Tải bản đầy đủ (.pdf) (171 trang)

Công tác xử lý nội dung tài liệu tại thư viện trường đại học y hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 171 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

------------------------

VŨ THÚY NGA

CÔNG TÁC XỬ LÝ NỘI DUNG TÀI
LIỆU TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI
HỌC Y HÀ NỘI
Chuyên ngành: Khoa học thông tin – Thư viện
Mã số: 60320203

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC THÔNG TIN – THƯ VIỆN

Người hướng dẫn khoa học: Th.s Nguyễn Thu Thảo

Hµ Néi – 2014


2

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình khoa học của riêng tôi. Các dẫn
luận tài liệu được sử dụng trong luận văn chân thực, đảm bảo tính khách
quan, khoa học và có nguồn gốc xuất xứ.
Tơi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.

Hà Nội, tháng 7 năm 2014


Tác giả luận văn

Vũ Thúy Nga


3

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................................... 5
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................ 6
Chương 1: CÔNG TÁC XỬ LÝ NỘI DUNG TÀI LIỆU VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA
THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI .................................................................. 14
1.1. Các vấn đề chung về xử lý nội dung tài liệu ....................................................... 14
1.1.1. Khái niệm về xử lý nội dung tài liệu ........................................................................... 14
1.1.2. Các yêu cầu và tiêu chí đánh giá chất lượng cơng tác xử lý nội dung tài liệu.......... 18
1.2. Khái quát về Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội ............................................. 22
1.2.1. Trường Đại học Y Hà Nội ........................................................................................... 22
1.2.2. Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội........................................................................... 23
1.2.3. Đặc điểm về nguồn lực thông tin tại Thư viện ........................................................... 27
1.2.4. Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin tại Thư viện................................................ 34
1.3. Đặc điểm của công tác xử lý nội dung tài liệu tại Thư viện Trường Đại học Y
Hà Nội ........................................................................................................................... 36
1.4. Vai trị của cơng tác xử lý nội dung tài liệu trong hoạt động thông tin - thư viện... 37
1.4.1. Vai trị cơng tác xử lý nội dung tài liệu đối với hoạt động thông tin - thư viện nói
chung ....................................................................................................................................... 37
1.4.2. Vai trị của cơng tác xử lý nội dung tài liệu đối với hoạt động thông tin - thư viện tại
Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội ..................................................................................... 39
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XỬ LÝ NỘI DUNG TÀI LIỆU TẠI THƯ
VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI ............................................................................ 42

2.1. Quy trình tổng thể của việc định chỉ mục........................................................... 42
2.1.1. Phân tích chủ đề............................................................................................................ 43
2.1.2. Xác định các đặc trưng nội dung của tài liệu.............................................................. 44
2.2. Phân loại tài liệu.................................................................................................. 100
2.2.1. Khung phân loại hiện hành ........................................................................................ 100
2.2.2. Quy trình phân loại tài liệu......................................................................................... 105
2.2.3. Chất lượng kết quả phân loại ..................................................................................... 107


4

2.3. Định từ khóa ........................................................................................................ 111
2.3.1. Cơng cụ kiểm sốt từ khóa ........................................................................................ 111
2.3.2. Quy trình định từ khóa ............................................................................................... 112
2.3.3. Chất lượng định từ khóa............................................................................................. 114
2.4. Biên soạn tóm tắt ................................................................................................ 124
2.4.1. Quy trình biên soạn tóm tắt........................................................................................ 124
2.4.2. Chất lượng bài tóm tắt ................................................................................................ 126
2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xử lý nội dung tài liệu ............................ 127
2.5.1. Trình độ cán bộ ........................................................................................................... 127
2.5.2. Các quy định nội bộ.................................................................................................... 128
2.5.3. Tổ chức và quản lý công việc .................................................................................... 129
2.6. Nhận xét và đánh giá chung............................................................................... 129
2.6.1. Điểm mạnh.................................................................................................................. 129
2.6.2. Điểm yếu ..................................................................................................................... 130
2.6.3. Nguyên nhân............................................................................................................... 130
Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XỬ LÝ NỘI DUNG TÀI
LIỆU TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI ............................................. 131
3.1. Giải pháp về nhân lực......................................................................................... 131
3.1.1. Nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho cán bộ xử lý .................................. 131

3.1.2. Bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học và kiến thức chuyên ngành y học cho cán bộ xử lý132
3.1.3. Xây dựng đội ngũ cộng tác viên................................................................................ 132
3.2. Giải pháp về các công cụ phục vụ công tác xử lý nội dung tài liệu ..................... 133
3.2.1. Bảng phân loại NLM ................................................................................................. 133
3.2.2. Khung đề mục chủ đề y học ...................................................................................... 134
3.3. Giải pháp về tổ chức quy trình xử lý nội dung liệu ......................................... 135
3.3.1. Thiết lập các quy định nội bộ trong công tác xử lý nội dung tài liệu ..... 135
3.3.2. Hiệu đính các kết quả xử lý nội dung tài liệu ........................................................... 137
KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 138
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 140
PHỤ LỤC........................................................................................................................... 141


5

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Sách và luận án luận văn dạng truyền thống tại Thư viện Trường
Đại học Y Hà Nội ........................................................................................... 25
Bảng 1.2. Tạp chí dạng truyền thống tại Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội ..28
Bảng 1.3.Tài liệu dạng điện tử tại Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội ....... 29
Bảng 1.4. Cơ sở dữ liệu tại Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội ....................30
Bảng 2.1. Các yếu tố cần đọc khi phân tích chủ đề tài liệu ..................................41
Bảng 2.2. Các đặc trưng nội dung tài liệu được lựa chọn .............................. 42
Bảng 2.3. Cách thức phân tích nội dung tài liệu của cán bộ biên mục .......... 43
Bảng 2.4. Các tài liệu xác định thiếu đặc trưng nội dung .............................. 44
Bảng 2.5. Các tài liệu xác định sai đặc trưng nội dung ................................. 54
Bảng 2.6. Nguyên tắc quy kết tài liệu khi phân loại tài liệu .......................... 61
Bảng 2.7. Chất lượng kết quả phân loại tài liệu ............................................. 63
Bảng 2.8. Các tài liệu được phân loại chưa chính xác do phân tích sai chủ đề ..... 63
Bảng 2.9. Các tài liệu được phân loại chưa chính xác do xác định sai ký hiệu ..64

Bảng 2.10. Các tài liệu được phân loại chưa chính xác do xác định thiếu ký hiệu 66
Bảng 2.11. Đặc điểm cần chú ý khi định từ khóa .......................................... 68
Bảng 2.12. Các từ khóa sai do lựa chọn sai các đặc trưng ............................. 72
Bảng 2.13. Các từ khóa sai do mơ tả quá sâu / dùng cụm từ phức tạp .......... 73
Bảng 2.14. Các từ khóa sai do chưa có phương tiện kiểm sốt từ ................. 75
Bảng 2.15. Các từ khóa sai do bổ sung thuật ngữ chỉ khái niệm rộng hơn ... 76
Bảng 2.16. Tổng hợp các trường hợp từ khóa sai .......................................... 77
Bảng 2.17. Từ khóa sử dụng các khái niệm phức tạp .................................... 78
Bảng 2.18. Từ khóa khơng súc tích ................................................................ 78
Bảng 2.19. Từ khóa lỗi viết hoa ..................................................................... 79
Bảng 2.20. Từ khóa lỗi chính tả ..................................................................... 79
Bảng 2.21. Các trường hợp từ khóa độc lập chưa đạt yêu cầu ...................... 79
Bảng 2.22. Các yếu tố cần đọc khi biên soạn tóm tắt .................................... 80


6

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong hoạt động thông tin - thư viện, công tác xử lý tài liệu nói chung
và cơng tác xử lý nội dung tài liệu nói riêng rất cần thiết và là một trong
những nhiệm vụ hàng đầu của các cơ quan thông tin - thư viện. Bởi công tác
xử lý tài liệu là một mắt khâu quan trọng để tạo ra sản phẩm thơng tin có chất
lượng. Chất lượng của khâu cơng tác này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng
đáp ứng nhu cầu tin cho người dùng tin. Công tác xử lý tài liệu có chính xác
thì người dùng tin mới tiếp cận thơng tin một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời
và phù hợp với nhu cầu tin của họ.
Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, tình hình kinh tế - xã hội phát triển
đã làm cho nhu cầu thông tin của con người ngày càng trở nên đa dạng và
phức tạp hơn. Nhu cầu cần được cung cấp thông tin một cách đầy đủ, chính

xác và kịp thời của người dùng tin đã đặt ra cho công tác xử lý nội dung tài
liệu những yêu cầu mới về chất lượng.
Trường Đại học Y Hà Nội là một trong những trường đại học hàng đầu
Việt Nam với lịch sử hơn một trăm năm, có nhiệm vụ và chức trách vơ cùng
quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực y tế, trong nghiên cứu khoa học
và cung cấp chuyên gia cao cấp cho ngành y tế. Vì vậy, việc cung cấp thông tin
cho các đối tượng dùng tin này vô cùng đa dạng, phức tạp và chuyên sâu, đòi
hỏi Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội phải luôn đổi mới, cập nhật những
kiến thức nghiệp vụ thư viện trong công tác xử lý thông tin sao cho ngày càng
đáp ứng tốt hơn cho cơng tác tìm kiếm thơng tin phục vụ cho các đối tượng
người dùng tin này. Việc xử lý nội dung tài liệu khơng chỉ địi hỏi chính xác mà
cịn phải đầy đủ, nếu khơng tài liệu coi như mất khả năng sử dụng, không đến
được với người dùng tin, hoặc gây khó khăn trong việc tìm tin.


7

Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội bắt đầu tiến hành ứng dụng công
nghệ thông tin trong hoạt động thông tin - thư viện từ năm 1999 với việc sử
dụng phần mềm ISIS. Từ năm 2010, Thư viện đã được Trường Đại học Y Hà
Nội đầu tư cơ sở vật chất mới, hệ thống máy móc và trang thiết bị hiện đại
cùng với việc sử dụng phần mềm quản lý thư viện ILIB 4.0 trong hoạt động
thông tin - thư viện.
Với việc sử dụng phần mềm này, Thư viện có thể quản lý tồn diện các
hoạt động: bổ sung, biên mục, quản lý bạn đọc, lưu thông tài liệu, .... Do vậy,
công tác phục vụ bạn đọc được tiến hành nhanh chóng và thuận tiện. Một số
cơng đoạn trong quy trình xử lý nội dung tài liệu có sự thay đổi so với trước.
Tuy nhiên, hiện nay Thư viện vẫn chưa đáp ứng tốt nhu cầu tin của
người dùng tin. Việc tìm kiếm thơng tin tại Thư viện cịn gặp nhiều khó khăn,
nhiều khi người dùng tin khơng tìm được hết những thông tin mà họ cần hoặc

những thông tin tìm được lại chưa phù hợp với yêu cầu của họ. Tình trạng này
có thể do nhiều ngun nhân, mà một trong những ngun nhân chính là do
cơng tác xử lý nội dung tài liệu chưa thực sự đạt chất lượng tốt.
Xuất phát từ những lý do cơ bản trên, tác giả luận văn đã chọn đề tài
“Công tác xử lý nội dung tài liệu tại Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội"
làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Là một hoạt động nghiệp vụ không thể thiếu trong các cơ quan thông
tin thư viện, công tác xử lý nội dung tài liệu đã được các nhà nghiên cứu hệ
thống hóa lý thuyết, cụ thể:
- Phân loại và tổ chức mục lục phân loại, Giáo trình dùng cho sinh viên
đại học ngành Thơng tin - Thư viện, của tác giả Tạ Thị Thịnh (1999).


8

- Phân loại tài liệu, Giáo trình dùng cho sinh viên đại học và cao đẳng
ngành Thư viện - Thông tin học, của tác giả Vũ Dương Thúy Ngà (2009).
- Định chủ đề và định từ khóa tài liệu, Giáo trình dùng cho sinh viên
đại học và cao đẳng ngành Thư viện - Thông tin học, của tác giả Vũ Dương
Thúy Ngà, Vũ Thúy Bình (2008).
- Xử lý tài liệu trong hoạt động thơng tin - thư viện, Giáo trình dùng
cho sinh viên đại học và cao đẳng ngành Thư viện - Thông tin học, của tác giả
Trần Thị Quý, Nguyễn Thị Đào (2007).
- Xử lý phân tích - tổng hợp thơng tin, Đề cương bài giảng, chương
trình cao học ngành Thông tin - Thư viện, của tác giả Nguyễn Thu Thảo
(2010).
Về thực tiễn, công tác xử lý nội dung tài liệu đã được nghiên cứu tại
một số cơ quan thông tin - thư viện, cụ thể:
- Công tác xử lý tài liệu của Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại học

Quốc gia Hà Nội (thực trạng và giải pháp) của tác giả Trần Thị Quý (2001).
- Nâng cao chất lượng xử lý nội dung tài liệu tại Trung tâm Thông tin Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội của tác giả Đồng Đức Hùng (2005).
- Nâng cao chất lượng xử lý nội dung thông tin tại Trung tâm Thông tin
Tư liệu - Thư viện Trường Đại học Vinh của tác giả Nguyễn Lê Quang
(2007).
- Hồn thiện cơng tác xử lý nội dung tài liệu tại Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội của tác giả Nguyễn Thị
Minh Tú (2007).
- Nâng cao chất lượng xử lý nội dung tài liệu tại Thư việnTạ Quang
Bửu Trường Đại học Bách khoa Hà Nội của tác giả Đinh Thúy Quỳnh (2009).


9

- Công tác xử lý nội dung tài liệu tại Thư viện Trường Đại học Ngoại
thương Hà Nội: Thực trạng và giải pháp của tác giả Nguyễn Thị Thanh Ngần
(2011).
- Nghiên cứu công tác xử lý nội dung tài liệu tại Thư viện Trường Đại
học Sư Phạm Hà Nội 2 của tác giả Vũ Xuân Bản (2011).
- Xử lý nội dung tài liệu tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường
Cao đẳng Nội vụ Hà Nội của tác giả Ngô Thị Thu Huyền (2012).
- Xử lý nội dung tài liệu tại Trung tâm Thông tin - Thư viện, Viện Khoa
học Giáo dục Việt Nam của tác giả Đào Kim Phương (2012).
- Nghiên cứu hồn thiện việc ch̉n hóa trong xử lý tài liệu tại các thư
viện Việt Nam của tác giả Vũ Dương Thúy Ngà (2012).
Công tác xử lý nội dung cũng được nghiên cứu ở một số công đoạn xử
lý nội dung cụ thể:
- Lý thuyết và thực tiễn sử dụng ngơn ngữ từ khóa tiếng Việt trong q
trình tin học hóa hoạt động của các cơ quan thơng tin - thư viện của tác giả
Vũ Thúy Bình (1994).
- Nghiên cứu việc sử dụng ngơn ngữ từ khóa tại Viện Thông tin Thư

viện Y học Trung ương của tác giả Lê Thị Thúy Hiền (2004).
- Nghiên cứu áp dụng khung phân loại DDC ấn bản rút gọn tiếng Việt
14 tại Thư viện Quốc gia Việt Nam của tác giả Nguyễn Thị Lan Hương
(2010).
Tại Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội, đã có cơng trình nghiên cứu
về hoạt động thông tin - thư viện:
- Nghiên cứu việc tổ chức và khai thác nguồn lực thông tin ở Trung tâm
Thông tin - Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội của tác giả Nguyễn Thị Cẩm
Nhung (2003).


10

- Tổ chức và khai thác hệ thống tra cứu thông tin tại Thư viện Trường
Đại học Y Hà Nội của tác giả Vương Ngọc Mai (2007).
Ngồi ra, cịn có một số bài nghiên cứu liên quan đến đề tài của các tác
giả Võ Lý Hòa, Vũ Dương Thúy Ngà, Nguyễn Hữu Viêm, Nguyễn Lan
Hương, ... được đăng tải trên tạp chí Thư viện Việt Nam, tạp chí Thơng tin tư
liệu, Kỷ yếu hội thảo về hoạt động thông tin - thư viện, ví dụ như:
- Những căn cứ khi tóm tắt văn bản sách, bài báo - tạp chí của tác giả
Nguyễn Hữu Viêm (2007).
- Các đặc trưng ngôn ngữ cơ bản của văn bản tóm tắt của tác giả Võ
Lý Hòa (2009).
- Tiêu chuẩn Việt Nam về xử lý tài liệu thư viện của tác giả Vũ Dương
Thúy Ngà (2008).
- Để hướng tới sự ch̉n hóa trong cơng tác xử lý tài liệu và biên mục
trong các thư viện ở Việt Nam của tác giả Vũ Dương Thúy Ngà (2008).
- Xử lý tài liệu trong các thư viện: một số vấn đề đặt ra của tác giả Vũ
Dương Thúy Ngà (2008).
- Vai trị và ý nghĩa của cơng tác phân loại tài liệu trong hoạt động thư

viện hiện nay của tác giả Nguyễn Lan Hương (2012).
v.v.v
Tuy nhiên, đây là những cơng trình nghiên cứu về cơng tác xử lý nội
dung tài liệu tại các cơ quan thông tin - thư viện khác. Cho đến nay chưa có
cơng trình nào nghiên cứu về công tác xử lý nội dung tài liệu tại Thư viện
Trường Đại học Y Hà Nội.
Các cơng trình nghiên cứu trên đã đưa ra một số nhóm giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng xử lý nội dung tài liệu như việc kiểm sốt tính nhất qn


11

trong quy trình phân loại, quy trình định từ khóa bằng cách áp dụng các công cụ
chuẩn trong xử lý tài liệu, đó là: khung phân loại, bộ từ khóa, từ điển tham chiếu,
mục lục công vụ cũng như việc đào tạo đội ngũ cán bộ, đội ngũ cộng tác viên.
Với việc lựa chọn đề tài nghiên cứu này, tác giả luận văn hy vọng có
thể kế thừa những thành quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước và
những kinh nghiệm làm việc của bản thân để có thể tìm hiểu, nghiên cứu,
khảo sát thực trạng, điểm mạnh, điểm yếu của công tác xử lý nội dung tài liệu
tại Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội. Từ đó, đề xuất những giải pháp nâng
cao chất lượng cơng tác xử lý nội dung tài liệu tại đây.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác xử lý nội dung tài liệu tại Thư viện Trường Đại học Y Hà
Nội, cụ thể gồm: phân loại tài liệu, định từ khóa và biên soạn tóm tắt.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội
- Thời gian: từ năm 2010 đến nay, đây là thời điểm Thư viện bắt đầu sử
dụng phần mềm ILIB 4.0 trong hoạt động thông tin - thư viện.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1. Mục đích
Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng xử lý nội dung tài liệu
tại Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, luận văn sẽ giải quyết các
nhiệm vụ sau đây:
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về xử lý nội dung tài liệu;
- Tìm hiểu đặc điểm, yêu cầu của công tác xử lý nội dung tài liệu tại
Thư viện trường Đại học Y Hà Nội;


12

- Khảo sát hiện trạng chất lượng công tác xử lý nội dung tài liệu tại
Thư viện;
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác xử lý nội
dung tài liệu tại Thư viện.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Đề tài dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử; Các văn kiện, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển sự nghiệp
văn hóa và thư viện; Phương pháp luận về khoa học thông tin - thư viện.
5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Các vấn đề của luận văn được giải quyết trên cơ sở vận dụng các
phương pháp nghiên cứu sau:
- Thống kê, xử lý, phân tích tổng hợp số liệu;
- Phỏng vấn, trao đổi trực tiếp;
- Điều tra bằng phiếu hỏi;
- Điều tra thực tế.
5.3. Giả thuyết khoa học

Nếu cán bộ xử lý tài liệu được nâng cao trình độ về chun mơn nghiệp
vụ, ngoại ngữ, tin học và kiến thức chuyên ngành y học; Thư viện sử dụng các
công cụ chuẩn phục vụ công tác xử lý nội dung tài liệu; đồng thời thiết lập các
quy định nội bộ về xử lý tài liệu, cơng tác hiệu đính kết quả xử lý nội dung tài
liệu được tiến hành thì chất lượng cơng tác xử lý nội dung tại Thư viện sẽ
được nâng cao, góp phần đáp ứng đầy đủ, chính xác và phù hợp nhu cầu của
người dùng tin.
6. Những đóng góp của luận văn
6.1. Về lý luận
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về xử lý nội dung tài liệu.


13

6.2. Về thực tiễn
- Làm rõ các đặc điểm và yêu cầu đối với công tác xử lý nội dung tài
liệu tại Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội;
- Đánh giá thực trạng chất lượng công tác xử lý nội dung tài liệu tại
Thư viện, phân tích các mặt mạnh, yếu và nguyên nhân của nó;
- Đề xuất các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng công tác
xử lý nội dung tài liệu tại Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội;
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho những người quan tâm tới
vấn đề xử lý nội dung tài liệu, những người trực tiếp làm công tác xử lý nội
dung tài liệu cũng như các cán bộ làm công tác quản lý hoạt động thơng tin thư viện nói chung và các cán bộ làm công tác quản lý hoạt động thông tin thư viện tại Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội nói riêng.
7. Kết cấu của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
cấu trúc của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Công tác xử lý nội dung tài liệu với hoạt động của Thư viện
Trường Đại học Y Hà Nội
Chương 2: Thực trạng công tác xử lý nội dung tài liệu tại Thư viện

Trường Đại học Y Hà Nội
Chương 3: Các giải pháp nâng cao chất lượng xử lý nội dung tài liệu
tại Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội


14

Chương 1
CÔNG TÁC XỬ LÝ NỘI DUNG TÀI LIỆU
VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
1.1. Các vấn đề chung về xử lý nội dung tài liệu
1.1.1. Khái niệm về xử lý nội dung tài liệu
Xử lý tài liệu là một tập hợp các công đoạn ghi lại các đặc trưng về
hình thức và nội dung trong tài liệu nhằm mục đích kiểm sốt, quản lý vốn tài
liệu; đồng thời tạo lập ra các loại mục lục, bộ máy tra cứu và các điểm truy
cập giúp cho người dùng tin có thể tra cứu, tìm kiếm tài liệu một cách dễ
dàng, thuận tiện.
Xử lý tài liệu bao gồm xử lý hình thức tài liệu và xử lý nội dung tài liệu.
Xử lý nội dung tài liệu là một phần của công tác xử lý tài liệu. Công
việc này bao gồm các công đoạn: định chỉ mục (gồm phân loại tài liệu, định
từ khóa hoặc định đề mục chủ đề), tóm tắt, tổng luận, v.v. nhằm trợ giúp
người dùng tin tìm kiếm tài liệu theo nội dung và sử dụng thơng tin trong các
tài liệu đó một cách thuận lợi.
Định chỉ mục là công đoạn xử lý tài liệu để lập ra các chỉ mục như chủ
đề, tên người, tên cơ quan địa danh, tên tổ chức, …để giúp người dùng tin có
được các điểm truy cập tài liệu trong mục lục truyền thống cũng như mục lục
trực truyến [1, tr.10].
Việc định chỉ mục được tiến hành theo quy trình tổng thể như sau:
- Phân tích chủ đề;
- Xác định các đặc trưng nội dung của tài liệu;

- Dịch các đặc trưng sang ngôn ngữ tư liệu;


15

- Trình bày [5, tr.11].
Phân tích chủ đề là việc tìm hiểu tài liệu, xác định nội dung chính của
nó, nhằm phục vụ cho việc định chỉ mục. Nội dung chính của tài liệu được
xác định thơng qua các đặc trưng.
Đối với công tác phân loại tài liệu, yếu tố đặc trưng cho nội dung tài
liệu mà người cán bộ cần quan tâm là: đối tượng nghiên cứu và phương diện
nghiên cứu. Trong đó, đối tượng nghiên cứu là một phần của thực tại khách
quan (sự vật, hiện tượng khách quan) được nghiên cứu và phản ảnh trong tài
liệu. Khi xác định đối tượng nghiên cứu, thứ nhất, cán bộ biên mục cần phân
định rõ vai trò của các đối tượng nghiên cứu, để từ đó xác định rõ đối tượng
nghiên cứu bậc 1 và đối tượng nghiên cứu bậc 2. Thứ hai, cán bộ biên mục
cần tránh nhầm lẫn đối tượng nghiên cứu theo quan niệm trong xử lý thông
tin với quan niệm của tác giả tài liệu. Phương diện nghiên cứu là các góc độ,
khía cạnh, quan điểm nghiên cứu (phương diện nội dung); địa điểm nghiên
cứu (phương diện địa điểm); thời gian nghiên cứu (phương diện thời gian);
thể loại, cách thức trình bày của tài liệu (phương diện hình thức). Một thuật
ngữ có thể là đối tượng nghiên cứu hoặc là phương diện nghiên cứu tùy nội
dung của tài liệu cụ thể. Vì vậy, cán bộ biên mục cần chú ý sự hốn đổi vai
trị giữa đối tượng nghiên cứu và phương diện nghiên cứu.
Đối với công tác định từ khóa tài liệu, ngồi việc xác định rõ các đối
tượng nghiên cứu và các phương diện nghiên cứu như trong cơng tác phân
loại tài liệu, thì trong q trình phân tích chủ đề cán bộ biên mục còn phải
quan tâm tới phương pháp nghiên cứu đặc thù và lĩnh vực áp dụng kết quả
nghiên cứu được đề cập trong nội dung tài liệu. Cán bộ biên mục cũng cần
chú ý sự hốn đổi vai trị giữa đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên

cứu trong từng tài liệu cụ thể.


16

Phân loại tài liệu là việc xác định nội dung chính của tài liệu và thể hiện
nó bằng các ký hiệu phân loại. Các ký hiệu này được rút ra trên cơ sở một bảng
phân loại cụ thể mà thư viện và các cơ quan thông tin sử dụng [2, tr. 18].
Ký hiệu phân loại là một loại ngôn ngữ tư liệu gồm các đơn vị từ vựng
được mã hóa nhờ ký hiệu số và/ hoặc chữ được sử dụng để đánh chỉ số cho
các tài liệu theo các môn ngành tri thức [2, tr.18].
Bảng phân loại là một hệ thống phân loại được trình bày dưới dạng sơ
đồ nhằm phản ánh mối quan hệ logic, đẳng cấp theo thứ bậc giữa các khái
niệm môn ngành tri thức nhằm mục đích áp dụng vào việc phân loại [2, tr.23].
Bảng phân loại được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay ở Việt Nam là Bảng phân
loại thập phân Dewey (DDC - Dewey Decimal Classification), Bảng phân loại
BBK (Bibliograficheskaija Klassifikacija), Bảng phân loại dùng cho các thư
viện khoa học tổng hợp (do Thư viện Quốc gia Việt Nam biên soạn).
Định từ khoá là q trình phân tích nội dung tài liệu và mơ tả nội dung
chính của tài liệu bằng một tập hợp các từ khoá nhằm phục vụ cho việc lưu
trữ và tìm tin trong các cơ sở dữ liệu [1, tr.15].
Từ khóa là một loại ngơn ngữ tư liệu gồm các đơn vị từ vựng là từ và
ngữ dựa trên ngôn ngữ tự nhiên, biểu thị các khái niệm đơn giản và được trình
bày độc lập với nhau [5, tr.61].
Quy trình định từ khố có thể được thực hiện theo phương thức định từ
khoá tự do hoặc định từ khoá kiểm soát. Đối với định từ khoá tự do, cán bộ
xử lý dịch các đặc trưng nội dung sang ngôn ngữ từ khoá bằng cách sử dụng
phương pháp xử lý từ vựng [5, tr.63]. Cịn đối với định từ khố kiểm soát, cán
bộ xử lý sử dụng một phương tiện kiểm sốt từ khóa được chấp nhận, đó là
các bộ từ khố, từ điển từ khóa [5, tr. 64]. Hiện nay, ở Việt Nam phương tiện

kiểm soát từ khoá được sử dụng rộng rãi là Bộ Từ khóa do Thư viện Quốc gia


17

Việt Nam biên soạn và Từ điển Từ khóa Khoa học Công nghệ do Cục Thông
tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia biên soạn.
Định đề mục chủ đề là q trình phân tích nội dung tài liệu nhằm xác
định đề tài chủ yếu của tài liệu đó và thể hiện chúng bằng các đề mục chủ đề
theo một khung đề mục chủ đề nhất định [1, tr.12].
Đề mục chủ đề là một loại ngơn ngữ tư liệu có các đơn vị từ vựng là từ
và ngữ dựa trên ngôn ngữ tự nhiên, biểu thị các khái niệm đơn giản hoặc phức
tạp được trình bày theo cấu trúc quy định [5, tr.67].
Khung đề mục chủ đề: gồm các đơn vị từ vựng là các đề mục chủ đề,
được sắp xếp sao cho dễ tìm nhất (xếp theo vần chữ cái, các quan hệ ngữ
nghĩa, sơ đồ, hoán vị, …) [5, tr.67].
Tóm tắt tài liệu là trình bày lại nội dung chính của tài liệu gốc một
cách ngắn gọn, cơ đọng dưới dạng một bài viết ngắn, sao cho người đọc tiếp
thu nội dung đó nhanh nhất, chính xác nhất [5, tr.123].
Bài tóm tắt có vai trị rất quan trọng trong q trình tìm tin và phổ biến
thơng tin:
- Trợ giúp chọn lọc thơng tin trong q trình tìm tin: Bằng việc thông
báo cho người dùng tin những đặc điểm và nội dung tài liệu gốc, bài tóm tắt
giúp người dùng tin loại bỏ những tài liệu không phù hợp, dễ dàng phân loại
chúng theo giá trị nội dung của từng tài liệu đối với yêu cầu tin của mình theo
thứ tự ưu tiên để thuận tiện cho việc sử dụng và tra cứu [5, tr.123].
- Tiết kiệm dung lượng lưu trữ và truyền thông tin [5, tr.123].
- Thay thế tài liệu gốc trong một số trường hợp đặc biệt: tài liệu gốc viết
bằng tiếng hiếm; tài liệu hạn chế truy cập; tài liệu tham khảo phụ trợ [5, tr.123].



18

Tổng luận là một loại sản phẩm thơng tin trình bày tổng quát và có hệ
thống về một đề tài nhất định trên cơ sở xử lý thông tin từ nhiều nguồn tin
trong một giai đoạn nhất định [5, tr.137].
Tổng luận cung cấp cho người dùng tin nội dung theo các mức độ sau
đây nhằm trợ giúp ra quyết định giải quyết vấn đề: thông tin tổng quát về đề
tài được quan tâm; kiến thức được hệ thống hoá về đề tài trên; đúc rút ra bản
chất cốt lõi và động thái tiến triển của vấn đề; ý kiến đánh giá vấn đề, đề xuất
biện pháp thực hiện [5, tr.138].
Tổng luận có vai trị đặc biệt quan trọng đối với quá trình ra quyết định,
đáp ứng nhu cầu tin cho hoạt động quản lý với các đặc điểm: cần ra quyết định
chính xác, kịp thời; cần mức độ tổng hợp và tích hợp thơng tin cao. Người biên
soạn tổng luận thường là các chuyên gia thông tin, chuyên gia các ngành.
1.1.2. Các yêu cầu và tiêu chí đánh giá chất lượng công tác xử lý nội
dung tài liệu
1.1.2.1. Định chỉ mục
Để chất lượng việc định chỉ mục đảm bảo tính khoa học thì cơng tác
định chỉ mục phải đảm bảo được các yêu cầu sau:
- Tính chính xác: là mức độ tương ứng giữa lượng khái niệm của đặc
trưng nội dung tài liệu với lượng khái niệm đặc trưng được chọn để mô tả. Việc
định chỉ mục cần phải đạt được độ chính xác cao nhất. Tuy nhiên, trong nhiều
trường hợp do phải dung hòa với các giới hạn của một hệ thống cụ thể mà mức
độ chính xác cao nhất khơng được đảm bảo. Khi đó phương thức được khuyến
khích áp dụng là mở rộng khái niệm ở mức cao hơn gần nhất [5, tr.12].
- Tính khách quan: các đặc trưng nội dung thông tin trong tài liệu gốc
phải được trình bày theo đúng tư tưởng của tác giả, không được biến đối hoặc
bổ sung theo ý kiến chủ quan của người xử lý, khơng có bất cứ sắc thái đánh
giá nào đối với tài liệu gốc [5, tr.15].



19

- Tính đơn nghĩa: mỗi nội dung khoa học tương ứng với một tập hợp
chỉ mục và chỉ một mà thôi; kết quả xử lý cùng một tài liệu bởi các người
khác nhau thì phải giống nhau. Để đạt được tính đơn nghĩa cần phải loại trừ
tính chủ quan trong khi định chỉ mục. Muốn loại trừ tính chủ quan cần phải có
phương pháp thống nhất và phương tiện thống nhất [5, tr.16].
- Tính đầy đủ: là sự bao hàm đầy đủ các đặc trưng quan trọng nhất của tài
liệu, với độ sâu tương ứng với quy định chung của hệ thống. Tất cả các đặc trưng
tài liệu phù hợp với quy định của hệ thống phải được chọn đầy đủ [5, tr.17].
Để đánh giá chất lượng của công tác xử lý nội dung tài liệu, có thể xây
dựng các hệ thống tiêu chí đánh giá theo những cách khác nhau, tùy theo mục
tiêu đánh giá. Thông thường sử dụng 2 hệ số đánh giá cơ bản là hệ số chính
xác và hệ số đầy đủ.
 Đánh giá chất lượng thơng qua q trình mơ tả tài liệu:
- Hệ số chính xác thơng qua mơ tả [5, tr.18]:
Kcxmt = Ncxmt/Ncmmt × 100%, trong đó:
KcxmtHệ số chính xác
NcxmtSố lượng chỉ mục mơ tả chính xác
NcmmtTổng số chỉ mục trong kết quả
- Hệ số đầy đủ thông qua mô tả [5, tr.19]:
Kđđmt = Nđtmt/Mđtmt × 100%, trong đó:
KđđmtHệ số đầy đủ thơng qua mô tả
NđtmtSố lượng đặc trưng được mô tả
MđtmTổng số các đặc trưng nội dung


20


 Đánh giá chất lượng thơng qua tìm tin:
- Hệ số chính xác thơng qua tìm tin [5, tr.20]:
Kcxtt = Ncxtt/Nr × 100%, trong đó:
KcxttHệ số chính xác thơng qua tìm tin
NcxttSố lượng các biểu ghi tìm ra đáp ứng yêu cầu tin
NrTổng số các biểu ghi tìm ra
- Hệ số đầy đủ thơng qua tìm tin [5, tr.21]:
Kđđtt = Ŋcx / Ncx × 100%, trong đó:
KđđtHệ số đầy đủ thơng qua tìm tin
Ŋcx Số lượng các biểu ghi tìm ra đáp ứng yêu cầu tin
Ncx Tổng số các biểu ghi đáp ứng u cầu tin
1.1.2.2. Định từ khóa
Ngồi các yêu cầu như đối với định chỉ mục thì định từ khóa cần đảm
bảo các yêu cầu sau:
+ Nội dung từ khóa
- Thơng dụng, đúng đắn theo thuật ngữ khoa học: Từ khóa phải là từ
khoa học, thơng dụng trong lĩnh vực mà nội dung tài liệu đề cập, không sử
dụng thuật ngữ và các từ nghĩa bóng...[1, tr.128].
- Súc tích: Từ khóa phải thể hiện nội dung thơng tin dưới hình thức
ngắn gọn nhất. Yêu cầu này nhằm định hướng vào việc lựa chọn những từ
thực sự có nội dung thơng tin và loại bỏ những từ khơng có ích trong việc tra
cứu [1, tr.128].
- Ngắn gọn: Tách các khái niệm phức tạp thành các khái niệm đơn giản
nhất có thể. Yêu cầu này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đảm bảo tính
hậu kết hợp của ngơn ngữ từ khóa [1, tr.128].


21


- Đơn nghĩa: Một từ khóa chỉ mang một nghĩa duy nhất và một khái
niệm (hoặc đối tượng cụ thể) chỉ được mơ tả bằng một từ khóa duy nhất. Yêu
cầu này nhằm khắc phục các hiện tượng đa nghĩa và đồng nghĩa trong khi xử
lý từ vựng [1, tr.128].
- Chính xác và hiện đại: Từ khóa phải phản ánh chính xác những khái
niệm cơ bản của nội dung tài liệu, đồng thời phải là các thuật ngữ được dùng
hiện tại thuộc các lĩnh vực chuyên ngành. Yêu cầu này giúp đảm bảo độ chính
xác và tính thống nhất của từ khóa trong mẫu tìm và lệnh tìm [1, tr.128].
- Khách quan: Từ khóa phải độc lập với văn cảnh của nội dung tài liệu
gốc, tức là có thể hiểu được từ khóa mà khơng cần đọc nội dung tài liệu gốc.
Đồng thời từ khóa khơng được mang sắc thái phê phán, đánh giá [1, tr.129].
+ Hình thức từ khóa
- Viết đúng các quy tắc chung về chính tả tiếng Việt: vị trí dấu thanh,
chữ “y” và “i”, quy định chữ viết hoa [1, tr.129].
- Danh từ chung có gốc tiếng nước ngồi, từ khóa phải tn thủ cách
viết các phiên âm thơng dụng. Cịn danh từ riêng với tên người có gốc Latinh
sử dụng nguyên tên gốc [1, tr.129].
1.1.2.3. Bài tóm tắt
Bài tóm tắt cần đảm bảo các tiêu chí như sau:
+ Hình thức:
- Cấu trúc phải đảm bảo tính lơgic chặt chẽ, cân bằng trong mức độ
chọn lọc thông tin [5, tr.129].
- Văn phong phải trong sáng, đơn giản, dễ hiểu; sử dụng thuật ngữ khoa
học thông dụng; viết tắt đúng cách. Câu văn phải ngắn gọn, ưu tiên sử dụng


22

các loại cú pháp đặc thù (câu thiếu chủ ngữ là chủ thể thực hiện công việc).
Hạn chế sử dụng các câu phức hợp, đa nghĩa [5, tr.129].

+ Nội dung:
- Đầy đủ là đảm bảo yêu cầu thành phần định lượng của bài tóm tắt,
bảo đảm sao cho tồn bộ thông tin cơ bản của tài liệu gốc được chuyển tải
sang bài tóm tắt [5, tr.129].
- Chính xác và khách quan là bảo đảm thành phần định tính của bài tóm
tắt. Những thơng tin cơ bản nội dung của tài liệu gốc khi được chuyển tải sang
bài tóm tắt phải đảm bảo đúng, nguyên vẹn, giá trị khoa học và tư tưởng đã có
trong tài liệu gốc. Khơng đưa ra nhận xét của người làm tóm tắt [5, tr.129].
1.2. Khái quát về Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội
1.2.1. Trường Đại học Y Hà Nội
1.2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển [8, tr.2]
Trường Đại học Y Hà Nội, tiền thân là trường Thuốc Đông Dương
(Ecole de Médecine de l’Indochine), được thành lập theo sắc lệnh của Chính
phủ Pháp do tồn quyền Doumer ký ngày 08/01/1902, có nhiệm vụ đào tạo y
sỹ, dược sỹ Đông Dương và nghiên cứu một số bệnh ở vùng nhiệt đới.
Ngày 15/10/1941, Chính phủ Pháp đổi tên thành Trường Đại học Y Dược Đông Dương.
Cách mạng tháng Tám thành công, Trường Đại học Y - Dược Đông
Dương được đổi tên thành Trường Đại học Y - Dược khoa. Ngày 15/11/1946
Bộ Quốc gia Giáo dục tổ chức khai giảng khóa đầu tiên.
Ngày 29/09/1961, do yêu cầu phát triển của ngành, Bộ Y tế ra Quyết
định số 828/BYT/QĐ, tách Trường Đại học Y - Dược khoa Hà Nội thành hai
trường: Trường Đại học Y khoa Hà Nội và Trường Đại học Dược khoa Hà
Nội. Việc tách 2 trường chính thức được thực hiện vào đầu năm 1964.


23

Ngày 11/9/1985, Trường Đại học Y khoa Hà Nội đổi tên thành Trường Đại
học Y Hà Nội theo Quyết định số 1004/BYT - QĐ, của Bộ trưởng Bộ Y tế. Từ đó
đến nay Trường hoạt động chính thức với tên gọi Trường Đại học Y Hà Nội.

Trải qua hơn 100 năm hình thành và phát triển, Trường Đại học Y Hà
Nội đã nhiều lần được đổi tên cho phù hợp với hồn cảnh và tình hình thực tế
của đất nước. Trường đã đào tạo được số lượng lớn cán bộ y tế, đáp ứng yêu
cầu chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân, phục vụ công cuộc công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
1.2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ [8, tr.5]
 Chức năng
- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, xây dựng
chương trình đào tạo, biên soạn chương trình, giáo trình, tổ chức đề ra các
nhiệm vụ nghiên cứu, chọn lọc, ứng dụng khoa học công nghệ vào triển khai
các đề án, dự án đào tạo đại học và sau đại học;
- Tư vấn cho các cấp quản lý của Bộ, Sở Y tế xây dựng chính sách y tế,
đổi mới nội dung phương pháp đào tạo, cải cách giáo dục.
 Nhiệm vụ
- Đào tạo đội ngũ bác sĩ, cán bộ y tế có tay nghề chất lượng cao cho tất
cả các bậc học, chuyên ngành học từ trình độ cử nhân điều dưỡng, y tế công
cộng và kỹ thuật y học đến các thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp II và tiến sĩ;
- Tổ chức thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học của nhà trường
- Mở rộng hợp tác quốc tế về đào tạo và nghiên cứu khoa học với các
trường đại học y dược của cả nước và thế giới.
1.2.2. Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội
1.2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Thư viện trường Đại học Y Hà Nội, tiền thân là Thư viện Y Dược khoa
Việt Nam, được thành lập năm 1903, là một trong những Thư viện lớn và ra
đời sớm nhất trong Thư viện các trường Đại học trong cả nước.


24

Nhiệm vụ chính của thư viện lúc bấy giờ là: thông qua sách báo, phục

vụ đào tạo bác sĩ, dược sĩ và các chuyên gia cao cấp về y dược học cho nền Y
tế Việt Nam và cho cả các nước Đơng Dương nói chung.
Năm 1962, Thư viện trường Đại học Y Dược khoa Việt Nam được tách
ra thành Thư viện Đại học Y khoa và Thư viện Đại học Dược khoa.
Năm 1969, Thư viện Đại học Y khoa được tách thành Thư viện Y học
Trung ương và Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội.
1.2.2.2. Chức năng và nhiệm vụ [7, tr.37-38]
 Chức năng
Tham mưu giúp việc cho Hiệu trưởng về công tác thư viện, thông tin
khoa học, y học phục vụ cho đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai công
nghệ của Trường.
 Nhiệm vụ
+ Tổ chức và quản lý thư viện:
- Quản lý, tổ chức tốt hoạt động của Thư viện Trường nhằm phục vụ có
hiệu quả nhu cầu ngày càng cao của cán bộ, viên chức và học viên, sinh viên.
- Xây dựng kế hoạch bổ sung thường xun sách, báo, giáo trình, tạp
chí, tài liệu. Tổ chức quản lý chặt chẽ theo nội quy, quy chế của Thư viện các
tài liệu, sách, giáo trình hiện có.
- Có kế hoạch từng bước nâng cấp, hiện đại hóa Thư viện nhằm tăng
cường khả năng lưu trữ, tìm kiếm, xử lý thơng tin trong nước và quốc tế. Có
kế hoạch và tổ chức xây dựng Thư viện điện tử.
- Kết hợp với phòng Quản lý đào tạo đại học, Quản lý đào tạo sau đại
học, Quản lý Nghiên cứu Khoa học, Trung tâm Dịch vụ tổng hợp và các Viện


25

Đào tạo xây dựng kế hoạch, tổ chức tốt khâu in ấn, xuất bản các giáo trình,
sách giáo khoa, tài liệu tham khảo khác phục vụ cho đào tạo, nghiên cứu khoa
học và khoa học công nghệ.

- Chỉ đạo và phối hợp với thư viện của các Viện, Trung tâm trong nhà
trường về công tác chuyên môn thư viện và thông tin phục vụ công tác chung
của Trường.
- Tổ chức tốt công tác lưu trữ các luận văn, luận án Tiến sĩ, Thạc sĩ,
Chuyên khoa cấp II, Bác sĩ nội trú được nộp vào thư viện theo quy định
hiện hành.
+ Công tác phục vụ bạn đọc:
- Tổ chức tốt các phòng đọc phục vụ cán bộ, viên chức và học viên,
sinh viên. Có kế hoạch xây dựng, mở rộng thêm phòng đọc sách nhằm đáp
ứng nhu cầu ngày càng tăng của bạn đọc.
- Tổ chức hướng dẫn bạn đọc, đặc biệt các sinh viên mới vào Trường
sử dụng Thư viện. Thường xuyên tổ chức công tác giới thiệu sách, tài liệu, tạp
chí và các thơng tin khoa học cơng nghệ mới.
- Có biện pháp tăng cường cơng tác tìm kiếm, khai thác, cập nhật các
thông tin khoa học, công nghệ và tổ chức kịp thời việc phổ biến rộng rãi
thông tin cho bạn đọc.
- Tổ chức tốt việc cho bạn đọc mượn sách, báo, tài liệu, giáo trình đảm
bảo việc cho sinh viên mượn các giáo trình, sách giáo khoa được thực hiện
đúng đối tượng và kịp thời.
- Thường xuyên công bố thông tin thư mục cung cấp cho cán bộ và sinh
viên nội dung tóm tắt của tài liệu, sách, báo, tạp chí, cơng trình mới để thuận
tiện cho việc tra cứu và cập nhật thông tin mới nhất.


×