A. M BI
Tip nhn dũng chy vn hoỏ truyn thng ca dõn tc v thi i, H
Chớ Minh ó sm nhn thc c vai trũ to ln ca nhõn dõn. Khụng ch
dng li ú, Ngi cũn luụn tụn trng, tin tng v t li ớch ca nhõn
dõn lờn trờn ht, trc ht. Chớnh vỡ vy, c cuc i ca H Chớ Minh ch cú
mt ham mun, ham mun tt bc, l lm sao cho nc ta c hon ton c
lp, dõn ra c hon ton t do, ng bo ai cng cú cm n, ỏo mc, ai
cng c hc hnh.
Với tấm lòng yêu nớc nồng nàn, Hồ Chủ Tịch đã sớm đến với chủ nghĩa
Mác- LêNin ánh sáng soi đờng cứu dân, cứu nớc Ng ời là linh hồn, là ngọn cờ
chói lọi, lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đoàn kết một lòng, chiến
đấu anh dũng, viết nên những trang sử vẻ vang nhất của tổ quốc ta. Dân tộc ta,
nhân dân ta, non sông đất nớc đã sinh ra Hồ Chủ Tịch, ngời anh hùng dân tộc vĩ
đại và chính Ngời đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nớc
ta
Sinh thi, Bỏc H ó tng núi: Chỳng ta cú trng dõn, yờu dõn, kớnh
dõn thỡ dõn mi yờu ta, kớnh ta. Tụn trng v tin tng nhõn dõn l tụn
trng v tin tng nhng ngi lm ra lch s, nhng ngi sỏng to ra ca
ci, vt cht, nhng ngi c sỏnh vi Tri, t "Trong bu tri khụng cú
gỡ quý bng nhõn dõn". T tng yờu nc, thng dõn, trng dõn, sut i
vỡ cỏch mng, vỡ nhõn dõn m hy sinh phn u, khụng ham danh li, vi
mt li sng chõn thc, gin d, khiờm nhng ca Bỏc H l tm gng
o c vụ cựng trong sỏng ton ng, ton dõn, ton quõn chỳng ta hc
tp v noi theo.
Qua ú ta cú th thy c phn no t tng "thõn dõn" ca Ngi.
Trong thi i H Chớ Minh, nhng giỏ tr vn húa chớnh tr yờu nc, thng
dõn, ly dõn l gc c soi sỏng v phỏt trin rc r, tr thnh chõn lý khoa
hc, kim ch nam cho hnh ng. Thõn dõn, luụn coi dõn l gc l o c
cỏch mng ca cỏn b, ng viờn.
1
Để thấy rõ được tư tưởng "thân dân" thấm nhuần trong quá trình lãnh
đạo Đảng và nhà nước ta từ xưa tới nay, em xin được trình bày khái quát tư
tưởng ''thân dân'' của Hồ Chí Minh và các bậc tiền bối trong lịch sử.
B. NỘI DUNG
Tư tưởng thân dân của Hồ Chí Minh so với các vị tiền bối.
1. Tư tưởng thân dân thời Lý - Trần:
Thông qua Lịch sử chúng ta thấy. Bất kỳ một Nhà nước nào
muốn phát triển thịnh vượng đều phải lấy dân làm gốc. Vì vậy, trong quá trình
phát triển của một quốc gia nỗi khổ được nói tới là khổ của dân mà sự giàu có
cũng là của dân.
Trong thời kỳ phóng kiến độc lập của nước ta. Mặc dù đến triều Lý,
đạo Phật vẫn là quốc giáo, song với việc sử dụng dày đặc khái niệm dân, hoặc
trăm họ (bách tính) trong văn bản, sự có mặt của Nho giáo trong tư duy nhà
cầm quyền ở Việt Nam lúc đó, là điều không còn bàn cãi.
Trong Chiếu dời đô, như chúng ta thấy, dân có bóng dáng một thứ chủ
thể quốc gia, với nghĩa nhà cầm quyền nghĩ về dân như những đối tượng mà
mình phải lo lắng, phải chịu trách nhiệm; đời sống của dân cũng là thước đo
để nhà cầm quyền soi vào mà xem xét đánh giá mình.
Lịch sử đã chỉ rõ những cuộc chiến tranh yêu nước thắng lợi đều là
những cuộc chiến tranh nhân dân, phát huy được sức mạnh tinh thần và vật
chất tiềm tàng của toàn dân. Kháng chiến chống Tống, chống Mông - Nguyên
thời Lý - Trần là những minh chứng hùng hồn.
Từ những hoàn cảnh, đặc điểm và thực tế của lịch sử dân tộc, một số
nhân vật tiến bộ trong giai cấp phong kiến như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng
Đạo... đã nhận thức khá sâu sắc vai trò quyết định của nhân dân trong chiến
tranh chống ngoại xâm cũng như trong các biến cố lớn của lịch sử. Trần Hưng
2
Đạo cho rằng "vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước chung sức" là
nguyên nhân thắng lợi của kháng chiến thời Trần. Theo ông, "chúng chí thành
thành", chí dân là bức thành giữ nước. Chính vì nhận thức về vai trò đoàn kết
toàn dân là rất quan trọng, Trần Quốc Tuấn đã đề ra "thượng sách giữ nước"
là "khoan thư sức dân làm kế rễ bén gốc". Đó là điều kiện tiên quyết để chiến
thắng kẻ thù. Ông đã thấy vai trò quyết định của quần chúng nhân dân đối với
vĩ nhân trong lịch sử. Trần Quốc Tuấn nói: "Chim hồng học bay được cao là
nhờ ở sáu cái lông cánh, nếu không có sáu cái lông cánh ấy thì cũng như chim
thường thôi". Như vậy, anh hùng xuất chúng làm nên nghiệp lớn là nhờ sự
ủng hộ của quần chúng nhân dân tộc.
Thấy được sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân trong việc giữ
nước, cho nên ngay từ thời Lý việc chăm lo đời sống nhân dân, quan tâm đến
nguyện vọng của nhân dân đã được khẳng định là điều quan trọng hàng đầu
trong đạo trị nước. Trong bài văn “Lộ bố” khi đánh Tống của Lý Thường Kiệt
có viết: "Trời sinh ra dân chúng; vua hiền tất hòa mục. Đạo làm chủ dân cốt ở
nuôi dân". Và một khi việc bồi dưỡng sức dân, chăm lo đời sống nhân dân có
một tầm quan trọng như vậy trong đạo trị nước, thì cũng dễ dàng trở thành
một tiêu chuẩn chính trị để nhà vua dựa vào đó mà tự răn mình. Năm 1207,
vua Lý Cao Tông đã hạ chiếu rằng: "Trẫm còn bé mà phải gánh vác việc lớn,
ở tận nơi cửu trường, không biết cảnh khó khăn của dân chúng, nghe lời tiểu
nhân là gây nên oán với kẻ dưới. Dân đã oán thì trẫm còn biết dựa vào ai?
Nay trẫm sẽ sửa lỗi cùng dân đổi mới" (theo Đại Việt sử ký toàn thư).
Với tinh thần khoan dung nói trên, nhà Lý đặt chuông lớn ở Long Trì
để dân "ai có điều oan ức không bày tỏ được" thì đến đánh chuông tâu vua.
Nhà Lý còn dựng cung Long Đức ở ngoài Hoàng thành, trong khu vực phố
phường cho Hoàng thái tử ở, để có điều kiện "gần dân và xem xét việc dân" .
Hay trước họa xâm lăng của đế chế Mông - Nguyên, nhà Trần mở hội nghị
Diên Hồng để cùng các vị bô lão - những người đại biểu đầu bạc có uy tín của
dân - bàn kế đánh giặc. Trong ngày hội non sông đó, các bô lão đã nói lên
3
tiếng nói của toàn dân "muôn người như một" là "quyết đánh". Điều đó cho
thấy, thời Lý - Trần, sự quan tâm đến dân được đề ra như một vấn đề khẩn
thiết của đạo trị nước, nhưng vấn đề đó lại được coi là một yếu tố của khái
niệm đức trị. Bởi thời đó quan niệm rằng, vua mà có đức và biết sửa đức thì
"án trạch thấm thía đến quần chúng" làm cho "dân sinh sống dễ dàng" và
"muôn họ âu ca" trong cảnh thái bình thịnh trị.
Sự kiện có ý nghĩa nhất mà sử sách thường nhắc đến là hội nghị Diên
Hồng năm 1284 cùng với tiếng hô đồng thanh “quyết đánh” của đại biểu các
bô lão từ các làng xã trong toàn quốc, biểu hiện tinh thần dân chủ, sự quan
tâm của triều đình đối với nhân dân và vai trò quan trọng của nhân dân các
địa phương mà đại diện là những người cao tuổi trong sự nghiệp đánh giặc
giữ nước của dân tộc. Thời Trần, trong nông thôn bên cạnh hệ thống chính
quyền địa phương gồm các đại tư xã, tiểu tư xã, nhà nước vẫn duy trì và tôn
trọng hệ thống già làng có uy tín trong nhân dân. . Trong hoàn cảnh đó, sức
mạnh chiến đấu và chiến thắng của dân tộc ta là sức tổng hợp của đất nước và
cơ sở chủ yếu là sức mạnh của lòng yêu nước và khối đoàn kết toàn dân.
Lịch sử đã chỉ rõ những cuộc chiến tranh yêu nước thắng lợi đều là những
cuộc chiến tranh nhân dân, phát huy được sức mạnh tinh thần và vật chất tiềm
tàng của toàn dân. Kháng chiến chống Tống, chống Mông - Nguyên là những
minh chứng hùng hồn. Trái lại, những cuộc kháng chiến không phát huy được
sức mạnh chiến đấu của toàn dân thì dù cho quân đội đông, vũ khí tốt, thành
lũy kiên cố vẫn thất bại. Thất bại của nhà Hồ là một ví dụ đau xót về trường
hợp này.
Như vậy, trên vũ đài chính trị và tư tưởng thời Lý - Trần, nhân dân đã
được nhìn nhận như một lực lượng xã hội cần phải quan tâm đến khi tiến
hành những cuộc chiến tranh giữ nước và duy trì trật tự xã hội nhằm đem lại
sự thịnh vượng cho nước nhà. Nhân dân thời bấy giờ trước hết phải được đề
cập đến với tư cách là một hiện tượng cần thiết cho những nhu cầu chính trị
4
của chế độ phong kiến. Tư tưởng an dân đã trở thành một đạo lý vào thời Lý –
Trần góp phần tích cực vào việc làm cho thời đại Lý – Trần hưng thịnh.
2. Tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi
Trong lịch sử dân tộc, Nguyễn Trãi (1380 – 1442) là một trí thức lớn,
một trong những lãnh tụ kiệt xuất của phong trào khởi nghĩa Lam Sơn. Khi
nhắc đến Ông, người ta thường nói đến tư tưởng nhân nghĩa. Tư tưởng đó
được thể hiện trên nhiều tác phẩm chủ yếu và tiêu biểu của ông, như: Quân
trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập, Dư địa
chí.
Theo đó, tư tưởng nhân nghĩa trong quan điểm của Nguyễn Trãi, trước
hết được gắn chặt với tư tưởng vì dân và an dân: “việc nhân nghĩa cốt ở an
dân”, “dùng quân nhân nghĩa cứu dân khổ, đánh kẻ có tội”, “đại đức hiếu
sinh, thần vũ bất sát, đem quân nhân nghĩa đi đánh dẹp cốt để an dân”. Như
vậy, nhân nghĩa chính là yêu nước, thương dân, là đánh giặc cứu nước, cứu
dân. Nguyễn Trãi đã coi “an dân” là mục đích của nhân nghĩa và “trừ bạo” là
đối tượng, là phương tiện của nhân nghĩa.
Như vậy, với Nguyễn Trãi, tư tưởng nhân nghĩa gắn kết biện chứng với
tư tưởng thuận dân, an dân là một yêu cầu cao, một hoài bão lớn, một mục
đích chiến lược cần phải đạt tới. Tư tưởng an dân, Nguyễn Trãi đưa ra một
chân lý, đó là: phải giương cao ngọn cờ “nhân nghĩa, an dân”, phải cố kết
lòng dân làm sức mạnh của nước, làm thế nước. Ông chủ trương cứu nước
bằng sức mạnh của dân, muốn lấy lại được nước phải biết lấy sức dân mà
kháng chiến. Đó là một chiến lược bất khả biến, có tính trường tồn, một quy
luật dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Và một khía cạnh rất đáng
quý trong tư tưởng về dân của Nguyễn Trãi, đó là tư tưởng trọng dân, biết ơn
dân. “Dân chúng” vẫn luôn được ông nhắc tới và chú ý đề cao ngay cả sau khi
kháng chiến đã thành công, đất nước đã giành được độc lập và bước vào xây
dựng cuộc sống mới. Nguyễn Trãi nhận thức được rằng lực lượng làm ra thóc
gạo, cơm ăn, áo mặc là do ở nhân dân; rằng điện ngọc cung vàng của vua
5
chúa cũng đều do mồ hôi nước mắt của nhân dân mà có: “thường nghĩ quy
mô lớn lao, lộng lẫy đều là sức lao khổ của quân dân”. Chính xuất phát từ suy
nghĩ như vậy, nên khi đã làm quan trong triều đình, được hưởng lộc của vua
ban, Nguyễn Trãi đã nghĩ ngay đến nhân dân, những người dãi nắng dầm
mưa, những người lao động cực nhọc. Ông viết: “Ăn lộc đền ơn kẻ cấy cày”.
Trong suốt cuộc đời của mình, Nguyễn Trãi đã có cuộc sống gần gũi, gắn bó
với nhân dân, hoà mình vào nhân dân. Do đó, ông đã nhận thấy rất rõ những
đức tính cao quý của nhân dân, hiểu được nguyện vọng tha thiết của nhân
dân, thấy rõ được sức mạnh vĩ đại của nhân dân trong sáng tạo lịch sử.
Sau Nguyễn Trãi, vị vua Lê Thánh Tông cũng là một mẫu mực trong
việc trị quốc. Một vị vua nhân từ, gắn bó với dân chúng. Ông giải quyết mối
quan hệ giữa phép vua và lệ làng (pháp luật và phong tục tập quán) một cách
rất hợp lý, ban bố luật Hồng Đức, xây dựng phát triển kinh tế - chính trị, tư
tưởng về “đạo người” trong xã hội…. Cùng với chính sách cai trị đúng đắn,
Xã hội Việt Nam dưới thời trị vì của Ông là một xã hội phát triển cực kỳ hưng
thịnh.
3. Tư tưởng thân dân của Chủ Tịch Hồ Chí Minh
Tiếp nhận dòng chảy văn hóa truyền thống của dân tộc và thời đại, Hồ
Chí Minh đã sớm nhận thức được vai trò to lớn của nhân dân. Người đã biết
kế thừa tinh hoa của thế hệ đi trước và cũng biết vận dụng một cách sáng tạo
tư tưởng “ thân dân” vào hoàn cảnh cụ thể của đất nước ta. Từ những tư tưởng
thân dân Trong Nho giáo chính là tư tưởng "lấy dân làm gốc"(dĩ dân vi bản)
hay đến tư tưởng vì dân và an dân của Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh đã không
chỉ dừng lại ở tư tưởng thương dân hay chỉ đơn thuần là làm dịu đi mâu thuẫn
giữa giai cấp thống trị và tầng lớp bị trị giống như trong Nho giáo. Mà bên
cạnh đó Người còn luôn luôn tôn trọng, tin tưởng và đặt lợi ích của nhân dân
lên trên hết, trước hết. Chính vì vậy, cả cuộc đời của Hồ Chí Minh chỉ có một
6
ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập,
dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng
được học hành. Về thực chất, đây cũng chính là tư tưởng thân dân. Người cán
bộ giữ được cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, là người có ý thức phục
vụ nhân dân, đặt lợi ích của nhân dân, của Tổ quốc, của Đảng lên trên hết, là
thân dân.
Vậy thì vì sao ta phải “Thân dân”? Hồ Chí Minh giải thích: dân là gốc
của nước. Dân là người đã không tiếc máu xương để xây dựng và bảo vệ đất
nước. Nước không có dân thì không thành nước. Nước do dân xây dựng nên,
do dân đem xương máu ra bảo vệ, do vậy dân là chủ của nước. Nhân dân đã
cung cấp cho Đảng những người con ưu tú nhất. Lực lượng của Đảng có lớn
mạnh được hay không là do dân. Nhân dân là người xây dựng, đồng thời cũng
là người bảo vệ Đảng, bảo vệ cán bộ của Đảng. Dân như nước, cán bộ như cá.
Cá không thể sinh tồn và phát triển được nếu như không có nước. Nhân dân là
lực lượng biến chủ trương, đường lối của Đảng thành hiện thực. Do vậy, nếu
không có dân, sự tồn tại của Đảng cũng chẳng có ý nghĩa gì. Đối với Chính
phủ và các tổ chức quần chúng cũng vậy.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, biểu hiện trước hết của dân là gốc là phải
tin ở dân, gần gũi dân, và biết dựa vào dân; Phải có ý thức rõ “dân chúng rất
khôn khéo, rất hăng hái, rất anh hùng”. Muốn hoàn thành nhiệm vụ, muốn
biến đường lối chủ trương của Đảng thành phong trào quần chúng, thành sức
mạnh cách mạng thì Đảng phải có đường lối đúng đắn; cán bộ đảng viên
“phải liên lạc mật thiết với dân chúng, xa rời dân chúng là cô độc. Cô độc thì
nhất định thất bại”. Cán bộ đảng viên còn phải học hỏi dân, “nếu không học
hỏi dân thì không lãnh đạo được dân”, mà “muốn hiểu biết, học hỏi dân thì ắt
phải có nhiệt thành, có quyết tâm”.
Cũng theo Người, phải thực hiện dân chủ với dân để phát huy tinh thần
làm chủ của dân là cốt lõi của vấn đề dân là gốc. Người thường nói: “Chế độ
ta là chế độ dân chủ, tức là nhân dân làm chủ”. Vậy quyền hạn, nghĩa vụ của
7