Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Nghiên cứu hiện trạng môi trường nước, trầm tích và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường vùng biển đảo lý sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.1 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

TRÌNH VĂN THƢ

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG MƠI TRƢỜNG NƢỚC, TRẦM TÍCH
VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG
VÙNG BIỂN ĐẢO LÝ SƠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

TRÌNH VĂN THƢ

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG MƠI TRƢỜNG NƢỚC, TRẦM TÍCH
VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG
VÙNG BIỂN ĐẢO LÝ SƠN

Chuyên ngành:
Mã số:

NGƢỜI HƢỚNG DẪN:

Khoa học môi trƣờng


60440301

TS. NGUYỄN THỊ XUÂN THẮNG

HÀ NỘI, NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tên tơi là: Trình Văn Thƣ

Mã số học viên: 1581440301013

Lớp: 23KHMT11

Khóa học: 23

Chun ngành: Khoa học Mơi trƣờng

Mã số: 60440301

Tơi xin cam đoan luận văn này đƣợc chính tôi thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của TS.
Nguyễn Thị Xuân Thắng, với tên đề tài “Nghiên cứu hiện trạng mơi trƣờng nƣớc, trầm
tích và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trƣờng vùng biển đảo Lý Sơn”.
Đây là đề tài nghiên cứu mới, không trùng lặp với các đề tài, luận văn nào trƣớc đây.
Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ
bất kỳ một nguồn nào, dƣới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã
đƣợc thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo theo đúng quy định.
Số liệu sử dụng trong luận văn đƣợc chính tác giả trực tiếp tham gia khảo sát và lấy
mẫu tại hiện trƣờng vùng biển đảo Lý Sơn (bao gồm 204 mẫu nƣớc biển và 109 mẫu
trầm tích biển).

Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về nội dung tơi đã trình bày trong luận văn này.
Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Trình Văn Thƣ

i

năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo của bộ môn Quản lý môi
trƣờng, cũng nhƣ các thầy cô trong khoa Môi trƣờng – Trƣờng Đại học Thủy Lợi đã
tận tình dạy bảo, truyền đạt cho tôi kiến thức nền tảng trong suốt thời gian học tập.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo TS. Nguyễn Thị Xuân Thắng,
ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn khoa học đã đóng góp ý kiến và tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho tôi trong quá trình nghiên cứu khoa học, thực hiện và hồn thành luận văn.
Tơi xin bày tỏ lời cảm ơn đến các chủ trì của Dự án “Điều tra đặc điểm địa chất, địa
động lực, địa chất khoáng sản, địa chất môi trƣờng và dự báo tai biến địa chất vùng
biển Thừa Thiên Huế - Bình Định (0-60m nƣớc) tỷ lệ 1/100.000, 2015” và “Điều tra
cơ bản tài nguyên, môi trƣờng một số hải đảo, cụm đảo lớn, quan trọng phục vụ quy
hoạch phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền lãnh hải, 2016” đã cung cấp cho tơi
các số liệu, tài liệu liên quan để tơi hồn thành luận văn.
Tôi cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo, các đồng nghiệp nơi tơi đang
công tác, bạn bè và những ngƣời thân đã hết sức tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình học tập và hồn thành luận văn.

Do thời gian hạn hẹp, Luận văn tốt nghiệp sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Mong
nhận đƣợc ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận văn
đƣợc hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!

ii


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. viii
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của Đề tài...............................................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài .........................................................................................................................3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................................3
4. Bố cục và nội dung của đề tài .....................................................................................................3
5. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu ..............................................................................4
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn .....................................................................................5
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................7
1.1. Tổng quan về tình hình ơ nhiễm mơi trƣờng biển trên thế giới và ở Việt Nam ........7
1.1.1. Tình hình ơ nhiễm mơi trƣờng biển trên thế giới .................................................7
1.1.2. Tình hình ơ nhiễm môi trƣờng biển ở Việt Nam ..................................................9
1.2. Khái quát chung về khu vực nghiên cứu ............................................................................16
1.2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ................................................................................16
1.2.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội ...................................................................................... 21
1.2.3. Đặc điểm môi trƣờng, hệ sinh thái biển .............................................................. 24
1.3. Kết luận .......................................................................................................................................26
CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU
.......................................................................................................................................28

2.1. Xác định và đánh giá các thông số môi trƣờng nƣớc biển và trầm tích biển ...........28
2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu, khảo sát hiện trƣờng và xử lý số liệu .........................28
2.2.1. Phƣơng pháp khảo sát thực địa ............................................................................28
2.2.2. Phƣơng pháp lấy mẫu nƣớc biển .........................................................................31
2.2.3. Phƣơng pháp lấy mẫu trầm tích biển ...................................................................33
2.2.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu ................................................................................... 35
2.3. Đặc điểm môi trƣờng nƣớc biển ...........................................................................................36
2.3.1. Các thông số đo nhanh hiện trƣờng (nhiệt độ, độ đục, tổng chất rắn hòa tan, oxy
hòa tan, độ muối, pH) ....................................................................................................36
iii


2.3.2. Hàm lƣợng chất hữu cơ trong nƣớc biển (COD và BOD5) ................................. 39
2.3.3. Hàm lƣợng dầu trong nƣớc biển ......................................................................... 40
2.3.4. Hàm lƣợng các nguyên tố hóa học và anion trong nƣớc biển ............................. 40
2.4. Hàm lƣợng các nguyên tố hóa học trong trầm tích biển ................................................ 49
2.5. Hiện trạng rác thải.................................................................................................................... 52
2.6. Kết luận và đánh giá ................................................................................................................ 53
CHƢƠNG 3: KHOANH ĐỊNH V NG NGUY CƠ Ô NHIỄM BIỂN VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TỔNG H P ........................................................................... 55
3.1. Khoanh định vùng nguy cơ ô nhiễm ................................................................................... 55
3.1.1. Phƣơng pháp thành lập bản đồ ............................................................................ 55
3.1.2. Bản đồ khoanh vùng nguy cơ ô nhiễm môi trƣờng biển ..................................... 57
3.2. Đề xuất giải pháp quản lý tổng hợp .................................................................................... 63
3.2.1. Truyền thông nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trƣờng biển ............................ 64
3.2.2. Quản lý rác thải sinh hoạt vệ sinh ....................................................................... 65
3.2.3. Nghiên cứu đề xuất các mơ hình sinh kế bền vững ............................................ 68
3.2.4. Các giải pháp khác .............................................................................................. 75
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 83

PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 85

iv


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Thảm họa Minamata a, Cá chết ở vịnh Minamata và biển Shiranui; b, Bệnh
Minamata [9]. ..................................................................................................................8
Hình 1. 2. Ơ nhiễm mơi trƣờng biển ở Việt Nam a, Hiện tƣợng “thủy triều đỏ” ở Hàm
Tiến - Mũi Né - Phan Thiết; b, Sự cố tràn dầu ở biển Quy Nhơn [12], [13].................11
Hình 1. 3. Vị trí vùng nghiên cứu……………………………………………………. 11
Hình 1. 4. Mơ hình 3D địa hình đáy biển khu vực đảo Lý Sơn ....................................18
Hình 1. 5. Miệng núi lửa Núi Giếng Tiền .....................................................................20
Hình 1. 6. Du lịch đảo Lý Sơn a, Bãi biển hoang sơ đảo Cù Lao Bờ Bãi; b, Ruộng
hành tỏi trên đảo Lý Sơn. .............................................................................................. 23
Hình 1. 7. Mơi trƣờng biển a, Đánh bắt thủy sản b ng phƣơng pháp nổ mìn ở đảo Lý
Sơn; b, Các rạn hô đã chết. ............................................................................................ 20
Hình 2. 1 Sơ đồ mạng lƣới khảo sát vùng biển đảo Lý Sơn........................................29
Hình 2. 2 Đi lộ trình ven đảo a) Đánh giá các hoạt động nhân sinh nhạy cảm; b) Xác
định các nguồn phát tán ơ nhiễm. ..................................................................................30
Hình 2. 3 Tranh thiết bị phục vụ khảo sát thực địa a) Tàu phục vụ khảo sát; b) Cuốc
lấy mẫu trầm tích (đới >10m nƣớc); c) Thiết bị đo nhanh hiện trƣờng hàm lƣợng
nguyên tố trong trầm tích; d) Cuốc lấy mẫu trầm tích (đới <10m nƣớc). ..................... 31
Hình 2. 4 Thiết bị lấy mẫu a) Dụng cụ chứa mẫu; b) Dụng cụ lấy mẫu nƣớc b n g
batomet; c) Chai đựng mẫu nƣớc; và d) Thiết bị đo nhanh hiện trƣờng các thơng số
chất lƣợng nƣớc .............................................................................................................32
Hình 2. 5 Vị trí lấy mẫu thực tế vùng biển đảo Lý Sơn ................................................34
Hình 2. 6 Đồ thị biến thiên nhiệt độ, độ đục, tổng chất rắn hòa tan, oxy hòa tan .........37
Hình 2. 7 Đồ thị biến thiên giá trị trung bình độ muối và pH vùng nghiên cứu ...........39
Hình 2. 8 Đồ thị biến thiên các chất hữu cơ COD, BOD5 .............................................39

Hình 2. 9 Đồ thị biến thiên hàm lƣợng Mn và Cu trong nƣớc biển .............................. 41
Hình 2. 10 Đồ thị biến thiên hàm lƣợng Zn trong nƣớc biển ........................................43
Hình 2. 11 Đồ thị biến thiên hàm lƣợng Cd trong nƣớc biển ........................................44
Hình 2. 12 Đồ thị biến thiên hàm lƣợng As trong nƣớc biển ........................................45
Hình 2. 13 Đồ thị biến thiên hàm lƣợng Pb trong nƣớc biển ........................................46
Hình 2. 14 Bản đồ hiện trạng môi trƣờng nƣớc vùng biển đảo Lý Sơn ........................ 47
v


Hình 2. 15 Đồ thị biến thiên hàm lƣợng CO32-, NO3-, SO42- trong nƣớc biển .............. 48
Hình 2. 16 Bản đồ hiện trạng mơi trƣờng trầm tích vùng biển đảo Lý Sơn ................. 51
Hình 2. 17 Rác thải a) ở khu vực cầu cảng; và b) ngồi biển. ...................................... 52
Hình 3. 1 Bản đồ nguy cơ ô nhiễm môi trƣờng biển vùng biển đảo Lý Sơn 62
Hình 3. 2 Sơ đồ quản lý tổng hợp môi trƣờng biển ở đảo Lý Sơn ................................ 63
Hình 3. 3 Một trong những biện pháp đạt kết quả cao trong quản lý rác ..................... 67
Hình 3. 4 Bản đồ nguy cơ ngập khu vực biển đảo Lý Sơn ứng với mực nƣớc biển
dâng: a) 0,5m; b) 1m; c) 1,5m; và d) 2m....................................................................... 76
Hình 3. 5 Hoạt động hút cát để trồng tỏi ở Lý Sơn ....................................................... 78

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2. 1. Kết quả các thông số đo nhanh hiện trƣờng vùng biển đảo Lý Sơn ............ 37
Bảng 2. 2. Thống kê độ muối trong nƣớc biển khu vực đảo Lý Sơn............................34
Bảng 2. 3. Hàm lƣợng trung bình các nguyên tố trong nƣớc biển khu vực đảo Lý Sơn42
Bảng 2. 4. Hàm lƣợng trung bình các nguyên tố trong trầm tích biển .......................... 49
Bảng 3. 1. Cách thức trình bày bản đồ .......................................................................... 56
Bảng 3. 2. Thống kê các sự cố tràn dầu trong khu vực nghiên cứu .............................. 58
Bảng 3.3. Hàm lƣợng trung bình của các nguyên tố trong nƣớc biển vùng nghiên cứu

và giới hạn cho phép của chúng so với QCVN 10:2015/BTNMT ................................ 59
Bảng 3.4. Hàm lƣợng trung bình các kim loại nặng trong trầm tích biển vùng nghiên
cứu và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng trầm tích QCVN 43: 2012/BTNMT60

vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BTNMT

: Bộ Tài nguyên và Mơi trƣờng

BTB

: Bảo tồn biển

BĐKH

: Biến đổi khí hậu

BVMT

: Bảo vệ mơi trƣờng

BOD

: Nhu cầu oxy sinh hố

COD


: Nhu cầu oxy hóa học

CTR

: Chất thải rắn

CTRSH

: Chất thải rắn sinh hoạt

DLST

: Du lịch sinh thái

DO

: Oxy hòa tan

ĐDSH

: Đa dạng sinh học

GHCP

: Giới hạn cho phép

HLTB

: Hàm lƣợng trung bình


HST

: Hệ sinh thái

KTST

: Kinh tế sinh thái

KBTB

: Khu bảo tồn biển

KT-XH

: Kinh tế - xã hội

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam



: Quyết định

NOAA

: Cơ quan Khí tƣợng Thủy văn Mỹ

NTU


: Độ đục

TBTG

: Trung bình thế giới

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TDS

: Tổng chất rắn hòa tan

WHO

: Tổ chức Y tế Thế giới

WWF

: Quỹ Động vật hoang dã Thế giới

UBND

: Ủy ban nhân dân

UBMTTQ : Ủy ban mặt trận tổ quốc

viii



MỞ ĐẦU
Biển Việt Nam chứa đựng nhiều nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng với trữ
lƣợng, quy mô thuộc loại khá, cho phép phát triển nhiều lĩnh vực kinh tế biển quan
trọng. Quy mô kinh tế (GDP) biển và vùng ven biển Việt Nam bình quân đạt khoảng
47-48% GDP cả nƣớc [1]. Gần đây, kinh tế trên một số đảo đã có bƣớc phát triển nhờ
chính sách di dân và đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng trên các đảo (hệ thống giao
thông, mạng lƣới điện, cung cấp nƣớc ngọt, trƣờng học, bệnh xá...).
Tuy vậy, có thể nhận định một cách khái quát r ng, sự phát triển của kinh tế biển còn
quá nhỏ bé và nhiều yếu kém. Cơ sở hạ tầng ở các đảo còn yếu kém, lạc hậu. Hệ thống
cảng biển nhỏ bé, manh mún, thiết bị nhìn chung cịn lạc hậu và chƣa đồng bộ nên
hiệu quả thấp. Hệ thống các cơ sở nghiên cứu khoa học-công nghệ biển, đào tạo nhân
lực cho phát triển kinh tế biển, các cơ sở quan trắc, dự báo, cảnh báo thời thiết, thiên
tai, các trung tâm tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn,... còn nhiều hạn chế, trang bị thô sơ.
Trong Chiến lƣợc biển Việt Nam đến năm 2020 nhấn mạnh: “Phấn đấu đến năm 2020,
kinh tế biển và ven biển đóng góp khoảng 53%-55% tổng GDP của cả nƣớc” [1]. Tuy
nhiên, trong vấn đề phát triển kinh tế biển có nhiều thách thức đang đƣợc đặt ra. Đó là
tài nguyên biển thuộc dạng tài nguyên chia s , chứa đựng “yếu tố không gian”, là tiền
đề phát triển đa ngành. Trong một thời gian dài, quản lý biển đã thuộc về nhiều ngành,
cơ quan và các vấn đề chủ quyền, an ninh trên biển,… đƣợc quan tâm chủ yếu trong
khi công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ mơi trƣờng biển dƣờng nhƣ cịn bỏ ngỏ.
Ngồi ra, nƣớc ta là một trong 5 nƣớc chịu tác động mạnh mẽ nhất của biến đổi khí
hậu và dâng cao mực nƣớc biển, trƣớc hết là vùng ven biển và các đảo nhỏ [2]. Các hệ
sinh thái ven biển, các giá trị dịch vụ của chúng, ngƣời dân ven biển và trên các đảo là
những đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng và bị tác động mạnh mẽ nhất. Cho đến nay còn thiếu
những nghiên cứu cụ thể về vấn đề này, cũng nhƣ chƣa có giải pháp lồng ghép và mơ
hình thích ứng với biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng.
1. Tính cấp thiết của Đề tài
Đảo Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi, n m về phía Đơng – Đông Bắc tỉnh, là đảo tiền tiêu,
tuyến đầu bảo vệ vùng biển và hải đảo Việt Nam, cách mũi Sa Kỳ gần 25km, với diện

1


tích tự nhiên gần 10km2. Huyện đảo Lý Sơn n m trên tuyến đƣờng biển từ Bắc vào
Nam, đồng thời là con đƣờng ra biển Đông của khu vực kinh tế trọng điểm miền
Trung qua cửa khẩu Dung Quất. Với vị trí quan trọng nhƣ trên, Lý Sơn trở thành một
đơn vị hành chính có vai trị đặc biệt trong chiến lƣợc phát triển biển đảo của cả nƣớc.
Trong Chiến lƣợc biển và Chƣơng trình phát triển kinh tế Biển Đông và hải đảo, Lý
Sơn đƣợc xác định là một trong những đảo trọng điểm trong hệ thống các đảo của Việt
Nam cả về kinh tế, xã hội và quốc phòng.
Tuy nhiên, trong thời gian qua cùng với việc phát triển kinh tế, điển hình nhƣ hoạt
động du lịch Lý Sơn với lƣợng khách hàng năm khoảng 20 nghìn ngƣời (riêng năm
2015, Lý Sơn đã đón hơn 95 nghìn lƣợt khách ra đảo tham quan du lịch và đƣợc xem
là năm có số lƣợng khách đơng nhất kể từ trƣớc đến nay), tăng khoảng 30-40% so với
cùng kỳ năm trƣớc [3], [4]. Với diện tích khoảng 10km2 nhƣng đảo Lý Sơn có tới hơn
21 nghìn dân là đảo có số dân đông nhất trong các đảo ven bờ của Việt Nam. Dân số
tập trung đơng đúc trên một diện tích đất đang ngày bị thu hẹp là một sức ép lớn đối
với mơi trƣờng. Dân cƣ đa số có thu nhập thấp, trình độ dân trí chƣa cao, ý thức bảo vệ
mơi trƣờng cịn kém. Rác thải sinh hoạt từ dân cƣ chƣa đƣợc thu gom và xử lý. Chƣa
có quy hoạch tổng thể cho huyện đảo trƣớc sự phát triển quá nóng nhƣ hiện nay (đặc
biệt từ khi có điện lƣới ra đảo 2014, việc ồ ạt đua nhau xây dựng các cơ sở lƣu trú, nhà
hàng, khách sạn,… đã và đang khiến đảo Lý Sơn vốn yên bình nay trở nền ồn ào. Cả
Lý Sơn nhƣ một đại cơng trƣờng. Điều đáng nói, hầu hết các cơng trình đều xây dựng
một cách tự phát, không theo bất cứ quy hoạch nào, dẫn đến nguy cơ phá vỡ cảnh quan
thiên nhiên của đảo). Tình hình khai thác, đánh bắt nguồn lợi thủy hải sản b ng
phƣơng pháp hủy diệt vẫn diễn ra chƣa có chiều hƣớng giảm. Sự cân b ng của hệ sinh
thái (HST) san hô, cá biển và cỏ biển đang ngày càng mất đi. Cùng với đó tính đa dạng
sinh học của các HST này đang bị đe dọa nghiêm trọng do tình trạng hút cát để trồng
tỏi, đánh bắt thủy sản b ng thuốc nổ, chất độc và dầu thải, chất thải từ các hoạt động
nhân sinh khác... Tất cả điều này đi ngƣợc lại với chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội

(KT-XH) theo hƣớng mở rộng ra biển đã đƣợc Chính phủ xác định (đến 2050, kinh tế
biển chiếm 53% GDP) phát triển theo hƣớng bền vững với môi trƣờng.

2


Chính vì vậy, cần phải có những nghiên cứu cụ thể về hiện trạng môi trƣờng biển để
đánh giá mối quan hệ giữa phát triển KT-XH với môi trƣờng biển, giúp cân b ng giữa
phát triển KT-XH và môi trƣờng. Cũng nhƣ có các giải pháp quản lý tổng hợp mơi
trƣờng, tài ngun biển đảo phù hợp với tình hình hiện nay, giúp huyện đảo Lý Sơn
từng bƣớc chuyển mình, phát triển kinh tế - xã hội hiệu quả, hƣớng tới mục tiêu vƣơn
ra biển, khai thác đại dƣơng và bảo vệ môi trƣờng biển. Với lý do trên, học viên đã
chọn đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng môi trường nước, trầm tích và đề xuất các giải
pháp bảo bệ môi trường vùng biển đảo Lý Sơn”.
2. Mục tiêu của đề tài
- Điều tra, nghiên cứu hiện trạng môi trƣờng nƣớc biển, trầm tích biển khu vực đảo Lý
Sơn và các phƣơng thức quản lý hiện có tại huyện đảo. Từ đó đề xuất giải pháp quản
lý tổng hợp tài nguyên và môi trƣờng biển đảo với mục tiêu vƣơn ra biển, khai thác đại
dƣơng. Hƣớng tới quy hoạch không gian phát triển kinh tế - xã hội và môi trƣờng bền
vững.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: mơi trƣờng nƣớc biển và trầm tích biển khu vực đảo Lý Sơn.
- Không gian nghiên cứu: phần ven đảo Lý Sơn và vùng biển đƣợc giới hạn (6km tính
từ bờ đảo).
- Phạm vi thời gian: thời gian thực hiện luận văn từ tháng 10 năm 2016 đến tháng 6
năm 2017.
4. Bố cục và nội dung của đề tài
a/ Bố cục đề tài
Luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Chƣơng 2: Đánh giá hiện trạng khu vực nghiên cứu
Chƣơng 3: Khoanh định vùng nguy cơ ô nhiễm biển và đề xuất giải pháp quản lý tổng
hợp
3


Ngồi ra, luận văn cịn có phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục.
b/ Nội dung đề tài
- Điều tra khảo sát, thu thập và cập nhật dữ liệu, thông tin về điều kiện tự nhiên, môi
trƣờng và kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu.
- Đánh giá hiện trạng đặc điểm môi trƣờng nƣớc biển và trầm tích biển thơng qua việc
lấy mẫu và xử lý kết quả phân tích.
- Trên cơ sở đó phân tích và chỉ ra các yếu tố, cũng nhƣ nguyên nhân ảnh hƣởng tới
mơi trƣờng biển do q trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện đảo Lý Sơn.
- Thành lập bản đồ phân bố hiện trạng môi trƣờng nƣớc biển và trầm tích biển khu vực
nghiên cứu.
- Khoanh định và dự báo các khu vực có khả năng ô nhiễm môi trƣờng biển (theo nguy
cơ ô nhiễm).
- Đề xuất một số giải pháp quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng vùng
biển đảo Lý Sơn.
5. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu
a/ Cách tiếp cận
* Tiếp cận thực tiễn, hệ thống, toàn diện và tổng hợp
Đối tƣợng nghiên cứu ở đây là vùng biển đảo Lý Sơn nên sự thay đổi về không gian,
điều kiện địa hình, địa chất, những biến đổi về thời tiết khí hậu, khí tƣợng - thủy văn
rất phức tạp. Đặc biệt sự can thiệp tác động quá giới hạn của con ngƣời. Nhu cầu dùng
nƣớc để phát triển kinh tế- xã hội ngày càng lớn, nguy cơ ô nhiễm cạn kiệt nguồn nƣớc
ngày một gia tăng, môi trƣờng sinh thái đang bị đe dọa nghiêm trọng v.v… Tất cả
những yếu tố đó tác động rất lớn đến đời sống sinh hoạt con ngƣời nơi đây, do đó địi
hỏi phải tiếp cận thực tiễn, hệ thống, toàn diện và tổng hợp giải quyết đƣợc mục tiêu

nghiên cứu đề ra.
* Tiếp cận kế thừa tri thức, kinh nghiệm và cơ sở dữ liệu đã có một cách chọn lọc
4


Hệ thống mơi trƣờng biển đảo trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng tuy cịn
nhiều tồn tại, khiếm khuyết cần đƣợc khắc phục, nhƣng nó chiếm một vị thế rất quan
trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trƣờng (BVMT) ở mỗi quốc gia,
vùng lãnh thổ. Đó là sản phẩm vơ cùng quý giá, là kết quả của bao thế hệ đã dày cơng
nghiên cứu, đầu tƣ về sức lực, trí tuệ và vật chất rất đáng trân trọng. Do đó, nghiên cứu
trong luận văn sẽ hƣớng tới cách tiếp cận này, cụ thể:
- Tổng quan giữa phát triển và suy thoái, tích cực và tiêu cực trong q trình đầu tƣ
phát triển đảo.
- Đề xuất giải pháp BVMT có cơ sở, hợp lý và tính khả thi cao.
- Nghiên cứu nƣớc và trầm tích và BVMT, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp BVMT
là quan điểm rất cần thiết để phát triển bền vững kinh tế - xã hội.
b/ Phương pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp khảo sát thực địa: Tiến hành khảo sát lấy mẫu nƣớc biển (áp dụng theo
TCVN 5998:1995 (ISO 5667-9:1987) - Chất lƣợng nƣớc - Lấy mẫu. Hƣớng dẫn
lấy mẫu nƣớc biển) và mẫu trầm tích biển (TCVN 6663 -15: 2004 - Lấy mẫu. Hƣớng
dẫn bảo quản và xử lý mẫu bùn và trầm tích).
- Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp số liệu:
+ Bản đồ, số liệu phân tích;
Kế thừa và tổng hợp các loại tài liệu đã có từ trƣớc phục vụ cho luận giải kết quả
nghiên cứu;
- Phƣơng pháp chuyên gia: tham vấn và trao đổi với các chuyên gia trong lĩnh vực môi
trƣờng biển đảo, hóa học, …;
Sử dụng phần mềm nhƣ mapinfo…, để thành lập bản đồ hiện trạng môi trƣờng nƣớc
và mơi trƣờng trầm tích, bản đồ nguy cơ ơ nhiễm môi trƣờng biển khu vực nghiên cứu.
Xử lý số liệu trên Excel, biểu đồ, đồ thị để phục vụ cho nghiên cứu đề tài.

6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
5


- Ý nghĩa khoa học: Luận văn góp phần làm sáng tỏ đặc điểm phân bố, khoanh định và
dự báo các khu vực có khả năng ơ nhiễm mơi trƣờng biển (theo nguy cơ ô nhiễm).
- Cung cấp cơ sở khoa học phục vụ công tác quản lý môi trƣờng, tài nguyên biển đảo.

6


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về tình hình

nhiễm m i tr ƣờng iển tr ên thế giới và ở Việt Nam

1.1.1. nh h n h ô nhi m môi trường biển trên thế giới
Trong vòng 60 năm qua, một lƣợng đáng kinh ngạc chất thải (hơn 80% là do các hoạt
động từ lục địa) đã đi vào đại dƣơng thơng qua việc thải bỏ có chủ ý hoặc các dịng
thải từ hệ thống cống thốt, qua sơng,…) nhƣ phân bón thuốc trừ sâu, rác thải (túi
nilon, chai lọ,…), ô nhiễm dầu, hoặc nƣớc thải từ các hoạt động công nghiệp, nông
nghiệp độc hại khác chƣa qua xử lý… [5], [6].
Các hoạt động này của con ngƣời đã làm ảnh hƣởng nghiêm trọng đến đời sống của
biển và đại dƣơng. Vì biển và đại dƣơng cung cấp nhiều loại động vật biển và thực vật,
trách nhiệm của mọi ngƣời dân là góp phần làm cho biển và đại dƣơng trở nên sạch sẽ
để các loài biển có thể phát triển mạnh trong một thời gian dài [7].
Một nghiên cứu của Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới (WWF) đã phát hiện ra r ng
quần thể các loài sinh vật biển đã giảm khoảng một nửa trong bốn thập kỷ. Và điều
này sẽ ảnh hƣởng lớn tới việc cung cấp lƣơng thực toàn cầu. WWF đã cảnh báo trong
Báo cáo Hành trình xanh của cuộc sống (Living Blue Planet Report) r ng việc đánh

bắt quá mức, ô nhiễm và biến đổi khí hậu đã làm giảm đáng kể lƣợng cá, đặc biệt
trong giai đoạn từ năm 1970 đến năm 2010 [8]. Hiện có gần 500 khu chết có diện tích
hơn 245.000 km² trên tồn cầu, tƣơng đƣơng với bề mặt của Vƣơng quốc Anh [6].
Năm 1932 - 1968, một thảm họa nƣớc biển nhiễm độc xảy ra tại Nhật Bản do nhà máy
hóa chất Chisso xả trực tiếp nƣớc thải chứa thủy ngân chƣa qua xử lý ra vịnh
Minamata và biển Shiranui. Chất thải đã tích tụ sinh học trong hải sản ở khu vực biển
này, khiến ngƣời dân và súc vật địa phƣơng ăn vào bị nhiễm độc thủy ngân. Chứng
bệnh do nhiễm độc thủy ngân ở đây đƣợc gọi là bệnh Minamata. Vụ nhiễm độc đầu
tiên đƣợc phát hiện năm 1956 nhƣng phải đến năm 1968, chính quyền mới chính thức
kết luận nguyên nhân bệnh Minamata là do nhà máy Chisso xả thải gây ô nhiễm. Hậu
quả của nó kéo dài suốt 36 năm sau. Ngƣời nhiễm độc bị co giật, chân tay co quắp,
7


khơng nói năng đƣợc, thai nhi đ ra bị dị dạng (hình 1.2b). Gần 2.000 ngƣời chết,
10.000 ngƣời bị ảnh hƣởng. Cá biển chết dạt đầy bờ, phủ kín mặt biển (hình 1.2a). Đến
năm 2004, tập đồn Chisso đã trả 86 triệu USD tiền bồi thƣờng cho các nạn nhân và bị
yêu cầu phải làm sạch khu vực biển bị ô nhiễm. Căn bệnh Minamata vẫn là một trong
4 căn bệnh nghiêm trọng nhất do ô nhiễm môi trƣờng gây ra tại Nhật. Hậu quả của nó
vẫn kéo dài tới ngày nay, khi các nạn nhân đã ngoài 40-50 tuổi, chỉ có thể ở trong nhà,
tách biệt với cộng đồng và nhờ gia đình chăm sóc. Các vụ kiện Chisso và chính quyền
khu vực vẫn đang đƣợc tiếp tục [9].

a)

b)

Hình 1. 1. Thảm họa Minamata; a, Cá chết ở vịnh Minamata và biển Shiranui; b, Bệnh
Minamata [9]
Một vụ nƣớc nhiễm độc thủy ngân tƣơng tự Nhật Bản cũng xảy ra ở Trung

Quốc. Theo một nghiên cứu năm 2010 của Học viện Môi trƣờng, Đại học Đồng Tế ở
Thƣợng Hải, công ty hóa chất cơng nghiệp Cát Lâm, nay là Cơng ty Dầu khí Cát Lâm,
đã thải 114 tấn thủy ngân và 5,4 tấn methylmercury vào sông Tùng Hoa bắt đầu từ
năm 1958 đến 1982. Những ca bệnh thần kinh nghi do nhiễm độc thủy ngân đầu tiên
xuất hiện năm 1965. Năm 1973, hàm lƣợng thủy ngân đo đƣợc trong tóc ngƣ dân ở
vùng thƣợng lƣu thành phố Cát Lâm là 52,5 mg/kg. Tháng 7/1973, chính quyền Cát
Lâm mở cuộc điều tra ô nhiễm sông Tùng Hoa. Mức thủy ngân trong tóc ngƣời đƣợc
cho phép tối đa là 1,8 mg/kg, theo chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Đến năm
1976, chính quyền Trung Quốc mới thừa nhận có ngƣời nhiễm bệnh Minamata. Sau sự
kiện này, nhà máy chỉ giảm lƣợng xả thủy ngân, chứ khơng ngừng hồn tồn. Lúc này,
nhà máy mới bắt đầu xử lý nƣớc. Dọc 100 km ở hạ lƣu sông chảy qua địa phận thành
phố Cát Lâm khơng xuất hiện tơm cá. Năm 1978, chính phủ yêu cầu nhà máy hóa chất
8


Cát Lâm phải làm sạch ơ nhiễm trong vịng ba năm. Việc làm sạch sông bắt đầu vào
tháng 3/1979 và hoàn thành cuối năm 1980, tổng cộng xử lý 192.000 tấn nƣớc. Năm
1979 - 1988, chính quyền bồi thƣờng cho ngƣ dân vùng bị ô nhiễm gần 4 triệu NDT
(khoảng 2,56 triệu USD theo tỷ giá năm 1979) [9].
Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn không công bố số liệu cụ thể về số ngƣời nhiễm bệnh
Minamata ở khu vực sông Tùng Hoa. Theo một nghiên cứu của Thƣ viện Y khoa Mỹ
(PMC) vào tháng 9/2010, mặc dù nồng độ thủy ngân trong nƣớc sông đã giảm, nhƣng
phải mất vài thập kỷ hoặc 100 năm nữa nồng độ thủy ngân trong nƣớc sông mới trở về
ban đầu. Nồng độ thủy ngân trong cá tuy giảm hơn 90% so với năm 1975, nhƣng vẫn
cao hơn mức bình thƣờng 2-7 lần và dự kiến ít nhất 10 năm nữa mới khôi phục về mức
độ bình thƣờng [9].
Năm 2010, sự cố nổ giàn khoan của hãng dầu khí BP, ngồi khơi bờ biển Louisiana,
Mỹ, gây ra vụ tràn dầu Deepwater Horizon, theo New York Times. Thảm họa xảy ra
khi giàn khoan di động nƣớc sâu Horizon khoan dầu thô ở độ sâu 1.500 m tại khu vực
mỏ dầu khí Macondo Prospect. Khí thốt ra từ giếng dầu có áp suất rất cao, phát nổ

khiến 11 ngƣời chết và 17 ngƣời khác bị thƣơng. Giàn khoan bốc cháy và chìm xuống
biển, gần 5 triệu thùng dầu tràn vào khu vực rộng lớn của vịnh Mexico, phá hủy các hệ
sinh thái, ảnh hƣởng đến ngành ngƣ nghiệp và du lịch của các quốc gia trong vùng.
Đây là sự cố môi trƣờng lớn nhất trong lịch sử nƣớc Mỹ. Vụ tràn dầu gây ảnh hƣởng
tới hơn 400 loài sinh vật sống tại vùng biển này. 5 năm sau thảm họa, theo Cơ quan
Khí tƣợng Thủy văn Mỹ (NOAA), nồng độ dầu thô đo trong cá ở vùng Vịnh vẫn cao
hơn mức bình thƣờng, gây dị tật tim bẩm sinh ở cá, khiến chúng chết sớm. Theo
NOAA, tác động lâu dài của vụ tràn dầu tới môi trƣờng “nhiều hơn chúng ta tƣởng”
[6], [9].
1.1.2. nh h n h ô nhi m mơi trường biển

iệt Nam

Việt Nam có diện tích đất liền khoảng 330.000 km2 và một vùng biển đặc quyền kinh
tế khoảng trên 1.000.000 km2. Trên biển chúng ta có trên 3.000 đảo lớn nhỏ, cùng với
hai quần đảo là Trƣờng Sa và Hoàng Sa [10]. Các đảo và quần đảo là điểm tựa vững
chắc cho bố trí thế trận phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ an ninh chủ quyền trên
biển. Nhiều đảo (Lý Sơn, Côn Đảo, Bạch Long Vĩ,…) có thể xây dựng thành các trung
9


tâm kinh tế đảo và dịch vụ cho các hoạt động khai thác biển xa. Bờ biển nƣớc ta kéo
dài trên 3.260 km, đây là những tiền đề cho phép hoạch định một chiến lƣợc biển, phù
hợp với xu thế phát triển của một quốc gia biển.
Hiện nay, môi trƣờng biển nƣớc ta đang có dấu hiệu bị ơ nhiễm và suy thối. Mơi
trƣờng vùng nƣớc ven bờ đã bị ô nhiễm dầu, kẽm và chất thải sinh hoạt. Còn chất rắn
lơ lửng cũng ở mức đáng lo ngại. Chất lƣợng trầm tích đáy biển ven bờ nơi cƣ trú của
nhiều lồi thủy hải sản cũng bị ơ nhiễm [11], [12].
Ða dạng sinh học động vật đáy ở ven biển miền Bắc và thực vật nổi ở miền Trung suy
giảm rõ rệt. Lƣợng hóa chất bảo vệ thực vật tồn lƣu trong cơ thể các loài thân mềm hai

mảnh vỏ đƣợc xác định cao nhất tại Sầm Sơn và cửa Ba Lạt (11,14 - 11,83 mg/kg thịt
ngao), thấp nhất tại Trà Cổ (1,54 mg/kg). Các chất anđrin, enđrin, đieđrin, đặc biệt là
anđrin và enđrin có ở hầu hết các mẫu phân tích, biến đổi từ 0,12 đến 3,11 mg/kg.
Nƣớc từ những con suối, lạch sông đổ ra sông lớn rồi đổ ra biển. Nƣớc ta đã có gần
chục con sơng “chết”, điển hình nhƣ sơng Thị Vải, sơng Đồng Nai, sông Đáy, sông
Cầu, sông Nhuệ... Các nguồn ô nhiễm từ lục địa theo sông mang ra biển nhƣ dầu thải,
nƣớc thải chƣa xử lý... Có những loại khơng phân huỷ đƣợc đọng lại ở ven bờ, chìm
xuống đáy biển, những chất phân huỷ thì hồ tan trong tồn khối nƣớc biển.
Những cơng trình trên biển ngày càng mọc thêm nhiều. Hầu hết các cơng trình cảng và
hoạt động của cảng đều tác động tiêu cực đến môi trƣờng tự nhiên, nhƣ mất các nơi
sinh cƣ do lấy đất xây dựng, ô nhiễm nƣớc, đất, không khí, tiếng ồn...trong khu vực
cảng và phụ cận. Các cơng trình sản xuất, nhà máy đóng tàu biển, các cơng trình đảm
bảo du lịch, và rất nhiều các hoạt động khác đều tác động xấu đến môi trƣờng tự nhiên
của biển.
Hiện tƣợng thủy triều đỏ cũng đã xuất hiện ở nƣớc ta từ tháng 6 đến trung tuần tháng 7
âm lịch tại vùng biển Nam Trung Bộ, đặc biệt là tại Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình
Thuận. Hơn 30 km bãi biển từ Cà Ná đến Long Hƣơng nhầy nhụa những bột báng màu
xám đen dày cả tấc, trộn với xác chết của sinh vật tạo nên mùi hôi thối. Thiệt hại gây
ra do thủy triều đỏ rất lớn. Vùng biển ven bờ nƣớc ta đã phát hiện đƣợc khoảng 8-16
loài vi tảo biển gây hại tiềm năng với mật độ hơn 2 x 104 tế bào/lít. Hiện tƣợng thủy
10


triều đỏ cũng xảy ra ở vùng biển Bình Thuận đã tiêu diệt tơm, cua, cá, san hơ, rong cỏ
biển.

a)

b)


Hình 1.2. Ơ nhiễm mơi trƣờng biển ở Việt Nam a) Hiện tƣợng “thủy triều đỏ” ở Hàm
Tiến - Mũi Né - Phan Thiết; b) Sự cố tràn dầu ở biển Quy Nhơn [12], [13].
Vận tải biển là một lợi thế lớn về kinh tế, đang phát triển đáng kể, nhờ vào ƣu thế vƣợt
trội của nó so với các loại hình vận tải khác, nhƣng cũng tác động xấu đến môi trƣờng.
Từ việc xây dựng hệ thống hạ tầng cơ sở giao thông, nạo vét luồng lạch, dẫn đến phá
hoại sinh thái vùng cửa sông, ven biển ngập mặn, vùng đất chua phèn, tạo nên một sự
đảo lộn, cùng với việc đổ phế thải dầu, mỡ. Hệ thống đƣờng thuỷ phát triển, phƣơng
tiện vận tải ngày càng nhiều, lƣợng dầu mỡ gây ô nhiễm tới 50% nguồn gây ô nhiễm.
Các hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng sử dụng một lƣợng rất lớn phân bón hố học
và thuốc trừ sâu. Lƣợng phân bón hố học và thuốc trừ sâu khơng đƣợc hấp thụ hết
cũng đổ ra sông. Các nguồn ô nhiễm trên đƣợc sông tải ra biển và gây ô nhiễm biển.
Nạn phá rừng đầu nguồn cũng gây xói lở đất và tăng độ đục ở các cửa sông.
Một nguyên nhân nữa đó là cơng tác vệ sinh tại các khu du lịch ven biển chƣa đƣợc
chú trọng, rác thải chƣa đƣợc thu gom xử lý triệt để, ý thức giữ gìn vệ sinh mơi trƣờng
của ngƣời dân cịn kém dẫn tới tình trạng vứt rác, thức ăn thừa bừa bãi trên biển biến
bãi biển thành nơi chứa rác khổng lồ. Tại một số địa phƣơng, thậm chí rác thải sinh
hoạt cũng không đƣợc thu gom và xử lý triệt để, do vậy, một lƣợng lớn rác thải sinh
hoạt bị đổ ra biển.

11


Ngồi ra, cơng tác quản lý nhà nƣớc về mơi trƣờng vẫn cịn nhiều thiếu sót, yếu kém.
Theo quy định của Luật Bảo vệ Mơi trƣờng thì các dự án đầu tƣ cơ sở lƣu trú và khu
du lịch phải có báo cáo đánh giá tác động mơi trƣờng đƣợc phê duyệt hoặc có bản cam
kết BVMT trƣớc khi khởi công. Thế nhƣng, trên thực tế chỉ các dự án xây dựng sau
khi Luật BVMT (có hiệu lực từ 1-1-2015) và các khách sạn, khu du lịch do cấp tỉnh
quản lý nhà nƣớc về mơi trƣờng (từ 100 phịng trở lên hoặc từ 10ha trở lên) là thực
hiện tốt các thủ tục hành chính về mơi trƣờng. Phần lớn các dự án do cấp huyện quản
lý chƣa trình bản cam kết BVMT để đƣợc phê duyệt trƣớc khi khởi công.

Ngay cả trong số các đơn vị kinh doanh du lịch do cấp tỉnh quản lý (Sở Tài nguyên và
Môi trƣờng) cũng có đơn vị chƣa đầu tƣ hồn chỉnh hệ thống xử lý nƣớc thải. Riêng
các cơ sở lƣu trú do cấp huyện quản lý hầu hết đều chƣa đầu tƣ hệ thống xử lý nƣớc
thải mà chủ yếu là xử lý b ng bể tự hoại 3 ngăn trƣớc khi thải ra môi trƣờng hoặc kết
nối vào hệ thống thốt nƣớc đơ thị. Một số khu du lịch tự xử lý rác thải trong khuôn
viên khu du lịch.
Một nguyên nhân gây ô nhiễm môi trƣờng nữa là tràn dầu. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế
lớn trong những năm gần đây đã làm gia tăng rất mạnh lƣợng tiêu thụ xăng dầu. Sản
lƣợng khai thác dầu thơ tồn thế giới khoảng 3 tỷ tấn 1 năm và nửa số đó đƣợc vận
chuyển b ng đƣờng biển (Pavlo, 2003). Hậu quả là một lƣợng dầu rất lớn bị rị rỉ ra
mơi trƣờng biển do hoạt động của các tàu và do các sự cố hƣ hỏng hay đắm tàu chở
dầu, do sự cố tại lỗ khoan thăm dò và dàn khoan khai thác dầu. Lịch sử thế giới đã ghi
nhận hàng trăm vụ ô nhiễm dầu trên biển. Mặt dầu loang ngăn chặn khơng khí hồ tan
vào nƣớc nên hàm lƣợng ô xy trong nƣớc thấp, trung bình 3,3- 10,9mg/l vào mùa khơ
và 0,16-6,1mg/l vào mùa lũ, trong khi đó nhu cầu ô xy rất cao, cần tới 13,6- 31mg/l
[16].
Hiện trạng môi trường một số đảo ở Việt Nam (Côn Đảo, Bạch Long Vĩ, Phú Quốc).
Đảo Cơn Đảo: Ơ nhiễm nước dầu: Hàm lƣợng dầu mỡ quanh đảo Côn Đảo khá cao và
khoảng biến động lớn, các giá trị dao động từ 0,09-0,51 mg/l, trung bình 0,24 mg/l.
Nhƣ vậy, hàm lƣợng dầu quan trắc đã vƣợt giới hạn cho phép theo QCVN
09:2010/BTNMT đối với mục đích ni trồng thủy sản và bảo tồn thủy sinh. Các điểm
12


có hàm lƣợng cao hầu hết là ở khu vực cảng, âu cảng, âu tàu, nhƣ điểm quan trắc đạt
giá trị cao nhất (0,51 mg/l) là ở cảng Bến Đầm. Nguồn gốc các ô nhiễm dầu là do xả
thải từ tàu xuống biển [14].
Ô nhiễm rác thải: Rác thải sinh hoạt là nguồn tác động đến môi trƣờng nƣớc đảo Côn
Đảo rất lớn. Vứt rác và cho chất thải xuống nƣớc mặt và nƣớc biển vẫn là thói quen
của nhiều hộ dân sống ven bờ. Đồng thời, các hoạt động du lịch, đánh bắt và vận

chuyển cá vào trong cảng, cơng-nơng nghiệp, neo đậu tàu thuyền,... cũng góp phần xả
ra một lƣợng lớn nƣớc thải, rác thải có hàm lƣợng chất hữu cơ cao. Điều đó đã làm cho
mơi trƣờng trong khu vực này ngồi ơ nhiễm rác thải cịn có khả năng bị ơ nhiễm bởi
các chất hữu cơ [14].
Nguy cơ ô nhiễm nước bởi anion và kim loại nặng: Các anion và các nguyên tố kim
loại nêu trên có nồng độ trong nƣớc mặt trên đảo và nƣớc biển quanh đảo đều n m
trong giới hạn cho phép so với QCVN 08:2008/BTNMT và QCVN 10:2008/BTNMT.
Tuy nhiên, hầu hết các anion và kim loại nặng có biểu hiện tập trung tại một số vị trí
với nồng độ cao một cách dị thƣờng tạo nên nguy cơ ô nhiễm. Đáng quan tâm nhất là
nguyên tố Pb trong nƣớc biển quanh đảo Cơn Đảo có hàm lƣợng dao động trong
khoảng 0,00016-0,00019mg/l, hàm lƣợng trung bình là 0,00017mg/l, cao hơn 6,67 lần
hàm lƣợng trung bình của nó trong nƣớc biển thế giới (0,00003mg/l). Nhƣ vậy, Pb có
sự tập trung cao và gây nguy cơ ô nhiễm môi trƣờng nƣớc biển. Dị thƣờng của Pb
phân bố ở các khu vực cao gấp 6 lần hàm lƣợng trung bình trong nƣớc biển thế giới.
Do vậy Pb có nguy cơ gây ơ nhiễm mơi trƣờng nƣớc biển trong vùng [14].
Đảo Phú Quốc: Ô nhiễm bởi rác thải, nước thải: Hoạt động nhân sinh trong vùng Bãi
Vòng đƣợc tập trung mạnh ở khu vực bến Hàm Ninh. Các hoạt động này trong khu
vực đã gây ảnh hƣởng không nhỏ tới chất lƣợng môi trƣờng. Theo thống kê của Bộ
TN&MT thì huyện đảo Phú Quốc hàng năm thải ra khoảng 15.000 tấn/năm rác thải
rắn, số lƣợng rác thải này đƣợc đổ thải trực tiếp hoặc chƣa đƣợc xử lý đƣợc thải trực
tiếp ra sông và tại bãi cát gần bờ biển khu vực bến Hàm Ninh...
Lƣợng rác thải chƣa đƣợc xử lý này theo thời gian sẽ phát triển gây ảnh hƣởng xấu tới
môi trƣờng nƣớc ngầm, nƣớc mặt và mơi trƣờng khơng khí. Đối với nƣớc thải cũng
13


trong tình trạng tƣơng tự, nƣớc thải chƣa qua xử lý đƣợc đổ thẳng ra biển. Nguồn nƣớc
thải này cũng là một tác nhân không nhỏ ảnh hƣởng xấu đến chất lƣợng các hợp phần
mơi trƣờng. Ngồi những nguồn gây ơ nhiễm lớn nhƣ trên cịn có các nguồn gây ô
nhiễm nhỏ khác xuất phát từ tập quán, thói quen của ngƣời dân ven biển (dải bãi cát

ven biển bến Hàm Ninh về phía Bắc). Hàng ngày, những ngƣời dân ở đây vẫn tự tiện
xả thải và phóng uế bừa bãi trên bãi biển gây mất vệ sinh và mỹ quan mơi trƣờng [19].
Ơ nhiễm bởi dầu: Theo các quan trắc năm 2010, một số vùng trong khu vực nghiên
cứu nhƣ bến Hàm Ninh... có biểu hiện ơ nhiễm dầu, ở đây là những trạm xăng dầu cố
định và di động, hàng ngày các hoạt động bốc dỡ xăng dầu cho thuyền vẫn xảy ra.
Trong q trình bốc dỡ khơng tránh khỏi để xăng dầu dị rỉ ra ngồi gây ảnh hƣởng tới
mơi trƣờng, cùng với lƣợng xăng dầu dị rỉ do các thế hệ máy móc quá cũ nát [19].
Ơ nhiễm kim loại trong nước và trầm tích: Sự ô nhiễm và nguy cơ ô nhiễm nƣớc biển
bởi kim loại Zn và Pb có liên quan mật thiết với đặc điểm tự nhiên và hoạt động nhân
sinh. Những vùng ô nhiễm Zn và nguy cơ ô nhiễm Pb mạnh nhất đều là những khu
vực có các hoạt động nhân sinh diễn ra mạnh mẽ, nhƣ các hoạt động của tầu thuyền,
các dịch vụ nghề biển… Hơn nữa tại các khu vực này lƣợng nƣớc và các chế độ hải
văn có khả năng đối lƣu nƣớc kém nên các nguyên tố có điều kiện để tập trung. Các
vùng này đều là những khu vực có mức độ hoạt động nhân sinh cao và các hoạt động
đánh bắt thuỷ sản, các bến bãi tàu thuyền và đặc biệt là kho xăng dầu và cầu cảng.
Các kết quả này bƣớc đầu cũng cho phép ta nhận định r ng ô nhiễm kim loại trong
nƣớc biển của khu vực có thể có nguồn gốc nhân sinh lớn hơn so với nguồn gốc tự
nhiên? Nó xuất phát từ các q trình dùng các chất hoá học tẩy rửa tàu thuyền, sử dụng
xăng dầu cùng với nhiều hoạt động khác của con ngƣời [14, 19].
Đảo Bạch Long ĩ: Nguy cơ ô nhiễm nƣớc biển bởi rác thải Rác sinh hoạt, rác từ tàu
và các công trình xây dựng là nguồn tác động đến mơi trƣờng nƣớc của khu vực đảo
Bạch Long Vĩ do thói quen vứt rác và các chất thải xuống dòng nƣớc. Đồng thời, các
hoạt động nhân sinh ven biển (du lịch, đánh bắt và vận chuyển hải sản vào trong cảng,
công- nông- ngƣ nghiệp, neo đậu tàu thuyền,...) đã xả ra một lƣợng lớn nƣớc thải, rác
thải có hàm lƣợng các chất hữu cơ và các chất lơ lửng cao, đã làm cho môi trƣờng
14


trong khu vực này bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ. Trên đảo đã có lực lƣợng thu gom
rác thải ở khu vực âu tàu và bãi cát để đốt. Khu vực ô nhiễm rác chủ yếu tập trung ở

vùng phía Tây của Bạch Long Vĩ [14].
Nguy cơ ơ nhiễm nƣớc bởi dầu Bạch Long Vĩ đƣợc xác định là trung tâm dịch vụ hậu
cần nghề cá của Vịnh Bắc Bộ nên là khu vực có nhiều tàu thuyền qua lại, neo đậu.
Chính vì vậy mà hoạt động cung cấp xăng dầu cho tàu thuyền ở đây diễn ra khá tấp
nập. Hàng ngày, các hoạt động cảng biển, đánh bắt hải sản và giao thông đƣờng thủy
vẫn xảy ra khá sôi động nên không tránh khỏi để xăng dầu dị rỉ, xả rác thải ra ngồi
gây ảnh hƣởng tới môi trƣờng. Khu vực bị ô nhiễm dầu chủ yếu là vùng Phù Thủy
Châu, khu neo đậu và khu vực có nhiều tàu thuyền qua lại. Nồng độ dầu trong nƣớc ở
khu vực Bạch Long Vĩ vào khoảng 0,09- 1,12 mg/l, trung bình 0,46µg/l, nhƣ vậy đã có
biểu hiện bị ô nhiễm cao. Đã xác định đƣợc hệ số tai biến môi trƣờng của dầu trong
nƣớc biển: Dao động từ 0,30 đến 3,73, trung bình 1,53 (nồng độ GHCP theo QCVN
08:2008/BTNMT thì GHCP là ≥4 mg/l). 3.3.3. Nguy cơ ơ nhiễm nƣớc biển bởi Chì
(Pb) trong nƣớc biển ở vùng đảo Bạch Long Vĩ đƣợc xác định là nguyên tố có hàm
lƣợng tập trung cao nhất (0.00016- 0.00018mg/l), trong khi hàm lƣợng Pb trung bình
của nƣớc biển thế giới chỉ là 0.00003mg/l. Nhƣ vậy, nguy cơ nƣớc biển khu vực đảo bị
ơ nhiễm bởi chì là khá cao. Các điểm ơ nhiễm Chì tập trung chủ yếu ở dọc phía Tây
của đảo trên một diện tích khá rộng và có xu hƣớng phân bố rộng ra phía xa bờ [14].
Từ những phân tích trên cho thấy mơi trƣờng biển Việt Nam cũng nhƣ tại các đảo
đang trong tình trạng ơ nhiễm đáng báo động, nguồn tài nguyên từ biển bị suy giảm
đáng kể, hủy hoại mơi trƣờng sống của chính con ngƣời chúng ta. Chất lƣợng môi
trƣờng biển nƣớc ta đang ngày càng đi xuống. Vì vậy cần có những nghiên cứu, đánh
giá, đƣa ra các chiến lƣợc giải pháp cụ thể phục vụ mục tiêu phát triển bền vững.
Quản lý tổng hợp TNMT biển và hải đảo Việt Nam:
Hiện nay Tổng cục Biển và Hải đảo (trực thuộc Bộ TN&MT) là đơn vị cấp Trung
ƣơng thực hiện nhiệm vụ quản lý tổng hợp và thống nhất đối với biển và hải đảo ở
Việt Nam. Cùng với đó là hệ thống Chi cục Quản lý biển và hải đảo tại 28 tỉnh, thành

15



×