Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Nghiên cứu công tác phát triển nguồn lực thông tin tại trung tâm thông tin thư viện trường đại học kinh tế quốc dân hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 142 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI

BÙI THỊ SEN

NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC
PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN
TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN HÀ NỘI
Chuyên ngành: Khoa học thư viện
Mã số

: 60 32 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC THƯ VIỆN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. VŨ VĂN NHẬT

HÀ NỘI – 2008


2

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, cho phép tôi được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban


giám hiệu, Khoa Sau đại học trường Đại học Văn hoá Hà Nội đã tạo mọi điều
kiện cho tôi tham gia học tập và nghiên cứu trong suốt thời gian qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Kinh tế Quốc
dân Hà Nội; Ban giám đốc cùng tập thể cán bộ Trung tâm Thông tin - Thư viện
Đại học Kinh tế Quốc dân, nơi tôi đang công tác đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho
tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Vũ Văn Nhật,
người Thầy trực tiếp hướng dẫn tơi hồn thành bản luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn Ban cán sự lớp Cao học Thư viện
K12, cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, cổ vũ tôi trong suốt q trình học
tập và cơng tác.
Do khả năng có hạn nên những thiếu sót trong luận văn là điều khơng
tránh khỏi, tơi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Quý Thầy, Cô giáo và
các bạn đồng nghiệp.

Tác giả
Bùi Thị Sen


3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

CSDL

Cơ sở dữ liệu

CNTT

Công nghệ thông tin


ĐHKTQDHN

Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội

NCT

Nhu cầu tin

NCKH

Nghiên cứu khoa học

NDT

Người dùng tin

NLTT

Nguồn lực thông tin

TTTT-TV

Trung tâm Thông tin - Thư viện

TTTT-TVĐHKTQDHN

Trung tâm Thông tin - Thư viện
Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội



4

DANH MỤC BẢNG THỐNG KÊ SỐ LIỆU

Bảng 1.1. Nhu cầu tin của người dùng tin theo các chuyên
ngành đào tạo của Trường

20

Bảng 1.2. Loại hình tài liệu mà người dùng tin thường sử dụng

23

Bảng 1.3. Ngôn ngữ sử dụng của người dùng tin

24

Bảng 2.1. Bảng thống kê theo môn loại của tài liệu
sách tiếng Việt

38

Bảng 2.2. Mức độ đáp ứng về thông tin tài liệu của thư viện
đối với nhu cầu người dùng tin

75

Bảng 2.3. Đánh giá chất lượng và hiệu quả khai thác nguồn
lực thông tin thông qua các sản phẩm và dịch vụ

Hình 2.1. Sơ đồ thống kê tài liệu theo ngôn ngữ

77
41


5

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ………………………………………………………........................01

Chương 1: TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN ĐẠI HỌC KINH TẾ
QUỐC DÂN HÀ NỘI VỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, NGHIÊN
CỨU CỦA TRƯỜNG...........................................................................06

1.1.

Hoạt động của Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại học
Kinh tế Quốc dân Hà Nội với công tác đào tạo và nghiên
cứu của Trường........................................................................... 06

1.2.

Người dùng tin và nhu cầu tin của Trung tâm
Thông tin - Thư viện Đại học Kinh tế Quốc dân Hà nội..............14

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC
THÔNG TIN CỦA TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN HÀ NỘI …………………….....25


2.1.

Khái luận chung về nguồn lực thông tin………………………..25

2.2.

Thực trạng nguồn lực thông tin tại Trung tâm
Thông tin - Thư viện Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội….........30

2.3.

Các hình thức và biện pháp xây dựng nguồn lực thông tin
tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại học Kinh tế
Quốc dân Hà Nội …………………………….............................42

2.4.

Công tác quản lý và khai thác nguồn lực thông tin
tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại học Kinh tế
Quốc dân Hà Nội………………………………………………..49

2.5. Hiệu quả khai thác và sử dụng nguồn lực thông tin……………..70


6

2.6.

Một số nhận xét và đánh giá về hiện trạng nguồn lực
thông tin tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại học

Kinh tế Quốc dân Hà Nội………………………………………..74

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG NGUỒN LỰC THÔNG TIN TẠI TRUNG TÂM
THÔNG TIN - THƯ VIỆN ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
HÀ NỘI ………..……………………….......................................81

3.1.

Xây dựng chính sách phát triển nguồn lực thông tin...................82

3.2.

Thực hiện liên kết trong công tác bổ sung và chia sẻ nguồn tin

điện tử với các thư viện khác…………………………………….94
3.3.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác
xây dựng và phát triển nguồn lực thơng tin…………………….103

3.4.

Bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ và đào tạo
người dùng tin………………………………………………….111

KẾT LUẬN…………………………………………………………….117
TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………119
PHỤ LỤC



1

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Như chúng ta đều biết, trong thời đại ngày nay thông tin và tri thức đã
thực sự trở thành sức mạnh của nhân loại, là nguồn tài nguyên đặc biệt của
mỗi quốc gia, nó chi phối sự phát triển của tồn xã hội và trên thực tế, lượng
thông tin khoa học ngày càng gia tăng một cách mạnh mẽ. Trước tình hình đó,
việc “làm thế nào để đảm bảo thông tin trên cơ sở đáp ứng tối đa nhu cầu tin
của người dùng tin” thực sự trở thành một trong những nhiệm vụ cấp thiết,
hàng đầu đối với mỗi cơ quan thông tin - thư viện.
Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội
(TTTT-TVĐHKTQDHN) là một thư viện lớn trong hệ thống thư viện các
trường đại học và cả nước. Trung tâm có nhiệm vụ tổ chức và quản lý vốn
tài liệu phù hợp với diện nghiên cứu, đào tạo của Trường; tổ chức các hình
thức tuyên truyền, giới thiệu các loại hình tài liệu, nâng cao việc sử dụng
có hiệu quả vốn tài liệu thơng tin mà Trung tâm quản lý; nghiên cứu ứng
dụng công nghệ thông tin hiện đại trong quản lý và phục vụ bạn đọc; có kế
hoạch từng bước nâng cấp, hiện đại hoá hoạt động thư viện nhằm tăng
cường khả năng lưu trữ, tìm kiếm, xử lý tư liệu thơng tin trong nước và
quốc tế. Có thể nói, TTTT-TVĐHKTQDHN giữ một vai trò đặc biệt quan
trọng trong sự nghiệp đào tạo, nghiên cứu khoa học (NCKH) và học tập
của cán bộ, giáo viên và sinh viên. Trong thời gian qua, Trung tâm được
Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà trường dành cho Dự án Giáo dục
Đại học mức A để nâng cấp nên bộ mặt Trung tâm có sự thay đổi đáng kể,
nhằm vươn tới mơ hình thư viện hiện đại hoá, phục vụ ngày càng tốt hơn
cho sự nghiệp đào tạo, nghiên cứu khoa học của Trường.



2

Để đáp ứng những nhiệm vụ mới đề ra, nâng cao hơn nữa chất lượng
hoạt động thông tin và phục vụ thông tin, TTTT-TVĐHKTQDHN cần đặc
biệt quan tâm tới công tác phát triển nguồn lực thông tin. Vậy làm thế nào tổ
chức khai thác, phát triển nguồn lực thông tin hiện có và sử dụng được nguồn
tin từ bên ngồi sao cho đáp ứng được nhu cầu thông tin của người dùng tin
(NDT) một cách hiệu quả nhất - đây thực sự là một đòi hỏi, thách thức lớn
đối với TTTT-TVĐHKTQDHN nói chung và các cán bộ thơng tin - thư viện
nói riêng. Trong những năm gần đây, cơng tác phát triển nguồn lực thông tin
ở Trung tâm chưa thật sự theo kịp so với tốc độ gia tăng nhu cầu của NDT,
nhiều mảng tài liệu chưa được tổ chức khai thác một cách hợp lý... Để phục
vụ có hiệu quả, đáp ứng ngày càng tốt hơn công tác giáo dục đào tạo và
nghiên cứu khoa học của Trường, TTTT-TVĐHKTQDHN rất cần phải có
những giải pháp cụ thể để tăng cường và nâng cao chất lượng nguồn lực
thông tin.
Xuất phát từ tình hình trên, tơi chọn đề tài “Nghiên cứu công tác phát
triển nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại học Kinh
tế Quốc dân Hà Nội” làm luận văn thạc sỹ khoa học thư viện với mong muốn
vận dụng những kiến thức và kỹ năng tiếp thu được từ khoá học, nghiên cứu
đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phát triển nguồn lực thơng
tin ở TTTT-TVĐHKTQDHN.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Đề tài phát triển nguồn lực thơng tin đã có nhiều luận văn nghiên cứu
nhưng hầu hết đi vào khảo sát nghiên cứu nguồn lực thông tin ở một thư viện
hoặc một trung tâm thông tin cụ thể. Tuy nhiên mỗi cơ quan lại có những tính
chất, đặc thù riêng và mỗi người có một cách tiếp cận giải quyết vấn để khác
nhau.Ví dụ như : Luận văn Thạc sỹ khoa học Thư viện của tác giả Hà Thu



3

Hiếu, học viên lớp cao học K6 (1999-2002) “Nghiên cứu việc tổ chức và khai
thác nguồn lực thông tin ở Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại học Thái
Nguyên”; Luận văn thạc sỹ khoa học Thư viện của tác giả Vũ Cẩm Nhung,
học viên lớp cao học K7 (2000-2003) “Nghiên cứu việc tổ chức và khai thác
nguồn lực thông tin ở Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại học Y Hà nội”;
Luận văn thạc sỹ khoa học Thư viện của tác giả Hà Thị Huệ, học viên lớp
cao học K9 (2002-2005) “Nghiên cứu về vấn đề tăng cường nguồn lực thông
tin ở Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại học Bách khoa Hà Nội” vv....
TTTT-TVĐHKTQDHN chưa có luận văn nào nghiên cứu về vấn đề
này. Chọn vấn đề này làm đề tài nghiên cứu tôi hy vọng có thể kế thừa
những thành tựu nghiên cứu của các tác giả đi trước và những kinh nghiệm
làm việc của bản thân để làm rõ thực trạng, ưu, nhược điểm của nguồn lực
thơng tin ở TTTT-TVĐHKTQDHN. Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp
phát triển,

hoàn thiện và nâng cao chất lượng nguồn lực thông tin của

Trung tâm trong giai đoạn có nhiều chuyển biến đối với các hoạt động ở
các cơ quan thông tin thư viện (giai đoạn hiện đại hoá thư viện, vận hành
và khai thác thư viện điện tử).
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Nguồn lực thông tin của Trung tâm Thông tin
- Thư viện Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu: Công tác phát triển nguồn lực thông tin ở
Trung tâm Thông tin - Thư viện đại học Kinh tế Quốc dân Hà nội từ năm
2000 đến nay.
4. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Luận văn sử dụng cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật

biện chứng và duy vật lịch sử kết hợp với các quan điểm mới của Đảng và


4

nhà nước về phát triển nền kinh tế - xã hội và công cuộc đổi mới hiện nay
ở nước ta.
- Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp
phân tích, tổng hợp; phương pháp thống kê, so sánh; phương pháp điều tra xã
hội học...
5. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Mục đích:
- Khảo sát thực trạng nguồn lực thơng tin của TTTT-TVĐHKTQDHN,
xác định phương hướng từ đó đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục sự
thiếu hụt, hạn chế của nguồn lực thông tin khoa học ở Trung tâm.
Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về nguồn lực thông tin.
- Nghiên cứu đối tượng người dùng tin và nhu cầu tin của họ.
- Khảo sát và phân tích thực trạng tổ chức và khai thác nguồn lực thơng
tin ở TTTT-TVĐHKTQDHN.
- Kiến nghị các giải pháp thích hợp nhằm tăng cường và nâng cao chất
lượng nguồn lực thông tin ở TTTT-TVĐHKTQDHN.
6. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN VĂN
- Luận văn làm rõ khái niệm về nguồn lực thơng tin, vai trị của
nguồn lực thơng tin và việc đáp ứng nhu cầu dùng tin trong giảng dạy, học
tập và nghiên cứu khoa học tại trường ĐHKTQDHN.
- Ý nghĩa thiết thực là luận văn đã đưa ra những giải pháp cụ thể, khả
thi cho công tác phát triển nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin -



5

Thư viện nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, nghiên cứu
khoa học ở trường ĐHKTQDHN.

7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, cấu trúc
của luận văn gồm 3 chương chính:
Chương 1: Trung tâm Thơng tin - Thư viện Đại học Kinh tế Quốc dân Hà
Nội với công tác đào tạo, nghiên cứu của Trường.
Chương 2: Thực trạng công tác phát triển nguồn lực thông tin tại Trung tâm
Thông tin - Thư viện Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
Chương 3: Một số giải pháp phát triển, nâng cao chất lượng nguồn lực thông
tin tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại học Kinh tế Quốc dân
Hà Nội.


6

Chương 1
TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN HÀ NỘI VỚI
CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU CỦA TRƯỜNG

1.1. HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN ĐẠI HỌC
KINH TẾ QUỐC DÂN HÀ NỘI VỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHIÊN CỨU
CỦA TRƯỜNG.

1.1.1. Vài nét về trường Đại học Kinh tế Quốc dõn Hà Nội
Trường Kinh tế Tài chính Trung ương là tiền thân của Đại học Kinh

tế Quốc dân Hà Nội (ĐHKTQDHN) thuộc Đại học Nhân dân Việt Nam
được thành lập theo nghị định số 678/TTG của Thủ tướng Chính phủ, Thủ
tướng Phạm Văn Đồng là Hiệu trưởng danh dự Nhà trường. Từ cái nơi
của Đại học Nhân dân, trường ĐHKTQDHN đó phỏt triển như con chim
đầu đàn trong khối các trường đại học kinh tế và là trường trọng điểm
trong hệ thống các trường đại học Việt nam. Chức năng nhiệm vụ chính
của Trường hiện nay là: Đào tạo cán bộ quản lý kinh tế và quản trị kinh
doanh bậc đại học và sau đại học; Tư vấn về chính sách vĩ mô cho Đảng
và Nhà nước; Tư vấn và là trung tõm chuyển giao cụng nghệ quản lý kinh
tế và quản trị kinh doanh.


7

Nhà trường hiện có hơn một ngàn giáo viên, cán bộ cơng nhân viên:
trong đó có 26 giáo sư, 69 Phó giáo sư, 207 Tiến sỹ, 250 Thạc sỹ, 20 Giảng
viờn cao cấp, 230 giảng viờn chớnh, 329 giảng viờn, 2 Nhà giỏo Nhõn dõn,
41 Nhà giỏo ưu tú …
Về cơ cấu tổ chức: Trường hiện cú 19 khoa (trong đó có 14 khoa đào
tạo chuyên ngành, 02 khoa quản lý đào tạo và 02 khoa không đào tạo
chuyên ngành) với 32 chuyên ngành đào tạo; 2 viện và 08 trung tâm (trong
đó có 1 trung tâm đào tạo chuyên ngành); 13 bộ mơn trực thuộc (trong đó
có 4 bộ môn đào tạo chuyên ngành); 9 phũng ban, chức năng và 4 đơn vị
phục vụ khác.
Trường là trung tâm đào tạo cán bộ quản lý kinh tế và quản trị kinh
doanh bậc đại học và sau đại học; trung tâm nghiên cứu, tư vấn khoa học kinh
tế làm cơ sở cho việc hoạch định chủ trương, đường lối, chính sách phát triển
kinh tế của Đảng, Nhà nước, các ngành, địa phương và quản lý sản xuất kinh
doanh của cỏc doanh nghiệp.
Trong 50 năm qua, Trường đó đào tạo được trên 56.300 sinh viờn, trong

đó có 25.000 cử nhân dài hạn tập trung, 20.000 cử nhõn tại chức, 5.000 cử
nhõn bằng II, 3.500 cử nhõn hệ chuyờn tu, 580 tiến sỹ, 1.800 thạc sỹ, 103 cử
nhõn cho nước bạn Lào và Cămpuchia, mở 12 khố đào tạo cử nhân tại
Cămpuchia. Ngồi ra, Trường cũn tổ chức bồi dưỡng kiến thức đại học và sau
đại học cho khoảng hơn 55.000 cỏn bộ kinh tế, kinh doanh cho cả nước. Cơ
cấu ngành nghề từ 17 chuyên ngành năm 1996 đến nay đó phỏt triển thành 34
chuyờn ngành đào tạo.
Quy mô đào tạo: từ 22.000 sinh viên năm 1996 đến nay quy mô đào
tạo của Trường là trờn 30.000, riờng hệ sau đại học tăng từ 800 học viên
năm 1996 lờn trên 1500 học viên năm 2006. Bồi dưỡng kiến thức kinh tế


8

cho hơn 10.000 cán bộ kinh tế, kinh doanh cho các địa phương và doanh
nghiệp. Trường hiện đang liên kết đào tạo với 32 bộ, ngành và các tỉnh,
thành trong cả nước.
Trường luôn là đơn vị dẫn đầu trong khối các trường đại học về đào tạo
cán bộ quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh cú chất lượng cao trong cả
nước. Trường là cái nôi của nhiều trường đại học trong khối kinh tế, đồng thời
cũng là nguồn cung cấp nhiều cán bộ giảng dạy cho các trường đại học và cao
đẳng thuộc khối kinh tế.
Hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) là một trong những hoạt
động đi đầu có tính sáng tạo cao trong Nhà trường. Trường được Bộ chính
trị tín nhiệm giao tham gia biên soạn các văn kiện cho Đại hội VIII, IX và
nhiều Hội nghị TW, chủ trỡ nhiều đề tài khoa học cấp Nhà nước. Kết quả
nghiên cứu của các đề tài đó là cơ sở khoa học quan trọng giúp Đảng,
Chính phủ xây dựng và hoạch định các chính sách phát triển kinh tế xó hội
trong thời kỳ đổi mới ở nước ta.
1.1.2. Khái quát về sự hình thành, phát triển - những hoạt động cơ bản

của Trung tõm Thụng tin - Thư viện Đại học Kinh tế Quốc dân Hà
Nội trong công tác đào tạo, nghiên cứu của Trường.
Thư viện trường Đại học Kinh tế - Tài chớnh nay là Trung tõm Thụng
tin - Thư viện Đại học Kinh tế quốc dõn Hà Nội (TTTT-TVĐHKTQDHN)
được thành lập từ năm 1956, cùng với sự ra đời của trường Kinh tế Tài chính
Trung ương nay là trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội. TTTTTVĐHKTQDHN là một thư viện lớn trong hệ thống thư viện trường đại học
và cả nước. Trải qua hơn 50 năm Trung tâm đó từng bước lớn mạnh, không
ngừng phát triển. Đặc biệt trong thời gian qua Trung tâm được Nhà nước, Bộ
Giáo dục và Đào tạo, Nhà trường dành cho Dự án Giỏo dục Đại học mức A


9

để nâng cấp đó làm cho bộ mặt của Trung tõm cú sự thay đổi đáng kể, vươn
tới mô hỡnh Thư viện hiện đại nhằm phục vụ tốt nhất cho sự nghiệp đào tạo
và NCKH của Trường.
Nhỡn vào quỏ trỡnh hỡnh thành và phỏt triển của Trung tõm, ta cú thể
chia thành 2 giai đoạn lớn:
- Giai đoạn thứ nhất: Từ năm 1956 đến năm 1985
- Giai đoạn thứ hai : Từ năm 1986 đến nay
*Giai đoạn từ năm 1956 đến năm 1985
Giai đoạn trước năm 1985 Trung tâm vẫn có tên là “Thư viện” phải
vượt qua bao khó khăn để giữ vững vị trí và hồn thành nhiệm vụ của mỡnh.
Bởi vỡ giai đoạn này Nhà trường và Đất nước có nhiều sự kiện đặc biệt. Đó
là khi Trường Đại học Kinh tế - Tài chớnh nay là Trường ĐHKTQDHN mới
xây dựng và phát triển được mấy năm, nhưng do yờu cầu mới, một số khoa
của Trường phải tách ra để thành lập một số trường Đại học khác. Ví dụ:
trường Đại học Ngoại thương (thỏng 10 năm 1962), Khoa Kinh tế trường Đại
học Giao thông (Tháng 1 năm 1963), trường Đại học Tài chớnh Kế toỏn
(năm 1963 - 1964), trường Đại học Thương nghiệp (năm 1964 - 1965).

Thỏng 1 năm 1965 trường đổi tên thành trường Đại học Kinh tế Kế hoạch.
Sau ngày giải phóng miền Nam năm 1975, các trường kinh tế phía Nam được
xây dựng và củng cố, trường ĐHKTQDHN cũng lại cú trỏch nhiệm giúp các
trường đó. Như vậy trong những năm này Nhà trường không những phải cử
cán bộ, giáo viên đi xây dựng và củng cố các trường mới, mà nguồn tài liệu
của Thư viện cũng phải chia ra để chi viện cho các trường đó (trong khi
nguồn tài liệu của Thư viện trên thực tế cũn rất ớt ỏi).
Trước năm 1975, miền Nam nước ta phải gian khổ chiến đấu chống đế
quốc Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai. Miền Bắc vừa phải khôi phục kinh tế, xây


10

dựng chủ nghĩa xó hội và chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền
Nam. Đặc biệt những năm 1964-1972 miền Bắc phải trực tiếp chiến đấu
chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Trong những năm này, Nhà
trường phải đi sơ tán, các khoa phải phân tán ở cỏc khu vực khỏc nhau. Vỡ
vậy Thư viện phải phân chia lực lượng đi đến các nơi sơ tán để phục vụ cán
bộ, giáo viên và sinh viên các khoa. Trong điều kiện này Thư viện gặp rất
nhiều khó khăn: thiếu thốn về kinh phí, cơ sở vật chất, nguồn tài liệu, đội ngũ
cán bộ và hoạt động trong điều kiện gian khổ vỡ chiến tranh...Cú thể núi rằng
trong giai đoạn này Thư viện không mấy khi được ổn định để phát triển, mà
ln phải ứng phó với những yêu cầu, nhiệm vụ đột xuất mới đặt ra.
Từ năm 1975 Thư viện bước sang giai đoạn hoạt động trong điều kiện
hũa bỡnh, đồng thời được sự quan tâm đầu tư của Nhà trường, nên có nhiều
thuận lợi để củng cố và hoàn thiện. Đội ngũ cán bộ nhân viên Thư viện đó
được nâng cao trỡnh độ chun mơn nghiệp vụ, có kiến thức khoa học kinh
tế, đủ khả năng xử lý thụng tin phục vụ cho cụng tỏc NCKH, giảng dạy, học
tập của giỏo viờn và sinh viờn.
Đến năm 1985 Thư viện được đổi tên là “Trung tâm Thông tin - Thư

viện Đại học Kinh tế Quốc dân”. Thời kỳ này thư viện vẫn là thư viện truyền
thống, mọi hoạt động quản lý và phục vụ đều bằng thủ cụng.
*Giai đoạn từ 1986 đến nay
Từ năm 1986, theo sự đề xướng và lónh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam, cả nước thực hiện công cuộc Đổi mới. Đặc biệt trong xu thế hội nhập
trờn thế giới hiện nay, đũi hỏi Việt Nam phải đổi mới nhiều lĩnh vực. Các cơ
quan, trường học nói chung, trường ĐHKTQDHN nói riêng, cũng cần phải
đổi mới. TTTT-TV là một trong những bộ phận quan trọng của Nhà trường


11

cũng đó và đang đổi mới. Có thể nói rằng, trong giai đoạn này, Trung tâm đó
đổi mới một cách tồn diện.
Trước hết nói về đổi mới nguồn tài liệu: Khi đất nước chuyển từ nền
kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xó
hội chủ nghĩa, đũi hỏi Nhà trường phải đổi mới nội dung và chương trỡnh đào
tạo phù hợp với yêu cầu mới. Điều đó tác động lớn tới hoạt động của TTTTTV, đũi hỏi Trung tâm phải đổi mới nội dung, cơ cấu kho sách, bỏo của mỡnh
để phục vụ yêu cầu mới của Nhà trường (toàn bộ nguồn tài liệu, sách báo của
30 năm trước đều theo hệ thống lý luận của nền kinh tế kế hoạch húa tập
trung, nay khụng cũn phự hợp hoặc cũn rất ớt giỏ trị, sách về nền kinh tế thị
trường rất hạn hẹp, hầu như khơng có, Trung tâm phải thu gom từ đầu). Trước
tỡnh hỡnh đó, Trung tâm tỡm mọi cỏch vừa mua mới, vừa mở rộng quan hệ
hợp tỏc với thư viện các trường đại học khác, cỏc tổ chức trong và ngồi nước
để trao đổi kinh nghiệm chun mơn và tranh thủ những nguồn tài liệu bạn
tặng biếu, làm giầu thờm vốn tài liệu của mỡnh. Tới nay Trung tâm đó xõy
dựng được nguồn tài liệu mới có nội dung lý luận về nền kinh tế thị trường,
phong phú về chủng loại, đa dạng về ngôn ngữ, giầu về số lượng. Ngồi số
sách khơng cũn giỏ trị đó loại bớt, hiện nay (theo số liệu thống kờ đến ngày
01/4/2008) Trung tâm có nguồn tài liệu như sau :

Sách : 106.500 cuốn, trong đó:
+ Sỏch tiếng Việt : 83.700 cuốn
+ Sỏch tiếng nước ngồi : 22.800 cuốn
Báo, Tạp chí: 255 loại . Trong đó có 10 loại báo tạp chí nước ngoài.
Luận án tiến sĩ, thạc sĩ: 2.306 cuốn.
Luận văn tốt nghiệp của sinh viên: 25.500 cuốn.


12

Bên cạnh đó cũn cú tương đối đầy đủ các sách kinh điển như: Toàn tập
và Tuyển tập của Các Mác - Ănghen, Lờ Nin, Hồ Chớ Minh...Các loại tài liệu
về văn kiện, nghị quyết, pháp lệnh, quyết định của Đảng và Nhà nước. Ngồi
ra, Trung tâm cịn có các loại từ điển, đặc biệt có các bộ từ điển Bách khoa
tồn thư của Nga, Anh, Phỏp, Việt Nam…Có thể nói, Nguồn tài liệu của
Trung tõm đã phần nào đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu, học tập và tham
khảo của các đối tượng bạn đọc thuộc các ngành đào tạo trong Trường, gúp
phần tớch cực vào sự nghiệp đổi mới của Nhà trường.
Hơn nửa thế kỷ hoạt động trong mặt trận thầm lặng, TTTT-TV đó phục
vụ một khối lượng bạn đọc khá lớn với gần 70.000 sinh viên các hệ, hơn
3.000 học viên cao học, nghiên cứu sinh, hơn 3.000 cán bộ, giáo viên qua bao
thế hệ. Với tinh thần đồn kết, sáng tạo, năng động, vượt khó của tập thể cán
bộ nhân viên Trung tâm, đồng thời được sự quan tâm giúp đỡ của Đảng ủy,
Ban giám hiệu, các tổ chức, các đơn vị trong Trường và các thư viện bạn, tới
nay, TTTT-TVĐHKTQDHN đó thực sự trưởng thành, từ một thư viện nhỏ
với cơ sở vật chất nghèo nàn lạc hậu, nay trở thành một trong những TTTTTV lớn trong hệ thống thư viện các trường đại học ở Việt Nam. Trung tâm
đang phát triển theo hướng thư viện hiện đại [1].
1.1.3. Chức năng nhiệm vụ của Trung tõm Thụng tin - Thư viện Đại học
Kinh tế Quốc dân Hà Nội
Chức năng chính của Trung tâm là thu thập, xử lý và cung cấp tư liệu

thông tin về khoa học xó hội núi chung, khoa học kinh tế núi riờng cho tất
cả cỏn bộ, giỏo viờn, sinh viờn tham khảo phục vụ cho việc giảng dạy, học
tập và nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó cũn cú chức năng văn hố, giáo
dục và giải trí.


13

Trung tõm cú nhiệm vụ tổ chức và quản lý vốn tài liệu phự hợp với diện
nghiờn cứu, đào tạo của Nhà trường. Tổ chức các hỡnh thức tuyờn truyền,
giới thiệu cỏc loại hỡnh tài liệu, nâng cao việc sử dụng có hiệu quả vốn tài
liệu thơng tin mà Thư viện quản lý. Nghiờn cứu ứng dụng cụng nghệ thụng
tin (CNTT) hiện đại trong quản lý và phục vụ bạn đọc. Có kế hoạch từng
bước nâng cấp, hiện đại hố thư viện nhằm tăng cường khả năng lưu trữ, tỡm
kiếm, xử lý tư liệu thông tin trong nước và quốc tế [1].
Để xây dựng thư viện hiện đại, Trung tâm đã bước đầu quan tâm đến
việc ưu tiên bổ sung các dữ liệu ở dạng điện tử. Đặc biệt, khi đón nhận Dự án
Giáo dục của Bộ Giáo dục Đào tạo: cùng với việc đẩy mạnh cơng tác tin học
hố thư viện, tiến tới xây dựng thư viện điện tử, Ban giám hiệu Nhà trường đã
mạnh dạn đầu tư kinh phí mua các cơ sở dữ liệu (CSDL) online truy cập trực
tuyến trên Internet, nhờ vậy mà CSDL điện tử của Trung tâm ngày càng phát
triển, mở rộng, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của đông đảo NDT.
Trung tâm đó ứng dụng tin học vào hầu hết cỏc hoạt động quản lý và
phục vụ như: bổ sung tài liệu, biên mục, tra cứu, mượn trả tài liệu, quản lý
bạn đọc, theo dừi quản lý xuất bản định kỳ, quản lý thống kờ tài liệu… trên
cơ sở dữ liệu phần mềm Libol.
1.1.4. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm
Hiện nay Trung tâm đó cú 26 cỏn bộ nhõn viờn. Về trỡnh độ, họ cú
chuyờn mụn nghiệp vụ vững vàng, cú kiến thức khoa học kinh tế, sử dụng
thành thạo cụng nghệ tin học, trỡnh độ ngoại ngữ được nâng cao. Trong đội

ngũ đó cú nhiều đồng chí nỗ lực học tập phấn đấu vươn lên. Tới nay, tất cả
cán bộ nhiệp vụ của Trung tâm đều tốt nghiệp đại học, trong đó có 2 Thạc sỹ,
1 học viên Cao học và 4 Thư viện viên chớnh, cũn lại đều là Thư viện viên.
Đây là kết quả đáng phấn khởi. Với chất lượng hiện nay của đội ngũ cán bộ


14

nhân viên Trung tâm, họ đủ khả năng điều hành được một Trung tâm Thông
tin - Thư viện phát triển.
Cơ cấu tổ chức của Trung tâm hiện tại được bố trớ theo chức năng và
nhiệm vụ của từng bộ phận. Ban giỏm đốc gồm: 01 giỏm đốc phụ trỏch chung
và 01 phú giỏm đốc hỗ trợ đắc lực cho giỏm đốc trong việc quản lý mọi hoạt
động Trung tâm đặc biệt là mảng quản lý nhõn sự.

Cơ cấu các phũng của Trung tâm được chia thành 3 hệ thống:
*Hệ thống phũng dịch vụ thông tin tư liệu gồm: Phũng tự chọn sỏch
tiếng Việt; Phũng tự chọn bỏo tạp chớ; Phũng đọc tự chọn sỏch ngoại văn;
Phũng đọc tự chọn dành cho giỏo viờn - cỏn bộ - học viờn cao học và nghiờn
cứu sinh; Phũng đọc tự chọn luận văn - luận ỏn; Phũng mượn; Kho tư liệu.
*Hệ thống phũng nghiệp vụ thư viện gồm: Phũng bổ sung; Phũng xử
lý nghiệp vụ; Phũng biờn mục.
*Hệ thống phũng cụng nghệ thụng tin gồm: Phũng tra cứu tỡm tin;
Phũng dữ liệu điện tử; Phũng cụng nghệ tin học (nghiờn cứu - quản lý hệ
thống mạng mỏy tớnh của Thư viện).
1.2. NGƯỜI DÙNG TIN VÀ NHU CẦU TIN CỦA TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN HÀ NỘI .

1.2.1. Đặc điểm người dựng tin ở Trung tõm Thụng tin - Thư viện Đại
học Kinh tế Quốc dõn Hà nội.
Có thể nói việc nghiên cứu nhu cầu tin (NCT) của người dùng tin

(NDT) là công việc không thể bỏ qua trong bất kỳ một cơ quan thông tin - thư
viện nào. NDT và NCT của họ là cơ sở định hướng cho tồn bộ hoạt động
thơng tin của cơ quan thơng tin - thư viện. Để tìm hiểu đặc điểm NCT của


15

NDT tại TTTT-TVĐHKTQDHN, tác giả đã tiến hành điều tra thông qua
phiếu điều tra. Số phiếu được tác giả phát ra theo cơ cấu:
Tổng số phiếu phát ra: 750 phiếu, thu về 735 phiếu (đạt 98%) trong đó
250 phiếu dành cho cán bộ nghiên cứu, cán bộ quản lý và giảng viên chiếm
34% (trong số này chỉ có 3% là của cán bộ quản lý); 455 phiếu dành cho sinh
viên chiếm 62% ; 30 phiếu dành cho học viên cao học, nghiên cứu sinh chiếm
4%. Trên cơ sở số phiếu điều tra thu về, tác giả đã tiến hành thống kê, phân
tích và đánh giá, kết hợp với hoạt động thực tiễn của Thư viện tìm ra giải
pháp tăng cường nguồn lực thông tin cho TTTT-TVĐHKTQDHN.
NDT ở TTTT-TVĐHKTQDHN bao gồm toàn thể cỏn bộ, giảng viờn
và sinh viờn thuộc cỏc hệ đào tạo của Trường. Thụng qua cỏc phương phỏp
như Thống kờ số liệu, trao đổi toạ đàm, phõn tớch phiếu yờu cầu và đặc biệt
là điều tra bằng phiếu hỏi, tỏc giả đó xỏc định được thành phần NDT, cỏc nội
dung tài liệu mà họ quan tõm, ngụn ngữ mà họ thường sử dụng…, trờn cơ sở
đó đánh giá một cách chính xác mức độ thoả món tin hay khả năng đáp ứng
thụng tin của TTTT-TV đối với NDT. Qua kết quả điều tra và khảo sỏt thực tế
cú thể phõn chia NDT tại TTTT-TVĐHKTQDHN thành 2 nhúm chớnh:
*Nhúm giảng viờn, cỏn bộ nghiờn cứu khoa học và quản lý
Trong số 735 phiếu điều tra cú 250 phiếu dành cho cán bộ nghiên cứu,
cán bộ quản lý và giảng viên chiếm 34% (trong số này chỉ có 3% là của cán
bộ quản lý). Dưới đây là một số phõn tớch cụ thể về từng đối tượng trong
nhúm NDT này.
- Nhóm NDT là cán bộ quản lý: Nhúm này chỉ chiếm 3% trong số

NDT là cỏn bộ được hỏi, nhưng cú thể núi đây là nhúm đặc biệt quan trọng,
giữ vị trớ quyết định đối với sự phỏt triển của Trường. Họ vừa tham gia giảng
dạy vừa làm cụng tỏc quản lý đồng thời lại là người đề ra mục tiờu và định


16

hướng chiến lược phỏt triển của Trường. Thực chất của q trình quản lý là
việc ra quyết định, chính vì vậy mà cường độ lao động của nhóm NDT là cán
bộ quản lý thường rất lớn. Thông tin cung cấp cho nhóm người này ln
mang tính tổng kết, tính dự báo, cần phải được chắt lọc và đòi hỏi chất lượng
thơng tin cao. Hình thức tài liệu phục vụ cho nhóm cán bộ quản lý thường là
các bản tổng quan, tổng luận, các bản tin chọn lọc. Do tính chất công việc vừa
làm công tác quản lý vừa tham gia giảng dạy nên cán bộ quản lý cũng là
những người có chun mơn sâu, có khả năng cung cấp những thơng tin có
giá trị. Do vậy Thư viện cần thơng qua họ khai thác triệt để nguồn thông tin
này, trên cơ sở đó có kế hoạch phát triển nguồn lực thông tin phù hợp với các
chuyên ngành đào tạo của Trường.
- Nhóm NDT là cán bộ nghiên cứu và giảng viên: Đây là nhóm NDT
rất quan trọng, họ vừa là những NDT đồng thời cũng là những người sản xuất
ra các thông tin. Hầu hết họ là những giáo sư, tiến sỹ hoặc có trình độ trên đại
học, có khả năng sử dụng ngoại ngữ. Họ chính là những người chuyển giao tri
thức đến cho sinh viên, trực tiếp tham gia vào quá trình đào tạo của Trường,
vừa là chủ thể thông tin, vừa là người dùng tin thường xuyên của Trung tâm.
Vì tham gia giảng dạy nên họ phải thường xuyên cập nhật những kiến thức
mới, công nghệ mới và chuyên sâu, liên quan đến lĩnh vực mà họ giảng dạy,
nghiên cứu. Sản phẩm của họ là những bài giảng, giáo trình và các cơng trình
NCKH, các dự án…Có thể nói, đây là nhóm NDT có trình độ cao, có khả
năng khai thác, sử dụng và phổ biến thơng tin theo chiều sâu. Họ không
những là người vừa sử dụng đúng các phương pháp lấy tin mà Trung tâm giới

thiệu, đồng thời họ cịn có những phương pháp sáng tạo mới mà người quản
lý thơng tin có thể tập hợp để nâng cao hiệu quả phục vụ thông tin. Trước yêu
cầu về đổi mới giáo dục, người giáo viên phải tìm và giới thiệu cho sinh viên
những tài liệu cần thiết liên quan tới môn học để sinh viên có thể tìm tịi và bổ


17

sung kiến thức mới, kích thích q trình sáng tạo, mang lại hiệu quả trong quá
trình học tập và nghiên cứu. Do vậy nhóm NDT này ln dành một khoảng
thời gian nhất định cho việc tìm tài liệu tham khảo tại Trung tâm. Thơng tin
cho nhóm người này là những thơng tin chun sâu có tính thời sự về kinh tế
thuộc các nội dung đào tạo của Trường. Hình thức tài liệu phục vụ thơng tin
cho nhóm này là các danh mục tài liệu chuyên ngành mới hoặc sắp xuất bản,
các thông tin thư mục chuyên đề (đặc biệt là các bản tin về kinh tế), thông tin
chọn lọc về khoa học và cơng nghệ, các cơng trình NCKH, tài liệu chuyên
ngành (sách hay các tạp chí kinh tế chuyên sâu trong, ngoài nước), các cơ sở
dữ liệu và các tài liệu điện tử…
*Nhóm học viên cao học, nghiên cứu sinh và sinh viên
Đây là nhóm NDT đơng đảo và thường xuyên ở Thư viện. Dưới đây là
một số phân tích cụ thể về từng đối tượng trong nhóm NDT này.
- Nhóm học viên cao học và nghiên cứu sinh: Họ là những người dã
tốt nghiệp đại học hiện đang nghiên cứu sâu về một lĩnh vực cụ thể nào đó, do
vậy thơng tin cho nhóm này chủ yếu là các tài liệu mang tính chuyên ngành
phù hợp với chương trình học hoặc đề tài mà họ nghiên cứu như: các loại
sách, tạp chí chuyên ngành; các luận văn luận án, cơng trình NCKH; các tài
liệu tham khảo nước ngồi…Có thể nói, NCT của họ tương đối đa dạng,
phong phú. Tuy nhiên, đối với nhóm NDT này do hầu hết họ là cán bộ vừa đi
học vừa đi làm nên đòi hỏi Trung tâm phải đáp ứng nhu cầu của họ bằng các
hình thức đặc thù như photo tài liệu hoặc cho mượn về nhà.

- Nhóm sinh viên: Đây là nhóm đối tượng dùng tin chủ yếu của Trung
tâm. Yêu cầu đòi hỏi đặt ra trong học tập và nghiên cứu cùng với việc đổi mới
phương pháp giảng dạy (trong nhà trường giáo viên chỉ là người truyền đạt
những kiến thức cơ bản và gợi mở cho sinh viên hướng nghiên cứu, phát huy


18

tinh thần chủ động sáng tạo của mỗi cá nhân) do vậy NCT của nhóm đối
tượng này thường rất lớn. Ngồi thời gian trên lớp thì hầu hết sinh viên sử
dụng thư viện làm nơi học tập nghiên cứu của mình. NCT của nhóm đối
tượng này thường tập trung vào các nguồn thông tin liên quan trực tiếp đến
các môn học cơ bản thuộc chương trình đại cương (sinh viên 2 năm đầu),
hoặc chuyên ngành mà họ được đào tạo (sinh viên 2 năm cuối); đơi khi họ
cịn quan tâm tới cả các sách báo về khoa học xã hội, sách văn học và giải trí.
Tuy kinh nghiệm và khả năng sử dụng thơng tin của nhóm người này cịn hạn
chế, nhưng họ lại có thế mạnh là cịn trẻ, tiếp thu nhanh chóng những cơng
nghệ mới nên việc tìm tin bằng cách ứng dụng sản phẩm công nghệ thông tin
thường được họ vận dụng một cách nhanh chóng, dễ dàng.
1.2.2. Nhu cầu tin của người dùng tin ở Trung tâm Thông tin -Thư viện
Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
Nhu cầu tin là đòi hỏi khách quan của con người (cá nhân, nhóm, xã
hội), đối với việc tiếp cận và sử dụng thơng tin, nhằm duy trì hoạt động sống
của con người. Khi địi hỏi về thơng tin trở nên cấp thiết thì nhu cầu tin xuất
hiện: NCT là nhu cầu quan trọng của con người, là một dạng nhu cầu tinh
thần, nhu cầu bậc cao của con người. NCT nảy sinh trong quá trình thực hiện
các hoạt động khác nhau của con người. Thông tin về đối tượng hoạt động, về
môi trường và phương tiện hoạt động là yếu tố quan trọng tạo nên hiệu quả
hoạt động của con người. Bất kỳ hoạt động nào muốn có kết quả tốt đẹp cũng
cần phải có thơng tin [11].

Nghiên cứu NCT là nhận dạng về nhu cầu thông tin và tài liệu của
NDT, trên cơ sở đó tìm ra biện pháp cụ thể và phù hợp để cung cấp thông tin
hoặc tài liệu cho họ [11]. Công cuộc đổi mới giáo dục (đổi mới về chương
trình học, phương pháp giảng dạy và quy mô đào tạo) đã tác động rất lớn


19

đến NCT. Thông tin và tài liệu đã trở thành chất liệu thiết yếu, hỗ trợ đắc
lực cho quá trình giảng dạy, nghiên cứu và học tập tại tất cả các trường
học, các cơ sở giáo dục.
1.2.2.1. Nhu cầu tin của người dùng tin theo chuyên ngành đào tạo của
Trường.
Theo kết quả điều tra, NDT tại TTTT-TVĐHKTQDHN có nhu cầu hết
sức phong phú và đa dạng, bên cạnh xu hướng chuyên sâu theo chuyên ngành
đào tạo thì hầu hết bạn đọc đều có nhu cầu tham khảo nhữmg tài liệu về các
ngành khoa học liên quan.
Ví dụ: Giáo viên giảng dạy chuyên ngành Quản trị Kinh doanh
ngoài việc quan tâm đến các tài liệu chun mơn của mình họ cịn đặc biệt
chú ý đến các tài liệu thuộc các nội dung như: Kinh tế chung; Quản lý
kinh tế; Phân tích - Dự báo kinh tế; Pháp luật; Đầu tư…Với đối tượng
sinh viên cũng tương tự như vậy ví như sinh viên thuộc Khoa Kế tốn Kiểm tốn ngồi việc quan tâm đặc biệt đến tài liệu thuộc nội dung
chuyên ngành đào tạo của mình các em cũng rất cần tham khảo tài liệu về
Ngân hàng - Tài chính; Chứng khốn; Kinh tế Doanh nghiệp; Pháp luật;
Tin học; Thống kê...Còn sinh viên thuộc năm đầu thường quan tâm nhiều
đến tài liệu là sách giáo trình cơ sở và các tài liệu tham khảo tiếng Việt.
Mục đích của việc phân chia, nghiên cứu NCT theo chuyên ngành
đào tạo của Trường là nhằm giúp cán bộ thư viện dễ dàng nhận biết NCT
của NDT đối với từng mảng nội dung tài liệu, trên cơ sở đó có kế hoạch
phát triển nguồn lực thơng tin hợp lý, cân đối giữa các ngành đào tạo của

Trường. Dưới đây là bảng thống kê nhu cầu tin của người dùng tin theo
các chuyên ngành đào tạo của Trường (xem bảng 1.1 - trang bên).


×