Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

Tập quán quản lý và khai thác tài nguyên rừng của mường ở xã yên nghiệp huyện lạc sơn tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.09 MB, 154 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HĨA HÀ NỘI
**************

Vị thÞ kim anh

Tơc lƯ c­íi xin trun thèng cđa ng­êi m­êng
ë xà tân mỹ, huyện lạc sơn, tỉnh hòa bình

Chuyên ngành: Văn hóa học
MÃ số: 60 31 70

LUN VN THC S VĂN HĨA HỌC

Ng­êi h­íng dÉn khoa häc:
ts. Ngun anh c­êng

HÀ NỘI – 2011


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ NGƯỜI
MƯỜNG Ở XÃ TÂN MỸ, HUYỆN LẠC SƠN, TỈNH HỊA BÌNH ...... 7
1.1.Khái qt về điều kiện tự nhiên .............................................................. 7
1.2.Khái quát về người mường ở xã Tân Mỹ, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hịa Bình.. 10
1.2.1.Dân cư dân số ........................................................................... 10
1.2.2.Lịch sử tộc người ....................................................................... 10
1.2.3.Thiết chế Xóm, Mường .............................................................. 11


1.3.Trồng trọt, chăn ni và các nghề thủ công ............................................ 17
1.3.1. Trồng trọt ................................................................................. 17
1.3.2. Chăn nuôi ................................................................................. 21
1.3.3. Các nghề thủ công .................................................................... 23
1.4. Vài nét về Văn hóa ................................................................................ 24
1.4.1. Văn hóa vật chất ....................................................................... 24
1.4.2. Văn hóa tinh thần ..................................................................... 35
CHƯƠNG 2: TỤC LỆ CƯỚI XIN TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI
MƯỜNG Ở XÃ TÂN MỸ, HUYỆN LẠC SƠN, TỈNH HỊA BÌNH ........... 42
2.1.Một số khái niệm .................................................................................... 42
2.2.Quan niệm về cưới xin của người Mường .............................................. 43
2.3.Một số quy tắc cơ bản trong cưới xin ..................................................... 43
2.4.Tiêu chí chọn vợ, chọn chồng ................................................................. 47
2.5.Tục lệ trước khi cưới .............................................................................. 51
2.5.1.Chọn người làm mối (chọn mờ) ................................................. 51
2.5.2.Lễ dạm ngõ, hỏi thăm (mở miệng) ............................................. 52
2.5.3.Đặt vấn đề (kháo tiếng) ............................................................. 53
2.5.4.Lễ ăn hỏi (ti nòm) ...................................................................... 54
2.6.Tục lệ xin cưới ....................................................................................... 58


2.6.1.Tục lệ xin cưới bên nhà gái........................................................ 58
2.6.2.Tục lệ xin cưới bên nhà trai ....................................................... 68
2.7.

Tục lệ sau khi cưới ........................................................................ 73

2.8.

Các trường hợp hôn nhân ngoại lệ ................................................. 74


2.9.

Những biến đổi trong tục lệ cưới xin ngày nay của người Mường
ở xã Tân Mỹ, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình ................................... 79

2.10. Những nét tương đồng, khác biệt trong hôn nhân ở người Mường 88
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ BẢO TỒN PHÁT HUY NHỮNG
NÉT ĐẸP TRONG CƯỚI XIN CỦA NGƯỜI MƯỜNG Ở XÃ TÂN MỸ,
HUYỆN LẠC SƠN, TỈNH HỊA BÌNH .................................................... 98
3.1.Quan điểm chỉ đạo chung của Đảng, Nhà nước về vấn đề hôn nhân ..98
3.2.Những biến đổi về hôn nhân, cưới xin của người Mường ở xã Tân
Mỹ, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hịa Bình ................................................... 99
3.2.1.Những cơ sở cho sự biến đổi...................................................... 99
3.2.2.Những biến đổi về hôn nhân, cưới xin của người Mường ở xã
Tân Mỹ, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hịa Bình.......................................102
3.3.Giá trị của những nét đẹp trong tục lệ cưới xin của người Mường .....105
3.3.1.Giá trị của tục lệ cưới xin truyền thống .....................................105
3.3.2.Giá trị của tục lệ cưới xin ngày nay ...........................................110
3.3.3.Những tục lệ cần tiếp thu, kế thừa trong đám cưới của người
Mường ở xã Tân Mỹ, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hịa Bình..................115
3.4.Một số kiến nghị về nghi thức đám cưới của người Mường ở xã Tân
Mỹ, huyện Tân Lạc, tỉnh Hịa Bình ..................................................116
3.5.Một số giải pháp ................................................................................118
3.5.1.Giải pháp về nhận thức..............................................................119
3.5.2.Giải pháp về cơ chế, chính sách.................................................124
KẾT LUẬN........................................................................................130
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………….................................133
PHỤ LỤC……………………………………………………………135



LỜI CẢM ƠN
Trong q trình nghiên cứu tìm tịi để viết luận văn này, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ nhiệt tình của rất nhiều bạn bè, đồng nghiệp và người thân, tôi
xin gửi lời cảm ơn tới tất cả những người đã giúp tơi hồn thành luận văn tốt
nghiệp. Tơi xin bày tỏ sự kính trọng và biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo
Khoa Sau đại học - Trường Đại học Văn Hóa Hà Nội, đặc biệt xin trân trọng
cảm ơn sự quan tâm chỉ bảo, sự giúp đỡ tận tình của T.S Nguyễn Anh Cường
người thầy đã giúp đỡ tơi trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thành luận
văn này.
Tơi xin được trân trọng cảm ơn lãnh đạo các cấp ở Uỷ ban nhân dân xã
Tân Mỹ, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hịa Bình; cùng với các gia đình đồng bào
Mường trong xã đã cung cấp cho tôi nhiều tài liệu quý báu, tạo điều kiện cho
tơi hồn thành luận văn này.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến gia đình những người đã ln
động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện để tơi hồn thành luận văn.
Bản thân tơi đã có nhiều cố gắng, nhưng chắc chắn khơng tránh khỏi
thiếu sót trong luận văn. Tơi rất mong nhận được sự chỉ dẫn và góp ý chân
thành của các nhà nghiên cứu, các thầy cô giáo cùng bạn bè đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn !
Hà Nội, ngày tháng năm 2011
Tác giả luận văn

Vũ Thị Kim Anh


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên
cứu khoa học của riêng tơi. Các số liệu, ví dụ và

trích dẫn trong luận văn là chính xác, trung thực.
Những kết luận khoa học của luận văn chưa
được công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Hà Nội, ngày tháng năm 2011
Tác giả luận văn

Vũ Thị Kim Anh


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Đất nước ta có 54 thành phần dân tộc cùng cư trú. Mỗi dân tộc đều có bản
sắc riêng của mình được kết tinh với hàng ngàn năm văn hiến. Cùng với dòng
chảy của thời gian và những biến động của lịch sử, văn hóa của mỗi dân tộc
cũng vận động, biến đổi theo những quy luật nhất định, vừa liên tục, vừa đứt
đoạn, vừa độc lập, vừa kế thừa, vừa có sự đan xen những yếu tố mới và cũ để
làm nên những nét độc đáo rất riêng của mỗi dân tộc và góp phần tạo nên âm
hưởng văn hóa chung của cả cộng đồng người Việt.
Ngày nay, xu thế tồn cầu hóa, quốc tế hóa mọi mặt của đời sống xã
hội, đã tạo điều kiện cho các quốc gia, dân tộc trên thế giới cơ hội để phát triển
kinh tế, nâng cao mức sống và thu nhập, có cơ hội giao lưu và tạo thêm nhiều
giá trị văn hóa mới làm giàu thêm bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Tuy
nhiên, bên cạnh những thời cơ, vận hội của sự phát triển là nguy cơ phân hóa
giàu nghèo và sự bất bình đẳng trong hưởng thụ văn hóa. Hơn nữa, các thế lực
thù địch vẫn tiến hành âm mưu diễn biến hịa bình, đặc biệt là trên mặt trận văn
hóa - tư tưởng, chống lại sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.
Do vậy, khẳng định hệ giá trị văn hóa dân tộc đang là vấn đề cấp thiết
vừa có tính thời sự vừa lâu dài đối với đất nước ta. Đây là vấn đề không mới,
rất nhiều văn kiện của Đảng, chính sách của Nhà nước đã đề ra chủ trương, giải

pháp cụ thể việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc đặc biệt là
vùng văn hóa các dân tộc thiểu số. Tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung
ương năm, (khóa VIII) Đảng chủ trương: Phải tiếp tục cụ thể bằng hệ thống các
chính sách mạnh, tạo điều kiện cần thiết để văn hóa các dân tộc thiểu số phát
triển trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
Trong quá trình bảo vệ và xây dựng đất nước Đảng và Nhân dân ta ln
ln chú trọng việc giữ gìn và phát huy bản sắc nền văn hóa các dân tộc. Dù
trong bất kì hồn cảnh nào, bản sắc nền văn hóa dân tộc luôn luôn được coi
trọng và phát triển hàng đầu. Đặc biệt, Đảng và Nhà Nước luôn quan tâm tới


đồng bào các dân tộc thiểu số, giữ gìn nền văn hóa đặc sắc của các vùng các
dân tộc thiểu số, ln xác định vấn đề dân tộc có vị trí chiến lược trong sự
nghiệp Cách Mạng nước ta, thực hiện tốt các chính sách dân tộc là cơ sở để
đảm bảo sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước.
Dân tộc Mường là một trong số 53 dân tộc thiểu số, là tộc người có nền
văn hóa lâu dài. Trong tiến trình phát triển, bản sắc văn hóa tộc người được
sàng lọc, tích tụ hàng ngàn năm lịch sử với những giá trị văn hóa truyền thống
đặc sắc và tốt đẹp. Trải qua quá trình hình thành và phát triển ngày nay đời
sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của dân tộc Mường đã có bước tiến bộ
rõ rệt, bản lĩnh dân tộc được phát huy, bản sắc dân tộc được giữ gìn, tiếng nói,
chữ viết và tinh hoa văn hóa dân tộc được bảo tồn, các yếu tố lành mạnh trong
phong tục, tập quán tín ngưỡng của đồng bào được tôn trọng. Tuy nhiên, ngày
nay dưới tác động của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước các
yếu tố văn hóa truyền thống đang có nguy cơ bị mai một. Vì vậy, chúng ta cần
phải phát huy hơn vai trị giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc
Mường nói riêng và dân tộc Việt nam nói chung.
Tìm hiểu về các giá trị của văn hóa Mường cổ truyền, trong đó có tục
cưới xin và xu hướng biến đổi của nó trong điều kiện xã hội hiện nay. Để từ đó
tìm ra những giải pháp thiết thực nhằm bảo tồn phát huy là yếu tố cần thiết, có

ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn đối với sự phát triển chung của người
Mường ở Việt Nam.
Tục cưới xin của người Mường ở xã Tân Mỹ, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hịa
Bình có ảnh hưởng rất lớn và sâu sắc đến sự hình thành, phát triển gia đình
dịng họ trong đó chứa đựng rất nhiều phong tục, luật tục, những chuẩn mực
quy định về hôn nhân của tộc người này.
Để thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà Nước về “Xây
dựng thực hiện việc cưới theo nếp sống văn hóa - văn minh”, đồng thời giữ gìn
phát huy những luật tục nghi thức, quan niệm về cưới xin truyền thống tốt đẹp
của dân tộc và lược bỏ hoặc đổi mới dần các quan niệm thủ tục lạc hậu, không
phù hợp với cuộc sống hiện nay tôi đã chọn đề tài “Tục lệ cưới xin của Người
Mường ở xã Tân Mỹ, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hịa Bình” nhằm góp phần nhỏ


bé trong việc bảo tồn và phát huy vốn di sản văn hóa phi vật thể của người
Mường ở Lạc Sơn, tỉnh Hịa Bình.
2. Tình hình nghiên cứu.
Nghiên cứu về văn hóa của dân tộc Mường đã có rất nhiều học giả trong
và ngoài nước tiến hành như cố giáo sư Từ Chi, học giả người Pháp J.cuisineir
nghiên cứu về văn hóa Mường. Ngồi ra cịn rất nhiều các nghiên cứu của
Trương Sỹ Hùng, Bùi Thiện sưu tầm và nghiên cứu về bộ sử thi “Đẻ đất, Đẻ
nước” của dân tộc Mường, các bài báo phóng sự tìm hiểu về người Mường và
văn hóa Mường trên các tạp chí Khảo cổ học, Tạp Chí Dân tộc…
Như vậy có thể nói, đề tài về người Mường và văn hóa khơng gian
Mường là một chủ đề thu hút rất nhiều sự quan tâm chú ý của các giới khoa
học trong và ngoài nước ngay từ thời thuộc Pháp của dân tộc cho đến nay vẫn
là đề tài và đang được sự quan tâm của nhiều tác giả.
Từ năm 1954 trở lại đây, phục vụ cho việc thực hiện chính sách dân tộc
của Đảng và Nhà Nước và mục đích hiểu sâu về dân tộc Mường, các cơ quan
có trách nhiệm đã bỏ nhiều công sức nghiên cứu về người Mường thể hiện ở

các bộ sách, những bài viết đăng trên các tạp chí nghiên cứu lịch sử, khảo cổ
học, dân tộc học, ngơn ngữ học… như “Người Mường ở Hịa Bình” của Trần
Từ, “Người Mường ở Tân Lạc, Hịa Bình” của Nguyễn Ngọc Thanh, Nguyễn
Thị Thanh Nga (chủ biên); “Văn hóa dân tộc Mường” của Sở Văn hóa Thơng
tin, hội văn hóa các dân tộc Hịa Bình, liên quan trực tiếp đến đề tài là cơng
trình “Gia đình và hơn nhân của dân tộc Mường ở tỉnh Phú Thọ” của Nguyễn
Ngọc Thanh. Đây là cơng trình nghiên cứu chun sâu về lĩnh vực hơn nhân và
gia đình. Tác giả đã làm rõ các ngun tắc, hình thức hơn nhân, cấu trúc, quy
mơ, chức năng cơ bản và mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Tuy
nhiên cơng trình này chủ yếu nghiên cứu tập trung về hơn nhân gia đình của
người Mường ở tỉnh Phú Thọ. Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề cưới xin của
người Mường nhất là trong giai đoạn xây dựng nông thôn mới hiện nay là vấn
đề cấp thiết.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.
- Mục đích:


Tìm hiểu phong tục cưới xin của người Mường nhằm mục đích tiếp cận
các quan niệm về cưới xin và phương thức tổ chức đám cưới của người Mường
xã Tân Mỹ, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hịa Bình.
Việc nghiên cứu về những khuynh hướng biến đổi của tục lệ cưới xin
còn tiếp cận nguồn nghiên cứu lịch sử, những giá trị văn hóa dân tộc Mường xã
Tân Mỹ, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hịa Bình.
Đưa ra những kiến nghị nhằm bào tồn, phát triển văn hóa Mường phù
hợp với sự phát triển của đất nước.
- Nhiệm vụ:
Phác thảo diện mạo về điều kiện tự nhiên, xã hội và mô tả một lễ cưới cổ
truyền của “Người Mường ở xã Tân Mỹ, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hịa Bình”.
4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Là tục lệ cưới xin của người Mường ở xã Tân

Mỹ, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hịa Bình.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu đám cưới truyền thống và
những biến đổi trong đám cưới hiện nay của người Mường ở xã Tân Mỹ, huyện
Lạc Sơn, tỉnh Hịa Bình.

5. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu.
5.1. Cơ sở lí luận.
Đề tài thực hiện dựa trên cơ sở quan điểm duy vật lịch sử của chủ nghĩa
Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta
về vấn đề dân tộc và văn hóa dân tộc. Theo đó đề tài ln xem xét và đánh giá
các sự vật hiện tượng trong quá trình vận động liên tục trong không gian và
thời gian.
Đề tài cũng kế thừa những thành tựu nghiên cứu, lý luận và phương pháp
luận của các nhà dân tộc học tại thực địa.
5.2. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp khảo sát điền dã dân
tộc học:


- Lựa chọn địa bàn nghiên cứu là xã Tân Mỹ, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hịa
Bình vì đây là địa bàn tập trung đơng người của tỉnh Hịa Bình.
- Xã Tân Mỹ là nơi người Mường tập trung lâu đời. Hiện nay, đám cưới
của người Mường có nhiều yếu tố truyền thống.
- Quan sát trực tiếp các tổ chức, các nghi lễ tổ chức của một đám cưới.
- Phỏng vấn sâu những người am hiểu tập quán của người Mường đặc
biệt là tục cưới xin.
- Chụp ảnh…
- Kế thừa các cơng trình nghiên cứu đã có: sách, báo, tạp chí… đã liên
quan đến nội dung của đề tài, kết hợp với các chuyên gia, các nhà khoa học,
phương pháp liên ngành: dân tộc học, văn hóa học, lịch sử, xã hội học…

5.3. Nguồn tài liệu.
Để thực hiện đề tài này, tôi tập hợp các tư liệu từ các nguồn: Khảo sát,
điền dã dân tộc học, trao đổi với các nhà khoa học, tìm hiểu các tài liệu, sách
báo ấn phẩm về dân tộc Mường xã Tân Mỹ, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hịa Bình, tục
lệ cưới xin của dân tộc Mường và của các dân tộc khác ở Việt Nam.
6. Đóng góp của đề tài.
- Là đề tài nghiên cứu mang tính hệ thống, chi tiết về tục lệ cưới xin
truyền thống của người Mường, xã Tân Mỹ, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hịa Bình và
những biến đổi trong tục lệ cưới xin trong giai đoạn hiện nay.
- Góp phần nghiên cứu, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp
của dân tộc Mường ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Hịa Bình nói riêng.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho
việc hoạch định các chính sách xã hội, văn hóa giáo dục, trong đó ưu tiên cho
việc giữ gìn, bảo tồn các yếu tố tích cực, hạn chế những nghi lễ mang tính tiêu
cực, tốn kém về vấn đề vật chất gây cản trở sự phát triển xã hội. Đề xuất những
kiến nghị, giải pháp mang tính khả thi nhằm bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa
Mường trong thời đại mới, phù hợp với đường lối của Đảng và Nhà Nước, vừa
phù hợp với nhu cầu của nhân dân hiện nay.
7. Bố cục của luận văn.


Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn chia làm 3
chương:
Chương 1: Khái quát về điều kiện tự nhiên và người Mường ở xã Tân
Mỹ, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hịa Bình.
Chương 2: Tục lệ cưới xin của Người Mường xã Tân Mỹ, huyện Lạc
Sơn, tỉnh Hòa Bình.
Chương 3: Một số giải pháp và bảo tồn phát huy những nét đẹp trong
cưới xin của Người Mường ở xã Tân Mỹ, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hịa Bình.



CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ NGƯỜI MƯỜNG
Ở XÃ TÂN MỸ, HUYỆN LẠC SƠN, TỈNH HỊA BÌNH
1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên.
Dưới thời Nguyễn chưa có Tỉnh Hịa Bình. Thực hiện chính sách chia rẽ
dân tộc của thực dân Pháp, Ngày 22/6/1886, Kinh lược Bắc Kỳ ra nghị định
thành lập tỉnh Mường, tỉnh Lỵ. Tỉnh Mường đặt ở Chợ Bờ thôn, Châu Đà Bắc.
Tỉnh Mường tên gọi do bọn thực dân Pháp và bọn tay sai đặt ra nhằm chia rẽ
và miệt thị dân tộc. Lạc Sơn là một huyện trung du nằm ở phía nam tỉnh Hồ
Bình, tên gọi Lạc Sơn có từ năm 1887, thuộc đất động Lạc Thổ (1466), châu
Lạc Yên (1836). Trong khoảng 1886 - 1975, Lạc Sơn là một huyện của tỉnh
Hồ Bình, rồi thuộc tỉnh Hà Sơn Bình từ năm 1975 - 1991 và trở lại tỉnh Hồ
Bình từ năm 1991. Nơi đây có nhiều di chỉ khảo cổ thuộc văn hố Hồ Bình.
Trong 4 Mường lớn của sứ Mường thì Mường Vang thuộc Lạc Sơn được
cai quản bởi dòng Lang họ Quách. Vùng ảnh hưởng của dòng họ này rộng
khắp các vùng Mường trong huyện. Không những các Mường tại các xã Nhân
Nghĩa, Tân Lập... mà xuống tận các xã Ân Nghĩa, Yên Nghiệp. Mà tiêu biểu và
quyền lực nhất là thời Chánh Quan Lang Quách. Người đứng đầu hội đồng 12
người - cơ quan quyền lực nhất lúc đó. Ngày 15/10/1957 huyện Lạc Sơn được
chia thành 2 huyện Lạc Sơn và Tân Lạc. Huyện Lạc Sơn có vị trí địa lý:
Phía Bắc giáp huyện Kim Bơi,
Phía Nam giáp huyện Thạch Thành - Thanh Hóa,
Phía Đơng giáp huyện Yên Thủy,
Phía Tây giáp huyện Tân Lạc
Diện tích 581 km². Địa hình Lạc Sơn chủ yếu là đồi núi. Xen kẽ là các
cánh đồng nhỏ. Nơi mạch nước ngầm nông. Trồi lên mặt đất (tát mống). Mà
lớn nhất là cánh đồng mường Vang. Nên mới có câu "cơm Mường Vó, Lọ
mường Vang” là như vậy. Con sông lớn nhất chảy qua huyện là sông Bưởi,
chạy qua huyện vào huyện Thạch Thành - Thanh Hóa. Phía nam có dãy núi đá

vơi thuộc vườn quốc gia Cúc Phương ngăn cách Hịa Bình và Thanh Hóa Lạc
Sơn có 1 thị trấn: Vụ Bản (Huyện lị), 28 xã (Phú Lương, Phúc Tuy, Chí Đạo,


Chí Thiện, Thượng Cốc, Văn Sơn, Q Hồ, Miền Đồi, Tuân Đạo, Nhân
Nghĩa, Tân Lập, Văn Nghĩa, Mỹ Thành, Tự Do, Ngọc Sơn, Ngọc Lâu, Liên
Vũ, Định Cư, Bình Hẻm, Hương Nhượng, Xuất Hoá, Yên Phú, Ân Nghĩa, Tân
Mỹ, Vũ Lâm, Bình Cảng, Bình Chân, Yên Nghiệp). Dân số 127.600 (thống kê
năm 1999), bao gồm các dân tộc: Chủ yếu là người Mường (90%), còn lại là
người Dao, Kinh... Lạc Sơn có quốc lộ 12A đi qua.
Huyện Lạc Sơn là một trong những cái nơi của nền văn hóa Hịa Bình.
Khảo cổ học đã chứng minh, Lạc Sơn là một vùng đất cổ, là một trong những
địa bàn cư trú của người Việt Cổ. Những phát hiện khảo cổ học của Cô - La Ni ở hang Chiềng Khến, hang Trâu ở núi Khụ Kẹm xã Địch Giáo cùng với các
phát hiện khác của bà ở Lạc Thủy, Lạc Sơn, Yên Thủy đều tìm thấy dấu vết cư
trú và sinh sống của người nguyên thủy thuộc thời đại đồ đá giữa và sơ kì thời
đại đồ đá mới để lại trong long hang có niên đại cách ngày nay hàng vạn năm.
Đó là những cơng cụ bằng đá ghè đẽo thô sơ trên một mặt hoặc mài qua ở lưỡi,
dùng để chặt cây, đào đất, giết thú, những vỏ ốc và mảnh xương là những di
tích của thức ăn, những vùng đất cháy và than tro là nơi đốt lửa nấu nướng và
sưởi ấm. một ít mảnh đất gốm thơ sơ là di tích của những đồ đựng và đun
nấu… Quá trình phát hiện và nghiên cứu đã xác nhận sự tồn tại một nền Văn
hóa khảo cổ học thời đại đồ đá trên đất nước chúng ta: “Văn hóa Hịa Bình”
[25, tr.13].
Xã Tân Mỹ là một xã của huyện Lạc Sơn.
+ Phía Bắc giáp với xã Vũ Lâm, xã Liên Vũ (Lạc Sơn)
+ Phía Nam giáp xã Ân Nghĩa (Lạc Sơn) và huyện Thạch Thành
(Thanh Hóa)
+ Phía Đơng giáp xã Ân Nghĩa (Lạc Sơn)
+ Phía Tây giáp xã Hương Nhượng và xã Ngọc Lâm (Lạc Sơn)
- Diện tích: Xã Tân Mỹ có diện tích là 13km2 nằm phía đơng nam của

huyện Lạc Sơn, là vùng tiếp giáp với đồng bằng có nhiều cánh đồng nhỏ, bằng
phẳng thuận lợi cho trồng lúa nước, cây ăn quả và chăn nuôi. Đặc biệt nằm
cạnh dịng sơng Bười nên rất thuận lợi để sản xuất nơng nghiệp.
- Khí hậu: Xã Tân Mỹ nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa nóng ẩm cũng ảnh
hưởng chung như nhiều huyện miền núi khác. Một năm có hai mùa rõ rệt, mùa


mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt
độ trung bình hàng năm khoảng 230C, ngày nóng nhất trong mùa hè có thể lên
tới 360C hoặc 400C, ngày rét nhất trong mùa hè có thể giảm xuống tới 60C.
Lượng mưa trung bình khoảng 1950mm, cao nhất là 2400mm, thấp nhất là
1500mm. Hàng năm lượng mưa tập trung chủ yếu vào tháng 7, 8, 9. Độ ẩm
bình quân đạt 84%.
- Tháng 6, 7 có gió lào kéo vào một vài ngày. Mỗi năm khoảng 2, 3 đợt,
trong năm có đợt gió mùa đơng bắc, trời rét đậm, đơi khi cịn có lốc và mưa đá.
Nhìn chung điều kiện tự nhiên đã mang lại nhiều lợi thế cho xã Tân Mỹ
phát triển nông, lâm nghiệp. Trong rừng có nhiều loại cây gỗ quý hiếm như
lim, sến, táu, lát, nghiến…cùng các loại tre, nứa, bương, vầu. Ngồi ra cịn có
nhiều loại động vật q hiếm như lợn rừng, báo, khỉ…
Trong lòng đất xã Tân Mỹ có chứa một số khống chất có giá trị như
than đá, vàng và nhiều dãy đá vôi là nguồn nguyên liệu dồi dào cho ngành sản
xuất vật liệu xây dựng.
1.2. Khái quát về Người Mường ở xã Tân Mỹ, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hịa Bình.
1.2.1. Dân cư, dân số.
Xã Tân Mỹ gồm có 21 xóm với số dân là 6050 người, trong đó nam là
3005 người, nữ là 3045 người, tổng số hộ là 1374 có 430 hộ nghèo. Có hai dân
tộc sinh sống: Người Mường (85%), người Kinh (15%).
1.2.2. Lịch sử tộc người.
Người Mường, còn gọi là người Mol, Mual, Moi, Moi bi, Au tá, Ao tá, là
một dân tộc sống ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam, tập trung đơng nhất

ở tỉnh Hịa Bình và các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa. Tiếng Mường thuộc
nhóm ngôn ngữ Việt - Mường, rất gần với tiếng Việt. Chẳng hạn bua là vua, pộ
là bố, tat là đất, kloi là trời… Họ rất gần với người Kinh, một số nhà dân tộc
học đưa ra giả thuyết người Mường về mặt sắc tộc chính là người Kinh nhưng
vì cư trú ở miền núi nên họ ít chịu ảnh hưởng của người Trung Quốc. Theo kết
quả điều tra của Tổng cục Thống kê công bố năm 1989, dân tộc Mường ở Việt
Nam mới chỉ có 914.396 người nhưng 10 năm sau, tức năm 1999, vẫn theo kết


quả điều tra dân số của Tổng cục Thống kê công bố, người Mường đã tăng lên
1.137.515 người.
Không phải ngay từ buổi đầu lịch sử, dân tộc Mường đã có tộc danh như
ngày nay. Và đương nhiên trước đây, người Mường cũng không dùng danh từ
này làm tên gọi cho dân tộc mình. Mường là từ dùng để chỉ một vùng cư trú
của đồng bào bao gồm nhiều làng. Mỗi vùng được đặt dưới sự cai quản của
một nhà Lang. Qua sự tiếp xúc giao lưu giữa người Mường và người Kinh,
người Kinh đã sử dụng từ Mường để gọi dân tộc này. Cho đến tận bây giờ,
Người Mường vẫn tự gọi mình là mol, moăn như ở Hồ Bình, Mon, Monl như
ở Thanh Hố. Cịn ở Phú Thọ, đặc biệt là ở Thanh Sơn, nơi Người Mường tập
trung đông đảo nhất cũng như Người Mường ở huyện Yên Lập và một số xã
thuộc huyện Thanh Thuỷ đồng bào tự gọi mình là Mol, Monl. Mặc dù những từ
này có biến âm hơi khác ở mỗi vùng, mỗi địa phương nhưng đều quan niệm
giống nhau về mặt nghĩa. Tất cả những từ mà đồng bào dùng để chỉ dân tộc
mình có nghĩa là người. Vì lẽ đó mà người Mường thường tự xưng mình là con
Mol hoặc là con monl: con người. Còn từ Mường vốn là từ mương đồng bào
dùng để chỉ nơi cư trú chứ không liên quan gì đến tộc danh ngày nay của mình.
Mặc dù vậy cùng sự biến động của lịch sử cũng như quá trình giao lưu kinh tế,
văn hố với các dân tộc anh em khác cho đến nay “Mường” đã được đồng bào
chấp nhận và coi đó là tộc danh của mình, và hiển nhiên, họ tự nhận mình là
người Mường như ngày nay.

Do đó, Mường đã trở thành tên gọi chính thức và duy nhất của tộc người
này để phân biệt với các dân tộc khác. Tộc danh Mường đã được các tổ chức,
thể chế, các nhà nghiên cứu và nhân dân dùng khi tìm hiểu, nghiên cứu gọi dân
tộc này: Người Mường.
1.2.3. Thiết chế Xóm, Mường.
Trước Cách mạng tháng Tám, cho đến trước ngày chiến thắng Điện Biên
Phủ (1954) thiết chế xã hội của tỉnh Hịa Bình nói chung và huyện Lạc Sơn nói
riêng là mối quan hệ giữa xóm, mường và nhà Lang.
 Xóm:


Xóm hiện nay là từ thơng dụng để chỉ làng của người Mường. Trải qua
nhiều bước thăng trầm của lịch sử làng Mường càng bộc lộ sức sống mãnh liệt,
và tồn tại một cách bền vững. Đó là một xã hội thu nhỏ, qua đó chúng ta có thể
hiểu phần nào về xã hội cổ truyền của người Mường.
Khác với làng Việt của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ, làng của người
Mường ở Hịa Bình nói chung khơng có ngõ vào xóm. Làng có danh giới riêng,
mặc dù chỉ mang tính ước lệ nhưng được truyền lại qua nhiều thế hệ. Người
Mường thường dựa vào dịng nước sơng, suối, hòn đá, gốc cây to để phân chia
danh giới. Khu vực đất đai thiên nhiên của làng đã được xác lập một cách bền
vững. Ruộng đất của làng nào thuộc quyền sử dụng của làng đó. Người dân của
làng này không thể sản xuất trên đất đai cũng như thu hái lâm thổ sản trên rừng
của làng khác. Người di cư đi nơi khác khơng cịn có quyền lợi về đất đai ở
làng cũ. Luật tục Mường quy định: Người làng khác đến bắn thú, nếu con thú
trúng đạn phải chia một nửa nằm dưới đất cho Lang ở làng đó. Hoặc một người
nào đó thuộc làng khác bắt gặp một loại ong làm tổ trên mặt đất, được quyền
chiếm làm của riêng nhưng phải biếu Lang một ít sâu, lấy ở tầng dưới cùng
trong lòng đất.
Làng thiết lập ở sườn đồi hoặc ở trên các quả đồi thấp, nhà cửa bố trí kín
gị đồi, theo địa hình tự nhiên, đường đi trong làng hẹp với nhiều đường ngang

tắt. Đây là kiểu phân bố theo hình vành khăn. Hoặc làng nằm trên mặt bằng của
khu vực canh tác, cả làng có đường đi chung, để vào từng nhà có lối đi riêng,
nhà cửa tập trung thành từng cụm, phân bố mật tập.
Làng là đơn vị cơ sở của xã hội Mường gồm nhiều tiểu gia đình phụ
quyền mà tế bào gia đình là cha mẹ và con cái, trong đó quyền thế tập trung về
con trưởng.
Làng buổi ban đầu là do một dòng họ khai phá lập nghiệp ở Mường Bi là
dòng họ Đinh Thế. Trải qua nhiều biến cố của lịch sử do nhu cầu về lao động
nông nghiệp, trong đó u cầu về thủy lợi địi hỏi tính tập thể cao, do quan hệ
hôn nhân, sự thăng tiến nhân khẩu làm cho những bộ phận dân cư không ngừng


di chuyển. Do đó, làng có thêm nhiều gia đình thuộc nhiều dịng họ khác đến
cư trú.
Vì thế làng khơng chỉ có dịng họ mà vài ba dịng họ cơ bản là những
người dưng của nhau cùng cư trú, nên làng đã tập hợp theo láng giềng từ lâu.
Tại xã Tân Mỹ hiện nay có dịng họ Bùi, họ Qch, họ Đinh, họ Hà.
Người Mường thường nói: “Anh em xa, khơng bằng hai ba nhà cùng rộc”,
chính là để chỉ mối quan hệ láng giềng đã có từ lâu đời trong xã hội Mường.
Như vậy ngay trong cùng một làng vừa là mối quan hệ họ hàng, vừa là mối
quan hệ xóm giềng và điều đó tạo các mối quan hệ ràng buộc nhau.
Tính cộng đồng và tính tập thể cũng là đặc điểm nổi bật của người
Mường. Đặc điểm đó thể hiện trên nhiều mặt đời sống của Làng. Các hình thức
sản xuất tập thể được hình thành phổ biến và có ý nghĩa khơng nhỏ đối với
từng đơn vị kinh tế gia đình. Một trong những đặc điểm của tổ chức nhóm lao
động là khơng định thành phần tham gia, mà chỉ tập hợp nhất thời từng vụ,
từng việc theo sự tự nguyện của các thành viên, nó đáp ứng nhu cầu cấp bách
về thời vụ về nhân lực. Trong canh tác nương rẫy và làm ruộng đều cần đến lao
động tập thể trong một số khâu công việc. Vì vậy hình thức lụ nhau (đổi cơng),
nhiều nhà đến làm cho một nhà vào các dịp mùa vụ vẫn được duy trì. Những

gia đình neo đơn, gặp hoạn nạn được dân làng giúp đỡ nhiệt tình và khơng tính
tốn thiệt hơn. Thương người nghèo khó hơn mình đã trở thành truyền thống
trong xã hội Mường. Gặp năm đói kém mất mùa, nhà hết gạo ăn thì gia chủ đến
nhà kinh tế khá giả hơn mình trình bày cảnh ngộ. Trong tình cảnh ấy thì dẫu
nhà sắp hết đồ ăn trong nhà cũng mang ra chia sẻ chút ít với người nghèo khó.
Xã hội Mường ngay cả những năm đói kém nhất cũng khơng có người đi ăn
xin. Họ đến trình bày gia cảnh để nhận sự giúp đỡ qua đợt khó khăn chứ khơng
ai lấy việc đi ăn xin kiếm sống.
Cùng với việc hợp tác đổi công giúp đỡ lẫn nhau những quy định chung
trong sinh hoạt của làng cũng được tôn trọng. Trước đây, khi bắt đầu vụ sản
xuất người ta thường nhắc nhở nhau bảo vệ mùa màng, không để gia súc, gia
cầm phá hoại hoa màu, không vào rừng hái măng vào những ngày đã quy định,


bẫy thú phải thông báo cho dân làng biết và chỉ được đặt bẫy ở những nơi xa
làng, giữ gìn vệ sinh nguồn nước nơi công cộng.
Việc quản lý ở làng xưa, là Tạo. Họ là anh em ruột thịt của dịng họ
Lang Cun thuộc ngành thứ. Giúp Tạo có các Ậu. Mọi cơng việc của Tạo trong
quản lí làng đều phải xin ý kiến của Lang Cun và hàng năm Tạo phải có nghĩa
vụ đóng góp lễ vật cho ông ta. Ngoài các chức vụ trên đây trong hệ thống tự
quản của làng cịn có người già, các chủ gia đình, các trưởng họ và các thầy
mo. Đó là những người hiểu biết, luật tục, phong tục tập quán, kinh nghiệm sản
xuất. Các vấn đề mâu thuẫn phát sinh trong gia đình, dịng họ, trong làng
thường được các nhân vật này đứng ra giải quyết.
 Mường và nhà Lang:
Mường là đơn vị tổ chức xã hội, tập hợp nhiều làng trong cùng một
thung lũng, hay nhiều thung lũng liền kề nhau. Đơn vị tổ chức này đặt dưới sự
cai quản của một dòng họ quý tộc mà người Mường vẫn gọi là “nhà Lang”.
Tầng lớp thống trị nhà Lang, tập hợp thành những dòng họ phụ hệ, mỗi dòng
họ chiếm lĩnh một Mường. Mỗi dòng họ nhà Lang tự phân biệt với các dịng họ

khác khơng chỉ bằng Mường họ chiếm lĩnh mà còn bằng một tên họ (Đinh,
Quách, Bạch, Hà, Hoàng). “Trong xã hội cổ truyền Mường, Mường là một đơn
vị hành chính xã hội độc đáo khơng có dạng tương đương như ở người Việt và
cũng khác với mường của người Thái chỉ ba dạng cấp độ cao thấp khác nhau
(lộng, mường phìa, châu mường)” [18, tr. 327]. Mường của người Mường chỉ
biểu thị một cấp chung (dù to như Mường Bi gần trăm làng, nhỏ như Mường
Đúp 13 làng).
Tổ chức bộ máy thống trị trong nhà Lang trong từng mường do nhà
Lang thiết lập theo thể thức, con trai cả của chi nhánh cả trong dòng họ nhà
Lang trên danh nghĩa quản toàn Mường dưới danh hiệu Lang Cun. Mặc dù,
trên thực tế Lang Cun chỉ trực tiếp quản một số làng ở trung tâm Mường mà
người ta gọi là Chiềng. Lang Cun vừa là chủ Chiềng, vừa là chủ tồn Mường
Kho về già ơng được dân trong Mường kính cẩn gọi là Lang Đá hoặc Lang
Già. Thế lực của Lang Cun mạnh hay yếu phụ thuộc số ruộng đất và số dân
trong Mường. Lang Tạo cai quản từ 3 - 5 xóm, ở các Mường lớn có 7 - 8 xóm


tương đương với một xã ngày nay. Lang Tạo phải tuân thủ các quy chế của
Chiềng mà người Mường gọi nghe về Chiềng “nghe Vềên Chiềng”. Quan hệ
giữa Lang Cun với các Lang Tạo, trong phạm vi một Mường là quan hệ giữa
các người đại diện của các chi nhánh thứ và chi nhánh cả, trong phạm vi một
dòng họ. Theo tập quán, các con cháu nhà Lang không được quyền cai quản
đất đai nhưng có uy thế về chính trị, được dân làng kính nể.
Quyền hành của nhà Lang rất lớn, để duy trì và phát triển quyền hành của mình
nhà Lang đề ra các quy định và quản lý dân theo các quy định đó.
Hàng năm nhà Lang có việc gì lớn (cưới, làm nhà…) dân trong mường
phải có nghĩa vụ đến giúp. Nếu làm nhà mới thì mỗi nhà trong Mường tự giác
mang tre, nứa, lá cọ đến nộp cho nhà Lang.
Nhà Lang cưới vợ gả chồng cho con trai, con gái thì dân Mường có
nghĩa vụ đến làm mọi việc phục dịch cho đám cưới đồng thời tùy theo khả

năng của từng gia đình mà có thể mang một, hai con gà hoặc vài lít rượu, một
tấm vải gọi là góp cho nhà Lang. Trong trường hợp nếu nhà Lang có bố, mẹ
chết thì dân trong Mường phải đến lo giúp việc chôn cất. Nếu Lang Cun khơng
may qua đời thì các Lang Xóm đều phải đến chịu tang như chính bố mẹ mình
chết. Trong Mường, con trai phải búi tóc, con gái phải cắt tóc ngang vai để tang
và khi khóc phải khóc là vỡ ao, vỡ phai (lở tầm, lở phai), ngoài ra mỗi gia đình
cịn đóng góp cho nhà Lang một đơi gà, 50 ống gạo, hai chiếc chiếu, một mâm gỗ,
một chục bát, một vó rượu cần, một chai dầu và ba đồng bạc trắng.

Trong Làng, trong Mường có gia đình nào làm nhà mới, tổ chức đám
cưới hoặc có tang đều phải mời nhà Lang đến dự và khi ra về ông ta được gia
chủ biếu thịt, rượu. Dân có việc mổ trâu, bò, lợn, đều phải biếu nhà Lang một
vai. Săn được thú rừng phải đem đến nộp cho nhà Lang, theo thể thức trâu nộp
vai, nai nộp đùi sau (vác tru, lu- nai).
Về ruộng đất, những thửa ruộng gần làng (chân quêl trước vóng), gần
nguồn nước (mệnh táng cáng mương) là của nhà Lang. Ruộng của nhà Lang
như xưa người ta thường nói trâu kéo cày đến đâu thì ruộng nhà Lang đến đó,
khi trâu kéo đứt trạc mới hết ruộng nhà lang. Điều này chứng tỏ nhà Lang là do
dân trong Mường làm. Toàn bộ sản phẩm thu hoạch thuộc về nhà Lang, dân
chỉ được cho ăn một bữa hôm cày, hôm cấy.


Nhà Lang cịn đứng đầu về mặt tơn giáo, dân làng cho ơng ta là người
đại diện cho mình tiếp xúc với thần thánh. Vì thế trong nhiều nghi lễ của
Mường nhất thiết phải có mặt nhà Lang. Để cơng việc được trơi chảy nhà Lang
có bộ máy giúp việc Ậu, các chức dịch ậu không cha truyền con nối, Lang Cun,
Lang Tạo có thể truất quyền Ậu bất cứ lúc nào. Ậu không được cha truyền con
nối nhưng nếu được tín nhiệm thường được Lang sử dụng từ đời này qua đời
khác. Đứng đầu Ậu là Ậu Khà là người đại diện cho Lang, tạo tiếp xúc với dân
trong xóm. Bên dưới Ậu lớn, Ậu Khà là các Ậu làm những nhiệm vụ sau đây:

- Ậu Chấu: chuyên đi đốc thúc dân đến nhà Lang làm các công việc phục
dịch.
- Ậu Hóa: lo tổ chức đám cưới, đám tang ở nhà Lang
- Ậu Huyền: đốc thúc cầy bừa, cấy hái và thủy lợi
- Ậu Quyền: lo lương thực và thu thuế
- Ậu Chiếng: theo dõi, cắt cử dân mường đến phục vụ hầu hạ ở nhà Lang.
- Ậu Pọ: trông nom con cái Lang và hầu hạ vợ Lang.
- Ậu Thế: trông coi đền miếu, bàn thờ tổ tiên nhà Lang
- Ậu Lam Thường: thông báo các luật lệ nhà Lang đến dân mường
- Ậu Cơng Khó: người có công với nhà Lang được cất nhắc
- Ậu Cai Xã: đốc thúc thu thuế, nộp thuế cho nhà nước
- Ậu Cai Nhâng: phụ trách việc ăn uống trong nhà Lang
- Cai Lính: phụ trách đội lính ở nhà Lang.
 Thiết chế xã hội xã Tân Mỹ ngày nay
Nhìn chung cho tới trước ngày hịa bình lặp lại (1954) xã hội người
Mường về cơ bản là chế độ nhà Lang. Sau khi miền Bắc hồn tồn giải phóng
chế độ nhà Lang khơng cịn nữa. Người nơng dân có ruộng đất, tự do làm ăn
sinh sống và được bình đẳng về mọi mặt, tổ chức xã hội theo cơ cấu làng, xã,
huyện, tỉnh. Xã hội được quản lí bởi hệ thống hành chính thống nhất trong tồn
quốc, có Hội đồng nhân dân là cơ quan đại diện cho quyền lực của nhân dân
trong xã, có Ủy ban nhân dân điều hành cơng việc hành chính, bên cạnh đó cịn
có tổ chức Đảng (Đảng ủy xã).


Tại xã Tân Mỹ hiện nay có đầy đủ hệ thống hành chính quản lý nhà
nước như Ủy ban nhân dân xã, Hội đồng nhân dân, Đảng ủy xã. Ngoài ra cịn
có các tổ chức xã đồn thể như: Đồn Thanh niên, Phụ nữ… Trong xã có 21
xóm làng thành lập 21 đơn vị tổ chức hành chính tại địa bàn thơn, đứng đầu là
bí thư chi bộ và trưởng thơn. Và có đầy đủ các tổ chức xã đồn thể như Đồn
Thanh Niên, Hội Phụ Nữ, Hội Nơng Dân, Hội Chữ Thập Đỏ, Hội Cựu Chiến

Binh, Hội Người Cao Tuổi… Trong xã hiện nay có 483 Đảng viên.
Về cơ sở vật chất, xã Tân Mỹ hiện nay đã xây dựng được hai ngôi
trường Tiểu học và Trung học Cơ Sở; 21 Ngôi trường mầm non, một trung tâm
y tế xã, thơn nào cũng nhà văn hóa. Hệ thống đường giao thông trong xã đã
được đổ bê tông liên xã, có 4 thơn đã có hồn thành hệ thống bê tơng hóa cho
đường đi lại trong thơn. Ủy ban nhân dân xã được xây dựng khang trang, hệ
thống kênh mương thủy lợi được chú trọng xây dựng và phát triển phục vụ việc
tưới tiêu cho sản xuất của nhân dân đạt hiệu quả.
1.3. Trồng trọt, chăn nuôi và các nghề thủ công.
1.3.1. Trồng trọt.
Môi trường thung lũng đã tạo điều kiện cho người Mường làm ruộng
nước. Dĩ nhiên với nông nghiệp ruộng nước thì cơng cụ sản xuất chủ yếu là
cày, bừa và cuốc; Cây trồng chính chủ yếu là lọ (lúa), đổ - lể (ngơ), cáo (sắn),
khoai… Trong đó cây lúa với nhiều loại giống khác nhau như: tạp dao, bắc
thơm, quy, kháng mằn, giống lúa nếp… đóng vai trò quan trọng nhất trong các
loại giống cây trồng. Trên nền tảng truyền thống làm nông nghiệp ruộng nước
người Mường đã xây dựng hệ thống nơng lịch hồn chỉnh, đồng thời đúc kết
được nhiều kinh nghiệm quý báu trong trồng trọt và đến ngày nay vẫn cịn
nhiều tác dụng tích cực. Nông lịch của người Mường như sau:
Các công việc trong năm

Tháng
Âm
lịch
1

Dương Nông lịch ở
lịch
Mường Bi
2

4
Trồng sắn, phát nương bông, cấy lúa muộn,
trồng ngô xuân.

2

3

5

Trồng bông, trồng sắn, làm cỏ lúa

3

4

6

Làm cỏ lúa đợt hai, làm cỏ bông, cỏ sắn, cỏ ngô


4

5

7

Làm cỏ sắn lần hai, làm cỏ bông, thu hoạch
ngô, gặt lúa nếp sớm


6

7

9

Cấy lúa mùa, làm cỏ lúa nương, phát nương
trồng ngô hè thu

8

9

Một

Làm cỏ sắn, làm cỏ lúa nương

9

10

Háp

Gặt lúa nương, gặt lúa mùa, ăn cơm mới

10

11

Chiêng


11

12

2

Thu hoạch săn, gieo mạ chiêm, mạ nếp

12

1

3

Trồng ngô xuân, cấy lúa, phát nương sắn,

Cày bừa, thu hoạch lúa muộn

chuẩn bị tết, cúng vía hết năm
 Canh tác lúa nước:
Đối với người Mường “Nà” là tên gọi chung chỉ các loại ruộng trồng lúa
nước. Để phân biệt ruộng tốt, ruộng xấu họ có những tên gọi khác nhau. Ruộng
tốt ở gần xóm, thuận tiện cho việc chăm sóc cây lúa được gọi chung là ruộng
gần làng (nà chân quêl). Xưa kia nà chân quêl là những mảnh ruộng thuộc nhà
Lang, dân trong mường, trong xóm hàng vụ phải đến cày, bừa gặt, hái cho
Lang. Những ruộng ở chỗ sâu, bùn lầy thụt, gọi là ruộng xa làng (nà xa quêl).
Thành ngữ Mường có câu: Nấu cơm phải có nước, cấy lúa phải có nước
(Làm cơm phải có pó, làm lọ phải có đác). Để phục vụ cho hoạt động canh tác
lúa nước được tốt, dựa trên những nguồn nước tự nhiên, người Mường đã xây

dựng hệ thống thủy lợi khá hoàn chỉnh (Mương, Phai, Hạnh…)
Mương: Là những đường dẫn nước vào ruộng, có thể chạy men theo
sườn đồi, sườn núi hoặc dọc các khu đồng vừa cung cấp nước phục vụ cho
trồng trọt vừa tiêu nước khi có mưa lũ.
Hạnh: Là hệ thống dẫn nước nhỏ đắp bờ hai bên lấy nước từ mương vào
các cánh đồng. Cần đưa nước tới từng thửa ruộng người ta dùng cuốc khơi rãnh
ở bờ Hạnh gọi là Tạng khi đủ nước bỏ Tạng đi lắp lại.
Cùng với thủy lợi, người Mường đã xây dựng một hệ thống canh tác khá
ổn định và thành thạo với nhiều loại ruộng: ruộng lầy lụt, ruộng bậc thang, đúc
kết thành những kinh nghiệm trong sản xuất. Nhìn chung ruộng nước với


những khâu kĩ thuật liên hồn gồm bốn cơng đoạn liên hồn kế tiếp nhau: làm
đất, gieo trồng, chăm bón và thu hoạch. Bên cạnh đó một số tiến bộ khoa học
cũng đã được người Mường áp dụng như dùng thuốc trừ sâu, phân bón. Ở mỗi
giai đoạn đồng bào đã có những kinh nghiệm kĩ thuật riêng biệt cho từng khâu
sản xuất. Trước khi reo mạ một tháng người ta bắt đầu tháo nước, cày bừa làm
đất, gánh phân chuẩn bị ruộng trước. Trước ngày gieo mạ, người dân bừa lại và
chuẩn bị ruộng kĩ càng hơn và cấy. Sau đó họ tiến hành các cơng việc chăm sóc
cây lúa. Cấy lúa được đồng bào chú trọng và coi là khâu quyết định sự thành
bại của mùa lúa. Vì thế người dân phải tranh thủ thời gian để hoàn thành các
khâu cày bừa, chuẩn bị ruộng để cấy lúa đúng ngày tháng.
Khi lúa đã mọc xanh, đồng bào làm cỏ một lần, kiểm tra nước và tháo
nước ruộng. Lần làm cỏ này diễn ra khá kĩ: cỏ được vơ, nhổ bằng hai tay, nhét
sâu xuống bùn hoặc vứt lên bờ để mục. Khi lúa chín người ta tháo nước để
ruộng khô cho dễ gặt. Lúc gặt họ cắt riêng từng phần ngọn, bó thành từng bó
nhỏ, người ta bẻ gập bó lúa lại ngược lên thân cây lúa phơi ngay tại ruộng.
Mùa thu hoạch diễn ra thuận tiện và hiệu quả.



Canh tác nương dãy:

Người Mường không chỉ làm ruộng nước trong thung lũng mà còn làm
nương trên các sườn đồi, núi bao quanh thung lũng. Mặc dù kinh nghiệm sản
xuất qua bao đời đã cho phép họ rút ra kết luận một ruộng ba nương (một nà pa
rọng) thì việc làm nương vẫn được tiến hành khi diện tích làm ruộng nước có
hạn. Nương trong tiếng Mường gọi là “rọng”, khác với ruộng nước, nương bao
gồm những khoảnh đất rừng được phát, đốt để gieo trồng, không bằng phẳng.
Nương ở người Mường chủ yếu là nương lúa, ngoài ra cịn có nương sắn,
nương ngơ, nương bơng. Trên nương người Mường cũng có tập quán trồng xen
canh một vài loại giống cây trồng khác như: đỗ, vừng trồng xen ngô…đặc biệt
hơn là sự có mặt của nương bầu, bí. Đó thực sự là vườn rau bởi lẽ ngoài những
thứ rau hoang mà người phụ nữ hằng ngày hái nhặt, lúc ra đồng, khi lên nương
thì thứ rau độc nhất mà người Mường trồng ở nương bầu, nương bí, đu đủ. Với
một tập đoàn cây trồng phong phú và đa dạng như vậy nên trồng trọt trên


nương đã cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm cho người Mường gần như
quanh năm.
Muốn làm nương tốt thì phải chọn đất, chọn rừng. Rừng xanh tốt thì
nương sẽ tốt. Chọn được nơi làm đất vừa ý, người ta phát hãm một khoảnh đất
nhỏ, cắm một số cây cọc bằng gỗ, trên đầu cọc gài lá cây để đánh dấu quyền sở
hữu. Người Mường thường đi phát nương vào những ngày lẻ, họ kiêng ngày
chẵn và ngày trong gia đình có người chết. Khoảng tháng tư lịch Mường Bi tức
tháng một âm lịch các gia đình đến chỗ đất đã chọn để phát cây cối.
Phương thức gieo trồng là dùng gậy chọc lỗ tra hạt, nếu là sắn thì cuốc
hố, bỏ bom. Người Mường có tập quán trồng xen, chẳng hạn ngô trồng xen với
đậu, vừng trồng xen với đu đủ, dưa, cách trồng này mang tính hiệu quả rất cao
vừa tận dụng đất đai vừa tăng thêm thu nhập. Sau khi gieo trồng, tùy theo loại
đất hay mọc cỏ hay không và loại cây trồng để từ 20 đến 25 ngày làm cỏ đợt

một.
Sau một hay hơn một tháng làm cỏ đợt hai rồi chờ thu hoạch. Thế nhưng
ở đây nhiều thú rừng phá hoại, họ còn phải cử người đi trơng giữ gìn.


Trồng rừng:

Với diện tích rừng rộng như đã trình bày ở trên lại sinh sống và gắn bó
với rừng từ bao đời nay đồng bào người Mường ở xã Tân Mỹ đã có rất nhiều
kinh nghiệm trong việc trồng rừng và phát triển sự nghiệp trồng rừng cũng như
bảo vệ rừng. Xã có thực hiện dự án PAM.327 giao đất, giao rừng về cho nhân
dân chăm sóc để phủ xanh đất chống đồi trọc. Hàng năm, diện tích rừng trồng
được tăng lên rất nhiều. Hầu hết các hộ gia đình đều tham gia trồng rừng. Tính
tới thời điểm hiện nay trong tồn xã diện tích rừng trồng đã lên tới khoảng gần
40ha. Nghề trồng rừng phát triển đã giúp ích rất nhiều cho việc thực hiện bảo
vệ và phát triển nền kinh tế của toàn xã hội, tạo công ăn việc làm cho người
dân và đặc biệt giúp ích rất nhiều cho việc bảo vệ và phát triển nguồn tài
nguyên rừng.
1.3.2. Chăn nuôi.


Điều kiện môi trường đã tạo điều kiện cho chăn nuôi phát triển nhưng
cũng chỉ là nghề phụ của gia đình, hồn tồn phụ thuộc vào nơng nghiệp. Vật
ni có nhiều loại như: vịt, gà, ngan, ngỗng, trâu, bò. Chăn ni nhằm mục
đích lấy sức kéo phục vụ cho sản xuất, một phần để làm thực phẩm phục vụ
cho sinh hoạt gia đình và một phần đem bán. Những đàn gia súc, gia cầm
thường được người Mường nuôi thành bầy đàn thả rông trong rừng. Người
Mường xã Tân Mỹ nuôi gia súc chủ yếu là trâu, bị ngồi cung cấp thực phẩm
trong những ngày hội trọng đại còn dùng làm sức kéo trong lao động sản xuất.
Đối với người Mường, trâu bị có vị trí đặc biệt trong đời sống thường ngày vì

đối với họ chúng là cả tài sản, cơ nghiệp, phản ánh tiềm lực kinh tế từng nhà
trong bản và bản này với bản khác. Trâu bò chăn thành bầy đàn trong rừng lâu
ngày đôi khi đem đến những điều ngạc nhiên thú vị về số lượng tăng giảm do
sự sinh nở của chúng. Bên cạnh đó, người Mường nơi đây cịn ni lợn, gà để
lấy thịt, trứng. Chúng cũng được người Mường nuôi thả thành bầy. Người
Mường khơng có thói quen làm chuồng trại riêng cho gia súc, gia cầm. Họ thắt
buộc những con trâu, bò dùng để cày bừa dưới gầm sàn và làm chuồng trại cho
gia cầm. Riêng đối với lợn, họ không mấy khi nhốt dưới sàn nhà mà được làm
chuồng ở xa nhà, xa nguồn nước. Người Mường Tân Mỹ còn biết tận dụng ao
hồ, sơng ngịi để ni thả cá. Tuy vậy do địa bàn cư trú bán trung du và miền
núi nên ao hồ ở nơi người Mường ở xuất hiện ít. Họ chủ yếu dựa vào đánh bắt
cá, tôm tự nhiên ở sơng, suối và các chi lưu của nó. Cơng cụ dùng để đánh bắt
chủ yếu là lưới, đó, đăng, chũm. Song có lẽ kiểu đánh bắt cá truyền thống của
người Mường Tân Mỹ là dùng một thứ lá có độc gọi là lá cơi giã nhuyễn dải
xuống một khúc suối ngòi để làm cho cá tép say nổi lên mặt nước rồi bắt đem
về.
Hiện nay tại xã Tân Mỹ có khoảng gần 2000 con (hai nghìn) trâu bị. Tập
qn thả rơng trâu bị từ lâu đã trở thành phổ biến, ngồi lối chăn thả này trâu bị
cịn được chăn theo lối buộc dây để trẻ em hoặc người già trơng nom. Đàn lợn được
chăm sóc chu đáo hơn: chuồng lợn làm ở dưới gầm sàn hoặc góc vườn, hàng ngày


×