Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Di chỉ hang phia vài tuyên quang những giá trị văn hóa lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (737.51 KB, 113 trang )

1

Bộ giáo dục v đo tạo

bộ văn hóa, thể thao v du lịch

Trng đại học văn hóa H Nội

Ma Thị Hồng Huệ

Di chỉ hang Phia Vi TUYấN QUANG
Những giá trị văn hóa, lịch sử
Chuyên ngành:
MÃ số:

Văn hóa học
60 31 70

Luận văn thạc sỹ văn hóa học

Ngời hớng dẫn khoa học: PGS.TS Trình Năng
Chung

H nội 2011


2

MỤC LỤC

Trang



MỤC LỤC

1

MỞ ĐẦU

3

CHƯƠNG 1. VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN NA HANG, TỈNH TUYÊN

8

QUANG. QUÁ TRÌNH PHÁT HIỆN, NGHIÊN CỨU KHẢO CỔ HỌC

1.1. Vài nét khái quát về huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang

8

1.1.1. Vị trí địa lý nhân văn

8

1.1.2. Đặc điểm địa hình

10

1.1.3. Sơng ngịi

11


1.1.4. Thổ nhưỡng

12

1.1.5. Khí hậu

12

1.1.6. Thực vật, động vật

13

1.2. Quá trình phát hiện và nghiên cứu khảo cổ học Na Hang

17

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

24

CHƯƠNG 2. DI CHỈ HANG PHIA VÀI, TUYÊN QUANG - NHỮNG GIÁ TRỊ 26
VĂN HỐ LỊCH SỬ

2.1. vị trí q trình phát hiện và nghiên cứu

26

2.1.1 Vị trí địa lý, tính chất đặc thù của môi trường tự nhiên khu di chỉ


26

2.1.2. Quá trình phát hiện.

28

2.1.3. Hố khai quật, cấu tạo địa tầng và tầng văn hố

28

2.1.4. Di tích

32

2.1.5. Di vật

36

2.1.6. Phân tích, nhận định khoa học về di tích, di vật hang Phia Vài

41

2.1.7. Tính chất di chỉ hang Phia Vài

45

2.1.8. Kết quả phân tích, giám định về niên đại

46


2.2. Di chỉ hang Phia Vài - Những giá trị văn hoá lịch sử

47

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

66


3

CHƯƠNG 3. BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH KHẢO CỔ TIỀN - 68
SƠ SỬ TUYÊN QUANG
3.1. Thực trạng bảo tồn và phát huy các di tích khảo cổ tiền - sơ sử 68

Tuyên Quang
3.2. Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá tiền - sơ sử Tuyên 72
Quang
3.3. Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá di chỉ hang Phia Vài

82

3.3.1. Đối với di tích hang Phia Vài

82

3.3.2. Đối với hiện vật lưu giữ tại Bảo tàng Tuyên Quang

83


TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

88

KẾT LUẬN

89

DANH M ỤC T ÀI LI ỆU THAM KH ẢO

93

PHỤ LỤC 1:CÁC BẢN ĐỒ, SƠ ĐỒ, BẢN VẼ MINH HOẠ

100

PHỤ LỤC 2: BẢNG THỐNG KÊ CÁC DI TÍCH SƠ KỲ ĐÁ MỚI TẠI
HUYỆN NÀ HANG

10


4

MỞ ĐẦU
I . TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
1. Tuyên Quang là một vùng đất cổ, có lịch sử lâu đời, có sự phát triển
văn hố liên tục, có mối quan hệ rộng mở với các khu vực xung quanh, tiếp
thu tinh hoa văn hố bên ngồi làm giầu thêm bản sắc văn hoá dân tộc.
Văn hoá tiền sử và sơ sử Tuyên Quang là một trong những mảng mầu

văn hố đặc sắc của cư dân cổ miền núi phía Bắc nước ta. Cho đến nay, ở
Tuyên Quang đã phát hiện hơn 30 di chỉ khảo cổ học, chứa phong phú công
cụ, di vật của người tiền sử và sơ sử, minh chứng rằng đây là vùng đất sinh
tồn và phát triển của con người từ rất sớm.
Một hoạt động khảo cổ được xem như là cái mốc đáng ghi nhớ trong
cơng cuộc nghiên cứu văn hố tiền sử Tun Quang, đó là năm 2003, để phục
vụ cho chương trình giải phóng lịng hồ Na Hang (Tun Quang), Viện Khảo
cổ học cùng với Bảo tàng Tuyên Quang đã tiến hành khảo sát, nghiên cứu,
tìm kiếm các dấu tích văn hố cổ xưa trên vùng đất này. Cuộc điều tra đã phát
hiện được 21 địa điểm khảo cổ học quan trọng, gồm đủ các loại hình di tích;
loại hình hang động; loại hình cư trú thềm sơng; loại hình mộ táng cổ, bia ký
cổ. Trong đó, đặc biệt đáng chú ý là di chỉ hang Phia Vài.
Từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 5 năm 2005, Viện Khảo cổ học kết hợp
với Bảo tàng Tuyên Quang tiến hành khai quật di chỉ hang Phia Vài. Tại đây,
kết quả khai quật đã chỉ rõ Phia Vài là một di chỉ cư trú của cư dân thuộc sơ kỳ
Đá mới, thuộc hệ thống văn hố Hồ Bình, có niên đại trên 10.000 năm cách
ngày nay. Đây là phát hiện đầu tiên về hệ thống văn hố Hồ Bình ở lưu vực
sơng Gâm, tạo ra một loại hình văn hố Hồ Bình địa phương.


5

Đặc biệt, cuộc khai quật đã cung cấp một khối lượng phong phú những
tư liệu về văn hoá vật chất và tinh thần của người nguyên thuỷ trên đất Tuyên
Quang. Trong đó đáng chú ý là di cốt hang Phia Vài, theo nhà nhân chủng học
Nguyễn Lân Cường, sọ Phia Vài là những bằng chứng đầu tiên về sự xuất hiện
những sọ Monggoloid đầu tròn và ngắn. Đây là nhận thức hồn tồn mới về cư
dân văn hố tiền sử Việt Nam, trong đó có chủ nhân văn hố Hồ Bình. Đặc
biệt, tài liệu mộ táng phát hiện được ở Phia Vài đã đem lại nhận thức mới về
táng thức của người Hồ Bình, đây cũng là lần đầu tiên phát hiện táng tục

khâm liệm chưa từng có ở khu vực Đơng Nam Á. Đó là cách khâm liệm đặt vỏ
ốc vào hốc mắt người chết với mục đích làm cho người chết đẹp hơn, sống
động hơn. Ngoài ra, tại hang Phia Vài còn thu được trên 1500 di vật quí giá
vừa chứa đựng những đặc trưng kỹ thuật loại hình điển hình của văn hố Hồ
Bình, vừa bảo lưu mạnh mẽ kỹ thuật loại hình đá cũ, lại có những nét độc đáo
mang sắc thái địa phương ở khu vực đệm Tây Bắc và Việt Bắc. Với những giá
trị to lớn trên, năm 2010, di chỉ hang Phia Vài được Bộ Văn Hoá, Thể thao &
Du lịch xếp hạng là di tích lịch sử văn hố cấp Quốc gia.
Tuy nhiên, cho đến nay, di chỉ hang Phia Vài mới chỉ được các nhà
nghiên cứu đánh giá dưới góc độ khảo cổ học, cổ nhân học, cổ động vật học,
còn các giá trị về văn hố và lịch sử thì chưa có một cơng trình nào đi sâu
nghiên cứu cụ thể để làm sáng tỏ và tôn vinh.
Tác giả luận văn công tác tại Bảo tàng Tuyên Quang, là một trong những
đơn vị được Nhà nước giao nhiệm vụ sưu tầm, gìn giữ, bảo tồn và phát huy các
di sản văn hoá của dân tộc. Do vậy, tác giả mong muốn được nghiên cứu di chỉ
hang Phia Vài, một trong những di tích tiền sử tiêu biểu ở Tuyên Quang dưới
góc độ văn hố học, nhằm góp phần phục vụ cho công tác trưng bầy của Bảo
tàng Tuyên Quang trong thời gian tới, đồng thời có cái nhìn sâu hơn về văn hoá
và lịch sử thời tiền sử Tuyên Quang.


6

Hiện nay, hồ thuỷ điện Tuyên Quang đang được khai thác phục vụ du
lịch. Tuy nhiên, du khách đến Na Hang chỉ đơn thuần tham quan cảnh đẹp
thiên nhiên, trong khi các giá trị khác như giá trị văn hoá của di sản chưa được
nghiên cứu và khai thác đúng mức. Hoạt động du lịch về văn hố cịn nghèo
nàn về nội dung và đơn điệu về hình thức biểu hiện, một phần là do chưa làm
sáng tỏ và tôn vinh những giá trị văn hoá, lịch sử, của các di tích văn hố trong
khu vực lịng hồ thuỷ điện Na Hang, trong đó có nền văn hố khảo cổ. Tác giả

luận văn mong muốn thông qua đề tài nghiên cứu của mình cung cấp những tài
liệu cần thiết phục vụ cho cơng tác thuyết minh tại điểm di tích.
Mặt khác, hiện nay tồn bộ các di tích, di vật khai quật tại di chỉ hang
Phia Vài đang được lưu giữ ở tại địa phương. Đây là những điều kiện thuận lợi
để tác giả luận văn thực hiện đề tài nghiên cứu của mình.
Với tất cả những lý do nêu trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Di chỉ hang
Phia Vài Tuyên Quang - Những giá trị văn hoá lịch sử” làm luận văn tốt
nghiệp Cao học, chuyên ngành Văn hố học của mình.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
2.1. Hệ thống hoá tư liệu và các kết quả nghiên cứu của các nhà khảo
cổ về các di tích, di vật tại hang Phia Vài.
2.2 Thơng qua các di tích, di vật tại di chỉ hang Phia Vài làm sáng tỏ
những giá trị văn hoá lịch sử thời tiền sử Tuyên Quang.
2.3. Đề xuất các giải pháp về quản lý, bảo tồn, phát huy các giá trị văn
hoá, lịch sử các di tích thời tiền sử Tuyên Quang.
2.3. Đề xuất phương pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hố di
chỉ hang Phia Vài.
2.5. Cung cấp những thơng tin cần thiết phục vụ cho công tác trưng bầy
của Bảo tàng Tuyên Quang trong thời gian tới, thuyết minh tại điểm di tích
phục vụ khách đến tham quan.


7

3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Các di tích, di vật khảo cổ thu được qua khai quật di chỉ hang Phia Vài,
làm rõ các giá trị văn hoá lịch sử thời tiền sử Tuyên Quang.
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
a. Phạm vi vấn đề: Thông qua di chỉ hang Phia Vài xác định đặc trưng

văn hoá, niên đại, các giai đoạn phát triển và những giá trị văn hoá lịch sử
thời tiền sử Tuyên Quang.
b. Phạm vi không gian: Di chỉ hang Phia Vài, huyện Na Hang trong đó
có so sánh với một số di chỉ khảo cổ khác cùng niên đại trên địa bàn Tuyên
Quang.
c. Phạm vi thời gian: Giai đoạn sơ kỳ đá mới, trên 10.000 năm cách
ngày nay.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
4.1. Phương pháp luận nghiên cứu: Sử dụng phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật lịch sử để xác định giá trị lịch sử, giá trị văn hoá di chỉ hang
Phia Vài.
4.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Kết hợp sử dụng phương pháp
nghiên cứu khảo cổ học và văn hoá học là chính. Bên cạnh đó cịn sử dụng
các phương pháp bổ trợ của các ngành liên quan như: Bảo tàng học, cổ địa lý,
cổ nhân, cổ sinh học trong phân tích và tổng hợp các nguồn tư liệu đã được
sưu tập.
5. KẾT QUẢ ĐĨNG GĨP CHÍNH CỦA LUẬN VĂN:
5.1. Luận văn tập hợp một cách có hệ thống tồn bộ các tư liệu, các kết
nghiên cứu về di tích, di vật được khai quật tại di chỉ hang Phia Vài. Qua đó,
phác thảo nét chân dung văn hố thời đại Đá mới ở Tuyên Quang nói riêng và


8

vùng núi Việt Bắc nói chung, góp phần làm sáng tỏ những giá trị văn hoá và
lịch sử của nền văn hoá này.
5.2. Đề xuất những giải pháp để quản lý, bảo tồn và phát huy các giá trị
di sản văn hóa tiền - sơ sử Tuyên Quang
5.3. Dùng làm tài liệu thuyết minh cho khách thăm quan du lịch, phục
vụ trực tiếp cho công tác tuyên truyền, quảng bá về văn hoá thời tiền sử

Tuyên Quang.
5.4. Nêu rõ thực trạng nghiên cứu và bảo tồn các di tích khảo cổ học.
Đề xuất định hướng bảo tồn và phát huy di sản văn hoá tiền – sơ sử Tuyên
Quang.
5.5. Đề xuất những giải pháp để quản lý, bảo tồn và phát huy các giá trị
văn hoá lịch sử di chỉ hang Phia Vài.
6. BỐ CỤC LUẬN VĂN
Luận văn (100 trang), ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận
văn gồm 90 trang được bố cục như sau:
Chương I: Vài nét khái quát về huyện Na Hang, tỉnh tuyên quang. Quá
trình phát hiện, nghiên cứu khảo cổ học.
Chương II: Di chỉ khảo cổ học hang Phia Vài. Những giá trị văn hoá
lịch sử.
Chương III: Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá tiền - sơ
sử Tun Quang.
Ngồi ra, luận văn cịn kèm theo các mục: Tài liệu tham khảo (40 tài
liệu) và phụ lục minh hoạ gồm: 2 bản đồ, 3 sơ đồ, 15 bản vẽ, 32 ảnh.


9

CHƯƠNG I
VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN NA HANG,
TỈNH TUYÊN QUANG
QUÁ TRÌNH PHÁT HIỆN, NGHIÊN CỨU KHẢO CỔ HỌC
1.1 VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN NA HANG, TỈNH
TUYÊN QUANG
1.1.1 Vị trí địa lý nhân văn.
Na Hang là một huyện vùng cao của tỉnh Tuyên Quang, cách thành phố
Tuyên Quang 113km về phía Bắc. Na Hang nằm trong hệ toạ độ địa lý từ

22014’ đến 22042’ vĩ Bắc và 105008’ đến 105036’ kinh Đơng.
Ở phía Bắc, huyện Na Hang giáp các huyện Bảo Lạc (Cao Bằng), Ba
Bể (Bắc Cạn), Bắc Mê (Hà Giang); phía Nam giáp huyện Chiêm Hố (Tun
Quang); phía Đơng giáp huyện Chợ Đồn (Bắc Cạn); phía Tây giáp huyện Bắc
Quang (Hà Giang). Na Hang có diện tích tự nhiên là 146.368 ha, trong đó có
7.257,42 ha đất nơng nghiệp, 8.5665,38 ha đất lâm nghiệp.
Huyện Na Hang thời Đinh, tiền Lê, Lý, Trần thuộc châu Vị Long; năm
Quang Thái thứ 10 (1937) thuộc huyện Đại Man, trấn Tuyên Quang; thời Lê,
năm Quang Thuận thứ 7 (1466) thuộc châu Đại Man, thừa Tuyên Quang; thời
Nguyễn năm Minh mệnh thứ 16 (1835) thuộc châu Chiêm Hoá. Châu Chiêm
Hoá gồm 4 tổng: tổng Thổ Bình, tổng Cổ Linh, tổng Cơn Lơn, tổng Vĩnh Yên.
Năm 1944, hai tổng Côn Lôn và Vĩnh Yên, châu Chiêm Hoá được tách thành
châu Na Hang. Tháng 5 năm 1945, sau khi thành lập chính quyền cách mạng,
châu Na Hang đổi thành huyện Xuân Trường. Từ năm 1954, huyện Xuân
Trường được đổi tên thành huyện Na Hang.
Theo số liệu thống kê năm 2003, huyện Na Hang có 21 xã và 1 thị trấn,
với số dân khoảng 64.621 người thuộc 12 dân tộc, cư trú xen kẽ tại hơn 300
thơn bản, trong đó người Tày chiếm 57,52%, người Dao chiếm 23,38%,


10

người Kinh chiếm 9,72%, người Mông chiếm 5,31% và cư dân thuộc các dân
tộc khác chiếm 4,07%. Mỗi dân tộc đều lựa chọn địa bàn cư trú phù hợp và có
phong tục, tập quán riêng. Đồng bào Kinh, Tày thường ở vùng thấp, nơi có
những cánh đồng, soi bãi rộng, giao thông thuận lợi; đồng bào Dao, Mông
hay ở thành từng làng, bản độc lập trên các triền núi. Văn hóa truyền thống
các cư dân ở Na Hang khá phong phú và đậm nét Tày - Dao, đặc biệt là vốn
truyện cổ tích, truyền thuyết dân gian. Hầu như ngọn núi, dịng sơng, con suối
nào cũng có sự tích gắn với địa danh nơi đó. Nhiều hiện tượng thiên nhiên

được lý giải sinh động. Công cuộc chinh phục thiên nhiên và cuộc đấu tranh
chống áp bức, bóc lột, chống ngoại xâm đã để lại hồi quang trong truyện cổ
tích, truyền thuyết dân gian… cùng rất nhiều câu chuyện truyền miệng nửa
thực, nửa hư càng làm cho vùng đất nay có sức hút đặc biệt. Những câu
chuyện cổ tích, truyền thuyết ln có sức lơi cuốn mãnh liệt đối với những ai
yêu thiên nhiên, truyền thống văn hoá, nhân văn, ưa khám phá những miền
đất lạ.
Na Hang có vị trí khá quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của
tỉnh Tuyên Quang. Rừng là một thế mạnh của huyện với những điều kiện
thuận lợi để phát triển lâm nghiệp như: Diện tích đất rừng 75.027ha, có nhiều
lồi động, thực vật quí hiếm như: đinh hương, nghiến, trai, sến, pơmu... Diện
tích đất nơng nghiệp của huyện tuy khơng lớn song có độ dày canh tác cao,
mầu mỡ, thích hợp với việc phát triển cây lương thực, cây cơng nghiệp. Bên
cạnh đó, huyện cịn có thảm thực vật phong phú để phát triển chăn ni đại
gia súc. Đất đai và khí hậu một vài nơi cho phép trồng các loại cây ăn quả ơn
đới (mận, đào, lê...). Na Hang cịn là vùng đất có trữ lượng khống sản lớn và
phong phú, như: thiếc, quặng, ăng ti moan, vàng sa khoáng...
Đặc biệt, quần thể di tích lịch sử, văn hố và thắng cảnh Na Hang có
sức hấp dẫn bởi cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, phong cảnh hữu tình, với


11

những dãy núi trùng điệp, những hang động kỳ ảo, những thác nước hùng vĩ,
những quần thể động, thực vật được ghi trong sách đỏ Việt Nam và thế giới,
có nhiều di tích khảo cổ nổi tiếng trong khu vực Đơng Nam Á, di tích cách
mạng góp phần quan trọng vào chiến thắng của dân tộc trong cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp. Bởi vậy, nơi đây có giá trị to lớn trong công tác
phục vụ nghiên cứu khoa học, là nơi vui chơi giải trí bổ ích và lý thú với
khách tham quan du lịch.

Từng thế mạnh, tiềm năng về đất đai, trí tuệ, con người đã dần được
khai thác để xây dựng Na Hang thành một huyện có nền kinh tế - nông nghiệp
khá ổn định, cải thiện mạnh mẽ đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của đồng
bào các dân tộc trong công cuộc đổi mới hiện nay.
1.1. 2 Đặc điểm địa hình.
Na Hang nằm trong vùng đồi núi cao của tỉnh Tuyên Quang nên cảnh
quan địa hình rất phức tạp, độ chia cắt mạnh, nhiều sườn dốc và khe sâu,
nhiều vùng gần như biệt lập, sự gắn kết giữa các vùng dân cư, các điểm kinh
tế - xã hội gặp nhiều khó khăn. Do địa hình chia cắt, giao thơng đi lại đặc biệt
khó khăn so với các vùng khác. Cũng nhờ đó mà tại nhiều nơi trong huyện
còn tồn tại nhiều khu rừng nguyên sinh rộng lớn, đó là những khu bảo tồn đa
dạng sinh học quý giá cần được nghiên cứu và bảo vệ.
Núi đất chiếm phần lớn diện tích của huyện, độ cao phổ biến từ
600m – 1000m và thấp dần từ Bắc xuống Nam. Trên nền độ cao này nổi lên
một số ngọn núi cao trên 1000m như Pia Phơưng, Pa Tao, Kia Tăng. Ngồi ra,
ở phía Bắc Na Hang cịn có những mạch núi đá vơi chạy dài xen kẹp với
những dải đồng bằng hẹp. Ở đây, về mùa khô thường có hiện tượng thiếu
nước. Cấu trúc địa hình trong vùng, nhìn chung bị phân cách mạnh mẽ bởi
các dãy núi hiểm trở hay các sông suối với lượng nước biến đổi rất mạnh theo
từng cơn lũ.


12

Nét nổi bật của địa hình Na Hang là giữa các dãy núi đồi vẫn thường
bắt gặp các thung lũng to nhỏ, rộng hẹp khác nhau đất đai mầu mỡ có thể
canh tác được. Đó khơng chỉ là nơi thích hợp cho phát triển kinh tế vườn rừng,
trang trại trồng cây ăn quả, cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc, gia cầm mà
từ xa xưa cũng đã là nơi đắc địa để người tiền sử tụ cư sinh sống.
1.1.3. Sơng ngịi

Na Hang có hai con sơng là sơng Gâm và sông Năng. Sông Gâm bắt
nguồn từ Trung Quốc chảy qua núi Đổ, xã Thượng Tân, huyện Bắc Mê (Hà
Giang) vào địa phận Na Hang với chiều dài 53km, hướng sơng chảy từ Bắc
xuống Nam, xi qua huyện Chiêm Hố rồi hợp lưu với sông Lô. Đây là
đường thuỷ duy nhất nối Na Hang với tỉnh lỵ Tuyên Quang. Sông Năng bắt
nguồn từ tỉnh Cao Bằng qua cửa hồ Ba Bể vào Na Hang theo hướng Đông –
Tây trên độ dài 25km, hợp lưu với sông Gâm tại chân núi Pác Tạ gần huyện
lỵ Na Hang. Ngồi sơng Gâm và sơng Năng, huyện cịn có hai suối lớn là
Khuổi Trang và Bắc Vãng (Nặm Vang) cùng hàng chục khe, lạch, suối nhỏ và
trung bình.
Sơng suối của huyện có tốc độ dòng chảy lớn, nhiều thác ghềnh,
thường lũ trong mùa mưa, tuy có gây một số khó khăn trong phát triển kinh tế,
xã hội song cũng có những tiềm năng, giá trị về mặt kinh tế. Ngoài cung cấp
nước phục vụ đời sống, sản xuất, sơng suối Na Hang cịn có nguồn thuỷ sản
rất phong phú với nhiều loại cá ngon; là đường giao thông quan trọng giữa
các vùng, đồng thời cho phép phát triển thuỷ điện nhỏ cũng như xây dựng các
cơng trình thuỷ điện lớn. Hiện nay, Na Hang đã có nhà máy thuỷ điện được
xây dựng trên sơng Gâm với công suất 320MW, sản lượng điện hàng năm 1,4
tỷ KW/h. Đồng thời, việc trị thủy dịng sơng Gâm sẽ cắt lũ cho khu vực vùng
hạ lưu Tuyên Quang và đồng bằng sơng Hồng. Chạy dọc theo hai dịng sông


13

Gâm và sông Năng là những dãy núi đá vôi dựng đứng xếp hàng liên tiếp với
nhau tạo ra nhiều cảnh đẹp kỳ thú.
1.1.4 Thổ nhưỡng
Đất ở Na Hang khá đa dạng, được hình thành trên các loại đá mẹ là đá
biến chất và đá trầm tích. Đất có mầu đỏ vàng và vàng nhạt phân bố trên núi,
hình thành ở độ cao 700 - 1.800m, nhóm đất này gồm một vài loại đất như đất

mùn đỏ vàng trên núi phát triển trên các loại đá mẹ khác nhau như đá gnai, đá
phiến mica, sa thạch... Nhóm đất này dễ bị tổn thương bởi sói mịn và mưa lũ
nên cần được bảo vệ thơng qua việc giữ gìn vốn rừng, trồng rừng và hạn chế
việc phá rừng làm rẫy.
Do phần lớn diện tích đất ở Na Hang là những đồi núi cao nên phần đất
trồng cây lương thực rất hạn chế. Đất lâm nghiệp có tiềm năng lớn hơn và tập
trung ở một số xã như Thượng Nông, Thúy Loa. Trên các vùng đất này rừng
tự nhiên khá phong phú với trữ lượng lớn. Đất nơng nghiệp chiếm diện tích
rất nhỏ, hàm lượng dinh dưỡng thuộc loại trung bình và khá, chủ yếu là đất
phù sa sông suối và những khu đất lầy thụt ở các thung lũng núi - sơng - suối.
1.1.5 Khí hậu
Do ảnh hưởng của địa hình, khí hậu của Na Hang khơng đồng nhất giữa
các vùng, phụ thuộc vào độ cao và đặc điểm của núi. Vùng cao trên 800m
mang sắc thái khí hậu á nhiệt đới, nhiệt độ cao nhất trong năm khoảng trên
300c. Vùng thấp dưới 800m mang sắc thái khí hậu nhiệt đới, nóng, ẩm. Khí
hậu trong năm chia làm 2 mùa rõ rệt và hay thay đổi thất thường: Mùa hè
nóng, ẩm, mưa nhều, kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9, thời kỳ nóng nhất
thường diễn ra vào tháng 6 và tháng 7, cá biệt có ngày nắng nóng nhiệt độ lên
đến 390c – 400c. Mùa đơng lạnh, khơ hanh, ít mưa, có nhiều sương muối cục
bộ, thời kỳ lạnh nhất thường là tháng chạp và tháng giêng, nhiệt độ thấp nhất
có thể xuống dưới 50c, cá biệt có năm cịn xuống thấp hơn.


14

Lượng mưa trung bình là 1.800mm. Lượng mưa chủ yếu tập trung vào
mùa hạ (chiếm đến 80%) và kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, mưa nhiều nhất
vào tháng 7 và tháng 8. Ngược lại, mùa đông khô ráo sẽ kéo dài từ tháng 11
đến tháng 2 năm sau, mưa ít nhất vào tháng 12 và tháng 1.
Độ ẩm khơng khí trung bình là 85%, so với các huyện khác trong tỉnh

Tuyên Quang, Na Hang có độ ẩm thấp hơn.
Nằm sâu trong nội địa, được che chắn bởi nhiều dãy núi cao, Na Hang
không chịu ảnh hưởng của bão biển song thường hay có gió xốy, gió lốc thất
thường, không theo chu kỳ. Mùa lạnh nhiều sương, đầu mùa hè hay có mưa
đá, mùa mưa thường có các trận lũ ngắn đột ngột.
Nhìn chung, chế độ khí hậu nhiệt đới ẩm và gió mùa đã tạo những điều
kiện thuận lợi cho thảm thực vật ở Na Hang phát triển phong phú, những rừng
cây nhiều tầng xanh tốt quanh năm. Bên cạnh đó, với một mùa đơng lạnh đã
làm cho nơi đây có thể sản xuất nơng nghiệp cận nhiệt đới và ôn đới. Khả
năng trồng cây dược liệu, cây công nghiệp và thực hành nông nghiệp trang
trại đã là một nguồn lực tự nhiên đáng kể để phát triển kinh tế.
1.1.6 Thực vật, động vật
* Thực vật
Na Hang là huyện có quần thể thực vật phong phú, trong địa vực của
huyện có trên 81.027,94 ha rừng tự nhiên và 4.637,44 ha rừng trồng. Chế độ
khí hậu nhiệt đới ẩm và gió mùa đã tạo cho rừng ở Na Hang sinh trưởng và
phát triển khá nhanh và phong phú, với nhiều loài quý hiếm như: Đinh hương,
nghiến, trai, sến, pơ mu...
Đặc biệt, Na Hang có khu bảo tồn thiên nhiên Tát Kẻ - Bản Bung nằm
ở trung tâm của vùng núi Đông Bắc, nơi giao lưu và hội tụ của nhiều luồng
động thực vật ( luồng động, thực vật Hymalaya - Vân Nam - Quý Châu; luồng
động thực vật Malaysia – Indoneisia; luồng động, thực vật Indica - Myanma


15

và luồng động thực vật bản địa Bắc Việt Nam - Nam Trung Hoa). Theo đánh
giá của các nhà khoa học, khu bảo tồn thiên nhiên Tát Ke - Bản Bung hiện
còn lưu giữ được rừng nguyên sinh thuộc hàng lớn nhất ở miền Bắc Việt Nam.
Khu rừng Tát Kẻ – Bản Bung thuộc loại rừng mưa á nhiệt đới có độ ẩm 85%,

rừng thường xanh chủ yếu là các loại cây lá rộng trên núi đá vôi độ che phủ
đạt 86% trên tồn diện tích đất tự nhiên. Tại đây, hiện còn lưu giữ các kiểu
rừng cơ bản: Rừng thường xanh và nửa thường xanh ở độ cao thấp trong các
thung lũng; rừng trên núi đá vôi ở các triền núi dốc và vùng núi đất lẫn đá;
rừng trên các đỉnh núi cao trên 700m; rừng tre nứa, rừng thứ sinh và rừng
trảng cỏ.
Có thể thấy, rừng tại khu bảo tồn là trạng thái rừng tự nhiên có kết cấu
điển hình và là khu rừng có nguồn gen thực vật phong phú và tính đa dạng
sinh học cao. Khu bảo tồn được nhiều nhà khoa học coi là một trong những
điểm nghiên cứu đa dạng sinh học rừng quan trọng nhất. Thảm thực vật tại
đây gồm 353 loài thuộc 84 họ từ bậc thấp đến bậc cao. Về điều tra cây gỗ lớn,
có những lồi q hiếm như pơmu, kim giao, thơng tre, mun đen, hồng đàn,
nghiến, trai, đinh, lim, sến, lát. Các loài thực vật quý hiếm đã được ghi trong
sách đỏ của Việt Nam và thế giới: Hệ thực vật có họ đinh (Bignoniaceae), họ
hồng đàn (Cupressaceae), đay (Tiliaceae), bứa (Clussiaceae), dâu
(Moraceae), xoan (Meliaceac), đậu (Fabaceae), dẻ (Fagaceae), cỏ (Poaceae),
họ kim giao (Podocarpaceae). Mới đây các nhà khoa học đã phát hiện trong
rừng đặc dụng Na Hang một loại thông hai lá, quả nhỏ ở độ cao 800m, đây là
loại thơng mới q hiếm của Việt Nam. Hiện nay, có 23 lồi thực vật ở phân
khu Bản Bung được liệt kê trong sách đỏ Việt Nam. Các nhà khoa học đã
phân cấp nguy cơ đe doạ của các lồi thực vật trong khu bảo tồn như sau:
Nhóm “đang bị nguy cấp” – bị đe doạ tuyệt chủng nặng nề nhất ở Việt
Nam là một loài thảo dược có tên là Asarum balansae.


16

Nhóm “sẽ bị nguy cấp” gồm 7 lồi như: Excentrodendron, hồng đàn...
Trong rừng đặc dụng Na Hang có nhiều loại lan hài quý chủ yếu mọc
trên núi đá vôi, trên hốc đá và những vách đá vôi dựng đứng như: lan hài hằng,

lan hài xanh, lan hài mốc, lan hài chân tím, lan hài tía, lan hài henri. Ngồi ra,
thảm thực vật sát mặt đất ở rừng đặc dụng Na Hang gồm các nhóm: cây thân
thảo, cây dây leo, cây bụi và cây gỗ.
Các loài thực vật được phân theo chức năng, gồm có: 1654 lồi cho gỗ;
558 lồi dùng làm thuốc; 167 loài ăn được; 109 loài làm cảnh; 40 loài làm
thức ăn gia súc; 03 loài làm phân xanh.
Dựa vào sự phân bố trên 2 nền vật chất, có thể chia làm hai nhóm thực
vật chính: Nhóm thực vật trên núi đá vơi và nhóm thực vật trên núi đất.
Rừng Na Hang cịn có nhiều lồi dược liệu quý và các loại rau, quả đặc
sản như: Ngót rừng, rau dớn, trám đen, trám trắng, tai chua, sấu, dâu da, doi
rừng, các loại măng, nấm... Tài nguyên cây dược liệu phong phú và đa dạng
(thường độ phong phú về thành phần loài cây dược liệu chiếm tỉ lệ thuận với
số loài thực vật trong khu vực). Qua khảo sát sơ bộ các loài cây dược liệu
trong khu vực này thuộc: họ cúc, họ ngũ da bì, họ bạc hà, họ trúc đào, họ ôrô,
họ đơn nem, họ cà phê, họ đậu... Nhiều loài được đồng bào nơi đây khai thác
với số lượng lớn như: Thiên niên kiện, bách hộ, thổ phục linh, cốt tối bổ, củ
kình vơi, kim tuyến.
Rừng Na Hang đa dạng về cấu trúc, về số lượng lồi thực vật. Với
nguồn gen thực vật vơ cùng phong phú, Na Hang được các nhà khoa học đánh
giá là một điểm quan trọng cho bảo tồn các loài thực vật điển hình của rừng
trên núi đá vơi.
* Động vật
Quần động vật ở Na Hang khá phong phú và đa dạng về chủng loại.
Động vật khơng xương sống có khoảng 12 bộ côn trùng, 4 bộ nhện và 3 bộ


17

động vật không xương sống khác; khu hệ bướm khá đa dạng với các lồi
bướm cỏ vàng, bướm đi rồng, bướm vịi, bướm cây tầm ma; lồi cá, lưỡng

cư và bị sát tập trung lớn ở sơng Gâm, sơng Năng và các dịng suối nhỏ với
khoảng 61 lồi cá. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy 65 lồi bị sát và 18 loài
lưỡng cư ở khu vực Na Hang gồm 25 loài rắn, thằn lằn; 35 loài ếch, nhái và
trên 500 lồi cơn trùng… trong đó có lồi thằn lằn Acanthosaura lepidogaster
được liệt vào hàng "bị đe doạ tuyệt chủng" trong sách đỏ Việt Nam.
- Chim có khoảng 171 lồi, trong đó có nhiều lồi q hiếm như phượng
hồng đất, gà lôi trắng, gà tiền, gà gô, vẹt, gõ kiến đầu đỏ. Tại đây, còn xuất
hiện chim di cư khi thời tiết ấm áp như nhạn, cốc, diệc …
- Thú có khoảng 56 lồi sinh sống, những lồi thú q hiếm như: hổ, báo
hoa mai, báo gấm, báo lửa, gấu chó, gấu ngựa, các loại cầy, sóc... Đặc biệt
trong khu rừng đặc dụng Na Hang là nơi sinh sống của 8 loài linh trưởng
gồm: Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus), voọc đen má trắng
(Trachypithecus prancoici), khỉ cộc, khỉ đuôi lợn, khỉ mốc, khỉ vàng, cu ly
nhỏ, cu ly lớn. Trong đó, loài voọc mũi hếch là loài đặc hữu của Việt Nam
(được ghi tên trong sách đỏ Thế giới), cũng là quần thể lớn nhất được ghi
nhận tại Na Hang với khoảng 150-200 con.
Ngồi ra rừng đặc dụng Na Hang cịn là nơi trú ngụ của 19 lồi dơi.
Có thể nói, mơi trường sinh thái Na Hang có điều kiện tự nhiên rất
thuận lợi cho thảm động, thực vật phát triển tạo sự phong phú và đa dạng sinh
học, trong đó có nhiều lồi đã được ghi trong sách đỏ của Việt Nam và thế
giới. Đặc biệt, khu rừng Tát Kẻ - Bản Bung nằm trong rừng phịng hộ đầu
nguồn, có giá trị rất lớn trong việc điều tiết nước và phục vụ công tác nghiên
cứu về tài nguyên sinh vật, địa chất, khí hậu, thổ nhưỡng.


18

1.2 QUÁ TRÌNH PHÁT HIỆN VÀ NGHIÊN CỨU KHẢO CỔ
HỌC NA HANG.
Tuyên Quang là một trong những tỉnh có hoạt động khảo cổ học khá

sớm. Từ năm 1920 đã có nhiều di vật, di tích thời tiền - sơ sử được tìm thấy
trên mảnh đất giầu bản sắc văn hố này. Cho đến nay, đã có hơn 10 di chỉ
khảo cổ đã được khai quật, thu được hàng chục di tích bếp, mộ táng, hàng
nghìn cơng cụ lao động bằng đá, đồng, hàng nghìn mảnh gốm ở nhiều thời kỳ
văn hoá khác nhau. Đây là nguồn tài liệu quan trọng, giúp ích rất nhiều cho
việc nghiên cứu văn hóa Tun Quang thời tiền sử.
Khi nói đến khảo cổ Tuyên Quang khơng thể khơng nhắc đến các di
tích khảo cổ ở huyện Na Hang. Khảo cổ học Na Hang được chú ý từ tháng 8
năm 1991 khi một số công nhân làm cầu Nà Nẻ ở xã Thanh Tương, huyện Na
Hang đã tìm thấy 2 di vật gồm một chiếc dìu xoè cân và một chiếc giáo bằng
đồng trong lòng suối vốn là thềm cổ sông Gâm. Đây là những di vật mang đặc
trưng văn hố Đơng Sơn. Phát hiện này có ý nghĩa vơ cùng quan trọng, hứa
hẹn Na Hang là một vùng đất có tiềm năng khảo cổ lớn. Và thực tế đã chứng
minh điều đó.
Năm 2002, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định về việc đầu tư xây
dựng cơng trình thuỷ điện Tun Quang nằm trên địa phận huyện Na Hang,
tỉnh Tun Quang. Cơng trình thuỷ điện sẽ làm ngập khu vực 12 xã và một
phần thị trấn. Đó là các xã: Vĩnh Yên, Sơn Phú, Trùng Khánh, Xuân Tân,
Xuân Tiến, Thuý Loa, Phúc Yên, Lang Quan, Lang Can, Đà Vị, Yên Hoa,
Khau Tinh, Sinh Long và một phần thị trấn Na Hang. Ngoài ra, một số xã
thuộc tỉnh Bắc Cạn và Hà Giang liền kề với huyện Na Hang cũng bị ngập.
Giải phóng khu vực lịng hồ, khơng chỉ là giải phóng về mặt dân cư mà
phải tiến hành cả việc giải phóng về mặt văn hố, trong đó có các di tích, di
vật khảo cổ học. Đây là việc làm rất thiết thực và có tầm quan trọng đặc biệt


19

nhằm bảo vệ các di sản văn hoá dân tộc. Đó cũng là việc làm thực hiện đúng
Luật Di sản văn hố do Nhà nước ban hành.

Do đó, để bảo tồn di sản văn hố vùng lịng hồ sẽ bị ngập nước vĩnh
viễn, Viện Khảo cổ học đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn ở Trung
ương và địa phương tiến hành 3 đợt điều tra khảo sát tại khu vực lòng hồ.
Đợt một diễn ra vào tháng 10 năm 2003. Tham gia đoàn khảo sát gồm
một số cán bộ chuyên môn ở Viện Khảo cổ học phối hợp với Sở Văn hoá
Tuyên Quang. Kết quả đã phát hiện một số di tích, di vật có giá trị từ giai
đoạn khảo cổ học thời sơ sử đến giai đoạn khảo cổ học lịch sử, đặc biệt là
những khu mộ táng cổ ở các xã Thuý Loa, Yên Hoa, với nhiều di vật gốm sứ
quan trọng.
Đợt hai diễn ra vào tháng 6 năm 2003. Thành phần tham gia điều tra
khảo sát lần này do Bộ Văn hóa Thơng tin chủ trì một đồn khảo sát liên hợp
bao gồm: Viện Khảo cổ học, Viện dân tộc học, Viện Văn hoá Dân gian, Cục
Di sản Văn hoá, Viện Văn hoá - Nghệ thuật. Cuộc khảo sát đã phát hiện thêm
một số di tích, di vật và xác định rõ những khu vực cần chú ý điều tra để có kế
hoạch nghiên cứu sâu trong thời gian tiếp theo.
Đợt 3 diễn ra từ ngày 3 tháng 11 đến ngày 2 tháng 12 năm 2003. Do kế
hoạch lấp sơng chặn dịng vào cuối năm 2003 nên việc triển khai điều tra toàn
bộ 12 xã và một thị trấn không thể theo kịp tiến độ chặn nước mang tính kỹ
thuật như kế hoạch đặt ra. Do vậy, đợt khảo sát lần thứ ba chỉ tiến hành được
ở 4 xã (Xuân Tân, Xuân Tiến, Trùng Khánh, Vĩnh Yên). Đoàn khảo sát gồm
cán bộ Viện Khảo cổ học và Bảo tàng Tuyên Quang đã tiến hành điều tra, đào
thám sát các di tích khảo cổ học mới, xác minh các địa điểm cũ, nhằm xác
định nội dung, tích chất của các di tích trong phạm vi bốn xã phục vụ kế
hoạch khai quật tiếp theo. Cuộc điều tra đã mang lại nhiều phát hiện khảo cổ
học quan trọng. Đoàn đã khảo sát hàng trăm hang động, nhiều bậc thềm cổ


20

trên sông Gâm. Kết quả đã phát hiện 21 địa điểm khảo cổ học gồm đủ các loại

hình di tích, có thể phân thành 3 loại hình di tích chính sau (bản đồ 2) (30):
- Loại hình hang động – mái đá: có 11 địa điểm, gồm các địa điểm:
Hang Phia Vài1, Phia Vài 2, Nà Giàng, Khau Vu, Nà Mạ1, Nà Mạ3, Nà Mạ 4,
Cẳng Cào thuộc Xuân Tân; địa điểm Nà Đứa thuộc xã Xuân Tiến; địa điểm
Nà Thẳm thuộc xã Trùng Khánh; địa điểm Nà Tông thuộc xã Vĩnh Yên.
Các hang động trên được hình thành vào thế Creta muộn khoảng 200
triệu năm cách ngày nay. Địa hình các khu vực có núi đá vơi khá phức tạp, bị
chia cắt mạnh, tạo thành nhiều khe sâu và có độ dốc lớn. Núi ở đây có độ cao
trung bình từ 200 - 700m.
Phần lớn các hang, mái đá có di tích khảo cổ đều phân bố từ độ cao
trung bình từ 8 - 10m so với mặt đất. Các hang này nhìn chung có diện tích
khơng lớn lắm, và thường phân bố cạnh các dòng suối lớn, hoặc gần sông
Gâm, hướng hang không theo một hướng nhất định. Các nền hang động ở đây
đã bị xáo dữ dội, tầng văn hóa cơ bản đã bị xâm hoại và ít có giá trị nghiên
cứu. Trong số 11 hang động nói trên, chỉ có di chỉ hang Phia Vài 1 là có tầng
văn hóa khá ngun vẹn, số diện tích cịn khai quật được tuy khơng lớn nhưng
cũng giúp cho ta hiểu được văn hóa thời tiền sử ở đây. Có 4 địa điểm tìm thấy
đồ đá ghè đẽo: Phia Vài 1, Nà Mạ 1, Nà Mạ 3, Nà Đứa. Chưa tìm thấy đồ đá
mài và đồ gốm cùng các di tích khác kèm theo. Theo các nhà khảo cổ các sưu
tập đá từ 4 địa điểm này có những đặc điểm chung về loại hình và kỹ thuật
chế tác. Niên đại ước đoán khoảng giai đoạn sớm của thời đại Đá mới, tương
đương với văn hóa Hịa Bình, Bắc Sơn.
- Loại hình thềm sơng: Có 7 địa điểm: Địa điểm Nà Thìn thuộc xã
Xuân Tân; địa điểm Khuổi Bốc, Bắc Giòn 1, Bắc Giòn 2, Nà Đứa, Thác Khuy
thuộc xã Xuân Tiến; địa điểm Pá Van thuộc xã Vĩnh Yên.


21

Nhìn chung cả 7 địa điểm trên đều phân bố trên thềm bậc I sơng Gâm,

có độ cao trung bình từ 8 - 10m so với mặt nước. Việc phát hiện ra các địa
điểm này hoàn toàn dựa vào sự xuất lộ ngẫu nhiên của các di vật đá khi mà
bậc thềm sơng đã bị sói lở do tác động tiêu cực của con người vào thiên nhiên.
Công cụ thu được từ 7 địa điểm chủ yếu là công cụ lao động bằng đá, chưa
tìm thấy các dấu tích văn hố vật chất khác. Có thể nói, tầng văn hóa khảo cổ
ở 7 địa điểm trên rất mờ nhạt, phân tán. Tập hợp các công cụ đá ở 7 địa điểm
thềm sơng đều có chung những đặc điểm chung về hình thái cơng cụ và kỹ
thuật chế tác, chúng chứa đựng nhiều đặc trưng của cơng cụ văn hố Hồ
Bình, Bắc Sơn, niên đại ước tính khoảng trên dưới 1 vạn năm cách ngày nay.
- Loại hình mộ táng cổ: Có 3 địa điểm: Heo Uẩn, Pù Quân, Nà Cáy
thuộc xã Trùng Khánh. Những khu mộ táng này thường phân bố trên các quả
đồi thấp thoải, gần sông suối. Các khu mộ đều có đặc điểm chung là có đánh
dấu bia mộ là một tấm đá phiến, một loại đá có sẵn trong vùng. Trong số bia
mộ được phát hiện ở đây có loại bia được khắc chữ Hán, cịn phần nhiều là để
mộc. Căn cứ vào toàn bộ những dữ liệu khảo cổ học thu lượm tại 3 địa điểm
trên cho thấy đây là những di tích khu mộ táng cổ, những di vật tìm thấy đều
là những đồ gốm sành sứ tuỳ táng chôn kèm theo người chết. Niên đại của
khu mộ này có thể thuộc thời Lê thế kỷ 16 – 18.
Có thể nói, tập hợp các di tích, di vật, gồm đồ đá, đồ kim loại, đồ gốm
sứ tìm thấy ở 21 địa điểm khảo cổ học ở 4 xã Xuân Tân, Xuân Tiến, Trùng
Khánh, Vĩnh n là những tiêu chí cơ bản để tìm hiểu hoạt động kinh tế, tổ
chức xã hội, mối quan hệ văn hoá, và niên đại của cư dân cổ Na Hang.
Đặc biệt, trong số 21 địa điểm khảo cổ nói trên, có 14 địa điểm thuộc
thời đại Đá mới, nằm trong hệ thống văn hóa Hịa Bình, hình thành nên một
loại hình văn hóa Hịa Bình khu vực sơng Gâm, với những sắc thái riêng, tạo
nên diện mạo, bản sắc vùng (xem phần phụ lục 1).


22


Căn cứ vào kết quả khảo sát và nghiên cứu bước đầu, cán bộ Viện
Khảo cổ học và Bảo tàng Tuyên Quang đã tiến hành phân loại 21 di chỉ khảo
cổ trong vùng ngập ở 4 xã trên thành 2 loại dựa vào các tiêu chí: Quy mơ, tính
chất, mức độ bảo tồn của di chỉ; sự có mặt của phức hợp di vật, niên đại và
giá trị sử liệu của chúng.
Loại 1: Những di tích có diện tích vừa và nhỏ, có tầng văn hố được
bảo tồn khá ngun vẹn, có tổ hợp di vật khá phong phú, cần thiết phải đưa
vào dự án khai quật. Loại này gồm 3 di tích:
1. Địa điểm hang Phia Vài thuộc bản Cốc Ngận, xã Xuân Tân. Địa
tầng dầy 0,30 – 0,40m. Diện tích cần khai quật 40m2.
2. Địa điểm Heo Uẩn thuộc thôn Túc Lương, xã Trùng Khánh. Địa
tầng dày 0,50 – 0,60m. Diện tích khai quật 500m2.
3. Địa điểm Pù Quân thuộc thôn Túc Lương, xã Trùng Khánh. Địa
tầng dày 0,50 – 0,60m. Diện tích khai quật 200m2. Địa điểm này gần kề với
Heo Uẩn, cũng là di tích có tính chất và niên đại tương tự như Heo Uẩn.
Loại 2: Bao gồm những di tích tuy có phát hiện được tổ hợp di vật
khảo cổ, nhưng tầng văn hoá khảo cổ rất mờ nhạt, phân tán hoặc bị xáo trộn
nghiêm trọng thì khơng cần khai quật, nhưng cần theo dõi trong q trình thi
cơng hoặc khảo sát thêm để thu thập hiện vật. Loại này gồm 18 địa điểm cịn lại:
1. Di tích hang Phia Vài 2 (xã Xn Tân).
2. Di tích hang Nà Mạ 1 (xã Xuân Tân).
3. Di tích hang Nà Mạ 3 (xã Xuân Tân).
4. Di tích hang Nà Mạ 4 (xã Xuân Tân).
5. Di tích hang Cẳng Cào (xã Xuân Tân).
6. Mái đá Nà Giàng (xã Xuân Tân).
7. Mái đá Khau Vu (xã Xuân Tân).
8. Địa điểm Nà Thìn (xã Xuân Tân).


23


9. Địa điểm Khuôn Bốc (xã Xuân Tiến).
10. Địa điểm Bắc Giòn 1 (xã Xuân Tiến).
11. Địa điểm Bắc Giòn 2 (xã Xuân Tiến).
12. Địa điểm Nà Đứa (xã Xuân Tiến).
13. Địa điểm Thác Khuy (xã Xuân Tiến).
14. Địa điểm hang Nà Đứa (xã Xuân Tiến).
15. Địa điểm Nà Cáy (xã Xuân Tiến).
16. Địa điểm hang Nà Thẳm (xã Xuân Tiến).
17. Địa điểm hang Nà Tông (xã Xuân Tiến).
18. Địa điểm Pá Van (xã Xuân Tiến).
Từ sự phân loại trên, Viện Khảo cổ đề nghị Bộ Văn hố - Thơng tin ra
quyết định cho phép khai quật hang Phia Vài (thôn Cốc Ngận, xã Xuân Tân),
địa điểm Heo Uẩn và địa điểm Pù Quân (xã Trùng Khánh).
Để phục vụ công tác nghiên cứu lịch sử văn hoá, bảo vệ di sản văn
hố dân tộc, đồng thời giải phóng nhanh lịng hồ phục vụ cho cơng trình thuỷ
điện Tun Quang khởi công đúng tiến độ, ngày 10 tháng 3 năm 2005, Bộ
Văn hố - Thơng tin ra quyết định số 403/ QĐ - BVHTT về việc cho phép Sở
Văn hoá - Thông tin Tuyên Quang phối hợp với Viện Khảo cổ học khai quật 3
địa điểm: Hang Phia Vài, thôn Cốc Ngạn, xã Xuân Tân; địa điểm Heo Uẩn và
Pù Quân thôn Túc Lương, xã Trùng Khánh thuộc huyện Na Hang, tỉnh Tuyên
Quang.
Căn cứ vào quyết định của Bộ Văn hoá - Thông tin, từ ngày 31tháng 3
năm 2005 đến ngày 1 tháng 5 năm 2005, cán bộ Viện Khảo cổ học và Bảo
tàng tỉnh Tuyên Quang đã tiến hành khai quật 3 di tích nói trên. Bằng phương
pháp nghiên cứu liên ngành, đoàn khai quật khảo cổ đã thu thập tối đa các
thông tin khoa học được phản ánh qua các di tích, di vật khảo cổ học, các tài
liệu điều tra dân tộc học về đời sống tâm linh, phong tục chôn cất của nhân



24

dân địa phương cũng được khai thác triệt để nhằm góp phần phác dựng lại
bức tranh tồn cảnh về bản sắc văn hoá của các cư dân bản địa trong tiến trình
lịch sử. Trong đó, đặc biệt đáng chú ý là di chỉ hang Phia Vài, kết quả khai
quật đã chỉ rõ đây là một di chỉ cư trú của cư dân thuộc giai đoạn sơ kỳ Đá
mới, thuộc hệ thống văn hố Hồ Bình. Điều quan trọng hơn cả là cuộc khai
quật đã cung cấp một khối lượng phong phú những tư liệu về văn hoá vật chất
và tinh thần của người nguyên thuỷ trên đất Tuyên Quang.
Cùng với di chỉ Phia Vài, việc phát hiện 7 di tích văn hóa Hịa Bình
trên bậc thềm sơng Gâm (Nà Thìn, Khuổi Bốc, Thác Khuy, Bắc Giòn 1, Bắc
Giòn 2, Nà Đứa, Pá Ván) đã góp vào nhận thức mới của chúng ta về hình thức
cư trú của cư dân Hịa Bình. Đã có một thời, nhận thức chung của các nhà
nghiên cứu khảo cổ về các di tích Hịa Bình chủ yếu là loại hình di tích hang
động. Trong hệ sinh thái thung lũng đá vơi, cư dân Hịa Bình phân bố thành
từng nhóm hay thành từng cụm di tích. Các nguồn tư liệu tìm thấy tại Na
Hang, cho phép chúng ta có nhận thức mới về định hướng sinh thái khác nhau
của người Hịa Bình, đó là: Mơi trường sinh thái thung lũng Karst là môi
trường sinh thái chủ yếu của cư dân Hịa Bình nói chung. Mơi trường sinh
thái đồi, gị có nguồn gốc thềm sơng cổ là hệ sinh thái khá phổ biến của người
Hịa Bình ở vùng núi Đông Bắc.
Đến nay, trên đất Tuyên Quang các di tích sơ kỳ Đá mới chỉ tìm thấy ở
huyện Na Hang, đây là kho tư liệu quý để các nhà sử học, khảo cổ học nghiên
cứu về bức tranh tiền sử Tuyên Quang trong giai đoạn lịch sử này. Đồng thời,
đây cũng là nguồn tư liệu phong phú giúp tác giả luận văn tìm hiểu về những
giá trị văn hóa lịch sử của di chỉ hang Phia Vài trong mối quan hệ rộng hơn.
Hiện nay, đã có một số cơng trình viết về khảo cổ Na Hang. Trong đó,
đáng chú ý là hai cơng trình được biên soạn do tập thể các tác giả là những



25

người trực tiếp tham gia khảo sát, điều tra, khai quật các di chỉ vùng lòng hồ
thuỷ điện Na Hang.
Trong cuốn “Báo cáo kết quả khai quật các di tích khảo cổ học vùng
lòng hồ thuỷ điện Tuyên Quang”, TS. Trình Năng Chung và một số tác giả ở
Viện Khảo cổ học đã trình bầy đầy đủ các cuộc khai quật, điều tra, khảo sát
về toàn bộ các di chỉ trong lòng hồ thuỷ điện Tuyên Quang.
Trong cuốn “Tiền sử và sơ sử Tuyên Quang”, TS. Trình Năng Chung
đã trình bầy khá chi tiết các di chỉ vùng lòng hồ thuỷ điện Tuyên Quang, đồng
thời phác hoạ đôi nét về hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội của cư dân tiền sử
sống trên vùng đất này.
Hai cơng trình trên có ý nghĩa quan trọng, là những tư liệu và nhận
thức quý giá về lịch sử, văn hoá thời tiền sử Tuyên Quang.
TIỂU KẾT CHƯƠNG I
Nằm ở vùng núi cao của tỉnh Tuyên Quang, huyện Na Hang được thiên
nhiên ưu đãi về nhiều mặt. Đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hoà là điều kiện thuận
lợi cho các loài động, thực vật sinh trưởng, phát triển. Địa hình bị chia cắt
mạnh bởi sông suối, đồi núi. Hệ thống sông suối dày đặc đem lại nguồn nước
dồi dào, là điều kiện cho cây trồng nông - lâm nghiệp phát triển, đây cũng là
nơi cư ngụ của rất nhiều loài thuỷ sản. Hệ thống sơng suối của huyện Na
Hang có độ dốc cao, tạo tiềm năng lớn về thuỷ điện.
Do điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, nên ngay từ buổi sơ khai của lịch
sử, Na Hang đã từng là nơi sinh sống của người tiền sử. Những di tích khảo
cổ phát hiện tại Na Hang minh chứng đây là một vùng đất có truyền thống
văn hố, lịch sử lâu đời và liên tục, ln gắn với q trình phát triển của các
khu vực văn hoá lâu đời khác trên mọi miền đất nước. Khối lượng di vật
phong phú thu được từ các cuộc khai quật khảo cổ tại Na Hang là nguồn sử
liệu bằng vật thật vô cùng quan trọng trưng bầy tại bảo tàng địa phương, góp



×