Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Bằng MBA có làm nên một CEO giỏi? ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.89 KB, 3 trang )

Bằng MBA có làm nên một CEO giỏi?
Tác giả: Herminia Ibarra và Morten T. Hansen (HBP)

CEO có bằng MBA sẽ có khả năng điều hành tốt hơn? Câu trả lời có lẽ phụ thuộc
vào tuổi tác của họ.
Lấy cảm hứng từ cuộc tranh luận dữ dội năm trước xung quanh vài trò của bằng MBA
đối với cuộc khủng hoảng kinh tế, chúng tôi đã cố gắng phân tích ảnh hưởng của bằng
MBA đến năng lực tổng thể của một CEO. Trong một cuộc nghiên cứu quy mô lớn về
năng lực của các CEO kể từ khi họ bắt đầu công việc, chúng tôi nhận ra rằng khi làm các
công việc tương đương với nhau, những CEO có bằng MBA có năng lực cao hơn so với
những người đồng nghiệp không có bằng MBA.
Trong bảng phân tích và xếp hạng của chúng tôi về hơn 2.000 CEO trên toàn cầu, những
CEO có bằng MBA thường xếp hạng trung bình cao hơn 40 bậc so với những CEO
không có bằng MBA.
Vì sao lại có những kết quả như vậy? Có đơn giản là thực tế những CEO được đào tạo
MBA, được trang bị tốt hơn để chỉ đạo một công ty? Và những kết quả này, có thể giúp
cho những khóa đào tạo MBA thoát khỏi những lời chỉ trích về vai trò của nó trong việc
tạo ra những quy tắc và những chiến lược sai lầm, dẫn tới cuộc khủng hoảng kinh tế hiện
nay?
Có lẽ nó không đơn giản như vậy. Để suy nghĩ thấu đáo về vấn đề này, chúng ta hãy nhìn
lại những sự thay đổi trong chương trình đào tạo MBA vài thập kỷ qua. Theo những tài
liệu của Rakesh Khurana, đã có những sự thay đổi lớn trong chương trình đào tạo MBA
trong vòng 20 năm qua. Theo đó, những chương trình giảng dạy và giáo viên đã có một
sự thay đổi lớn. Từ việc đưa ra những đề tài chung vốn được dạy bởi những giảng viên có
kinh nghiệm thực tiễn trong việc kinh doanh sang việc đưa ra những đề tài chuyên ngành
(đọc: phân tích), được dạy bởi những giảng viên chuyên nghiên cứu. Điều đó đã khiến
cho nó ngày càng xa rời với thực tiễn quản lý.
Ảnh: blogspot.com
Vì vậy, chúng tôi tự hỏi liệu bằng MBA có khác biệt cùng với sự khác biệt về tuổi tác của
các CEO? Một giả thuyết cho rằng việc có bằng MBA sẽ giúp ích cho các CEO khi nó ít
mang tính thương mại, và những kiến thức kinh doanh không chỉ là sự chung chung. Đó


là những khóa học về "nghệ thuật chứ không phải khoa học". Có phải giá trị thực tế của
bằng MBA đang đi xuống theo thời gian? Đó cũng là một giả thuyết. Một giả thuyết khác
cho rằng giá trị của bằng MBA đang ngày càng tăng lên: vì thế mười nghìn sinh viên theo
đuổi ngành kinh doanh có thể đọc được chính xác những tín hiệu của thị trường. Bạn
nghiêng về giả thuyết nào?
Hãy thử nhìn vào vấn đề tuổi tác. Độ tuổi trung bình để trở thành một CEO là 52. Khi
chúng tôi giới hạn độ tuổi của CEO nghiên cứu xuống dưới 50, xếp hạng về ưu điểm của
việc có bằng MBA đã tăng lên: đối với nhóm "dưới 50" nó đem lại nhiều lợi ích hơn (cao
hơn từ 40 - 100 bậc trong bảng xếp hạng). Điều đó có nghĩa, đối với nhóm CEO "trẻ",
việc có bằng MBA nghĩa là họ có năng lực tốt hơn so với những người không có.
Chúng tôi cũng chia nhóm CEO mà mình nghiên cứu theo năm, việc chia nhóm nghiên
cứu được tính từ năm 2000 (tức là sắp xếp các CEO thành nhóm bắt đầu làm việc từ
trước và sau năm 2000). Chúng tôi nhận ra rằng việc có bằng MBA có vai trò quan trọng
hơn đối với nhóm CEO bắt đầu công việc từ trước năm 2000 (cao hơn từ 40 - 108 bậc
trong bảng xếp hạng). Nghĩa là, đối với nhóm "trước 2000", CEO có bằng MBA có năng
lực tốt hơn so với những người không có.
Vậy, nếu bạn còn "trẻ" (trở thành CEO trước 50 tuổi), và bắt đầu công việc điều hành từ
trước năm 2000, bạn có yêu cầu cao hơn về bằng cấp của mình.
Đối với những CEO già hơn, lợi ích của bằng MBA thường đến từ trước năm 2000 chứ
không phải sau năm 2000.
Những "ảnh hưởng theo năm" như vậy đặt ra một vấn đề quan trọng: Có phải giá trị của
bằng MBA trong việc lãnh đạo đang đi xuổng? Hay nó đã trở nên quan trọng hơn bao giờ
hết khi chúng ta đang chìm đắm vào một thế giới kinh doanh không lấy gì chắc chắn
trong thập kỷ mới này?
* MBA : Master of Business Administration - bằng thạc sỹ chuyên ngành quản trị kinh
doanh
- Bài viết của Herminia Ibarra và Morten T. Hansen trên Harvard Business Publishing -
Quốc Dũng dịch


×