Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Công tác đào tạo kỹ năng thông tin cho một số sinh viên ở một số thư viện đại học ở hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (749.53 KB, 65 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HĨA HÀ NỘI
KHOA THƯ VIỆN THƠNG TIN
**************

CÔNG TÁC ĐÀO TẠO
KỸ NĂNG THÔNG TIN CHO SINH VIÊN
TẠI MỘT SỐ THƯ VIỆN ĐẠI HỌC Ở HÀ
NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIP

GiảNG viên hướng dẫn: ths. Vũ dương thúy ngà
SINH VIấN THC HIN : trần thị thu hường
LP : thư viện 39b

HÀ NỘI – 2011


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, tơi đã nhận được sự hướng dẫn
tận tình của cơ giáo - Th.S Vũ Dương Thúy Ngà cùng sự giúp đỡ của các thầy
giáo, cô giáo, các cán bộ thư viện và bạn bè.
Nhân đây, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến cô giáo - Th.S Vũ
Dương Thúy Ngà, người đã tận tình hướng dẫn tơi trong suốt q trình thực
hiện đề tài.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cô giáo bộ môn trong
Khoa Thư viện - Thông tin trường Đại học Văn hóa Hà Nội, các cơ chú cán
bộ thư viện tại Trung tâm thông tin thư viện trường Đại học Quốc gia Hà Nội,
Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Luật Hà Nội, Đại học Y tế công cộng, Đại
học Văn hóa Hà Nội đã ủng hộ tơi hồn thành đề tài này.


Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè thân
thiết đã hỗ trợ tơi hồn thành đề tài của mình.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do khả năng và thời gian có hạn
nên khóa luận khơng tránh khỏi những thiếu xót nhất định. Kính mong được
sự góp ý của các thầy, cô giáo, các cô chú cán bộ thư viện và tồn thể các
bạn sinh viên để bản khóa luận được hoàn thiện hơn.

Hà Nội, ngày 1 tháng 5 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Thu Hường


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ĐHVHHN

:

Đại học Văn hóa Hà Nội

ĐHQGHN

:

Đại học Quốc gia Hà Nội

ĐHSPHN

:


Đại học Sư phạm Hà Nội

ĐHLHN

:

Đại hoc Luật Hà Nội

ĐHYTCC

:

Đại học Y tế công cộng

KNTT

:

Kỹ năng thông tin

TTHL

:

Trung tâm học liệu

IL

:


Information Literacy


MỤC LỤC
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài.............................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề .................................................................................. 3
3. Đối tượng, Phạm vi nghiên cứu........................................................ 4
4. Mục đích nghiên cứu........................................................................ 5
5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................. 5
6. Kết cấu của đề tài ............................................................................. 5
Chương 1: Vai trị của cơng tác đào tạo kỹ năng thơng tin cho sinh viên
1.1 Khái niệm ............................................................................................ 7
1.1.1 Khái niệm kỹ năng thông tin .................................................. 7
1.1.2 Khái niệm công tác đào tạo kỹ năng thơng tin........................ 9
1.2 Vai trị của công tác đào tạo kỹ năng thông tin cho sinh viên ............. 11
Chương 2: Thực trạng công tác đào tạo kỹ năng thông tin cho sinh
viên tại các thư viện đại học ở Hà Nội
2.1 Khái quát về đối tượng người dùng tin là sinh viên đại học trên
địa bàn Hà Nội ................................................................................... 17
2.2 Chương trình đào tạo kỹ năng thông tin tại một số thư viện đại học ở
Hà Nội ................................................................................................ 19
2.3 Thực trạng công tác đào tạo kỹ năng thông tin cho sinh viên tại các
thư viện đại học ở Hà Nội ................................................................... 21
2.3.1. Kết quả điều tra, phỏng vấn.................................................. 21
2.3.2. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng .......................................... 37
Chương 3: Các giải pháp nhằm tăng cường và nâng cao chất lượng
công tác đào tạo kỹ năng thông tin tại các thư viện đại học ở Hà Nội



3.1 Các giải pháp nhằm tăng cường và nâng cao chất lượng công tác
đào tạo kỹ năng thông tin tại các thư viện đại học ở Hà Nội................ 40
3.1.1 Xây dựng và phát triển bộ khung chuẩn về kỹ năng
thông tin. ............................................................................ 40
3.1.2 Đa dạng hóa các hình thức triển khai công tác đào tạo kỹ
năng thông tin cho người dùng tin tại các thư viện đại học
ở Hà Nội ............................................................................ 45
3.1.3 Nâng cao trình độ của cán bộ thư viện đặc biệt là người làm
công tác đào tạo kỹ năng thông tin cho người dùng tin tại
các thư viện đại học. Nâng cao vai trò của cán bộ tham
khảo trong các thư viện ..................................................... 49
3.2 Một số kiến nghị cụ thể:
3.2.1 Đối với các Bộ, ngành.......................................................... 53
3.2.2 Đối với các trường đại học trên địa bàn Hà Nội .................. 53
Kết luận................................................................................................... 57
Tài liệu tham khảo .................................................................................59
Phụ lục
1. Mẫu phiếu điều tra bằng bảng hỏi
2. Bài tập tìm kiếm sách điện tử (trường Đại học Y tế công cộng)
3. Đề thi thử khai thác và sử dụng Internet (trường Đại học Sư phạm
Hà Nội)


6

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cuộc cách mạng thông tin đã làm thay đổi sâu sắc mọi lĩnh vực đời sống
xã hội và hình thành xã hội thơng tin. Sự phát triển mạnh mẽ các nguồn tin,
công nghệ viễn thông cho phép việc trao đổi thông tin trở nên thuận lợi và

nhanh chóng, tạo điều kiện cho mọi tầng lớp xã hội truy cập thông tin rộng
rãi. Cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học và công nghệ, hiện tượng
“Bùng nổ thông tin” đang diễn ra trên phạm vi tồn cầu cho nên người dùng
tin có thể dễ dàng tìm thấy rất nhiều thơng tin cho một vấn đề mà họ cần bằng
nhiều cách, nhiều phương tiện khác nhau (cả truyền thống và hiện đại) nhưng
cũng đồng thời gặp khơng ít khó khăn trong việc tiếp nhận và sử dụng thông
tin hiệu quả cho công việc. Trong khi đó, thị trường lao động hiện nay địi hỏi
những người năng động nhạy bén, biết tiếp cận, xử lý và sử dụng thông tin
một cách hợp lý, hiệu quả. Con người sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn nếu
khơng có khả năng làm việc với thơng tin.
Một yếu tố quan trọng hỗ trợ giải quyết tất cả vấn đề trên chính là kỹ
năng thơng tin (Information Literacy). Ơng Hồng Ngọc Vinh, Vụ trưởng Vụ
Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo khi trả lời phỏng vấn về
động thái cần phải có để tối ưu hóa nguồn nhân lực đã khẳng định: “Ba yếu tố
con người trong xã hội hiện đại cần phải có là: kỹ năng thơng tin, phương
pháp tư duy và ngơn ngữ”. Trong đó, kỹ năng thông tin được nhấn mạnh là
yếu tố hàng đầu.
Kỹ năng thơng tin đóng một vai trị rất quan trọng trong xã hội, ở bất kì
nền kinh tế nào, quốc gia nào, nó khơng chỉ giúp con người làm việc hiệu quả
mà còn giúp con người nắm bắt kịp thời những thơng tin mang tính thời sự và
đáp ứng được nhu cầu học tập suốt đời. Ngay cả Tổng thống Bush đã từng


7

kêu gọi người Mỹ cần phải nhận thức được tầm quan trọng của thông tin và
phạm vi của những nguồn thơng tin có sẵn thơng qua đài phát thanh, truyền
hình và Internet. Ơng tun bố rằng: “Ngồi những kỹ năng cơ bản về đọc,
viết và số học, thì kỹ năng thông tin cũng quan trọng không kém, là công cụ
cần thiết để sinh viên tận dụng lợi thế của thông tin sẵn có cho họ” [21]. Kỹ

năng thơng tin tuy không phải là vấn đề mới mẻ trên thế giới nhưng đối với xã
hội Việt Nam nói chung và ngành giáo dục Việt Nam nói riêng thì nó vẫn
đang là vấn đề gây nhiều tranh cãi và có nhiều quan điểm khác nhau mà chưa
đi đến sự thống nhất.
Trong bối cảnh hiện nay, ngành giáo dục Việt Nam, trong đó có giáo
dục đại học, đang tiến hành đổi mới phương pháp dạy và học để có thể bước
cùng nhịp với các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Những yêu cầu của đổi
mới giáo dục, với những tiêu chí như lấy người học làm trung tâm, phát triển
tính độc lập – sáng tạo của sinh viên…địi hỏi phải có sự tham gia ngày càng
tích cực và sâu sắc của thư viện đại học. Thư viện đại học đóng góp một phần
rất quan trọng trong việc mở cánh cửa thông tin để giúp sinh viên và giảng
viên tự chủ trong việc tìm được thơng tin phù hợp, hỗ trợ nhu cầu giảng dạy,
học tập và nghiên cứu của họ. Thư viện đảm bảo rằng những nguồn lực thông
tin và dịch vụ của thư viện sẽ đem lại lợi ích tốt nhất cho bạn đọc. Tuy nhiên,
các nguồn thông tin tư liệu của thư viện ngày càng đa dạng, từ các nguồn tin
truyền thống đến các loại hình tài liệu hiện đại như các cơ sở dữ liệu trực
tuyến, các CD-ROMs và Internet. Việc tra cứu các nguồn thông tin này ngày
càng phức tạp, địi hỏi người sử dụng phải có những hiểu biết căn bản về thư
viện cũng như có các kỹ năng nhất định. Bên cạnh đó, sự ứng dụng công nghệ
thông tin và truyền thông trong thư viện địi hỏi người đọc cần có các kiến
thức và kỹ năng để có thể sử dụng các trang thiết bị và tiện nghi thư viện một
cách phù hợp. Trong khi đó, nhu cầu và nền tảng tri thức của người sử dụng,


8

cụ thể là sinh viên có sự khác nhau. Khơng phải sinh viên nào cũng có những
hiểu biết về thư viện hiện đại và có kỹ năng thơng tin giống nhau. Sinh viên
sẽ khơng có khả năng làm việc một cách hiệu quả trong môi trường học tập
chủ động mà cán bộ giảng dạy đang cố gắng tạo nên, trừ khi họ có kỹ năng

thơng tin. Vì vậy, cơng tác đào tạo kỹ năng thông tin cho sinh viên tại các thư
viện đại học là hết sức cần thiết. Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa
thực tiễn của công tác đào tạo kỹ năng thông tin cho sinh viên tại các thư viện,
tôi mạnh dạn thực hiện đề tài “Công tác đào tạo kỹ năng thông tin cho sinh
viên tại một số thư viện đại học ở Hà Nội”. Qua đề tài này, tơi mong được đóng
góp tiếng nói khẳng định tầm quan trọng của kỹ năng thơng tin, đồng thời đưa ra
một số đề xuất nhằm tăng cường và nâng cao chất lượng công tác đào tạo kỹ
năng thông tin tại các thư viện đại học trên địa bàn Hà Nội nói riêng và ở Việt
Nam nói chung.
2. Lịch sử vấn đề
“Xã hội thơng tin” hình thành làm nguy cơ bùng nổ thông tin tăng cao.
Ngay từ những năm 70 của thế kỉ XX, thuật ngữ “Kỹ năng thơng tin”
(Information Literacy) bắt đầu được hình thành và ngày càng trở nên quan
trọng. Hoa Kỳ là nước đã bỏ ra rất nhiều công sức để nghiên cứu về kỹ năng
thông tin. Rất nhiều hội nghị, hội thảo cũng đã được tổ chức: Năm 2004, thư
viện Đại học Brunei Darussalam phối hợp với Hội thư viện Brunei tổ chức
một hội thảo về kỹ năng thông tin với sự tham gia của nhiều nước trong khu
vực Đông Nam Á. Trên thế giới, việc giáo dục nhận thức về kỹ năng thơng tin
đã được chú trọng đưa vào chương trình đào tạo từ lâu. Cuối thế kỉ XX,
trường Đại học Bridgeport ở Mỹ đã đưa việc đào tạo kỹ năng thông tin vào
chương trình đào tạo cho sinh viên. Sau này là Đại học Tây Sydney
(Austraylia) và rất nhiều trường đại học có danh tiếng trên thế giới cũng đưa
kỹ năng thơng tin vào chương trình đào tạo và mang lại nhiều hiệu quả.


9

Ở Việt Nam, kỹ năng thông tin chỉ bắt đầu được quan tâm từ những năm
đầu của thế kỉ XXI, bên cạnh một số cơng trình nghiên cứu lấy tên gọi Kiến
thức thông tin [1, 2, 3, 5] , đã có cơng trình khác nghiên cứu về Kỹ năng

thơng tin [4]. Mặc dù các cơng trình đều thể hiện những quan điểm riêng của
mình về cách dịch thuật ngữ “Information Literacy” nhưng tựu chung lại đều
xoay quanh nội dung giáo dục nhận thức về kỹ năng thông tin để từ đó tiến tới
nâng cao kỹ năng thơng tin cho mọi người. Nhìn chung, vai trị của kỹ năng
thơng tin vẫn chưa được nhận thức một cách đầy đủ và thấu đáo. Hầu hết thư
viện các trường Đại học, Cao đẳng trong cả nước đều chưa đặt việc giáo dục
kỹ năng thơng tin vào đúng vị trí của nó. Sinh viên vẫn còn hạn chế trong việc
nhận thức về kỹ năng thông tin. Hiện nay kỹ năng thông tin vẫn là một nội
dung mới mẻ, thu hút sự quan tâm của giới học thuật ở Việt Nam.
3. Đối tượng, Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Khóa luận đi sâu nghiên cứu về công tác đào tạo
kỹ năng thông tin cho sinh viên tại các thư viện đại học ở Hà Nội, khái niệm,
ý nghĩa, thực tiễn.
Phạm vi nghiên cứu: Điều tra và phỏng vấn ngẫu nhiên 300 sinh viên
hệ đại học chính quy từ năm thứ nhất đến năm thứ tư là đối tượng người dùng
tin tại các thư viện đại học:
 Đại học Quốc gia Hà Nội
 Đại học Sư phạm Hà Nội
 Đại học Luật Hà Nội
 Đại học Y tế cơng cộng
 Đại học Văn hóa Hà Nội


10

4. Mục đích nghiên cứu
Từ việc tìm hiểu, đánh giá về thực trạng công tác đào tạo kỹ năng thông
tin cho sinh viên tại một số thư viện đại học trên địa bàn Hà Nội, khóa luận đề
xuất một số giải pháp nhằm tăng cường và nâng cao chất lượng công tác đào
tạo kỹ năng thông tin cho sinh viên tại các thư viện đại học ở Hà Nội. Để họ

có những kiến thức và kỹ năng cần thiết trong việc tìm kiếm, sử dụng thơng
tin hiệu quả phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu. Đồng thời góp phần
nâng cao hiểu biết và kỹ năng thông tin cho bản thân.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài, chúng tôi sử dụng phương pháp luận: chủ nghĩa
duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Ngoài ra, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như:
Phân tích – tổng hợp tài liệu
Phỏng vấn bán tiêu chuẩn: đối tượng phỏng vấn là một số sinh viên hệ
Đại học chính quy đang theo học tại năm trường.
Điều tra bằng bảng hỏi: đối tượng là sinh viên hệ Đại học chính quy từ
năm thứ nhất đến năm thứ tư đang theo học tại năm trường.
Quan sát: ngẫu nhiên, hướng tới đối tượng nghiên cứu là sinh viên của
năm trường.
6. Kết cấu của khóa luận
Ngồi các phần như: Mục lục, mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,
phụ lục khóa luận gồm có 3 chương:


11

Chương 1: Vai trị của cơng tác đào tạo kỹ năng thông tin cho sinh viên
Chương 2: Thực trạng của công tác đào tạo kỹ năng thông tin cho sinh
viên tại các thư viện đại học ở Hà Nội.
Chương 3: Các giải pháp nhằm tăng cường và nâng cao chất lượng công
tác đào tạo kỹ năng thông tin cho sinh viên tại các thư viện đại học ở
Hà Nội.


12


Chương 1
VAI TRỊ CỦA CƠNG TÁC ĐÀO TẠO KỸ NĂNG
THƠNG TIN CHO SINH VIÊN
1.1 Khái niệm
1.1.1 Khái niệm kỹ năng thông tin ( Information literacy):
Hiện nay, thuật ngữ “Information literacy” đã được Quốc tế hóa.
Nhưng ở Việt Nam, IL được dịch theo nhiều nghĩa khác nhau. T.S Lê Văn
Viết cho rằng nên dịch IL là “Kiến thức thông tin”[1], nhưng ơng Nguyễn
Hữu Viêm - một người có nhiều cơng trình nghiên cứu về thư viện học lại cho
rằng IL nên dịch là “Văn hóa thơng tin” vì “Literacy” cũng có nghĩa là “Văn
hóa”. Trong khi đó, T.S Nguyễn Huy Chương gọi là “Kỹ năng thơng tin”[4].
Đứng ở góc độ khác nhau sẽ có những cách dịch khác nhau. Nhưng trong
phạm vi của đề tài, chúng tôi cho rằng IL dịch là kỹ năng thông tin mới thỏa
đáng và hợp lý hơn. Bởi kiến thức thông tin cung cấp cho chúng ta những
hiểu biết cơ bản, mang tính lý thuyết về thơng tin. Người có kiến thức thơng
tin là người hiểu về thơng tin, nhưng chưa chắc đã có phương pháp tìm kiếm,
khai thác, đánh giá và sử dụng thơng tin một cách hiệu quả. Tuy nhiên, kỹ
năng thơng tin địi hỏi mỗi người khơng chỉ hiểu lý thuyết về nó mà cịn có
những phương pháp cụ thể để làm việc với thơng tin một cách hiệu quả. Một
người có kỹ năng thông tin là một người nắm vững cả kiến thức cũng như
phương pháp hiệu quả trong quá trình thu thập, xử lý và sử dụng thông tin.
Bởi vậy, chúng tôi cho rằng dịch IL là kỹ năng thông tin là phù hợp.
Hiệp hội Thư viện Hoa Kỳ – ALA (1989) đưa khái niệm kỹ năng thông
tin như sau: “Kỹ năng thông tin là khả năng nhận biết được nhu cầu thông tin
của bản thân, cũng như khả năng định vị, đánh giá và sử dụng hiệu quả thơng
tin tìm được” [20].


13


Khái niệm kỹ năng thông tin được Paul Zurkowski, Chủ tịch Hội công
nghiệp Thông tin (Mỹ), lần đầu tiên đề cập đến năm 1974. Vào thời điểm đó,
do sự phát triển vũ bão của thông tin cũng như nhu cầu của cộng đồng về
việc sử dụng tài nguyên thông tin, kỹ năng thông tin được xem như là “cách
thức sử dụng các công cụ thông tin khác nhau cũng như những nguồn lực cơ
bản trong việc thiết lập các giải pháp thơng tin cho vấn đề của người dùng”
[20]. Nó là một tập hợp các khả năng cho phép các cá nhân có thể nhận biết
thời điểm cần thơng tin và có thể định vị, thẩm định và sử dụng thơng tin cần
thiết một cách hiệu quả, từ đó mỗi cá nhân đã học được cách thức để học.
Sinh viên biết cách học bởi họ nắm được phương thức tổ chức tri thức, tìm
kiếm thơng tin và sử dụng thơng tin, do đó những người khác có thể học tập
được từ họ và học tập lẫn nhau. Sinh viên có kỹ năng thơng tin ln có thể
tìm được thơng tin cần thiết cho bất kỳ nhiệm vụ hoặc quyết định nào một
cách chủ động.
Với ý nghĩa này, có thể nhận thấy kỹ năng thông tin là một tập hợp kỹ năng
bao gồm 6 nội dung sau:
1. Kỹ năng về nắm bắt nhu cầu và yêu cầu tin
2. Kỹ năng xác định và định vị thông tin
3. Kỹ năng khai thác thông tin
4. Kỹ năng đánh giá, tổ chức thông tin
5. Kỹ năng sử dụng thơng tin có hiệu quả
6. Kỹ năng sáng tạo thông tin
Vậy, hiểu một cách bản chất kỹ năng thông tin là tập hợp những hiểu biết, sự
thành thạo của mỗi cá nhân trong việc vận dụng các nội dung thông tin vào
thực tiễn, bao gồm: khả năng nắm bắt nhu cầu và yêu cầu tin, xác định và
định vị thông tin, khai thác thông tin, đánh giá và tổ chức thông tin, sử dụng


14


thơng tin có hiệu quả, sáng tạo và biến thơng tin thành tri thức. Kỹ năng thông
tin mà con người có được là nhờ một q trình học tập, được đào tạo cụ thể cả
kiến thức thông tin cũng như các thao tác làm việc với thông tin… Trong thời
đại ngày nay, kỹ năng thơng tin chính là chìa khóa để con người có thể gia
nhập “xã hội thơng tin”.
1.1.2 Công tác đào tạo kỹ năng thông tin:
- Công tác đào tạo người dùng tin
Người dùng tin là yếu tố cơ bản của mọi hệ thống thơng tin. Đó là đối
tượng phục vụ của công tác thông tin tư liệu. Người dùng tin giữ vai trò quan
trọng trong các hệ thống thông tin, họ như là yếu tố tương tác hai chiều với
các đơn vị thông tin. Mối quan hệ giữa người dùng tin và cơ quan thông tin
thư viện là thước đo hiệu quả hoạt động của cơ quan thơng tin thư viện. Có
hai trường hợp hình thành vùng tin chết có nghĩa là những thơng tin khơng
được sử dụng: khi người dùng tin cảm thấy mình khơng thể nghiên cứu một
khối lượng lớn thơng tin đồ sộ thì sẽ dẫn đến tình trạng là họ khơng quan tâm
đến thông tin nữa. Ngược lại nếu nhiều lần yêu cầu nhưng khơng nhận được
thơng tin cần thiết thì người dùng tin không muốn liên hệ với cơ quan thông
tin thư viện nữa. Vì vậy, các chương trình huấn luyện hoặc giáo dục người sử
dụng thư viện là hết sức cần thiết. Khái niệm đào tạo người dùng được mọi
người hiểu theo nhiều cách khác nhau. Theo ông Jacques Tocatlian, cựu giám
đốc của Chương trình Thơng tin Chung của UNESCO, khái niệm giáo dục và
đào tạo người dùng phải được định nghĩa theo một cách chung nhất bao gồm
bất kỳ nỗ lực hay chương trình nào hướng dẫn và đào tạo những người sử
dụng hiện tại và tiềm năng, một cách riêng rẽ hay tập thể, với mục đích tạo
thuận lợi cho:


15


 Sự nhận biết của họ về nhu cầu thông tin của mình
 Sự trình bày rõ ràng những nhu cầu này
 Việc sử dụng hiệu quả các dịch vụ thông tin, cũng như sự đánh giá
về những dịch vụ đó [12].
Fleming (1990) định nghĩa cơng tác đào tạo ngưởi dùng tin là những
chương trình hướng dẫn và giảng dạy đa dạng được thư viện cung cấp cho
người sử dụng nhằm giúp họ sử dụng các nguồn tin và dịch vụ một cách hiệu
quả và độc lập [13]. Như vậy, công tác đào tạo người dùng tin bao hàm việc
nâng cao tri thức của họ về các dịch vụ thư viện, giúp họ sử dụng các trang
thiết bị và tiện nghi của thư viện.
- Công tác đào tạo kỹ năng thông tin
Công tác đào tạo kỹ năng thông tin là những chương trình hướng dẫn và
giảng dạy đa dạng được thư viện cung cấp cho người sử dụng nhằm giúp họ
có khả năng nhận biết nhu cầu thơng tin, tìm kiếm, tổ chức, thẩm định và sử
dụng thông tin trong việc ra quyết định một cách hiệu quả cũng như áp dụng
những kỹ năng này vào việc học suốt đời. Có thể nói việc đào tạo và phát
triển kỹ năng thông tin trong cộng đồng sẽ là sứ mệnh trong tương lai gần của
các hệ thống thư viện. Kỹ năng thông tin là một giải pháp tổng thể nhằm thúc
đẩy quá trình phát triển bền vững của cộng đồng cũng như xây dựng một xã
hội học tập.
Công tác đào tạo người dùng tin và công tác đào tạo kỹ năng thơng tin là
hai thuật ngữ có điểm trùng nhau, có điểm không trùng nhau. Công tác đào
tạo người dùng tin bao gồm nhiều nội dung trong đó có đào tạo kỹ năng thông
tin. Nhưng đào tạo người dùng tin chỉ sử dụng trong trường hợp thư viện còn
đào tạo kỹ năng thông tin cho người dùng tin là một vấn đề rộng lớn và khơng
thể hồn tất trong một phạm vi hẹp. Hoạt động này không chỉ được thực hiện


16


bởi cán bộ thư viện mà cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng với giảng viên,
với các khoa chuyên ngành trong trường đại học. Cán bộ thư viện có trách
nhiệm cung cấp cho sinh viên những nguồn thông tin và các khóa học về kỹ
năng thơng tin phù hợp, trong khi đó cán bộ giảng dạy lại đóng vai trị là
những người khuyến khích và hướng dẫn sinh viên đạt được mục tiêu học tập
độc lập và lối tư duy tích cực. Sự hợp tác giữa cán bộ thư viện và giảng viên
thông qua việc đổi mới phương pháp giảng dạy và đánh giá sinh viên chính là
điều cốt lõi mang lại thành cơng cho chương trình đào tạo kỹ năng thông tin.
Việc triển khai công tác đào tạo kỹ năng thông tin cho người dùng tin vừa là
thách thức, nhưng cũng vừa là thời cơ để ngành thư viện Việt Nam nói chung
và thư viện đại học nói riêng khẳng định được vị thế của mình, chứng minh
được vai trị quan trọng của mình trong hệ thống kinh tế xã hội.
1.2 . Vai trị của cơng tác đào tạo kỹ năng thông tin cho sinh viên
Ngày nay, thông tin đang mở rộng với một tỷ lệ chưa từng có, phát triển
như một làn sóng thủy triều khổng lồ. Nhưng một nghịch lý đặt ra là:“ Chúng
ta đang chìm ngập trong thông tin mà vẫn thiếu tri thức” (Giôn Naisbet-nhà
tương lai học đã nhận định trong tác phẩm “10 xu hướng thay đổi của cuộc
sống”). Người sử dụng, đặc biệt là sinh viên phải đối diện với những thách
thức lớn trong việc tìm kiếm và sử dụng các thơng tin đó. Với một biển thơng
tin khổng lồ như vậy chúng ta phải làm thế nào để tìm thấy những thơng tin
cần thiết và hữu ích với mình? Khơng cịn cách nào khác, chúng ta phải hiểu
và có phương pháp làm việc với thông tin. Nhưng làm sao để hiểu và nắm
được những phương pháp đó? Điều này cần thiết phải có q trình đào tạo về
kỹ năng thơng tin. Kỹ năng thông tin không phải vấn đề mới. Song trong bối
cảnh hiện nay, khi mà thông tin được sử dụng như một nguồn lực của mọi quá
trình phát triển, kỹ năng thơng tin lại có vai trị rất quan trọng. Kỹ năng thông
tin vừa là phương tiện để con người tận dụng mọi lợi thế mà xã hội dành cho


17


họ, đồng thời lại là chỉ số quan trọng phản ánh trình độ và khả năng thích ứng
của mỗi cá nhân, cộng đồng trong xu thế phát triển hiện nay. Chính vì thế nên
cơng tác đào tạo kỹ năng thơng tin do các thư viện đại học tổ chức có vai trò
ngày càng quan trọng [8].
 Đối với sinh viên đại học
Nhằm hỗ trợ sinh viên phát triển kỹ năng thông tin - là một trong
những yếu tố tạo nên nền tảng vững chắc cho việc học tập hôm nay và ngày
mai của sinh viên. Kỹ năng thông tin không chỉ giúp sinh viên học tập và làm
việc hiệu quả mà cịn tham gia hiệu quả vào “Xã hội thơng tin”. Kỹ năng
thông tin phổ biến đối với tất cả các tổ chức, môi trường học tập và mọi cấp
độ giáo dục. Nhờ có cơng tác đào tạo kỹ năng thông tin đã giúp cho sinh viên
lĩnh hội đầy đủ nội dung đồng thời mở rộng hơn vấn đề họ quan tâm, tăng khả
năng tiếp thu linh hoạt, áp dụng sáng tạo để giải quyết vấn đề, có thể tự định
hướng và kiểm soát hơn đối với việc học của chính mình. Một trong những
mục tiêu quan trọng của giáo dục chính là rèn luyện cho sinh viên tự học một
cách độc lập, chủ động, sáng tạo và khả năng học tập suốt đời. Kỹ năng thông
tin là một trong những chìa khóa quan trọng giúp người đọc đạt tới u cầu
đó. Tại sao lại như vậy?
Hiện nay, thơng tin tràn ngập trên sách, báo, Internet và các phương
tiện truyền thơng khác nhau, giúp con người dễ dàng tìm được nhiều nguồn
thơng tin. Nhưng mặt trái của nó là việc buộc người dùng tin phải biết đánh
giá, lựa chọn cho mình nguồn thơng tin chính xác, đầy đủ, đáng tin và sử
dụng nó một cách hiệu quả nhất. Bởi sự “lên ngôi” của Internet như hiện nay
là điều không ai có thể phủ nhận trong khi khả năng kiểm sốt những thơng
tin trên đó lại rất khó khăn. Ai cũng có thể đưa cái gì họ muốn lên Internet.
Những thơng tin đó có thể là những “kho vàng” nhưng cũng có thể chỉ là “rác
rưởi”, “độc hại” ấy. Nếu khơng có kỹ năng thơng tin, con người sẽ rất dễ bị



18

“xa lầy” vào những thứ “rác rưởi”. Theo nghiên cứu của Sandra Kerka: từ
1997-1999, sự lừa gạt trên Internet đã tăng 600%. Bà cũng lưu ý rằng: “Sự
trong sạch trong việc giao diện, dễ dàng trong truy nhập và sự cuốn hút của
các trang web có thể lừa gạt những người đa nghi gạt bỏ sự cảnh giác và
những nghi ngờ sự rủi ro”[21]. Hơn thế, kỹ năng tìm tin thì có thể ai cũng
biết nhưng kỹ năng tìm nguồn tin cần thiết cho cơng việc và cuộc sống của
mình thì lại khơng phải là một điều đơn giản. Dơn Cohen-một thành viên ban
quản trị công ty Ford Motor, đã mô tả cái giá đắt của sự mù thông tin rằng:
“chúng ta chỉ có thể tìm thấy một nửa thơng tin cần thiết cho cơng việc và tiêu
phí tới 30% thời gian của chúng ta để tìm một nửa cịn lại”[21]. Điều này đòi
hỏi mỗi người phải được trang bị (thơng qua các chương trình đào tạo của thư
viện) và tự trang bị kĩ năng, sự hiểu biết để lựa chọn cho mình những thơng
tin phù hợp.
Ngồi ra, hiện tượng “Bùng nổ thông tin” và việc tăng lên theo cấp số
mũ của các cơng trình nghiên cứu khoa học đã rút ngắn tuổi thọ của mỗi sản
phẩm thông tin. Việc học tập, nghiên cứu khoa học của sinh viên với nhiều
vấn đề phức tạp cũng đòi hỏi mỗi người phải nhạy bén, xử lý nhanh các vấn
đề. Được trang bị tốt kỹ năng thông tin, sinh viên không chỉ biết sử dụng thư
viện một cách hiệu quả hơn mà còn được kích thích tư duy sáng tạo từ những
thơng tin thu được. Thư viện vì thế mà thực hiện được chức năng là “giảng
đường thứ hai” của mình. Chính nhu cầu học tập tích cực của sinh viên sẽ
khiến thư viện tiếp tục phát triển, đổi mới cách thức phục vụ để có thể đáp
ứng tối đa nhu cầu tin của họ. Và sau đó, thư viện lại thúc đẩy q trình học
tập của mỗi sinh viên. Đây cũng chính là lý do giải thích cho vai trị quan
trọng của công tác đào tạo kỹ năng thông tin cho sinh viên trong các thư viện
đại học.



19

 Đối với thư viện đại học
Nâng cao hiệu quả sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của thư viện, đáp
ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dùng tin.
Như chúng ta đã biết, nguồn lực thông tin là một trong những yếu tố tiên
quyết cấu thành hoạt động thơng tin thư viện. Nó khơng phải chỉ là vốn tài
liệu mà thư viện tổ chức lưu trữ trong kho của mình mà là tất cả các tài
ngun thơng tin ở tất cả các dạng in, số hóa, CD – ROM, và các dạng khác
mà người dùng tin thông qua thư viện có thể tiếp cận. Do đó, nếu không được
trang bị kỹ năng thông tin cho bản thân thì sinh viên khó có thể khai thác và
sử dụng được nguồn tài nguyên thông tin của thư viện, khi mà họ khơng biết
phương thức hoạt động của các phịng phục vụ cụ thể, khơng định hình được
thơng tin đó thuộc lĩnh vực mà họ quan tâm hay không? Nhưng nhờ có cơng
tác đào tạo kỹ năng thơng tin tại các thư viện, bạn đọc hiểu rõ hơn về các
nguồn lực thơng tin mà thư viện hiện có, phương thức phục vụ của từng
phòng ban cụ thể, các kỹ năng trong khai thác và sử dụng các sản phẩm, dịch
vụ của thư viện, kỹ năng tra cứu, tìm kiếm thơng tin... Điều đó làm tăng hiệu
quả trong khai thác vả sử dụng nguồn lực thông tin của thư viện và giúp sinh
viên có thể sử dụng bất cứ một hình thức phục vụ nào của thư viện để thỏa
mãn nhu cầu của mình một cách nhanh nhất.
Quảng bá hình ảnh thư viện, thu hút bạn đọc đến với thư viện.
Nhờ có cơng tác đào tạo kỹ năng thơng tin, thư viện đã quảng bá được
hình ảnh của mình tới bạn đọc; tuyên truyền, giới thiệu các nguồn lực thông
tin tới người dùng tin; nêu cao được tầm quan trọng của thư viện. Đồng thời,
qua các buổi hội nghị thường niên mà thư viện tổ chức, thư viện có điều kiện
nhận được những thơng tin phản hồi từ phía sinh viên trong quá trình khai
thác và sử dụng thư viện. Đây cũng là cơ hội để thư viện hiểu thêm những



20

mong muốn, nguyện vọng, nhu cầu tin của họ. Khoảng cách không gian giữa
thư viện và sinh viên ngày càng được rút ngắn. Có thể nói, cơng tác đào tạo
kỹ năng thơng tin là một khâu cực kì quan trọng đưa bạn đọc đến thư viện.

 Đối với các trường đại học
Bối cảnh ngành giáo dục Việt Nam, trong đó có giáo dục đại học đang
tiến hành đổi mới phương pháp dạy và học để có thể bước cùng nhịp với các
nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Những yêu cầu của đổi mới giáo dục, với
những tiêu chí như lấy người học làm trung tâm, phát triển tính độc lập – sáng
tạo của sinh viên…địi hỏi phải có sự tham gia ngày càng tích cực và sâu sắc
của thư viện đại học. Xu hướng đào tạo theo tín chỉ như hiện nay có thể nói là
sự đổi mới của giáo dục Việt Nam. Dần dần loại bỏ cách học “thầy đọc trò
chép”, tạo ra cho sinh viên một khơng khí học chủ động hơn, ln tìm tịi
những cái mới và biến kiến thức thành của mình. Tuy nhiên, sinh viên sẽ
khơng có khả năng làm việc một cách hiệu quả trong môi trường học tập chủ
động mà cán bộ giảng dạy đang cố gắng tạo nên, trừ khi họ có kỹ năng thơng
tin. Howard Simmon, Cựu Giám đốc của Ủy ban các bang miền Trung đã chú
ý vào tính trung gian và tầm quan trọng của kỹ năng thông tin: “Kỹ năng
thông tin được coi như một khái niệm có liên kết chặt chẽ đến cải tiến chương
trình đại học – và nó khơng chỉ là con ngựa gỗ của cán bộ thư viện. Theo tôi,
kỹ năng thông tin – theo nghĩa hẹp – vẫn được nhiều người coi là một hoạt
động ngoại biên trừ khi nó là một thành tố khơng thể tách rời của q trình
giảng dạy và học tập. Hiểu một rộng rãi, kỹ năng thông tin nên được coi như
một chiến lược để nâng cao năng lực lĩnh hội cách học của sinh viên” [4].
Công tác đào tạo kỹ năng thông tin tại các thư viện đại học giúp cho sinh viên
phát triển năng lực bản thân trong tư duy độc lập và sáng tạo – một trong
những yêu cầu thiết yếu trong lộ trình tín chỉ hóa chương trình đào tạo của
giáo dục đại học Việt Nam.



21

Như vậy, công tác đào tạo kỹ năng thông tin cho sinh viên có vai trị to
lớn trong xã hội hiện nay. Nhận thức được vai trò to lớn của công tác đào tạo
kỹ năng thông tin, Nguyên thủ tướng Singapore Goh Chok Tong đã cho rằng:
“Tương lai thuộc về những nước mà người dân ở đó sử dụng một cách hiệu
quả thơng tin tri thức và cơng nghệ. Chính những lĩnh vực này là mấu chốt
quan trọng nhất cho kinh tế thắng lợi, chứ không phải do dự trữ nguồn tài
nguyên phong phú” [17].


22

Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO KỸ NĂNG THÔNG TIN CHO
SINH VIÊN TẠI CÁC THƯ VIỆN ĐẠI HỌC Ở HÀ NỘI
2.1 Khái quát về đối tượng người dùng tin là sinh viên đại học
trên địa bàn Hà Nội.
Thư viện, trung tâm thông tin thư viện, trung tâm học liệu (sau đây xin
được gọi chung là thư viện) của các trường đại học là một bộ phận hết sức
quan trọng hợp thành trường đại học, nằm trong mạng lưới thư viện chuyên
ngành, đa ngành của cả nước. Thư viện đại học là nhân tố khơng thể thiếu
trong q trình đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo của trường đại học,
nhất là trong bối cảnh giáo dục đại học đang có sự chuyển biến mạnh mẽ
phương thức đào tạo: từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ. Với
việc chuyển đổi phương thức đào tạo này, việc tự học, tự nghiên cứu của
giảng viên, sinh viên giữ vai trò hết sức quan trọng. Với tư cách là nơi cung
cấp tài liệu đầy đủ nhất, chính xác nhất, nhanh chóng nhất, kịp thời nhất, có

thể đáp ứng và thỏa mãn mọi nhu cầu của người sử dụng, thư viện của các
trường đã thực sự trở thành “giảng đường thứ hai” và là “người thầy thứ hai”
của đông đảo sinh viên. Xuất phát từ nhiệm vụ, mục tiêu, yêu cầu giáo dục
đào tạo và nghiên cứu khoa học của các trường đại học trong giai đoạn hiện
nay có thể phân chia người dùng tin thành 3 nhóm:
 Nhóm 1: Nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lý (Ban giám hiệu,
trưởng phó các khoa, các phịng ban chức năng)
 Nhóm 2: Nhóm cán bộ nghiên cứu, giảng dạy
 Nhóm 3: Nhóm nghiên cứu sinh, học viên sau đại học và
sinh viên


23

Người dùng tin là yếu tố cơ bản tạo nên thị trường mà hoạt động của cơ quan
thông tin thư viện hướng đến. Tại trường đại học, thị trường này có một số
đặc trưng căn bản: mật độ và số lượng người dùng tin là lớn nhất, tính thuần
nhất về nhu cầu tin tương đối cao, đòi hỏi khả năng đáp ứng nhu cầu tin (cả
về nội dung, hình thức, phương pháp được đáp ứng) lại vô cùng phức tạp, đa
dạng. Họ có trình độ chun mơn cao và trình độ ngoại ngữ tốt, tập quán tra
cứu và sử dụng thơng tin vừa mang tính truyền thống vừa mang tính hiện đại.
Nhu cầu thông tin rất phong phú và đa dạng, vừa mang tính cơ bản, vừa mang
tính chuyên sâu về mọi lĩnh vực tri thức và có hàm lượng “chất xám” cao.
Mục đích sử dụng thơng tin chính của họ là nhằm đáp ứng hoạt động giảng
dạy, nghiên cứu khoa học và học tập. Trong đó, sinh viên là người dùng tin
đông đảo nhất, trẻ trung nhất, ham khám phá cái mới. Trong bất cứ thời điểm
nào, sinh viên vẫn luôn chiếm ưu thế tại thư viện. Đặc biệt, trong vài năm trở
lại đây, cùng với những điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, cùng với những
yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy, sinh viên đến thư viện ngày càng
tăng lên đáng kể. Tỷ lệ bạn đọc thuộc nhóm này chiếm 70 đến 80% người

dùng tin đến thư viện. Trong phạm vi thực hiện đề tài, khóa luận hướng đến
đối tượng người dùng tin là sinh viên hệ đại học chính quy từ năm thứ nhất
đến năm thứ tư đang theo học tại năm trường. Cụ thể:
 Đại học Quốc gia Hà Nội: có khoảng 20.000 sinh viên
 Đại học Sư phạm Hà Nội: có khoảng 12.000 sinh viên
 Đại học Luật Hà Nội: có khoảng 4.000 sinh viên
 Đại học Y tế cộng cộng: có khoảng 600 sinh viên
 Đại học Văn hóa Hà Nội: có khoảng 3.400 sinh viên
Sinh viên nói chung là đối tượng ham học hỏi, năng động và nhạy bén
trong việc tiếp thu tiến bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ hiện đại. Đây chính


24

là đối tượng tiếp xúc trực tiếp với thông tin khoa học và có nhu cầu lớn về
thơng tin để đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu khoa học, đặc biệt là
những thông tin phục vụ cho từng chuyên ngành mà mỗi sinh viên đang theo
học. Do đó, nhu cầu đọc, nhu cầu tin của họ rất phong phú, đa dạng. Nhu cầu
tin của sinh viên trải rộng từ các tài liệu mang tính chất giáo khoa, giáo trình
đến các tài liệu mang tính chất tham khảo; từ các tài liệu về các ngành khoa
học cơ bản đến các tài liệu mang tính chất chuyên ngành; từ các tài liệu mang
tính chất học tập và các tài liệu mang tính chất giải trí, cập nhật các kiến thức
phổ thơng về kinh tế, văn hóa, khoa học tự nhiên và xã hội. Đặc biệt, sinh
viên đến thư viện không chỉ để đọc sách, báo tạp chí và các loại hình tài liệu
khác mà cịn để tự học vì thư viện là môi trường tự học tốt nhất.
Thư viện đại học mở ra một môi trường tri thức rộng lớn, thơng thống
và đa dạng để sinh viên thỏa sức mở rộng tầm nhìn và ước mơ của mình. Ở
nơi đó bài giảng của thầy chỉ còn là những “cọc tiêu” để sinh viên định
hướng, để sinh viên xác định mục tiêu của công cuộc khám phá. Việc lựa
chọn và đồng hóa những kiến thức tùy thuộc hồn tồn vào kỹ năng lựa chọn

và tổng hợp khi làm việc với thông tin của mỗi sinh viên.
2.2. Chương trình đào tạo kỹ năng thông tin tại một số thư viện đại
học ở Hà Nội
Ngày nay, tính đổi mới của thư viện chính là tích cực mang thơng tin
đến với người sử dụng, hành động thiết thực nhất là những người cán bộ thư
viện phải cung ứng cho họ những kỹ năng thông tin một cách nhanh chóng,
chính xác và phù hợp. Trong thời đại mà công nghệ thông tin và truyền thông
đang thống trị và ứng dụng vào mọi lĩnh vực của đời sống thì những kỹ năng
này lại càng trở lên cần thiết hơn đối với người sử dụng, đặc biệt là sinh viên
của các trường đại học. Ở Việt Nam hiện nay, chúng ta chưa có một tiêu
chuẩn riêng cho kỹ năng thông tin trong giáo dục đại học. Tuy nhiên, để trang


25

bị cho sinh viên các kỹ năng thông tin cần thiết, từ nhiều năm qua các thư
viện đại học ở Hà Nội đã có các chương trình đào tạo kỹ năng thơng tin vừa
mang tính phổ qt vừa mang tính chuyên sâu. Cụ thể:
Bảng 1: Chương trình đào tạo kỹ năng thông tin tại
các thư viện đại học ở Hà Nội
Thư viện các

Chương trình đào tạo kỹ năng thơng tin

trường đại học
ĐHQGHN

- Chương trình định hướng thư viện
- Đào tạo về OPAC
- Các hội thảo về kỹ năng tìm kiếm thông tin


ĐHSPHN

- Hướng dẫn sử dụng thư viện
- Hướng dẫn khai thác và sử dụng Internet
- Tổ chức hội nghị bạn đọc

ĐHLHN

- Hướng dẫn sử dụng thư viện
- Hướng dẫn tra cứu thông tin
 Tra cứu mục lục thư viện
 Tra cứu Tạp chí Luật học điện tử
 Tìm kiếm thông tin trên Internet

ĐHYTCC

- Hướng dẫn sử dụng thư viện
- Hướng dẫn tra cứu và tìm kiếm tài liệu trong thư viện
- Hướng dẫn tìm kiếm và đánh giá thơng tin trên Internet
- Nguồn tư liệu tạp chí tồn văn y tế và hướng dẫn tìm
kiếm


×