Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Mấy loại phái sinh chứng khoán phổ biến trên thế giới và trong sách pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.16 KB, 5 trang )

Mấy loại phái sinh chứng khoán phổ biến trên thế
giới và trong sách
Trong thế giới tài chính thực hành ngày nay "phái sinh chứng khoán" hay cũng
còn gọi là "chứng khoán phái sinh" được hiểu là các hợp đồng tài chính mà giá trị
của hợp đồng được sinh ra từ các công cụ tài chính của thị trường có thể giao dịch
tiền mặt (cash market).
Các loại tài sản tài chính cơ bản (công cụ tiền mặt)
Các công cụ đó có thể cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ hoặc hàng hóa cơ bản
(commodities). Ta gọi các công cụ này là tài sản cơ bản (underlying asset) hoặc
công cụ tiền mặt (cash instrument)
Thông thường, chúng ta hay quan sát một số nhóm tài sản cơ bản như sau:
1. Cổ phiếu: Đây là các tài sản cho chúng ta lợi nhuận thực tạo ra từ các hoạt động
kinh doanh ở khu vực sản xuất hay dịch vụ trong nền kinh tế (các công ty).
2. Tiền: Đây là các giấy nợ của chính phủ hay ngân hàng (trong một số trường hợp
như Hồng Kông), đây không phải các quyền lợi tài chính dựa trên tài sản thực.
3. Lãi suất: Thực ra lãi suất không phải là tài sản. Như vậy cần "thiết kế" một loại
tài sản danh nghĩa nhờ đó ta có thể mua hay bán sản phẩm tài chính dựa trên
hướng thay đổi của lãi suất trong tương lai. Futures trên Eurodollar là một ví dụ.
Trong nhóm tài sản này, chúng ta còn có thể gộp cả phái sinh chứng khoán trên
trái phiếu, tín phiếu kho bạc, tức là các công cụ nợ của chính phủ. Đây là những
hợp đồng vay hứa trả của chính phủ cho những khoản đã biết và vào thời gian đã
xác định trong tương lai.
4. Các index: S&P 500, FTSE 100 là những ví dụ về chỉ số quen thuộc. CRB là
chỉ số hàng hóa cơ bản cũng hay được sử dụng.
Thực tế, đây cũng không phải là các tài sản tài chính theo đúng nghĩa. Nhưng các
hợp đồng phái sinh vẫn có thể được phát hành trên các khoản tiền danh nghĩa, xuất
phát từ việc mua/bán theo các hướng
chuyển động của chỉ số.
5. Hàng hóa cơ bản (commodities): Các
nhóm hàng hóa cơ bản này bao gồm
 Hàng nguyên liệu mềm: ca-cao, cà-


phê, đường..
 Ngũ cốc và hạt có dầu: ngô, bông,
dầu cọ, khoai tây, đậu tương, lúa mạch, yến mạch, gạo, và một số loại khác
 Kim loại: đồng, nickel, thiếc, và nhiều loại khác
 Kim loại quý: vàng, platinum, bạc...
 Động vật sống: gia súc, cừu, lợn cân hơi,...
 Năng lượng: dầu thô, dầu đốt,...
Các hàng hóa này cũng không phải là tài sản tài chính. Chúng là các hàng hóa hiện
vật và vì thế có thể mua bán, cất trữ được.
Định nghĩa chứng khoán phái sinh
Thông thường, trong các tài liệu chính thống về mặt khoa học, người ta cần một
định nghĩa có tính chính xác cao hơn. Chúng ta có thể tham khảo một định nghĩa
dưới đây:
Một hợp đồng tài chính được gọi là một chứng khoán phái sinh (derivative
security), hoặc một tài sản tài chính có giá trị phụ thuộc (contingent claim), nếu
giá trị của hợp đồng tài chính đó tại thời điểm đáo hạn T có thể được xác định
hoàn toàn bởi giá trị thị trường (thị giá) của công cụ tiền mặt (hay tài sản cơ bản).
Đây là định nghĩa của Ingersoll, tác giả cuốn sách rất quan trọng về lý thuyết
quyết định tài chính Theory of Financial Decision Making (1987), Rosman and
Littlefield.
Theo cách hiểu này, tại thời điểm đáo hạn của hợp đồng phái sinh chứng khoán, ta
ký hiệu đó là thời điểm T, thì giá của tài sản phái sinh F(T) được xác định hoàn
toàn bởi S(T) là giá thị trường của "tài sản cơ bản." Sau thời điểm đáo hạn này,
cuộc đời của phái sinh chứng khoán cũng kết thúc. Tính chất này rõ ràng và dễ
hiểu, là việc con người quy ước với nhau qua hợp đồng. Tuy đơn giản như thế,
nhưng nó lại có vai trò rất quan trọng trong công tác tính toán giá trị của tài sản
phái sinh.
Các loại chứng khoán phái sinh
Có thể có nhiều loại chứng khoán phái sinh khác nhau, nhưng phân chia về nhóm
tài sản phái sinh có các tính chất tương đồng, người ta thường thấy có 3 nhóm phái

sinh sau:
1. Futures và forwards
2. Options
3. Swap và swoptions
Trong số này thì forwards và options được xem là các loại rất cơ bản. Swaps và
các loại khác là các cấu trúc phức tạp và hỗn hợp có thể được lai tạp và chuyển
biến tính chất từ forwards và options.
Forwards và futures có tính chất rất tương tự nhau. Chúng ta sẽ phân biệt sau.
Định nghĩa forward: Một hợp đồng forward là một thỏa thuận nghĩa vụ mua (hay
bán) một tài sản cơ bản ở một mức giá forward đã biết vào một ngày đã xác định.
Ngày đáo hạn và mức giá forward đều được ghi rõ từ đầu ngay khi hợp đồng
forward được nhất trí. Nếu một hợp đồng mua forward được ký, người nắm giữ
hợp đồng được gọi là ở vị thế mua (long position) đối với tài sản cơ bản. Nếu như
tại thời điểm đáo hạn, giá trị tài sản cơ bản cao hơn giá forward, vị thế mua đó tạo
ra lợi nhuận cho người nắm hợp đồng. Ngược lại thì lỗ.
Sự khác biệt với futures: Như đã nói, forwards và futures khá giống nhau, ngoại
trừ một số khác biệt đáng kể sau đây:
Futures được giao dịch tại các sở giao dịch quy củ, định hình, tập trung và có quy
chế rõ ràng. Sở giao dịch thậm chí còn soạn sẵn các hợp đồng có quy cách tiêu
chuẩn và đặt một số kỳ hạn cho ngày đáo hạn rất cụ thể. Còn forwards thì tương
đối tùy tình huống, và giao dịch OTC.
Các giao dịch futures được thanh toán bù trừ thông qua các trung tâm bù trừ được
ủy quyền. Sở giao dịch sẽ thiết kế một cơ chế bù trừ rất tinh tế-phức tạp để tối
thiểu hóa mức độ rủi ro mất khả năng thanh toán.
Các hợp đồng futures được quyết toán theo thị giá cuối ngày. Mỗi ngày hợp đồng
đều được khớp sổ quyết toán và cùng lúc đó một hợp đồng mới được phát hành
vẫn theo các điều khoản ban đầu. Bất kỳ khoản lỗ hay lãi nào phát sinh trong ngày
đều được ghi vào tài khoản của người nắm giữ hợp đồng.
Options:
Options (thỉnh thoảng tiếng Việt vẫn có tài

liệu gọi là quyền chọn) là nhóm phái sinh
cơ bản. Nếu như hợp đồng forward và futures có tính bắt buộc đối với người nắm
giữ phải giao tài sản hoặc chấp nhận tài sản tại thời điểm đáo hạn, thì options
ngược lại cho người nắm giữ quyền, chứ không phải nghĩa vụ, được mua hay bán
một loại tài sản.
Ta xét một định nghĩa của option kiểu Châu Âu:
Option quyền mua kiểu Châu Âu đối với một chứng khoán S(t) là quyền được mua
chứng khoán tại mức giá thực hiện (strike price) K được xác định trước. Quyền
này có thể được thực hiện vào đúng ngày đáo hạn T của option. Option mua có thể
được mua với giá C(t), gọi là premium, tại thời điểm bất kỳ t<T.
Swaps:
Swaps và swoptions là những loại chứng khoán phái sinh khá phổ biến. Phương
pháp phổ biến để tính giá các phái sinh này là phân tách chúng ra thành các
forwards và options.
Định nghĩa swap: Một swap là một hỗn hợp các giao dịch vừa mua vừa bán đồng
thời các dòng tiền (cash flows) liên quan tới nhiều loại tiền tệ, lãi suất và một số
tài sản tài chính.
Định nghĩa này khá phức tạp và để mô tả chúng tương đối dài dòng. Chúng ta sẽ
để dành dịp khác. Một trong những ví dụ thường sử dụng là swap lãi suất giản
đơn, liên quan tới 2 đối tác có 2 nhu cầu tài sản tài chính ngược nhau, và có hoạt
động kinh doanh sinh ra 2 loại dòng tiền có tính chất ngược nhau. Do không thỏa
mãn với tính chất dòng tiền do hoạt động của bản thân doanh nghiệp, họ tiến hành
swap lãi suất và bù trừ nhau các phần chênh lệch. Hi vọng sẽ có lúc chúng ta cùng
làm rõ vấn đề này hơn về mặt lý thuyết.
Vương Quân Hoàng

×