Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Công tác tổ chức và khai thác nguồn lực thông tin tại trung tâm thông tin thư viện trường đại học thương mại hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 95 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA THƯ VIỆN – THÔNG TIN
  

CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ KHAI THÁC NGUỒN LỰC
THÔNG TIN TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI HÀ NỘI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS LÊ THỊ THÚY HIỂN
SINH VIÊN THỰC HIỆN : TRẦN THU HIỀN
LỚP : TV41A

HÀ NỘI - 2013


1

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
LỜI NÓI ĐẦU ...................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. ............................................................. 2
3. Mục đích nghiên cứu .............................................................................. 2
4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 3
5. Bố cục khóa luận..................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: TRUNG TÂM THƠNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI
HỌC THƯƠNG MẠI HÀ NỘI VỚI NGUỒN LỰC THƠNG TIN ..................... 4
1.1 Vài nét về Trung tâm Thơng tin – Thư viện trường Đại học Thương mại


Hà Nội ................................................................................................................... 4
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ..................................................... 4
1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức ............................................ 6
1.1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ ...................................................................... 6
1.1.2.2 Cơ cấu tổ chức ................................................................................ 7
1.1.3 Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin.......................................... 10
1.2 Đặc điểm nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin – Thư viện trường
Đại học Thương mại Hà Nội ............................................................................... 13
1.2.1 Đặc điểm nội dung ........................................................................... 15
1.2.2 Đặc điểm loại hình ........................................................................... 17
1.2.3 Đặc điểm ngôn ngữ ......................................................................... 19
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC NGUỒN LỰC THÔNG TIN TẠI
TRUNG TÂM THÔNG – TIN THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG
MẠI HÀ NỘI ...................................................................................................... 21
2.1 Tổ chức kho tài liệu ............................................................................ 22
2.1.1 Kho đóng ............................................................................... 25


2

2.1.2 Kho mở .................................................................................. 30
2.1.3 Kho kết hợp ........................................................................... 37
2.2 Xây dựng bộ máy tra cứu ................................................................... 47
2.2.1 Bộ máy tra cứu truyền thống ................................................. 47
2.2.1.1 Hệ thống mục lục................................................................ 47
2.2.1.1.1 Mục lục chữ cái ............................................................... 48
2.2.1.1.2 Mục lục phân loại ............................................................ 54
2.2.1.2 Kho tài liệu tra cứu ............................................................. 58
2.2.2 Bộ máy tra cứu hiện đại......................................................... 63
2.2.2.1 Giao diện tìm tin và cơ sở dữ liệu ...................................... 63

2.2.2.2 CD-ROM ............................................................................ 66
2.2.2.3 Mạng và trang Website của TTTT-TV .............................. 67
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP .................... 69
3.1 Nhận xét .............................................................................................. 69
3.1.1 Điểm mạnh ............................................................................ 74
3.1.2 Hạn chế .................................................................................. 77
3.2 Giải pháp ............................................................................................. 78
3.2.1 Hồn thiện cơng tác tổ chức nguồn lực thông tin truyền
thống, tăng cường tổ chức nguồn lực thông tin điện tử ................. 78
3.2.2 Hoàn thiện bộ máy tra cứu .................................................... 81
3.2.3 Nâng cao trình độ cán bộ thư viện ........................................ 82
3.2.4 Đào tạo người dùng tin .......................................................... 83
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


3

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CSDL:

Cơ sở dữ liệu

ĐKCB:

Đăng ký cá biệt

ISBD:


Mô tả thư mục theo chuẩn quốc tế

KHK:

Ký hiệu kho

KHPL:

Ký hiệu phân loại

KHTTL:

Ký hiệu tên tài liệu

MARC 21:

Khổ mẫu biên mục có thể đọc được trên máy tính

NCT:

Nhu cầu tin

NDT:

Người dùng tin

NLTT:

Nguồn lực thông tin


NXB:

Năm xuất bản

TT:

Trung tâm

TTTT-TV:

Trung tâm Thông tin – Thư viện


1

LỜI NĨI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhân loại đang bước vào kỷ nguyên của nền kinh tế tri thức với sự phát
triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và sự bùng nổ của các nguồn lực
thông tin. Trong dòng chảy phát triển ấy, hoạt động thư viện đã và đang có
những chuyển biến mạnh mẽ, vai trị của nguồn lực thông tin trong thư viện
đối với đời sống xã hội càng trở nên có ý nghĩa hơn bao giờ hết, nhất là thư
viện các trường đại học. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, mạng lưới
thư viện các trường đại học nước ta đã phát triển rộng khắp cả về số lượng lẫn
chất lượng. Ngày nay, thư viện các trường đại học không chỉ là nơi giữ sách
mà nó cịn là trái tim tri thức cung cấp nguồn lực thông tin nền tảng, các lĩnh
vực tri thức đa ngành, chuyên ngành cho công tác đào tạo, nghiên cứu và các
hoạt động phát triển khoa học cơng nghệ, góp phần đào tạo nguồn nhân lực có
tri thức cho đất nước, thúc đẩy tiến bộ xã hội, phát triển sản xuất.
Nguồn lực thông tin là yếu tố quan trọng hàng đầu trong thư viện các

trường đại học, nhìn vào hệ thống nguồn lực thơng tin có thể có những đánh
giá ban đầu về quy mơ, chất lượng đào tạo của trường đại học đó thơng qua
các tiêu chí: tính cập nhật kiến thức và thơng tin khoa học cơng nghệ, tính
hiệu quả của cơng tác phổ biến thơng tin nghiên cứu, tính hiện đại của nguồn
thơng tin...; bên cạnh đó nguồn lực thơng tin cịn có vai trò đáp ứng nhu cầu
giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ của nhà
trường, giúp xây dựng thế hệ trẻ phát triển đất nước sau này. Với tầm quan
trọng đó, bên cạnh việc bùng nổ các loại hình thơng tin thì việc tổ chức nguồn
tài ngun thông tin của thư viện các trường đại học là vấn đề cần được quan
tâm, đổi mới và năng động hơn; tạo điều kiện khai thác thơng tin có giá trị,
đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin.


2

Trường Đại học Thương mại Hà Nội là trường đại học đa ngành, đa
lĩnh vực thương mại hiện đại; một trung tâm giáo dục đào tạo bậc đại học và
sau đại học đạt chuẩn chất lượng cao của quốc gia và tiếp cận đẳng cấp quốc
tế; cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao trong các lĩnh vực thương mại đáp
ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Góp phần vào việc nâng
cao chất lượng đào tạo của Nhà trường, Trung tâm Thông tin – Thư viện
Trường Đại học Thương mại Hà Nội với hơn 50 năm xây dựng và phát triển
đã xây dựng nguồn lực thông tin phong phú, đa dạng, được tổ chức và khai
thác đáp ứng ngày càng cao yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ của Nhà
trường.
Với những lý do trên, em chọn đề tài “ Công tác tổ chức nguồn lực
thông tin tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Thương
mại Hà Nội” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: Công tác tổ chức nguồn lực thông tin.

 Phạm vi nghiên cứu: Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại
học Thương mại Hà Nội từ khi thành lập đến tháng 3/2013.
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở khảo sát thực trạng cơng tác tổ chức nguồn lực thông tin của
Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Thương mại Hà Nội, những
điểm mạnh, điểm yếu; từ đó đề xuất những giải pháp hợp lý nhằm tổ chức,
quản lý và khai thác có hiệu quả các loại tài ngun thơng tin, phục vụ tốt yêu
cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên và sinh
viên trong trường.


3

4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện khóa luận em đã sử dụng các
phương pháp nghiên cứu sau:
 Phân tích, đánh giá và tổng hợp tài liệu;
 Thống kê, phân tích số liệu thực tế;
 Quan sát thực tế;
 Điều tra bằng bảng hỏi.
5. Bố cục bài khóa luận
Ngồi lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Trung tâm Thông tin – Thư viện trường Đại học Thương mại
Hà Nội với nguồn lực thông tin
Chương 2: Thực trạng tổ chức nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông
tin – Thư viện trường Đại học Thương mại Hà Nội
Chương 3: Một số nhận xét và đề xuất giải pháp
Trong quá trình thực hiện, mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng do trình
độ và thời gian có hạn, chắc chắn khóa luận khơng tránh khỏi những thiếu sót.

Vì vậy, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, chỉ bảo của các thầy,
cơ giáo.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo ThS. Lê Thị Thúy Hiền đã giúp đỡ,
hướng dẫn em hoàn thành bài khóa luận này. Em cũng xin chân thành cảm ơn
Ban lãnh đạo Trung tâm Thông tin –Thư viện Trường Đại học Thương mại
Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn em trong thời gian thực tập và thực
hiện khóa luận vừa qua.


4

CHƯƠNG 1: TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI
HỌC THƯƠNG MẠI HÀ NỘI VỚI NGUỒN LỰC THÔNG TIN

1.1 Vài nét về Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Thương
mại Hà Nội
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Trung tâm Thông tin – Thư viện (TTTT-TV) Trường Đại học Thương
Mại Hà Nội được thành lập năm 1965 cùng lúc Trường được giao nhiệm vụ
đào tạo bậc đại học. Mới đầu TTTT – TV Trường Đại học Thương Mại Hà
Nội là một tổ công tác gồm hai bộ phận: Thư viện và Tư liệu giáo trình do
phịng Giáo vụ trực tiếp chỉ đạo và quản lý. Đến năm 1971, Thư viện phối
hợp với bộ phận đánh máy, in tài liệu thành lập một đơn vị mới gọi là Phòng
Thư ấn trực thuộc Ban Giám hiệu. Năm 1974, Thư viện được tách ra trở thành
một đơn vị độc lập trực thuộc Ban Giám hiệu nhà trường.
Năm 1975 đánh dấu sự kiện lịch sử có tính chất thời đại là cả nước
thống nhất đi lên Chủ nghĩa Xã hội, Thư viện trường chuyển sang giai đoạn
phục vụ cho đào tạo cán bộ trong thời bình, với yêu cầu cao hơn. Thư viện
tiến hành tách kho sách tổng hợp thành các kho: Giáo trình, sách tham khảo,
tài liệu quý hiếm, sách ngoại văn, sách Văn học..., đồng thời tổ chức phương

thức phục vụ ở phòng đọc nhằm thu hút giáo viên và sinh viên đến nghiên
cứu, học tập. Giai đoạn 1975 – 1990, Thư viện đã thay đổi từ một thư viện với
kho sách nghèo nàn về chủng loại và số lượng ít lên thành kho sách với vốn
sách khoa học kỹ thuật lớn, phục vụ được yêu cầu cơ bản trong công tác đào
tạo Nhà trường.
Năm học 1997 – 1998, mốc đánh dấu sự khởi đầu khá thành công của
việc tin học hóa Thư viện trường. Dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia của


5

Trung tâm Thông tin Tư liệu khoa học và Công nghệ Quốc gia (nay là Cục
Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia), Thư viện đã sử dụng phần mềm
quản trị CSDL CDS-ISIS xây dựng 5 CSDL. Với việc ứng dụng tin học, Thư
viện Trường Đại học Thương Mại Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả đáng
khích lệ, cơng tác chun mơn dần được chun nghiệp hóa, việc tra cứu
thuận lợi và nhanh chóng hơn.
Năm 2001, Nhà trường quyết định cải tạo lại khu nhà Thư viện với
kinh phí gần 3 tỉ đồng, nâng cấp tồn bộ khu nhà với tổng diện tích 2.600m2
được bố trí, sắp xếp và thiết kế thêm nhiều phòng chức năng phù hợp với một
thư viện hiện đại chuyên dụng.
Năm 2002, Thư viện được đầu tư xây dựng thành một thư viện điện tử
với nhiều trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, công nghệ tiên tiến. Đây là bước đột
phá cơ bản trong quá trình hình thành và phát triển của Thư viện Trường từ
thư viện truyền thống lên thư viện hiện đại, đúng với vị trí của một giảng
đường thứ hai trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới phương pháp
giảng dạy và học tập, phương pháp nghiên cứu khoa học của Nhà trường.
Ngày 29/9/2005 Thư viện được đổi tên thành Trung tâm Thông tin Thư viện theo QĐ số 756/TM-TCHC của Hiệu trưởng Trường Đại học
Thương Mại Hà Nội.
Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, từ một tổ nghiệp vụ

chuyên môn trực thuộc với vốn tài liệu ít ỏi, nhân lực mỏng manh, nay Thư
viện đã phát triển đi lên thành một Trung tâm Thông tin – Thư viện hiện đại
với trang thiết bị tiên tiến, nguồn lực thông tin phong phú, đa dạng, đáp ứng
ngày càng cao yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ của Nhà trường và góp
phần tích cực trong việc nâng cao vị thế của Trường Đại học Thương mại Hà
Nội.


6

1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức
1.1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ
TTTT - TV là đơn vị trực thuộc Trường Đại học Thương Mại Hà Nội, là
đơn vị sự nghiệp phục vụ cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học. Góp
phần vào việc nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường, Trung tâm (TT)
có những chức năng sau :
 Tham mưu cho Hiệu trưởng về quản lý, lưu trữ và phát triển tài
nguyên thông tin của Trường;
 Tổ chức thu thập, xử lý, lưu trữ, và cung cấp tài nguyên thông tin
Kinh tế - Xã hội và chuyên ngành đào tạo của trường. Đồng thời tổ
chức, hướng dẫn khai thác thư viện có hiệu quả phục vụ công tác
đào tạo và nghiên cứu khoa học của Nhà trường.
Trên cơ sở những chức năng này, TT đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể
như sau:
 Xây dựng vốn tài liệu đủ về số lượng, mạnh về chất lượng và
phong phú về loại hình đảm bảo cho hoạt động nghiên cứu của cán
bộ, giảng viên, sinh viên các hệ đào tạo của trường. Chủ động
trong việc đa dạng hóa, phát triển các nguồn tin và kênh thu thập
tài liệu một cách có hiệu quả phù hợp với chương trình và định
hướng mà Nhà trường đề ra;

 Nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học công nghê, các tiêu
chuẩn quốc tế về xử lý thông tin vào công tác xử lý tài liệu, tạo
tiền đề cho việc phát triển các sản phẩm và dịch vụ thông tin;
 Thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển công tác
thông tin thư viện. Từng bước xây dựng Trung tâm trở thành thư


7

viện điện tử hiện đại đáp ứng mục tiêu, chiến lược phát triển của
Nhà trường.
 Tổ chức, quản lý và khai thác có hiệu quả các loại tài ngun
thơng tin phục vụ tốt yêu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu
khoa học của cán bộ, giáo viên và sinh viên;
 Nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học đội
ngũ cán bộ thư viện;
 Thu nhận các tài ngun thơng tin trong trường (giáo trình, tạp
chí, tài liệu hội nghị, hội thảo, đề tài nghiên cứu khoa học, luận án,
luận văn, khoá luận…);
 Tổ chức sắp xếp, bảo quản, quản lý, kiểm kê các loại tài nguyên
thông tin;
 Xây dựng hệ thống tra cứu, hướng dẫn và giúp đỡ bạn đọc tra cứu
tìm tin, khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thông tin;
 Phối hợp với các đơn vị liên quan để thực hiện tốt nhiệm vụ được
giao;
 Mở rộng quan hệ đối ngoại với các thư viện trong và ngoài nước
nhằm trao đổi nghiệp vụ, chia sẻ tài ngun thơng tin và tìm kiếm
các nguồn tài trợ.
1.1.2.2 Cơ cấu tổ chức
Với đội ngũ cán bộ có trình độ chun mơn và nghiệp vụ bao gồm 15

người (1 thạc sỹ, 14 cử nhân), TT có một cơ cấu tổ chức chặt chẽ và khoa
học. Bộ máy tổ chức của TT bao gồm: Ban Giám đốc, các phòng nghiệp vụ,
phục vụ và dịch vụ như sau:


8

BAN GIÁM ĐỐC

NGHIỆP VỤ

 Bổ sung- Trao
đồi

PHỤC VỤ

 Phòng mượn
 Phòng đọc
 Phòng sau đại học

 Biên mục

 Phòng đọc Ngoại văn

 Máy chủ và

 Phịng Báo-Tạp chíLuận văn tốt nghiệp

mạng máy tính


DỊCH VỤ

 Bán giáo trình
– tài liệu tham
khảo
 Photo

 Phòng Multimedia

Ban Giám đốc gồm Giám đốc và một phó Giám đốc. Giám đốc là
người đứng đầu TT, chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng trường Đại học
Thương Mại Hà Nội về toàn bộ hoạt động của TT, là người điều hành hoạt
động chung, trực tiếp chỉ đạo các phòng trong TT, là người đại diện cho TT
trong quan hệ với các cơ quan, tổ chức xã hội khác.
Khối phòng nghiệp vụ:
 Phòng Bổ sung – Trao đổi: chức năng trực tiếp tiến hành mua,
trao đổi thông tin, tài liệu phù hợp với diện bổ sung từ nguồn
kinh phí được cấp, tặng biếu,...
 Phòng Biên mục – Xử lý kĩ thuật: tiến hành các thao tác mô tả,
phân loại, định từ khóa, tổ chức xây dựng mục lục truyền thống
và hiện đại,...


9

 Phịng Máy chủ và mạng máy tính: có nhiệm vụ khai thác nguồn
thông tin trong nước và quốc tế, quản lý cơ sở dữ liệu (CSDL),
hệ thống thông tin, đảm bảo cho hệ thống máy tính và trang web
của TT hoạt động.
Khối Phòng Phục vụ - Dịch vụ

 Phòng Tra cứu
 Phòng mượn tài liệu tham khảo
 Phòng đọc Sinh viên
 Phòng đọc Giáo viên-Sau đại học
 Phòng đọc Ngoại văn
 Phịng Báo-Tạp chí-Luận văn tốt nghiệp
 Phịng Multimedia (truy cập Internet)
 Phịng bán giáo trình-tài liệu tham khảo
Các phịng này có nhiệm vụ chung: tổ chức, sắp xếp tài liệu trong các
kho mở, kho đóng, kho kết hợp phục vụ nhu cầu tin (NCT) của người dùng
tin (NDT). Tất cả các cán bộ có kinh nghiệm, thường xuyên cập nhật các kiến
thức chun mơn, có trình độ ngoại ngữ và tin học cơ bản. Đội ngũ cán bộ trẻ
của TT năng động, sáng tạo, tích cực tham gia các hoạt động Đoàn, Hội do
Ban chấp hành Đoàn trường cũng như Trung ương Đoàn Thanh niên phát
động và tổ chức. Các cán bộ ở TT cũng có nhiều cơ hội được đi tham quan,
học hỏi về cách tổ chức và hoạt động của các thư viện ở trong và ngoài nước,
đặc biệt là ở các nước bạn như : Australia, Thái Lan, Malayxia …


10

1.1.3 Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin
Bạn đọc của thư viện hay NDT là các cá nhân hoặc nhóm người của tập
thể sử dụng thư viện trên cơ sở được ghi nhận trong hồ sơ đăng ký bạn đọc
của thư viện. NDT là thành phần không thể thiếu trong bất kỳ hoạt động nào
của cơ quan Thông tin - Thư viện, chính NDT đưa tồn bộ cơ chế của mối
quan hệ lẫn nhau giữa vốn tài liệu, cán bộ thư viện, cơ sở vật chất vào hoạt
động. NDT và NCT của họ là cơ sở để định hướng cho tồn bộ hoạt động
thơng tin của cơ quan thông tin thư viện, phục vụ NDT là mục tiêu cuối cùng
của bất cứ thư viện nào. Nắm vững nhu cầu thông tin của NDT để đáp ứng

một cách kịp thời đầy đủ và chính xác NCT là một trong những nhiệm vụ
quan trọng của thư viện nói chung và thư viện các trường đại học nói riêng.
Chính vì vậy NDT vô cùng quan trọng và việc nghiên cứu NCT của NDT là
hết sức cần thiết, để đáp ứng kịp thời NCT và định hướng phát triển thư viện.
Qua tìm hiểu có thể thấy, NDT tại TTTT - TV Trường Đại học Thương
Mại Hà Nội là những người có trình độ, có NCT phong phú và đa dạng, có xu
hướng chuyên sâu theo chuyên ngành đào tạo. Họ quan tâm đến nhiều lĩnh
vực khác nhau, nhưng tập trung nhất vẫn là lĩnh vực kinh tế thương mại. Nhu
cầu sử dụng tài liệu bằng tiếng Việt cũng rất lớn, cũng như nhiều tài liệu được
xuất bản dưới nhiều dạng khác nhau. Tại TTTT - TV chia ra làm các nhóm
NDT với NCT như sau:
 Nhóm 1: Nghiên cứu sinh, học viên sau đại học, sinh viên đang học
tập, nghiên cứu tại Trường Đại học Thương Mại Hà Nội.
 Nghiên cứu sinh, học viên sau đại học: Họ là những người đã tốt
nghiệp đại học nay nghiên cứu chuyên sâu về một lĩnh vực cụ
thể do vậy thơng tin cho nhóm này là các tài liệu mang tính chất
chuyên ngành sâu phù hợp với chương trình học hoặc đề tài mà
họ nghiên cứu. Các nguồn tài liệu tham khảo họ cần là: sách,


11

báo, tạp chí chuyên ngành, luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ,
sách ngoại văn, CSDL... Ngoài ra, thời gian đến thư viện của họ
cũng rất hạn chế nên có nhu cầu mượn và phô tô tài liệu để
thuận tiện cho việc nghiên cứu của mình.
 Sinh viên: Đây là nhóm NDT có số lượng đơng nhất và là đối
tượng chủ yếu trong công tác phục vụ của TTTT-TV. Việc đổi
mới phương pháp dạy học theo tín chỉ đã khiến nhóm này ngày
càng có những biến chuyển về phương pháp học tập, tự tìm

hiểu, tự nghiên cứu kiến thức phục vụ cho q trình học. Do
những u cầu, địi hỏi đặt ra trong học tập, nghiên cứu nên nhu
cầu thông tin của họ rất lớn và tùy theo từng chuyên ngành học
mà tìm những thơng tin, tài liệu cần phải phù hợp với nhu cầu
cũng như cấp học của nhóm đối tượng này. NDT trong nhóm
này cần những thơng tin phổ biến về những tri thức cơ bản dưới
dạng sách giáo khoa, giáo trình, sách tham khảo, các loại báo
tạp chí chun ngành,... Do có nhiều chun ngành đào tạo nên
nội dung thông tin mà họ cần rất đa dạng, phong phú về các
lĩnh vực: kinh tế, thương mại, marketing, tài chính, ngân hàng,
khách sạn, du lịch... Sinh viên năm thứ nhất, thứ hai có nhu cầu
chủ yếu về các nguồn tri thức tổng quát thuộc nhiều lĩnh vực
của cuộc sống. Họ cần các tài liệu: giáo trình các mơn đại
cương, các loại sách về lĩnh vực cuộc sống, báo, tạp chí đời
sống xã hội... Bước sang năm ba, tư sinh viên bắt đầu cần nhiều
nguồn tài liệu tham khảo, tra cứu, giáo trình, báo, tạp chí
chun ngành, CSDL... Bên cạnh đó, sinh viên cịn làm nghiên
cứu khoa học và do đặc thù của Trường Đại học Thương Mại
Hà Nội bắt buộc mỗi sinh viên năm cuối phải viết khóa luận để


12

tốt nghiệp, cho nên NDT rất cần loại tài liệu tham khảo là đề tài
nghiên cứu khoa học, khóa luận tốt nghiệp, kỷ yếu nghiên cứu
khoa học của các năm với nhiều đề tài về các lĩnh vực khác
nhau. Ngoài ra, để trang bị kiến thức xã hội và nâng cao trình
độ văn hóa nói chung, nguồn tư liệu về giải trí, văn hóa, tâm lí,
xã hội... cũng có được sự quan tâm từ nhóm đối tượng này.
 Nhóm 2: Giảng viên, cán bộ, nhân viên của Nhà trường

Đây là đội ngũ nịng cốt của trường có học hàm, học vị cao bao
gồm: các Giáo sư, phó Giáo sư, Tiến sỹ Khoa học, Tiến sỹ, Thạc sỹ,...
Họ quan tâm đến tài liệu thuộc các lĩnh vực chuyên môn đào tạo, các
tài liệu mang tính chất bổ trợ cho cơng tác nghiên cứu và giảng dạy ở
các dạng khác nhau: sách, báo, tạp chí, CSDL... Nguồn tài liệu này phải
đảm bảo tính mới, tính thời sự và có giá trị thiết thực cho q trình
nghiên cứu của họ. Ngồi ra nhóm đối tượng này cũng đặc biệt quan
tâm tới các nguồn tài liệu nước ngồi để phục vụ cho q trình nghiên
cứu và giảng dạy của mình.
 Nhóm 3: Cán bộ lãnh đạo và quản lý
NDT thuộc nhóm này bao gồm Ban giám hiệu nhà trường, các
phòng ban, chủ nhiệm các khoa, các bộ mơn, các cấp lãnh đạo Đảng,
Cơng đồn... Những cán bộ lãnh đạo vừa thực hiện chức năng quản lý
công tác giáo dục đào tạo, vừa là người xây dựng các chiến lược phát
triển của trường. Do đó, nhu cầu về thông tin là hết sức cần thiết, họ
quan tâm đến các nguồn tin có giá trị, mang tính khoa học và phải ln
cập nhập. Lượng thơng tin có diện rộng, khái quát trên các lĩnh vực
khoa học cơ bản, khoa học giáo dục, khoa học xã hội và nhân văn, tài
liệu chính trị, kinh tế, xã hội, các văn bản tài liệu của Đảng, Nhà nước,
của Ngành...


13

Nhu cầu thơng tin của nhóm này rất phong phú. Do cường độ lao
động của nhóm này cao nên thơng tin cung cấp cho họ càng cần phải cô
đọng, súc tích. Hình thức phục vụ thường là các thơng tin chuyên đề,
tổng quan, tổng luận, ấn phẩm thông tin, bản tin... Ngoài ra, một số cán
bộ lãnh đạo, quản lý ở Trường Đại học Thương Mại Hà Nội vẫn tham
gia giảng dạy và hoạt động nghiên cứu khoa học, do vậy ngồi những

thơng tin về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và
ngành giáo dục, nhu cầu của họ cịn cần các thơng tin có tính chất
chun ngành như giảng viên và cán bộ nghiên cứu khác.
1.2 Đặc điểm nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin - Thư viện
Trường Đại học Thương mại Hà Nội
Từ xa xưa thơng tin đã đóng vai trị quan trọng trong việc tổ chức và
phát triển xã hội. Ngày nay, vai trị của thơng tin lại càng được khẳng định;
người ta thừa nhận rằng năng lượng, vật chất, thông tin và văn hóa dân tộc là
các nhân tố quyết định tới sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia. Đặc biệt,
trong điều kiện cách mạng khoa học và công nghệ đang diễn ra với quy mô
lớn như hiện nay, khoa học và công nghệ đang trở thành lực lượng sản xuất
trực tiếp của xã hội thì thơng tin khoa học và công nghệ thật sự trở thành
nguồn lực quan trọng.
Đối với đời sống xã hội, nguồn lực thông tin (NLTT) được hiểu là
những thông tin tiềm năng được kiểm sốt, có cấu trúc, có thể truy cập được
và có giá trị phục vụ cho hoạt động thực tiễn của con người.
Trong hoạt động thư viện – thông tin, có người cho rằng nó tương
đương với vốn tài liệu, có người lại đưa ra quan điểm NLTT khơng chỉ bao
hàm các thành phần khác như nhân lực thông tin, tài lực thơng tin..., do đó có
thể hiểu theo 2 nghĩa:


14

 Theo nghĩa rộng: NLTT được hiểu như tiềm lực của hoạt động
thông tin, bao gồm nguồn tin, nguồn nhân lực, nguồn tài lực và cơ
sở hạ tầng đảm bảo cho hoạt động thông tin được vận hành và đạt
hiệu quả cao.
 Theo nghĩa hẹp: NLTT được coi là phần tích cực của tiềm lực thơng
tin, đó là những nguồn tin được kiểm soát, tổ chức lại theo một cách

thức nhất định để có thể truy cập, tìm kiếm, khai thác và sử dụng
một cách thuận tiện nhất, đồng thời phục vụ mục đích khác nhau
trong hoạt động thư viện – thơng tin.
Trong khn khổ khóa luận này, em tiếp cận NLTT theo nghĩa thứ hai,
tức là nghĩa hẹp, chỉ phân tích phần tích cực của tiềm lực thơng tin có trong
thư viện, được tổ chức, kiểm sốt sao cho NDT có thể truy cập, tìm kiếm,
khai thác và sử dụng được.
Trong chiến lược phát triển Trường Đại học Thương mại Hà Nội trở
thành trường Đại học kinh tế ngành thương mại du lịch và dịch vụ hàng đầu
cả nước, Nhà trường luôn quan tâm đầu tư phát triển cho Thư viện trường
nhất là về NLTT. Hàng năm Nhà trường dành tỉ lệ kinh phí thích đáng trên
800.000.000 đồng để mua các loại giáo trình, sách tham khảo, tài liệu tra cứu,
các loại báo, tạp chí trong và ngồi nước; bổ sung các thông tin tư liệu dạng
điện tử như đĩa CD, băng từ,... TTTT-TV Trường Đại học Thương Mại Hà
Nội bổ sung tài liệu từ hai nguồn: nguồn bổ sung phải trả tiền và bổ sung
không phải trả tiền (nhận lưu chiểu, tặng biếu,...). TT tiến hành bổ sung dựa
trên nhu cầu của NDT: các đề xuất của cán bộ phục vụ dựa trên phiếu yêu cầu
của sinh viên; nghiên cứu nhu cầu tài liệu của các cán bộ, giáo viên giảng dạy
trong trường ; qua danh mục tài liệu tham khảo bắt buộc và khuyến khích cho
từng học phần do các khoa đề xuất; qua điều tra NCT của NDT,...


15

1.2.1 Đặc điểm nội dung
Trường Đại học Thương mại Hà Nội là trường đại học hàng đầu trong
các lĩnh vực kinh tế và thương mại: thương mại hàng hoá, thương mại dịch
vụ, du lịch và hội nhập kinh tế quốc tế du lịch..., vì vậy phần lớn NLTT tại TT
là các tài liệu về lĩnh vực kinh tế, thương mại,... nằm trong hệ thống tri thức
khoa học xã hội bao gồm nhiều loại hình tài liệu khác nhau như giáo trình,

sách tham khảo, luận án, luận văn... với số lượng tài liệu lên đến 61.046,
chiếm 50,2% tống số vốn tài liệu của TT. Tiếp theo là các tài liệu thuộc lĩnh
vực kỹ thuật với số lượng là 33.886, chiếm 27,9%, đây cũng là lĩnh vực liên
quan đến một số ngành học của Trường Đại học Thương Mại Hà Nội.
Ngoài ra, TT cũng lưu trữ một số lượng khơng ít các tài liệu thuộc
nhiều lĩnh vực khác nhau: tổng loại chiếm 4,3%, ngôn ngữ chiếm 4,5%, đại lý
- lịch sử chiếm 4,8%, các lĩnh vực khác chiếm 8,3% tổng số vốn tài liệu của
TT. Nội dung NLTT của TTTT-TV trường ĐH Thương Mại Hà Nội được thể
hiện ở bảng sau:


16

Bảng 1. Thống kê thành phần nội dung NLTT

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Nội dung nguồn lực thông tin
Tổng loại
Triết học - Tâm lý học

Tôn giáo
Khoa học xã hội
Ngơn ngữ
Khoa học tự nhiên và tốn học
Kỹ thuật
Nghệ thuật
Văn học
Địa lý lịch sử
Tổng

Số lượng
5.233
4.503
656
61.046
5.524
2.335
33.886
677
1.879
5.795
121.534

Tỷ lệ (%)
4,3
3,7
0,6
50,2
4,5
1,9

27,9
0,6
1,5
4,8

Hình 1. Sơ đồ tỷ lệ thành phần nội dung nguồn lực thông tin

Tổng loại
Triết học
Tôn giáo
KHXH
Ngôn ngữ
KHTN
Kỹ thuật
Nghệ thuật
Văn học
Địa lý ‐ Lịch sử


17

NLTT của TTTT-TV Trường Đại học Thương Mại Hà Nội tập trung
chủ yếu vào các loại tài liệu thuộc lĩnh vực kinh tế, thương mại nằm trong hệ
thống tri thức khoa học xã hội. Đây cũng là lĩnh vực mà NDT tại TT quan
tâm, phù hợp với NCT nên đã thu hút được số lượng lớn NDT đến thư viện,
giúp TT ngày càng phát triển.
1.2.2 Đặc điểm loại hình
 NLTT truyền thống: Tổng số sách: 31.396 tên sách, 121.534 số
lượng bản. Trong đó:
 SáchTiếng Việt: 27.924 tên, 106.928 bản.

 Sách ngoại văn: 3.472 tên, 5.429 bản.
 Báo, tạp chí: 195 loại khác nhau.
 Luận án, luận văn: 8.296 tên, 8.527 bản.
 Đề tài nghiên cứu khoa học, Kỷ yếu nghiên cứu khoa học: 499
tên, 650 bản.
 NLTT điện tử
 CSDL
 CSDL Sách: 31.396 biểu ghi
 CSDL Ấn phẩm định kỳ: 163 biểu ghi
 CSDL Luận án: 899 biểu ghi
 CSDL Luận văn: 7.397 biểu ghi
 CSDL Đề tài nghiên cứu khoa học: 650 biểu ghi
 Đĩa CD-ROM: 1.570 đĩa
 Sách điện tử online trên trang
: 75 cuốn.


18

Bảng 2: Thống kê loại hình NLTT

STT
1
2
3
4
5
6
7
8

9
10
11

Loại hình tài liệu
Sách
Báo, tạp chí
Luận án, luận văn
Đề tài NCKH, Kỷ yếu NCKH
CSDL Sách
CSDL Ấn phẩm định kỳ
CSDL Luận án
CSDL Luận văn
CSDL Đề tài NCKH
Đĩa CD‐ROM
Sách điện tử online
Tổng số

Số lượng
112.357
195
8.527
650
31.396
163
899
7.397
499
1.570
75

163.728

Hình 2. Sơ đồ tỷ lệ loại hình tài liệu

Sách
Đề tài NCKH
CSDL LA‐LV
Sách online

Báo, tạp chí
CSDL Sách
CSDL ĐTNCKH

LA‐LV
CSDL APĐK
CD‐ROM

Tỷ lệ (%)
68,6
0,15
5,2
0,4
19,2
0,1
0,5
4,5
0,3
1,0
0,05



19

Thơng qua tỷ lệ ở bảng 2 có thể thấy tài liệu truyền thống, nhất là dạng
sách, chiếm ưu thế trong tổng NLTT của TTTT-TV với 68,6%. Tuy nhiên,
các tài liệu điện tử cũng chiếm một phần không nhỏ với các CSDL đa dạng
đáp ứng được NCT của NDT. Song song với việc bổ sung NLTT truyền
thống, TTTT - TV cũng rất chú trọng và tăng cường bổ sung NLTT điện tử.
1.2.3 Đặc điểm ngôn ngữ
Tại TT, tài liệu chủ yếu bằng ngơn ngữ Tiếng Việt. TT có tổ chức một
kho sách ngoại văn riêng với các tài liệu quý hiếm nhưng kho sách này chỉ
lưu trữ chủ yếu các tài liệu bằng tiếng Anh và một số tài liệu tiếng Pháp.
Trước đây cũng có nhiều tài liệu về Tiếng Pháp và một số thứ tiếng khác
nhưng để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của NDT, phù hợp với trình độ chuyên
môn và phục vụ chuyên ngành học của Nhà trường, TT tập trung chủ yếu bổ
sung các tài liệu bằng ngôn ngữ tiếng Anh, thanh lý một số tài liệu các ngơn
ngữ khác thơng tin đã lỗi thời. Ngồi ra, các loại báo, tạp chí cũng chủ yếu là
tiếng Việt.
Bảng 3. Thống kê thành phần ngôn ngữ tài liệu

STT
1
2
3

Ngôn ngữ tài liệu
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Pháp
Tổng số


Số lượng
116.105
5.382
47
121.534

Tỷ lệ (%)
95,5
4,46
0,04


20

Hình 3. Sơ đồ tỷ lệ tài liệu theo ngơn ngữ

100
80
60
40

95.5

20
0
Tiếng Việt

4.46
Tiếng Anh


0.04
Tiếng Pháp

Kết quả thống kê cho thấy, số lượng tài liệu theo ngôn ngữ tiếng Việt là
lớn nhất chiếm 95,5% tổng số vốn tài liệu của TT, tiếp đó là sách tiếng Anh
chiếm 4,46% và chỉ có một số lượng ít tài liệu tiếng Pháp chiếm 0,04%.
Do chuyên ngành và hình thức đào tạo của trường mà TT chọn bổ sung
các tài liệu tiếng Việt và tiếng Anh là chủ yếu. Điều này cũng phù hợp với
hướng phát triển các tài liệu ngoại văn tại TT, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu
của NDT.


21

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC NGUỒN LỰC
THÔNG TIN TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI HÀ NỘI
Đối với mỗi cơ quan Thông tin – Thư viện, NLTT là yếu tố vô cùng
quan trọng, là nền tảng cho mọi hoạt động của thư viện, là cơ sở để tạo ra các
sản phẩm và dịch vụ thông tin và để hợp tác chia sẻ NLTT giữa các cơ quan
Thông tin – Thư viện nhằm thỏa mãn NCT của NDT. Do đó, NLTT chỉ có giá
trị khi được tổ chức hợp lý, việc tổ chức NLTT một cách khoa học là điều
kiện cần để có thể triển khai các dịch vụ nhằm khai thác triệt để và kịp thời
thông tin đáp ứng NCT và giảm nhẹ khối lượng công việc cho cán bộ thư
viện. Trong cuốn sách "Thư viện học: những bài viết chọn lọc" của TS Lê
Văn Viết, bài "Lạm bàn về một số thuật ngữ ngành thư viện - thơng tin" có
viết: "Trên thực tế sự khác biệt giữa vốn tài liệu thư viện và nguồn lực thơng
tin khơng mang tính ngun tắc. Sự hình thành nguồn lực thông tin cũng tuân
theo các nguyên tắc như sự hình thành vốn tài liệu thư viện. Nguyên tắc cơ sở

của việc xây dựng nguồn lực thông tin là những tài liệu được đưa vào kho này
nhất thiết phải đảm bảo tính phù hợp với nhu cầu và đáp ứng được nhu cầu
của người dùng tin. Thành phần của vốn tài liệu thư viện cũng gồm nhiều loại
hình tài liệu như nguồn lực thông tin: tài liệu trên giấy, tài liệu điện tử, tài liệu
công bố... Về phương diện chức năng của vốn tài liệu thư viện và của nguồn
lực thơng tin nhìn chung là đồng nhất. Cũng chính vì giữa chúng có sự đồng
nhất nhiều hơn khác biệt nên trong thực tế đã xuất hiện khuynh hướng nhập
hai thực thể làm một: nguồn lực thông tin - thư viện". Khi xem xét rộng hơn
về thành phần của NLTT bao gồm những dạng tài liệu khác nhau phản ánh
kết quả nghiên cứu khoa học trong hoạt động nhận thức và thực tiễn của con


×