Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỦA SINH VIÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH CHỌN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỦA
SINH VIÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngành: Quản trị kinh doanh
Họ tên học viên: Dương Thu Hương

Thành phố Hồ Chí Minh năm 2020



LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Dương Thu Hương, MSSV 1806025111 học viên lớp CH25 chuyên
ngành QTKD của Trường Đại học Ngoại thương. Tên đề tài luận văn: “ Các nhân tố
ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của sinh viên ngành công nghệ
thông tin trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”, xin cam đoan:
- Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu của riêng tôi được thực hiện
dưới sự hướng dẫn của TS Phạm Thị Mai Khanh.
- Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn này là trung thực và chưa từng được
công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2020
Sinh viên thực hiện

Dương Thu Hương



LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tác giả xin gửi lời tri ân đến tập thể giảng viên của Trường đại
học Ngoại thương đã truyền dạy những kiến thức chuyên môn quý báu và những
kinh nghiệm thực tế vô cùng hữu ích trong suốt quá trình tác giả theo học tại nhà
trường.
Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến TS Phạm
Thị Mai Khanh, người đã dành nhiều thời gian quan tâm, hướng dẫn tận tình, kịp
thời giải đáp các thắc mắc, câu hỏi của tác giả trong quá trình thực hiện nghiên cứu
và đưa ra những góp ý quý báu để thực hiện bài nghiên cứu một cách tốt nhất.
Tác giả cũng xin được gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã luôn ủng
hộ, giúp đỡ, động viên và cổ vũ tinh thần trong suốt quá trình học tập và hồn thành
bài luận văn này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do hạn chế về kiến thức cũng như kinh
nghiệm thực tế, nội dung của luận văn không khó tránh khỏi những thiếu sót nhất
định. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý giá từ quý thầy, cô và
độc giả để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2020
Học viên thực hiện
Dương Thu Hương


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .....................................................................................1
1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................3
1.2.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................3
1.2.2. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................3

1.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................3
1.4. Kết cấu của luận văn...........................................................................................4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ..................6
2.1. Các khái niệm liên quan .......................................................................................6
2.2. Cơ sở lý thuyết của nghiên cứu ............................................................................9
2.2.1. Thuyết hành động hợp lý (TRA) .......................................................................9
2.2.2. Thuyết hành vi hoạch định (TPB) ...................................................................11
2.3. Một số nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường ........13
2.3.1. Nghiên cứu của Chapman (1981) ...................................................................13
2.3.2. Nghiên cứu của Kee Ming (2010) ...................................................................17
2.3.3. Nghiên cứu của Cosser và Toit (2002) ...........................................................19
2.3.4. Nghiên cứu của Jackson (1982) ......................................................................19
2.3.5. Nghiên cứu của Litten (1982)21
2.3.6. Nghiên cứu của Trần Văn Quí và Cao Hào Thi (2009) ..................................22
2.3.7. Nghiên cứu của Nguyễn Phương Tồn (2011) ...............................................23
2.4. Đề x́t mơ hình nghiên cứu ............................................................................27
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................................................35
3.1. Quy trình nghiên cứu ........................................................................................35
3.2. Nghiên cứu sơ bợ ...............................................................................................36
3.2.1. Thiết kế nghiên cứu .........................................................................................36
3.2.2. Kết quả nghiên cứu sơ bộ ................................................................................37
3.3 Nghiên cứu chính thức ........................................................................................42
3.3.1. Phương pháp lấy mẫu ......................................................................................42
3.3.2. Kích thước mẫu ...............................................................................................42


3.3.3. Thu thập thông tin ...........................................................................................43
3.3.4. Phương pháp phân tích dữ liệu .......................................................................43
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............49
4.1 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu ............................................................................49

4.2 Kiểm định thang đo .............................................................................................50
4.2.1. Kiểm định Cronbach’s Alpha đối với các thang đo ........................................50
4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA....................................................................54
4.3 Phân tích hồi quy tuyến tính bợi .........................................................................58
4.3.1 Kiểm tra ma trận tương quan giữa các biến trong mơ hình .............................58
4.3.2 Kiểm định mơ hình hồi quy .............................................................................59
4.3.3 Kiểm tra việc vi phạm các giả định mô hình hồi quy ......................................61
4.4 Đo lường giá trị trung bình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường
của sinh viên ..............................................................................................................63
4.5 Thảo luận kết quả nghiên cứu .............................................................................65
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................69
5.1 Kết luận ...............................................................................................................69
5.2 Một số kiến nghị..................................................................................................71
5.2.1 Nâng cao chương trình đào tạo và đợi ngũ giảng viên ....................................71
5.2.2 Xây dựng chính sách học phí rõ ràng, hợp lý ..................................................75
5.2.3 Chú trọng truyền thơng tới các cá nhân có ảnh hưởng tới quyết định chọn
trường của học sinh ...................................................................................................76
5.2.4 Tìm kiếm các cơ hợi thực tập trong quá trình sinh viên học tại trường và chú
trọng tới cơ sở vật chất, trang thiết bị .......................................................................76
5.2.5 Đẩy mạnh công tác truyền thông của trường trên các phương tiện truyền thông
...................................................................................................................................77
5.3 Ý nghĩa và đóng góp của đề tài ...........................................................................79
5.4. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................81
PHỤ LỤC .................................................................................................................84


DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Mối quan hệ giữa các yếu tố đến quyết định chọn trường đại học.......... 17

Bảng 2.2: Tóm tắt các nghiên cứu có liên quan ....................................................... 25
Bảng 3.1: Thang đo chính thức của đề tài nghiên cứu ............................................. 41
Bảng 3.2: Mức độ tương quan.................................................................................. 46
Bảng 4.1: Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo yếu tố danh tiếng trường Đại học
.................................................................................................................................. 51
Bảng 4.2: Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo yếu tố tài chính hợp lý ............ 51
Bảng 4.3: Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo yếu tố điều kiện học tập ......... 52
Bảng 4.4: Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo yếu tố truyền thông................. 53
Bảng 4.5: Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo yếu tố chuẩn chủ quan ............ 53
Bảng 4.6: Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo quyết định ............................... 54
Bảng 4.7: Tóm tắt kết quả phân tích nhân tố (EFA) cho các biến độc lập .............. 54
Bảng 4.8: Hệ số KMO và kiểm định Barlett ............................................................ 55
Bảng 4.9: Kết quả EFA thang đo quyết định chọn trường của sinh viên ................ 57
Bảng 4.10: Ma trận hệ số tương quan ...................................................................... 58
Bảng 4.11: Chỉ tiêu đánh giá mức độ phù hợp của mơ hình .................................... 59
Bảng 4.12: Kiểm định đợ phù hợp của mơ hình ...................................................... 59
Bảng 4.13: Các thơng số thống kê của từng biến trong mơ hình hồi quy bợi.......... 60
Bảng 4.14: Giá trị trung bình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường Đại
học của sinh viên ...................................................................................................... 64
Biểu đồ 4.1: Phân bố mẫu theo giới tính .................................................................. 49
Biểu đồ 4.2: Phân bố mẫu theo trường..................................................................... 49
Biểu đồ 4.3: Phân bổ mẫu về hộ khẩu...................................................................... 50


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Mơ hình thuyết hành đợng hợp lý (TRA) ................................................ 10
Hình 2.2: Mơ hình thuyết hành vi hoạch định (TPB) .............................................. 11
Hình 2.3: Mơ hình chọn trường đại học của Chapman ............................................ 16
Hình 2.4: Mơ hình nghiên cứu của Kee Ming (2010) .............................................. 18
Hình 2.5: Mơ hình chọn trường đại học của Jackson (1982) ................................... 20

Hình 2.6: Mơ hình nghiên cứu của Litten (1982) .................................................... 21
Hình 2.7: Mơ hình nghiên cứu của Trần Văn Quí và Cao Hào Thi (2009) ............. 23
Hình 2.8: Mơ hình nghiên cứu của Nguyễn Phương Tồn (2011) .......................... 24
Hình 2.9: Mơ hình “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường” ............... 33
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu thực hiện ............................................................... 35
Hình 4.1: Phân phối của phần dư ............................................................................. 62
Hình 4.2: Đồ thị phân phối của phần dư và giá trị dự đoán đã chuẩn hóa ............... 63


TĨM TẮT LUẬN VĂN
Học tập nâng cao trình đợ là nhu cầu khách quan của con người nhằm phục vụ
cho mục đích nâng cao năng lực chuyên môn. Trong đó, học đại học là một trong
những nhu cầu tất yếu của việc học. Tuy nhiên, với thực trạng hiện nay, ngày càng
có nhiều trường đại học thành lập mới hoặc các trường đại học mở rợng ngành nghề
đào tạo vì thế học sinh THPT có nhiều sự lựa chọn đa dạng
Đề tài này được thực hiện nhằm xác định, đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân
tố then chốt đến quyết định chọn ngành học Công nghệ thông tin giúp nâng cao
công tác tuyển sinh của các trường Đại học. Bên cạnh đó nghiên cứu sẽ góp phần
tìm ra giải pháp giúp cho các bạn học sinh THPT có thêm thông tin, kỹ năng lựa
chọn trường Đại học phù hợp đặc biệt các bạn quan tâm đến ngành Công nghệ
thông tin.
Đề tài này được khảo sát tại 04 trường Đại học: Đại học Công nghệ thông tin –
Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh, Đại học FPT, Đại học Ngoại ngữ - Tin học, Đại
học Bách Khoa. Kết quả khảo sát được phân tích bằng phần mềm SPSS 26 để tìm
nhân tố khám phá và mơ hình hồi quy. Trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức,
tác giả đã tiến hành nghiên cứu sơ bộ. Để thu thập thông tin định tính, tác giả cùng
nhóm thảo luận gồm 20 thành viên là sinh viên ngành Công nghệ thông tin thuộc
các trường trên địa bàn Tp. HCM thảo luận nhóm tập trung và được tác giả chuẩn bị
trước các câu hỏi liên quan đến đề tài
Qua nghiên tác giả đã tìm ra được các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn

trường Đại học của sinh viên ngành Công nghệ thông tin trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh. Các yếu tố đó gồm: (1) Truyền thông; (2) Điều kiện học tập, (3) Danh
tiếng trường Đại học; (4) Tài chính hợp lý; (5) Chuẩn chủ quan
Dựa trên kết quả nghiên cứu có được, tác giả mạnh dạn đề xuất các gợi ý
nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh cho các trường Đại học có đào tạo
ngành Công nghệ thông tin trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Mặt khác, tác giả
cũng rút ra những mặt hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực tế tuyển sinh những năm gần đây, các trường đại học đối mặt với hàng
loạt các khó khăn. Một là, sự chuyển biến trong “thị trường” tuyển sinh, lượng cung
tăng do các trường đại học thành lập mới, mở rộng tuyển sinh, lượng cầu cũng tăng
nhưng học sinh THPT có nhiều sự lựa chọn khác hấp dẫn hơn như du học, đi làm,
học nghề... Hai là, các trường đại học luôn mong muốn thu hút những học sinh
THPT có đủ năng lực, yêu thích ngành nghề lựa chọn, trong khi nhiều học sinh
THPT lựa chọn trường đại học cịn cảm tính, thiếu hiểu biết về ngành nghề lựa chọn
dẫn đến sự chán nản, lãng phí trong suốt quá trình đào tạo. Ba là, các trường đại học
đã tập trung nguồn lực nhiều hơn vào các chiến dịch truyền thông nhằm cung cấp
cho sinh viên tiềm năng những thông tin cần thiết và nâng cao vị thế của trường
trong xã hội nhưng không phải tất cả nỗ lực truyền thông nhằm thu hút sinh viên
của các trường đã được triển khai đúng hướng, hiệu quả.
Số lượng các trường Đại học trong và ngoài nước càng ngày càng mở rợng, vì
thế học sinh THPT có nhiều sự lựa chọn đa dạng, khi tự chủ đại học được triển khai
trên mọi phương diện thì cơng tác tủn sinh của các trường đại học được đẩy
mạnh, đặc biệt chú trọng vào các ngành học có sức cạnh tranh cao. Theo dự đoán
tới năm 2020, Việt Nam thiếu hụt hơn 500.000 nhân sự Công nghệ thông tin; chỉ

riêng tại TP.HCM, theo số liệu của trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin
thị trường lao động TP.HCM giai đoạn 2020-2025 thị trường sẽ cần thêm hơn
16.000 lao động ngành công nghệ thông tin mỗi năm điều đó chứng tỏ ngành công
nghệ thông tin đang trở thành ngành đào tạo hàng đầu, thu hút lượng lớn học sinh
đăng ký và lựa chọn. Các nguyện vọng chọn ngành Công nghệ thông tin tại kỳ thi
THPT Quốc gia năm 2019 tăng đột biến về số lượng.
Tuy vậy, để tuyển được những sinh viên tốt, cam kết với việc học và đảm bảo
chất lượng đầu ra thì các trường đại học có chương trình đào tạo ngành CNTT cũng
khó tránh khỏi các khó khăn kể trên.


2

Trong bối cảnh này, việc tăng cường tính cạnh tranh của các chương trình đào
tạo, nâng cao chất lượng truyền thơng là hết sức cần thiết. Chính vì vậy tác giả tiến
hành nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của
sinh viên ngành Công nghệ thơng tin trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” nhằm
xác định, đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố then chốt đến quyết định chọn
ngành học Công nghệ thông tin giúp nâng cao công tác tuyển sinh của các trường
Đại học. Bên cạnh đó nghiên cứu sẽ góp phần tìm ra giải pháp giúp cho các bạn học
sinh THPT có thêm thơng tin, kỹ năng lựa chọn trường Đại học phù hợp đặc biệt
các bạn quan tâm đến ngành Công nghệ thông tin.
Mục tiêu nghiên cứu
 Mục tiêu nghiên cứu
- Thứ nhất, khám phá các yếu tố chính tác động đến quyết định chọn trường

Đại học có chương trình đào tạo ngành Công nghệ thông tin ở thành phố Hồ Chí
Minh và phát triển thang đo những yếu tố này.
- Thứ hai, xây dựng và kiểm định mơ hình về mối quan hệ giữa các yếu tố tác


động và quyết định chọn trường Đại học có chương trình đào tạo ngành Công nghệ
thông tin ở thành phố Hồ Chí Minh của sinh viên năm nhất, từ đó xác định mức độ
tác động (tầm quan trọng) của các yếu tố này.
- Thứ ba, đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nâng cao hiệu quả công tác

tuyển sinh tại các trường Đại học có chương trình đào tạo ngành Cơng nghệ thơng
tin ở thành phố Hồ Chí Minh.
 Câu hỏi nghiên cứu
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của sinh

viên ngành công nghệ thông tin trên địa bàn Tp. HCM?
- Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến quyết định chọn trường của

sinh viên được đánh giá như thế nào?
- Trường Đại học cần làm gì trong việc hoạch định chính sách và các giải pháp

thu hút sinh viên?


3

1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại
học có chương trình đào tạo ngành Công nghệ thông tin ở thành phố Hồ Chí Minh
của sinh viên.
- Đối tượng khảo sát là những sinh viên năm nhất tại các trường đại học có
chương trình đào tạo ngành Cơng nghệ thơng tin ở thành phố Hồ Chí Minh.
1.2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: nghiên cứu này chỉ thực hiện đối với sinh viên các trường đại

học có chương trình đào tạo ngành Cơng nghệ thơng tin tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Về không gian: Thực hiện nghiên cứu trên mẫu dữ liệu thu thập tại Đại học
Công nghệ thông tin – Đại học Quốc Gia TP.HCM, Đại học Bách Khoa, Đại học
Ngoại ngữ Tin học, Đại học FPT.
- Về thời gian:
+ Các học thuyết cơng trình nghiên cứu từ Chapman, Kee Ming, Jackson,
Litten, Trần Văn Quí và Cao Hào Thi, Nguyễn Phương Toàn.
+ Khảo sát đối tượng nghiên cứu trong năm 2020.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp định tính và phương
pháp định lượng. Quy trình nghiên cứu trong đề tài được thực hiện theo hai giai
đoạn nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
Trong giai đoạn nghiên cứu định tính, nghiên cứu này sẽ sử dụng phương pháp
phỏng vấn nhóm. Sau khi lược khảo lý thuyết và các nghiên cứu trước đây về sự lựa
chọn, tác giả sẽ xây dựng dàn bài phỏng vấn và tiến hành phỏng vấn nhóm (đối
tượng thực hiện phỏng vấn là các sinh viên năm nhất ngành công nghệ thông tin) để
xây dựng các biến đo lường sự lựa chọn nhằm xây dựng bảng câu hỏi khảo sát cho
giai đoạn nghiên cứu định lượng.


4

Trong giai đoạn nghiên cứu định lượng, nghiên cứu này sẽ sử dụng phương
pháp khảo sát để khảo sát sinh viên năm nhất ngành công nghệ thông tin tại các
trường đại học trên địa bàn TP. HCM. Bảng câu hỏi được xây dựng từ phương pháp
phỏng vấn nhóm sẽ được sử dụng để khảo sát khoảng 150 sinh viên năm nhất theo
học ngành công nghệ thông tin của các trường đại học khác nhau trên địa bàn TP.
HCM. Phương pháp chọn mẫu được thực hiện theo phương pháp thuận tiện. Dữ liệu
thu thập được sẽ được xem xét nhằm loại bỏ những bảng trả lời không đủ tiêu chuẩn
và chỉ giữ lại những bảng trả lời đủ tiêu chuẩn. Sau đó dữ liệu được đưa vào phần

mềm SPSS để phân tích và xử lý dữ liệu.
1.4. Kết cấu của luận văn
Luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của
sinh viên ngành Công nghệ thông tin trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” ngoài
phần mở đầu và kết luận gồm 5 chương với nội dung như sau:
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu
Trình bày tính cấp thiết của đề tài, xác định vấn đề nghiên cứu, mục tiêu
nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu
Trình bày về những cơ sở lý thuyết của đề tài và đề xuất mơ hình nghiên cứu,
trong đó sơ lược về mợt số khái niệm và các mơ hình, các nghiên cứu trước đây có
liên quan đến đề tài.
Chương 3: Thiết kế nghiên cứu
Từ các mơ hình trên, trong chương 3 tác giả dùng phương pháp nghiên cứu
định tính để điều chỉnh, hồn thiện thang đo cho mô hình nghiên cứu đề xuất. Sau
đó, dùng phương pháp nghiên cứu định lượng để điều tra, khảo sát với thang đo
chính thức để đạt được 1 mẫu đủ lớn đưa vào phân tích ở chương sau.
Chương 4: Phân tích dữ liệu và Kết quả nghiên cứu
Trong Chương 4, tác giả sẽ mô tả mẫu khảo sát theo các đặc điểm về bản thân
sinh viên: giới tính, hợ khẩu, trường đại học đang theo học. Đồng thời tác giả trình


5

bày chi tiết các bước xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS và đưa ra các yếu tố ảnh
hưởng đến quyết định chọn trường đại học của sinh viên ngành cơng nghệ thơng tin
trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Chương 5 sẽ trình bày tóm tắt, đánh giá tởng hợp về kết quả nghiên cứu, thảo
luận và kiến nghị một số giải pháp đối với các trường đại học nhằm thu hút học sinh

THPT trong việc chọn trường đại học nhằm mục đích tạo điều kiện tốt nhất cho học
sinh THPT trong việc nắm bắt thông tin để chọn trường đại học một cách thích hợp
nhất. Bên cạnh đó, trong chương 5 tác giả cũng đưa ra những ý nghĩa đóng góp của
đề tài, những mặt còn hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.


6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Các khái niệm liên quan
Giáo dục đại học:
Theo Ronald Barnet (1992) có 4 khái niệm thơng dụng về giáo dục đại học:
(1) Giáo dục đại học là một dây chuyền sản xuất mà đầu ra là nhân lực đạt
chuẩn: với quan điểm này, giáo dục đại học là một quá trình trong đó người học
được quan niệm như những sản phẩm được cung ứng ra thị trường lao động. Như
vậy, giáo dục đại học trở thành “đầu vào” tạo nên sự phát triển và tăng trường của
thương mại và công nghiệp.
(2) Giáo dục đại học là đào tạo để trở thành nhà nghiên cứu.Với quan điểm
này giáo dục đại học là thời gian chuẩn bị để hình thành nên những nhà khoa học và
nghiên cứu thực sự.
(3) Giáo dục đại học là quản lý việc tổ chức giảng dạy một cách hiệu quả.
Hoạt động giảng dạy là cốt lõi của một trường đại học do vậy các trường phải quản
lý việc giảng dạy để nâng cao chất lượng.
(4) Giáo dục đại học là mở rộng cơ hội trong cuộc sống cho người học. Như
vậy, giáo dục đại học xem như là một cơ hội tốt để học viên nâng cao, phát triển,
hình thành thêm nhận thức bản thân.
Như vậy, các khái niệm này đã thể hiện tính liên hồn và làm rõ giáo dục đại
học là cơ hội cho người học được tham gia vào quá trình phát triển bản thân bằng
cách học tập thường xuyên và linh hoạt nhằm cung cấp đầu ra cho thi trường lao
động.

Đặc điểm của dịch vụ giáo dục đại học
Theo cách tiếp cận của WTO, giáo dục nói chung, giáo dục đại học nói riêng
là mợt loại hình cung cấp dịch vụ mà ở đó khách hàng là người học, người sử dụng
lao động, phụ huynh...với những nhu cầu rất đa dạng và phong phú. Với góc nhìn
của dịch vụ chun mơn, trường đại học là tổ chức cung cấp dịch vụ giáo dục có
trình đợ cao trong đó trực tiếp là đợi ngũ “nhân viên học thuật” gồm các chuyên gia,


7

giảng viên. Vì vậy, hoạt đợng của các tở chức này mang đầy đủ tính chất đặc thù
của dịch vụ là: tính vơ hình, tính khơng tách rời giữa cung cấp và tiêu dùng dịch vụ,
tính không đồng đều về chất lượng và tính khơng dự trữ được (Zeithaml và cộng sự,
1985).
Tính vô hình: các chương trình đào tạo/giáo dục mang tính vơ hình, người học
khơng thể nhận biết, hình dung, dùng thử trước khi học, không đánh giá được chất
lượng sau khi học.
Tính khơng tách rời giữa cung cấp và tiêu dùng: Quá trình dạy học và học xảy
ra đồng thời, tại một địa điểm và thời gian nhất định.
Tính không đồng đều về chất lượng: chương trình học không thể được cung
cấp hàng loạt, tập trung như sản x́t hàng hố. Các trường khó kiểm tra chất lượng
theo một tiêu chuẩ̉n thống nhất. Mặt khác, sự cảm nhận của người học về chất
lượng chương trình học lại chịu tác động mạnh bởi kỹ năng, thái độ của giảng viên
(người cung cấp dịch vụ). Sức khoẻ, sự nhiệt tình của giảng viên có thể thay đởi vào
các thời điểm giảng dạy khác nhau (buổi sáng và buổi chiều), cũng có thể chịu ảnh
hưởng của bối cảnh giảng dạy như bầu khơng khí phịng học, đối tượng nghe giảng
(tích cực hay thụ đợng). Do vậy, rất khó có thể đạt được sự đồng đều về chất lượng
giảng dạy ngay trong mợt ngày. Có nhiều giảng viên dạy cùng mợt mơn thì càng
khó đảm bảo tính đồng đều về chất lượng của mơn học.
Tính khơng dự trữ được: chương trình học chỉ tồn tại vào thời gian mà nó

được cung cấp cho người học, khơng thể dự trữ được.
Tính khơng chủn quyền sở hữu được: khi quyết định tham gia chương trình
đào tạo nào thì người học chỉ được quyền tham gia học, được hưởng lợi ích mà
chương trình mang lại trong một thời gian nhất định mà không thể chuyển cho ai
được.
Trong nghiên cứu này, tác giả đồng thuận rằng các trường đại học là các tổ
chức cung ứng dịch vụ giáo dục đại học với các lĩnh vực chuyên môn khác nhau,
với tư cách này các trường đại học sẽ hồn thiện các tiêu chí chất lượng, quản lý và


8

có chiến lược marketing hiệu quả nhằm thu hút và cung ứng đến “khách hàng” của
họ những dịch vụ giáo dục đại học chất lượng tốt nhất.
Công nghệ thông tin: Có rất nhiều khái niềm về cơng nghệ thơng tin. Theo
M. Grauer (2001), công nghệ thông tin bao gồm bất kỳ hình thức cơng nghệ nào,
các thiết bị hay kỹ thuật được sử dụng bởi một doanh nghiệp, tổ chức xử lý thông
tin. Hay theo Charles (2011),công nghệ thông tin có thể được định nghĩa rợng rãi là
việc sử dụng máy tính, phần mềm (hệ điều hành/cơng cụ và ứng dụng), thông tin
liên lạc và mạng để đảm bảo rằng nhu cầu thông tin của một tổ chức.
Ở Việt Nam, theo Nghị quyết Chính phủ 49/CP ngày 4 tháng 8 năm 1993,
công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công
cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai
thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài ngun thơng tin rất phong phú và tiềm
năng trong mọi lĩnh vực hoạt đợng của con người và xã hợi.
Nhìn chung, cơng nghệ thông tin là một thuật ngữ bao gồm phần mềm, mạng
lưới internet, hệ thống máy tính sử dụng cho việc phân phối và xử lý dữ liệu, trao
đổi, lưu trữ và sử dụng thơng tin dưới hình thức khác nhau.
Ngành công nghệ thông tin: Ngành công nghệ thông tin ở các trường đại học
trên các quốc gia sẽ bao gồm nhiều chuyên ngành khác nhau. Hiện nay, ngành Công

nghệ thông tin ở Việt Nam thường phân chia thành 5 chuyên ngành phở biến: Khoa
học máy tính, kỹ thuật máy tính, hệ thống thơng tin, mạng máy tính truyền thơng,
kỹ thuật phần mềm (Đại học Greenwich, 2020).
Quyết định: là quá trình cân nhắc và lựa chọn một phương án phù hợp dựa
trên các phương án sẵn có. Khi lựa chọn mợt phương án mà người lựa chọn cho
rằng tốt nhất, người phải dựa trên sự phân tích các mặt hiệu quả và rủi ro có thể xảy
ra, các thiệt hại khi khơng lựa chọn các phương án cịn lại có thể đưa đến. Tuy
nhiên, tùy vào mục tiêu và hoàn cảnh cụ thể, người đưa ra quyết định phải lựa chọn
phương án tốt nhất, dự đoán các tình huống có thể diễn ra và giải quyết các tình
huống đó.


9

Quyết định chọn sử dụng dịch vụ: là quá trình người tiêu dùng cân nhắc để
chọn ra một đơn vị cung cấp dịch vụ phù hợp nhất để sử dụng dựa trên các hiểu biết
của bản thân về sản phẩm dịch vụ đó và các nguồn lực của bản thân. Theo Philip
Kotler (2013), tiến trình quyết định mua của người tiêu dùng có thể được mơ hình
hóa thành năm giai đoạn: Ý thức về nhu cầu (problem/need recognition), tìm kiếm
thơng tin (imformation search), đánh giá các phương án (evalution of alternatives),
quyết định mua (purchase dicision) và hành vi sau khi mua (postpurchase behavior).
Như vậy, tiến trình quyết định mua của người tiêu dùng đã bắt đầu trước khi việc
mua thực sự diễn ra và còn kéo dài sau khi mua.
Quyết định chọn trường đại học: Theo Hossler và các cộng sự (1989), quyết
định chọn trường Đại học là một quá trình phức tạp, đa giai đoạn trong đó mợt cá
nhân phát triển những nguyện vọng để tiếp tục giáo dục chính quy sau khi học trung
học, tiếp theo sau đó bởi một quyết định theo học một trường đại học cụ thể, cao
đẳng hoặc quá trình đào tạo của một tổ chức hướng nghiệp tiên tiến.
Nếu xem trường đại học là công ty, dịch vụ giáo dục là thương mại dịch vụ,
học viên, sinh viên là khách hàng thì họ chính là người trực tiếp hưởng thụ dịch vụ

giáo dục, chính vì thế họ có quyền phát biểu ý kiến về chất lượng giáo dục, dựa vào
đó để lựa chọn một trường phù hợp với điều kiện và kỳ vọng của bản thân
Như vậy, mợt cách tởng qt có thể hiểu quyết định chọn trường của sinh viên
là kết quả của sự lựa chọn các cơ sở giáo dục – đào tạo đáp ứng yêu cầu của người
học thông qua tìm hiểu các nguồn thơng tin khác nhau.
2.2. Cơ sở lý thuyết của nghiên cứu
2.2.1. Thuyết hành động hợp lý (TRA)
Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA) được Ajzen và
Fishbein xây dựng từ cuối thập niên 60 của thế kỷ 20, được hiệu chỉnh mở rộng
trong thập niên 70 và được xem là học thuyết tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu
tâm lý xã hội (Eagly và Chaiken 1993; Olson và Zanna 1993; Sheppard, Hartwick
và Warshaw 1988). Thuyết TRA được sử dụng để dự báo hành vi tự nguyện và giúp
đỡ những người khác trong việc nhận ra yếu tố tâm lý của mình. Nó được thiết kế


10

dựa trên giả định rằng con người thường hành động mợt cách hợp lý, họ xem xét
các thơng tin có sẵn xung quanh và những hậu quả từ hành động của họ.
Theo TRA, hành vi được quyết định bởi ý định thực hiện hành vi đó. Ý định là
trạng thái nhận thức ngay trước khi thực hiện hành vi; là mợt yếu tố dẫn đến thực
hiện hành vi. Vì thế, ý định hành vi (Behavior Intention - BI) là yếu tố quan trọng
nhất dự đoán hành vi và chịu ảnh hưởng bởi hai yếu tố là thái độ đối với hành vi
(Attitude Toward Behavior - AB) và chuẩn chủ quan (Subjective Norm - SN), đóng
vai trò như các chức năng để mợt người dẫn đến thực hiện hành vi (Hình 2.1).
Nghĩa là, ý định hành vi (BI) là một hàm gồm thái độ đối với hành vi và chuẩn
chủ quan đối với hành vi đó. BI = W1.AB + W2.SN. Trong đó, W1 và W2 là các
trọng số của thái độ (AB) và chuẩn chủ quan (SN). Thái độ (Attitude Toward
Behavior) là yếu tố cá nhân thể hiện niềm tin tích cực hay tiêu cực, đồng tình hay
phản đối của một người đối với hành vi và sự đánh giá đối với kết quả của hành vi

đó. Chuẩn chủ quan (Subjective Norms) là nhận thức, suy nghĩ về những người ảnh
hưởng (có quan hệ gần gũi với người có ý định thực hiện hành vi như: người thân
trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp) cho rằng nên thực hiện hay không nên thực
hiện hành vi (Ajzen 1991, tr. 188).

Niềm tin về hậu
quả của hành vi

Thái độ đối với
hành vi

Niềm tin quy
chuẩn về hành vi

Chuẩn chủ quan

Ý định thực hiện
hành vi

Hành
vi

Ảnh hưởng
Phản hồi
Hình 2.1. Mơ hình thuyết hành động hợp lý (TRA)
(Nguồn: Ajzen & Fishbein, 1975)


11


Hạn chế mơ hình TRA: Hạn chế lớn nhất của thuyết này là hành vi của một
cá nhân đặt dưới sự kiểm soát của ý định. Nghĩa là, thuyết này chỉ áp dụng đối với
những trường hợp cá nhân có ý thức trước khi thực hiện hành vi. Vì thế, thuyết này
không giải thích được trong các trường hợp: hành vi khơng hợp lý, hành đợng theo
thói quen, hoặc hành vi được coi là không ý thức (Ajzen, 1985).
2.2.2. Thuyết hành vi hoạch định (TPB)
Trên cơ sở thuyết hành động hợp lý của Ajzen và Fishbein (1975), Ajzen
(1991) phát triển Thuyết hành vi hoạch định (Theory of Planed Behavior - TPB) để
dự báo và làm sáng tỏ hành vi con người trong mợt bối cảnh cụ thể. Nó sẽ cho phép
dự đoán cả những hành vi khơng hồn tồn điều khiển được với giả định mợt hành
vi có thể được dự báo hoặc được giải thích bởi ý định để thực hiện hành vi đó
(Kolvereid 1996). Theo đó, TPB cho rằng ý định là nhân tố động cơ dẫn đến hành
vi và được định nghĩa như là mức độ nỗ lực cá nhân để thực hiện hành vi. Ý định là
tiền đề gần nhất của hành vi và được dự đoán lần lượt bởi thái độ; chuẩn chủ quan
và nhận thức kiểm sốt hành vi (Hình 2.2).

KỲ VỌNG
Niềm tin về
hành vi

Thái độ đối với
hành vi

Niềm tin về
chuẩn chủ quan

Chuẩn chủ quan

Niềm tin về
kiểm soát


Nhận thức kiểm
soát hành vi

HÀNH
VI

Ý ĐỊNH

Kiểm soát hành
vi thực sự

Hình 2.2. Mơ hình thuyết hành vi hoạch định (TPB)
Nguồn: Ajzen, 1991


12

- Thái độ (Attitude Toward Behavior - AB) được hiểu như là cảm xúc tích cực
hay tiêu cực cá nhân bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tâm lý và các tình huống đang gặp
phải. Mợt sinh viên có thể có mợt thái đợ tích cực đối với cơng việc kinh doanh vì
cha hoặc mẹ của sinh viên đó là một doanh nhân. Các yếu tố khác ảnh hưởng đến
thái độ đối với hành vi kinh doanh, như: sẵn sàng chấp nhận rủi ro, quỹ tích kiểm
sốt, sự tự do, độc lập,... (Krueger và cộng sự 2000).
- Chuẩn chủ quan (Subjective Norm - SN) hay cảm nhận về ảnh hưởng từ phía
cợng đồng xã hợi được định nghĩa là “nhận thức về áp lực xã hội đến thực hiện hoặc
không thực hiện hành vi” (Ajzen 1991). Đó là ảnh hưởng của những người quan
trọng và gần gũi có thể tác động đến cá nhân thực hiện hành vi.
- Nhận thức kiểm soát hành vi (Perceived Behavirol Control - PBC) phản ánh
việc dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi và việc thực hiện hành vi đó có bị

kiểm sốt, hạn chế hay khơng. Ajzen (1991) đề nghị rằng nhân tố kiểm sốt hành vi
tác đợng trực tiếp đến ý định thực hiện hành vi và nếu chính xác trong nhận thức
của mình, thì kiểm sốt hành vi cịn dự báo cả hành vi.
TPB giả định thêm rằng những phần hợp thành ý định lần lượt được xác định
bởi kỳ vọng nổi bật nhất và ước lượng kỳ vọng cho mỗi thành phần đó. Trong đó,
kỳ vọng về thái đợ đối với mợt hành vi có sẵn, hoặc kỳ vọng cụ thể về kết quả của
việc thực hiện hành vi; kỳ vọng về chuẩn chủ quan đó là nhận thức của những
người quan trọng khác là tán thành hay không tán thành thực hiện hành vi; kỳ vọng
về nhận thức kiểm soát hành vi liên quan tới những điều kiện thuận tiện hay cản trở
việc thực hiện hành vi.
Ajzen (1988) khẳng định những kỳ vọng này là những thông tin nền tảng của
hành vi và nguyên nhân dẫn đến hành vi một cách cơ bản là bởi những kỳ vọng này
(Scholten, Kemp và Ompta 2004). Vì thế, sự thay đởi mợt trong những kỳ vọng trên
có thể dẫn đến sự thay đổi về hành vi. Dựa vào nguyên nhân căn bản này, một số
nhà nghiên cứu đã tạo ra sự can thiệp để thay đổi kỳ vọng để xác định xem người ta
có thay đổi hành vi hay không. Một số khác đã khám phá sự ảnh hưởng của chính
sách can thiệp bằng cách kiểm tra sự thay đởi kỳ vọng sau khi áp dụng chính sách.


13

TPB đã được áp dụng thành công để dự đoán và giải thích các hành vi khác nhau
như: quyết định bỏ phiếu, giảm cân, ngừng hút thuốc, vi phạm giao thông,... Trong
lĩnh vực kinh doanh, các nhà nghiên cứu thường chọn TPB làm khung lý thuyết cho
các nghiên cứu về quản trị và marketing.
Hạn chế của mơ hình TPB:
Thứ nhất, TPB chưa khắc phục được hết những hạn chế của TRA (Godin Kok,
1996). TPB đánh giá dựa trên những kỳ vọng, khi mợt trong số những kỳ vọng thay
đởi thì sẽ dẫn đến sự thay đổi về hành vi.
Thứ hai, thực tế các yếu tố để xác định ý định thì khơng giới hạn thái đợ, ảnh

hưởng xã hợi và kiểm sốt hành vi (Ajzen, 1991). Vì thế, nhiều nghiên cứu thực
nghiệm cho thấy rằng chỉ có 40% biến thiên ý định của hành vi có thể được giải
thích bằng TPB (Ajzen, 1991, Werner). Nghĩa là, có thể mở rộng các yếu tố khác
cũng có ảnh hưởng đến ý định hành vi
2.3. Một số nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường
2.3.1. Nghiên cứu của Chapman (1981)
Chapman cho rằng việc chọn trường đại học của học sinhTHPT là do ảnh
hưởng của 2 thành phần: thành phần nhóm yếu tố đặc thù cá nhân bao gồm các yếu
tố ảnh hưởng như: tình trạng kinh tế xã hội, năng lực, kết quả học tập ở THPT, mức
độ giáo dục mong đợi và thành phần các yếu tố bên ngồi nhóm thành 3 loại:
(1) người thân, (2) nhóm đặc điểm của trường đại học; (3) nỗ lực giao tiếp của
trường đại học trong giao tiếp với học sinh THPT.
- Tình trạng kinh tế xã hội: Tầm quan trọng của tình trạng kinh tế xã hợi được
biểu thị theo những cách khá phức tạp. Những sinh viên thuộc những gia đình có
tình trạng kinh tế xã hợi khác nhau không chỉ bước vào cấp giáo dục cao hơn với tỷ
lệ khác nhau, mà họ còn tự phân bố khác nhau qua các trường đại học, cao đẳng. Cụ
thể, những sinh viên thuộc gia đình có tình trạng kinh tế xã hợi cao thì có khảnăng
hơn để học ở những trường đại học và cao đẳng bốn năm so với những học sinh
tḥc gia đình có tình trình trạng kinh tế xã hợi trung bình hoặc thấp hơn. Thu nhập


14

gia đình, mợt phương diện quan trọng của tình trạng kinh tế xã hội. Nó có tác động
trực tiếp đến việc chọn lựa trường đại học vì nó tương tác đến chi phí tở chức giáo
dục và hỗ trợ tài chính. Những học sinhtḥc gia đình có thu nhập cao hơn thường
chọn trường đại học tư, những học sinh thuộc gia đình có thu nhập trung bình thì có
khuynh hướng chọn những đại học công, và những học sinh thuộc gia đình có thu
nhập thấp hơn thì có khuynh hướng chọn trường cao đẳng cộng đồng tư hoặc công
lập.

- Năng lực: Năng lực và thành tích học tập có liên hệ chặt chẽ với việc ứng
tuyển vào đại học của học sinh. Vì cả 2 loại này thường được sử dụng rộng rãi bởi
những trường đại học mô tả phạm vi các ứng viên cạnh tranh và cuối cùng như một
điều cơ bản là để sàng lọc các ứng viên. Bên cạnh đó, học sinh thường có khuynh
hướng tự chọn lựa các trường đại học phù hợp với năng lực của họ (chọn trường đại
học với học sinh có năng lực tương tự họ).
- Mức độ giáo dục mong đợi/kỳ vọng giáo dục: Mức độ giáo dục mong đợi và
kỳ vọng giáo dục đều ảnh hưởng đến kế hoạch học đại học của học sinh. Tuy vậy,
chúng tác động theo những cách khác nhau. Kỳ vọng nói về việc mợt người nhận
thức sẽ làm hoặc sẽ hoàn tất việc gì đó trong tương lai, nó bao gồm một con số ước
tính của thực tế, mợt sự đánh giá về thành tích trong tương lai. Mức độ giáo dục
mong đợi là những ao ước hoặc những ước muốn bày tỏ những hy vọng của một cá
nhân về tương lai. Mức độ giáo dục và kỳ vọng giáo dục có liên quan đến việc chọn
trường đại học.
- Người thân: Trong việc lựa chọn trường đại học, học sinhđược thuyết phục
mạnh mẽ bởi lời nhận xét và lời khuyên của bạn bè và gia đình của họ. Ảnh hưởng
của nhóm này hoạt đợng theo 3 cách: (1) những lời nhận xét hình thành kỳ vọng của
sinh viên trường đại học đó sẽ ra sao; (2) họ đưa ra lời khuyên trực tiếp về việc nên
học đại học ở đâu; (3) trong trường hợp bạn bè thân thiết thì nơi chốn những người
bạn học đại học này sẽ ảnh hưởng đến quyết định của HS.
- Đặc điểm trường đại học: Địa điểm, chi phí, môi trường khuôn viên đại học
và các chương trình đào tạo sẵn có trong mô hình này như là những đặc điểm cố


15

định tương đối của trường đại học. Những đặc điểm này có khuynh hướng định
nghĩa trường đại học trong ngắn hạn.
+ Địa điểm: những học sinhở khu vực có nhiều trường đại học thì ít có khuynh
hướng đi học xa đến trường đại học như những học sinhở vùng nông thơn khơng có

nhiều trường đại học. Những HS có khả năng cao mà ít có nhu cầu về tài chính thì
xem xét mợt phạm vi trường đại học rợng lớn hơn so với những học sinhcó khả
năng ít hơn mà cần sự trợ giúp về mặt tài chính.
+ Chi phí: Chi phí có lẽ có ảnh hưởng nhiều đến việc chọn trường đại học của
học sinh. học sinhthường có khuynh hướng chọn lựa trong số nhiều truờng đại học
dựa vào điều cơ bản là thu nhập gia đình. Tại những trường đại học tư nhân, học
sinhthường xuyên nhận diện chi phí là nhân tố quan trọng trong quyết định chọn
trường của họ.
+ Hỗ trợ về tài chính: Ảnh hưởng của hỗ trợ tài chính là mợt trong những vấn
đề được nghiên cứu rộng rãi trong việc chọn trường đại học. Nếu những chi phí tạo
ra vật cản cho việc học đại học, thì hỗ trợ tài chính được giả định phải làm tăng các
chọn lựa trường đại học của học sinh.
+ Các chương trình đào tạo sẵn có: học sinh chọn những trường đại học mà họ
tin tưởng rằng có thể nhận được những khóa học mà họ cần để học tiếp lên cao hoặc
tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp. Thực vậy, những khóa học là có sẵn và những
lợi ích họ nhận được từ khóa học đó là những đặc điểm quan trọng nhất mà học
sinhtìm kiếm khi chọn trường đại học.
- Nỗ lực của trường đại học trong việc giao tiếp với học sinh: Việc thu thập
thông tin từ những học sinh năm cuối THPT có tác đợng tích cực đến kỳ vọng của
họ. Điều này có nghĩa là những học sinh có hy vọng đi học tiếp lên đại học thì có
khuynh hướng tích cực tìm kiếm thơng tin về trường đại học đó. Tương tự như vậy,
những chuyến viếng thăm trường trung học bởi các nhân viên làm công tác tuyển
sinh và những chuyến viếng thăm trường đại học bởi những học sinh được đánh giá
là họat đợng tủn sinh hiệu quả nhất. Ngồi ra, Chapman cũng nghiên cứu sự ảnh
hưởng cụ thể của các tài liệu hướng dẫn tuyển sinh đại học sẵn có. Ơng cho rằng,


16

các tài liệu tuyển sinh đại học nên được đặc biệt quan tâm, vì nó đóng mợt vai trị

rất quan trọng trong việc quyết định chọn trường đại học của học sinh. Mức đợ khó
hiểu của các tài liệu này cũng sẽ là một rào cản lớn cho học sinh khi họ muốn hiểu
được nội dung của các thông tin được cung cấp.
Hạn chế của nghiên cứu: Nghiên cứu của Chapman thực hiện tại các trường
đại học ở Mỹ nên có sự sàng lọc các ứng viên từ các tiêu chuẩn do các nhà trường
đặt ra, vì thế sẽ có những khác biệt với các mơi trường khác.
Nhóm các yếu tố cá nhân
Tình trạng
kinh tế xã
hợi

Mức đợ
giáo dục
mong đợi

Năng lực

Kết quả học
tập ở bậc
THPT

Sự chọn lựa sinh viên
của trường đại học

Nhóm các yếu tố bên ngồi
Người thân

Vào trường đại
học


Bố mẹ
Bạn bè
Những người liên quan
ởtrường THPT
Những đặc điểm của
trường đại học
Chi phí/sự hỗ trợ tài chính
Địa điểm
Các chương trình đào tạo
sẵn có

Kỳ vọng chung về
c̣c sống đại học

Sự chọn lựa trường
đại học của sinh viên

Nỗ lực của trường ĐH
trong giao tiếp
với học sinh
Tài liệu có sẵn
Tham quan trường đại học
Sự kết nạp/tủn mợ

Hình 2.3. Mơ hình chọn trường đại học của Chapman
(Nguồn: Chapman, 1981)


×