Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Biến đổi mưu sinh của người tày ở xã tam gia huyện lộc bình tỉnh lạng sơn sau khi định cư tự do tại xã ea puk krông năng đắc lắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.56 MB, 112 trang )

trờng đại học văn hóa h nội
khoa văn hóa dân tộc thiểu số

biến đổi văn hóa mu sinh của ngời ty ở xà tam gia,
huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn từ sau khi định c tự do
ở xà ea Puk, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk

khóa luận tốt nghiệp cử nhân văn hóa
chuyên ngnh: Văn hóa dân tộc thiểu số
m số: 608

Sinh viên thực hiện

: Đỗ Thị Báu

Lớp

: VHDT15A

Giảng viên hớng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Thanh Vân

H nội- 2013

1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2
3. Lịch sử nghiên cứu ........................................................................................ 3


4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ................................................................. 4
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 5
6. Đóng góp của đề tài....................................................................................... 5
7. Nội dung của đề tài ....................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: HOẠT ĐỘNG MƯU SINH TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI
TÀY Ở XÃ TAM GIA VÀ QUÁ TRÌNH DI CƯ VÀO XÃ EA PUK ............ 7
1.1. Một số khái niệm công cụ và lý thuyết ...................................................... 7
1.1.1 Một số khái niệm .................................................................................. 7
1.1.2 Một số lý thuyết ................................................................................... 9
1.2 Môi trường mưu sinh của người Tày ở xã Tam Gia, Lộc Bình Lạng Sơn
trước khi di cư vào xã Ea Puk ......................................................................... 12
1.2.1 Môi trường tự nhiên ........................................................................... 12
1.2.2 Môi trường xã hội .............................................................................. 13
1.3 Hoạt động mưu sinh của người Tày ở xã Tam Gia (Lộc Bình, Lạng Sơn)
trước khi di cư vào xã Ea Puk ......................................................................... 15
1.3.1. Trồng trọt .......................................................................................... 15
1.3.2. Chăn nuôi .......................................................................................... 17
1.3.3. Thủ công nghiệp ................................................................................ 17
1.3.4. Các hoạt động khai thác tự nhiên ...................................................... 18
1.3.5. Hoạt động trao đổi mua bán .............................................................. 19
1.3.6. Một số nghi lễ, kiêng kỵ và kinh nghiệm liên quan đến hoạt động
mưu sinh của người Tày ở Tam Gia ........................................................... 20
1.4 Quá trình di cư và định cư của người Tày từ xã Tam Gia vào xã Ea Puk 21
1.4.1 Quá trình di cư.................................................................................... 21
1.4.2 Quá trình định cư của người Tày tại xã Ea Puk ................................. 25

2


1.4.3. Dân số và sự phân bố dân cư của người Tày ở Tam Gia di cư tự do

vào Ea Puk. .................................................................................................. 29
Tiểu kết chương 1............................................................................................ 30
CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG MƯU SINH CỦA NGƯỜI TÀY Ở XÃ TAM
GIA KHI ĐỊNH CƯ TỰ DO VÀO XÃ EA PUK .......................................... 32
2.1. Môi trường mưu sinh của người Tày ở xã Ea Puk ................................. 32
2.1.1 Môi trường tự nhiên .......................................................................... 32
2.1.2 Môi trường xã hội ............................................................................. 34
2.2. Hoạt động mưu sinh của người Tày Tam Gia khi định cư ở xã Ea Puk37
2.2.1 Hoạt động trồng trọt ........................................................................... 37
2.2.2. Hoạt động chăn nuôi ......................................................................... 46
2.2.3 Thủ công nghiệp ................................................................................. 47
2.2.4 Các hoạt động chiếm đoạt tự nhiên .................................................... 47
2.2.5 Thương nghiệp ................................................................................... 48
2.2.6 Những nghề nghệp mới ...................................................................... 49
2.3 Một số biến đổi khác trong hoạt động mưu sinh của người Tày ở Tam Gia
định cư tại Ea Puk ........................................................................................... 50
2.3.1 Biến đổi trong tư duy kinh tế ............................................................. 50
2.3.2. Biến đổi trong sử dụng công cụ lao động ......................................... 52
2.3.3 Thay đổi trong mức sống ................................................................... 53
2.4 Những nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi trong hoạt động mưu sinh của
người Tày ở Tam Gia định cư tự do tại xã Ea Puk ......................................... 56
2.4.1 Nguyên nhân khách quan ................................................................... 56
2.4.2 Nguyên nhân chủ quan ....................................................................... 58
Tiểu kết chương 2............................................................................................ 60
CHƯƠNG 3: THÍCH ỨNG VĂN HĨA CỦA NGƯỜI TÀY Ở XÃ TAM
GIA, SAU KHI ĐỊNH CƯ TẠI XÃ EA PUK ................................................ 61
3.1 Biến đổi trong quan hệ xã hội ................................................................... 61
3.1.1 Tổ chức thiết chế thơn xóm ................................................................ 61
3.1.2 Quan hệ trong gia đình dịng họ ......................................................... 62


3


3.1.3 Quan hệ với cộng đồng ngoại tộc ...................................................... 63
3.1.4. Các mối liên hệ của người Tày ở Ea Puk với quê hương, bản quán. 64
3.2 Biến đổi trong văn hóa vật chất ................................................................ 65
3.2.1 Ẩm thực .............................................................................................. 65
3.2.2. Trang phục ........................................................................................ 66
3.2.3 Làng bản, nhà ở .................................................................................. 69
3.2.4 Phương tiên đi lại ............................................................................... 70
3.3 Biến đổi trong văn hóa tinh thần ............................................................... 71
3.3.1 Biến đổi trong tơn giáo tín ngưỡng .................................................... 71
3.3.2 Biến đổi trong các nghi lễ ................................................................. 72
3.3.3 Biến đổi trong ngơn ngữ chữ viết, văn hóa nghệ thuật ...................... 77
3.4. Nguyên nhân của sự biến đổi trong đời sống tinh thần của người Tày ở
Tam Gia khi di cư vào xã Ea Puk ................................................................... 78
3.2.1 Nguyên nhân khách quan ................................................................... 78
3.4.2 Nguyên nhân chủ quan ....................................................................... 79
3.5. Một số giải pháp, khuyến nghị nhằm phát triển kinh tế, nâng cao đời sống
xã hội kết hợp giữ gìn bản sắc văn hóa người Tày tại xã Ea Puk, Krông, Năng,
Đắc Lắc ........................................................................................................... 80
3.3.1 Một số giải pháp nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa của người Tày khi di
cư tự do vào xã Ea Puk, Krông, Năng, Đắc Lắc. ........................................ 80
3.3.2 Một số khuyến nghị nhằm phát triển kinh tế và giữ gìn bản sắc văn
hóa của người Tày ở Tam Gia khi di cư tự do vào xã Ea Puk .................... 83
Tiểu kết chương 3............................................................................................ 87
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Người Tày là một cộng đồng tộc người thuộc ngơn ngữ Tày –Thái có
số dân đông nhất trong các dân tộc thiểu số ở nước ta. Họ có là những cư dân
bản địa nằm trong khối Bách Việt góp phần sáng tạo ra nghề trồng trọt sớm từ
rất sớm. Người Tày đã định cư từ lâu đời ở xã Tam Gia (huyện Lộc Bình, tỉnh
Lạng Sơn), với nền kinh tế tự cung tự cấp, phụ thuộc hồn tồn vào tự nhiên,
đời sống cịn gặp nhiều khó khăn. Sau khi có chính sách mở cửa của Đảng và
Nhà nước khuyến khích cho đồng bào xây dựng kinh tế mới, người Tày đã
chủ động trong việc tìm hướng phát triển kinh tế gia đình. Họ quyết định di
cư tự do vào Đắc Lắc để tìm kiếm cơ hội cải thiện cuộc sống.
Từ xa xưa, khi còn ở xã Tam Gia người Tày đã sáng tạo cho mình hệ
thống phương thức mưu sinh cùng những kinh nghiệm phù hợp với đặc điểm
khí hậu, địa hình, xã hội.... Người Tày di cư tự do vào Đắc Lắc là một bước đi
táo bạo, một sự thay đổi lớn. Môi trường mưu sinh (môi trường tự nhiên và
môi trường xã hội) thay đổi, buộc người Tày phải thay đổi các hoạt động mưu
sinh truyền thống sao cho phù hợp với điều kiện mới. Sự biến đổi trong hoạt
động mưu sinh của người Tày ở xã Tam Gia (Lộc Bình, Lạng Sơn) sau khi
định cư tại xã Ea Puk (Krông Năng Đắc Lắc) là sự thay đổi trong hoạt động
sản xuất, các nghi lễ nông nghiệp, phong tục tập quán trong truyền thống.
Ngồi những thay đổi của mơi trường tự nhiên người Tày cịn chịu sự thay
đổi của mơi trường xã hội. Sự cộng cư, giao lưu tiếp biến văn hóa với nhiều
tộc người di cư từ nhiều địa phương khác nhau làm cho môi trường xã hội ở
đây nảy sinh vấn đề phức tạp và văn hóa truyền thống của người Tày biến đổi
mạnh mẽ và đa chiều.

5



Vấn đề biến đổi văn hóa tộc người truyền thống của những cộng đồng
khi di cư, đặc biệt là di cư tự do lâu nay chưa được quan tâm đúng mức, tạo
nên sự phát triển văn hóa đa diện khơng theo định hướng, hình thành nên “lỗ
hổng văn hóa” làm mất đi bản sắc văn hóa tộc người.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay khi những yếu tố văn hóa truyền
thống đang đứng trước nguy cơ biến mất hoặc thay đổi để thích ứng với mơi
trường mới thì việc giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống như thế nào
cho phù hợp là vấn đề cấp bách. Đứng trước sự thay đổi môi trường sống
(môi trường tự nhiên và mơi trường xã hội), người Tày đã có những biến đổi
lớn trong hoạt động mưu sinh kéo theo sự biến đổi về xã hội và các giá trị văn
hóa truyền thống. Tìm hiểu sự biến đổi trong hoạt động mưu sinh của người
Tày để thấy được sự tác động to lớn của điều kiện tự nhiên và hoạt động kinh
tế đến văn hóa, góp phần đề ra những giải pháp phải tổng thể nhằm phát triển
kinh tế, ổn định xã hội và giữ gìn bản sắc tộc người Tày, trước sự biến đổi của
môi trường sống là một việc làm thiết thực trong sự nghiệp phát triển bền
vững hiện nay. Chính vì vậy, tơi chọn vấn đề “Biến đổi mưu sinh của người
Tày ở xã Tam Gia, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn sau khi định cư tự do tại xã
Ea Puk, Krông Năng, Đắc Lắc” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài “Biến đổi mưu sinh của người Tày ở xã Tam Gia,
huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn sau khi định cư tự do tại xã Ea Puk, Krông
Năng, Đắc Lắc”, góp phần chứng minh một luận điểm khoa học nhưng cũng
rất thực tiễn ở Việt Nam. Đó là sự biến đổi của môi trường sinh thái, môi
trường xã hội tất yếu dẫn đến sự biến đổi trong đời sống kinh tế - xã hội - văn
hóa. Sự biến đổi đó có tác động lớn đến sự phát triển tộc người và vấn đề bảo
tồn văn hóa truyền thống.Thơng qua đề tài tác giả mong muốn các cấp quản

6



lý, các ban ngành chức năng và đặc biệt là chủ nhân văn hóa đó nâng cao hơn
nữa ý thức bảo vệ bản sắc văn hóa tộc người trước sự tác động của môi
trường mới nhằm phục vụ mục tiêu phát triển tộc người bền vững.
3. Lịch sử nghiên cứu
Vấn đề biến đổi về hoạt động mưu sinh của tộc người đã nhận được dự
quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học thuộc các viện nghiên cứu (Viện
khoa học xã hội, Viện khoa học lao động và xã hội, Viện xã hội học, Viện dân
tộc học). Các cơng trình nghiên cứu đã đánh giá tác động qua lại của các yếu
tố kinh tế, văn hóa, xã hội.
Lấy đối tượng là di dân tự do và di dân có kế hoạch để đánh giá sự tác
động của môi trường tự nhiên đến kinh tế, xã hội, văn hóa của người Tày di
cư và cộng đồng cộng cư với tộc người Tày trong quá trình định cư ở các tỉnh
Tây Nguyên. Cơng trình nghiên cứu “Di dân tự do của các dân tộc Tày,
Nùng, Hmông, Dao từ Cao Bằng, Lạng Sơn vào Đắc Lắc giai đoạn 19862000” (LATS Lịch Sử :5.03.10) của Nguyễn Bá Thủy đã tập trung tìm hiểu
thực trạng di dân tự do của người Tày, Nùng, Hmông, Dao vào Đắc Lắc. Từ
đó đánh giá tác động của di dân tự do đến toàn bộ đời sống tộc người. Tác giả
Nguyễn Bá Thủy cịn có một bài viết về biến đổi trong hoạt động kinh tế của
người Tày và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế xã hội trong quá
trình di cư tự do từ Lạng Sơn, Cao Bằng vào Đắc Lắc trên tạp chí Kinh tế và
phát triển (năm 2002, số 55, tr 8-9); một số bài viết trên tạp chí dân tộc học
“Một số biến đổi trong hoạt động sản xuất của đồng bào DTTS di cư tự do từ
Cao Bằng, Lạng Sơn vào Đắc Lắc” (năm 2002, số 6 (120), tr 35-41) và Vài
nét về tình trạng di dân tự do của đồng bào DTTS ở Việt Nam” (năm 1998, số
3, tr 18-21) và một số bài viết trên Tạp chí Cộng sản và Tạp chí Nơng nghiệp
và phát triển nơng thơn.Tác giả Nguyễn Thị Bích Hà trên khía cạnh địa lý

7



nghiên cứu về “Thực trạng của di dân đến Đắc Lắc và ảnh hưởng của nó đến
kinh tế xã hội”(LATSKH địa lý: 1.07.02). Tác giả tập trung nghiên cứu thực
trạng dịng di dân từ nơng thơn tới nơng thơn và tìm ra một số giải pháp giải
quyết sự ảnh hưởng của di dân tự do đến xã hội. Các công trình nghiên cứu
trên coi di dân tự do như một đối tượng nghiên cứu nên xem xét sự biến đổi
của tộc người là do tác động của các hiện tượng xã hội. Các cơng trình trên đã
khái qt về thực trạng kinh tế - xã hội của cộng đồng cư dân di cư mà chưa
nhìn nhận vấn đề dưới khía cạnh văn hóa tộc người để đánh giá sự biến đổi
trong đời sống. Đó là sự thích ứng của tộc người đối với mơi trường, sự thích
ứng của văn hóa với những biến động của hoạt động mưu sinh và môi trường
xã hội.
Với đề tài “Biến đổi mưu sinh của người Tày ở xã Tam Gia, huyện Lộc
Bình, tỉnh Lạng Sơn sau khi định cư tự do tại xã Eapuk, Krơng Năng, Đắc Lắc”
tác giả đi sâu vào tìm hiểu sự biến đổi kinh tế - xã hội – văn hóa của người Tày
dưới góc độ thích ứng văn hóa tộc người với điều kiện môi trường sống.
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động mưu sinh của người Tày
và những biến đổi, tác động của nó tới kinh tế - xã hội- văn hóa của người
người Tày từ xã Tam Gia di cư vào xã Ea Puk.
Phạm vi không gian: xã Tam Gia, Lộc Bình, Lạng Sơn và xã Ea Puk,
Krông Năng, Đắc Lắc.
Phạm vi thời gian:
Nghiên cứu đặc điểm văn hóa truyền thống của người Tày ở Tam Gia
trong truyền thống đến hiện đại.
Đối với của người Tày ở Ea Puk giới hạn phạm vi thời gian nghiên cứu từ
khi có người Tày đầu tiên ở Tam Gia định cư tự do ở Ea Puk năm 1986 đến nay

8



5. Phương pháp nghiên cứu
Về phương pháp luận: Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện
chứng và phương pháp luận duy vật lịch sử để nhìn nhận và đánh sự vật
hiện tượng trong quá trình vận động biến đổi theo thời gian và sự tương tác
với các nhân tố khác để thích ứng với mơi trường mới. Đó là sự vận động,
biến đổi của văn hóa truyền thống của người Tày khi thích ứng với mơi
trường sinh thái mới và tương tác quan hệ với các tộc người khác trong vùng
là hệ quả tất yếu.
Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng Điền dã dân tộc học là
phương pháp chủ đạo với các kỹ năng: quan sát, ghi chép, chụp ảnh, phỏng
vấn để thu thập thông tin từ phía người dân và chính quyền địa phương về
những biến đổi đó và tâm tư, nguyện vọng và thái độ của người dân về sự
thay đổi đó cũng như về vấn đề bảo tồn văn hóa tộc người.
Ngồi ra cịn vận dụng phương pháp xã hội học; khảo cứu tư liệu đã
xuất bản, tổng hợp, so sánh… để hoàn thiện đề tài.
6. Đóng góp của đề tài
Đây là cơng trình đầu tiên nghiên cứu về sự biến đổi trong hoạt động
mưu sinh của người Tày sau khi di cư tự do từ xã Tam Gia, Lộc Bình, Lạng
Sơn vào xã Ea Puk, Krông Năng, Đắc Lắc. Thông qua đề tài tác giả mong
muốn đóng góp một phần tư liệu về những biến đổi trong hoạt động mưu sinh
và những thích ứng văn hóa với mưu sinh mới của người Tày khi di cư tự do
vào xã Ea Puk, Krông Năng, Đắc Lắc. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp
nhằm phát triển kinh tế, ổn định xã hội và giữ gìn bản sắc văn hóa tộc người
trước những biến đổi của môi trường sống, phụ vụ sự phát triển bền vững văn
hóa tộc người.

9



7. Nội dung của đề tài
Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục,
khóa luận gồm các nội dung chính sau:
Chương 1: Hoạt động mưu sinh truyền thống của người Tày ở xã Tam
Gia, Lộc Bình, Lạng Sơn và quá trình di cư vào xã Ea Puk, Krông Năng Đắc
Lắc
Chương 2: Hoạt động mưu sinh của người Tày ở xã Tam Gia khi định
cư tự do vào xã Ep Puk
Chương 3: Thích ứng văn hóa của người Tày ở xã Tam Gia sau khi
định cư tại xã Ea Puk

10


CHƯƠNG 1
HOẠT ĐỘNG MƯU SINH TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI TÀY
Ở XÃ TAM GIA VÀ QUÁ TRÌNH DI CƯ VÀO XÃ EA PUK
1.1. Một số khái niệm công cụ và lý thuyết
1.1.1 Một số khái niệm
1.1.1.1Khái niệm về di cư và định cư
Khái niệm về di cư (di dân): Năm 1958 Liên Hiệp Quốc đã định nghĩa
về di cư như sau:“di dân là một hình thức di chuyển trong khơng gian của
một con người từ đơn vị lãnh thổ này tới một đơn vị lãnh thổ khác. Đó là sự di
chuyển với một khoảng cách tối đa quy định. Sự di chuyển này diễn ra trong
một khoảng thời gian di dân xác định và được đặc trưng bởi nơi cư trú
thường xuyên” [11;4]. Sự thay đổi nơi cư trú thể hiện ở khái niệm nơi xuất cư
(là nơi người di cư chuyển đi) và nơi định cư (là nơi người di cư chuyển đến).
Theo nghĩa rộng di dân được hiểu là sự di chuyển của bất kỳ một con
người nào trong một không gian và thời gian nhất định. Theo nghĩa hẹp “ Di
dân là sự di chuyển của dân cư từ một đơn vị lãnh thổ này đến một đơn vị

lãnh thổ khác nhằm lập một nơi cư trú mới trong một khoảng thời gian nhất
định”[18;3]
Di cư có tổ chức, (di cư có kế hoạch): “là hình thức di chuyển của
dân cư do nhà nước hoặc một tổ chức xã hội nào đó đứng ra tổ chức, bảo
trợ hoặc đầu tư có kế hoạch để thực hiện các chương trình phát triển KTXH” [18;3]. Ví dụ tái định cư tại khu lòng hồ thủy điện, di dân xây dựng
kinh tế mới,…
Di dân khơng có tổ chức (di dân tự do): “là hình thức di dân khơng do
nhà nước hoăc một tổ chức xã hội nào tổ chức, bảo trợ đầu tư. Người dân
phải tự lo nơi ăn, nơi ở, chi phí di chuyển, việc làm và sinh sống tại nơi định

11


cư mới”. [18,4]. Theo đó di dân tự do khơng nhận được sự đồng ý hoặc người
dân không thông báo với chính quyền địa phương cả nơi xuất cư và định cư.
Điều này gây khó khăn trong việc quản lý nhân khẩu, đất đai,…cho chính
quyền địa phương.
Theo từ điển Tiếng Việt “định cư” là sự cố định về chỗ ở. Định cư
chính sách là sự ổn định về chỗ ở sau một lần di cư theo kế hoạch của nhà
nước hoặc một tổ chức xã hội nhằm hỗ trợ người dân nhanh chóng ổn định
đời sống. Định cư chính sách thì người di cư được hỗ trợ về vốn, lương thực
thực phẩm, việc làm, nhà ở,…trong một khoảng thời gian quy định khi mới
bắt đầu di cư đến nơi ở mới.
Định cư tự do là việc ổn định chỗ ở mà do người dân tự lên kế hoạch
lựa chọn chỗ ở, xây dựng nhà cửa, tìm việc làm, chuẩn bị về đât đai, kỹ thuật,
giống…Người di cư hoàn toàn chủ động trong việc thay đổi nơi định cư mới
và thích nghi với điều kiện môi trường mới. Họ trực tiếp đối mặt với những
rủi ro có thể xảy ra trong quá trình di cư.
1.1.1.2 Khái niệm hoạt động mưu sinh và biến đổi
Trong từ điển Tiếng Việt “mưu sinh”(sinh kế) chỉ sự tìm cách sinh

sống, kiếm sống. Các hoạt động mưu sinh chỉ những hình thức, cách thức để
con người có thể tồn tại và phát triển. Hoạt động mưu sinh được hiểu là
những hoạt động kinh tế nhưng mang màu sắc truyền thống gắn liền với lịch
sử văn hóa tộc người. Mưu sinh không chỉ dừng lại ở việc tìm kiếm và xây
dựng nơi ở, chuận bị về thức ăn, hay trao đổi trên thị trường mà đó cịn là
sự quản lý các mối quan hệ, sự xác nhận bản chất của nhóm và đặc trưng
cá nhân và mối quan hệ giữa các lĩnh vực nói trên. Mưu sinh xoay quanh
các nguồn lực như đất đai, mùa màng, giống, lao động, nguồn vốn, các
mối quan hệ xã hội.

12


Biến đổi là sự vật hiện tượng thay đổi khác trước trong một khoảng thời
gian và không gian xác định. Biến đổi là quy luật tồn tại của mọi sự vật hiện
tượng trong tự nhiên và trong xã hội. Biến đổi là một điều kiện quan trọng để
đánh giá sự phát triển của một hiện tượng. Điều kiện dẫn tới sự biến đổi của
một yếu tố là sự thay đổi về khơng gian, thời gian của yếu tố đó. Dựa vào cái
có trước đó làm cơ sở đánh giá sự biến đổi. Sự biến đổi có nhiều cách đánh
giá khác nhau: biến đổi một phần hoặc biến đổi hoàn toàn; biến đổi cả bản
chất nội dung, hay biến đổi hình thức. Biến đổi trong hoạt động mưu sinh nảy
sinh từ những điều kiện hình thành hoạt động mưu sinh có sự thay đổi. Các
hình thức kiếm sống thay đổi phù hợp với những yếu tố tạo ra nó: con người,
điều kiện tự nhiên,điều kiện xã hội.
1.1.2 Một số lý thuyết
1.1.2.1 Thuyết sinh thái học tộc người
“Sinh thái học là chuyên ngành khoa học nghiên cứu về mối quan hệ
tương hỗ giữa ba yếu tố: thiên nhiên, xã hội và kỹ thuật do nó đẻ ra”[10;235]
theo đó con người và tự nhiên ln có mối quan hệ biện chứng. Con người
cần tự nhiên như là môi trường quan trọng số một để duy trì sự sống (đất,

khơng khí, ánh sáng, nước,..) Con người chịu sự chi phối mạnh mẽ từ môi
trường “Chúng ta cần học ở thiên nhiên bài học chính: trên hành tinh chúng
ta khơng có cái gì có thể sống sót được nếu nó khơng tham gia vào tổng thể
thống nhất”[10;234]. Cộng đồng tộc người cùng nhau sinh sống trong một
mơi trường sẽ tạo ra những nét văn hóa mang đặc trưng riêng phù hợp với
điều kiện môi trường. Môi trường ở đây bao gồm cả môi trường tự nhiên (khí
hậu, đất đai,..) và mơi trường xã hội (cơ sở vật chất, con người, sự giao lưu,..).
Khi điều kiện mơi trường thay đổi, đương nhiên văn hóa tộc người cũng phải
thay đổi. Tuy bị chi phối bởi điều kiện mơi trường nhưng con người vẫn có sự

13


chủ động nhất định trong việc lựa chọn hướng biến đổi của văn hóa tộc người:
“cơ thể nào cũng phản ứng với các nhân tố của môi trường một cách riêng
biệt. Đó là một điều rõ ràng” [10; 31].
1.1.2.2 Thuyết thích ứng văn hóa
Văn hóa là sản phẩm do con người tạo ra trong quá trình tồn tại và phát
triển vì thế mà nó có tính thích ứng với mơi trườngtự nhiên “Văn hóa sinh
thái là một dạng thức tương ứng với một cùng sinh thái nhất định như văn
hóa biển, văn hóa thảo nguyên, văn hóa vùng thung lũng. Thường các dạng
sinh thái văn hóa khơng chỉ và chủ yếu phân bố theo lãnh thổ mà chúng còn
phân bố theo độ cao của các dạng địa hình” [17;11]. Đồng thời văn hóa cịn
thích ứng với mơi trường xã hội “Sự phát triển của xã hội và sự di chuyển dân
cư tạo nên khơng gian văn hóa đan xen nhiều tộc người. Đó là một trong
những xung lực tạo nên sự tiếp biến, hỗn dung văn hóa” [17; 6]
Kinh tế tộc người cũng có có sự thích ứng với mơi trường :“Kinh tếvăn hóa ln gắn với sự phát triển của lực lượng sản xuất của một cộng đồng
người cụ thể, cũng như mối quan hệ khăng khít của cộng đồng đó với mơi
trường tự nhiên xung quanh vào những thời điểm lịch sử nhất định[17;36].
Với mỗi một môi trường mưu sinh nảy sinh những dạng thức mưu sinh khác

nhau sao cho phù hợp. Những hoạt động mưu sinh cho dù được hình thành từ
lâu đời nhưng khi gặp sự thay đổi mạnh mẽ của môi trường mưu sinh cũng có
sự thay đổi.
1.1.2.3 Thuyết giao lưu tiếp biến văn hóa
Bản chất của văn hóa là “mở”, giao tiếp văn hóa trở thành một đặc tính
mang tính quy luật của con người và cồng đồng tộc người.“Giao tiếp văn hóa
giữa các tộc người là nói đến q trình “cho” và “nhận”các giá trị văn hóa
của mỗi dân tộc tham gia vào q trình đó” [13; 66]. Bản săc văn hóa dân tộc

14


là hạt nhân để tộc người đem ra giao lưu với tộc người khác vì thế khơng có
nét văn hóa đặc trưng của mình thì tộc người đó khơng thể hưởng lợi từ việc
tham gia q trình mang tính quy luật của nhân loại. Nhưng trong quá trình
giao lưu văn hóa ln có những tộc người được gọi là “nguồn phát” có ảnh
hưởng mạnh mẽ đến các tộc người khác. Đó là những tộc người có dân số
đơng, có trình độ cao và nền văn hóa lâu đời. Có thể đơn cử như tộc người
Kinh ở nước ta có tầm ảnh hưởng lớn đến các dân tộc khác (trang phục, ngơn
ngữ) do có lợ thế về dân số.
Giao tiếp văn hóa diễn ra dưới nhiều hình thức: thơng qua các phương tiện
nghe nhìn, giao tiếp trực tiếp giữa các cá nhân, thông qua các hoạt động lao
động sản xuất,.. Do đó các dân tộc láng giềng gần gũi về địa lý có cùng một
mơi trường hoạt động sẽ có những phong tục tập quán tương đồng và dễ dàng
đón nhận ảnh hưởng văn hóa của nhau.
Giao tiếp văn hóa dẫn tới những kết quả trái ngược mà chúng ta cần
phải điều tiết. Một mặt nó làm phong phú đa dạng văn hóa tộc người, tạo ra
những nét văn hóa tương đồng giữa các tộc người trở thành cơ sở điều kiện
tăng cường tinh thần đoàn kết tương trợ lẫn nhau trong cộng đồng dân cư.
Mặt khác giao tiếp văn hóa có thể làm mất đi những nét văn hóa đặc trưng của

tộc người. Điều này sẽ xảy ra nếu tộc người khơng tiếp biến những yếu tố văn
hóa mới phù hợp với văn hóa “gốc”, khơng phát huy những giá trị truyền
thống của tộc người mình trong quá trình giao lưu. Giao lưu tiếp biến văn hóa
tộc người cịn trở thành một nhân tố quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát
triển của kinh tế sự tiến bộ của xã hội. Thơng qua q trình giao lưu tiếp biến
văn hóa ngồi những kỹ thuật hiện đại thì những tri thức dân gian cũng được
phổ biến rộng rãi.

15


Khi môi trường tự nhiên xã hội truyền thống của người Tày thay đổi
hoàn toàn, sự giao lưu tiếp biến văn hóa của người Tày ở Tam Gia di cư vào
xã Ea Puk diễn ra mạnh mẽ hơn so với người Tày ở Tam Gia. Họ tiếp nhận
những yếu tố văn hóa mới của cộng đồng các dân tộc từ nhiều địa phương
khác nhau, tạo nên sự đan hỗn dung trong văn hóa của người Tày tại nơi định
cư mới. Sự giao lưu văn hóa của người Tày là phản xạ có điều kiện để tồn tại,
tuy nhiên sự tiếp biến văn hóa đó phải dựa trên nền tảng văn hóa truyền thống
của người Tày.
1.2 Mơi trường mưu sinh của người Tày ở xã Tam Gia, Lộc Bình
Lạng Sơn trước khi di cư vào xã Ea Puk
1.2.1 Môi trường tự nhiên
Vị trí địa lý
Tam Gia là một xã biên giới, cách thị trấn Lộc Bình 30km về phía
Đơng, phía tây giáp xã Tĩnh Bắc, phía đơng giáp Trung Quốc, phía bắc giáp
xã Tú Mịch, phía nam giáp xã Bính Xã (huyện Đình Lập, Lạng Sơn). Tam
Gia cách cửa khẩu Chi Ma 50km nhưng không thuận lợi cho việc trao đổi,
buôn bán với nước bạn.
Điều kiện tự nhiên
Xã Tam Gia nằm trong khu vực hệ thống núi cao phía Tây Nam có địa

thế tương đối liên hồn với đỉnh Khau Tịa cao 775m. Địa hình của xã đồi núi
cao trung bình từ 400- 800m chiếm ưu thế, bị cắt xẻ mạnh. Xen kẽ đồi núi là
những cánh đồng nhỏ hẹp, đất đai có thể trồng lúa và các loại cây hoa màu.
Dạng địa hình đồi núi trọc chiếm 80% diện tích đất tự nhiên gây nhiều khó
khăn cho việc trồng trọt.
Xã Tam Gia mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới cận nhiệt đới gió
mùa, một năm được chia thành bốn mùa rõ rệt. Nhiệt độ trung bình hàng năm

16


là 260c, nhiệt độ cao nhất vào mùa hè là 39,80c, thấp nhất là 20c. Là một trong
những nơi chịu sự ảnh hưởng nặng nề của gió mùa đơng bắc. Hàng năm phải
đối mặt với rét đậm rét hại, sương muối, băng tuyết, thiếu nước trầm trọng vào
mùa đông gây ảnh hưởng xấu tới thời vụ, năng suất, cây trồng, vật ni. Với
đặc trưng khi hậu này thích hợp cho việc trồng các loại cây á nhiệt đới (mận,
đào, lê, thơng, bạch đàn, sa mộc...).
Xen lẫn địa hình đa dạng đó là hệ thống suối nhỏ cung cấp nguồn nước
tưới cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Mật độ sông suối thấp lưu lượng
nước nhỏ và sự tương phản giữa mùa khô và mùa lũ tác động khá lớn đến
cuộc sống của đồng bào. Mùa khô lưu lượng nước thấp gây thiếu nước cho
sinh hoạt và sản xuất. Mùa nước lũ nước dâng cao đột ngột tạo nên sức phá
hoại bào mịn mạnh, ngăn trở giao thơng.
Tài ngun thiên nhiên
Đất đai: đất feralit đỏ vàng chiếm ưu thế, chất đất khơng mịn pha cát
sỏi hay bị vón cục, nhiều thạch anh, không tơi xốp giữ nước kém chỉ có thể
trồng một số loại cây ăn quả và cây thông; dọc các bờ suối, thung lũng giữa
các núi là đất phù sa ít ỏi thích hợp cho việc trồng cây lúa và hoa màu.
Sinh vật: Do đồi núi trọc nên hệ thống động thực vật không phong phú.
Trong rừng chỉ có mộ số lồi thú nhỏ như chim, thỏ, cầy,..Hệ thống thực vật

mang đặc điểm của vùng á nhiệt đới với các loại cây như, tràm, thông, sau
sau, một số loại dược liệu như bá kích, sa nhân huyết đằng.
Khoáng sản: Nguồn khoáng sản nghèo nàn chỉ dừng lại ở việc khai thác
đất sét, cát sỏi ven suối phục vụ việc làm nhà ở cho người dân.
1.2.2 Môi trường xã hội
Dân cư, phân bố dân cư
Xã Tam Gia là xã biên giới mật độ dân cư thưa thớt. Theo thống kê của
UBND xã năm 2010 tổng dân số 354 hộ với 2257 nhân khẩu. Trong đó, người

17


Tày chiếm 70% dân số, 29% người Nùng và một số hộ người Kinh và người
Sán Chỉ.
Dân cư tập trung lâu đời ven các con suối hay những thung lũng, nơi
thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất. Người Tày ở Tam Gia có mối quan hệ
khăng khít đối với các dân tộc trong vùng.
Đặc điểm kinh tế ,xã hội
Sau nhiều lần thiên di người Tày – định cư thành những bản làng với
nền kinh tế tự cấp tự túc. Đồng bào Tày đã tụ cư ở Tam Gia từ rất lâu đời.
Mảnh đất Tam Gia chịu thiệt hại nặng nề trong cuộc chiến bảo vệ biên giới
năm 1979, đời sống của nhân dân trong xã gặp nhiều khó khăn. Nhưng nhân
dân trong xã có truyền thống đồn kết một lòng, chung sức xây dựng và bảo
vệ quê hương, xây dựng đời sống mới.
Cơ sở hạ tầng: hệ thống đường liên xã, liên thơn, liên huyện chưa được
hồn thiện, giao thơng khó khăn trở thành sự cản trở cho hoạt trao đổi mua
bán của nhân dân. Trường học là những ngôi nhà cấp bốn tạm bợ. Trạm y tế
vẫn chưa được xây dựng để chăm sóc sức khỏe cho người dân. Được sự quan
tâm của Đảng và nhà nước đến năm 2012 hệ thống điện, đường, trường trạm
của xã mới được hoàn thiện, đời sống của nhân dân mới được nâng cao.

Giáo dục, y tế: Theo thống kê của xã Tam Gia năm 2009 tồn xã có đến
25% số học sinh bỏ học, tỉ lệ mù chữ 20%. Tam Gia là một trong những xã có
trình độ dân trí thấp nhất huyện. Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người
dân chưa được quan tâm, hầu hết người dân đều tìm đến thầy lang bà đỡ trong
thơn bản mỗi khi ốm đâu hay sinh sản.
Người Tày- Nùng chiếm 98% tổng dân số trong toàn xã và chiếm 87%
tổng dân số tồn huyện Lộc Bình, vì thế văn hóa Tày - Nùng trở thành văn
hóa chủ đạo, ảnh hưởng tới các dân tộc khác. Tuy có hệ thống ngơn ngữ khác

18


nhau, phong tục tập quán và bản sắc văn hóa khác nhau song nhân dân các
dân tộc anh em ở Lộc Bình “sớm có sự hịa hợp, đồn kết tơn trọng và hiểu
biết lẫn nhau trong đời sống, trong lao động cải tạo và chế ngự tự nhiên cũng
như trong chống giặc bảo vệ làng bản, quê hương” [3,10]
Điều kiện tự nhiên, xã hội là yếu tố quan trọng, mang tính quyết định
đến sự phát triển của một cộng đồng. Tam Gia là một xã có điều kiện tự
nhiên khắc nhiệt không thuận lợi cho sự phát triển của nhân dân. Hơn nữa
lại chịu ảnh hưởng từ chiến tranh vì thế đời sống của nhân dân càng trở nên
khó khăn. Tuy nhiên, trật tự an ninh xã hội được giữ vững, các mối quan hệ
xã hội ổn định.
1.3 Hoạt động mưu sinh của người Tày ở xã Tam Gia (Lộc Bình,
Lạng Sơn) trước khi di cư vào xã Ea Puk
1.3.1. Trồng trọt
`

Hoạt động trồng trọt của người Tày ở xã Tam Gia mang đậm nét văn

hóa nương rẫy kết hợp văn hóa lúa nước. Đây là hoạt động kinh tế chiếm vị

trí đặc biệt quan trọng của người Tày ở Tam Gia. Các sản phẩm từ trồng trọt
là nguồn lương thực chính cho con người, nguồn thức ăn chủ yếu cho chăn
nuôi. Tuy nhiên, sản lượng từ trồng trọt không cao vì đất đai màu mỡ q ít,
khí hậu q lạnh, nguồn nước không dồi dào.
Trồng cây lương thực: Người Tày ở Tam Gia trồng lúa một vụ và một
số cây hoa màu như ngô, sắn. Lúa nước được trồng dọc theo các khe, gần
nguồn nước, lúa nương được trồng trên các sườn đồi có đất màu mỡ. Trong
truyền thống, đồng bào canh tác nương rẫy theo lối du canh du cư: sau hai ba
năm canh tác khi đất đai hết màu mỡ người Tày lại khai thác những mảnh đồi
khác để trồng trọt . Với người Tày nơi lý tưởng nhất để phát nương rẫy là rừng
già. Bởi vì, ở đây không những sẵn lớp đất màu dày mà cịn có nhiều cây cối,

19


cành lá rậm rạp, khi bị đốt cháy sẽ làm lại một lượng tro đáng kể thay cho phân
bón, giúp cây trồng phát triển tốt, trong khi đó cỏ dại lại ít mọc hơn.Theo kinh
nghiệm của người Tày khi phát nương làm rẫy phải tùy từng loài, từng giống
cây trồng mà chọn nơi có chất đất thích hợp. Theo một câu tục ngữ của người
Tày “Đất đen trồng dưa gang, dưa bở, đất đỏ trồng lúa” (Đin đăm qua pheng,
đin đeng khẩu rẩy).[1, 10]. Họ tập trung trồng các loại giống lúa tẻ địa phương
như ri, khâu rẻ, lài chang, ngồi ra cịn trồng một số giống lúa nếp như khẩu
lương, khẩu hèo, khẩu láng.
Vào mùa xuân khi có nhiều nước, khí trời trở nên ấm áp đồng bào bắt
đầu vụ lúa. Người Tày sớm biết thâm canh cây lúa nên các kỹ thuật làm đất,
chăm sóc cây lúa theo chu kỳ được trú trọng. Kỹ thuật làm thủy lợi với hệ
thống mương, phai, lái, lìn phù hợp với điều kiện đồi núi.
Người Tày trồng các loại cây hoa màu trên nương rẫy, trên soi bãi dọc
theo các con sông, con suối, những chân ruộng cao không đủ nước để cấy lúa.
Diện tích hoa màu của các hộ gia đình hạn hẹp phụ thuộc vào lực lượng lao

động trong gia đình (0,5 -2ha). Diện tích đất màu mỡ để cây trồng phát triển
không nhiều do đất đồi pha cát sỏi không giữ được nước.
Các loại cây hoa màu được trồng trên nương chủ yếu là: ngô, sắn,
khoai. Tùy thuộc vào thời tiết mà người ta lựa chọn cây trồng cho phù hợp.
Ngô, sắn,.. thường được trồng vào khoảng tháng giêng, tháng 2 âm lịch. Cịn
khoai thì được trồng vào cuối năm, khoảng tháng 10 âm lịch. Trên cùng một
mảnh đất người ta có thể trồng cây ngắn ngày theo kiểu xen canh, gối vụ, sau
khi thu hoạch giống cây này thì trồng giống cây kia ln.
Do đất đai ít lại kém màu mỡ, khí hậu khắc nhiệt năng suất cây trồng
thấp (lúa 3 tấn/ ha, ngô 3,5 tấn/ ha ) chỉ đủ phục vụ cho nhu cầu bữa ăn hàng
ngày của người dân và chăn ni trong gia đình.

20


Trồng cây thực phẩm: trong khuôn viên bất kỳ một ngơi nhà người Tày
nào đều có một mảnh vườn nhỏ để trồng một số loại cây rau xanh, một số cây
ăn quả cung cấp nguồn vitamin cho bữa ăn hàng ngày. Do chất đất ở Tam Gia
xấu, giữ nước kém và khơng tươi xốp, khí hậu lạnh giá nên người dân chỉ
trồng được một số loại rau như bắp cải, su hào, tỏi... Trong vườn của người
Tày còn trồng một số cây ăn quả cận nhiệt đới như mận, lê, đào và một số cây
làm xôi màu.
1.3.2. Chăn nuôi
Chăn nuôi của người Tày ở xã Tam Gia trước đây chỉ mang mục đích
hỗ trợ cho trồng trọt. Trâu được đồng bào ni chủ yếu để lấy sức kéo, lấy
phân bón cho cây trồng. Mặt khác việc chăn ni cịn đem lại lượng thức ăn
giàu chất đạm cho bữa ăn hàng ngày, phục vụ cho hoạt động nghi lễ, tiếp
khách, ít khi biến thành hàng hóa đem lại thu nhập cho gia đình.
Chăn ni của người Tày khá phát triển với sự hiện diện của khá nhiều
loài gia súc, gia cầm khác nhau (như trâu, ngựa, lợn, gà, vịt, ngan). Ngoài ra họ

cịn có thú ni chim cảnh (như sóc, vẹt, họa mi, gáy,..). Tập quán chăn nuôi
theo phương thức thả rơng vẫn được duy trì, hệ thống chuồng trại cho vật nuôi
hầu như không được quan tâm. Trâu là con vật nhận được sự chăm sóc đặc biệt
của người dân. Mỗi gia đình đều có một đến vài con trâu để lấy sức kéo. Lợn
và gà chăn nuôi với quy mô nhỏ (gà 5-10 con/ hộ, lợn 1-3 con/ hộ). Nguồn
thức ăn của gia súc và gia cầm chủ yếu lấy từ trồng trọt. Thời tiết ở đây khắc
nghiệt nên vật nuôi hay bị mắc bệnh, năng suất không cao.
1.3.3. Thủ công nghiệp
Nghề thủ công truyền thống của người Tày ở xã Tam Gia mang nặng
tính tự cấp, tự túc. Những sản phẩm tạo ra không đem bán hay trao đổi mà chỉ
để sử dụng. Đan lát, chế tác gỗ đều được làm trong thời gian nông nhàn, sau

21


vụ thu hoạch lúa cũng như trong lúc tạm nghỉ ngơi công việc đồng áng hay
tranh thủ vào buổi trưa, buổi tối những ngày mưa gió.
Đan lát là nghề thủ công lâu đời và phổ biến ở vùng người Tày. Đây
được coi là công việc của người phụ nữ với các sản phẩm đan liếp, giỏ rau,
mẹt, giỏ cá, giần, sàng, phên nón, rế nồi, rế chảo, bu gà, rọ lợn, rổ hấp bánh,
các loại sọt…
Chế tác đồ gỗ là công việc của nam giới. Các dụng cụ dùng để chế biến gỗ khá
đơn giản: rìu và dao, rìu, hộp mực. Những các sản phẩm được tạo ra khá phong
phú với vài chục chủng loại khác nhau bao gồm nhà ở và một số kiến trúc khác
(như nhà phụ kho thóc, chuồng trâu, chuồng lợn), cơng cụ sản xuất (như cày,
bừa,..), đồ gia dụng (như giường, phản, bàn, ghế,..).
1.3.4. Các hoạt động khai thác tự nhiên
Săn bắn: Người Tày tiến hành hoạt động săn bắn nhằm mục đích bổ
sung thêm nguồn thực phẩm giàu chất đạm, nhiều dinh dưỡng và góp phần bảo
vệ mùa màng. Trước kia rừng cịn rậm rạp, giàu tài nguyên nên việc săn bắn

diễn ra thường xuyên. Đối tượng săn bắn của họ là những loài thú nhỏ (như
cầy, cáo, nhím, sóc,..) và một số lồi chim chóc (như gà rừng, chim cuốc, chim
gáy,..). Đánh bắt tôm, cua, cá, ếch, trên các con suối; một số loại cơn trùng có
giai đoạn sinh trưởng và phát triển trong những cây ruột rỗng hoặc có lõi mềm
để làm thực phẩm chế biến thức ăn (như bọ muỗm, ong non, trứng kiến đen…)
Hái lượm: Việc hái lượm diễn ra thường xuyên, gần như hàng ngày và
việc hái lượm chiếm một phần đáng kể trong quỹ thời gian của người Tày ở
Tam Gia. Việc thu hái lượm những sản phẩm của tự nhiên chủ yếu được thực
hiện theo lối kết hợp với các hoạt động sản xuất. Trong khi đi cày, lên nương
thăm thú cây trồng, chăn thả gia súc, săn bắn người ta thường tranh thủ thời
gian kiếm thêm chút măng, tí nấm, nắm rau rừng (rau má, rau bợ, rau dớn,

22


trám trắng, trám đen,..), hay chí ít cũng mang về một bó củi khơ. Bên cạnh
đó, đồng bào cịn khai thác nguyên liệu dùng trong đan lát hay chế tác đồ gỗ
(gỗ, tre, nứa, mây, dây rừng,..), một số loại dược liệu (như bá kích, xa nhân,
huyết đằng).
Săn bắt, hái lượm các sản vật trong tự nhiên có vai trị khá quan trọng
trong đời sống của người Tày ở Tam Gia. Ngồi việc bổ sung nguồn thực
phẩm cho gia đình, một phần cịn biến thành hàng hóa để trao đổi buôn bán
tại các chợ trong vùng và ở cửa khẩu với người Trung Quốc.
1.3.5. Hoạt động trao đổi mua bán
Trước kia, người Tày ở xã Tam Gia phải đi hơn 30 km mới đến được
chợ tại thị trấn Lộc Bình. Cứ 10 ngày mới có một phiên chợ, giao thơng khó
khăn, phương tiện đi lại chỉ là đi bộ, đi xe trâu hoặc xe ngựa nên việc đi chợ
có khi mất cả ngày. Người Tày ở đây quan niệm:“Buôn đông buôn tây, không
bằng cầm đuôi cày ở một chỗ” (Puôn đông, puôn tây bấu táy căm hang thây
tỉ tọoc),người ta đánh giá thấp việc bn bán, thậm trí khinh thường nghề

bn. Vì thế việc trao đổi mua bán chỉ dừng lại có gì bán nấy, thiếu gì mua
nấy, khơng mua đi bán lại. Một số sản vật quý có giá trị (như thảo dược) được
người Tày bán tại cửa khẩu Chi Ma. Đây là hoạt động mang lại nguồn thu lớn
cho một số gia đình người Tày ở Tam Gia tham gia vào hoạt động này.
Phần lớn hàng hóa bán ra là sản phẩm nông nghiệp bao gồm lượng
thực, thực phẩm (như thóc, gà vịt, trứng, rau quả), các loại lâm thổ sản thu
được từ môi trường tự nhiên (như măng, nấm hương, mộc nhĩ, mật ong rừng,
thuốc nam). Họ mua về những mặt hàng thiết yếu, không tự sản xuất được
như muối, dầu hỏa, dụng cụ nấu ăn (như nồi, chảo, bát, ấm chén) hay công cụ
sản xuất bằng kim khí (như dao, liềm, lưỡi cuốc,..) và một số đồ đựng bằng
gốm sứ (như chum, vại, liễn,..).

23


Người Tày đi chợ khơng chỉ mang tính chất giao lưu kinh tế thơng
thường mà chợ cịn là nơi cho cư dân sinh sống trên một phạm vi lãnh thổ
nhất định gặp gỡ, giao lưu trao đổi thông tin hay cùng dốc bầu tâm sự. Nhiều
người đi chợ cịn tìm gặp họ hàng, bạn bè, người quen hay hỏi thăm tình hình
sức khỏe, kinh tế, hồn cảnh gia đình cũng như tình hình sức khỏe của người
này, người nọ. Chợ hội là dịp, để trai gái người Tày, người Nùng biểu diễn
hát Sli, hát Lượn, giao lưu tâm tình. Và cũng từ những phiên chợ mà người ta
rỉ tai nhau về vùng đất hứa Tây Nguyên vời điều kiện sống hơn hẳn ở quê.
Có thể thấy trước khi di cư vào xã Ea Puk người Tày ở xã Tam Gia có
nền kinh tế kém phát triển mang nặng tính tự cung tự cấp, phụ thuộc khá
nhiều vào điều kiện tự nhiên. Họ chưa áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ
thuật vào sản xuất dẫn đến hiệu quả thấp. Ông Nông Văn Sầm (dân tộc Tày,
60 tuổi, thôn Giang Tiến) cho biết: “Trước đây trồng lúa đủ ăn đã là may lắm
rồi, nhiều nhà cịn phải ăn ngơ, ăn củ rừng vào tháng giáp hạt. Có khi cả năm
mới giết được con lợn vào ngày Tết thế mà tìm người đụng chung cịn khó vì

có cái gì để đổi lấy thịt đâu”. Nhìn chung đời sống của người Tày ở xã Tam
Gia lúc đó cịn rất nhiều khó khăn.
1.3.6. Một số nghi lễ, kiêng kỵ và kinh nghiệm liên quan đến hoạt
động mưu sinh của người Tày ở Tam Gia
Vì cuộc sống phụ thuộc nhiều vào tự nhiên nên người Tày ở đây có rất
nhiều nghi lễ, kiêng kỵ trong các hoạt động mưu sinh. Người Tày có lễ hội
lồng tồng (lễ hội cầu mùa) được tổ chức hàng năm vào ngày 14 tháng 4 âm
lịch. Người dân nơi đây mang lễ vật dâng lên thổ công của bản để cầu mưa
thuận, gió hịa mùa màng tốt tươi. Người Tày ở Tam Gia có tục chọn ngày tốt,
người sinh năm tốt (như năm sửu, tuất) để cày mảnh ruộng đầu tiên. Mảnh
ruộng đầu tiên luôn là những mảnh ruộng nhỏ, đã cấy là phải cấy cho xong

24


mới được nghỉ với hi vọng “đầu xi thì đi lọt”. Sau khi cấy xong người ta
cắm trên đầu bờ một vài nhành hoa rừng bông càng lớn càng tốt để cầu mong
cây lúa sẽ ra bông nặng trĩu.
Bên cạnh đó, người Tày rất giàu kinh nghiệm trong việc lựa chọn giống
vật ni và có nhiều kiệng kỵ, nghi lễ trong chăn ni. Những con lợn có
mõm ngắn và đầu mõm tịe rộng, vai nở, chân cao, đi to, lơng đuôi rậm, dài
mỏng hơi láng mỡ, lông ngắn và thưa bao giờ cũng phàm ăn nhanh lớn. Khi
mua lợn giống nhiều người còn chọn ngày tốt, giờ tốt tránh ngày hợi và ngày
dần, trên đường đi gài một cành đào trên xe chở lợn để tránh tà. Trước khi cho
vào chuồng phải đốt vía cho lợn bằng cách đốt giấy với cánh đào và hơ cả con
lợn qua đống lửa đó ba lần, đọc câu thần chú: “3 tháng lớn bằng cối giã gạo,
6 tháng lớn ngang máng đập lúa”(slam bươn táy ăn chốc, hốc bươn táy ăn
lỏong). . Người Tày có nhiều kinh nghiêm trong việc lựa chọn những con trâu
tốt thơng qua: đi, lưng, xốy, sừng, chân,..Nếu gia đình đã có trâu khi mua
trâu mới và dắt về chuồng người ta nhổ vài sợi lông của con trâu mới thổi vào

tai của con trâu cũ với ý nghĩa chúng sẽ sớm quen nhau và trở nên thân thiên
với nhau hơn. Chuồng của vật nuôi tuy kiến trúc đơn giản nhưng lại cầu kỳ
trong việc lựa chọn ngày đẹp, giờ đẹp để khởi công, hướng hợp với tuổi của
người chăn ni.
1.4 Q trình di cư và định cư của người Tày từ xã Tam Gia vào xã
Ea Puk
1.4.1 Quá trình di cư
Năm 1968 là mốc xuất hiện một số gia đình người Tày từ xã Tam Gia
di cư tự do vào xã Ea Puk (Krơng Năng, Đắc Lắc). Tính đến năm 1999, người
Tày ở Tam Gia di cư vào xã Ea Puk làm hai đợt lớn. Giai đoạn1986 – 1990 có
gần 13 hộ mang họ Nơng và họ Lý di cư vào bìa rừng. Đây là những thành

25


×