Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Bảo tồn và phát huy giá trị các làn điệu khắp của dân tộc thái ở huyện lang chánh tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 81 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ VĂN HÓA –NGHỆ THUẬT

KHÓA LUẬN CỬ NHÂN QUẢN LÝ VĂN HÓA
CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH SÁCH VĂN HĨA
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ
CÁC LÀN ĐIỆU KHẮP CỦA DÂN TỘC THÁI
Ở HUYỆN LANG CHÁNH, TỈNH THANH HÓA

Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Anh Quyên
Sinh viên

: Hà Thu Nhàn

Lớp

:QLVH12C

Khóa học

: 2011 - 2015

Hà Nội - 2015


2

LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy, cơ trong khoa Quản lý Văn hóaNghệ thuật, Trường Đại Học Văn Hóa Hà Nội đã tận tình truyền đạt kiến thức


trong những năm em học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong q trình
học khơng chỉ là nền tảng cho q trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành
trang quý báu cho em bước vào đời.
Để hồn thành khóa luận này, em xin tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS.
Nguyễn Thị Anh Quyên đã tận tình hướng dẫn trong q trình viết khóa luận
tốt nghiệp.
Mặc dù đã cố gắng nhiều để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất.
Song do buổi đầu mới làm quen với công tác nghiên khoa học, tiếp cận thực
tế cũng như hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm khơng thể tránh khỏi những
thiếu sót nhất định mà bản thân chưa thấy được. Em rất mong nhận được sự
góp ý của q thầy, cơ giáo để khóa luận được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày 27 tháng 4 năm 2015
Sinh viên

Hà Thu Nhàn


3

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan: Luận văn này là cơng trình nghiên cứu thực sự
của cá nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị
Anh Quyên.
Những trích dẫn đều được ghi rõ nguồn và những kết luận
nghiên cứu được trình bày trong luận văn này chưa từng được cơng bố
dưới bất kì hình thức nào.
Em xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Sinh viên


Hà Thu Nhàn


4

MỤC LỤC
1.Lí do chọn đề tài ............................................................................................. 7
2.Tình hình nghiên cứu vấn đề ................................................................................8
3.Mục đích và nhiệm vụ của khóa luận...................................................................9
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 10
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu....................................................... 10
6. Kết cấu của khóa luận ....................................................................................... 11
Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, XÃ HỘI VÀ
NGƯỜI THÁI Ở HUYỆN LANG CHÁNH .............................................. 12
1.1. Khái quát về tự nhiên, xã hội ......................................................................... 12
1.1.1. Vị trí địa lí ............................................................................................................. 12
1.1.2. Nguồn lực kinh tế - xã hội................................................................................... 17
1.2. Khái quát về người Thái ở huyện Lang Chánh............................................. 19
1.2.1. Nguồn gốc, lịch sử di cư của người Thái ở huyện Lang Chánh...................... 19
1.2.2. Làng bản ............................................................................................................... 22
1.2.3. Nhà cửa, trang phục, ăn uống,ngủ,chữ viết ....................................................... 23
1.2.4. Tín ngưỡng, tơn giáo ........................................................................................... 31
Tiểu kết ........................................................................................................... 32
Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO TỒN NHỮNG LÀN ĐIỆU
KHẮP CỦA NGƯỜI THÁI Ở LANG CHÁNH TRONG GIAI ĐOẠN
HIỆN NAY ..................................................................................................... 33
2.1. Giới thiệu chung về Khắp của người Thái .................................................... 33
2.1.1.Nguồn gốc hình thành các điệu Khắp ................................................................. 33
2.1.2. Một số nét cơ bản về Khắp ................................................................................. 34
2.1.3. Môi trường và phương thức diễn xướng ........................................................... 37

2.2. Một số điệu Khắp của người Thái ở Lang Chánh ........................................ 39
2.2.1. Khắp Xư Tay ( Hát kể chuyện thơ) .................................................................... 39


5

2.2.1.1. Khắp Sám Lương-Ính Đai ( Hát thơ Lương Sơn Bá – Trúc Anh Đài ) ....40
2.2.1.2. Khắp Xư Nang Peng Hóa ( Hát thơ Tống Trân Cúc Hoa).........................42
2.2.2. Khắp Tó Nhe( Hát đối đáp). ............................................................................... 44
2.2.2. Khắp bao xáo....................................................................................................44
2.2.3. Khắp mưa bán mương( Hát về bản mường ) .................................................... 46
2.2.3.1. Khắp có lng ( Hát ca ngợi cây luồng)......................................................46
2.2.3.2. Khắp Páy háy ,páy na( Hát đi ruộng, đi nương). ........................................47
2.2.4. Khắp chum Đảng , chum xết ( Hát mừng Đảng mừng Xuân). ....................... 48
2.2.4.1. Chạ ớn Đảng ( Hát cảm ơn Đảng). ..............................................................48
2.2.4.2. Đất 02.............................................................................................................50
2.2.5. Khắp ứ ụ luk non( Hát ru con). ........................................................................... 51
2.3. Giá trị của Khắp trong đời sống xã hội của người Thái ............................... 53
2.3.1. Khắp là một sinh hoạt văn hóa truyền thống thể hiện những nét bản sắc văn
hóa Thái ........................................................................................................................... 53
2.3.2. Khắp giúp gắn kết cộng đồng ............................................................................. 54
2.3.3. Khắp là nơi nuôi dưỡng, giáo dục nhân cách của con người........................... 54
2.3.4. Khắp làm cho đời sống tinh thần người Thái phong phú hơn ......................... 55
2.3.5. Khắp đóng góp vào sự phát triển nền âm nhạc Thái ........................................ 56
2.4.Công tác bảo tồn và phát huy giá trị các làn điệu Khắp của người Thái ở
Lang Chánh ........................................................................................................... 56
2.4.1. Công tác sưu tầm các làn điệu Khắp của người Thái ở Lang Chánh ............. 56
2.4.2. Công tác truyền dậy các làn điệu Khắp của người Thái ở Lang Chánh ......... 59
2.4.3. Tổ chức các cuộc thi, liên hoan, giao lưu Khắp ................................................ 60
Tiểu kết ........................................................................................................... 63

Chương 3 GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY NHỮNG GIÁ TRỊ
CÁC LÀN ĐIỆU KHẮP CỦA NGƯỜI THÁI Ở LANG CHÁNH .......... 64
3.1. Phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống, xây dựng cơ sở vật chất ...... 64


6

3.2.Xây dựng cơ chế chính sách, đầu tư các thiết chế văn hóa ........................... 65
3.3.Thực hiện cơng tác tun truyền,giáo dục ..................................................... 67
3.4. Xây dựng đội ngũ cán bộ văn hóa ................................................................. 69
3.5. Lập và triển khai kế hoạch cụ thể, tồn diện và lâu dài cho cơng bảo tồn và
phát huy các làn điệu Khắp ................................................................................... 71
Tiểu kết ........................................................................................................... 72
KẾT LUẬN .................................................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 75
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 76


7

MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộccùng sinh sống, cùng mở mang
dựng nước và giữ nước. Trong đó đơng nhất là dân tộc Kinh, cịn lại là 53 dân
tộc thiểu số có tiếng nói và mang bản sắc văn hố riêng, cùng hịa chung để
trở thành bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam. Nhắc đến văn hố là nhắc đến
tồn bộ giá trị vật chất và giá trị tinh thần không thể thiếu của con người, là
thước đo những giá trị văn hoá giúp ta phân biệt được dân tộc này với dân tộc
khác. Các làn điệu dân ca, các điệu múa là một hiện tượng của lịch sử, văn
hoá dân tộc độc đáo, đa dạng,một hình thức sinh hoạt cộng đồng nảy sinh và

tồn tại nhằm đáp ứng nhu cầu trong đời sống tinh thần của con người, làm cho
con nguời lấy lại được sự cân bằng về trạng thái sau những ngày lao động mệt
nhọc.Văn hóa xã hội truyền thống là một bộ phận của văn hóa truyền thống,
đó là những biểu hiện của quan hệ dịng họ, gia đình nhà của trang phục ăn
uống và tín ngưỡng. Điều này thể hiện rất rõ trong văn hóa truyền thống của
người Thái ở huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa.
Thanh Hóa là tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ, có tọa độ địa lí nằm ở 19,180 20.400 vĩ độ Bắc 104,220 - 106,050 độ kinh Đơng cách thủ đơ Hà Nội 153km
về phía Nam. Diện tích tồn tỉnh là 11106km. Tồn tỉnh Thanh Hóa có 7 dân
tộc anh em sinh sống ( Kinh, Mường, Thái, Mông, Dao, Thổ, Hoa ) với tổng
số dân là 3,67 triệu người (năm 2009 ). Trong số đó Người Thái có khoảng
trên 21000 người chiếm 6% dân số Thanh Hóa. [2, tr.1]
Dân tộc Thái ở Thanh Hóa sinh sống chủ yếu ở khu vực miền núi như
các huyện:Quan Hóa, Quan Sơn, Lang Chánh, Mường Lát, Như Xuân,
Thường Xuân, Bá Thước. Trong số các huyện miền núi này thì Lang

Chánh

là huyện có nhiều nét văn hóa đặc trưng của người Thái ở Thanh Hóa. Nói
đến văn hóa Thái người ta thường liên tưởng đến những điệu xòe, điệu múa


8

nón, những cơ thiếu nữ dịu dàng và khéo léo thường khốc trên mình chiếc áo
cóm và chiếc váy đầy màu sắc. Và làn điệu dân ca " Khắp " cũng là một đặc
11trưng bản sắc văn hóa Thái, Khắp ln có mặt trong các cuộc sum họp và
giữa vai trị quan trọng để tạo nên khơng khí vui, ấm áp trong các buổi sinh
hoạt cộng đồng. Từ lâu Khắp đã gắn liền với cuộc sống của người lao động và
có ý nghĩa rất lớn trong đời sống tinh thần của người Thái.
Tuy nhiên, khoảng gần chục năm trở lại đây dưới tác động của khoa học

kĩ thuật, sự phát triển của cơng nghiệp hóa hiện đại hóa, đặc biệt là dưới sự
ảnh hưởng từ quá trình giao lưu văn hóa đã tác động mạnh mẽ tới vốn văn hóa
truyền thống của người Thái làm cho văn hóa của người Thái ở huyện Lang
Chánh,tỉnh Thanh Hóa khơng cịn lưu giữ được " đậm đà " như trước đây.
Trái lại nó bị mai một, pha trộn và hòa lẫn trong sự thay đổi của xã hội.
Vì vậy, là sinh viên khoa Quản lý Văn hóa - nghệ thuật, đứng trước sự
biến đổi về bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, tơi xin được góp một
phần cơng sức bé nhỏ của mình thơng qua đề tài"Bảo tồn và phát huy giá trị
các làn điệu Khắp của dân tộc Thái ở huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh
Hóa"nhằm giới thiệu những nét văn hóa của người Thái ở huyện Lang
Chánh, tỉnh Thanh Hóa; mặt khác nêu ra tình trạng bảo tồn và phát huy các
làn điệu Khắp;đề xuất giải pháp tích cực và kiến nghị hợp lý để giúp cho công
tác bảo tồn và phát huy các làn điệu khắp có được kết quả tốt hơn.
2.Tình hình nghiên cứu vấn đề
Cũng như một số dân tộc có dân số tương đối đơng và văn hố có nhiều
điểm nổi trội, cộng đồng dân tộc thái được khá nhiều học giả quan tâm biết
đến. Đến nay đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu của các tác giả như: Đặng
Nghiêm Vạn, Cầm Trọng, Trần Bình, Khà Văn Tiến, Hoàng Lương, Lê Sĩ
Giáo, Hoàng Nam, Lê Ngọc Thắng...Các tác giả đã đề cập đến lịch sử phát
triển và văn hoá của dân tộc Thái. Kết quả nghiên cứu của các tác giả trên đã


9

cung cấp sự hiểu biết tường tận hơn về dân tộc Thái ở Việt Nam nói chung.
Tuy nhiên,đối với một số nhóm người Thái ở địa phương, trong đó có nhóm
người Thái ở huyện Lang Chánh,tỉnh Thanh Hố cịn nhiều vấn đề chưa được
quan tâm một cách thoả đáng.
Cho đến nay nhóm người Thái ở huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hố ít
được các nhà nghiên cứu đề cập đến trong các cơng trình nghiên cứu về người

Thái ở Việt Nam nói chung, Bên cạnh đó những nghiên cứu chuyên sâu về
nhóm người Thái này cịn q ít. Ngồi một số tham luận trong các lĩnh vực
như: Dệt may truyền trống; Tập quán chữa bệnh dân gian; Quản lý và sử
dụng tài nguyên nước, tài nguyên nước. (Của các tác giả như: Trần Bình,
Hồng Cầm, Nguyễn Văn Minh, Trần Mai Lan, Nguyễn Thị Vân...). Đã được
công bố trong hội thảo: Các dân tộc trong môi trường chuyển đổi, tại Chiềng
Mai, Thái Lan vào tháng 12/1998. (Trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam –
Thái Lan). Mặc dù đã có các cơng trình nghiên cứu về : lịch sử, bản làng,
phong tục, văn học, nghệ thuật... Phần nào đó đã khắc hoạ đựơc những nét
văn hố người Thái nói chung. Tuy nhiên cho tới nay, việc tìm hiểu văn hố
cổ truyền của người Thái ở huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hố nói riêng
đang là vấn đề cần được quan tâm nhiều hơn. Qua khóa luận này em hy vọng
mình có thể đi sâu vào tìm hiểu rõ hơn về cơng tác bảo tồn và phát triển các
làn điệu dân ca của người Thái ở huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hố.
3.Mục đích và nhiệm vụ của khóa luận
 Mục đích nghiên cứu: thơng qua việc khảo sát về tự nhiên,kinh tế, văn
hóa,xã hội truyền thống và những đặc trưng văn hóa, đặc biệt là thực trạng
công tác bảo tồn các làn điệu Khắp của người Thái ở huyện Lang Chánh,tỉnh
Thanh Hóađể thấy được những thay đổi của nó dưới tác động của cơng
nghiệp hóa,hiện đại hóa và dưới tác động của q trình giao lưu tiếp biến văn
hóa. Đề tài xin được đề xuất những giải pháp để bảo tồn và phát huy văn hóa


10

dân tộc Thái nói chung và các làn điệu Khắp nói riêng, qua đó góp phần vào
sự nghiệp xây dựng văn hóa dân tộc.
 Nhiệm vụ nghiên cứu:
-Tìm hiểu đời sống, kinh tế, văn hóa, xã hội truyền thống của dân tộc
Thái ở huyện Lang Chánh,tỉnh Thanh Hóa.

-Tìm hiểu thực trạng bảo tồn và phát huy các làn điệu Khắp trên địa bàn
huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa.
- Đề xuất những giải pháp và nhằm bảo tồn và phát huy các làn điệu
Khắp của người Thái, đồng thời nâng cao chất lượng đời sống tinh thần ,phát
triển kinh tế, xã hội cho người Thái ở huyện Lang Chánh,tỉnh Thanh Hóa.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu:văn hóa, xã hội và các làn điệu Khắp của người
Thái ở huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa;Những thay đổi của hoạt động
khắp trong xã hội hiện nay; Thực trạng bảo tồn và phát huy các làn điệu Khắp
của người Thái ở huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa.
 Phạm vi nghiên cứu: do thời gian có hạn nên đề tài chủ yếu chỉ tập
trung nghiên cứu, tập trung khảo sát những đặc điểm cơ bản và những thay
đổi của văn hóa xã hội và các làn điệu Khắp của người Thái ở huyện Lang
Chánh,tỉnh Thanh Hóa; Tập trung khảo sát thực trạng bảo tồn và phát huy các
làn điệu Khắp của người Thái ở huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa trong 10
năm trở lại đây.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận:
Thực hiện đề tài này, khóa luận chủ yếu dựa trên cơ sở lý luận là tư
tưởng Hồ Chí Minh và đường lối quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về văn
hóa và chính sách phát triển văn


11

hóa; đồng thời có tham khảo một số cơngtrình nghiên cứu, đề tài khoahọc,
sách, báo.... tài liệucó liên quan đến nội dung được đề cập trong khóa luận.
* Phương pháp nghiên cứu:
Khóa luận sử dụng các phương pháp khảo sát, điều tra, điền dã dân tộc
học gặp gỡ các nghệ nhân và cán bộ văn hóa trong địa bàn nghiên cứu nhằm

thu thập tài liệu .
Phân tích mơ tả tổng hợp hệ thống hố các cơng trình nghiên cứu liên
quan của các tác giả đi trước, dùng phương pháp so sánh để đối chiếu với các
tài liệu điền dã thực địa, từ đó rút ra những điểm riêng chung.
Kết hợp việc tìm kiếm thơng tin tài liệu có liên quan trên báo điện tử
(Internet) nhằm đạt được kết quả cao nhất.
6. Kết cấu của khóa luận
Ngồi Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung chính
của khóa luận được trình bày trong 3 chương chính:
Chương 1: Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội
của người Thái ở huyện Lang Chánh.
Chương 2:Thực trạng công tác bảo tồn những làn điệu Khắp của
người Thái ở Lang Chánh trong giai đoạn hiện nay.
Chương 3:Đề xuất những giải pháp bảo tồn và phát huy những giá trị
các làn điệu Khắp của người Thái ở Lang Chánh.


12

Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, XÃ HỘI VÀ NGƯỜI THÁI
Ở HUYỆN LANG CHÁNH
1.1. Khái quát về tự nhiên, xã hội
1.1.1. Vị trí địa lí
Lang Chánh xưa kia là một vùng rộng lớn có tên là Mường Một (bao
gồm cả địa phận huyện Lang Chánh ngày nay và một phần huyện Thường
Xuân). Cuối thế kỷ XV, nhà Lê đổi Mường Một thành Châu Lang
Chánh.Lang Chánh có nghĩa là “Tốt” vì nhân dân Lang Chánh có cơng trong
cuộc kháng chiến chống giặc Minh nên khi đất nước thái bình nhà Lê ban
tặng cho cái tên cao đẹp đó. Từ nhà Lê cho đến đầu nhà Nguyễn (Thời vua

Gia Long) Lang Chánh chưa đặt tên châu lỵ riêng mà cùng với Châu Quan
Gia,Châu Tàm, Sầm Lệ thuộc phủ Thanh Đô (huyện Thọ Xuân).
Năm 1829, Nhà Nguyễn quyết định thành lập Châu Quan Hoá, bao gồm
Châu Quan Gia, Châu Tàm (thuộc vùng đất Quan Hoá ngày nay). Cắt một
phần đất Lang Chánh và một phần đất Nông Cống lập Châu Thường Xuân.
Tách Châu Lang Chánh ra khỏi phủ Thanh Đô, lập Châu Lỵ tại Ninh Lương
(nay thuộc xã Quang Hiến).Như vậy là 14 động và thơn có từ thời Lê, đến
năm 1829 Lang Chánh chỉ còn lại một số động mà thôi.
Năm 1834, vua Minh Mạng đã đổi động thành xã, đặt thêm tổng, đồng
thời xuống dụ đặt các thổ ty, lãnh đạo dưới quyền kiểm soát của các cai tổng.
Thực chất của sự kiện này là triều đình phong kiến nhà Nguyễn muốn hợp
pháp hố vai trị thổ ty, lãnh đạo để phục vụ chính quyền phong kiến ngày
càng đắc lực hơn.
Thời Tây Sơn đổi thành Lương Chính, sau cách mạng tháng Támnăm
1945 đổi thành huyện Lang Chánh.


13

Lang Chánh là một trong số 11 huyện miền núi, nằm ở phía Tây của tỉnh
Thanh Hố, theo trục đường 15A đây là vùng địa hình có nhiều núi cao và
đèo dốc và chia cắt mạnh bởi nhiều sông suối. Cách trung tâm Thành phố
Thanh Hố 100 km.
- Phía Bắc giáp : huyện Bá Thước;
- Phía Nam giáp : huyện Thường xn;
- Phía Đơng giáp: huyện Ngọc Lặc;
- Phía Tây giáp : huyện Quan Sơn và huyện Sầm Tớ (thuộc tỉnh Hùa
Phăn của Nước bạn CHDCND Lào). Với 7km đường biên giới.
Huyện có 10 xã và 1 thị trấn, dân số là 43.538 người. Trong đó, dân tộc
Thái chiếm 53% dân số cả huyện, dân tộc Mường chiếm 33%, dân tộc Kinh

chiếm 14% .
Với diện tích tự nhiên khá rộng là 58.631,76 ha.Trong đó đất Lâm
nghiệp là 40.672,13 ha; Đất Nơng nghiệp: 3.945,57 ha; bao gồm: Diện tích
trồng lúa nước: 1.199 ha; Diện tích gieo trồng: 2.341,56 ha; Diện tích cây
công nghiệp hàng năm 405 ha; đất khác là 405 ha.
Về địa hình nơi đây khá phức tạp từ Đơng sang Tây, có nhiều đồi núi cao
và độ dốc lớn. Do đồi núi liên tiếp, điệp trùng và kết cấu địa chất khơng thuần
nhất nên tính chất phức tạp của địa hình tăng lên và có những nét khác biệt so
với các huyện Ngọc Lặc, Bá Thước, Quan Hoá...
Núi đồi Lang Chánh có độ cao trung bình từ 500 – 700m, điểm cao nhất
là núi Bù Rinh cao 1.291m.Độ dốc trung bình từ 20 – 30 độ, nơi có độ dốc
lớn nhất từ 40 – 50 độ. Dãy núi Bù Rinh (núi Chí Linh) tạo thành một vịng
cung bao quanh một phần lớn diện tích tự nhiên phía nam của huyện từ xã
Yên Thắng, Giao An, Giao Thiện... Địa danh nơi đây gắn liền với cuộc kháng
chiến chống giặc Minh trong thế kỷ XV [2, tr.6].


14

Hệ thống sông, suối: sông suối chằng chịt nhưng chung quy lại có 3 con
sơng lớn là Sơng Cảy, Sơng Âm và Sông Sạo. Thác Ma hao là ngọn thác lớn
nhất của con Sơng Cảy có tiềm năng phát triển thuỷ điện và du lịch sinh thái.
Bên cạnh đó cịn có nhiều suối lớn nhỏ rải rác ở khắp các xã trong huyện.Hệ
thống sông suối tưới mát cho đồng ruộng, rừng cây, cung cấp nước ngọt và
thực phẩm dồi dào cho đồng bào các dân tộc trong vùng.Sơng suối cịn là
đường giao thông và nguồn thuỷ điện lớn.
Các điểm dân cư tập trung chủ yếu dọc ven các con sông lớn,khe
suối...và đường giao thông. Đã từ lâu các thung lũng có các cánh đồng nhỏ
hẹp vùng đất đai này chính là đất canh tác chính của người Thái ở huyện Lang
Chánh từ bao đời nay.Người Thái huyện Lang Chánh đã tận dụng khai thác

các yếu tố địa hình vùng đất để duy trì và phát triển cuộc sống của cộng đồng
mình một cách hài hồ và hữu hiệu. Truyền thống ứng xử đó đã góp phần
hình thành nên những nét văn hố đặc trưng và vơ cùng độc đáo của người
Thái ở huyện Lang Chánh. Người Thái huyện Lang chánh đã tận dụng địa
hình chân đồi núi ven các thung lũng để dựng làng bản, lập Mường và cải tạo
các ô trũng ở chân núi để làm ruộng cấy lúa nước bên cạnh đó cịn khai phá
các vùng đất sườn dốc đồi núi làm nương rẫy để trồng các loại cây hoa màu,
cây lấy sợi, và các loại cây làm thuốc chữa bệnh.Và để có nước tưới người
Thái nơi đây cũng đã tân dụng độ dốc của các sườn đồi núi cũng như địa hình
để xây dựng hệ thống thuỷ lợi với các loại hình như: Mương, phai, lộc...rất
tiện lợi so với địa hình vùng đồi núi...Có thể nói văn hố nguời Thái ở huyện
Lang Chánh chính là sự gắn kết hài hịa giữa con người với thiên nhiên trong
mơi trường miền núi ở nước ta.
Về thời tiết khí hậu nơi đây thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, nhưng do tự
nhiên chi phối nên hình thành hai mùa khí hậu rõ rệt (mùa mưa và mùa khô).
Mùa mưa kéo dài từ tháng Tư đến tháng Chín, lượng mưa lớn tập trung chủ


15

yếu vào thời gian từ tháng Bảy đến tháng Chín. Mưa ở đây kéo dài và thường
kèm theo giông bão, lốc và gió Lào. Mùa khơ kéo dài từ tháng Mười đến
tháng Ba năm sau, khí hậu khơ và hanh, độ ẩm thấp, có sương muối, sương
mù và mưa phùn kèm theo giá rét, chênh lệch nhiệt độ ban đêm và ban ngày
khá cao (bình qn mỗi năm có đến 70 – 80 ngày sương mù và chịu ảnh
hưởng của những cơn giơng bão). Nhiệt độ trung bình hàng năm ở Lang
Chánh vào khoảng 22 – 24 độ C, tháng nóng nhất là tháng Bảy nhiệt độ lên
đến 34 – 36 độ C, đây là nhiệt độ thích hợp của cây trồng rừng nhiệt đới.
Tháng lạnh nhất có thể là vào tháng Giêng nhiệt độ có thể xuống dưới 10 độ
C; Lượng mưa trung bình vào khoảng 2000mm nước nhưng lại bốc hơi

1000mm, mưa phân bố không đồng đều trong năm thường gây ra úng lụt và
hạn hán. Tập trung chủ yếu vào khoảng từ tháng 5 – 10 (Chiếm đến 80%
lượng mưa của cả năm); Độ ẩm khơng khí trung bình trong năm vào khoảng
82% và giao động giữa các tháng trong năm là rất lớn.
Trong năm ở huyện Lang Chánh có ba loại gió chính:gió Bắc (gió mùa
đơng bắc) về mùa khơ lạnh; gió Nam xuất hiện trong khoảng từ tháng Tư đến
Tháng Chín, có cường độ mạnh nên khi mưa hay kèm theo bão lốc với độ ẩm
rất cao; gió Lào hay xuất hiện vào tháng Ba, tháng Năm đây là loại gió nóng
và khơ hanh. Sương muối thường xuất hiện vào tháng mười hai và tháng
giêng năm sau, kèm theo nó là giá buốt và nhiệt độ khơng khí xuống thấp.
Nắm rõ đặc điểm khí hậu thời tiết đó nên người Thái ở huyện Lang Chánh có
chế độ nơng lịch hợp lí và hài hồ để đạt năng xuất cao nhất. Mỗi mùa người
dân trong vùng có chế độ làm việc và nghỉ ngơi khác nhau,mùa mưa nóng là
thời gian sản xuất chính trong năm của họ và các loại cây trồng được tập
trung canh tác trong khoảng thời gian này. Bên cạnh đó mùa khơ lạnh, thiếu
nước để canh tác cũng chính là khoảng thời gian giành cho các công việc
như: cưới xin, dựng nhà cửa, hay tổ chức các nghi lễ của bản mường...Cách


16

ứng xử của người Thái ở huyện Lang Chánh cùng với đặc điểm khí hậu nơi
họ sinh sống chính là biểu trưng cho phản ứng trứơc môi trường khắc nghiệt
của của con người ở vùng miền núi. Điều đó đã in dấu đậm nét trong văn hoá
của người Thái nơi đây, nhất là trong các sinh hoạt mang tính cộng đồng.
Trong truyền thống, người Thái ở huyện Lang Chánh có rất nhiều loại
giống cây trồng phong phú và đa dạng, có tính thuần chủng cao, và với mỗi
loại đất họ cũng chọn canh tác những giống cây trồng phù hợp nhằm đem lại
năng suất cao nhất.
Đất đai Lang Chánh có tổng diện tích tự nhiên là: 58.631,76 ha. Trong

đó: đất nông nghiệp: 4.005,162 ha; đất Lâm nghiệp: 38.068,5 ha; đất chưa sử
dụng: 15.793,858 ha; đất khác: 764,51 ha. Song hiện nay cùng với q trình
đơ thị hóa, cơng nghiệp hố - hiện đại hoá đất nước, đất đai ngày càng hạn
hẹp bên cạnh đó độ màu mỡ của đất đai ngày càng cạn dần đi. Lang Chánh
đang gặp phải khó khăn trong việc đảm bảo đủ lương thực, bù lại có thể canh
tác các loại trồng trên cạn, trồng rừng, trồng các loại cây ăn quả, cây công
nghiệp, chăn nuôi gia súc...
Về khống sản, huyện Lang Chánh có mỏ Cao Lanh ở làng En xã Trí
Nang có trữ lượng lớn làm vật liệu chịu lửa và mỏ Đồng ở xã Yên Khương.
Hiện nay tại khu vực Năng Cát xã Trí Nang mới phát hiện mỏ đá Granít có
chất lượng cao và trữ lượng lớn ở dãy núi Bù Rinh, bước đầu các nhà khoa
học xác định mỏ có diện tích khoảng 0,5km2, trữ lượng khoảng 660.000m3.
Đây là loại đá có độ vững, độ liên kết khá bền vững có giá trị kinh tế cao theo
tính tốn nếu khai thác với tốc độ 100.000m2 sản phẩm/năm, mỏ này có thể
khai thác trên 80 năm.
Lâm sản có nhiều loại gỗ quý như : Lim, Lát hoa, Pơ mu, Dổi, Vàng tâm
và có nhiều dược liệu quý : Quế, Sa nhân, Nấm hương, Trầm hương...Chủ yếu


17

là rừng trồng luồng tập trung với chất lượng tốt nên nơi đây còn được mệnh
danh là “Vua luồng”.
Động vật rừng ở Lang Chánh có rất nhiều chủng loại : Gấu, Lợn Lịi,
Khỉ, Hỗng, Gà lơi, Trăn, Rắn, Kì đà, Cầy hương....Nhưng hiện hay hầu như
cạn kiệt do sự săn bắt và đốt nương làm rẫy. Chỉ còn lại một số lượng không
lớn ở các khu rừng cấm. Bên cạnh đó cịn có các loại gia súc như: trâu, bị,
lợn, gà, cá,...Trong truyền thống người Thái ở huyện Lang Chánh chủ yếu
sinh sống dựa và ruộng nương và rừng, thảm thực vật và hệ động vật đã gắn
bó với họ trong hầu hết các hoạt động sống diễn ra hàng ngày cũng như trong

cả chu kì một đời người.
Có thể nói, người Thái ở huyện Lang Chánh khơng có bất kỳ một hoạt
động mưu sinh hay hoạt động tâm linh nào của người dân trong vùng lại thiếu
đi sự có mặt của cây cỏ, gia súc và muông thú.
1.1.2. Nguồn lực kinh tế - xã hội
Với mật độ dân số trung bình khoảng 74 người/km2 được phân bố đều
trên 10 xã và 1 thị trấn, mỗi xã trung bình trên 3000 người bao gồm 3 dân tộc
chính: Thái, Mường, Kinh và có khoảng 37 người dân tộc khác (Hoa, Thổ, Ê đê...).
Về lao động, do điều kiện sản xuất chưa phát triển các địa phương chưa
thật sự chú ý đến nguồn lực này, nên người lao động tự đi kiếm việc làm dẫn
đến thu nhập khơng cao. Tồn huyện hiện có 16.369 người lao động trong độ
tuổi trong đó, có 919 người lao động thiếu việc làm. Để giải quyết vấn đề này
Lang Chánh đã và đang thực hiện đề án xuất khẩu lao động và chuyển giai
đoạn 2003 – 2005. Đến nay đã có trên 150 lao động sang các nước trong khu
vực Đông Nam Á.
Cơ sở hạ tầng, từ khi thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng
và lãnh đạo,bộ mặt nông thôn, vùng cao, biên giới đã được khởi sắc đáng


18

mừng, hệ thống giao thông nông thôn và từ trung tâm thị trấn đi các xã đã
được xây dựng cơ bản và thơng suốt. Chương trình kiên cố hố trường học đã
được thực hiện và đi vào hoạt động, mạng lưới y tế được củng cố và tăng
cường...
Các dân tộc ở Lang Chánh sớm có truyền thống đồn kết sớm giác ngộ
cách mạng đi theo Đảng, cần cù chịu khó, sáng tạo trong lao động sản xuất
trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng... Người dân
Lang Chánh biết dựa vào thiên nhiên để sống và để bảo tồn nịi giống, chính
họ lại biết bảo vệ tài ngun thiên nhiên. Đây chính là nét văn hóa bản sắc của

người dân Lang Chánh bao đời nay...
Đời sống kinh tế, từ thời cổ đại, phong kiến, pháp thuộc, kháng chiến
chống Pháp cho đến trước cách mạng tháng tám 1945 thành cơng, thậm chí
đến sau hồ bình lập lại (1954). Nền kinh tế huyện Lang Chánh vẫn nằm
trong tình trạng lệ thuộc thiên nhiên, nghèo nàn và lạc hậu.
Thời kỳ 1955 – 1986: sau khi hồ bình lập lại, miền Bắc hồn tồn giải
phóng tiến lên chủ nghĩa xã hội, Miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc,
dân chủ cho đến khi Miền Nam hồn tồn giải phóng (1975). Cả nước đi lên
CNXH, Lang Chánh cùng cả nước hàn gắn vết thương chiến tranh khôi phục
lại kinh tế, chuẩn bị và xây dựng những tiền đề cơ sở vật chất cho CNXH...
Nhưng do điều kiện Lang Chánh là một huyện vùng cao, biên giới đời sống
nhân dân gặp nhiều khó khăn, kinh tế kém phát triển. Mặc dù vậy đảng bộ và
nhân dân huyện Lang Chánh vẫn quyết tâm vượt qua đói nghèo. Đại hội đảng
bộ huyện qua các thời kỳ đều xác định cơ cấu kinh tế của huyện là:Lâm –
Nông nghiệp; Tiểu thủ - Công nghiệp và xây dựng cơ bản.Với định hướng đó
nhân dân Lang Chánh vốn có truyền thống cần cù và sáng tạo trong lao động,
bắt đầu áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi
đưa năng suất lao động nâng cao hơn trước đây. Đời sống nhân dân được cải


19

tạo đáng kể, từ đó tin tưởng tuyệt đối vào đường lối lãnh đạo của Đảng và con
đường mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn.
1.2. Khái quát về người Thái ở huyện Lang Chánh
1.2.1. Nguồn gốc, lịch sử di cư của người Thái ở huyện Lang Chánh
- Lịch sử tộc người Thái Việt Nam
Có một cộng đồng tộc người tự nhận mình bằng tên riêng Tăy hay Thăy
và được gọi chính thức là Thái. Dân tộc Thái có dân số khá đông đảo, theo
con số thống kê năm 1973 là trên 36 vạn người. Đến năm 1999, dân số của

người Thái có 1.328.725 người sống trải khắp vùng quê miền Tây và Tây Bắc
Việt Nam. Bắt đầu từ phía Đơng với miền đất người Thái gọi là mường Lị
q tổ ở Tây Bắc tỉnh Yên Bái (nay chia thành ba huyện thuộc tỉnh Yên Bái:
Văn Chấn, Mù Căng Chải, Trạm Tấu và thị xã Nghĩa Lộ). Sang phía Tây gồm
toàn bộ địa phận ba tỉnh Lai Châu, Điện Biên và Sơn La. Phía Nam người
Thái sinh sống ở miền Tây Bắc Hịa Bình (nay là huyện Đà Bắc và Mai Châu)
và miền Tây hai tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An. Cuối cùng cịn thấy những nhóm
sống rải rác trong các tỉnh thuộc vùng núi Tây Nguyên, trong đó huyện Đức
Trọng tỉnh Lâm Đồng là nơi họ ở đông hơn cả. Trải qua hàng ngàn năm sinh
sống trên các địa bàn trên lãnh thổ Việt Nam, dân tộc Thái đã cùng các dân
tộc anh em khác, tham gia dựng nước và giữ nước. Đây cũng chính là q
trình hình thành tộc người để phát triển đến ngày nay. Hiện nay, chưa có cách
nào khác để tìm ra cội nguồn của văn hố lịch sử tộc người Thái, ngồi việc
rút ra và đúc kết những hiểu biết mới về đời sống tâm linh của họ. Từ đó, đưa
ra những kết luận về nguồn gốc hình thành của dân tộc này. Người Thái ở
Việt Nam khơng theo một tơn giáo chính thống nào trên thế giới mà theo một
trong những tục có nghi thức thờ Nước (nặm) và Đất gọi là Cạn (bốc). Nước
có biểu tượng Thần chủ là con Rồng (Tơ Lng) mang tên chủ nước (chảu
nặm), và đất có biểu tượng thần chủ là loài Chim ở núi mang tên chủ đất


20

(chảu đin). Hai biểu tượng thần chú Rồng, Chim cũng là Mẹ, Cha của Mường
và tục thờ này nằm trong toàn bộ nghi lễ cúng mường (xên mương). Theo
truyền thống, Thái Đen và Thái Trắng có tục thờ Mẹ- Cha gắn với biểu tượng
thần linh Rồng- nước và Chim- cạn trong cúng Mường chéo ngược như sau:
Mường Thái Đen thờ: Mẹ - Rồng - nước >< Cha - Chim - Cạn Mường Thái
Trắng thờ: Mẹ - Chim - Cạn >< Cha - Rồng - Nước Điều này cho thấy mối
liên hệ giữa văn hóa biểu tượng cội nguồn giữa người Thái với truyền thuyết

thủy tổ người Việt (Kinh): “Mẹ thủy tổ người Kinh là bà Âu Cơ thuộc giống
Tiên (Chim lạc) ở đất, và Cha thủy tổ là ông Lạc Long Quân thuộc loài Rồngnước (Thủy tộc (biển). Bà Âu Cơ sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra trăm con
trai, khi khơn lớn thì năm mươi con trai theo cha xuống biển và năm mươi
con trai theo mẹ về núi” [12, tr. 23]. Từ đây, ta có thể hình dung được bức
tranh có thể có về sự hình thành, và phát triển văn hóa cội nguồn của hai
ngành Người thuộc nhóm nói tiếng Thái có liên hệ với Người Việt (Kinh)
trong lịch sử hàng ngàn năm hình thành và phát triển: Trong khi Mẹ thủy tổ
hay thần Mẹ của ngành người Thái Trắng ở cùng nhóm nữ với bà Âu Cơ
trong tập đoàn người mang biểu tượng Chim - cạn thì Mẹ thủy tổ, hay thần
Mẹ của ngành người Thái Đen sẽ ở nhóm Nữ của tập đồn người có đại diện
nhóm Nam là ơng Lạc Long Qn mang biểu tượng Rồng - nước. Ngược lại,
Cha thủy tổ hay thần Cha của ngành người Thái Trắng cùng nhóm Nam là
ơng Lạc Long Qn mang biểu tượng Rồng Nước thì Cha của ngành Thái
Đen sẽ ở nhóm Nam có đại diện nhóm Nữ là Bà Âu Cơ trong tập đồn người
mang biểu tượng Chim - cạn [12]. Theo các nhà nghiên cứu,tổ tiên của người
Thái đã sinh cơ lập nghiệp tại một vùng nào đó chính trong phạm vi họ đang
cư trú hiện nay, có thể từ trước cơng ngun đã có một phần người Thái cư
trú chủ yếu là ở vùng Mường Thanh bây giờ. Sang những thế kỷ đầu công
nguyên, một bộ phận Thái Trắng ở đầu sông Đà, sông Nậm Na đã di cư


21

xuống phía Nam cư trú ở các huyện phía Bắc như mường Tè, mường Xo
(Phong Thổ), mường Lay, Quỳnh Nhai (Sơn La). Đến thế kỷ thứ XI theo
“Quăm Tô Mương” cho rằng: khởi thủy từ thời đại của anh em Tạo Xng,
Tạo Ngần đưa ngành Thái Đen xi theo dịng sơng Hồng xuất phát từ mường
Ơm, mường Ai (Vân Nam, Trung Quốc) đến mường Lị (Nghĩa Lộ). Sau đó
hậu duệ Tạo Xuông, Tạo Ngần đã khai “Mường” lập “Tạo” tạo ra cả một
vùng rộng lớn gồm rất nhiều huyện. Vùng giữa ngày nay: Thuận Châu

(Mường Muổi) thuộc tỉnh Sơn La là thủ phủ của ngành Thái Đen. Cho đến
cuối thế kỷ XIII, người Thái ở Việt Nam đã ổn định về cư trú chủ yếu ở Tây
Bắc Việt Nam. Dân tộc Thái chia thành nhiều ngành, mỗi ngành lại chia thành
nhiều nhóm khác nhau: Thái Đen (Táy Đăm): cư trú chủ yếu ở các tỉnh Sơn
La (hầu như toàn tỉnh). Nghĩa Lộ (mường Lò) thuộc tỉnh Yên Bái; ở tỉnh Điện
Biên; Tuần Giáo tỉnh Lai Châu và một số ở phía Tây Nam tỉnh Lào Cai. Thái
Trắng: (Táy Đón hay Táy Khao) tập trung ở Mường Lay, mường So (Phong
Thổ, Lai Châu); mường Chiến (Quỳnh Nhai); một số khác tự xưng là Thái
Trắng nhưng có nhiều nét giống Thái Đen sống tập trung ở Mường Tấc (Phù
Yên), Bắc Yên; mường Sang, Mộc Châu (Sơn La). Nhóm Thái Hịa Bình
(Mai Châu, Đà Bắc) có nét giống với các nhóm Thái ở Thanh Hóa. Nhóm
Thái ở Thanh Hóa cư trú ở mường Một- mường Đeng tự nhận mình thuộc
ngành Đeng (Tay Thanh), ngành Trắng (Tay Mường- Hàng Tổng, Tay Dọ).
Nhóm Thái Nghệ An với việc chia ngành Đen, Trắng đã mờ nhạt, họ chỉ quan
tâm đến thời gian và quê hương xuất xứ của mình khi đến nơi này. Lịch sử
phát triển của người Thái theo con đường dích dắc qua hàng ngàn năm, nhưng
với người trong nhóm nói tiếng Thái vẫn giữ mạch tư duy văn hóa lưỡng
phân, lưỡng hợp để tưởng nhớ quê cha đất tổ xa xưa nhất.


22

- Nguồn gốc, lịch sử người Thái ở huyện Lang Chánh
Nguồn gốc, lịch sử người Thái nơi đây được thể hiện trong các áng mo
hồn người chết. Chẳng hạn, khi kể đến đường đi ngày xưa của cây cỏ, xúc vật
từ trên trời xuống trần gian, các ông Mo - những người chép sử và kể sử đã
chỉ ra các địa danh ở Tây bắc Việt Nam, ở Lào... Nơi đây có Mường Đanh
(thuộc xã Yên Khương) là Mường lớn nhất, cái tên đất tên mường này phản
ánh một cách rõ ràng rằng người Thái ở nơi đây đã từ Tây Bắc Việt Nam, từ
Lào đi dọc xuống.

Dân tộc Thái có số lượng dân cư đơng nhất trong các dân tộc thiểu số
trong tồn tỉnh, và họ cũng chính là chủ nhân của các làn điệu Khắp . Người
Thái ở huyện Lang Chánh khá đông chiếm đến 53% số dân trong huyện, dân
tộc Thái theo tư liệu ghi chép còn lại cùng những nét truyền thống dân gian
cho thấy nhóm Thái đầu tiên vào sinh sống tại đây là sớm nhất, gọi là Mương,
Chiêng.
Phân bố dân cư và địa bàn cư trú, người Thái nơi đây chủ yếu sống tập
trung ở 6 xã như: Trí nang, Yên khương, Yên thắng, Tân phúc, Tam văn, Lâm
phú... và rải rác ở một số xã trong huyện.
1.2.2.Làng bản
Bản của người Thái ở huyện Lang Chánh,tỉnh Thanh Hoá được dựng ở
các chân đồi, các nhà trong bản được dựng rất gần nhau như thế có thể giúp
đỡ lẫn nhau mỗi khi gặp khó khăn hay ốm đau. Người đứng đầu trong bản là
người được dân bản tín nghiệm nhất (Trưởng bản), bên cạnh đó cùng tham
gia công việc với Trưởng bản là Thầy Mo (Mo Mương) vì Thầy Mo là người
hiểu biết về mọi mặt, nhất là rõ về luật tục trong tộc người mình. Mỗi thành
viên trong làng bản đến tuổi lao động phải tạo được công ăn việc làm, tránh
việc làm ăn phi pháp và giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. Trẻ em đến tuổi đi
học phải được các gia đình đưa trẻ đến lớp.


23

1.2.3. Nhà cửa, trang phục, ăn uống,ngủ,chữ viết
- Về nhà cửa:
Người Thái nơi đây sống tập trung ở vùng chân đồi, và nhà ở của họ là
những ngôi nhà sàn truyền thống. Nhà sàn của người Thái thường được xây
dựng với một thiết kế rất đơn sơ nhưng lại không kém phần khang trang, sang
trọng và bề thế. Những ngôi nhà sàn của người dân tộc Thái luôn mang một
vẻ đẹp rất riêng biệt và không thể lẫn vào đâu được. Điều đáng nói là nhà

người Thái ở đây khơng phải dùng đến mọt mẫu sát nhỏ nào trong việc thiết
kế và xây dựng, với cấu trúc được làm bởi các loại cây thân gỗ và các loại
cây như : cây Tre, cây Nứa, cây Luồng,...và được lợp bằng cỏ gianh. Để xây
dựng được những ngơi nhà sàn thì thay vì dùng đinh như những ngơi nhà sàn
khác thì người Thái nơi đây đã thay đinh bằng hệ thống các dây chằng được
buộc thắt khá công phu, không kém phần tinh tế và khá tinh xảo. Các loại dây
mà người Thái thường dùng để buộc là Lạt, Tre, Giang và Dây Mây hoặc vỏ
của các cây chuyên dùng như: Nắng Hú, Nắng Xá... Để nối các cột kèo với
nhau, người ta sử dụng những đòn dầm xuyên suốt qua các lỗ đục của các cột,
kiểu kiến trúc này có vẻ đơn sơ nhưng rất chắc chắn. Nó đủ lực để chống đỡ
nắng mưa, gió bão và đặc biệt là dư chấn của động đất. Nhà sàn có hai bếp
(Kýp phay) để dành cho nam riêng và nữ giới riêng... Điểm đáng chú ý là
bang cột nhà bao giờ cũng được dựng trước tiên, do đó cột này cịn có tên là
“sau phi hương” (Ma nhà), cầu thang lên ở hai đầu hiên được gọi là “Tyn
Đáy” cầu thang chính ở phía trước và cầu thang phụ ở phía sau. Số bậc thang
chính chỉ dành riêng cho người chứ khơng cho ma, chính từ tập qn ấy mà
khi gia đình nào có tang ma họ sẽ khơng khiêng thi thể người chết đi chôn
qua cầu thang mà phá vách bắc ở đầu hồi để đem đi chơn. Đã có rất nhiều
ngơi nhà sàn đã tồn tại tới hàng trăm năm.


24

-Về trang phục:
Trang phục chính là nét đặc sắc nhất của văn hố dân tộc nói chung và
qua đó người ta có thể phân biệt được dân tộc này với dân tộc khác.
Người khác dân tộc đã không sai khi đã nhận xét rằng, người Thái là
một cộng đồng tộc người biết mặc và mặc đẹp. Trang phục của họ phân biệt
theo giới; trang phục thường ngày với lễ phục; khi chết và để tang; lúc đi làm
ngoài đồng, nương rừng với ở nhà; mùa nóng bức với những tháng đông lạnh

giá trong năm; hai độ tuổi chưa thành niên với khi đã trưởng thành và khi
nhắm mắt xuôi tay. Nam giới: Cách ăn vận truyền thống của nam giới dân tộc
Thái là: Khi đã lớn thì mặc quần ta, không dải rút mà khâu cạp để thắt dây
lưng, quần chỉ có hai loại quần dài và quần đùi,áo thì có hai kiểu: thường
ngày và lễ phục. Thường ngày, mặc áo cánh mang tên “mở lịng” có đính cúc
hoặc khuy tết bằng dây vải, hai bên sườn giáp hơng có đường xẻ để thân áo
khơng bị bó sát vào người, ở đây người ta đính thêm vật trang trí, gọi là “quả
chỉ”. Mặt trước ta thấy túi ở mé dưới hai vạt. Nếu là áo người Thái Đen thì có
thể có hoặc khơng túi ngực bên trái, nhưng áo người Thái Trắng ở phía Bắc
thì phải có. Khơng phân biệt Thái Đen hay Thái Trắng, bộ quần áo nam phục
thường ngày thường là màu đen. Lễ phục, kiểu quần không đổi, nhưng người
ta mặc áo dài, cắt theo kiểu xẻ nách tương tự như áo dài của người Kinh. Nữ
giới: Trang phục nữ Thái đượm vẻ đẹp bản sắc văn hóa dân tộc. Điều này
ln chiếm ưu thế rõ rệt trong các nét văn hóa độc đáo của dân tộc Thái. Nó
khơng những đẹp về kiểu dáng mà hơn hết, nó cịn làm tăng vẻ đẹp trời ban
cho người phái nữ: “Y phục Thái nổi tiếng bởi sự hài hòa giữa cái che và cái
phô ra, giữa cái giản dị mà không kém phần lộng lẫy”[7, tr. 34]. “Và cũng
nhờ lẽ đó mà cụm từ “cơ gái Thái” đã trở thành ngơn ngữ biểu tượng văn hóa
Folklore Việt Nam” [11, tr. 145]. Đã là nữ giới đã trưởng thành thì mặc váy
khâu liền (váy ống) dài chấm gót chân, khơng có màu nào khác ngồi màu


25

đen. Mép dưới ở bên trong lịng váy thì được táp một dải vải bề rộng từ 3-4
cm, màu phổ biến là đỏ, ngồi ra có thể là màu xanh, vàng, hoa...nhưng tuyệt
đối không phải là màu trắng. Đầu váy có cạp, khâu bằng dải vải màu đỏ, trắng
hoặc xanh, miễn không đồng màu đen với thân váy để khi mặc dễ nhìn thấy
phần bắt buộc phải dùng dải thắt lưng phủ ở bên ngoài. Dải cạp là để gập mép
sao cho váy bó sát thân eo, làm đường thắt lưng nổi cộm rõ vòng eo. Khác

với váy, áo phụ nữ có nhiều hình vẻ, màu sắc hơn. áo cổ truyền có hai kiểu:
Trong ngày thường cũng như khi cần thiết, người ta mặc một thứ áo tên là “áo
cỏm” (cỏm có nghĩa là cộc, cụt và ngắn). áo cỏm có áo ngắn tay và dài tay.
Chữ “cỏm” ở đây ứng với độ ngắn, dài trong số đo từ eo thắt dưới ngực. Nhìn
vào chiếc áo cỏm, ta sẽ thấy ngay cái gọi là cộc của áo được giới hạn ở phần
áp chót thân áo mà khơng phải ở hai bên cánh tay. Chính vì vậy, mới địi hỏi
việc cắt khâu phải có kỹ thuật để chiếc áo vừa với thân người mặc thể hiện
thẩm mỹ của người Thái. Cắt áo phải đúng kích cỡ của chiều rộng sao cho
chiếc áo che phủ tồn thân thật kín đáo, nhưng khi mặc phải bó rất sát để hình
dáng thân thể như được phô ra. Nách áo phải được chiết sao cho ngực nở căng
tròn, đạt tới tiêu chuẩn như câu ngạn ngữ: “mình thon vú dựng”. Kỹ thuật này
làm cho cơ thể và hai chi trên tưởng như bị áo bó chặt nhưng vẫn hoàn toàn tự
do khi vận động. Điều đặc biệt hơn cả là việc tạo dáng áo cỏm, từ lâu đã trở
thành tiêu chí nhận biết cách ăn vận theo từng nơi hoặc từng nhóm địa
phương. áo cỏm của người Thái Đen thì dải viền hai vạt để cài cúc không liền
với cổ áo, áo của người Thái Trắng thì cổ và đường viền đó liền một dải nên
có tên là “áo liền cổ” (xửa co diên). Áo Thái Đen do đó dựng theo kiểu cổ
đứng, cịn áo Thái Trắng phải tạo ra cách để đường viền bó ôm lấy cổ. Trên
hai đường viền vạt áo xẻ ngực, người ta thường cài cúc đồng, nếu khơng có
thì thay bằng hạt cườm. Lúc ăn diện thì mặc áo cỏm cài cúc bạc (má pém),
đây là một phần đẹp, hấp dẫn của trang phục nữ Thái. Cúc bạc có hình dẹt,


×