Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Mô hình liên kết ba khâu xb in ph tại NXB CTQG những năm gần đây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (634.21 KB, 88 trang )

Khoa Xuất bản – phát hành

Khóa luận tốt nghiệp

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA PHÁT HÀNH XUẤT BẢN PHẨM
  

MƠ HÌNH LIÊN KẾT BA KHÂU XB- IN- PH TẠI NXB
CTQG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : THS. TRẦN DŨNG HẢI
SINH VIÊN THỰC HIỆN : BÙI MẠNH TIẾN
LỚP

:

Hà Nội – 2010
Sinh viên: Bùi Mạnh Tiến - Lớp PHS25B – ĐHVHHN
1

PHS25B


Khoa Xuất bản - phát hành

Khóa luận tốt nghiệp

LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy (cô) giáo trong khoa Phát hành


xuất bản phẩm – Trường Đại học Văn hóa Hà Nội và các bạn, đặc biệt là
Th.s Trần Dũng Hải đã tận tình chỉ bảo em trong quá trình làm bài. Em
cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các cơ, chú lãnh đạo và tồn thể cán
bộ nhân viên Nhà xuất bản CTQG đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trọng thời
gian thực tập và làm khóa luận.

Hà Nội - 5/2010

Sinh viên thực hiện khóa luận:

Bùi Mạnh Tiến - Lớp PHS25B

Sinh viên: Bùi Mạnh Tiến - PHS25B - ĐHVHHN

2


Khoa Xuất bản - phát hành

Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NXB: Nhà xuất bản.
XBP: Xuất bản phẩm.
XB-In-Ph: Xuất bản – In – Phát hành.
CTQG: Chính trị Quốc gia.
NXB CTQG: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
TW: Trung ương.
QĐ: Quyết định.


Sinh viên: Bùi Mạnh Tiến - PHS25B - ĐHVHHN

3


Khoa Xuất bản - phát hành

Khóa luận tốt nghiệp

Mục lục
Trang
Mục lục ........................................................................................................... 2
Lời mở đầu ..................................................................................................... 5
1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................... 5
2. Mục đích của đề tài ................................................................................... 7
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ............................................................ 7
4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 7
5. Kết cấu đề tài ............................................................................................ 8
Danh mục từ viết tắt ..................................................................................... 9
Chương 1: Nhận thức chung về mơ hình liên kết ba khâu Xuất bản- InPhát hành ..................................................................................................... 10
1.1 Nhận thức chung về xuất bản-In- Phát hành................................... 10
1.1.1Nhận thức chung về xuất bản .......................................................... 10
1.1.2 Nhận thức chung về in ................................................................... 17
1.1.3 Nhận thức chung về phát hành ....................................................... 21
1.1.4 Nhận thức chung về liên kết ba khâu Xb- In- Ph........................... 26
1.2 Vai trò của mơ hình XB-In-Ph .......................................................... 28
Sinh viên: Bùi Mạnh Tiến - PHS25B - ĐHVHHN

4



Khoa Xuất bản - phát hành

Khóa luận tốt nghiệp

1.2.1 Đối với ngành xuất bản .................................................................. 28
1.2.1.1 Góp phần sản xuất ra các xuất bản phẩm phục vụ đời sống
văn hóa trong xã hội ............................................................................ 28
1.2.1.2 Là công cụ đấu tranh chính trị bảo vệ chế độ giữ vững định
hướng xã hội chủ nghĩa ....................................................................... 33
1.2.1.3 Đem lại hiệu quả kinh tế xã hội và phổ biến tri thức tới nhiều
người. ...................................................................................................... 35
1.2.2 Đối với NXBCTQG ....................................................................... 36
Chương 2: Thực trạng vận dụng mơ hình liên kết ba khâu Xuất bảnIn- Phát hành của NXB CTQG.................................................................. 38
2.1 Vài nét về NXB CTQG ....................................................................... 38
2.1.1 sự hình thành và phát triển của NXB CTQG ................................. 38
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức ............................................. 39
2.2 Thực trạng vận dụng mơ hình XB- In- PH của NXB CTQG......... 43
2.2.1 Tổ chức nghiên cứu thị trường ....................................................... 43
2.2.1.1 Nghiên cứu nhu cầu qua phương pháp thông kê ..................... 45
2.2.1.2 Nghiên cứu nhu cầu qua đơn đặt hàng .................................... 49
2.2.1.3 Nghiên cứu nhu cầu qua hội chợ triển lãm.............................. 50
Sinh viên: Bùi Mạnh Tiến - PHS25B - ĐHVHHN

5


Khoa Xuất bản - phát hành

Khóa luận tốt nghiệp


2.2.2 Hoạt động xuất bản ........................................................................ 49
2.2.2.1 Xây dựng kế hoạch đề tài ......................................................... 49
2.2.2.2 Tổ chức công tác cộng tác viên................................................ 54
2.2.2.3 Công tác biên tập ..................................................................... 56
2.2.3 Hoạt động in ................................................................................... 60
2.2.4 Hoạt động phát hành ...................................................................... 62
2.2.4.1 Tổ chức kênh phân phối ........................................................... 62
2.2.4.2 Sử dụng các biện pháp xúc tiến tiêu thụ .................................. 69
2.2.5 Sự liên kết XB-in ........................................................................... 70
2.2.6 Sự liên kết XB-Ph ......................................................................... 71
2.2.7 Nhận xét đánh giá........................................................................... 73
2.2.7.1 Ưu điểm .................................................................................... 73
2.2.7.2 Hạn chế .................................................................................... 74
Chương 3: Kiến nghị, đề xuất .................................................................... 76
3.1 Về phía Đảng và Nhà nước ................................................................ 76
Sinh viên: Bùi Mạnh Tiến - PHS25B - ĐHVHHN

6


Khoa Xuất bản - phát hành

Khóa luận tốt nghiệp

3.1.1 Bổ xung hoàn thiện các văn bản luật liên quan tới XB- In- Ph ..... 76
3.1.2 Có các cơ chế ưu đãi cho nhà xuất bản .......................................... 77
3.2 Về phía Nhà xuất bản CTQG ............................................................ 78
3.2.1 Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất. ................................................. 78
3.2.2 Nâng cao trình độ, năng lực của cán bộ nhân viên ........................ 79

3.2.3 Có chính sách đãi ngộ hợp lý cho cán vộ nhân viên nhà xuất bản 80
3.2.4 Chú trọng xây dựng thương hiệu cho nhà xuất bản ....................... 81
Kết luận ..................................................................................................... 874
Tài liệu tham khảo ................................................................................... 885

Sinh viên: Bùi Mạnh Tiến - PHS25B - ĐHVHHN

7


Khoa Xuất bản - phát hành

Khóa luận tốt nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Những năm gần đây nền kinh tế nước ta phát triển nhanh chóng, các
ngành kinh tế đều trên đà phát triển trong đó có ngành xuất bản. Hoạt động
xuất bản đạt dược những thành tựu to lớn trong việc sản xuất và phổ biến
các xuất bản phẩm chứa đựng tri thức về các lĩnh vực của đời sống xã góp
phần vào sự phát triển chung của toàn xã hội.
Sách là một dạng xuất bản phẩm là một loại hàng hóa đặc biệt nó vừa
là sản phẩm vật chất vừa là sản phẩm văn hóa tinh thần có vai trị to lớn
trong việc phát triển và hoàn thiện nhân cách con người. Sách là phương
tiện lưu giữ, tích lũy, truyền bá trí thức từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Sách chính trị có vai trị rất quan trọng nó là cơng cụ trực tiếp truyền
bá chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối chủ
trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Sách chính trị xã hội cịn giới
thiệu các tri thức kinh nghiệm, các tư tưởng mới của các nhà lãnh đạo nổi
tiếng góp phần xây dựng nền tảng tư tưởng, thế giới quan nhân sinh quan

cách mạng, giáo đục nâng cao trình độ lí luận chính trị cho cán bộ Đảng
viên và nhân dân đấu tranh chống lại các quan điểm sai trái chống phá cách
mạng nước ta.
Với tầm quan trọng như vậy mà cơng tác XB-In-Ph sách chính trị -xã
hội của NXB CTQG giữ vai trò đặc biệt quan trọng trên mặt trận văn hóa
tư tưởng để duy trì vai trị định hướng về tư tưởng cho cán bộ nhân dân
trong cả nước tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng đẩy mạnh hơn nữa sự
nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. Hoạt động xuất bản cũng là
Sinh viên: Bùi Mạnh Tiến - PHS25B - ĐHVHHN

8


Khoa Xuất bản - phát hành

Khóa luận tốt nghiệp

một hoạt động kinh tế, một bộ phận hợp thành nền sản xuất xã hội. Việc sản
xuất và phổ biến sách chính trị nói riêng và các xuất bản phẩm nói chung là
một bộ phận không thể thiếu được trong nền sản xuất xã hội. Hoạt động
xuất bản khi chuyển sang cơ chế thị trường khơng cịn bao cấp nữa thì vấn
đề hiệu quả kinh tế đặt ra đối với các doanh nghiệp. Để tồn tại và phát triển
các doanh nghiệp đã có những điều chỉnh sao cho phù hợp nhưng cũng có
một số doanh nghiệp chạy theo xu hướng thương mại hóa xuất bản tìm
kiếm lợi nhuận bằng mọi giá bất chấp pháp luật gây ảnh hưởng xấu tới
ngành xuất bản. Hiện tượng in lậu, in nối bản, xáo xào sách… vẫn diễn ra.
Trong quá trình phát triển mỗi doanh nghiệp có những cách thức làm
khác nhau phù hợp với tiềm lực của mình, đối với NXB CTQG là một đơn
vị sự nghiệp Nhà nước với nhiệm vụ phục vụ các nhiệm vụ chính trị là chủ
yếu nhưng ban lãnh đạo NXB vẫn quan tâm tới hiệu quả kinh tế trong hoạt

động. Hiện nay NXB đã áp dụng mơ hình liên kết ba khâu XB-In- Ph để
nâng cao hiệu quả hoạt động tạo lợi thế trong sản xuất kinh doanh.
Mơ hình liên kết ba khâu XB- In- Ph là một mô hình hoạt động khép
kín có sự liên hệ giữa các khâu với nhau nhằm tạo hiệu quả cao trong hoạt
động sản xuất kinh doanh. Việc vận dụng mơ hình liên kết ba khâu XB- InPh giúp doanh nghiệp chủ động trong sản xuất kinh doanh, tạo ra sản phẩm
có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp giúp tăng khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp trên thị trường. Tác dụng của việc vận dụng mơ hình liên kết ba
khâu là to lớn đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Là sinh viên
theo học chuyên ngành kinh doanh xuất bản phẩm em lựa chọn đề tài: “Mơ
hình liên kết ba khâu Xb- In- Ph tại NXB CTQG Những năm gần đây”
để hiểu rõ hơn tác dụng của mơ hình này và thấy được những vấn đề thuận

Sinh viên: Bùi Mạnh Tiến - PHS25B - ĐHVHHN

9


Khoa Xuất bản - phát hành

Khóa luận tốt nghiệp

lợi cũng như khó khăn trong khi áp dụng mơ hình trong thực tế từ đó đưa ra
giải pháp thúc đẩy hơn nữa việc vận dụng mơ hình này trong thực tiễn.
2. Mục đích của đề tài
- Làm rõ cơ sở lí luận về mơ hình liên kết ba khâu Xb- In- Ph nói chung
- Đánh giá đúng thực trạng vận dụng mơ hình liên kết ba khâu Xb- In- Ph
tại NXB CTQG những năm gần đây đưa ra những mặt ưu điểm cần phát
huy và những hạn chế cần khắc phục
- Đề xuất những giải pháp khả thi để nâng cao hiệu quả hoạt động của mơ
hình liên kết ba khâu Xb-In- Ph.

3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Phạm vi của đề tài tập trung nghiên cứu việc vận dụng mơ hình liên
kết ba khâu Xb-In-Ph tại NXB CTQG những năm gần đây trên cơ sở đó
đưa ra những nhận xét đánh giá về hiệu quả và hạn chế từ đó đưa ra giải
pháp thúc đẩy vận dụng mơ hình này tốt hơn.
Đối tượng nghiên cứu là mơ hình liên kết ba khâu Xuất bản- In- Phát hành
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu em sử dụng một số phương pháp nghiên cứu
sau:
- Phương pháp luận triết học Mác-Lênin
- Phương pháp quan sát trực tiếp
- Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Sinh viên: Bùi Mạnh Tiến - PHS25B - ĐHVHHN

10


Khoa Xuất bản - phát hành

Khóa luận tốt nghiệp

5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận bài khóa luận được chia làm ba
chương như sau:
Chương 1: Nhận thức chung vê mơ hình liên kết ba khâu Xuất bản- In- Phát
hành.
Chương 2: Thực trạng vận dụng mô hình liên kết ba khâu Xuất bản- InPhát hành của Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia.
Chương 3: Ý kiến, đề xuất.


Sinh viên: Bùi Mạnh Tiến - PHS25B - ĐHVHHN

11


Khoa Xuất bản - phát hành

Khóa luận tốt nghiệp

Chương 1
Nhận thức chung về mơ hình liên kết ba khâu
Xuất bản- In- Phát hành

1.1 Nhận thức chung về Xuất bản-In- Phát hành
1.1.1 Nhận thức chung về xuất bản
Trong lịch sử loài người hoạt động xuất bản ra đời và phát triển gắn
liền với việc phát minh ra sách và phổ biến sách trong đời sống xã hội. Do
đó để hiểu rõ hơn về hoạt động xuất bản ta cần hiểu về sự hình thành và
phát triển của sách.
Trong quá trình phát triển của lồi người thì sách được xếp là sản phẩm
văn hóa là cơng cụ để tích lũy và truyền bá tri thức từ thế hệ này sang thế hệ
khác. Trong thực tế cuộc sống loài người đã xuất hiện nhu cầu trao đổi
thông tin, truyền bá kinh nghiệm sản xuất, những tri thức về thế giới tự
nhiên và xã hội xung quanh... ban đầu nhu cầu trao đổi thông tin được thực
hiện qua truyền miệng. Sau này cùng với sự phát triển của ngơn ngữ và chữ
viết thì các hình thức sơ khai của sách bắt đầu xuất hiện để đáp ứng nhu cầu
lưu giữ và truyền bá thông tin của lồi người. Sách ngun thủy có hình
thức rất thơ sơ đó là các kí tự chữ được viết trên vỏ cây (tìm thấy ở Hi Lạp
cổ đại vào khoảng 3000 năm trước cơng ngun). Ngồi ra cịn được tìm

thấy ở các miếng đất nung ở những Kim tự tháp Ai Cập, hay các chữ được
viết ở các xâu tre, trúc ở Phương Đông…
Trải qua thời gian những phát minh về giấy và cơng nghệ in đà góp
phần thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của sách. Vào khoảng thế kỉ thứ 2
trước công nguyên nghề làm giấy xuất hiện ở Trung Quốc từ đây con
Sinh viên: Bùi Mạnh Tiến - PHS25B - ĐHVHHN

12


Khoa Xuất bản - phát hành

Khóa luận tốt nghiệp

người biết sản xuất nhiều sách hơn để lưu giữ thông tin tốt hơn thuận lợi
hơn. Lúc này sách là tập giấy có chữ ghi lại những tri thức, các sáng tác văn
hóa văn nghệ được đóng lại thành quyển để lưu giữ truyền bá lại cho thế hệ
sau. Khi mà kĩ thuật in phát triển hơn đã làm cho hình thức của sách có sự
phát triển hơn. Khi đó sách báo trở thành phương tiện thông tin quan trọng
trong đời sống xã hội. Đến thế kỉ XIV khi mà Gút-ten-béc (người Đức) phát
minh ra máy in bằng kim loại tạo một cú hích lớn trong việc sản xuất ra
những cuốn sách hiện đại.
Khi cơng nghệ In phát triển thì lúc này sách là tập hợp một số lượng
nhất định những tờ giấy có chữ và hình ảnh, chứa đựng những tri thức về
các lĩnh vực khoa học kĩ thuật, văn học nghệ thuật… được trình bày một
cách sinh động, được in bằng máy và đóng thành quyển, được làm bìa gia
cơng chắc chắn tạo nên một cuốn sách hoàn chỉnh. Ngày nay với sự phát
triển của công nghệ thông tin và kĩ thuật điện tử đã và đang làm cho sách
được xuất bản trên nhiều chất liệu như đĩa compac, sách điện tử… góp phần
đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng phong phú hơn của khách hàng. Khái

niệm về sách ngày càng được mở rộng hơn. Sách có nhiều loại khác nhau
việc phân chia các loại sách rất đa dạng tùy theo u cầu và mục đích sử
dụng mà có cách phân loại khác nhau. Khi nghiên cứu về chất liệu làm và
cơng nghệ làm sách ta có thể chia sách thành các loại: sách làm bằng đá
nung, sách làm bằng da thú, sách làm bằng thẻ tre...
Xét theo lĩnh vực tri thức được đề cập thì chia sách thành các loại: sách
chính trị xã hội, sách văn học nghệ thuật, sách khoa học kĩ thuật... Căn cứ
vào mục đích sử dụng, chức năng xã hội của sách người ta có thể phân ra :
sách giáo khoa, sách tuyên truyền, sách tra cứu, sách kĩ thuật sản xuất… Dù
phân loại theo tiêu trí nào thì sách vẫn là cơng cụ thông tin, là phương tiện
Sinh viên: Bùi Mạnh Tiến - PHS25B - ĐHVHHN

13


Khoa Xuất bản - phát hành

Khóa luận tốt nghiệp

tích lũy lưu truyền các tri thức của con người. Nó chứa đựng tất cả tri thức
về các lĩnh vực của đời sống xã hội. Mà việc xuất bản sách phát triển góp
phần phổ biến nhanh và sâu rộng các tri thức về mọi lĩnh vực của đời sống
xã hội tới nhiều người. Để có được những cuốn sách thì phải trải qua nhiều
cơng đoạn khác nhau trong đó mở đầu là hoạt động xuất bản.
Theo nghĩa hẹp: Xuất bản là quá trình tổ chức sáng tạo tác động tới quá
trình sáng tạo của tác giả để có bản thảo tác phẩm, biên tập bản thảo, bản
mẫu, rồi in thành các xuất bản phẩm nhằm phổ biến tới nhiều người.
Theo nghĩa rộng: Xuất bản là hoạt động bao gồm các lĩnh vực xuất bản- inphát hành xuât bản phẩm. Hoạt động xuất bản là một quá trình tổ chức các
nguồn lực của xã hội trong việc sáng tạo ra tác phẩm là các xuất bản phẩm
từ việc lựa chọn đề tài tới tổ chức sáng tạo, biên tập nội dung, biên tập kĩ

thuật tới in và phát hành các xuất bản phẩm ra cơng chúng nhằm đem lại lợi
ích kinh tế cho doanh nghiệp và lợi ích về văn hóa cho xã hội. Sách và các
loại văn hóa phẩm khác được sản xuất qua hình thức xuất bản và in được
gọi là các xuất bản phẩm.
Xuất bản phẩm là sản phẩm Văn hóa tinh thần nhằm đáp ứng nhu cầu
thưởng thức văn hóa của con người. Nhu cầu văn hóa khác với nhu cầu vật
chất bình thường là nó phải trải qua một quá trình nhận thức của người mua
và cách thức của người bán tạo ra mối quan hệ cung cầu xuất bản phẩm.
Xuất bản phẩm chứa đựng các tri thức về các lĩnh vực của đời sống xã hội
nhằm phổ biến tới mọi người. Xuất bản phẩm có vai trị to lớn trong việc
nâng cao nhận thức và giáo dục nhân cách cho con người. Trong cuộc đời
mỗi con người ai cũng phải sử dụng tới các xuất bản phẩm từ khi họ còn
ngồi trên ghế nhà trường tới khi họ ra ngồi xã hội cơng tác nghề nghiệp.
Nếu một cá nhân được tiếp cận và sử dụng những xuất bản phẩm hay có nội
Sinh viên: Bùi Mạnh Tiến - PHS25B - ĐHVHHN

14


Khoa Xuất bản - phát hành

Khóa luận tốt nghiệp

dung sâu sắc thì người đó sẽ lĩnh hội được những tri thức quý báu và nó tác
động rất lớn đến cuộc sống và nhân cách con người đó. Chính vì lí do đó
mà trong chỉ thị số 42 của Ban Bí thư Trung ương đã rất coi trọng phát triển
nghành Xuất bản - In –Phát hành sách coi viêc phát triển của hoạt động xuất
bản và phát hành sách góp phần vào việc giáo dục và hoàn thiện nhân cách
con người Việt Nam.
Theo Điều 4, Luật xuất bản: “Xuất bản phẩm là tác phẩm, tài liệu về

chính trị, kinh tế văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học và công
nghệ, văn học nghệ thuật được xuất bản bằng tiếng Việt , tiếng dân tộc thiểu
số Việt Nam, tiếng nước ngồi và cịn được thể hiện băng hình ảnh, âm
thanh trên các vật liệu và phương tiện kĩ thuật khác nhau”.
Khái niệm về xuất bản phẩm là rất rộng nó bao hàm các tài liệu tuyên
truyền cổ động, hướng dẫn học tập ,tài liệu hướng dẫn thi hành các chỉ thị
nghị quyết của Đảng và Nhà nước, tài liệu hướng dẫn kĩ thuật sản xuất
phòng chống thiên tai, bệnh dịch, kỉ hiếu hội thảo. Xuất bản phẩm còn bao
gồm các loại sách như sách khoa học kĩ thuật, sách thiếu nhi, sách văn học
nghệ thuật, sách giáo dục, các loại văn hóa phẩm… Trong đó sách là mặt
hàng chủ đạo trong cơ cấu xuất bản phẩm, sách là phương tiện lưu trữ tri
thức, là cầu nối giữa các dân tộc các thế hệ với nhau, sách giúp phổ biến
những tri thức tới với mọi người.
Vai trò của sách đối với đời sống con người là rất to lớn. Trong
những cuốn sách chứa đựng các tri thức của nhân loại về các lịnh vực của
đời sống xã hội thông qua sách con người tiếp thu các tri thức để hoàn thiện
hơn nhận thức của mình hồn thiện nhân cách con người. Sách được coi là
công cụ hữu hiệu trong việc truyền tải tri thức, phổ biến các tiến bộ khoa
học trong sản xuất lao động các kinh nghiệm sống góp phần làm phong phú
Sinh viên: Bùi Mạnh Tiến - PHS25B - ĐHVHHN

15


Khoa Xuất bản - phát hành

Khóa luận tốt nghiệp

đời sống văn hóa tinh thần, hồn thiện nhân cách con người. Thông qua
hoạt động phát hành sách được lưu thông tới với mọi người qua các kênh

phát hành khác nhau mà sách tới tay độc giả nhanh hay chậm. Nhu cầu về
văn hóa tinh thần của con người là hết sức phong phú mỗi các nhân có các
sở thích khác nhau và họ cũng có cách thức thỏa mãn nhu cầu riêng của
mình.
Sự ra đời của ngành xuất bản gắn với sự ra đời của chữ viết và việc
phát minh ra giấy. Cùng với sự phát triển của xã hội thì nhu cầu lưu trữ các
văn bản tài liệu, các kinh nghiệm sống trở thành một địi hỏi bức xúc thơi
thúc con gười sáng tạo ra công nghệ xuất bản. Ban đầu việt xuất bản được
làm rất thủ công từ việc khắc lên đá lên tre lên gỗ… rồi đến thế kỉ 15
Gustenbeg đã phát minh ra máy in bằng kim loại đánh dấu bước đột phá về
công nghệ in ấn xuất bản.
Theo từ điển Tiếng Việt thì: “Xuất bản là quá trình chuẩn bị bản thảo
rồi in thành sách và phát hành”.
Theo Điều 1, Chương 1, Luật xuất bản 1993 quy định: “Hoạt động
xuất bản là hoạt động thuộc lĩnh vực văn hóa tư tưởng thơng qua việc sản
xuất và phổ biến những xuất bản phẩm đến nhiều người, không phải là hoạt
động kinh doanh đơn thuần”.
Theo Điều 3, Luật xuất bản năm 2004 xác định rõ vị trí, mục đích của
hoạt động xuất bản là: “Hoạt động xuất bản thuộc lĩnh vực văn hóa tư tưởng
thơng qua việc sản xuất, phổ biến những xuất bản phẩm tới nhiều người
nhằm giới thiệu tri thức thuộc các lĩnh vực của đồi sống xã hội, giá trị văn
hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh
thần của nhân dân, nâng cao dân trí, xây dựng đạo đức lối sống tốt đẹp của
người Việt Nam, mở rộng giao lưu văn hóa với các nước, phát triển kinh tế
Sinh viên: Bùi Mạnh Tiến - PHS25B - ĐHVHHN

16


Khoa Xuất bản - phát hành


Khóa luận tốt nghiệp

xã hội, đấu tranh chống mọi tư tưởng hành vi làm tổn hại tới lợi ích Quốc
gia, góp phần vào việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa”.
Qua luật xuất bản chúng ta nhận thấy hoạt động xuất bản là hoạt
động có tính thương mại trong lĩnh vực văn hóa tư tưởng do vậy nó có nét
đặc thù riêng chứ không chỉ là hoạt động sản xuất kinh tế đơn thuần.
Hoạt động xuất bản là một qua trình tổ chức bản thảo để in thành
sách và các ấn phẩm nhằm phổ biến tới nhiều người. Xuất bản là một khâu
quan trọng trong ba khâu Xuất bản – In - Phát hành.
Vai trị của xuất bản góp phần phổ biến giới thiệu các tri thức về các
lĩnh vực của đời sống xã hội, giới thiệu các giá trị văn hóa dân tộc các tinh
hoa văn hóa nhân loại đáp ứng nhu cầu thưởng thức các sản phẩm văn hóa
tinh thần trong nhân dân. Thơng qua việc xuất bản các loại sách và văn hóa
phẩm cịn góp phần nâng cao dân trí xây dựng đạo đức lối sống cho con
người, tăng cường mở rộng giao lưu văn hóa giữa các dân tộc các vùng
miền.
Mặt khác hoạt động xuất bản là lĩnh vực được Đảng ta chú trọng đầu
tư phát triển để phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị, xuất bản là công cụ sắc
bén của Đảng trên mặt trận văn hóa tư tưởng đấu tranh chống lại các thế lực
phản động chống phá cách mạng nước ta. Hiện nay hoạt động xuất bản đều
do Nhà nước quản lý, hoạt động xuất bản được giao nhiệm vụ cho các nhà
xuất bản đảm nhiệm.

Sinh viên: Bùi Mạnh Tiến - PHS25B - ĐHVHHN

17



Khoa Xuất bản - phát hành

Khóa luận tốt nghiệp

Nhà xuất bản xây dựng kế hoạch đề tài

Đề tài

Tác giả xây dưng tác phẩm,
bản thảo

Biên tập nội dung

Biên tập mĩ thuật

Biên tập kĩ thuật

Chế bản

In

Đọc đính chính

Nộp lưu chiểu

Phát hành

Hình 1: Quy trình xuất bản sách
Sinh viên: Bùi Mạnh Tiến - PHS25B - ĐHVHHN


18


Khoa Xuất bản - phát hành

Khóa luận tốt nghiệp

1.1.2 Nhận thức chung về in
Lịch sử phát triển của ngành in gắn với sự phát triển của lịch sự phát
triển của văn minh nhân loại. Trong cuộc sống của mình để tồn tại và phát
triển lồi người đã có nhiều sáng tạo phục vụ cho chính cuộc sống của
mình. Như việc sáng tạo ra lửa, sáng tạo ra cách trồng trọt để tạo ra lương
thực… trong đó có việc sáng tạo ra công nghệ in để lưu giữ và truyền tải
các thông tin, tri thức kinh nghiệm từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Ban đầu khi chưa có cơng nghệ in thì để ghi lại thơng tin để lưu giữ
truyền bá được thực hiện trên các chất liệu khác nhau nhừ việc khắc chữ
được thực hiện trên đá, trên da thú, trên mai rùa, trên xương thú… lúc này
các tác phẩm này thường là tác phẩm độc bản tức không có bản thứ hai do
đó rất khó khăn trong việc sử dụng để truyền bá rộng rãi tới nhiều người.
Mặt khác, việc lưu trữ bằng các chất liệu trên thường có độ bền khơng cao
dễ bị hỏng hoặc phai mờ theo thời gian.
Sau này công nghệ in được phát triển hơn đến khoảng thế kỉ 7 người
Trung Quốc phát minh ra phương pháp in khắc gỗ đây được coi là hình thức
in đầu tiên trên thế giới với nhiều ưu điểm như dễ làm, độ nét khá cao, có
thể in nhanh và in làm nhiều bản đặc biệt là rất tiện lợi trong việc bảo quản
và phổ biến tới nhiều người.
Đến thế kỉ XIV ông Gustenberg (người Đức) đã phát minh ra máy in
Typo với những con chữ bằng kim loại. Ơng đã đưa ra một quy trình cơng
nghệ in hiện đại như việc lập ra xưởng đúc chữ, xưởng in… viêc ra đời

công nghệ in bằng kim loại đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lịch sử
văn minh nhân loại.
Ở Việt Nam công nghệ in cũng xuất hiện khá sớm và có dự phát triển nhanh
chóng theo thời gian. Nước ta ở ngay cạnh nước lớn có cơng nghệ in phát
Sinh viên: Bùi Mạnh Tiến - PHS25B - ĐHVHHN

19


Khoa Xuất bản - phát hành

Khóa luận tốt nghiệp

triển là Trung Quốc nên ta cũng có điều kiện tiếp xúc với công nghệ in khá
sớm. Ở nước ta vào thời Lê có cụ Lương Như Mộc từng đi xứ sang Trung
Quốc và ông đã học được nghề in khắc gỗ của người Trung Quốc. Khi trở
về nước ông đã truyền bá cộng nghệ in về Việt Nam, có thể nói ông được
coi là ông tổ của nghề in ở Việt Nam. Khi công nghệ in được truyền vào
nước ta đã có những tác động tích cực tới đời sống xã hội có nhiều các cuốn
sách, văn tự... được in và lưu truyền trong xã hội góp phần lưu gữ và truyền
bá các tri thức kinh nghiệm trong nhân dân. Từ đây mà các tài liệu của triều
đình cũng được in và lưu hành một cách dễ dàng hơn, hoạt động in ngày
càng phát triển hơn góp phần vào sự phát triển chung của toàn xã hội.
Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta sau một thời gian khi chúng bắt
đầu chiếm được một số khu vực chúng bắt đầu xây dựng cơ sở vật chất và
đồn trú tại đó.
Đến khoảng năm 1862 người Pháp đã chuyển sang Việt Nam một số
loại máy in, giấy in, mực in cùng với một số người thợ để thành lập nhà in.
Mục đích của việc thành lập nhà in của người Pháp để in các văn bản tài
liệu phục vụ cho việc cai trị của người Pháp, bên cạnh việc in các văn văn

bản người Pháp còn in các cuốn kinh thánh để truyền bá đạo Thiên Chúa
vào Việt Nam. Tiếp sau đó hàng loạt nhà in mới được ra đời nhằm phục vụ
nhu cầu in ấn các loại văn bản tài liệu tác phẩm phục vụ nhu cầu của người
dân. Đến năm 1905 người pháp mở thêm nhà in Viễn Đông ở Hà Nội. Đến
năm 1916 hàng loạt nhà in tư nhân được ra đời như nhà in Tử Hạ, Nhà in
Duy Minh, nhà in Vĩnh Thành… Việc các nhà in tư nhân ra đời đã đánh dấu
sự phát triển mạnh mẽ của ngành in Việt Nam. Đến năm 1946 Đảng ta mua
một số nhà in của pháp như mua nhà in Tupin, nhà in Trung Bắc Tân
Văn… lập ra nhà in Tiến Bộ. Trong những năm tháng chiến tranh để phục
Sinh viên: Bùi Mạnh Tiến - PHS25B - ĐHVHHN

20


Khoa Xuất bản - phát hành

Khóa luận tốt nghiệp

vụ cho cách mạng đã co thêm một số nhà in khác ra đời như nhà in Trần
Phú ở chiến khu Đồng Tháp Mười.
Chúng ta nhận thấy rằng kể từ khi thực dân Pháp sang xâm lược bên
cạnh những mất mát đau thương mà họ gây nên thì cũng nhận ra rằng họ
cũng đã đem tới nhiều thay đổi tích cực trong xã hội nước ta từ sự thay đổi
về giai cấp, cơ cấu kinh tế… Đến sự phát triển của công nghệ in và đặc biệt
là chữ Quốc ngữ. Chữ Quốc ngữ cùng với công nghệ in đã thực sự đưa tới
sự phát triển vượt bậc về mọi mặt trong đời sống xã hội nước ta. Các ngành
nghề có sự phát triển vượt bậc như văn chương, báo chí, sân khấu, giáo
dục… sở dĩ có sự phát triển nhanh như vậy là có chữ Quốc ngữ giúp mọi
người giao tiếp với nhau dễ dàng hơn mọi thông tin được truyền tải nhanh
hơn và đặc biệt là nhờ sự phát triển nhanh của công nghệ in. Việc công

nghệ in phát triển giúp việc in ấn các văn bản tài liệu, tác phẩm, cuốn
sách… được thực hiện một cách dễ dàng nhanh chóng tăng khả năng truyền
tải thông tin và tri thức tới với mọi người. Đến nay công nghệ in ở nước ta
có bước phát triển nhanh theo kịp sự phát trển của thế giới. Ở nước ta có hai
nhà in sử dụng cơng nghệ in hiện đại có thể in được các sản phẩm chất
lượng cao đó là nhà in Trần phú và nhà In Tiến Bộ.
Theo tài liệu của bộ mơn đại cương in thì “in là việc nhân bản tài liệu
từ một bản thành nhiều bản theo một khuôn mẫu”. In là việc chẩu bị sẵn
một bản in mẫu để sau đó in ra thành nhiều bản để tạo ra sản phẩm in. Quá
trình chuẩn bị này bao gồm nhiều công đoạn từ việc chuẩn bị nguyên liệu
đến khi in. Trong ngành in có một số phương pháp in cơ bản như in Typo,
in Ống đồng, in phẳng (In Ốp-sét). Sau đây tôi xin giới thiệu mốt số phương
pháp in cơ bản đang được sử dụng hiện nay.

Sinh viên: Bùi Mạnh Tiến - PHS25B - ĐHVHHN

21


Khoa Xuất bản - phát hành

Khóa luận tốt nghiệp

Hiện nay hầu hết các đơn vị doanh nghiệp in thường sử dụng phương
pháp in phẳng (in Ốp- sét) bởi in theo phương pháp này thì khả năng chồng
màu tốt ít độc hại hơn hơn các phương pháp in khác và đặc biệt là in theo
phương pháp này tạo ra sản phẩm in có chất lượng cao đem lại hiệu quả
kinh tế cho doanh nghiệp. Trong phương pháp in phẳng thì cấu trúc của
khuôn in bao gồm hai phần phần tử in và phần tử không in. Các phần tử in
và không in gần như cùng nằm trên một mặt phẳng nhưng giữa chúng có

tính chất hóa lí khác nhau, trong đó những phần tử in chỉ bắt mực mà không
bắt nước, những phần tử khơng in thì chỉ bắt nước mà không bắt mực. Trục
in và giấy in nằm cùng chiều nhau khi in nó chạy qua trục cao su. Quá trình
in trước mỗi lần tra mực bản in được làm ẩm bằng hệ thống lơ nước do đó
mà các phần tử không in sẽ không bị bắt mực. Kết quả khi in là chỉ có phần
tử in nhận được mực và truyển sang trục trung gian trước khi chuyển sang
bề mặt vật liệu in. Trong các loại máy in phẳng có các loại máy một màu,
máy bốn màu, máy sáu màu… trong đó máy in Helenbeg được đánh giá là
loại máy tốt nhất hiện nay.
In bằng phương pháp in phẳng có nhiều ưu điểm như khả năng trồng
màu tốt khả năng chuyển tầng thứ tốt, trong quá trình in thì vật loại bỏ được
các nguyên vật liệu độc hại tạo môi trường làm việc tốt cho cán bộ công
nhân, trong khi in thì có thể áp dụng cơng nghệ thơng tin giúp nâng cao chất
lượng sản phẩm tăng hiệu quả kinh tế.
Phương pháp in ống đồng (hay in lõm) sở dĩ gọi là in ống đồng vì
trục in bằng đồng bên ngoài phủ một lớp đồng trên trục khắc các phần tử in
và phần tử khơng in, trong đó phần tử in được khắc sâu xuống cịn phần tử
khơng in thì khơng bị khắc sâu mà chỉ trên bề mặt phẳng mà thôi.

Sinh viên: Bùi Mạnh Tiến - PHS25B - ĐHVHHN

22


Khoa Xuất bản - phát hành

Khóa luận tốt nghiệp

Đối với các phần tử in thì lại có độ nơng sâu khác nhau, phần tử in
đậm được khắc sâu hơn và chứa được nhiều mực cịn phần tử in nhạt thì

được khắc nơng hơn và chứa ít mực hơn. Trong q trình in mực in được
phủ kín bề mặt khn in sau đó nhờ một dao gạt mực gạt mực ra khỏi phần
tử không in mực chỉ được giữ lại ở hốc phần tử in.
Kết thúc quá trình in ta nhận các tờ in mang hình ảnh của các phần tử
in độ đậm hay nhạt của tờ in phụ thuộc vào độ nông sâu của khuôn in và độ
dày của mực in. Ưu điểm của phương pháp in ống đồng là có khả năng khơi
phục tầng thứ tốt và khả năng trồng màu chuẩn, in bằng phương pháp in
ống đồng giúp ta có thể in được trên nhiều chất liệu khác nhau từ các loại
vật liệu in mỏng như nilon tới các loại bề mặt in giày như sắt thép. Phương
pháp in Ống đồng hay được dùng trong in các loại bao bì nhãn mác trên
nhiều chất liệu khác nhau và cho hình ảnh bền đẹp.
Nhược điểm của phương pháp in này là chi phí tạo khn in lớn, phải in với
số lượng lớn mới đủ trang trải chi phí làm khn in, phải sử dụng mực in có
độ độc hại cao dễ bắt cháy gây hỏa hoạn.
Ngoài các phương pháp in trên thì cịn có in lazer, in lưới. .. nói chung
với sự phát triển nhanh chóng của khoa học thì cơng nghệ in cũng có những
bước phát triển vượt bậc đáp ứng nhu cầu in các sản phẩm có chất lượng
cao thỏa mãn tốt hơn nhu cầu ngày cao của khách hàng. Ngành in phát triển
có đóng góp to lớn vào sự phát triển của toàn ngành xuất bản nói chung tức
bao gồm cả lĩnh vực in- xuất bản- phát hành.
1.1.3 Nhận thức chung về phát hành
Theo điều 37 luật xuất bản năm 2004 thì hoạt động phát hành xuất
bản phẩm là: “ Phát hành xuất bản phẩm bao gồm các hình thức mua, bán,
phân phát, cho thuê, triển lãm, hội chợ, xuất khẩu, nhập khẩu xuất bản
Sinh viên: Bùi Mạnh Tiến - PHS25B - ĐHVHHN

23


Khoa Xuất bản - phát hành


Khóa luận tốt nghiệp

phẩm và đưa xuất bản phẩm lên mạng thơng tin máy tính (Internet) để phổ
biên tới nhiều người”. Phát hành là việc phổ biến các xuất bản phẩm tới tới
nhiều người nhằm phổ biến tri thức về mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh thì việc sản xuất ra sản phẩm đã khó
nhưng việc tiêu thụ sản phẩm làm ra cịn khó hơn. Trong các khâu của mơ
hình liên kết ba khâu XB - In - Ph thì phát hành là khâu cuối cùng nhưng có
vai trị quan trọng tác động lớn tới hiệu quả linh doanh. Khi làm ra sản
phẩm doanh nghiệp phải xây dựng và thiết kế kênh phân phối cho xuất bản
phẩm làm ra để làm sao nhanh chóng đưa xuất bản phẩm đó ra thị trường.
Do hàng hóa xuất bản phẩm là hàng hóa đặc thù nên doanh nghiệp phải căn
cứ vào đặc điểm của hàng hóa, nhu cầu của thị trường, vào đặc điểm vùng
miền để thực hiện việc đưa sản phẩm ra thị trường một cách hiệu quả nhất.
Hiện nay do có nhiều doanh nghiệp phát hành tham gia thị trường kinh
doanh nên hoạt động phát hành có sự cạnh tranh rất khốc liệt.
Hoạt động phát hành thực chất là việc đem sản phẩm làm ra đến tay
người người tiêu dùng hay là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu
dùng. Nhà làm phát hành phải phải nghiên cứu kĩ nhu cầu tâm lí khách hàng
thói quen tiêu dùng, thu nhập… để triển khai hoạt động phát hành tốt. Từ
việc lựa chọn sản phẩm, đến việc lựa chọn địa điểm, tổ chức trung bày hàng
hóa sao cho khoa học và hợp lý nhất. Ngày nay nhu cầu thẩm mỹ của khách
hàng đã được nâng cao rõ rệt do đó cơng tác trưng bày và bán hàng cần
được tổ chức và tiến hành một cách hợp lý, khoa học đảm bảo tính thẩm
mỹ, thỏa mãn tốt nhất mọi nhu cầu của khách hàng. Hiện nay các doanh
nghiệp phát hành đã có nhiều nỗ lực trong việc đầu tư cơ sở vật chất, sắp
xếp trang trí cửa hàng tạo khơng gian văn hóa đem tới sự thoải mái nhất cho
khách hàng.


Sinh viên: Bùi Mạnh Tiến - PHS25B - ĐHVHHN

24


Khoa Xuất bản - phát hành

Khóa luận tốt nghiệp

Hoạt động phát hành bên cạnh việc đem lại hiệu quả kinh tế cho doanh
nghiệp nó cịn có ý nghĩa xã hội to lớn. Sách chứa đựng các tri thức về mọi
lĩnh vực của đời sống, chứa đựng các tri thức kinh nghiệm của các thế hệ đi
trước qua đó mà việc phát hành sách góp phần giới thiệu các tri thức tới
mọi người. Những cuốn sách hay chứa đựng những chân lí giúp người đọc
hiểu hơn về thế giới xung quanh hiểu hơn về mình và trang bị cho mình
những kiến thức quý báu để ứng xử tốt với mọi người. Thật khó để lượng
hóa hết những ý nghĩa mà sách đem tới cho con người nhưng có một điều
chắc chắn rằng nhờ có sách mà mà con người tiếp nhận được nhiều tri thức
hơn để nhận thức về thế giới và hồn thiện hơn nhân cách cho mình.
Thực chất của hoạt động kinh doanh (phát Hành) xuất bản phẩm là
quá trình đầu tư cơng sức cơ sở vật chất tiền bạc để tổ chức mua bán hàng
hóa xuất bản phẩm để đạt mục tiêu kinh tế và xã hội. Tính đặc thù của hàng
hóa xuất bản phẩm ở chỗ nó là hàng hóa văn hóa tinh thần, trí tuệ, phục vụ
nhu cầu văn hóa tinh thần cho mọi người. Nhu cầu vê hàng hóa xuất bản
phẩm khác so với nhu cầu hàng hóa thơng thường ở chỗ nó phải trải qua
quá trình nhận thức của khách hàng và khả năng đáp ứng kịp thời của người
bán để hình thành mối quan hệ cung cầu. Một đặc điểm nữa của xuất bản
phẩm là giá trị sử dụng của xuất bản phẩm lâu bền mỗi loại xuất bản phẩm
có thể cho nhiều người sử dụng và thời gian sử dụng thì có thể dùng qua
nhiều thế hệ mà giá trị của nó vẫn có ý nghĩa to lớn. Do đó mà việc phát

hành các xuất bản phẩm có ý nghĩa to lớn đối với xã hội.
Ngày nay khi mà trình độ dân trí của người dân được nâng cao nên
nhu cầu tìm hiểu học tập tăng lên là thuận lợi lớn để các doanh nghiệp kinh
doanh xuất bản phẩm phát triển. Hiện nay hệ thống các doanh nghiệp làm
phát hành tăng nhanh cùng với đó là chất lượng dịch vụ được nâng cao đem
Sinh viên: Bùi Mạnh Tiến - PHS25B - ĐHVHHN

25


×