Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Nghiên cứu nhu cầu tin tại thư viện tạ quang bửu trường đại học bách khoa hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (847.3 KB, 99 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI

PHẠM THỊ NGỌC YẾN

NGHIÊN CỨU NHU CẦU TIN TẠI THƯ VIỆN
TẠ QUANG BỬU – TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH
KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC THƯ VIỆN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS. TS. VŨ VĂN NHẬT

HÀ NỘI – 2011


2

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BẢNG, BIỂU ................................................................................... 3
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................................. 6
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .................................................................................................. 6
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ........................................................................................................... 7
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI..................................................... 7


4. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN .......................................................................... 7
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN........................................................................... 8
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................................. 8
7. Ý NGHĨA CỦA LUẬN VĂN ........................................................................................................... 9
8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN ....................................................................................................... 9
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI DÙNG TIN VÀ NHU CẦU TIN TẠI

THƯ

VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ................................................................... 10

1.1. Người dùng tin và nhu cầu tin trong hoạt động thông tin – thư viện................................... 10
1.1.1. Khái niệm người dùng tin và nhu cầu tin .......................................................................................10
1.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tin của người dùng tin....................................................11
1.1.3.Vai trò của người dùng tin và nhu cầu tin trong hoạt động thông tin – thư viện .......................14
1.2. Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội với công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học ......... 15
1.2.1. Khái quát về Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội .......................................................................15
1.2.3. Thư viện trước yêu cầu đổi mới giáo dục đào tạo ở Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội ....19
1.3. Đặc điểm người dùng tin tại Thư viện Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội ..................... 22
1.3.1. Nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lý .......................................................................................................23
1.3.2. Nhóm cán bộ nghiên cứu và giảng dạy..........................................................................................24
1.3.3. Nhóm học viên và sinh viên.............................................................................................................26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NHU CẦU TIN VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU TIN
TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ................................................ 30

2.1. Nội dung nhu cầu tin ............................................................................................................... 30
2.1.1. Nhu cầu tin theo các lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu của Trường .............................................30
2.1.2. Nhu cầu tin về ngôn ngữ tài liệu mà người dùng tin sử dụng .....................................................33
2.1.3. Nhu cầu tin về loại hình tài liệu........................................................................................................37
2.1.4. Nhu cầu tin về thời gian xuất bản tài liệu........................................................................................41



3

2.2. Tập quán sử dụng thông tin của người dùng tin tại thư viện ............................................... 42
2.2.1. Nguồn khai thác thông tin của người dùng tin ..............................................................................42
2.2.2. Thời gian thu thập thông tin của người dùng tin ...........................................................................45
2.2.3. Tập quán sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin..................................................................49
2.3. Khả năng đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin tại Thư viện ......................................... 51
2.3.1. Khả năng đáp ứng về nguồn lực thông tin .....................................................................................52
2.3.2. Khả năng đáp ứng về các sản phẩm và dịch vụ thông tin............................................................63
2.3.3. Khả năng đáp ứng về nhân lực và cơ sở vật chất..........................................................................66
2.4. Nhận xét và đánh giá chung ................................................................................................... 71
2.4.1. Ưu điểm...............................................................................................................................................71
2.4.2. Nhược điểm........................................................................................................................................72
2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại trên ...............................................................................................74
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG VÀ PHÁT TRIỂN
NHU CẦU TIN TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI................... 75

3.1. Các giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu tin....................................................... 75
3.1.1. Phát triển nguồn lực thông tin phù hợp với nhu cầu tin ...............................................................75
3.1.2. Đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ thơng tin theo hướng phù hợp với người dùng tin.........80
3.1.3. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thơng tin – thư viện .....................84
3.1.4. Nâng cao trình độ nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, tin học cho cán bộ thư viện ........................86
3.2. Các giải pháp phát triển nhu cầu tin...................................................................................... 88
3.2.1. Đẩy mạnh công tác hướng dẫn và đào tạo người dùng tin..........................................................88
3.2.2. Áp dụng các nguyên lý Marketing trong hoạt động thông tin – thư viện..................................90
KẾT LUẬN........................................................................................................................................... 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 94


PHỤ LỤC ................................................................................................... 96


4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
AACR2
CD-ROM
CDS/ISIS

Anglo-American Cataloguing Rules 2 Revision: Qui tắc biên mục Anh Mỹ 2.
Compact Disk Read Only Memory: Thiết bị nhớ có thẻ đọc.
Computer Documentation System/Intergreted Set of Information
System: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu

CNTT

Công nghệ thông tin

CSDL

Cơ sở dữ liệu

DDC

Deway Decimal Classification: Khung phân loại thập phân Dewey

ĐHBK HN Đại học Bách khoa Hà Nội
HVSV


Học viên, sinh viên

LĐQL

Lãnh đạo, quản lý

LC
LCC
MARC
NCT
NCGD

Library of Congress: Thư viện quốc hội Hoa kỳ
Library of Congress Classification: Khung phân loại thư viện quốc hội
Hoa kỳ
Machine Readable Cataloging: Khổ mẫu biên mục đọc máy
Nhu cầu tin
Nghiên cứu, giảng dạy

NDT

Người dùng tin

RFID

Radio Frequency Identification: Xác nhận đối tượng bằng sóng vô tuyến

VTLS

Visionary Technology in Library Solutions: Phần mềm quản lý thư viện



5

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BẢNG, BIỂU
Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội .................................................... 16

Hình 1.2: Biểu đồ về nguồn nhân lực của Thư viện Trường ĐHBK HN ................. 20
Bảng 1.1: Số lượng người dùng tin của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội .......................... 23
Bảng 1.2: Lứa tuổi của các nhóm người dùng tin ....................................................................... 24
Bảng 1.3: Trình độ học vấn của các nhóm người dùng tin......................................................... 26
Bảng 1.4: Đời sống tinh thần của các nhóm người dùng tin ...................................................... 28
Bảng 2.1: Nhu cầu tin về các lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu của trường ................................ 31
Bảng 2.2: Nhu cầu tin về ngôn ngữ tài liệu mà người dùng tin sử dụng................................... 34
Bảng 2.3: Khả năng sử dụng ngoại ngữ của người dùng tin...................................................... 35
Bảng 2.4: Nhu cầu của người dùng tin về loại hình tài liệu........................................................ 37
Bảng 2.5: Nhu cầu về loại hình tài liệu của từng nhóm người dùng tin..................................... 39
Bảng 2.6: Nhu cầu về thời gian xuất bản tài liệu ......................................................................... 42
Bảng 2.7: Nguồn khai thác thông tin của các nhóm người dùng tin .......................................... 43
Biểu đồ 2.1: Nguồn cung cấp thơng tin của các nhóm người dùng tin ...................................... 44
Bảng 2.8: Thời gian thu thập thông tin mỗi ngày của người dùng tin ....................................... 46
Biểu đồ 2.2: Thời gian NDT dùng để thu thập thông tin mỗi ngày tại Thư việ ......................... 47
Biểu đồ 2.3: Thời gian NDT dùng để thu thập thông tin mỗi ngày tại nhà................................ 48
Bảng 2.9: Các sản phẩm và dịch vụ thông tin được sử dụng thường xuyên.............................. 51
Bảng 2.10: Nguồn lực thông tin phân chia theo nội dung tài liệu .............................................. 52
Bảng 2.11: Nguồn lực thông tin phân chia theo ngôn ngữ tư liệu.............................................. 53
Bảng 2.12: Nguồn lực thông tin phân chia theo loại hình tài liệu .............................................. 54
Bảng 2.13: Nguồn lực thông tin phân chia theo thời gian xuất bản tài liệu .............................. 58
Bảng 2.14: Mức độ đáp ứng nhu cầu tin của của người dùng tin .............................................. 59
Bảng 2.15: Số người hoạt động và nhu cầu tin trong các lĩnh vực khoa học ............................ 59

Bảng 2.16: Nguồn lực thông tin và nhu cầu tin về loại hình tài liệu .......................................... 60
Bảng 2.17: Nguồn lực thông tin và nhu cầu về ngôn ngữ tài liệu............................................... 61
Bảng 2.18: Nguồn lực thông tin và nhu cầu về thời gian xuất bản tài liệu ................................ 62
Bảng 2.19: Người dùng tin đánh giá chất lượng các sản phẩm, dịch vụ thông tin ................... 64


6

Bảng 2.20: Đánh giá của người dùng tin về cơ sở vật chất, trang thiết bị................................. 66
Bảng 2.21: Ý kiến của người dùng tin về giờ mở cửa của thư viện ............................................ 67
Bảng 2.22: Lý do người dùng tin đến Thư viện............................................................................ 68
Bảng 2.23: Thái độ phục vụ của cán bộ thư viện......................................................................... 70
Bảng 2.24: Ảnh hưởng thái độ phục vụ của cán bộ thư viện đối với hứng thú và nhu cầu tin. 70

Bảng 3.1: Nhu cầu tham gia lớp hướng dẫn người dùng tin..............................................89


7

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngày nay cả nhân loại đang bước vào một kỷ nguyên mới- Kỷ ngun của
thơng tin và tri thức, trong đó thơng tin đóng một vai trị vơ cùng quan trọng trong
đời sống của con người. Thông tin tạo nên nguồn lực chi phối mọi sự phát triển của
xã hội, tiêu biểu là lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Hoạt động thông tin – thư viện
ngày nay càng trở thành nhân tố quan trọng góp phần quết định chất lượng đào tạo
của các trường đại học, trong đó có Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Đại học Bách Khoa Hà Nội là một trường lớn, có đội ngũ cán bộ hùng hậu,
với bề dày truyền thống hơn 50 năm xây dựng phát triển và trưởng thành. Nhà
trường đã có những đóng góp đáng kể trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc,

đặc biệt trong cơng cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước hiện nay.Trường là
một trong những trung tâm lớn đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật cho đất nước, có
mối quan hệ hợp tác song phương, đa dạng với nhiều trường đại học, nhiều nước
trong khu vực và thế giới. Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật do Trường đào tạo có
uy tín đối với xã hội, phát huy tác dụng tốt và đang đảm nhiệm nhiều trong trách
trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế quốc dân, an ninh và quốc phòng.
Xuất phát từ đặc điểm là một trường khoa học công nghệ đa ngành, người
dùng tin ở trường Đại học Bách Khoa Hà Nội rất phong phú, đa dạng. Hoạt động
giảng dạy, học tập, nghiên cứu và triển khai ứng dụng khoa học địi hỏi phải sử
dụng lượng thơng tin lớn và biến đổi không ngừng. Bởi vậy, nhu cầu của người
dùng tin cũng luôn thay đổi ngày càng sâu sắc và phong phú hơn. Nghiên cứu nhu
cầu tin của từng nhóm đối tượng dùng tin khác nhau, trên cơ sở đó đáp ứng nhu cầu
thông tin của họ một cách đầy đủ nhất là cơng việc rất quan trọng và có ý nghĩa
quyết định đối với hoạt động thông tin thư viện.
Thư viện Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội là thư viện điện tử lớn và hiện
đại. Vì vậy, việc nghiên cứu nhu cầu tin tại Trường sẽ là cơ sở khoa học để tổ chức
và phát triển hoạt động thông tin theo đúng hướng, nhằm đáp ứng yêu cầu và mục
tiêu của Nhà trường.


8

2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Việc nghiên cứu nhu cầu tin từ trước đến nay đã được nhiều người quan tâm
ở các mức độ khác nhau với nhiều cơng trình khoa học như: “Nghiên cứu nhu cầu
tin của người dùng tin trong hoạt động thông tin - thư viện tại Trường Đại học Sư
Phạm Hà Nội 2” của Nguyễn Viết Tiến; “Nghiên cứu nhu cầu tin tại trường Đại học
Cần Thơ” của Dương Thị Vân; “ Nghiên cứu nhu cầu tin và phục vụ thông tin tại
Phân viện Hà Nội – Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh” của Phùng Thị
Minh Xuyến … Tuy nhiên, ở mỗi cơ quan lại có những tính chất, đặc thù riêng và ở

mỗi người có một cách tiếp cận và giải quyết vấn đề khác nhau. Ở Thư viện Trường
Đại học Bách Khoa Hà Nội đã có các luận văn nghiên cứu tập trung vào: tổ chức,
hoạt động; công tác phục vụ bạn đọc; bộ máy tra cứu tin; nguồn lực thông tin;
…nhưng chưa có cơng trình nghiên cứu một cách tồn diện, có hệ thống về vấn đề
nhu cầu tin.
Bởi những lý do nêu trên, tôi lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu nhu cầu tin tại
Thư viện Tạ Quang Bửu - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội” làm đề tài luận
văn thạc sỹ của mình.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu nhu cầu tin của các
nhóm người dùng tin thuộc Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu nhu cầu tin của người
dùng tin tại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội trong giai đoạn từ năm 2006 đến
nay. Đây là thời điểm tịa nhà thư viện điện tử chính thức đi vào hoạt động.
4. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN
- Khảo sát nhu cầu tin của các nhóm người dùng tin Trường Đại học Bách
Khoa Hà Nội.
- Xem xét, đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu thông tin của Thư viện Trường
Đại học Bách Khoa Hà Nội.


9

- Đề ra các giải pháp thích hợp nhằm kích thích sự phát triển của nhu cầu tin
và việc thoả mãn nhu cầu tin phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học
và học tập của đội ngũ giáo viên, cán bộ và sinh viên trong toàn trường.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN
- Khái luận về người dùng tin và nhu cầu tin.
- Nghiên cứu các nhóm người dùng tin, nhu cầu tin và các đặc điểm riêng
của họ tại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.

- Nghiên cứu tập quán sử dụng thông tin của người dùng tin Trường Đại học
Bách Khoa Hà Nội.
- Đánh giá các hình thức, mức độ đáp ứng nhu cầu tin tại Thư viện Trường
Đại học Bách Khoa Hà Nội
- Đề xuất các giải pháp thích hợp nhằm thực hiện tốt việc thoả mãn nhu cầu
tin cho đông đảo người dùng tin
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1. Phương pháp luận:
Đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử
và đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta về phát triển nền kinh tế - xã hội,
về phát triển về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo.
6.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể:
Việc khảo sát nhu cầu tin của các nhóm người dùng tin được thực hiện bằng
nhiều phương pháp cụ thể:
- Thu thập, phân tích - tổng hợp số liệu, tài liệu.
- Quan sát
- Phỏng vấn và điều tra bằng phiếu hỏi – đáp ( Gọi chung là phương pháp điều tra
xã hội học)
- Phân tích phiếu yêu cầu của bạn đọc tại các phịng đọc
Trong đó, điều tra bằng phiếu là hình thức chủ yếu. Phương pháp điều tra
chọn mẫu được tiến hành với số phiếu phát ra: 600 phiếu. Tổng số phiếu thu về là
560 phiếu, đạt tỉ lệ 93,3 %, trong đó có 68 phiếu trả lời của nhóm cán bộ lãnh đạo,


10

quản lý; 102 phiếu trả lời của nhóm nghiên cứu và giảng dạy; 390 phiếu trả lời của
nhóm học viên và sinh viên.
7. Ý NGHĨA CỦA LUẬN VĂN
- Ý nghĩa lý luận: Góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về người dùng

tin và nhu cầu tin.
- Giá trị thực tiễn: Luận văn giúp cho lãnh đạo Nhà trường, lãnh đạo Thư
viện nắm bắt được nhu cầu tin của người dùng tin trong Trường, từ đó có các giải
pháp thoả mãn nhu cầu tin của họ; góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, nghiên
cứu và học tập. Luận văn khơng chỉ có ý nghĩa trong khn khổ trường Đại học
Bách Khoa Hà Nội mà cịn có thể có ý nghĩa đối với các trường đại học khác trong
cả nước.
8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm có
3 chương:
Chương 1: Khái quát về người dùng tin và nhu cầu tin tại Thư viện Trường
Đại học Bách Khoa Hà Nội
Chương 2: Thực trạng nhu cầu tin và khả năng đáp ứng nhu cầu tin tại Thư
viện Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Chương 3: Giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng và phát triển nhu cầu tin
tại Thư viện Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội


11

CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI DÙNG TIN VÀ NHU CẦU TIN
TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
1.1. Người dùng tin và nhu cầu tin trong hoạt động thông tin – thư viện
1.1.1. Khái niệm người dùng tin và nhu cầu tin
- Khái niệm người dùng tin
Người dùng tin (NDT) là yếu tố cơ bản của mọi hệ thống thông tin, NDT là
đối tượng phục vụ của công tác thông tin thư viện. Họ vừa là khách hàng của các
dịch vụ thông tin, đồng thời cũng là người sản sinh ra những thông tin mới.
NDT trước hết phải là người có nhu cầu tin, là chủ thể của nhu cầu tin. Đồng

thời người có nhu cầu tin chỉ có thể trở thành NDT khi họ sử dụng thơng tin (trực
tiếp hoặc thông qua các sản phẩm và dịch vụ thơng tin) hoặc có điều kiện tiếp nhận
sử dụng thơng tin, thỏa mãn nhu cầu của mình.
Như vậy, NDT là nguồn gốc nảy sinh hoạt động thông tin. Không có NDT
khơng tồn tại hoạt động thơng tin. NDT là nhân tố điều chỉnh, định hướng cho hoạt
động thông tin thông qua kênh thông tin phản hồi. Ý kiến đánh giá của NDT trong
q trình sử dụng thơng tin góp phần điều chỉnh hoạt động thông tin theo hướng
phù hợp và hiệu quả hơn với nhu cầu của NDT.
NDT là một thực thể xã hội. Nhu cầu tin họ nảy sinh và tồn tại trong quá
trình họ thực hiện các hoạt động sống và các quan hệ xã hội khác… Chính vì vậy,
ngồi các mối quan hệ hiện hữu trong q trình sử dụng các sản phẩm và dịch vụ
thơng tin, NDT còn bị chi phối bởi nhiều mối quan hệ phức tạp khác như: địa vị
chính trị, địa vị kinh tế, địa vị xã hội…[8, tr.7].
-

Khái niệm nhu cầu tin
Theo quan điểm tâm lý học Mác xít, có thể coi nhu cầu tin (NCT) là đòi hỏi
khách quan của con người (cá nhân, nhóm, xã hội) đối với việc tiếp nhận và sử
dụng thơng tin nhằm duy trì hoạt động sống của con người. Khi địi hỏi về thơng tin
của con người trở nên cấp thiết thì NCT xuất hiện.


12

NCT là một dạng nhu cầu tinh thần của con người nảy sinh trong quá trình
thực hiện các hoạt động khác nhau của con người. Bất kỳ hoạt động nào muốn đạt
được kết quả tốt cũng cần phải có thơng tin đầy đủ. Hoạt động càng phức tạp thì
NCT được cung cấp thông tin càng cao. Khi NCT phát triển lại tác động trở lại tới
sự phát triển các hoạt động , góp phần phát triển xã hội.
NCT là yếu tố quan trọng tạo nên động cơ của hoạt động thơng tin. Vì vậy,

có thể coi NCT là nguồn gốc tạo ra hoạt động thông tin.
1.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tin của người dùng tin
Là một loại nhu cầu của con người, nhu cầu tin chịu ảnh hưởng của những
đặc điểm tâm sinh lí, điều kiện sống và hoạt động của chính người dùng tin đó.
Mang tính xã hội cao, nhu cầu tin ln biến đổi dưới tác động của các yếu tố khách
quan: môi trường hoạt động, tính chất hoạt động nghề nghiệp của người dùng tin,
đặc biệt trực tiếp bị chi phối bởi khả năng và phương thức đáp ứng nhu cầu đó trong
thực tế. Chính điều này đã tạo nên bản sắc và sự đa dạng của hoạt động thông tin
Nhu cầu tin của người dùng tin trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (ĐHBK
HN) cũng bị chi phối bởi các yếu tố như: tính chất nghề nghiệp, trình độ ngoại ngữ
và phương thức thoả mãn nhu cầu tin…
Nghề nghiệp (chuyên ngành): là nhân tố cơ bản quyết định sự hình thành,
biến đổi và phát triển nhu cầu tin của người dùng tin. Ngành học sẽ quyết định việc
người dùng tin cần thông tin gì? thuộc lĩnh vực nào? Ở đây, chủ thể của q trình
thơng tin là nhóm người dùng tin thuộc khối khoa học kĩ thuật và công nghệ, tri
thức họ cần chủ yếu là những thông tin thuộc lĩnh vực kĩ thuật. Đó là những thành
tựu khoa học cơng nghệ tiên tiến, những phát minh sáng chế, những tiêu chuẩn kĩ
thuật…Người dùng tin có thể áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật mới vào
những cơng trình nghiên cứu có tính thực tiễn, góp phần làm tăng năng suất lao
động, nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội. Nếu như người dùng tin các trường
khối khoa học xã hội cần những thơng tin mang nặng tính nghiên cứu chuyên sâu,
bền vững thì người dùng tin các trường kĩ thuật lại có nhu cầu tin mang nặng tính
thực hành. Thơng tin họ cần phải đảm bảo tính mới, tính kịp thời, chính xác.


13

Hiệu quả của quá trình lao động sáng tạo của cán bộ khoa học và những
người tạo nên những sáng kiến, phát minh trong sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào
các nguồn thông tin khoa học kĩ thuật. Thông tin khoa học hiện đang được xem như

nguồn tài nguyên đặc biệt. Khác với các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn tài
nguyên thông tin khi được sử dụng sẽ đem lại hiệu quả kinh tế hết sức to lớn, đồng
thời bản thân nó ngày càng trở nên phong phú. Nói một cách khác, trong quá trình
sử dụng, nguồn tài nguyên này khơng cạn đi, ngược lại nó được tăng lên, bởi lẽ
người dùng tin không chỉ là khách hàng sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thơng tin
mà cịn là người sản sinh ra những thông tin khoa học kĩ thuật mới.
Trình độ ngoại ngữ và tin học: có ảnh hưởng đến các phương thức tìm
kiếm thơng tin của người dùng tin. Các hình thức sử dụng và tiếp cận thông tin của
người dùng tin tới các nguồn thông tin khác nhau tuỳ thuộc vào trình độ ngoại ngữ
và tin học của họ. Rõ ràng, một người có thể sử dụng 2 hoặc 3 ngoại ngữ sẽ tiếp cận
đến nhiều nguồn thông tin đa dạng và phong phú hơn một người chỉ biết 1 ngoại
ngữ. Trong xã hội thông tin ngày nay, việc nắm bắt được thông tin kịp thời, chính
xác, đầy đủ giúp con người có những dự đốn và biện pháp hữu hiệu để giải quyết
mọi vấn đề nảy sinh. Xã hội càng phát triển, nhu cầu thông tin của con người càng
tăng và đòi hỏi việc đáp ứng ở mức độ cao.
Quá trình hội nhập kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội trên phạm vi tồn cầu
hiện nay đã tác động không nhỏ đến mọi lĩnh vực hoạt động trong xã hội. Trong xu
thế hội nhập và giao lưu quốc tế, việc trao đổi thông tin, tiếp thu thành quả của
những nền văn minh tiên tiến địi hỏi mỗi người phải có khả năng sử dụng ngoại
ngữ. Nhất là khi tài liệu ngoại văn, đặc biệt là tài liệu tiếng Anh rất phong phú,
chiếm tỉ lệ cao trong tổng số vốn tài liệu của thư viện ở Việt Nam, việc nắm vững ít
nhất một ngoại ngữ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dùng tin có thể mở rộng
quan hệ quốc tế, nâng cao kiến thức chun mơn.
Thực tế cho thấy, trình độ ngoại ngữ và khả năng sử dụng tin học của người
dùng tin các trường nói chung và của Trường ĐHBK HN nói riêng đang ngày một
tiến bộ. Tự ý thức đựơc vai trò và sự cần thiết của ngoại ngữ và tin học trong thời


14


đại, hầu hết người dùng tin trong trường đều dành thời gian để trau dồi ngoại ngữ,
đặc biệt là tiếng Anh. Điều này được phản ánh qua xu hướng tìm tài liệu được viết
bằng ngôn ngữ: tiếng Anh, tiếng Pháp… của người dùng tin đang ngày một tăng
lên. Đặc biệt khả năng sử dụng máy vi tính của sinh viên ĐHBK HN đã trở nên
thuần thục hơn. Sinh viên có thể tiếp cận các nguồn tin từ xa, thông tin họ cần
khơng chỉ lấy từ sách vở mà cịn từ các nguồn khác như: mạng Internet, mạng BK
net do Trường tự xây dựng (kết nối các máy tính trong Trường, đồng thời được kết
nối với mạng Internet).
Hình thức và phương thức thoả mãn thông tin: cũng là yếu tố quan trọng
ảnh hưởng tới việc phát triển nhu cầu tin của người dùng tin. Các nhà tâm lí học đã
khẳng định nội dung nhu cầu thay đổi phụ thuộc vào các phương tiện và phương
thức thoả mãn nhu cầu. Nhưng xét đến cùng thì các phương tiện và phương thức
thoả mãn nhu cầu là biểu hiện cụ thể nhất sự tác động của điều kiện kinh tế. Và sự
phát triển nhu cầu tin của người dùng tin khơng nằm ngồi qui luật đó.
Từ trước tới nay, phương tiện thơng tin vẫn được xem như cánh cổng để
NDT tiếp cận thông tin, là cầu nối giữa NDT với nguồn tin. Do vậy, cơng cụ tra cứu
tin hợp lí, đảm bảo tính khoa học sẽ đem lại hiệu quả cao cho người dùng tin. Trong
những năm trở lại đây, các phương tiện tra tìm tin trong các trường đại học ở nước
ta khơng chỉ dừng lại ở phương tiện truyền thống như tủ mục lục chữ cái, mục lục
phân loại, mục lục chủ đề, mà thư viện các trường đã và đang sử dụng các cơng cụ
tra tìm tin hiện đại: các cơ sở dữ liệu và mạng máy tính.
Trước đây, muốn tìm tài liệu người dùng tin phải tra tủ mục lục và điều này
nhiều khi gây mất thời gian, độ chính xác không cao. Hiện nay, Thư viện đã mua và
đưa vào sử dụng phần mềm VTLS (Visionary Technology in library Solutions),
việc tra cứu tin của người dùng đã được cải thiện . Người dùng tin có thể tra cứu
thơng tin mọi nơi, mọi lúc và đặc biệt có thể đặt trước các tài liệu mình cần. Thơng
qua nhiều điểm kết nối trên mạng, người dùng tin có thể sử dụng dịch vụ tra cứu
trực tuyến của Thư viện để lựa chọn thơng tin cần thiết cho mình.



15

Hiện nay, Thư viện đã đưa ra phục vụ phòng Đa phương tiện với khoảng 40
máy tính nối mạng. Song, so với nhu cầu của NDT thì vẫn chưa đáp ứng đưoc. Mặc
dù hình thức này thu hút nhiều sinh viên sử dụng và khai thác. Bởi nó là phương
tiện phục vụ đắc lực cho việc học tập, nghiên cứu, trao đổi thông tin của sinh viên
trên mạng. Chỉ cần quan tâm đến một lĩnh vực nào đó, sinh viên có thể sử dụng các
trang Web để truy nhập và dễ dàng thu thập thông tin mới nhất. Hơn thế nữa, sinh
viên cũng có thể truy cập đến địa chỉ của bất kì một thư viện lớn nào trên thế giới:
Thư viện Quốc hội Mỹ, Thư viện Quốc gia Pháp, Thư viện Quốc gia Nga…có thể
tiếp cận với một khối lượng thông tin khổng lồ mà không cần tốn nhiều thời gian.
1.1.3.Vai trò của người dùng tin và nhu cầu tin trong hoạt động thông tin – thư viện
NDT là người trực tiếp sử dụng thông tin và những sản phẩm, dịch vụ của
hoạt động thông tin nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình.Vì vậy, NDT là đối tác, là
khách hàng của hoạt động thông tin – thư viện. NDT cũng là chủ thể của NCT- một
yếu tố quan trọng trong hoạt động thông tin [1, tr.28]
NCT là yếu tố quan trọng tạo nên động cơ của hoạt động thông tin. Vì vậy,
có thể coi NCT là nguồn gốc làm nảy sinh hoạt động thông tin.
Thư viện là một trong những bộ phận đảm bảo thông tin và đáp ứng các yêu
cầu của quá trình giảng dạy, học tập và nghiên cứu của Trường ĐHBK HN. Cũng
như các cơ quan thông tin – thư viện khác, NDT và NCT của Trường là một trong
những yếu tố quan trọng trong hoạt động thông tin tại Thư viện. NDT là đối tượng
phục vụ, là khách hàng, là người tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ của Thư viện. Ngày
nay cùng với sự phát triển của đất nước, NCT ngày càng trở nên phức tạp. Để cung
cấp thông tin một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác, phù hợp với yêu cầu của NDT
đòi hỏi người cán bộ thư viện phải nắm bắt được NCT của NDT, qua đó có sự định
hướng cho việc phục vụ, bổ sung vốn tài liệu phù hợp, hồn thiện các chu trình hoạt
động của thư viện và các sản phẩm dịch vụ thư viện phù hợp với nhu cầu của người
dùng tin.
NDT được cung cấp những sản phẩm và dịch vụ thơng tin có chất lượng sẽ

tạo ra nguồn tin có giá tri.


16

Như vậy, có thể thấy NDT đóng vai trị là khách hàng quan trọng tác động
trực tiếp tới hoạt động cũng như sự phát triển của Thư viện.
1.2. Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội với công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học
1.2.1. Khái quát về Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội là trường đại học kỹ thuật đa ngành đầu
tiên của Việt Nam được thành lập theo nghị định 147/NĐ của chính phủ do Bộ
trưởng Bộ giáo dục Nguyễn Văn Huyên đã ký ngày 06/3/1956 với hai nhiệm vụ
chính trị là:
- Đào tạo và bồi dưỡng, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật
và các lĩnh vực khác với phương thức đào tạo các bậc học từ cao đẳng trở lên.
- Nghiên cứu và triển khai ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ mới
vào thực tiễn lao động sản xuất góp phần đưa nhanh những thành tựu công nghệ
hiện đại vào thực tiễn sản xuất, đáp ứng nhu cầu xã hội.
Với nhiệm vụ được đề ra, trường ĐHBK HN phấn đấu và trở thành trung tâm
đào tạo và nghiên cứu khoa học chất lượng cao, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp
“Cơng nghiệp hố - hiện đại hố” đất nước.
Mục tiêu chính của nhà trường trong giai đoạn hiện nay là:
Xây dựng ĐHBK HN thành trường đại học đào tạo trình độ cao đa ngành, đa lĩnh
vực, một trung tâm nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ hiện đại với một
số lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, một địa chỉ tin cậy,
hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, phát triển công nghệ, giới doanh nghiệp tài chính
trong và ngồi nước góp phần thực hiện cơng nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước
[21].
Trường ĐHBK HN hiện đang vận hành theo cơ chế 3 cấp: Trường - Khoa
(Viện, Trung tâm) - Bộ mơn (Phịng thí nghiệm). Nhà trường hiện có 2017 cán bộ

viên chức phục vụ cho hơn 35.000 sinh viên và học viên đang theo học tại Trường.


17

Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Ban giám hi u

Các phòng
ban

Các khoa

Các vi n

P. Hành chính
t ng h p

Khoa
điện

VIện
CNSH&TP

P. Tổ chức
cán bộ

Khoa
CNTT


Viện
Nhiệt Lạnh

P. Đào tạo
đại học

Khoa
ĐT-VT

Viện
Vật lý KT

...

...

Viện KH&CN

mơi trường

Trung tâm

V n phịng

Trung tâm
NC Polyme

Văn phịng
đẳng ủy


Trung tâm
VL vơ cơ

Văn phịng
Cơng đồn

Trung tâm
TĐ hóa

Văn phịng
đồn TN

...

Hội
sinh viên

Với qui mơ và phương thức đào tạo ngày càng mở rộng, chất lượng đào tạo
được nhà trường đặc biệt quan tâm và tạo mọi điều kiện để sinh viên, học viên có
điều kiện nghiên cứu và học tập, để mỗi người có thể phát huy hết tài năng và trí tuệ
của mình, biến q trình đào tạo của nhà trường thành quá trình tự đào tạo để sinh
viên, học viên khi ra trường có khả năng đáp ứng, thích nghi với nền kinh tế thị
trường và nhu cầu của xã hội.
1.2.2. Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội với công tác đào tạo và nghiên cứu
khoa học trong tiến trình đổi mới giáo dục đại học
Đổi mới giáo dục đang diễn ra trên quy mơ tồn cầu, bối cảnh này đã tạo nên
những thay đổi sâu sắc trong giáo dục. Với mục tiêu trở thành trường đại học
nghiên cứu trọng điểm quốc gia về khoa học và công nghệ, đào tạo đa ngành, đa
lĩnh vực với cơ cấu và trình độ đào tạo phù hợp và chất lượng đào tạo đạt chuẩn
quốc tế, Trường ĐHBK HN coi đổi mới là bước đi chiến lược cho công tác phát

triển và nâng cao chất lượng đào tạo. Một trong những nhiệm vụ và giải pháp then


18

chốt cần thực hiện là: “Đổi mới triệt để, toàn diện mơ hình, nội dung, chương trình,
phương pháp đào tạo đại học và sau đại học theo hướng hiện đại hóa, nâng cao chất
lượng giáo dục đào tạo tồn diện, hiệu quả”.
Hiện nay, Nhà trường hàng năm tuyển sinh 3700 sinh viên đại học chính qui,
2500 sinh viên cao đẳng, 2000 sinh viên đại học tại chức, 500 sinh viên chương
trình đào tạo quốc tế và hàng trăm kỹ sư bằng hai…Ngồi cơng tác đào tạo sinh
viên hệ đại học, cao đẳng thì cơng tác đào tạo sau đại học được coi là chỉ tiêu quan
trọng, đánh giá vị trí và sự phát triển của Trường. Việc đào tạo sau đại học của
trường ngày càng được mở rộng và phát triển. Năm 2011 đã đạt con số gần 2000
người. Ngoài các chương trình đào tạo truyền thống, Trường cũng đang triển khai
các chương trình đào tạo đặc biệt, chất lượng cao như: Chương trình kỹ sư tài năng,
chương trình kỹ sư chất lượng cao hợp tác với các trường đại học hàng đầu của
Pháp; Chương trình tiên tiến hợp tác với các trường đại học uy tín của Mỹ; Chương
trình công nghệ thông tin Việt – Nhật đào tạo các kỹ sư trong lĩnh vực thông tin và
truyền thông theo chuẩn kỹ năng của Nhật Bản. Ngoài mục tiêu đào tạo đội ngũ cán
bộ khoa học kỹ thuật có năng lực chuyên môn đạt chuẩn quốc tế, việc áp dụng các
chương trình đào tạo đặc biệt- chất lượng cao cịn là một quá trình thử nghiệm phục
vụ quá trình đổi mới đào tạo của Nhà trường.
Với những nỗ lực rất lớn của nhà trường, đến nay phương thức đào tạo theo
tín chỉ đã dần đi vào ổn định. Với cơ chế mềm dẻo nhưng chặt chẽ, tự do nhưng
trong chuẩn mực, đào tạo theo tín chỉ đã có những tác động tích cực tới chất lượng
và hiệu quả đào tạo trên cơ sở phát huy năng lực cá nhân và tính chủ động, tự giác
của từng sinh viên.
Bên cạnh đó, Nhà trường luôn coi nghiên cứu khoa học là nhân tố quyết định
nâng cao chất lượng đào tạo, là thước đo trình độ và chất lượng của một trường đại

học đẳng cấp. Hoạt động quản lý nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ
của Nhà trường đã được đổi mới một cách cơ bản. Nhiều chương trình nghiên cứu
trung hạn (5 năm) mang tính liên ngành của trường, được xây dựng thơng qua các
nhóm nghiên cứu và các Hội đồng khoa học liên ngành. Nhà trường luôn chú trọng


19

tìm kiếm và triển khai các giải pháp nhằm động viên và tạo điều kiện để mọi cán bộ
giảng dạy, nhất là cán bộ trẻ có cơ hội tham gia nghiên cứu khoa học thơng qua việc
thành lập các nhóm nghiên cứu và chương trình nghiên cứu. Số bài báo được cơng
bố trên các tạp chí khoa học trong nước và quốc tế luôn tăng cả về chất lượng và số lượng.
Cùng với sự gia tăng tiềm lực đào tạo và nghiên cứu khoa học, trong thời
gian qua, hoạt động hợp tác quốc tế của Trường ĐHBK HN đã có những chuyển
biến cơ bản, chú trọng phát triển hợp tác nghiên cứu khoa học và đào tạo trình độ
cao. Hiện nay, mạng lưới hợp tác quốc tế của Trường đã phát triển khắp các châu
lục: Đã thiết lập quan hệ hợp tác về đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công
nghệ với hơn 250 trường đại học, viện nghiên cứu, tổ chức quốc tế,…thuộc 40 quốc
gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Là thành viên của sáu tổ chức và mạng lưới các
trường đại học quốc tế, hàng năm nhà trường cử hàng nghìn lượt cán bộ ra nước
ngồi cơng tác và học tập; hàng chục dự án hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học
chung đã và đang được triển khai; nhiều phịng thí nghiệm phục vụ cho đào tạo và
nghiên cứu khoa học được xây dựng, hiện đại hóa thơng qua hợp tác quốc tế.
Góp phần quan trọng nâng cao chất lượng đào tạo và hỗ trợ cho q trình đổi
mới tồn diện nội dung, phương pháp giảng dạy cũng như thúc đẩy nghiên cứu khoa
học và hợp tác giáo dục, khoa học công nghệ, cơ sở vật chất của Nhà trường không
ngừng được đầu tư xây dựng và nâng cấp. Nhà trường đã xây dựng được hàng chục
tồ nhà cao tầng với tổng diện tích sử dụng hơn 20 vạn m2; hơn 200 giảng đường,
phòng học, hội trường lớn cùng một hệ thống các phòng hội thảo; gần 200 phịng thí
nghiệm, trong đó có 8 phịng thí nghiệm trọng điểm quốc gia và tương đương;

khoảng 20 xưởng thực tập và thực hành. Bên cạnh đó, Trường cịn có mạng thơng
tin nội bộ kết nối với mạng Internet và thư viện điện tử của Trường là một trong
những thư viện lớn và hiện đại nhất Việt Nam. Khu ký túc xá sinh viên cũng rất
khang trang, sạch đẹp. Điều kiện cơ sở vật chất nhà trường được cải thiện đã làm
môi trường làm việc, sinh hoạt của cán bộ, sinh viên ngày càng tốt hơn. Nhà trường
cũng đã xây dựng được quần thể thể thao khép kín, đa chức năng bao gồm: Sân vận
động, nhà thi đấu, bể bơi, sân tennis…


20

Những hoạt động trên của Trường ĐHBK HN và những thành quả bước đầu
đã cho thấy, Nhà trường đang đi đúng hướng và thể hiện quyết tâm phấn đấu trở
thành một trường đại học khoa học kỹ thuật hàng đầu của cả nước, tích cực chủ
động tham gia vào tiến trình hội nhập, đổi mới giáo dục của khu vực và thế giới.
1.2.3. Thư viện trước yêu cầu đổi mới giáo dục đào tạo ở Trường Đại học Bách Khoa
Hà Nội
Thư viện có vai trị vơ cùng quan trọng trong quá trình đổi mới giáo dục,
nâng cao chất lượng đào tạo, là một trong những bộ phận quan trọng đảm bảo
thông tin phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học, triển
khai ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ và quản lý của Nhà trường thông qua
việc sử dụng khai thác các loại tài liệu có trong Thư viện và từ các thư viện khác
(tài liệu chép tay, in, sao chụp, khắc trên mọi chất liệu, tài liệu điện tử, mạng
internet,…).
Thư viện Trường ĐHBK HN ra đời ngay sau khi Nhà trường được thành lập.
Cùng với sự lớn mạnh của Trường, Thư viện cũng đã không ngừng phát triển. Thư
viện là một tổ chức, một hình thức hoạt động quan trọng vào loại bậc nhất của nhà
trường. Hoạt động của Thư viện luôn hướng tới sự đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp
thời các thơng tin cần thiết cho các nhóm người dùng tin của Trường, giúp cho việc
dạy và học đạt hiệu quả, giúp cho thời gian nghiên cứu được rút ngắn lại, chất và

lượng cơng trình khoa học, phát minh sáng chế được tăng lên.
Thư viện trường được thiết kế và xây dựng với qui mô 800 chỗ ngồi cho
khoảng 2400 lượt độc giả/ngày. Khi đó, đây là thư viện lớn nhất, hiện đại nhất trong
số các thư viện trường đại học ở nước ta. Trải qua hơn 50 năm hoạt động với việc
mở rộng qui mô đào tạo của Trường, Thư viện ngày càng trở nên chật hẹp và nguồn
lực thông tin không đủ để đáp ứng nhu cầu của người dùng tin trong toàn trường.
Để phù hợp với xu thế phát triển của xã hội, các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch mà
Việt Nam cần vươn đến trong những thập kỷ tới là: “đưa các trường đại học không
chỉ trở thành các trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ


21

lớn mà cịn trở thành
ành các trung tâm thơng tin lớn,
lớn, hiện đại phục vụ trực tiếp cho sự
phát triển kinh tế xã hội...”.
ội...”.
Trường
g ĐHBK HN đ
đã nhận thức được vai trò và tầm
ầm quan trọng của th
thư viện
trong nhà trường và đềề xuất dự án xây dựng thư
th viện
ện điện tử. Dự án đã
đ được Nhà
nước
ớc chấp thuận với việc xây dựng thư
th viện điện tử trường ĐHBK HN có kinh phí

đầu tư gần
ần 200 tỷ đồng với qui m
mô 4000 chỗ, phục vụ 10.000 lượt
ợt độc giả /ngày.
/ng
Tháng 10 năm 2006, Thư viện
vi đã tiếp quản tòa nhà và chính thức
ức đi vvào hoạt động,
lấy tên là Thư viện
ện Tạ Quang Bửu (tên của cố Giáo sư Tạạ Quang Bửu, cũng llà vị
hiệu trưởng đầu tiên của
ủa Trường).
Tr
Với tổng số cán bộộ hiện có của th
thư viện là 44
người, trong đó có:
+ 09 Thạc
ạc sỹ về Thơng tin thư
th viện và Công nghệệ thông tin (chiếm 20,4%)
+ 06 Kỹ sư Công nghệệ thông tin và
v các ngành kỹỹ thuật (chiếm 13,6%)
+ 24 Cử
ử nhân Thông tin Thư
Th viện ( chiếm 54,5%)
+ 02 Cử nhân ngoại ng
gữ (chiếm 4,5%)
+ 03 Cử
ử nhân Kinh tế và
v Tài chính kế tốn (chiếm 6,8%)


Thạc sỹ về Thông tin thư viện và Công nghệ thông tin (
chiếm 20,4%)

4,5% 6,8%
20,4
54,5%

13,6

Kỹ sư Công nghệ thông tin và các ngành kỹ thuật
(chiếm 13,6%)
Cử nhân Thông tin Thư viện ( chiếm 54,5%)

Cử nhân ngoại ngữ (Chiếm 4,5%)

Cử nhân Kinh tế và Tài chính kế tốn ( chiếm 6,8%)

Hình 2: Biểu đồ về nguồn nhân lực
của Thư viện Trường ĐHBK HN


22

Thư viện mở phục vụ bạn đọc từ tầng 1 đến tầng 5 với diện tích mặt bằng
mỗi tầng là 3700m2/sàn và diện tích sử dụng là 1800m2/tầng. Ngồi hệ thống các
phòng làm việc, văn phòng, phòng hội thảo, thư viện còn bao gồm các hệ thống
phòng phục vụ sau:
- 2 phòng mượn về nhà
- 7 phòng đọc tại chỗ
- 2 kho đóng

- 1 kho nén
- 2 phịng đọc đa phương tiện
- 6 phịng tự học
- 8 phịng học nhóm
Hiện nay, Thư viện được trang bị 150 máy tính cá nhân, 6 máy tính sách tay
(trong đó 100% các máy tính được nối mạng internet), 3 máy chủ phục vụ cho tra
cứu OPAC, phần mềm tích hợp VTLS, trang web,...
Bên cạnh đó, để đảm bảo an ninh cho tịa nhà, các trang thiết bị, tài liệu, Thư viện
đã lắp đặt 2 cổng từ, 1 cổng RFID (Radio Frequency Indentification), các thiết bị an
ninh khác như: camera, thẻ từ và hệ thống quản lý tài liệu như: máy quét mã vạch,
máy khử - nạp từ…
Là thư viện của trường đại học chuyên đào tạo các cán bộ khoa học và công nghệ,
hoạt động của thư viện gắn liền với những hoạt động của trường và là một trong
những yếu tố góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Việc đáp ứng thông tin cho cán
bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu và sinh viên trong tồn trường là cơng tác chủ yếu
trong hoạt động thư viện.
Hàng năm, Trường có rất nhiều các dự án, các đề tài nghiên cứu khoa học được
báo cáo và nghiệm thu. Nhu cầu cung cấp tài liệu cho công tác nghiên cứu không
phải là nhỏ trong khi hiện nay Trường chỉ có một nơi duy nhất cung cấp thơng tin,
tài liệu cho bạn đọc đó là thư viện, với tổng số vốn tài liệu của Thư viện hiện có là
hơn 600.000 bản, với số lượng người dùng tin trong toàn trường là hơn 35.000
người sử dụng, thường xuyên cần truy cập sử dụng một khối lượng thông tin khổng


23

lồ, có chất lượng cao trong q trình giảng dạy, nghiên cứu và học tập. Việc mở
rộng qui mô và loại hình đào tạo khiến thư viện trường ln trong tình trạng quá tải,
tình trạng thiếu tài liệu và chỗ ngồi nên thư viện thường xuyên phải mở cửa từ 8h
đến 21giờ.

Thư viện đang phấn đấu trở thành giảng đường thứ 2 của Trường ĐHBK HN,
thực hiện tốt sứ mạng của mình là đảm bảo thơng tin cho sự nghiệp đào tạo, nghiên
cứu khoa học với đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao và phát triển bền vững của
Nhà trường.
1.3. Đặc điểm người dùng tin tại Thư viện Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Người dùng tin tại Trường ĐHBK HN mang đặc thù rất riêng biệt, họ là các
nhà nghiên cứu, các giảng viên, các cán bộ quản lý và các học viên, sinh viên đang
theo học tại trường. Hiện nay, Trường ĐHBK HN có 2017 người là cán bộ nghiên
cứu và giảng dạy, cán bộ các phòng ban và đơn vị hành chính của Trường phục vụ
cho hơn 35.000 sinh viên và học viên. Đây là đội ngũ cán bộ có uy tín, kinh
nghiệm, nhiệt huyết trong hoạt động đào tạo nghiệp vụ và quản lý, trong nghiên cứu
khoa học và chuyển giao công nghệ.
Tuy nhiên, căn cứ vào số lượng người dùng tin thực tế sử dụng thư viện và
căn cứ vào tính chất cơng việc, có thể chia đối tượng người dùng tin tại trường
ĐHBK HN thành ba nhóm chính sau:
-

Nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lý (LĐQL)

-

Nhóm cán bộ nghiên cứu và giảng dạy (NCGD)

-

Nhóm học viên và sinh viên (HV,SV)

Sự phân chia trên đây chỉ là tương đối vì cán bộ lãnh đạo, quản lý có thể
kiêm ln cơng tác nghiên cứu, giảng dạy và ngược lại, cán bộ nghiên cứu, giảng
dạy có thể làm quản lý. Có người cán bộ chỉ làm cơng tác nghiên cứu hoặc giảng

dạy và có người vừa nghiên cứu vừa giảng dạy.


24

Bảng 1.1: Số lượng người dùng tin của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Nhóm người dùng tin

Số lượng (người)

Tỉ lệ (%)

Nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lý

315

0,9

Nhóm cán bộ nghiên cứu và giảng dạy

1386

3,8

Nhóm học viên và sinh viên

35000

95,3


Tổng số

36.701

100

1.3.1. Nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lý
Nhóm này tuy chỉ chiếm 0,9% trong tổng số người dùng tin nhưng đây là những
người đóng vai trị đặc biệt quan trọng trong sự phát triển đi lên của nhà trường.
Bao gồm: Ban giám hiệu, các cán bộ lãnh đạo Đảng, chính quyền, đồn thể, các
trưởng, phó khoa, phịng ban, tổ bộ mơn. Thực chất của q trình quản lý là việc ra
quyết định, cường độ lao động của nhóm này rất cao, nên thơng tin cho nhóm này
mang tính chất chun sâu thuộc nhiều lĩnh vực, đặc biệt về khoa học cơng nghệ.
Hình thức phục vụ là các tổng quan, tổng luận, bản tin chọn lọc. Do tính chất và đặc
thù công việc vừa làm công tác quản lý, vừa tham gia giảng dạy nên ngồi những
thơng tin về đường lối, chủ chương chính sách của Đảng và Nhà nước, của Bộ Giáo
dục cần cho lãnh đạo, quản lý, điều hành thì nhu cầu tin của nhóm này cũng có tính
chun sâu về các lĩnh vực chuyên môn như các cán bộ giảng dạy khác.
* Độ tuổi:
Độ tuổi của cán bộ lãnh đạo, quản lý đến Thư viện nhiều nhất ở độ tuổi từ 51-60
chiếm 35,2%. Còn lại ở độ tuổi 25 – 35 và 36 – 50 đều chiếm 32,4%. Điều này cho
thấy độ tuổi của cán bộ lãnh đạo, quản lý rất phù hợp với công việc mà họ đang
đảm nhận. Ở độ tuổi 36 – 50 và 51 – 60, cán bộ lãnh đạo, quản lý là những người
giỏi về chun mơn nghiệp vụ, có kinh nghiệm thực tiễn và kinh nghiệm nghề
nghiệp phong phú.


25

Bảng 1.2: Lứa tuổi của các nhóm người dùng tin

Lứa tuổi

18-24

25-35

36-50

51-60

Số

Tỉ lệ

Số

Tỉ lệ

Số

Tỉ lệ

Số

Tỉ lệ

phiếu

%


phiếu

%

phiếu

%

phiếu

%

LĐQL

0

0,0%

22

32,4%

22

32,4%

24

35,2%


NCGD

4

3,9%

74

72,6%

20

19,6%

4

3,9%

HV, SV

318

81,5%

68

17,4%

4


1,1%

0

0,0%

Nhóm

* Trình độ học vấn:
Nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lý đến thư viện đa số có trình độ trên đại học - phổ
biến là ở trình độ thạc sĩ (25,0%) và tiến sĩ (36,8%), PGS- GS chiếm 19,1%, còn lại
đều tốt nghiệp đại học (19,1%). Như vậy, nhóm NDT này có trình độ học vấn rất
cao, khi cung cấp thơng tin cho nhóm này việc lựa chọn nguồn tin, chất lượng thông
tin phải được đặt lên hàng đầu.(bảng 1.3)
* Đời sống vật chất:
Nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lý có nguồn thu nhập chính là từ bản thân (83,8%),
vợ hoặc chồng (16,2%). Đa số khẳng định kinh tế gia đình đủ ăn (67,7%), và dư giả
(29,4%), chỉ một số ít cán bộ có trình độ đại học, họ mới tốt nghiệp và đi làm, đang
theo học thêm văn bằng hai, ngoại ngữ…có đời sống khó khăn hơn. (phụ lục 2).
* Đời sống tinh thần:
Cán bộ lãnh đạo, quản lý có đời sống tinh thần phong phú. Có tới 64,7% cán bộ
lãnh đạo, quản lý thích đọc sách báo; 52,9% thích xem ti vi, 36,7% thích thể thao để
rèn luyện sức khỏe. Có tới 19,1% cán bộ quản lý thích nghỉ ngơi, giải trí trong thời
gian rảnh, có 22% thích nghiên cứu tài liệu, cịn lại 8,8% cán bộ quản lý tham gia
các hoạt động xã hội (bảng 1.4 )
1.3.2. Nhóm cán bộ nghiên cứu và giảng dạy
Đây là nhóm người có trình độ trên đại học và khả năng sử dụng ngoại ngữ tốt
(từ 1-2 ngoại ngữ). Họ là những người chuyển giao tri thức khoa học đến cho sinh
viên, tham gia trực tiếp vào quá trình đào tạo của trường, vừa là chủ thể thông tin



×