Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Hoạt động kinh doanh sách thiếu nhi của nhà xuất bản kim đồng năm 2011 nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 92 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA XUẤT BẢN – PHÁT HÀNH
----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH SÁCH THIẾU NHI
CỦA NHÀ XUẤT BẢN KIM ĐỒNG
NĂM 2011 – NAY

Giảng viên hướng dẫn: THS. PHẠM VĂN PHÊ
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN NGỌC THU HIỀN
Lớp: PHXBP28B

HÀ NỘI, 6/2013


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Xuất bản – Phát hành

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1

Lý do chọn đề tài .............................................................................. 7

2

Mục đích nghiên cứu........................................................................ 8



3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................... 8

4

Phương pháp nghiên cứu ................................................................. 9

5

Bố cục khóa luận .............................................................................. 9

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH SÁCH THIẾU NHI. ....................................................... 10
1.1.Nhận thức chung về sách thiếu nhi...................................................... 10
1.1.1. Khái niệm về sách thiếu nhi. ............................................................. 10
1.1.2. Đặc điểm của sách thiếu nhi ............................................................. 11
1.1.3. Cơ cấu mặt hàng sách thiếu nhi ........................................................ 12
1.1.3.1 .Sách văn học dành cho thiếu nhi ..................................................... 12
1.1.3.2. Truyện tranh .................................................................................... 14
1.1.3.3. Sách kiến thức – khoa học ............................................................... 15
1.1.3.4. Sách hướng dẫn, giới thiệu công tác Đội ......................................... 16
1.1.3.5. Sách giáo dục truyền thống, lịch sử ................................................. 16
1.2. Quy trình hoạt động kinh doanh sách thiếu nhi ................................ 17
1.2.1. Tổ chức nghiên cứu thị trường ......................................................... 18
Nguyễn Ngọc Thu Hiền

2


Lớp PHXBP28B


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Xuất bản – Phát hành

1.2.2. Khai thác hàng hoá ........................................................................... 20
1.2.3. Tổ chức tiêu thụ................................................................................ 22
1.3. Ý nghĩa của hoạt động kinh doanh sách thiếu nhi ............................. 27
1.3.1. Đối với xã hội..................................................................................... 27
1.3.1.1. Sách thiếu nhi góp phần giáo dục tình cảm, đạo đức cho thiếu nhi…27
1.3.1.2.Sách thiếu nhi góp phần giáo dục trí tuệ........................................... 28
1.3.1.3. . Sách thiếu nhi góp phần giáo dục truyền thống và lịch sử dân tộc…28
1.3.1.4. Sách thiếu nhi là công cụ giúp các em giải trí, vui chơi. .................. 28
1.3.1.5. Góp phần giao lưu văn hóa với các nước trên thế giới .................... 29
1.3.2. Đối với Nhà xuất bản Kim Đồng. ...................................................... 29
1.3.2.1. Thực hiện nhiệm vụ được giao ......................................................... 29
1.3.2.2. Khẳng định và nâng cao vị thế của Nhà xuất bản Kim Đồng
trên thị trường. ............................................................................................ 30
1.3.2.3.Đem lại hiệu quả kinh tế. .................................................................. 30

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH KINH DOANH SÁCH THIẾU NHI
CỦA NHÀ XUẤT BẢN KIM ĐỒNG TỪ NĂM 2011 – NAY .. 32
2.1. Vài nét về Nhà xuất bản Kim Đồng. ................................................... 32
2.1.1. Thông tin chung. ............................................................................... 32
2.1.2. Lịch sử hình thành ........................................................................... 32
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ, đối tượng phục vụ. ........................................ 34
2.1.4. Cơ cấu tổ chức của Nhà xuất bản Kim Đồng. .................................. 35
Nguyễn Ngọc Thu Hiền


3

Lớp PHXBP28B


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Xuất bản – Phát hành

2.1.5. Đặc điểm kinh doanh sách thiếu nhi của Nhà xuất bản Kim Đồng.. 37
2.1.5.1. Sách thiếu nhi được phát hành nhiều vào dịp hè .............................. 37
2.1.5.2. Kênh phân phối sách thiếu nhi rộng khắp. ....................................... 38
2.2. Hoạt động kinh doanh sách thiếu nhi của Nhà xuất bản Kim Đồng
từ năm 2011 – nay ...................................................................................... 39
2.2.1. Hoạt động nghiên cứu nhu cầu của Nhà xuất bản Kim Đồng. ........ 39
2.2.1.1. Nghiên cứu tại văn phòng. ............................................................... 40
2.2.1.2. Nghiên cứu tại hiện trường. ............................................................. 41
2.2.2. Hoạt động khai thác hàng hóa của Nhà xuất bản Kim Đồng ........... 42
2.2.2.1. Mua bản quyền từ tác giả, các nguồn cung ứng khác. ..................... 43
2.2.2.2. Liên doanh, liên kết ......................................................................... 46
2.2.3. Hoạt động tiêu thụ sách thiếu nhi của Nhà xuất bản Kim Đồng ..... 48
2.2.3.1. Các kênh phân phối sách thiếu nhi của Nhà xuất bản Kim Đồng……48
2.2.3.2. Các hình thức tiêu thụ sách thiếu nhi của Nhà xuất bản Kim Đồng…51
2.2.3.3 .Các biện pháp xúc tiến tiêu thụ sách thiếu nhi của Nhà xuất bản
Kim Đồng ..................................................................................................... 55
2.3. Nhận xét chung về hoạt động kinh doanh sách thiếu nhi của
Nhà xuất bản Kim Đồng từ năm 2011 – nay. ............................................ 60
2.3.1. Những thành tựu đạt được trong kinh doanh................................... 64
2.3.2. Một số tồn tại trong hoạt động kinh doanh sách thiếu nhi ............... 70


Nguyễn Ngọc Thu Hiền

4

Lớp PHXBP28B


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Xuất bản – Phát hành

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ KINH DOANH SÁCH THIẾU NHI CỦA NHÀ XUẤT BẢN
KIM ĐỒNG .................................................................................... 72
3.1. Phương hướng phát triển của Nhà xuất bản Kim Đồng trong tương
lai…….. ....................................................................................................... 72
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh sách thiếu nhi
của Nhà xuất bản Kim Đồng ..................................................................... 75
3.2.1. Đối với cơ quan Nhà nước. .............................................................. 75
3.2.1.1. Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước. .............................................. 75
3.2.1.2. Mở rộng chính sách đầu tư và phát triển ......................................... 77
3.2.2. Đối với Nhà xuất bản Kim Đồng. ...................................................... 80
3.2.2.1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường. ..................................... 80
3.2.2.2. Tăng cường hoạt động của các khâu nghiệp vụ. ............................. 81
3.2.2.3. Mở rộng thị trường. ......................................................................... 81
3.2.2.4. Nâng cao chất lượng xuất bản phẩm cho thiếu nhi. ......................... 82
3.2.2.5.Hạ giá thành sản phẩm ..................................................................... 83
3.2.2.6.Tăng cường biện pháp xúc tiến tiêu thụ. ........................................... 83
3.2.2.7.Nâng cao trình độ, kỹ năng của nhân viên. ....................................... 84

3.2.2.8.Xây dựng thương hiệu sách Kim Đồng ............................................. 84

KẾT LUẬN ..................................................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 88
Nguyễn Ngọc Thu Hiền

5

Lớp PHXBP28B


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Xuất bản – Phát hành

PHỤ LỤC ........................................................................................ 89

Nguyễn Ngọc Thu Hiền

6

Lớp PHXBP28B


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Xuất bản – Phát hành

PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài

“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Trẻ em là chủ nhân tương lai của
đất nước, là hy vọng của mỗi gia đình, quốc gia. Hiện nay, Đảng và Nhà nước
dành rất nhiều sự quan tâm tới việc giáo dục, bồi dưỡng nhân cách và tri thức
cho thế hệ trẻ. Việc chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng không chỉ là trách
nhiệm của riêng ai mà là trách nhiệm của toàn xã hội. Bên cạnh việc giáo dục trẻ
em học tập tại trường học, trong gia đình thì việc sử dụng các phương tiện hỗ trợ
khác như sách báo, phim ảnh cũng đóng vai trị quan trọng. Sách dành cho thiếu
nhi khơng chỉ góp phần nâng cao hiểu biết mà cịn bồi dưỡng tình cảm, nhân
cách cho thế hệ mới.
Nhà xuất bản Kim Đồng được thành lập năm 1957, có chức năng sản xuất,
kinh doanh sách và văn hoá phẩm dành cho thiếu nhi. Trong hơn 55 năm qua,
Nhà xuất bản đã không ngừng nỗ lực để mang các tác phẩm xuất sắc cả về chất
và lượng đến tay bạn đọc nhỏ tuổi. Nhà xuất bản Kim Đồng đã tích cực thực
hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước trong việc bảo vệ và chăm
sóc, giáo dục thiếu niên nhi đồng thơng qua những mảng sách có nội dung đổi
mới nhằm hình thành nhân cách, tình cảm cho những chủ nhân tương lai của đất
nước. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt ngày nay, nhu
cầu phong phú và đa dạng của người đọc đã và đang là thử thách lớn đối với
Nhà xuất bản Kim Đồng. Bên cạnh đó, trên thị trường càng ngày càng có nhiều
doanh nghiệp, tổ chức tham gia vào sản xuất, kinh doanh sách thiếu nhi tạo ra sự
cạnh tranh gay gắt. Ngồi những xuất bản phẩm có nội dung và giá trị giáo dục
tốt thì vẫn tồn tại những tác phẩm đi ngược với chủ trương, đường lối của Đảng
và Nhà nước, ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của cả một thế hệ. Đây là thách
thức đối với ngành xuất bản nói chung và đối với những đơn vị làm sách thiếu
nhi như Nhà xuất bản Kim Đồng nói riêng. Vì vậy, việc tìm ra các giải pháp mới
cho Nhà xuất bản là một nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết. Nhà xuất bản Kim
Nguyễn Ngọc Thu Hiền

7


Lớp PHXBP28B


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Xuất bản – Phát hành

Đồng khơng những phải tạo ra những món ăn tinh thần chất lượng, duy trì và
bảo vệ thị trường mà cịn phải củng cố và phát triển uy tín của Nhà xuất bản đối
với khách hàng và đối tác.
Với những kiến thức đã học được sau bốn năm ngồi trên giảng đường đại
học và tình cảm đối với thiếu nhi em đã lựa chọn đề tài khóa luận: “Hoạt động
kinh doanh sách thiếu nhi của Nhà xuất bản Kim Đồng năm 2011 – nay”. Em
mong muốn sẽ đưa ra cái nhìn khái quát về hoạt động kinh doanh sách thiếu nhi
của Nhà xuất bản Kim Đồng, góp phần nhỏ bé vào sự phát triển của hoạt động
kinh doanh sách thiếu nhi nói riêng và ngành xuất bản nói chung.
Tuy nhiên do kiến thức và khả năng cịn hạn chế, thời gian tìm hiểu tại
Nhà xuất bản Kim Đồng chưa nhiều nên khóa luận chưa thể đóng góp như thực
tế mong muốn và cịn nhiều thiếu sót. Em kính mong những ý kiến góp ý của
các thầy, cơ để khóa luận ngày càng hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn
các thầy, cô trong khoa Xuất bản – Phát hành và các cô chú, anh chị ở Nhà xuất
bản Kim Đồng đã tạo điều kiện và cung cấp tư liệu giúp em hồn thành khóa
luận này. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ths. Phạm Văn Phê đã
nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong q trình hồn thành khóa luận.

2 Mục đích nghiên cứu
Đề tài góp phần hệ thống một số vấn đề lý luận cơ bản, nghiên cứu hoạt
động và hiệu quả kinh doanh sách thiếu nhi của Nhà xuất bản Kim Đồng. Ngoài
ra đề tài cũng đi sâu tìm hiểu những ưu điểm và hạn chế trong hoạt động kinh
doanh của Nhà xuất bản Kim Đồng để đưa ra những biện pháp khắc phục.


3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là thực trạng hoạt động kinh doanh sách thiếu nhi
của Nhà xuất bản Kim Đồng từ năm 2011 – nay.

Nguyễn Ngọc Thu Hiền

8

Lớp PHXBP28B


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Xuất bản – Phát hành

Đề tài tập trung nghiên cứu tại Nhà xuất bản Kim Đồng – 55 Quang
Trung và các cửa hàng trực thuộc trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

4 Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận được thực hiện dựa trên cơ sở sử dụng một số phương pháp sau:
-

Phương pháp thống kê

-

Phương pháp điều tra xã hội học

-


Phương pháp quan sát

-

Phương pháp nghiên cứu tổng hợp, so sánh, phân tích dựa trên cơ sở

phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin.

5 Bố cục khóa luận
Ngồi phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, kết
cấu của đề tài chia làm 3 phần:
Chương 1: Khái quát chung về hoạt động kinh doanh sách thiếu nhi
Chương 2: Tình hình kinh doanh sách thiếu nhi của Nhà xuất bản Kim
Đồng từ năm 2011 - nay
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh sách thiếu
nhi của Nhà xuất bản Kim Đồng

Nguyễn Ngọc Thu Hiền

9

Lớp PHXBP28B


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Xuất bản – Phát hành

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT

ĐỘNG KINH DOANH SÁCH THIẾU NHI.
1.1.

Nhận thức chung về sách thiếu nhi.

1.1.1. Khái niệm về sách thiếu nhi.
Sách thiếu nhi là xuất bản phẩm dành cho thiếu nhi trong khoảng từ 0 đến
15 tuổi. Giống như các mặt hàng sách khác, sách thiếu nhi cũng mang đầy đủ
những tính chất của một xuất bản phẩm. Tuy nhiên, sách thiếu nhi cũng có
những nét khác biệt riêng so với các thể loại khác.
Theo giáo trình Mặt hàng sách – Trường Đại học Văn hoá Hà Nội:
“Sách thiếu nhi là các xuất bản phẩm đặc biệt có nội dung phản ánh các
lĩnh vực tri thức khoa học tự nhiên, xã hội, nhân văn, được thể hiện bằng các
hình thức phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, với khả năng, nhu cầu, thị hiếu của
trẻ em.”
Sách thiếu nhi là những tác phẩm ở nhiều thể loại được đưa ra thị trường
trao đổi, mua bán và chịu sự tác động của các quy luật kinh tế. Chúng chứa đựng
mọi tri thức của nhân loại và được xuất bản nhằm phục vụ các em thiếu nhi.
Thiếu nhi là một đối tượng khách hàng đặc biệt so với các đối tượng khác bởi
các đặc điểm về tâm lý, khả năng, nhu cầu và sở thích. Chính vì vậy, sách thiếu
nhi là một sản phẩm đặc biệt, vừa mang tính chất chung lại vừa mang tính chất
riêng khác với các mặt hàng sách khác. Xét về nội dung và hình thức thì sách
thiếu nhi phải có tính hấp dẫn, sinh động; tính vui tươi, trong sáng. Đặc biệt,
sách dành cho thiếu nhi phải có khả năng thúc đẩy trí tưởng tượng, dạy các em
biết ước mơ dựa trên những hiện thực hàng ngày. Chúng chứa đựng những giá

Nguyễn Ngọc Thu Hiền

10


Lớp PHXBP28B


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Xuất bản – Phát hành

trị vật chất và tinh thần mà loài người đã sáng tạo ra được thể hiện phù hợp với
khả năng và nhu cầu của thiếu nhi.
1.1.2. Đặc điểm của sách thiếu nhi
1.1.2.1.

Về nội dung

Nội dung của sách thiếu nhi có hai đặc điểm chính là tính giáo dục và tính
vừa sức. Trong các tác phẩm dành cho thiếu nhi đều phải nổi bật tính giáo dục.
Sách là cơng cụ giáo dục các em về mặt tư tưởng, tình cảm, đạo đức, lịng tự hào
dân tộc, tình yêu quê hương, gia đình, bạn bè… Tất cả những điều đó sẽ giúp
các em trưởng thành, trở thành người có ích cho xã hội. Tính giáo dục là đặc
trưng lớn nhất của sách thiếu nhi, thiếu nó thì sách sẽ khơng là món ăn tinh thần
cho trẻ em. Sách thiếu nhi góp phần to lớn trong việc giáo dục các thế hệ thiếu
nhi trở thành những cơng dân có đầy đủ sức lực, trí tuệ và tình cảm lành mạnh.
Đặc điểm thứ hai khơng kém phần quan trọng là tính vừa sức. Nội dung
truyền tải trong sách thiếu nhi phải vừa sức, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý,
với khả năng của các lứa tuổi. Các tri thức ở mọi lĩnh vực cần phải được chọn
lựa kỹ càng trước khi cung cấp cho trẻ em. Kiến thức phải có một dung lượng
vừa phải, vừa đủ để đảm bảo mục tiêu giáo dục và phù hợp với tâm sinh lý của
độc giả nhỏ tuổi.
1.1.2.2. Về hình thức thể hiện.
“Sách thiếu nhi đảm bảo tính chính xác, mạch lạc, tính cụ thể cao, hạn chế

tính trừu tượng khó hiểu, có chủ đề, chủ điểm rõ ràng”1, biểu hiện qua ngơn ngữ,
cấu trúc, phương pháp trình bày để phù hợp với khả năng nhận thức của các em
ở lứa tuổi thiếu nhi. Ngôn ngữ trong sách thiếu nhi phải trong sáng, dễ hiểu, phù
hợp với đặc điểm tâm sinh lý của các em nhỏ. Sách thiếu nhi thường sử dụng cả
1

PGS.TS Trần Văn Hải (Chủ biên), Biên tập các loại sách chuyên ngành (tập 2), NXB Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2001.

Nguyễn Ngọc Thu Hiền

11

Lớp PHXBP28B


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Xuất bản – Phát hành

kênh hình và kênh chữ nhằm truyền tải nội dung của sách một cách sinh động,
hấp dẫn.
1.1.2.3.

Về đối tượng sử dụng

Đối tượng sử dụng sách thiếu nhi chủ yếu là các em thiếu nhi, ngồi ra
cịn có các bậc phụ huynh. Việc đọc sách của các em thiếu nhi phụ thuộc rất
nhiều vào sự hướng dẫn, lựa chọn sách và khả năng thanh toán của các bậc phụ
huynh. Do vậy, các bậc phụ huynh cũng là đối tượng quan trọng trong nghiên

cứu đối tượng của sách thiếu nhi.
1.1.2.4. Về hình thức kinh doanh
Sách thiếu nhi có đối tượng khách hàng đặc thù vì vậy mà các nhà cung
cấp sách thiếu nhi cũng có những hình thức kinh doanh phù hợp với đối tượng
khách hàng này. Ngoài việc phát hành sách cho các công ty phát hành sách, hệ
thống nhà sách trong cả nước và hệ thống siêu thị, bán sách qua mạng cịn có hệ
thống các cơng ty sách và thiết bị trường học, các thư viện trường học…
Bên cạnh đó, một số lượng lớn sách truyện tranh cho thiếu nhi được phát
hành thông qua hệ thống các đại lý, các sạp báo. Thông thường, truyện tranh
được phát hành theo hai cách là phát hành định kỳ và phát hành thường kỳ nhằm
phục vụ nhu cầu của các em thiếu nhi nhanh chóng và thuận lợi hơn.
1.1.3. Cơ cấu mặt hàng sách thiếu nhi
1.1.3.1. Sách văn học dành cho thiếu nhi
Mặt hàng sách văn học vốn đa dạng về nội dung, phong phú về hình thức.
Nó bao gồm nhiều thể loại như thần thoại, truyền thuyết, truyện ngắn, truyện
dài, truyện cổ tích, tiểu thuyết, ngụ ngôn, thơ…Mảng văn học dành cho thiếu
nhi ở Việt Nam bắt đầu phát triển vào những năm 50 của thế kỉ XX với các tác
phẩm văn xuôi đầu tiên là Dế mèn phiêu lưu kí (Tơ Hồi), Lá cờ thuê sáu chữ
Nguyễn Ngọc Thu Hiền

12

Lớp PHXBP28B


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Xuất bản – Phát hành

vàng (Nguyễn Huy Tưởng), Đất rừng phương Nam (Đoàn Giỏi)... Ở mảng thơ

viết cho thiếu nhi có Chú bị tìm bạn (Phạm Hổ), Gà mái hoa (Võ Quảng)…
Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, văn học thiếu nhi cũng ngày càng
phát triển với đội ngũ tác giả ngày càng đông, tác phẩm có nội dung phong phú,
giàu tính nghệ thuật hơn. Nhiều tác phẩm đã nhận được sự quan tâm, đón đọc
của độc giả như: Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Lá nằm trong lá, Kính vạn hoa
của Nguyễn Nhật Ánh, Vừa nhắm mắt vừa mở của sổ của Nguyễn Ngọc
Thuần…Cùng với sự hội nhập mãnh mẽ trên thế giới, mảng sách văn học dành
cho thiếu nhi cũng được làm phong phú, đa dạng hơn bởi các tác phẩm dịch
chọn lọc từ nhiều đầu sách văn học thiếu nhi nổi tiếng thế giới như Hoàng tử bé
(le petit prince) của Antoine de Saint-Exupéry, Khơng gia đình (Sans famille)
của Hector Malot, Những tấm lòng cao cả (Cuore) của nhà văn nổi tiếng người
Ý Edmondo de Amicis... Độc giả được tiếp cận với những cuốn sách có tiếng
vang trên thế giới, cịn người viết cũng có cơ hội học hỏi, cọ xát, thậm chí là
cạnh tranh với văn học thiếu nhi quốc tế trong tương lai.
Hiện nay, Nhà xuất bản Kim Đồng đã cho ra đời nhiều tủ sách văn học
khác nhau để phục vụ đông đảo bạn đọc: Tủ sách Vàng, Danh tác thế giới, Danh
nhân thế giới, Văn học thế giới, Thơ với tuổi thơ, sách đạt giải thưởng…Trong
đó các tủ sách nổi tiếng là:
- Tủ sách Vàng bao gồm hơn 350 tác phẩm xuất sắc gắn với các tên tuổi lớn
của văn chương Việt Nam được Nhà xuất bản tuyển chọn kĩ lưỡng như: Quê nội
– Võ Quảng, Đất nước đứng lên – Nguyên Ngọc, Nói về cái đầu tơi – Tơ Hồi,
Búp sen xanh – Sơn Tùng, Lớp học của anh bồ câu trắng – Thy Ngọc, Miền
xanh thẳm – Trần Hoài Dương…
- Tủ sách Văn học teen là những câu chuyện nhẹ nhàng, hài hước mà khơng
kém phần lãng mạn. Đó là những câu chuyện gắn liền với cuộc sống, tâm lý của
lứa tuổi mới lớn đầy tò mò, khát khao khám phá thế giới. Độc giả sẽ như gặp
Nguyễn Ngọc Thu Hiền

13


Lớp PHXBP28B


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Xuất bản – Phát hành

được chính mình trong các tác phẩm: Đi qua ngày bão – Võ Thu Hương, Ngày
có bốn mùa – Nguyên Hương, Biển của những yêu thương, Bó oải hương từ
Provence – Trần Minh Hợp…Ngồi ra cịn có những tác phẩm nước ngồi như
Giải mã mê cung (James Dashner), Chuyện phiếm của hội con trai (Rose
Cooper)…
- Tủ sách thơ với tuổi thơ là những vần thơ trong sáng, giàu chất nhạc của
các nhà thơ Việt Nam như Xuân Quỳnh, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử,
Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến… Hơn 150 nhà thơ Việt Nam đã được Nhà xuất
bản giới thiệu tới các em thiếu nhi thông qua tủ sách này. Những vần thơ trầm
bổng, trẻ trung đã góp phần đưa trí tưởng tượng và tình cảm của các em được
bay cao, bay xa và gắn bó với nhiều thế hệ thiếu nhi Việt Nam.
1.1.3.2. Truyện tranh
Truyện tranh là loại sách được xuất bản và phát hành với số lượng lớn
trên thị trường do sự phong phú, đa dạng và phù hợp với tâm lý, thị hiếu của
thiếu nhi hiện nay. Trong truyện tranh, ngôn ngữ chủ yếu của truyện được thể
hiện bằng tranh. Bối cảnh và nhân vật được thể hiện sinh động thơng qua hình
ảnh. Truyện trong tranh súc tích nhưng vẫn hoàn chỉnh, lời thoại của nhân vật
đơn giản, dễ hiểu, tranh dùng để minh họa diễn biến, tình huống truyện. Hai yếu
tố tranh và truyện vừa khơi gợi, vừa đi sâu làm cho người đọc được thưởng thức
đầy đủ, trọn vẹn và bị cuốn hút vào tác phẩm. Với kinh nghiệm gần 56 năm làm
sách thiếu nhi, Nhà xuất bản Kim Đồng có ưu thế trong việc nắm bắt nhu cầu,
thị hiếu của bạn đọc nhỏ tuổi và nhanh chóng đáp ứng thơng qua việc mua bản
quyền và chuyển ngữ các bộ truyện tranh nổi tiếng thế giới. Nhà xuất bản Kim

Đồng đang giữ kỉ lục cho bộ truyện tranh nước ngồi có số lượng xuất bản nhiều
nhất tại Việt Nam với Doraemon của tác giả người Nhật Fujiko F Fujio. Ngồi
ra cịn rất nhiều những bộ truyện tranh được đơng đảo bạn đọc nhỏ tuổi u
thích qua các thế hệ như Thám tử lừng danh Conan, Shin – Cậu bé bút chì, Ơ
long viện, Hồng cung, Dr. Slump, Tý quậy…
Nguyễn Ngọc Thu Hiền

14

Lớp PHXBP28B


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Xuất bản – Phát hành

Nhận thấy những ưu điểm của sách tranh và hiệu quả mà nó mang lại, các
nhà xuất bản đã tìm cách mở rộng mảng sách này nhằm đáp ứng sở thích của
khách hàng nhỏ tuổi. Bên cạnh các bộ truyện tranh mang tính giải trí thì Nhà
xuất bản Kim Đồng cũng mua bản quyền và cho ra đời các bộ sách tranh mang
tính giáo dục cao như các tủ sách: Danh nhân thế giới, Danh tác thế giới, Tuyển
tập danh tác thế giới, Thời thơ ấu của các thiên tài…Thông qua cách kể chuyện
sinh động, hấp dẫn mà những tấm gương vĩ nhân, tinh hoa hoa văn học của thế
giới trở nên gần gũi, dễ hiểu hơn với các em.
1.1.3.3. Sách kiến thức – khoa học
Thế kỉ XXI là thời đại của công nghệ thông tin. Sự phát triển như vũ bão
của khoa học đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển và ảnh hưởng lớn tới nền văn
hóa của các nước. Việt Nam đang trong giai đoạn cơng nghiệp hóa - hiện đại
hóa đất nước nên rất cần những tiến bộ về khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên nền
khoa học của nước ta vẫn chưa phát triển mà chủ yếu là vận dụng những phát

minh của các nước phát triển đi trước. Vì vậy, để thực hiện sự nghiệp hiện đại
hóa đất nước thì chúng ta phải phổ biến những tri thức về khoa học – công nghệ
mới cho đông đảo người dân. Thiều nhi là mầm non tương lai của đất nước nên
cần được sớm tiếp cận với sự phát triển chung của thế giới. Biết được điều này,
các nhà xuất bản đã cho ra đời các loại sách về khoa học, công nghệ nhằm cung
cấp những kiến thức cơ bản một cách dễ hiểu và hấp dẫn. Mảng sách này cung
cấp những tri thức khoa học, phản ánh đa dạng các góc độ trong cuộc sống nhằm
góp phần giải đáp những câu hỏi “tại sao?” của trẻ. Tuy là sách mang tri thức
khoa học nhưng do được viết cho thiếu nhi nên có ngơn từ đơn giản, dễ hiểu và
nhiều hình minh họa đẹp mắt như: Bách khoa tri thức, bộ sách “ Trải nghiệm
gian nguy”, “Du hành thế giới khoa học cùng Pút – đinh”, Sự kì diệu của những
ngun tố hóa học, Những phép màu tốn học, Những bí ẩn nổi tiếng thế
giới...của Nhà xuất bản Kim Đồng. Đặc biệt mảng sách phát minh – sáng chế rất
phong phú đa dạng có nội dung tìm hiểu các mơn khoa học Hố học, Ánh sáng,
Nguyễn Ngọc Thu Hiền

15

Lớp PHXBP28B


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Xuất bản – Phát hành

Điện lực và chuyển động…Ngồi ra cịn có những tác phẩm giới thiệu các nền
văn minh cổ đại như Thần thoại Hy Lạp, Thần thoại Trung Hoa, Thần thoại Ai
Cập để phục vụ các bạn đọc nhỏ tuổi yêu thích khám phá, giàu sức sáng tạo. Từ
đó khơi gợi trong các em lòng say mê khoa học, khám phá thế giới.
Bên cạnh các đầu sách cung cấp thông tin, tri thức khoa học thì mảng sách

kiến thức dành cho tuổi mới lớn cũng ngày càng được các nhà xuất bản đầu tư,
quan tâm. Các em trong độ tuổi 13 - 16 có những thay đổi lớn cả về ngoại hình
lẫn tâm lý cần được sự quan tâm và hướng dẫn từ cha mẹ, thầy cơ. Nhằm phục
vụ nhu cầu lớn của nhóm đối tượng lửng lơ giữa trẻ em và người lớn này mà các
nhà xuất bản đã cho ra đời những tủ sách như Cẩm nang sống 4Teen của Nhà
xuất bản Kim Đồng, Cẩm nang con trai, Cẩm nang con gái của Nhà xuất bản
Trẻ...Sách giáo dục giới tính phải nhẹ nhàng, dí dỏm và đẹp mắt để thu hút được
độc giả. Trên thực tế, đây là điều mà sách nước ngoài đang làm tốt hơn các tác
phẩm trong nước.
1.1.3.4. Sách hướng dẫn, giới thiệu công tác Đội
Lứa tuổi thiếu niên là lứa tuổi của Đội viên nên mảng sách này rất cần
thiết đối với các em. Tuy nhiên, so với thể loại sách khác thì sách hướng dẫn,
giới thiệu cơng tác Đội vẫn còn chưa đa dạng về nội dung và phong phú về hình
thức thể hiện. Một số sách hướng dẫn công tác Đội như: Kịch bản hoạt động
truyền thống Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Cẩm nang tổ chức các
hoạt động thiếu nhi, Hướng dẫn múa hát tập thể cho thiếu nhi của Nhà xuất bản
Kim Đồng, Phụ trách sao nhi đồng cần biết của Nhà xuất bản Trẻ cung cấp các
kiến thức về công tác tổ chức xây dựng Đoàn, Đội, giúp các em hiểu thêm về
nghi lễ, sinh hoạt Đội.
1.1.3.5. Sách giáo dục truyền thống, lịch sử
Đây là mảng sách quan trọng không chỉ góp phần giáo dục truyền thống,
lịch sử mà cịn tác động đến nhân cách của các em. Giáo dục truyền thống lịch
Nguyễn Ngọc Thu Hiền

16

Lớp PHXBP28B


Khóa luận tốt nghiệp


Khoa Xuất bản – Phát hành

sử đối với các em là việc làm cần thiết và thường xun. Thơng qua các tác
phẩm để truyền tải tình u quê hương đất nước, tấm gương của những người đi
trước đã dũng cảm hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc. Tất cả những bài học
này được thể hiện bình dị, gần gũi thơng qua các tác phẩm truyện tranh, truyện
dài như: Bác Hồ sống mãi, Lược sử nước Việt bằng tranh, Kim Đồng, Đội thiếu
niên du kích Đình Bảng, Bão mùa xuân, Những người sống mãi...Đây là mảng
sách được chú trọng và chiếm cơ cấu đáng kể của các Nhà xuất bản. Những tri
thức lý luận về lịch sử dân tộc, truyền thống cách mạng được truyền tải thông
qua các câu truyện kể, truyền thuyết lịch sử. Các tủ sách đề tài này được xây
dựng ngày càng phong phú, đa dạng như tủ sách Danh nhân lịch sử Việt Nam,
Các vị vua hiền, Tranh truyện lịch sử… nhằm phục vụ tốt cả nhu cầu học tập và
giải trí của các em thiếu nhi.
1.2.

Quy trình hoạt động kinh doanh sách thiếu nhi
Sách thiếu nhi là loại hàng hoá đặc thù mang giá trị văn hoá, tinh thần cao

song nó cũng là một loại hàng hố để kinh doanh. Trong điều kiện nền kinh tế
thị trường tại Việt Nam, sách thiếu nhi được phổ biến thông qua hoạt động trao
đổi Tiền – Hàng nhằm đạt được mục tiêu xã hội và mục tiêu kinh tế. Thực chất
của hoạt động kinh doanh sách thiếu nhi là “Quá trình đầu tư vốn và công sức
để tổ chức các hoạt động mua bán sách thiếu nhi nhằm đạt lợi nhuận”. Tuy
nhiên lợi nhuận trong quá trình kinh doanh mặt hàng sách thiếu nhi khơng chỉ là
tiền lãi thu được mà cịn là hiệu quả sử dụng trong xã hội. Bởi vì sách thiếu nhi
có ý nghĩa lớn trong việc thực hiện mục tiêu chung của xã hội, tuyên truyền giáo
dục, phổ biến tri thức.
Sách thiếu nhi nói riêng và xuất bản phẩm nói chung là sản phẩm văn hố

tinh thần, trí tuệ nhằm đáp ứng mong muốn, nhu cầu về tinh thần cho con người.
Cần phải trải qua một quá trình tổ chức vận động của người bán và nhận thức
của người mua mới có được mối quan hệ cung – cầu. Khác với các hàng hố
khác, sách thiếu nhi có giá trị và giá trị sử dụng không đồng nhất. Theo thời gian
Nguyễn Ngọc Thu Hiền

17

Lớp PHXBP28B


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Xuất bản – Phát hành

giá trị của chúng có thể biến mất nhưng giá trị sử dụng vẫn tồn tại, phát triển lâu
bền và được truyền từ người này sang người khác, từ thế hệ này sang thế hệ
khác. Chính vì thế mà sách thiếu nhi có ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Việc tuyên
truyền, phổ biến, lưu thông sách thiếu nhi trong xã hội là vấn đề cần thiết và
cũng là hoạt động kinh doanh đặc thù. Trong nền kinh tế thị trường định hướng
Xã hội chủ nghĩa, quá trình kinh doanh xuất bản phẩm phải có sự vận động tích
cực để thoả mãn mọi nhu cầu của khách hàng, cạnh tranh được trên thị trường
và đảm bảo theo đúng đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước trong việc thực
hiện mục tiêu xã hội và kinh tế. Nhận thức đúng vị trí của hoạt động kinh doanh
sách thiếu nhi sẽ có những tác động đúng hướng và phương pháp phù hợp để
thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh sách thiếu nhi phát triển. Cũng như các
hoạt động kinh doanh hàng hố thơng thường, kinh doanh sách thiếu nhi cũng có
quy trình gồm các bước chính: Nghiên cứu thị trường, khai thác hàng hố và xúc
tiến tiêu thụ.
1.2.1. Tổ chức nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu nhu cầu của thị trường là công việc đầu tiên và quan trọng
của các doanh nghiệp trước khi ra quyết định sản xuất kinh doanh. Đây là cơ sở
để điều tiết và tổ chức các hoạt động kinh doanh. Nghiên cứu nhu cầu càng cụ
thể, chi tiết sẽ càng giúp doanh nghiệp đưa ra các kết luận và quyết định kinh
doanh hợp lý, đem lại hiệu quả cao.
Nhu cầu chính là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận
được. “Nghiên cứu nhu cầu là việc áp dụng các biện pháp kĩ thuật và nghiệp vụ
để xác định nhu cầu của khách hàng trong những khoảng thời gian và không
gian nhất định”. Thông qua hoạt động nghiên cứu nhu cầu trên thị trường mà
doanh nghiệp kinh doanh sẽ nắm bắt được tình hình biến động thị trường, xu
hướng phát triển của nhu cầu, hoạt động của đối thủ cạnh tranh để từ đó xác
định quy mơ kinh doanh, chủng loại hàng hóa và cơ cấu, số lượng hàng hóa sẽ
kinh doanh tại địa điểm, thời gian cụ thể.
Nguyễn Ngọc Thu Hiền

18

Lớp PHXBP28B


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Xuất bản – Phát hành

Xuất bản phẩm là hàng hóa đặc thù nên nhu cầu về xuất bản phẩm trên thị
trường cũng có những điểm khác biệt với nhu cầu hàng hóa thơng thường. Nhu
cầu xuất bản phẩm được hình thành bởi quá trình vận động tích cực của ý thức
con người và chịu sự tác động mạnh mẽ của xã hội. Phụ thuộc vào quá trình
phát triển tâm lý và điều kiện kinh tế của từng người mà nhu cầu xuất bản phẩm
sẽ khác nhau. Khơng phải ai có điều kiện về kinh tế cũng có nhu cầu sử dụng

xuất bản phẩm mà cịn chịu sự tác động tích cực của ý thức để hình thành nhu
cầu. Bên cạnh đó, nhu cầu xuất bản phẩm không phải là nhu cầu bức thiết nên
thường được xếp sau các nhu cầu khác. Chỉ khi con người được đáp ứng nhu
cầu về mặt vật chất ở mức độ nào đó thì mới nảy sinh nhu cầu về mặt tinh thần.
Nhu cầu về xuất bản phẩm chỉ là một trong rất nhiều nhu cầu về mặt tinh thần
mà con người đòi hỏi. Tuy nhiên, bản thân nhu cầu này cũng rất đa dạng và
phong phú. Mỗi người là một cá thể độc lập không giống nhau nên nhu cầu nói
chung và nhu cầu xuất bản phẩm nói riêng cũng khác nhau. Có người thích tiểu
thuyết, có người thích truyện tranh hay có người lại thích sách khoa học. Do sở
thích khách nhau nên địi hỏi về nội dung, hình thức của xuất bản phẩm ở mỗi
người cũng khác nhau.
Bên cạnh đó, việc thỏa mãn nhu cầu xuất bản phẩm cịn góp phần hình
thành nhân cách con người. Những nội dung của xuất bản phẩm thường được
phổ biến tới nhiều người sẽ có tác động tới tâm tư, tình cảm của người đọc, từ
đó dần dần định hướng suy nghĩ của độc giả theo hai hướng tích cực hoặc tiêu
cực. Do việc giao lưu văn hóa và q trình hội nhập quốc tế nên nhu cầu về xuất
bản phẩm được mở rộng và nâng cao, thị hiếu của độc giả được mang tính hội
nhập, có điều kiện để thỏa mãn nhu cầu về mọi loại xuất bản phẩm trên toàn
cầu. Tuy nhiên do gặp sự giao thoa giữa các nền văn hóa cho nên cũng có những
ảnh hưởng trái chiều. Nếu như khơng giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc sẽ dẫn
đến lai căng, mất gốc, kệch cỡm trong nhu cầu. Việc nghiên cứu nhu cầu là rất

Nguyễn Ngọc Thu Hiền

19

Lớp PHXBP28B


Khóa luận tốt nghiệp


Khoa Xuất bản – Phát hành

quan trọng để nắm bắt thị hiếu khách hàng nhằm đáp ứng những nhu cầu lành
mạnh theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.
Hoạt động nghiên cứu nhu cầu cần đảm bảo nghiên cứu đầy đủ và toàn diện
cả năm yếu tố sau: các yếu tố thời sự chính trị, yếu tố kinh tế, yếu tố văn hóa xã
hội, yếu tố khách hàng và yếu tố thị trường. Từ đó làm rõ mối quan hệ giữa nhu
cầu xuất bản phẩm và khả năng đáp ứng trong các trường hợp khác nhau
Khả năng
đáp ứng

Nhu cầu
XBP

Nhu cầu
tiềm năng

Nhu cầu
hiện tại

Tiềm năng

Hiện tại

Thông tin trong nghiên cứu nhu cầu được thu thập thông qua hai phương
pháp là nghiên cứu tại văn phòng và nghiên cứu tại hiện trường. Thơng tin thu
thập phải mang tính hệ thống, tổng hợp và đầy đủ, chính xác. Những thơng tin
kịp thời, linh hoạt và logic sẽ được xử lý bằng các nghiệp vụ liên quan để doanh
nghiệp đưa ra quyết định kinh doanh. Kết quả nghiên cứu nhu cầu thị trường sẽ

là cơ sở để tiến hành hoạt động khai thác hàng hóa.
1.2.2. Khai thác hàng hố
Khai thác là khâu đầu tiên có ảnh hưởng quyết định đến hoạt động kinh
doanh và uy tín của doanh nghiệp. Theo giáo trình Khai thác mặt hàng xuất bản
phẩm – Trường Đại học Văn hố Hà Nội:
“ Khai thác là q trình nghiên cứu tổng hợp để chuẩn bị toàn bộ đầu vào
cho hoạt động kinh doanh với những yêu cầu khoa học về chất lượng, số lượng,
giá cả nhằm mục đích phục vụ những nhiệm vụ xã hội và kinh doanh có lãi cho
doanh nghiệp”.

Nguyễn Ngọc Thu Hiền

20

Lớp PHXBP28B


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Xuất bản – Phát hành

Khai thác xuất bản phẩm góp phần làm lành mạnh hố nhu cầu xuất bản
phẩm trên thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động phân loại và tuyên
truyền quảng cáo. Việc khai thác mặt hàng nào, số lượng, giá cả bao nhiêu có
ảnh hưởng trực tiếp tới q trình tiêu thụ của doanh nghiệp kinh doanh. Hoạt
động khai thác đóng vai trị to lớn trong q trình kinh doanh sách thiếu nhi. Nó
chịu trách nhiệm việc mua vào loại hàng hố chính là sách và giúp các doanh
nghiệp điều hồ cơ cấu mặt hàng kinh doanh đa dạng hơn cho hợp lý, cân đối.
Ngoài ra, khai thác sách thiếu nhi cũng là góp phần giúp các tổ chức, doanh
nghiệp kinh doanh hoàn thành mục tiêu phục vụ nhiệm vụ xã hội và yêu cầu

hạch toán kinh doanh. Đây là hoạt động quan trọng cần được các nhà xuất bản
đặc biệt quan tâm, đầu tư cơng sức và tài chính. Các nhà xuất bản sẽ dựa vào
nhưng thơng tin có được từ quá trình nghiên cứu thị trường và điều kiện của
mình để đưa ra kế hoạch và tiến hành khai thác các bản thảo, xuất bản phẩm phù
hợp với thị trường.
Trước năm 1986, sinh hoạt kinh tế ở Việt Nam diễn ra dưới nền kinh tế kế
hoạch hoá - đặc điểm của nền kinh tế theo chủ nghĩa Cộng sản. Thời kì này hoạt
động khai thác hàng hố khơng tồn tại mà là do Nhà nước “trù bị”, tất cả đều do
Uỷ ban kế hoạch của Nhà nước xét duyệt. Hàng hoá được Nhà nước phân phối
theo chế độ tem phiếu và không được trao đổi, vận chuyển tự do trên thị trường.
Các loại sách đều được phân phối từ các nhà xuất bản tới bạn đọc thông qua các
công ty phát hành sách và hiệu sách nhân dân. Bước sang nền kinh tế thị trường,
các lực lượng tư nhân tham gia vào môi trường kinh doanh xuất bản phẩm đã tạo
ra sự cạnh tranh gay gắt. Do đó, hoạt động lưu thơng hàng hố được chú trọng
dẫn đến nghiệp vụ khai thác được quan tâm nhiều hơn nhằm đạt được hiệu quả
kinh doanh tối ưu. Khai thác sách thiếu nhi để chuẩn bị được những loại sách tốt
nhất, sớm nhất với giá rẻ nhất. Qua đó góp phần xây dựng uy tín cho các nhà
xuất bản, doanh nghiệp trong lòng độc giả, chiếm lĩnh thị trường và định hướng

Nguyễn Ngọc Thu Hiền

21

Lớp PHXBP28B


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Xuất bản – Phát hành


nhu cầu sách của thiếu nhi đến với những cuốn sách có giá trị nội dung và nghệ
thuật cao.
Hiện nay, các biện pháp khai thác xuất bản phẩm được các doanh nghiệp
áp dụng phổ biến là:
- Mua sách từ các Nhà xuất bản và hệ thống buôn bán trung gian.
- Khai thác bản thảo từ tác giả hoặc các Nhà xuất bản.
- Liên doanh, liên kết.
- Nhận ký gửi, trao đổi đối lưu.
1.2.3. Tổ chức tiêu thụ
Hàng hoá là các sản phẩm được sản xuất ra và đưa vào lưu thông trên thị
trường thơng qua trao đổi Hàng – Tiền. Điều đó đồng nghĩa với việc hàng hoá
muốn thực hiện chức năng của mình thì phải gắn liền với hoạt động tiêu thụ.
Tiêu thụ là một thuật ngữ kinh tế, được dùng phổ biến trong hoạt động thương
mại và chỉ sự bán ra các sản phẩm hàng hố nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu
của khách hàng trên thị trường và đạt mục tiêu của nhà sản xuất kinh doanh.
Tiêu thụ là một trong những khâu quan trọng nhất của quá trình kinh doanh, là
khâu lưu thơng hàng hố và là cầu nối giữa nhà sản xuất kinh doanh và người
tiêu dùng.
Tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện trao đổi giá trị hàng hoá, thực hiện
chuyển giao quyền sở hữu về sản phẩm. Quá trình tiêu thụ sản phẩm chỉ kết thúc
khi q trình thanh tốn giữa người mua và người bán diễn ra và quyền sở hữu
hàng hoá đã được thay đổi. Đây là q trình chuyển hố hình thái giá trị của
hàng hoá từ hàng sang tiền hoặc từ tiền sang hàng diễn ra trên thị trường thông
qua mối quan hệ mua bán giữa mọi người với nhau.
Trong thị trường cạnh tranh như hiện nay, việc tiêu thụ được hàng hố càng
trở nên khó khăn. Khả năng cung ứng hàng hoá ra thị trường của các doanh
Nguyễn Ngọc Thu Hiền

22


Lớp PHXBP28B


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Xuất bản – Phát hành

nghiệp ngày càng đa dạng và phong phú. Tiêu thụ đã trở thành một khâu nghiệp
vụ vô cùng quan trọng giúp doanh nghiệp đứng vững, tồn tại và phát triển trên
thị trường. Tiêu thụ xuất bản phẩm cũng khơng nằm ngồi bối cảnh chung của
nền kinh tế hiện nay. Theo giáo trình Tổ chức tiêu thụ xuất bản phẩm – Trường
Đại học Văn hoá Hà Nội:
“Tiêu thụ xuất bản phẩm là quá trình đầu tư cơng sức và trí tuệ để thực hiện
việc trao đổi giá trị cho hàng hoá xuất bản phẩm và chuyển giao quyền sở hữu
về hàng hoá nhằm mục đich thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng về xuất
bản phẩm và đạt được lợi ích cho nhà tiêu thụ”
Hiện nay các doanh nghiệp kinh doanh xuất bản phẩm khơng chỉ cạnh
tranh trực tiếp mà cịn phải cạnh tranh gián tiếp với các lĩnh vực khác. Đó không
chỉ là những đối thủ kinh doanh cùng loại hàng hố mà cịn là các doanh nghiệp
kinh doanh hàng hố thay thế xuất bản phẩm. Từ đó thúc đẩy các nhà kinh
doanh phải tìm được các giải pháp tích cực nhằm phát triển hoạt động tiêu thụ
tốt nhất.
Trong thời đại phát triển như vũ bão, cùng với sự thoả mãn về vật chất thì
nhu cầu được hưởng thụ các giá trị về văn hoá tinh thần của con người ngày
càng được nâng cao. Hoạt động tiêu thụ xuất bản phẩm là để thoả mãn trực tiếp
nhu cầu này của khách hàng thông qua các biện pháp xúc tiến tiêu thụ nhằm
kích thích, hấp dẫn khách hàng mua xuất bản phẩm. Hiện nay xúc tiến tiêu thụ
bao gồm các nội dung cơ bản sau:
- Hoạt động quảng cáo bán hàng
- Tổ chức khuyến mại

- Tham gia hội chợ, triển lãm
- Kỹ năng giao tiếp của nhân viên bán hàng
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng

Nguyễn Ngọc Thu Hiền

23

Lớp PHXBP28B


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Xuất bản – Phát hành

1.2.3.1. Hoạt động quảng cáo bán hàng
Quảng cáo là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu
với khách hàng về hoạt động tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ của mình. Đây là hình
thức tuyên truyền để giới thiệu sản phẩm hàng hố với cơng chúng bằng cách
đăng tin trên báo, tạp chí, truyền hình. Ngồi ra, quảng cáo cịn được thực hiện
thơng qua các loại bảng biển, băng rơn, panơ, áp phích, các vật thể di động
khác...Trong hoạt động kinh doanh thương mại, quảng cáo được coi là cách tác
động trực tiếp tới khách hàng, giúp hình thành nhu cầu và hỗ trợ tích cực đến
q trình bán hàng. Quảng cáo có vai trị quan trọng nên địi hỏi nhà kinh doanh
phải nghiên cứu kĩ lưỡng, tìm kiếm các biện pháp, hình thức, cơng cụ quảng cáo
phù hợp với hàng hố và hình thức kinh doanh, khả năng của doanh nghiệp.
Hiện nay có hai hình thức xúc tiến quảng cáo xuất bản phẩm:
-

Quảng cáo trong cửa hàng: Thông qua việc sắp xếp, trưng bày, phân loại


hàng hoá; trang trí cửa hàng để thu hút khách hàng.
-

Quảng cáo ngồi cửa hàng: Sử dụng biển hiệu, bảng đen, màn hình, các

phương tiện thông tin đại chúng và các phương tiện trực quan khác.
1.2.3.2. Tổ chức khuyến mại
Khuyến mại là một biện pháp xúc tiến thương mại trong hoạt động kinh
doanh hiện nay. Đây là hình thức được nhiều doanh nghiệp sử dụng để bổ sung
cho hoạt động quảng cáo: “ Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại nhằm
xúc tiến việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ bằng cách giành cho khách
hàng lợi ích nhất định”. Mục đích của hoạt động này là kích cầu tiêu dùng, thúc
đẩy người tiêu dùng mua và mua nhiều hơn các hàng hoá, dịch vụ mà doanh
nghiệp cung cấp hoặc phân phối. Khuyến mại là vũ khí cạnh tranh đắc lực nhằm
thu hút khách hàng đến với doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh thông qua những

Nguyễn Ngọc Thu Hiền

24

Lớp PHXBP28B


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Xuất bản – Phát hành

hấp dẫn về lợi ích. Bên cạnh đó cịn góp phần khuếch trương mạnh mẽ cho hàng
hố, hình ảnh của doanh nghiệp.

Nội dung của hoạt động khuyến mại bao gồm:
-

Tăng chiết khấu bán hàng

-

Tặng quà: tiền, phiếu mua hàng, sản phẩm khác, phiếu dự thi trúng

thưởng…
-

Khuyến mại các điều kiện mua hàng

1.2.3.3. Tham gia hội chợ, triển lãm
Hội chợ, triển lãm là hoạt động xúc tiến thương mại tập trung với những

hành vi của nhà tiêu thụ thông qua việc tổ chức mang hàng hoá đến một địa
điểm nhất định với các đối tác khác để khuếch trương, quảng bá hàng hoá và bán
hàng. Thông qua việc trưng bày, giới thiệu hàng hố dịch vụ nhằm mục đích
thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ. Trong
nền kinh tế thị trường, hoạt động này được thực hiện thường xun, định kì do
tính khuếch trương lớn.
Thơng qua hoạt động tham gia hội chợ, triển lãm mà doanh nghiệp có cơ hội
mở rộng thị trường, hồn thiện thêm chính sách xúc tiến bán hàng. Ngồi ra cịn
giúp doanh nghiệp khẳng định uy tín, thương hiệu trên thương trường, tiếp cận
khách hàng để nắm bắt nhu cầu và tăng cường cơ hội hợp tác đầu tư, tìm kiếm
đối tác.
1.2.3.4. Kỹ năng giao tiếp bán hàng
Giao tiếp là hoạt động tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm xác lập mối

quan hệ giữa con người với con người trong đời sống xã hội thông qua các công
cụ như tiếng nói, ngơn ngữ, hành vi, tâm lý nhằm thoả mãn những nhu cầu nhất
Nguyễn Ngọc Thu Hiền

25

Lớp PHXBP28B


×