Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Tài liệu Nhà Hậu Lê 2 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.34 KB, 5 trang )

Nhà Hậu Lê
Mở rộng lãnh thổ
Đánh Chiêm Thành
Vua Chiêm Thành là Trà Toàn bỏ tiến cống nhà Lê, thường xâm lấn biên
giới phía nam Đại Việt. Năm 1470, Trà Toàn sai sứ thần sang cầu viện
nhà Minh, thân hành đem 10 vạn quân thủy, bộ cùng voi ngựa đến đánh
úp Hóa Châu. Viên tướng trấn giữ Hóa Châu Phạm Văn Hiển chống
không nổi, phải đóng cửa thành chống giữ, cho người phi ngựa đem văn
thư cáo cấp về kinh đô Thăng Long.
Quân đội nhà Lê thời Thánh Tông đã được xây dựng rất hùng mạnh.
Tháng 10 năm 1470, vua Lê Thánh Tông sai sứ đem việc Chiêm Thành
đánh úp biên giới sang báo cáo với nhà Minh.
[12]
và thân chinh cầm
200.000 quân tiến vào đất Chiêm Thành.
Tháng 3 năm 1471, kinh đô Đồ Bàn của Chiêm Thành thất thủ. Theo Đại
Việt Sử Ký Toàn Thư, hơn 30.000 người Chiêm bị bắt, trong đó có chúa
Trà Toàn. 40.000 lính Chiêm Thành đã tử trận.
Bấy giờ 1 tướng Chiêm là Bô Trì Trì chạy về đất Phan Lung, cử sứ sang
cống và xin xưng thần với Đại Việt. Theo Việt Nam Sử Lược, vua Thánh
Tông có ý muốn làm cho Chiêm Thành yếu đi, mới chia đất Chiêm ra làm
3 nước, phong 3 vua: 1 nước gọi Chiêm Thành, 1 nước nữa là Hóa Anh
và 1 nước nữa là Nam Phan.
[13]
Sau khi Trà Toàn bị bắt, em là Trà Toại trốn vào núi, sai người sang cầu
cứu nhà Minh và xin phong vương. Được tin, Lê Thánh Tông sai Lê
Niệm đem 3 vạn quân vào đánh, Trà Toại bị bắt giải về kinh. Về sau, vua
nhà Minh sai sứ sang bảo Thánh Tông phải trả đất cho Chiêm Thành,
nhưng ông nhất quyết không chịu.
[14]
Sau chiến thắng, Lê Thánh Tông thực hiện chính sách mới, bình định và


Việt hóa dân chúng người Chiêm Thành và sát nhập lãnh thổ miền bắc
Chiêm Thành (từ đèo Hải Vân tới bắc Phú Yên ngày nay) vào Đại Việt.
Tháng 6 năm 1471, lãnh thổ miền bắc Chiêm Thành được lập thành thừa
tuyên Quảng Nam và vệ Thăng Hoa.
Đánh Bồn Man
Bồn Man, lãnh thổ gồm miền tây Nghệ An, Thanh Hóa, tỉnh Hủa Phăn
(Lào) và tỉnh Sơn La ngày nay, trước đây đã xin nội thuộc Đại Việt, đổi
thành châu Quy Hợp dưới quyền các tù trưởng họ Cầm, sau đó đổi thành
phủ Trấn Ninh, và đặt quan phủ huyện để trị vì. Nay Cầm Công, với sự
giúp đỡ của người Lão Qua, bèn đánh đuổi quân Đại Việt, rồi ra quân
chống giữ với quan quân.
Vua Lê Thánh Tông bèn ngự giá thân chinh, nhưng khi tới Phù Liệt, được
tin quân Đại Việt thắng Lão Qua thì rút về và cử Lê Niệm đem quân đi
đánh. Kết quả là những người Bồn Man ra hàng, tù trưởng là Cầm Công
cũng tử trận.
Sau đó, Thánh Tông phong người họ Cầm Công và Cầm Đông làm Tuyên
Úy Đại Sứ và đặt lại quan cai trị như trước, đặt vùng đất mới này là xứ
Trấn Ninh.
Đánh Lão Qua
Năm 1479, có tù trưởng xứ Bồn Man là Cầm Công làm phản, xúi giục
người Lão Qua cầm binh quấy nhiễu miền tây Đại Việt.
[15]
.
Lê Thánh Tông sai Thái uý Lê Thọ Vực cùng các tướng Trịnh Công Lộ,
Lê Đình Ngạn, Lê Lộng và Lê Nhân Hiếu chia quân làm 5 đạo đi từ Nghệ
An, Thanh Hóa và Hưng Hóa đánh đuổi quân Lão Qua tới sông Kim Sa
giáp với Miến Điện
[16]
. Quân Đại Việt toàn thắng.
[17]

.
Biên giới phía tây
Không chỉ đánh Bồn Man và Lão Qua, Đại Việt còn tấn công Muang
Phuan, Lan Xang (những vương quốc nằm phần lớn thuộc Lào ngày nay),
Ayutthaya, Chiang Mai (những vương quốc thuộc Thái Lan ngày nay).
Năm 1480, quân đội của Lê Thánh Tông lấn chiếm Nan, khu vực khi đó
thuộc Lan Na. Cuối cùng, quân Đại Việt tiến xa lên đến sông
Ayeyarwady của vương quốc Ava (thuộc Miến Điện ngày nay).
[cần dẫn nguồn]
Ngoại giao
Với Trung Quốc
Đại Việt bấy giờ có lệ xưng thần với nhà Minh, nhưng các vua Lê vẫn
phòng bị mặt bắc. Thỉnh thoảng hai bên vẫn xảy ra những vụ lấn cướp
biên giới qua lại, có những thổ dân sang quấy nhiễu, thì lập tức vua Lê
cho quan quân lên dẹp yên và cho sứ sang Trung Quốc để phân giải mọi
sự cho minh bạch. Suốt từ thời Lê Thái Tông đến Lê Thánh Tông, trong
gần 50 năm liên tục xảy ra những vụ tranh chấp vùng biên giới tây bắc
hoặc đông bắc, nhưng cuối cùng không xảy ra chiến tranh.
Lê Thánh Tông thường bảo với triều thần:

Ta phải giữ gìn cho cẩn thận, đừng dể ai lấy mất 1 phân núi, 1 tấc
sông do vua Thái Tổ để lại. ”
Đến thời Lê Thánh Tông, quân Đại Việt hùng mạnh, đi đánh Lào, Chiêm
nên gây được nhiều thanh thế, nhà Minh cũng phải lấy lễ nghĩa mà đãi
Đại Việt, quan hệ giữa hai nước vẫn được hoà bình.
[18]
.
Với các nước Đông Nam Á
Sau khi Đại Việt đánh hạ Chiêm Thành, nhiều vương quốc láng giềng
phía Tây bắt đầu cử sứ thần đến ra mắt và đưa cống phẩm. Nhà Minh dè

dặt phản đối việc làm của Lê Thánh Tông.
Năm 1485, Đại Việt đưa thêm Melaka (thuộc Malaysia ngày nay) vào
danh sách các nước chư hầu có nghĩa vụ cống phẩm cho Đại Việt, cùng
Chiêm Thành, Chân Lạp, Lan Xang, Chiang Mai, Ayutthaya và Java
(thuộc Indonesia ngày nay).
Biến loạn cung đình
Dù phát triển thịnh trị nhưng bên trong cung đình nhà Hậu Lê từ buổi đầu
thành lập và sau này vẫn hay xảy ra xung đột.
Quận Ai vương
Thời Lê Thái Tổ xảy ra tranh chấp ngôi thái tử giữa hai phe con trưởng
Lê Tư Tề và con thứ Lê Nguyên Long và phe Nguyên Long thắng thế.
Quốc vương Tư Tề, người đang nắm quyền giám quốc thay cha, bị kết
luận mắc chứng điên khùng và bị phế. Nguyên Long lên ngôi, tức là vua
Lê Thái Tông. Sau Tư Tề bị giam lỏng, cách ly với bách quan rồi bị em
giáng làm thứ dân và chết yểu, được gọi là Quận Ai vương.
Cùng việc giam lỏng Lê Tư Tề, Thái Tông an trí mẹ già Phạm Thị Nghiêu
(Phạm Huệ phi) về coi lăng vua Thái Tổ là Vĩnh Lăng (Thanh Hoá) vì bà
từng có ý phế bỏ Thái Tông lập vua khác
[19]
. Sau đó, vì lời tố cáo của một
số thị nữ về những lời oán vọng của Phạm Huệ phi, vua Thái Tông ra
lệnh ép bà tự sát.
Nguyễn Thị Anh
Vua Lê Thái Tông còn nhỏ lên ngôi nhưng đã tỏ ra là vị minh quân. Ông
trọng dụng các đại thần chính trực như Nguyễn Trãi, Nguyễn Xí, Đinh
Liệt, giáng chức bè đảng Lê Sát, Lê Ngân.
Vua Thái Tông có 4 người con là Nghi Dân, Khắc Xương, Bang Cơ, Tư
Thành. Vì các hoàng tử đều còn quá nhỏ (chỉ chênh nhau một vài tuổi)
nên đã xảy ra việc tranh chấp ngôi thái tử giữa các bà vợ vua Thái Tông.
Nghi Dân là con Trưởng của vua, con của bà Dương thị vốn đã được lập

làm thái tử từ nhỏ. Nhưng sau đó Nguyễn Thị Anh được vua sủng ái nên
năm 1441 vua nghe lời, truất ngôi của Nghi Dân, lập con bà này là Bang
Cơ lên làm thái tử. Bà mẹ của Khắc Xương vốn không được vua sủng ái
nên không thể tranh chấp ngôi thái tử. Tuy nhiên, nhiều người trong triều
dị nghị rằng, Nguyễn Thị Anh đã có thai trước khi vào cung và Bang Cơ
không phải là con vua Thái Tông. Cùng lúc đó, một bà phi khác của vua
là Ngô Thị Ngọc Dao lại có mang sắp sinh. Nguyễn Thị Anh sợ chuyện
bại lộ thì ngôi lớn sẽ thuộc về con bà Ngọc Dao nên tìm cách hại bà Ngọc
Dao. Bà này được vợ chồng Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ hết sức che
chở, mang đi nuôi giấu và sinh được hoàng tử Lê Tư Thành năm 1442.
Biết bà Ngọc Dao đã sinh con trai mà ngày càng nhiều người đồn đại về
dòng máu của Bang Cơ, nhân lúc con mình còn đang ở ngôi đương kim
thái tử, Nguyễn Thị Anh chủ động ra tay trước. Nhân dịp vua Thái Tông
về thăm Nguyễn Trãi, sợ Nguyễn Trãi gièm pha mình và nói tốt cho Tư
Thành nên bà sai người sát hại vua Thái Tông rồi đổ tội cho vợ chồng
Nguyễn Trãi. (xem chi tiết Vụ án Lệ Chi Viên)
Sau khi Thái Tông mất, Bang Cơ lên ngôi, tức là Lê Nhân Tông, Nguyễn
Thị Anh được làm thái hậu, nắm quyền trị nước.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×