Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Tư tưởng thân dân của Nguyễn Ái Quốc so với các bậc tiền bối. Vấn đề này ngày nay được Đảng và Nhà nước ta thực hiện như thế nào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.73 KB, 24 trang )

Tư tưởng Hồ Chí Minh Thân dân
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................3
NỘI DUNG.........................................................................................................4
I – TƯ TƯỞNG THÂN DÂN CỦA CÁC THẾ HỆ NGƯỜI VIỆT NAM......4
1. Tư tưởng thân dân trong chế độ phong kiến..................................................4
2. Tư tưởng thân dân của một số nhà cách mạng đầu thế kỉ XX......................8
II – TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ THÂN DÂN.......................................11
1. Trái tim yêu nước, thương dân.....................................................................11
2. Nhà nước Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân và vì dân......................13
3. Trung với nước, hiếu với dân.......................................................................15
4. Nền quốc phòng toàn dân.............................................................................16
III – VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG THÂN DÂN VÀO THỰC TẾ VIỆT NAM
HIỆN NAY.......................................................................................................19
1. Đảng và Nhà nước ta hiện nay với vấn đề thân dân....................................19
2. Giải pháp.......................................................................................................21
KẾT LUẬN.......................................................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................25
2
Tư tưởng Hồ Chí Minh Thân dân
LỜI MỞ ĐẦU
Ở đất nước Việt Nam, đã từ lâu nay, các em nhỏ hát vang lời ca: “Ai
yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng”. Có mấy người trên trái đất
này để lại muôn vàn tình thương yêu cho dân tộc mình và bạn bè trên thế
giới, cả lúc đương thời lẫn lúc đi xa, như Bác Hồ!
Gắn bó cả cuộc đời với dân tộc, vượt qua biết bao khó khăn, thử thách,
hiểm nguy, đưa nhân dân ta thoát khỏi kiếp đời nô lệ, giành được độc lập tự
do, Người là tấm gương sáng cho các thế hệ thanh niên Việt Nam. Từ những
cử chỉ, lời nói, việc làm, chuyện ăn, ở, đi lại, sống, chiến đấu, lao động và
học tập; đến đạo đức, nhân cách, tư tưởng của Bác đã để lại những dấu ấn rất
sâu đậm mà giản dị, thân quen, đã được nhân dân ta kể lại cho nhau nghe


như những huyền thoại, những kỉ niệm không thể nào quên. Đặc biệt, hệ
thống tư tưởng Hồ Chí Minh – hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về
những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, không chỉ là kim chỉ nam
cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng
con người của nhân dân Việt Nam mà cho đến hiện nay, trong công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội, tư tưởng của Người vẫn còn nguyên giá trị. Xuyên
suốt và nhất quán trong tư duy lý luận cũng như trong hoạt động thực tiễn
của Hồ Chí Minh chính là tư tưởng “thân dân”.
Vậy “thân dân” theo quan điểm của Hồ Chí Minh được hiểu như thế
nào, so sánh với các thế hệ đi trước? Và nó có còn giá trị trong thời kì hiện
nay? Với kiến thức còn nhiều hạn chế, được sự hướng dẫn của giảng viên
thạc sĩ Lê Thị Hoa, em xin trình bày về đề tài: “Tư tưởng thân dân của
Nguyễn Ái Quốc so với các bậc tiền bối. Vấn đề này ngày nay được Đảng
và Nhà nước ta thực hiện như thế nào.”
3
Tư tưởng Hồ Chí Minh Thân dân
NỘI DUNG
I – TƯ TƯỞNG THÂN DÂN CỦA CÁC THẾ HỆ NGƯỜI
VIỆT NAM.
1. Tư tưởng thân dân trong chế độ phong kiến
Thân dân được hiểu là yêu dân, coi trọng nhân dân, lấy dân làm gốc. Xã
hội phong kiến coi trọng giai cấp thống trị, vua tự nhận mình là “con trời”,
còn nhân dân lao động chỉ là “thảo dân”. Đó là những hạn chế lịch sử của
chế độ phong kiến. Tuy nhiên, những tư tưởng tiến bộ không phải là không
có, thậm chí có rất nhiều. Khổng Tử, gốc của Nho gia đã nói: "Quân vi
khinh, xã tắc thứ chi, dân vi bản", nghĩa là: vua không quan trọng, xã tắc
cũng chỉ là thứ yếu, quan trọng và cơ bản là dân.
Trải qua bốn nghìn năm lịch sử, yêu nước thương dân mãi là truyền
thống đặc sắc nhất của người Việt Nam. Lấy dân làm gốc cũng trở thành cẩm
nang của các nhà lãnh đạo, cầm quyền một lòng vì dân, vì nước. Và lịch sử

cũng đã chứng minh: đời vua nào minh đức, yêu dân, quan tâm tới đời sống
nhân dân thi người dân được ấm no, xã tắc được cường thịnh, bền vững. Nó
thể hiện nhất quán tư tưởng : dân là nước, còn dân thì còn nước. Đất nước có
tạm thời bị giặc ngoại xâm chiếm đóng, nhưng làng không mất, dân không
mất thì nhân dân sẽ đứng lên đấu tranh, đất nước nhất định sẽ được khôi
phục trong độc lập, tự do. Ngay từ buổi đầu dựng nước, thân dân vốn là
chính sách nổi tiếng của các vua Hùng. Vua và dân cùng đi săn khi bắt được
những con thú rừng như hươu, nai..., vua chỉ ăn bộ lòng còn thịt thì để
nhường thần dân. Sau gần ngàn năm Bắc thuộc, tinh thần dân bản Văn Lang
vẫn kiên thủ ở làng xã. Các triều Lê, Lý, Trần đều có chính sách sử dụng
những người có tài năng, đức độ trong nhân dân; biến những giáo lý chính trị
đạo đức của Nho giáo thành những tín điều yêu nước, thương dân, bạn bè
4
Tư tưởng Hồ Chí Minh Thân dân
hoà thuận, gia đình hiếu nghĩa, yêu thương lẫn nhau, lên án tệ chuyên quyền,
áp chế và cuộc sống sa đoạ của vua, quan. Trong thời Lý, việc chăm lo đời
sống nhân dân, quan tâm đến nguyện vọng của nhân dân đã được khẳng định
là điều quan trọng hàng đầu trong đạo trị nước. Thế nên mới có chuyện vua
Lý lấy áo đắp cho người già yếu. Trong bài văn lộ bố khi đánh Tống của Lý
Thường Kiệt có viết: "Trời sinh ra dân chúng; vua hiền tất hòa mục. Đạo làm
chủ dân cốt ở nuôi dân". Vị thái úy triều Lý cũng được người đời ca ngợi:
"...làm việc thì siêng năng, sai bảo dân thì ôn hậu, cho nên dân được nhờ cậy.
Khoan hòa giúp đỡ trăm họ, nhân từ yêu mến mọi người, cho nên nhân dân
kính trọng... Thái úy biết dân lấy sự no ấm làm đầu, nước lấy nghề nông làm
gốc, cho nên không để lỡ thời vụ. Tài giỏi mà không khoe khoang, nuôi
dưỡng đến người già ở nơi thôn dã, cho nên người già nhờ đó mà được yên
thân. Phép tắc như vậy có thể gọi là cái gốc trị nước; cái thuật yên dân; sự
đẹp tốt đều ở đấy”.
Kế thừa truyền thống của nhà Lý, các vị vua Trần đã tiếp tục kiến quốc,
cứu quốc và phát triển quốc gia tới đỉnh thăng hoa lịch sử. Điển hình là Phật

hoàng Trần Nhân Tông. Nói đến Trần Nhân Tông trước hết là nói đến
chữ Nhân. Chữ Nhân như tên ông đã cùng ông đi suốt cả cuộc đời. Cái nhân
cao cả nhất của vua Trần Nhân Tông là ông luôn đặt lợi ích của dân, của đất
nước, dân tộc lên trên hết thảy. Nhường ngôi cho Trần Anh Tông khi 35 tuổi,
ít lâu sau quay lại thăm con, thấy Anh Tông thăng quan tước cho hàng trăm
người, Phật Hoàng Trần Nhân Tông tức giận đến mức vất cái danh sách dài
dằng dặc ấy ra giữa sân rồng và nói như thét lên bằng tiếng thét xé
lòng: “Đất nước bé bằng bàn tay, quan nhiều như thế, dân làm sao sống
nổi?”. Tiếng thét đó đã bay qua 7 thế kỷ rồi mà ta vẫn thấy như mới hôm
trước, hôm nay. Thì ra, nguyên tắc vì dân của Trần Nhân Tông thật giản dị:
Bộ máy cai trị càng ít, quan lại ít phải điều hành là điều vì dân hiệu quả nhất,
5
Tư tưởng Hồ Chí Minh Thân dân
thiết thực nhất. Trần Nhân Tông là vị vua đầu tiên coi tiếng dân, lòng dân,
sức mạnh của dân là điều thiêng liêng nhất. Chính vì thế mới có Hội nghị
Diên Hồng (12.1284). Điều vĩ đại vô giá của "câu chuyện" này là Trần Nhân
Tông thấy rõ những mất mát, đau thương mà người dân phải gánh chịu nếu
chiến tranh xảy ra. Ông không muốn tự mình quyết định khi dân không
muốn, dân không chịu nổi. Một khi dân đã đồng lòng thì vận nước mới thịnh
hưng, thành công mới đến, chiến thắng mới rủ gọi nhau về. Ở đây, chúng ta
thấy vua Trần Nhân Tông nể trọng dân, tin cậy dân, yêu quý dân đến mức
nào!
Nhắc đến những trang sử vẻ vang đời Trần, không thể không nói tới
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Tài năng của Trần Quốc Tuấn biểu hiện
ở sự nhận thức rất rõ dân ta là nguồn sức mạnh giữ nước. Với niềm tin
“chúng chí thành thành” (ý chí nhân dân là bức thành vững chắc), Trần Quốc
Tuấn chủ trương lấy nông dân làm nguồn bổ sung cho quân đội thông qua
hình thức bách tính giai vi binh (trăm họ là binh), tận dân vi binh (mỗi người
dân là một người lính). Thế nên những người áo vải dân đen như Phạm Ngũ
Lão ngồi đan sọt, Trần Khánh Dư bán than, Nguyễn Khoái, Yết Kiêu, Dã

Tượng… đều có dịp lập công với nước. Tinh thần dân bản này đã huy động
được toàn dân từ làng xóm thôn quê, từ tận “đáy” dân tộc, nên Hưng Ðạo
Vương mới ba lần đại phá Mông Cổ, bằng tự lực tự cường không có ngoại
bang nào trợ giúp đằng sau. Nhìn lại thắng lợi này, ông cho rằng: "Vua tôi
đồng lòng, anh em hòa mục, nước nhà chung sức" là nhân tố đã làm cho
"quân địch phải chịu bị bắt". Tháng 6 năm 1300, Hưng Đạo Vương ốm. Vua
ngự tới nhà thăm, hỏi rằng: "Nếu có điều chẳng may, mà giặc phương Bắc lại
sang xâm lược thì kế sách như thế nào?" Hưng Đạo Vương trả lời: “…khoan
thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách gịữ nước.”. Triết lý
của ông đơn giản mà vô cùng sâu sắc, là đạo cầm binh muôn đời.
6
Tư tưởng Hồ Chí Minh Thân dân
Đến thế kỉ XV, dưới thời nhà Lê, tư tưởng thân dân lại một lần nữa trở
thành lý tưởng sống của một con người, đó là Nguyễn Trãi. Trong Bình Ngô
đại cáo, nổi bật là việc nhấn mạnh đến tư tưởng vì dân; quan tâm trước hết
đến đời sống nhân dân, đến hạnh phúc của mọi người. Đây chính là một tư
tưởng lớn nhất đã được thiên cổ hùng văn này thể hiện
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Theo Nguyễn Trãi, “phúc chu thuỷ tín dân do thuỷ” tức là sức của dân
như nước, nước chở thuyền và cũng có thể lật thuyền. Sau chiến thắng chống
quân Minh, Nguyễn Trãi đã viết Đại cáo Bình Ngô không chỉ ghi công cho
trời thần, danh tướng, mà còn cẩn trọng ghi công lao của nhân dân lao khổ -
sức mạnh đầu tiên xung phong đánh thắng giặc Minh: “dựng gậy làm cờ, bốn
phương dân cày tụ họp”. Sau này khi Nguyễn Trãi được chỉ định làm lễ nhạc,
ông đã dâng một tờ tấu thể hiện tư tưởng "thân dân", bài tấu có đoạn viết: "
Thời loạn thì dùng võ, thời bình thì dùng văn. Ngày nay định ra lễ nhạc là
đúng lúc. Song không có gốc thì không thể đứng vững, không có văn hóa thì
không thể lưu hành. Hòa bình là gốc của nhạc, thanh âm là văn của nhạc...
Dám mong bệ hạ rũ lòng thương yêu mà chăn nuôi muôn dân, khiến trong

thôn cùng, xóm vắng không còn một tiếng hờn giận, oán sầu, đó là cái gốc
của nhạc vậy". Gốc của nhạc cũng chính là gốc của chính sách quản lý đất
nước. Cũng dựa vào cội gốc đó, vua Lê Thánh Tông (1470 - 1497) đã soạn
thảo ra Bộ luật Hồng Đức. Bộ luật Hồng Đức đã thể hiện sâu sắc tư tưởng
"Lấy dân làm gốc" của dân tộc ta, trong "Điều 294: Trong kinh thành và
phường ngõ, làng xóm có kẻ ốm đau mà không ai nuôi, nằm ở đường xá, cầu
điếm, chùa quán thì xã quan ở đó phải dựng lều lên mà chăm sóc họ cơm
cháo, thuốc men, cốt sao cứu sống họ. Nếu không may mà họ chết thì phải
trình quan trên và tổ chức chôn cất, không được để lộ thi hài. Nếu phạm tội
7
Tư tưởng Hồ Chí Minh Thân dân
này thì quan làng xã bị tội biếm hay bãi chức". Tính chất nhân đạo được nêu
trong điều này của Bộ luật Hồng Đức chính là biểu hiện cho tư tưởng yêu
dân, thương dân, coi trọng nhân dân của vua Lê.
Có thể nói, đỉnh cao của các triều đại phong kiến Việt Nam xuất phát từ
tư tưởng thân dân cùa của những người nắm trong tay vận mệnh đất nước.
Các vị vua anh minh, các anh hùng trong lịch sử đều có tư tưởng “thân dân”,
đã biết dựa vào sức dân, phát huy sức mạnh toàn dân để xây dựng và bảo vệ
đất nước, chống lại sự xâm chiếm của ngoại bang. Thân dân, yêu dân, lấy
dân làm gốc là truyền thống, là đạo lý muôn đời. Truyền thống tốt đẹp ấy
được phát huy cùng sự trường tồn của dân tộc. Các thế hệ người dân Việt
Nam vẫn luôn nhìn về ông cha ta ngày trước trong sự nghiệp đấu tranh giải
phóng dân tộc, bảo vệ đất nước.
2. Tư tưởng thân dân của một số nhà cách mạng đầu thế kỉ XX
Đất nước ta luôn phải đối mặt với kẻ thù xâm lược, và ở bất cứ thời đại
nào cũng đều sinh ra những người con ưu tú, những người có tấm lòng yêu
nước, thương dân. Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh là hai nhà hoạt động
cách mạng nổi tiếng của phong trào Duy tân đầu thế kỷ XX, hai con người
với hai quan điểm chính trị khác nhau, nhưng đều chung một mục đích là vì
dân, vì nước.

Phan Bội Châu là một nhà cách mạng Việt Nam, hoạt động dưới thời kỳ
Pháp thuộc. Ông đã thành lập phong trào Duy Tân Hội và khởi xướng phong
trào Đông Du. Cốt lõi trong tư tưởng của Phan Bội Châu là quan niệm về dân
quyền. Quan niệm này thể hiện mục đích thiêng liêng cứu nước, giải phóng
dân tộc để đem lại tự do, hạnh phúc cho dân, đem lại quyền lực cho dân, để
cho người dân trở thành chủ thể của các quyền lực trong xã hội. Trân trọng
và đề cao quyền làm người, quyền của người dân là một trong những biểu
hiện sinh động trong quan niệm của ông. Phan Bội Châu chủ trương nhờ vào
8
Tư tưởng Hồ Chí Minh Thân dân
sự giúp đỡ của Nhật Bản, một nước châu Á da vàng để lật đổ Thực dân Pháp.
Ông hô hào nhân dân học hỏi từ các cuộc cách mạng và các lãnh tụ Đông Á,
và cho rằng, với sự giúp đỡ của các nước Đông Á đồng văn, người Việt có
thể giành lại độc lập cho chính mình. Tuy nhiên, khuyết điểm lớn nhất của
ông là đã không lôi kéo được thành phần dân nghèo, số người chiếm 80%
dân số Việt Nam thời điểm đó, vào công cuộc giành độc lập. Thay vào đó,
ông chỉ chú trọng vào tầng lớp đứng đầu xã hội, tin tưởng rằng dân chúng
bần nông sẽ tự động theo gương đấu tranh của các bậc học giả trí thức. Chính
điều này đã dẫn đến sự thất bại trong các hoạt động của Phan Bội Châu.
Phan Châu Trinh là nhà cách mạng xã hội có tư tưởng dân chủ đầu tiên,
là nhà văn hóa, một nhân cách lớn. Đi đầu phong trào Duy Tân đầu thế kỷ
20, ông là một nhà nho yêu nước có nhiều suy nghĩ tiến bộ. Mặc dù rất đau
xót trước cảnh người Pháp ngược đãi người Việt Nam, nhưng quan điểm của
ông là trước mắt chưa nên đặt nhiệm vụ khôi phục chủ quyền quốc gia, độc
lập dân tộc, bởi vì ông thấy dân trí nước ta còn quá thấp. Theo ông, trong
tình trạng như vậy thì dầu có giành được độc lập "cũng không phải là điều
hành phúc cho dân". Phan Châu Trinh cho rằng nhiệm vụ cấp bách là phải
“chấn dân khí - khai dân trí - hậu dân sinh”. Ông đi theo con đường ôn hòa,
đàm phán. Phan Châu Trinh yêu cầu chính quyền thuộc địa sửa đổi chính
sách cai trị hiện hành để có thể giúp nhân dân Việt Nam từng bước tiến đến

văn minh. Đây cũng chính là hạn chế của ông khi quá ảo tưởng về chế độ
dân chủ tư sản, về những khẩu hiệu tự do, bình đẳng, bác ái của nước Pháp.
Có thể nói, sai lầm lớn nhất của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh chính
là bởi họ không tin tưởng vào sức mạnh của đại đoàn kết dân tộc, không lôi
kéo được tầng lớp nông dân - tầng lớp chiếm đại đa số trong xã hội lúc bấy
giờ tham gia vào phong trào của mình.
9
Tư tưởng Hồ Chí Minh Thân dân
Tóm lại, tư tưởng, quan niệm của các bậc tiền bối về “thân dân” có
chung một đặc điểm là cùng hướng đến lợi ích của dân chúng, cùng mong
nhân dân được hưởng một cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, thoát khỏi sự
áp bức, bóc lột của chế độ phong kiến thối nát và chủ nghĩa thực dân. Kế
thừa truyền thống của tổ tiên anh hùng, rút ra bài học từ lớp người đi trước,
đồng thời vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đã tìm
được cho mình và cho đất nước một hướng đi đúng đắn nhất, đó là cách
mạng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, dựa trên một hệ tư tưởng thống
nhất mà ở đó nhân dân làm chủ, nhân dân là lực lượng nòng cốt.
II – TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ THÂN DÂN
10

×