Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Hội chứng lỗ khuyết não pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.13 KB, 6 trang )

Hội chứng lỗ khuyết não

Người ta gọi lỗ khuyết não (lacunar syndrom) là các hốc nhỏ ở mô não bị
nhồi máu hoại tử do tắc các nhánh xuyên vào của động mạch não có đường kính từ
108-400micromet. Những lỗ khuyết này có khi rất nhỏ nên không biểu hiện triệu
chứng.
Lỗ khuyết não hình thành như thế nào?

Lỗ khuyết não cần được phân biệt với chảy máu não.
Lỗ khuyết não được hình thành là do tắc các động mạch xuyên nhỏ có
đường kính 50-150micromet. Có khoảng 80% toàn bộ nhồi máu lỗ khuyết được
tìm thấy ở quanh não thất, trong chất trắng não, hạch nền hoặc đồi thị, còn 20%
khu trú ở tiểu não và cầu não. Các lỗ khuyết não là các khoang rỗng có bờ không
đều, kích thước thường nhỏ hơn 10mm, nếu to hơn được gọi là siêu lỗ khuyết
(superlacunar). Số lượng các lỗ khuyết được xác định là giảm dần theo thứ tự từ
nhân bào sẫm, nhân đuôi, đồi thị nền cầu não, bao trong, cuộn chất trắng.
Ở các động mạch xuyên bị tắc nghẽn có hoại tử fibrin và có thâm nhiễm
hyalin vào thành mạch, lớp áo giữa thành mạch mô chun bị thâm nhiễn làm giảm
tính đàn hồi nên bị phình ra. Thành mạch tăng tính thấm, hồng cầu, protein huyết
tương sẽ ngấm vào dưới lớp áo nội mạc. Khi đó, mạch máu có thể bị vỡ hoặc tắc
nghẽn, tạo thành ổ xuất huyết hoặc ổ nhũn não nhỏ. Sau một thời gian, nếu không
được điều trị kịp thời, vành hoại tử này sẽ trở thành lỗ khuyết não.
Nguyên nhân tạo thành lỗ khuyết não là gì?
Nguyên nhân tạo thành lỗ khuyết não thường thấy là tăng huyết áp và vữa
xơ động mạch, trong đó tăng huyết áp chiếm 81% trường hợp bệnh nhân nhồi máu
lỗ khuyết. Vữa xơ và các huyết khối là nguyên nhân cơ bản còn trong các trường
hợp khác có thoái hóa mỡ hyalin (lipohyalin) cùng với tắc các mạch máu nhỏ.
Hội chứng lỗ khuyết não có biểu hiện gì?
Các triệu chứng được biểu hiện tùy theo vị trí lỗ khuyết. Phần lớn các
trường hợp, bệnh cảnh thường gặp là:
- Bại vận động (liệt nhẹ) đơn thuần nửa người (mặt, tay, chân) là do vị trí lỗ


khuyết ở bao trong hay cầu não.
- Đột quỵ cảm giác đơn thuần là vị trí lỗ khuyết ở nhân bụng - bên của đồi
thị.
- Bại nửa người, thất điều (vị trí lỗ khuyết ở cầu não).
- Loạn vận ngôn - tay vụng về (... cầu não hay gối của bao trong).
- Bại vận động nửa người với mất ngôn ngữ vận động (... bao trong và tia
vành kề bên).
- Liệt giả hành não là nguyên nhân xa phổ biến nhất của nhồi máu nhiều lỗ
khuyết và có liên quan các bó vỏ - gai và vỏ hành. Khu trú lỗ khuyết thường gặp là
nhân bào (37%), đồi thị (14%), bao trong (10%), cầu não (36%), vành tia, bao
ngoài, bó tháp và các cấu trúc khác của thân não. Thường gặp khoảng 18-40%
bệnh nhân trước đó đã bị các cơn thiếu máu não cục bộ tạm thời. Các triệu chứng
có thể xuất hiện đột ngột hoặc từ từ, các thiếu hụt thần kinh tiền đình chậm trong
2-3 ngày và xuất hiện xuất huyết nhỏ mà chụp cắt lớp vi tính (CT-scanner chỉ phát
hiện được 2/3 trường hợp, còn chụp cộng hưởng từ (MRI) có khả năng chẩn đoán
với tỷ lệ cao hơn.
Bệnh nhân thường không có rối loạn tri giác, ít trường hợp co giật và nôn.
Liệt vận động đơn thuần nửa người là hội chứng thường gặp nhất (60% trường
hợp).
Quá trình phục hồi: có thể bắt đầu trong giờ, ngày hoặc tuần tùy theo kích
thước và vị trí của lỗ khuyết và thường có khả năng phục hồi hoàn toàn nếu được
điều trị kịp thời.
Về tiên lượng: Nếu bệnh nhân không có rối loạn tri giác, ngôn ngữ và các
chức năng cao cấp của vỏ não thì được xác định là tiên lượng bệnh tốt.
Chẩn đoán hội chứng lỗ khuyết
bằng cách nào?
Chẩn đoán hội chứng lỗ khuyết
dựa theo mấy tiêu chuẩn sau:
- Khởi phát: 40% trường hợp trước
đó đã có cơn thiếu máu não cục bộ tạm

thời. 50% khởi phát như một nhồi máu
não do vữa xơ động mạch. Bệnh khởi
phát rồi diễn biến tăng dần các triệu
chứng.
Đột quỵ lỗ khuyết có xảy ra
không?
Khả năng các yếu tố nguy cơ
cho đột quỵ lỗ khuyết là: nam giới
60%, nữ giới 21%; tăng huyết áp 70%;
bệnh cục tắc mạch (embolio) 35%; đái
tháo đường 29%; rối loạn lipid máu
13%, nghiện rượu 19%.
- Có tiền sử tăng huyết áp, bệnh nhân trên 60 tuổi.
- Tổn thương rất khu trú, phù hợp một trong các dạng lâm sàng như đã mô
tả.
- Không có đau đầu, nôn, rối loạn thị giác, bệnh tim gây tắc mạch não và
vữa xơ động mạch vùng cổ.
Tùy theo nguyên nhân và các nguy cơ, cần cho làm các xét nghiệm thích
hợp. Chỉ có chụp cắt lớp vi tính và chụp cộng hưởng từ mới giúp cho chẩn đoán lỗ
khuyết được chính xác.
Cần chẩn đoán phân biệt với: Chảy máu não; nhồi máu não, khó phân biệt
nhồi máu não thường có kèm theo mất ngôn ngữ, rối loạn tri giác, bán manh đồng
danh; hội chứng giả hành não: hội chứng này do tổn thương bó tháp cả hai bên ở
trên vùng hành tủy, thường do nhồi máu não hoặc chảy máu não. Trái lại trong hội
chứng lỗ khuyết diễn biến bệnh từ từ, từng đợt, nói khó, đi từng bước nhỏ, rối loạn
thăng bằng.
Cách điều trị hội chứng lỗ khuyết não?
Điều trị lỗ khuyết não điều quan trọng là điều trị tăng huyết áp; giảm các
yếu tố nguy cơ, điều trị vữa xơ động mạch, rối loạn lipid máu, đái tháo đường,
bệnh tim. Chống tái phát bằng các thuốc chống ngưng kết tiểu cầu, các thuốc giãn

mạch trong đợt tiến triển bệnh, có thể dùng thuốc tăng chuyển hóa và trương lực tế

×