Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Tìm hiểu nét thanh lịch của người hà nội hiện nay qua khảo sát một số phố cổ hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 104 trang )

Bộ giáo dục v đo tạo

Bộ VĂN HOá THể THAO V DU LịCH

Trờng đại học văn hoá h nội

Nguyễn xuân trờng

Văn hoá ứng xử của ngời thái với môi trờng
tự nhiên ở huyện mộc châu tỉnh sơn la

luận văn thạc sĩ văn hoá học

H nội - 2010


ii

Bộ giáo dục v đo tạo

Bộ VĂN HOá THể THAO V DU LịCH

Trờng đại học văn hoá h nội

Nguyễn xuân trờng

Văn hoá ứng xử của ngời thái với môi trờng
tự nhiên ở huyện mộc châu tỉnh sơn la
chuyên ngnh: văn hóa học
m số: 60.31.70


luận văn thạc sĩ văn hoá học
ngời h−íng dÉn khoa häc: gs.ts hoμng nam

Hμ néi - 2010


iii

MỤC LỤC

Trang
Mục lục
Lời cảm ơn
Bảng chữ cái viết tắt
MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG XÃ

5

HỘI VÀ NGƯỜI THÁI Ở HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA

1.1. Môi trường tự nhiên

5

1.2. Môi trường xã hội


12

1.2.1. Lịch sử người Thái ở Mộc Châu

12

1.2.2. Đặc điểm cư trú.

15

1.2.3. Những giá trị văn hoá truyền thống.

19

CHƯƠNG 2: NHỮNG HOẠT ĐỘNG ỨNG XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ 27
NHIÊN CỦA NGƯỜI THÁI

2.1. Những vấn đề về lý luận văn hoá ứng xử

27

2.1.1. Khái niệm ứng xử.

27

2.1.2 Khái niệm văn hóa ứng xử.

28

2.1.3. Khái niệm mơi trường tự nhiên


29

2.2. Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên

30


iv

2.2.1.Văn hóa ứng xử với chất đất, địa hình đất dốc, đồi núi.

30

2.2.2. Văn hóa ứng xử với tài nguyên nước.

39

2.2.3. Văn hóa ứng xử với tài ngun khí hậu.

49

2.2.4. Văn hóa ứng xử với tài nguyên rừng

61

CHƯƠNG 3: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY NHỮNG GÍA TRỊ VĂN HỐ ỨNG 69
XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN

3.1. Những giá trị văn hố ứng xử với mơi trường tự nhiên cần được 69

bảo tồn và phát huy
3.2. Bảo tồn và phát huy những giá trị trong văn hố ứng xử với mơi 75
trường tự nhiên trong giai đoạn hiện nay
3.2.1. Phương hướng chung

75

3.2.2. Một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy các gía trị văn 78
hóa truyền thống của người Thái ở huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La
hiện nay.
3.2.3. Một số kiến nghị.

83

KẾT LUẬN

88

TÀI LIỆU THAM KHẢO

90

PHỤ LỤC


v

LỜI CẢM ƠN

Luận văn khoa học này là kết quả quá trình 3 năm học tập tại Khoa Sau

đại học - Trường Đại học Văn hoá Hà Nội với sự giảng dạy và giúp đỡ tận
tình của các thầy cơ giáo cũng như những nỗ lực học hỏi của bản thân.
Với tình cảm chân thành, tác giả xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất đến
GS.TS. Hoàng Nam - người hướng dẫn luận văn - Thầy đã dành cho em
những lời chỉ bảo ân cần, những kiến thức và kinh nghiệm quý báu giúp em tự
tin vượt qua những khó khăn trong quá trình nghiên cứu và viết luận văn.
Và xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Phòng Văn hoá huyện Mộc Châu,
tỉnh Sơn La và các nghệ nhân người Thái ở các thôn bản của huyện đã cung
cấp những tài liệu quý và hỗ trợ tác giả trong quá trình nghiên cứu. Trân trọng
cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên khích lệ tinh
thần để tác giả yên tâm trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Do hạn chế về thời gian và điều kiện nghiên cứu nên luận văn khơng
tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tác giả mong muốn nhận được những lời
góp ý và chỉ dẫn của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!

Tác giả

Nguyễn Xuân Trường


vi

BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT

- NGƯT

:Nhà giáo ưu tú

- NSND


:Nghệ sĩ nhân dân

- GS

:Giáo sư

- TS

:Tiến sĩ

- PGS.TS

:Phó Giáo sư - Tiến sĩ

- Nxb

:Nhà xuất bản

- tr

:Trang

-H

:Hình

- Nxb

Nhà xuất bản



1

MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, mỗi dân tộc đều có những giá trị
và sắc thái văn hố riêng. Việc nghiên cứu để bảo tồn và phát triển sắc thái và
giá trị văn hố các dân tộc sẽ góp phần làm phong phú nền văn hoá các dân
tộc Việt Nam, đồng thời củng cố sự thống nhất dân tộc và phát huy tính đa
dạng văn hố các dân tộc. Đặc biệt, khi mà kinh tế thị trường phát triển, với
sự hội nhập giao lưu văn hoá đang diễn ra mạnh mẽ trên mọi phương diện,
trong quá trình giao lưu ấy dân tộc Thái đã phải ứng xử với nhiều giá trị văn
hoá mới, tiếp thu nhiều yếu tố văn hoá tiến bộ, đồng thời nhiều giá trị văn hoá
Thái mang bản sắc dân tộc có nguy cơ ngày một mai một. Do vậy, việc nghiên
cứu văn hoá các dân tộc nói chung và những sắc thái trong văn hố Thái nói
riêng xét về mọi phương diện là vấn đề cần thiết và quan trọng hiện nay.
Dân tộc Thái có dân số khá đông, xếp vào hàng thứ ba sau người Kinh
và người Tày, cư trú chủ yếu ở các tỉnh Tây Bắc và miền tây tỉnh Thanh hoá
và Nghệ An. Dân tộc Thái có nền kinh tế - xã hội phát triển với một nền nông
nghiệp lúa nước truyền thống phát triển đến một trình độ cao. Góp phần quan
trọng vào sự hình thành và duy trì sự tồn tại của cộng đồng này chính là văn
hố ứng xử.
Trong nhiều năm qua, việc nghiên cứu văn hóa Thái chủ yếu nghiên
cứu về văn hóa truyền thống và mang tính tìm hiểu về nội hàm lý thuyết văn
hóa, hầu như chưa có cơng trình nào nghiên cứu về văn hóa ứng dụng, cụ thể
là văn hóa ứng xử với mơi trường tự nhiên. Thực trạng ứng xử với môi trường
tự nhiên hiện nay dẫn đến hệ quả là môi trường tự nhiên bị tàn phá, rừng bị

khai thác cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước, thiếu nước sạch, lụt lội xảy ra liên
tiếp nhiều năm…ngày càng gia tăng. Môi trường xã hội có nhiều thay đổi cả


2

tích cực lẫn tiêu cực, các thành tựu khoa học kỹ thuật đã từng bước đi vào
cuộc sống các cư dân nhưng cũng đồng thời nhiều giá trị văn hoá truyền
thống có nguy cơ bị lãng quên, bị mất dần.
Với mong muốn góp một phần nhỏ của mình vào việc giữ gìn bảo tồn
và phát triển nền văn hố mang đậm chất nhân văn của dân tộc Thái, tôi mạnh
dạn chọn đề tài “Văn hoá ứng xử của người Thái với môi trường tự nhiên ở
huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Từ trước đến nay, những cơng trình nghiên cứu về văn hố ứng xử có
tính chất lý luận chung hoặc ở từng dân tộc nào đó có những phương diện cụ
thể nào đó về vấn đề này. Thoảng hoặc chỉ thấy văn hoá ứng xử của người
Thái được đề cập đến như một phần nhỏ, một phương diện trong một cơng
trình chung về người Thái.
Hiện nay, nghiên cứu dân tộc Thái và các tộc người nói tiếng Thái theo
nghĩa quốc tế sinh sống ở Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Ấn Độ…và
từ các quốc gia trên di cư sang các nước phương Tây. Tổng dân số lên tới hơn
100 triệu người, đây khơng cịn là vấn đề riêng của quốc gia nào nữa mà nó đã
trở thành vấn đề mang tính quốc tế được nhiều nhà khoa học trên thế giới
quan tâm. Điều đó được thể hiện bằng việc các hội nghị Thái học được tổ
chức liên tục hàng năm trên trên thế giới, mà gần đây nhất là hội nghị Thái
Quốc tế lần thứ bẩy tổ chức ở Hà Lan và tiếp theo là hội nghị Thái học lần thứ
VIII được tổ chức ở Nakhon Phanôm Thái Lan. Các tác phẩm như: Người
Thái ở Tây Bắc Việt Nam của Cầm Trọng, trong cuốn sách này tác giả đã

trình bày về nhiều mặt của đời sống xã hội Thái, về các mối quan hệ kinh tế,
đặc biệt là vấn đề sở hữu đất đai. Tư liệu về lịch sử và xã hội dân tộc Thái do
Đặng Nghiêm Vạn chủ biên, đã hệ thống những tư liệu thành văn, những văn
tự cổ phổ biến ở vùng Tây Bắc Việt Nam từ thế kỷ thứ VI như Quám tô


3

mướng, lệ mường, luật mường…nói về các lĩnh vực lịch sử, xã hội, tơn giáo.
Nhóm tác giả đã khái qt được bức tranh về lịch sử xã hội Thái giúp cho
người đọc hiểu về tư tưởng, gía trị văn hố và lịch sử xã hội cổ truyền của dân
tộc Thái. Cuốn sách Luật tục Thái ở Việt Nam của Ngô Đức Thịnh - Cầm
Trọng, đã tập hợp những tư liệu dân gian tồn tại hàng trăm năm nay về luật
tục của đồng bào Thái. Trong cuốn sách quý này có thể tìm thấy những mơ tả
về cách ứng xử của các mối quan hệ trong gia đình và xã hội Thái…
Về các khía cạnh khác nhau của đời sống văn hóa Thái đã có các tác
phẩm: Nhà sàn Thái của Hoàng Nam – Lê Ngọc Thắng, Nghệ thuật trang
phục Thái của Lê Ngọc Thắng và Hoa văn Thái của Hoàng Lương…
Những cơng trình nghiên cứu ở trên là cơ sở quan trọng đối với đề tài
này. Song, đến nay chưa có một cơng trình nào đề cập, nghiên cứu về văn hoá
ứng xử của dân tộc Thái ở huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Bởi vậy nội dung
này được tác giả lựa chọn thực hiện làm luận văn tốt nghiệp.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là cách ứng xử người Thái
trong quan hệ với môi trường tự nhiên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu văn hoá ứng xử truyền thống của người Thái với môi
trường tự nhiên ở huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

4. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Tìm hiểu tri thức dân gian Thái về khai thác và bảo vệ môi trường tự
nhiên thông qua việc nghiên cứu văn hố ứng xử truyền thống với mơi trường
tự nhiên ở Mộc Châu.


4

Trên cơ sở đó đưa ra một số đề xuất trong việc bảo tồn và phát huy giá trị
của những tri thức đó trong thời kỳ cơng nghiệp hố - hiện đại hoá đất nước.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp luận: Coi hiện tượng văn hố ln biến động và nằm
trong một điều kiện lịch sử cụ thể.
Phương pháp thu thập tài liệu: Phương pháp điền dã dân tộc học, điều
tra xã hội học, đọc tư liệu huyện Mộc Châu.
Phương pháp xử lý tư liệu: Miêu tả, phân loại, thống kê, so sánh, quy nạp.
6. ĐĨNG GĨP CỦA LUẬN VĂN

Góp thêm tư liệu về tri thức dân gian của người Thái ở huyện Mộc
Châu, tỉnh Sơn La.
Từ những vấn đề được nghiên cứu trong luận văn sẽ là một đóng góp
nhỏ vào việc nghiên cứu tồn diện, có hệ thống về dân tộc Thái để làm công
cụ cho người làm công tác quản lý và làm cơ sở cho công tác quy hoạch, bảo
tồn, khai thác, phát huy các giá trị văn hoá Thái trong hiện tại và tương lai.
7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

Ngoài phần Mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
Luận văn có 3 chương chính:

Chương 1: Khái qt mơi trường tự nhiên, môi trường xã hội và người Thái ở
huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La
Chương 2: Những hoạt động ứng xử với môi trường tự nhiên của người Thái
Chương 3: Bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá ứng xử với môi trường
tự nhiên


5

CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG
XÃ HỘI VÀ NGƯỜI THÁI Ở HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA

1.1. MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN

Mộc châu là một huyện miền núi cửa ngõ của tỉnh Sơn La nằm trên trục
giao thông quốc lộ 6 huyết mạch của vùng Tây Bắc cách thị xã Sơn La 114
km về phía Đơng Nam, cách Hà Nội 190 Km về phía Tây Bắc, là tuyến
đường nối liền vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng Bắc Bộ - Hà Nội – Tây
Bắc . Huyện có có đường biên giới 36.5 km giáp với Cộng hoà dân chủ nhân
dân Lào, có cửa khẩu quốc gia Bó Sập. Mộc Châu từ xa xưa đã được coi là
vùng đất xung yếu, có một vị trí chiến lược hết sức quan trọng trong lịch sử
dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.
Huyện Mộc Châu hiện nay được định vị ở 20063” vĩ độ bắc và 104030”
– 10507” kinh độ đơng. Phía bắc giáp huyện Phù n, phía Nam giáp tỉnh
Thanh Hố và tỉnh Hủa Phăn (nước Cộng hồ dân chủ nhân dân Lào), phía
đơng giáp tỉnh Hịa Bình, phía tây giáp huyện Yên Châu. Diện tích tự nhiên
của huyện là 2.025Km2, trong đó phần lớn là đất lâm nghiệp, cịn đất nơng
nghiệp chỉ chiếm khoảng 16,7%.
Là huyện mang đặc trưng của miền núi Tây Bắc, địa hình chia cắt

mạnh, có nhiều núi cao hiểm trở và thung lũng rộng, độ cao trung bình so với
mặt nước biển từ 950 đến 1050m, có cao nguyên rộng lớn và tương đối bằng
phẳng. Vì vậy Mộc Châu có vị trí hết sức quan trọng về kinh tế - xã hội - an ninh
quốc phòng.


6

Hiện nay huyện Mộc Châu có 27 xã và 2 thị trấn bao gồm: thị trấn Mộc
Châu, thị trấn Thảo Ngun và các xã: Chiềng Hắc, Mường Sang, Đơng Sang,
Lóng Sập, Chiềng Sơn, Chiềng Khừa, Xuân Nha, Tân Lập, Tân Hợp, Phiêng
Lng, Lóng Lng, Vân Hồ, Chiềng Khoa, Nà Mường, Tơ Múa, Quang
Minh, Song Khủa, Liên Hồ, Hua Păng, Quy Hướng, Chiềng Yên, Tà Lại,
Mường Tè, Suối Bàng, Mường Men, Tân Xuân, Chiềng Xuân.
Mộc Châu là miền đất có địa hình cácxtơ (núi đá vơi), có nhiều núi, đồi
cao nhấp nhơ như sóng lượn, nằm gối kề nhau chạy theo hướng tây bắc –
đông nam, xen lẫn với những vùng cao ngun rộng lớn là những vùng bình
ngun, lịng chảo, những khe vực, suối, sơng làm cho địa hình Mộc Châu trở
nên đa dạng. Mộc Châu được xếp vào miền đất có vị trí mang tính chất tiếp
xúc giữa nhiều hệ thống địa lý.
Núi đá vơi ở Mộc Châu có độ cao trung bình từ 1.100m – 1.300m so
với mặt nước biển, trong đó có đỉnh Pha Lng nằm ở phía nam huyện là
ngọn núi cao nhất, với độ cao 1.880m. Các cao nguyên và bồn địa (hay còn
được gọi là đồng bằng giữa núi) làm nên yếu tố địa hình mang tính đặc thù
của miền đất Mộc Châu. Riêng cao ngun Mộc Châu có độ cao trung bình là
1.050m.
Nhờ các vận động địa chất và địa lý đã tạo nên hai dạng thổ nhưỡng cơ
bản cho Mộc Châu:
Đất Feralit đỏ nâu phát triển trên nền phong hoá từ đá vôi tức là đồi
núi, cao nguyên. Đây là loại đất tốt có nhiều mùn, thích hợp cho các loại cây

trồng khô, đặc biệt các loại cây công nghiệp như chè, cà phê…và những
phiêng bãi, những đồi trọc rộng có độ dốc ít, đó là những cánh đồng cỏ màu
mỡ rất thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi gia súc lớn.


7

Đất phù sa cổ, phân bố dọc các thung lũng, các bồn địa giữa núi hoặc
các vạt nhỏ ven chân núi. Đất này tầng dày, thuận lợi về thuỷ lợi để canh tác
lúa nước và trồng cây thực phẩm.
Với kiến tạo địa chất trên, Mộc Châu còn là nơi gặp gỡ của nhiều sơng
suối. Trong đó, sơng Đà là con sơng lớn nằm ở phía bắc của huyện, giữ vai trò
quan trọng trong sự phát triển của miền đất này. Bên cạnh sông Đà là hệ
thống các suối lớn, nhỏ có nguồn gốc khác nhau như suối Sặp, suối Quanh,
suối Tân, suối Đo, suối Mực, suối Sơ Vin, suối Khủa, suối Giăng, suối
Lồi…tổng chiều dài khoảng 274 km, trong đó suối Sặp là suối dài nhất, chảy
qua huyện Mộc Châu 85 km và đi vào Yên Châu. Dựa trên lưu lượng nước
của dịng chảy các con sơng, suối, những đập thuỷ điện có quy mơ vừa và nhỏ
đã được xây dựng ở các địa phương, phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất trong
mỗi bản làng. Các dịng sơng, suối và hồ nước đó khơng những có vai trị điều
tiết nước sinh hoạt và sản xuất của nhân dân mà cịn có tác dụng điều hồ khí
hậu địa phương, cung cấp thuỷ sản và thuận tiện giao thông.
Về thuỷ văn: Là huyện có địa hình chia cắt mạnh tạo ra hệ thống sông
suối khá phong phú song phân bố không đều. Ngồi sơng Đà chảy qua với
chiều dài 65km, cịn có các suối chính như: Suối Sập, suối Bàng, suối
Giăng…và các suối nhỏ, khe nước đa số các con suối trên địa bàn huyện đều
ngắn và dốc. Tuy nhiên, do độ cao và độ che phủ của thảm thực vật thấp nên
lưu lượng nước thiếu ổn định, khả năng giữ nước rất hạn chế nên thường gây
lũ quét và xói mịn mạnh. Mùa khơ nhiều suối bị kiệt nước, thậm trí khơng
cịn nước gây ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

Về tài nguyên nước của huyện Mộc Châu có hai loại nước chính là
nước mặt và nước ngầm.


8

Nước mặt: Đây là nguồn nước quan trọng cung cấp nước cho sản xuất
và sinh hoạt của dân cư, nhất là trong mùa khô. Nước mặt chủ yếu là nguồn
nước mưa được lưu giữ trong các ao, hồ chứa, kênh mương, mặt ruộng và hệ
thống sông suối.
Tuy nhiên nguồn nước mặt phân bố không đều cả về thời gian và không
gian, nguồn nước dồi dào về mùa mưa và cạn kiệt về mùa khô, phần lớn mặt
nước các sông, suối đều thấp so với mặt bằng canh tác và khu dân cư nên hạn
chế khai thác sử dụng vào sản xuất và đời sống. Chất lượng nguồn nước
tương đối sạch. Tuy nhiên do ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường từ các khu
dân cư, các điểm chế biến nông sản…nên đa số các con suối trở thành nơi dẫn
tụ các chất thải, chất lượng nước ở các khu vực cuối nguồn bị giảm đáng kể,
ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Nước ngầm: Nguồn nước ngầm của huyện hiện tại chưa có điều kiện
thăm dị, khảo sát đầy đủ. Song trong thực tế, sự tích tụ của hồ thuỷ điện Hồ
Bình làm cho các khe nứt, hệ thống hang động dưới 115m ở vùng Mộc Châu
hoạt động trở lại đã đẩy mực nước ngầm lên cao hơn. Ở các khu vực còn lại
nước ngầm đã được nhân dân khai thác tương đối hiệu quả để phục vụ sinh
hoạt. Một số năm gần đây do độ che phủ của thảm thực vật giảm nên nguồn
nước ngầm cũng bị giảm đáng kể, một số khu vực các giếng đào đã bị cạn
nước về mùa khơ. Vì vậy để đảm bảo có đủ nước phục vụ đời sống của nhân
dân trong vùng cần quan tâm sử dụng các biện pháp trữ nước mặt trong mùa
khô như: đắp đập, xây bể chứa nước…kết hợp với các biện pháp khoanh nuôi
bảo vệ và trồng rừng ở các khu vực đầu nguồn.
Khí hậu Mộc Châu cũng chia thành 2 mùa rõ rêt: Mùa mưa từ tháng 4

đến tháng 9, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Tuy nhiên do nằm ở
vùng cao nguyên có độ cao lớn, lại có địa hình cánh cung mở đón hướng gió,


9

nên vùng núi Mộc Châu là nơi tiếp nhận sớm và chịu ảnh hưởng sâu sắc của
gió Lào. Thêm vào đó là ảnh hưởng của luật đai cao nhiệt đới, nên ở đây có
yếu tố khí hậu Á nhiệt đới mà rõ rệt nhất là các xã dọc đường quốc lộ 6 và lân
cận. Khí hậu ở đây rất mát mẻ, nhiệt độ trung bình từ 180 đến 230c, nhiệt độ
chênh lệch giữa ngày và đêm 80c; độ ẩm cao trung bình 85% và là nơi có
lượng bốc hơi thấp nhất tỉnh, trung bình 572 mm/năm. Mộc Châu là huyện có
lượng mưa khá dồi dào, số ngày mưa trung bình 186 ngày/ năm, lượng mưa
trung bình năm từ 1400 - 1500 mm và là huyện có số ngày mưa phùn cao nhất
tỉnh, trung bình 50 ngày một năm. Đây cịn là vùng chịu ảnh hưởng gió mùa
Lào nên mùa đơng khá lạnh và thường xuyên bị sương muối, số ngày có
sương muối trung bình là 5 ngày/năm. Đặc biệt Mộc Châu là huyện có số
ngày sương mù cao nhất tỉnh, trung bình trên 80 ngày/năm, chính vì vậy đây
là miền quê được mệnh danh là “Xứ sở của sương mù” hay “Mường Mọk”.
Mộc Châu khơng có “biển bạc” nhưng lại có “rừng vàng”. Rừng Mộc
Châu là kho tài nguyên phong phú, đa dạng sinh học với nhiều loại lâm thổ
sản quý có giá trị kinh tế cao như gỗ vàng tâm, chò chỉ, lát, dâu,
nghiến…Hàng năm rừng cung cấp một khối lượng lớn tre, nứa, dược liệu,
thực phẩm, chất đốt cho nhu cầu xây dựng, sản xuất và đời sống của nhân
dân. Ngồi các lâm sản chính với số lượng lớn và giá trị cao, rừng còn cung
cấp nhiều loại lâm sản có nhiều cơng dụng rất khác nhau dùng làm nguyên
liệu cho công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xuất khẩu như mây, song,
trúc…, dùng làm dược liệu cao cấp như ba kích, đẳng sâm, đặc biệt là sa nhân
ở đây có trữ lượng rất lớn. Mặt khác, rừng Mộc Châu cịn là mơi trường tốt
với nhiều động vật phong phú có giá trị như: Tê giác, voi, hổ, trâu…Ngày

nay, nhiều động vật q hiếm khơng cịn thấy xuất hiện trong các khu rừng
Mộc Châu, song dựa vào những xương, răng thú chứa trong các lớp trầm tích
cổ ở trong các hang động như hang Huyện Đội, hang Bưu Điện…có thể thấy


10

cách ngày nay khoảng 30-35 vạn năm - kỷ cánh tân, rừng Mộc Châu đã từng là
môi trường sinh sống đơng đúc của các lồi động vật này.
Sự phong phú và đa dạng của lâm thổ sản trong các khu rừng Mộc
Châu đã tạo điều kiện cho cư dân ở Mộc Châu có thể phát triển nghề khai thác
rừng. Từ xa xưa, khi nền kinh tế còn chưa phát triển, hái lượm, săn bắn, đánh
cá cịn là nguồn sống chính thì nguồn tài ngun rừng có ý nghĩa sống cịn với
cư dân. Ngày nay, khi nền kinh tế, xã hội của cư dân đã phát triển, rừng cung
cấp thường xuyên cho họ cái ăn, mặc, ở và phục vụ cho cuộc sống. Tập quán
sinh hoạt của đồng bào các dân tộc Mộc Châu thường ở nhà sàn, đó là sự
thích ứng với môi trường. Với chiếc nhà sàn đồ sộ đòi hỏi một khối lượng tre,
gỗ lớn…Tất cả nguyên liệu đó đều dựa vào rừng. Tuy nhiên, do nhiều nguyên
nhân khách quan và thiếu sót chủ quan, vốn rừng và thảm thực vật đang dần
bị thu nhỏ dần, kéo theo sự nghèo đi của giới động, thực vật, kể cả các loại
thú, chim mng. Ngồi ra chưa kể tới những thảm hoạ mà thiên tai gây ra
như lũ, nguồn, sạt lở, xói mịn. Hiện nay diện tích rừng của tồn huyện chỉ
cịn khoảng 23 % diện tích tự nhiên [1,tr.18].
Trong điều kiện xã hội mới, để phát huy nguồn tài nguyên đất rừng,
khắc phục tình trạng trên, duới sự chỉ đạo của Huyện ủy, Ủy ban nhân dân
huyện Mộc Châu, phong trào trồng rừng đã được phát động. Với sự hỗ trợ của
Nhà nước về giống, vốn và phương tiện, trồng rừng đã và đang trở thành
ngành sản xuất thứ hai trong lâm nghiệp của huyện và đạt được những kết quả
bước đầu. Hàng năm huyện đã trồng mới và tu bổ hàng trăm hécta rừng. Khai
thác hợp lý và nhân nhanh vốn rừng, bảo vệ tài nguyên rừng đang là nhiệm vụ

cấp bách của huyện, nó khơng chỉ có ý nghĩa kinh tế, mà cịn có ý nghĩa sinh
thái vô cùng quan trọng.


11

Với điều kiện thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, đất đai, đồng cỏ như vậy
đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho Mộc Châu phát triển cây công nghiệp, cây
lương thực, thực phẩm, các loại cây ăn quả nhiệt đới, á nhiệt đới và chăn nuôi
gia súc lấy sữa, lấy thịt cho sản lượng cao. Những năm qua huyện đã có bước
đột phá mạnh và có hiệu quả trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo
hướng sản xuất hàng hóa, xác định rõ các loại cây trồng chủ lực, áp dụng các
tiến bộ kỹ thuật công nghệ mới gắn với chính sách đầu tư, chính sách khuyến
nơng…đã đưa năng suất cây trồng tăng nhanh.
Các cây công nghiệp ngắn – dài ngày, cây ăn quả có quy mơ diện tích
phát triển ngày càng tăng, phản ánh q trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng
trong sản xuất nông nghiệp theo hướng tích cực. Đã hình thành rõ nét các
vùng sản xuất tập trung chuyên canh như vùng trồng chè, cây ăn quả…gắn
với công nghiệp chế biến tập trung ở một số xã: Phiêng Lng, Chờ Lồng, Tơ
Múa, Chiềng Sơn…góp phần đáng kể nâng cao thu nhập kinh tế hộ gia đình
và tác động tích cực vào sự nghiệp chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng
sản xuất hàng hóa. Hình thành vùng Ngơ hàng hóa tập trung ở các xã ven
Quốc Lộ 6, đây là sản phẩm chủ lực trong cơ cấu lương thực và sản phẩm có
giá trị hàng hóa lớn. Lượng ngơ hàng hóa này đã góp phần đáng kể để huyện
chủ động đối lưu một sản lượng gạo không nhỏ phục vụ nhu cầu lương thực
ngày càng tăng của nhân dân.
Về cảnh quan môi trường, Mộc Châu có nhiều lợi thế về điều kiện tự
nhiên, có nhiều phong cảnh đẹp mơi trường trong lành, điều kiện khí hậu rất
thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch, dịch vụ. Hiện tại huyện có nhiều
thắng cảnh đẹp có giá trị để khai thác theo hình thức du lịch sinh thái như

Hang Dơi, Thác Dải Yếm, Rừng thông, nơng trường thảo ngun Mộc Châu,
làng văn hố Lóng Lng – Vân Hồ…


12

1.2. MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI

1.2.1. Lịch sử người Thái ở Mộc Châu
Mộc Châu tên tiếng Thái là Mường Sang, Thái Mộc Châu là một nhóm
Thái đã thiên di từ Lào sang khoảng thế kỷ XIV. Đó là điều có thể khẳng định
được sau khi đã nghiên cứu, so sánh ăn khớp giữa các nguồn tư liệu thành văn
như: Tập Piết mướng (chuyện mường) của Mường Sang, tập Quám tố mướng
(chuyện bản mường) của người Thái Đen với các câu chuyện dân gian có nội
dung tương tự của ngay chính đất Mường Sang.
Dưới đây là tóm tắt một câu chuyện dân gian mang tính chất nửa thực
nửa thần thoại để nói về sự thiên di của người Thái Mộc Châu từ Lào sang:
…Ngày xưa, vua đất Viêng Chăn sinh được người con trai, đặt
tên là Pha - nha Nhọt - chom - cằm”. Chàng trai lớn lên ra tắm ở
sông Nậm Khoong (Mê - kơng) tình cờ lấy được một hịn đá quý,
có nhiều màu sặc sỡ ở trong bọt nước đem về làm vật bảo bối.
Khi trưởng thành Pha - nha Nhọt - chom - cằm được phép vua
cha đi tìm đất mới để lập bản, dựng mường. Cùng đi với Nhọt chom - cằm có nhiều binh, tướng và nhiều dân ở bản dưới,
mường trên. Trước khi lên đường, vua cha trao cho đoàn quân
của Nhọt - chom - cằm 800 cây mác được làm bằng đồng đỏ với
hàng chục thớt voi chiến.
Mang theo hòn đá quý trong người, chàng khởi binh từ đất Viêng
Chăn về Mường Thanh (Điện Biên) xuống Mường Húa (thuộc
Tuần Giáo) lên Mường So (Phong Thổ), Mường Là (thuộc tỉnh
Vân Nam - Trung Quốc). Chàng trai lại tiếp tục kéo quân để về

mạn sông Hồng đến Mường Mả, Mường Sát, Cam Đường (nay là
vùng đất thuộc tỉnh Hồng Liên Sơn cũ). Đồn người lại xi về


13

Mường Cúc, Mường Át (Thu Cúc, Lai Đồng – Vĩnh Phú), lại
ngược lên Mường Pi, Mường Sàng (vùng Lương Sơn, Thạch Bi –
Hồ Bình). Với danh nhĩa là đồn sứ giả của vua Lào, đoàn Nhọt
- chom - cằm đi tới đâu cũng được đón tiếp chu đáo.
Khơng ngờ hịn đá quý của Nhọt - chom - cằm mang theo cứ mỗi
ngày một lớn và khi tới đất Mường Mùn, Mường Hạ (Mai Châu
– Hồ Bình) thì hịn đá đó đã phải dùng 8 người khiêng mới có
thể tiếp tục đem đi được. Khi họ đến Phiêng Luông (vùng thảo
nguyên Mộc Châu), hòn đá bỗng thốt lên: “chỗ này đất tốt!”
(trong tiếng Thái “tốt” là “đi”). Nhọt - chom - cằm mới đặt nơi
đó là Chiềng Đi. Họ lại tiếp tục khiêng hòn đá qua núi “Kèm cọ”
đến một bãi bằng, đá lại nói “cho tơi xuống đây!” (tiếng Thái:
“khỏi chí lống”). Chiều ý đá Nhọt - chom - cằm bèn đặt hịn đá ở
đó và gọi tên đất ấy là chí lống (xuống đây). Nay chí lống được
phiên âm là Chò Lồng một xã thuộc huyện Mộc Châu. Hòn đá
được mang tên là “xửa - hin - lái” (áo với nghĩa là hồn mường có
màu sặc sỡ). Từ đó đất Chỉ Lống được chọn làm nơi trú ngụ “hồn
mường” của Mường Sang.
Đất Mường Sang thời đó đang có người Lếm, Lé ở. Người Thái
do Nhọt -chom - cằm dẫn đến sau cũng đòi vào cư trú, nên xảy ra
tranh chấp giữa hai bên. Họ cược nhau bắn tên vào vách đá, nếu
mũi tên ai cắm được trên đó sẽ thắng và được làm chủ đất.
Ngược lại mũi tên ai không cắm được vào vách đá mà rơi xuống
đất, sẽ phải dời đi nơi khác. Với cây nỏ có cánh cung và mũi tên

bằng đồng, người đại diện bên Lếm, Lé gương lên bắn lần thứ
nhất tên rơi xuống đất, lần thứ hai tên rơi xuống đất, và lần thứ ba
tên lại rơi xuống đất! Đến lượt bên Thái bắn, người đại diện dùng


14

nỏ có cánh cung bằng tre với mũi tên tre có bịt sáp ong giương
lên bắn lần thứ nhất tên cắm trên vách đá, lần thứ hai tên cắm
trên đá, và lần thứ 3 tên lại cắm trên đá. Người Thái đã thắng
cược. Song người Lếm, Lé vẫn không chịu và đòi hai bên phải
làm lễ cúng “Ma mường”. Nếu “Ma mường” ưng bên nào ắt sẽ
hiện lên mà phân rõ bên nào sẽ là chủ đất. Biết vậy Nhọt - chom cằm bèn bố trí cho tướng Khăm Phơng đem bơng bọc tồn thân
giả làm “ma mường” trèo lên nấp sẵn ở trên vách núi. Đến khi
hai bên bày thủ tục cúng, thì “ma mường” giả đó hiện trên vách
núi trắng tốt mà nói rằng: “Đất này người Thái ở mới phát, cịn
người Lếm, Lé ở thì lồi người sẽ tiệt chủng”. Thế là người Lếm,
Lé đành phải bỏ đi nơi khác cho người Thái vào cư trú.
Nhọt - chom - cằm lên làm “chẩu mường”, đất Mường Sang mới
đặt tên cho ngọn núi có vách đá cắm tên bịt sáp ong là “núi vách
sáp ong” (Pom pha khỉ sút) và chia con cháu đi bản dưới, mường
trên để làm chủ. Các con cháu đó đều được phân một cây mác
đồng của vua cha đất Viêng Chăn; và số còn lại họ đem đúc
thành tượng đồng đặt ở chùa bản Vặt gọi là tượng Pha – nha
Nhọt – chom – cằm. Nhọt – chom – cằm chính là ơng tổ của họ
Xa nối nghiệp trị vì đất Mường Sang.
Ở Lào sang, người Thái Mộc Châu vẫn quen thờ Thích-ca Mô-ni,
nên họ đã lập chùa ở bản Vặt (tên Vặt là âm chệch của Phật) và
hàng năm tổ chức lễ Phật gọi là “Chách vặt, chách vá” vào tháng
5 âm lịch [31,tr.40-43].

Cho đến nay vẫn chưa có đủ cứ liệu để xác minh nhóm tộc người nào
hiện có mặt ở Tây Bắc sẽ là hậu duệ của người mang tên “Lếm, Lé”. Theo


15

như người Thái ở Mộc Châu kể thì sau khi thua cuộc với Nhọt – chom – cằm,
họ đã bỏ quê hương sang Lào cả. Khi họ ra đi, Nhọt – chom – cằm cịn cử
tướng Khăm Phơng đi tiễn chân….Song đấy mới chỉ là một loại tư liệu chưa
lấy gì đáng tin cậy lắm. Có thể đại bộ phận họ đã sang Lào nhưng ít nhất cũng
cịn những nhóm lẻ tẻ còn rơi rớt?.
Còn câu chuyện về “cược bắn nỏ” để tranh đất thì ở người Xinh Mun
cịn phổ biến hơn cả. Chúng tôi xin ghi lại câu chuyện đó do ơng Nguyễn Văn
Huy đã sưu tầm ở bản Ái xã Chiềng On – Yên Châu: “Xưa kia người Xinh
Mun cư trú ở bản Ái, người Thái đến sau nhận đất bản Ái của mình. Hai bên
tranh chấp nhau và cùng thi bắn cung (nỏ). Họ ước với nhau rằng mũi tên của
ai dính vào núi đá thì tồn bộ đất đai quanh vùng sẽ thuộc về người đó. Khi
bắn, người Xinh Mun dùng tên đồng, nên mũi tên bật ra. Cịn người Thái
dùng tên tre có bọc “khỉ sút” (sáp ong-tiếng Thái) nên mũi tên dính vào vách
đá. Vì thế người Xinh Mun phải nhường bản Ái cho người Thái” [31,tr.44].
Theo Đại Việt sử ký toàn thư hay Việt Sử thông giám cương mục
bộ phận Thái đến vùng Mộc Châu vào khoảng thế kỷ thứ XIV.
Thời gian ghi trong chinh sử như trên phù hợp với thời gian mà
sách Quám tố mướng và Piết mướng ghi lại. Sự kiện đó cũng
được Lai lịch dịng họ Hà Cơng ghi rõ ông tổ của ngành này vào
khoảng thế kỷ thứ XIV, từ miền Bắc Hà (Hoàng Liên Sơn) xuống
khai phá vùng Mường Thượng, Mường Hạ, rồi mở rộng dần
xuống Mường Pa. Một chi ngược lên Mộc Châu (Sơn La), một
chi xi xuống Mường Khơng (Thanh Hóa) [35,tr.32].
1.2.2. Đặc điểm cư trú

Huyện Mộc Châu có 07 dân tộc chính cùng sinh sống, bao gồm: Thái,
Mường, Mông, Kinh, Dao, Sinh Mun, Khơ Mú. “Dân số Mộc Châu có


16

129,462 người, trong đó dân tộc Thái có 43.443 người, chiếm 33,55%; dân
tộc Kinh 38.837 người, chiếm 30%; dân tộc Mường 20.336 người, chiếm
15,7%; dân tộc Mông 18.008 người, chiếm 14%; dân tộc Dao 7.921 người,
chiếm 6,2%; dân tộc Sinh Mun 511 người, chiếm 0,39%; dân tộc Khơ Mú
363 người, chiếm 0,28%; dân tộc khác 43 người [1,tr.20].
Người Thái thường cư trú trong những bản (làng). Bản của người Thái
thường được xây dựng ở gần rừng, gần nguồn nước. Đó là những địa điểm
tiện lợi cho việc sản xuất nông nghiệp và cho cả công việc hái lượm, săn bắt
những sản vật của tự nhiên. Đây thường là những thung lũng lớn hoặc nhỏ rất
màu mỡ, có những con sơng, suối chảy qua. Bước vào khu cư trú của người
Thái, ta thường thấy những ngôi nhà sàn xinh xắn, duyên dáng quần tụ nhau
trên một gò cao. Xen giữa các nhà là các loại cây ăn quả lưu niên; bao bọc
quanh làng là các cánh đồng, ngoài cùng là những dãy núi chạy viền quanh.
Hoặc các bản làng đó chạy dài theo chân đồi, trước mặt là những cánh đồng,
sông suối. Tuy ở đơi nơi, người Thái có sống xen kẽ với một số dân tộc anh
em khác nhưng nhìn chung với dân số khá đơng, họ thường đóng vai trị chủ
thể trong các địa vực cư trú của mình và gắn bó với các địa vực này từ bao thế
hệ. Điều đó cho phép họ có thể kiến tạo một nền văn hóa riêng mang đậm tính
tộc người.
Dân số Mộc Châu phân bố không đều, mật độ tập trung đông ở các khu
vực thị trấn huyện lỵ, thị trấn nông trường; khu vực Chiềng Ve và dọc quốc lộ
6. Ngược lại mật độ dân cư ở vùng nông thôn rộng lớn thì thưa thớt.
Bản, mường (làng, xã) là nơi cư trú của cư dân các dân tộc Mộc Châu.
Cuộc sống đó lấy kinh tế ruộng nước và nương rẫy làm nền tảng. Đơn vị bản

bao gồm những gia đình thuộc những dòng họ của một hay hai, ba dân tộc
cùng cư trú. Cịn mường có nhiều bản, nhiều bản hợp thành mường, bao gồm


17

nhiều đại và tiểu gia đình của nhiều dịng họ khác nhau, với những đường
ranh giới rất cụ thể, với những tục lệ cổ truyền. Bản, mường có mối quan hệ
chặt chẽ như “gốc với rễ, như cây với cành” tạo ra một bộ máy hồn chỉnh có
tính chất khép kín, mang đậm màu sắc dân tộc. Trong nền tảng xã hội ấy, bản
có thể được xem là đơn vị kinh tế, chính trị quan trọng trong xã hội. Các gia
đình trong bản với các thành viên của mình hợp lại thành một cộng đồng cư
dân có tổ chức nhất định. Mỗi bản có địa vực cư trú riêng, có phạm vi đất đai
canh tác, đất rừng, khúc sông, khe suối riêng thuộc quyền quản lý và sử dụng
của bản. Do vậy, cộng đồng bản là một cộng đồng công xã nơng thơn độc lập,
lấy đơn vị gia đình làm nền tảng.
Các tộc người đến cư trú ở Mộc Châu đã chọn điểm quần cư cho mình
ở ven bờ suối, dọc thung lũng, trên các cánh đồng hoặc tập trung men theo
sườn đồi, hướng về đường giao thông hay một con suối lấy nước hoặc nơi có
nguồn nước có thể sản xuất nơng – lâm kết hợp.
Nơng nghiệp là hình thái kinh tế chính của cư dân Mộc Châu, những
cánh đồng phì nhiêu là kết quả của nhiều thế hệ đã khai phá, cải tạo, đến nay
rừng xanh núi cao đã trở thành đồi chè, nương ngô và cánh đồng lúa.
Cư dân Mộc Châu vốn từ xưa có hai phương thức canh tác nông
nghiệp: Làm nương rẫy ở vùng cao và làm ruộng nước ở vùng thấp. Cả hai
phương thức này đều được áp dụng phổ biến trong bản làng của đồng bào dân
tộc Mộc Châu ngày nay. Những hình thức canh tác ấy đã phản ánh môi
trường sinh hoạt và truyền thống văn hoá của mỗi cộng đồng cư trú trên đất
Mộc Châu.
Hiện nay các dân tộc Mộc Châu đang cố gắng giảm dần diện tích

nương rẫy, khai khẩn ruộng nước, ứng dụng khoa học kỹ thuật, trồng giống
mới, thâm canh tăng vụ và chuyển hướng vào nghề rừng, chăn nuôi và trồng


18

cây cơng nghiệp, cây ăn quả. Do đó, đồng bào đã có nguồn thu nhập tốt hơn,
góp phần nâng cao đời sống và bảo vệ môi trường sinh thái.
Dựa vào những đặc điểm về tự nhiên, địa vực cư trú, tập quán và kỹ
thuật sản xuất thì kinh tế trồng trọt là yếu tố quyết định sự tồn tại xã hội cổ
truyền của người Thái. Kinh tế trồng trọt chỉ có thể gọi đúng tên khi con
người đã can thiệp và chủ động điều tiết quá trình sinh truởng của các loại
cây. Nền tảng của kinh tế trồng trọt là đất đai. Để tiến hành trồng trọt tốt trước
đây đồng bào đã có những tri thức cơ bản nhằm phân loại đất gắn với từng
loại cây trồng:
Đất cát sỏi, đất có lẫn đá răm chỉ có thể trồng mía, ngơ, đậu hay trồng
dâu để nuôi tằm.
Đất bãi vùng cao nguyên thường để làm nương trồng bông, xen lạc,
vừng và các loại dưa.
Đất trũng thấp gần chân núi hoặc trong khe núi thường trồng ngô xen đậu.
Đất mùn thường trồng lúa nếp, các loại rau xanh hoặc cây ăn quả.
Đất có độ ẩm cao ở nơi cớm nắng thường trồng một số cây dược liệu và chàm.
Ngoài việc trồng trọt, đồng bào rất chú trọng đến chăn nuôi. Cánh đồng
cỏ bát ngát của thảo nguyên rất thuận tiện cho việc chăn ni các loại gia súc
như trâu, bị, ngựa, để dùng làm sức kéo, dễ thồ hàng, đặc biệt là lấy sữa và
thực phẩm.
Nghề thủ công của các dân tộc Mộc Châu như nghề rèn, mộc, đan lát,
dệt vải…được coi là nghề phụ gia đình. Những sản phẩm thủ cơng nghiệp
ngồi phần chủ yếu để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đời sống hàng
ngày còn dùng làm vật trao đổi. Nếu như nghề đan lát là công việc của đàn

ơng đã đạt đến trình độ kỹ thuật và mỹ thuật cao thì nghề dệt vải có từ ngàn


19

đời là công việc của chị em phụ nữ các dân tộc. Những tấm vải bền đẹp với
những hoa văn rực rỡ, sinh động, mang sắc thái riêng của từng dân tộc đã trở
thành những tác phẩm nghệ thuật trang phục nổi tiếng.
Hình thái kinh tế của các dân tộc Mộc Châu phản ánh họ là cư dân
trồng trọt, nguồn sống chủ yếu dựa vào kết quả của mùa màng từ ruộng nước
và nương rẫy đến công việc làm vườn, trồng cây ăn quả, chăn nuôi gia súc,
gia cầm và thủ công nghiệp là những ngành kinh tế phụ cổ truyền hỗ trợ tích
cực cho nền kinh tế trồng trọt.
Các dân tộc Mộc Châu chủ yếu sống tập trung thành những bản, mường
nhỏ, cư trú đan xen nhau, hoà nhập vào nhau trên các vùng đất của huyện.
Chính sự hồ nhập giữa các dân tộc đã tạo nên đặc điểm rất điển hình của cư
dân vùng Tây Bắc, đó là sự giao thoa về văn hoá và sử dụng lẫn nhau về mặt
tiếng nói (để trao đổi hàng hố và giao tiếp trong sinh hoạt). Vì vậy hiện tượng
song ngữ và đa ngữ; song văn hoá và đa văn hoá là nét đặc thù của bản sắc văn
hoá các dân tộc vùng Tây Bắc nói chung và ở Mộc Châu nói riêng.
1.2.3. Những giá trị văn hố truyền thống
Tụ cư trong điều kiện mơi sinh đó, lúa nước sớm trở thành cây lương
thực chính của đồng bào với các giống lúa nếp truyền thống dẻo, thơm đến độ
có loại được gọi là “nếp quên chồng”. Tập quán ăn cơm nếp với các dạng thức
ăn khô như nướng, đồ hay vùi tro bếp…đã trở thành đặc tính của người Thái.
Trên cơ sở đó, người Thái đã sớm định canh, định cư, lập ra cả hệ
thống bản mường tụ cư đông đúc - bản là cộng đồng tồn tại theo quan hệ láng
giềng, vận hành theo chế độ dân chủ công xã mà “Tạo bản” là người đứng
đầu, được coi như là một ông bố chung “Po bản”. Mọi người trong bản quan
hệ với nhau khơng anh thì em, khơng nội thì ngoại…đều coi nhau như anh

em. Tình cảm của mọi thành viên trong bản được chia xẻ, đùm bọc, giúp đỡ


×