Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tại huyện đoan hùng tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 124 trang )

i

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa
học: “Tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tại huyện Đoan Hùng, tỉnh
Phú Thọ” tôi đã nhận đƣợc sự quan tâm và giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cơ
giáo, gia đình đồng thời cùng nhiều tập thể, cá nhân.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành nhất của mình tới
Thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Hữu Ngoan là ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn khoa
học. Thầy đã dày công giúp đỡ tơi trong suốt q trình nghiên cứu, hồn thành
luận văn.
Tập thể các thầy, cô giáo Trƣờng Đại học Lâm nghiệp đã tận tình chỉ
bảo, truyền đạt cho tơi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập
tại trƣờng. Trong q trình thực hiện đề tài, tơi cịn nhận đƣợc sự giúp đỡ và
cộng tác của các phòng, ban chức năng Trƣờng Đại học Lâm nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo UBND huyện Đoan Hùng, các phòng
ban cùng các doanh nghiệp, các ban ngành, đoàn thể, nhân dân trên địa bàn đã
tạo điều kiện giúp tôi thu thập thơng tin, tƣ liệu phục vụ bài luận văn của
mình.
Xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và ngƣời thân trong gia đình đã quan tâm,
động viên, đóng góp ý kiến q báu cho tơi trong q trình hồn thiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 02 tháng 9 năm 2017
Tác giả luận văn

Hà Thị Thanh Thu


ii

MỤC LỤC


Trang
Trang phụ bìa
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. i
MỤC LỤC ...................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... v
DANH MỤC CÁC HÌNH ..........................................................................................vii
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................ 1
Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TẠO VIỆC LÀM CHO
THANH NIÊN NÔNG THÔN ................................................................................... 6
1.1. Cơ sở lý luận về việc làm và tạo việc làm cho thanh niên nông thôn............... 6
1.1.1. Một số khái niệm liên quan ................................................................................ 6
1.1.2. Đặc điểm của nông thôn, thanh niên nông thôn và cung cầu lao động tác
động tới giải quyết việc làm .......................................................................................... 9
1.1.3. Vai trò và ý nghĩa tạo việc làm cho thanh niên nông thôn ........................... 12
1.1.4. Nội dung nghiên cứu tạo việc làm cho thanh niên nông thôn ...................... 13
1.2. Cơ sở thực tiễn về tạo việc làm cho thanh niên nông thôn .............................. 23
1.2.1. Kinh nghiệm tạo việc làm cho thanh niên nông thôn của một số quốc gia
trên thế giới ................................................................................................................... 23
1.2.2. Kinh nghiệm tạo việc làm cho thanh niên nông thôn của một số địa phƣơng
trong nƣớc ..................................................................................................................... 25
1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho nghiên cứu tạo việc làm cho thanh niên nông thơn
huyện Đoan Hùng ........................................................................................................ 27
1.3. Tổng quan các cơng trình khoa học liên quan đến đề tài đã công bố .............. 29
1.3.1 Một số cơng trình nghiên cứu........................................................................... 29
1.3.2. Đánh giá chung về một số cơng trình nghiên cứu .......................................... 31


iii


Chƣơng 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 33
2.1. Đặc điểm về huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ .................................................. 33
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................. 33
2.1.2. Các đặc điểm kinh tế, xã hội............................................................................. 37
2.1.3. Một số thuận lợi khó khăn chung ảnh hƣởng đến thực trạng tạo việc làm ở
huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ ................................................................................ 42
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................... 46
2.2.1. Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu, khảo sát ............................................... 46
2.2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu, tài liệu.............................................................. 47
2.2.3. Phƣơng pháp xử lý, phân tích số liệu............................................................... 48
2.2.4. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài ......................................... 48
Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................... 51
3.1. Thực trạng tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tại huyện Đoan Hùng, tỉnh
Phú Thọ. ........................................................................................................................ 51
3.1.1. Thực trạng về thanh niên nông thôn ............................................................... 51
3.1.2. Thực trạng tạo việc làm của thanh niên nông thôn huyện Đoan Hùng, tỉnh
Phú Thọ ......................................................................................................................... 57
3.1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tại huyện
Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ ........................................................................................... 80
3.1.4. Đánh giá chung về công tác tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tại
huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ ................................................................................ 87
3.2. Một số giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tại huyện Đoan
Hùng, tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới. ..................................................................... 91
3.2.1. Quan điểm và định hƣớng chung ..................................................................... 91
3.2.2. Một số giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tại huyện Đoan
Hùng trong thời gian tới. ............................................................................................. 94
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..........................................................................104
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Nghĩa đầy đủ

Chữ viết tắt
CNH

Công nghiệp hóa

DN

Doanh nghiệp

ĐVT

Đơn vị tính

GQVL

Giải quyết việc làm

HĐH

Hiện đại hóa

HTX

Hợp tác xã


LĐ,TB&XH

Lao động thƣơng binh và xã hội

KCN

Khu công nghiệp

KHCN

Khoa học công nghệ

KHKT

Khoa học kỹ thuật

LĐNT

Lao động nông thôn

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TNNT


Thanh niên nông thôn

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

SXKD

Sản xuất kinh doanh

GDNN-GDTX

Giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thƣờng xuyên

TMDV

Thƣơng mại dịch vụ

UBND

Ủy ban nhân dân


v

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng


Trang

2.1

Cơ cấu kinh tế của huyện giai đoạn 2014-2016.

39

2.2

Tình hình dân số, lao động và việc làm ở huyện Đoan Hùng

41

2.3

Chọn mẫu khảo sát

47

3.1

Tỷ lệ thanh niên trong cơ cấu dân số 2014-2017

51

3.2

Cơ cấu thanh niên theo giới tính 2014-2017


52

3.3

Dân số thanh niên phân theo độ tuổi

53

3.4

Lao động thanh niên theo trình độ học vấn

54

3.5

3.6

3.7

3.8
3.9
3.10

3.11

Số lƣợng và cơ cấu lao động thanh niên theo trình độ
chun mơn đƣợc đào tạo tại huyện Đoan Hùng
Trình độ văn hóa, chun mơn kỹ thuật của thanh niên

nơng thơn trong vùng khảo sát
Kết quả giải quyết việc làm tại chỗ ở huyện thông qua vốn
vay quốc gia GQVL của ngân hàng CS-XH (2014 – 2016 )
Thực trạng việc làm của thanh niên nông thôn Đoan Hùng
giai đoạn 2014-2016
Khảo sát thực trạng vệc làm và cơ cấu ngành nghề
Nguyên nhân thiếu việc làm của thanh niên nông thôn tại
vùng khảo sát
Kết quả thực hiện Dự án “Truyền thông nâng cao nhận thức
của thanh niên và xã hội về học nghề, lập nghiệp”

55

56

57

59
60
61

62

3.12

Tổng hợp lao động đƣợc tƣ vấn, dạy nghề, tạo việc làm

65

3.13


Kết quả công tác tƣ vấn, định hƣớng nghề nghiệp

66

3.14

Kết quả công tác dạy nghề ngắn hạn

67


vi

3.15
3.16

Số lƣợng thanh niên đƣợc dạy nghề dài hạn
Số lƣợng thanh niên nông thôn đƣợc tập huấn, chuyển giao
tiến bộ khoa học kỹ thuật từ năm 2014 - 2016

68
69

3.17

Số lƣợng lao động thanh niên có việc làm trong các trang trại

70


3.18

Số lao động thanh niên có việc làm trong hộ gia đình

72

3.19

3.20
3.21
3.22

3.23

3.24

Số lao động thanh niên có việc làm trong các Doanh nghiệp
trên địa bàn huyện
Số lao động thanh niên có việc làm trong các khu cơng
nghiệp của huyện
Số lao động thanh niên có việc làm trong các làng nghề
Tình hình thanh niên nơng thơn xuất khẩu lao động qua các
năm
Ảnh hƣởng của độ tuổi đến công tác tạo việc làm cho thanh
niên nơng thơn
Ảnh hƣởng của trình độ chun môn kỹ thuật đến việc làm
của thanh niên nông thôn

74


75
77
78

83

85


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Số hiệu

Tên hình vẽ

Trang

2.1

Bản đồ hành chính huyện Đoan Hùng

33


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Tính cấp thiết của đề tài

Trong q trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, Đảng ta luôn xác định
thanh niên giữ vị trí trung tâm trong chiến lƣợc bồi dƣỡng, phát huy nhân tố
và nguồn lực con ngƣời. Chăm lo, phát triển thanh niên vừa là mục tiêu, vừa
là động lực đảm bảo cho sự ổn định và phát triển bền vững của đất nƣớc.
GQVL là một trong những chính sách quan trọng của mỗi quốc gia, đặc biệt
là đối với các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam. Thất nghiệp, thiếu việc
làm, hoặc việc làm với năng suất và thu nhập thấp sẽ không đáp ứng đƣợc
cuộc sống và phát triển bền vững của thanh niên. Đối với TNNT, việc làm
liên quan đến nhận thức, kỹ năng nghề nghiệp, các nhân tố đất đai, tƣ liệu lao
động và vốn sản xuất. Các nhân tố trên kết hợp thành một chỉnh thể ảnh
hƣởng đến GQVL cho TNNT.
Những năm qua, công tác tạo việc làm và phát triển thị trƣờng LĐNT
đã đạt đƣợc kết quả bƣớc đầu rất quan trọng. Cơ chế, chính sách về lao động,
việc làm đƣợc chú trọng, phù hợp với cơ chế thị trƣờng và từng bƣớc hội
nhập với thị trƣờng lao động quốc tế. Hệ thống văn bản quản lý nhà nƣớc về
lao động, việc làm đƣợc bổ sung ngày càng hoàn thiện. Nhiều luật mới ra đời,
đi vào thực tiễn đời sống và nhiều văn bản hƣớng dẫn thi hành đã tạo ra hành
lang pháp lý về GQVL cho TNNT.
Tuy nhiên, bên cạnh một số kết quả đạt đƣợc, vấn đề lao động và việc
làm của TNNT vẫn cịn khó khăn, thất nghiệp có chiều hƣớng gia tăng, số
thanh niên thiếu việc làm cịn lớn, trong đó phần lớn chƣa qua đào tạo, thu
nhập bình quân từ lao động các ngành nghề tại nông thôn thƣờng thấp hơn so
với thành thị; cơ hội chuyển đổi việc làm, nghề nghiệp cũng khó hơn, điều
kiện văn hóa, xã hội cũng chậm phát triển hơn. Trƣớc những khó khăn về việc


2

làm, nhiều thanh niên đã ra thành phố, đến các khu đơ thị, KCN để tìm kế
mƣu sinh. Từ đó, dẫn đến thiếu hụt một lực lƣợng lớn thanh niên có trình độ

tại các vùng nơng thơn để tham gia các hoạt động SXKD, giữ vững an ninh
chính trị, trật tự an tồn xã hội, truyền thống văn hóa làng quê nông thôn Việt
Nam. Nhƣ vậy, vấn đề GQVL cho lao động thanh niên ở khu vực nông thôn
đang là vấn đề lớn hiện nay.
Đoan Hùng là một huyện miền núi trung du nằm ở phía Bắc của tỉnh Phú
Thọ, có địa hình thuộc vùng núi thấp, đồi cao. Tồn huyện có 27 xã và 01 thị
trấn với diện tích tự nhiên trên 30 nghìn ha. Trong đó đất nơng nghiệp là
12.754ha; đất lâm nghiệp 9.322 ha; đất chuyên dùng 1.969 ha; đất ở 399 ha;
đất chƣa sử dụng còn 5.985ha. Trong nhiều năm qua, vận dụng đƣờng lối, chủ
trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, huyện đã có nhiều bƣớc phát triển.
Đoan Hùng có nguồn nhân lực khá dồi dào, số ngƣời trong độ tuổi lao động
chiếm phần lớn, nhƣng hiện nay cịn thiếu việc làm, hoặc có việc làm nhƣng
chƣa sử dụng hết thời gian lao động. Điều đó đã ảnh hƣởng khơng nhỏ đến sự
phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu củng cố quốc phịng - an ninh của huyện.
Vì vậy, tạo việc làm cho TNNT hiện nay là vấn đề mang tính chiến lƣợc, là
đòi hỏi vừa lâu dài, vừa cấp thiết đối với sự phát triển bền vững của huyện.
Nông thôn Đoan Hùng hiện có gần 28 nghìn ngƣời trong độ tuổi thanh
niên. Cùng với sự tăng dân số và quá trình đơ thị hóa ngày càng cao đã dẫn đến
tình trạng đất nơng nghiệp bình qn trên đầu ngƣời giảm xuống, xẩy ra tình
trạng đất chật ngƣời đơng, thanh niên thiếu việc làm. Thực trạng này đã và đang
là rào cản chính đối với cơng cuộc xóa đói giảm nghèo, nâng cao dân trí, phát
triển nền giáo dục, bên cạnh đó một mối lo khơng nhỏ đó là phát sinh thêm nhiều
tệ nạn xã hội. Do kinh tế nông thôn về cơ bản là thuần nông, lao động theo
thời vụ, ngành nghề phát triển chậm, nên sau khi thu hoạch mùa màng, nhiều
ngƣời khơng có việc làm, phần lớn phải đi tìm việc ở các đơ thị và khu vực


3

tập trung cơng nghiệp (có địa phƣơng chỉ cịn 20 - 30% ngƣời ở lại nơng thơn,

trong đó chủ yếu là ngƣời già và trẻ em). Tình trạng thiếu việc làm trong
TNNT là một trong những nguyên nhân nảy sinh các tệ nạn xã hội, gây mất
an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội mà các thế lực xấu có thể lợi dụng
chống phá. Do số lƣợng thanh niên ở nông thôn ra các đô thị và khu vực tập
trung cơng nghiệp tìm việc làm tăng lên dẫn đến tình trạng dân số cơ học tăng
nhanh và tăng cao, tạo nên sự quá tải, gây nên những bức xúc về nhà ở, điều
kiện sinh hoạt, làm nảy sinh nhiều tiêu cực ở các khu vực này. Mặt khác, do
lực lƣợng lao động đi nơi khác tìm việc làm đã dẫn đến tình trạng các địa
phƣơng nơng thơn gặp khó khăn trong quản lý và thực hiện các kế hoạch đối
với lực lƣợng dự bị động viên, dân quân, dân phòng, kể cả thanh niên trong
độ tuổi nghĩa vụ qn sự... Tình hình đó khơng chỉ ảnh hƣởng đến việc phát
triển kinh tế của địa phƣơng, làm cho việc huy động nguồn nhân lực theo yêu
cầu của sự nghiệp củng cố quốc phịng khơng kịp thời, mà cịn có tác động
xấu đến việc giữ gìn an ninh nơng thơn ở mỗi địa phƣơng và cả huyện…
Để giải quyết cơ bản vấn đề đó, địi hỏi chúng ta phải có nhận thức
đúng về vị trí, vai trị của nơng thơn và vấn đề tạo việc làm cho TNNT hiện
nay; trên cơ sở đó có các giải pháp cơ bản, phù hợp. Để thấy rõ đƣợc thực
trạng việc làm của lao động TNNT trong huyện, những nguyên nhân dẫn đến
thực trạng đó và cần phải có những giải pháp gì để giải quyết tốt việc làm cho
lao động TNNT, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Tạo việc làm cho thanh
niên nông thôn tại huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát: Trên cơ sở đánh giá thực trạng việc làm của
TNNT, đề xuất giải pháp tạo việc làm cho TNNT ở huyện Đoan Hùng, tỉnh
Phú Thọ từ nay đến năm 2025.


4

- Mục tiêu cụ thể:

+ Nêu ra các cơ sở lý luận về việc làm và tạo việc làm cho TNNT.
+ Đánh giá thực trạng lao động và việc làm của TNNT ở huyện Đoan Hùng,
tỉnh Phú Thọ.
+Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến tạo việc làm cho TNNT huyện
Đoan Hùng.
+ Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để tạo việc làm cho TNNT huyện
Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Lý luận và thực tiễn về tạo việc làm
của TNNT huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.
- Đối tượng khảo sát: Cán bộ chủ chốt các phòng ban huyện, Lãnh đạo
UBND và thanh niên 06 xã tiêu biểu của huyện.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài :
+Phạm vi về nội dung: Đề tài chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu hiện
trạng thanh niên và việc làm của TNNT huyện Đoan Hùng, đối với chính
sách tạo việc làm cho TNNT có nhiều và đƣợc triển khai ở nhiều cấp, nhiều
đơn vị, nhƣngtrong nghiên cứu này, tác giả chỉ giới hạn trong nghiên cứu
các chính sách tạo việc làm cho TNNT do huyện đoàn Đoan Hùng triển khai
thực hiện.
+Phạm vi về không gian: Địa bàn huyện Đoan Hựng, tnh Phỳ Th.
+Phm vi v thi giană : tài tập trung thu thập và nghiên cứu số
liệu thứ cấp thời kỳ 2014 - 2016, số liệu sơ cấp đƣợc thu thập tại năm 2017.
4. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
đƣợc kết cấu thành 03 chƣơng:


5

- Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về tạo việc làm cho TNNT.

- Chƣơng 2: Đặc điểm địa bàn và phƣơng pháp nghiên cứu về tạo việc
làm cho TNNT tại huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.
- Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu.


6

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TẠO VIỆC LÀM CHO
THANH NIÊN NÔNG THÔN
1.1. Cơ sở lý luận về việc làm và tạo việc làm cho thanh niên nông thôn

1.1.1. Một số khái niệm liên quan
1.1.1.1. Khái niệm thanh niên, thanh niên nông thôn
Thanh niên là một khái niệm có thể đƣợc hiểu và định nghĩa theo các
cách khác nhau, tùy thuộc vào nội dung và góc độ nhìn nhận, hoặc cấp độ
đánh giá mà ngƣời ta đƣa ra định nghĩa khác nhau về thanh niên.
Theo Luật Thanh niên năm 2005, Thanh niên là công dân Việt Nam từ
đủ mƣời sáu tuổi đến ba mƣơi tuổi.
Tùy theo môi trƣờng hoạt động, nơi cƣ trú, đặc điểm nghề nghiệp
ngƣời ta chia thanh niên thành các nhóm khác nhau: TNNT, thanh niên đô thị
(nếu lấy địa bàn cƣ trú làm tiêu chí phân biệt); thanh niên cơng nhân, thanh
niên cán bộ công chức, viên chức, thanh niên lực lƣợng vũ trang, thanh niên
trƣờng học (nếu lấy nghề nghiệp làm tiêu chí phân biệt) ... Ngồi ra, các yếu
tố khác nhƣ tộc ngƣời, tơn giáo, giới tính, ... cũng có thể đƣợc coi là tiêu chí
để phân biệt các tiểu nhóm trong nhóm lớn “thanh niên”.
Trong đó TNNT là đối tƣợng thanh niên có hộ khẩu thƣờng trú tại khu
dân cƣ vùng nông thôn, phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các
thành phố, thị xã, thị trấn đƣợc quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND xã,
khu vực mà ngƣời dân chủ yếu sinh sống bằng nông nghiệp.

1.1.1.2. Khái niệm việc làm, việc làm cho thanh niên nông thôn
a. Khái niệm việc làm
Việc làm là một trong những vấn đề cơ bản nhất của mọi quốc gia
nhằm góp phần đảm bảo an tồn, ổn định và phát triển xã hội. Quan niệm về


7

việc làm khơng cố định mà nó đƣợc xét trên nền tảng của một chế độ chính
trị, gắn với trình độ phát triển kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội của mỗi quốc
gia, mỗi thời đại. Khi trình độ phát triển mọi mặt, đặc biệt là định hƣớng
chính trị của một quốc gia thay đổi, quan niệm về việc làm cũng biến đổi.
Trong lịch sử cho thấy việc thay đổi những quan điểm về tƣơng lai trực tiếp
ảnh hƣởng tới số lƣợng việc làm chứ không chỉ định hƣớng việc làm.
Tại Hội nghị quốc tế lấn thứ 13 năm 1983, Tổ chức Lao động quốc tế
(ILO) đã đƣa ra quan niệm: “Ngƣời có việc làm là những ngƣời làm một việc
gì đó, có đƣợc trả tiền cơng, lợi nhuận hoặc những ngƣời tham gia vào các
hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập gia đình,
khơng nhận đƣợc tiền cơng hay hiện vật”.
Theo Điều 9 Bộ luật lao động năm 2012: “1. Việc làm là hoạt động lao
động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm. 2. Nhà nƣớc, ngƣời sử dụng
lao động và xã hội có trách nhiệm tham gia GQVL, bảo đảm cho mọi ngƣời
có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm.”
b. Việc làm cho thanh niên nông thôn
Việc làm cho TNNT là một quá trình thể hiện nhiều mối quan hệ, bao gồm:
- Việc làm trong hiện tại, trƣớc mắt nó phụ thuộc vào các yếu tố: vấn đề
tạo việc làm, đƣa việc làm đến với ngƣời lao động, đƣa ngƣời lao động đến với
việc làm, tạo môi trƣờng đến với ngƣời lao động, cách thức giới thiệu việc làm...
- Tạo việc làm tiềm năng cho thanh niên: việc làm của thanh niên
không chỉ phụ thuộc vào hiện tại, trƣớc mắt mà phải tạo ra nhu cầu việc làm.

Việc làm tiềm năng phụ thuộc vào các yếu tố: công tác quy hoạch phát triển
nền kinh tế, ngành nghề, quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo ngành; theo
lĩnh vực; theo vùng, theo thành phần kinh tế, công tác đầu tƣ, đặc biệt là các
dự án kinh tế - xã hội của đất nƣớc, công tác hƣớng nghiệp, dạy nghề, xu
hƣớng và nhu cầu việc làm của TNNT...


8

- Thực hiện liên kết theo vùng kinh tế : Việc tạo việc làm cho TNNT
phải hƣớng tới quá trình liên kết, cả về quy mô, tốc độ giữa các địa phƣơng
trong vùng mà phải mở rộng liên kết trong phạm vi rộng trong nƣớc và quốc
tế nhằm thúc đẩy q trình phân cơng lao động xã hội theo hƣớng CNH, HĐH
và hội nhập quốc tế.
1.1.1.3. Khái niệm tạo việc làm và đặc thù tạo việc làm cho thanh niên
Tạo việc làm theo nghĩa rộng bao gồm những vấn đề liên quan đến việc
phát triển và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động. Q trình đó diễn ra từ giáo
dục, đào tạo và phổ cập nghề nghiệp, trang thiết bị cho ngƣời lao động về
trình độ chun mơn, tay nghề đó có thể tạo ra và hƣởng thụ những giá trị lao
động mà mình tạo ra. Tạo việc làm theo nghĩa hẹp chủ yếu chuyển vào đối
tƣợng thất nghiệp, chƣa có việc làm hoặc thiếu việc làm nhằm tạo thêm việc
làm cho ngƣời lao động duy trì tỉ lệ thất nghiệp ở mức thấp.
Từ những quan niệm chung về tạo việc làm cho ngƣời lao động, có thể
đƣa ra cách tiếp cận về tạo việc làm cho thanh niên với tƣ cách là một lực
lƣợng lao động đặc thù nhƣ sau:
Thứ nhất, tạo việc làm cho thanh niên là tạo ra chỗ làm việc phù hợp
với lứa tuổi, trình độ, tay nghề và sức khoẻ của lao động thanh niên. Ở độ tuổi
từ 16 đến 30, thanh niên đang trong giai đoạn phát triển và dần hoàn thiện về
thể chất, tâm lý và nhân cách. Thanh niên có thể đƣợc đào tạo nghề hoặc chƣa
qua đào tạo, do đó trình độ và tay nghề cũng chƣa ổn định. GQVL cho lao

động thanh niên phải quan tâm đến sự phù hợp này, phải tính đến khả năng
phát triển của thanh niên trong tƣơng lai cả về thể chất, trí tuệ và tâm lý.
Thứ hai, tạo việc làm cho thanh niên phải tính đến yếu tố gia nhập thị
trƣờng lao động thƣờng xuyên, liên tục của lực lƣợng này hàng năm. Vấn đề
này nếu khơng đƣợc tính tốn đầy đủ, cộng với một tỷ lệ lao động thất


9

nghiệp do mất việc làm và một lƣợng lao động chƣa tìm đƣợc việc làm hàng
năm sẽ tạo áp lực lớn về GQVL cho ngƣời lao động của Nhà nƣớc và xã hội.
Thứ ba, trong tạo việc làm cho thanh niên, vấn đề tự tìm việc làm và tự
tạo việc làm sẽ khó khăn hơn các đối tƣợng lao động khác. Nguyên nhân chủ
yếu là thanh niên đang trong giai đoạn phát triển, muốn khẳng định bản thân
nhƣng tâm lý chƣa ổn định, chƣa tự chủ về bản thân mà cần có sự định hƣớng
nghề nghiệp từ phía gia đình, nhà trƣờng, Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp
Thanh niên. Thêm vào đó, thanh niên cịn thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm,
thiếu vốn,… nên trong giai đoạn đầu của thời kỳ này, thanh niên khó có khả
năng tự tạo việc làm ổn định cho bản thân.
Thứ tư, tạo việc làm cho thanh niên phải gắn với đào tạo thƣờng xuyên,
liên tục, góp phần bồi dƣỡng, phát triển nguồn nhân lực có chất lƣợng phục
vụ sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nƣớc. Bất kỳ lĩnh vực nào,
ngƣời lao động cũng phải trải qua quá trình đào tạo, bồi dƣỡng, đào tạo lại để
phù hợp với yêu cầu công việc. Với lao động thanh niên, điều này càng có ý
nghĩa hơn. Do đó, đào tạo nghề, nâng cao tay nghề và kỹ năng lao động gắn
với tạo việc làm cho TNNT là xu hƣớng tích cực trong giai đoạn hiện nay.

1.1.2. Đặc điểm của nông thôn, thanh niên nông thôn và cung cầu lao
động tác động tới giải quyết việc làm
1.1.2.1. Đặc điểm nông thôn tác động tới tạo việc làm

Nông thôn là khái niệm dùng để chỉ vùng, khu vực hành chính phân
biệt với thành phố, thị xã, là khu vực lãnh thổ rộng lớn nằm ngồi thành thị.
Nơng thôn Việt Nam là danh từ để chỉ những vùng đất trên lãnh thổ Việt
Nam, ở đó, ngƣời dân sinh sống chủ yếu bằng nơng nghiệp, lâm nghiệp và
ngƣ nghiệp.Tính đến năm 2016 cả nƣớc ƣớc tính có 92,70 triệu ngƣời, trong
đó dân số nơng thơn là 60,64 triệu ngƣời, chiếm 65,4%.


10

1.1.2.2. Đặc điểm thanh niên nông thôn
TNNT là lực lƣợng lao động chính và đóng vai trị xung kích sáng tạo
trong phát triển kinh tế - xã hội ở nông nghiệp, nông thôn.
Về ƣu điểm, phần đông TNNT ở độ tuổi trẻ nên có sức khỏe, năng động,
cần cù, chịu khó, có khả năng chịu đựng khó khăn gian khổ vì họ đã quen với
những điều kiện khó khăn và buộc phải đƣơng đầu với những vất vả trong cuộc
sống ngay từ nhỏ. Bên cạnh đó, TNNT cũng đƣợc tiếp thu nhiều đức tính quý
báu của con ngƣời Việt Nam nhƣ: Thơng minh,khéo léo,sáng tạo,ham học hỏi,
đồn kết, tiết kiệm …
Bên cạnh đó, TNNT cũng đứng trƣớc khơng ít hạn chế:
- Lực lƣợng lao động thanh niên phân bố không đều giữa các vùng kinh
tế, các ngành kinh tế. Do điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc làm ăn sinh
sống, vùng đồng bằng đất chật ngƣời đông thiếu việc làm, trong khi vùng núi
dân cƣ thƣa thớt, sống khó khăn nên lực lƣợng lao động thanh niên thiếu để
phát triển nghề rừng…
- Do điều kiện sống không bằng thành phố, hạn chế hiểu biết về dinh
dƣỡng, chăm sóc sức khỏe nên thể lực, tầm vóc của TNNT thƣờng thấp và
nhỏ hơn so với thanh niên thành phố. Thêm vào đó, một bộ phận TNNT cịn
chịu ảnh hƣởng nặng nề của các phong tục, tập quán lạc hậu nhƣ xây dựng gia
đình và sinh con sớm, kết hơn cận huyết... Do đó, chất lƣợng dân số và chất

lƣợng nguồn nhân lực khơng cao.
- Lực lƣợng lao động TNNT thƣờng có trình độ văn hóa, trình độ
chun mơn nghiệp vụ, nhận thức hạn chế.
- Do sự phát triển KT - XH nông thôn ở nƣớc ta chƣa phát triển, năng
suất lao động trong nơng nghiệp cịn thấp, xã hội nơng thơn còn tồn tại nhiều
phong tục, tập quán lạc hậu, nhiều vùng kinh tế lại dựa quá nhiều vào điều
kiện tự nhiên. Nên một bộ phận TNNT còn tồn tại cách suy nghĩ lạc hậu, có


11

tƣ tƣởng ỉ lại, thụ động, không dám đột phá, có tâm lý dễ thoả mãn với hiện
tại nên thiếu động lực vƣơn lên trong cuộc sống. Một số thanh niên nhận thức
mơ hồ, lệch lạc về kinh tế thị trƣờng cùng với sự nông nổi của tuổi trẻ dễ dẫn
đến thất bại trong SXKD và dễ bị kẻ xấu lợi dụng.
1.1.2.3. Đặc điểm cung cầu lao động thanh niên tác động tới tạo việc làm
Xét về cung lao động, thanh niên là lực lƣợng trẻ, có tiềm năng lao
động rất lớn, thể hiện ở thể chất, trí tuệ và tinh thần của từng cá nhân. Cộng
đồng thanh niên đang độ sung sức, phát triển nhanh. Chất lƣợng lao động
ngày càng đƣợc nâng cao, tạo điều kiện tiếp thu khoa học, kỹ thuật, công
nghệ tiên tiến và môi trƣờng lao động cơng nghiệp, góp phần nâng cao năng
suất lao động. Tuy nhiên, lao động thanh niên đang trong độ tuổi phát triển và
chƣa trƣởng thành, nên cung lao động thanh niên có một số điểm yếu: Lao
động mới tăng thêm đều ở độ tuổi thanh niên trong đó có một bộ phận là lao
động chƣa qua đào tạo nghề. Số lao động thanh niên đã qua đào tạo nhƣng khi
tham gia thị trƣờng lao động phải có thời gian nhất định để làm quen, thích
nghi với cơng việc và phải tiếp tục đƣợc đào tạo nâng cao. Kinh nghiệm tích
luỹ của lao động thanh niên trong thực tiễn còn hạn chế. Trong đó, TNNT là
đối tƣợng hạn chế hơn về trình độ, nhận thức, năng lực hoạt động thực tiễn, số
thanh niên đƣợc đào tạo chiếm tỷ lệ thấp nên khó khăn hơn trong tìm kiếm

việc làm.
Trên thị trƣờng lao động thanh niên, yếu tố cung là rất lớn. Khi thanh
niên bƣớc vào tuổi lao động chỉ có một trong hai khả năng để lựa chọn: tiếp
tục đi học hoặc tham gia ngay vào thị trƣờng lao động. Lúc này, phản ứng của
cung với cầu lao động thanh niên là rất thấp, thậm chí có thể coi đƣờng cung
lao động thanh niên là một đƣờng nằm ngang (độ co giãn bằng 0). Tiền lƣơng
đƣợc hình thành trên thị trƣờng lao động do tác động của cung - cầu lao động.
Tuy nhiên do lao động thanh niên chủ yếu là trình độ tay nghề thấp, kinh


12

nghiệm chƣa nhiều nên đa số chấp nhận mức thu nhập thấp, cung lao động
thanh niên không phải lúc nào cũng là đại lƣợng đồng biến với tiền lƣơng
(nghĩa là đường cung không co giãn với mức tiền lương, tiền công).
Xét về cầu lao động, cầu lao động thanh niên có hai loại: Cầu bù đắp là
cầu thay thế chỗ làm việc trống do ngƣời lao động cũ vì lý do nào đó rời khỏi
nơi làm việc. Cầu mở rộng là cầu tăng thêm do chỗ làm việc mới đƣợc tạo ra
nhƣ: đầu tƣ mở rộng sản xuất, thành lập mới DN... Nhìn chung cầu lao động
thanh niên là một đƣờng nghịch biến trong tƣơng quan giữa cầu lao động
thanh niên và tiền công, tiền lƣơng.
Trạng thái cân bằng cung - cầu lao động trên thị trƣờng lao động thanh
niên chỉ là tạm thời, trạng thái mất cân bằng là phổ biến. Thanh niên thƣờng
khó khăn trong tìm kiếm việc làm trên thị trƣờng lao động chủ yếu là do:
Cung lao động rất lớn trong khi cầu lao động thanh niên lại rất chọn lọc;
thanh niên, nhất là TNNT thiếu sự chuẩn bị trong đào tạo nghề nghiệp; thiếu
sự ăn khớp hoặc bất cập giữa hệ thống đào tạo với yêu cầu của thị trƣờng lao
động; lao động thanh niên chƣa đủ thời gian để tích luỹ kinh nghiệm nên khó
có đƣợc những vị trí làm việc tốt. Thêm vào đó, hệ thống thơng tin thị trƣờng
lao động, tƣ vấn hƣớng nghiệp và việc làm, giới thiệu và cung ứng lao động

còn nhiều bất cập, mới đáp ứng đƣợc khoảng 10% nhu cầu của lao động thanh
niên; hiện tƣợng tiêu cực, lừa đảo ngƣời lao động vẫn còn nhiều.

1.1.3. Vai trò và ý nghĩa tạo việc làm cho thanh niên nơng thơn
Thứ nhất, tạo việc làm cho TNNT có vai trò quan trọng trong đời sống
xã hội. Thiếu việc làm, khơng có việc làm hoặc việc làm với năng suất và thu
nhập thấp sẽ không thể giúp thanh niên bảo đảm cuộc sống và phát triển bền
vững. GQVL cho TNNT là tiền đề quan trọng để sử dụng có hiệu quả nguồn
lao động này, có việc làm đi đơi với có thu nhập để ni sống bản thân mình,
vì vậy nó ảnh hƣởng trực tiếp và chi phối tồn bộ đời sống của cá nhân.


13

Thứ hai, tạo việc làm cho TNNT là yếu tố cơ bản để nâng cao thu nhập,
cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân nói chung và thanh
niên nói riêng, từng bƣớc làm giảm khoảng cách chênh lệch về mức sống và
điều kiện sống của khu vực nông thôn so với khu vực thành thị.
Thứ ba, tạo việc làm cho TNNT là yếu tố quyết định sự thành cơng của
cơng cuộc xố đói, giảm nghèo bền vững ở địa bàn nông thôn; đồng thời là
nhân tố quyết định thành công của công cuộc xây dựng nông thôn mới ở nƣớc
ta. Hiện nay, thanh niên là lao động chính trong nhiều gia đình, là lực lƣợng
lao động có nhận thức và trình độ cao hơn các đối tƣợng lao động khác ở
nông thôn, là lực lƣợng chủ yếu tiếp thu khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới
phục vụ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Thứ tư, tạo việc làm cho TNNT là nhân tố quan trọng góp phần nâng cao
chất lƣợng nguồn nhân lực trẻ phục vụ cơng cuộc xây dựng nơng thơn mới, cơng
nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn và hội nhập quốc tế. Tạo việc
làm gắn với dạy nghề và đào tạo nâng cao trình độ cho lao động trẻ mới gia
nhập thị trƣờng là yếu tố quan trọng để giải bài toán nhân lực trong phát triển

kinh tế - xã hội địa phƣơng, đất nƣớc.
Thứ năm, tạo việc làm cho TNNT góp phần quan trọng giữ vững ổn
định chính trị xã hội, hạn chế những tác động xấu về mặt xã hội do tình trạng
thất nghiệp và thiếu việc làm gây ra nhƣ: cờ bạc, trộm cắp, nghiện các chất
ma tuý... Đồng thời tăng cƣờng tình đồn kết giữa các dân tộc, góp phần giữ
vững an ninh quốc phịng ở những địa bàn nông thôn.

1.1.4. Nội dung nghiên cứu tạo việc làm cho thanh niên nông thôn
Từ khái niệm, đặc điểm về TNNT, việc làm cho TNNT sẽ giúp cho
chúng ta hiểu về các hoạt động tạo việc làm cho TNNT. Nội dung các hoạt
động nhằm tạo việc làm cho TNNT bao hàm rất nhiều nội dung:


14

1.1.4.1. Hệ thống chính sách việc làm
Trong những năm đổi mới, nhất là từ giai đoạn 2001 đến nay, hệ thống
pháp luật kinh tế tiếp tục đƣợc hoàn thiện (Luật Đất đai, Luật Đầu tƣ, Luật
DN, Luật HTX, Luật Thuế, Luật Phá sản...) đã góp phần giải phóng sức sản
xuất, tạo điều kiện cho thị trƣờng lao động phát triển. Bộ luật lao động, sửa
đổi bổ sung năm 2002 và 2006, Luật bảo hiểm xã hội, Luật dạy nghề, Luật
ngƣời lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài, các nghị định, thông tƣ
liên quan tới lao động, thị trƣờng lao động và việc làm đã hoàn thiện khung
pháp lý cho thị trƣờng lao động phát triển, tăng cƣờng cơ hội việc làm và
hoàn thiện quan hệ lao động. Các chế độ về tiền lƣơng, thu nhập, trợ cấp ngày
càng hồn thiện, góp phần nâng cao năng suất và cải thiện thu nhập của ngƣời
lao động nói chung và TNNT nói riêng.
Các chính sách về việc làm đã đƣợc ban hành tƣơng đối đầy đủ trong
nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣ: Chính sách chung về việc làm (quyền và nghĩa
vụ của ngƣời lao động về việc làm, trách nhiệm của Nhà nƣớc về việc làm,...);

Chính sách hỗ trợ để tạo và tự tạo việc làm cho ngƣời lao động (Chƣơng trình
mục tiêu quốc gia về việc làm, dự án cho vay GQVL...); Chính sách hỗ trợ
đƣa ngƣời lao động đi làm việc ờ nƣớc ngồi (cho vay tín dụng, bồi dƣỡng
kiến thức, nghề nghiệp trƣớc khi đi lao động ở nƣớc ngoài,...).
Ngày 25-7-2008 Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng đã ban hành Nghị
quyết số 25-NQ/TW về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
thanh niên thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH", trong đó Đảng ta chỉ rõ: "Nâng cao
chất lượng lao động trẻ, GQVL, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho
thanh niên".
Các chủ trƣơng chính sách quan trọng, chủ yếu ở trên sẽ tác động đến
phát triển kinh tế xã hội ở địa phƣơng nói chung, cũng nhƣ có vai trị ý nghĩa
quan trọng tác động đến việc GQVL cho TNNT. Chính sách dồn điền đổi


15

thửa đất nơng nghiệp, chính sách khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng
vật nuôi theo hƣớng sản xuất hàng hóa giúp cho sản xuất nơng nghiệp hiệu
quả, tạo việc làm ổn định cho lao động nơng nghiệp. Các chính sách nhƣ
khuyến khích khơi phục nghề, làng nghề, hỗ trợ vay vốn để xuất khẩu lao
động, vay vốn học nghề… Góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật ni,
giải quyết, tạo việc làm cho TNNT.
1.1.4.2. Nghiên cứu thực trạng và dự báo được nhu cầu việc làm cho thanh
niên nông thôn
Việc dự báo đƣợc nhu cầu thị trƣờng sức lao động của TNNT sẽ tạo ra
sự cân bằng về cung - cầu cả về lƣợng và chất của thị trƣờng sức lao động,
tiết kiệm và phát huy hiệu quả các nguồn lực, nhất là nguồn lực lao động.
Muốn dự báo tốt về thị trƣờng sức lao động của TNNT, cần phải biết thu thập
thông tin của thị trƣờng lao động, phải cập nhật thƣờng xuyên các thông số về
cầu lao động (tốc độ tăng trƣởng GDP, mức đầu tƣ toàn xã hội, khuynh hƣớng

chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, hệ số co giãn việc làm, tốc độ
tăng năng suất lao động dự kiến, tỷ lệ thất nghiệp cho phép…) và đầu vào của
cung lao động (đặc điểm tâm lý, nhu cầu việc làm, trình độ học vấn, chuyên
môn, phát triển giáo dục - đào tạo, cơ chế chính sách… bằng các cơng cụ tốn
học có thể dự báo đƣợc tổng cầu, tổng cung theo ngành nghề, theo từng nhóm
tuổi, cho từng thời kỳ nhất định. Vấn đề quan trọng là luôn điều chỉnh dự báo
về cung - cầu lao động của TNNT, để các nhà hoạch định chính sách, các nhà
đào tạo, ngƣời sử dụng lao động và bản thân thanh niên có đƣợc các thông tin
cần thiết; xây dựng kế hoạch, phƣơng án thực hiện các mục tiêu đã định.
1.1.4.3. Hoạt động định hướng hỗ trợ và tư vấn việc làm cho thanh niên nông thôn
Định hƣớng việc làm đƣợc coi nhƣ một cách thức đầu tiên và rất quan
trọng để giúp thanh niên định hƣớng nghề nghiệp của mình. Định hƣớng việc
làm cho TNNT phải tiếp cận kết hợp từ 2 phía: bản thân thanh niên và từ xã


16

hội. Tức là phải kết hợp khả năng, nguyện vọng của thanh niên và yêu cầu
của xã hội. Mặt khác, bản thân thanh niên cũng phải tự đánh giá, tự khẳng
định mình và mặt khác, xã hội tích cực hỗ trợ (thông qua tƣ vấn, hƣớng dẫn,
tạo điều kiện…) để thanh niên có những thơng tin, cần thiết và khách quan.
Yêu cầu đặt ra cho hoạt động định hƣớng nghề nghiệp cho TNNT là:
- Giới thiệu về nghề và yêu cầu về nghề của từng nghề theo cấp trình
độ, đặc điểm riêng biệt trong từng loại đối tƣợng thanh niên ở nông thôn.
- Làm rõ yêu cầu của xã hội, của từng loại thị trƣờng lao động về nghề nghiệp.
- Thông tin về hệ thống đào tạo và khả năng đáp ứng đào tạo.
- Tƣ vấn đào tạo và việc làm
- Tuyển chọn nghề nghiệp. Muốn định hƣớng nghề tốt cho TNNT phải
thông qua các giai đoạn: Giáo dục định hƣớng; chọn nghề để học; chọn nghề
để làm; thích ứng và phát triển nghề của thanh niên; định hƣớng nghề cho

thanh niện thơng qua các hình thức; hoạt động thanh niên về nghề nghiệp;
hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp trong các trƣờng phổ thống (theo từng cấp
học); hoạt động tƣ vấn về chọn nghề để học, để làm; hoạt động tƣ vấn về đào
tạo nghề; hoạt động tƣ vần về dịch vụ, giới thiệu việc làm. Nhƣ vậy, hoạt
động định hƣớng nghề TNNT có nhiều phƣơng thức khác nhau. Vấn đề định
hƣớng nghề cho thanh niên là trách nhiệm của tồn xã hội. Trong đó vai trị
của nhà nƣớc và các đồn thể xã hội, trong đó có đồn TNCS Hồ Chí Minh
rất quan trọng.
Qua khảo sát điều tra, tồn huyện Đoan Hùng có hoạt động định hƣớng
việc làm cho TNNT khá đa dạng và phong phú. Mỗi một loại hình tạo việc
làm đều có hình thức, nội dung hoạt động riêng, theo cơ cấu của tổ chức đó.
Mạng lƣới đó bao gồm các loại hình: Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo
dục thƣờng xuyên, các trƣờng THPT, các DN, các KCN, các làng nghề, các
trang trại, gia trại.


17

Thứ nhất, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thƣờng xuyên:
Thực hiện theo Quyết định số 23-QĐ/HU về công tác đào tạo nghề và
truyền nghề cho LĐNT. Hàng năm trên toàn huyện đã dạy nghề, truyền nghề,
phát triển nghề mới tạo việc làm cho ngƣời lao động, kết quả đã đào tạo nghề
cho 3.284 lao động, trong đó đào tạo nghề cho 2.102 TNNT theo quyết định
1956/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ.
Thứ hai, các trƣờng THPT: Tồn huyện có 03 trƣờng THPT với 195
cán bộ giáo viên, cơng nhân viên chức, 72 phòng học, 3 thƣ viện, phòng đọc,
phòng truyền thống; 6 phòng tin học, gần 250 bộ máy vi tính, 7 bộ máy chiếu,
có 01/03 trƣờng THPT đạt chuẩn quốc gia, hàng năm tốt nghiệp THPT đạt
trên 99,8%.
Thứ ba, các hộ gia đình: Tồn huyện có 29.981 hộ gia đình đang sinh

sống tại 27 xã và 01 thị trấn; trong đó có 14.181 hộ gia đình sản xuất nơng
nghiệp; 8.154 hộ gia đình làm TMDV, 7.646 hộ gia đình thuộc cơng nhân
viên chức nhà nƣớc và các lĩnh vực khác.
Thứ tƣ, các tổ chức chính trị - xã hội: Các tổ chức chính trị xã hội bao
gồm Đồn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nơng dân, Hội cựu chiến binh, phòng
lao động - thƣơng binh xã hội, phịng nơng nghiệp và phát triển nơng thơn.
Các tổ chức này thƣờng xuyên tham gia và công tác đào tạo, hƣớng nghiệp
cho thanh niên trên địa bàn.
Thứ năm, các DN: Hiện nay Đoan Hùng có 167 DN, chủ yếu là các DN
vừa và nhỏ, thu hút trên 17.490 lao động, trong đó lao động trong độ tuổi
thanh niên chiếm hơn 30%.
1.1.4.4. Phát triển kinh tế - xã hội
Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII
và Nghị quyết của BCH Đảng bộ huyện về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã


18

hội, tập thể lãnh đạo UBND huyện đã tập trung cao độ lãnh đạo, chỉ đạo thực
hiện các nhiệm vụ:
- Thực hiện 3 Nghị quyết và 6 đề án về phát triển kinh tế - xã hội,
thƣờng xuyên kiểm tra, hƣớng dẫn, đôn đốc triển khai thực hiện các đề án.
- Tập trung chỉ đạo triển khai kế hoạch xây dựng huyện nơng thơn mới;
xây dựng xóm, khu dân cƣ nông thôn mới, xây dựng xã, thị trấn nông thôn
mới giai đoạn 2015 - 2020.
- Chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, chuyển đổi sản xuất, mở rộng diện tích
cây bƣởi; tập trung nâng cao năng suất, chất lƣợng và sản phẩm hàng hóa.
Chú trọng chỉ đạo ứng dụng tiến bộ KHKT, các mơ hình khuyến nơng vào sản
xuất. Tổng diện tích lúa 7.152,6 ha, năng suất cả năm đạt 54,42 tạ/ha. Giá trị
sản xuất trên 1ha canh tác đạt 98,1 triệu đồng. Tổng diện tích bƣởi là 1.399ha,

năng suất cả năm đạt 6,07 tạ/ha. Giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác đạt 165,5
triệu đồng. Chỉ đạo làm thủy lợi nội đồng, nạo vét kênh mƣơng, cải tạo đồng
ruộng, vƣờn tƣợc phục vụ sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng nơng thơn
mới. Đến nay tồn huyện đã xây dựng đƣợc 03 xã đạt 19/19 tiêu chí xây dựng
nơng thôn mới.
1.1.4.5. Xuất khẩu lao động
Trong những năm qua, Nhà nƣớc luôn tạo điều kiện thuận lợi để công
dân Việt Nam có đủ điều kiện và tự nguyện đi làm việc tại nƣớc ngồi, bảo hộ
quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài và
của các DN, tổ chức sự nghiệp đƣa lao động đi làm việc ở nƣớc ngồi. Trong
đó, xuất khẩu lao động đƣợc xem là một giải pháp để giảm tỷ lệ thất nghiệp
tại Việt Nam.
Trong khu lƣợng lao động dƣ thừa trong nƣớc là rất cao thì xuất khẩu
lao động là một hƣớng đi vơ cùng hữu ích trong việc tạo thêm việc làm cũng
nhƣ tạo ra một nguồn thu nhập cao cho các lao động gửi về cho gia đình. Xuất


×