Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Nghiên cứu bảo tồn thực vật họ hồ đào juglandaceae tại vườn quốc gia bến en tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN THANH TÙNG

NGHIÊN CỨU BẢO TỒN THỰC VẬT HỌ HỒ ĐÀO(Juglandaceae)
TẠI VƢỜN QUỐC GIA BẾN EN, TỈNH THANH HÓA

NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
MÃ NGÀNH: 8620211

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. HOÀNG VĂN SÂM

HÀ NỘI, 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi,các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố
Trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ cơng trình nghiên
cứu nào đã cơng bố,tơi xin hồn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận
đánh giá luận văn của hội đồng khoa học.


ĐHLN,ngày........ tháng…....năm2018
NGƢỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Thanh Tùng


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được thực hiện và hoàn thành theo Chương trình đào tạo
trình độ
Thạc sỹ của Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội. Đề tài được thực
hiện tại Vườn quốc gia Bến En, Thanh Hóa từ tháng 4/2018 đến10/2018.
Saumột thời gian nghiên cứu, đến nay bản luận vănThạc sỹ đã hoàn
thành.Nhân dịp hoàn thành luận văn, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám
hiệuTrường Đại học Lâm nghiệp,Ban chủ nhiệm Khoa Đào tạo Sau đại
học,các thầy cô giáo trong Khoa Quản lý tài nguyên rừng và Môi trường cũng
như Ban lãnh đạo và các cán bộ Kiểm lâm viên củaVườn Quốc gia Bến En đã
tạo điều kiện và giúp đỡ tác giả thực hiện đề tài.
Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo
GS.TS.HoàngVăn Sâm, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảovàgiúp
đỡ tác giả về chuyên môn trong suốt q trình khảo sát và hồn thiện luậnvăn.
Cuối cùng xin cảm ơn chân thành đến tất cả bạn bè, đồng nghiệp,người
thân đã giúp đỡ tác giả cảvềvật chất lẫn tinh thần trong quá trình thực hiện đề
tài.
Do thời gian thực hiện đề tài có hạn chế nên chắc chắn đề tài khơng
tránh khỏi những thiếu sót trong q trình thực hiện.Tác giả rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp của các thầy, cơ giáo, các chun gia và bạn bè
đồng nghiệp để bản luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân trọng cảm ơn!

ĐHLN,ngày......tháng.....năm2018
TÁC GIẢ

Nguyễn Thanh Tùng


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................ii
MỤC LỤC.......................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG..............................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH..............................................................................viii
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..................................... 3
1.1. Giới thiệu tổng quát .................................................................................. 3
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu và sự cần thiết tiến hành nghiên cứu ...... 3
1.2.1 Ở nước ngoài....................................................................................... 3
1.2.2. Ở Việt Nam ......................................................................................... 5
1.2.3 Tại Vườn quốc gia Bến En ................................................................... 7
1.3. Sự cần thiết tiến hành nghiên cứu .......................................................... 7
Chƣơng 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN
CỨU .................................................................................................................. 8
2.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 8
2.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới ....................................................................... 8
2.1.2. Địa chất đất đai................................................................................. 9
2.1.3. Khí hậu, thuỷ văn.............................................................................. 10
2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ........................................................................ 11

2.2.1. Dân số và lao động ........................................................................... 11
2.2.2. Thực trạng phát triển các ngành .................................................... 13
Chƣơng 3. MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 15
3.1. Mục tiêu: ............................................................................................... 15


iv

3.1.1. Mục tiêu chung ............................................................................... 15
3.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................... 15
3.2.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................... 15
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 15
3.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 16
3.4.1. Kế thừa tài liệu ............................................................................... 16
3.4.3.Điều tra thực địa ............................................................................. 19
3.4.4 Phương pháp nội nghiệp ................................................................. 26
Chƣơng 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 28
4.1.Thành phần loài họ Hồ đào tại VQG Bến En......................................... 28
4.2 Giá trị bảo tồn các loài thực vật Họ Hồ đào tại khu VQG Bến En. ....... 30
4.3 Đặc điểm lâm học của loài đại diện họ Hồ đào tại Vườn quốc gia Bến En31
4.3.1 Chò đãi ............................................................................................. 31
4.3.2 Cơi .................................................................................................... 37
4.3.3 Chẹo ................................................................................................ 39
4.4 Đặc điểm thảm thực vật nơi có các loại cây họ Hồ đào tại khu vực
nghiêncứu. ................................................................................................... 41
4.5. Thực trạng công tác bảo tồn và phát triển các loại cây họ Hồ đào tại
Vườn quốc gia Bến En .................................................................................. 47
4.5.1. Nghiên cứu khoahọc........................................................................ 47
4.5.2. Quản lý, bảovệ tài nguyên............................................................... 47

4.5.3. Đánh giá mức độ biến động của các loài cây họHồ đào ................ 49
4.6. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển thực vật họ Hồ đào nói
Riêng và thựcvật nói chung tạiVQG Bến En. ............................................... 50
4.6.1.Nâng cao nhận thức chocộng đồng dân cư về bảo vệ đa dạng sinh học50
4.6.2 Tăng cường chương trình nghiên cứu khoa họcphục vụ bảo tồn .... 51
4.6.3. Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng .................................... 52
4.6.4 Giải pháp đối với công tác thực thi phápluật .................................. 53


v

4.6.5. Phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho cộng đồng ................... 54
4.6.6 Bảo tồn và nhân giống ..................................................................... 55
KẾT LUẬN - TỒN TẠI –KIẾN NGHỊ ...................................................... 56
TÀI LIỆU THAN KHẢO


vi

DANH MỤCCÁC TỪ VIẾT TẮT

Kýhiệu

Nộidung

VQG

Vườn quốc gia

CHXHCN


Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

IUCN

Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới



Nghị định

ODB

Ô dạng bản

OTC

Ô tiêu chuẩn

ĐDSH

Đa dạng sinh học

PV

Phỏng vấn



Quyết định


SĐVN

Sách đỏViệt Nam

STT

Số thứ tự

UBND

Ủy ban nhân dân


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Kết quả điều tra phân bố thực vật họ Hồ đào theo tuyến................ 28
Bảng 4.2: Hiện trạng bảo tồn các loài Họ Hồ đào tại VQG Bến En............... 31
Bảng 4.3: Tái sinh tự nhiên Chò đãi trên các tuyến điều tra ........................... 34
Bảng 4.4: Tái sinh quanh gốc cây mẹ của lồi Chị đãi...................................36
Bảng 4.5: Chất lượng tái sinh của lồi Chị đãi tại VQG Bến En....................37
Bảng 4.6: Đánh giá mức độ thay đổi số lượng các loại cây họ Hồ đào trong
VQG trong 3 năm gần đây .............................................................................. 49


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2. 1. Sơ đồ vị trí VQG Bến En tỉnh Thanh Hóa ....................................... 8

Hình 3.1: Bản đồcác tuyến điều tracâyhọHồ đàotạiVQG Bến En................... 22
Hình 4.1: Thân và lá chị đãi ........................................................................... 32
Hình 4.2 Bản đồ phân bố cây chị đãi tại VQG Bến En ................................. 33
Hình 4.3: Quả cây chị đãi ............................................................................... 35
Hình 4.4 Thân lá cây cơi ................................................................................. 38
Hình 4.5 Cụm hoa cơi ..................................................................................... 38
Hình 4.6 Bản đồ phân bố cây cơi tại VQG Bến En ........................................ 39
Hình 4.7 Thân và lá cây chẹo .......................................................................... 40
Hình 4.8 Cụm hoa chẹo ................................................................................... 40
Hình 4.9 Bản đồ phân bố cây chẹo tại VQG Bến En ...................................... 41
Hình 4.10. Tán cây rừng rậm rạp ít bị tác động .............................................. 44
Hình 4.11 Tán rừng bị phá vỡ để lộ lâm phần tại tiểu khu 617

………….45

Hình 4.12. Thảm tươi cây bụi tại tiểu khu 617 ............................................... 46
Hình 4.13. Khai thác gỗ vẫn còn xảy ra ......................................................... 48


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bảo tồn đa dạng sinh học là một trong những vấn đề được ưu tiên mang
tính tồn cầu, vấn đề gia tăng về dân số đã gây sức ép từ nhiều phía tới cơng
tác bảo tồn đa dạng sinh học khơng chỉ ở Việt Nam mà cịn trên khắp thế giới.
Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển của xã hội
đã được chính thức cơng nhận tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Môi trường và
Phát triển ở Rio de Janeiro tháng 6 năm 1992, cũng từ đó, Cơng ước về Bảo
tồn Đa dạng sinh học được ra đời và thực thi ở các nước thành viên. Nhận
thức được giá trị to lớn của đa dạng sinh học (ĐDSH) và đứng trước sự suy
thoái nghiêm trọng của nguồn tài nguyên này, trong những năm qua công tác

bảo tồn ĐDSH đã được quan tâm và tạo ra những bước tiến tích cực cả về
chính sách cũng như hoạt động thực tiễn nhằm bảo tồn ĐDSH ở Việt Nam.
Cụ thể hóa các quyết tâm của Quốc gia về bảo vệ rừng và ĐDSH, Việt Nam
ban hành các luật bảo vệ và phát triển rừng, luật đa dạng sinh học đã khẳng
định các nỗ lực của quốc gia trong việc quyết tâm thực hiện các vấn đề mơi
trường mang tính tồn cầu.
Việt Nam là quốc gia nằm ở vùng nhiệt đới, có nhiều điều kiện cho các
sinh vật phát triển và tạo ra sự phong phú của nhiều loài động thực vật và
nhiều hệ sinh thái khác nhau. Theo thống kê "Tiếp cận các nguồn gen và chia
sẻ lợi ích" (của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới- IUCN), thì tại Việt
Nam hiện có gần 12.000 lồi thực vật bậc cao có mạch thuộc hơn 2.256 chi,
305 họ (chiếm 4% tổng số loài, 15% tổng số chi, 57% tổng số họ thực vật trên
thế giới); 69 loài thực vật hạt trần; 12.000 loài thực vật hạt kín.Các lồi thực
vật Họ Hồđào (Juglandaceae) có rất nhiều giá trị khác nhau phục vụ cho
cuộc sống con người như: các giá trị về sinh thái, kinh tế, thương mại, bảo tồn
cũng như văn hóa xã hội sâu sắc. Chúng là một nguồn cung cấp một lượng
lớn lấy quả, tinh dầu, lấy gỗphụcvụ cho nhu cầu của con người.


2
Vườn quốc gia (VQG) Bến En được thành lập ngày 27/01/1992 theo
Quyết định số 33/CP của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng
Chính phủ) thuộc địa phận hai huyện Như Thanh và Như Xuân tỉnh Thanh
Hoá, với diện tích 16.643 ha, trong đó có 8.544 ha rừng nguyên sinh và tái
sinh VQG Bến En nằm trong khu chuyển tiếp từ vùng đồng bằng ven biển
Thanh-Nghệ rộng lớn với vùng núi cao Bắc Trường Sơn. Với các kiểu địa
hình sơn thuỷ hồ quyện với nhau giữa là hồ sơng Mực với nhiều đảo cịn
rừng, xung quanh được bao bọc bởi các khu rừng núi đất, xen lẫn núi đá vơi.
Đặc điểm đó đã hình thành khu hệ thực vật rừng đa dạng và phong phú.
Thực vật rừng VQG Bến En tiêu biểu cho sự giao thoa của nhiều luồng

thực vật di cư từ các khu hệ thực vật lân cận vào nước ta, như hệ thực vật
Himalaya, Malaixia...nên thành phần loài thực vật đa dạng và phong phú với
nhiều cây quý hiếm. Sau hơn 20 năm ổn định và phát triển, hàng năm VQG
Bến En đã thực hiện các chương trình điều tra, nghiên cứu và kết quả phúc tra
đánh giá hệ thực vật VQG Bến En lần này đã thống kê được 1.363 loài, 904
chi, 198 họ, thuộc 6 ngành thực vật bậc cao. Trong đó có nhiều loài đặc hữu,
quý hiếm đã được ghi trong sách đỏ Việt Nam và Thế giới như : Kim giao
(Decussocarpuwallichiana), Trầm hương (Aquilaria crasna), Lát hoa
(Chukrasia tabularis), Chò chỉ (Shorea chinensis), Trai lý (Garcinia
fagracoides).
Từ khi thành lập VQG Bến En đã có một số cuộc điều tra, đánh giá tài
nguyên rừng, bước đầu cũng đã đánh giá được giá trị, tiềm năng và ý nghĩa
của một vườn quốc gia. Nhưng một số nội dung quan trọng chưa được thực
hiện một cách có hệ thống, đó là đánh giá đa dạng sinh học về các lồi thực
vật Họ Hồ đào, cơng dụng và mức độ nguy cấp của các loài để từ đó đưa ra
các biện pháp bảo tồn thích hợp. Để góp phần đánh giá tính đa dạng thực vật
Họ Hồ đào,làm cơ sở cho công tác bảo tồn và phát triển bền vững, do đó tơi
chọn đề tài: “Nghiên cứu bảo tồn thực vật Họ Hồ đào (Juglandaceae) tại
Vƣờn quốc gia Bến En, tỉnh Thanh Hóa”. .


3

Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Giới thiệu tổng quát
Họ Hồ đào (Juglandaceae) có đặc điểm là cây thân gỗ, lá kép lơng chim 1
lần, mọc cách, khơng có lá kèm. Hoa đơn tính, hoa cụm bơng đi sóc. Quả bế
có cánh hoặc quả nang. Trên thế giới có khoảng 812 chi 6090 loài phân bố
rộng ở nhiệt đới và á nhiệt đới.

Nghiên cứu này sẽ làm rõ chính xác tên khoa học từng loài, từng chi thuộc
họ Hồ đào và vị trí của chúng trong hệ thống sinh dựa trên những dẫn liệu về
hình thái và sinh thái. Nghiên cứu cũng làm rõ hiện trạng và phân bố của các loài
ngoài tự nhiên, đặc biệt là những loài có giá trị kinh tế vào bảo tồn cao. Bên cạnh
đó, nghiên cứu cũng sẽ xác định giá trị sử dụng của các loài dựa vào kiến thức
bản địa của người dân địa phương kết hợp. Kết quả nghiên cứu là cơ sở quan
trọng cho công tác bảo tồn và phát triển các loài thực vật thuộc họ Hồ đào tại
VQG Bến En nói riêng và Việt Nam nói chung. Nghiên cứu cũng hứa hẹn có thể
phát hiện và cơng bố các taxon mới cho hệ thực vật Việt Nam cũng như khoa
học thế giới.
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu và sự cần thiết tiến hành nghiên cứu
1.2.1 Ở nước ngồi
Họ Hồ đào (Juglandaceae) có nguồn gốc từ kỷ Đệ Tam trong niên đại địa
chất cách đây khoảng 6555 triệu năm. Khí hậu trong thời kỳ này là á nhiệt đới
ẩm ở phía Bắc Mỹ và Châu Âu. Họ gồm có 8 chi bao gồm Alfaroa, Carya,
Cyclocarya, Engelhardtia, Juglans, Oreomunnea, Platycarya, và Pterocarya với
số lượng 50 loài (Rogers, 2004). Tuy vậy, một số nhà phân loại thực vật lại
khẳng định là họ có 7 chi khơng kể chi Cyclocarya, hoặc 9 chi với sự xuất hiện
của Annamocarya với tổng số 60 loài (Rogers, 2004; Manos và cộng sự 2007).
Các lồi có phân bố tập trung tại Bắc, Trung và Nam Mỹ, Mexico, các nước


4
Châu Âu và Châu Á. Rogers (2004) cũng đã khẳng định chi Platycarya có 1 lồi
phân bố tại Việt Nam (Rogers, 2004).
Kết quả cơng bố về số lượng lồi trong họ Hồ đào tiêu biểu phải nhắc tới
Thực vật chí Trung Quốc. Tài liệu nàychỉ ra rằng, họ Hồ đào bao gồm 24 loài và
phần loài thuộc 7 chi và phân chi khác nhau được mơ tả. Trong đó, có 11ồi và
phân lồ iđược xác định là có phân bố ở Việt Nam (Wu & Raven 1999).
Trong tài liệu “Đa dạng và phân loại thực vật có hoa” nhắc tới họ Hồ đào

với 3 phân họ. Phân họ Platycarioideae gồm chi Platycarya với các lồi có đặc
điểm là lá bắc của hoa cái còn tồn tại trên trục của hoa tự và không phát tán cùng
với quả. Mạch dẫn với những lỗ thủng nhỏ rất đơn giản. Phân họ
Engelhartioideae gồm các chi Alfaroa, Alfaropsis, Oreomunea,
Engelhardtia với các lồi có đặc điểm là lá bắc của hoa cái xẻ ba thùy tạo
thành cánh và phát tán cùng quả. Mạch dẫn với những lớp dày mỏng xen nhau
hoặc những lỗ thủng đơn giản. Phân họ Juglandoideae với các chi Cyclocarya,
Pterocarya, Juglans, gồm các lồi lồi có lá bắc xẻ ba thùy tạo thành cánh và
phát tán cùng quả (Takhtajan, 1997). Sự tồn tại của cánh quả trong một số chi
thuộc họ Hồ đào là thực sự hữu ích cho việc phân loại các loại thực vật trong họ
này (Xia và cộng sự, 2010). Nhờ có lá bắc tạo thành cánh quả và quả phát tán
nhờ gió đóng vai trị quan trọng trong quá trình phát tán hạt và tái sinh, tạo nên
sự đa dạng hóa cho họ này (Xia và cộng sự, 2010).
Thực tế cho thấy, về phân loại các loài trong họ Hồ đào, bên cạnh phương pháp
hình thái so sánh, việc phân tích DNA là một phương pháp đáng tin cậy
(Stanford và cộng sự, 2000; Aradhya và cộng sự, 2005; Aradhya và cộng sự
2006a, Aradhya và cộng sự 2006b). Hơn nữa, việc so sánh mối quan hệ giữa các
loài trong họ Hồ đào và so sánh các loài trong họ này với các họ khác thơng qua
việc phân tích huyết thanh cũng đã được thực hiện từ cách dây hơn 30 năm. Thí
nghiệm cụ thể của tác giả Polechko và Clarkson (1986) ông so sánh huyết thanh
được lấy từ protein của hai loài Juglans nigra và Carya illinoensis, rồi so sánh


5
hai loài này với Fagus grandifolia Ehrh. (Fagaceae), Corylusamericana L,
Ostryavirginana (Miller) Koch, Alnusserrulata (Ait.) Willd (Corylaceae);
Rhustyphina L. VàMangiferaindicaL. (Anacardiaceae). Kết quả cho thấy, mối
quan hệ huyết thanh của các loài trong họ Hồ đào là rất chặt chẽ, mối quan hệ
các loài trong họ Hồ đào với loài trong họ Fagaceaevàhọ Corylaceae ở
mức độ trung bình và kết quả ở mức độ yếu khi so sánh với các loài thuộc họ

Annacardiaceae. Nghiên cứu này cũng đã một lần nữa khẳng định cho hệ thống
phân loại của Takhtajanvà Cronquist, người đã sắp xếp họ Hồ đào thuộc bộ
Dẻ(Fagales) (Polechkovà Clarkson, 1986).
1.2.2. Ở Việt Nam
Nghiên cứu về phân loại họ Hồ đào của các tác giả trong nước không
nhiều, theo “Cây cỏ Việt Nam” (Phạm Hồng Hộ, 2003). Trong cơng trình này,
họ Hồ đào được ghi nhận với 4 chi và 12 lồi. Tác giả đã mơ tản gắn gọn thơng
tin về đặc điểm hình thái của các lồi và khu phân bố. So sánh với Thực vật chí
Trung Quốc, Cây cỏ Việt Nam cơng bố số lồi thuộ chọ Hồ đào có mặt tại Việt
Nam nhiều hơn 1 lồi. Theo tài liệu Cây gỗ rừng Việt Nam (Trần Hợp, 2002), họ
Hồ đào được giới thiệu với thông tin chi tiết về đặc điểm hình thái và giá trị sử
dụng của 8 lồi đại diện cho 5 chi. Tuy nhiên, cơng trình này chưa nhắc tới tổng
số bao nhiêu loài thuộc họ Hồ đào có phân bố tại Việt Nam mà tài liệu đã tóm tắt
thơng tin về phân bố và giá trị của lồi lồi. Các lồi có phân bố tập trung chủ
yếu ở phía Bắc Việt Nam với độ cao từ 800–1000m. Sách Đỏ Việt Nam (2007)
mô tả thông tin chi tiết về đặc điểm nhận dạng, đặc điểm sinh học và sinh thái,
phân bố giá trị và tình trạng cho hai lồi thuộc Juglandaceae đang trong tình
trạng bị nguy cấp gồm có Chị đãi (Annamocarya sinensis (Dode) J. Leroy) và
Mạy châu (Carya tonkinesis Lecomte). Cả hai loài đều cung cấp gỗ tốt dùng
trong xây dựng và hạt ép dầu béo, vỏ quả chế than hoạt tính.
Tài liệu Cây gỗ rừng Việt Nam (2009) mô tả thông tin về đặc điểm hình
thái của lồi thuộc 5 chi họ Hồ đào. Tài liệu cũng khẳng định, phần lớn các loài


6
tập trung phân bố nhiều ở miền Bắc Việt Nam như Lai Châu, Sơn La, Vĩnh Phúc
và các tỉnh miền Trung như Thanh Hóa, Nghệ An. Các lồi trong chi Carya,
Juglans và Pterocarya thường ưa ẩm và có phân bố tập trung ở sơng, suối, thung
lũng hoặc chân núi. Lồi trong chi Platycarya phù hợp với phân bố ở vùng núi đá
vơi.

Về giá trị sử dụng hầu hết các lồi cây trong họ Hồ đào có giá trị sử dụng
khá đa dạng về gỗ và các sản phẩm ngoài gỗ. Gỗ từ trung bình đến tốt, có thể sử
dụng để xây dựng, đóng đồ nội thất. Hạt của một số lồi có thể làm thức ăn với
giá trị dinh dưỡng cao (Carya, Juglans) hoặc được dùng để ép dầu béo
(Annamocarya, Carya). Lá của một số lồi khá độc với cơn trùng và cá, được
người dân bản địa sử dụng để diệt sâu bọ, duốc cá (Engelhardia, Pterocarya).
Vỏ quả dùng sản xuất than hoạt tính. Một số bộ phận cây như vỏ thân, vỏ rễ, lá,
hạt, vỏ quả được sử dụng trong một số bài thuốc dân gian, đặc biệt của một số bộ
phận dân tộc thiểu số. Một số loài cây là cây chủ để thả bọ rùa nuôi cánh kiến đỏ
(Trần Hợp, 2002; Rogers, 2004; Sách Đỏ Việt Nam, 2007; Triệu Văn Hùng và
cộng sự, 2007; Võ Văn Chi, 2012, Bích và cộng sự, 2006)
Về bảo tồn các lồi trong họ Hồ đào, tiêu biểu phải kể đến công trình:
Triển vọng bảo tồn các lồi thực vật Việt Nam bị đe dọa (Chiến và cộng sự, năm
2006).Cơng trình đãnghiên cứu về triển vọng bảo tồn 6 loài thực vật ở Việt Nam
đang nằm trong diện bị đe dọa về thành phần lồi cũng như mơi trường sống
trong đó có lồi chị đãi (Annamocarya sinensis). Nghiên cứu đã chỉ ra rằng lồi
chị đãi đang đối mặt với một số mối đe dọa như mất môi trường sống và phân
bố không tập trung, khai thác quá mức, khả năng tái sinh tự nhiên thấp. Nghiên
cứu tập trung giải quyết ba vấn đề chính đó là sự tái sinh tự nhiên của lồi chị
đãi trong quần thể rừng tự nhiên, triển vọng phát triển của lồi và q trình và
giai đoạn quan trọng nhất trong vịng đời của lồi mà nên được quan tâm bảo tồn
nhất.


7
1.2.3 Tại Vườn quốc gia Bến En
Theo các chương trình điều tra, nghiên cứu và kết quả phúc tra đánh giá
hệ thực vật VQG Bến En lần này đã thống kê được 1.363 loài, 904 chi, 198
họ, thuộc 6 ngành thực vật bậc cao, trong đó 34 lồi cây q hiếm, chiếm
2,5% tổng số lồi thực vật hiện có ở VQG Bến En, thuộc 29 chi, 24 họ. Về họ

Hồ đào mới phát hiện được ở Bến En có lồi chò đãi, hơn nửa các nghiên cứu
mới chỉ dừng lại ở việc thống kê tên lồi mà chưa có nghiên cứu sâu về các
lồi này làm cơ cở cho cơng tác bảo tồn.
1.3. Sự cần thiết tiến hành nghiên cứu
Họ Hồ đào bao gồm nhiều loài câygỗ lớn,cây đatác dụng đóng gópvaitrị
về mặt sinh thái,cung cấp gỗ, thực phẩm có giá trị, bảo tồn nguồn gen và các
công dụng khác. Tuy nhiên nghiên cứu một cách có hệ thống về phân loại, giá trị
sử dụngvà giá trị bảo tồn nguồn gen của các loài trong họ tại VQG Bến En cịn
nhiều hạn chế. Hiện tại cịn có sự nhầm lẫn giữa các lồi, trong đó có các lồi có
giá trị kinh tế, bảo tồn, loài cho thực phẩm và cả những lồi có chất độc. Bên
cạnh đó vị trí phân loại và hệ thống sinh còn nhiều tranh luận chưa thống nhất.
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm khẳng định sự đa dạng về thành
phần các taxon và phân bố của các loài thuộc họ Hồ đào tại Việt Nam dựa trên
những phân tích cụ thể về đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái, phân tử và
phân bố, đồng thời xác định rõ vị trí phân loại và hệ thống sinh của họ. Nghiên
cứu cũng sẽ làm rõ tri thức bản địa của người dân trong việc sử dụng và phát
triểncác lồi trong họ này. Bên cạnh đó nghiên cứu sẽ đánh giá hiện trạng và giá
trị bảo tồn, giá trị khoa học của các loài thuộc họ Hồ đào tại VQG Bến En. Kết
quả là minh chứng khoa học về sự đa dạng và hệ thống phân loại, đồng thời là cơ
sở đề xuất cho việc sử dụng bền vững và bảo tồn nguồn gen các loài thuộc họ Hồ
đào tại VQG Bến En.
Bên cạnh đó những lồi thuộc họ Hồ đào được phát hiện tại Bến
En cũng là những lồi có giá trị kinh tế cao nên cũng chịu nhiều áp lực từ
người dân. Chính vì vậy nên việc thực hiện đề tài nghiên cứu này là hết sức
cần thiết.


8
Chƣơng 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

2.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới
Vườn Quốc gia Bến En có tổng diện tích tự nhiên 14.734,67 ha, nằm
trên 2 huyện Như Thanh và Như Xn, cách thành phố Thanh Hóa 45 km về
phía Tây - Nam.
- Tọa độ địa lý:
+ Từ 19031’ đến 19043’ độ vĩ Bắc
+ Từ 105025’ đến 105038’ kinh độ Đơng

VQG Bến En

Hình 2. 1. Sơ đồ vị trí VQG Bến En tỉnh Thanh Hóa


9
+ Phía Bắc giáp xã Hải Long, Xuân Khang huyện Như Thanh;
+ Phía Đơng giáp xã Hải Vân, Xn Phúc huyện Như Thanh;
+ Phía Nam giáp xã Xn Bình, Xn Hòa huyện Như Xuân và xã
Xuân Thái huyện Như Thanh;
+ Phía Tây giáp xã Tân Bình, Bình Lương, Xn Quỳ và Hóa Quỳ
huyện Như Xn.
Địa hình của Vườn là sự kết hợp của đồi, núi, sông và hồ. Khu vực
giữa là hồ Sông Mực với các đảo nổi được bao phủ bởi rừng và nhiều sông
suối. Rừng núi đá vôi nằm ở phía Tây Nam chiếm một tỷ lệ nhỏ trong VQG,
những khu rừng núi đá còn lại chủ yếu nằm ở vùng đệm, vị trí cao nhất
trong khu vực là 497m, độ dốc trung bình 20-250.

2.1.2. Địa chất đất đai
Lịch sử hình thành địa chất trong khu vực khá phức tạp, nhưng chủ

yếu là các loại đá trầm tích từ kỷ Jura - Creta như phiến thạch sét, đá sa thạch
và phiến thạch mica, phân bố nhiều ở các xã Bình Lương, Xuân Bình, Xuân
Thái. Một số đã biến chất nhẹ do ảnh hưởng của hiện tượng phun trào hình
thành đá Mắc ma, tập trung vùng Xuân Lý, Xuân Thái, Đức Lương. Các
trầm tích khơng phân cách như đá vôi ở núi Đàm, Bào Khế và các dãy núi
đá vôi khác ở của đập sông Mực như: núi Động Hang, Đồng Mười, Đồng
Thổ, núi Đầu Lợn. Trải qua một thời gian dài của quá trình hoạt động địa
chất đã tạo ra nhiều thung lũng trong Vườn.
Khu vực Vườn Quốc gia Bến En có 4 loại đất chính như sau:
- Đất phù sa sơng suối (đất vàng, nâu) có diện tích khoảng 310 ha.
Đất có tầng loang lỗ, q trình ngập nước không thường xuyên trong năm nên
bị biến chất do glây hóa. Đất thường có màu nâu xám, tơi xốp, tầng dày,
thành phần cơ giới cát pha hay thịt nhẹ.


10
- Đất Feralit màu nâu vàng phát triển trên nhóm đá sét có diện tích
khoảng 11.438 ha. Đây là loại đất tốt tầng dày, thành phần cơ giới thịt nặng
phù hợp với nhiều loại cây trồng, khả năng giữ ẩm tốt nhưng thoát nước kém,
phân bố chủ yếu vùng trung tâm và phía Bắc của Vườn.
- Đất Feralit màu vàng nhạt phát triển trên nhóm đá cát có diện tích
khoảng 1.240 ha. Đất có tầng mỏng đến trung bình, thành phần cơ giới
cát pha đến thịt trung bình, khả năng giữ nước kém, thoát nước và thu nhiệt
tốt, khả năng phân giải chất hữu cơ mạnh, đất tương đối nghèo dinh dưỡng.
- Đất phong hóa trên núi đá vơi có diện tích khoảng 1.077 ha. Đất nhiều
mùn, màu xám đen, thành phần cơ giới nặng, thiếu nước.
Nhìn chung đất khu vực Bến En có độ phì tương đối cao, tầng đất từ
trung bình đến dày, đây là điều kiện thuận lợi cho các loài thực vật sinh
trưởng và phát triển, tạo nên tính đa dạng về thực vật cho khu vực.
(Nguồn: Luận chứng kinh tế kỹ thuật Vườn quốc gia Bến En)


2.1.3. Khí hậu, thuỷ văn
a. Khí hậu:
Theo số liệu quan trắc của trạm khí tượng Như Thanh cho thấy:
- Nhiệt độ trung bình hàng năm:

23,30C

- Nhiệt độ cực tiểu:

30 C (tháng 1)

- Nhiệt độ cực đại:

410C (tháng 5)

- Tổng lượng mưa cả năm:

1.790 mm

- Độ ẩm trung bình hàng năm:
- Tổng nhiệt cả năm:

85%
8.5000C

Khu vực Vườn Quốc gia Bến En có gió mùa Đơng Bắc từ tháng
11 đến tháng 3 năm sau, gió Tây Nam từ tháng 4 đến tháng 10. Đơi khi có
các đợt gió Lào khơ nóng vào tháng 6 hoặc tháng 7 hàng năm.



11
Lượng mưa trong vùng khá cao và phân làm hai mùa rõ rệt: Mùa mưa
từ tháng 5 tới tháng 11 chiếm 90% tổng lượng mưa trong năm thường gây
nên những trận lũ lớn. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm
10% tổng lượng mưa hàng năm nhưng thường có mưa phùn và bốc hơi từ hồ
Bến En nên giữ được độ ẩm cho cây cối trong vùng.
b. Thủy văn:
Khu vực VQG Bến En có hệ thống sơng chính là Sơng Mực nằm trọn
trong địa giới VQG Bến En, toàn bộ thủy vực gồm 4 suối lớn:
- Suối Hận, dài khoảng 16 km, bắt nguồn từ núi Bao Cù và Bao Trè;
- Suối Thổ dài 20 km, bắt nguồn từ Núi Cọ chảy qua Làng Quảng;
- Suối Cốc dài khoảng 11 km, bắt nguồn từ núi Voi qua Làng Cốc;
- Suối Tây Toọn dài 15 km, bắt nguồn từ dãy núi Tèo Heo, Roọc
Khoan chảy qua Bình Lương, Làng n.
+ Hồ Bến En có dung tích biến động từ 250-400 triệu m3 nước, là thủy
vực của 4 suối chính ở trên, diện tích của hồ trên 2000ha đóng vai trị quan
trọng trong việc cung cấp nước cho nông nghiệp 4 huyện Như Thanh, Như
Xuân, Nông Cống và Tỉnh Gia, cũng như nuôi trồng thủy sản.
+ Nước ngầm: Là kho dự trữ nước điều tiết cho các dòng chảy về mùa
khơ, phụ thuộc vào độ dày phong hóa và lượng mưa hàng năm. Qua khảo
sát cho thấy một số khu vực chỉ cần khoan 1-2 m đã có nước, khu vực sâu
nhất 7-8m, mức độ chênh lệch mực nước ngầm trong năm lớn 1-2m.
2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

2.2.1. Dân số và lao động
2.2.1.1. Dân số, dân tộc và lao động
a. Dân số trong toàn vùng
Vườn Quốc gia Bến En nằm trên 2 huyện Như Thanh và Như Xuân
bao gồm 13 xã và 2 thị trấn (cả vùng lõi và vùng đệm). Theo số liệu từ niên



12
giám thống kê 2 huyện năm 2011, kết hợp số liệu thu thập tại các xã, dân
số trong toàn vùng hiện nay là 12.369 hộ, 56.143 nhân khẩu, trong đó nam
28.064 người (chiếm 49,98%), nữ 28.079 người (chiếm 50,01%) tổng nhân
khẩu,
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trên toàn vùng là 0,93%, trong đó tỷ lệ tăng
dân số tự nhiên thấp nhất ở các xã Hải Vân, Xuân Quỳ (0,8%), các xã có tỷ
lệ tăng cao như Tân Bình (1,5%), Xuân Thái (1,17%).
Phân bố dân số dân số bình quân tồn vùng là 95 người/km2, khu vực
đơng nhất ở 2 thị trấn TT Bến Sung (1.137 người/km2) và TT Yên Cát (779
người/km2), thấp nhất ở các xã Xuân Hòa (25 người/km2), Bình Lương (42
người/km2).
b. Dân số trong vùng lõi
Hiện tại vùng lõi VQG Bến En vẫn còn người dân thuộc 9 thơn sinh
sống thuộc 3 xã: Tân Bình; Xn Quỳ; Hóa Quỳ với mật độ dân số khá
đơng, gồm 440 hộ với 1.813 nhân khẩu. Trong đó xã có số dân đơng nhất
Tân Bình 1.111người trên 274 hộ, xã Xn Quỳ 495 người trên 75 hộ, xã
Hóa Quỳ 207 người trên 58 hộ.
Với 1.813 nhân khẩu, 440 hộ đây là một áp lực rất lớn đến tài
nguyên của Vườn như: việc chăn nuôi gia súc, gia cầm; người dân vén đất
rừng lấy đất canh tác; khai thác gỗ củi; các hoạt động đã làm ảnh hưởng tới
tài nguyên của Vườn. Đây là vấn đề địi hỏi cần sớm có phương án di dời
người dân ra khỏi vùng lõi của Vườn hoặc phương án cắt đất cho người dân
để ổn định cuộc sống.
c. Dân tộc
Khu vực vườn Quốc gia có các dân tộc sau:
- Dân tộc Kinh: 26.027 Người chiếm 51,01%.
- Dân tộc Thái: 10.096 Người chiếm 17,98%.

- Dân tộc Mường: 10.513 Người chiếm 18,73%.


13

- Dân tộc khác: 6.897 Người chiếm 12,28%.
d. Lao động
Cơ cấu lao động: Theo số liệu thống kê năm 2011 tổng lao động trong
vùng có 31.541 lao động, chiếm 56,16 % dân số. Trong đó lao động nam
16.006 người (chiếm 50,75 %), lao động nữ 15.535 người (49,25 %), lực lượng
lao động khối sản xuất chiếm tới 83,80%. Số lao động này chủ yếu là lao động
thủ công phần lớn chưa qua đào tạo.
Nhìn chung, tuy có lực lượng lao động dồi dào nhưng chủ yếu là lao
động thủ công trong lĩnh vực nơng nghiệp, các hoạt động mang tính thời vụ
và phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là khai thác tài nguyên
rừng, điều này làm ảnh hưởng tới công tác quản lý bảo vệ của Vườn.

2.2.2. Thực trạng phát triển các ngành
2.2.2.2. Sản xuất lâm nghiệp
a. Trồng rừng
Công tác trồng rừng trên địa bàn được thực hiện nhiều năm nay. Những
năm gần đây được sự đầu tư của các dự án 327, dự án 661, dự án trồng rừng
sản xuất..., diện tích rừng trồng được nâng lên rõ rệt. Đến nay, tồn vùng đã
có 1.254 ha rừng trồng, gồm các loài cây Keo, Mỡ, Luồng... ngoài ra, trong
khu vực vùng đệm VQG Bến En trên địa bàn các xã diện tích trồng cao su
đến nay bắt đầu cho thu hoạch mủ.
Nhìn chung, các chương trình trồng rừng đã góp phần làm tăng diện tích
rừng trong khu vực, đặc biệt là khu vực vùng đệm. Đồng thời cũng mang lại
nguồn thu nhập đáng kể cho người dân từ đó góp phần vào việc ổn định đời sống
trong khu vực.

b. Giao đất giao rừng
Công tác giao đất theo nghị định 02/CP được tiến hành nhiều năm nay.
Do vậy, cho đến nay phần lớn diện tích đất rừng đã có chủ, đây là điều kiện
thuận lợi cho cơng tác bảo vệ rừng, thúc đẩy người dân đầu tư cho các


14
hoạt động sản xuất lâm nghiệp ,... Tuy nhiên, công tác giao đất tồn tại một số
bất cập, ranh giới giao đất khơng rõ ràng, vẫn cịn tranh chấp đất đai, sử
dụng khơng đúng quy hoạch, đúng mục đích trên đất được giao.
c. Khai thác và chế biến lâm sản
Hiện tại trên địa bàn khu vực VQG Bến En hiện có 8 cơ sở chế biến
lâm sản được cấp phép hoạt động. Trong đó, nguyên liệu chủ yếu là gỗ tròn
được khai tháctừ rừng trồng trong khu vực và nhập từ nơi khác, sản phẩm
chủ yếu của các cơ sở này là gỗ xẻ, ván sàn, cốt pha và đồ mộc gia dụng,...
Diện tích khai thác chủ yếu là rừng trồng, hàng năm khai thác trong
khu vực khoảng 1.500m3, 50.000 ster củi, 22.000 cây Luồng, 100.000 cây
tre nứa khác. Ngoài ra, đối với khu vực vùng lõi vẫn còn hiện tượng người
dân khai thác trái phép gỗ, củi từ rừng tự nhiện, điều này làm ảnh hưởng tới
tài nguyên rừng của Vườn.
d. Tình hình thực hiện một số chương trình dự án nông - lâm nghiệp
- Dự án 661, trồng rừng sản xuất: các hạng mục bao gồm bảo vệ,
khoanh nuôi phục hồi rừng, trồng rừng. Hiệu quả của dự án góp phần phủ
xanh đất trống đồi núi trọc, nâng cao chất lượng rừng.
- Dự án trồng rừng nguyên liệu: Các xã nằm trong vùng đều trong quy
hoạch trồng rừng nguyên liệu giấy cho nhà máy giấy Lam Sơn.
- Chương trình trồng cây Cao su thuộc chương trình đầu tư của Công ty
Cao su và một số dự án nhỏ của chương trình khuyến nơng, khuyến lâm.



15

Chƣơng 3
MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu:
3.1.1. Mục tiêu chung
Xây dựng được cơ sở khoa học để góp phần vào cơng tác bảo tồn và
phát triển các loài thực vật họ Hồ đào(Juglandaceae)tại Vườn quốc gia Bến
En, Tỉnh Thanh Hóa.
3.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được thành phần loài và đặc điểm phân bố các loài thuộc họ
Hồ đào (Juglandaceae)tại Vườn quốc gia Bến En, Tỉnh Thanh Hóa.
- Nghiên cứu được mơt số đặc điểm sinh vật học các loài thực vật họ
Hồ đào (Juglandaceae)tại Vườn quốc gia Bến En, Tỉnh Thanh Hóa.
- Đề xuất được một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển các loài thực
vậthọ Hồ đào (Juglandaceae)tại Vườn quốc gia Bến En, Tỉnh Thanh Hóa.
3.2. Đối tƣợng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực vật thuộc họ Hồ đào (Juglandaceae)tại Vườn quốc gia Bến En,
Tỉnh Thanh Hóa.
3.2.2. Địa điểm nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu tại )tại Vườn quốc gia Bến En, Tỉnh Thanh Hóa.
3.2.3. Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu của đề tài từ tháng 4 đến tháng 11 năm 2018, trong đó:
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra thành phần, phân bố các loài thuộc họ Hồ đào
(Juglandaceae)tại Vườn quốc gia Bến En, Tỉnh Thanh Hóa.
- Giá trị bảo tồn các loài cây họ Hồ đào (Juglandaceae) tại Vườn quốc
gia Bến En, Tỉnh Thanh Hóa.



16
- Điều tra đặc điểm hình thái và sinh thái các loài thuộc họ Hồ đào
(Juglandaceae) tại Vườn quốc gia Bến En, Tỉnh Thanh Hóa.
- Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng nơi có phân bố các lồi thuộc họ
Hồ đào (Juglandaceae) tại Vườn quốc gia Bến En, Tỉnh Thanh Hóa.
- Đánh giá thực trạng cơng tác bảo tồn và phát triển các loài họ Hồ đào
(Juglandaceae)tại Vườn quốc gia Bến En, Tỉnh Thanh Hóa.
- Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển các loài thực vât họ Hồ
đào (Juglandaceae)tại Vườn quốc gia Bến En, Tỉnh Thanh Hóa.
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.4.1. Kế thừa tài liệu
Thu thập các tài liệu, thơng tin có liên quan đến cơng tác nghiên cứu:
- Các báo cáo điều tra đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Bến En, Tỉnh
Thanh Hóa.
- Các tiêu bảnđã thu từ các năm về trước tại VQG Bến En có liên quan đến
họ Hồđào.
- Bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng, bản đồ địa hình, bản đồ khu dân
cư của khu vực ...
- Thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội: Khí hậu, thủy văn, đất
đai, tài nguyên rừng, dân số, thành phần dân tộc, tập quán...
3.4.2. Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp phỏng vấn được thực hiện song song với quá trình điều
tra thực địa. Các đối tượng được phỏng vấn bao gồm:
+ Phỏng vấn cán bộ (Khu bảo tồn, chính quyền địa phương, kiểm
lâm,…)
+ Phỏng vấn người dân
Phương pháp này cung cấp cho chúng ta những thơng tin có ý nghĩa về
tình hình tài nguyên thực vật rừng của địa phương điều tra, trên các phương



×