Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Nghiên cứu tác động của các nhà máy nhiệt điện đối với người dân phường mông dương thành phố cẩm phả tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN MẬU TOẢN

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN
ĐỐI VỚI NGƢỜI DÂN PHƢỜNG MÔNG DƢƠNG,
THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ NGÀNH: 8310110

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN VĂN HỢP

Hà Nội, 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Những kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là hồn tồn
trung thực, của tơi, khơng vi phạm bất cứ điều gì trong luật sở hữu trí tuệ và
pháp luật Việt Nam. Nếu sai, tơi hồn tồn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Hà Nội , ngày tháng năm 2019


Tác giả

Nguyễn Mậu Toản


ii

LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập, nghiên cứu. Để hồn thành luận văn này tơi xin
bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới:
Thầy giáo hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Hợp
Các thầy, cô giáo trong Trường Đại học Lâm nghiệp chất đã chỉ bảo,
hướng dẫn và giúp đỡ tận tình trong q trình tơi thực hiện luận văn này.
Sự giúp đỡ của Lãnh đạo, đồng nghiệp cơ quan và gia đình, bạn bè đã
ln quan tâm, động viên và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực hiện.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Tác giả

Nguyễn Mậu Toản


iii

MỤC LỤC
1.1. Lý luận chung về tác động của nhà máy Nhiệt điện đến người dân................ 4
1.1.1. Những khái niệm ......................................................................................... 4
1.1.2. Hoạt động của nhà máy Nhiệt điện .......................................................... 7
1.1.3. Tác động của nhà máy Nhiệt điện đến người dân địa phương ............11
1.2. Cơ sở thực tiễn về tác động của nhà máy Nhiệt điện đến người dân ............15

1.2.1. Tình hình khai thác, sử dụng Nhiệt điện.................................................15
1.2.2. Tình hình hoạt động của các nhà máy Nhiệt điện ở Việt Nam.............18
1.2.3. Tác động của một số nhà máy Nhiệt điện đến dân cư ..........................22
1.3. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu .....................................................................26
2.1. Đặc điểm cơ bản của phường Mông Dương...................................................28
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên.....................................................................................28
2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội............................................................................31
2.1.3. Những lợi thế và hạn chế của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của
phường Mông Dương ..................................................................................................35
2.2. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................37
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu..................................................................37
2.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu .................................................38
2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu sử dụng trong luận văn .............................................39
3.1. Đặc điểm cơ bản của các nhà máy Nhiệt điện ở phường Mông Dương .......40
3.1.1. Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 1 .......................................................40
3.1.2. Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 2 .......................................................50
3.2. Thực trạng ảnh hưởng của nhà máy đến kinh tế, xã hội, môi trường khu vực
phường Mông Dương ..............................................................................................54
3.2.1. Thực trạng ảnh hưởng của nhà máy.......................................................54


iv

3.2.2. Thực trạng tác động từ mẫu điều tra ......................................................64
3.3. Nhận xét chung về tác động của nhà máy Nhiệt điện Mông Dương đối với
người dân ..................................................................................................................69
3.3.1. Những tác động tích cực ..........................................................................69
3.3.2. Những tác động tiêu cực ..........................................................................69
3.4. Giải pháp giảm thiểu tác động của nhà máy Nhiệt điện đối với người dân
khu vực xung quanh nhà máy .................................................................................70

3.4.1. Quan điểm, định hướng của chính quyền và nhà máy ..........................70
3.4.2. Những giải pháp cụ thể ............................................................................72


v

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Dân số và lao động phường Mông Dương giai đoạn 2015 - 2017 .......................31
Bảng 2.2. Số lượng mẫu khảo sát....................................................................................................37
Bảng 3.1. Quy mô lao động của công ty........................................................................................48
Bảng 3.2. Số lượng lao động phân theo tính chất cơng việc......................................................48
Bảng 3.3. Cơ cấu lao động của cơng ty theo trình độ chun mơn..........................................49
Bảng 3.4: Thu nhập và cơ cấu thu nhập của người dân khu vực nhà máy ............................54
Bảng 3.5. Tình hình đời sống văn hóa giáo dục khu vực nhà máy..........................................55
Bảng 3.6. Tình hình đời sống y tế khu vực nhà máy...................................................................55
Bảng 3.7. Những vấn đề về môi trường tiềm tàng của nhà máy..............................................56
Bảng 3.8. Hiện trạng môi trường nước thải sau khi làm mát ở dây chuyền nhà máy.........60
Bảng 3.9. Hàm lượng bụi và hơi khí khu vực xung quanh nhà máy.......................................62
Bảng 3.10. Tình hình lao động của hộ (phân theo độ tuổi)........................................................64
Bảng 3.11. Trình độ chun mơn của hộ điều tra ........................................................................65
Bảng 3.12. Ngành nghề của hộ điều tra .........................................................................................65
Bảng 3.13. Thu nhập của hộ sau khi có nhà máy ........................................................................66
Bảng 3.14. Ảnh hưởng đến các vấn đề xã hội ..............................................................................67
Bảng 3.15. Ý kiến của các hộ điều tra về mức độ tác động của môi trường..........................67
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của nhà máy đến môi trường ................................................................68


vi


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1. Mô hình nhà máy Nhiệt điện..............................................................................................8
Sơ đồ 1.2. Tác động của nhà máy Nhiệt điện đến người dân địa phương.................................... 11
Sơ đồ 3. 1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty Nhiệt điện Mông Dương ............................................. 41
Sơ đồ 3.2. Sơ đồ nguyên lý công nghệ và vận hành Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 2.... 52


vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ

BTNMT

Bộ tài nguyên môi trường

CBNV

Cán bộ nhân viên

HĐQT

Hội đồng quản trị

NĐĐT

Nhiệt điện đốt than


NMNĐ

Nhà máy Nhiệt điện

TTĐL

Trung tâm điện lực

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

SXKD

Sản xuất kinh doanh


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận văn
Nhu cầu lớn về năng lượng nói chung, điện năng nói riêng đặc biệt
trong thời kỳ Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nuớc sẽ là động lực gia tăng
mạnh số lượng các dự án sản xuất điện năng ở mọi quy mô. Hoạt động sản xuất
này sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu rất bức bách về điện năng
ở nước ta song cũng là loại hình cơng nghiệp có nhiều tiềm năng gây ơ nhiễm,
suy thối cho hầu hết các thành phần môi trường trên quy mô lớn.
Theo Quy hoạch điện VII (điều chỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt tại Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/3/2016, nhu cầu tiêu thụ điện

tăng trưởng trong giai đoạn 2016-2030 bình quân khoảng 9 - 10%/năm, gấp
khoảng 1,5 - 1,8 lần tăng trưởng GDP phụ thuộc vào cấu trúc nền kinh tế.
Trong bối cảnh hiện nay, việc khai thác tiềm năng các loại năng lượng
khác phục vụ sản xuất điện như: Thủy điện, điện khí… đã đạt tới hạn, trong
khi việc phát triển điện hạt nhân tạm dừng, các loại năng lượng tái tạo khác
(điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối) chi phí đầu tư lớn và phụ thuộc nhiều
vào điều kiện tự nhiên (số giờ vận hành thấp trung bình 1800 - 2000
giờ/năm), chiếm dụng diện tích lớn (trung bình 1MW điện mặt trời chiếm mất
1,2-1,5ha), chi phí cho hệ thống truyền tải tăng và trong hệ thống rất cần có
nguồn chạy nền để đáp ứng được ổn định điện phụ tải.
Việt Nam hiện có 21 cơng ty NĐT đang hoạt động, trong đó 7 cơng ty
dùng cơng nghệ đốt lị hơi tầng sơi tuần hồn (CFB) sử dụng than nội địa chất
lượng thấp (cám 6), 14 công ty dùng công nghệ than phun (PC) sử dụng than
nội địa chất lượng tốt hơn (cám 5), than nhập bitum và á bitum với tổng công
suất lắp đặt khoảng 14.310MW. Tất cả các công ty NĐT đã đi vào vận hành
đều được Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, phê duyệt Báo cáo đánh


2

giá tác động mơi trường. Tuy nhiên trong q trình hoạt động các công ty
Nhiệt điện không thể tránh khỏi làm ảnh hưởng đến đời sống, đặc biệt là môi
trường sống của người dân xung quanh.
Các Nhà máy Nhiệt điện khu vực Phường Mơng Dương có tổng cơng
suất 2280MW cung cấp điện cho hệ thống điện Quốc gia khoảng 14tỷ
KWh/năm đảm bảo an ninh năng lượng góp phần vào cơng cuộc cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhưng đồng hành với đó là vấn đề ơ nhiễm mơi
trường trong ngành Nhiệt điện gồm nước thải, khí thải, chất thải rắn..., đang là
một trong những vấn đề đang được thu hút sự quan tâm đặc biệt các cơ quan
chức năng, bởi những tác động có hại của nó đến đời sống, sức khỏe con

người, môi trường và hệ sinh thái xung quanh nhà máy.
Xuất phát từ lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu tác động
của các nhà máy Nhiệt điện đối với người dân phường Mông Dương,
thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh” để nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở đánh giá tác động của các nhà máy Nhiệt điện đến người
dân từ đó đưa ra các giải pháp nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực đến đời
sống của người dân chịu ảnh hưởng của các nhà máy Nhiệt điện trên địa bàn
phường Mông Dương, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động của nhà máy
Nhiệt điện đối với người dân.
- Đánh giá những tác động của các nhà máy Nhiệt điện đến người dân
phường Mông Dương, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
- Đưa ra được một số giải pháp nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực
đến đời sống của người dân vùng chịu ảnh hưởng của các nhà máy Nhiệt điện.


3

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu tác động của nhà máy Nhiệt điện đế các
vấn đề lao động, việc làm, thu nhập, môi trường, xã hội của các hộ gia đình
trong phạm vi ảnh hưởng của các nhà máy Nhiệt điện.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Phạm vi về không gian: Phường Mông Dương, thành phố Cẩm Phả,
tỉnh Quảng Ninh.
* Phạm vi về thời gian:

- Thu thập số liệu thứ cấp từ năm 2015 đến năm 2017
- Thu thập số liệu sơ cấp từ 11/2018 đến 4/2019.
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động của các nhà máy Nhiệt điện đối
với người dân.
- Những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của các nhà máy Nhiệt điện
đến người dân phường Mông Dương, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
- Giải pháp ổn định và nâng cao mức sống của người dân vùng chịu ảnh
hưởng của các nhà máy Nhiệt điện.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động của các nhà máy
Nhiệt điện đối với người dân
Chương 2: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu


4

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA NHÀ MÁY
NHIỆT ĐIỆN ĐỐI VỚI NGƢỜI DÂN
1.1. Lý luận chung về tác động của nhà máy Nhiệt điện đến ngƣời dân

1.1.1. Những khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm, vai trò nhà máy Nhiệt điện
a. Khái niệm
* Nhiệt điện
Hiện nay, nước ta có 2 nguồn sản xuất điện năng chủ yếu đó là Thủy
điện và Nhiệt điện. Nhiệt điện hiện nay chủ yếu là 3 nguồn: Nhiệt điện than,

Nhiệt điện khí và Nhiệt điện dầu.
Như vậy, Nhiệt điện là việc biến đổi nhiệt năng của nhiên liệu thành cơ
năng rồi điện năng, q trình biến đổi đó được thực hiện nhờ tiến hành một số
quá trình liên tục (một chu trình) trong một số thiết bị của nhà máy Nhiệt điện.
* Nhà máy Nhiệt điện
Nhà máy Nhiệt điện là nhà máy chuyển hóa năng lượng có trong nhiên
liệu thành nhiệt năng trong buồng đốt lị hơi trong đó có mơi chất bằng hơi
nước, hơi nước qua tua bin để chuyển nhiệt năng thành cơ năng quay máy
phát điện để chuyển đổi cơ năng thành điện năng: Nước được đun nóng,
chuyển thành hơi nước và quay một tua bin hơi nước, tua bin quay máy phát
điện để phát điện lên luới. Sau khi đi qua tuabin, hơi nước được ngưng tụ
trong bình ngưng và tuần hồn trở lại lị hơi, q trình này được gọi là chu
trình hơi nước (chu trình Rankine) hay sơ đồ nhiệt của nhà máy Nhiệt điện.
Nhà máy Nhiệt điện được định nghĩa tại Khoản 40 Điều 3 Thông tư
25/2016/TT-BCT quy định hệ thống điện truyền tải như sau:
Nhà máy Nhiệt điện là nhà máy điện hoạt động theo nguyên lý biến đổi


5

nhiệt năng thành điện năng, bao gồm cả các nhà máy điện sinh khối, khí sinh
học và nhà máy điện sử dụng chất thải rắn[4].
b. Vai trò
Nhiệt điện giữ một vai trò chủ đạo trong hệ thống điện quốc gia. Từ cơ
sở ban đầu sau tiếp quản (1954) là 31,5MW, đến hết năm 2015, chỉ tính riêng
nguồn Nhiệt điện, tổng công suất đã lên tới 15.539MW, gấp 500 lần. Nhiệt
điện chiếm trên 50% tổng cơng suất trong tồn bộ hệ thống nguồn của cả
nước, luôn là nguồn điện năng chủ yếu, giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong
hệ thống điện quốc gia. Năm 1985, công suất lắp đặt của cả nước là
1.605,3MW thì Nhiệt điện, bao gồm Nhiệt điện than, dầu, tua bin khí chiếm

tới 81,9% cơ cấu nguồn, với 70% sản lượng điện của cả nước. Đến năm 1995,
tồn bộ hệ thống có 4.549,7MW, Nhiệt điện chiếm 36,6% cơ cấu nguồn và
20% sản lượng của cả nước.
Năm 2005, hệ thống có 8.871MW, Nhiệt điện chiếm 41% cơ cấu nguồn và
48% sản lượng điện cả nước. Đặc biệt, tính đến hết năm 2015, tổng cơng suất
của tồn hệ thống là 30.597MW thì Nhiệt điện chiếm 15.539MW, tương
đương 50,79% và chiếm 53,64% sản lượng điện toàn hệ thống. Những con số
trên đã chứng minh cho vai trò đặc biệt quan trọng của Nhiệt điện đối với hệ
thống điện quốc gia.
Mặc dù nguồn thuỷ điện có ưu thế đặc biệt là chi phí sản xuất rẻ song
nhược điểm là chi phí đầu tư ban đầu lớn, hoạt động phụ thuộc rất nhiều vào
diễn biến tình hình khí tượng, thuỷ văn. Do đó, trong q trình phát triển hệ
thống nguồn, đồng thời với việc tận dụng ưu thế nguồn năng lượng giá rẻ của
Thuỷ điện, việc chú trọng phát triển các nguồn Nhiệt điện đảm bảo cung cấp
đủ điện cho nhu cầu phát triển phụ tải là rất quan trọng để có sự điều tiết hợp
lý giữa Thuỷ điện và Nhiệt điện[1].
Theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh, trong thời gian tới, nhiều trung


6

tâm Nhiệt điện lớn sẽ được xây dựng và đưa vào vận hành như Duyên Hải,
Long Phú, Sông Hậu, Vân Phong, Vĩnh Tân, Quảng Trị, Vũng Áng, Quảng
Trạch, Nghi Sơn, Nam Định, Thái Bình, Hải Dương... làm tăng đáng kể công
suất nguồn và sản lượng điện từ các nguồn Nhiệt điện. Tổng công suất Nhiệt
điện đốt than năm 2020 sẽ chiếm 42,7% tổng công suất đặt, sản xuất khoảng
46,8% sản lượng điện sản xuất. Đến năm 2030, chiếm 51,6% tổng công suất
đặt, sản xuất khoảng 56,4% lượng điện sản xuất; tổng cơng suất Nhiệt điện sử
dụng khí thiên nhiên (gồm cả LNG) năm 2020 chiếm 16,5% tổng công suất
đặt, sản xuất khoảng 24% sản lượng điện sản xuất, đến năm 2030 sẽ chiếm

11,8% công suất đặt và 14,8% lượng điện sản xuất.
Như vậy, theo quy hoạch đến năm 2020, tổng cơng suất các nhà máy
Nhiệt điện (than, khí) đạt khoảng 64,5% tổng công suất đặt, sản xuất khoảng
70,8% sản lượng điện và đến năm 2030, tổng công suất các nhà máy Nhiệt
điện (than, khí) chiếm khoảng 63,4% tổng cơng suất đặt, sản xuất khoảng
71,2% sản lượng điện.
Tuy nhiên, việc phát triển Nhiệt điện cũng đứng trước thách thức không
nhỏ khi nguồn than và khí trong nước sẽ khơng đủ cung cấp cho các nhà máy
điện, phải nhập khẩu nhiên liệu. Do đó, việc đảm bảo ổn định, lâu dài nguồn
nhiên liệu than, khí, trong đó có nguồn nhiên liệu nhập khẩu, cung cấp ổn
định cho các nhà máy Nhiệt điện sẽ có vai trị đặc biệt quan trọng, đảm bảo đủ
điện cho phát triển đất nước[1].
1.1.1.2. Khái niệm về người dân khu vực nhà máy Nhiệt điện
Người dân khu vực nhà máy Nhiệt điện là một bộ phận dân cư sinh
sống gần khu vực nhà máy Nhiệt điện, chịu ảnh hưởng bởi những tác động
trong quá trình hoạt động của nhà máy. Những tác động này có thể tích cực
hoặc tiêu cực, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống của bộ phận dân
cư này.


7

1.1.1.3. Khái niệm tác động của nhà máy Nhiệt điện đến người dân
Như đã phân tích ở trên, nhà máy Nhiệt điện là nhà máy chuyển hóa
năng lượng có trong nhiên liệu thành nhiệt năng trong buồng đốt lò hơi
trong đó có mơi chất bằng hơi nước, hơi nước qua tua bin để chuyển nhiệt
năng thành cơ năng quay máy phát điện để chuyển đổi cơ năng thành điện
năng. Trong q trình hoạt động, các nhà máy Nhiệt điện có thể gây ra
những tác động tới người dân khu vực xung quanh nhà máy. Tác động của
nhà máy Nhiệt điện đến người dân có thể được hiểu là những hiệu ứng

tích cực hoặc tiêu cực do nhà máy gây ra cho bộ phận dân cư trong quá
trình hoạt động. Những tác động này ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày
của bộ phận dân cư đó.

1.1.2. Hoạt động của nhà máy Nhiệt điện
1.1.2.1. Quy trình hoạt động
Một nhà máy Nhiệt điện than gồm có hai cụm thiết bị chính là cụm lò
hơi để sản xuất ra hơi nước và cụm tuốc bin-máy phát để biến đổi nhiệt năng
của dòng hơi thành điện năng. Ngồi ra cịn có thêm lị hơi phụ trợ phục vụ
cho khởi động nhà máy; hệ thống nước làm mát; hệ thống chuẩn bị nhiên liệu
(Kho than, băng chuyền, máy nghiền than); hệ thống sản xuất khí nén; hệ
thống thu hồi tro bay, gom xỉ đáy lò, lọc bụi và xử lí khói thải…


8

Sơ đồ 1.1. Mơ hình nhà máy Nhiệt điện
Lị hơi đốt than phun là công nghệ đã rất phát triển và đang là nguồn
sản xuất điện năng chủ yếu trên thế giới. Than cục đã qua nghiền thô từ phễu
than được máy cấp đến máy nghiền than, ở đây than được sấy nóng và nghiền
mịn thành bột có đường kính trung bình từ 40μm đến 90μm. Bột than hỗn hợp
với khơng khí nóng (gió cấp một) phun vào buồng lửa và bốc cháy trong mơi
trường nhiệt độ cao. Khơng khí cấp vào lị ngồi gió cấp một cịn có thêm gió
cấp hai và có thể có thêm gió cấp ba. Nhiệt của quá trình cháy bột than truyền
cho các ống sinh hơi đặt xung quanh buồng đốt để hóa hơi dòng nước bên
trong ống. Hỗn hợp hơi và nước ra khỏi ống sinh hơi đi vào bao hơi, trong
bao hơi có đặt các thiết bị phân ly hơi nhằm đảm bảo tách tối đa các hạt lỏng
bị dòng hơi cuốn theo. Hơi bảo hòa tiếp tục đi qua bộ quá nhiệt để nâng nhiệt
độ đến giá trị mong muốn trước khi đi vào tuốc bin. Hơi có áp suất và nhiệt



9

độ cao theo ống dẫn hơi đi vào thân cao áp của tuốc bin, hơi ra khỏi thân cao
áp thường được đưa trở về lò hơi để tái sấy đến nhiệt độ hơi mới rồi đi vào
thân trung áp, hơi ra khỏi thân trung áp có thể được đưa trở lại lò hơi để tái
sấy thêm một lần nữa hoặc đi trực tiếp vào thân hạ áp. Việc tái sấy hơi (hồi
nhiệt trung gian) một lần hay hai lần nhằm mục đích nâng cao hiệu suất nhiệt
cho tuốc bin[10].
Người ta gọi thông số hơi là cặp thông số trạng thái áp suất và nhiệt độ
của hơi. Ví dụ, ở Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng, thông số hơi mới là 175 átmốt-phe và 541 o C (cặp thông số kết đôi). Hiệu suất điện của nhà máy tăng
theo thông số hơi vào tuốc bin nhưng cũng chỉ mới đạt đến khoảng 46- 47%
với công nghệ cực siêu tới hạn (áp suất hơi > 270 át-mốt-phe, nhiệt độ trên
600 o C). Hiệu suất dự kiến sẽ đạt từ 50% đến 53% vào năm 2020 và 55%
vào năm 2050.
Thiết bị tuốc bin có nhiệm vụ biến nhiệt năng của dịng hơi thành cơ
năng trên trục rô-to để dẫn động máy phát điện. Máy phát điện biến cơ năng
thành điện năng và được hòa lên lưới điện quốc gia qua máy biến thế. Hơi thoát
từ thân hạ áp của tuốc bin đi vào bình ngưng nhả nhiệt cho nước làm mát,
ngưng tụ thành nước và được bơm trở lại lò hơi theo một chu trình khép kín.
Nước làm mát ở đây có thể là nước biển, nước sông, hay nước hồ. Đối với nhà
máy Nhiệt điện than để sản xuất ra 1 kWh điện năng cần 142 lít nước làm mát.
Khói đi ra khỏi buồng đốt có nhiệt độ cao nên người ta thiết kế các bộ
hâm nước, bộ sấy khơng khí trên đường khói để tận dụng nguồn nhiệt này nhằm
nâng cao hiệu suất lò hơi. Tro bay, bụi được tách ra khỏi dịng khói bằng bộ lọc
bụi tĩnh điện trước khi thải ra ngồi mơi trường.
Xỉ đáy lị và tro bay từ bộ hâm nước, bộ sấy khơng khí, bộ lọc bụi… được
đưa về hệ thống thu gom để tái sử dụng rất hiệu quả trong lĩnh vực xây dựng như
sản xuất gạch không nung, làm chất phụ gia cho bê tông, san lấp v.v…



10

1.1.2.2. Nguồn ngun liệu
a. Nhiệt điện khí
Nhiệt điện khí có tỷ trọng đóng góp lớn nhất trong cơ cấu nguồn sản
xuất Nhiệt điện với tỷ trọng hơn 48% tổng công suất của Nhiệt điện. Nguồn
nguyên liệu để sản xuất ra điện là khí tự nhiên được mua lại từ Tập đồn dầu
khí và nhập khẩu, giá bán khí sẽ biến động theo giá dầu. Mặc dù nguồn khí tự
nhiên nước ta khá dồi dào, tuy nhiên do giá thành sản xuất điện khí ở mức cao
do đó mặc dù cơng suất của các nhà máy điện khí rất lớn những tỷ lệ khai
thác lại không cao.
Các dự án Nhiệt điện khí chủ yếu được quy hoạch tập trung ở khu vực
miền Nam, nơi có nguồn cung cấp khí dồi dào từ Tập đồn dầu khí (tính đến
thời điểm cuối năm 2015)[17]
b. Nhiệt điện than
Đứng thứ 2 trong cơ cấu các nguồn Nhiệt điện nước ta, nguồn nguyên
liệu hiện nay toàn bộ được mua từ nguồn than đá trong trong nước của Tập
đồn Than khống sản Việt Nam với giá ưu đãi, trong tương lai cùng với sự
phát triển của các dự án này thì nhiều khả năng nước ta sẽ phải nhập khẩu
thêm nguồn than bên ngồi
Chi phí nhiên liệu để vận hành các nhà máy Nhiệt điện than thấp hơn
nhiều so với Nhiệt điện khí khoảng 60% để đạt được cùng mức cơng suất và
nhiệt lượng. Do đó Nhiệt điện than là nguồn năng lượng được ưu tiên sử dụng
thậm chí hơn cả Thủy điện do tính ổn định [17].
c. Nhiệt điện dầu, khí
Các nhà máy Nhiệt điện dầu thường được xây dựng chung trong tổ hợp
các khu Nhiệt điện khí, dầu như khu tổ hợp điện dầu khí Phú Mỹ, Nhiệt điện
Ơ Mơn 1,2,3,4, Nhiệt điện Bà Rịa do chi phí sản xuất điện cao nên Nhiệt điện
dầu chỉ được khai thác nhằm bù đắp lượng điện thiếu tức thời, do đó đóng

góp trong cơ cấu Nhiệt điện của nhóm này là thấp[17].


11

1.1.3. Tác động của nhà máy Nhiệt điện đến người dân địa phương
Tác động của nhà máy Nhiệt điện đến người dân địa phương được chia
thành 2 nhóm chính: Tác động về kinh tế, xã hội và tác động về mơi trường.
Có thể mơ hình hóa tác động trên như sau:
Tác động của NMNĐ đến người
dân (cả tích cực và tiêu cực)

Tác động về kinh tế xã hội

Tác động
đến lao
động,
việc làm,
thu nhập

Tác động
đến vấn
đề tệ nạn
xã hội, an
ninh, trật
tự

Tác động
đến sức
khỏe con

người

Tác động về mơi
trường

Tác động
đến mơi
trường
khơng
khí

Tác
động
đến mơi
trường
nước

Tác động
đến mơi
trường
đất

Sơ đồ 1.2. Tác động của nhà máy Nhiệt điện đến ngƣời dân địa phƣơng
1.1.3.1. Tác động về kinh tế, xã hội
a. Tác động đến lao động, việc làm, thu nhập
Quá trình hình thành và sự hoạt động của một dự án cơng nghiệp như
Nhà máy Nhiệt điện có một ý nghĩa kinh tế xã hội rất to lớn cho khu vực nói
riêng và cho đất nước nói chung. Trước tiên là việc góp phần tạo ra cơng ăn
việc làm và nâng cao đời sống của nhân dân trong vùng. Việc đưa Dự án vào
hoạt động sẽ là nguồn thu hút lao động lớn và giải quyết việc làm không chỉ

cho người dân địa phương, tạo nên cảnh quan mới với tiến trình đơ thị hố
nhanh hơn. Ðiều này cũng góp phần làm tăng dân trí và ý thức văn minh đô
thị cho nhân dân trong khu vực.


12

Sự hình thành và hoạt động của Dự án sẽ góp phần cùng với các hoạt
động khác trong khu vực làm cho tình trạng vệ sinh đường phố, bụi tăng lên
do các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu. Mật độ giao thông trong khu
vực tăng lên làm ảnh hưởng đến nhu cầu đi lại của nhân dân. Tuy vậy, chính
sự phát triển của dự án cũng sẽ góp phần cải thiện hệ thống đường cũng như
thúc đẩy quá trình đơ thị hố trong khu vực.
b. Tác động đến sức khỏe con người
Ðối với Nhà máy Nhiệt điện, tất cả các nguồn gây ơ nhiễm trong q
trình hoạt động đều có thể gây tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khoẻ
của con người trong vùng chịu ảnh hưởng của Dự án. Tuỳ thuộc vào nồng độ
và thời gian tác dụng của các chất ô nhiễm mà mức độ tác hại của chúng đối
với sức khoẻ cộng đồng sẽ khác nhau.
c. Tác động đến vấn đề tệ nạn xã hội, an ninh, trật tự
Quá trình hình thành và sự hoạt động của một dự án công nghiệp như
Nhà máy Nhiệt điện sẽ kéo theo lượng lao động mới nó sẽ khiến cho mật độ
dân cư khu vực quanh nhà máy tăng lên và có thể làm tăng các vấn đề về tệ
nạn xã hội, an ninh trật tư trong khu vực. Tuy nhiên với đặc thù lượng lao
động cho các nhà máy là lực lượng lao động được đào tạo bài bản tại các
trường Đại học và ý thức kỷ luật và trình độ khoa học kỹ thuật cao nên mức
độ ảnh hưởng đến vấn đề tệ nạn xã hội, an ninh trật tự là không nhiều.
1.1.3.2. Tác động về mơi trường
- Các thành phần khí thải gây ơ nhiễm của NMNĐ than
Theo Quy chuẩn QCVN 22: 2009/BTN-MT, các thành phần ơ nhiễm

trong khí thải các nhà máy Nhiệt điện than gồm: Bụi phát sinh từ tro trong
than; NOx phát sinh từ Nitrogen trong khơng khí và trong nhiên liệu khi cháy
ở nhiệt độ cao; SO2 phát sinh từ hàm lượng lưu huỳnh trong than.
Các thành phần ô nhiễm này đều ảnh hưởng đến sức khỏe con người và


13

gây tổn hại đến môi trường sinh thái trong khu vực.
Để bảo vệ môi trường sinh thái, hàm lượng các chất gây ô nhiễm này
phải bảo đảm dưới mức quy định theo Quy chuẩn QCVN 22. Quy chuẩn này
quy định giới hạn phát thải cho phép của các chất ô nhiễm nói trên đối với các
nhà máy Nhiệt điện đốt than, đốt dầu và đốt khí. Ngồi ra, khí thải các nhà
máy Nhiệt điện còn phải tuân theo Quy chuẩn QCVN 05:2013/BTNMT về
bảo đảm chất lượng khơng khí xung quanh.
Trong q trình đốt than cũng tạo ra khí CO nên phải tn thủ theo
QCVN 19-2009/BTNMT và khí CO thốt ra ngồi khơng khí lại tạo CO2.
Khí CO2 tuy khơng phải là thành phần ô nhiễm trực tiếp tác động lên sức
khỏe con người và hệ sinh thái, nhưng gây hiệu ứng nhà kính làm tăng nhiệt
độ tồn cầu, nên cần được kiểm soát theo các thỏa thuận quốc tế.
- Trong quá trình khởi động, chạy thử nhà máy Nhiệt điện, vận hành lại
(sau khi sửa chữa, bảo dưỡng) hoặc vận hành nhà máy với công suất nhỏ hơn
40% công suất thiết kế; nếu NMĐT sử dụng dầu FO, HFO để đốt nên không
đưa được hệ thống lọc bụi tĩnh điện vào hoạt động trong thời gian này, đã gây ô
nhiễm bụi và ảnh hưởng tới dân cư khu vực xung quanh.
- Bụi phát sinh tại khu vực Silo tro bay có thể xảy ra khi hệ thống trộn
ẩm tro làm việc khơng hiệu quả (ví dụ: thời gian phun và khối lượng nước
khơng thích hợp) có thể gây ơ nhiễm bụi cục bộ tại khu vực Silo tro bay.
- Nước thải từ NMNĐ than
Nước thải từ nhà máy Nhiệt điện than bao gồm: Nước mưa chảy tràn;

Nước thải sinh hoạt; Nước thải sản xuất.
Tất cả các loại nước thải thường được xử lý qua các trạm xử lý nước
thải trước khi thải ra ngồi mơi trường.
Bên cạnh nước thải cịn có nước làm mát. Tác động của nồng độ Clo dư
trong nước thải nước làm mát: Để ngăn ngừa việc đóng cặn thuỷ sinh, hà hến
và các lồi sinh vật khác trong hệ thống nước làm mát, nhất là ở tại các ống


14

của bình ngưng, giải pháp cơng nghệ được áp dụng là Clo hoá nước làm mát.
Theo phương pháp này, Clo được bơm vào nước làm mát với hàm lượng vừa
đủ để tiêu diệt các loại nhuyễn thể này. Với việc áp dụng công nghệ này,
trong nước làm mát thải ra Luồng Gạc và đổ ra biển sau khi làm mát có chứa
một hàm lượng Clo nhất định. Nếu nồng độ clo cao sẽ gây tác động xấu tới hệ
sinh thái nước sông và nước biển khu vực. Tuy nhiên, với việc tính tốn chính
xác hàm lượng Clo trong nước, kết hợp với việc trang bị các thiết bị kiểm soát
hàm lượng Clo, thì nồng độ Clo dư trong nước thải nước làm mát của nhà
máy luôn đảm bảo nhỏ hơn mức cho phép. Với nồng độ này, nước thải làm
mát sẽ không ảnh hưởng nhiều đến môi trường sinh thái nước khu vực.
Thông thường, NMNĐ thường đặt ven biển và ven sông để bảo đảm đủ
nguồn nước để làm mát. Lượng nước làm mát của các NMNĐ là rất lớn, trung
bình là 95,0 lít/kWh. Đối với các nhà máy Nhiệt điện đốt than u cầu khoảng
142,0 lít/kWh.
Hóa chất (ví dụ: ammonia hydroxide, hydrazine và sodium hypochloride, v.v..) cho nhiều mục đích khác nhau như ngăn sự phát triển của vi
khuẩn, tảo, con hà bám vào đường ống bình ngưng hơi, trong hệ thống dẫn
nước làm mát, khử trùng trong hệ thống xử lý nước và nước thải và dùng cho
mục đích vệ sinh. Các hóa chất này khi rị rỉ ra môi trường sẽ gây ảnh hưởng
tới môi trường và cộng đồng xung quanh.
Nước thải từ nước làm mát sau khi được xử lý có thể được xả ra mơi

trường (biển, sông) bằng kênh dẫn (hở) hoặc được dẫn đến tháp giải nhiệt cưỡng
bức rồi sau đó tái sử dụng tối đa (hạn chế tối đa xả thải nước làm mát ra mơi
trường tự nhiên).
Lượng nước sau làm mát có nhiệt độ cao (mặc dù theo quy định của
Việt nam nhỏ hơn 40oC) và cịn chứa Clo dư nên có thể tác động nhất định tới
môi trường như việc nước có nhiệt độ cao có thể có ảnh hưởng đáng kể tới hệ
sinh thái, đặc biệt đối với những loài nhạy cảm[12].


15

- Các chất thải rắn của NMNĐ than
Chất thải rắn của nhà máy Nhiệt điện than chủ yếu là tro bay, xỉ đáy lò,
thạch cao. Theo quy định, tro bay, xỉ than của các nhà máy Nhiệt điện than
thông thường không xếp vào loại chất thải nguy hại trừ khi tro bay và bụi hơi
có dầu theo Quy định tại Thông tư 36/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên
và Môi trường.
- Tác động gây ô nhiễm của chất thải rắn ở NMNĐ than lên môi trường
Mặc dù tro bay, xỉ than thông thường của nhà máy Nhiệt điện than
không phải là chất thải nguy hại, nhưng vẫn có tác động gây ơ nhiễm mơi
trường nếu khơng được kiểm sốt nghiêm ngặt.
Các tác động ơ nhiễm này là: Bụi tro có thể gây các chứng bệnh về hô
hấp; Cặn tro xỉ tại các bãi thải xỉ thường kết tụ kim loại nặng có thể gây ô
nhiễm nguồn nước; Nước mưa tràn từ bãi thải xỉ có thể mang tính acid hoặc
kiềm gây hại cho sinh thái khu vực[12].
Đa phần các nhà máy Nhiệt điện đốt than đều sử dụng hệ thống thải xỉ
kiểu ướt truyền thống (dùng nước mặn hoặc nước ngọt). Xỉ đáy lò sau khi qua
hệ thống máy nghiền được đưa vào bể chứa và được bơm qua hệ thống đường
ống ra bãi thải xỉ. Phương pháp thải xỉ ướt có các ưu điểm như: là công nghệ
đã được kiểm chứng, chi phí đầu tư thấp, hoạt động ổn định, tin cậy, ít phát

tán bụi ra mơi trường xung quanh. Tuy nhiên, cơng nghệ này có đặc điểm cần
diện tích lớn bãi thải xỉ để lưu giữ, tiêu tốn nhiều nước, khó khăn khi tái sử
dụng nhất là đối với các nhà máy sử dụng nước mặn để thải xỉ, nguy có gây ơ
nhiễm mơi trường cao.
1.2. Cơ sở thực tiễn về tác động của nhà máy Nhiệt điện đến ngƣời dân

1.2.1. Tình hình khai thác, sử dụng Nhiệt điện
Việt Nam là nước có tiềm năng về dầu mỏ lớn thứ 3 và có trữ lượng
dầu thơ đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á. Trước đây, khi nhà máy
Nhiệt điện dầu được xây dựng chủ yếu ở các tỉnh phía Nam, tuy nhiên hầu hết


16

dầu mỏ ở nước ta sẽ không sử dụng làm nhiên liệu chính để sản xuất điện
trong tương lai.
Và với tiềm năng và trữ lượng than lớn thứ 2 tại ASEAN, chỉ sau
Indonesia, 90% sản lượng than khai thác ở Việt Nam tập trung ở bể than
Đơng Bắc, do đó đến nay hầu hết các nhà máy Nhiệt điện than đều tập trung ở
miền Bắc, đặc biệt là khu vực tỉnh Quảng Ninh. Trong đó có các nhà máy lớn
như Quảng Ninh 1 (600MW), Quảng Ninh 2 (600MW), Mông Dương 1
(1080MW), Mơng Dương 2 (1200MW), Phả Lại 1+2 (1.040MW)…
Ngồi ra, nước ta cũng có trữ lượng khí đốt rất lớn, tỷ số thời gian đảm
bảo khai thác lớn nhất Đông Nam Á, lên đến 63,3 năm. Các nhà máy Nhiệt
điện khí lại tập trung nhiều ở khu vực phía Nam, gần các bể khí do PVN đang
khai thác. Điểm nổi bật của các nhà máy Nhiệt điện khí này là thường là tập
trung thành cụm nhằm khai thác tối đa hệ thống đường ống vận chuyển khí
của PV GAS, do đó hình thành các Trung tâm điện lực (TTĐL) lớn như
TTĐL Dầu khí Nhơn Trạch (1.215MW) và TTĐL Phú Mỹ (4.015MW) gần 2
bể khí Cửu Long và Nam Cơn Sơn; TTĐL Ơ Mơn (2.800MW) và Nhiệt điện

khí Cà Mau (1.500MW) gần khu vực bể khí Malay – Thổ Chu.
Một quốc gia có thể có trữ lượng nguồn nhiên liệu cao là một lợi thế rất
lớn, tuy nhiên không phải là tất cả để có thể phát triển các dự án Nhiệt điện.
Với 3.260 km đường bờ biển cùng hệ thống sơng ngịi dày đặc, lưu lượng
nước lớn, khả năng xây dựng các nhà máy Nhiệt điện của Việt Nam có thể
được xem là vô tận. Một nhà máy Nhiệt điện, dù là cổ điển hay hiện đại như
điện hạt nhân, đều đòi hỏi rất nhiều nước để làm nguội bộ ngưng, làm mát
máy khi cần thiết, cũng như cần đến một bến cảng nhằm thuận tiện cho vận
chuyển máy móc, thiết bị, tiếp nhận nhiên liệu. Do đó có thể thấy, một nhà
máy Nhiệt điện phải xây dựng tại bờ biển hay bờ sông lớn. Đa số người Việt
Nam sống gần bờ biển, bờ sơng, nhờ đó việc truyền tải điện từ các nhà máy


17

Nhiệt điện đến nơi tiêu thụ cũng nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm được rất
nhiều chi phí[15].
Chính đặc điểm trên cũng giải thích cho việc quy hoạch và phát triển
nguồn điện của nước ta trong tương lai. Nếu như trước đây, xu hướng xây
dựng các nhà máy Nhiệt điện là gần khu vực các mỏ than và khí, nhằm tận
dụng tối đa lợi thế về nguồn nhiên liệu. Tuy nhiên sẽ đánh đổi lại việc không
tối ưu được giữa vị trí nguồn điện với khu vực tiêu thụ.
Trong tương lai, việc xây dựng các nhà máy Nhiệt điện sẽ khơng phải
phụ thuộc vào vị trí các mỏ nhiên liệu như hiện tại do chuyển sang xu hướng
nhập khẩu nhiên liệu cho sản xuất điện. Các trung tâm điện lực lớn (chủ yếu
là Nhiệt điện than) sẽ được xây dựng dọc theo vùng duyên hải miền Trung và
phía Nam nhiều hơn nhằm thuận lợi cho việc nhập khẩu nhiên liệu (than dự
kiến nhập từ Australia và Indonesia) và gần các khu vực tiêu thụ điện lớn như
miền Nam để giảm áp lực cung ứng cho đường dây 500kV cũng như Hệ
thống điện Quốc gia.

Theo đó, sau khi phân tích kinh tế kỹ thuật thì có 4 vị trí thuận tiện nhất
cho xây dựng cảng trung chuyển để nhập khẩu than cho các trung tâm điện
lực. Đó là Vĩnh Tân (Bình Thuận), Duyên Hải (Trà Vinh), Cái Mép (Vũng
Tàu) và Soài Rạp (Tiền Giang).
Đến năm 2015, tổng công suất Nhiệt điện nước ta là 15.539MW. Các
nhà máy Nhiệt điện chạy dầu chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ (7%) và sẽ không được
tiếp tục phát triển nguồn trong tương lai do nhược điểm về chi phí vận hành
cao, hiệu quả hoạt động thấp, ô nhiễm môi trường. Trong khi đó nhờ nhiều lợi
thế trong vận hành và xây dựng, các nhà máy Nhiệt điện than sẽ được ưu tiên
phát triển, vượt qua khí trở thành nguồn Nhiệt điện chủ lực trong cơ cấu điện
quốc gia (chiếm đến 81% cơ cấu Nhiệt điện).
Theo báo cáo của Tổng cục năng lương, số lượng các dự án NMNĐ


×