Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.49 KB, 4 trang )
Nghịch lý xung đột
Nghịch lý xung đột.
Xung đột nảy sinh không chỉ nảy sinh trong nhóm mà còn nảy sinh giữa chính các
xung đột. Kenwyn Smith và David Berg trong cuốn sách "Paradoxes of Life" đã
đưa ra một cách tiếp cận mới để tìm hiểu về các xung đột nảy sinh trong lòng mỗi
nhóm. Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng xung đột cần được kiểm soát và giải
quyết, nhưng Smith và Berg cho rằng xung đột là cần thiết cho bất cứ dạng thức
nhóm nào. Phân tích vào bản thân các nghịch lý, hai tác giả đã chỉ ra năm khía
cạnh nghịch lý của nhóm: tính đồng nhất, tính bộc lộ, niềm tin, tính cá thể, quyền
lực, tính thoái lui và tính sáng tạo.
Nghịch lý về tính đồng nhất: nghĩa là nhóm cần phải hợp nhất các thành viên với
các kĩ năng và cách nhìn nhận khác nhau bởi vì họ khác nhau, trong khi những
thành viên lại thường cảm thấy hoạt động trong nhóm lại xoá đi đặc tính cá thể của
họ.
Nghịch lý về tính bộc lộ: nghĩa là mặc dù các thành viên trong nhóm cần bộc lộ
những suy nghĩ của mình để nhóm có thể đi đến thành công, nhưng sự sợ hãi khả
năng bị bác bỏ làm các thành viên chỉ bộc lộ những điều họ nghĩ là những người
khác sẽ chấp nhận.
Nghịch lý về niềm tin: nghĩa là một mặt "để niềm tin được tạo dựng trong nhóm
thì mỗi thành viên phải tin vào nhóm", nhưng đồng thời "nhóm phải tin từng thành
viên của nó bởi chỉ qua tin tưởng thì niềm tin mới được tạo dựng".
Nghịch lý về tính cá thể: nghĩa là sức mạnh của nhóm là bắt nguồn từ sức mạnh
của từng cá nhân, trong khi mỗi cá nhân khi tham gia toàn diện vào công việc của
nhóm lại có thể cảm thấy đặc tính cá thể của họ bị đe doạ và lấn át.
Nghịch lý quyền lực: nghĩa là nhóm có được sức mạnh/quyền lực từ sức
mạnh/quyền lực của mỗi cá nhân trong nhóm, nhưng để tham gia được vào nhóm
thì mỗi cá nhân lại phải loại bỏ ra quyền lực của cá nhân mình.
Nghịch lý về sự thoái lui: bắt nguồn từ thực tế là mỗi cá nhân tham gia vào nhóm