1
Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO
Bộ VĂN HOá, THể THAO Và DU LịCH
TRƯờNG ĐạI HọC VĂN HOá Hà NộI
********
NGUYN TRNG LNG
GIá TRị LịCH Sử, VĂN HóA
CủA TạP CHí TRI TÂN 1941 - 1946
Chuyên ngành: Văn hoá học
MÃ số: 60310640
LUậN VĂN TH¹C SÜ V¡N HãA häc
Ngêi híng dÉn khoa häc
PGS.TS. Ph¹m Mai Hïng
Hµ Néi - 2013
2
LỜI CẢM ƠN
Được sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS. Phạm Mai Hùng, sau một
thời gian thực hiện, tôi đã hồn thành luận văn thạc sĩ Văn hóa học với đề tài:
Giá trị lịch sử, văn hóa của tạp chí Tri Tân 1941-1946.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Phạm Mai Hùng, người
thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Trong q trình thực hiện luận văn, tơi cịn nhận được sự giúp đỡ và sự
động viên khích lệ to lớn của các nhà nghiên cứu, các thầy cô giáo và các bạn
đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Thư viện
Quốc gia Việt Nam, các cơ quan lưu trữ, các cơ quan báo chí, Phịng Đào tạo
Sau đại học, trường Đại học Văn hóa - Hà Nội và ông Lại Nguyên Ân, nhà
nghiên cứu về tạp chí Tri Tân 1941-1946 đã giúp đỡ tơi hồn thành luận văn
thạc sĩ văn hóa học của mình.
Xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2013
Tác giả luận văn
Nguyễn Trọng Lượng
3
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 5
Chương 1: KHÁI LƯỢC TẠP CHÍ TRI TÂN 1941- 1946 .................................. 14
1.1. Lịch sử ra đời tạp chí Tri Tân.................................................................... 14
1.1.1. Hồn cảnh ra đời tạp chí Tri Tân ........................................................... 14
1.1.2. Tơn chỉ, mục đích của tạp chí Tri Tân ................................................... 18
1.2. Tổ chức hoạt động của tạp chí Tri Tân ..................................................... 19
1.2.1. Tổ chức tịa soạn, nhà in ........................................................................ 19
1.2.2. Số lượng phát hành ................................................................................ 26
1.3. Chủ bút Nguyễn Tường Phượng và tác giả tạp chí Tri Tân ..................... 29
1.3.1. Vài nét về tiểu sử và sự nghiệp chủ bút Nguyễn Tường Phượng ............ 29
1.3.2. Vai trò của chủ bút Nguyễn Tường Phượng với tạp chí Tri Tân............. 30
1.3.3. Vài nét về tác giả tạp chí Tri Tân ........................................................... 31
1.4. Hình thức và nội dung chủ yếu của tạp chí Tri Tân ................................. 32
1.4.1. Hình thức tạp chí Tri Tân ...................................................................... 32
1.4.2. Nội dung chủ yếu của tạp chí Tri Tân .................................................... 36
Chương 2: GIÁ TRỊ LỊCH SỬ CỦA TẠP CHÍ TRI TÂN 1941-1946 ................ 44
2.1. Nguồn sử liệu hữu ích cho việc nghiên cứu khoa học ............................... 45
2.1.1. Sử liệu về sưu tầm, thu thập, kiểm kê các nguồn thư tịch cổ .................. 45
2.1.2. Sử liệu để nghiên cứu về văn học và sử học cổ trung đại ....................... 46
2.2. Nguồn sử liệu hữu ích cho việc nghiên cứu lịch sử văn hóa - xã hội Việt
Nam thời cận hiện đại ................................................................................... 47
2.2.1. Nguồn sử liệu về đời sống văn hóa - xã hội ........................................... 47
2.2.2. Nguồn sử liệu hữu ích cho việc nghiên cứu lịch sử văn hóa, nghệ thuật . 49
2.3. Nguồn sử liệu để góp phần nghiên cứu lịch sử hình thành báo chí Việt
Nam ....................................................................................................... 49
2.3.1. Vai trị của báo chí đối với việc hình thành và phát triển nền văn học và
sử học Việt Nam ............................................................................................. 49
2.3.2. Tri Tân là nơi trưởng thành của một loạt nhà văn, nhà báo học giả uy tín
Việt Nam ........................................................................................................ 52
4
2.3.3. Tri Tân phản ánh về sinh hoạt báo chí và đời sống của các nhà văn,
nhà báo ................................................................................................... 54
2.3.4. Tri Tân là nguồn sử liệu nghiên cứu lịch sử hình thành, phát triển của sự
nghiệp báo chí Việt Nam ................................................................................. 57
Chương 3: GIÁ TRỊ VĂN HĨA CỦA TẠP CHÍ TRI TÂN 1941-1946 .............. 60
3.1. Giá trị về nội dung ...................................................................................... 60
3.1.1. Tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, tự tôn dân tộc và niềm tự
hào về truyền thống văn hóa, lịch sử của dân tộc ............................................. 61
3.1.2. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao trình độ nhận thức cho quảng đại công
chúng .............................................................................................................. 67
3.1.3. Tri Tân thể hiện tư tưởng cấp tiến và canh tân đất nước......................... 69
3.1.4. Tri Tân có cơng đầu trong việc giáo dục và cải cách giáo dục................ 74
3.1.5. Tri Tân đưa chữ quốc ngữ lên thành một phương tiện truyền đạt những đề
tài khoa học ..................................................................................................... 78
3.1.6. Tri Tân thể hiện sự chuyển hướng về nhận thức chính trị của tầng lớp trí
thức yêu nước Việt Nam sang khuynh hướng cách mạng XHCN .................... 81
3.1.7. Tri Tân góp phần bổ sung nguồn tư liệu, làm giàu kho tàng văn học và
định hướng phát triển cho nền văn học Việt Nam ............................................ 85
3.2. Giá trị về ngôn ngữ văn phong................................................................... 96
3.3. Giá trị về nghệ thuật trình bày, bố cục .................................................... 100
3.4. Bảo tồn và phát huy giá trị của tạp chí Tri Tân trong giai đoạn hiện nay . 106
3.4.1. Vài nét về thực trạng cơng tác bảo quản tạp chí Tri Tân ...................... 106
3.4.2. Bảo tồn và phát huy giá trị của tạp chí Tri Tân trong giai đoạn hiện nay .. 108
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 115
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 120
5
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Báo chí là một bộ phận của đời sống tinh thần, là tấm gương phản
chiếu đời sống xã hội và tác động trở lại đối với đời sống xã hội. Báo chí cũng
là một trong những hình thức thể hiện hình thái ý thức xã hội. Do vậy, báo chí
nằm trong kiến trúc thượng tầng, chịu sự chi phối của hạ tầng cơ sở và tác
động trở lại hạ tầng cơ sở. “Báo chí là hiện tượng đa nghĩa, gắn bó chặt chẽ
với các thành tố của kiến trúc thượng tầng” [45, tr.8]. Về trách nhiệm báo chí
Lê nin có nói “Báo chí là người tuyên truyền, người cổ động, người tổ chức
chung, người lãnh đạo chung” [30, tr.412]. Trong lịch sử văn hóa nhân loại,
báo chí ra đời khá muộn “Báo chí ra đời từ khi có chủ nghĩa tư bản. Thế kỉ
XVII bắt đầu có báo chí, nhưng đến thế kỉ XIX mới có báo chí phát hành rộng
rãi và rẻ” [15, tr.5].
Ở Việt Nam, “Báo chí Việt Nam ra đời muộn đến khoảng 300 năm so
với các nước phát triển” [38, tr.3]. Báo chí Việt Nam ra đời gần như cùng với
sự thiết lập chế độ thuộc địa của chủ nghĩa tư bản Pháp trên đất nước ta. Báo
chí ra đời trước hết do nhu cầu thống trị và xâm lăng văn hóa của chủ nghĩa
thực dân. Mặt khác, sự phân hóa và phát triển của báo chí lại theo từng bước
đi của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp diễn ra hết sức sâu sắc trong lòng xã
hội nước ta. Cho nên, lịch sử báo chí Việt Nam đồng thời cũng là sự phản ánh
của lịch sử cận đại Việt Nam, là lịch sử của cuộc đấu tranh giành độc lập tự
do và cũng phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt giữa một nền báo chí thực dân
với một nền báo chí u nước và cách mạng. Nó được thể hiện ở hai dịng báo
chí chủ yếu sau: Dịng báo chí cơng khai, hợp pháp chịu sự kiểm sốt chặt chẽ
của chính quyền thực dân Pháp, giữ địa vị thống trị. Dịng báo chí bí mật, bất
hợp pháp (chủ yếu báo chí cách mạng và tiến bộ) hoạt động chống lại chính
quyền thực dân và phong kiến.
6
Trong dịng báo chí cơng khai, hợp pháp hơn hai thập niên đầu của thế
kỉ XX, phần lớn báo chí chịu sự chi phối của pháp lý thực dân, tuyên truyền
tô điểm cho chế độ thực dân. Bước vào thập niên 30, đặc biệt từ 1930 trở đi,
trên cái nền sôi động của phong trào cách mạng, sự trưởng thành của các lực
lượng xã hội, sự phong phú, phức tạp của sinh hoạt tư tưởng, văn minh
phương Tây đã làm thay đổi mơ hình văn hóa chính thống, lối sống phương
Tây chế ngự ở đô thị, khiến sinh hoạt báo chí ngày càng có sự thay đổi mạnh
mẽ hơn, nhất là dịng báo chí cơng khai, hợp pháp.
Bước sang giai đoạn 1939-1945, tình hình chính trị - xã hội có nhiều
biến động phức tạp, thực sự đa dạng, đan xen nhiều mâu thuẫn dân tộc, giai
cấp, các xu hướng… khiến cho sinh hoạt báo chí càng phức tạp hơn. Xuất
hiện những khuynh hướng chính trị, các nhóm chính trị chủ yếu mà hoạt động
của họ có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt văn hóa - báo chí lúc đó như:
khuynh hướng Quốc gia cải lương, khuynh hướng Quốc gia trực trị, khuynh
hướng thân Nhật, khuynh hướng Tờ rốt kít, khuynh hướng cải lương tư tưởng
gắn với dân tộc của tầng lớp trí thức tiểu tư sản năng động và giàu lòng yêu
nước. Đặc biệt, nhu cầu phát triển thể loại tạp chí, nhất là tạp chí chuyên
ngành - nơi tập hợp đơng đảo các tầng lớp trí thức học giả nho học và tây học,
trong đó có nhiều “tên tuổi ở Pháp về” với đủ các ngành nghề chuyên môn
như: khoa học tự nhiên, luật sư, bác sĩ, tiến sĩ luật và văn chương… nên đã có
thêm một loại nhà báo mới xuất hiện: Nhà báo - học giả.
Trong số những cơ quan báo chí thuộc dịng báo chí cơng khai, hợp
pháp có vai trị quan trọng đối với sinh hoạt văn hóa và học thuật Việt Nam ở
nửa đầu thế kỉ XX, bên cạnh những tờ: “Đông Dương tạp chí” (1913-1919),
“Nam Phong tạp chí” (1917-1934), “Thanh Nghị” (1941-1945), người ta
khơng thể khơng kể đến tạp chí Tri Tân (1941-1946).
7
Tri Tân thuộc loại hình tạp chí chun ngành mang nội dung “cấp
tiến”, có xu hướng tiến bộ về lĩnh vực văn hóa và học thuật Việt Nam. Tạp
chí Tri Tân do những nhà trí thức yêu nước Việt Nam sáng lập, có khuynh
hướng tư tưởng dân tộc yêu nước, được xem là tạp chí tiêu biểu và sáng giá
trong giai đoạn lịch sử 1941-1945, là tiếng nói của những người trí thức yêu
nước Việt Nam đi đầu trong lĩnh vực cách tân, đổi mới đất nước và bảo tồn
vốn cổ dân tộc.
Nội dung cũng như sự tồn tại của tạp chí Tri Tân gắn liền với những
hoạt động của báo chí yêu nước, với những tên tuổi và sự nghiệp của những
bậc đại trí thức mà sau này có nhiều đóng góp chính quyền cách mạng như:
Nguyễn Văn Tố, Đào Duy Anh, Đặng Thai Mai, Nguyễn Huy Tưởng…
Về tạp chí Tri Tân, cho đến nay chưa có một cơng trình nào dành riêng
nghiên cứu một cách đầy đủ và tồn diện về tạp chí này để tương xứng với vị
trí, vai trị và ý nghĩa của nó trong lịch sử dân tộc, cũng như trong lịch sử báo
chí Việt Nam.
Việc nghiên cứu hoạt động báo chí mang nội dung “cấp tiến”, có tinh thần
dân tộc yêu nước nói chung và tạp chí Tri Tân nói riêng là vấn đề cấp thiết, trên
cơ sở đó mà đánh giá đúng những thành tựu để phát huy, thiếu sót để khắc phục,
huy động tối đa sức mạnh báo chí, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của mọi tiến
trình xã hội. Đồng thời giúp chúng ta thấy được sự chuyển hướng tư tưởng của
tầng lớp trí thức Việt Nam từ tư tưởng tư sản đến tư tưởng vô sản trên diễn đàn
báo chí cơng khai, hợp pháp những năm 1941-1945.
Xuất phát từ ý nghĩa trên, tôi chọn đề tài “Giá trị lịch sử, văn hóa của
tạp chí Tri Tân 1941 - 1946” làm đề tài luận văn thạc sĩ Văn hóa học của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đầu tiên trong q trình viết luận văn, tác giả có tham khảo nhóm tài
liệu về cơng tác báo chí như:
8
“Thư tịch báo chí Việt Nam” của Tơ Huy Rứa, “Giới thiệu lịch sử báo
chí Việt Nam” của Trần Huy Liệu, “Lịch sử báo chí Việt Nam từ khởi thủy
đến 1945” của Huỳnh Văn Tịng. Và tạp chí “Nghề báo” của Hội nhà báo
thành phố Hồ Chí Minh - là tạp chí đưa ra nhiều vấn đề về nghiệp vụ báo chí,
nghiên cứu lịch sử báo chí. Trong nhóm tài liệu báo chí này có những tài liệu
nghiên cứu về tạp chí Tri Tân như “Tìm hiểu lịch sử báo chí Việt Nam” của
Hồng Chương, “Lịch sử báo chí Việt Nam 1865-1945” do Đỗ Quang Hưng
chủ biên, cùng Nguyễn Thành, Dương Trung Quốc; Nxb ĐHQGHN, 2000.
Đó là những cơng trình nghiên cứu nghiêm túc của các nhà nghiên cứu
báo chí, lịch sử tên tuổi. Các tác giả đề cập đến lịch sử báo chí Việt Nam,
cung cấp những dữ liệu cần thiết, một “lý lịch tóm tắt” về mỗi tờ báo. Đặc
biệt cuốn “Lịch sử báo chí Việt Nam 1865-1945”, các tác giả đề cập một cách
khái quát về sự phát triển của báo chí Việt Nam giai đoạn từ 1865-1945.
Trong cơng trình nghiên cứu này, các tác giả dành 5 trang từ trang 208 đến
trang 212 để giới thiệu về tạp chí Tri Tân. Các tác giả đã nêu lên một cách
khái quát về sự ra đời và những đóng góp của tạp chí Tri Tân trên lĩnh vực
văn hóa và học thuật; đồng thời nhấn mạnh đến vị trí, giá trị của tạp chí Tri
Tân trong lịch sử báo chí Việt Nam. Tuy nhiên các tác giả cũng chỉ dừng lại ở
những nét tổng quan chứ chưa đi sâu phân tích những nội dung để thấy được
những giá trị to lớn của tạp chí Tri Tân cịn hàm chứa. Có thể nói đây là
những tài liệu giúp cho tác giả đề tài có những cái nhìn tổng quan về lịch sử
báo chí Việt Nam và vị trí của tạp chí Tri Tân nói riêng; đồng thời nhóm tài
liệu trên hướng dẫn cho tác giả luận văn một phương pháp tiếp cận tạp chí Tri
Tân tốt nhất.
Đồng thời khơng thể thiếu trong q trình tham khảo của chúng tơi là:
Những bộ sách có tính chất kinh điển và các tài liệu về lịch sử như: “Lê nin
toàn tập”, “Mác-Ăng ghen tồn tập”, “Hồ Chí Minh tồn tập”, “Văn kiện
9
Đảng 1939-1945”, “Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam”, “Việt Nam những sự
kiện lịch sử 1858-1945”, “Đại cương Lịch sử Việt Nam; tập 1, tập 2, tập 3”,
“Từ điển nhân vật lịch sử”… Nhóm tài liệu này cung cấp những thông tin
chuẩn xác về thời gian địa điểm, mốc lịch sử có liên quan đến nội dung, hồn
cảnh ra đời của tạp chí Tri Tân. Đó là những cứ liệu để tác giả trình bày
những nhận xét, phán đốn về một số vấn đề trên tạp chí Tri Tân.
Bên cạnh các tài liệu về lịch sử, báo chí chúng tơi cịn tham khảo các
bài viết và các tập hồi kí viết về đời sống của người trí thức tiểu tư sản Việt
Nam những năm 1930-1945. Riêng để nghiên cứu về tầng lớp trí thức tiểu tư
sản - Những người sáng lập ra tạp chí Tri Tân, chúng tơi đã tập hợp tư liệu ở
một số bài nghiên cứu nhỏ trên tạp chí chuyên ngành như: tạp chí Nghiên cứu
Lịch sử, tạp chí Xưa Nay… Đặc biệt kế thừa kết quả nghiên cứu cuốn “Một
số vấn đề trí thức Việt Nam” của PGS.TS. Nguyễn Văn Khánh và TS.
Nguyễn Quốc Bảo. Đây là tài liệu quý giúp chúng tôi nghiên cứu sâu hơn về
tầng lớp trí thức tiểu tư sản trong tiến trình lịch sử dân tộc.
Nhóm tài liệu quan trọng khác về tạp chí Tri Tân mà chúng tơi đặc biệt
quan tâm, đó là cuốn biên khảo kê biên phân tích mục lục tạp chí Tri Tân và
vài ba sưu tập khai thác vốn bài vở đã đăng trên tạp chí Tri Tân, đó là:
- Mục lục phân tích tạp chí Tri Tân 1941-1945, Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc
Xuyên biên soạn, Hội KHLSVN xuất bản, Hà Nội, 1998.
- Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố: Đại Nam dật sử. Sử ta so với sử tàu/ Hà
Văn Tấn giới thiệu/ Hội KHLSVN xuất bản, Hà Nội, 1998.
- Tạp chí Tri Tân 1941-1945: Phê bình văn học. Sưu tầm tư liệu/ Trịnh
Bá Đĩnh và Nguyễn Hữu Sơn sưu tầm và biên soạn/ Hà Nội: Nxb. Hội Nhà
Văn, 1999.
10
- Tạp chí Tri Tân 1941-1945: Truyện và ký. Sưu tập tư liệu/ Lại
Nguyên Ân và Nguyễn Hữu Sơn sưu tầm và biên soạn/ Hà Nội: Nxb. Hội
Nhà Văn, 2000.
- Tạp chí Tri Tân 1941-1946: Các bài viết về lịch sử và văn hóa Việt
Nam/ Nguyễn Quang Ân, Phạm Đình Nhân, Phạm Hồng Toàn sưu tầm và
tuyển chọn. Hà Nội: Trung tâm thông tin tư liệu lịch sử và văn hóa Việt Nam
xuất bản, 2000.
Các đề tài nghiên cứu và các luận văn tốt nghiệp đại học của các sinh
viên trường ĐHKHXH & NV - ĐHQGHN cũng mới bắt đầu tiếp cận cơng tác
nghiên cứu về tạp chí Tri Tân trên một khía cạnh nhất định. Đề tài “Tìm hiểu
khuynh hướng tư tưởng cơ bản của trí thức Việt Nam qua khảo sát báo Thanh
Nghị và Tri Tân (1941-1945)” của thạc sĩ Phạm Thị Thu. Luận văn “Bước
đầu tìm hiểu phê bình văn học trên tạp chí Tri Tân 1941-1945” của Trần Văn
Nghĩa; Luận văn “Một số vấn đề văn học trung đại trên tạp chí Tri Tân” của
Phạm Ngọc Mai, v.v..
Các cơng trình nghiên cứu, các luận văn tốt nghiệp, các bài báo khoa
học, ở mức độ nhất định nào đó đã đem lại những kết quả có giá trị. Tuy vậy,
với một cái nhìn tổng thể sự đóng góp của tạp chí Tri Tân đối với nền báo chí
Việt Nam chúng ta vẫn chưa bắt gặp trên các tác phẩm và cơng trình khoa
học. Các tác giả giới thiệu về tạp chí Tri Tân mới đề cập với một lượng thơng
tin ngắn gọn, có tính chất cởi mở, hoặc chỉ khảo cứu một chuyên đề nào đó
trên tạp chí Tri Tân.
Cuối cùng nhóm hồ sơ, tài liệu về tạp chí Tri Tân mang số ký hiệu
29388/gy.17354/BTLSQG đến số 30552/gy.17735/BTLSQG hiện lưu giữ tại
kho cơ sở của Bảo tàng Lịch sử quốc gia cũng góp phần khẳng định một số
thơng tin trên tạp chí Tri Tân.
11
Nhìn chung tình hình nghiên cứu và những tài liệu, những cơng trình
khoa học được cơng bố của các tác giả kể trên, là những tài liệu liên quan, gợi
mở về phương pháp luận cho luận văn. Những cứ liệu lịch sử là chỗ dựa vững
chắc cho quá trình viết luận văn của chúng tơi.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu, phân tích làm nổi bật quá trình hình thành, phát triển và
những giá trị lịch sử, văn hóa của tạp chí Tri Tân. Từ đó, đề xuất những giải
pháp cho việc sưu tầm bổ sung, nghiên cứu bảo quản và phát huy giá trị lịch
sử, văn hóa của tạp chí Tri Tân trong giai đoạn hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thống kê, khảo sát và hệ thống hóa tư liệu với mục đích khái qt
tồn bộ tạp chí Tri Tân.
- Đánh giá tổng quan về tình trạng bảo quản và phát huy giá trị của tạp
chí Tri Tân trong giai đoạn hiện nay.
- Góp phần làm sáng rõ những giá trị lịch sử, văn hóa của tạp chí Tri
Tân, từ đó đề xuất những giải pháp về bảo quản và phát huy hiệu quả giá trị
của tạp chí Tri Tân.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Toàn bộ 214 số tạp chí Tri Tân (gồm 212 số Tri Tân loại cũ thuộc giai
đoạn trước Cách mạng tháng Tám 1945, từ số 1, ngày 6/3/1941 đến số 212,
ngày 22/11/1945; và 2 số Tri Tân loại mới sau khi Việt Minh lên nắm chính
quyền vào tháng Tám năm 1945, đánh số lại từ số 1, ngày 6/6/1946 đến số 2,
12
ngày 16/6/1946 trên thực tế là số cuối cùng). Ngoài ra luận văn cịn nghiên
cứu một số tờ tạp chí trước cách mạng và cùng thời để so sánh nội dung và
những giá trị mà tạp chí Tri Tân đã đóng góp trong lịch sử dân tộc.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là tạp chí Tri Tân. Đây là các số tạp chí gốc ở kho
cơ sở Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Ngồi ra chúng tơi cũng nghiên cứu khai
thác ở những cơ quan lưu trữ, viện nghiên cứu hay những cá nhân còn lưu giữ
được những số tạp chí Tri Tân (kể cả bản photocopy) mà Bảo tàng Lịch sử
quốc gia còn thiếu để cho luận văn đầy đủ và toàn diện hơn.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Dựa trên nền tảng của phương pháp luận Mác Lênin với quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; và tư tưởng Hồ
Chí Minh về báo chí.
- Phương pháp liên ngành: Sử dụng các phương pháp nghiên cứu sử
học, văn hóa học, bảo tàng học, mỹ học, xã hội học, tư liệu học, xuất bản báo
chí, nghiên cứu báo chí kết hợp với các phương pháp lơ gíc, thống kê. Từ các
phương pháp đó chúng tơi đã tiến hành thu thập, tổng hợp, phân tích các
nguồn tư liệu. Đồng thời tiến hành so sánh, đối chiếu các nguồn sử liệu ấy để
giải quyết những nội dung cơ bản của luận văn.
Khi trình bày luận văn, chúng tôi tuyệt đối trung thành với các số báo
gốc, cách sử dụng ngôn ngữ, hành văn, kể cả lỗi chính tả nhằm tái hiện một
cách chân thực nhất về tạp chí Tri Tân trong hồn cảnh lịch sử cụ thể. Đồng
thời trong q trình viết chúng tơi ln sử dụng những thuật ngữ báo chí để
tiện phân tích, miêu tả và cũng để người đọc có thể tiếp cận tương đối đầy đủ
nhất về nội dung cũng như hình thức của tạp chí Tri Tân.
13
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, các tài liệu tham khảo và phần phụ
lục, nội dung của luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Khái lược tạp chí Tri Tân 1941-1946
Chương 2: Giá trị lịch sử của tạp chí Tri Tân 1941-1946
Chương 3: Giá trị văn hóa của tạp chí Tri Tân 1941-1946
14
Chương 1
KHÁI LƯỢC TẠP CHÍ TRI TÂN 1941- 1946
1.1. Lịch sử ra đời tạp chí Tri Tân
1.1.1. Hồn cảnh ra đời tạp chí Tri Tân
Chiến tranh thế giới lần thứ II (1939-1945) được coi là cuộc chiến tranh
lớn nhất trong thế kỉ XX, là sự kiện có tính chất bước ngoặt trong lịch sử nhân
loại: thời đại loài người tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, bộ mặt nhân loại có sự
thay đổi cực kì to lớn, hệ thống XHCN được hình thành, sự tan rã bước đầu
của hệ thống thuộc địa và sự lớn mạnh của lực lượng hịa bình dân chủ và tiến
bộ xã hội. Đây là thời kì cách mạng Việt Nam vươn lên một tầm vóc mới, hòa
nhập với phong trào dân chủ và cách mạng thế giới, chuẩn bị những điều kiện
thực lực cách mạng bên trong, đón chờ thời cơ tiến hành cuộc Tổng khởi
tháng Tám năm 1945 mau lẹ và ít đổ máu, tạo nên biến cố lớn trong lịch sử
dân tộc, mở ra kỉ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội cho đất nước.
Hoàn cảnh xã hội Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới lần
thứ II cũng khá đặc biệt. Lúc này thực dân Pháp ở Việt Nam thẳng tay đàn áp
phong trào cách mạng Việt Nam, nhưng mặt khác lại ra sức truyên truyền cho
chính sách đầu hàng phát xít Đức. Thực tế tờ Tri Tân ra mắt độc giả vào thời
điểm khó khăn xét về tồn cục, Pháp đầu hàng Đức (6/1940) và có một chính
phủ thỏa hiệp do Thống Chế Pétain chủ trương đó là Chính phủ Vichy.
Nhưng cũng có một chính phủ kháng chiến do Tướng De Gaulle cầm đầu. Ở
Châu Âu, quân đồng minh Pháp, Anh cầm cự với Đức quốc xã. Ở Châu Á,
quân đội Nhật chiếm đóng một phần Trung Quốc và Hàn Quốc. Chúng cịn
rắp tâm xâm chiếm cả Đơng Dương và Đơng Nam Á. Tồn quyền Decoux ở
Đơng Dương do chính phủ Vichy bổ nhiệm, đã cố hết sức né tránh sức ép của
15
Nhật. Ngày 9/3/1945, dưới chiêu bài trao trả độc lập cho Việt Nam, qn đội
Nhật đã tấn cơng tước khí giới của quân đội Pháp và thành lập một chính phủ
Việt Nam độc lập hoàn toàn giả tạo.
Vào thời điểm chiến tranh thế giới, nền kinh tế suy giảm và gặp nhiều
khó khăn. Giấy in sách báo ngày càng khan hiếm, vì thế giá báo phải tăng lên.
Ban đầu chỉ có 12 xu, sau lên tới hai, ba đồng. Số trang ban đầu là 24 sau rút
xuống còn 20 trang. Tuy thế tạp chí vẫn ra đều đặn cho tới số cuối. Tuy tạp
chí Tri Tân ra đời vấp phải nhiều khó khăn nhưng cũng xuất hiện đúng vào
thời điểm mà đất nước chuyển mình. Tri Tân là tạp chí khá tiêu biểu cho trí
thức Việt Nam trong những năm 1941-1945. Sau khoảng 60 năm đô hộ của
Pháp, nhân dân Việt Nam cũng như giới trí thức yêu nước người Việt thực sự
nhận ra và giác ngộ về trọng trách của mình trước vận mệnh của nước nhà.
Lúc này trong nước đã có những tổ chức văn hóa, văn học, cùng những hoạt
động sôi nổi nhằm dọn đường cho một cuộc cách mạng rất gần. Theo một số
nhà sử học đây là “thời tiền cách mạng” [60, tr.6]. Một thời điểm ngắn ngủi
nhưng phong phú về mọi mặt, đặc biệt qua hai bộ sách “Thi Nhân Việt Nam”
của Hoài Thanh - Hoài Chân và “Nhà văn hiện đại” của Vũ Ngọc Phan đã
chứng tỏ điều đó.
Có thể nói tình hình chính trị-xã hội giai đoạn 1939-1945 thực đa dạng
đan xen nhiều mâu thuẫn dân tộc, giai cấp, các xu hướng… khiến cho sinh
hoạt tư tưởng, văn hóa càng phức tạp hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt
báo chí. Do ngọn lửa chiến tranh thế giới lần thứ II lan rộng, vấn đề sống còn
của mỗi quốc gia dân tộc trở thành nỗi âu lo lớn nhất của thời đại. Việt Nam
cũng khơng nằm ngồi bối cảnh đó, nhất là từ lúc Nhật vào Đơng Dương
(1940). Các tầng lớp trí thức yêu nước nhận thấy được sứ mệnh của mình đối
với quốc gia, ra sức hô hào cho việc làm lại xã hội, xây dựng quốc gia tự
16
cường. Luồng gió phục hưng dân tộc đã thổi mạnh vào tư tưởng xã hội. Có
thể nói, từ những năm 1940, một tinh thần mới đã xuất hiện kích thích văn
hóa Việt Nam tìm về những giá trị thực sự Á Đơng, những cái có trong lịch sử
văn hóa dân tộc nhằm hướng tới mục đích xây dựng một nền văn hóa quốc
gia tự cường. Tạp chí Tri Tân ra đời trong tinh thần chung đó “tinh thần phục
hưng văn hóa dân tộc” [16, tr.7].
Trong dịng báo chí cơng khai, hợp pháp, Tri Tân thuộc loại tạp chí
chun ngành có nội dung “cấp tiến”, có xu hướng tiến bộ về lĩnh vực văn
hóa và học thuật Việt Nam theo khuynh hướng tư tưởng dân tộc yêu nước. Ra
đời sau tạp chí Thanh Nghị chưa tới một tháng, Tri Tân đã nhanh chóng tập
hợp được những cây bút có năng lực chuyên sâu về chuyên môn học thuật,
các nhà văn, nhà thơ đơng đảo mà ít có tạp chí nào có được. Các nhà báo học giả này xuất thân từ nho học và tân học (từ nền học Pháp - Việt) quan tâm
đến lịch sử văn hóa quá khứ của nước nhà, tạo thành hạt nhân và cơ sở cho xu
hướng tìm về truyền thống với tinh thần phục hưng văn hóa dân tộc trong sự
giao tiếp với văn hóa và học thuật thế giới - một xu hướng đang mạnh dần lên
trong đời sống văn hóa ở Việt Nam trong những năm 1940.
Tri Tân - ngọn lửa yêu nước được thể hiện hừng hực trong nội dung
chính của tạp chí, với hàng loạt các bài ca yêu nước như: Bạch Đằng Giang,
Anh Hùng Xưa, Non Nước, Lam Sơn, Hội Nghị Diên Hồng, v.v.. và đó cũng
là điểm tựa, là chỗ dựa vững chắc cho thế hệ thanh niên lúc bấy giờ thêm bền
gan, vững trí, tin tưởng vào ngày mới, vào sức mạnh của toàn dân tộc, cũng
như tương lai tươi sáng của tổ quốc. Cái nơi văn hóa và truyền thống yêu
nước ấy đã nuôi dưỡng và hâm nóng một thế hệ thanh niên trí thức giàu nhiệt
huyết, sẵn sàng đón nhận thời cơ khi cách mạng chín muồi. Họ chuẩn bị sẵn
sàng để xuống đường gia nhập vào đội quân cách mạng, dương cao ngọn cờ
17
cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, của cả nước. Chính từ đó mà Tri
Tân thực sự có đóng góp quan trọng vào việc chuẩn bị lực lượng chính trị cho
quần chúng trong cả nước, đặc biệt là lực lượng thanh niên trí thức khác. Việc
chuẩn bị về tinh thần, tư tưởng cho đội ngũ trí thức ngày càng đơng đảo thời
đó quả là có ý nghĩa chính trị to lớn. Tri Tân ra đời như một nhu cầu bức thiết
cần phải có trong một thời điểm lịch sử cụ thể tuy ngắn ngủi nhưng có ý nghĩa
quan trọng.
Cuối năm 1944, đầu năm 1945, chủ nghĩa phát xít liên tiếp thất bại trên
nhiều mặt trận. Chiến tranh thế giới lần thứ II bước vào giai đoạn kết thúc.
Tháng 8/1944 nước Pháp được giải phóng. Tháng 5 - 1945, phát xít Đức đầu
hàng đồng minh vơ điều kiện. Tháng Tám năm 1945, Liên Xơ tun chiến với
Nhật, Nhật Hồng tun bố đầu hàng vô điều kiện, kết thúc chiến tranh thế
giới lần thứ II, mở ra trang sử mới cho nhân loại.
Ở nước ta, sau cuộc đảo chính Nhật - Pháp, ngày 9/3/1945, một cao
trào kháng Nhật cứu nước sôi sục trong cả nước, cả dân tộc gấp rút hoàn
thành cơng việc chuẩn bị cuối cùng, đón thời cơ vùng dậy tổng khởi nghĩa
theo tinh thần “dù có đốt cháy dãy Trường Sơn cũng phải giành lấy Độc lập”.
Từ chiều 16/8/1945, cuộc tổng tiến cơng mau lẹ, ít đổ máu đã diễn ra
trên cả nước. Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước VNDCCH, nhà
nước Dân chủ đầu tiên ở Đông Nam Á.
Cơn lốc của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc cũng lơi cuốn họ những trí thức yêu nước chủ trương Tri Tân hoặc từng cộng tác với tạp chí Tri
Tân sớm đi vào con đường cách mạng, hăng hái tham gia các hoạt động
kháng chiến kiến quốc, mặc dù họ có những chính kiến khác nhau. Sau Cách
18
mạng tháng Tám năm 1945, khi nước VNDCCH ra đời, với uy tín của Chủ
tịch Hồ Chí Minh, của Việt Minh và của Đảng Cộng sản Đông Dương, nhiều
cây bút của tạp chí này đã tham gia Chính phủ Lâm thời như: Nguyễn Văn Tố
- Bộ trưởng trong Chính phủ Lâm thời; đại biểu quốc hội; quyền Chủ tịch
Quốc hội khóa I, Quốc vụ Khanh trong Chính phủ liên hiệp quốc dân. Trịnh
Như Tấu - đại biểu Quốc hội VNDCCH khóa I. Nguyễn Tường Phượng - Chủ
tịch đồn Báo chí Việt Nam.
1.1.2. Tơn chỉ, mục đích của tạp chí Tri Tân
Cái tên Tri Tân đặt cho tạp chí này là rút ra từ mệnh đề: “ôn cố tri tân”
(ôn lại cái cũ để biết cái mới). Trong “Lời phi lộ” đăng ở đầu số 1, ngày
3/6/1941 đã chỉ rõ mục đích của tạp chí này:
Thì giờ đã đến! nhìn vào tận mặt hiện tại? bề bộn việc cần phải làm!
Chính trị? Món chun mơn đó đã có nhà đương đại. “Ơn cũ! Biết
mới! Nhằm cái đích ấy, Tri Tân đi riêng con đường văn hóa. Với
cặp kính khảo cứu, Tri Tân lần dở từng trang lịch sử; Bằng con mắt
nhận chân và lạc quan, Tri Tân ngó rộng “Chân trời” tri thức; Ghé
vai gánh gạch, xe vôi. Tri Tân đứng vào hàng ngũ cơng binh, xây
dựng lâu đài văn hóa Nam Việt. Dầu vậy, Tri Tân không bo bo nhốt
tư tưởng riêng một quê hương; mạnh bạo tiến bước trên đường
“chân lý”. Là tấm lụa bạch, Tri Tân chỉ biết viết những hàng chữ
chân phương, ngay thẳng, không tự hoặc bị nhuộm một màu sắc
nào. Giờ là bao giờ? Không phải là lúc nói phiếm nữa. Xin bắt tay
vào việc [3, tr.7].
Trong “Lời phi lộ”, tạp chí Tri Tân cho biết chủ trương chính yếu của
tạp chí là thuộc về văn hóa và Tri Tân được mệnh danh là tạp chí văn hóa ra
19
hàng tuần (tiếng Pháp là Ruvue Culturelle Hebdomadaire). Tuy cái tên Tri
Tân hướng về sự biết mới nhưng hoạt động khảo cứu trên tờ tuần san này lại
nghiêng nhiều hơn về sự “ôn cố” tức là ôn lại cái cũ. Do vậy, xu hướng tìm về
di sản dân tộc đã bộc từ đầu và được duy trì suốt thời gian hoạt động của tạp
chí này.
Vậy là nội dung “Lời phi lộ” của tạp chí Tri Tân đã bộc lộ rõ nét những
tư tưởng tiến bộ của tạp chí này. Đó là tư tưởng của tầng lớp trí thức Việt
Nam có tinh thần dân tộc yêu nước, hướng về cội nguồn dân tộc “ơn cố tri
tân” để tìm tịi khảo cứu, giới thiệu những giá trị văn hóa bản sắc dân tộc tới
độc giả, từ đó khơi dậy lịng u nước, tự cường dân tộc. Tuy vậy, Tri Tân
cũng “không bo bo nhốt tư tưởng riêng một quê hương”, mà Tri Tân còn tiếp
thu và tiến hành truyền bá khoa học kĩ thuật, y học, văn hóa, nghệ thuật, cải
cách giáo dục từ văn minh phương Tây vào Việt Nam nhằm nâng cao dân trí,
làm giàu kho tàng văn hóa dân tộc và học thuật Việt Nam.
Có thể nói, tơn chỉ của tạp chí Tri Tân đã thể hiện mục đích của tầng
lớp trí thức yêu nước trong việc tiến hành xây dựng nền văn hóa Việt Nam
theo hướng về cội nguồn dân tộc, lấy bản sắc văn hóa dân tộc làm nền tảng,
làm bệ đỡ để tiếp thu chọn lọc những giá trị của văn minh của phương Tây và
xây dựng đất nước phát triển.
1.2. Tổ chức hoạt động của tạp chí Tri Tân
1.2.1. Tổ chức tịa soạn, nhà in
Tịa soạn, xuất phát từ tiếng La tinh: Redactus, có nghĩa là sắp xếp có
trật tự ngăn nắp qui cũ của một hoạt động tổ chức nào đó và được coi là khái
niệm thuần túy chỉ các cơ quan báo chí. Cũng có thể hiểu tịa soạn là một bộ
máy tổ chức hành chính đủ các điều kiện về con người và cơ sở vật chất để
sản xuất các ấn phẩm báo chí theo một qui trình nhất định.
20
Tồ soạn của tạp chí Tri Tân: lúc đầu đặt tại số nhà 349 phố Huế, Hà
Nội (từ số 1, ngày 3/6/1941 đến số 9, ngày 1/8/1941); từ 8/1941 đến 12/1942
tịa soạn chuyển về số nhà 195, phố Hàng Bơng, Hà Nội (từ số 10, ngày
8/8/1941 đến số 74, ngày 1/12/1942); từ 12/1942 đến 6/1943 tòa soạn và nhà
in chuyển về địa chỉ 70, phố Bạch Mai, Hà Nội (từ số 75, ngày 10/12/1942
đến số 99, ngày 10/6/1943). Từ 6/1943 đến số cuối cùng tòa soạn, Ty trị sự,
nhà in chuyển về một địa điểm số nhà 95 - 97 phố Chanceaulme, Hà Nội (nay
là Tô Hiến Thành).
Ban biên tập của tạp chí Tri Tân: do ơng Nguyễn Tường Phượng làm
tổng biên tập (chủ bút), chịu trách nhiệm về nội dung bài viết đăng trên tạp
chí. Ban biên tập tạp chí Tri Tân gồm những cây bút uyên thâm về hán nôm,
giỏi về tân học trực tiếp phụ trách, biên tập và viết bài như: Nhật Nham Trịnh
Như Tấu tham tá phủ Thống sứ Bắc Kỳ, Hoàng Thúc Trâm Hoa Bằng, Hoa
Nam Phan Kỳ Nơng; Thư ký tịa soạn Phan Mạnh Danh. Ngồi ra tạp chí Tri
Tân cịn tập hợp được một đội ngũ công tác viên đông đảo với nhiều cây bút
là những nhà văn, nhà báo, học giả có tên tuổi và tiêu biểu nhất cả ba kỳ Bắc,
Trung, Nam như: Nguyễn Văn Tố, Kiều Thanh Quế, Đào Duy Anh, Đặng
Thai Mai, Nguyễn Huy Tưởng… Điều đó thể hiện chất lượng và tính hấp dẫn
của tạp chí Tri Tân.
Ban biên tập có nhiệm vụ: một mặt cổ động tuyên truyền cho số báo
sắp ra; một mặt sửa soạn bài viết giao nhà in ấn hành. Ban biên tập được chia
việc tùy theo năng lực sở trường của từng người như: nho học, tân học và đặc
biệt chữ quốc ngữ. Khi bài báo gửi đến tòa soạn và được lựa chọn đăng thì bài
báo đó sẽ được ban biên tập tiến hành biên tập, chỉnh sửa lại. Sau khi lựa
chọn được bài đăng trên tạp chí, tịa soạn sẽ gửi sang nhà in. Nhà in sẽ cho
tiến hành in thử và ban biên tập làm nhiệm vụ sửa bản in thử. Mục đích sửa
21
bản in thử là làm cho số báo in ra không bị phốt, lỗi chữ, gây phản cảm cho
người đọc. Tuy nhiên, mặc dù cố gắng hết sức, song tạp chí Tri Tân vẫn mắc
nhiều lỗi phốt trên trang báo, chữ mờ, giấy xấu, nhiều chữ rất khó đọc.
Nguyên nhân do công nghệ in lạc hậu, nghiến gãy lượt dấu, hoặc thợ in cẩu
thả không chịu chải bát chữ cho sạch dẫn đến bị phốt và nhiều chữ mất dấu.
Sau khi sửa bản in thử xong, nhà in sẽ tiến hành cơng đoạn in chính thức.
Trong thời kì thợ in mới xếp thành từng bài hay từng cột báo một, ban biên
tập phải tiến hành đặt các bài vở cho thành trang. Sau khi đặt thành những
trang báo rồi, nhà in phải đưa 3 bản “mo rát”(morasses) ra ty kiểm duyệt.
Ngồi ra ban biên tập cịn phải tiếp khách đến bàn luận về văn chương
hoặc họp bàn trao đổi ý tưởng, còn phải thư từ giao thiệp với các bạn cộng tác
ở gần xa, còn phải giải đáp những câu hỏi của bạn đọc bằng thư riêng hoặc
bằng thư ngỏ.
Ty trị sự: cơng việc Ty trị sự có nhiệm vụ đảm nhận công việc kinh
doanh của một tờ báo. Đứng đầu Ty trị sự là viên chủ nhiệm. Chủ nhiệm Ty
trị sự đầu tiên của tạp chí Tri Tân là ông Dương Tụ Quán (từ số 1, ngày
3/6/1941 đến số 100, ngày 24/6/1943); từ số 101, ngày 1/7/1943, ông Nguyễn
Tường Phượng đảm nhận cả hai nhiệm vụ trên (tức vừa chủ nhiệm, vừa chủ
bút). Chủ nhiệm Ty trị sự chịu trách nhiệm quản lý về kinh tế và việc phát
hành báo. Mỗi kì báo ra, ơng này phải kí tên vào những số báo đưa trình tịa,
chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với tờ báo của mình quản lí. Từ công
việc lấy quảng cáo đến mua giấy hay thuê in đều là phạm vi việc làm của Ty
trị sự. Ngồi ra cịn những cơng việc như làm sổ sách, tính tiền nong nữa.
Về đại lý phát hành tạp chí Tri Tân: Tri Tân được phát hành ở cả ba
miền đất nước. Miền Bắc có các đại lý như: Quảng Vạn Thành, 51, phố Cầu
22
Đất, Hải Phịng; Vũ Ngọ Cừ, 40, phố Đơng Kiều - Hải Dương, Librairie
(Nam Định). Miền Nam Trung Bộ có các đại lý: Nam Thi, Vương Công
(Quảng Ngãi), Mỹ Liên (Qui Nhơn), Trần Văn Quân (Long Xuyên), Tân Việt
(Mỹ Tho). Miền Nam có đại lý Sài Gịn 12, Rue Sabourain tổng phát hành tạp
chí Tri Tân; tiệm sách Nguyễn Khánh Đàn, bán báo sách Bắc. Ngồi ra Tri
Tân cịn có các đại lý ở Cam pu chia, Lào (xứ Đông Dương).
Tạp chí Tri Tân được phát hành ở các đại lý trên cả nước: các đại lý
muốn nhận bán tạp chí Tri Tân phải gửi thư về đăng kí tịa báo, sau đó các đại
lý báo phải ký quỹ một số tiền nhỏ mọn gọi là tiền cọc, tòa báo gửi báo cho
bán, sau tịa báo tính sổ. Khi khách hàng nợ tiền tạp chí q lâu khơng chịu
thanh tốn, tạp chí Tri Tân sẽ đưa danh sách người chưa nộp tiền báo lên tạp
chí để cơng bố.
Về cách thu tiền tạp chí Tri Tân: Tri Tân thành lập hội các cổ động viên
thu tiền của các khách hàng mua báo dài hạn; mỗi khi thu tiền, các cổ động
viên giao cho khách hàng một tờ biên lai tạm (recu provisoire), rồi gửi số tiền
đó (sau khi trừ hoa hồng 20% và phí tổn mandate) cho tịa báo. Tịa báo sau
khi nhận được số tiền trên sẽ gửi thẳng đến khách hàng mua báo tờ biên lai
chính (difinitig) để hủy bỏ tờ biên lai tạm kia và việc giao dịch mua báo thành
cơng. Ngồi ra, khách hàng mua tạp chí Tri Tân có thể thanh tốn bằng cách
gửi ngân phiếu, gửi tiền bằng releve và mandate. Mua báo dài hạn bằng hình
thức mua mandate hoặc bằng tem.
• Nhà in tạp chí Tri Tân: In tại nhà in riêng
Ban đầu nhà in Tri Tân đặt cùng tòa soạn tại 195, phố Hàng Bông, Hà
Nội (từ số 10, ngày 8/8/1945 đến số 74, ngày 1/12/1942). Tháng 12/1942 đến
6/1945 nhà in cùng tòa soạn chuyển về 70, phố Bạch Mai (từ số 75, ngày
10/12/1942 đến số 99, ngày 10/6/1945). Từ 6/1943 đến số cuối cùng nhà in,
23
tòa báo, Ty tri sự cùng chuyển đến một địa điểm số nhà 95-97 phố
Chanceaulme, Hà Nội (Tô Hiến Thành) (từ số 100, ngày 24/6/1943 đến số
cuối cùng). Nhà in tạp chí Tri Tân ngồi việc in tạp chí Tri Tân còn nhận
thêm các dịch vụ in ấn các loại sách vở, ấn phẩm và các loại báo khác. Giám
đốc nhà in lúc đầu là ông Trịnh Như Luân (số 95-97); từ số 101, ngày
1/7/1943 ông Nguyễn Tường Phượng đảm nhận ln cả ba vị trí: vừa chủ
nhiệm, chủ bút và giám đốc nhà in Tri Tân.
• Về cách in tạp chí Tri Tân: Tạp chí Tri Tân được in ty pơ: In ty pơ
có đặc điểm các thành phần in nổi cao so với các thành phần không in, khi in,
mực chà lên thành phần in và dưới áp lực của máy, mực truyền sang giấy. Vì
vậy, in ty pơ cịn gọi là in cao.
In ty pơ có ưu điểm in được cả ảnh, hình vẽ và chữ, khơng địi
hỏi giấy đặc biệt, thích hợp với in sách, báo ít tranh ảnh chế bản
tương đối đơn giản. Nhưng in ty pơ cũng có những mặt hạn chế là
q trình in kéo dài, phải dùng kim loại độc hại, năng suất thấp
hơn so với in ốp xép, in lõm, khả năng in nhiều màu bị hạn
chế…[54, tr.163].
Đối với những ấn phẩm có số lượng in ít, in trực tiếp bằng khuôn chữ
sắp, gọi là in “mô bin”. Với số lượng những ấn phẩm lớn (từ 25.000 bản trở
lên) cần phải đúc bản chì. Đúc bản chì là đúc những khn chữ thành những
bản chì. Tùy theo yêu cầu, những bản chì này có thể được mạ thêm một lớp
kim loại như: niken, cơ rôm, để khi in, chữ lâu bị mịn. Ngồi ra đúc bản chì
để nhân bản in thành nhiều bản đem in trên nhiều máy, hoặc biên bản in phải
thành bản in cong để in máy cuốn, thường tờ “phơng” để làm bản chì có thể
gửi lại để in các bản rất tiện và tiết kiệm.
24
* Q trình cơng nghệ của in ty pơ:
BẢN THẢO
MA KÉT
CHẾ BẢN KẼM HOẶC GỖ
SẮP CHỮ
SỬA CỘT
ĐẶT TRANG
SỬA BÀI
TRANG CHỮ HỒN CHỈNH
LÀM PHƠNG
ĐĨNG KHN IN
ĐÚC BẢN CHÌ
IN
ĐĨNG SÁCH
* Về vật liệu sắp chữ và quá trình sắp chữ:
- Vật liệu sắp chữ bao gồm: chữ, dòng kẻ và cái chèn.
+ Chữ: gồm con chữ, số, dấu được đúc bằng chì, thiếc, ăng-ti-moan,
gọi chung là những kí hiệu. Một bộ chữ gồm 222 kí hiệu. Chữ có nhiều loại
25
to, nhỏ, đậm, nhạt khác nhau tùy theo yêu cầu của xuất bản phẩm. Nguyên tắc
cấu tạo của các loại chữ, chủ yếu dựa vào ba đặc điểm chính: hình vẽ chữ,
dịng chữ và cỡ chữ. Trong đó, phân loại theo cỡ chữ là chủ yếu, căn cứ vào
độ to, nhỏ của chữ. Cỡ chữ được đo bằng corps hoặc phân in. Tạp chí Tri Tân
các bài vở in chữ bài lớn nhất là corps 10, nhỏ nhất là corps 6. Đề mục in chữ
to từ corps 18 đến corps 36.
+ Dòng kẻ là thanh kim loại mỏng thường gọi là “phi lê” dùng để gạch
dưới dịng chữ, đóng khung biểu, bảng. Dịng kẻ có nhiều loại: dịng kẻ thanh,
đậm, đơn, kép, lượn sóng.
+ Cái chèn gồm 4 loại: loại mỏng dùng chèn từng dòng hoặc tạo
khoảng cách nhỏ giữa các từ, các dấu; loại dày dùng chèn thụt đầu dòng hoặc
các chỗ xuống dòng, cách đoạn; loại dài để chèn khoảng cách giữa các dòng,
xuống dòng, xa, gần giữa các đề mục; loại to chèn các khoảng cách lớn ở đầu
trang, cuối trang và khoảng cách giữa các trang khi ghép thành khn in.
- Q trình sắp chữ: tạp chí Tri Tân được sắp thủ cơng, là cách sắp xếp
chữ, dòng kẻ và con chèn trong hộp chữ chia thành nhiều ô nhỏ, mỗi ô đựng
riêng một loại chữ khác nhau. Các chữ được nhặt dần vào một khung sắp, gọi
là com-pôt-tơ, đã vặn cố định cho từng loại khuôn khổ. Khoảng trống giữa
các con chữ được chèn bằng những chèn mỏng. Mỗi khung sắp chứa được từ
8 đến 12 dịng tùy thuộc vào cỡ chữ. Khi đầy thì “bắt” ra khay đựng và chèn
cỡ cách các dòng thành đoạn dài khoảng 25cm, sau đó dùng dây cột lại. Mỗi
“cột” này được đem in thử để đối chiếu với bản thảo và sửa chữa những chỗ
sai sót. Việc sửa bản in này được gọi là sửa cột. Sửa cột xong, người thợ bắt
đầu đặt tay. Đặt tay là ghép các cột chữ đã sắp với ảnh kẽm, biểu, bảng, chú
thích (nếu có) và số trang thành một trang in, gọi là bát chữ. Bát chữ có kích
thước dài, rộng, to, nhỏ khác nhau tùy theo khổ sách báo.