Tải bản đầy đủ (.pdf) (157 trang)

Phát triển hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 157 trang )

1

Bộ giáo dục và đào tạo

Bộ văn hoá, thể thao và du lịch

Trường Đại học Văn hoá Hà Nội

PHM TH HẢI HUYỀN

PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG SẢN PHẨM VÀ
DỊCH VỤ THÔNG TIN TH VIN TI TH
VIN TNH BC GIANG

luận văn th¹c sü khoa häc th­ viƯn

Ng­êi h­íng dÉn khoa häc:

TS. LÊ VĂN VIẾT

Hµ Néi – 2009


2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CNH

Cơng nghiệp hố


HĐH

Hiện đại hố

TV

Thư viện

TT

Thông tin

CSDL

Cơ sở dữ liệu

CNTT

Công nghệ thông tin

I LIB

Phần mềm hệ quản trị cơ sở dữ liệu

TT - TV

Thông tin - thư viện


3


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: THƯ VIỆN TỈNH BẮC GIANG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
VÀ HỆ THỐNG SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN – THƯ VIỆN

1.1. Thư viện tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay ………………

6

1.1.1. Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang trong giai
đoạn hiện nay ………………………………………………………………..

6

1.1.2. Vai trò của Thư viện tỉnh Bắc Giang trong quá trình phát triển kinh
tế - xã hội ……………………………………………………………………

9

1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Thư viện tỉnh Bắc Giang…………………..

11

1.1.4. Tổ chức Thư viện tỉnh Bắc Giang ……………………………………

12

1.1.5. Cơ sở vật chất của Thư viện tỉnh Bắc Giang …………………………


15

1.1.6. Đặc điểm hoạt động thông tin – thư viện ……………………………..

18

1.2. Hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện …………...

32

1.2.1. Khái niệm sản phẩm thông tin – thư viện ……………………………
1.2.2. Khái niệm dịch vụ thông tin – thư viện ………………………………

34
38

1.2.3. Vai trò của sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện ……………….

39

1.2.4. Mối quan hệ giữa sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện …………

41

1.3. Yêu cầu đối với hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện

43

1.3.1. Yêu cầu đối với sản phẩm thông tin – thư viện ………………………
1.3.2. Yêu cầu đối với dịch vụ thông tin – thư viện ………………………...


44
46

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HỆ THỐNG SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN
– THƯ VIỆN CỦA THƯ VIỆN TỈNH BẮC GIANG HIỆN NAY.

2.1. Hệ thống sản phẩm thông tin – thư viện của Thư viện tỉnh Bắc
Giang hiện nay ……………………………………………………………..

49

2.1.1. Hệ thống mục lục truyền thống của thư viện ………………………… 49


4

2.1.2. Ấn phẩm thông tin – thư viện ………………………………………...

50

2.1.3. Cơ sở dữ liệu ………………………………………………………….

54

2.2. Hệ thống dịch vụ thông tin – thư viện ………………………………..

59

2.2.1. Dịch vụ cung cấp tài liệu tại các phòng đọc ………………………….


60

2.2.2. Dịch vụ cung cấp tài liệu tại phòng mượn ……………………………

69

2.2.3. Dịch vụ tra cứu tin ……………………………………………………

70

2.2.4. Dịch vụ trao đổi thông tin ……………………………………………

72

2.2.5. Dịch vụ thơng tin – thư mục ………………………………………….

75

2.3. Tiêu chí đánh giá chất lượng và hiệu quả của hệ thống sản phẩm
và dịch vụ thông tin – thư viện. ………………………...........................

79

2.4. Đánh giá chung về hệ thống phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện
tại Thư viện tỉnh Bắc Giang

83

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG

SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN – THƯ VIỆN TẠI THƯ VIỆN TỈNH
BẮC GIANG.

3.1. Các xu thế phát triển hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư
viện trong giai đoạn hiện nay. ……………………………………………..

87

3.2. Các giải pháp hoàn thiện và phát triển hệ thống sản phẩm và dịch
vụ thông tin – thư viện tại Thư viện tỉnh Bắc Giang……………………..

92

3.2.1. Giải pháp củng cố và tăng cường nguồn lực thông tin, đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ thông tin …………………………………………………...

92

3.2.2. Giải pháp hoàn thiện, phát triển hệ thống sản phẩm và dịch vụ thơng
tin – thư viện ………………………………………………………………..

98

3.2.3. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ
108
thông tin thư viện và đào tạo người dùng tin. ……………………………….
3.2.4. Ứng dụng marketing cho hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin –
113
thư viện. ……………………………………………………………………..
KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


5

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
TV có một lịch sử hết sức lâu đời, từ khoảng 2500 năm trước công
nguyên. Kể từ giữa thế kỷ XX đến nay, sự phát triển của khoa học công nghệ
và xu hướng tồn cầu hố đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của mọi lĩnh
vực hoạt động của con người trong đó có hoạt động TV.
Trên thế giới, nền kinh tế tri thức đã và đang hình thành, xã hội TT
cũng đang được định hình ngày một rõ ràng hơn. Sự chuyển biến từ xã hội
hậu công nghiệp sang xã hội TT với nền kinh tế dựa trên tri thức và sự phát
triển không ngừng của CNTT và truyền thông đã đặt ra cho công tác TV
nhiều thời cơ và thách thức. TT và tri thức ngày càng đóng vai trị quan trọng
trong sự phát triển của xã hội lồi người. Trước thực tế đó, hoạt động TV
đang có những bước chuyển biến mạnh mẽ nhằm đáp ứng kịp thời các nhu
cầu TT và tri thức ngày càng cao của xã hội với sự hỗ trợ tích cực của các lĩnh
vực khoa học kỹ thuật có liên quan ( CNTT, viễn thông…).
Hệ thống các sản phẩm và dịch vụ TT - TV ngày càng trở nên phong phú
và đa dạng. Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, đã xuất hiện các khái niệm
như: TV điện tử, TV số, TV ảo… các TV này thực chất là các cơ quan thực
hiện các dịch vụ TT nhằm giúp NDT sử dụng tài ngun TT của TV thơng qua
mạng máy tính. Nhờ đó việc khai thác sử dụng nguồn tài nguyên TT không bị
phụ thuộc vào khoảng cách địa lý giữa NDT với cơ quanTT - TV.
TV tỉnh Bắc Giang là thư viện đứng đầu trong hệ thống TV của toàn
tỉnh, là mắt xích quan trọng trong hệ thống thư viện Việt Nam. Vốn tài liệu có



6
trong TV rất quan trọng đối với các hoạt động nghiên cứu của các nhà khoa
học, các nhà lãnh đạo, của cán bộ, học sinh, sinh viên và đông đảo quần
chúng nhân dân. Có thể nói, một trong những cơng cụ phát huy giá trị của vốn
tài liệu trong TV đó là hệ thống sản phẩm và dịch vụ TT - TV. Các sản phẩm
TT - TV này đóng vai trò là trung gian giữa tài liệu và NDT. Chúng có ý
nghĩa rất quan trọng trong việc TT về tài liệu cũng như cung cấp TT nhanh
chóng, chính xác và đầy đủ mang tính hệ thống cho NDT, góp phần phục vụ
cho công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước, nhất là trong giai đoạn hiện
nay.
Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương
trong những năm qua, TV tỉnh Bắc Giang đã đạt được những kết quả nhất
định trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ như: Chức năng văn hoá,
chức năngTT, chức năng giáo dục, chức năng giải trí. Cụ thể, TV tỉnh Bắc
Giang phần nào đã khẳng định được vị trí, vai trị của mình trong việc tun
truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước tới các tầng lớp nhân
dân, phổ biến các giá trị văn hoá cũng như giáo dục và định hướng về tư
tưởng, tiếp thu các giá trị văn hố, góp phần nâng cao dân trí. Hơn thế nữa,
thư viện còn là chiếc cầu nối giữa khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến với
những nhà chuyên môn, những người sản xuất trực tiếp tại địa phương và
phục vụ đắc lực cho cơng tác địa chí.
Đứng trước u cầu đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước,
TV tỉnh Bắc Giang đang tự đổi mới để đáp ứng kịp thời với sự phát triển mọi
mặt của đất nước nói chung và của tỉnh Bắc Giang nói riêng.
Trước sự đổi mới đó địi hỏi thư viện phải thực hiện nhiều vấn đề khác
nhau để tăng cường khả năng phục vụ, trong đó hệ thống sản phẩm và dịch vụ
TT - TV của TV tỉnh Bắc Giang không ngừng được hoàn thiện, nhằm tăng



7
cường khả năng thoả mãn nhu cầu đọc của NDT. Tuy nhiên, hệ thống sản
phẩm và dịch vụ TT của TV vẫn cịn hạn chế: CSDL cịn ít, chưa bao qt hết
nguồn tài liệu có trong thư viện; cơng tác tuyên truyền giới thiệu sách đã phát
triển nhưng chưa đi vào chiều sâu; chưa ứng dụng marketing cho các sản
phẩm và dịch vụ TT - TV… Để khắc phục những hạn chế đó đồng thời đưa ra
các giải pháp hồn thiện và phát triển hệ thống sản phẩm và dịch vụ TT - TV
nhằm thoả mãn NCT ngày càng cao và đa dạng của NDT, cũng như nâng cao
hiệu quả hoạt động của TV tỉnh Bắc Giang, tôi chọn đề tài “Phát triển hệ
thống sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện tại Thư viện tỉnh Bắc
Giang” làm đề tài luận văn nghiên cứu tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành khoa
học thư viện của mình, hy vọng rằng luận văn này sẽ đóng góp một số giải
pháp có thể coi là cần thiết trong việc phát triển hệ thống sản phẩm và dịch vụ
TT - TV của TV tỉnh Bắc Giang.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong bất cứ một thư viện hay cơ quan TT nào thì hệ thống sản phẩm
và dịch vụ TT - TV ln đóng vai trò quan trọng và quyết định đến hiệu quả
hoạt động của chính TV và cơ quan TT đó.
Theo hướng nghiên cứu của đề tài, vấn đề lý luận về hệ thống sản phẩm
và dịch vụ TT - TV đã có rất nhiều các cơng trình nghiên cứu với những mức
độ khác nhau cũng như đã có một số giáo trình, các bài báo được đăng trên
các tạp chí chuyên ngành của nhiều tác giả khác nhau như:

 Giáo trình “Sản phẩm và Dịch vụ thông tin – thư viện” (1998) của
tác giả Trần Mạnh Tuấn.

 “Sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện thực trạng và các vấn đề”
của tác giả Trần Mạnh Tú (Số 4 – 2003 – Tạp chí thơng tin khoa học xã hội).



8

 “Về hệ thống Sản phẩm và Dịch vụ thông tin” của tác giả Trần Mạnh
(Số 5 – 2003 – Tạp chí thơng tin khoa học xã hội)…
Đặc biệt trong những năm gần đây đã có một số luận văn thạc sĩ khoa
học thư viện như:

 “Sản phẩm và Dịch vụ thông tin – thư viện tại Trung tâm Thông tin –
Thư viện và nghiên cứu khoa học, Văn phòng Quốc hội” của Trịnh Giáng
Hương (2006).

 “Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống Sản phẩm và Dịch vụ Thông tinThư viện của Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội” của
Phạm Thị Yên (2005).

 “Nghiên cứu và hồn thiện các sản phẩm thơng tin của Trung tâm
thông tin và dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia” của Nguyễn Thị Hồng (2005).
Về cơ bản các cơng trình nghiên cứu trên đây đều đề cập tới vấn đề về
sản phẩm và dịch vụ TT - TV mang tính đặc thù của một số địa bàn cụ thể.
Tại TV tỉnh Bắc Giang đã có những cơng trình nghiên cứu nhưng ở những
khía cạnh khác như: Phát triển nguồn lực thơng tin, cơng tác địa chí. Cho đến
nay, theo những tài liệu mà tơi bao qt được thì chưa có cơng trình nào
nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về cơ sở lý luận cũng như thực
trạng về hệ thống sản phẩm và dịch vụ TT - TV của TV tỉnh Bắc Giang. Đây
là vấn đề hồn tồn mới, khơng trùng lặp với một cơng trình nghiên cứu nào.
Vì vậy tơi chọn vấn đề này làm vấn đề nghiên cứu của mình với hy vọng có
thể kế thừa những thành quả nghiên cứu của các tác giải đi trước đồng thời
vận dụng những kiến thức đã học và kinh nghiệm làm việc của bản thân để từ
đó đưa ra các giải pháp hồn thiện, phát triển hệ thống sản phẩm và dịch vụ
TT - TV, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của NDT cũng



9
như nâng cao hiệu quả hoạt động của TV tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện
nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống sản phẩm và dịch vụ TT - TV tại
TV tỉnh Bắc Giang.
3.2. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu sự phát triển của hệ thống sản phẩm
và dịch vụ TT - TV tại TV tỉnh Bắc Giang từ năm 2000 cho đến nay.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, khảo thực trạng hệ thống sản phẩm và dịch vụ TT - TV tại
TTV tỉnh Bắc Giang. Từ kết quả nghiên cứu đó, đánh giá những ưu, nhược
điểm của hệ thống sản phẩm và dịch vụ TT - TV cũng như mức độ đáp ứng
nhu cầu TT của NDT tại thư viện tỉnh. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát
triển hệ thống sản phẩm và dịch vụ TT - TV của TV tỉnh Bắc Giang.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.2.1. Nghiên cứu đặc điểm NCT của NDT tại TV tỉnh Bắc Giang.
4.2.2. Nghiên cứu, khảo sát, phân tích thực trạng hệ thống sản phẩm và
dịch vụ TT - TV hiện có của TV tỉnh Bắc Giang.
4.2.3. Nghiên cứu việc tổ chức khai thác, đánh giá hiệu quả sử dụng hệ
thống sản phẩm và dịch vụ TT - TV tại TV tỉnh Bắc Giang.
4.2.4. Đề xuất các giải pháp hoàn thiện, phát triển hệ thống sản phẩm và
dịch vụ TT - TV tại TV tỉnh Bắc Giang.
5. Phương pháp nghiên cứu


10
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài chủ yếu sử dụng một số phương pháp
cụ thể sau:

- Phương pháp quan sát khoa học.
- Phương pháp thu thập, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp tài liệu.
- Phương pháp phỏng vấn, điều tra bằng phiếu hỏi.
- Phương pháp điều tra và khảo sát thực tế.
6. Những đóng góp của Luận văn
6.1. Về lý luận
- Góp phần làm rõ thêm về vai trị, tác dụng của sản phẩm và dịch vụ
TT -TV thông qua hoạt động của TV tỉnh Bắc Giang.
- Khẳng định sự cần thiết và những giải pháp tăng cường và mở rộng hệ
thống sản phẩm và dịch vụ TT -TV tại TV tỉnh Bắc Giang.
6.2. Về thực tiễn
Đưa ra các giải pháp khả thi, mở rộng, nâng cao chất lượng sản phẩm,
dịch vụ TT – TV.
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho lãnh đạo thư viện, các
cơ quan chuyên môn cũng như cán bộ thư viện vận dụng vào việc hoàn thiện
và phát triển hệ thống sản phẩm và dịch vụ TT - TV; nâng cao hiệu quả hoạt
động của TV tỉnh Bắc Giang; đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển kinh tế, văn
hoá, giáo dục, khoa học và kỹ thuật của tỉnh trong giai đoạn hiện nay.
7. Bố cục của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
Luận văn gồm 3 chương:


11
Chương 1: Thư viện tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay và hệ
thống sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện
Chương 2: Thực trạng về hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện của Thư viện tỉnh Bắc Giang hiện nay.
Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện và phát triển hệ thống sản
phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện tại Thư viện tỉnh Bắc Giang.



12
Chương 1
THƯ VIỆN TỈNH BẮC GIANG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY VÀ
HỆ THỐNG SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN - THƯ VIỆN

1.1. Thư viện tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay.
1.1.1. Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang trong
giai đoạn hiện nay.
Bắc Giang là một tỉnh miền núi được tái lập năm 1997, có nhiều dân tộc
anh em cùng sinh sống, trong đó dân tộc kinh chiếm 87,9% cịn lại là các dân
tộc khác như: Tày, Nùng, Thái, Mường, H’mông…
Tổ chức hành chính của tỉnh bao gồm một thành phố và 9 huyện là: Sơn
Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang, Hiệp Hoà, Tân Yên, Việt
Yên, Yên Dũng và thành phố Bắc Giang.
Với vị trí địa lý quan trọng: Phía Đơng giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây
và Tây Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên, phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Hải
Dương, tỉnh Bắc Ninh và thành phố Hà Nội; phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh
Lạng Sơn. Bắc Giang luôn là địa bàn diễn ra những trận quyết chiến của dân
tộc ta trong lịch sử, tiêu biểu là chiến thắng Xương Giang năm 1427...
Tồn tỉnh Bắc Giang có tổng diện tích đất tự nhiên 3,822km2 trong đó
đất đang sử dụng chiếm 77% tổng diện tích, trên 20 nghìn ha đất đồi núi chưa
sử dụng là một tiềm năng lớn cho các nhà đầu tư phát triển ngành chế biến,
trồng cây nông nghiệp, công nghiệp trên địa bàn. Dân số là 1,58 triệu người
(2006). Trong đó, 91,7% dân cư sống ở nông thôn, 87% lao động làm nông
nghiệp với 227 xã, phường, thị trấn trong đó có 44 xã cịn đặc biệt khó khăn.


13
Bắc Giang đứng thứ 32 về diện tích, thứ 16 về dân số và thứ 22 về mật độ dân

số (bình quân 390 người/1km2) trong 60 tỉnh, thành phố của cả nước.
Thành phố Bắc Giang cách thủ đô Hà Nội 51km về phía Bắc, có đường
xe lửa xun Việt Hà Nội – Lạng Sơn. Mạng lưới giao thơng nhìn chung được
phân bố đều và thuận tiện gồm hệ thống quốc lộ 1A, quốc lộ 31 và tỉnh lộ 284
chạy qua. Có dịng sơng Thương nối Bắc Giang với miền Đơng Bắc và duyên
hải Hải Phòng, tạo nên một hệ thống giao thông đường thuỷ thuận tiện bao
gồm sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam. Hệ thống sông này cũng là
nguồn cung cấp nước mặt cho các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của nhân
dân.
Kể từ ngày thành lập (1895) đến nay, Bắc Giang có lịch sử hơn 100
năm, song trước đó các nhà khảo cổ học đã tìm thấy di chỉ đồ đá cũ ở Khe
Táu – Chũ; di chỉ đồng thau ở Đông Lâm, Bắc Lý, Song Giang (Hiệp Hồ)…
những chứng tích ấy chứng tỏ Bắc Giang là vùng đất cổ phát triển liên tục từ
hàng vạn năm trước đó cho đến ngày nay. Trải qua hàng ngàn năm dựng nước
và giữ nước, nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Giang đã lập nên biết bao kỳ tích
anh hùng ở Xương Giang, Như Nguyệt, Xa Lý, Nội Bàng, Cần Trạm, Yên
Thế… mà sử sách đã ghi chép. Ngày nay, trong tổng số 93 di tích của tỉnh có
11 di tích tiêu biểu đã được Bộ văn hố - Thơng tin (nay là Bộ Văn hố, Thể
thao và Du lịch) cấp Bằng cơng nhận di tích lịch sử văn hố; Gắn liền với các
di tích là các phong tục hội hè được diễn ra hàng năm ở các làng, xã. Những
di tích lịch sử văn hố có giá trị để lại đã chứng minh Bắc Giang là vùng đất
văn hiến và cách mạng. Có thể nói, ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, Bắc Giang
cũng xuất hiện những tên đất, tên người tiêu biểu. Mỗi dân tộc chung sống lâu
đời trên đất Bắc Giang đều có truyền thống tốt đẹp; mỗi địa phương trong tỉnh
đều có những tiềm năng phát triển. Nguồn lực con người đã, đang và sẽ được
phát huy ở các thế hệ hôm nay và mai sau [9].


14
Bước vào giai đoạn cách mạng mới, Bắc Giang có những thuận lợi cơ

bản là một trong những tỉnh miền núi giáp thủ đô Hà Nội nhất, gần các khu
kinh tế trọng điểm phía Bắc, giao thơng thuận tiện, tiềm năng lao động, đất
đai lớn; nhân dân cần cù, sáng tạo, hiếu học, đội ngũ cán bộ, cơng chức đồn
kết nhất trí… Nền kinh tế của tỉnh được tăng trưởng qua từng năm, đời sống
nhân dân từng bước ổn định.
Nghị quyết lần thứ XV của Tỉnh uỷ Bắc Giang đã xác định mục tiêu và
định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2005 – 2010
là: chuyển dịch cơ cấu kinh tế sao cho cân đối với các vùng, miền khác nhau
trong khu vực; phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp
trong đó ưu tiên phát triển cơng nghiệp và các ngành nghề nông thôn. Đến
năm 2010 cơ cấu kinh tế của tỉnh sẽ là: Nông, lâm nghiệp chiếm 40% tổng số
GDP, cơng nghiệp và các loại hình dịch vụ chiếm 60% GDP.
Là một tỉnh có nhiều tiềm năng về đất đai, nhân lực, đường giao thông thuận
tiện, trong những năm gần đây, nền kinh tế của tỉnh đang có chiều hướng phát
triển vững chắc, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm bình quân là 7%. Tận
dụng điều kiện tự nhiên và các điều kiện kinh tế - xã hội, tỉnh Bắc Giang đang
tiếp tục ưu tiên phát triển các khu, cụm công nghiệp, cải thiện môi trường đầu
tư để thu hút đầu tư của các nhà sản xuất và kinh doanh trong và ngồi nước.
Trên địa bàn tỉnh có Nhà máy Phân đạm và Hoá chất Hà Bắc, các khu công
nghiệp đang dần được mở rộng như: Khu công nghiệp Đình Trám, Quang
Châu, Đồng Vàng (Việt n), khu cơng nghiệp Song Khê – Nội Hồng (n
Dũng), khu cơng nghiệp Đồi Ngô (Lục Nam), khu công nghiệp Xương Lâm,
khu công nghiệp Tân Thịnh (Lạng Giang) đang hoạt động với tổng vốn đầu tư
lên đến hàng triệu USD, dự án nhà máy nhiệt điện Thanh Sơn (Sơn Động) do
Tổng Công ty than Việt Nam làm chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư là 6 nghìn tỷ
đồng đang gấp rút thi cơng và sớm hồn thành đưa vào sử dụng. Các cơng ty,


15
các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chủ yếu bao gồm các lĩnh vực: xây

dựng, may mặc, chế biến nông sản, lâm sản, bao bì, xuất khẩu. Ngồi ra cịn
có một số mơ hình kinh tế làm ăn có hiệu quả đang được nhân rộng. Các
làng nghề truyền thống được khôi phục và mở rộng nên đã trở nên sôi động
hơn thu hút được nhiều việc làm mới cho người lao động. Một số làng nghề
truyền thống tiêu biểu như: Gốm ở Thổ Hà (Việt Yên), bánh đa kế (xã Dĩnh
Kế – thành phố Bắc Giang), mây tre đan ở Phúc Long – Phúc Tằng (xã Tăng
Tiến – Việt Yên), nghề làm bún ở Đa Mai (thành phố Bắc Giang), nghề rèn
(Đức Thắng – Hiệp Hoà)… Các sản phẩm làng nghề truyền thống khá đa
dạng về loại hình, phong phú về chủng loại, phù hợp với thị hiếu của người
tiêu dùng địa phương, trong nước và từng bước mở rộng xuất khẩu ra thị
trường nước ngoài.
Đối với các lĩnh vực văn hố - xã hội có bước chuyển tích cực, tỉnh chỉ
đạo ngành văn hoá, thể thao và du lịch tiếp tục thực hiện đề án: “Tập trung
mọi nguồn lực để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hố các dân tộc Vùng Đông
Bắc Bộ”; “Bảo tồn và phát huy di sản văn hoá các dân tộc tỉnh Bắc Giang từ
2003 – 2010”, tiếp tục duy trì và phát huy hiệu quả của phong trào “Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” và nhiều hoạt động khác với mục tiêu
phát triển nền Văn hoá Bắc Giang theo định hướng đã xác định và nâng cao
đời sống văn hoá tinh thần cho nhân dân, các trung tâm văn hoá cấp tỉnh, cấp
huyện được quan tâm, xây dựng và củng cố. Hệ thống nhà văn hoá cấp tỉnh,
cấp huyện phát triển mạnh, tình hình an ninh, chính trị, trật tự an tồn xã hội
ln ổn định.
Từ thực tế trên cho thấy, Bắc Giang đang hồ mình cùng cả nước trên
con đường cơng nghiệp hố - hiện đại hố đất nước. Tuy nhiên, tỉnh Bắc
Giang cũng cịn khơng ít những khó khăn, thách thức đó là: do đặc thù là một
tỉnh miền núi nhiều dân tộc anh em chung sống, trình độ dân trí khơng đồng


16
đều, nền kinh tế của tỉnh có xuất phát điểm thấp, cơ sở vật chất kết cấu hạ

tầng còn thiếu đồng bộ, đời sống của một bộ phận nhân dân cịn khó khăn…
1.1.2. Vai trị của Thư viện tỉnh Bắc Giang trong quá trình phát
triển kinh tế - xã hội.
TV tỉnh Bắc Giang là thư viện công cộng lớn nhất tỉnh được thành lập
vào cuối năm 1956. Trải qua hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, TV tỉnh
Bắc Giang thực sự trở thành kho tàng tri thức vô giá được đơng đảo cán bộ,
nhân dân trong và ngồi tỉnh sử dụng khai thác. Sách, báo, tài liệu TT của thư
viện đã góp phần quan trọng trong việc phục vụ những nhiệm vụ phát triển
kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh; tuyên truyền rộng rãi những đường lối, chủ
trương chính sách của Đảng và Nhà nước; phục vụ cho đào tạo thế hệ trẻ, cơ
quan giáo dục thường xuyên; phổ biến những thành tựu khoa học kỹ thuật
nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển; phục vụ nhu cầu học tập, nâng cao trình độ
của nhân dân. Đồng thời, thư viện cịn tham gia q trình bồi dưỡng nguồn
nhân lực, đào tạo nhân tài cho sự nghiệp CNH – HĐH quê hương đất nước.
Khi mới thành lập, vốn sách ban đầu chỉ có 1000 bản do TV Quốc gia
cung cấp và 500 bản (chủ yếu là sách cũ in trên giấy bổi) do nhân dân quyên
góp. Hàng tháng thư viện cân đối ngân sách và mua bổ sung được 50 bản
sách. Đến nay, Thư viện có trên 100.000 cuốn sách; trên 150 loại báo, tạp chí,
hàng trăm tài liệu điện tử và vật mang tin khác. Sách, báo, tạp chí, tài liệu của
TV đáp ứng mọi nhu cầu tra cứu, tìm tin của đơng đảo quần chúng nhân dân.
Từ 2002 đến nay, do được tăng cường đầu tư, làm tốt các khâu nghiệp
vụ nhằm thu hút bạn đọc đến sử dụng sách, báo, tài liệu, TV tỉnh thường
xuyên chú trọng tới công tác tuyên truyền, giới thiệu sách bằng nhiều hình
thức như: biên soạn thư mục giới thiệu sách mới, thư mục chuyên đề phục vụ
nhu cầu của bạn đọc. TV phục vụ các đề tài nghiên cứu của các nhà khoa học,


17
phục vụ các cuộc thi tìm hiểu do Tỉnh uỷ và Trung ương phát động. Hàng
năm, TV thường tổ chức hội thi tuyên truyền giới thiệu sách, tổ chức trưng

bày Báo Xuân và tổ chức nhiều cuộc nói chuyện chuyên đề do các học giả,
diễn giả, các nhà khoa học ở Trung ương truyền đạt…
Ngồi ra, TV cịn đẩy mạnh cơng tác sưu tầm tài liệu địa chí, tài liệu
q hiếm như: “Thần tích – thần sắc”, “Hương ước làng xã”, tổ chức biên
soạn tài liệu thư mục: Thư mục địa chí tổng quát Bắc Giang (2004); thư mục
chuyên đề “Hồ Chí Minh - Cuộc đời và sự nghiệp” (2008); thư mục “Thần
tích – thần sắc các làng xã tỉnh Bắc Giang thời thuộc pháp” (2008); thư mục
“Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội (2008)…
TV tỉnh Bắc Giang đã ứng dụng CNTT vào công tác TV, đồng thời có
cách làm sáng tạo nên vừa tiết kiệm vừa hiệu quả. Ở các khâu cơng tác, máy
tính điện tử đã thay thế các hoạt động truyền thống như tra cứu TT trên CSDL
, ứng dụng vào tủ phích, in thư mục…TV còn là trung tâm hướng dẫn nghiệp
vụ cho hệ thống TV trong toàn tỉnh, chỉ đạo phong trào đọc và làm theo sách,
thúc đẩy hệ thống TV từ tỉnh đến cơ sở phát triển, từng bước đáp ứng nhu cầu
thưởng thức văn hoá ngày càng cao của nhân dân.
Từ khi tái thành lập tỉnh với chủ trương lớn của Đảng đưa văn hoá TT
về cơ sở, được sự quan tâm của các cấp, các ngành, sự chỉ đạo sát sao của
ngành Văn hố - thơng tin (nay là Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch), TV tỉnh
Bắc Giang đã chỉ đạo các TV huyện nhân rộng những kinh nghiệm hay,
những mơ hình tốt cùng với phong trào “Tồn dân đồn kết xây dựng đời
sống văn hố cơ sở” đến nay tồn tỉnh có 10 TV huyện, thành phố. Hỗ trợ TV
cấp huyện có bước tiến bộ rõ rệt và đặc biệt đã xây dựng được 44 thư viện xã
theo hướng phát triển chính quy, vững chắc với trên 300 tủ sách làng, khu
phố. Hệ thống TV của tỉnh Bắc Giang ngày càng được củng cố và phát triển.


18
Để các TV cơ sở hoạt động tốt, TV thực hiện chủ trương xã hội hố cơng
tác TV cơ sở với tinh thần nhà nước, các tổ chức xã hội và nhân dân cùng tham
gia vào xây dựng vốn sách, ngồi sách, báo do nhân dân qun góp, chính

quyền cơ sở quan tâm, TV còn xây dựng kho sách luân chuyển xuống các TV
cơ sở. Ngồi ra, TV cịn tham mưu đề xuất với ngành Văn hoá, với Tỉnh hỗ trợ
sách cho các thư viện cơ sở. Do đó, các TV cơ sở thường xuyên có sách mới,
phục vụ có hiệu quả những nhu cầu đọc của nhân dân.
Năm 2000, được sự quan tâm của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân, các cấp,
các ngành, TV tỉnh đã được xây dựng trụ sở mới có diện tích 2000m2 với mức
kinh phí 2,7 tỷ đồng (cho xây dựng) và 700 triệu đồng mua sắm trang thiết bị.
Cuối năm 2001, nhà thư viện được khánh thành và đưa vào sử dụng.
Từ năm 2002 - 2004, kinh phí đầu tư cho TV được nâng lên từng bước,
từ 600 triệu đồng (2002) lên 800 triệu đồng (2003) và hơn 1 tỷ đồng (2004).
Trên con đường hoàn thiện và phát triển, TV tỉnh Bắc Giang đã khắc phục
nhiều khó khăn để vươn lên, hồn thành nhiều nhiệm vụ chính trị được giao.
Càng tự hào về truyền thống hơn 50 năm xây dựng, phát triển và trưởng
thành, đội ngũ cán bộ TV tỉnh không ngừng rèn luyện đạo đức, phẩm chất, ý
thức tổ chức kỷ luật, trau dồi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, không ngừng
nâng cao trình độ ngoại ngữ và tin học, xứng đáng là người cán bộ trong thời kỳ
cơng nghiệp hố, hiện đại hố góp phần đưa sự nghiệp TV phát triển và hội
nhập.
1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Thư viện tỉnh Bắc Giang.
TV tỉnh Bắc Giang là TV trung tâm của tỉnh, là trung tâm tàng trữ các
loại tài liệu xuất bản trong và ngoài nước, các loại tài liệu xuất bản của địa
phương. Cũng như các TV tỉnh thành khác, TV tỉnh Bắc Giang có trách
nhiệm dùng sách, báo, tài liệu để tuyên truyền, phổ biến các đường lối chủ


19
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; phổ biến những kiến thức về khoa
học, kỹ thuật phục vụ cho việc phát huy truyền thống, đáp ứng yêu cầu phát
triển kinh tế, chính trị, văn hố - xã hội của tỉnh nói riêng và sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội và xây dựng nền văn hoá mới tiên tiến, đậm đà bản sắc

dân tộc của cả nước nói chung. Hiện nay, TV tỉnh Bắc Giang đang nằm trong
Liên hiệp TV các tỉnh Miền núi Phía Bắc và được đánh giá là một trong
những TV cơng cộng hoạt động có hiệu quả.
Bên cạnh chức năng, nhiệm vụ là giữ gìn di sản, thư tịch của dân tộc;
thu thập, tàng trữ, tổ chức việc khai thác và sử dụng chung vốn tài liệu, TV
tỉnh Bắc Giang còn là trung tâm hướng dẫn nghiệp vụ TV cho các TV huyện
góp phần vào việc phát triển sự nghiệp TV và công tác vận động đọc sách báo
trong toàn tỉnh. TV tỉnh Bắc Giang luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho bạn
đọc sử dụngTV; đảm bảo cho bạn đọc dùng sách, báo, tài liệu tại các phòng
đọc của TV và được mượn về nhà; tuyên truyền, giới thiệu sách báo bằng các
hình thức TT thư mục và hướng dẫn tra cứu, phát huy triệt để nội dung vốn
sách báo của TV phục vụ các nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của tỉnh; Phục vụ
một cách cụ thể, kịp thời những tổ chức nghiên cứu hay sản xuất, những cán
bộ lãnh đạo, cán bộ chun mơn thuộc các ngành trong và ngồi tỉnh, có thể
tra cứu, tiếp cận nhanh chóng với nguồn lực TT của TV. TV đặc biệt chú
trọng phục vụ những cơ quan lãnh đạo của đảng và nhà nước, chính quyền địa
phương, những tổ chức chuyên môn, những người làm công tác nghiên cứu,
giảng dạy và chỉ đạo sản xuất, coi đó là thành phần chính trong đối tượng
phục vụ.
Bên cạnh đó, TV cịn có nhiệm vụ bổ sung có chọn lọc những cuốn
sách, báo - tạp chí của cả trong và ngồi nước có nội dung liên quan đến đặc
điểm, yêu cầu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh cũng như nhu cầu
của bạn đọc. Đồng thời bổ sung sách, báo - tạp chí cho các TV huyện trong


20
toàn tỉnh, trở thành trung tâm hướng dẫn nghiệp vụ TV cho các TV huyện về
nghiệp vụ, kỹ thuật và thường xuyên tổng kết, phổ biến những kinh nghiệm
nhằm nâng cao chất lượng công tác, chất lượng hoạt động; Tham mưu cho các
cấp chính quyền nhằm xây dựng và phát triển hệ thống TV cấp huyện và cơ

sở để xây dựng, phát triển từng bước vững chắc mạng lưới TV công cộng trên
địa bàn tỉnh, đẩy mạnh công tác xã hội hoá hoạt động TV.
1.1.4. Tổ chức Thư viện tỉnh Bắc Giang
1.1.4.1. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của TV tỉnh Bắc Giang bao gồm Ban giám đốc, khối các
phịng chun mơn nghiệp vụ, khối các phịng chức năng, khối các phịng
phục vụ bạn đọc (Hình 1,tr.14).
Ban giám đốc gồm: Giám đốc và phó Giám đốc. Các chức danh này do
Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang bổ nhiệm và miễn
nhiệm. Hiện nay, TV tỉnh Bắc Giang có 01 Giám đốc, 02 phó Giám đốc trong
đó 01 đồng chí theo dõi về hoạt động nghiệp vụ và phục vụ của đơn vị, 01
đồng chí theo dõi về tổ chức và tài chính.
TV bao gồm các khối phòng như sau:
* Khối các phòng chức năng:
- Phịng hành chính tổng hợp
- Phịng tài vụ
- Phịng kế tốn
* Khối các phịng chun mơn nghiệp vụ:
- Phịng bổ sung - biên mục
- Phịng địa chí - thơng tin thư mục
- Phịng máy tính và mạng


21
* Khối các phòng phục vụ bạn đọc:
- Phòng đọc tổng hợp
- Phịng nghe nhìn
- Phịng mượn
- Phịng đọc báo - tạp chí
- Phịng thiếu nhi

Hình 1: Sơ đồ Cơ cấu tổ chức của TV tỉnh Bắc Giang
BAN GIÁM ĐỐC

Khối phịng chun mơn
nghiệp vụ

Khối phịng chức
năng

Phịng bổ sung- biên
mục

Phịng hành
chính tổng hợp

Phịng địa chí – thơng
tin thư mục

Phịng tài vụ

Khối phịng phục vụ bạn
đọc

Phịng đọc tổng hợp
Phịng nghe nhìn

Phịng mượn
Phịng đọc báo – tạp chí

Phịng máy tính và

mạng

Phịng kế tốn

Đường lãnh đạo và quản lý trực tiếp
Đường phối hợp hoạt động

Phòng thiếu nhi


22
1.1.4.2. Nhân sự
Hiện tại TV có 24 cán bộ, trong đó có 21 cán bộ trong biên chế, 3 cán
bộ hợp đồng. Thành phần cán bộ của TV xét theo trình độ chun mơn bao
gồm 1 thạc sĩ, 22 cử nhân (trong đó có 19 cán bộ chuyên ngành TT- TV ) còn
lại là các ngành khác.
Nếu xét theo cơ cấu tổ chức thì đội ngũ cán bộ trên được sắp xếp như sau:
Số cán bộ các phịng chun mơn nghiệp vụ là: 8 người (33,3%); cán bộ
các phòng phục vụ là 11 người (46%); cán bộ phòng chức năng là 3 người
(12,5%). Như vậy số lượng cán bộ ở các phịng nghiệp vụ (những người có
trách nhiệm tạo ra các sản phẩm TT – TV) cịn ít, chưa đáp ứng được yêu cầu
của TV hiện nay.
1.1.5. Cơ sở vật chất của Thư viện tỉnh Bắc Giang
Cơ sở vật chất ở đây bao gồm trụ sở, vốn tài liệu, kinh phí, các phương
tiện tự động hố nhằm thực hiện hoạt động TT - TV. Có thể nói, cơ sở vật
chất là bộ phận không thể thiếu trong hoạt động của cơ quan TT - TV nói
chung và của TV tỉnh Bắc Giang nói riêng, nó góp phần khơng nhỏ vào việc
cải tiến quy trình kỹ thuật hoạt động của TV, giảm sức lao động cho người
cán bộ TV cũng như trong việc nâng cao chất lượng hoạt động TT - TV cho
phù hợp với nhu cầu ngày càng phong phú, đa dạng của người sử dụng.

* Vốn tài liệu: Là đối tượng (khách thể) của hoạt động TV. Hiện nay
vốn tài liệu của TV tỉnh Bắc Giang chủ yếu là dạng tài liệu truyền thống với
trên 100.000 bản sách, 150 loại báo - tạp chí và trên 4000 tài liệu địa chí.
Từ năm 2008 trở về trước, sách trong TV tỉnh Bắc Giang được mô tả
theo quy tắc mô tả ISBD, phân loại theo bảng phân loại tài liệu dành cho các
TV khoa học tổng hợp (còn gọi là khung phân loại 19 lớp) do TV Quốc gia


23
biên soạn năm 1992. Đến nay bảng phân loại này đã không đáp ứng được các
yêu cầu phân loại của nhiều tài liệu mới, không phù hợp với những đặc thù
của tỉnh Bắc Giang. Cho nên, từ năm 2008, TV tỉnh Bắc Giang tiến hành phân
loại tài liệu theo khung phân loại DDC (Dewey Decimal Classification).
Hiện tại, TV tỉnh Bắc Giang sử dụng phần mềm Ilib 3.6 để biên mục và
tổ chức khai thác các nguồn lực TT. Chương trình cho phép biên mục nhiều
loại hình tài liệu khác nhau như sách, báo - tạp chí, bài trích, tranh ảnh, dữ
liệu số; hỗ trợ tối đa các công cụ do cán bộ biên mục như bảng phân loại, từ
khoá; hỗ trợ in ra các báo cáo liên quan đến biên mục như in mục lục, phích
tư liệu, thư mục chuyên đề, cán bộ TV chủ động kiểm soát các tài liệu bạn
đọc tra cứu, có thể cho phép bạn đọc xem hoặc khơng xem tài liệu đó, hỗ trợ
người quản lý theo dõi khối lượng, quá trình biên mục của cả phòng hoặc cá
nhân trong khoảng thời gian xác định.
Bất kỳ một cơ quan TT - TV nào muốn hoàn thành tốt chức năng,
nhiệm vụ của mình, muốn đạt được hiệu quả phục vụ tốt nhất điều quan tâm
trước tiên là phải xây dựng vốn tài liệu đầy đủ, lớn về số lượng, phong phú về
chủng loại và đảm bảo chất lượng, phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của
NDT.
Bổ sung vốn tài liệu là công tác vô cùng quan trọng nhằm tăng cường
nguồn lựcTT ; Xây dựng chính sách bổ sung hợp lý, nguyên tắc, có kế hoạch
phù hợp với các nhu cầu của NDT và phù hợp với nhiệm vụ phát triển kinh tế,

xã hội của tỉnh sẽ tránh gây lãng phí đồng thời cịn làm tăng hiệu quả hoạt
động của TV
* Hệ thống tra cứu – tìm tin
Là bộ phận có ý nghĩa lớn đối với cả bạn đọc và cán bộ TV. Đối với
bạn đọc, hệ thống tra cứu là phương tiện tìm kiếm tài liệu và là cơ sở để tiếp


24
cận TT. Nhận định đúng tầm quan trọng của hệ thống tra cứu - tìm tin trong
hoạt động TT - TV, TV tỉnh Bắc Giang đã ứng dụng CNTT đưa toàn bộ vốn
sách báo đã được xử lý nghiệp vụ đưa lên mạng LAN và thường xuyên chỉnh
lý kho tài liệu tra cứu, hệ thống mục lục (mục lục chữ cái tên sách và tên tác
giả, mục lục phân loại), cũng như biên soạn các bản thư mục (thư mục chuyên
đề, thư mục thông báo sách mới, thư mục địa chí…)
Hiện nay, kho tài liệu tra cứu của TV tỉnh Bắc Giang có trên 1.000 tài
liệu. Có loại tài liệu tra cứu, tài liệu mang tính chất chỉ đạo như:, Niên
giám thống kê, Công báo, Các văn bản quy phạm pháp luật về mọi lĩnh
vực, Các loại Từ điển chuyên ngành, Từ điển ngôn ngữ về các lĩnh vực,
Bách khoa thư đều có trong kho tài liệu tra cứu của TV tỉnh Bắc Giang.
Hiện nay, TV đang sử dụng phần mềm tra cứu OPAC.
* Kinh phí:
Theo Pháp lệnh TV (2000) thì Nhà nước đầu tư ngân sách để phát triển
TV, vốn tài liệu, mở rộng sự liên thông giữa các TV trong nước và hợp tác,
trao đổi tài liệu với các TV nước ngoài. Cũng như các TV tỉnh, thành khác,
TV tỉnh Bắc Giang được Nhà nước đầu tư hoàn toàn ngân sách để phát triển
vốn tài liệu và TV, phát triển các dịch vụ phục vụ bạn đọc. Kinh phí được cấp
cho TV năm 2009 là 1 tỷ 200 triệu đồng [Nguồn TVBG]. Ngồi ra, TV tỉnh
Bắc Giang cịn một số nguồn thu khác ( theo điều 23 Pháp lệnh TV ) như lệ
phí cấp thẻ bạn đọc, lệ phí trơng gửi xe, song nguồn thu này khơng đáng kể.
* Trụ sở và trang thiết bị

Hiện tại, TV tỉnh Bắc Giang có trụ sở phục vụ tại đường Ngơ Gia Tự,
phường Trần Phú, thành phố Bắc Giang. Trụ sở chính là tồ nhà 3 tầng liên
hồn được xây dựng, hoàn thiện và đưa vào sử dụng từ năm 2001 với tổng


25
diện tích là 2000m2. Đây là cơng trình văn hố trọng điểm của tỉnh nhằm đáp
ứng nhu cầu về sách, báo, văn hố phẩm của nhân dân trong tỉnh.
Kinh phí đầu tư cho trang thiết bị kỹ thuật hàng năm bình quân của TV
khoảng 10% tổng ngân sách cả năm (Năm 2008 là 90 triệu đồng) [Nguồn TVBG]
Các phòng làm việc đã được trang bị đầy đủ máy tính và được nối mạng
với TV Quốc gia và mạng Internet. Hệ thống máy tính và mạng gồm 2 máy
chủ và 30 máy tính. TV đã xây dựng được CSDL sách, CSDL lược thuật,
CSDL địa chí.
Các phịng phục vụ rộng rãi và thống mát đã được trang bị có đầy đủ
ánh sáng; các thiết bị như bàn ghế, tủ, giá kệ sử dụng trong TV đều được
trang bị mới hoàn toàn theo quy cách của TV. Riêng phịng nghe nhìn được
trang bị đầy đủ đầu video, ti vi, máy in, máy điều hồ, 10 máy tính và máy
chủ quản lý đã tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ làm việc, đáp ứng phần lớn
nhu cầu của NDT tại TV.
TV tỉnh Bắc Giang đã tiến hành xây dựng mạng LAN (Local Area
Netwark) từ năm 2002. Cấu trúc mạng LAN của TV có hình sao. Sơ đồ cấu
trúc mạng LAN của TV thể hiện ở hình 2.
Hình 2: Sơ đồ cấu trúc mạng LAN của Thư viện tỉnh Bắc Giang.
Internet

Máy trạm
phòng đọc tổng
hợp


Máy chủ
HUB

Máy trạm
phịng mượn

Máy trạm
phịng đọc báo tạp chí
Máy trạm
phịng thiếu nhi

Máy trạm
phịng địa chí thơng tin thư

Máy trạm phịng
nghe nhìn


×