Tải bản đầy đủ (.pdf) (171 trang)

Nghiên cứu đánh giá kết quả thực thi chính sách xây dựng nông thôn tại huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.92 MB, 171 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


NGUYỄN HỒNG NHẬT

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC THI
CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TẠI HUYỆN CẨM XUYÊN, TỈNH HÀ TĨNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CƠNG VÀ PHÁT TRIỂN
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

HÀ NỘI - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


NGUYỄN HỒNG NHẬT

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC THI
CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TẠI HUYỆN CẨM XUYÊN, TỈNH HÀ TĨNH

Chun ngành: Chính sách cơng và phát triển
Mã số: Thí điểm

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CƠNG VÀ PHÁT TRIỂN
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN AN THỊNH

HÀ NỘI - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, chưa được
công bố trong bất cứ một cơng trình nghiên cứu nào của người khác. Việc sử dụng
kết quả, trích dẫn tài liệu của người khác đảm bảo theo đúng các quy định. Các nội
dung trích dẫn và tham khảo các tài liệu, sách báo, thông tin được đăng tải trên các
tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn.
Tác giả luận văn

Nguyễn Hồng Nhật


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành chương trình khóa học và đề tài luận văn, ngoài sự nỗ lực của
bản thân, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến các giảng viên, chuyên viên Khoa
Kinh tế phát triển - Trường ĐH Kinh tế, ĐHQG Hà Nội cùng các giảng viên đang
công tác tại các Khoa, Viện và các cơ quan, tổ chức ngoài Trường ĐH Kinh tế,
ĐHQG Hà Nội tham gia giảng dạy.
Tôi xin chân thành cảm ơn đội ngũ giảng viên, chuyên viên các Khoa, Viện và
phòng đào tạo - Trường ĐH Kinh tế, ĐHQG Hà Nội đã tạo mọi điều kiện tốt nhất
về thời gian, cơ sở vật chất, hỗ trợ nhiệt tình để học viên hồn thành khóa học và
thực hiện đề tài luận văn.
Đặc biệt, tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn và lời cảm ơn chân thành nhất tới
thầy PGS, TS Nguyễn An Thịnh (Trưởng Khoa Kinh tế phát triển - Trường ĐH
Kinh tế, ĐHQG Hà Nội). Là giảng viên hướng dẫn luận văn, Thầy đã tận tình

chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn phương pháp và hỗ trợ rất lớn cho học viên từng
bước từ lựa chọn đề tài, xây dựng đề cương và hồn thành các mục tiêu, nhiệm
vụ nghiên cứu.
Tơi xin chân thành cảm ơn cấp ủy, chính quyền và Nhân dân huyện Cẩm
Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh đã nhiệt tình dành thời gian hỗ trợ về tài liệu, cho ý kiến điều
tra và trực tiếp hướng dẫn học viên khảo sát thực tế tại địa phương.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và nhất là các thành
viên lớp cao học Chính sách cơng và phát triển đã luôn ủng hộ, đồng hành và hỗ trợ
học viên trong suốt khóa học. Một lần nữa, học viên xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 12 năm 2020
Tác giả luận văn

Nguyễn Hồng Nhật


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Họ và tên học viên: NGUYỄN HỒNG NHẬT
Chun ngành: Chính sách cơng và phát triển

Mã số: Thí điểm

Niên khóa: 2018 - 2020
Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS Nguyễn An Thịnh
Tên đề tài: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC THI CHÍNH
SÁCH XÂY DỰNG NƠNG THƠN MỚI TẠI HUYỆN CẨM XUYÊN, TỈNH
HÀ TĨNH
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng NTM là một trong những CTMTQG mà Đảng, Nhà nước ta lãnh
đạo, chỉ đạo trong sự nghiệp CNH, HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở quan
trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an

ninh quốc phịng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hố dân tộc và bảo vệ mơi trường
sinh thái đất nước. Qua nghiên cứu các vấn đề lý luận về đánh giá chính sách và khảo
sát thực tiễn kết quả thực thi chính sách xây dựng NTM tại huyện Cẩm Xuyên, tỉnh
Hà Tĩnh, tác giả chọn đề tài: “Nghiên cứu đánh giá kết quả thực thi chính sách xây
dựng nông thôn mới tại huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh” làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Các phƣơng pháp nghiên cứu đã sử dụng
Sử dụng phương pháp điều tra, thu thập số liệu; phương pháp phân tích, tổng
hợp, hệ thống hóa để làm rõ cơ sở lý luận về đánh giá chính sách; sử dụng kỹ thuật
Delphi để xác định Bộ tiêu chí và đánh giá kết quả thực thi chính sách xây dựng
NTM tại địa phương; quy trình phân tích thứ bậc AHP để xác định giải pháp ưu tiên;
phương pháp thống kê mô tả số liệu khảo sát dựa vào phần mềm Excel và SPSS.
3. Các kết quả nghiên cứu chính và kết luận
Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về đánh giá chính sách và
đánh giá chính sách xây dựng NTM tại huyện Cẩm Xuyên; xây dựng Bộ tiêu chí và
khảo sát đánh giá kết quả thực thi chính sách xây dựng NTM tại huyện Cẩm Xuyên;
đề xuất giải pháp tổng quát và những giải pháp ưu tiên nhằm nâng cao hiệu quả thực
thi chính sách xây dựng NTM giai đoạn 2020 - 2025 và những năm tiếp theo.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các từ viết tắt

i

Danh mục các bảng

ii

Danh mục các hình


ii

MỞ ĐẦU
Chƣơng 1

1
TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH

5

GIÁ KẾT QUẢ THỰC THI CHÍNH SÁCH XÂY
DỰNG NƠNG THƠN MỚI
1.1. Tổng quan nghiên cứu

5

1.1.1. Nghiên cứu ngồi nước

5

1.1.2. Nghiên cứu trong nước

7

1.1.3. Đánh giá tổng quan

10

1.2. Cơ sở lý luận về đánh giá kết quả thực thi


12

chính sách xây dựng nông thôn mới
1.2.1. Đánh giá kết quả thực thi chính sách

12

1.2.2. Chính sách xây dựng nơng thơn mới tại Việt

16

Nam

21

1.2.3. Đánh giá kết quả thực thi chính sách xây dựng
nông thôn mới tại Việt Nam
Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

28

2.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin, số liệu

28

2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu thứ cấp


28

2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu sơ cấp
(Kỹ thuật Delphi)

28

2.2. Phƣơng pháp xử lý thông tin, số liệu

35

2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả

35


Chƣơng 3

2.2.2. Phương pháp quy trình phân tích thứ bậc (AHP)

35

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC THI CHÍNH

39

SÁCH XÂY DỰNG NƠNG THÔN MỚI TẠI
HUYỆN CẨM XUYÊN, TỈNH HÀ TĨNH
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội


39

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

39

3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội

41

3.2. Thực thi chính sách xây dựng nơng thơn mới

42

tại huyện Cẩm Xun
3.2.1. Thực trạng nông thôn huyện Cẩm Xuyên trước

42

khi thực hiện chính sách xây dựng nơng thơn mới
3.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới q trình thực thi

43

chính sách xây dựng nông thôn mới
3.2.3. Mục tiêu, nhiệm vụ, cách thức triển khai chính

45

sách xây dựng nơng thơn mới tại huyện Cẩm Xuyên

3.3. Đánh giá kết quả thực thi chính sách xây

48

dựng nơng thơn mới tại huyện Cẩm Xun
3.3.1. Phân tích Delphi xác định Bộ tiêu chí đánh giá

48

kết quả thực thi chính sách xây dựng nơng thơn mới
tại huyện Cẩm Xun
3.3.2. Phân tích Delphi đánh giá kết quả thực thi chính

62

sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Cẩm Xuyên
3.4. Đánh giá chung

74

3.4.1. Thành tựu và nguyên nhân

74

3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân

75

3.4.3. Bài học kinh nghiệm


77


Chƣơng 4

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO

78

KẾT QUẢ THỰC THI CHÍNH SÁCH XÂY
DỰNG NƠNG THƠN MỚI TẠI HUYỆN CẨM
XUN, TỈNH HÀ TĨNH
4.1. Phƣơng hƣớng thực hiện chính sách xây dựng

78

nông thôn mới tại huyện Cẩm Xuyên
4.1.1. Quan điểm

78

4.1.2. Mục tiêu

78

4.1.3. Một số nhiệm vụ chủ yếu

79

4.2. Giải pháp nâng cao kết quả thực thi chính


80

sách xây dựng nơng thơn mới tại huyện Cẩm
Xuyên

80

4.2.1. Các giải pháp tổng thể

81

4.2.2. Các giải pháp ưu tiên cho các xã
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

87

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

90

PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa


1.

BCĐ

Ban Chỉ đạo

2.

CNH, HĐH

Cơng nghiệp hố, hiện đại hố

3.

CTQG

Chính trị quốc gia

4.

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

5.

CTMTQG

Chương trình mục tiêu Quốc gia


6.

HĐND

Hội đồng nhân dân

7.

HTCT

Hệ thống chính trị

8.

NTM

Nơng thơn mới

9.

UBND

Ủy ban nhân dân

10.

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


i


STT
1.

Bảng
Bảng 2.1

2.

Bảng 2.2

3.

Bảng 2.3

4.
5.

Bảng 2.4
Bảng 3.1

6.

Bảng 3.2

7.
Bảng 3.3

8.

Bảng 3.4

9.
Bảng 3.5
10.
11.
12.
13.
14.

STT
1.

Bảng 3.6
Bảng 3.7
Bảng 3.8
Bảng 3.9
Bảng 3.10
Hình
Hình 2.1

Giải

DANH MỤC CÁC BẢNG
Nội dung
thích
mức
độ

đồng

Trang
thuận



mức độ tin tưởng liên quan với hệ số Kendall’s W

31

Mẫu chuyên gia

33

Thang điểm so sánh mức độ ưu tiên (mức độ quan
trọng) của các tiêu chí
Chỉ số ngẫu nhiên RI
Kết quả điều tra chính quyền về Bộ tiêu chí đánh
giá kết quả thực thi chính sách xây dựng NTM tại
huyện Cẩm Xuyên (Delphi vòng 1)
Giá trị chỉ số Kendall’s W (Delphi vịng 1 từ phía
chính quyền)
Kết quả điều tra cộng đồng về Bộ tiêu chí đánh giá
kết quả thực thi chính sách xây dựng NTM tại
huyện Cẩm Xun (Delphi vịng 1)
Giá trị chỉ số Kendall’s W (Delphi vòng 1 từ phía
cộng đồng)
Kết quả điều tra các tổ chức kinh tế về Bộ tiêu chí
đánh giá kết quả thực thi chính sách xây dựng NTM

tại huyện Cẩm Xuyên (Delphi vòng 1)
Giá trị chỉ số Kendall’s W (Delphi vịng 1 từ phía
các tổ chức kinh tế)
Giá trị chỉ số Kendall’s W (Delphi vịng 2 từ phía
chính quyền)
Giá trị chỉ số Kendall’s W (Delphi vịng 2 từ phía
cộng đồng)
Giá trị chỉ số Kendall’s W (Delphi vịng 2 từ phía
các tổ chức kinh tế)
Giá trị chỉ số Kendall’s W (Delphi vòng 3 từ các
bên liên quan)
DANH MỤC CÁC HÌNH
Nội dung
Lịch trình nghiên cứu qua các vòng

ii

37
37

49
51

54
55

57
59
61
62

62
63
Trang
34


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn ln chiếm vị trí chiến lược trong sự
nghiệp CNH, HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở quan trọng để phát triển
kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc phịng;
giữ gìn, phát huy bản sắc văn hố dân tộc và bảo vệ mơi trường sinh thái của đất nước
[32, tr.123]. CTMTQG xây dựng NTM nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội X của
Đảng đã đề ra nhiệm vụ: “Thực hiện chương trình xây dựng nơng thơn mới. Xây
dựng các làng, xã, ấp, bản có cuộc sống no đủ, văn minh, môi trường lành mạnh”.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội X, Hội Nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 về nông nghiệp,
nông dân, nơng thơn, trong đó đề ra mục tiêu: “Xây dựng nơng thơn mới có kết cấu
hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp
lý, gắn nơng nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch;
xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, mơi
trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của
Đảng được tăng cường”. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 800/QĐTTg ngày 04/6/2009 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông
thôn mới giai đoạn 2010 - 2020; Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 phê
duyệt CTMTQG xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020. Có thể thấy, xây dựng NTM
là một trong những CTMTQG, có vai trò quan trọng của sự nghiệp CNH, HĐH đất
nước nhằm tạo chuyển biến căn bản về mọi mặt trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế
nông thôn và nâng cao chất lượng sống của người nông dân, thu hẹp khoảng cách
giữa nông thôn và thành thị.
Sau 10 năm thực hiện, chính sách xây dựng NTM của Việt Nam đã đạt được

những thành tựu khá toàn diện: Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cơ bản hoàn thiện,
tạo thuận lợi trong giao lưu buôn bán và phát triến sản xuất; kinh tế nơng thơn
chuyển dịch theo hướng tích cực (tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề);
xuất hiện nhiều mơ hình kinh tế có hiệu quả; hệ thống chính trị nơng thơn khơng
ngừng được củng cố, tăng cường; dân chủ ở cơ sở được phát huy; an ninh chính trị,


trật tự an toàn xã hội được giữ vững; vị thế giai cấp nông dân ngày càng được nâng
cao,... Những thành tựu đó đã góp phần thay đổi tồn diện bộ mặt nông thôn, tạo cơ
sở vững chắc trong nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân. Tuy nhiên,
đối chiếu với yêu cầu, mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông dân, xây dựng NTM
thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH theo đường lối của Đảng và chủ trương của Nhà
nước thì việc xây dựng NTM hiện nay vẫn cịn rất nhiều vấn đề khó khăn đặt ra cần
tiếp tục nghiên cứu, giải quyết.
Tại Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, chính sách xây dựng NTM được thực hiện từ
năm 2010 đến nay đã có 17/25 xã đạt chuẩn NTM (đạt 72%). Kết quả chính sách
góp phần chuyển đổi kinh tế - xã hội của địa phương, nâng cao đời sống của cư dân.
Tuy nhiên, huyện cũng gặp khơng ít khó khăn, thách thức trong thực hiện chính
sách này, đó là: Việc triển khai thực hiện chính sách cịn lúng túng, thiếu chủ động;
công tác quy hoạch thiếu đồng bộ; hạ tầng nơng thơn chưa hồn thiện; nhu cầu kinh
phí đầu tư xây dựng lớn; quá trình huy động nguồn vốn đầu tư vào xây dựng NTM
gặp nhiều khó khăn; vai trò tham gia của cộng đồng còn nhiều hạn chế; tiến độ triển
khai thực hiện chưa đạt yêu cầu đặt ra,... Nhiệm vụ quan trọng và chủ yếu của
huyện trong thực hiện chính sách xây dựng NTM thời gian tới đó là: Đánh giá tổng
thể 10 năm thực hiện chính sách xây dựng NTM nhằm tìm kiếm giải pháp tối ưu
triển khai thực hiện các mục tiêu của chính sách trong giai đoạn mới [44].
Thực trạng ở trên cho thấy việc đánh giá kết quả thực thi chính sách xây
dựng NTM tại huyện Cẩm Xuyên giai đoạn 2010 - 2020 đóng vai trị quan trọng
trong việc tổng kết bài học kinh nghiệm và xác định hướng phát triển, quản lý giai
đoạn 2020 - 2025 và những năm tiếp theo. Do đó, đề tài luận văn thạc sĩ: “Nghiên

cứu đánh giá kết quả thực thi chính sách xây dựng nơng thơn mới tại huyện Cẩm
Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh” đã được lựa chọn nghiên cứu và hoàn thành.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
a) Mục tiêu
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng thực thi chính sách xây dựng NTM
tại huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, đề xuất giải pháp nâng cao kết quả thực thi
chính sách này tại địa phương giai đoạn 2020 - 2025 và những năm tiếp theo.


b) Nhiệm vụ
Để đạt được mục tiêu, các nhiệm vụ sau cần được thực hiện:
- Luận chứng khoa học về đánh giá kết quả thực thi chính sách xây dựng
nơng thôn mới.
- Nghiên cứu thực trạng xây dựng nông thôn mới tại huyện Cẩm Xuyên giai
đoạn 2010 - 2020.
- Ứng dụng kỹ thuật Delphi xây dựng bộ chỉ số đánh giá kết quả thực thi
chính sách xây dựng nơng thơn mới tại huyện Cẩm Xuyên.
- Đánh giá kết quả thực thi chính sách xây dựng nơng thơn mới tại
huyện Cẩm Xuyên dựa trên bộ chỉ số được xây dựng với kết quả điều tra
các bên liên quan.
- Đề xuất giải pháp tổng thể và giải pháp ưu tiên nhằm thúc đẩy hiệu quả của
việc thực thi chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Cẩm Xuyên trong giai
đoạn 2020 - 2025 và những năm tiếp theo.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
a) Đối tượng nghiên cứu
Kết quả thực thi chính sách xây dựng nơng thơn mới tại huyện Cẩm Xuyên,
tỉnh Hà Tĩnh.
b) Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi không gian:
- Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, gồm 02 thị

trấn và 21 xã, diện tích 636,47 km2, dân số khoảng 147.000 người.
* Phạm vi thời gian
- Đánh giá kết quả thực thi chính sách xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020.
- Đề xuất giải pháp thực thi chính sách xây dựng NTM trong giai đoạn 2020
- 2025 và những năm tiếp theo.
- Thời gian thực hiện điều tra: 2 đợt: (i) Đợt 1: nghiên cứu khái quát, thu
thập tài liệu, báo cáo, văn bản lãnh đạo, chỉ đạo thực thi chính sách (từ tháng
11/2019 đến tháng 12/2019); (ii) Đợt 2: điều tra khảo sát thực tế, phỏng vấn chuyên


gia (Điều tra Delphi vòng 1: từ tháng 2/2020 đến tháng 3/2020; Điều tra Dephi vòng
2, từ tháng 5/2020 đến tháng 6/2020; Điều tra Delphi vòng 3, từ tháng 7/2020 đến
tháng 8/2020).
* Phạm vi khoa học:
- Đánh giá kết quả thực thi chính sách xây dựng NTM tại huyện Cẩm Xuyên,
tỉnh Hà Tĩnh dựa trên kỹ thuật Delphi với số liệu điều tra ý kiến của 45 chuyên gia
được lựa chọn cho các bên liên quan (chính quyền địa phương, cư dân địa phương
và các tổ chức kinh tế địa phương).
- Kết quả đánh giá được phân theo 3 nhóm tương ứng với 3 bên liên quan
(chính quyền địa phương, cư dân địa phương và các tổ chức kinh tế địa phương).
4. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung luận văn gồm 4 chương:
- Chương 1: Tổng quan và cơ sở lý luận về đánh giá kết quả thực thi chính
sách xây dựng nơng thơn mới
- Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
- Chương 3: Đánh giá kết quả thực thi chính sách xây dựng nơng thơn mới
tại huyện Cẩm Xuyên
- Chương 4: Phương hướng và giải pháp nâng cao kết quả thực thi chính sách
xây dựng nơng thôn mới tại huyện Cẩm Xuyên



Chƣơng 1
TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
THỰC THI CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NƠNG THƠN MỚI
1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1.1. Nghiên cứu ngoài nƣớc
Vấn đề đánh giá chính sách nói chung và đánh giá chính sách xây dựng
NTM nói riêng đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, các chuyên gia và
các nhà hoạch định chính sách ngồi nước.
Tại Trung Quốc, Shi và Lei (2004) thảo luận một số nghiên cứu của các học
giả Trung Quốc về xây dựng nông thôn, chỉ ra khả năng khó có thể vận dụng mơ
hình Saemaul Undong của Hàn Quốc từ ba khía cạnh: Nền tảng kinh tế và chính trị,
cách khởi nghiệp và động lực phát triển vào giải quyết các vấn đề nông thôn Trung
Quốc đang đối mặt. Jie và Farmer (2005) nghiên cứu nhu cầu tài chính của nơng
dân, vấn đề của tín dụng nông thôn và đề xuất giải pháp cải cách, phát triển hệ
thống tín dụng nơng thơn Trung Quốc. Jing-dong (2006) đưa ra kế hoạch xây dựng
nền tảng thông tin phân phối đa cấp về chia sẻ dữ liệu và khung dịch vụ thông tin
nông nghiệp thông minh trên cơ sở dữ liệu, ngân hàng tri thức, cơ sở mô hình và chỉ
ra xu hướng tổng hợp, tích hợp cơng nghệ. Li (2006) thơng qua các phương pháp
phân tích tài liệu và phương pháp lơgic, nghiên cứu tìm hiểu cách phát triển hài hịa
từ năm khía cạnh liên quan đến xây dựng nông thôn XHCN mới ở Trung Quốc.
Yong (2006) chỉ ra sự cần thiết tổ chức vi mô nông thơn và thúc đẩy tăng trưởng tập
đồn dân sự nơng thôn - phương tiện tổ chức quan trọng của xây dựng NTM, tạo
động lực tự hòa nhập cộng đồng cho dân làng, phát triển nội lực nông thôn và tiết
kiệm chi phí quản trị. Ya-ping và các cộng sự (2007) cấu trúc hệ thống chỉ số bao
gồm 5 chỉ số một cấp, 27 chỉ số hai cấp có tính thực tế, chính xác và tiến hành kiểm
chứng bằng cách sử dụng để đánh giá xây dựng nông thôn XHCN mới ở làng
Gonglian, Hengnan - Trung Quốc. Yansui (2007) phân tích q trình thực hiện cải
cách mở cửa và chính sách cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa ở khu vực ven biển phía

đơng Trung Quốc và khuyến nghị các quy tắc chuyển đổi trong phát triển nông


thôn. Yuan và Na (2008) thiết lập hệ thống đo lường mục tiêu, tiến hành đo lường
dữ liệu từ cuộc điều tra và cho thấy tồn tại mối tương quan chặt chẽ giữa xây dựng
đường cao tốc nông thôn và xây dựng nông thôn XHCN mới. Feng và các cộng sự
(2008) chọn 10 ngôi làng ở thành phố Đường Sơn và thành phố Qinhuangdao làm
khu vực nghiên cứu thực nghiệm. Thảo luận về một chiến lược cho nông thôn
Trung Quốc trong tương lai bao gồm chính sách quốc gia và phát triển nội bộ nơng
thơn, đa dạng hình thức kinh tế và cải thiện môi trường sống của con người. Fugang
và Yansui (2008) trình bày một cách tiếp cận ban đầu để phân tích các yếu tố và cấu
hình của tồn bộ hệ thống phát triển nơng thơn để cung cấp cơ sở lý thuyết cho việc
lựa chọn các mô hình phát triển bền vững nơng thơn dựa trên quan điểm của lý
thuyết hệ thống. Wang và Jiang (2009) dựa trên phân tích nền tảng chính sách lưu
thơng đất xây dựng thuộc sở hữu tập thể ở nông thôn và các chính sách liên quan đã
đề xuất các biện pháp nhằm hồn thiện lưu thơng quyền sử dụng đất xây dựng nông
thôn. Da-song và Hui-yuan (2010) sử dụng phương pháp tính tốn để xây dựng mơ
hình bảo hiểm tuổi già xã hội NTM thay thế và phân tích tỷ lệ thay thế dựa trên mơ
hình này. Bo và các cộng sự (2011) dựa trên quy trình phân tích phân cấp (AHP) và
phương pháp tư vấn của các chuyên gia để xây dựng hệ thống chỉ số đánh giá toàn
diện về chất lượng môi trường làng mới ở Trùng Khánh từ 6 khía cạnh nhằm cung
cấp cơ sở cho bảo vệ môi trường sinh thái trong xây dựng NTM. Xuefeng (2014)
thảo luận về Chiến lược xây dựng NTM Trung Quốc nhằm hạn chế tác động tiêu
cực của q trình đơ thị hóa mạnh mẽ đối với gần 800 triệu người sống ở nông thôn
và cung cấp cách thức để xây dựng nơng thơn vững chắc làm nền tảng hiện đại hóa
Trung Quốc. Zhao (2017) cho rằng Trung Quốc nên lập kế hoạch khoa học, đầu tư
nhiều hơn, cải thiện xây dựng cơ sở hạ tầng, thúc đẩy nâng cấp công nghiệp nông
thôn, đào tạo và nuôi dưỡng nông dân mới nhằm thu hẹp khoảng cách giữa thành thị
và nông thôn, thúc đẩy mạnh mẽ việc xây dựng một nông thôn XHCN mới.
Một số nghiên cứu khác trên thế giới, tiêu biểu: Ellits (1994) nêu lên những

vấn đề cơ bản về chính sách hỗ trợ phát triển nơng nghiệp, những mơ hình thành
công và thất bại trong việc phát triển nông nghiệp, nông thôn và giải quyết vấn đề


nông dân ở các nước đang phát triển Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ La Tinh - đây
là những nước có nền nơng nghiệp đang trong q trình chuyển sang sản xuất hàng
hóa gắn liền với thương mại nơng sản thế giới. OECD (2016) lần đầu tiên đề xuất
một khung khái niệm định vị chính sách nơng thơn như một chiến lược đầu tư thúc
đẩy năng lực cạnh tranh ở khu vực nông thôn. Đồng thời, cung cấp cho các quốc gia
thành viên OECD cái nhìn tồn cảnh về nông thôn, thách thức tương lai và bước đi
phù hợp của các bên liên quan trong thời gian tới. Ngân hàng Thế giới (2017) đánh
giá sự phát triển và thách thức của Việt Nam trong một thập kỷ qua, nhấn mạnh các
vấn đề nghèo đói, bình đẳng giới, chất lượng và tính bền vững của mơ hình tăng
trưởng,... Tài liệu chỉ ra mối quan hệ giữa chương trình với chiến lược đối tác quốc
gia (CPS), lý do sử dụng chương trình để tài trợ cho các chính sách và đề xuất
chương trình thực hiện.
Ở châu Âu, có một số nghiên cứu: Banski (2010) nghiên cứu chi tiết tại 15
ngôi làng nằm ở Lublin Voivodeship, miền đơng Ba Lan từ đó đưa ra đánh giá về
ảnh hưởng và những thay đổi trong cấu trúc không gian của các làng về các chức
năng dân cư, du lịch - giải trí, thẩm mỹ đặc trưng và nơng nghiệp của q trình xây
dựng mới. Horling và Marsden (2012) tiến hành phân tích thực nghiệm dựa trên
62 trường hợp châu Âu và xác định ba chiến lược kinh tế sinh thái quan trọng cho
thấy sự thay đổi từ phát triển dựa vào nông nghiệp sang phát triển nông thôn và
hội nhập khu vực hơn. Chỉ ra quỹ đạo mới để phát triển bền vững với các mơ hình
khác nhau: Mơ hình kinh tế sinh học và kinh tế sinh thái.
1.1.2. Nghiên cứu trong nƣớc
Vũ Văn Phúc (2012) đề cập tới những vấn đề lý luận chung về xây dựng
NTM, kinh nghiệm quốc tế, thực tiễn và kết quả bước đầu trong xây dựng NTM ở
một số địa bàn trên phạm vi cả nước, đặc biệt là các địa bàn thí điểm xây dựng
NTM. Lê Anh Tin (2012) cung cấp thông tin, cơ sở khoa học cho cán bộ, các nhà

hoạch định chính sách và Nhân dân địa phương trong định hướng quy hoạch phát triển,
hoàn thiện tiêu chí về mơi trường của Bộ Tiêu chí quốc gia NTM, lựa chọn phương
thức sản xuất nông nghiệp bền vững tạo tiền đề xây dựng làng kinh tế sinh thái, quy


hoạch và sử dụng tài nguyên đất hiệu quả, tiết kiệm theo hướng tiếp cận sinh thái học
trong mục tiêu phát triển bền vững. Võ Quốc Thắng (2014) cung cấp cơ sở khoa học
cho định hướng quy hoạch sử dụng đất hợp lý theo hướng phát triển bền vững gắn
với chương trình NTM đến năm 2020 trên địa bàn huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
với các giải pháp và kiến nghị về chính sách, cơ chế; nguồn lực và vốn đầu tư; khoa
học công nghệ; giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường; giải pháp về tổ
chức thực hiện.
Phạm Tất Thắng (2015) phân tích, đánh giá chương trình xây dựng NTM
theo Nghị quyết số 26-NQ/TƯ sau 5 năm thực hiện với kết quả và vấn đề cần phải
giải quyết. Lương Thị Thu Hằng (2015) tập trung đánh giá thực trạng thực hiện
chương trình xây dựng NTM từ các xã đang triển khai; phân tích các quan điểm và giải
pháp của một số tỉnh trong thực hiện chương trình xây dựng NTM theo hướng bền
vững; đưa ra những khuyến nghị chính sách và đề xuất giải pháp thực hiện mơ hình
xây dựng NTM theo hướng phát triển bền vững vùng.
Huỳnh Công Chất (2016) chỉ ra vấn đề cần thiết và đề xuất các giải pháp,
kiến nghị nâng cao hiệu quả huy động nguồn lực cộng đồng dân cư trong xây dựng
NTM ở mỗi xã, mỗi địa phương, trong đó có tỉnh Tiền Giang. Đỗ Văn Quân (2016)
khái qt vai trị người nơng dân, chỉ ra những hạn chế cả khách quan và chủ quan
trong việc phát huy vai trị chủ thể người nơng dân, đồng thời đề xuất một số giải
pháp phát huy vai trò chủ thể của người nông dân trong xây dựng NTM. Võ Tá
Tuấn Anh (2016) phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nguồn lực tài chính - Kết
quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân; đề xuất định hướng, giải pháp có tính khả
thi dựa trên lý luận khoa học và thực tiễn địa phương nhằm tăng cường công tác
quản lý nguồn lực tài chính thực hiện chương trình xây dựng NTM tại tỉnh Hà Tĩnh.
Phạm Văn Út (2017) hệ thống hóa cơ sở lý luận về chính sách và thực hiện

chính sách xây dựng NTM; đánh giá thực trạng thực hiện chính sách xây dựng NTM
trên địa bàn huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang; đề xuất quan điểm và giải pháp
nâng cao hiệu quả trong thực thi chính sách xây dựng NTM. Các nghiên cứu của
Nguyễn Khắc Dong, Phạm Thị Thùy (2017) tiến hành phân tích đánh giá những


thành tựu và hạn chế trong quá trình thực hiện CTMTQG xây dựng NTM của huyện
Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh từ năm 2011 đến 2016. Từ đó đề xuất quan điểm, mục tiêu,
giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh chương trình xây dựng NTM ở trên địa bàn giai
đoạn 2016 - 2020.
Dưới góc độ hoạt động đánh giá chính sách, nghiên cứu của Bùi Thị Ánh
Dương (2017) chỉ ra sự cần thiết của cơng tác đánh giá chính sách; đánh giá kết quả
đạt được, những hạn chế và nguyên nhân, từ đó đề xuất phương hướng và những
giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đánh giá chương trình NTM
giai đoạn 2016 - 2020 tại huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.
Dưới góc độ QLNN, có các nghiên cứu của Đinh Thị Thanh Hà, Dương Thị
Hoài, Lê Thị Bích Nghị, Lê Minh Cường, Lê Văn Quý (2017) tiến hành hệ thống hóa
cơ sở lý luận của QLNN trong thực hiện CTMTQG xây dựng NTM, phân tích, so sánh,
đánh giá thực trạng QLNN về xây dựng NTM, nêu lên những kết quả đạt được, những
tồn tại, hạn chế và nguyên nhân đồng thời đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm
nâng cao hiệu quả QLNN về xây dựng NTM tại một số địa phương của tỉnh Vĩnh
Phúc, tỉnh Quảng Bình, tỉnh Quảng Ngãi, tỉnh Kiên Giang, tỉnh Bình Dương.
Bộ Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn (2019) đã khái quát những thành
tựu, hạn chế, nguyên nhân trong thực hiện chương trình xây dựng NTM sau 10 năm
triển khai ở vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Nghiên cứu đã đưa ra
những giải pháp cơ bản cùng một số khuyến nghị đối với các cấp từ Trung ương
đến địa phương nhằm triển khai thực hiện xây dựng NTM trong giai đoạn sau năm
2020 hiệu quả hơn. Ngoài ra, tuyển chọn các tham luận của các nhà khoa học trình
bày trong “Hội thảo khoa học cơng nghệ quốc gia về lý luận và thực tiễn trong xây
dựng nông thôn mới ở Việt Nam” diễn ra từ ngày 16 - 17/7/2019 do Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức đã đi sâu nghiên cứu những vấn đề chung về
lý luận và thực tiễn phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM ở Việt Nam, luận bàn
một số lĩnh vực, ngành cụ thể cùng với việc đánh giá bối cảnh tương lai, các nhà
khoa học đã đề xuất định hướng, quan điểm, mục tiêu, cách tiếp cận, những giải
pháp căn bản và những vấn đề cần quan tâm trong phát triển nơng nghiệp, xây dựng
NTM trong tình hình mới.


Văn Cơng Tạo (2019) đã hệ thống hóa một số cơ sở lý luận về chính sách xây
dựng NTM và những vấn đề đặt ra trong triển khai thực hiện ở cấp huyện. Đánh giá
thực trạng, phân tích, luận giải những vấn đề liên quan và đề xuất được các giải pháp
thực hiện hiệu quả chính sách xây dựng NTM ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
1.1.3. Đánh giá tổng quan
Trên cơ sở tổng quan và phân tích kết quả nghiên cứu từ các cơng trình trong và
ngồi nước, luận văn đúc rút một số vấn đề sau:
(1) Những đóng góp về mặt lý luận:
- Các nghiên cứu trước đã đề cập, khái quát được những vấn đề cơ bản
QLNN về phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM; lý luận về đánh giá chính sách;
nêu lên được vai trị chủ thể của người nông dân; Xây dựng cấu trúc hệ thống chỉ số
đánh giá cấp thôn của xây dựng nông thơn CNXH mới; lựa chọn các mơ hình phát
triển nơng thôn dựa trên quan điểm của lý thuyết hệ thống.
- Có 3 bên liên quan được xác định trong đánh giá kết quả thực thi chính
sách xây dựng NTM, đó là: Chính quyền (Trung ương, các bộ, ngành, tỉnh, huyện,
xã), doanh nghiệp và cộng đồng dân cư.
- Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng khá đa dạng: (i) Phương pháp
luận: Phương pháp luận biện chứng duy vật và lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của
nhà nước về xây dựng NTM; khoa học QLNN về các CTMTQG; (ii) Phương pháp
thu thập thông tin dữ liệu: Phương pháp câu hỏi, phỏng vấn, nghiên cứu trường hợp;
xem xét lý thuyết; điều tra khảo sát thực địa; kế thừa; phương pháp chuyên gia;

Phương pháp xử lý thông tin dữ liệu: Phân tích q trình thứ bậc (AHP), tư vấn của
các chuyên gia; các phương pháp phân tích, tổng hợp và lơgic; phân tích tình hình;
phân tích thực nghiệm; phân tích số liệu, thơng tin bằng các phần mềm chuyên
ngành; thiết kế quy hoạch; phân tích SWOT; chọn điểm nghiên cứu; phương pháp
bản đồ; thống kê mô tả và so sánh; phương pháp hệ thống; biện luận; phân tích
thơng tin định tính và định lượng; Phương pháp tiếp cận: Đa ngành và liên ngành
khoa học xã hội.


(2) Những đóng góp về mặt thực tiễn:
- Đã đánh giá tác động ở những khía cạnh nhất định của chính sách xây dựng,
phát triển nơng nghiệp, nơng thơn: Cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa, xây dựng cơ sở hạ
tầng, hệ thống dịch vụ nông thôn (bảo hiểm, y tế, thể thao, thơng tin, tài chính,…)
- Khái qt được một số thực trạng thực hiện chính sách xây dựng NTM (vấn đề
huy động nguồn lực cộng đồng; quản lý nguồn lực tài chính; cơng tác đánh giá chính
sách); thực tiễn QLNN về phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM ở Việt Nam.
- Bước đầu hình thành các chỉ số đánh giá kết quả thực thi chính sách xây
dựng nơng thơn mới: Nhóm chỉ tiêu về xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách
và văn bản hướng dẫn thực hiện; nhóm chỉ tiêu về lập kế hoạch huy động và phân
bổ nguồn lực tài chính; nhóm chỉ tiêu về tổ chức thực hiện quản lý, sử dụng nguồn
lực CTMTQG xây dựng NTM; công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá q trình sử
dụng nguồn lực tài chính; khảo sát mức độ hài lòng của người dân.
- Các nghiên cứu đã đề xuất được một số nhóm giải pháp về cơ chế, chính
sách; nhóm giải pháp về nguồn lực và vốn đầu tư; nhóm giải pháp về tổ chức thực
hiện; nhóm giải pháp về kiểm tra, kiểm sốt thực hiện chính sách xây dựng NTM.
(3) Những khoảng trống về lý luận và thực tiễn luận văn cần giải quyết:
Các nghiên cứu trước đã luận bàn và khái quát được những lý luận chung về
QLNN trong xây dựng, phát triển nông nghiệp, NTM. Có đề cập tới cơng tác đánh
giá chính sách và đánh giá cơng tác đánh giá chính sách trong xây dựng NTM mà
chưa đề cập tới đánh giá kết quả thực thi chính sách; Các chỉ tiêu đề cập trong

nghiên cứu phần lớn mang tính kinh tế - kỹ thuật, hoặc chỉ đánh giá một khía cạnh
của vấn đề mà chưa có Bộ tiêu chí cụ thể mang tính đánh giá chung kết quả thực thi
chính sách; Luận văn kế thừa các phương pháp nghiên cứu trước đã sử dụng đồng
thời vận dụng chủ yếu kỹ thuật Delphi với các bên liên quan trong xây dựng Bộ tiêu
chí và đánh giá kết quả thực thi chính sách xây dựng NTM tại địa phương; Phương
pháp quy trình phân tích thứ bậc (AHP) được tác giả sử dụng nhằm lựa chọn giải
pháp ưu tiên. Do đó, kết quả nghiên cứu của luận văn bên cạnh đề xuất hệ thống
giải pháp tổng thể, còn đề xuất những giải pháp ưu tiên đối với huyện Cẩm Xuyên
trong thực thi chính sách xây dựng NTM.


1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC THI CHÍNH
SÁCH XÂY DỰNG NƠNG THƠN MỚI
1.2.1. Đánh giá kết quả thực thi chính sách
Chính sách cơng là một công cụ quan trọng của QLNN. Thông qua việc ban
hành và thực thi các chính sách, những mục tiêu của Nhà nước được hiện thực hóa.
Để hiểu khái niệm đánh giá kết quả thực thi chính sách cần tìm hiểu chu trình chính
sách cơng.
1.2.1.1. Chu trình chính sách cơng
Chu trình chính sách là tồn bộ diễn biến tuần tự của các bước chính sách từ
khi bắt đầu đến khi kết thúc đạt được mục tiêu, hiệu quả của chính sách đó trong đời
sống xã hội. Chu trình chính sách bao gồm các bước cơ bản như sau: (i) Bước 1:
Phát hiện vấn đề chính sách; (ii) Bước 2: Xây dựng chính sách; (iii) Bước 3: Thực
thi chính sách; (iv) Bước 4: Đánh giá chính sách.
Trong đó, đánh giá chính sách là q trình thẩm định, kiểm tra trên thực tế
tồn bộ quá trình thực thi, kết quả và hiệu quả chính sách trong xã hội, đồng thời
đối chiếu tính mục tiêu dự định ban đầu của Chính phủ. Chỉ khi đánh giá, tham
chiếu kết quả, hiệu quả thực tế của chính sách trong thực tế với mục tiêu dự kiến
cần đạt được khi xây dựng chính sách sẽ làm cơ sở cho việc phân tích và điều chỉnh
chính sách của Chính phủ [40, tr.39-41].

1.2.1.2. Khái niệm về đánh giá chính sách và đánh giá kết quả thực thi chính sách
Qua nghiên cứu quan điểm của một số học giả trên thế giới, có thể tổng kết các ý
tưởng về đánh giá chính sách của giới học thuật thành 4 nhóm quan điểm như sau:
- Quan điểm thứ nhất: Đánh giá chính sách chủ yếu là đánh giá phương án
chính sách, là một q trình phân tích. Trong q trình này, cần xác định phạm vi
quyết sách, thu nhập, phân tích các thơng tin liên quan đến quyết sách, hình thành
nên các thơng tin hỗ trợ cho quyết sách. Có thể xem loại quan điểm này là một thể
loại đánh giá dự đốn.
- Quan điểm thứ hai: Đánh giá chính sách là đánh giá tồn bộ q trình thiết
lập chính sách, vừa bao gồm đánh giá phương án chính sách, vừa bao gồm đánh giá


thực hiện chính sách và kết quả chính sách, là một loại hoạt động xã hội tiến hành
phân tích và nghiên cứu tồn bộ q trình vận hành chính sách.
- Quan điểm thứ ba: Đánh giá chính sách là quá trình phát hiện và đính chính
những sai lệch. Tiền đề giả thiết của loại quan điểm này là, chính sách cơng cộng là
xu hướng tương lai, việc thiết lập chính sách là dựa vào kinh nghiệm và tri thức của
người ra quyết sách. Cũng là nói đến việc thiết lập chính sách xong chưa phải là đã
hồn thiện, đã có thể chấp hành và có thành quả, cho nên vẫn cần một mắt xích nữa là
việc bổ sung và sửa đổi những chỗ sai sót, mắt xích này chính là đánh giá chính sách.
- Quan điểm thứ tư: Đánh giá chính sách tức là nghiên cứu hiệu quả của
chính sách, mục đích chủ yếu của việc này ở chỗ giám định mức độ hoàn thành mục
tiêu đạt được của quá trình thực hiện chính sách, xác nhận xem mức độ giải quyết
và ảnh hưởng của chính sách đối với vấn đề đến đâu, đồng thời vận dụng nguyên
tắc nghiên cứu thiết kế, thơng qua việc phân tích hiệu quả của chính sách để phân
loại nguyên nhân ảnh hưởng hiệu quả chính sách [40, tr.236-238].
Tóm lại, đánh giá chính sách là một hành vi chính trị, căn cứ vào một tiêu chuẩn
và trình tự nhất định để phán đốn hiệu ích, hiệu suất, hiệu quả và giá trị của chính
sách. Mục tiêu của nó là lấy những tin tức có liên quan đến các phương diện này làm
căn cứ cho việc thay đổi chính sách, cải tiến chính sách và cập nhật chính sách. Tuy

nhiên cần chú ý một số vấn đề trong đánh giá chính sách: Đánh giá chính sách nhất
thiết phải có tiêu chuẩn và trình tự nhất định; đánh giá chính sách là phán đốn hiệu
ích, hiệu suất, hiệu quả và giá trị của chính sách; mục đích và tác dụng của đánh giá
chính sách là có được những thông tin liên quan, bổ trợ và chỉ đạo cho những quyết
sách có liên quan đến chính sách.
Từ các vấn đề trên, tác giả cho rằng: Đánh giá kết quả thực thi chính sách là
một bộ phận của đánh giá chính sách, thuộc giai đoạn đánh giá sau khi thực hiện
chính sách, tn theo tiêu chuẩn và trình tự đánh giá chính sách; nhằm xác định
những vấn đề hồn thành và chưa hoàn thành so với mục tiêu, tiêu chuẩn chính
sách; xem xét nguyên nhân, rút ra bài học; đề xuất giải pháp, khuyến nghị bổ sung,
sửa đổi, thay thế, tiếp tục hoặc tạm dừng chính sách.


1.2.1.3. Sự cần thiết đánh giá chính sách
Khi Việt Nam chuyển đổi nền kinh tế sang kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, địi hỏi ban hành các chính sách để tạo ra những
nhân tố, môi trường cho sự chuyển đổi trở thành cấp bách. Tuy nhiên, việc ban hành
hàng loạt văn bản pháp luật trong khơng ít trường hợp dẫn đến tình trạng chồng
chéo, trùng lắp, thậm chí mâu thuẫn nhau giữa các quy định pháp lý, mà cuối cùng
là sự chi phối của chúng đối với các hoạt động kinh tế - xã hội theo các chiều khác
nhau, khiến cho những hoạt động này không đạt được mục tiêu mong muốn. Bên
cạnh đó, việc hoạch định chính sách và việc tổ chức triển khai các chính sách đó
trên thực tế đã tiêu tốn tiền của của Nhân dân và sức lực của khơng ít người, song
nhiều khi các chính sách này khơng đem lại lợi ích tương xứng với chi phí đã bỏ ra.
Do đó, cần coi đánh giá chính sách như một khâu khơng thể thiếu trong quy trình
chính sách. Hiện nay, nhu cầu đánh giá chính sách cơng ngày càng lớn đối với cả cơ
quan Nhà nước và các cá nhân, tổ chức và đặc biệt trở thành trọng tâm trong các
chính sách của Nhà nước.
1.2.1.4. Các trở ngại trong đánh giá chính sách cơng hiện nay
Mặc dù là một khâu quan trọng trong quy trình chính sách, song ở nước ta,

nhiều chính sách khơng được quan tâm đánh giá xuất phát từ nhiều nguyên nhân:
* Một là, nhận thức về đánh giá chính sách cịn đơn giản
Tính đơn giản trong nhận thức về đánh giá chính sách thể hiện ở một số vấn
đề: Đồng nhất chính sách với một văn bản pháp quy đơn lẻ; cho rằng đánh giá chính
sách là việc của cơ quan ban hành chính sách hoặc tách biệt giữa đánh giá nội dung
chính sách (thể hiện qua văn bản) với đánh giá việc thực thi chính sách.
* Hai là, các cơ quan chức năng thường khơng quan tâm tổ chức đánh giá
chính sách
Trên thực tế, rất ít chính sách được tổ chức đánh giá một cách nghiêm túc,
bài bản. Nhiều cơ quan có thẩm quyền (cơ quan ban hành chính sách hoặc chủ trì
thực hiện chính sách) khơng đưa việc đánh giá chính sách vào chương trình hoạt
động của mình. Dẫu rằng việc đánh giá chính sách khơng chỉ do các cơ quan Nhà


nước tiến hành mà có thể được phản ánh qua ý kiến của Nhân dân, của các tổ chức
chính trị - xã hội. Song sự đánh giá đó nếu khơng được Nhà nước tiếp nhận, quan
tâm thì sẽ vơ giá trị. Ngun nhân của tình trạng này là: Do khơng đủ nhân lực,
nguồn lực tài chính để đánh giá; do chính sách thực hiện hết sức “bình lặng” khơng
gây ra vấn đề gì; do các cơ quan khơng muốn “tự phán xét” các chính sách do mình
ban hành và thực thi...
* Ba là, việc xem xét lại chính sách đơi khi chỉ được thực hiện khi xuất hiện
“vấn đề”
Trong một số trường hợp, các chính sách vẫn bình n trong một thời gian
dài, chỉ đến khi “vấp váp” trong thực tiễn, người ta mới nhận ra được những lỗ hổng
của chính sách và cần có sự nhìn nhận, đánh giá.
* Bốn là, thiếu các tiêu chí để đánh giá chính sách một cách khoa học
Khi đánh giá chính sách, người ta thường so sánh các kết quả đạt được
với mục tiêu chính sách ban đầu. Việc đánh giá chính sách sẽ dễ dàng hơn nếu
các mục tiêu chính sách được thể hiện dưới dạng định lượng. Song trên thực tế
đa số các mục tiêu chính sách được thể hiện dưới dạng định tính, nhiều khi mục

tiêu khơng rõ ràng, do đó việc đánh giá chính sách theo mục tiêu đề ra có thể
khơng phản ánh đầy đủ, tồn diện và các giá trị của chính sách.
* Năm là, đánh giá chính sách đơi khi mang tính một chiều, chỉ phản ánh
nhận xét của các cơ quan Nhà nước mà không quan tâm đủ mức đến sự phản hồi từ
xã hội, từ những đối tượng mà chính sách hướng vào
Kết quả đánh giá chịu sự chi phối của chính những người làm ra và vận hành
chính sách đó - các cơ quan Nhà nước. Chính rào cản tâm lý và ý muốn chủ quan
nên việc đánh giá thường thiếu khách quan. Bên cạnh đó, ít cơ quan Nhà nước tổ
chức các cuộc khảo sát lấy ý kiến phản hồi từ Nhân dân hay các đối tượng hưởng
lợi một cách rộng rãi, cơng khai hoặc có tổ chức thu thập ý kiến phản hồi thì cũng
khơng phải lúc nào các ý kiến cũng phản ánh đầy đủ và chính xác những vấn đề mà
thực tiễn đang đặt ra liên quan đến chính sách được đánh giá.
* Sáu là, thiếu kinh phí đánh giá chính sách


×