Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Nghiên cứu đánh giá ô nhiễm nước và đề xuất các giải pháp quản lý bảo vệ chất lượng nước sông vu gia thu bồn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 103 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Họ và tên: Phạm Thị Nga

Lớp: 23KHMT21

Chuyên ngành đào tạo: Khoa học môi trường

Mã HV: 1582440301012
Mã số: 60440301

Tôi xin cam đoan luận văn được chính tơi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS
Nguyễn Quang Trung và PGS.TS Bùi Quốc Lập với đề tài “Nghiên cứu đánh giá ô
nhiễm nước và đề xuất các giải pháp quản lý bảo vệ chất lượng nước sông Vu Gia –
Thu Bồn”.
Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ
bất kỳ một nguồn nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được trích dẫn và ghi
nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2017
Học viên

Phạm Thị Nga

i


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến Ban giám hiệu trường Đại học Thủy Lợi,
Khoa Môi trường đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tơi học tập, nghiên cứu và hồn
thành luận văn.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Quang Trung và


PGS.TS Bùi Quốc Lập, đã trực tiếp tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi hồn thành luận
văn.
Qua đây, tôi xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên, khích lệ, giúp
đỡ tơi trong q trình học tập và hồn thành luận văn.
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt huyết và năng
lực của mình, song với kiến thức cịn nhiều hạn chế và trong giới hạn thời gian quy
định, luận văn này chắc chắn cịn nhiều thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được những
đóng góp q báu của q thầy cơ, và các chuyên gia để nghiên cứu một cách sâu hơn,
toàn diện hơn trong thời gian tới.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2017
Học viên

Phạm Thị Nga

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
DANH MỤC HÌNH ẢNH ..............................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ix
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................2
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ..................................................................2
4.1 Cách tiếp cận .........................................................................................................2

4.2 Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................3
5. Cấu trúc của luận văn ..................................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................4
1.1 Tổng quan về ô nhiễm nước và các nghiên cứu quản lý bảo vệ chất lượng nước
sông ..................................................................................................................................4
1.1.1 Trên thế giới .......................................................................................................4
1.1.2 Ở Việt Nam ........................................................................................................5
1.2 Giới thiệu sông Vu Gia – Thu Bồn............................................................................9
1.2.1 Điều kiện tự nhiên ..............................................................................................9
1.2.2 Kinh tế - xã hội ................................................................................................14
1.3 Kết luận chương 1 ...................................................................................................18
CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC HẠ LƯU SÔNG
VU GIA – THU BỒN....................................................................................................19
2.1 Giới thiệu chung ......................................................................................................19

iii


2.2 Xác định các nguồn gây ơ nhiễm chính trên hạ lưu sông Vu Gia – Thu Bồn ........ 19
2.2.1 Nguồn gây ô nhiễm do sinh hoạt ..................................................................... 19
2.2.2 Nguồn gây ô nhiễm do công nghiệp ................................................................ 20
2.2.3 Nguồn gây ô nhiễm do nông nghiệp ................................................................ 21
2.2.4 Nguồn gây ô nhiễm khác ................................................................................. 21
2.3 Đánh giá chất lượng nước và ô nhiễm nước sông dựa theo số liệu quan trắc ........ 23
2.3.1 Đánh giá chất lượng nước mặt và ô nhiễm nước theo quy chuẩn Việt Nam ... 23
2.3.2 Đánh giá ơ nhiễm nước theo WQI ................................................................... 37
2.4 Ước tính lượng nước thải và tải lượng chất ô nhiễm đến năm 2020....................... 44
2.4.1 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 ..................................... 44
2.4.2 Ước tính lượng nước thải và tải lượng chất ô nhiễm đến năm 2020 ............... 50
2.5 Áp lực ô nhiễm nhiễm trên khu vực hạ lưu sông Vu Gia – Thu Bồn ..................... 66

2.6 Kết luận chương 2 ................................................................................................... 68
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ CHẤT LƯỢNG
NƯỚC HẠ LƯU SÔNG VU GIA – THU BỒN........................................................... 70
3.1 Hiện trạng công tác quản lý và bảo vệ chất lượng nước ......................................... 70
3.1.1 Đánh giá chung ................................................................................................ 70
3.1.2 Công tác quản lý và bảo vệ chất lượng nước ................................................... 71
3.2 Đề xuất giải pháp..................................................................................................... 75
3.2.1 Tổng hợp về nguyên nhân ô nhiễm nước ........................................................ 75
3.2.2 Cơ sở đề xuất giải pháp .................................................................................... 75
3.3 Giải pháp quản lý .................................................................................................... 76
3.3.1 Các giải pháp thể chế, chính sách, pháp luật ................................................... 76
3.3.2 Các biện pháp quản lý về môi trường .............................................................. 76
3.4 Giải pháp kỹ thuật ................................................................................................... 78
3.4.1 Thu gom, xử lý và kiểm soát các nguồn thải ................................................... 79

iv


3.4.2 Xây dựng hệ thống quan trắc chất lượng nước trên sơng ................................86
3.4.3 Biện pháp duy trì dịng chảy tối thiểu để nâng cao khả năng tự làm sạch .......88
3.5 Kết luận chương 3 ...................................................................................................88
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................90
1. Kết luận......................................................................................................................90
2. Kiến nghị ...................................................................................................................91

v


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Bản đồ khu vực hạ lưu sơng Vu Gia – Thu Bồn ............................................ 11

Hình 2.1 Sơ đồ vị trí quan trắc và lấy mẫu.................................................................... 26
Hình 2.2 Nồng độ TSS tại các vị trí qua 2 đợt quan trắc .............................................. 29
Hình 2.3 Nồng độ Coliform tại các vị trí qua 2 đợt quan trắc ...................................... 30
Hình 2.4 Nồng độ NO 2 - tại các vị trí qua 2 đợt quan trắc ............................................. 31
Hình 2.5 Nồng độ NH 4 + tại các vị trí qua 2 đợt quan trắc ............................................ 33
Hình 2.6 Nồng độ DO tại các vị trí qua 2 đợt quan trắc ............................................... 34
Hình 2.7 Nồng độ COD tai các vị trí qua 2 đợt quan trắc ............................................. 35
Hình 2.8 Nồng độ BOD 5 tại các vị trí qua 2 đợt quan trắc ........................................... 36
Hình 3.1 Quy hoạch hệ thống thu gom NTSH .............................................................. 83
Hình 3.2 Sơ đồ xử lý nước thải đề xuất ........................................................................ 84

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Số liệu quan trắc khí tượng thủy văn của trạm Đà Nẵng và trạm Trà My năm
2015 [5,6].......................................................................................................................13
Bảng 1.2 Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu năm 2015 vùng nghiên cứu [5,6] ................15
Bảng 1.3 Diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng năm 2015
[5,6]................................................................................................................................18
Bảng 2.1 Vị trí các điểm quan trắc [13] ........................................................................24
Bảng 2.2 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt đợt 1 (9/2015) .................................27
Bảng 2.3 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt đợt 2 (4/2016) ................................28
Bảng 2.4 Bảng quy định các giá trị qi, BPi ..................................................................38
Bảng 2.5 Quy định các giá trị BP i và q i đối với DO %bão hòa ..........................................39
Bảng 2.6 Quy định các giá trị BP i và q i đối với thông số pH .......................................39
Bảng 2.7 Đánh giá chỉ số chất lượng nước ...................................................................40
Bảng 2.8 Kết quả tính tốn chỉ số WQI tại các vị trí quan trắc đợt 1 ...........................41
Bảng 2.9 Kết quả tính tốn chỉ số WQI tại các vị trí quan trắc đợt 2 ...........................42
Bảng 2.10 Đánh giá mức chất lượng nước khu vực hạ lưu sông Vu Gia – Thu Bồn qua

2 đợt tại các vị trí quan trắc ...........................................................................................42
Bảng 2.11 Quy hoạch đàn gia súc, gia cầm qua các năm (Đơn vị: con) [15] ...............47
Bảng 2.12 Quy hoạch phát triển các KCN TP Đà Nẵng [18] .......................................48
Bảng 2.13 Quy hoạch phát triển các KCN tỉnh Quảng Nam [19] .................................50
Bảng 2.14 Dân số, diện tích các huyện năm 2015 và ước tính đến năm 2020 [5,6] .....51
Bảng 2.15 Lượng nước thải sinh hoạt năm 2015 và ước tính đến năm 2020 ...............52
Bảng 2.16 Hệ số phát sinh chất thải sinh hoạt [20] .......................................................52
Bảng 2.17 Tải lượng các chất ô nhiễm do nước thải sinh hoạt năm 2015 và ước tính
đến năm 2020.................................................................................................................53
Bảng 2.18 Các chất ơ nhiễm trong nước thải cơng nghiệp theo nhóm ngành nghề sản
xuất [21] .........................................................................................................................54

vii


Bảng 2.19 Lượng nước thải công nghiệp của các KCN, CCN tập trung năm 2015 và
ước tính đến năm 2020 .................................................................................................. 56
Bảng 2.20 Tải lượng chất ô nhiễm do nước cơng nghiệp năm 2015 và ước tính đến
năm 2020 ....................................................................................................................... 58
Bảng 2.21 Lượng nước thải công nghiệp của các cơ sở phân tán ................................. 61
Bảng 2.22 Tải lượng chất ô nhiễm do nước thải công nghiệp của các cơ sở phân tán . 62
Bảng 2.23 Tổng tải lượng chất ô nhiễm do nước thải công nghiệp .............................. 62
Bảng 2.24 Giá trị nồng độ một số chất ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi [20].......... 63
Bảng 2.25 Lượng nước thải chăn nuôi năm 2015 ......................................................... 64
Bảng 2.26 Lượng nước thải chăn ni ước tính đến năm 2020 .................................... 64
Bảng 2.27 Tải lượng các chất ô nhiễm do nước thải chăn nuôi .................................... 65
Bảng 2.28 Tổng tải lượng ô nhiễm khu vực hạ lưu sông Vu Gia – Thu Bồn năm 2015
và ước tính đến năm 2020 ............................................................................................. 66
Bảng 2.29 Áp lực ô nhiễm trên khu vực hạ lưu sông Vu Gia – Thu Bồn ..................... 67


viii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BVMT

Bảo vệ môi trường

CN

Công nghiệp

CCN

Cụm công nghiệp

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

HTXLNT

Hệ thống xử lý nước thải

KCN

Khu công nghiệp

LVS


Lưu vực sông

NTSH

Nước thải sinh hoạt

MTV

Một thành viên

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TP

Thành phố

TNMT

Tài nguyên môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân


WHO

Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization)

WQI

Chỉ số chất lượng nước (Water Quality Index)

ix



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tài nguyên nước là thành phần chủ yếu của môi trường sống, đáp ứng các nhu cầu cần
thiết về sinh hoạt và sản xuất của con người. Hiện nay nguồn tài nguyên thiên nhiên
quý hiếm và quan trọng này đang phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm và cạn kiệt. Với
sự phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội ngày nay thì nước càng trở nên quan trọng
khơng chỉ của riêng quốc gia nào mà là của tất cả mọi người trên toàn thế giới. Nhu
cầu phát triển kinh tế nhanh với mục tiêu lợi nhuận cao, con người đã cố tình bỏ qua
các tác động đến mơi trường một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Nguy cơ thiếu nước
ngọt và nước sạch là một hiểm họa lớn đối với sự tồn vong của con người cũng như
toàn bộ sự sống trên trái đất. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để khai thác sử dụng nguồn
tài nguyên nước phục vụ phát triển kinh tế xã hội mà vẫn đảm bảo sự phát triển bền
vững và bảo vệ môi trường thỏa mãn được nhu cầu hiện tại mà không làm ảnh hưởng
lớn, gây hậu quả nghiêm trọng cho thế hệ mai sau.
Vu Gia - Thu Bồn là hệ thống sông lớn nhất thuộc tỉnh Quảng Nam và thành phố (TP)
Đà Nẵng và cũng là một trong những con sông lớn nhất các tỉnh Duyên hải Trung Bộ.
Toàn bộ lưu vực nằm ở sườn Đơng của dãy Trường Sơn có diện tích lưu vực

10.536,84 km2. Phạm vi lưu vực nằm trong khoảng 16o3’ - 14o55’ vĩ độ Bắc và
107o15’ - 108o24’ kinh độ Đông; phần kết thúc của lưu vực sông này là vùng ven biển
Quảng Nam – Đà Nẵng. Lưu vực sông (LVS) Vu Gia – Thu Bồn là 1 trong 9 LVS lớn
của nước ta, được xem là LVS có tầm quan trọng đặc biệt sau LVS Hồng và Đồng
Nai.
LVS Vu Gia – Thu Bồn là nguồn nước mặt quan trọng ở tỉnh Quảng Nam và TP Đà
Nẵng, cung cấp nước cho mọi hoạt động của các khu dân cư, thị trấn, thành phố, bao
gồm cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp (CN), nông nghiệp, giao thông thủy, du lịch
trên sông,....đồng thời cũng là nơi tiếp nhận nước thải từ các hoạt động sản xuất, dân
sinh trên bề mặt LVS. Càng về phía hạ lưu nguồn phát thải thì các hoạt động này càng
trở nên dày đặc, cùng với dòng chảy vào các tháng mùa kiệt trong những năm gần đây

1


giảm đi rõ rệt là nguyên nhân chính làm nước sông bị ô nhiễm ảnh hưởng tới cảnh
quan môi trường và sức khỏe của con người.
Trong những năm gần đây, do sự gia tăng dân số và sự phát triển kinh tế ngày càng
mạnh mẽ, dẫn đến nhu cầu về sử dụng nguồn nước cũng ngày càng tăng lên. Ngày
càng có nhiều khu cơng nghiệp (KCN), cụm cơng nghiệp (CCN), cơng trình khai thác,
sử dụng tài ngun nước được xây dựng. Bên cạnh đó cùng với xu thế biến đổi bất lợi
về thời tiết, sông Vu Gia Thu Bồn cũng phải thường xuyên gánh chịu những tác động
bất lợi từ thiên nhiên như: lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn,…Tất cả các nguyên nhân
trên đã làm cho chất lượng nước sông Vu Gia Thu Bồn biến chuyển theo chiều hướng
xấu, cả về số lượng lẫn chất lượng. Vì vậy “Nghiên cứu đánh giá ô nhiễm nước và
đề xuất các giải pháp quản lý bảo vệ chất lượng nước sông Vu Gia – Thu Bồn” là
cần thiết nhằm đưa ra cái nhìn tồn diện về tình hình ơ nhiễm nước mặt, ước tính tải
lượng, áp lực ơ nhiễm và đề xuất các giải pháp quản lý bảo vệ nguồn nước sông Vu
Gia Thu Bồn một cách hiệu quả.
2. Mục tiêu nghiên cứu

- Xác định các nguồn gây ơ nhiễm chính và hiện trạng chất lượng nước mặt, ước tính
tải lượng chất ô nhiễm, áp lực ô nhiễm đến năm 2020.
- Đề xuất được các giải pháp quản lý bảo vệ chất lượng nước hạ lưu sông Vu Gia –
Thu Bồn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng nước mặt hạ lưu sông Vu Gia – Thu Bồn.
- Phạm vi nghiên cứu: Trên sông Vu Gia tính từ Ái Nghĩa đến Cửa Hàn và sơng Thu
Bồn tính từ Giao Thủy đến Cửa Đại.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cách tiếp cận
- Tiếp cận tổng hợp: Tiếp cận tổng hợp trong phân tích đánh giá chất lượng nước mặt
khu vực cũng như trong nghiên cứu các giải pháp.
- Tiếp cận hệ thống: Tiếp cận, tìm hiểu, phân tích hệ thống từ tổng thể đến chi tiết, đầy
2


đủ và hệ thống đối với tài nguyên môi trường nước mặt khu vực nghiên cứu.
- Tiếp cận từ thực tiễn: Thông qua khảo sát, kiểm kê các nguồn phát thải và tình hình
quản lý chất lượng nước để đánh giá và đề xuất giải pháp bảo vệ nguồn nước.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thu thập, tổng hợp, phân tích số liệu: Thu thập số liệu hiện có liên quan
đến đề tài: thu thập tất cả các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, chất lượng
nước mặt,…Từ đó tổng hợp, phân tích, đánh giá vùng nghiên cứu.
- Phương pháp kế thừa: Kế thừa các tài liệu phân tích, đánh giá chất lượng nước của
các đề tài, dự án đã được thực hiện trên lưu vực .
- Phương pháp phân tích hệ thống: Phân tích bài toán và nghiên cứu đề xuất các giải
pháp đề xuất trong luận văn.
- Phương pháp thống kê: Trên cơ sở tài liệu chất lượng nước, sử dụng phương pháp
thống kê để phân tích, đánh giá chất lượng nước theo phân bố không gian và thời gian

trên hệ thống sông.
- Phương pháp tính tốn: Ước tính lượng nước thải, tải lượng chất ô nhiễm và áp lực ô
nhiễm đến năm 2020.
5. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu.
- Chương 2: Nghiên cứu, đánh giá chất lượng nước hạ lưu sông Vu Gia – Thu Bồn.
- Chương 3: Đề xuất các giải pháp quản lý và bảo vệ chất lượng nước hạ lưu sông Vu
Gia – Thu Bồn.

3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan về ô nhiễm nước và các nghiên cứu quản lý bảo vệ chất lượng
nước sông
1.1.1 Trên thế giới
Nguồn nước là một yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Nhưng ngược lại kinh tế - xã hội phát triển lại tạo nên các mâu thuẫn bức xúc về
nguồn nước. Sự phát triển nhanh chóng của đơ thị hố, cơng nghiệp hóa tạo sức ép
nặng nề lên các dịng sơng, làm cho nguồn nước ngày càng cạn kiệt và suy giảm chất
lượng, gây ô nhiễm mơi trường nước.
Trong q trình phát triển kinh tế - xã hội của nhiều nước trên thế giới cũng làm cho
các dịng sơng thuộc một số quốc gia bị ô nhiễm nguồn nước như: sông Châu Giang,
sông Hoàng Phố (Trung Quốc), sông Manila (Philippin), sông Gowannus (Mỹ), sông
Rinhe (chảy qua các nước Tây Âu), sông Orêng, Okavango, Zambia, Kune (tại châu
Phi)... Để khắc phục tình trạng ơ nhiễm các quốc gia khác nhau có các giải pháp khác
nhau. Các giải pháp như:
- Xử lý triệt để các nguồn thải trước khi chảy vào các con sông;
- Tăng cường khả năng giám sát và quản lý môi trường nước;

- Tăng lượng dịng chảy nhằm tăng khả năng pha lỗng và tự làm sạch của các con
sông;
- Áp dụng khoa học cơng nghệ tiên tiến.
Giải pháp tăng dịng chảy cho các sông bằng biện pháp cấp thêm nước cho các sông bị
ô nhiễm đã được xử lý thành công ở Mỹ. Trên một số dịng sơng bị ơ nhiễm người ta
đã xây dựng các hồ chứa phía thượng nguồn và về mùa khơ khi mức độ nhiễm bẩn của
các dịng sơng cao thì điều tiết nước từ hồ chứa về để pha lỗng nồng độ ơ nhiễm và
tăng cường khả năng tự làm sạch của dịng sơng.
Sơng Gowanus ở TP New York, sử dụng biện pháp lấy nước sạch từ kênh Buttermilk
dẫn vào đầu kênh Gowanus, một con kênh rất ô nhiễm do nước thải CN và sinh hoạt.

4


Tại Trung Quốc, hồ Tây Hồ của TP Hàng Châu là một trong những hồ tự nhiên đẹp
nhất Trung Quốc cũng bị ô nhiễm nặng vào các năm 90, và giải pháp cải tạo là dùng
nước sông Tiền Đường dẫn vào hồ khi triều cường và được dẫn ra khỏi hồ khi triều
rút, với hệ thống đường ống cấp và thốt nước lên đến 42 km. Sơng Châu Giang chảy
qua TP Quảng Châu, sơng Hồng Phố chảy qua Thượng Hải cũng ở tình trạng ơ nhiễm
nặng. TP Quảng Châu, Thượng Hải đã có những giải pháp quyết liệt như xử lý tương
đối triệt để các nguồn thải, tìm các giải pháp nâng cao lưu lượng dòng chảy về mùa
kiệt. [1]
1.1.2 Ở Việt Nam
Việt Nam có hơn 2.360 con sơng có chiều dài từ 10 km trở lên, trong đó có 109 sơng
chính. Tồn quốc có 16 LVS với diện tích lưu vực lớn hơn 2.500 km2, 10/16 lưu vực
có diện tích trên 10.000 km2. Tổng diện tích các LVS trên cả nước lên đến trên
1.167.000 km2; trong đó, phần lưu vực nằm ngồi diện tích lãnh thổ chiếm đến 72%.
Đây là nguồn tài nguyên quý giá, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước. [2]
Tuy nhiên, tài nguyên nước mặt ở Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức, trong

đó đáng kể nhất là các dịng sơng bị suy kiệt và ơ nhiễm trên diện rộng; đặc biệt các
dịng sơng chảy qua các khu vực tập trung các hoạt động sản xuất CN, nơng nghiệp,
khu vực tập trung đơng dân cư thì chất lượng nước bị giảm sút đáng kể. Tại các LVS,
ơ nhiễm và suy thối chất lượng nước tiếp tục xảy ra ở nhiều đoạn, tập trung chủ yếu ở
vùng trung lưu và hạ lưu (đặc biệt là các đoạn chảy qua khu vực đô thị, KCN, làng
nghề). Nhiều nơi ô nhiễm đã ở mức nghiêm trọng, như ở LVS Nhuệ - Đáy, LVS Cầu,
LVS Đồng Nai; mức độ ô nhiễm phụ thuộc vào yếu tố thuỷ văn của dòng chảy (mức
độ ô nhiễm thường tăng cao hơn vào mùa khơ) và đặc biệt phụ thuộc vào việc kiểm
sốt các nguồn thải đổ vào nguồn nước.
- Môi trường nước trên LVS Nhuệ - Đáy bị ô nhiễm tại nhiều khu vực đi qua khu dân
cư, làng nghề, cơ sở sản xuất công nghiệp. Nước sông Nhuệ (đoạn từ cống Liên Mạc
đến Đồng Quan) và các sông nội thành đang bị ô nhiễm. Nước sông Đáy và các nhánh
sông khác ở mức tương đối ổn định và có thể sử dụng cho mục đích tưới tiêu, giao
thơng thủy và các mục đích tương đương khác.
5


Kết quả tính giá trị WQI tại thời điểm quan trắc trên sông Nhuệ năm 2016 cho thấy
đoạn chảy qua địa phận Hà Nội (từ điểm Cống Liên Mạc đến Đồng Quan) có giá trị
dao động trong khoảng 31-67, phản ánh nước sơng có thể sử dụng cho mục đích tưới
tiêu, giao thơng thủy và các mục đích tương đương khác. Tuy nhiên, cũng trên sông
Nhuệ, đoạn chảy qua địa phận tỉnh Hà Nam (từ điểm Cống Thần đến Đò Kiều), CLN
bị suy giảm mạnh, giá trị WQI nằm trong khoảng 0-25, do giá trị TSS vượt QCVN 08MT:2015/BTNMT loại B1 nhiều lần, vấn đề này đang tiếp tục theo dõi diễn biến trong
thời gian tiếp theo. So với cùng thời kỳ năm 2015, môi trường nước sông Nhuệ đoạn
chảy qua địa phận Hà Nội ít có sự biến động, CLN vẫn duy trì trạng thái ổn định,
ngoại trừ điểm Đồng Quan, nước sơng được cải thiện hơn, có thể sử dụng cho mục
đích ni trồng thủy sản, tưới tiêu và các mục đích tương đương khác. [3]
Trước thực trạng bức xúc này nhiều nghiên cứu về dịng chảy sơng Đáy - sơng Nhuệ
nói chung và các nghiên cứu về mơi trường nước nói riêng đã được đề cập. Ví dụ như
trong năm 2005, Viện Địa lý thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã nghiên

cứu “ xây dựng đề án tổng thể bảo vệ môi trường LVS Nhuệ - Đáy” và Viện Khoa học
Khí tượng Thuỷ Văn và Mơi trường nghiên cứu “Ứng dụng mơ hình tính tốn dự báo
ơ nhiễm mơi trường nước cho các LVS Cầu, Nhuệ - Đáy, Sài Gòn – Đồng Nai”. Các
nghiên cứu về môi trường nước cho hệ thống lưu vực sông Nhuệ - Đáy mới chỉ dừng
lại ở việc:
(1) Đánh giá hiện trạng môi trường nước ở mức độ tổng thể;
(2) Các kết quả đo đạc về thông số môi trường nước chỉ là các số liệu lẻ (1 lần/ tháng)
khơng đại diện được cho q trình diễn biến xu thế mơi trường nước, chỉ có giá trị về
mặt cảnh báo môi trường, không thể coi là một đại lượng thống kê (trị trung bình hoặc
cực trị);
(3) Các nghiên cứu về diễn biến môi trường nước sông Nhuệ - sông Đáy mới chỉ dừng
lại là các mơ hình ổn định, mơ hình khơng ổn định và mức độ áp dụng mơ hình.
- Chất lượng mơi trường nước LVS Cầu cịn tương đối tốt, nước sơng có thể sử dụng
cho mục đích ni trồng thủy sản, tưới tiêu và cấp nước sinh hoạt. Tại thượng nguồn
sông Cầu, khu vực chảy qua tỉnh Bắc Cạn, chất lượng môi trường nước sông khá sạch,

6


có thể sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt. Tuy nhiên đến đoạn sông Cầu chảy
qua địa phận của tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh, CLN sơng có phần suy giảm, cho thấy
nước sơng chỉ có thể sử dụng cho mục đích tưới tiêu, ni trồng thủy sản và các mục
đích tương đương khác. [3]
- Lưu vực hệ thống sông Đồng Nai trải rộng trên địa bàn nhiều tỉnh và chịu ảnh hưởng
mạnh của nhiều nguồn tác động trên tồn lưu vực. Vấn đề ơ nhiễm mơi trường nước
mặt LVS Đồng Nai chủ yếu do hoạt động phát triển các ngành CN gây ra, ô nhiễm
nước mặt tập trung chủ yếu dọc các sông chảy qua các tỉnh thuộc vùng trọng điểm
phát triển kinh tế - xã hội phía Nam, là nơi tập trung nhiều các KCN và đô thị.
+ Sông Đồng Nai đoạn trung lưu và hạ lưu là khu vực tiếp nhận nước thải từ các hoạt
động CN, nông nghiệp, sinh hoạt và nuôi trồng thủy sản (ni cá bè); do đó, chất

lượng nước bị suy giảm so với khu vực thượng nguồn. Điển hình là đoạn chảy qua TP
Biên Hòa (tiếp nhận nước suối Săn Máu, suối Linh, suối Chùa, suối Bà Lúa,…) và tỉnh
Bình Dương (tiếp nhận nước thải thị xã Thủ Dầu Một, huyện Tân Uyên,…). Vấn đề ô
nhiễm chủ yếu là do TSS, các chất dinh dưỡng, chất hữu cơ và vi sinh tăng cao vượt
ngưỡng quy chuẩn cho phép.
+ Sông Sài Gịn tại đoạn chảy qua TP Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương, chất lượng
nước suy giảm do tiếp nhận chất thải và nước thải của thị xã Thủ Dầu Một, các cơ sở
CN và khu dân cư, đô thị ven sơng Sài Gịn. Ơ nhiễm hữu cơ và vi sinh diễn ra thường
xuyên. Hàm lượng DO luôn ở mức thấp và không đạt QCVN 08-MT:2015 loại B1.
+ Sông Vàm Cỏ và các phụ lưu có hiện tượng ơ nhiễm hữu cơ tại một số khu vực, như
cầu Bình Điền gần vị trí nhà máy phân bón Bình Điền (Long An), cảng Phú Định nơi
tàu phà qua lại đông đúc, bến đị Tân Thanh và một số đoạn sơng trong địa phận tỉnh
Tây Ninh.
Với tốc độ phát triển kinh tế xã hội nhanh chóng của miền Đơng Nam Bộ là áp lực lên
môi trường nước của hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai, mà các nghiên cứu về chất
lượng nước của khu vực này được đặt vấn đề nghiên cứu sớm nhất trong cả nước như
các công cụ mô hình tốn của các tác giả Nguyễn Tất Đắc, Nguyễn Hữu Nhân,
Nguyễn Ân Niên, Tăng Đức Thắng đã có những nghiên cứu về diễn biến chất lượng

7


nước trên sơng Sài Gịn - Đồng Nai. Nhiều mơ hình Thủy lực đã sử dụng để mơ phỏng
chất lượng nước các sông thuộc LVS này như (KOD1, VRSAP, Hydrogis, MK4,
SALBOD,...). Kết quả tính thủy lực thủy văn thường đề cập đến các phương án xả
nước của hồ Phước Hòa nhằm pha lỗng ơ nhiễm dịng chảy khi qua các KCN và hạ
lưu sơng Sài Gịn.
Từ thực tế trên cho thấy các đoạn sông chảy qua các khu vực tập trung các hoạt động
sản xuất CN, nông nghiệp, tập trung đơng dân cư có xu thế ơ nhiễm ngày càng nghiêm
trọng; có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói riêng

và của cả nước nói chung cho nên yêu cầu phải quản lý chất lượng nước là rất lớn.
Nhận biết được mức độ nghiêm trọng về sự ô nhiễm của các dịng sơng, đặc biệt là các
sơng lớn như sơng Nhuệ - Đáy, sơng Cầu, sơng Đồng Nai, các tỉnh có đoạn sông ô
nhiễm chảy qua đã đưa vấn đề bảo vệ và phục hồi chất lượng nước của đoạn sông vào
chương trình, kế hoạch của tỉnh. Tuy nhiên việc phục hồi lại nguồn nước cho đoạn
sông không phải là việc dễ dàng. Đó là một q trình lâu dài trong đó phải thực hiện
các giải pháp để điều chỉnh các hoạt động phát triển trên lưu vực, đặc biệt là các hoạt
động khai thác và sử dụng nguồn nước. Để thực hiện được điều này, trên các con sông
lớn nhà nước đều phải có các dự án khắc phục tình trạng ô nhiễm ngày càng nghiêm
trọng trên các sông.
- Trên lưu vực sơng Lơ có đề tài “Nghiên cứu giải pháp khai thác và sử dụng hợp lý tài
nguyên, bảo vệ mơi trường và phịng tránh thiên tai lưu vực sông Lô – sông Chảy”
(2000 – 2005), do Bộ khoa học và cơng nghệ chủ trì. Báo cáo cũng đã đưa ra được một
số kết quả nghiên cứu và đề xuất ban đầu về cải tiến công tác quản lý tổng hợp tài
nguyên nước lưu vực sông Lô – Chảy, chỉ ra được ưu tiên phục vụ cấp nước cho sinh
hoạt và việc quản lý nhu cầu cũng như sử dụng nước cho các ngành nghề sao cho hiệu
quả. Bên cạnh đó cũng đã đưa ra đề xuất tổ chức lưu vực sơng Lơ – Chảy đó là Hội
đồng lưu vực sông nhằm xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, ngắn hạn
về quản lý bảo vệ tài nguyên nước lưu vực sông; Thực hiện công tác điều tra cơ bản về
nguồn nước; Thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cộng
đồng trong việc bảo vệ tài nguyên nước trên lưu vực.

8


- Trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn có đề tài “ Điều tra, đánh giá hiện trạng, dự báo
diễn biến môi trường và đề xuất giải pháp tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Vu
Gia – Thu Bồn” (2010 – 2012) do Viện Địa lý thực hiện. Báo cáo cũng đã đưa ra được
một số kết quả nghiên cứu về đánh giá tác động môi trường tổng hợp, diễn biến môi
trường lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn và đề xuất các giải pháp tổng thể khắc phục,

giảm thiểu ô nhiễm môi trường lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn.
Vùng hạ lưu sông Vu Gia – Thu Bồn là khu vực tập trung nhiều ngành kinh tế - xã hội
quan trọng. Vì vậy nhu cầu nước dùng cho sản xuất, sinh hoạt rất lớn và ngày càng
tăng nhanh. Lượng nước từ thượng lưu đưa về hạ lưu những năm gần đây bị suy giảm,
nhất là trong mùa kiệt, do hoạt động của các hồ chứa ở thượng lưu làm cho nước sông
vùng hạ lưu dễ bị nhiễm mặn, chất lượng nước bị ô nhiễm ngày càng tăng. Điều đó đã
ảnh hưởng lớn đến môi trường và đời sống dân cư sống tại các khu vực ven sông, vấn
đề này ngày càng trở nên bức xúc nếu khơng có biện pháp quản lý chất lượng nước
sông một cách hiệu quả.
Sông Vu Gia – Thu Bồn là một trong những sông lớn quan trọng của tỉnh Quảng Nam
và TP Đà Nẵng. Hiện nay, sông cũng đang bắt đầu bị ô nhiễm, đặc biệt là khu vực hạ
lưu sơng. Từ thực tiễn đó luận văn đã đề xuất đề tài “Nghiên cứu đánh giá ô nhiễm
nước và đề xuất các giải pháp quản lý bảo vệ chất lượng nước sông Vu Gia – Thu
Bồn” nhằm đưa ra cái nhìn tồn diện về tình hình ơ nhiễm nước mặt và đề xuất các
giải pháp quản lý bảo vệ nguồn nước sông Vu Gia – Thu Bồn một cách hiệu quả.
1.2 Giới thiệu sông Vu Gia – Thu Bồn
1.2.1 Điều kiện tự nhiên
(1) Vị trí địa lý
Hệ thống sơng Vu Gia - Thu Bồn có diện tích lưu vực là 10.350 km2 chiếm gần 90%
diện tích tự nhiên của tỉnh Quảng Nam và Tp. Đà Nẵng. Phạm vi lưu vực nằm trong
khoảng 16o3’ ÷ 14o55’ vĩ độ Bắc và 107o15’ ÷ 108o24’ kinh độ Đơng. Ranh giới lưu
vực:
- Phía Bắc giáp lưu vực sơng Cu Đê;

9


- Phía Nam giáp lưu vực sơng Trà Bồng và Sê San;
- Phía Tây giáp Lào;
- Phía Đơng giáp biển Đông và lưu vực sông Tam Kỳ.

Về địa giới hành chính sơng Vu Gia - Thu Bồn bao gồm đất đai của 13 huyện, thị
thuộc tỉnh Quảng Nam là Trà My, Tiên Phước, Phước Sơn, Hiệp Đức, Nam Giang,
Quế Sơn, Duy Xuyên, Đại Lộc, Điện Bàn, thị xã Hội An, huyện Hịa Vang, một phần
của huyện Thăng Bình và TP Đà Nẵng.
Vùng thượng lưu sông Vu Gia là LVS Vu Gia tính đến Ái Nghĩa, tổng diện tích 5.180
km2. Vùng thượng lưu sơng Thu Bồn là LVS Thu Bồn tính đến Giao Thủy, tổng diện
tích 3.595 km2. Vùng hạ lưu sơng Vu Gia – Thu Bồn là phần diện tích cịn lại của LVS
Vu Gia – Thu Bồn, được tính từ cửa sông Quảng Huế trên sông Thu Bồn và Ái Nghĩa
trên sông Vu Gia đến cửa Hàn và cửa Đại có diện tích vùng là 822 km2. [4]

10


Hình 1.1 Bản đồ khu vực hạ lưu sơng Vu Gia – Thu Bồn
(2) Mạng lưới sơng ngịi.
LVS Vu Gia - Thu Bồn có 2 nhánh sơng lớn chính là sông Vu Gia và sông Thu Bồn.
- Sông Vu Gia bắt nguồn từ những dãy núi cao trên 2000m của đỉnh Ngọc Linh thuộc
Kon Tum chảy theo hướng Nam – Bắc, về đến Thành Mỹ sông chuyển theo hướng
Tây – Đông chảy về Đà Nẵng đổ ra cửa Hàn. Sông Vu Gia có các nhánh chính là sơng

11


Bung, sông Côn. Đoạn hạ lưu sông Vu Gia chuyển một phần nước sang sông Thu Bồn
qua nhánh Quảng Huế.
- Sông Thu Bồn bắt nguồn từ dãy núi cao thuộc huyện Nam Trà My chảy theo hướng
Nam – Bắc, về đến Nông Sơn sông chuyển hướng chảy theo hướng Tây – Đông Bắc.
Về đến Giao Thủy sông Thu Bồn nhận một phần lượng nước sông Vu Gia chuyển qua
nhánh Quảng Huế rồi lại trả một phần nước về sông Vu Gia qua nhánh Vĩnh Diện
trước khi đổ ra biển tại Cửa Đại.

Phía hạ lưu sơng Vu Gia có nhánh Túy Loan và phía hạ lưu sơng Thu Bồn có nhánh
sơng Ly Ly gia nhập.
(3) Khí hậu
Hệ thống sơng Vu Gia – Thu Bồn nằm ở Trung Trung Bộ cho nên cũng như các nơi
khác trên nước ta, khí hậu ở sông Vu Gia – Thu Bồn cũng mang đặc điểm chung là khí
hậu nhiệt đới gió mùa. Do vị trí sông thuộc địa phận 2 tỉnh Quảng Nam và TP Đà
Nẵng, cho nên khí hậu trong sơng Vu Gia – Thu Bồn có những nét riêng dưới đây:
- Số giờ nắng trung bình năm từ 1800 giờ ở vùng núi cao đến 2260 giờ tại Đà Nẵng.
Số giờ nắng trung bình của từng tháng khoảng 200 ÷ 255 giờ trong mùa hè và dưới
150 giờ trong mùa đông. Tháng 7 có giờ nắng trung bình cao nhất, tháng 12 có giờ
nắng trung bình thấp nhất.
- Nhiệt độ khơng khí trung bình năm khoảng 240C ÷ 260C, có xu thế cao ở đồng bằng
ven biển và thấp ở miền núi, giảm theo sự tăng của độ cao địa hình. Nhiệt độ khơng
khí cũng biến đổi theo mùa. Tháng 6 và tháng 7 là tháng có nhiệt độ khơng khí trung
bình cao nhất (trên 290C). Tháng 1 là tháng có nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất.
Nhiệt độ khơng khí cao nhất đạt tới 350C. Nhiệt độ khơng khí trung bình thấp nhất
khoảng dưới 150C.
- Độ ẩm khơng khí có quan hệ chặt chẽ với nhiệt độ khơng khí và lượng mưa. Vào các
tháng mùa mưa độ ẩm khơng khí vùng đồng bằng ven biển có thể đạt 85 ÷ 88%, vùng
núi có thể đạt 90 ÷ 95%. Các tháng mùa khơ vùng đồng bằng ven biển chỉ còn dưới
mức 80%, vùng núi cịn 80 ÷ 85%. Độ ẩm khơng khí vào những ngày thấp nhất có thể

12


xuống tới mức 20 ÷ 30%. Độ ẩm trung bình tháng cao trong các tháng mùa đông xuân
(từ tháng 11 đến tháng 6 năm sau) và thấp trong các tháng cuối hè đầu thu (tháng 5 ÷
8), thấp nhất vào tháng 5 có thể đạt trên 40%.
- Tốc độ gió trung bình năm từ 0,8 m/s tại Trà My đến 1,8 m/s tại Đà Nẵng. Nhìn
chung, tốc độ gió phụ thuộc lớn vào điều kiện địa hình. Trong năm có 2 mùa gió

chính: gió mùa Tây Nam thường vào các tháng 5, 6, 7 mang theo khơng khí nóng khơ,
gió mùa đông bắc thịnh hành trong các tháng 11, 12, 1, 2 mang theo khơng khí lạnh.
Tốc độ gió lớn nhất trong mùa đơng có thể tới 15÷25 m/s với hướng Bắc hoặc Đơng
Bắc, trong mùa hè có thể tới 20÷35 m/s, thậm chí 40 m/s và thường do bão gây nên.
- Lượng mưa hàng năm vùng nghiên cứu từ 2.000 ÷ 4.000 mm. Mùa nhiều mưa ở
Quảng Nam, Đà Nẵng từ tháng 10÷12, mùa mưa ít từ tháng 1 ÷ 9. Thời kỳ mưa lớn
nhất vùng nghiên cứu thường tập trung vào 2 tháng là tháng 10 và tháng 11, chiếm 40
÷ 50% lượng mưa cả năm.
Bảng 1.1 Số liệu quan trắc khí tượng thủy văn của trạm Đà Nẵng và trạm Trà My năm
2015 [5,6]
Trạm Đà nẵng
Số giờ Nhiệt
Độ
Lượng
nắng
độ
ẩm
mưa
0
(giờ)
( C)
(%)
(mm)

Số giờ
nắng
(giờ)

1
2

3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

151,1
154
198,9
217,9
262,2
241,4
258,1
228,6
189,7
155,1
117,9
104,4

21,4
22,2
24,1
26,1
28,2
29,0

28,9
28,8
27,3
25,9
23,9
21,8

84
84
84
83
79
77
76
77
82
84
84
85

94,8
73,7
109,4
56,3
117,6
121,2
92,7
66,4
27,3
429,7

662,6
633

112,0
145,0
187,7
169,0
213,8
188,2
209,4
197,1
160,2
118,2
73,6
61,4

21,0
21,8
24,0
26,0
26,7
27,0
26,8
26,8
25,7
24,1
22,3
20,4

89

87
85
84
84
84
84
84
88
91
93
92

115,6
82,5
121,7
83
129
126,5
83,4
95,8
34,5
530,2
329,4
509,5

TB
năm

2.393,1


25,6

82

2.484,7

1.862,2

24,4

87

2.241,1

Tháng

13

Trạm Trà My
Độ
Nhiệt
ẩm
độ (0C)
(%)

Lượng
mưa
(mm)



(4) Đặc điểm thủy văn
Do khu vực có lượng mưa lớn nên dịng chảy mặt trong sơng khá lớn. Mơ đun dịng
chảy trung bình năm từ 60 ÷ 80 l/s.km2. Tổng lượng dịng chảy mặt hệ thống sơng Thu
Bồn vào khoảng 24 km3 (24 tỷ m3), tương ứng với Q 0 =760 m3/s và M 0 = 73,4 l/s.km2.
Mùa lũ từ tháng 10÷12, có lượng dịng chảy chiếm khoảng 64,8% tổng lượng dịng
chảy năm. Lượng dịng chảy trung bình tháng lớn nhất là tháng 11 chiếm khoảng
27,3% tổng lượng dòng chảy năm. Mơ đun dịng chảy đỉnh lũ trên dịng chính M max từ
3.300 ÷ 3.800 l/s.km2, trên các lưu vực nhỏ có M max từ 500 ÷ 1.000 l/s.km2. Do khu
vực sơng Thu Bồn dốc, sơng suối ngắn, có dạng hình nan quạt nên thuận lợi cho lũ tập
trung về hạ lưu cùng lúc. [7]
Mặt khác, khu vực sông Vu Gia – Thu Bồn có lượng mưa và cường độ mưa lớn, sơng
hầu như khơng có phần trung lưu nên lũ đổ dồn về hạ lưu khá đột ngột, biên độ lũ,
cường độ lũ và mực nước lũ khá cao, thường gây ra ngập lụt nghiêm trọng cho vùng
hạ lưu. Mùa cạn kéo dài từ tháng 1÷11, có tổng lượng dịng chảy trung bình mùa cạn
chiếm khoảng 35,2% tổng lượng dịng chảy năm. Tổng lượng dịng chảy trung bình
của ba tháng nhỏ nhất từ tháng 3÷5 chiếm khoảng 8,45% tổng lượng dịng chảy năm.
Mơ đun dịng chảy nhỏ nhất M min biến đổi từ 4 ÷ 6 l/s.km2. [7]
1.2.2 Kinh tế - xã hội
(1) Cơ cấu kinh tế
Theo niên giám thống kê năm 2015, tổng GDP vùng nghiên cứu là 68.316,6 tỷ đồng.
Trong đó, nơng lâm thủy sản chiếm 10,1%; công nghiệp – xây dựng 40,5%; thương
mại và dịch vụ là 49,4%. GDP bình quân đầu người là 28,18 triệu đồng/người/năm, Đà
Nẵng đạt 38,42 triệu đồng/người/năm, Quảng Nam đạt 21,31 triệu đồng/người/năm.

14


Bảng 1.2 Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu năm 2015 vùng nghiên cứu [5,6]
Đơn vị


Toàn
vùng

TP Đà
Nẵng

Quảng
Nam

Tổng sản phẩm trong nước trên địa
Tỷ đồng
bàn (GDP) – giá 2010

68.316

37.413

30.903

Chỉ tiêu

TT

1

-

Công nghiệp, xây dựng

Tỷ đồng


27.654

14.572

13.082

-

Nông, lâm, thủy sản

Tỷ đồng

6.931

1.040

5.891

-

Dịch vụ

Tỷ đồng

33.730

21.800

11.930


2

GTSX công nghiệp, xây dựng – giá
Tỷ đồng
2010

78.938

36.027

42.911

3

GTSX nông, lâm, thủy sản – giá 2010

Tỷ đồng

12.285

1.992,4

10.293

4

GTSX dịch vụ – giá 2010

Tỷ đồng


57.055

33.060

23.995

(2) Dân số
Tính đến năm 2015 dân số trên khu vực sông Vu Gia – Thu Bồn là 1.934.518 người
chiếm 79,8% dân số toàn tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng. Mật độ dân số trung bình
tồn lưu vực 207 người/km2, mật độ dân số phân bố không đều chủ yếu tập trung tại
các thị trấn, thành phố và vùng đồng bằng (như TP Đà Nẵng 6 quận nội thành: 3.458
người/km2, Hội An: 1.491 người/km2, Điện Bàn: 942 người/km2,…) còn các huyện
miền núi dân cư thưa thớt chỉ có 13÷30 người/km2, như huyện Đông Giang, Tây
Giang, Nam Giang,… Dân số khu vực thành thị chiếm 24,2% (Quảng Nam 19,1%; Đà
Nẵng 87,2%).
(3) Công nghiệp
Một số KCN, CCN trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn:
- KCN Điện Nam – Điện Ngọc: thuộc xã Điện Nam và Điện Ngọc, huyện Điện Bàn.
Tổng diện tích đất KCN là 418 ha. Các ngành nghề chủ yếu trong KCN là công nghiệp
nhẹ và hàng hóa tiêu dùng. Về cơ sở hạ tầng, KCN Điện Nam – Điện Ngọc có lưới
điện và nhà máy nước riêng (công suất 5.000 m3/ngày đêm), đảm bảo cấp đủ năng

15


×