phi chính thức.
Do đó, việc kiểm sốt hoạt động bán hàng, xác định mức thuế và truy thu thuế đối
với đối tượng này là rất khó. Hơn nữa, đa phần người bán rong đều là dân nghèo


16

nhập cư từ các tỉnh lân cận, lượng thu nhập từ hàng rong đối với họ tuy không cao
nhưng vẫn có giá trị kinh tế nên hầu hết đều tìm cách trốn thuế hàng rong nếu có.
Ngồi ra, chính phủ cũng phải chi ngân sách để giải quyết các tác động tiêu
cực của hàng rong thông qua các hoạt động như Ban hành Luật, cải tạo cảnh quan
đô thị, tăng cường đội ngũ giám sát, quản lý, vv. Chưa có một thống kê cụ thể về
chi phí chính xác cho các hoạt động trên nhưng thực tế hàng rong đã khiến chính
phủ tăng chi, giảm thu, ảnh hưởng tiêu cực đến ngân sách nhà nước nói chung.
Thứ hai, hàng rong làm giảm doanh thu của các ngành có liên quan.
Khả năng cạnh tranh của hàng rong là rất cao bởi, so với các siêu thị, cửa
hàng, hàng rong có lợi thế về mặt giá cả do giảm chi phí mặt bằng và chi phí trung
gian. Hơn nữa, hàng rong có tính chất tự nhiên của hoạt động này, dễ dàng tiếp cận
với đối tượng khách hàng hơn. Vì vậy, sự cạnh tranh của hàng rong là một trong
những yếu tố gây giảm doanh thu của các ngành liên quan. Một khía cạnh tiêu cực
khác có thể kể đến là việc hàng rong sử dụng hàng kém chất lượng, gây ảnh hưởng
đến sự hài lịng của khách hàng, giảm uy tín và lượng tiêu thụ của mặt hàng đó, gián
tiếp gây nên việc giảm doanh thu của ngành có liên quan trực tiếp.
1.2.2. Tác động của hàng rong đối với xã hội
a) Tác động tích cực
Thứ nhất, hàng rong là nguồn thu nhập đối với ngƣời bán và góp phần
hạn chế tệ nạn xã hội.

Việc hàng rong cung cấp phương tiện mưu sinh cho một bộ phận đông đảo
người dân không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà cịn có đóng góp quan trọng đối
với xã hội. Nghiên cứu của Irene Tinker (2003) chỉ ra rằng buôn bán hàng rong là
nguồn thu nhập và dinh dưỡng quan trọng cho người bán và cả gia đình. Tại Hà Nội,
thu nhập bình quân một tháng của nữ lao động bán hàng rong là 3.700.000 đồng
(Tạp chí Khoa học và Phát triển, số 4 năm 2012). Nếu khơng có hàng rong là kế
sinh nhai, nhiều người có thể lâm vào tình trạng thất nghiệp, nghèo đói và hệ quả


17

không thể tránh khỏi là các tệ nạn xã hội như trộm cắp, cướp giật, ma túy, hay mại
dâm.
Thứ hai, hàng rong là nguồn hàng rẻ và tiện lợi đối với ngƣời mua.
Bản báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (A bulletin of World Health
Organization) năm 2002 đã đề cập rằng ở các nước có tỉ lệ thất nghiệp cao, thu nhập
thấp, cơ hội việc làm và các chương trình phúc lợi xã hội hạn chế, quá trình đơ thị
hóa vẫn chưa hồn chỉnh, thì hàng rong là nguồn hỗ trợ tài chính tốt khơng chỉ đối
với cả người bán mà còn cho cả người mua. Tại các hộ gia đình trong các thành thị
ở Châu Phi và Châu Á, có 15% đến 50% trong nguồn chi cho thực phẩm được chi
cho thực phẩm bán rong trên đường phố. (Winarno và Allan, 1991). Nếu khơng có
hàng rong, cuộc sống của những công nhân thu nhập thấp sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Tại Việt Nam, hàng rong là một nguồn hàng hóa, thực phẩm giá rẻ, phù hợp
túi tiền của những người không thể chi trả cho các mặt hàng tuy chất lượng hơn
nhưng lại quá đắt đỏ ở các cửa hàng hay siêu thị. Hơn nữa, hàng rong cịn đem đến
nhiều tiện ích cho các tầng lớp như sinh viên, cơng nhân bởi tính chất cơng việc của
họ cần những hàng hóa bán sẵn nhanh chóng và tiện lợi.
Tác động tích cực của hàng rong đối với xã hội nhìn chung có thể được khái
qt bằng nhận xét sau: “Nếu xã hội là một đàn chim én đang bay thì tốc độ bay
của cả đàn thì khơng phải theo con chim đầu đàn, mà chính là con chim cuối đàn.

Xã hội không phát triển theo bước tiến của những người thành đạt nhất mà chỉ tiến
bộ theo nhịp của thành phần nghèo khó nhất. Vì vậy, cả xã hội nên đợi và giúp
thành phần này [người bán hàng rong] cùng đi cùng tiến.” (Phan Văn Trương Thời báo kinh tế Sài Gòn, 2009)
b) Tác động tiêu cực
Thứ nhất, hàng rong gây tắc nghẽn giao thông, mất an ninh trật tự xã hội.
Khơng khó để quan sát thấy các hàng rong bn bán thiếu trật tự, lấn chiếm
lịng đường, lề đường để hoạt động. Tình trạng này gây tắc nghẽn giao thông, nhất
là các giờ cao điểm vào buổi sáng và buổi chiều ở các thành phố lớn. Việc người


18

mua hàng rong dừng đỗ xe để lựa chọn, mặc cả và thanh tốn cũng góp phần cản trở
giao thơng, khiến tình trạng tắc nghẽn tệ hơn. Ngồi ra, các hình thức bán rong bằng
xe đẩy khơng đúng quy cách, các xe hàng tự chế cũng gây nguy hiểm cho chính
người bán và những người tham gia giao thơng khác. Hơn nữa, nhiều hàng rong có
loa rao bán cũng gây vấn đề về ô nhiễm tiếng ồn cho các khu dân cư nơi hàng rong
đó hoạt động.
Thứ hai, hàng rong gây ô nhiễm môi trƣờng, mất mỹ quan đô thị.
Đa số các hàng rong, đặc biệt là hàng rong kinh doanh thực phẩm, đều thiếu
các điều kiện, thiết bị vệ sinh cần thiết chẳng hạn như nước sạch và thùng rác. Thêm
vào đó, ý thức bảo vệ mơi trường của cả người bán rong và người tiêu thụ hàng
rong hiện nay cịn chưa cao, dẫn đến việc mơi trường và cảnh quan đô thị nơi hàng
rong hoạt động không được bảo vệ tốt hoặc thậm chí bị làm tổn hại. Các hành động
như xả rác, thải nước bẩn, không dọn dẹp nơi bán sau khi bán hàng đều có ảnh
hưởng tiêu cực đến môi trường và mỹ quan đô thị.
Thứ ba, hàng rong gây quan ngại về chất lƣợng hàng hóa, vệ sinh an tồn
thực phẩm.
Việc mơi trường nơi bn bán không đảm bảo như trên ảnh hưởng không tốt
đến chất lượng hàng hóa và vấn đề vệ sinh an tồn thực phẩm. Bên cạnh đó, nguồn

gốc, xuất xứ, cách chế biến của hàng rong đa phần đều không rõ ràng và khơng
được kiểm sốt chặt chẽ. Cách thức và điều kiện buôn bán hầu như cũng không tuân
thủ những quy định về vệ sinh như sử dụng bao tay hay khử trùng vật dụng trong
q trình bn bán. Do vậy, những hậu quả xấu từ việc mua và ăn hàng rong như
ngộ độc, trúng thực là không hiếm.
1.2.3. Tác động của hàng rong đối với văn hóa
a) Tác động tích cực
Thứ nhất, hàng rong góp phần giữ gìn nét truyền thống trong cuộc sống
hiện đại.


19

Hàng rong đã tồn tại ở Sài Gòn hơn 100 năm trước, bắt đầu với những xe
kem dạo hay những gánh phở nhỏ. Ở Hà Nội, hàng rong được xem là nét văn hóa
đặc trưng khơng thể thiếu của thành phố có lịch sử lâu đời này. Có thể thấy, hàng
rong mang giá trị lịch sử nhất định và nét văn hóa của mỗi quốc gia, vùng miền.
Trong cuộc sống hiện đại, hàng rong được xem là một trong những yếu tố giúp gìn
giữ nét văn hóa truyền thống đó. Liên quan đến vấn đề này, giáo sư đô thị học
Singapore, ông Chua Beng Huat, khi quan sát hoạt động bán rong của Hà Nội hiện
tại cũng đã nhận xét rằng: “Một ngày nào đó, thành phố này sẽ phải thuê những
người bán hàng rong để họ tái tạo lại lịch sử.”
Thứ hai, hàng rong là nguồn cảm hứng cho các hoạt động nghệ thuật.
Tại nước ngoài, các hoạt động nghệ thuật nổi tiếng lấy cảm hứng và chủ đề
về hàng rong có thể kể đến gồm: triển lãm phim ảnh Eyes of the Street (Những đôi
mắt phố) tổ chức bởi INSP - International Network of Street Paper vào tháng 7 và
tháng 8 năm 2011 tại Glasgow, Scotland với phim ảnh tư liệu về cuộc sống thường
nhật của người bán rong thực hiện bởi nhiếp ảnh gia người Mỹ David Bunett; triển
lãm tranh Kefahteya (Những người bươn chải) diễn ra ở Cairo, Ai Cập vào tháng 6
năm 2014 với chủ đề về cuộc đấu tranh kiếm sống của những người bán hàng rong;

và triển lãm ảnh qua mạng Bohemians of Trade and Bedouins of Trafic: New York
Street Vendors, 1800 -1914 (Những người bán trong trên đường phố New York:
Dòng thương mại Bohemia và Bedouin 1800- 1914) trên trang mạng New York
Public Library (Thư viện thành phố New York) thể hiện quá trình hình thành và
phát triển của hàng rong tại thành phố New York trong thế kỉ XIX và XX;
Tại Việt Nam, những hoạt động nghệ thuật liên quan đến hàng rong có thể kể
đến là triển lãm ảnh “ Gánh hàng rong” tổ chức bởi Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tại
Hà Nội năm 2008 với 128 bức ảnh về cuộc sống và nghề nghiệp của những người
bán rong và tập sách “Ăn vặt Sài Gòn” xuất bản năm 2012 do tác giả Chu Thị Hồng
Anh và nhiếp ảnh gia Trần Việt Đức thực hiện cùng sự góp mặt của nhiều nhân vật
nổi tiếng với mục đích giới thiệu những món ăn ngon đường phố Sài Gịn với bạn


×