Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Nghề chạm khắc gỗ dư dụ xã thanh thuỳ huyện thanh oai thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.83 MB, 141 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
LỊCH

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
*******&******

TRƯƠNG THỊ HẢI MINH

NGHỀ CHẠM KHẮC GỖ DƯ DỤ
(XÃ THANH THÙY, HUYỆN THANH OAI, TP.HÀ
NỘI)

Chuyên ngành: Văn hóa học
Mã số
: 60 31 06 41

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRỊNH THỊ MINH ĐỨC

HÀ NỘI 2013


2

MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC
1


DANH MỤC BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
3
MỞ ĐẦU
4
Chương 1: LÀNG DƯ DỤ VÀ NGHỀ CHẠM KHẮC GỖ DƯ DỤ
11
1.1. Khái quát chung về làng Dư Dụ
11
1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
11
1.1.2. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của làng
12
1.1.3. Cư dân
14
1.1.4. Đời sống kinh tế
16
1.2. Truyền thống văn hóa làng Dư Dụ
18
1.2.1. Phong tục tập qn
18
1.2.2. Di tích lịch sử văn hóa và lễ hội
21
1.3. Tín ngưỡng thờ tổ nghề, q trình hình thành và phát
28
triển của nghề chạm khắc gỗ Dư Dụ
1.3.1. Tín ngưỡng thờ tổ nghề
28
1.3.2. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển nghề chạm
39
khắc gỗ Dư Dụ

Chương 2: SẢN PHẨM NGHỀ CHẠM KHẮC GỖ DƯ DỤ
43
2.1. Quy trình sản xuất
43
2.1.1. Nguyên liệu sản xuất
43
2.1.2. Công cụ sản xuất
44
2.1.3. Các công đoạn sản xuất
47
2.2. Tổ chức sản xuất
49
2.2.1. Tổ chức hộ gia đình cá thể
49
2.2.2. Kinh nghiệm và bí quyết nghề nghiệp
50
2.3. Phân loại và đặc trưng của sản phẩmchạm khắc gỗ
52
2.3.1. Phân loại sản phẩm
52
2.3.2. Đặc trưng của sản phẩm
68
2.4. Thị trường tiêu thụ sản phẩm
70
2.5. Nghệ nhân và cách truyền nghề
73
2.5.1. Nghệ nhân
73
2.5.2. Cách truyền nghề
74



3

2.5.3. Tình hình thu nhập của thợ thủ cơng
Chương 3: XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI CỦA NGHỀ CHẠM KHẮC GỖ

77
79

DƯ DỤ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY

3.1. Xu thế biến đổi của nghề chạm khắc gỗ Dư Dụ
3.1.1. Biến đổi về hình thức tổ chức sản xuất, kỹ thuật chế
tác và sản phẩm
3.1.2. Biến đổi về phương thức truyền nghề và giữ gìn bí
quyết nghề nghiệp
3.1.3. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế
3.1.4. Xu hướng chuyển dịch mục đích sử dụng đất
3.1.5. Xu hướng biến đổi cơ cấu lao động trong thành phần
dân cư
3.2. Quan điểm định hướng phát triển nghề thủ công truyền
thống ở nông thôn trong thời kỳ CNH, HĐH
3.2.1. Các văn bản của Đảng và Nhà nước về phát triển các
ngành nghề thủ công
3.2.2. Những quan điểm định hướng chung cho việc phát
triển làng nghề truyền thống
3.3. Giải pháp phát triển nghề chạm khắc gỗ Dư Dụ
3.3.1. Giải pháp về thị trường
3.3.2. Giải pháp về vốn

3.3.3. Giải pháp về kỹ thuật và công nghệ
3.3.4. Phát triển làng nghề chạm khắc gỗ gắn với bảo vệ
môi trường
3.3.5. Giải pháp về lao động và đào tạo đội ngũ thợ
3.3.6. Giải pháp phát triển du lịch làng nghề chạm khắc gỗ
Dư Dụ
3.3.7. Giải pháp về thành lập tổ chức hiệp hội làng nghề
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

79
79
81
82
83
83
84
84
86
87
87
89
90
91
93
97
100
102
104

108


4

DANH MỤC BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ
(â.l): Âm lịch
CTQG: Chính trị Quốc gia
CNH, HĐH: Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNXH: Chủ nghĩa Xã hội
KHKT: Khoa học kỹ thuật
KHXH: Khoa học xã hội
Nxb: Nhà xuất bản
TCN: Trước cơng ngun
T.p HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
Tr: Trang
UBND: Ủy ban Nhân dân
VHDG: Văn hóa dân gian
VHDT: Văn hóa dân tộc
VHNT: Văn hóa Nghệ thuật
VHTT: Văn hóa thơng tin
VH-TT: Văn hóa - Thơng tin


5

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nghề thủ cơng truyền thống trong xã hội cổ truyền cũng như trong xã

hội hiện đại ln có vai trị quan trọng trong việc góp phần nâng cao đời sống
kinh tế, văn hóa, xã hội của người nông dân trong các làng xã. Chính nghề thủ
cơng đã tạo ra sự đa thành phần kinh tế, năng động và sáng tạo. Chính điều
kiện đó mà có các làng nghề đã tồn tại lâu đời trong lịch sử.
Thanh Oai là một huyện của tỉnh Hà Tây (cũ) - là vùng đất nổi tiếng của
trăm nghề. Những thống kê hiện nay cho thấy, huyện Thanh Oai có 47 làng
nghề khác nhau. Trong các làng nghề tiêu biểu của huyện Thanh Oai có làng
nghề chạm khắc gỗ Dư Dụ là một trong những làng nghề truyền thống từ xưa
đến nay. Làng nghề này nổi tiếng với những sản phẩm gỗ tiêu biểu như: các đồ
thờ (hành phi câu đối, y môn, tượng Phật, tượng nhân vật lịch sử, tượng thú…),
các đồ dân dụng (bàn, tủ, kệ, sập giường…). Các sản phẩm chạm khắc gỗ của
làng Dư Dụ từ lâu đã nổi tiếng khắp các vùng trong cả nước. Hiện nay, sản
phẩm đã xuất khẩu sang một số nước như: Đài Loan, Trung Quốc, Pháp, Mỹ…
Làng Dư Dụ không chỉ nổi tiếng về các sản phẩm chạm khắc gỗ, mà
cịn là một làng có truyền thống văn hóa lâu đời với những phong tục tập
quán, sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng hội hè… thể hiện những nét riêng của
một làng nghề thủ cơng truyền thống. Chính vì vậy, trong thống kê các làng
nghề trước Cách mạng tháng 8/1945 của tác giả người Pháp Pierre Gourou đã
đề cập đến nghề chạm khắc gỗ ở làng Dư Dụ.
Có thể nhận thấy nghề thủ cơng truyền thống có vai trị quan trọng tong
quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Nghề thủ công đã giải quyết công ăn việc
làm cho người lao động ở nông thôn, nâng cao mức sống cho người dân góp
phần hạn chế di dân tự do. Sản phẩm của làng nghề là nhân tố quan trọng thúc


6

đẩy phát triển sản xuất hàng hóa ở nơng thơn, tăng sức mua cho thị trường
trong nước và nước ngoài. Các làng nghề hàng năm đã sản xuất một lượng
lớn hàng hóa khơng nhỏ, góp phần tăng giá trị tổng sản phẩm hàng hóa cho

nền kinh tế cả nước nói chung và của địa phương có các nghề thủ cơng truyền
thống nói riêng.
Sự hình thành, mở rộng phát triển các làng nghề có vai trị quan trọng
đối với q trình, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng phát triển.
Các làng nghề sẽ là cầu nối giữa truyền thống và hiện đại, là nấc thang phát
triển quan trọng trong q trình hiện đại hóa nơng thơn. Các làng nghề cũng
có thể thu hút vốn, thời gian và lực lượng lao động nhàn rỗi của cộng đồng cư
dân địa phương và các vùng phụ cận.
Các sản phẩm của làng nghề thủ công đặc biệt là các làng nghề chạm
khắc gỗ, đều mang đặc trưng riêng của làng nghề, vượt qua những giá trị hàng
hóa đơn thuần để trở thành sản phẩm văn hóa tiêu biểu, biểu tượng đẹp của
làng nghề, đơi khi biểu tượng đó cịn là bản sắc văn hóa dân tộc. Trên thực tế
những sản phẩm của nghề thủ cơng cịn bảo lưu tinh hoa nghệ thuật dân tộc.
Chính vì vậy, làng nghề thủ cơng truyền thống đã góp phần cho việc giữ gìn,
bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc.
Nghiên cứu nghề chạm khắc gỗ Dư Dụ sẽ góp phần làm rõ thêm vai trị
của các nghề thủ cơng truyền thống trong xã hội hiện đại.
Chính vì vậy tác giả đã lựa chọn đề tài “Nghề chạm khắc gỗ Dư Dụ
(xã Thanh Thuỳ, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội)” làm luận văn thạc
sỹ, chun ngành Văn hố học, với mong muốn góp phần vào việc bảo tồn và
phát huy giá trị của nghề và văn hóa làng nghề trong xu thế hiện nay.
2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Những cơng trình viết về làng nghề và nghề thủ cơng nói chung
- Tìm hiểu các nghề thủ cơng điêu khắc cổ truyền [43].
- Nghề thủ công truyền thống Việt Nam và các vị tổ nghề [11].


7

- Làng nghề thủ công mỹ nghệ miền Bắc [13].

- Phát triển làng nghề truyền thống trong q trình cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa [16].
- Làng nghề truyền thống ở Hà Nội – sức hấp dẫn du khách từ các giá
trị văn hóa [23].
- Một số vấn đề về văn hóa truyền thống Hà Tây với Thăng Long Hà
Nội [30].
- Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình cơng nghiệp hóa [34].
- Làng nghề trong cơng cuộc phát triển đất nước [46].
- Làng nghề, phố nghề Thăng Long Hà Nội [51].
- Làng nghề truyền thống trong quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa [55].
2.2. Làng nghề ở tỉnh Hà Tây (cũ) nói chung và làng nghề Dư Dụ nói
riêng từ lâu đã được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu. Bước đầu tập hợp và
thống kê cho thấy đã có một số cơng trình được xuất bản thành sách như:
- Cuốn sách “Hà Tây làng nghề làng văn”, tập 1 [31]; “Nghề đẹp quê
hương (1977)”; “Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam” (2002) [50];
“Xây dựng đời sống văn hóa trong các làng nghề ở Hà Tây”; “Các làng thủ
công ở tỉnh Hà Đông (1932)”; “Người Nông dân châu thổ Bắc kỳ” (bản dịch
năm 2003); Hương ước và quản lý làng xã (1998)”.
- Cuốn “Làng nghề thủ công huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội
truyền thống và biến đổi” của tác giả Bùi Xuân Đính [10]. Trong cuốn sách
giới thiệu các làng nghề ở Thanh Oai, đặc biệt trong cuốn sách đã dành từ
trang 260 đến trang 282 để giới thiệu về làng điêu khắc gỗ Dư Dụ gồm các
nội dung: Giới thiệu về làng, nghề, đồ nghề, các tốp thợ làm nghề, quá trình
phát triển của làng nghề từ năm hịa bình đến nay. Có thể nói, đây là một cơng
trình nghiên cứu tương đối bài bản và có những gợi ý khai mở cho việc triển
khai đề tài.


8


- Cuốn “Địa chí Hà Tây” do Đặng Văn Tu và Nguyễn Tá Nhí chủ biên
[44]. Trong cuốn sách đề cấp đến nhiều nội dung như: đất và người Hà Tây, lịch
sử truyền thống, kinh tế, văn hóa xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh với Hà Tây. Đặc
biệt, tại chương 2 phần lịch sử truyền thống, trong mục danh lam thắng tích có
bảng danh mục với 1018 di tích đã xếp hạng cấp tỉnh/thành phố và cấp quốc gia
tính đến 31/10/2007, mục số 81, 82 có thống kê hai di tích đình và chùa của làng
Dư Dụ được xếp hạng cấp quốc gia vào năm 1990 và 1991. Tại chương 3, phần
kinh tế, trong mục thủ cơng nghiệp có nêu tên danh sách các làng nghề ở Hà
Tây, trong đó đã nhắc đến tên làng Dư Dụ thuộc xã Thanh Thùy, huyện Thanh
Oai là một trong 6 làng nghề thuộc nhóm làng nghề điêu khắc.
Như vậy, cho đến nay chưa có một chuyên khảo nào nghiên cứu một
cách đầy đủ, hệ thống về làng nghề chạm khắc gỗ Dư Dụ. Tác giả luận văn sẽ
kế thừa và tiếp thu những tư liệu của các tác giả đi trước để giải quyết mục
tiêu cơ bản của đề tài.
3. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

3.1. Khái niệm nghề truyền thống
Nghề truyền thống trước hết là những nghề tiểu thủ cơng nghiệp
được hình thành, tồn tại và phát triển lâu đời trong lịch sử, được sản xuất
tập trung tại một vùng hay một làng nào đó. Từ đó hình thành các làng
nghề, phố nghề, xã nghề. Đăc trưng cơ bản nhất của mỗi nghề truyền thống
là phải có các nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề. Sản phẩm làm vừa có
tính hàng hóa, đồng thời vừa có tính nghệ thuật và mang đậm bản sắc văn
hóa dân tộc [55, tr.11].
Ngày nay quá trình phát triển và đổi mới, các sản phẩm có tính truyền
thống được hỗ trợ bởi các qui trình cơng nghệ mới với nhiều loại nguyên vật
liệu mới. Khái niệm về nghề có thể hiểu rằng: Nghề truyền thống bao gồm
những nghề tiểu thủ công nghiệp xuất hiện từ lâu đời trong lịch sử được



9

truyền từ đời này qua đời khác còn tồn tại đến ngày nay, kể cả những nghề đã
được cải tiến hoặc được sử dụng những loại máy móc hiện đại để hỗ trợ sản
xuất nhưng vẫn tuân thủ công nghệ truyền thống và đặc biệt sản phẩm của nó
vẫn thể hiện những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc [55, tr.12].
3.2. Làng nghề
Theo nhà nghiên cứu Bùi Văn Vượng cho biết: Làng nghề truyền thống
là làng cổ truyền làm nghề thủ công. Ở đây không nhất thiết tất cả dân làng
đều sản xuất hàng thủ công. Người thợ thủ công nhiều trường hợp cũng đồng
thời là người làm nghề nơng. Nhưng u cầu chun mơn hóa cao đã tạo ra
những người thợ chuyên sản xuất hàng truyền thống ngay tại làng quê của
mình… [50, tr.13].
Dựa trên những tài liệu thu thập được, khái niệm làng nghề có thể bao
gồm những nội dung sau: Làng nghề là một thiết chế kinh tế - xã hội ở nông
thôn, được cấu thành bởi hai yếu tố làng và nghề tồn tại trong một khơng gian
địa lý nhất định, trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ
cơng là chính, giữa họ có mối liên kết về kinh tế, xã hội và văn hóa.
Tóm lại, khái niệm làng nghề cần được hiểu là những làng ở nơng thơn
có các ngành nghề phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số hộ, số lao động và tỷ
trọng thu nhập so với nghề nông [55, tr.16].
3.3. Làng nghề truyền thống
Khái niệm làng nghề truyền thống được khái quát dựa trên hai khái
niệm nghề truyền thống và làng nghề đã được trình bày ở trên. Như vậy, làng
nghề truyền thống trước hết là làng nghề được tồn tại và phát triển lâu đời
trong lịch sử, trong đó có một hoặc nhiều nghề thủ công truyền thống, là nơi
quy tụ các nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề, là nơi có nhiều hộ gia đình
chuyên làm nghề truyền thống lâu đời, giữa họ có sự liên kết, hỗ trợ nhau
trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Họ có cùng tổ nghề và đặc biệt các thành
viên luôn ý thức tuân thủ những ước chế xã hội và gia tộc [55, tr.16].



10

Trong các làng nghề truyền thống thường có tuyệt đại bộ phận dân số
làm nghề cổ truyền hoặc một vài dòng họ chuyên làm nghề theo kiểu cha
truyền con nối, nghĩa là việc dạy nghề được thực hiện bằng phương pháp
truyền nghề. Mỗi làng nghề, thậm chí đối với mỗi thợ thủ cơng khi tiếp thu
nghề ln có sự cải tiến, sáng tạo, làm cho sản phẩm của mình có những nét
độc đáo riêng so với sản phẩm của người khác, làng khác.
Đề tài luận văn với mục đích tập trung nghiên cứu nghề chạm khắc gỗ ở
làng Dư Dụ. Vì vậy, ngồi việc đi sâu tìm hiểu về nguồn gốc, lịch sử nghề, tổ
nghề, sản xuất hàng hóa, hàng thủ công truyền thống cũng cần nghiên cứu về làng
nghề Dư Dụ để nhìn nhận nghề thủ cơng trong bối cảnh/nền cảnh văn hóa làng.
4. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
4.1. Mục đích nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về nghề chạm
khắc gỗ ở làng Dư Dụ, làm rõ giá trị văn hóa tiêu biểu của sản phẩm nghề chạm
khắc gỗ Dư Dụ, nhận diện xu hướng biến đổi của nghề trong quá trình tồn tại,
căn cứ vào các văn bản mà Đảng và nhà nước ta để đề xuất giải pháp phát triển
nghề chạm khắc gỗ ở làng Dư Dụ.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tập hợp và phân tích các tư liệu đã viết về nghề chạm khắc gỗ Dư Dụ.
- Nghiên cứu về đặc trưng văn hóa làng Dư Dụ.
- Nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của nghề chạm khắc gỗ Dư Dụ.
- Nghiên cứu trình độ kỹ thuật, quy trình sản xuất, giá trị văn hóa của
sản phẩm nghề.
- Nghiên cứu đặc trưng giá trị văn hóa của sản phẩm nghề, thực trạng
và nêu ra một số giải pháp để phát triển nghề chạm khắc gỗ Dư Dụ.
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
5.1. Đối tượng nghiên cứu: Nghề và sản phẩm chạm khắc gỗ Dư Dụ.



11

5.2. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu nghề chạm khắc gỗ ở làng Dư
Dụ, xã Thanh Thủy, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội. Mở rộng tìm hiểu
nghiên cứu sản phẩm của nghề chạm khắc gỗ ở một số địa phương khác (làng
chạm khắc gỗ Thiết Úng, Đông Anh, Hà Nội) để có cơ sở so sánh và làm rõ
đặc trưng riêng của sản phẩm nghề chạm khắc gỗ Du Dụ.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: lịch sử, dân tộc học, văn hóa dân
gian, mỹ thuật học…
- Phương pháp khảo sát điền dã tại làng nghề, sử dụng các kỹ năng
như: quan sát, miêu tả, thống kê, chụp ảnh, phỏng vấn…
- Phương pháp so sánh: giữa nghề chạm khắc gỗ Dư Dụ với nghề chạm
khắc gỗ Thiết Úng, La Xuyên, làng Chàng… để thấy được đặc trưng riêng
của sản phẩm làng nghề Dư Dụ.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
7. ĐĨNG GĨP CỦA LUẬN VĂN
- Luận văn nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống về nghề chạm khắc
gỗ Dư Dụ. Từ đó, xác định những giá trị văn hóa làng và văn hóa nghề cuả
làng nghề chạm khắc gỗ Dư Dụ. Nhận rõ giá trị văn hóa của sản phẩm nghề
chạm khắc gỗ Dư Dụ.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy nghề chạm khắc
gỗ Dư Dụ trong giai đoạn đổi mới hiện nay.
- Luận văn cung cấp tư liệu cho các nhà quản lý xã hội và quản lý văn hóa.
- Luận văn góp thêm tư liệu cho diện mạo của các nghề thủ công truyền
thống ở Hà Nội.
8. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục

luận văn gồm 03 chương:
Chương 1: Làng Dư Dụ và nghề chạm khắc gỗ Dư Dụ


12

Chương 2: Sản phẩm của nghề chạm khắc gỗ Dư Dụ
Chương 3: Xu hướng biến đổi của nghề chạm khắc gỗ Dư Dụ và
những vấn đề đặt ra hiện nay.


13

Chương 1
LÀNG DƯ DỤ VÀ NGHỀ CHẠM KHẮC GỖ DƯ DỤ

1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LÀNG DƯ DỤ
1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
+ Vị trí địa lý: Dư Dụ nằm ở phía Đơng Nam của huyện Thanh Oai, nơi
tiếp giáp với các làng xã của huyện Thường Tín. Phía Bắc giáp đường 371 và
dịng sơng Nhuệ chảy qua, đằng xa là các làng Rùa Thượng, Rùa Hạ, sau đó
Rùa Hạ tách ra làm 2 làng là Rùa Hạ 1 và Rùa Hạ 2: Phía Đơng giáp thơn
Nhân Hiền: Phía Nam là cánh đồng lúa giáp với thơn Trát Cầu, xã Hiền Giang
(Thường Tín): Phía Tây giáp thơn Quang Hiền, Dụ Tiền, Gia Viễn, xã Thanh
Văn. Nếu quan sát trên bản đồ cho thấy, thôn Dư Dụ chạy dài theo đường
quốc lộ 371 (đường 71 cũ), đường này nối Bình Đà ra Thường Tín và đến
quốc lộ 1 đi lên Hà Nội và vào các tỉnh miền trong.
+ Điều kiện tự nhiên
Đất đai: Địa hình đất đai của làng Dư Dụ 100% là đất phù sa cổ do
sông Hồng và các con sông nhỏ bồi tụ, song nhỏ ở đây chính là sơng Nhuệ.

Do được kiến tạo lâu đời trong lịch sử nên thành phần đất ở vùng này có hiện
tượng bạc màu, ơ trũng và ít có diện tích đất tơi xốp. Do đó cần phải tiến hành
cải tạo trong khi tiến hành sản xuất nông nghiệp và trong q trình định cư
của người dân. Diện tích đất của làng cũng được chia thành hai phân khu: khu
trên và khu dưới có sự chênh lệch trung bình khoảng 0,5m. Phân khu trên là
các thửa đất cao thường để trồng mầu. Phân khu dưới là những thửa đất trũng
phù hợp với trồng lúa nước.
Khí hậu: Do nằm chọn trong vùng châu thổ, ven các con sơng nên khí
hậu của địa phương này mang đặc trưng của khí hậu vùng, đó là hiện tượng
nóng ẩm, tưới tốt về mùa Xuân, mưa nhiều vào mùa Hạ, mát mẻ vào mùa Thu


14

và khơ hanh vào mùa Đơng. Nền nhiệt trung bình trong năm khoảng từ 17 đến
35oC vào mùa Xuân và mùa Hạ và từ 15 đến 25oC vào mùa Thu và mùa
Đơng…
+ Sơng, hồ: Ở làng Dư Dụ có con sông Nhuệ chảy qua, con sông này
chảy qua các làng Rùa, Gia Vĩnh, Dư Dụ rồi đến Nhân Hiền, tại điểm Nhân
Hiền khúc sông rộng và sâu hơn các khúc song khác vì vậy xưa kia có khá
nhiều thuyền bn nước mắm, muối và các thứ hàng hóa khác được đưa vào
bến Nhân Hiền để bán cho các làng xung quanh, trong đó là làng Dư Dụ. Vào
thời Pháp thuộc chính quyền Pháp đã uốn chỉnh lại dịng sơng cho chảy thẳng
từ các làng Rùa đến Nhân Hiền. Phần khúc sơng chảy vịng bị cắt đứt và tạo
thành khúc sơng chết bị hạn chế nguồn nước Sau này, địa phương đặt trạm
bơm nước để phục vụ tưới tiêu và chống úng cho nơng nghiệp. Bên cạnh đó,
ở phía giáp làng Nhân Hiền có hồ nước lớn rộng khoảng 3 mẫu Bắc Bộ, đây
cũng là nơi chứa nước cung cấp cho sản xuất nơng nghiệp và điều hịa khí hậu
cho vùng đất này.
Nhìn chung, với những điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý và các điều

kiện về tự nhiên đã tạo đà quan trọng cho việc cư dân dến định cư và lập làng
trong tiến trình lịch sử. Là điều kiện tiên quyết trong quá trình phát triển nghề
nghiệp và tạo ra trật tự xã hội truyền thống ở một vùng quê có bề dày lịch sử
của huyện Thanh Oai.
1.1.2. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của làng
Làng Dư Dụ thuộc xã Thanh Thùy ngày nay có bề dày lịch sử từ xa
xưa, đây là vùng đất sống theo kiểu “Mật tập” với các làng sống tập trung và
quần cư với nhau bởi những cánh đồng nhỏ hẹp. Hiện nay, làng chia thành hai
khu vực hành chính: Dư Dụ 1 và Dư Dụ 2. Theo phả tích truyền thuyết thời
cổ, làng có tên là “Kim Túc thôn”. Trải qua thời gian biến động thăng trầm
của lịch sử, làng xóm đã thay đổi, dân làng vẫn phát huy giữ gìn truyền thống


15

quý báu của cha ông, gạn đục khơi trong, chắt lọc những tinh túy, xây dựng
thuần phong mỹ tục của làng, tình làng nghĩa xóm vẫn được coi trọng.
Từ một vùng chiêm trũng, quá trình hình thành các làng ở Thanh Thùy
phải trải qua một quá trình lâu dài hàng trăm năm, gắn liền với công cuộc
khẩn hoang, mở rộng địa bàn canh tác và cư trú. Ngày nay, người dân Dư Dụ
khơng ai biết rõ làng mình có từ khi nào. Do hoàn cảnh đất nước chiến tranh
và do những biến động lịch sử, ở Dư Dụ hiện không cịn nhiều tư liệu thư tịch
liên quan đến q trình hình thành làng. Nhưng căn cứ vào gia phả các dòng
họ, truyền thuyết, thần phả của làng đã phần nào cho thấy được diện mạo
cộng đồng dân cư nơi đây vào các thời đại trước. Bên cạnh đó, theo ngọc phả
của làng Rùa Hạ có viết: Vào đời Hùng Vương thứ 6, cư dân đã đến đây lập
làng với tên gọi cổ là Thùy Dụ Hạ, sau đó đổi thành Thùy Dụ Hạ Trang, thuộc
vùng đất của huyện Thanh Đàm xưa. Đến thời Bắc thuộc, theo sách Dư địa
chí của Nguyễn Trãi, huyện Thanh Đàm xưa là châu Long Đàm thuộc phủ
Giao Châu. Thần phả của đình làng Rùa Thượng có viết: Vào đời Hùng

Vương thứ 6, ở xã Thanh Thùy ngày nay có gia đình họ Lý, người chồng mất
sớm để lại cho người vợ góa một cơ con gái tên Lý Chiêu. Năm 18 tuổi, Lý
Chiêu nổi tiếng nết na, nhan sắc hơn người, nhiều người đến hỏi nhưng bà
không nhận lời. Một hôm, bà gặp một người làm nghề bốc thuốc tên là Trần
Liên quê ở làng Nam Sơn, Xương Giang, phủ Thừa Thiên thuộc nước Văn
Lang. Nhờ sự giúp đỡ của dân làng, bà Lý Chiêu cùng ông nên vợ nên chồng.
Sau khi sinh được 3 người con, 2 trai 1 gái, cả 3 người con đều học hành giỏi.
Khi ông bà qua đời, 3 người con tiến về 3 hướng, mở mang vùng đất Thùy
Dụ. Người anh ở xóm Thượng, người em ở xóm Hạ, cịn cơ em út ở trại Am.
Ba anh em họ Trần ăn ở đức độ, làm nhiều điều tâm phúc cho dân trong vùng
như đánh giặc đuổi cướp, trống úng. Cô em út không may mất sớm dân làng
lập bàn thờ tại Trại Am, còn 2 người anh được Hùng Vương mời về triều làm
tướng thống lĩnh quân mã lập nhiều chiến cơng. Thần phả đình làng Dư Dụ do


16

Đơng Các Đại học sỹ Nguyễn Bình phụng soạn vào năm Hồng Phúc (1572),
sau này Lễ Bộ thượng thư Nguyễn Hiền sao lại kể về cơng tích của vị thần
được thờ có tên chữ là Quý Minh Đại Vương. Thần phả thứ 2 nói về cơng tích
của tam vị Đại vương đó là thánh Tản Viên Sơn, Cáo Sơn Đại Vương và Quý
Minh Đại Vương. Mặc dù đây chỉ là những truyền thuyết được lưu truyền lại
trong dân gian, nhưng gạt bỏ những yếu tố huyền thoại, cùng với những di chỉ
khảo cổ ở các làng xã xung quanh có niên đại cách đây trên 2000 năm giúp
chúng ta có thể nhận định con người đã đến tụ cư, sinh sống ở làng Dự Dụ từ
thời Hùng Vương dựng nước, thuộc giai đoạn muộn của văn hóa Đơng Sơn.
Từ trong lao động sản xuất và chiến đấu chống giặc ngoại xâm bảo vệ
quê hương, nhân dân Thanh Thùy đã hun đúc nên nhiều giá trị truyền thống
quý báu, trở thành hành trang khơng thể thiếu trong q trình phát triển của
mỗi gia đình, dịng họ, làng xóm, đồng thời góp phần vào sự phát triển chung

của vùng đất Thanh Oai địa linh nhân kiệt trong mỗi thời kỳ lịch sử.
1.1.3. Cư dân
Dư Dụ là một làng cổ với nghề nông nghiệp trồng lúa nước đã có từ
lâu. Có thể nói, làng là một tổ chức cộng đồng của nhiều dòng họ hợp lại cùng
sống với nhau từ bao đời nay. Theo tìm hiểu tại địa phương các cụ cao niên
trong làng cho biết: Dư Dụ gồm 10 dòng họ như: họ Nguyễn Duy, Công,
Nguyễn Trọng, họ Đỗ, Nguyễn Văn, Nguyễn Đức, Phạm, Bá, Nguyễn Kim...
Trong đó, dịng họ Nguyễn Cơng có có mặt ở làng được trên 500 năm với trên
500 nhâu khẩu. Theo gia phả của dòng họ này cho biết: cụ tổ của dòng họ là
người từ khu vực huyện Thường Tín di cư vào và làm nghề chăn vịt, mảnh
đất làm nghề nơi đó chính là nơi xây dựng nhà thờ hiện nay. Vào ngày mồng
8 tháng Tám âm lịch hàng năm, con cháu tổ chức lễ giỗ tổ họ của mình. Sau
này, dịng họ Nguyễn Cơng đã di cư từ xóm trên xuống xóm dưới để mở rộng
địa giới hành chính của làng. Ngồi ra, trong làng cịn có dịng họ Nguyễn
Duy định cư được được 15 đời, hiện nay dịng họ này có số lượng nhân khẩu


17

khá đơng với 350 người. Các dịng họ cịn lại cũng đều có nhà thờ họ riêng,
mỗi năm tổ chức giỗ họ một lần. Dịng họ Lê, Phạm, Bá khơng có đất xây
dựng nhà thờ thì hàng năm đến ngày giỗ họ, mọi người trong họ tập trung tổ
chức tại nhà ơng trưởng họ.
Nhìn chung, trước và sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, người dân nơi
đây chỉ có trơng chờ vào nghề nông là chủ yếu. Đặc biệt, sau Cách mạng
tháng 8 năm 1945, đời sống nhân dân Dư Dụ gặp rất nhiều khó khăn, nguyên
nhân là do chiến tranh chống Nhật và chống Pháp, nông nghiệp mất mùa, đói
kém, cả nước phải dồn sức người, lương thực cho chiến tranh nên cuộc sống
của người dân cũng thiếu thốn nhiều. Do nằm gần dịng sơng Nhuệ, trước đây
thường xảy ra ngập lụt nên người dân hay bị mất mùa, đồng thời với chế độ

canh tác lạc hậu, năng suất lao động không cao khiến cho cuộc sống của họ
gặp nhiều vất vả, long đong. Trong lịch sử phát triển, dân cư Dư Dụ cũng có
những biến động về dân số do chiến tranh, thiên tai, lũ lụt, hạn hán, cũng
có người dân chuyển đi nơi khác và cũng có người từ vùng khác chuyển
đến định cư.
Hiện nay do việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, người dân Dư Dụ sinh
sống chủ yếu bằng nghề thủ công chạm khắc gỗ kết hợp với nơng nghiệp. Do
nằm ở phía ngoại thành cách Hà Nội 25km, là cơ sở cho việc buôn bán bằng
chính những sản phẩm của hàng thủ cơng truyền thống và tạo ra khơng ít việc
làm cho người dân, chính vì vậy tỉ lệ thất nghiệp, đói nghèo của người dân
trong làng giảm hẳn so với trước. Trong làng hiện nay có nhiều hộ gia đình
lưu giữ được nghề thủ công truyền thống chạm khắc gỗ và đem lại thu nhập
cao cho gia đình.
Dư Dụ hơm nay đang trong q trình đơ thị hố ngày càng nhanh chóng
và mạnh mẽ làm cho diện mạo của vùng đất này có nhiều thay đổi lớn lao
nhưng nơi đây vẫn còn lưu giữ được những hình ảnh thân thuộc của làng q,
đó là cổng làng, là ngơi đình, tất cả đều đã gắn bó sâu đậm với chất nơng


18

nghiệp của con người Việt Nam. Đến nay, đời sống của nhân dân Dư Dụ đã
khá lên, kinh tế ổn định, số hộ gia đình khó khăn cịn khá ít. Trình độ dân chí
được nâng cao do cơng tác giáo dục ngày càng được quan tâm đầu tư từ gia
đình, nhà trường và xã hội. Chất lượng dạy và học được nâng cao hơn với
95,5% học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, nhiều em đỗ vào các trường
cao đẳng và đại học. Cơng tác y tế, chăm sóc sức khoẻ, đáp ứng nhu cầu khám
chữa bệnh cho người dân được quan tâm và nâng cao, đảm bảo cơ sở vật chất
cũng như nhiệm vụ trực và khám sức khỏe kể cả phục vụ cho việc khám và cấp
thuốc theo bảo hiểm y tế và cán bộ hưu trí, học sinh của các nhà trường, kịp

thời tuyên truyền phòng chống các dịch bệnh, tổ chức tập huấn cho các hộ kinh
doanh về an tồn thực phẩm… Bên cạnh đó, cơng tác dân số kế hoạch hóa gia
đình cũng được thực hiện tích cực và có hiệu quả. Đó là những điều kiện, sự
thuận lợi cho cuộc sống và con người nơi đây ngày càng được đảm bảo và phát
triển trong xu thế mở cửa, hội nhập kinh tế hiện nay.
1.1.4. Đời sống kinh tế
* Nông nghiệp
Dư Dụ là một làng nằm trên vùng đất trù phú, đất đai khá màu mỡ là
điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Từ xa xưa, người dân làng Dư
Dụ đã trồng lúa và hoa màu phù hợp với đồng đất của địa phương. Do tính
chất của địa hình, mà ruộng đất của làng được chia làm hai phần rõ rệt, khu
vực đồng cao diện tích đất sử dụng vào việc trồng hoa màu, khu vực đồng
thấp diện tích đất sử dụng vào việc cấy lúa hai vụ. Toàn bộ hai khu vực đất
này đều nằm ở phía sau làng và tiếp giáp với làng Trát Cầu (xã Tiền Phong,
huyện Thường Tín). Các giống lúa cấy trồng ở đây cũng có nhiều loại như:
Bắc thơm, Khang dân, Mộc tuyền, Tám thơm… và phù hợp với tính chất của
từng mùa trong năm. Các khu đồng trũng là nơi thích hợp với giống lúa cây
cao thích hợp với lượng nước nhiều. Theo cụ Nguyễn Duy Dương - một nghệ
nhân chạm khắc gỗ của địa phương cho biết: “Mỗi nhân khẩu được chia 1,6


19

sào Bắc Bộ và nình quân năng xuất lúa hàng năm đạt 200kg đến 230kg/sào
Bắc Bộ. Trước đây, các giống hoa màu thu hoạch quanh năm, song chủ yếu
vào vụ Đơng. Hiện nay, diện tích đất trồng lúa hai vụ và hoa màu đã giảm
nhiều, bởi người dân đã tập trung vào việc đầu tư cho sản xuất hàng thủ cơng
mỹ nghệ. Trong làng có khoảng trên 20 hộ gia đình khơng làm nơng nghiệp
và chăn ni. Riêng gia đình ông, hai người con trai đã mở xưởng sản xuất,
trong mấy năm gần đây các anh đã không làm nông nghiệp”.

* Thủ công nghiệp
Từ xa xưa, Dư Dụ được nhiều nơi biết đến với nghề chạm khắc gỗ và
chạm ngà. Sản phẩm của nghề thủ cơng Dư Dụ có thể sánh ngang với các
làng nghề chạm khắc gỗ khác như: làng nghề chạm khắc gỗ Thiết Úng (xã
Vân Hà, huyện Đông Anh); làng nghề chạm khắc gỗ Phù Khê (Yên Phong,
tỉnh Bắc Ninh); làng nghề chạm khắc gỗ La Xuyên (Nam Định)… Loại hình
sản phẩm của làng nghề chủ yếu là các tượng thờ và các tác phẩm nghệ thuật
chế tác từ các gốc cây gỗ. Các sản phẩm này đã đạt độ tinh xảo, đặc biệt là
các tác phẩm nghệ thuật phù điêu. Trong những năm gần đây, nghề thủ công
này đã thu hút được đông đảo nguồn nhân lực từ các nghề khác của địa
phương, chủ yếu là từ lĩnh vực sản xuất nơng nghiệp.
* Thương nghiệp
Do tính chất là làng nghề thủ công truyền thống, nên chủ yếu là việc
kinh doanh buôn bán các sản phẩm từ nghề thủ công truyền thống. Các sản
phẩm làm ra được người dân địa phương bày bán tại các cửa hàng do gia đình
tự mở ra cạnh đường quốc lộ 371. Bên cạnh đó, các sản phẩm làng nghề cịn
được bày bán tại các địa phương trong cả nước như: Hà Nội, Huế, Thành phố
Hồ Chí Minh… Một số sản phẩm thủ cơng cịn được trưng bày và bán bn
sang các nước trong khu vực và trên thế giới. Ngoài ra, sản phẩm xử lý thơ của
làng nghề này cịn được bán cho các làng nghề khác để hoàn thiện sản phẩm
như: làng nghề Thiết Úng (xã Vân Hà, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội).


20

Có những điều kiện cơ bản về vị trí địa lý và hoạt động kinh tế đã làm
cho người dân nơi đây cần thiết phải có những hoạt động thương nghiệp/bn
bán. Về vị trí địa lý, làng Dư Dụ nằm dọc theo con đường quốc lộ 71 nay là
đường 371. Vì vậy về giao thơng đường bộ giúp cho việc vận chuyển nguyên
liệu sản xuất và sản phẩm của nghề càng được thuận lợi. Về giao thông đường

thủy, chảy qua làng Dư Dụ là dịng sơng Nhuệ Giang vì vậy thuyền bè đi lại
dễ dàng, còn nguyên liệu gỗ xưa kia được vận chuyển đường song cũng rất
thuận lợi mà giá thành lại rẻ. Chính việc hoạt động thương nghiệp đã tạo ra cá
tính của người dân làng nghề là rất năng động, linh hoạt, nắm bắt được thị
trường nhanh.
1.2. TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA LÀNG DƯ DỤ
1.2.1. Phong tục tập quán
Có thể nói, phong tục tập quán ở làng Dư Dụ có những nét đặc trưng
riêng về các lệ tục được truyền lại từ xa xưa. Những phong tục tập quán đều
được quy định khá nghiêm ngặt trong hương ước cổ của làng, song hiện nay
bản hương ước này đã bị thất lạc, nên chỉ có thể dựa vào sự hồi tưởng qua
những lời kể của các cụ cao niên trong làng Dư Dụ chủ yếu về tang ma và
cưới xin:
- Về tang lễ: Khi gia đình ai đó trong làng có người mất thì tang chủ
báo cho trưởng họ được biết. Đặc biệt ở làng, nếu trong những gia đình làm
nghề có người mất thì các gia đình cùng làm nghề đều phải có trách nhiệm
cùng với họ hàng đứng ra giúp đỡ và lo toan cùng tang chủ. Điều đáng lưu ý
mà theo các cụ cao niên trong làng cho biết, trước đây ở làng này người chết
đều không phải đi nơi khác mua áo quan mà mua ngay trong làng. Song từ
năm 2006 đến nay, trong làng khi có người mất thì lại phải đi mua áo quan ở
làng bên. Qua tư liệu hồi cố của các cụ cao niên cho biết: chiếc áo quan do
người thợ làng Dư Dụ làm với chất liệu gỗ xà cừ, các mộng ghép kín, đặc biệt
là khơng trang trí hoa văn xung quanh áo quan…


21

Trong làng có người mất, nếu là người cao tuổi thì thơn thơng báo trên
loa đài, cịn nếu là người trẻ tuổi mất thì dân làng tự thơng báo cho nhau biết
mà đến thăm viếng, việc mai táng cho người quá cố được bà con xa gần giúp

đỡ cho đến khi mồ yên mả đẹp. Khi người mất được khoảng 1h, người nhà lấy
ba mảnh vải trắng rộng 6cm dài khoảng 1,2m dùng để “go” chặt 03 điểm trên
cơ thể người đã mất gồm: vị trí vai, bụng và hơng. Tập tục này được lưu truyền
từ xa xưa đến nay, nó có ưu điểm là dồn ép những tạp chất trong cơ thể ra
ngoài bằng đường ruột và tránh được hiện tượng cơ thể người quá cố bốc mùi
khi để qua đêm. Những người thân trong gia đình người quá cố mặc áo tang vải
xô trắng, đôi khăn tang theo các màu quy định theo thứ bậc: trắng, vàng, đỏ…
tùy theo mối quan hệ của người đó với người quá cố. Lễ đưa đang được diễn ra
với sự chia buồn của bà con làng xóm gần xa. Mai táng xong thì ai về nhà nấy
chỉ có những người họ hàng, thân thích với người quá cố, đội kèn trống mới về
nhà tang chủ ăn uống. Cỗ đám ma được làm đơn giản và khơng ồn ào. Tiếp đó
vào ngày hơm sau gia đình tang chủ làm lễ ba ngày cho người quá cố. Đối với
49 ngày, lễ 100 ngày, giỗ đầu hay giỗ hết người trong làng thực hiện rất
nghiêm túc và chu đáo. Sau 03 đến 04 năm, người nhà mới được làm lễ cải
táng cho người quá cố (hay cịn gọi là sang cát, cắt nóc hoặc thay áo).
- Về việc cưới: Lễ cưới của người làng Dư Dụ cũng khá đặc biệt với
nhiều lệ tục: Theo các cụ cao niên trong làng cho biết xưa kia con gái đi lấy
chồng trong làng phải nộp cheo 03m đường cái gạch vỉa nghiêng, còn lấy
chồng làng khác phải nộp 05m đường cái gạch vỉa nghiêng cho làng. Con trai
lấy vợ dù trong hay ngoài làng đều phải mua từ 3 chiếc chiếu cói hoa nộp cho
làng để dùng vào việc chung, ngồi ra cịn phải làm cỗ mời làng tới dự…
Ngày nay, lễ cưới đã có sự thay đổi cho phù hợp với tình hình mới song
trong đám cưới vẫn cịn những tập qn khơng thể thiếu. Lễ cưới vẫn được
diễn ra theo trình tự các bước như: lễ chạm ngõ, lễ ăn hỏi nhà trai rước lễ sang


22

nhà gái xin dạm hỏi cô gái về làm dâu nhà mình. Sau đó hai bên gia đình cùng
bàn bạc ngày lễ cưới. Ngày cưới được tổ chức tưng bừng với sự chia vui của

họ hàng, làng xóm, bạn bè nam thanh nữ tú với đôi bạn trẻ. Sau lễ cưới cô dâu
chú rể tự tay mời trầu bà con lối xóm đã đến dự lễ thành hơn của mình. Trong
đám cưới ở làng Dư Dụ có một đặc điểm khá nổi bật, đó là việc nhà trai dẫn
lễ “lợn sống” đến nhà gái vào trước ngày cưới 1 hôm với khối lượng là
100kg. Tục lệ này của làng Dư Dụ trong đám cưới vẫn được lưu truyền cho
đến ngày nay. Trong quá trình trao đổi với các cụ cao niên trong làng, tác giả
luận văn đã đặt ra câu hỏi. Nếu không mang con lợn 100kg mà mang số tiền
tương ứng với giá con lợn 100kg sang nhà gái có được khơng? Các cụ cho
biết cho tới nay trong làng vẫn giữ tập tục ấy, vì nếu mang tiền thì người dân
địa phương cho rằng áo gấm đi đêm, không những thế khi nhà trai rước lợn
sống sang nhà gái, con lợn bỏ vào dọ nhưng bên ngồi cịn dán giấy hồng điều
hoặc phủ vải đỏ lên dọ lợn. Bên ngoài lớp vải hoặc giấy đỏ phải dán chữ song
hỷ. Trên đường đi phải làm cho con lợn kêu to để các làng nghe thấy và biết
rằng hôm nay nhà trai rước lợn sang nhà gái.
Ở làng Dư Dụ, trong ngày tết Nguyên Đán, trước khi đi lễ tết, đại bộ
phận người dân đều ra đình làng lễ thành hoàng làng và tổ nghề chạm khắc gỗ
ở ban thờ bên cạnh. Sau đó, họ mới quay về nhà thờ dịng họ mình và sau đó,
họ đi chúc tết anh em, họ hàng, làng xóm, bạn bè gần xa…
Những ngày tết, Rằm tháng Giêng hàng năm mọi người dân Dư Dụ dù
đi đâu xa đều nhớ đến ngày này để tìm về với quê cha đất tổ. Ngay từ sáng
sớm ngày 15 những người ở xa về cùng với anh em trong làng đi ra tảo mộ
tổ tiên, gần buổi trưa họ lại tề tựu với nhau tại nhà thờ dịng họ hoặc nhà ơng
trưởng họ, trưởng chi để gặp mặt và dự bữa cơm thân mật với nhau sau một
năm làm ăn xa cách.
Nhìn chung, các hoạt động văn hóa, tín ngưỡng của người dân Dư Dụ
xưa và nay đã thể hiện rất rõ truyền thống đạo lý, lối sống cao đẹp của dân


23


tộc, đó là ý thức nhớ về cội nguồn, đồn kết nhân ái luôn ghi nhớ và tôn thờ
những người có cơng gây dựng nghề nghiệp cho nhiều thế hệ người dân trong
làng Dư Dụ.
1.2.2. Di tích lịch sử văn hóa và lễ hội
1.2.2.1. Đình làng Dư Dụ
Tên thường gọi là Đình Dư Dụ xã Thanh Thùy, huyện Thanh Oai. Khu
di tích cách thị xã Hà Đơng chừng 25 km về phía Đơng Nam. Đi theo đường
số 22 đến cuối phố Bình Đà rẽ trái vào đường 71 qua cầu Chiếc rồi đến làng
Dư Dụ, nơi có ngơi đình làng tọa lạc ngay cạnh đường quốc lộ.
Đình Dư Dụ thờ vị thành hoàng làng là Quý Minh đại vương là một
trong tam vị Thánh Tản ở thời đại các vua Hùng. Ngồi ra, ngơi đình cịn thờ
vọng nhân vật Lỗ Ban - Tổ nghề thợ mộc. Đình quay mặt về hướng Đơng
Bắc, đó là hướng ngược trong ngun tắc xây dựng kiến trúc cổ truyền. Song
theo thuyết phong thủy xưa, sông Nhuệ cũng chảy từ trái qua phải, nên như
vậy đình vẫn hợp hướng. Vốn xưa, đình Dư Dụ được làm vào triều Lê,
khoảng cuối thế kỷ XVIII. Theo dân làng kể lại vốn là ngơi đình cổ, một lần
tu sửa lại vào đời Cảnh Hưng cuối thế kỷ XVIII. Đình được dựng bằng cơng
sức của làng, khác với tất cả các làng vì đây là làng có nghề mộc. Vào đầu thế
kỷ XIX, đình lại được tu sửa và bổ sung nhiều hiện vật quý như: đôi hạc thờ.
Sau đợt tu sửa lớn vào đầu thế kỷ XIX, ngôi đình gồm 3 gian 2 chái với góc
mái cong đã mở rộng chuyển thành ngơi đình gồm 5 gian 2 chái đầu hồi bít
đốc. Hệ thống cột cao lớn. Hệ thống cửa bức bàn bằng gỗ khn vng vức
bưng ván.
Hình thức kiến trúc theo kiểu giá chiêng cột trốn kép. Đầu cột cái được
xẻ ngập quá giang và xà. Phần trang trí được tập trung vào các cốn mê ở gian
giữa và nửa giá trống ở gian bên. Đáng quan tâm còn thấy dấu vết từ giữa thể
kỷ XVII tại hai cốn ngay sát gian giữa phía trong với những rường có đao
móc mũi vát rất mạnh. Nghệ thuật thế kỷ XIX được tập trung ở bức cửa võng



24

có đại tự ghi bốn chữ: “Thánh cung vạn tuế”, bức cửa võng này ít nhiều có sự
kế thừa nghệ thuật thời trước.
Những bức cốn đầu thế kỷ XX là rồng cuốn thủy, tam sư hý cầu. Đáng
quan tâm là hình lá, vân xoắn cách điệu, trên thân bên của quá giang và xà
nách. Trong những hiện vật để lại mang nhiều ý nghĩa ngồi bộ bát bửu có
biểu tượng bát tiên q hải bên trên thì chính chiếc hương án đất ở giữa mang
nghệ thuật thế kỷ XIX thể hiện yếu tố dịch học của Nho giáo. Mặt khác,
những mặt khác của hương án trung tâm là vòng tròn tượng trưng cho trời,
trong trời có nguồn sáng hiện thân là Thánh. Phía dưới rùa là cặp phạm trù
thiếu dương và thiếu âm. Hai góc có phượng hàm thư và long mã là phạm trù
thái công và thiếu dương. Như vậy, mặt hương án biểu hiện cho thái cực với
lưỡng nghi vng trịn với biểu tượng là hiện thân của các linh vật mang đậm
nét tâm linh, ít gặp ở những di tích khác.
1.2.2.2. Chùa làng Dư Dụ
Ngơi chùa có tên thường gọi là chùa Dư Dụ, tên chữ là “Phúc Sinh tự” ở
thôn Dư Dụ, xã Thanh Thùy, huyện Thanh Oai. Di tích cách quận Hà Đơng 25
km về phía Đơng Nam. Đi theo đường quốc lộ 22 đến cuối phố Bình Đà rẽ trái
vào đường 371 đi qua cầu Chiếc rồi đến làng Dư Dụ, nơi có di tích tọa lạc.
Chùa ở trên thế đất cao ráo ngồi cánh đồng, nhìn về hướng Đơng Nam.
Đối với đạo Phật hướng Nam là hướng Bát Nhã (trí tuệ). Nhìn tổng thể khu di
tích có nhà Tiền tế, Thượng điện, nhà Mẫu và nhà Tổ. Chùa chính làm kiểu
chi vồ chữ “Đinh”. Kiến trúc các bộ vì của tịa Tiền tế làm theo kiểu thức
giá “Chiêng chồng rường”. Ở đầu thượng điện có bức cốn chạm rồng (độc
long). Tấm hồnh phi ghi bốn chữ: “Hướng tâm quả đức”.
Khởi đầu là chùa cổ làng cổ gốc cũ là 1 gian 2 chái, mà dấu vết cịn lại là
nền của cơng trình Thượng điện cao hơn so với nền của tòa Tiền đường. Đáng
quan tâm ở đây là dấu vết của tượng thờ, chủ yếu ở bệ và đài sen ở bệ tượng



25

Tam thế mang dấu ấn nghệ thuật thế kỷ XVII. Tuy nhiên, các pho tượng cổ
khơng chỉ cịn bệ với tượng nhiều lớp chạm nổi sen hình sừng vắt chéo, đây là
những hoa văn phổ biến của đương thời. Bệ của tượng đức Quan Âm Chuẩn
Đề có trang trí phù điêu đầu quỷ đội tượng có hàng hoa văn móc xoắn và hạt
tròn. Một đài sen nhỏ khác của tượng Bồ tát đứng có chạm nổi cánh sen múp
phồng mang rõ rệt phong cách nghệ thuật thời Mạc, trong lòng cánh sen chạm
nổi vân sắc và hình hạt nổi dưới bông hoa cúc.
Hiện nay, tượng thờ trong chùa được bài trí trên cùng là Tam Thế Phật,
tiếp theo là Di Đà Tam Tôn, thứ ba là Hoa Nghiêm Tam Thánh, hàng thứ tư là
Thiên Thủ Thiên Nhãn, hàng thứ năm là Thích Ca Sơ Sinh và Phạm Thiên,
Đế Thích.
Tại tịa Tiền đường có hai tượng Hộ pháp ngồi trên sư tử với ý nghĩa dựa
vào trí tuệ để trừ ác và khuyến thiện. Làng Dư Dụ cịn có một câu chuyện về
việc thay đổi vị trí thờ của ban Đức Ơng cho ban Thánh Tăng. Vì trước đó
người dân quan niệm vì đặt khơng hợp chỗ đã dẫn đến câu chuyện trẻ nhỏ
trong làng hay bị ốm. Đó là quan niệm của người dân, còn trên thực tế trước
đây vị trí của tượng Đức Ơng và Thánh Tăng đã bị đặt không hợp lý - khác
với nhiều ngôi chùa khác. Ngồi hiện vật, trong chùa cịn có những mảng
chạm gắn với Phật đạo cụ thể trên y môn gian giữa, một bên chạm thủy trúc,
một bên mái là sự hội tụ thanh cao của cửa thiền. Nhang án mang tinh thần
tịnh độ tông, qua tác phẩm cửu phẩm liên hoa mọc lên từ một hệ thống cuống
trên nền nước điểm xuyết là những bông sen nước là trần tục, đài sen ba cấp
là trí tuệ tượng trưng cho “Tam phẩm vãng sinh”. Ngồi ra, trong chùa cịn có
một chiếc khánh đồng đúc vào niên hiệu Minh Mệnh năm thứ 10 (1829).
1.2.2.3. Lễ hội đình làng
Như đã trình bày ở trên, làng Dư Dụ có một số cơng trình tơn giáo tín
ngưỡng là nơi diễn ra những hoạt động sinh hoạt văn hóa của cộng đồng mà

tiêu biểu là lễ hội đình làng.


×