Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Nghiên cứu hoàn thiện quy trình quản lý chất lượng xây dựng của tư vấn giám sát tại dự án saigon centre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1012.19 KB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI

TRẦN MINH HẢI

NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN QUY TRÌNH QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG CỦA TƯ VẤN GIÁM SÁT
TẠI DỰ ÁN SAIGON CENTRE

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Tp. Hồ Chí Minh - 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI

TRẦN MINH HẢI

NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN QUY TRÌNH QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG CỦA TƯ VẤN GIÁM SÁT
TẠI DỰ ÁN SAIGON CENTRE

CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ XÂY DỰNG
MÃ SỐ : 60.58.03.02



LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS.TS NGUYỄN TRỌNG TƯ
2. TS NGUYỄN ANH TÚ

Tp. Hồ Chí Minh - 2014


i

LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý thầy cô giảng dạy chuyên
ngành Quản lý xây dựng, bộ môn Công nghệ và Quản lý xây dựng, trường Đại học
Thủy lợi đã tận tình giảng dạy và truyền đạt cho tơi những kiến thức q báu trong suốt
q trình học tập tại đây.
Tơi muốn bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến người thầy hướng dẫn luận văn của
tôi là PGS.TS Nguyễn Trọng Tư và TS Nguyễn Anh Tú, trường Đại học Thủy Lợi.
Các Thầy đã nhiệt tình theo sát chỉ bảo, tư vấn và hỗ trợ tơi trong suốt q trình thực
hiện để hồn thành luận văn này. Kiến thức chuyên môn và sự tận tâm của thầy đối với
học viên là một chuẩn mực mà tôi luôn ngưỡng mộ.
Tôi biết ơn sâu sắc đến tất cả những người đã cho tôi sự trợ giúp trong việc có
được các thơng tin và dữ liệu liên quan đến nghiên cứu.
Tôi rất biết ơn các đồng nghiệp của tôi, những người giúp đỡ và ủng hộ tơi trong
việc thu thập các tài liệu nghiên cứu. Đó cũng là niềm vui của tôi để cảm ơn tất cả các
chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn, các đại diện của chủ đầu tư đã giúp tôi thực hiện luận
án này .
Cuối cùng nhưng không kém quan trọng, tôi biết ơn gia đình tơi, người đã hỗ trợ
cho tơi vật chất và tinh thần trong suốt thời gian của tôi ở trường đại học.

TP. HCM, Ngày 20 tháng 12 năm 2014
Người thực hiện luận văn

Trần Minh Hải


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi, Trần Minh Hải, xin cam đoan rằng trong q trình thực hiện Luận văn: “Nghiên
cứu hồn thiện quy trình quản lý chất lượng xây dựng của tư vấn giám sát tại dự
án Saigon Centre”, các tài liệu thu thập và kết quả nghiên cứu được thể hiện hồn
tồn trung thực và chưa được cơng bố ở bất kỳ nghiên cứu nào khác. Tơi xin chịu trách
nhiệm hồn tồn về nghiên cứu của mình.
TP. HCM, Ngày 20 tháng 12 năm 2014
Người thực hiện luận văn

Trần Minh Hải


iii

Danh mục các hình
Hình 1.1: Đặc điểm áp dụng ISO 9001 trong xây dựng
Hình 1.2: 5 Tiêu chí của hoạt động giám sát
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức đơn vị
Hình 2.2 : Số lượng lao động qua các năm
Hình 2.3 : Quy trình quản lý chất lượng cơng tác giám sát của đơn vị
Hình 3.1: Phối cảnh dự án Saigon Centre
Hình 3.2 : Sơ đồ tổ chức và triển khai nhân sự đơn vị TVGS tại dự án Saigon Centre

Hình 3.3 Quy trình giám sát của đơn vị TVGS
Hình 3.4 Quy trình kiểm tra và phê duyệt biện pháp thi cơng
Hình 3.5 Quy trình kiểm tra và phê duyệt bản vẽ thi cơng (shop-drawing)
Hình 3.6 Quy trình kiểm tra và phê duyệt vật tư – thiết bị
Hình 3.7 Quy trình kiểm tra và phê duyệt vật tư, thiết bị đưa vào cơng trình
Hình 3.8 Quy trình lấy mẫu và thí nghiệm mẫu vật liệu
Hình 3.9 Quy trình nghiệm thu cơng việc xây dựng
Hình 3.10 Quy trình nghiệm thu bộ phận, giai đoạn thi cơng xây dựng
Hình 3.11 Quy trình nghiệm thu bộ phận, giai đoạn thi cơng xây dựng
Hình 3.12 Quy trình phê duyệt bản vẽ hồn cơng
Hình 3.13 Quy trình kiểm sốt tiến độ
Hình 3.14 Quy trình kiểm sốt xử lý vấn đề khơng phù hợp chất lượng (NCR)
Hình 3.15 : Sơ đồ tổ chức điều chỉnh nhân sự đơn vị TVGS tại dự án


iv

Danh mục các bảng
Bảng 3.1: Nội dung của thông tin liên lạc trong dự án.
Bảng 3.2: Phân công nhiệm vụ, trách nhiệm các bên trong dự án.

Danh mục các chữ viết tắt
QLNN

: Quản lý nhà nước

QLCL

: Quản lý chất lượng


HTQLCL : Hệ thống quản lý chất lượng
TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TVGS

: Tư vấn giám sát

CĐT

: Chủ đầu tư

TVQLDA : Tư vấn quản lý dự án
NT TC

: Nhà thầu thi công

TVTK

: Tư vấn thiết kế

HDCV

: Hướng dẫn cơng việc

QT

: Quy trình


KHKD

: Kế hoạch kinh doanh

QLKT

: Quản lý kỹ thuật


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... ii
Danh mục các hình ...................................................................................................... iii
Danh mục các bảng ......................................................................................................iv
Danh mục các chữ viết tắt............................................................................................iv
MỤC LỤC ......................................................................................................................v
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1.

Tính cấp thiết của Đề tài: .............................................................................2

2.

Mục đích của Đề tài: .....................................................................................3

3.

Phạm vi nghiên cứu: .....................................................................................3


4.

Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu: ..............................................4
4.1

Cách tiếp cận : ............................................................................................4

4.2

Đối tượng nghiên cứu:...............................................................................4

4.3

Phương pháp nghiên cứu: .........................................................................4

5.

Kết quả dự kiến đạt được: ...........................................................................4

6.

Nội dung chính của luận văn : .....................................................................4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC GIÁM SÁT CƠNG TRÌNH XÂY
DỰNG……………………………………………………………………………….....5
1.1

Tình hình quản lý chất lượng xây dựng ở các nước và Việt Nam: ..........5
1.1.1 Tình hình quản lý chất lượng xây dựng ở các nước: ...........................5

1.1.2 Tình hình quản lý chất lượng xây dựng ở Việt Nam:...........................9

1.2

Hệ thống quản lý chất lượng trong xây dựng: .........................................11
1.2.1 Vai trị của quy trình trong quản lý chất lượng: .................................13
1.2.2 Khó khăn trong q trình thực hiện quy trình quản lý chất lượng: ..14

1.3

Cơng tác giám sát xây dựng cơng trình: ...................................................15

1.4

Kết luận: ......................................................................................................17


vi

CHƯƠNG 2 : NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN XÂY DỰNG QUY TRÌNH
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CỦA TƯ VẤN GIÁM SÁT …………………………18
Cơ sở pháp lý nhà nước về quản lý chất lượng cơng trình: ...................18

2.1
2.1.1

Luật xây dựng : ........................................................................................18

2.1.2


Nghị định về quản lý chất lượng cơng trình xây dựng: .........................19
Đặc điểm và vai trị của TVGS để kiểm sốt chất lượng của nhà thầu

2.2

thi công: ....................................................................................................................19
2.3

Các yếu tố tác động đến chất lượng sản phẩm xây dựng: ......................21

2.4

Các bước thiết lập quy trình: ....................................................................22

2.5

Quy trình quản lý chất lượng của đơn vị TVGS : ...................................23

2.5.1

Chính sách chất lượng của đơn vị TVGS: ..............................................24

2.5.2

Sơ đồ tổ chức của đơn vị:.........................................................................25

2.5.3

Nguồn nhân lực........................................................................................27


2.5.4

Hệ thống hồ sơ, tài liệu quản lý chất lượng: ..........................................29

2.5.5

Quy trình quản lý chất lượng của đơn vị TVGS: ...................................30

2.5.6

Đánh giá chung về tình hình áp dụng quy trình quản lý chất lượng tại

đơn vị TVGS: ........................................................................................................34
Kết luận: ......................................................................................................36

2.6

CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU HỒN THIỆN QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG CƠNG TRÌNH CỦA TƯ VẤN GIÁM SÁT TẠI DỰ ÁN SAIGON
CENTRE…………………………………………………………………………..…37
Giới thiệu về dự án : ...................................................................................37

3.1
3.1.1

Thông tin dự án:.......................................................................................37

3.1.2

Đặc điểm của dự án: ................................................................................38

Thực trạng quản lý chất lượng cơng trình của đơn vị TVGS tại dự án

3.2

Saigon Centre ...........................................................................................................39
3.2.1

Vấn đề về tổ chức hoạt động: ..................................................................39

3.2.1.1. Nhân sự TVGS tại dự án: ...................................................................39
3.2.1.2. Về hệ thống tài liệu tại dự án:............................................................41


vii

3.2.1.3. Báo cáo công việc của TVGS tại dự án: ............................................42
3.2.1.4. Mối quan hệ với các bên trong dự án : ..............................................42
3.2.2

Vấn đề về giám sát và kiểm soát chất lượng tại dự án: ..........................44

3.2.3

Về quản lý các quy trình kiểm sốt chất lượng: .....................................46

3.3

Phân tích đánh giá quy trình quản lý chất lượng cơng trình xây dựng

của đơn vị TVGS:. ...................................................................................................46

3.4

Đề xuất hồn thiện quy trình quản lý chất lượng cơng trình xây dựng

của đơn vị TVGS: ....................................................................................................50
3.4.1

Hồn thiện quy trình quản lý chất lượng của đơn vị TVGS : ...............50

3.4.2

Đề xuất hồn thiện các quy trình kiểm sốt chất lượng tại dự án Saigon

Centre: ...................................................................................................................57
3.4.3

Hệ thống quản lý tài liệu tại dự án: ........................................................69

3.4.4

Về nhân sự tại dự án:...............................................................................70

3.4.5

Về thông tin liên lạc giữa các bên trong dự án: .....................................73

3.4.6

Họp công trường ......................................................................................75


3.5

Kết luận chương 3: .....................................................................................75

Kết luận và khuyến nghị ..........................................................................................77
KẾT LUẬN ..............................................................................................................77
KHUYẾN NGHỊ ......................................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................80


1

MỞ ĐẦU
Trong xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay đã tạo nên những thay đổi sâu sắc
trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng. cùng với sự phát triển của nền kinh tế, quy mô
xây dựng trong những năm qua ngày càng được mở rộng và phát triển, tính xã
hội ngày càng cao. Ngành xây dựng đã dần trở thành quan trọng trong sự phát
triển của nền kinh tế và xã hội, tạo nên một vóc dáng mới cho đất nước với nhiều
cao ốc văn phòng, căn hộ, khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế. Chỉ trong thời gian
ngắn, ngành xây dựng đã đạt được sự tăng tốc khá hồn hảo có khả năng tiếp cận
và làm chủ các công nghệ, kỹ thuật xây dựng hiện đại, đồng thời tạo nên sự thay
đổi quan trọng trong nhận thức về quản lý trong đó có quản lý chất lượng cơng
trình xây dựng.
Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong thị trường Việt Nam hiện nay đã
tăng lên nhiều hơn so với các năm trước cũng như sự mong đợi của khách hàng
về chất lượng, nhiều cơng ty cố gắng tìm cách để đáp ứng nhu cầu khách hàng để
tồn tại. Do đó, sự ra đời về quản lý chất lượng như kiểm soát chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO 9000, quản lý chất lượng toàn diện (TQM )
Trên thế giới, tiêu chuẩn ISO 9000 và TQM được coi là những cách hiệu
quả nhất về quản lý chất lượng. Để áp dụng có hiệu quả, khi lựa chọn các hệ

thống chất lượng, các doanh nghiệp cần nắm vững những đặc điểm cơ bản của
từng hệ thống, phải xác định rõ mục tiêu và yêu cầu chất lượng mà doanh nghiệp
cần phấn đấu để lựa chọn mơ hình quản lý chất lượng cho phù hợp với từng giai
đoạn phát triển sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của mình.
Theo các chuyên gia chất lượng của Nhật Bản thì ISO 9000 là mơ hình
quản lý chất lượng từ trên xuống dựa trên các hợp đồng và các nguyên tắc đề ra,
còn TQM bao gồm những hoạt động độc lập từ dưới lên dựa vào trách nhiệm,
lòng tin cậy và sự bảo đảm bằng hoạt động của nhóm chất lượng,


2

ISO 9000 có những hướng dẫn và yêu cầu lập hồ sơ một hệ thống chất
lượng. TQM là quản lý trên triết lý quản lý của tổ chức với sự phát triển của toàn
bộ tổ chức với bốn yếu tố chính:
- Chất lượng định hướng bởi khách hàng.
- Vai trị lãnh đạo trong công ty.
- Cải tiến chất lượng liên tục.
1. Tính cấp thiết của Đề tài:

Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam tiếp tục
trong cả khu vực nhà nước và khu vực tư nhân. Có nhiều dự án đầu tư xây dựng để
cung cấp nhu cầu về nhà ở và sử dụng của xã hội. Trong q trình triển khai xây
dựng cơng trình, theo quy định của nhà nước và chủ đầu tư về đảm bảo chất lượng
cơng trình, nhiều dự án đã được giám sát chất lượng thông qua các đơn vị TVGS.
Tuy nhiên do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, việc giám sát chất lượng cơng
trình chưa đáp ứng được u cầu đề ra. Nhiều cơng trình khơng đảm bảo chất lượng
xây dựng đã xảy ra các sự cố trong q trình thi cơng và trong q trình vận hành sử
dụng.
Ngoài ra, cạnh tranh giữa các nhà thầu thi cơng giúp giảm chi phí xây dựng.

Bên cạnh đó cịn có các u cầu về thời gian hồn thành cơng trình đưa vào hoạt
động và hiệu quả chi phí của chủ đầu tư .
Hơn nữa , các nhà thầu thi công thường quan tâm đến tiến độ và chi phí trong
khi bỏ qua các vấn đề về chất lượng. Trong năm 2012 đến giữa năm 2013 , tại Việt
Nam. Sự cố sập sàn tại cơng trình Lotte Mart tại Bình Dương, sập mái cơng trình
trụ sở chi cục thuế huyện Yên Dũng (Bắc Giang). Đặc biệt là tại thành phố Hồ Chí
Minh năm 2010 có sự cố sạt lở và sụt lún các nhà xung quanh của dự án cao ốc Sài
Gịn M&C trên đường Tơn Đức Thắng, Tp.HCM
Năm 2010 dự án Times Square – Tp.HCM trong quá trình đào tầng hầm phát
hiện một số sai hỏng nghiêm trọng ở tường chắn. Tại vị trí nghiêm trọng nhất thậm


3

chí cịn xảy ra sự cố sập đổ cục bộ làm đất và nước tuôn ra với khối lượng lớn gây
lún và hư hỏng các tòa nhà lân cận.
Các sự cố này gây ra những thiệt hại về người và tài sản cũng như làm ảnh
hưởng tới chất lượng cũng như tiến độ của dự án. Sau khi điều tra những sự cố này,
Sở xây dựng kết luận liên quan đến các sự cố này do các chủ đầu tư thiếu kiểm sốt
chất lượng xây dựng. Bên cạnh đó, các cơng ty tư vấn cũng khơng có một quy trình
kiểm sốt chất lượng để theo dõi các cơng việc của nhà thầu.
Do đặc thù của dự án Saigon Centre nếu khơng có quy trình kiểm sốt tốt
về chất lượng sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng của dự án và sẽ gây thiệt hại cho chủ
đầu tư.
Do đó, quy trình kiểm soát chất lượng của tư vấn giám sát là cần thiết cho cả
chủ đầu tư và nhà thầu thi công để đảm bảo chất lượng và ngăn chặn bất kỳ mối
nguy hiểm bất ngờ xảy ra.
Vấn đề được đặt ra là phân tích đánh giá quy trình quản lý chất lượng xây
dựng của tư vấn giám sát để quản lý hoạt động của nhà thầu thi công tại dự án
Saigon Centre. Giúp cho chủ đầu tư kiếm soát được chất lượng cơng trình một cách

tốt nhất, đảm bảo uy tín với khách hàng và kết quả nghiên cứu của luận văn có thể
làm tài liệu tham khảo cho đơn vị tư vấn giám sát áp dụng cho các dự án khác. Vì
vậy đề tài nghiên cứu có tính khoa học và thực tiễn cao. Đó cũng chính là nội dung
của đề tài: “Nghiên cứu hồn thiện quy trình quản lý chất lượng xây dựng của
tư vấn giám sát tại dự án Saigon Centre”.
2. Mục đích của Đề tài:

Nghiên cứu hồn thiện quy trình quản lý chất lượng xây dựng của tư vấn
giám sát tại dự án Saigon Centre.
3. Phạm vi nghiên cứu:

Luận văn nghiên cứu trong phạm vi dự án Saigon Centre.


4

4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu:

4.1 Cách tiếp cận :
Vận dụng văn bản của Nhà nước về quản lý chất lượng theo các văn bản
quy phạm hiện hành.
4.2 Đối tượng nghiên cứu:
Quy trình quản lý chất lượng của tư vấn giám sát.
4.3 Phương pháp nghiên cứu:
-

Phương pháp tổng hợp.

-


Phương pháp phân tích, đánh giá.

5. Kết quả dự kiến đạt được:

-

Về mặt lý luận: Hồn thiện quy trình quản lý chất lượng của tư vấn giám sát để
quản lý hoạt động thi công xây dựng

-

Về mặt thực tiễn: luận văn phân tích đánh giá quy trình quản lý chất lượng của
tư vấn giám sát để quản lý hoạt động thi công xây dựng tại dự án Saigon
Centre.

-

Về mặt ứng dụng thực tiễn: kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu
tham khảo cho TVGS và chủ đầu tư áp dụng cho các dự án khác.

6. Nội dung chính của luận văn :Luận văn gồm các phần chính như sau:

-

Chương 1: Tổng quan về cơng tác giám sát cơng trình xây dựng

-

Chương 2 : Nghiên cứu cơ sở lý luận xây dựng quy trình quản lý chất lượng của
tư vấn giám sát


-

Chương 3: Nghiên cứu hoàn thiện quy trình quản lý chất lượng cơng trình của
tư vấn giám sát tại dự án Saigon Centre


5

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CƠNG TÁC GIÁM SÁT CƠNG TRÌNH
XÂY DỰNG
1.1 Tình hình quản lý chất lượng xây dựng ở các nước và Việt Nam:
Sự nghiệp đổi mới đã tạo nên những thay đổi sâu sắc trong lĩnh vực quản lý
đầu tư và xây dựng. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, quy mô hoạt động xây
dựng trong những năm qua ngày càng mở rộng, thị trường xây dựng ngày càng sơi
động, tính xã hội của q trình xây dựng ngày càng cao, vị trí của ngành xây dựng
trong sự phát triển kinh tế xã hội ngày càng quan trọng. Chỉ trong một thời gian
ngắn, ngành xây dựng nước ta cũng đạt được sự tăng tốc khá hoàn hảo có khả
năng tiếp cận và làm chủ cơng nghệ, kỹ thuật xây dựng hiện đại của thế giới, đồng
thời tạo sự thay đổi quan trọng trong nhận thức về quản lý trong đó có quản lý
chất lượng cơng trình xây dựng. Ở hầu hết các nước, vai trò kiểm soát này chủ yếu
là cơ quan quản lý nhà nước, tuy nhiên cũng có sự tham gia của lực lượng ngoài
nhà nước, với mức độ khác nhau, thể hiện mức xã hội hóa trong quản lý chất
lượng xây dựng.
Khi đầu tư xây dựng cơng trình, việc quản lý chất lượng là trách nhiệm của
các bên tham gia xây dựng. Nhưng do cơng trình xây dựng là sản phẩm đặc thù,
ảnh hưởng nhiều tới cộng đồng, địi hỏi tính an tồn cao (cho cả con người và môi
trường) nên chất lượng xây dựng phải được kiểm soát bởi một bên khác, ngoài các
bên trực tiếp xây dựng. Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, tìm hiểu thực

trạng xã hội hóa quản lý chất lượng cơng trình ở những nơi khác, nhất là các nước
phát triển cũng giúp ích nhiều trong q trình thực hiện cơng tác quản lý chất
lượng cơng trình ở nước ta.
1.1.1 Tình hình quản lý chất lượng xây dựng ở các nước:
Ở các nước khác, lực lượng ngoài nhà nước tham gia rất mạnh mẽ trong
kiểm soát chất lượng xây dựng, đơn cử như ở Singapore, Australia và Mỹ:


6



Quản lý chất lượng xây dựng ở Singapore:

Đối với quản lý chất lượng cơng trình, ngồi cơ quan của nhà nước là Cơ
quan Quản lý Xây dựng & Nhà ở (Building and Construction Authority – BCA),
từ năm 1989, Singapore áp dụng hệ thống kiểm tra độc lập do các cá nhân hay tổ
chức không thuộc BCA đảm nhiệm, gọi là Kiểm tra viên được ủy
quyền (Accredited Checker – AC). AC có thể là một tổ chức hay cá nhân đạt các
điều kiện về năng lực, kinh nghiệm chun mơn (ví dụ đối với cá nhân phải có
trên 10 năm kinh nghiệm hoạt động xây dựng tại Singapore, đã đăng ký hành nghề
theo Luật Kỹ sư Chuyên nghiệp (Professional Engineers Act); đối với tổ chức phải
có ít nhất 02 kỹ sư có đăng ký, có chứng chỉ ISO 9001...), có mua bảo hiểm trách
nhiệm nghề nghiệp theo quy định đối với cá nhân và đối với tổ chức. Các Kiểm tra
viên này được BCA cấp giấy chứng nhận để thay cơ quan QLNN thực hiện kiểm
tra thiết kế kết cấu (trước khi cấp phép xây dựng) và các kiểm tra trong q trình
thi cơng. Luật của Singapore quy định chủ cơng trình phải thuê một Kiểm tra viên
từ giai đoạn thiết kế; khi nộp hồ sơ để được cấp phép xây dựng, phải có báo cáo
đánh giá của Kiểm tra viên đối với chất lượng thiết kế.
Nguyên tắc quản lý chất lượng xây dựng của chính quyền Singapore là chủ

đầu tư phải chứng minh và đạt sự chấp thuận của chính quyền đối với sự tuân thủ
pháp luật trong qúa trình xây dựng thơng qua các hình thức: chấp thuận thiết kế
kết cấu khi cấp phép xây dựng, chấp thuận cho thi công tiếp tại các điểm chuyển
giai đoạn quan trọng của cơng trình, chấp thuận cơng trình hồn thành đưa vào sử
dụng.
Theo số liệu mới nhất (tháng 2 năm 2013), hiện ở Singapore có 25 cá nhân
và 45 tổ chức thực hiện vai trò Kiểm tra viên (Accredited Checker – AC). Các
Kiểm tra viên hoạt động với tư cách cá nhân chỉ được kiểm tra cơng trình có giá
trị dưới 15 triệu SGD, cơng trình có giá trị xây lắp lớn hơn phải do các AC là tổ
chức thực hiện kiểm tra. Hệ thống AC đã phát huy vai trò quan trọng trong việc


7

giúp cơ quan QLNN kiểm soát chất lượng từ khâu thiết kế đến thi cơng cơng
trình.[1]
 Quản lý chất lượng xây dựng ở Australia:
Việc quản lý xây dựng tại Australia do các bang tự đảm nhiệm, khơng có sự
can thiệp của chính quyền trung ương. Tại các bang, cơng tác quản lý xây dựng
cũng giao cho chính quyền địa phương (Hội đồng địa phương cấp khu vực hoặc
thành phố - Local council, hiện Australia có khoảng 700 hội đồng địa phương).
Lực lượng quản lý xây dựng tại các địa phương gồm Giám sát viên của nhà
nước (gọi là Municipal Building Surveyor) do các hội đồng địa phương tuyển
dụng và Giám sát viên tư nhân (Private Building Surveyors). Cả hai loại Giám sát
viên này đều thực hiện việc quản lý xây dựng cơng trình qua các hình thức: ban
hành giấy phép xây dựng (áp dụng từ năm 1993 đối với Giám sát viên tư nhân),
kiểm tra q trình thi cơng, ban hành giấy phép sử dụng (khi cơng trình hồn
thành).
Để trở thành Giám sát viên xây dựng (cả tư nhân và nhà nước) đều phải đạt
các yêu cầu theo quy định (có năng lực, đạo đức, bảo hiểm trách nhiệm) và được

cấp đăng ký tại cơ quan quản lý hành nghề xây dựng của bang (Building
Practitioners Board). Tùy theo năng lực, kinh nghiệm, Giám sát viên được phân
thành 2 loại là Giám sát viên bậc 1 và bậc 2; giám sát viên bậc 1 được kiểm tra tất
cả cơng trình xây dựng, không phân biệt loại và quy mô; giám sát viên bậc 2 chỉ
được kiểm tra các cơng trình từ 3 tầng trở xuống, có tổng diện tích sàn dưới
2000m2.
Ngay từ khi xin phép xây dựng, chủ đầu tư phải chọn một Giám sát viên xây
dựng (có thể của nhà nước hoặc tư nhân) để tiến hành công tác kiểm tra trong suốt
q trình thi cơng tại những bước chuyển giai đoạn quan trọng (được xác định
ngay trong giấy phép xây dựng). Chủ đầu tư phải trả phí cho cơng tác kiểm tra này


8

như một dịch vụ bắt buộc để xác nhận việc xây dựng của mình tuân thủ các quy
định về quản lý chất lượng cơng trình.
Mỹ: việc quản lý xây dựng tại Mỹ do các bang tự đảm nhiệm, chính quyền
trung ương không tham gia. Tại các bang, việc quản lý xây dựng cũng giao cho
chính quyền cấp quận, hạt (county) hoặc thành phố (city / borough) thực hiện.
Cũng tương tự như ở Singapore và Australia, nguyên tắc QLCL xây dựng ở
Mỹ là chủ cơng trình phải có trách nhiệm đảm bảo sự tuân thủ các quy định của
địa phương trong tồn bộ q trình xây dựng và việc tn thủ này phải được
chứng thực thông qua kiểm tra và xác nhận bởi người có thẩm quyền.
Người có thẩm quyền kiểm tra và xác nhận cơng trình tn thủ quy định về
quản lý chất lượng xây dựng trong quá trình thi công gọi là Giám định viên
(Inspector), thuộc một trong 3 thành phần sau:
- Cơ quan quản lý nhà nước
- Các tổ chức tư nhân, gọi là Tổ chức độc lập được công nhận
- Các cá nhân được nhà nước công nhận
Về ngun tắc, chủ cơng trình được chủ động chọn Giám định viên

(Inspector) thuộc một trong 3 thành phần trên để thực hiện kiểm tra cơng trình.
Giám định viên thuộc thành phần 2 và 3 ở trên được gọi chung là Giám định
viên tư nhân có chức năng kiểm tra cơng trình như giám định viên nhà nước
nhưng phải báo cáo kết quả kiểm tra của mình cho cơ quan QLNN địa phương.
Nếu phát hiện vi phạm, chỉ có cơ quan QLNN mới có quyền áp dụng các biện
pháp chế tài.
Để trở thành Giám định viên, cá nhân phải đạt một số điều kiện về trình độ
chun mơn, kinh nghiệm, có bảo hiểm trách nhiệm.... và được chính quyền địa


9

phương công nhận (cấp giấy chứng nhận, giấy phép). Tuy nhiên, tùy theo địa
phương mà thủ tục công nhận khác nhau, một số bang yêu cầu ứng viên phải qua
một kỳ thi hay phỏng vấn, các bang khác chỉ yêu cầu ứng viên có chứng chỉ đào
tạo nghiệp vụ do một số hiệp hội nghề nghiệp phát hành
Theo số liệu năm 2010, ở Mỹ có khoảng 102.400 giám định viên (Inspector),
trong đó 44% làm việc cho cơ quan QLNN của chính quyền địa phương; 27% làm
việc trong các tổ chức độc lập (Certified Third Party Agencies), 8% là giám định
viên cá nhân, chủ yếu là Giám định viên nhà ở (Home Inspector), số cịn lại làm
việc cho chính quyền các bang.
Như trên cho thấy ở các nước Singapore, Australia, Mỹ, đều có sự tham gia tích
cực của thành phần tư nhân trong q trình quản lý chất lượng cơng trình. Ở các
nước này, lực lượng tư nhân mặc dù có tên gọi khác nhau (ở Singapore là Kiểm tra
viên được ủy quyền , ở Australia là Giám sát viên tư nhân và ở Mỹ là Giám định
viên tư nhân ); nhưng có tính chất giống nhau là lực lượng hỗ trợ cơ quan nhà
nước trong kiểm soát chất lượng xây dựng. [1]
1.1.2 Tình hình quản lý chất lượng xây dựng ở Việt Nam:
Văn bản về quản lý chất lượng công trình xây dựng theo hướng phân cấp rõ
ràng và ai có liên quan đến hoạt đơng xây dựng đều gắn với trách nhiệm, trong đó

chịu trách nhiệm chính về quản lý chất lượng cơng trình xây dựng vẫn là chủ đầu
tư.
Ngoài các bên tham gia xây dựng (chủ đầu tư, các nhà thầu…), việc kiểm
sốt chất lượng cơng trình ở Việt Nam hiện nay hầu như chỉ có các cơ quan quản
lý Nhà nước đảm nhiệm thông qua các biện pháp như kiểm tra, xử lý vi phạm, còn
việc tham gia của xã hội rất hạn chế. Hiện nay có 2 cơ chế để xã hội tham gia vào
công tác quản lý chất lượng cơng trình: theo quy trình pháp lý và tham gia tự phát.


10

Tham gia theo quy trình pháp lý: Trước đây, việc tham gia của thành phần
ngoài cơ quan QLNN trong quản lý chất lượng được quy định trong Nghị định
209/2004/NĐ-CP của Chính phủ, tại Điều 28 về “Kiểm tra và chứng nhận sự phù
hợp chất lượng cơng trình”. Theo đó, bắt buộc một số đối tượng cơng trình sẽ
được các đơn vị ngoài cơ quan QLNN (chủ yếu là các đơn vị tư vấn) kiểm tra,
chứng nhận sự đảm bảo về an toàn chịu lực, sự phù hợp về chất lượng trước khi
đưa vào sử dụng.
Đây thực sự là cơ chế để xã hội cùng tham gia với cơ quan QLNN trong
kiểm sốt chất lượng cơng trình, nhưng thực tế triển khai đã không mang lại hiệu
quả như mong muốn, trở thành hình thức, vì nhiều lý do như: các đơn vị thực hiện
chứng nhận không thật sự độc lập, các điều kiện theo quy định không đảm bảo
việc chọn được đơn vị đáng tin cậy, thiếu cơ chế kiểm tra của cơ quan QLNN.
Với Nghị định 15/2013/NĐ-CP mới được ban hành ngày 06/02/2013, vấn đề
tham gia của thành phần ngoài QLNN được quy định trong Điều 21, ở phần thẩm
tra thiết kế cơng trình của cơ quan QLNN địa phương, theo đó, các đơn vị tư vấn
“có thể” được cơ quan QLNN thuê thẩm tra thiết kế khi cần. Như vậy, xét về mặt
xã hội hóa, quy định như Nghị định 15/2013/NĐ-CP là bước lùi trong việc tham
gia của thành phần ngồi QLNN trong quản lý chất lượng cơng trình xây dựng.
Tham gia tự phát: Sự tham gia tự nguyện của cộng đồng trong quản lý chất

lượng xây dựng đã được nêu ở Nghị định 209/2004/NĐ-CP (Điều 3) và nay cũng
có trong Nghị định 15/2013/NĐ-CP (Điều 9) với nội dung “Giám sát của nhân dân
về chất lượng cơng trình xây dựng”; nhưng việc “giám sát” này thực chất chỉ là
hành động phản ánh một cách tự phát của người dân nếu phát hiện “vấn đề” về
chất lượng cơng trình, mang tính may rủi, khơng chun, khơng thể phát huy tác
dụng căn cơ trong kiểm sốt chất lượng cơng trình. Thực sự, cũng không cần thiết
quy định việc “giám sát” này vì nếu phát hiện vi phạm về chất lượng cơng trình,
người dân hồn tồn có thể phản ánh thơng qua khiếu nại, tố cáo, đã có trong luật
pháp.


11

Như vậy, mặc dù đã có cơ chế cho thành phần ngoài cơ quan QLNN tham gia
quản lý chất lượng xây dựng, nhưng thực tế ở Việt Nam thành phần ngoài QLNN
vẫn chưa trở thành lực lượng hỗ trợ, cùng cơ quan QLNN kiểm sốt chất lượng
cơng trình xây dựng. Trong khi đó, khả năng quản lý chất lượng xây dựng của
QLNN hiện khơng tương xứng với tình hình phát triển của ngành xây dựng (lực
lượng mỏng, năng lực hạn chế...). Xét hiện trạng, tại Việt Nam, cơ quan QLNN
vẫn đang đơn độc trong kiểm soát chất lượng xây dựng. [1]
1.2 Hệ thống quản lý chất lượng trong xây dựng:
Ngành xây dựng có những đặc thù riêng, do vậy có sự nghiên cứu, áp dụng
riêng các tiêu chuẩn ISO 9001 trong xây dựng. Nước ta nói chung và ngành xây
dựng ở nước ta nói riêng đang nghiên cứu, áp dụng các tiêu chuẩn ISO 9001. Nên
tìm hiểu những đặc thù của thế giới ở thời kỳ đầu phổ biến các tiêu chuẩn này.
ISO 9001, tiền thân là ISO 9000 có gốc từ các tiêu chuẩn Anh quốc BS 5750 đã
được phổ biến nhanh và rộng rãi trong thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90 do nhu cầu
hoà nhập của Cộng đồng Châu Âu. Liền đó kéo theo các bạn hàng lớn của Châu
Âu là Mỹ, Nhật Bản. Và cuối cùng là sự thừa nhận quốc tế hết sức nhanh chóng.
Châu Á mà cụ thể là ngành xây dựng ở Đơng Nam Á áp dụng có chậm hơn,

nhưng cũng khơng phải quá chậm. Tại Hồng Kông, bắt đầu áp dụng từ năm
1991 và trong hai năm đầu chỉ các hãng xây dựng được bên thứ 3 cấp chứng chỉ
ISO 9000 mới được dự thầu các dự án xây dựng nhà. Singapore và một số nước
khu vực khác cũng có những diễn biến tương tự. Khơng nghi ngờ gì trong một
tương lại gần ISO 9000 vẫn là những tiêu chuẩn quản lý chất lượng tốt nhất. [2].
Hệ thống chất lượng được xem là phương tiện cần thiết để thực hiện các
chức năng quản lý chất lượng. Nó gắn với tồn bộ các hoạt động của quy trình và
được xây dựng phù hợp với những đặc trưng riêng của sản phẩm và dịch vụ trong
doanh nghiệp. Hệ thống chất lượng cần thiết phải được tất cả mọi người trong tổ
chức hiểu và có khả năng tham gia.


12

Theo TCVN ISO 8402-1999 “Hệ thống quản lý chất lượng là một tổ hợp cơ
cấu tổ chức, trách nhiệm, thủ tục, phương pháp và các nguồn lực cần thiết để thực
hiện việc quản lý chất lượng”.
Hệ thống quản lý chất lượng phải có quy mơ phù hợp với tính chất của các
hoạt động của doanh nghiệp. Các thủ tục trong hệ thống hồ sơ chất lượng của doanh
nghiệp, nhằm mục đích đảm bảo và giữ vững sự nhất quán trong các bộ phận của
quy trình. Các hồ sơ tác nghiệp cần phải được lưu lại và kiểm soát.
Lĩnh vực xây dựng cũng là một lĩnh vực sản xuất, tuy nhiên nó lại có những
đặc biệt riêng của ngành xây dựng do đó hệ thống quản lý chất lượng trong lĩnh vực
xây dựng cũng có những nguyên tắc khác biệt:
-

Nguyên tắc đầu tiên là hệ thống quản lý chất lượng phải phù hợp với ngành
xây dựng và phù hợp với hoạt động sản xuất xây dựng. Có như vậy mới đảm
bảo rằng hệ thống đó có thể kiểm sốt và quản lý được chất lượng cơng trình.


-

Ngun tắc thứ hai là phải đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Do chất
lượng của sản phẩm xây dựng gắn liền với sự an toàn của người sử dụng nên
hệ thống quản lý chất lượng của xây dựng phải ngăn chặn các lỗi sai ngay từ
đầu, các lỗi sai phải được loại bỏ. Do q trình xây dựng có nhiều q trình,
nhiều công việc nên các lỗi sai rất dễ phát sinh.

-

Nguyên tắc thứ ba là phải tạo tính thống nhất cao trong các quy trình. Gĩưa
các quá trình hay giữa các công việc luôn dễ phát sinh các sai hỏng nhất.
Đảm bảo rằng giữa các cơng việc phải có sự kết hợp nhẹ nhàng, ăn ý và
chính xác. Các tiêu chuẩn, quy cách và các tài liệu văn bản phải thống nhất
và tiêu chẩn hóa.

-

Nguyên tắc cuối cùng là hệ thống quản lý chất lượng cần xác định rõ phạm
vi về trách nhiệm và quyền hạn của từng bộ phận từng cá nhân. Tránh sự
chồng chéo, không phân định rõ ràng.[2]


13

 Đặc điểm áp dụng ISO 9001 trong xây dựng:

Hình 1.1 Đặc điểm áp dụng ISO 9001 trong xây dựng [2].
1.2.1


Vai trị của quy trình trong quản lý chất lượng:
Áp dụng chặt chẽ những qui trình sản xuất một cách nhất quán trong quá

trình sản xuất là yếu tố quan trọng để đảm bảo chất lượng sản phẩm, là chìa khóa
cho sự hài lịng của khách hàng. Quản lý chất lượng được thiết lập theo quy trình
được xem là "Kim chỉ nam" cho hệ thống quản lý chất lượng nhằm đẩy mạnh
tính khả đốn và nâng cao năng suất trong q trình xây dựng. Vì thế, ln giúp
khách hàng hài lịng và hiệu quả với chi phí thấp, giảm thiểu rủi ro.
Quy trình có thể hoặc khơng được lập thành văn bản khi xây dựng, thực
hiện và cải tiến hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng, nâng cao sự thỏa mãn
của khách hàng thông qua việc đáp ứng yêu cầu của họ.
Chất lượng của điều hành phải được đưa vào trong quá trình. Các quá trình
chủ yếu tạo thành dây xích. Các thủ tục phải được viết ra cho mỗi một quá trình.


14

Tốt nhất là vẽ ra các sơ đồ khối. Đặc biệt coi trọng quan hệ với giám sát thi
công.
Thuật ngữ “Quy trình – Procedure” như là “một phương pháp cụ thể để
thực hiện một q trình hay cơng việc. Quy trình thường được thể hiện bằng văn
bản. Như vậy, thơng thường các đơn vị phát triển các “Quy trình” nhằm thực
hiện và kiểm sốt các “Q trình” của mình. Một quy trình có thể nhằm kiểm
sốt nhiều q trình, và ngược lại, một q trình có thể được kiểm sốt bằng
nhiều quy trình.
Mỗi cá nhân có kiến thức, kỹ năng khác nhau dẫn đến cách làm việc khác
nhau. Quy trình giúp cho người thực hiện công việc biết rằng trong một nghiệp
vụ thì họ phải tiến hành những bước cơng việc nào, làm ra sao và phải cần đạt kết
quả như thế nào? Sẽ khơng có tình trạng nhân viên nhận chỉ thị của lãnh đạo mà
không biết phải làm thế nào? Hay tình trạng làm đi làm lại mà vẫn khơng đúng ý

lãnh đạo.
Đối với những q trình cơng việc cần sự phối hợp nhóm (teamwork) thì
quy trình giúp cho các thành viên phối hợp với nhau một cách ăn khớp và đúng
trình tự mà khơng phải thắc mắc rằng việc này do ai làm? Làm như thế nào?
Quy trình cũng giúp ích cho các cấp quản lý kiểm sốt tiến độ và chất
lượng cơng việc do nhân viên thực hiện và thống nhất là một điều cần thiết cho
tác nghiệp của nhân viên.
Quy trình tốt hay khơng được đánh giá qua mức độ vận dụng vào thực tiễn
và nó phải nâng cao chất lượng của người thực hiện cơng việc. Quy trình được
lập ra khơng có nghĩa là hồn tồn dập khn, trong một số trường hợp nó phải
được vận dụng linh hoạt.
1.2.2

Khó khăn trong q trình thực hiện quy trình quản lý chất lượng:
Bản thân các cấp quản lý không chịu đầu tư thời gian để làm quy trình, cho

rằng làm quy trình mất thời gian, cịn phải nhiều việc kiếm tiền. Nhưng bản thân


15

cách nhìn này chưa phải là dài hạn và họ thực sự chưa nhận thức rõ được tác
dụng của quy trình, cũng như hiểu được rằng mất thời gian một chút nhưng họ sẽ
rất nhàn về sau trong việc quản lý và kiểm sốt cơng việc của nhân viên.
-

Cho rằng quy trình là mất thời gian, phức tạp rườm rà, trao đổi trực tiếp với
nhau cho nhanh.

-


Người làm quy trình chưa nắm rõ hoàn toàn về mặt nghiệp vụ, thước đo của
một quy trình có hiệu quả hay khơng thể hiện ở việc người tuân thủ nó có thể
thực hiện một cách trơi chảy, quy trình giúp họ thực hiện công việc đạt chất
lượng tốt hơn.

-

Nội dung của hệ thống tài liệu quá sơ sài. Các tài liệu không phản ánh đủ các
hoạt động thực tiễn đang diễn ra.

-

Quá ít biểu mẫu. Biểu mẫu sẽ là hồ sơ phản ánh các hoạt động của nhân viên.
Quá ít biểu mẫu sẽ dẫn đến khó đo lường và đánh giá hiệu quả cơng việc,
khó giải quyết tranh chấp hay vi phạm.

-

Hệ thống tài liệu q nhiều. Đơn vị khơng thể kiểm sốt được tài liệu mới,
lỗi thời.

-

Không tiến hành cải tiến, xem xét lại hệ thống tài liệu sau một thời gian.

-

Thực tế hoạt động không áp dụng như tài liệu đã quy định


1.3 Cơng tác giám sát xây dựng cơng trình:
Giám sát xây dựng là các công tác kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo và đánh giá công
việc của những đơn vị hoặc người tham gia cơng trình (dự án) theo 5 tiêu chí là tiến
độ, chất lượng, giá thành, an tồn lao động và vệ sinh mơi trường. Giám sát thi cơng
xây dựng giúp phịng ngừa các sai sót dẫn đến hư hỏng hay sự cố. Lấy:
-

Hoạt động của hạng mục cơng trình xây dựng là đối tượng.

-

Pháp luật, quy định, chính sách và tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan, văn bản
hợp đồng cơng trình làm chỗ dựa.


16

-

Quy phạm thực hiện công việc.

-

Tiến độ thực hiện và nâng cao hiệu quả xây dựng, chất lượng công việc làm
mục đích.
Trong mọi hoạt động xây dựng bao gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án

đầu tư xây dựng cơng trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng cơng trình, thi
cơng xây dựng cơng trình, giám sát thi cơng xây dựng cơng trình, quản lý dự án đầu
tư xây dựng cơng trình, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng và các hoạt

động khác có liên quan đến xây dựng cơng trình đều cần có sự giám sát.[5]

CHẤT LƯỢNG

AN TỒN

GIÁM SÁT

KHỐI LƯỢNG

TIẾN ĐỘ

VỆ SINH MƠI
TRƯỜNG

Hình 1.3: 5 Tiêu chí của hoạt động giám sát
Giám sát xây dựng cơng trình là một trong những cơng tác đóng vai trò rất
quan trọng giúp đảm bảo chất lượng xây dựng cơng trình. Ngồi một đội ngũ kỹ sư
tư vấn thiết kế giỏi, một nhà thầu thi công xây dựng kinh nghiệm thì vai trị của
cơng tác giám sát thi cơng xây dựng cơng trình là rất lớn giúp quản lý hoạt động
tiến độ xây dựng trên cơng trình hiệu quả hơn, nâng cao chất lượng thi cơng đảm
bảo cơng trình luôn bền vững theo thời gian và nâng cao công năng của cơng trình.
Giám sát thi cơng xây dựng cơng trình có nhiệm vụ theo dõi - kiểm tra - xử lý nghiệm thu - báo cáo các công việc liên quan tại cơng trường.
 Vai trị của kỹ sư tư vấn giám sát thi cơng xây dựng cơng trình:
- Chất lượng cơng trình đảm bảo, phát huy hết cơng năng hoạt động mang lại
hiệu quả kinh tế cao cho chủ đầu tư.
- Địi hỏi cao về tính an tồn, chất lượng, đạt yêu cầu khi đưa vào sử dụng,
đảm bảo tiến độ cơng việc và tiến độ cơng trình.



×