Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình dưới tác động của đô thị hóa nghiên cứu trường hợp xã cổ nhuế từ liêm hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.96 MB, 116 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HỐ HÀ NỘI
KHOA VĂN HĨA HỌC
--------------------

NGUYỄN THỊ HÀ GIANG

MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC THÀNH VIÊN TRONG
GIA ĐÌNH DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA Q TRÌNH ĐƠ
THỊ HĨA
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP XÃ CỔ NHUẾ - TỪ
LIÊM – HÀ NỘI)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

HÀ NỘI - 2013


2

MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC BẢNG CHỮ VIẾT TẮT.................................................. 3
MỞ ĐẦU ................................................................................................. 4
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................. 4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................... 5
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................ 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 7
5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 8
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................. 8


7. Bố cục khóa luận ................................................................................... 8
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐƠ THỊ HĨA VÀ SỰ
TÁC ĐỘNG CỦA ĐƠ THỊ HĨA TỚI XÃ CỔ NHUẾ - TỪ LIÊM HÀ NỘI .................................................................................................... 9
1.1. Những vấn đề cơ bản về đơ thị hóa ............................................ .. . 9
1.1.1. Một số khái niệm. ........................................................................... 9
1.1.2. Q trình đơ thị hóa ở các làng ven đô Hà Nội............................ 13
1.1.3. Tác động của đơ thị hóa với các làng ven đơ Hà Nội ................... 16
1.2. Sự tác động của đơ thị hóa tới xã Cổ Nhuế - Từ Liêm - Hà Nội
1.2.1. Khái quát chung về xã Cổ Nhuế - Từ Liêm – Hà Nội ................. 20
1.2.2. Cổ Nhuế trước và sau đơ thị hóa .................................................. 22
Chương 2: THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC THÀNH
VIÊN TRONG GIA ĐÌNH TẠI XÃ CỔ NHUẾ - TỪ LIÊM - HÀ NỘI
................................................................................................................. 30
2.1. Các loại hình gia đình và mối quan hệ cơ bản trong gia đình hiện
nay tại Cổ Nhuế ..................................................................................... 31
2.2. Thực trạng mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình tại xã
Cổ Nhuế ................................................................................................. 32
2.2.1. Quan hệ vợ - chồng ..................................................................... 32
2.2.2. Quan hệ cha mẹ - con cái ............................................................. 43
2.2.3. Quan hệ người cao tuổi - con cháu. ............................................. 52


3

2.2.4. Quan hệ anh chị em ...................................................................... 57
2.2.5. Quan hệ họ hàng, thân tộc ............................................................ 60
2.3. Các yếu tố tác động do q trình đơ thị hóa tới mối quan hệ gia
đình tại Cổ Nhuế.................................................................................... 62
2.3.1. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế .......................................................... 62
2.3.2. Đời sống của gia đình được nâng cao ........................................ 64

2.3.3.

Môi trường xã hội biến đổi ....................................................... 65

2.3.4.

Phương tiện truyền thơng .......................................................... 67

2.3.5.

Các chính sách nhà nước ........................................................... 68

Chương 3: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY
DỰNG VĂN HĨA GIA ĐÌNH TẠI XÃ CỔ NHUẾ TRONG GIAI
ĐOẠN HIỆN NAY ................................................................................ 72
3.1. Đánh giá thực trạng mối quan hệ giữa các thành viên trong gia
đình tại xã Cổ Nhuế.............................................................................. 72
3.1.1 Những mặt tích cực ...................................................................... 73
3.1.2 Những mặt tiêu cực ...................................................................... 74
3.2. Đề xuất một số giải pháp xây dựng văn hóa gia đình tại xã Cổ
Nhuế trong giai đoạn hiện nay
3.2.1. Giải pháp chung .......................................................................... 79
3.2.2. Giải pháp cụ thể .......................................................................... 80
KẾT LUẬN ............................................................................................ 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 86
PHỤ LỤC ............................................................................................... 89


4


DANH MỤC BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

CNH:

Cơng nghiệp hóa

ĐTH:

Đơ thị hóa

HĐH:

Hiện đại hóa

VHGĐ:

Văn hóa gia đình


5

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1.1 ĐTH là quá trình tất yếu của nền kinh tế phát triển theo
hướng HĐH, CNH. Ở Việt Nam quá trình này diễn ra với tốc độ nhanh

và mạnh. Quá trình ĐTH đã và đang có những tác động tích cực và
khơng ít những tác động tiêu cực tới văn hóa truyền thống người Việt.
Hiện tượng mai một và làm mất đi những giá trị văn hóa truyền thống
đang biểu hiện trong nhiều lĩnh vực của đời sống văn hóa xã hội, nhất
là trong đạo đức, lối sống, và mối quan hệ gia đình ở các làng ven đô.
Dưới tác động của ĐTH gia đình đứng trước nhiều sự thay đổi trong đó
chứa đựng cả những nguy cơ mất đi những giá trị văn hóa truyền thống.
Có thể thấy rằng ĐTH tác động đến nhiều phương diện của gia
đình truyền thống, từ khơng gian cư trú, lối sống đến các mối quan hệ.
Trong đó sự biến đổi mạnh mẽ nhất và có ảnh hưởng nhiều nhất tới
văn hóa gia đình hiện nay chính là mối quan hệ giữa các thành viên
trong gia đình. Dường như các mối quan hệ cơ bản trong gia đình như
quan hệ vợ - chồng, quan hệ cha mẹ - con cái, quan hệ anh - chị em,
quan hệ thân tộc… hầu như đã khơng cịn giữ được những nét đặc
trưng của gia đình truyền thống. Trong những biến đổi đó có đan xen
cả những yếu tố tích cực và tiêu cực. Những biến đổi tiêu cực ảnh
hưởng tới tình cảm, đời sống tinh thần của các thành viên trong gia
đình, và hệ lụy tất yếu là mất đi bản sắc văn hóa của gia đình truyền
thống người Việt.
1.2. Xã Cổ Nhuế - Từ Liêm - Hà Nội là một trong những làng
ven đô chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của quá trình ĐTH. Cổ Nhuế trước
đây vốn là một xã thuần nông của huyện, nhưng từ khi bắt đầu quá


6

trình ĐTH, diện mạo của xã đã từng bước thay đổi, đặc biệt trong
những năm gần đây khi đốc độ phát triển kinh tế của xã diễn ngày một
mạnh mẽ. Cổ Nhuế đã trở thành một trong những xã có tốc độ ĐTH
nhanh nhất huyện Từ Liêm. Quá trình ĐTH đã làm biến đổi cuộc sống

của người dân nơi đây từ đời sống vật chất cho đến đời sống tinh thần.
Đặc biệt là sự biến đổi văn hóa gia đình và các mối quan hệ gia đình.
Chính vì vậy tơi lựa chọn đề tài: “Mối quan hệ giữa các thành
viên trong gia đình dưới tác động của q trình đơ thị hóa, nghiên cứu
trường hợp xã Cổ Nhuế - Từ Liêm – Hà Nội” làm đề tài khóa luận của
mình.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

Biến đổi văn hóa truyền thống trong gia đình người Việt khơng
chỉ hiện nay mới được các nhà nghiên cứu quan tâm và lý giải. Ngay
từ những năm 80 nhiều nhà văn đã cảm nhận được sự biến đổi này,
Mùa lá rụng trong vườn (1985) của nhà văn Ma Văn Kháng là những
cảm nhận đầu tiên về sự khủng hoảng của gia đình truyền thống.
Năm 1987, Tướng về hưu của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp kể về
một vị tướng suốt đời chiến đấu vì dân, đến lúc về hưu lại cảm thấy sự
lạc lõng trong gia đình của chính mình, trong q hương mình. Đó như
những cảnh báo đầu tiên về sự biến đổi gia đình.
Theo thời gian, gia đình Việt Nam vẫn khơng ngừng biến đổi và
trở thành vấn đề được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Tác giả Lê
Ngọc Văn với cuốn sách Gia đình và biến đổi gia đình ở Việt Nam
xuất bản năm 2011, đã đi sâu nghiên cứu biến đổi gia đình trên mọi
phương diện từ cấu trúc, chức năng, đến các mối quan hệ, văn hóa gia
đình… Những nghiên cứu này được thực hiện trên phạm vi rộng, có


7

tính khái quát cao đã làm nổi bật được những biến đổi trong gia đình
hiện nay và đưa ra gợi ý cho những nghiên cứu về chủ đề gia đình
trong tương lai.

Những cuốn sách có chung chủ đề về gia đình như : Cuộc sống
và biến động của hơn nhân, gia đình Việt Nam hiện nay của tác giả Lê
Thi xuất bản năm 2006, Gia đình nơng thơn Việt Nam trong chuyển
đổi của tác giả Trịnh Duy Luân xuất bản năm 2008. Tất cả đều nói về
những biến đổi gia đình trên nhiều phương diện, dưới tác động của các
yếu tố, kinh tế thị trường, ĐTH …
Những nghiên cứu về sự biến đổi gia đình trở thành đề tài thu
hút nhiều học giả quan tâm, nhiều đề tài nghiên cứu, luận văn, luận án
được triển khai xoay quanh các vấn đề như: biến đổi cấu trúc và chức
năng gia đình, văn hóa gia đình, bạo lực gia đình… Và cịn có rất
nhiều bài viết đăng trên tạp chí chun ngành như: tạp chí Gia đình và
Giới, tạp chí Thế giới Gia đình, tạp chí Gia đình Việt Nam…
Viết về Cổ Nhuế có những cuốn sách đã được xuất bản như:
Lịch sử cách mạng xã Cổ Nhuế, Nxb. Lao động năm 1994; Từ sông Tô
đến sông Nhuệ tác giả Đỗ Thỉnh, Nxb. Hà Nội năm 1986; hay Từ Liêm
với văn hóa Thăng Long, Nxb. Lao động năm 2005 và cuốn Di tích và
văn vật vùng ven Thăng Long, tác giả Đỗ Thịnh, Nxb. Hội Văn học
năm 2005.
Tuy đã có nhiều cuốn sách, những công nghiên cứu và các bài
viết về gia đình, đề cập tới nhiều vấn đề của gia đình và biến đổi gia
đình, nhưng chưa có một cơng trình nghiên cứu hoàn chỉnh, chuyên
sâu về mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình dưới tác động


8

của quá trình ĐTH ở xã Cổ Nhuế. Vì vậy chúng tôi chọn Cổ Nhuế là
nơi khảo sát sự biến đổi các mối quan hệ trong gia đình hiện nay.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU


3.1 . Mục đích nghiên cứu
- Đưa đến một cái nhìn về những biến đổi mối quan hệ giữa các
thành viên trong gia đình, dưới tác động của q trình đơ thị hóa qua
những thống kê, khảo sát tại xã Cổ Nhuế - Từ Liêm – Hà Nội.
- Đánh giá những mặt tích cực và tiêu cực về sự biến đổi trong
các mối quan hệ gia đình tại xã Cổ Nhuế hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng văn hóa gia đình tại
xã Cổ Nhuế phù hợp với tình hình xã hội hiện nay.
3.2 . Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lý luận về đơ thị hóa và về xã Cổ Nhuế trước
và sau đơ thị hóa.
- Thực trạng các mối quan hệ trong gia đình tại xã Cổ Nhuế
hiện nay.
- Đưa ra giải pháp bảo tồn những nét đẹp trong văn hóa gia đình
truyền thống, khắc phục những tác động tiêu cực của q trình đơ thị
hóa đến mối quan hệ gia đình tại xã Cổ Nhuế.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng mối quan hệ giữa các thành
viên trong gia đình dưới tác động của quá trình đơ thị hóa.
4.2. Phạm vi ngun cứu:


9

Không gian nghiên cứu là xã Cổ Nhuế - huyện Từ Liêm - Hà
Nội – một xã ven đô chịu tác động mạnh mẽ của quá trình ĐTH.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đề tài được triển khai bằng việc vận dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích tài liệu
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp so sánh (giai đoạn trước và sau ĐTH)
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
- Đề tài là cơ sở khoa học trong việc nghiên cứu biến đổi mối
quan hệ gia đình ở các vùng ven đơ trong q trình ĐTH, là nguồn tư
liệu, cơ sở để các nhà nghiên cứu sau tiếp tục nghiên cứu và phát triển
vấn đề.
- Đề tài giúp các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách,
cán bộ địa phương xây dựng VHGĐ ở Cổ Nhuế có những thơng tin
đầy đủ về thực trạng của mối quan hệ gia đình hiện nay để từ đó có
những giải pháp quản lý, bảo tồn và phát triển những giá trị VHGĐ
cho phù hợp.
7. BỐ CỤC CỦA KHĨA LUẬN

Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung khóa luận được chia làm ba chương:
Chương 1. Những vấn đề cơ bản về đô thị hóa và sự tác động
của đơ thị hóa tới xã Cổ Nhuế - Từ Liêm – Hà Nội.
Chương 2. Thực trạng mối quan hệ giữa các thành viên trong
gia đình tại xã Cổ Nhuế - Từ Liêm – Hà Nội.
Chương 3. Đánh giá và đề xuất một số giải pháp xây dựng văn
hóa gia đình tại xã Cổ Nhuế trong giai đoạn hiện nay.


10

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐƠ THỊ HĨA VÀ SỰ

TÁC ĐỘNG CỦA ĐƠ THỊ HĨA TỚI XÃ CỔ NHUẾ - TỪ LIÊM - HÀ NỘI

1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐƠ THỊ HĨA

1.1.1. Một số khái niệm
 Đô thị
Đô thị được hiểu là nơi tập trung đông dân cư với các hoạt động
lao động phi nông nghiệp, các ngành dịch vụ, thương mại, hàng hóa
phát triển. Đơ thị thường đóng vai trị là trung tâm kinh tế, chính trị,
thương mại, văn hóa của một khu vực lãnh thổ.
Đô thị là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân, có vai trị đặc
biệt quan trọng trong q trình phát triển kinh tế, là điều kiện cho giao
thương và sản xuất phát triển, tạo điều kiện thúc đẩy CNH nhanh
chóng. Đơ thị tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng, con người và máy
móc, cho phép vận chuyển nhanh và rẻ, tạo ra thị trường linh hoạt, có
năng suất lao động cao. Các đô thị tạo điều kiện thuận lợi phân phối
sản phẩm và phân bố nguồn nhân lực giữa các không gian đô thị, ven
đô, ngoại thành và nơng thơn. Đơ thị có vai trị to lớn trong việc tạo ra
thu nhập quốc dân của cả nước.
Các khu đô thị ở Việt Nam thường mang những đặc điểm :
+ Là trung tâm phát triển có vai trị thúc đẩy kinh tế xã hội của
một vùng lãnh thổ.
+ Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp cao.


11

+ Mật độ dân cư cao.
+ Có những cơng trình công cộng phục vụ dân cư đô thị.
 Đô thị hóa

Bất cứ quốc gia nào, dù phát triển hay đang phát triển, khi
chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp đều
gắn liền với đô thị hóa. Trong lịch sử cận đại, đơ thị hóa trước hết là hệ
quả trực tiếp của quá trình CNH tư bản chủ nghĩa và sau này là kết quả
của quá trình cơ cấu lại các nền kinh tế theo hướng HĐH: tăng tỷ trọng
cơ cấu các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng của các ngành
nông nghiệp trong cơ cấu và khối lượng GDP. Nhìn chung, từ góc độ
kinh tế, đơ thị hóa là một xu hướng tất yếu của sự phát triển.
Có thể nói ĐTH là một quy luật khách quan, phù hợp với đặc
điểm, tình hình chung của mỗi quốc gia và là một quá trình lịch sử, tồn
cầu, khơng thể đảo ngược của sự phát triển xã hội. ĐTH là hệ quả của
sức mạnh công nghiệp và trở thành mục tiêu của nền văn minh thế giới.
ĐTH được hiểu một cách đơn giản là quá trình di cư từ nơng
thơn vào thành thị. Đó cũng là q trình tăng tỷ lệ cư dân đơ thị trong
tổng số dân của một quốc gia. Tuy nhiên, nếu chỉ hạn chế trong cách
tiếp cận nhân khẩu học như vậy thì sẽ khơng thể nào giải thích được
tồn bộ tầm quan trọng và vai trị của đơ thị hóa cũng như ảnh hưởng
của nó tới sự phát triển của xã hội hiện đại. Các nhà khoa học ngày
càng ngả sang cách hiểu ĐTH như một phạm trù kinh tế - xã hội, phản
ánh quá trình chuyển dịch chủ yếu phương thức sản xuất và tiêu dùng,
lối sống, sinh hoạt mới – phương thức đô thị. Đây là một quá trình
song song với sự phát triển của cơng nghiệp hóa và cách mạng khoa


12

học công nghệ. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra nhiều định
nghĩa khác nhau về quá trình ĐTH ví dụ như:
+ ĐTH là q trình tăng trưởng của đô thị về mặt dân cư, quy
mô các thành phần dân cư và việc lan tỏa lối sống thành thị về nông

thôn. Theo nghĩa rộng ĐTH phát triển về mặt kinh tế, dân số, không
gian, kết cấu hạ tầng kĩ thuật đô thị. Sự biến đổi và phân bố các lực
lượng sản xuất trong nền kinh tế quốc dân theo hướng cơng nghiệp
hóa, sự thay đổi lực lượng sản xuất, lối sống và văn hóa đơ thị. Đây
chính là quá trình chuyển đổi căn bản mọi mặt xã hội nông thôn truyền
thống sang đô thị công nghiệp và thị trường hiện đại [3, tr.1]
+ Đơ thị hóa là q trình định cư của dân số nơng nghiệp sang
phi nơng nghiệp, với những biểu trưng như: tỷ lệ dân số đô thị tăng lên
trong khi tỷ lệ dân số nông thơn giảm đi kèm theo sự mở rộng diện tích
và khơng gian đơ thị đã có và sự xuất hiện của các đơ thị mới [3,tr.1]
+ Đơ thị hóa là q trình tập trung cư dân đơ thị. Đồng thời đó là
q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất nông nghiệp
giảm, sản xuất phi nông nghiệp tăng. Bộ mặt đô thị ngày càng hiện đại,
không gian đơ thị mở rộng. Trong đó, cư dân đơ thị là một điểm dân cư
tập trung phần lớn những người lao động phi nông nghiệp, sống và làm
việc theo kiểu thành thị. [3, tr.1]
Tóm lại ĐTH là q trình thay đổi mạnh mẽ về kinh tế, văn hóa,
xã hội, dân cư và lối sống đô thị được thay thế cho lối sống nông thôn
truyền thống. ĐTH gắn liền với những tiến bộ về khoa học kỹ thuật,
trong đó diễn ra sự phát triển nghề nghiệp mới, sự chuyển dịch cơ cấu
lao động. Sự chuyển đổi lối sống ngày càng văn minh hơn cùng với sự
mở rộng không gian tạo thành hệ thống đô thị.


13

Người ta dựa và các chỉ số tăng trưởng về kinh tế, mật độ dân
cư, tốc độ hình thành và phát triển của các đô thị mà chia thành 3 mức
độ đơ thị hóa: đơ thị hóa nhanh, đơ thị hóa vừa, đơ thị hóa chậm
ĐTH thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển cơng nghiệp, dịch

vụ, hình thành nên các cực tăng trưởng kinh tế cho khu vực lãnh thổ.
Sản xuất hàng hóa và dịch vụ thường đạt hiệu quả cao tại những đơ thị
lớn – nơi có quy mô mật độ dân số tương đối lớn với nguồn lao động
dồi dào, có quy mơ hoạt động kinh tế đủ lớn do các doanh nghiệp tập
trung đơng, có các hệ thống phân phối rộng khắp trên một không gian
đô thị nhất định. Đồng thời khi kinh tế của các đơ thị lớn đạt tới tốc độ
tăng trưởng cao thì nó sẽ gây ra hiệu ứng lan tỏa kích thích mạnh tới
tăng trưởng kinh tế của cả nước.
ĐTH cải tạo cơ sở hạ tầng, tạo lập kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội hiện đại cho nền kinh tế. Xu hướng đơ thị hóa tạo ra sự tập trung
sản xuất cơng nghiệp và thương mại, địi hỏi phải tập trung dân cư,
khoa học, văn hóa và thơng tin. Những điều kiện đáp ứng nhu cầu đó
là sự phát triển kết cấu hạ tầng, nhà ở, các dịch vụ phục vụ cho sản
xuất và đời sống dân cư. Do đó mà hệ thống giao thơng vận tải, năng
lượng, bưu chính viễn thơng và cấp thốt nước cũng được cải tiến về
quy mơ và chất lượng. Từ đó tăng cường sức hấp dẫn, thu hút đầu tư từ
trong và ngoài nước.
ĐTH tạo ra các thành phố, trung tâm của nền văn minh, văn hóa
đơ thị và cơng nghiệp. Đơ thị hóa đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong q trình ĐTH, cơ
cấu ngành kinh tế thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng của khu vực nông
nghiệp và gia tăng nhanh tỷ trọng của các khu vực công nghiệp và dịch


14

vụ. Tập trung một số lượng lớn lao động có tay nghề, và trình độ
chun mơn. Các khu cơng nghiệp, các trung tâm kinh tế, văn hóa lớn
chính là kết quả của q trình ĐTH mang lại.
Q trình đơ thị hóa dẫn tới việc hình thành các đơ thị tập trung

đông dân cư theo lối sống đô thị. Đây cũng chính là một thị trường
rộng lớn, tiềm năng cho việc tiêu thụ hàng hóa.
ĐTH góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện đời
sống của cư dân đô thị và các vùng lân cận. Nhờ duy trì được tốc độ
tăng trưởng kinh tế cao mà các đơ thị có thể tạo ra nhiều cơ hội việc
làm mới cho người dân, góp phần quan trọng trong việc nâng cao thu
nhập cho họ. Khi mức thu nhập bình quân/ người/ tháng/ tăng lên thì
nhu cầu chi tiêu đời sống của cư dân cũng tăng nhằm thỏa mãn tốt hơn
nhu cầu tiêu dùng cá nhân. Điều đó cho thấy đơ thị hóa làm mức sống
của dân cư được cải thiện đáng kể, góp phần vào việc thực hiện xóa
đói giảm nghèo. ĐTH cũng đem lại một số tiến bộ về mặt xã hội đó là
nâng tuổi thọ trung bình, giảm tỷ lệ tử vong của trẻ em, giảm tỷ lệ trẻ
suy dinh dưỡng, tăng tỷ lệ dân cư dùng nước sạch, phát triển giáo dục,
văn hóa…
1.1.2. Q trình đơ thị hóa ở các làng ven đô Hà Nội
ĐTH là hiện tượng mang tính tồn cầu và diễn ra với tốc độ
ngày một tăng, đặc biệt ở những quốc gia đang phát triển, trong đó có
Việt Nam. Ở nước ta hai thành phố có tốc độ ĐTH nhanh và mạnh
nhất hiện nay đó là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Hà Nội sau hai lần mở rộng địa giới hành chính, diện tích của
thủ đơ đã thay đổi rất nhiều, diện tích đất tăng lên. Thủ đô Hà Nội theo
thời gian đã không ngừng biến đổi. Hơn hai mươi năm sau đổi mới, Hà


15

Nội đã trở thành một trong hai thành phố có tốc độ ĐTH nhanh nhất cả
nước. Ước tính năm 2010 tỷ lệ ĐTH ở Hà Nội là 30 – 32% và sẽ tăng
lên thành 55 – 56% trong năm 2020 [11, tr.1]. Với tốc độ ĐTH nhanh
và mạnh, Hà Nội đã và đang từng bước thay đổi diện mạo của mình,

sự thay đổi đó đã lan tỏa về các làng ven đơ. Vùng ven đơ chính là
vùng tiếp giáp với trung tâm thành phố, chịu ảnh hưởng trực tiếp của
chiến lược phát triển kinh tế trong thời kì CNH - HĐH.
Những dự án đầu tư, phát triển thủ đô hướng về khu vực ven đơ
bởi ở đây diện tích đất tự nhiên lớn, chưa có nhiều những khu đơ thị,
cụm công nghiệp cũng như hạ tầng kĩ thuật chưa phát triển. Những nhà
đầu tư chọn khu vực ven đô là địa điểm lý tưởng cho các dự án phát
triển đô thị, hay các khu công nghiệp. Từ đây các làng ven đơ bước
vào thời kì ĐTH, với những chuyển dịch lớn về cơ cấu kinh tế, văn
hóa – xã hội. Những làng ven đơ như: Lai Xá, Hạ Đình, Phú Đô, Vạn
Phúc, Tây Mỗ, Phú Điền… đang thay đổi diện mạo từng ngày bởi quá
trình ĐTH.
Hầu hết các làng ven đô trước ĐTH đều lấy lao động sản xuất
nông nghiệp là nguồn thu nhập chủ yếu, trồng trọt và chăn nuôi gắn
liền với cuộc sống của cư dân ngoại thành. Bên cạnh đó ở một số ngơi
làng người dân có nghề truyền thống của cha ông để lại như: làng bún
Phú Đô, lụa Vạn Phúc… Người dân sống với nghề thủ cơng và làm
nơng nghiệp. Khi nhà nước có chính sách mở cửa về kinh tế, thu hút
đầu tư nước ngồi, phấn đấu đưa nền kinh tế nơng nghiệp lên nền kinh
tế cơng nghiệp thì những dự án đầu tư mang tầm quốc gia hướng tới
đối tượng là các làng ven đô Hà Nội. Đất nông nghiệp bị thu hồi, diện
tích đất canh tác bị thu hẹp một cách nhanh chóng. Thay vào đó là


16

những khu đô thị mới, những cụm công nghiệp mọc lên trên mảnh đất
đã bao đời gắn với nghề trồng trọt, chăn nuôi.
Diện mạo các làng ven đô từng ngày thay đổi, người dân bước
vào cuộc sống từ làng lên phố. Hình ảnh những làng quê yên bình đã

bị thay thế bằng những đơ thị hiện đại. Người dân ít theo nghề truyền
thống, họ tham gia lao động sản xuất ở các khu công nghiệp hoặc kinh
doanh buôn bán. Lối sống nông nghiệp đã tồn tại bao đời nay đã thay
đổi, người nông dân phải làm quen với lối sống mới – lối sống đơ thị.
Và điều đó có ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của những cư dân
ven đô.
Người dân chật vật với nghề mưu sinh, khi đất canh tác khơng
cịn, việc phải lao động ở các khu cơng nghiệp, nhà xưởng với những
máy móc thiết bị hiện đại là một bài tốn khó đối với những người dân
chưa qua các trường lớp đào tạo. Người dân buôn bán nhỏ lẻ, hình
thành nên lối sống “bám mặt đường” rất phổ biến ở thành thị, khu đô
thị hiện nay. Một bộ phận người dân quay lại với nghề truyền thống
trước đây. Q trình ĐTH ở các vùng ven đơ vẫn đang diễn ra từng
ngày và với tốc độ ngày càng mau lẹ, mang lại những lợi ích lớn cho
việc phát triển kinh tế vùng ven đô, nhưng bên cạnh đó ĐTH cũng tạo
ra những chuyển biến tiêu cực ở các vùng quê vốn là thuần nông, gắn
với lối sống nông nghiệp.
CNH cùng với ĐTH trở thành xu thế chung của q trình
chuyển từ nền văn minh nơng nghiệp sang nền văn minh công nghiệp.
Vấn đề quan trọng đặt ra là làm gì và bằng cách nào để phát huy tối đa
mặt tích cực của ĐTH, đồng thời hạn chế và đi đến thủ tiêu các mặt


17

tiêu cực của nó. Điều này đồng nghĩa với việc quá trình ĐTH gắn liền
với khái niệm “Phát triển bền vững”.
1.1.3. Tác động của đơ thị hóa tới các làng ven đô Hà Nội
 Cơ sở hạ tầng
Một đặc điểm chung dễ dàng nhận thấy của quá trình ĐTH là sự

thay đổi rất rõ nét về diện mạo đô thị. Các cơng trình kiến trúc được
xây dựng phù hợp với cảnh quan đơ thị. Các cơng trình cơng cộng
cũng được xây dựng theo lối sống đơ thị. Đó là một trong những ý
nghĩa tích cực mà ĐTH mang lại cho các làng ven đơ khi bước vào q
trình phát triển kinh tế theo hướng CNH, HĐH.
Những thay đổi này phục vụ cho cuộc sống của người dân một
cách tốt hơn. Hệ thống điện, đường, trường, trạm đều được nâng cấp,
chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện. Họ được tiếp xúc
với khoa học kĩ thuật hiện đại, học tập lối sống tiến bộ văn minh. Cơ
sở hạ tầng được nâng cấp hiện đại, các khu vực này sẽ dễ dàng thu hút
đầu tư từ trong nước và ngoài nước để thúc đẩy phát triển kinh tế.
Những tòa nhà cao tầng, những con đường khang trang, xe cộ đi
lại tấp nập… đã khơng cịn là hình ảnh xa lạ đối với các làng ven đô
Hà Nội. ĐTH đã và đang mang lại cho những cư dân vùng ven đô sự
thay đổi lớn về kinh tế, môi trường xã hội cũng như đời sống của
người dân


18

Cơ cấu lao động, ngành nghề
Các dự án đô thị thực hiện ở các làng ven đô với việc thu hồi đất
và chuyển đổi mục đích từ đất nơng nghiệp sang đất phi nơng nghiệp.
Trước đó, tại các vùng ven đô người dân sinh sống bằng nghề thủ công
và làm nông nghiệp. Khi đất nông nghiệp bị thu hồi, một phần lớn
người dân thất nghiệp. Họ bỏ nghề truyền thống, tham gia vào các khu
cơng nghiệp, nhà máy nhưng vì khơng có trình độ chun mơn nên thu
nhập hầu như không cao. Họ sinh chán nản và cuộc sống mất ổn định.
Các nghề truyền thống tại một số làng ven đơ sau q trình ĐTH
bị mai một dần. Người dân hầu như khơng cịn theo nghề cũ, họ bn

bán, mở hàng quán, xây nhà cho thuê… Sản xuất nông nghiệp chỉ còn
lại một bộ phân dân cư rất nhỏ trong một số hộ gia đình.
ĐTH chính gắn với phát triển kinh tế theo hướng CNH - HĐH,
kinh tế thị trường và hàng hóa. Đây cũng chính là q trình nâng cao
chất lượng lao động, cải thiện chất lượng cuộc sống. Thực tế cho thấy,
ĐTH đã mang lại cho người dân ở các làng ven đô một môi trường
sống và làm việc mới. Ở một góc độ nào đó, đó là những môi trường
tiến bộ hơn. Song bên cạnh những yếu tố tích cực là những bất cập
khơng thể phủ nhận.
ĐTH khiến cơ cấu lao động thay đổi, xuất hiện nhiều ngành
nghề mới, nhưng tình trạng thất nghiệp vẫn cịn xảy ra khá phổ biến ở
các làng ven đô. Do người dân sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp chưa
biết phải làm gì để mưu sinh, khi bản thân họ khơng có trình độ
chun mơn.


19

Bên cạnh đó là q trình nhập cư, di dân vào các khu đô thị
khiến mật độ dân cư cao, mất cân bằng về dân số càng đẩy cao sự căng
thẳng về nhu cầu việc làm, dẫn đến tình trạng phân hóa giàu nghèo tại
các khu đơ thị lớn. Dân số quá đông, khiến các dịch vụ công cộng quá
tải, nảy sinh tệ nạn xã hội mất ổn định an ninh, trật tự và tình trạng ơ
nhiễm mơi trường diễn ra phổ biến.
 Đời sống văn hóa - xã hội
Cuộc sống thay đổi, môi trường thay đổi sẽ dẫn tới đời sống xã
hội và tâm lý của con người thay đổi. Từ “làng lên phố” là cách mà các
nhà nghiên cứu gọi cho hiện tượng này.
Khác với văn hóa nơng thơn, đặc trưng của văn hóa đơ thị là sự
tập trung dân cư phi nơng nghiệp hình thành những quần thể kiến trúc

theo kiểu bàn cờ. Quan hệ cư trú ở thành thị đơn giản hơn ở nông thôn,
theo mô hình: gia đình - đường phố - xã hội trong khi ở nơng thơn là
mơ hình: gia đình - gia tộc - láng giềng - làng xóm - xã hội. Điều đó có
nghĩa cuộc sống ở đơ thị bước chân ra khỏi cửa nhà là con người đã
bước vào môi trường xã hội. Ở nơng thơn, mỗi gia đình có thể tự túc
về lương thực, thực phẩm trong khi ở thành thị những dịch vụ công
không thể thiếu. Nhu cầu tiêu dùng của người dân ở thành thị thường
cao hơn và đa dạng hơn. Vì vậy, các loại hình dịch vụ không thể thiếu
đối với các cư dân đô thị. Đây cũng có thể được xem là một nét văn
hóa đô thị.
Người dân ở các khu đô thị được sống trong môi trường văn
minh hơn, trẻ em được học ở những ngơi trường được đầu tư có chất
lượng. Các cơ sở y tế cũng dần được nâng cấp phục vụ nhu cầu khám
chữa bệnh cho người dân. Môi trường xã hội được mở rộng. Nhiều


20

người dân từ các vùng miền khác đến các khu đô thị làm ăn, sinh sống,
môi trường xã hội dần trở nên đa dạng nhiều thành phần. Từ đó làm
nảy sinh nhiều vấn đề trong việc hình thành và phát triển văn hóa đơ
thị. Sự phân hóa giàu nghèo ở đô thị hiện nay đang tăng lên.
Con người ở đô thị có rất nhiều các mối quan hệ, ngồi quan hệ
gia đình, thân tộc, hàng xóm, cịn có quan hệ đồng nghiệp, đồng
hương, nhóm cùng chung sở thích… Văn hóa ứng xử của người đơ thị
có phần thiên về quan hệ trên cơ sở luật pháp và thị trường nhiều hơn.
Nhu cầu về văn hóa của người dân thay đổi và có xu hướng
ngày một tăng cao. Người dân đơ thị ngày càng chú trọng đến chất
lượng các loại hình dịch vụ văn hóa. Nhiều loại hình vui chơi, giải trí
mới xuất hiện phục vụ nhu cầu tinh thần của người dân đơ thị. Và thực

tế đáng buồn là tình trạng mai một văn hóa đọc, văn hóa viết. Nhiều
người từ chối thưởng thức các tác phẩm văn học, tiểu thuyết văn
chương kể cả những tác phẩm được coi là di sản văn hóa nhân loại.
Người dân đọc báo mạng, báo điện tử thay vì đọc báo viết. Vơ tuyến
truyền hình, trị chơi điện tử, máy tính, truyện tranh vẫn sẽ là sự lựa
chọn của học sinh, sinh viên và thanh thiếu niên ở đô thị hiện nay.
Lối sống đô thị làm tăng khoảng cách giữa con người với con
người. Chúng ta sẽ khơng cịn lạ lùng với hình ảnh những ngơi nhà san
sát nhau nhưng ln khép kín cửa, “đèn nhà ai nhà nấy rạng”. Khoảng
cách giữa các thế hệ tăng lên, người cao tuổi khơng cịn ở với con
cháu, cha mẹ chuyển chức năng giáo dục con cái cho nhà trường. Trẻ
em được mở rộng môi trường tiếp xúc khơng chỉ trong gia đình, nhà
trường mà cả bên ngồi xã hội. Chính từ những yếu tố trên sự thông
cảm, đồng điệu với nhau về suy nghĩ giữa các thế hệ bị giảm đi. Các


21

mối quan hệ gia đình trở nên lỏng lẻo từ đó là mai một đi những giá trị
văn hóa truyền thống của gia đình.
Khơng thể phủ nhận rằng ĐTH làm đời sống vật chất của người
dân các làng ven đô được nâng cao lên. Đời sống tinh thần cũng phong
phú hơn, người dân tìm thấy các giá trị tinh thần mới đáp ứng được
những nhu cầu thưởng thức văn hóa của họ. Người dân được tiếp xúc
với những tiến bộ khoa học kĩ thuật, cập nhập tin tức nhanh, chính xác
và không tiêu tốn nhiều thời gian. Nhưng bên cạnh đó ĐTH cũng để lại
nhiều hạn chế trong lối sống, văn hóa của các cư dân ven đơ trong thời
kì hội nhập kinh tế quốc tế.
1.2. SỰ TÁC ĐỘNG CỦA ĐƠ THỊ HĨA TỚI XÃ CỔ NHUẾ - TỪ LIÊM HÀ NỘI


1.2.1. Khái quát chung về xã Cổ Nhuế - Từ Liêm - Hà Nội
 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Cổ Nhuế nằm ở phía bắc huyện Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội.
Xã có diện tích đất tự nhiên 615,6 ha, phía bắc giáp xã Thụy Phương
và Đơng Ngạc huyện Từ Liêm; phía nam giáp phường Dịch Vọng,
quận Cầu Giấy và thị trấn Cầu Diễn, huyện Từ Liêm; phía đơng giáp
xã Xn Đỉnh, huyện Từ Liêm và phường Nghĩa Đơ, quận Cầu Giấy;
phía tây giáp xã Minh Khai, Phú Diễn và xã Tây Tựu, huyện Từ Liêm
Trên địa bàn xã có những tuyến đường bộ chính chạy qua: phía
đơng xã có đường cao tốc Thăng Long theo hướng bắc đi sân bay
Quốc tế Nội Bài; phía nam có đường Hoàng Quốc Việt, Phạm Văn
Đồng; đường Trần Cung – Cổ Nhuế từ quốc lộ 32(cũ) theo hướng
đông nam – tây bắc; tuyến đường sắt Bắc – Nam.


22

Cổ Nhuế là nơi hội tụ nhiều dịng sơng: phía bắc sông Hồng, tây
nam sông Nhuệ, sông Cầu Đá bắt nối từ Hồ Tây chảy qua xã Xuân
Đỉnh xuôi về Cổ Nhuế và đổ ra sông Nhuệ, từ bắc xuống phía nam xã
có sơng đào Thụy Phương. Sơng ngịi chảy qua địa bàn xã có ảnh
hưởng lớn đến cuộc sống bao đời của người dân trong xã, mang lại
nhiều nguồn lợi tự nhiên, nhiên nguồn nước tưới phục vụ nông nghiệp,
ni tạo nguồn thủy sản.
 Lịch sử hình thành và phát triển
Từ những di chỉ khảo cổ ở thôn Viên trong xã và một số vùng
lân cận cho thấy Cổ Nhuế là một trong những nơi sớm có người Việt
cổ đến khai phá, lập cư sinh sống từ lâu (cách đây khoảng 2000
năm).Trên cơ sở duy trì nền văn minh sớm này, người dân Cổ Nhuế
dần dần khai phá thiên nhiên, thành lập nên những xóm làng có bề dày

lịch sử và truyền thống văn hóa lâu đời.
Về nguồn gốc tên làng xã thì có nhiều truyền thuyết khác nhau.
Thời cổ xưa Cổ Nhuế đã có tên là Kẻ Noi. Tên này có truyền thuyết
cho rằng, Cổ Nhuế xưa có nhiều sơng ngịi chảy qua, người dân cư trú
ở các chòm cao, việc đi lại phải lội nước cho nên gọi là Kẻ Nội, sau
gọi chệch âm thành Kẻ Noi.
Nghiên cứu về dân tộc học, cho rằng ở Việt Nam ta xưa kia có
cái lệ lấy chữ Kẻ (chỉ một đơn vị hành chính tương đương với làng)
đặt lên trên một chữ cái khác để gọi tên một cư trú. Chữ thứ hai này
thường chỉ một đặc điểm gì đó về địa lý, kinh tế của nơi ấy. Như vậy,
từ “Noi” trong tên Kẻ Noi mà Cổ Nhuế từ xưa đã một lần mang tên rất
có thể mang đặc trưng của một vùng có nhiều sơng ngịi, đầm lầy, với


23

nghề trồng lúa, đánh cá thời ấy. Chính xác từ khi nào “Kẻ Noi” được
đổi tên chữ là Cổ Nhuế thì hiện tại chưa có đủ tài liệu để khảo cứu.
Đến thời Pháp thuộc trước năm 1942, sau khi bỏ cấp tổng, Cổ
Nhuế gồm 3 xã Trù Đống, Hoàng, Viên. Năm 1945, 3 xã này (nay là
xã Cổ Nhuế) thuộc quận 5 ngoại thành. Tới năm 1961, xã Cổ Nhuế
được thành lập, các xã cũ trở thành thôn và tách Trù Đống thành hai
thôn: Cổ Nhuế Trù (Trù hay Chùa), Cổ Nhuế Đống. Từ đó, xã Cổ
Nhuế gồm 4 thơn.
Ngày nay, xã gồm 12 thôn và một tổ dân phố, là kết quả phát
triển của bốn làng cổ : Hoàng, Đống, Trù, Viên. Làng có nhiều dịng
họ cư trú lâu đời, dân số tăng nhanh, cơ cấu nhiều thành phần.
Tìm hiểu quá trình lập làng, định cư, cho thấy xã Cổ Nhuế là
mảnh đất từ lâu đời được con người khai phá. Dù quá trình ấy ở từng
làng khác nhau, nhưng dân cư cư trú trong 4 làng đều gắn với những

quá trình biến cố của thiên nhiên, sự thăng trầm trong lịch sử và những
biến động của đời sống xã hội. Họ đều là những chủ nhân xây dựng
một xã Cổ Nhuế từ những ngày đầu rất xa xưa cho đến ngày nay.
1.2.2. Cổ Nhuế trước và sau đô thị hóa
 Cổ Nhuế trước đơ thị hóa
Trước đơ thị hóa, Cổ Nhuế tiếp thu truyền thống phát triển kinh
tế nông nghiệp trồng trọt, chăn nuôi là hoạt động sản xuất chủ yếu.
Trong trồng trọt, lúa là cây trồng phổ biến. Bên cạnh cây lúa, người
dân còn trồng các loại cây khác. Các loại hoa màu được trồng ở những
nơi đất cao của xã, đặc biệt như khoai lang nghệ, đỗ tương (trồng
nhiều ở làng Trù), ngô (trồng nhiều ở làng Hoàng, làng Đống).


24

Chăn nuôi cũng là hoạt động sản xuất quan trọng và xuất hiện
sớm ở Cổ Nhuế. Chăn nuôi và trồng trọt có quan hệ gắn bó mật thiết
với nhau, bổ sung cho nhau, là hai mặt thống nhất của kinh tế nông
nghiệp. Trồng trọt cung cấp thức ăn cho chăn ni, chăn ni vừa cung
cấp sức kéo, phân bón cho trồng trọt và là nguồn bổ sung cho nhiều hộ
gia đình. Vì vậy chăn ni và trồng trọt là những hoạt động sản xuất
chính khơng thể thiếu được trong cơ cấu kinh tế của Cổ Nhuế.
Cùng với nông nghiệp, các ngành tiểu thủ công nghiệp cũng
được người dân Cổ Nhuế phát triển. Cổ Nhuế có nghề may truyền
thống, ban đầu chỉ là may tay, nhưng cuối thế kỉ XX khi máy may xuất
hiện ở Hà Nội nghề may đã trở thành một nghề mang lại thu nhập
chính cho nhiều hộ gia đình trong xã. Về mặt thời gian nghề may
khơng xuất hiện sớm hơn các nghề khác nhưng có tốc độ phát triển
nhanh và đã trở thành một nghề nổi tiếng ở Cổ Nhuế. Bên cạnh nghề
may người dân Cổ Nhuế cịn có hoạt động trao đổi mua bán phát triển.

Đời sống của người dân Cổ Nhuế gắn với nền kinh tế nông
nghiệp, nên lối sống, sinh hoạt cũng mạng đậm nét truyền thống của
nhiều làng quê Bắc Bộ. Các mái nhà của người dân xã Cổ Nhuế vẫn là
những căn nhà cấp bốn, xung quanh nhà là vườn tược cây cối trù phú.
Những con đường bao quanh xã chưa hề bị bê tơng hóa, đâu đó vẫn có
những chiếc cổng làng cổ kính đánh dấu một lịch sử phát triển lâu dài
của xã Cổ Nhuế. Từ xưa, mỗi làng ở Cổ Nhuế được quy hoạch theo
từng khu vực riêng, có các trục ngõ xóm, cổng vào. Nhà dân bám hai
bên đường như hình con rết. Cổng vào xóm, ngõ thường được xây
dựng kiểu cách, đường nét hoa văn đắp nổi độc đáo. Trên cổng có các
câu đối mang nội dung nhắc nhở mọi người hãy suy nghĩ và làm điều


25

thiện, giáo dục mọi người tình u làng xóm. Những gia đình trong xã
vẫn giữ truyền thống hiếu học, và gia đình sống nhiều thế hệ.
Trong quá trình hình thành và phát triển lâu đời người Cổ Nhuế
đã tạo dựng nhiều di sản văn hóa tạo hình cổ kính, mang đậm sắc thái
dân tộc có giá trị kiến trúc nghệ thuật. Đình làng Hồng xây dựng vào
thời Lý, thờ thành hồng Đơng Chinh Vương. Làng Trù – Đống có
chùa Sùng Quang cổ kính lớn nhất trong xã, trước chùa là một ngơi
nhà tiền đường hình vng, có 16 cột, phía trên được xây dựng theo
kiểu tháp lồng. Trong chùa có nhiều hiện vật cổ, các bức tượng được
tô vẽ trang hồng, một tấm bia có niên đại Cảnh Hưng thứ 10 (1979),
một chiếc kiệu thời Lê (tương truyền của Lê Hiển Tơng)… Thơn
Hồng có nhà thờ cơng giáo xây dựng năm 1987, phục vụ nhu cầu tín
ngưỡng của người dân trong xã.
Các cơng trình di tích – văn hóa tạo hình cịn là nơi hội tụ sinh
hoạt văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo. Hàng năm, ngày 10 tháng 2 âm lịch

dân làng tổ chức hành lễ, mở hội trình diễn lại hình ảnh, những động
tác võ thuật của đồn qn để tưởng nhớ những tướng sĩ đã có cơng vì
nước vì dân. Đặc trưng ngày hội ở Cổ Nhuế nhất thiết phải có bánh
dày, chè kho hai loại đặc sản của dân làng dâng cúng thành hoàng
làng. Ngoài ra trong lễ hội cịn có các hoạt động văn hóa, thể thao:
đánh cờ, chọi gà, vật, hát hội, hát ví… Đó là những sinh hoạt cộng
đồng tìm về với cội nguồn tín ngưỡng và văn hóa của cư dân nơng
nghiệp lúa nước, đặc trưng ngàn đời nay ở Cổ Nhuế.
 Cổ Nhuế sau q trình đơ thị hóa
Cổ Nhuế bước vào q trình cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa từ
những năm 1996 – 2000. Xã đã từng bước thay đổi cơ cấu kinh tế. Từ


×