Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản cho thanh thiếu niên tại xã ngọc thanh huyện kim động tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 52 trang )

TRƯờNG ĐạI HọC VĂN HOá Hà NộI
Khoa văn hóa học
--------------------

HOạT ĐộNG TRUYềN THÔNG GIáO DụC SứC KHỏE
SINH SảN CHO THANH THIếU NIÊN TạI XÃ NGọC
THANH, HUYệN KIM ĐộNG, TỉNH HƯNG YÊN
KhóA LUậN TốT NGHIệP ĐạI HọC

Sinh viờn thc hin: Nguyn Thị Sen
Người hướng dẫn: Th.s: Hồng Kim Thanh

Hµ Néi - 2015


LỜI CẢM ƠN

Qua 4 năm học dưới mái trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã cho em rất
nhiều kỉ niệm. Ở đây em không chỉ được làm quen với các bạn ở khắp mọi
miền đất nước mà em còn được lĩnh hội vơ vàn những kiến thức bổ ích để có
thể trở thành người cơng dân tốt. Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô
giáo đã dạy dỗ chúng em từ những cơ cậu cấp III cịn tinh khơi màu áo trắng
học trị trở thành những con người trưởng thành.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cơ Ths Hồng Kim Thanh,
giảng viênTrường Đại học Văn hóa Hà Nội. Em cảm ơn cơ đã tạo điều kiện
giúp đỡ em hồn thành khóa luận.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các bác, các cô, các chú trong Ủy ban nhân
dân xã Ngọc Thanh đã tạo điều kiện cho em nghiên cứu. Cảm ơn các bạn
thanh thiếu niên trong xã Ngọc Thanh đã rất nhiệt tình trao đổi mọi vấn đề
liên quan đến hoạt động tuyên truyền giáo dục SKSS cho thanh thiếu niên
trong xã để em có thể hồn thành bài nghiên cứu của mình.


Cuối cùng em xin cảm ơn các thầy cô đã lắng nghe và góp ý cho khóa
luận của em!

1


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

Nxb

: Nhà xuất bản

SKSS

: Sức khỏe sinh sản

UBND

: Ủy ban nhân dân

TNT

: Thanh thiếu niên

VTN

: Vị thành niên


2


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 4
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN VÀ TỔNG QUAN VỀ XÃ
NGỌC THANH .................................................................................................................... 9

1.1. Khái quát về sức khỏe sinh sản ........................................................... 9
1.1.1. Khái niệm ........................................................................................ 9
1.1.2. Nội dung chăm sóc sức khỏe sinh sản .......................................... 13
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng.................................................................... 15
1.2. Tổng quan về xã Ngọc Thanh, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên 16
1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển.................................................... 16
1.2.2. Đặc điểm kinh tế – văn hóa – xã hội ............................................. 17
1.2.3. Đặc điểm thanh thiếu niên trong xã. ............................................. 18
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC
KHỎE SINH SẢN CHO THANH THIẾU NIÊN TẠI XÃ NGỌC THANH ............... 20

2.1. Diện mạo hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản. ..... 20
2.1.1. Hoạt động tư vấn về sức khỏe sinh sản ......................................... 21
2.1.2. Hoạt động tuyên truyền, giáo dục sức khỏe sinh sản .................... 23
2.2. Đánh giá về mức độ hiệu quả ............................................................ 26
2.2.1. Ưu điểm ......................................................................................... 26
2.2.2. Nhược điểm ................................................................................... 32
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN CHO THANH THIẾU NIÊN TẠI

NGỌC THANH, KIM ĐỘNG, HƯNG YÊN. .................................................................... 34

3.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục sức khỏe sinh sản
cho thanh thiếu niên .................................................................................. 34

3


3.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động truyền thông giáo dục sức
khỏe sinh sản cho thanh thiếu niên của xã Ngọc Thanh. ...................... 35
3.2.1. Yếu tố giáo dục từ gia đình ........................................................... 36
3.2.2. Yếu tố giáo dục từ nhà trường ...................................................... 37
3.2.3. Yếu tố giáo dục từ bạn bè và truyền thông ................................... 38
3.3. Một số giải pháp ................................................................................. 39
3.3.1. Đối với gia đình............................................................................. 39
3.3.2. Đối với nhà trường ........................................................................ 40
3.3.3. Đối với các ban, ngành, đoàn thể trong xã.................................... 40
3.3.4. Đối với thanh thiếu niên ................................................................ 41
KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 42
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 44
PHỤ LỤC............................................................................................................................ 45

4


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Hiện nay tình trạng sống thử, xâm hại tình dục, nạo phá thai ngày càng
gia tăng cả thế giới và Việt Nam. Đặc biệt tỉ lệ nạo phá thai ngày một tăng

không chỉ ở số lượng mà độ tuổi ngày một trẻ hóa. Điều này đang là hồi
chuông cảnh báo cho các bậc phụ huynh cũng như nền giáo dục. Việc giáo
dục sức khỏe sinh sản cho thanh thiếu niên từ đó có một vai trị rất lớn. Nó
khơng chỉ cung cấp kiến thức mà cịn định hướng giá trị giới tính, đời sống
tình dục lành mạnh cho thanh thiếu niên. Từ đó hạn chế những tác động
không tốt của sự thiếu thông tin và hiểu biết, giảm thiểu tình trạng nạo phá
thai, đại dịch HIV/AIDS, hiện trạng xâm hại tình dục trẻ em.
Trong xu thế hội nhập, tồn cầu hóa đặc biệt là sự du nhập văn hóa
phương tây là việc tự do trong tình u, tình dục cùng với đó là sự phát triển
không ngừng của mạng Interenet, báo, bài viết… đăng tải nhiều thơng tin để
đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về giới tính, tình dục của thanh thiếu niên nhưng
cũng có khơng ít các bài viết với những hình ảnh, video không lành mạnh.
Bản thân người nghiên cứu, qua quá trình sinh sống tại địa bàn xã Ngọc
Thanh đã nhận thấy sự thay đổi dần dần trong quan điểm về tình yêu, tình dục
của thanh thiếu niên tại địa phương. Sự thay đổi này cũng được các ban ngành
đoàn thể của xã nắm bắt. Chính vì vậy, trong những năm gần đây việc tư vấn,
tuyên truyền, giáo dục sức khỏe sinh sản cho thanh thiếu niên của xã là một
trong những hoạt động được đặc biệt quan tâm của các ban, ngành, đồn thể
góp phần nâng cao chất lượng văn hóa xã hội của xã. Chính vì điều này mà
người nghiên cứu lựa chọn đề tài: “Hoạt động truyền thông giáo dục sức

5


khỏe sinh sản cho thanh thiếu niên tại xã Ngọc Thanh, huyện Kim Động,
tỉnh Hưng Yên”.
Đề tài được thực hiện với mong muốn làm rõ thực trạng hoạt động
truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản cho thanh thiếu niên của xã Ngọc
Thanh cũng như một số yếu tố tác động và giải pháp cho hoạt đông giáo dục
sức khỏe sinh sản cho thanh thiếu niên tại xã.

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Một số cơng trình nghiên cứu có liên quan.
- Nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Nhung – Trường Đại học sư
phạm Thái Nguyên “Biện pháp giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên cho
học sinh lớp 9 huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định”, tháng 9/2009. Người
nghiên cứu đã sử dụng những phương pháp sư phạm để tiến hành điều tra.
- Tác phẩm: “Giáo dục sức khỏe tình dục” của bác sĩ, thạc sĩ Trương
Trọng Hồn – Trung tâm truyền thơng, giáo dục sức khỏe thành phố Hồ Chí
Minh là một tác phẩm chỉ rõ sự khác biệt giữa tính dục và tình dục.
Ngồi ra, cịn có các chương trình quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh
sản thanh thiếu niên, tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS, các chiến dịch
tuyên truyền phòng chống lạm dụng và xâm hại tình dục trẻ em…
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

3.1. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài dựa trên việc tìm hiểu, nghiên cứu, khảo sát các hoạt động truyền
thống giáo dục sức khỏe sinh sản cho thanh thiếu niên tại xã Ngọc Thanh để
thấy được thực trạng hoạt động truyền thống giáo dục sức khỏe sinh sản tại
xã. Cùng với đó người nghiên cứu muốn đưa ra những yếu tố ảnh hưởng đến

6


hoạt động truyên truyền giáo dục sức khỏe sinh sản đồng thời xin mạnh dạn
đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động truyền thông
giáo dục sức khỏe sinh sản cho thanh thiếu niên tại xã.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu cần:

+ Tìm hiểu về hoạt động tuyên truyền giáo dục sức khỏe sinh sản cho
thanh thiếu niên tại xã Ngọc Thanh
+ Tìm hiểu thực trạng hoạt động tuyên truyền giáo dục SKSS cho thanh
thiếu niên tại xã Ngọc Thanh.
+ Đưa ra một số yếu tố tác động đến thực trạng tuyên truyền, truyền
thông giáo dục SKSS cho thanh thiếu niên tại xã.
+ Dựa trên cơ sở khách quan đưa ra một số giải pháp cho hoạt động
truyền thông giáo dục SKSS cho thanh thiếu niên tại xã.
4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU.

4.1. Đối tượng:
Hoạt động truyền thông giáo dục SKSS cho thanh thiếu niên tại xã
Ngọc Thanh, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên.
4.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
-Về không gian: Xã Ngọc Thanh, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên.
-Về thời gian: Từ năm 2011 đến nay.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

-Phương pháp sử dụng tài liệu thứ cấp.
Phương pháp này dược sử dụng nhằm tìm hiểu về SKSS, các khái niệm
về giới tính, giáo dục giới tính, giáo dục tình dục…
-Phương pháp điều tra xã hội học.

7


Phương pháp này được sử dụng để thu thập những số liệu thực tế về
thực trạng hoạt động truyền thông giáo dục SKSS cho thanh thiếu niên tại xã
Ngọc Thanh.
-Phương pháp phân tích, tổng hợp.

Phương pháp này được sử dụng để phân tích và tổng hợp lại các số liệu
của phương pháp điều tra xã hội học.
6. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.

- Ý nghĩa lý luận: Đề tài hệ thống lại các vấn đề lý luận liên quan đến
SKSS và SKSS cho thanh thiếu niên.
-Ý nghĩa thực tiễn: Qua quá trình điều tra khảo sát, người nghiên cứu
muốn đưa ra những số liệu khảo sát thực tiễn về hoạt động truyền thông giáo
dục sức khỏe cho thanh thiếu niên tại xã Ngọc Thanh, huyện Kim Động, tỉnh
Hưng Yên.
7. BỐ CỤC

Bố cục bao gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về sức khỏe sinh sản và tổng quan về xã Ngọc
Thanh
Chương 2: Thực trạng hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe sinh
sản tại xã Ngọc Thanh.
Chương 3: Một số giải pháp cho hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản
cho thanh thiếu niên tại xã Ngọc Thanh.

8


Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN
VÀ TỔNG QUAN VỀ XÃ NGỌC THANH
1.1. KHÁI QUÁT VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN

1.1.1. Khái niệm
Sức khỏe sinh sản

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa: Sức khỏe là một trạng thái
hoàn hảo về mặt thể chất, tinh thần và xã hội chứ khơng chỉ là khơng có bệnh
tật hoặc tàn phế. Như vậy có thể thấy, khái niệm sức khỏe là một khái niệm
rộng hơn nhiều so với những quan niệm đơn giản: sức khỏe là có cơ thể
cường tráng, sức khỏe là không ốm đau…
Tương tự như vậy sức khỏe sinh sản là trạng thái khỏe mạnh, hoàn hảo
về thể chất, tinh thần và xã hội trong tất cả mọi khía cạnh liên quan đến hệ
thống sinh sản, chức năng sinh sản và q trình sinh sản chứ khơng phải chỉ là
khơng có bệnh tật hay tổn thương ở bộ máy sinh sản
Sức khỏe sinh sản bao gồm nhiều khía cạnh trong đó có cả khía cạnh
liên quan đến sức khỏe tình dục. Hệ thống sinh sản của con người được hình
thành, phát triển và tồn tại trong suốt cuộc đời. Sức khỏe sinh sản có tầm quan
trọng đặc biệt với cả nam giới và nữ giới. Quá trình sinh sản và tình dục là
một quá trình tương tác giữa hai cá thể, nó bao hàm sự tự nguyện, tinh thần
trách nhiệm và sự bình đẳng. Trong xã hội ta còn tồn tại nhiều quan điểm sai,
hoặc hiểu biết chưa đầy đủ về khái niệm cũng như các lĩnh vực liên quan đến
sức khỏe sinh sản. Đặc biệt, là quan niệm về vai trò của nam giới. Trong
những năm gần đây, vai trị của nam giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản,
đặc biệt là quan niệm về vai trò của nam giới trong chăm sóc sức khỏe sinh
sản đã được đánh giá đúng mức hơn. Trong một số chiến lược quốc gia như

9


“Chiến lược truyền thông dân số/ sức khỏe sinh sản/ kế hoạch hóa gia đình
giai đoạn 2006-2007 của ủy ban dân số, gia đình và trẻ em Việt Nam”,
“Chiến lược chăm sóc sức khỏe sinh sản” của Bộ Y tế cũng đã làm rõ nam
giới là một thành phần quan trọng và có tác động lớn đến việc chăm sóc sức
khỏe sinh sản.
Chăm sóc sức khỏe sinh sản là một tập hợp các phương pháp, kỹ thuật

và dịch vụ nhằm giúp cho con người có tình trạng SKSS khỏe mạnh thơng
qua việc phịng chống và giải quyết những vấn đề liên quan đến SKSS.
Thanh thiếu niên:
Theo định nghĩa của tổ chức Y tế thế giới thì “Vị thành niên là những
người trong độ tuổi từ 10-19. Thanh niên trẻ là lứa tuổi từ 19-24 tuổi”
Chương trình sức khỏe sinh sản/ sức khỏe tình dục vị thành niên –
thanh niên của khối liên minh Châu Âu (EU) và Quỹ Dân số liên hợp quốc
(UNFPA) lấy độ tuổi 15-24.
Hội kế hoạch hóa gia đình Việt Nam xã định vị thành niên- thanh niên
là 10-24 tuổi
Theo Luật Thanh niên được thông qua vào ngày 29/11/2005 tại kỳ họp
thứ 8 Quốc hội Khóa XI và được Chủ tịch nước công bố tại lệnh số
24/2005/L/CTN ngày 09/12/2005 thì độ tuổi của thanh niên là từ đủ 16 tuổi
đến 30 tuổi.
Thanh thiếu niên là một nhóm xã hội đặc thù. Những nét đặc trưng của
thanh thiếu niên hồn tồn khơng giống với nhóm xã hội khác, thanh thiếu
niên được phân chia theo độ tuổi.
- Thiếu niên là những em có đội tuổi 11-16 tuổi.
- Thanh niên là những người có độ tuổi 16-30 tuổi.

10


Thanh thiếu niên là một nhóm xã hội đặc thù vì vậy mà nhóm xã hội
này có những đặc điểm tâm sinh lý như sau:
Sang đầu tuổi thiếu niên 12-14 tuổi có một sự phát triển đột biến về mặt
sinh lý đặc biệt là sự phát triển nhanh của hệ sinh dục làm cho giới tính và ý thức
về giới tính của trẻ phát triển mạnh. Cơ thể trẻ lúc này diễn ra những thay đổi lớn
(nam mọc râu, vỡ giọng, xuất hiện lơng ở vùng kín, có hiện tượng mộng tinh, nữ
phát triển ngực và có kinh nguyệt…). Tất cả những hiện tượng trên đều do tác

động của các hooc môn sinh dục. Đặc điểm nổi bật của lứa tuổi này chính là thời
kì phát dục. Thời kì này các em bắt đầu quan tâm đến các bạn khác giới, có
những rung động đầu đời, e dè và kín đáo trong giao tiếp hơn. Tuy nhiên các em
chưa thật sự trưởng thành về mặt cơ thể và nhất là về mặt xã hội.
Đặc điểm tâm lý cơ bản:
Sự phát triển các q trình nhận thức như: tri giác, trí nhớ, tư duy lơgic
trừu tượng đóng vai trị chủ đạo, khả năng phân tích, tổng hợp, chú ý chủ định.
Đời sống tình cảm: Thể hiện tính tự lập, hướng đến bạn bè. Phát triển
tình cảm đạo đức, thẩm mỹ. Xuất hiện tình cảm, tình yêu nam nữ. Bắt đầu
hình thành sự tự ý thức, thế giới quan và lên kế hoạch cho cuộc sống của
mình, lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai và nỗ lực phấn đấu đạt được mục
tiêu. Ở lứa tuổi này thường thích tham gia nhiều hoạt động xã hội, biết bày tỏ
quan điểm một cách rõ ràng và luôn bảo vệ ý kiến của bản thân. Đồng thời
lứa tuổi đầu thanh niên thì nhu cầu giao tiếp tăng cao, có xu hướng độc lập, tự
quyết định, tự chịu trách nhiệm trong hành vi và luôn thể hiện là người lớn.
Giới tính:
Giới tính là những đặc tính hay đặc điểm của giới
Về mặt tâm lý: Nam – nữ có tâm lý khác nhau. Nữ có khả năng tư duy
cao trong lĩnh vực đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo còn nam mạnh về đường lối tư

11


duy tình cảm ở nam là sự mạch lạc, rõ ràng, ở nữ thì khơng rõ ràng, dễ chan
hịa tình cảm.
Về mặt sinh lý: Có những biến đổi trong cơ thể như vỡ giọng, mọc râu
ở nam… ở nữ ngực nở, có khả năng mang thai.
Về mặt xã hội: Xã hội đánh giá nam nữ khác nhau. Xã hội đòi hỏi nam
phải chững chạc, dũng cảm, cao thượng còn nữ giới phải nhu mì, kín đáo,
thủy chung, đảm đang.Xã hội phân công lao động nam nữ cũng khác nhau.

Nam thường làm việc nặng, đi xa, nguy hiểm còn nữ làm việc nhẹ nhàng đòi
hỏi sự khéo léo.
(Theo Giới và phát triển, Thái Thị Ngọc Dư, 2006).

Giới tính được hiểu là sự khác biệt giữa phụ nữ và nam giới về mặt sinh
học, mang tính bẩm sinh, đồng nhất và khơng thay đổi như nam có tinh trùng,
nữ có thể mang thai…
(Trích tài liệu chuyên khảo giới và phát triển, 2008, trang 13)

Giáo dục giới tính và giáo dục tình dục
Giáo dục giới tính:
Giáo dục giới tính là hệ thống các biện pháp y khoa và sư phạm nhằm
giáo dục cho thiếu nhi, thanh thiếu niên có một thái độ đúng đắn với các vấn
đề giới tính.
Giáo dục giới tính hiểu theo nghĩa rộng bao gồm nhiều nội dung: Giáo
dục giới tính cho trẻ, giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân, giáo dục về giới
tính tuổi dậy thì…
Theo nhà nghiên cứu Bùi Ngọc nh thì giáo dục giới tính bao gồm 4
nội dung chính sau:
- Những tri thức và tâm lý người trong đó có những đặc điểm về sinh lý
tính dục (các hiện tượng như kinh nguyệt, sinh nở…)

12


- Những đặc điểm giới tính về đạo đức, xã hội thẩm mỹ như cách cư xử
với mọi người, với bạn khác giới, quan niệm về giới tính, gia đình…
- Những quan hệ bạn bè khác giới và tình yêu nam nữ như bản chất của
tình yêu, sự cư xử trong tình yêu, việc xây dựng nên một tình yêu chân thực
- Những vấn đề hôn nhân và đời sống gia đình như bản chất của hơn

nhân, điều kiện để có một cuộc sống hơn nhân hạnh phúc, sự chuẩn bị của
cuộc sống gia đình.
Giáo dục tình dục:
Giáo dục tình dục là một q trình lâu dài thu thập thơng tin và hình thành
thái độ, niềm tin và giá trị về danh tính, mối quan hệ và sự thân mật. Nó bao gồm
phát triển tình dục, sức khỏe sinh sản, các mối quan hệ giữa các cá nhân, tình
cảm, sự thân mật, hình ảnh cơ thể. Giáo dục tình dục bao gồm cả các kĩ năng
giao tiếp hiệu quả và đưa ra quyết định chịu trách nhiệm vai trò của giáo dục giới
tính, tình dục là rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách của trẻ ở lứa tuổi
đang lớn và liên quan đến hoạt động tình dục trong tương lai là một hoạt động có
chức năng rất quan trọng trong việc duy trì thế hệ mai sau.
1.1.2. Nội dung chăm sóc sức khỏe sinh sản
Sau Hội nghị Dân số và sự phát triển tại Cairo (Ai Cập) năm 1994,
trong chương trình hành động sau đó, Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA)
đã mô tả SKSS bao gồm những nội dung sau:
Kế hoạch hóa gia đình: Tư vấn, giáo dục, truyền thơng và cung cấp
dịch vụ kế hoạch hóa gia đình an tồn, hiệu quả và chấp nhận tự do lựa chọn
của khách hàng, kể cả nam giới.
Sức khỏe phụ nữ và làm mẹ an toàn: Giáo dục sức khỏe và chăm sóc
sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh bao gồm cả chăm sóc trong lúc có thai, khi đẻ
và sau khi đẻ.

13


Phịng tránh phá thai và phá thai an tồn thơng qua các dịch vụ kế
hoạch hóa gia đình mở rộng và có chất lượng
Phịng ngừa và điều trị bệnh viêm nhiễm đường sinh sản và các bệnh
lây qua đường tình dục HIV/AIDS
Tình dục: Thơng tin, giáo dục và tư vấn về tình dục, sức khỏe sinh sản, huy

động nam giới có trách nhiệm trong mỗi hành vi tình dục và sinh sản.
Tư vấn và điều trị vô sinh: Đến tháng 5/2004, tổ chức Y tế thế giới
(WHO) thông qua chiến lược toàn cầu về sức khỏe sinh sản để đạt được các
mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đó xác định 4 khía cạnh ưu tiên CSSK và
SKTD gồm:
1. Cải thiện và chăm sóc tiền sản, chăm sóc sinh nở, chăm sóc hậu sản
và chăm sóc trẻ sơ sinh.
2. Cung cấp các dịch vụ KHHGĐ chất lượng cao bao gồm cả dịch vụ
triệt sản
3. Chống lại các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục trong đó có
HIV/AIDxS
4. Thúc đẩy sức khỏe tình dục ngày một tốt hơn.
Ở Việt Nam, chăm sóc SKSS được chi tiết thành 10 nội dung như sau:
1. Làm mẹ an tồn bao gồm việc chăm sóc khi mang thai, khi đẻ và sau
khi đẻ cả mẹ cả con đều an toàn
2. Thực hiện tốt KHHGĐ
3. Giảm nạo phá thai và phá thai an toàn
4. Giáo dục SKSS vị thành niên
5. Phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản

14


6. Phịng chống các bệnh lây lan qua đường tình dục
7. Phòng chống ung thư vú và các và các loại ung thư ở bộ phận sinh dục.
8. Phòng chống ngun nhân gây vơ sinh
9. Giáo dục tình dục, sức khỏe người cao tuổi và bình đẳng giới
10. Thơng tin giáo dục truyền thông
Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên là một nội dung quan trọng và
đang được triển khai ở nhiều tỉnh thành trong cả nước.

1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng
Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc SKSS.
- Trình độ học vấn:
Trình độ học vấn của người phụ nữ (người mẹ) đóng vai trị quan trọng
vì trong gia đình phụ nữ là những người chăm sóc sức khỏe ban đầu một cách
tự nguyện và khoa học cho tất cả mọi người từ việc ăn, uống, ở, mặc, sinh
hoạt và những vấn đề cơ bản khác kiến thức của người mẹ, người vợ tạo điều
kiện thuận lợi cho sức khỏe gia đình tốt hơn trong đó có sức khỏe sinh sản.
- Sự phát triển kinh tế gia đình và xã hội:
Mức độ thu nhập của gia đình rất có tác động đến sức khỏe. Chất lượng
sinh hoạt văn hóa, tinh thần và phương tiện sống, sinh hoạt, ăn uống hàng
ngày của mỗi người lệ thuộc vào mức thu nhập của họ gia đình thu nhập cao
thường có sức khỏe tốt hơn gia đình có thu nhập thấp.
- Môi trường, xã hội:
Môi trường xanh, sạch, đẹp, khơng khí trong lành, nhà ở rộng rãi
thống mát, có nhiều điểm, phương tiện vui chơi giải trí đặc biệt quan trọng
cho sự phát triển thể lực, trí tuệ trẻ em về SKSS cho mọi người.

15


- Chính sách và dịch vụ hỗ trợ:
+ Các chính sách hỗ trợ sức khỏe: Nhà nước và chính phủ đã ban hành rất
nhiều các chính sách, luật, lệnh để bảo vệ và hỗ trợ sức khỏe cho người dân như
Luật Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, pháp lệnh dân số, chiến lược
quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản… Các chính sách, luật, lệnh được ban
hành đã góp phần rất nhiều trong việc bảo vệ quyền lợi cũng như nghĩa vụ của
mỗi người dân trong vấn đề bảo vệ sức khỏe của chính bản thân mình.
+ Các dịch vụ y tế như: Kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh
sản, tiêm chủng mở rộng… Đặc biệt trong những năm qua việc điều trị vô

sinh, hiếm muộn cho các cặp vợ chồng được thực hiện khá phổ biến và tỷ lệ
thành công cao mang lại cho các gia đình niềm vui to lớn.
- Các phong tục tập quán:
Phong tục tập quán là thói quen lưu truyền lâu đời
Có rất nhiều phong tục tốt đẹp lợi cho sức khỏe về thể chất và tinh thần
như: hội thi nấu ăn giữa các dòng họ trong thơn, bản, đua thuyền, kéo co…
Góp phần rèn luyện và tăng cường sức khỏe cho người dân.
Ngồi ra, có nhiều phong tục tập qn khơng có lợi cho sức khỏe đặc biệt
là SKSS còn tồn tại cần loại bỏ như các tập tục sinh đẻ tại nhà các bà mẹ khơng
có nghiệp vụ y tế thực hiện; khơng đi khám thai, phá thai bằng các bài thuốc dân
gian; cho con ăn cơm nhai từ khi cịn ít tháng tuổi… khơng chỉ vậy còn tồn tại
nhiều quan niệm sai lầm như trời sinh voi trời sinh cỏ, nhiều con là nhà có phúc.
1.2. TỔNG QUAN VỀ XÃ NGỌC THANH, HUYỆN KIM ĐỘNG, TỈNH
HƯNG YÊN

1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Vào những thế kỉ đầu công nguyên, Kim Động thuộc quận Giao Chỉ,
thời nhà Đinh có tên là Đằng Châu, thời nhà Trần có tên là Kim Động đến nay

16


Ngọc Thanh là một trong mười tám xã của huyện Kim Động. Xã có diện tích
hành chính là 6,25km2 với số dân là 6032 người. Xã có vị trí địa lí phía Đơng
giáp xã Bảo Khê, phía Nam giáp thành phố Hưng Yên, phía Bắc giáp xã
Hùng An, phía Tây là triền đê và sông Hồng. Xã bao gồm 4 thôn là thôn
Thanh Cù, thôn Duyên Yên, thôn Ngọc Đồng và thôn Phượng Lâu. Trong
cuộc đấu tranh với thiên nhiên và trong lao động để tồn tại, những người dân
với sức lao động cần cù, chịu khó đã đồn kết, giúp đỡ nhau khai phá những
bãi đồng lầy, dựng làng, lập ấp, gieo lúa, trồng màu để sinh sống.

1.2.2. Đặc điểm kinh tế – văn hóa – xã hội
* Về kinh tế:
Ngọc Thanh là một xã thuần nông, nền kinh tế hộ gia đình phát triển. Với
thuận lợi của đất đai nông nghiệp màu mỡ, bằng phẳng nên thuận lợi cho việc
trồng lúa và hoa màu. Người dân trong xã chủ yếu sản xuất nông nghiệp với
trồng lúa và xen vào đó là trồng các loại rau củ, hoa quả như: dưa, tỏi, ớt. Khơng
chỉ có vậy, ở xã cũng có rất nhiều hộ kinh doanh gia đình. Ngồi ra ở đây cịn có
một số hộ phát triển nghề xẻ gỗ, trạm khắc, kinh doanh quán ăn, quán Internet,
mở xưởng may mặc với thu nhập cao. Điều này làm cho người dân trong xã ở
mức sống ổn định, nhiều hộ khá và tạo công ăn việc làm cho người dân trong xã.
* Về văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế:
Hiện nay, đời sống người dân trong xã ngày càng được nâng cao. Các
phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, xây dựng đời sống văn hóa được
tổ chức trong quần chúng nhân dân. Nhà văn hóa ở xã, thôn được tu sửa, xây
mới phục vụ cho các hoạt động văn hóa của xã. Xã cũng đã đầu tư xây dựng một
số khu vui chơi cho trẻ em giúp các em phát triển cả về thể chất và tinh thần.
An ninh trong xã cũng rất được đảm bảo. Mỗi tối có một nhóm dân
quân đi kiểm tra các khu vực thanh niên hay tụ tập.

17


Giáo dục: Các em trong độ tuổi đi học đều được đến trường. Tuy nhiên
một số trường hợp bỏ học giữa chừng với lý do học kém, trong đó có nhiều
em mới học cấp III đã bỏ học vì có thai ngồi ý muốn.
Về y tế: Việc chăm sóc sức khỏe đời sống nhân ngày càng được quan
tâm vì địa bàn xã gần trụ sở y tế, bệnh viện huyện, bệnh viện đa khoa tỉnh.
Về công tác xã hội và hoạt động của các tổ chức xã hội: Trong thôn đã
thành lập các tổ chức đoàn thể và đi vào hoạt động đạt được những thành tích
tốt như Hội phụ nữ, hội nông dân, hội người cao tuổi.

1.2.3. Đặc điểm thanh thiếu niên trong xã.
Thanh thiếu niên trong xã chiếm số lượng khá đông là 1533 em. Trong
số này đa phần các em đang là học sinh còn lại khoảng hơn 300 em đang đi
làm các công việc như làm may, làm ở quán ăn, làm công việc ở nhà để phụ
giúp cha mẹ. Các em còn đi học chủ yếu là học sinh trường tiểu học, trường
trung học cơ sở và đang là học sinh trung học phổ thông. Các em được học
tập trong môi trường giáo dục hiện đại với đầy đủ trang thiết bị dạy học và
môi trường học tập thân thiện.
Qua quá trình sinh sống và tiếp xúc với các bạn thanh thiếu niên trong
xã người nghiên cứu nhận thấy các em có hiểu biết đơi chút về giới tính;
những thay đổi của cơ thể khi bước vào tuổi dậy thì, nhiều em mơ hồ về tình
dục và nghĩ tình dục chỉ đơn giản là ơm, hơn, ngủ với nhau lần đầu thì chưa
mang thai… Điều này dẫn tới những hậu quả đáng tiếc là nhiều thanh niên
trong xã phải nghỉ học để kết hơn vì có thai, nhiều thanh niên nạo phá thai
thập chí có em còn học lớp 9.
Trong xã cũng đã tổ chức nhiều hoạt động truyền thông giáo dục SKSS
nâng cao kiến thức về SKSS cho thanh thiếu niên.
Theo thống kê mới nhất của Ủy ban dân số - Gia đình và Trẻ em, hiện
nay Việt Nam trong số 80 triệu dân có hơn 17 triệu vị thành niên, chiếm

18


khoảng 22% cơ cấu dân số (12/2003). Đây là độ tuổi phát triển mạnh mẽ về
thể chất và trí tuệ, là giai đoạn có ý nghĩa quyết định trong việc hình thành
nhân cách con người, thốt dần từ phạm vi gia đình để hịa nhập vào tập thể
và hoạt động của những người cùng trang lứa. Trong những năm qua thanh
thiếu niên được dành sự quan tâm đặc biệt trong xã hội. Chúng ta đã chứng
kiến nhiều hoạt động của toàn xã hội nhằm tác động đến lứa tuổi này như các
chương trình, hội thảo về học tập, sức khỏe, sinh sản, đời sống tình cảm của

các em. Tuy nhiên, sự tác động của các hoạt động như nêu trên vẫn chưa đạt
được hiệu quả sâu sắc và hệ thống công tác tuyên truyền giáo dục SKSS cho
thanh thiếu niên đã có nhiều cố gắng nhưng rõ ràng chưa được tổ chức tốt trên
các phương tiện thông tin đại chúng và trong hoạt động quần chúng. Nam nữ
thanh thiếu niên đang đứng trước nguy cơ bị đe dọa và thách thức nhiều mặt
như: bệnh tật, sự tổn thương vì thể trạng và tinh thần, sự thiếu hiểu biết về
thông tin giới tính, an tồn tình dục. Rất nhiều chuyện đau lòng xảy ra như tự
tử, mại dâm, ma túy, tảo hôn… Thực trạng này đã trở thành mối quan tâm của
gia đình, nhà trường và tồn thể xã hội. Tuy nhiên, vấn đề SKSS cho thanh
thiếu niên ở nước ta cịn là vấn đề khó, những quan niệm về giới còn mang
nặng tư tưởng ấu trĩ, lạc hậu và rất dè dặt do đó mà thơng tin về SKSS cho
thanh thiếu niên cịn mang tính đơn lẻ, thiếu hệ thống.
Nhận thấy sự cấp bách như vậy mà trong mấy năm trở lại đây, tại xã
Ngọc Thanh hoạt động tuyên truyền, giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên
đang diễn ra một cách sơi động với nhiều chương trình phong phú thu hút số
đông thanh thiếu niên trong xã tham gia

19


Chương 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG
GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN CHO THANH THIẾU NIÊN
TẠI XÃ NGỌC THANH
Hiện nay, cùng với sự phát triển chung của cả nước, xã Ngọc Thanh
cũng đang dần thay đổi mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với một số
lượng thanh thiếu niên đông và việc nắm bắt những thay đổi, những mong
muốn của thanh thiếu niên trong xã về vấn đề giáo dục, chăm sóc sức khỏe
sinh sản nên trong những năm qua xã đã tăng cường tổ chức các hoạt động
truyền thông, giáo dục SKSS đặc biệt là cho thanh thiếu niên trong xã.

2.1. DIỆN MẠO HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THƠNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE
SINH SẢN.

Qua q trình điều tra bằng bảng hỏi 200 bạn thanh thiếu niên trong xã
thì có tới 190 bạn trả lời rằng hoạt động tuyên truyền giáo dục SKSS cho
thanh thiếu niên được các ban, ngành đoàn thể trong xã thường xuyên tổ
chức, chiếm 95%. Có 10 bạn trả lời khơng, chiếm 5% nhưng đây đa số là các
bạn đi học, đi làm xa nên ít quan tâm về vấn đề này. Điều này chứng minh
rằng hoạt động truyền thông, giáo dục SKSS cho thanh thiếu niên rất được xã
quan tâm chú trọng.
Qua khảo sát các bạn thanh thiếu niên trong xã có 65 bạn tìm hiểu về
chăm sóc SKSS từ các hoạt động truyền thông giáo dục SKSS của xã,
chiếm 32,5%. Từ bố mẹ, có 30 bạn, chiếm 15%, bạn bè có 40 bạn chiếm
20%. Internet, báo có 50 bạn chiếm 25%. Thầy cơ giáo có 15 bạn chiếm
7,5%. Qua số liệu này cho thấy hoạt động truyền thông, giáo dục SKSS ở
xã được các bạn thanh thiếu niên khá là quan tâm nhất là với các nội dung
trong các hoạt động đó. Điều này góp phần nâng cao kiến thức về chăm sóc
SKSS cho các bạn.

20


2.1.1. Hoạt động tư vấn về sức khỏe sinh sản
Hoạt động tư vấn SKSS là một hoạt động được thường xuyên tổ chức
tại xã Ngọc Thanh đã mở một câu lạc bộ tư vấn SKSS ngay trạm y tế của xã.
Câu lạc bộ hoạt động mỗi tuần sáu ngày trừ ngày chủ nhật. Các thành viên tư
vấn trong câu lạc bộ là các y sĩ của trạm y tế xã đã được cử đi học thêm để
nâng cao kiến thức về chăm sóc, giáo dục SKSS. Bên cạnh đó cịn có sự kết
hợp của hội phụ nữ, đồn thanh niên. Nhân dân trong xã nói chung và thanh
thiếu niên trong xã nói riêng nếu có vấn đề gì về SKSS có thể trực tiếp đến

hỏi và sẽ nhận được sự tư vấn nhiệt tình từ các thành viên trong câu lạc bộ.
Bảng: Những nội dung tư vấn SKSS cho thanh thiếu niên
(Khảo sát 200 bạn)
Số lượng
%

Nội dung
1. Tư vấn tiền hôn nhân

20

10

2. Tư vấn về những thay đổi khi vào tuổi dậy thì

20

10

3. Tư vấn các phương pháp phịng tránh thai

30

15

4. Tư vấn các bệnh lây qua đường tình dục và quan

20

10


110

55

200

100

hệ tình dục an tồn
5. Tất cả
Tổng
(Nguồn: Số liệu điều tra bằng bảng hỏi)
Qua bảng trên cho ta thấy những nội dung mà câu lạc bộ tư vấn SKSS
cho thanh thiếu niên và những vấn đề nào mà các bạn có nhu cầu được tư vấn
nhất. Chọn tất cả các nội dung thì có 110 bạn chiếm 55% nhưng chọn một nội
dung thì tư vấn tiền hơn nhân có 20 bạn chiếm 10% và tư vấn các phương
pháp phòng tránh thai có 30 bạn chiếm 15%. Điều này cho thấy các bạn đã có
ý thức về việc chăm sóc SKSS cho chính bản thân mình.

21


Vào ngày 10/01/2015, tại Trường Trung học cơ sở Ngọc Thanh đã diễn
ra một hoạt động ngoại khóa “Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản cho thanh
thiếu niên tại xã Ngọc Thanh”.
Từ việc nhân thức rõ việc giáo dục kĩ năng sống, tư vấn sức khỏe sinh
sản vị thành niên, thanh thiếu niên trong nhà trường là những nội dung hết sức
cấp thiết nên Trường THCS Ngọc Thanh đã phối hợp với Trạm y tế xã, đoàn
thanh niên, hội phụ nữ tổ chức chương trình ngoại khóa “Tư vấn sức khỏe

sinh sản cho thanh thiếu niên” cho học sinh cấp I và cấp II trong xã.
Đây là một chương trình ngoại khóa rất bổ ích và mang tính giáo dục
cao đối với mỗi học sinh trong nhà trường. Tại đây, các em được gặp gỡ, giao
lưu với chuyên gia tư vấn giáo dục SKSS được mời từ Sở Y tế tỉnh Hưng
Yên. Qua buổi ngoại khóa, học sinh được trang bị những kiến thức cơ bản,
hiểu biết về sự phát triển tâm sinh lý độ tuổi dậy thì, tình bạn cũng như những
kĩ năng sống để các em tự tin vững bước vào cuộc sống và tránh được những
hậu quả khơn lường có thể xảy ra với mình. Khơng khí của buổi tư vấn SKSS
cho thanh thiếu niên càng trở nên sôi nổi khi các em được xem những đoạn
video clip nó về những thay đổi khi bước sang tuổi dậy thì. Các em rất chăm
chú xem và nghe chuyên gia nói chuyện về những vấn đề SKSS. Qua đó thấy
được nhu cầu tìm hiểu kiến thức về SKSS, sức khỏe giới tính của các em học
sinh trong trường. Buổi tư vấn chỉ kéo dài 3 giờ đồng hồ nhưng chuyên gia đã
giúp các em nắm được những kiến thức cơ bản như sự phát triển tâm lí, giáo
dục giới tính, giáo dục tình dục, nâng cao kĩ năng hoạt động xã hội.
Không chỉ dừng lại ở việc tổ chức hoạt động tư vấn SKSS tại Trường
học mà các đồn thể, câu lạc bộ tư vấn cịn đến từng nhà dân, gặp gỡ từng bạn
thanh thiếu niên để tư vấn, chia sẻ và lắng nghe những mong muốn, những
điều khó nói của các bạn trong vấn đề SKSS và sự nhiệt tình, cởi mở nên các

22


thành viên trong câu lạc bộ tư vấn SKSS luôn ln nhận được sự đón tiêp và
trao đổi mạnh dạn của các bạn thanh thiếu niên trong xã.
Sự đa dạng trong các hoạt động tư vấn SKSS đã góp phần vào hiệu quả của
hoạt động truyền thông giáo dục SKSS cho thanh thiếu niên tại xã Ngọc Thanh.
2.1.2. Hoạt động tuyên truyền, giáo dục sức khỏe sinh sản
Hoạt động tuyên truyền, giáo dục SKSS của xã cũng được thực hiện
một cách hết sức mạnh mẽ, tác động trực tiếp vào từng người dân trong xã.

Trong những năm qua, với sự thay đổi của xã hội cũng như sự thay đổi trong
quan điểm của thanh thiếu niên trong xã về vấn đề SKSS. Khi tiếp xúc với
nền văn hóa phương Tây cởi mở thì hoạt động tuyên truyền giáo dục SKSS
của thanh thiếu niên đã trở thành một vấn đề quan trọng hàng đầu trong chuỗi
các hoạt động truyền thông, giáo dục SKSS của xã.
Theo khảo sát các hoạt động truyền thông, giáo dục SKSS cho thanh
thiếu niên thường được thực hiện dưới rất nhiều hình thức. Tuyên truyền qua
hệ thống loa truyền thanh của xã có 45 phiếu chiếm 22,5%; phát tờ rơi có 65
phiếu chiếm 32,5%; tổ chức các cuộc thi cho thanh thiếu niên về chủ đề giáo
dục SKSS có 45 phiếu, chiếm 22,5%; mở lớp giảng dạy, giáo dục SKSS cho
thanh thiếu niên có 25 phiếu chiếm 12,5%; hình thức khác có 20 phiếu chiếm
10% như đến tận nhà để đưa những thông tin mới nhất về hoạt động giáo dục
SKSS cho thanh thiếu niên, vẽ treo băng rôn, khẩu hiệu tại những nơi tập
trung đông người… Như vậy, hoạt động tuyên truyền, giáo dục SKSS cho
thanh thiếu niên trong xã diễn ra rất phong phú, đa dạng dưới mọi hình thức.
Các hình thức này tác động trực tiếp tới nhận thức, hành vi của mỗi cá nhân
thanh thiếu niên trong việc chăm sóc SKSS đặc biệt qua các cuộc thi cho
thanh thiếu niên về chủ đề chăm sóc, giáo dục SKSS.
Các hoạt động tuyên truyền, giáo dục SKSS cho thanh thiếu niên tại xã
thu hút số lượng rất đông thanh thiếu niên trong xã tham gia. Trong số 200 bạn

23


được phát phiếu có 144 bạn chọn các động thu hút thanh niên chiếm 72%, rất ít
có 36 bạn chiếm 18% khơng có ai tham gia có 20 bạn chiếm 10%. Điều này
cho thấy sự phong phú đa dạng của các hoạt động tuyên truyền, giáo dục SKSS
với những nội dung phong phú, thu hút số đông thanh thiếu niên tham gia.
Hoạt động tuyên truyền, giáo dục SKSS cho thanh thiếu niên cũng
được thực hiện thông qua các cuộc thi tìm hiểu SKSS cho thanh thiếu niên

được tổ chức tại nhà văn hóa xã. Các cuộc thi này được tổ chức đều đặn ba
tháng một lần với nhiều chủ đề như: Thanh thiếu niên xã Ngọc Thanh cùng
tìm hiểu về SKSS, chủ đề thanh thiếu niên tự bảo vệ mình trước những hành
vi xâm hại tình dục. Đây là hoạt động thường niên và có ý nghĩa, giúp trang bị
cho các bạn thanh thiếu niên sự hiểu biết và nhận thức rõ ràng hơn về SKSS
vào tối ngày 05/03/2015, tại nhà văn hóa xã cũng diễn ra hoạt động tuyên
truyền, giáo dục SKSS cho thanh thiếu niên. Chương trình được mở đầu bằng
các tiểu phẩm có thời lượng từ 10- 15 phút do các nhóm thanh niên đại diện
cho bốn thôn trong xã biểu diễn mang thông điệp hãy tránh xa những cám dỗ
và lôi kéo của ma túy; tác hại của mang thai ngoài ý muốn và nạo phá thai
khơng an tồn; tình u thương của cha mẹ và con cái. Hoạt động tun
truyền cịn được góp vui bằng những tiết mục văn nghệ do chính các bạn
thanh thiếu niên trong xã tự dàn dựng và thể hiện. Trong buổi tuyên truyền đã
có rất nhiều câu hỏi được đặt ra về vấn đề tình yêu, sức khỏe sinh sản,
HIV/AIDS và đã được ban tư vấn giải thích một cách dễ hiểu và đầy đủ nhất
đến các bạn thanh thiếu niên. Qua phỏng vấn nhanh một số bạn thanh thiếu
niên đến tham dự chương trình các bạn đều cho rằng đây là một hoạt động rất
thú vị và ý nghĩa. Nó cung cấp cho các bạn nhiều kiến thức về SKSS. Có bạn
cho biết hầu như chương trình nào cũng đến tham gia và đưa ra những câu hỏi
thắc mắc của mình về vấn đề SKSS. Những câu hỏi này được giải đáp một
cách nhanh chóng và cách giải đáp rất thú vị.

24


×