Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng của nhà thầu thi công công ty cổ phấn địa ốc hưng phú, áp dụng cho dự án khu đô thị mới hưng phú thành phố tuy hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 83 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp cao học, được sự giúp đỡ của các thầy,
cô giáo trường Đại học Thủy Lợi, đặc biệt là thầy giáo PGS.TS Nguyễn Trọng Tư, sự
tham gia góp ý của các nhà khoa học, đồng nghiệp cơ quan đang công tác, các nhà quản
lý, ban lãnh đạo trong công ty cổ phần đầu tư địa ốc Hưng Phú và cùng sự nỗ lực của bản
thân. Đến nay, tác giả đã hoàn thành luận văn thạc sĩ với đề tài luận văn: “Nghiên cứu đề
xuất giải pháp quản lý chất lượng thi cơng cơng trình xây dựng của nhà thầu thi công
- công ty cổ phần đầu tư địa ốc Hưng Phú, áp dụng cho dự án khu đô thị mới Hưng
Phú – TP. Tuy Hòa”, chuyên ngành Quản lý xây dựng.
Tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Nguyễn Trọng Tư đã hướng
dẫn, chỉ bảo tận tình và cung cấp các kiến thức khoa học cần thiết trong quá trình thực
hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo thuộc Bộ môn Công nghệ và
Quản lý xây dựng - khoa cơng trình cùng các thầy, cơ giáo thuộc các Bộ mơn khoa Kinh
tế và Quản lý, phịng Đào tạo Đại học và Sau Đại học trường Đại học Thủy Lợi, Viện
chuyển giao công nghệ và ứng dụng miền Trung đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác
giả hoàn thành tốt luận văn thạc sĩ của mình.
Do trình độ, kinh nghiệm cũng như thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên Luận văn khó
tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý
độc giả.
Xin trân trọng cảm ơn!

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Các
số liệu và kết quả trong luận văn là hoàn toàn đúng với thực tế và chưa được ai cơng bố
trong tất cả các cơng trình nào trước đây. Tất cả các trích dẫn đã được ghi rõ nguồn gốc.
Phú Yên, ngày

tháng 10 năm 2015



Tác giả luận văn

Phạm Hoàng Trí

ii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ..................................................................................... vi
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1
1.

Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................... 1

2.

Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 2

3.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................ 2

4.

Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 2

5.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 2


6.

Kết quả dự kiến đạt được ......................................................................................... 3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THI CÔNG CƠNG TRÌNH
XÂY DỰNG VÀ CHẤT LƯỢNG CƠNG TRÌNH. ........................................................ 4
1. Quan điểm về chất lượng cơng trình và các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng cơng
trình..................................................................................................................................... 4
1.1.1 Quan điểm về chất lượng cơng trình ......................................................................... 4
1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng cơng trình. ....................................................... 4
1.2 Vai trị và tầm quan trọng của giai đoạn thi cơng cơng trình ảnh hưởng đến chất
lượng cơng trình................................................................................................................. 8
1.3 Tổng quan về công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng cơng trình ............. 9
1.3.1 Khái niệm về quản lý chất lượng thi cơng xây dựng cơng trình ................................ 9
1.3.2 Nội dung cơ bản của hoạt động quản lý chất lượng thi cơng xây dựng cơng trình.... 9
1.3.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý theo từng nội dung của các yếu tố tác
động đến chất lượng cơng trình. ........................................................................................ 13
1.4 Sự cần thiết của cơng tác quản lý thi công trong vấn đề chất lượng cơng trình
xây dựng ở Việt Nam hiện nay ....................................................................................... 15
1.4.1 Vai trị của ngành XD trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ..................... 15
1.4.2 Tình hình chất lượng cơng trình xây dựng nói chung hiện nay ở nước ta. .............. 16
1.4.3 Ý nghĩa của việc nâng cao công tác quản lý chất lượng cơng trình xây dựng ......... 17
1.5 Kết luận chương 1: .................................................................................................... 18
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ NGHIÊN CỨU VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THI CÔNG CỦA
NHÀ THẦU THI CÔNG CHO DỰ ÁN KHU ĐÔ THỊ ............................................... 19
2.1. Cơ sở pháp lý về công tác quản lý thi công: ........................................................... 19

iii



2.2 Đặc điểm và các yêu cầu kỹ thuật thi cơng cơng trình khu đơ thị mới ............... 23
2.2.1 Đặc điểm khu đô thị mới: ......................................................................................... 23
2.2.2 Các yêu cầu kỹ thuật thi cơng cơng trình khu đơ thị mới: ...................................... 23
2.3 Quy trình và các nội dung của cơng tác quản lý chất lượng thi công của nhà thầu
thi cơng.............................................................................................................................. 27
2.3.1 Mơ hình tổ chức quản lý ........................................................................................... 27
2.3.2 Phân tích mơ hình quản lý: ....................................................................................... 28
2.3.3 Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trên công trường. ......................................... 28
2.4. Đặc điểm của công ty cổ phần đầu tư địa ốc Hưng phú trong công tác quản lý
chất lượng thi công khu đô thị........................................................................................ 32
2.4.1 Công tác quản lý nguồn nhân lực ............................................................................. 32
2.4.2 Công tác quản lý máy móc thiết bị và vật liệu xây dựng. ........................................ 36
2.4.3 Công tác quản lý thi công. ........................................................................................ 37
2.5 Kết luận chương 2...................................................................................................... 39
CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ THI CƠNG NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG CƠNG TRÌNH XÂY DỰNG TẠI DỰ ÁN KHU ĐÔ THỊ MỚI
HƯNG PHÚ ..................................................................................................................... 40
3.1 Giới thiệu về dự án .................................................................................................... 40
3.1.1 Địa điểm: .................................................................................................................. 40
3.1.2 Quy mơ cơng trình. ................................................................................................... 40
3.1.3 Các đơn vị quản lý thi công trên công trường: ......................................................... 40
3.1.4 Nội dung gói thầu: .................................................................................................... 40
3.1.5. Đặc điểm kết cấu cơng trình .................................................................................... 40
3.1.6. Giải pháp thi cơng chính cho phần hầm và phần thân............................................. 40
3.1.7 Các sự cố về chất lượng cơng trình có thể gặp phải trong q trình thi cơng, ngun
nhân và biện pháp phịng ngừa. ......................................................................................... 41
3.2 Đề xuất giải pháp về nhân sự quản lý kỹ thuật thi công xây dựng ....................... 43
3.2. Giám đốc dự án, Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó. .................................................... 44
3.2.1 Bộ phận bảo đảm và quản lý chất lượng QA-QC. ................................................... 45

3.2.2. Kỹ thuật giám sát cơng trình. .................................................................................. 46

iv


3.2.3. Bộ phận Shop. ......................................................................................................... 46
3.2.4. Bộ phận kỹ thuật trắc đạc công trường.................................................................... 47
3.3 Đề xuất giải pháp về quản lý vật tư, thiết bị thi công ........................................... 48
3.3.1 Giải pháp quản lý chất lượng cho các loại vật tư chủ yếu sử dụng cho cơng trình: 48
3.3.2 Giải pháp quản lý chất lượng cho các loại thiết bị thi cơng chủ yếu: ...................... 54
3.4 Đề xuất quy trình quản lý chất lượng kỹ thuật thi công cho công trình. ............ 57
3.4.1 Mục đích: .................................................................................................................. 57
3.4.2 Hệ thống quản lý chất lượng tại hiện trường:........................................................... 57
3.5 Đề xuất quy trình xử lý sự khơng phù hợp về chất lượng thi cơng ..................... 63
3.5.1 Mục đích: ................................................................................................................. 63
3.5.2 Nội dung: .................................................................................................................. 64
3.6 Kết luận chương 3: .................................................................................................... 72
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 72
1. Kết luận: ....................................................................................................................... 72
2. Kiến nghị: ..................................................................................................................... 73
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 75

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ATLĐ

An toàn lao động

v



HSE

An tồn - sức khỏe – mơi trường

BCH

Ban chỉ huy

BIM

Xây dựng mơ hình kỹ thuật cơng trình

BXD

Bộ xây dựng

BGĐ

Ban giám đốc

CAR

Phiếu nhắc nhở sai phạm

CĐT

Chủ đầu tư

CNV


Công nhân viên

CHT/CT

Chỉ huy trưởng cơng trình

CLCTXD

Chất lượng cơng trình xây dựng

CBCNV

Cán bộ cơng nhân viên

CBKT

Cán bộ kỹ thuật

CPXD

Cổ phần xây dựng

CTXD

Cơng trình xây dựng

GĐDA

Giám đốc dự án


GS

Giám sát

KPH

Khơng phù hợp

MMTB

Máy móc thiết bị

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Thành phần hạt cát
Bảng 3.2: Mô đun độ lớn của cát
Bảng 3.3: Hàm lượng bùn sét và tạp chất trong cát

vi


Bảng 3.4: Thời gian vận chuyển cho phép của bê tơng

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Sơ đồ hóa các yếu tố cơ bản tạo nên chất lượng cơng trình xây dựng
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức ban chỉ huy cơng trình
Hình 3.1: Đề xuất sơ đồ tổ chức ban chỉ huy công trường

vii



Hình 3.2: Đề xuất lưu đồ quản lý chất lượng kỹ thuật
Hình3.3: Lưu đồ nghiệm thu cơng việc
Hình 3.4: Lưu đồ nghiệm thu giai đoạn
Hình 3.5: Lưu đồ nghiệm thu hồn thành bàn giao cơng trình
Hình 3.6: Lưu đồ xử lý sự không phù hợp về chất lượng

viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chất lượng cơng trình xây dựng khơng những có liên quan trực tiếp đến an toàn sinh
mạng, an toàn cộng đồng, hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng cơng trình mà còn là yếu tố
quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Do có vai trị quan trọng
như vậy nên luật pháp về xây dựng của các nước trên thế giới đều coi đó là mục đích
hướng tới.
Các sự cố về chất lượng cơng trình do sai sót trong quản lý thi cơng trong những năm gần
đây xảy ra ở một số hạng mục cơng trình lớn trong nước ngày càng gia tăng gây nên sự
chú ý và bức xúc của nhân dân cả nước nói chung và ngành xây dựng nói riêng.
Nâng cao chất lượng cơng trình cần có nhiều giải pháp kết hợp. Bên cạnh các yếu tố về
đổi mới công nghệ, vật liệu và kỹ thuật thi cơng thì yếu tố con người vẫn mang tính quyết
định. Bộ máy tổ chức quản lý và giám sát thi cơng có vai trị then chốt trong suốt quá
trình thực hiện dự án.
Cạnh tranh là đặc trưng của cơ chế thị trường. Các Tổng công ty và các công ty xây dựng
cạnh tranh không chỉ trong nước mà cịn cạnh tranh với cả nước ngồi trong việc đảm bảo
chất lượng thi cơng xây dựng cơng trình nhất là trong điều kiện phát triển hiện nay của
nước ta.
Tại công ty cổ phần đầu tư địa ốc Hưng Phú, hiện nay công tác quản lý chất lượng đang
được chú trọng nhằm nâng cao thương hiệu và cạnh tranh trên thị trường xây dựng. Song
bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn những mặt tồn tại, yếu kém, phương pháp tổ

chức quản lý chất lượng thi công vẫn chưa thực sự hiệu quả.
Xuất phát từ thực tiễn này, là một cán bộ đang công tác tại Công ty, nhận thức được tầm
quan trọng của bộ máy tổ chức quản lý giám sát thi công, với những kiến thức đã được
học tập - nghiên cứu và thực thực tế làm việc, tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu đề xuất giải
pháp quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng của nhà thầu thi cơng - cơng ty

1


cổ phần đầu tư địa ốc Hưng Phú, áp dụng cho dự án khu đô thị mới Hưng Phú – TP.
Tuy Hịa” đề làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là đề xuất một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất
lượng thi cơng xây dựng cơng trình tại công ty cổ phần đầu tư địa ốc Hưng Phú, áp dụng
cho dự án khu đô thị mới Hưng Phú – TP.Tuy Hòa.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học:
Những kết quả nghiên cứu của đề tài đã hệ thống đầy đủ những vấn đề lý luận có cơ sở
khoa học và biện chứng về công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng. Những nghiên
cứu này ở một mức độ nhất định sẽ góp phần nâng cao chất lượng xây dựng cơng trình.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Những giải pháp đề xuất nhằm tăng cường và nâng cao quản lý chất lượng thi cơng cơng
trình xây dựng áp dụng cho dự án khu đơ thị mới Hưng Phú – TP.Tuy Hịa là tài liệu tham
khảo hữu ích cho cơng ty cổ phần đầu tư địa ốc Hưng Phú nói riêng cũng như các cơng ty
thi cơng xây dựng cơng trình nói chung.
4. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp nghiên cứu tổng quan
 Phương pháp thu thập phân tích tài liệu
 Phương pháp quan sát trực tiếp
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1. Đối tượng nghiên cứu:
Công tác quản lý chất lượng của nhà thầu thi công.
5.2. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của luận văn được tập trung vào các hoạt động quản lý chất lượng thi
công xây dựng công trình và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thi cơng xây dựng
cơng trình.

2


6. Kết quả dự kiến đạt được
 Hệ thống hóa những cơ sở lý luận cơ bản về quản lý chất lượng thi cơng xây dựng cơng
trình.
 Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng có cơ sở khoa học, có tính khả
thi và phù hợp với thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng cơng trình xây dựng, áp dụng cho
dự án khu đô thị mới Hưng Phú – TP.Tuy Hòa.

3


CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THI CƠNG CƠNG TRÌNH
XÂY DỰNG VÀ CHẤT LƯỢNG CƠNG TRÌNH.
1. Quan điểm về chất lượng cơng trình và các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng cơng
trình.
1.1.1 Quan điểm về chất lượng cơng trình
Trên cơ sở những khái niệm chung về chất lượng sản phẩm, chất lượng cơng trình xây
dựng có thể được hiểu là sự đảm bảo tốt những yêu cầu về an toàn, bền vững, kỹ thuật và
mỹ thuật của cơng trình nhưng phải phù hợp với qui chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng, các
qui định trong văn bản qui phạm pháp luật có liên quan và hợp đồng kinh tế.


Hình 1.1: Sơ đồ hóa các yếu tố cơ bản tạo nên chất lượng cơng trình xây dựng
Nhìn vào sơ đồ các yếu tố tạo nên chất lượng công trình được mơ tả trên hình (Hình 1.1),
chất lượng cơng trình xây dựng khơng chỉ đảm bảo sự an tồn về mặt kỹ thuật mà còn
phải thỏa mãn các yêu cầu về an tồn sử dụng có chứa đựng yếu tố xã hội và kinh tế. Ví
dụ: một cơng trình q an tồn, q chắc chắn nhưng khơng phù hợp với quy hoạch, kiến
trúc, gây những ảnh hưởng bất lợi cho cộng đồng (an ninh, an tồn mơi trường…), khơng
kinh tế thì cũng khơng thoả mãn u cầu về chất lượng cơng trình.
1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng cơng trình.
Chất lượng cơng trình được hình thành xun suốt các giai đoạn bắt đầu ý tưởng đến quá
trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng. Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng cơng trình có
thể phân thành 2 nhóm sau đây:

4


1.1.2.1 Nhóm nhân tố khách quan
- Trình độ tiến bộ khoa học cơng nghệ: Trình độ chất lượng của sản phẩm xây dựng
không thể vượt quá giới hạn khả năng của trình độ tiến bộ khoa học - cơng nghệ của một
giai đoạn lịch sử nhất định. Chất lượng sản phẩm xây dựng trước hết phụ thuộc vào trình
độ kỹ thuật và cơng nghệ để tạo ra nó. Đây là giới hạn cao nhất mà chất lượng sản phẩm
xây dựng có thể đạt được. Tiến bộ khoa học - cơng nghệ cao tạo ra khái niệm không
ngừng nâng cao chất lượng xây dựng. Tác động của tiến bộ khoa học cơng nghệ là khơng
có giới hạn, nhờ đó mà sản phẩm xây dựng ngày càng hoàn thiện và nâng cao hơn. Tiến
bộ khoa học - công nghệ tạo phương tiện điều tra, nghiên cứu khoa học chính xác hơn,
trang bị những phương tiện đo lường, dự báo, thí nghiệm, thiết kế tốt hơn, hiện đại hơn.
Công nghệ, thiết bị mới ứng dụng trong thiết kế và thi công giúp nâng cao các chỉ tiêu
kinh tế - kỹ thuật của công trình xây dựng. Nhờ tiến bộ khoa học - cơng nghệ làm xuất
hiện các nguồn nguyên liệu mới tốt hơn, rẻ hơn nguồn nguyên liệu sẵn có. Khoa học quản
lý phát triển hình thành những phương pháp quản lý tiên tiến hiện đại góp phần nắm bắt
nhanh hơn, chính xác hơn các rủi ro về chất lượng cơng trình, giảm chi phí sản xuất, từ

đó nâng cao chất lượng sản phẩm xây dựng.
- Cơ chế chính sách quản lý của nhà nước: Cơ chế chính sách của nhà nước có ý nghĩa
rất quan trọng trong quá trình thúc đẩy cải tiến, nâng cao chất lượng của cơng trình xây
dựng. Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng hoạt động trong một mơi trường kinh doanh
nhất định, trong đó mơi trường pháp lý với những chính sách và cơ chế quản lý có tác
động trực tiếp và to lớn đến việc tạo ra và nâng cao chất lượng cơng trình xây dựng, pháp
chế hóa quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia đầu tư xây dựng cơng trình. Nó cũng
tạo ra sức ép thúc đẩy các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng cơng trình thơng qua cơ
chế khuyến khích cạnh tranh, bắt buộc các doanh nghiệp phải nâng cao tính tự chủ sáng
tạo trong cải tiến chất lượng.
- Điều kiện tự nhiên: Điều kiện tự nhiên có tác động mạnh mẽ đến việc bảo quản và nâng
cao chất lượng sản phẩm xây dựng, đặc biệt là đối với những nước có khí hậu nhiệt đới,
nóng ẩm mưa nhiều như Việt Nam. Khí hậu, thời tiết, các hiện tượng tự nhiên như: gió,
mưa, bão, sét... ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng thi công xây dựng, các nguyên vật liệu

5


dự trữ tại các kho bãi. Đồng thời, nó cũng ảnh hưởng tới hiệu quả vận hành các thiết bị,
máy móc, đặc biệt đối với các thiết bị, máy móc hoạt động ngồi trời.
- Tình hình thị trường: Nói đến thị trường là đề cập tới các yếu tố: Cung, cầu, giá cả, quy
mô thị trường, cạnh tranh... Chất lượng sản phẩm xây dựng cũng gắn liền với sự vận động
và biến đổi của thị trường, đặc biệt là nhu cầu thị trường, tác động trực tiếp đến chất
lượng sản phẩm. Trên cơ sở nghiên cứu thị trường doanh nghiệp xác định được khách
hàng của mình là đối tượng nào? Quy mô ra sao? và tiêu thụ ở mức như thế nào? Từ đó
doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược đầu tư xây dựng để có thể đưa ra những sản
phẩm với mức chất lượng phù hợp, giá cả hợp lý với nhu cầu và khả năng tiêu thụ ở
những thời điểm nhất định. Thông thường, khi mức sống xã hội còn thấp, người ta quan
tâm nhiều tới giá thành sản phẩm. Nhưng khi đời sống xã hội tăng lên thì địi hỏi về chất
lượng cũng tăng theo. Đơi khi họ chấp nhận mua sản phẩm với giá cao tới rất cao để có

thể thoả mãn nhu cầu cá nhân của mình.
1.1.2.2 Nhóm nhân tố chủ quan
Là nhóm các nhân tố thuộc môi trường bên trong các doanh nghiệp tham gia hoạt động
xây dựng, mà doanh nghiệp có thể kiểm sốt được. Nó gắn liền với điều kiện của doanh
nghiệp như: lao động, thiết bị, công nghệ, nguyên vật liệu, trình độ quản lý… Các nhân tố
này ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.
- Trình độ lao động của doanh nghiệp: Con người là nhân tố trực tiếp tạo ra và quyết
định đến chất lượng sản phẩm. Cùng với công nghệ, con người giúp doanh nghiệp đạt
chất lượng cao trên cơ sở giảm chi phí. Chất lượng phụ thuộc lớn vào trình độ chun
mơn, tay nghề, kinh nghiệm, ý thức trách nhiệm và tinh thần hợp tác phối hợp giữa mọi
thành viên và bộ phận trong doanh nghiệp. Năng lực và tinh thần của đội ngũ lao động,
những giá trị chính sách nhân sự đặt ra trong mỗi doanh nghiệp có tác động sâu sắc tồn
diện đến hình thành chất lượng sản phẩm tạo ra. Chất lượng không chỉ thỏa mãn nhu cầu
của khách hàng bên ngồi mà cịn phải thỏa mãn nhu cầu của khách hàng bên trong doanh
nghiệp. Hình thành và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng được những yêu cầu về thực
hiện mục tiêu chất lượng là một trong những nội dung cơ bản của quản lý chất lượng
trong giai đoạn hiện nay.

6


- Khả năng về máy móc thiết bị, cơng nghệ hiện có của doanh nghiệp: Mỗi doanh
nghiệp tiến hành hoạt động trong những điều kiện xác định về công nghệ. Trình độ hiện
đại máy móc thiết bị và quy trình công nghệ của doanh nghiệp ảnh hưởng lớn đến chất
lượng xây dựng. Trong nhiều trường hợp, trình độ và cơ cấu công nghệ đưa ra những giải
pháp thiết kế và thi công quyết định đến chất lượng sản phẩm tạo ra. Cơng nghệ lạc hậu
khó có thể tạo ra sản phẩm chất lượng cao, phù hợp các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật. Sử
dụng tiết kiệm có hiệu quả máy móc thiết bị hiện có, kết hơp giữa cơng nghệ hiện có với
đối mới để nâng cao chất lượng cơng trình là một trong những hướng quan trọng nâng
cao chất lượng hoạt động của doanh nghiệp.

- Nguyên vật liệu và hệ thống cung ứng nguyên vật liệu của doanh nghiệp: Một trong
những yếu tố đầu vào tham gia cấu thành sản phẩm và hình thành các thuộc tính chất
lượng là nguyên vật liệu. Vì vậy, đặc điểm và chất lượng nguyên vật liệu ảnh hưởng trực
tiếp đến chất lượng cơng trình xây dựng. Mỗi loại ngun liệu khác nhau sẽ hình thành
những đặc tính chất lượng khác nhau. Tính đồng nhất và tiêu chuẩn hóa của nguyên liệu
là cơ sở quan trọng cho ổn định chất lượng sản phẩm. Để thực hiện các mục tiêu chất
lượng đặt ra cần tổ chức tốt hệ thống cung ứng, đảm bảo nguyên liệu cho quá trình sửa
chữa. Tổ chức tốt hệ thống cung ứng không chỉ là đảm bảo đúng chủng loại, chất lượng,
số lượng nguyên vật liệu mà còn đảm bảo đúng về mặt thời gian. Một hệ thống cung ứng
tốt là hệ thống có sự phối hợp hiệp tác chặt chẽ đồng bộ giữa bên cung ứng và doanh
nghiệp sản xuất. Trong môi trường kinh doanh hiện nay, tạo ra mối quan hệ tin tưởng ổn
định với một số nhà cung ứng là biện pháp quan trọng đảm bảo chất lượng sản phẩm của
doanh nghiệp.
- Trình độ tổ chức và quản lý của doanh nghiệp: Các yếu tố sản xuất như nguyên vật
liệu, máy móc thiết bị, lao động... dù có ở trình độ cao song khơng được tổ chức một cách
hợp lý, phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa các khâu sản xuất thì cũng khó có thể tạo ra
những sản phẩm có chất lượng. Khơng những thế, nhiều khi nó cịn gây thất thốt, lãng
phí nhiên liệu, ngun vật liệu... của doanh nghiệp. Do đó, cơng tác tổ chức sản xuất và
lựa chọn phương pháp tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp đóng một vai trịn hết sức
quan trọng.

7


Tuy nhiên, để mơ hình và phương pháp tổ chức sản xuất được hoạt động có hiệu quả thì
cần phải có năng lực quản lý. Trình độ quản lý nói chung và quản lý chất lượng nói riêng
một trong những nhân tố cơ bản góp phần cải tiến, hồn thiện chất lượng sản phẩm của
doanh nghiệp. Điều này gắn liều với trình độ nhận thức, hiểu biết của cán bộ quản lý về
chất lượng, chính sách chất lượng, chương trình và kế hoạch chất lượng nhằm xác định
được mục tiêu một cách chính xác rõ ràng, làm cơ sở cho việc hồn thiện, cải tiến.

1.2 Vai trị và tầm quan trọng của giai đoạn thi cơng cơng trình ảnh hưởng đến chất
lượng cơng trình.
Trong q trình thực hiện dự án đầu tư thì giai đoạn thi cơng có vai trị quyết định đến
chất lượng cơng trình vì các lý do sau:
 Giai đoạn thiết kế kỹ thuật ngày nay đã được ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý
chất lượng, có chương trình tính tốn và thiết kế vừa đảm bảo yêu cầu các chỉ tiêu kỹ
thuật trong xây dựng vừa mang tính thẩm mỹ rất cao. Các loại vật liệu và thiết bị được
tính tốn và chọn lựa chủ động trên cơ sở đảm bảo chất lượng, tiêu chí kĩ thuật và phù
hợp với từng cơng trình xây dựng.
 Nhưng trong giai đoạn thi công, hầu như máy móc thiết bị chỉ giải phóng một phần các
cơng việc nặng nhọc, cịn những cơng việc liên quan mật thiết đến chất lượng vẫn là yếu
tố con người quyết định tất cả.
 Q trình thi cơng xây lắp từ khi khởi cơng đến khi hồn thành cơng trình bàn giao đưa
vào sử dụng thường kéo dài. Q trình thi cơng thường chia nhiều giai đoạn, mỗi giai
đoạn được chia thành nhiều công việc khác nhau, các công việc này thường xuyên diễn ra
ngoài trời nên chịu sự tác động lớn của nhân tố môi trường như nắng, mưa, bão…
 Hàng hóa, vật liệu xây dựng lưu thơng trên thị trường hiện nay chưa được kiểm soát
chặt chẽ về mặt chủng loại và chất lượng. Sản phẩm vật liệu xây dựng chưa có tính ổn
định và hợp chuẩn cao. Chất lượng vật liệu xây dựng nếu khơng kiểm sốt chặt chẽ sẽ ảnh
hưởng tới chất lượng cơng trình xây dựng.
 Các tiêu chuẩn kỹ thuật không chỉ thể hiện ở các kết quả thí nghiệm, kiểm định nguyên
vật liệu, cấu kiện, máy móc thiết bị mà cịn ở q trình hình thành và thực hiện các bước
công nghệ thi công, chất lượng các công việc của đội ngũ công nhân, kỹ sư lao động trong
quá trình thực hiện các hoạt động xây dựng.

8


 Công tác kiểm tra, kiểm định, giám sát chất lượng cấu kiện và cơng trình xây dựng
đóng vai trị quan trọng. Vì vậy, chủ đầu tư tích cực, chủ động tổ chức thực hiện nhằm

mục đích đánh giá chất lượng và kiểm định khả năng chịu lực của kết cấu cơng trình. Tuy
nhiên các cơng tác trên vẫn chưa có tính dự báo và ngăn ngừa các sự cố hoặc xác định
nguyên nhân dẫn đến tình trạng xuống cấp về chất lượng cơng trình xây dựng, trong đó
chưa đề xuất giải pháp khắc phục hiệu quả một cách cụ thể, chi tiết.
 Việc quản lý chất lượng vẫn còn coi trọng tính hành chính, trong khi đó, chủ đầu tư
phó mặc tất cả cho các đơn vị tư vấn với năng lực tư vấn không đồng đều hoặc hạn chế.
Điều này sẽ dẫn tới tiêu cực thông đồng giữa các đơn vị trực tiếp thực hiện dự án và năng
lực tư vấn yếu kém làm giảm sút chất lượng cơng trình.
 Nhiều cơng trình xây dựng trên nền đất được san lấp đã cố kết một phần. Kết cấu
móng hạng mục cơng trình chính thường là phương án móng sâu nên gần như kiểm sốt
được cơng tác chuyển vị lún. Tuy nhiên các hạng mục phụ trợ như bể ngầm, nền hạ tầng
xung quanh đặt trên đất tự nhiên và nếu khơng có biện pháp xử lý nền móng đúng đắn sẽ
dẫn đến các hiện tượng như: Hư hỏng liên kết giữa hạng mục cơng trình chính với các
hạng mục phụ trợ do nền đất bên dưới các công trình phụ trợ chưa hồn tất q trình cố
kết nên theo thời gian sẽ tạo khoảng trống gây sụt lún và nứt thấm ở các bể này.
1.3 Tổng quan về công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng cơng trình
1.3.1 Khái niệm về quản lý chất lượng thi cơng xây dựng cơng trình
Quản lý chất lượng thi cơng xây dựng cơng trình là q trình kiểm sốt, giám sát tốt tất cả
các hoạt động diễn ra trên công trường xây dựng nhằm đảm bảo tuân thủ bản vẽ thiết kế,
các tiêu chí kỹ thuật và các tiêu chuẩn thi công xây dựng áp dụng cho dự án.
1.3.2 Nội dung cơ bản của hoạt động quản lý chất lượng thi cơng xây dựng cơng trình
Chất lượng thi cơng xây dựng cơng trình là tổng hợp do nhiều yếu tố hợp thành, do đó để
quản lý được chất lượng cơng trình trong giai đoạn thi cơng thì phải kiểm sốt, quản lý
được các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cơng trình trong giai đoạn này, bao gồm: Con
người, vật tư, máy móc thiết bị và giải pháp – cơng nghệ thi công. Cụ thể các yếu tố như
sau:

9



1.3.2.1 Về con người
Để quản lý chất lượng cơng trình tốt thì nhân tố con người là hết sức quan trọng, ảnh
hưởng trực tiếp đến chất lượng cơng trình. Cán bộ phải là những kỹ sư chuyên ngành có
nhiều kinh nghiệm trong cơng tác, có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm cao.
Cơng nhân phải có tay nghề cao, có chuyên ngành, có sức khỏe tốt và có ý thức trách
nhiệm cao. Nếu kiểm sốt tốt chất lượng cán bộ, cơng nhân thì sẽ kiểm sốt được chất
lượng cơng trình. Nội dung của quản lý nguồn nhân lực gồm có:
 Nguồn nhân lực phải có năng lực dựa trên cơ sở được giáo dục, đào tạo, có kỹ năng và
kinh nghiệm thích hợp.
 Đảm bảo sắp xếp công việc sao cho phù hợp với chuyên môn của mỗi cán bộ, công
nhân để phát huy tối đa năng lực của họ.
 Lập báo cáo đánh giá năng lực của các cán bộ kỹ thuật, công nhân hàng năm thơng qua
kết quả làm việc để từ đó có kế hoạch cụ thể trong việc sắp xếp công việc phù hợp với
năng lực từng người. Đồng thời đó sẽ là cơ sở để xem xét việc tăng lương, thăng chức cho
cán bộ cơng nhân.
 Lưu giữ hồ sơ thích hợp về trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm chun mơn, hiệu quả làm
việc của mỗi người lao động. Sau này sẽ dựa vào đó để xem xét lựa chọn người được cử
đi học chuyên tu nâng cao chuyên môn, tay nghề.
 Cơng ty cần có chính sách đãi ngộ hợp lý cho cán bộ, cơng nhân để có thể khuyến
khích họ làm việc hăng say có trách nhiệm trong cơng việc. Việc khuyến khích phải tuân
thủ theo nguyên tắc:
+ Gắn quyền lợi với trách nhiệm công việc, lấy chất lượng làm tiêu chuẩn đánh giá trong
việc trả lương, thưởng và các quyền lợi khác.
+ Kết hợp giữa khuyến khích vật chất và khuyến khích tinh thần. Thiên lệch về một phía
thì sẽ gây ra tác động ngược lại.
- Ngồi ra, cơng ty cần lập kế hoạch cụ thể cho việc tuyển dụng lao động để đảm bảo về
số lượng cũng như chất lượng nguồn lao động để tránh tình trạng thừa lao động nhưng lại
thiếu lao động tay nghề cao. Kế hoạch tuyển dụng có thể tiến hành hàng năm hoặc 5 năm
một lần tùy theo nhu cầu của công ty và tính chất cơng việc.
Việc tuyển dụng cần được tuyển dụng như sau:


10


+ Lập hồ sơ chức năng: Nêu rõ những yêu cầu, tính chất cơng việc cần tuyển dụng.
+ Dự kiến trước nội dung thi và cách thức tổ chức, đánh giá tuyển chọn.
1.3.2.2 Về vật tư
Vật tư bao gồm vật liệu xây dựng, cấu kiện, bán thành phẩm, linh kiện…được đưa vào
q trình xây lắp tạo ra các cơng trình hồn thiện. Vật tư có vai trị quan trọng, là điều
kiện tiên quyết trong việc đảm bảo chất lượng công trình. Quản lý và sử dụng đúng các
chủng loại vật liệu, đảm bảo chất lượng và số lượng các loại vật tư sẽ góp phần nâng cao
chất lượng cơng trình xây dựng. Để làm được điều đó thì cần phải thực hiện quản lý tồn
bộ q trình từ khi tìm kiếm, khai thác nguồn cung cấp vật tư cho đến khi đưa vật tư vào
sản xuất và thi công.
Lập tiến độ cung ứng vật tư, tổng mặt bằng thi công (trong đó thể hiện phương án quản lý
vật liệu). Kiểm tra quy trình quản lý chất lượng vật liệu tại cơng trình như: Kho tàng, hệ
thống sổ sách, chứng từ phản ánh nguồn gốc chất lượng, phẩm cấp vật tư, biên bản
nghiệm thu.
Ban chỉ huy công trường là đơn vị trực tiếp thực hiện việc quản lý và sử dụng vật tư tại
công trường, chịu trách nhiệm trực tiếp về kiểm tra chất lượng, chủng loại vật tư đưa vào
công trình. Có nhiệm vụ, lập tổng mặt bằng thi cơng, tiến độ thi công, tiến độ cung ứng
vật tư, tiến độ cấp vốn, tìm nguồn cung ứng vật tư đáp ứng yêu cầu về chất lượng và số
lượng, phù hợp điều kiện thi công tại khu vực, tiến hành kiểm tra vật tư trước khi đưa vào
thi công (chỉ đưa vào sử dụng các vật tư, cấu kiện bán thành phẩm có chứng chỉ xác nhận
phẩm cấp chất lượng sản phẩm). Tổ chức lưu mẫu các lô vật tư nhập về, tổ chức lưu giữ
chứng từ xuất nhập, chứng chỉ xuất xưởng, kết quả thí nghiệm vật tư, biên bản nghiệm
thu… theo đúng các quy định hiện hành.
1.3.2.3 Về máy móc thiết bị
Máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất là yếu tố quan trọng trong q trình thi cơng, quyết
định đến tiến độ và chất lượng cơng trình xây dựng. Nội dung quản lý chất lượng thiết bị,

dây chuyển sản xuất của công ty gồm:

11


 Xây dựng kế hoạch đầu tư các máy móc thiết bị, phương tiện và dây chuyền sản xuất
tiên tiến, phù hợp với trình độ hiện tại của cơng nhân.
 Xây dựng hệ thống danh mục, trình độ cơng nghệ của máy móc thiết bị sao cho phù
hợp với tiêu chuẩn chất lượng do Nhà nước quy định.
 Định kỳ tiến hành các hoạt động bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị phương tiện theo đúng
quy định của ngành.
 Xây dựng và quản lý hồ sơ của từng máy móc thiết bị, phương tiện, dây chuyển sản
xuất theo từng năm. Tiến hành ghi sổ nhật ký tình hình sử dụng, sửa chữa, bảo dưỡng các
máy móc thiết bị và đánh giá định kỳ hàng năm.
 Quản lý định mức, đơn giá máy thi cơng, ban hành các quy trình, quy phạm sử dụng
máy.
 Bên cạnh đó cần tiến hành phân cấp quản lý cho từng bộ phận, các đơn vị thành viên:
+ Phịng kế hoạch kỹ thuật có nhiệm vụ tổng hợp xây dựng kế hoạch đầu tư thiết bị,
phương tiện Công ty hàng năm và dự báo nhu cầu đầu tư máy móc thiết bị trung và dài
hạn. Thực hiện việc quản lý thống kê, đánh giá năng lực máy theo định kỳ, đề xuất việc
điều phối phương tiện, thiết bị giữa các xí nghiệp thành viên.
+ Các phịng chức năng khác tuỳ thực hiện nhiệm vụ tương ứng với chức năng của mình.
+ Ban chỉ huy cơng trường là đơn vị chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty về việc bảo
tồn, khai thác hiệu quả máy móc thiết bị.
1.3.2.4 Về giải pháp thi cơng
Trình độ quản lý nói chung và trình độ quản lý chất lượng nói riêng là một trong những
nhân tố cơ bản góp phần đẩy mạnh tốc độ cải tiến, hoàn thiện chất lượng cơng trình.
Trong đó quản lý thi cơng cơng trình là một khâu quan trọng trong quản lý chất lượng
cơng trình. Giải pháp cơng nghệ thích hợp, hiện đại, với trình độ tổ chức quản lý tốt sẽ tạo
điều kiện tốt cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm.

Quản lý thi cơng cơng trình là tổng hợp các hoạt động từ xây dựng hình thức tổ chức thi
cơng thể hiện tính khoa học và kinh tế đến quản lý quy phạm, quy trình kỹ thuật, định
mức khối lượng… , quản lý hệ thống hồ sơ cơng trình theo quy định.

12


1.3.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý theo từng nội dung của các yếu tố tác
động đến chất lượng cơng trình.
1.3.3.1 Chỉ tiêu đánh giá về quản lý con người
 Tỷ lệ số cán bộ quản lý, kỹ thuật có trình độ chun mơn so với tổng số lao động trong
công ty.
Nếu tỷ lệ này nhỏ thì chứng tỏ cơng ty đã tuyển dụng khơng tốt, trình độ của cán bộ quản
lý, kỹ thuật thấp thì sẽ không đáp ứng được yêu cầu công việc. Tất nhiên điều này sẽ ảnh
hưởng tới chất lượng cơng trình.
 Tỷ lệ số cán bộ quản lý, kỹ thuật làm việc không đúng với chuyên ngành được học so
với tổng số cán bộ trong cơng ty.
Nó cho biết hiệu quả công tác quản lý nguồn nhân lực trong công ty. Nếu các cán bộ quản
lý, kỹ thuật được phân công làm việc đúng với chuyên ngành học của họ thì chắc chắn
hiệu quả công việc sẽ cao hơn.
 Tỷ lệ cán bộ quản lý kỹ thuật so với số lượng cơng trình thi cơng phải hợp lý để đảm
bảo chất lượng cơng trình.
Do khả năng quản lý của con người có hạn, vì vậy tỷ lệ cán bộ quản lý kỹ thuật so với số
lượng các cơng trình cần quản lý ít nhiều sẽ ảnh hưởng tới hiện quản cơng tác quản lý
chất lượng. Điều này đặc biệt quan trọng khi mà công tác kiểm tra chất lượng trong xây
lắp địi hỏi cán bộ kiểm tra phải có mặt tại công trường. Tỷ lệ này cũng phản ánh phần
nào năng lực của cán bộ quản lý kỹ thuật.
 Tỷ lệ số cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và cơng nhân kỹ thuật được cử đi học nâng
cao trình độ chuyên môn hàng năm so với tổng số cán bộ quản lý kỹ thuật, công nhân kỹ
thuật trong Công ty.

Chỉ tiêu này cho thấy cơng tác đào tạo có được chú trọng hay khơng. Tỷ lệ càng cao thì
chứng tỏ công tác đào tạo được tổ chức thực hiện rất tốt, điều này cho thấy chất lượng cán
bộ, công nhân trong Cơng ty ln được đảm bảo, nó sẽ giúp nâng cao hiệu quả công việc
lên rất nhiều.

13


1.3.3.2 Chỉ tiêu đánh giá về quản lý vật tư
Tỷ lệ vi phạm chất lượng vật tư (Kvpcl)
Kvpcl = (Số lần phát hiện vi phạm / tổng số lần nhập vật tư về cơng trình) x 100%.
Chỉ tiêu này trực tiếp phản ánh hiệu quả công tác quản lý chất lượng nguyên vật liệu đầu
vào tốt hay không.
Kvpcl càng thấp thì hiệu quả quản lý vật tư càng lớn.
Trong điều kiện nước ta hiện nay cần phấn đấu nhằm giảm tỷ lệ này xuống dưới 3%.
1.3.3.3 Chỉ tiêu đánh giá về quản lý chất lượng máy móc, thiết bị
 Tỷ lệ số lần sửa chữa máy móc thiết bị so với kế hoạch đặt ra.
 Tỷ lệ số lần bảo dưỡng máy móc thiết bị so với kế hoạch đặt ra.
1.3.3.4 Chỉ tiêu đánh giá về quản lý thi công
 Về tiến độ:
Đánh giá số cơng trình được hồn thành đúng tiến độ trong tổng số cơng trình hồn thành
trong năm.
 Về quản lý chất lượng:.
+ Kiểm tra công tác lập hồ sơ quản lý chất lượng cơng trình về độ chính xác, rõ ràng, đầy
đủ.
+ Kiểm tra cơng tác định vị cơng trình: Kiểm tra kết quả thí nghiệm tại hiện trường, khả
năng chịu tải của cọc, kết quả quan trắc lún.
+ Kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện và chất lượng thi cơng kết cấu cơng trình.
+ Kiểm tra phần kết cấu cơng trình như bộ phận móng (cọc và các loại móng khác), cột,
dầm, sàn, tường chịu lực...

+ Chất lượng cơng tác hồn thiện bề mặt cơng trình, nội thất cơng trình, sự đảm bảo về
khả năng chống thấm, cách nhiệt, cách âm... tình trạng vật liệu gỗ, kính, sơn, khố cửa...
sử dụng vào cơng trình phù hợp với yêu cầu tính năng kỹ thuật thiết kế.

14


+ Qua đó sẽ đánh giá được về : Số cơng trình thi cơng đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn
nghiệm thu cơng trình.; Số cơng trình sau khi đưa vào sử dụng mới phát hiện thấy các vấn
đề về nảy sinh về cấu tạo làm ảnh hưởng đến mỹ quan cơng trình. Các vấn đề đó như là:
trần nhà bị thấm nước, tường nhà bị nứt nhưng không nhiều, cống thốt nước khơng
thơng,…..
 Về an tồn lao động và vệ sinh mơi trường:
+ Đánh giá số cơng trình xảy ra tai nạn lao động / tổng số cơng trình đang thi cơng trong
năm.
+ Đánh giá tình hình điều kiện ăn ở đảm bảo an tồn vệ sinh cho cơng nhân.
1.4 Sự cần thiết của công tác quản lý thi công trong vấn đề chất lượng cơng trình xây
dựng ở Việt Nam hiện nay
1.4.1 Vai trò của ngành XD trong quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
Xây dựng cơ bản có thể coi là một ngành sản xuất vật chất, ngành duy nhất tạo ra cơ sở
hạ tầng thiết yếu phục vụ cho sản xuất, đời sống, y tế, quốc phịng, giáo dục và các cơng
trình dân dụng khác.
Trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, hoạt động xây dựng cơ bản góp
phần to lớn vào việc tạo ra cơ sở hạ tầng cho các ngành khác. Nhìn vào cơ sở hạ tầng của
các ngành đó ta có thể thấy được trình độ phát triển, hiện đại của ngành đó như thế nào.
Nhờ có việc thi cơng các cơng trình xây dựng đơ thị hóa nơng thơn mà nó đã góp phần
vào việc cải thiện khoảng giữa thành thị và nơng thơn, nâng cao trình độ văn hóa và điều
kiện sống cho những người dân vùng nơng thơn, từ đó góp phần đổi mới đất nước.
Ngồi ra, ngành xây dựng cịn đóng góp rất lớn vào tổng GDP của cả nước. Sự phát triển
của ngành cho thấy sự lớn mạnh về nền kinh tế đất nước. Các cơ sở hạ tầng, kiến trúc đô

thị càng hiện đại càng chứng tỏ đó là một đất nước có nền kinh tế phát triển, có nền khoa
học cơng nghệ tiên tiến và mức sống của người dân nơi đây rất cao.

15


1.4.2 Tình hình chất lượng cơng trình xây dựng nói chung hiện nay ở nước ta.
1.4.2.1 Những mặt đã đạt được trong cơng tác nâng cao chất lượng cơng trình xây dựng ở
nước ta.
Hiện nay ở Việt Nam số lượng các cơng trình xây dựng cũng như quy mơ xây dựng ngày
càng nhiều và lớn, độ phức tạp của công trình ngày càng cao, có nhiều dự án vốn nước
ngồi. Nhìn chung các cơng trình, dự án xây dựng hồn thành đảm bảo yêu cầu về kỹ
thuật và chất lượng, và đưa vào sử dụng đạt hiệu quả, đáp ứng sự phát triển kinh tế xã hội
của đất nước nói chung và các vùng, các địa phương nơi có cơng trình, dự án triển khai
nói riêng. Các cơng ty xây dựng lớn đều có hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn. Công
nghệ thi công tiên tiến từ các nước phát triển đang dần được ứng dụng tại Việt nam ở một
số cơng trình lớn. Coi trọng cơng tác quản lý thi công. Hệ thống quản lý nhà nước về chất
lượng cơng trình ngày càng được hồn thiện hơn, điển hình là việc ban hành nghị định số
46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng cơng trình xây dựng theo hướng tăng cường vai
trò kiểm tra, giám sát của cơ quan chuyên môn về xây dựng trong quản lý chất lượng xây
dựng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, góp phần giải quyết những bất cập, vướng mắc trong
công tác quản lý, nâng cao hiệu lực và hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về chất
lượng cơng trình xây dựng. Nghị định này thay thế cho nghị định số 15/2013/NĐ-CP, số
209/2004/NĐ-CP và Nghị định 49/2008/NĐ-CP.
1.4.2.2 Những bất cập về vấn đề chất lượng trong cơng trình xây dựng hiện nay.
Trong một vài năm gần đây, trên cả nước có khơng ít cơng trình xây dựng, kể cả những
cơng trình hiện đại, phức tạp đã xảy ra một số sự cố ngay trong giai đoạn thi cơng xây
dựng cơng trình, gây thiệt hại về người và tài sản. Điển hình là các sự cố sập hai nhịp neo
cầu cần thơ đang thi cơng; vỡ 50m đập chính đang thi cơng của cơng trình hồ chứa nước
cửa đạt; sụp tồn bộ trụ sở viện Khoa học xã hội miền nam do tác động của việc thi công

tầng hầm cao ốc Pacific tại TP Hồ Chí Minh; sập sàn kho bê tơng cốt thép trong lúc đổ bê
tông tại Nhà máy Giấy Hậu Giang; sập đổ hoàn toàn hệ dầm sàn mái khi đang đổ bê tơng
cơng trình huyện ủy Đơng Hịa tỉnh Phú Yên; vỡ đập tràn Thủy điện Đắk Mek 3, vỡ đập
Thủy điện Ia Krel 2 (Gia Lai); sập đổ tháp anten Trung tâm Kỹ thuật - Phát thanh truyền
hình tỉnh Nam Định, tháp antenna phát sóng của VOV tại TP Đồng Hới (Quảng Bình)…

16


Bên cạnh đó, một số cơng trình mới đưa vào sử dụng đã bộc lộ khiếm khuyết về chất
lượng gây bức xúc trong dư luận xã hội như tình trạng trồi sụt, bong tróc mặt đường Đại
lộ Đơng Tây, mặt cầu Thăng Long, đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương...
Chất lượng nhà ở tái định cư cịn có q nhiều bất cập, hạn chế. Nhiều người dân khu tái
định cư quốc lộ 1A đoạn qua huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên lâu nay vẫn bức xúc vì tình
trạng xuống cấp nhanh chóng của khu nhà này. Chưa đầy 3 năm sau khi đưa vào sử dụng,
hệ thống thoát nước, điện chiếu sáng, vỉa hè,... nơi đây đã bị xuống cấp, hư hỏng nặng.
Còn nhớ cách đây vài năm, người dân ở khu tái định cư núi nhạn thành phố Tuy Hịa...
cũng phát hoảng vì trần nhà bong tróc cứ tự nhiên "rơi tự do".
Tất cả các sự cố sẩy ra nêu trên có một phần khơng nhỏ là do sai sót trong q trình thi
cơng xây dựng. Các nhà thầu thi cơng đã khơng thực hiện đúng các quy trình, quy phạm
kỹ thuật. Vi phạm phổ biến của các nhà thầu là hạ cấp chất lượng vật liệu xây dựng,
không kiểm tra chất lượng, quy cách vật liệu trước khi thi cơng, khơng thực hiện đúng
trình tự các bước thi công, vi phạm các quy định về tổ chức, quản lý kỹ thuật thi công.
1.4.3 Ý nghĩa của việc nâng cao cơng tác quản lý chất lượng cơng trình xây dựng
Cơng trình xây dựng là một sản phẩm hàng hóa đặc biệt phục vụ cho sản xuất và các yêu
cầu của đời sống con người. Hàng năm vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, của doanh
nghiệp của người dân dành cho xây dựng là rất lớn, chiếm từ 25 – 30% GDP. Vì vậy, chất
lượng cơng trình xây dựng là vấn đề cần được hết sức quan tâm, nó có tác động trực tiếp
đến sự phát triển bền vững, hiệu quả kinh tế, đời sống của con người.
Nếu ta quản lý CLCTXD tốt thì sẽ khơng có chuyện cơng trình chưa xây xong đã đổ do

các bên đã tham ô rút ruột nguyên vật liệu hoặc nếu không đổ ngay thì tuổi thọ cơng trình
cũng khơng được đảm bảo như u cầu. Vì vậy việc nâng cao cơng tác quản lý CLCTXD
không chỉ là nâng cao chất lượng công trình mà cịn góp phần chủ động chống tham
nhũng chủ động ngăn ngừa tham nhũng, ngăn ngừa thất thoát trong xây dựng. Theo kết
quả thực tế cho thấy, ở đâu tuân thủ nghiêm ngặt những quy định của nhà nước về quản lý
chất lượng cơng trình thì ở đó chất lượng cơng trình tốt.

17


×