Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Quản lý hệ thống di tích lịch sử văn hóa gắn với hội gióng ở làng phù đổng huyện gia lâm thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.33 MB, 128 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI

NGUYỄN THU HIỀN

QUẢN LÝ HỆ THỐNG DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HĨA GẮN
VỚI HỘI GIÓNG Ở LÀNG PHÙ ĐỔNG (HUYỆN GIA LÂM,
TP.HÀ NỘI)

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC QUẢN LÝ VĂN HÓA

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. LÊ ĐÌNH PHỤNG

HÀ NỘI – 2012


2

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: KHU DI TÍCH PHÙ ĐỔNG – CƠ SỞ KHOA HỌC
VÀ PHÁP LÝ CHO CÔNG TÁC QUẢN LÝ DI TÍCH
1.1. Tổng quan về huyện Gia Lâm
1.2.


1.3.

Vài nét về địa lý cảnh quan khu di tích
Đặc điểm địa lý hành chính và lịch sử hình thành
1.3.1. Đặc điểm địa lý hành chính và xã hội của khu di tích Phù Đổng xưa và nay
1.3.2. Lịch sử hình thành

1.4.

Cơ sở khoa học và pháp lý cho công tác quản lý di tích
1.4.1. Lý luận về bảo tồn di sản văn hóa
1.4.2. Lý luận về phát huy giá trị di sản văn hóa
1.4.3. Khái niệm về quản lý, quản lý nhà nước về di sản văn hóa

1.4.4. Luật di sản văn hóa và một số văn bản hướng dẫn thi hành
Tiểu kết chương 1
CHƯƠNG 2: KHU DI TÍCH PHÙ ĐỔNG – THỰC TRẠNG
QUẢN LÝ VÀ PHÁT HUY
2.1. Các cơng trình kiến trúc
2.1.1. Đền Thượng
2.1.2. Chùa Kiến Sơ
2.1.3. Đền Hạ
2.1.4. Cố Viên
2.1.5. Giá Ngự
2.1.6. Đình Hạ Mã
2.2. Lễ hội Gióng
2.2.1. Chuẩn bị lễ hội
2.2.2. Diễn trình hành hội
2.3. Thực trạng quản lý và phát huy khu di tích Phù Đổng
2.3.1. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Ban QLDT Phù Đổng

2.3.2. Khu di tích Phù Đổng
2.3.3. Cơng tác phát huy di tích


3

2.3.4. Cơng tác phát huy lễ hội Gióng
2.4. Đánh giá thực trạng quản lý và phát huy giá trị lễ hội
2.4.1. Ưu điểm
2.4.2. Hạn chế
Tiểu kết chương 2
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ QUẢN LÝ VÀ PHÁT HUY KHU DI TÍCH PHÙ ĐỔNG
3.1. Ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân trong quản lý khu di tích
3.1.1. Ưu điểm
3.1.2 Hạn chế
3.1.3. Nguyên nhân
3.2. Định hướng phát triển khu di tích
3.2.1. Định hướng của UBND thành phố Hà Nội về cơng tác quản
lý khu di tích giai đoạn 2012 – 2017
3.2.2. Định hướng của UBND huyện Gia Lâm
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý khu di tích
3.3.1. Giải pháp về bộ máy quản lý và cán bộ Ban QLDT
3.3.2. Giải pháp về công tác phát triển khu di tích
3.3.3. Giải pháp quy hoạch lại các dịch vụ khách tham quan, vệ sinh môi trường
3.3.4. Giải pháp về phát triển du lịch
3.3.5. Giải pháp thanh, kiểm tra xử lý vi phạm
3.4. Giải pháp về phát huy giá trị lịch sử văn hóa khu di tích
3.4.1. Bảo tồn di tích
3.4.2. Bảo tồn lễ hội

3.4.3. Phát huy giá trị khu di tích
3.4.4. Phát huy giá trị văn hóa lễ hội
3.5. Một số kiến nghị đề xuất
Tiểu kết chương 3
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


4

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Với mỗi quốc gia, dù lớn nhỏ, trong quá trình hình thành và phát triển
các dân tộc đều xây dựng nên bản sắc văn hóa. Văn hố chính là yếu tố tạo ra
sự khác biệt và đồng thời cũng là cầu nối giữa các dân tộc, các quốc gia. Có
nhiều cách để tiếp cận văn hóa mỗi dân tộc, trong đó di sản văn hóa là đối
tượng được con người quan tâm nhất. Bởi vì, di sản văn hóa chính là bằng
chứng xác thực, cụ thể nhất về đặc điểm lịch sử xã hội, lối sống, phong tục
tập quán của mỗi dân tộc. Ở đó chứa đựng tất cả những gì thuộc về truyền
thống, kỹ năng, kỹ xảo của con người được hình thành và phát triển trong quá
trình lịch sử. Các di sản văn hóa chính là tinh hoa mà thế hệ trước trao truyền
cho thế hệ sau. Thơng qua đó, chúng ta có thể cảm nhận được q khứ, tìm
đến được với truyền thống lịch sử, những giá trị đạo đức, thẩm mỹ, tâm
linh… Và như một dòng chảy, các thế hệ sau trên cơ sở kế thừa, phát huy
những giá trị văn hóa của cha ơng sẽ tiếp tục sáng tạo ra những giá trị mới,
một mặt vẫn giữ nguyên giá trị truyền thống nhưng mặt khác nó phù hợp với
thời đại.
Lịch sử dân tộc Việt Nam gắn liền với công cuộc đấu tranh chống giặc

ngoại xâm, dựng nước và giữ nước. Nhiều truyền thống văn hoá đặc sắc đã
được sinh ra từ đó và trường tồn cùng dân tộc ở cả hai dạng vật thể và phi vật
thể. Thánh Gióng - một vị anh hùng dân tộc, nhân vật truyền thuyết tượng
trưng cho tinh thần chống ngoại xâm và sức mạnh tuổi trẻ, là một trong tứ bất
tử, bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng Việt Nam, tơn gọi là Phù Đổng Thiên
Vương. Tương truyền, Thánh Gióng chính là người có cơng đầu giúp vua
Hùng đời thứ 6 đánh bại quân xâm lược nhà Ân. Trải qua mấy ngàn năm,
Thánh Gióng và những truyền thuyết về Ơng đã trở thành di sản văn hoá phi
vật thể đề cao tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm- một tích cách đặc
trưng của dân tộc Việt. Người anh hùng làng Phù Đổng đã được nhân dân ta


5

từ nhiều đời nay tôn thờ trong rất nhiều ngôi đình, đền…dựng lên tại rất nhiều
làng, xã trải rộng khắp vùng đất Kinh Bắc xưa (bao gồm từ tỉnh Bắc Ninh và
huyện Gia Lâm, Đông Anh của Hà Nội) cho tới Sóc Sơn (Hà Nội) ngày nay.
Những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể liên quan đến Thánh Gióng
được nhiều thế hệ người Việt Nam bồi đắp, dựng xây có giá trị đặc biệt trong
đời sống văn hóa tâm linh dân tộc. Chính vì thế, những di sản văn hóa này đã
trở thành tài sản văn hóa có giá trị của dân tộc và được nhiều thế hệ gìn giữ,
tơn tạo. Tiêu biểu và đặc sắc nhất trong số những di sản đó có lẽ là đền Phù
Đổng (Gia Lâm) và đền Sóc (Sóc Sơn).
Năm 1975, khu di tích đền thờ Thánh Gióng và chùa Kiến Sơ, đền Hạ
tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội đã được nhà nước cơng
nhận là Di tích lịch sử văn hóa dân tộc cấp quốc gia theo quyết định số
09/QĐBT ngày 21 tháng 2 năm 1975. Đặc biệt vào ngày 16 tháng 11 năm
2010, hội Gióng tại đền Phù Đổng và đền Sóc đã được UNESCO cơng nhận
là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Trong số những di sản liên quan đến Phù Đổng Thiên Vương, chúng tôi

đặc biệt chú ý tới hệ thống di tích làng Phù Đổng (Gia Lâm, Hà Nội), tương
truyền là nơi Ơng sinh ra. Hệ thống này có 7 di tích gồm: đền Thượng, đền
Hạ, Miếu Ban, chùa Kiến Sơ, Cố Viên, Giá Ngự, đình Hạ Mã, thuộc xã Phù
Đổng, huyện Gia Lâm. Khu di tích là nơi tưởng niệm vị anh hùng dân tộc
theo tín ngưỡng thờ Thần hồng làng, có thể khẳng định, giá trị di sản văn hóa
của khu di tích Phù Đổng là vơ cùng to lớn. Thời gian gần đây, khi hội Gióng
được trở thành đối tượng lập hồ sơ đệ trình lên UNESCO rồi sau đó được
chính thức cơng nhận là di sản thế giới, hội Gióng nói chung, khu di tích Phù
Đổng nói riêng, đã được nhắc tới thường xuyên trên các phương tiện thơng tin
đại chúng. Cũng vì thế nhiều người trong số chúng ta mới ngỡ ngàng trước
những giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc chứa đựng trong những thành tố


6

cấu thành nên lễ hội này. Ở đó, có giá trị vật thể vô giá của đền Phù Đổng.
Từ đây, một vấn đề được đặt ra là làm thế nào để giá trị truyền thống
của khu di tích Phù Đổng được tơn vinh đúng như tầm vóc của ngơi đền. Làm
sao để ngày càng nhiều người dân Việt Nam biết đến ngơi đền, từ đó hiểu và
càng thêm u những giá trị truyền thống dân tộc, thêm yêu quê hương, đất
nước; đồng thời để khu di tích này trở thành một trong những địa điểm thu
hút bè bạn quốc tế mỗi khi tới Việt Nam là một trăn trở của chúng tôi trong
suốt thời gian qua. Thiết nghĩ, để làm được những điều trên, chúng ta cũng
cần có những định hướng, giải pháp về bảo tồn và phát huy những giá trị lịch
sử văn hố của ngơi đền. Những điều trên đã thôi thúc chúng tôi đến với đề
tài: “Quản lý hệ thống di tích làng Phù Đổng gắn với lễ hội Gióng (xã Phù
Đổng, huyện Gia Lâm, Tp. Hà Nội)”
Một mặt, đây sẽ là luận văn kết thúc bậc cao học chuyên ngành Quản lý
văn hóa; một mặt khác, chúng tôi cũng mong muốn thông qua kết quả của q
trình nghiên cứu sẽ góp phần vào việc bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử văn

hoá của khu di tích Phù Đổng để khu di tích trở thành một niềm tự hào đối với
các thế hệ người Việt Nam và là địa điểm không thể bỏ qua đối với những du
khách quốc tế khi muốn khám phá truyền thống văn hoá Việt.
2. Lịch sử nghiên cứu.
Từ trước tới nay đã có một số cơng trình nghiên cứu về khu di tích đền
Phù Đổng. Có thể kể ra đây một vài cơng trình tiêu biểu như Lĩnh nam chích
qi (Vũ Quỳnh, 1960:….), sách ghi chép về những truyền thuyết và những
truyện cổ tích ở nước ta.
Lý Tế Xuyên (1960), Việt điện u linh, Nxb Văn hóa. Là một trong
những tập truyện cổ nhất ở nước ta, từ thế kỷ 14. Truyện đề cập về những vị
thần có nguồn gốc từ thần thoại như thần núi Tản Viên, thánh Dóng,…
Cao Huy Đỉnh (1969), Người anh hùng làng Dóng, Nxb Khoa học Xã
hội. Sách nêu truyền thuyết về vùng làng Dóng và người anh hùng làng Dóng,


7

lễ hội làng Dóng.
Nguyễn Thế Long (1998), Đình và đền Hà Nội, Nxb VHTT. Giới thiệu
về các đình, đền nổi tiếng ở Hà Nội.
Trần Quốc Vượng, Vũ Tuấn Sán (2004), Hà Nội nghìn xưa, Nxb Hà Nội.
Cùng một số tài liệu khác như: Đại Nam nhất thống chí, Phong tục lễ
hội, Đình chùa lăng tẩm nổi tiếng Việt Nam,..
Các cơng trình nghiên cứu: Tìm hiểu di tích đền Phù Đổng, khóa luận
tốt nghiệp của Nguyễn Sỹ Toản năm 1993.
Những tập hợp trên đây cho thấy, dù đã có một số tài liệu, cơng trình đề
cập về khu di tích Phù Đổng nhưng cho đến nay vẫn chưa có một cơng trình
chun khảo nào tập hợp tương đối về văn hóa vật thể và phi vật thể ở khu di
tích này. Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu triển khai đề tài “Quản lý hệ
thống di tích làng Phù Đổng gắn với lễ hội Gióng (xã Phù Đổng, huyện Gia

Lâm,Tp. Hà Nội)”, tác giả luận văn sẽ tiếp thu, kế thừa một số tài liệu, cơng
trình nghiên cứu để đưa ra một cái nhìn tồn diện khách quan về văn hóa vật
thể và phi vật thể của khu di tích và đề ra những giải pháp nhằm phát huy hiệu
quả khu di tích quan trọng này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Trên cơ sở nhận thức sâu sắc vai trị của cơng tác quản lý di tích lịch sử - văn
hóa trong giai đoạn hiện nay, luận văn sẽ đi sâu tìm hiểu, phân tích, đánh giá
những kết quả đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế trong cơng tác quản
lý di tích lịch sử - văn hóa hệ thống di tích làng Phù Đổng.
Đề xuất một số giải pháp cụ thể, góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác
quản lý di tích lịch sử - văn hóa ở một di tích cụ thể từ đó nhân rộng mơ hình
phù hợp cho các di tích - danh thắng trên địa bàn huyện Gia Lâm nói riêng,
Hà Nội nói chung.


8

3.2. Nhiệm vụ
Luận văn tập trung giải quyết các vấn đề sau:
- Tìm hiểu giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học của khu di tích đền Phù Đổng.
- Trình bày những cơ sở khoa học và pháp lý trong cơng tác quản lý di
sản văn hóa nói chung và di tích lịch sử - văn hóa nói riêng.
- Tìm hiểu, phân tích, so sánh, đánh giá thực trạng cơng tác quản lý di
tích lịch sử - văn hóa khu di tích Phù Đổng.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác
quản lý di tích lịch sử - văn hóa ở một di tích cụ thể, từ đó nhân rộng mơ hình
phù hợp cho các di tích, danh thắng trên địa bàn huyện Gia Lâm nói riêng, Hà
Nội nói chung.
4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng
Luận văn đi sâu nghiên cứu về giá trị di tích lịch sử - văn hóa và cơng
tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa khu di tích Phù Đổng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Khu di tích lịch sử - văn hóa Phù Đổng.
- Đồng thời tham khảo công tác quản lý ở một số di tích khác để đối
chiếu, so sánh.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của luận văn là các quan điểm của Đảng và Nhà nước về
quản lý di sản văn hóa dân tộc.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu định tính: khảo sát thực địa tại di tích, thu
thập các thơng tin có liên quan đến cơng tác quản lý di tích.
- Phương pháp phân loại hệ thống để làm nổi bật các giá trị vật thể và


9

phi vật thể của di tích lịch sử - văn hóa.
- Phương pháp so sánh trong văn hóa học để nhận diện những đặc điểm
chung và những nét riêng ở khu di tích Phù Đổng.
- Phương pháp nghiên cứu tổng hợp liên ngành: Quản lý văn hóa, Lịch
sử, Khảo cổ, Bảo tàng, …
6. Đóng góp của luận văn
- Cung cấp những giá trị tiêu biểu của khu di tích lịch sử - văn hóa khu
di tích Phù Đổng và đưa ra một cái nhìn tồn diện về văn hóa vật thể và phi
vật thể của khu di tích..
- Thực trạng cơng tác quản lý di sản từ khi có Luật di sản đến nay.

- Góp phần hồn thiện và nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý di tích
lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Gia Lâm.
- Làm tài liệu tham khảo về công tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa
cho các di tích trên địa bàn cũng như cho những người muốn tìm hiểu cơng
tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa ở huyện Gia Lâm.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn chia làm 3 chương:
Chương 1: Khu di tích Phù Đổng - Cơ sở khoa học và pháp lý cho
công tác quản lý di tích
Chương 2: Khu di tích Phù Đổng – Thực trạng quản lý và phát huy
giá trị lịch sử - văn hóa khu di tích
Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý,
phát huy khu di tích Phù Đổng


10

CHƯƠNG 1: KHU DI TÍCH PHÙ ĐỔNG - CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ
CHO CÔNG TÁC QUẢN LÝ DI TÍCH

1.1.

Tổng quan về huyện Gia Lâm
Gia Lâm là huyện cửa ngõ Đông Bắc của Hà Nội, nằm trong vùng giao

thoa của văn hóa Thăng Long và văn hóa Kinh Bắc nên có nhiều di tích lịch
sử - văn hóa có giá trị. Gia Lâm còn là quê hương của nhiều danh nhân, nhân
vật lịch sử nổi tiếng như: Phù Đổng Thiên Vương, Nguyên phi Ỷ Lan,
Nguyễn Chế Nghĩa, Cao Bá Qt...
Huyện Gia Lâm nằm ở phía Đơng Bắc Thủ đơ Hà Nội; phía Đơng và

Đơng Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh; phía Nam và Đơng Nam giáp tỉnh Hưng n;
phía Tây giáp quận Long Biên và quận Hồng Mai; phía Bắc và Tây Bắc giáp
huyện Đơng Anh. Diện tích: 114,79 km2. Dân số: khoảng 227.600 người
(năm 2009).
Trước kia vùng đất huyện Gia Lâm thuộc phủ Thuận An, rồi phủ Thuận
Thành tỉnh Bắc Ninh. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, vùng đất huyện
Gia Lâm thuộc tỉnh Bắc Ninh. Ngày 13/12/1954, sáp nhập khu vực phố Gia
Lâm (gồm phố Gia Lâm, khu nhà ga Gia Lâm, sân bay Gia Lâm và 4 xã Hồng
Tiến, Việt Hưng, Long Biên, Ngọc Thụy) của tỉnh Bắc Ninh vào Hà Nội.
Ngày 20/4/1961, kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa II thơng qua Nghị quyết phê
chuẩn mở rộng thành phố Hà Nội. Theo đó, tồn bộ huyện Gia Lâm, 10 xã và
1 trấn của huyện Từ Sơn, 2 xã của huyện Tiên Du, 2 xã của huyện Thuận
Thành thuộc tỉnh Bắc Ninh và 1 xã thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên
được sáp nhập vào Hà Nội. Ngày 31/5/1961, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết
định số 78-CP chia các khu vực nội thành và ngoại thành Hà Nội. Theo đó
huyện Gia Lâm thuộc ngoại thành Hà Nội gồm 2 trấn và 31 xã.
Ngày 13/10/1982, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 173HĐBT về việc phân vạch địa giới một số phường và thị trấn Hà Nội. Theo đó,


11

thành lập thị trấn Đức Giang trên cơ sở một phần diện tích và nhân khẩu của
thị trấn Yên Viên, thị trấn Gia Lâm, xã Thượng Thanh và xã Việt Hưng
(huyện Gia Lâm); thành lập thị trấn Sài Đồng trên cơ sở một phần diện tích và
nhân khẩu của xã Thạch Bàn, Gia Thụy và Hội Xá (huyện Gia Lâm). Sau khi
điều chỉnh, huyện Gia Lâm có 35 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 4 thị trấn:
Đức Giang, Yên Viên, Sài Đồng, Gia Lâm và 31 xã gồm Thạch Bàn, Bát
Tràng, Lệ Chi, Đình Xuyên, Ninh Hiệp, Phù Đổng, Trung Mầu, Dương Hà,
Yên Thường, Yên Viên, Giang Biên, Thượng Thanh, Kim Lan, Việt Hưng,
Ngọc Thụy, Gia Thụy, Bồ Đề, Long Biên, Hội Xá, Cổ Bi, Trâu Quỳ, Đa Tốn,

Dương Xá, Kiêu Kỵ, Văn Đức, Đông Dư, Cự Khối, Dương Quang, Phú Thị,
Đặng Xá, Kim Sơn.
Ngày 6/11/2003, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 132/2003/NĐCP về việc chuyển 10 xã: Thượng Thanh, Giang Biên, Ngọc Thụy, Việt
Hưng, Hội Xá, Gia Thụy, Bồ Đề, Long Biên, Thạch Bàn, Cự Khối và 3 thị
trấn: Gia Lâm, Đức Giang, Sài Đồng thuộc huyện Gia Lâm để thành lập quận
Long Biên. Sau khi điều chỉnh, huyện Gia Lâm còn lại 22 đơn vị hành chính
trực thuộc gồm các xã : Lệ Chi, Kiêu Kỵ, Đình Xuyên, Dương Hà, Ninh Hiệp,
Bát Tràng, Kim Sơn, Cổ Bi, Dương Xá, Dương Quang, Đa Tốn, Phú Thị,
Trâu Quỳ, Đặng Xá, Kim Lan, Văn Đức, Yên Viên, Đông Dư, Yên Thường,
Phù Đổng, Trung Mầu và thị trấn Yên Viên
Ngày 5/1/2005, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định 02/2005/NĐ-CP
thành lập thị trấn Trâu Quỳ trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của
xã Trâu Quỳ. Sau khi điều chỉnh, huyện Gia Lâm có 22 đơn vị hành chính
trực thuộc gồm 2 thị trấn Yên Viên và Trâu Quỳ; 20 xã: Lệ Chi, Đình Xuyên,
Ninh Hiệp, Phù Đổng, Trung Màu, Dương Hà, Yên Thường, Yên Viên, Kim
Lan, Cổ Bi, Bát Tràng, Đa Tốn, Dương Xá, Kiêu Kỵ, Văn Đức, Đông Dư,
Dương Quang, Phú Thị, Đặng Xá, Kim Sơn.


12

Đơn vị hành chính của huyện Gia Lâm hiện có 22 đơn vị hành chính
trực thuộc gồm 2 thị trấn: Yên Viên và Trâu Quỳ và 20 xã: Lệ Chi, Đình
Xuyên, Ninh Hiệp, Phù Đổng, Trung Màu, Dương Hà, Yên Thường, Yên
Viên, Kim Lan, Cổ Bi, Bát Tràng, Đa Tốn, Dương Xá, Kiêu Kỵ, Văn Đức,
Đông Dư, Dương Quang, Phú Thị, Đặng Xá, Kim Sơn. Trụ sở ủy ban Nhân
dân huyện Gia Lâm được đặt tại thị trấn Trâu Quỳ.
Trên địa bàn huyện Gia Lâm có 250 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có
98 di tích văn hóa cấp quốc gia và thành phố, 8 di tích cách mạng được gắn
biển cách mạng kháng chiến gồm đền Phù Đổng, đền Bà Tấm, chùa Keo,

chùa Kiến Sơ, miếu Công Đình, đình Xuân Dục, Khu tưởng niệm Cao Bá
Quát, Khu tưởng niệm danh nhân Lê Ngọc Hân...
Xã Phù Đổng thuộc huyện Gia Lâm, có diện tích 1.165,5 ha, với hơn
3000 hộ gia đình và trên 12.000 nhân khẩu cách trung tâm Hà Nội 17 km. Là
một xã nông thôn ngoại thành Hà Nội, dọc bờ tả ngạn sông Đuống (Thiên
Đức Giang). Trước cách mạng tháng tám năm 1945, xã Phù Đổng cịn có tên
là Tổng Gióng thuộc huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Ngày 20/4/1961, do việc
mở rộng Hà Nội, xã Phù Đổng chính thức chuyển về huyện Gia Lâm, Hà Nội.
Xã Phù Đổng thuộc vùng đất cổ lâu đời của đồng bằng châu thổ sông Hồng,
trong hành lang tam cổ đó là Cổ Loa, Cổ Giáp và Cổ Bi. Phù Đổng xã cịn có
tên là Gióng (làng Gióng, tổng Gióng). Theo truyền thuyết, nơi đây chính là
q hương sinh ra và nuôi dưỡng cậu bé anh hùng lên ba đánh tan giặc Ân
phương Bắc thời Hùng Vương thứ 6. Nhân dân Việt Nam nói chùng và Phù
Đổng nói riêng đã tơn vinh Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của dân tộc Việt
Nam. Truyền thuyết Thánh Gióng và câu chuyện người anh hùng tứ bất tử ấy
là biểu tượng về sức mạnh và ý chí chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam
trong lịch sử, là bản trường ca bất tận của nhân dân Phù Đổng về truyền thống
yêu nước chống giặc ngoại xâm của cha ông, là niềm tự hào của các thế hệ


13

người dân Phù Đổng về truyền thống văn hóa quê hương. Người dân Phù
Đổng vinh dự và tự hào được mang tên của người anh hùng đã trở thành
huyền thoại tứ bất tử ấy.
Sau hàng nghìn năm vùng đất nằm bên tả ngạn dịng sơng Đuống vẫn
cịn lưu giữ nhiều cơng trình kiến trúc cổ, nhiều di tích lịch sử văn hóa lâu
đời, trong đó có quần thể di tích lịch sử đền Gióng (đã được xếp hạng di tích
lịch sử văn hóa cấp quốc gia). Quần thể di tích đền Gióng bao gồm nhiều
cơng trình kiến trúc, đền chùa nằm rải rác khắp các thơn xóm xã Phù Đổng và

chứa đựng những giá trị văn hóa khác nhau liên quan đến truyền thuyết Thánh
Gióng như đền Thượng, đền Hạ, chùa Kiến Sơ, Miếu Ban, Vườn Cà,…
Bên cạnh những công trình kiến trúc văn hóa độc đáo. Phù Đổng cịn
lưu giữ và bảo tồn lễ hội Gióng vào tháng 4 âm lịch hàng năm. Tại đây vẫn
còn lưu truyền câu ca:
“Ai ơi mùng chín tháng tư
Khơng đi hội Gióng cũng hư một đời”
Lễ hội Gióng là hoạt động văn hóa không đơn thuần giống một số lễ
hội khác ở Việt Nam. Hội Gióng có những đặc sắc về văn hóa, về lịch sử, về
truyền thống dân gian dựng nước và giữ nước. Đây được coi là lễ hội lớn nhất
ở đồng bằng Bắc Bộ. Tương truyền lễ hội Gióng được xây dựng và hồn thiện
từ thời Vua Lý Thái Tơng sau đại thắng giặc Tống, hàm chứa nhiều ý nghĩa
giáo dục sâu sắc. Chính vì những giá trị văn hóa nổi bật đó mà đến ngày 16
tháng 11 năm 2010, hội Gióng tại Phù Đổng và Sóc Sơn đã vinh dự đón nhận
danh hiệu di sản văn hóa phi vật thể thế giới.
1.2.

Vài nét về địa lý cảnh quan khu di tích Phù Đổng
Những năm gần đây, được sự quan tâm của thành phố và các Ban

ngành liên quan nên khách thăm quan cũng như người dân có thể đến thăm di
tích đền Phù Đổng rất dễ dàng và thuận tiện. Từ trung tâm thủ đô Hà Nội, ta


14

có thể đi theo nhiều ngả đường khác nhau để đi đến di tích, song thuận lợi
hơn cả là tuyến đường ô tô buýt Long Biên lên cầu Chương Dương theo Quốc
lộ 5, đi chừng 6km rẽ trái vào quốc lộ 1A mới qua cầu Phù Đổng, rẽ phải
xuống đường đê bắc Đuống, đi chừng 2km là đến khu di tích. Hoặc theo

đường thủy, chúng ta có thể đi ngược dịng sơng Hồng, xi dịng sơng
Đuống, cập bến Đổng Viên, đi bộ chừng 500m là đến khu di tích.
Khu di tích Phù Đổng thờ Thánh Gióng vị anh hùng nhỏ tuổi thần kỳ
trong truyền thuyết thời Hùng Vương, người có công đầu giúp vua Hùng
Vương thứ VI, đánh bại quân xâm lược nhà Ân. Khu di tích nằm trên địa bàn
xã Phù Đổng, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 17km về phía Bắc.
Xã Phù Đổng là một trong những xã có diện tích rộng của huyện Gia Lâm,
gồm có ba thơn: Phù Dực, Phù Đổng và Xóm Mới với nhiều di tích rải rác
trong các thơn xóm, nhưng vị trí các khu di tích cũng khá tập trung (các di
tích cách nhau khơng q 1 km) nên khá thuận lợi cho khách thăm quan.
Đền Phù Đổng (đền Thượng) là di tích chủ đạo của cụm di tích này.
Đền tọa lạc trên một khu đất cao, rộng, thoáng mát giữa khu dân cư trù phú.
Đền Phù Đổng trông ra bờ đê tả ngạn sơng Đuống, phía trước có hồ, xung
quanh có cây cối xum xuê, đằng sau là làng mạc sầm uất. Đứng trên đê trông
xuống thấy đền rất bề thế, uy nghi.
Liền kề sát phía tây bắc của dải đền Thượng, chùa Kiến Sơ tọa lạc trên
một khoảnh đất rộng, phong cảnh hữu tình. Trước mặt chùa có hồ bán nguyệt,
cây cối xanh tươi. Không gian yên tĩnh, đây cũng là nơi xưa kia vua Lý Công
Uẩn đã từng đến tu và học kinh phật.
Nằm chếch về hướng đơng so với đền Thượng phía ngồi đê là đền Hạ.
Đền tọa lạc ở vị trí ngồi đê tả ngạn sông Đuống, trên một khu đất cao gần
bằng mặt đê, được xây bẩy bậc, đền nhìn hướng chính tây xung quanh được
bao bọc bởi các hàng cây cổ thụ um tùm. Ngay trước cửa đền là ao hình bầu


15

dục, là nơi hàng năm được dân làng rước kiệu đến lấy nước để rửa binh khí.
Cố Viên, theo truyền thuyết là “vườn cà” nằm ở bãi sông, cách đền Hạ
khoảng 500m về hướng đông, hiện tại Cố Viên chỉ là một ngôi miếu nhỏ.

Xung quanh ngôi miếu là bãi đất rộng, là nơi để nhân dân địa phương trồng
các cây nông nghiệp.
Giá Ngự, là nơi để vua quan ngự xem hội trong những ngày diễn ra lễ
hội, nằm trên địa phận thơn Phù Đổng 2, phía ngồi đê, khoảng giữa đền
Thượng và đền Mẫu.
Đình Hạ Mã nằm trên địa phận thơn Phù Đổng 2, với diện tích khoảng
200m2, nhưng hiện nay đình đã bị hư hỏng nặng chỉ cịn lại phần móng.
Theo các nghiên cứu khảo cổ học, dân tộc học thì nơi đây cũng là nơi
cư trú của con người từ lâu trong lịch sử. Họ đã từng cư trú, làm ăn, cấy lúa,
trồng cà, tra ngô, định cư sinh sống ở ven bờ sông Đuống, sông Hồng góp
phần tạo nên nền văn minh Việt cổ.
Có thể nói, đây là một trung tâm tín ngưỡng, văn hóa lớn trên địa bàn
vùng Kinh bắc xưa, có sức lan tỏa và ảnh hưởng đến nhiều vùng xung quanh,
đến cả kinh đơ Thăng Long xưa, góp cội nguồn hình thành bản sắc văn hóa
dân tộc theo chiều dài lịch sử.
1.3. Đặc điểm địa lý hành chính – xã hội và lịch sử hình thành khu di tích
1.3.1. Đặc điểm địa lý hành chính và xã hội của khu di tích Phù Đổng xưa và nay
Phù Đổng là một trong 31 xã thuộc huyện Gia Lâm. Phía đơng giáp xã
Trung Mầu, Lệ Chi, phía nam giáp xã Cổ Bi, Đặng Xá, Kim Sơn và Phú Thị,
phía Tây và Tây bắc giáp 3 xã Dương Hà, Đình Xun và Ninh Hiệp; phía
Đơng Bắc giáp xã Phù Chẩn huyện Tiên Sơn tỉnh Bắc Ninh. Xã Phù Đổng
vốn thuộc đất huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh xưa bao gồm 4 thôn: Phù Đổng,
Phù Dực, Đổng Viên, Đổng Xun. Nằm áp dịng sơng Đuống, với chiều dài
4 cây số, phía đơng nam giáp các xã Trung Màu và Lệ Chi về, phía tây nam


16

giáp xã Đặng Xá, phía đơng bắc giáp xã Ninh Hiệp và Phù Chấn, phía tây bắc
giáp xã Dương Hà và Cổ Bi.

Cuối thế kỷ 19 đến trước năm 1945 Bắc Ninh được gọi là Trấn Đạo Lộ
Kinh Bắc. Sau này đặt làm một xã là Phù Đổng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc
Ninh. Năm 1961, khi được cắt chuyển nhập vào địa phận hành chính huyện
Gia Lâm, làng Đổng Xuyên được cắt sang xã Đặng Xá, làng Phù Đổng chia
thành 3 thôn, làng Phù Dực chia thành 2 thôn và tồn tại cho đến bây giờ.
1.3.2. Lịch sử hình thành
Khu di tích Phù Đổng là một khu di tích có giá trị trong kho tàng di sản
văn hóa nước nhà, nó có một giá trị vơ cùng to lớn trong lịch sử văn hóa Việt
Nam. Theo truyền thuyết dân gian cũng như các tư liệu trong sử sách cũ như
“Việt điện u linh”, “Lĩnh nam chích quái”, “Kho tàng cổ tích Việt Nam” thì:
Vào thời Hùng Vương thứ VI, Hùng Vương cậy nước mình giàu mạnh
mà chểnh mảng việc võ bị Nhà Ân mượn cớ tuần thủ sang xâm lược. Hùng
Vương nghe tin, triệu tập quần thần hỏi kế đánh giặc.Có người phương sĩ tâu
rằng: Sao khơng cầu Long Vương đưa quân âm lên giúp. Vua nghe lời, bèn
lập đàn, bày vàng bạc lụa là, ăn chay, thắp hương cầu đảo ba ngày. Trời nổi
mưa tó gió lớn, bỗng thấy một cụ già cao hơn chín thước, mặt vàng, bụng lớn,
mày râu bạc trắng, ngồi ở ngã ba đường mà cười nói ca múa. Những người
trơng thấy biết là kẻ phi thường mới vào tâu vua. Vua thân hành ra vái chào,
rước vào trong đàn. Cụ già không ăn uống, cũng khơng nói năng. Vua nhân
hỏi “Nghe tin qn Bắc sắp sang xâm lược, ta thua được thế nào, ngài có
kiến văn xin chỉ giúp”. Cụ già ngồi im một lúc, rút thẻ ra bói, bảo vua rằng:
“Ba năm nữa giặc Bắc sẽ sang, phải nghiêm chỉnh khí giới, tinh luyện sĩ binh
mà giữ nước, lại phải đi tìm bậc kỳ tài trong thiên hạ kẻ nào phá được giặc
thì phân phong tước ấp truyền hưởng lâu dài. Nếu được người giỏi, có thể
dẹp được giặc vây”. Dứt lời bay lên khơng mà đi, mới biết đó là Long Qn.


17

Ba năm sau, người biên giới cấp báo có giặc Ân tới. Vua làm theo lời

cụ già dặn, sai Sứ đi khắp các nơi cầu hiền tài. Tới làng Phù Đổng, huyện
Tiên Du có một phú ơng tuổi hơn 60, sinh được người con trai vào giữa ngày
mùng 7 tháng giêng, ba tuổi cũng khơng biết nói, nằm ngửa, khơng ngồi dậy
được. Người mẹ nghe tin Sứ giả tới mới nói giỡn rằng: “Sinh được thằng con
trai này chỉ biết ăn, không biết đánh giặc để lấy thưởng của triều đình, báo
cơng bú mớm”. Người con nghe thấy mẹ nói, đột nhiên bảo: “Mẹ gọi sứ giả
tới đây”. Người mẹ rất lấy làm kinh ngạc, kể lại với xóm làng. Hàng xóm cả
mừng, tức tốc gọi Sứ giả tới. Sứ giả hỏi: “Mày là đứa trẻ mới biết nói mời ta
đến làm gì?”. Đứa trẻ nhổm dậy bảo Sứ giả rằng: “Mau về tâu vua rèn một
con ngựa sắt và một cái nón sắt, ta cưỡi ngựa đội nón ra đánh giặc, tất phải
kinh bại, vua phải lo gì nữa?” Sứ giả mừng rỡ vội về tâu vua. Vua vừa kinh
vừa mừng nói rằng: “Ta khơng lo nữa”. Quần thần tâu: “Một người thì làm
sao mà đánh bại được giặc?” Vua nổi giận nói: “Lời nói của Long Quân
ngày trước khơng phải là ngoa, các quan chớ nghi ngờ gì nữa. Mau đi tìm
năm mươi cân sắt luyện thành ngựa, kiếm, roi và nón”. Sứ giả tới, người mẹ
sợ hãi cho rằng tai họa đã đến, con cười bảo rằng “mẹ hãy đưa nhiều cơm
rượu cho con ăn, việc đánh giặc mẹ chớ có lo”. Người con lớn lên rất nhanh,
ăn uống tốn rất nhiều, người mẹ cung đốn không đủ. Hàng xóm sửa soạn
trâu, rượu, bánh quả rất nhiều mà người con ăn vẫn không no bụng. Vải lụa,
gấm vóc rất nhiều mà vẫn mặc khơng kín thân, phải đi lấy hoa lau buộc thêm
vào cho kín người. Đến lúc quân nhà Ân tới chân núi Trâu Sơn ở Vũ Ninh
(thuộc Bắc Giang ngày nay). Người con duỗi chân đứng dậy cao hơn mười
thước (có chỗ nói là trượng), nghẹt mũi hắt hơi liền mười tiếng, rút kiếm thét
lên: “Ta là thiên tướng đây”, rồi đội nón cưỡi ngựa. Ngựa chồm lên, hí dài
một tiếng phi như bay, nháy mắt đã tới trước quân vua, vỗ kiếm đi trước quan
quân đều theo sau, tiến sát đồn giặc. Quân giặc bỏ chạy, còn lại tên nào tên


18


nấy đều kêu lạy Thiên tướng rồi cùng đến hàng phục. Ân Vương bị chết ở
trong trận. Đi đến đất Sóc Sơn, Thiên tướng cởi áo cưỡi ngựa mà lên trời,
hơm đó là ngày mùng 9 tháng tư, cịn để vết tích ở hịn đá trên núi. Để tưởng
nhớ cơng ơn của ngài, Hùng Vương tôn là Phù Đổng Thiên Vương, lập miếu
thờ ở nhà cũ trong làng, lại ban cho một ngàn mẫu ruộng. Đến đời Vua Lý
Thái Tổ phong làm Xung Thiên Thần Vương, lập miếu ở làng Phù Đổng, lại
tạc tượng ở núi Vệ Linh, xuân thu hai mùa tế lễ. Đến nay, từ vùng Bắc Ninh
sang các huyện Đơng Anh, Đa Phúc, cịn lại các ao chm sóng đơi nhau.
Nhân dân truyền tụng đó là vết chân ngựa của Thần Phù Đổng. Vùng Gia Lộc
(Hưng Yên) đến nay thỉnh thoảng còn những bụi tre ở giữa đồng, nhân dân
cũng đều truyền tụng là tre của đức Thánh Gióng đánh giặc Ân cịn lại đến
ngày nay [7].
Ơng Gióng cùng tồn dân đánh giặc, truyền thống ấy được hun đúc từ
bao đời, Gióng là biểu tượng sáng ngời của tinh thần yêu nước Việt Nam.
Hiện nay, Thánh Gióng được thờ ở nhiều nơi như: Đền Sóc xã Xuân Đỉnh,
đền Thượng ở đền Hùng có “cửu trùng tiền điện”, đền Sọ ở xã Phủ Lỗ, đền
Sóc ở Sóc Sơn. Tiêu biểu hơn cả là khu di tích Phù Đổng, tại xã Phù Đổng,
huyện Gia Lâm, nơi Thánh Gióng sinh ra. Hàng năm, cũng tại nơi đây, từ
ngày 7 đến ngày 9 tháng 4 âm lịch, nhân dân địa phương lại tổ chức hội
Gióng để tưởng nhớ người anh hùng Thánh Gióng.
1.4. Cơ sở khoa học và pháp lý cho cơng tác quản lý di tích
1.4.1. Lý luận về bảo tồn di sản văn hóa
1.4.1.1. Khái niệm di sản văn hóa
Theo Luật Di sản văn hóa thì: Văn hóa là thành quả lao động
của nhân dân, là kết quả của những giao lưu tiếp biến văn hóa, tiếp
thu tinh hoa của những nền văn minh trên thế giới để bồi đắp thêm
bề dày văn hóa dân tộc và tạo nên những di sản văn hóa. Cho nên


19


có thể hiểu di sản văn hóa là kết tinh những giá trị vật chất và tinh
thần của cha ông để lại cho các thế hệ con cháu. Di sản văn hóa
Việt Nam là tài sản q giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và
là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trị to lớn trong
sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta [21, tr.5].
Theo từ điển tiếng Việt, di sản là giá trị tinh thần và vật chất của
văn hóa thế giới hay một quốc gia một dân tộc để lại. Từ cách giải
thích này chúng ta có thể hình dung được: Di sản văn hóa gồm di
sản văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể, là sản phẩm tinh thần,
vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế
hệ này sang thế hệ khác ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam [41, tr.533].
Theo Công ước di sản thế giới thì di sản văn hóa là: Các di tích, các tác
phẩm kiến trúc, tác phẩm điêu khắc và hội họa, các yếu tố hay các
cấu trúc có tính chất khảo cổ học, ký tự, nhà ở trong hang đá và các
cơng trình sự kết hợp giữa cơng trình xây dựng tách biệt hay liên kết
lại với nhau mà do kiến trúc của chúng, do tính đồng nhất hoặc vị
trí trong cảnh quan, có giá trị nổi bật tồn cầu xét theo quan điểm
lịch sử, nghệ thuật và khoa học. Các di chỉ, các tác phẩm do con
người tạo nên hoặc các tác phẩm có sự kết hợp giữa thiên nhiên và
nhân tạo và các khu vực trong đó có các di chỉ khảo cổ có giá trị
nổi bật tồn cầu xét theo quan điểm lịch sử, thẩm mỹ, dân tộc học
hoặc nhân chủng học [10].
Như vậy, di sản văn hóa cần được hiểu là bộ phận quan trọng cấu thành
mơi trường sống của chúng ta. Di sản văn hóa là tài sản q giá, tài ngun
đặc biệt khơng thể tái sinh, không thể thay thế, nhưng rất dễ bị biến dạng
trước điều kiện tự nhiên và những hành vi của con người. Để gìn giữ kho tàng



20

di sản văn hóa của chúng ta hơm nay, biết bao thế hệ cha ông đã hy sinh
xương máu, đổ bao mồ hôi nước mắt, cất giữ và lưu truyền cho hậu thế.
1.4.1.2. Khái niệm di sản văn hóa vật thể
Trong cuộc sống hàng ngày, để tạo nên lương thực, thực phẩm, đáp ứng
nhu cầu ăn, mặc, ở, đi lại mà cha ông ta đã tạo nên những sản phẩm văn hóa.
Những giá trị vật chất và tinh thần đó được kết tinh, trao truyền qua các thế hệ
và trở thành những di sản văn hóa vật thể. Do đó chúng ta có thể hiểu: Di sản
văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học,
bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật
quốc gia [22, tr.7].
Trong đề tài này, di sản văn hóa vật thể chủ yếu đề cập đến di tích lịch
sử - văn hóa, di vật thuộc các cơng trình, địa điểm có giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học. Trong đó:
Di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.
Di sản văn hóa vật thể ln hiện hữu quanh chúng ta. Những di sản đó
chúng ta có thể nắm được, sờ được, nhìn được nên dễ nhận biết và dễ bảo tồn,
khai thác hơn.
1.4.1.3. Khái niệm di sản văn hóa phi vật thể
Di sản văn hóa phi vật thể là một bộ phận của di sản văn
hóa, Luật di sản văn hóa đã xác định rõ: “Là sản phẩm tinh thần
có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ,
chữ viết, được lưu truyền bằng miệng, truyền nghề, trình diễn và
các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ
viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền
miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết
và nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền,
về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những



21

tri thức dân gian khác [22, tr.7].
Sau đó, năm 2009 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản
văn hóa năm 2001, đã sửa đổi, bổ sung khái niệm và khái quát cô đọng hơn về
di sản văn hóa phi vật thể: “Là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng, hoặc
cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và lưu
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình
diễn và các hình thức khác [22, tr.31].
Khái niệm di sản văn hóa phi vật thể cũng được UNESCO nêu trong
Hương ước quốc tế về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể tại phiên họp lần thứ
32 ở Paris (năm 2003):
Di sản văn hóa phi vật thể được hiểu là các tập quán, các
hình thức thể hiện, biểu đạt, trí thức, kĩ năng và kèm theo đó là
những công cụ, đồ vật, đồ tạo tác và các không gian văn hóa có
liên quan mà các cộng đồng, các nhóm và trong một số trường
hợp là các cá nhân, cơng nhận là một phần di sản văn hóa của
họ, được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác, di sản văn
hóa phi vật thể được các cộng đồng và các nhóm khơng ngừng
tái tạo để thích nghi với môi trường và mối quan hệ qua lại giữa
cộng đồng với tự nhiên và lịch sử của họ, đồng thời hình thành
trong họ một ý thức về bản sắc và sự kế tục, qua đó khích lệ thêm
sự tơn trọng đối với sự đa dạng văn hóa và tính sáng tạo của con
người.
Di sản văn hóa phi vật thể đơi khi khơng thể nhìn thấy bằng mắt, sờ
bằng tay nhưng dưới những hình thức tồn tại khác nhau chúng vẫn gìn giữ và
trao truyền qua các thế hệ.
Ở luận văn này, di sản văn hóa phi vật thể được đề cập đến là Hội



22

Gióng diễn ra tại khu di tích Phù Đổng.
Trong “Từ điển Bách Khoa Việt Nam”(2002) đã định
nghĩa: Lễ hội là hệ thống các hành vi, động tác nhằm biểu hiện
lòng tơn kính của con người đối với thần linh, phản ánh những
ước mơ chính đáng của con người trong cuộc sống mà bản thân
họ chưa có khả năng thực hiện. Hội là sinh hoạt văn hóa, tơn
giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống,
từ sự tồn tại và phát triển của cộng đồng, sự bình yên cho từng
cá nhân, hạnh phúc cho từng gia đình, sự vững mạnh cho từng
dịng họ, sự sinh sơi nảy nở của gia súc, sự bội thu của mùa
màng, mà bao đời nay qui tụ niềm mơ ước chung vào bốn chữ
“nhân khang, vật thịnh”. Lễ hội là hoạt động của một tập thể
người, liên quan đến tín ngưỡng và tôn giáo. Do nhận thức,
người xưa rất tin vào trời đất, sơng núi, vì thế ở các làng xã
thường có miếu thờ thiên thần, thổ thần, thủy thần, sơn thần. Lễ
hội cổ truyền đã phản ánh hiện tượng đó. Tơn giáo có ảnh hưởng
đáng kể đối với lễ hội. Tơn giáo thông qua lễ hội làm phương
tiện phô trương thanh thế, ngược lại lễ hội thông qua tôn giáo để
thần linh hóa những gì trần tục [29, tr.674].
1.4.1.4. Bảo tồn di sản văn hóa
Theo Đại từ điển tiếng Việt, bảo tồn là: Giữ nguyên trạng, không mất đi
[42, tr.110]. Trong điều kiện tự nhiên, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa của nước
ta và những biến cố lịch sử, những cuộc chiến tranh kéo dài là những tác nhân
gây hại rất lớn đối với các di sản văn hóa. Bảo tồn di sản văn hóa là nghiên
cứu xác định những giá trị tiêu biểu của di sản về lịch sử, văn hóa, khoa học,
thẩm mỹ. Từ đó tìm kiếm giải pháp để áp dụng phù hợp với việc gìn giữ lâu

dài và khai thác sử dụng có hiệu quả di sản nhằm phục vụ phát triển kinh tế,


23

văn hóa và xã hội.
Trong nhiều năm qua, hoạt động bảo tồn di sản văn hóa, bảo tồn di tích
là một trong những hoạt động đã và đang nhận được sự quan tâm của rất
nhiều tổ chức, Ban, ngành, các nhà quản lý và các nhà khoa học . Bảo tồn di
tích là những hoạt động bảo quản kết cấu của một địa điểm, một cơng trình
xây dựng ở hiện trạng và kìm hãm sự xuống cấp của cơng trình đó cùng
những hoạt động chun mơn nhằm gìn giữ, phát huy giá trị của di tích.
Cơng tác bảo tồn di tích khơng thể thiếu các hoạt động bảo quản, tu bổ
và phục hồi di tích. Tại Điều 4 của Luật di sản văn hóa đã xác định: Bảo quản
di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
là hoạt động nhằm phòng ngừa và hạn chế những nguy cơ làm hư hỏng mà
không làm thay đổi những yếu tố nguyên gốc vốn có của di tích lịch sử - văn
hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Tu bổ cũng là một hoạt động quan trọng và không thể thiếu trong công
tác bảo tồn di sản văn hóa. Tu bổ di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng
cảnh là hoạt động nhằm tu sửa, gia cố, tơn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh
lam thắng cảnh [22, tr.8].
Tu bổ di tích cũng có thể là hoạt động sửa chữa về kỹ thuật, điều chỉnh
sự biến dạng, khắc phục những hư hỏng của di tích như chắp vá, nối, gia cố,
định hình. Cơng tác tu bổ di tích là hoạt động địi hỏi sự phối hợp của nhiều
ngành, nhiều chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau như: Sử học, hóa học,
kiến trúc xây dựng, khảo cổ học,...và các nghệ nhân để những di sản được bảo
tồn với thành quả tốt nhất, nhằm giữ gìn cho các thế hệ mai sau.
Phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh là hoạt động
văn hóa nhằm phục dựng lại di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã

bị hủy hoại trên cơ sở các cứ liệu khoa học về di tích lịch sử - văn hóa, danh
lam thắng cảnh. Trong đó, phục hồi được chia thành hai cấp độ là phục hồi


24

từng phần với những hạng mục, bộ phận riêng lẻ bị hư hỏng và phục hồi toàn
phần khi toàn bộ kết cấu cơng trình hoặc bộ phận cơ bản bị hỏng
1.4.2. Lý luận về phát huy giá trị di sản văn hóa
Phát huy giá trị di sản văn hóa là một hoạt động nhằm
khai thác những giá trị của di sản để phục vụ và đáp ứng nhu
cầu xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước,
đồng thời góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của nhân dân
đối với việc bảo vệ di sản văn hóa dân tộc. Phát huy cái hay, cái
tốt thêm tác dụng, tiếp tục nẩy nở nhiều hơn [42, tr. 1321].
Phát huy cũng có thể hiểu là tập trung sự chú ý của cơng chúng tích cực
tới các giá trị của di sản văn hóa.
Như vậy, phát huy giá trị di sản văn hóa gồm các hoạt động: Tham
quan tại di tích, quảng bá di tích trên các phương tiện truyền thông đại chúng,
xuất bản các ấn phẩm giới thiệu di tích, đưa di tích đến với ngành cơng
nghiệp du lịch.
1.4.3. Khái niệm quản lý, quản lý Nhà nước về di sản văn hóa
Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa cũng chính là cơng tác quản
lý di sản văn hóa. Theo nghĩa thơng thường trong tiếng Việt, thuật ngữ “Quản
lý” được hiểu là trông nom, sắp đặt cơng việc hoặc gìn giữ trơng nom, theo dõi.
Trong bộ “Tư Bản”, C. Mác cũng đã nhận định: “Quản lý là một chức
năng đặc biệt nảy sinh từ bản chất xã hội của quá trình lao động”. Mỗi ngành
khoa học nghiên cứu về quản lý từ một góc độ riêng và đưa ra định nghĩa
riêng về quản lý. Mai Hữu Khuê (2003) đã nêu trong cuốn Lý luận quản lý
Nhà nước: “Quản lý là hoạt động nhằm tác động có tổ chức của một chủ thể

vào một đối tượng nhất định để điều chỉnh các quá trình xã hội và các hành vi
con người, nhằm duy trì sự ổn định và sự phát triển của đối tượng theo những
mục đích nhất định” [21, tr.19]. Đây là khái niệm rõ nhất và ý nghĩa nhất về
quản lý.


25

Như thế, có thể hiểu quản lý di sản văn hóa là một q trình theo dõi,
định hướng và điều tiết quá trình tồn tại và phát triển của các di sản văn hóa
trên một địa bàn cụ thể nhằm bảo tồn và phát huy tốt nhất giá trị của chúng,
đem lại lợi ích to lớn, nhiều mặt, lâu dài cho cộng đồng dân cư chủ nhân của
các di sản văn hóa đó.
Di sản văn hóa là chiếc cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, là mạch
nguồn truyền thống dân tộc chảy trong lòng các thế hệ con người Việt Nam
và tiếp nối qua các giai đoạn lịch sử khiến cho di sản văn hóa biến đổi khơng
ngừng trong cuộc sống. Chúng tồn tại và thường xuyên được bồi đắp tiếp
biến. Vì thế, chúng có ý nghĩa to lớn và có giá trị đặc biệt đối với lịch sử dân
tộc, chúng phản ánh những giai đoạn lịch sử mà chúng đã đi qua. Điều đó
khiến cho cơng tác quản lý di sản văn hóa là một nhiệm vụ khó khăn và có
tính cấp thiết trong đời sống kinh tế - xã hội.
1.4.4. Luật di sản văn hóa và một số văn bản hướng dẫn thi hành
Pháp luật là công cụ, phương tiện để nhà nước quản lý và điều chỉnh
các mối quan hệ xã hội. Nó ra đời và phát triển cùng với sự ra đời của Nhà
nước. Trong quản lý xã hội thì bất kỳ ở lĩnh vực nào cũng cần đến pháp luật
và quản lý di sản văn hóa khơng nằm ngồi qui định đó.
Để nâng cao hơn nữa công tác quản lý di sản trong thời kì hội nhập,
Luật Di sản văn hóa được Quốc hội thơng qua tại kì họp thứ 9, Quốc hội khóa
X năm 2001. Luật gồm 7 chương với 74 điều, trong đó qui định rõ nội dung
quản lý nhà nước về di sản văn hóa, phân định trách nhiệm của các cấp đối

với việc quản lý di sản văn hóa. Năm 2009, Luật di sản văn hóa được sửa đổi,
bổ sung để hoàn thiện, nâng cao những vấn đề đã được qui định trong các văn
bản pháp quy pháp luật trước đây cho phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc
tế. Ngày 01/01/2010, Luật di sản văn hóa sửa đổi bổ sung và có hiệu lực pháp
lý và được thi hành. Ngày 21/9/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số


×