Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Nhà sàn truyền thống của người mường ở xã thạch kiệt huyện tân sơn tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.95 MB, 93 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ

NHÀ SÀN TRUYỀN THỐNG
CỦA NGƯỜI MƯỜNG
Ở XÃ THẠCH KIỆT, HUYỆN TÂN SƠN,
TỈNH PHÚ THỌ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Giảng viên hướngdẫn : PGS.TS. Đinh Thị Vân Chi
Sinh viên thực hiện

: Lê Thị Thu Nga

Lớp

: VHDT 16A

Hà Nội - 2014

1


LỜI CẢM ƠN

Nghiên cứu khoa học là một công việc quan trọng và cần thiết cho sinh
viên, nhận thức được tầm quan trọng đó bản thân sinh viên đã thử trải nghiệm
với cơng việc với cơng việc khó khăn và đầy thú vị này. Nghiên cứu khoa học
thật sự không phải là cơng việc đơn giản, trong q trình thực hành công việc
này bản thân sinh viên đã nhận ra điều đó. Để hồn thành Khóa luận của


mình, đầu tiên em xin trân trọng gửi lời cảm ơn trân thành tới các thầy cơ
trong Khoa Văn hóa dân tộc thiểu số - Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã tạo
điều kiện cho em được thực hiện bài khóa luận này. Đặc biệt em xin trân
trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Đinh Thị Vân Chi đã tận tình
chỉ bảo và trực tiếp hướng dẫn em trong suốt q trình thực hiện và hồn
thành đề tài.
Đây là lần đầu tiên em thực hiện một cơng trình nghiên cứu, khơng thể
tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy em mong nhận được nhiều lời nhận xét
quý báu của q thầy cơ, để em hồn thiện hơn trong những bài viết sau.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2014
Sinh viên
Lê Thị Thu Nga

2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tà ....................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài.......................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 3
5. Phương pháp nghiên cứu. ......................................................................... 3
6. Đóng góp của đề tài. ................................................................................. 3
7. Bố cục của đề tài: ..................................................................................... 4
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI MƯỜNG VÀ NHÀ SÀN CỦA HỌ
TẠI XÃ THẠCH KIỆT, HUYỆN TÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ ............. 5
1.1. Khái quát về xã Thạch Kiệt .................................................................. 5
1.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 5

1.1.1.1. Vị trí địa lý và địa giới hành chính.. ................................................. 5
1.1.1.2. Địa hình. .......................................................................................... 6
1.1.1.3. Khí hậu. ........................................................................................... 6
1.1.1.4. Thủy văn.......................................................................................... 7
1.1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên. ................................................................... 8
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - văn hoá- xã hội... .................................................. 10
1.1.2.1. Điều kiện kinh tế ............................................................................. 10
1.1.2.2. Cơng tác văn hóa.. ........................................................................... 10

3


1.1.2.3. Thực trạng xã hội. ............................................................................ 10
1.2. Khái quát về người Mường ở Xã Thạch Kiệt ......................................... 12
1.2.1. Dân số và địa bàn cư trú ..................................................................... 12
1.2.2. Nguồn gốc, tên gọi ............................................................................. 12
1.2.3. Hoạt động kinh tế.. ............................................................................. 14
1.2.4. Đặc điểm văn hóa ............................................................................... 20
1.3. Khái quát về nhà sàn của người Mường xã Thạch Kiệt.......................... 21
Chương 2: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA NHÀ SÀN TRUYỀN
THỐNG CỦA NGƯỜI MƯỜNG XÃ THẠCH KIỆT, HUYỆN TÂN
SƠN, TỈNH PHÚ THỌ .............................................................................. 24
2.1. Nguyên vật liệu và kỹ thuật dựng nhà.................................................... 24
2.1.1. Nguyên vật liệu .................................................................................. 24
2.1.2. Các công cụ và kỹ thuật dựng nhà ...................................................... 26
2.2. Các quan niệm chọn hướng, chọn đất, chọn tuổi khi làm nhà. ............... 31
2.3. Kiến trúc nhà sàn truyền thống người Mường ....................................... 33
2.4. Các nghi lễ liên quan đến nhà sàn .......................................................... 35
2.5. Bố trí nhà ở............................................................................................ 39
2.6. Các loại đồ dùng trong nhà. ................................................................... 47

2.7. Ý nghĩa ngôi nhà sàn đối với người Mường........................................... 48
Chương 3: XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI NHÀ SÀN VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ BẢO
TỒN, PHÁT HUY NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG
CỦA NHÀ SÀN CỦA NGƯỜI MƯỜNG XÃ THẠCH KIỆT, HUYỆN
TÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ ..................................................................... 50

4


3.1. Xu hướng biến đổi ................................................................................. 50
3.1.1. Biến đổi về hình thức ngơi nhà. .......................................................... 50
3.1.2. Biến đổi về ngun vật liệu và kỹ thuật xây dựng nhà ở hiện nay. ...... 53
3.1.3. Biến đổi về các loại đồ dùng trong nhà ở hiện nay. ............................. 55
3.1.4. Biến đổi về cảnh quan nhà ở hiện nay................................................. 56
3.2. Nguyên nhân biến đổ ............................................................................. 57
3.2.1. Tác động từ kinh tế. ............................................................................ 57
3.2.2. Tác động từ văn hóa ........................................................................... 60
3.2.3.Tác động từ xã hội ............................................................................... 63
3.2.4. Tác động từ các chính sách của Đảng và Nhà nước. ........................... 64
3.3. Kiến nghị và giải pháp. .......................................................................... 66
3.3.1. Kiến nghị ............................................................................................ 66
3.3.2. Những giải pháp cụ thể. ...................................................................... 67
KẾT LUẬN ................................................................................................. 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO. ......................................................................... 72
PHỤ LỤC.................................................................................................... 74

5


MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, có nền văn hóa độc đáo với sự thống
nhất và hòa quyện của 54 dân tộc anh em cùng sinh sống trên dải đất hình
chữ S. Chính vì điều đó mà bên cạnh những nét chung tạo nên sự thống nhất
ấy mỗi dân tộc lại có những nét khác nhau về văn hóa, kinh tế, phong tục tập
quán, lễ nghi, tôn giáo riêng mà không hề bị trộn lẫn với bất kỳ nền văn hóa
nào.
Văn hóa là nền tảng tinh thần, là động lực để phát triển kinh tế - xã hội.
Một đất nước dù có nền kinh tế phát triển như thế nào đi nữa mà khơng có
văn hóa của dân tộc của đất nước đó thì coi như dân tộc của đất nước đó
khơng tồn tại.
Đúng vậy, văn hoá là một lĩnh vực rất quan trọng của đời sống xã hội,
hội tụ những giá trị mà chính con người đã tạo nên. Những giá trị quý báu mà
con người tạo nên không tồn tại bất biến, mà theo thời gian và do nhiều yếu tố
khác, nó khơng cịn giữ được những giá trị ngun vẹn ban đầu, ta không
nhận ra được hết những dấu ấn thời đại trong đó nữa. Người Mường có truyền
thống văn hoá rất đặc sắc, đặc trưng, rõ nét và ít bị hoà lẫn với tộc người
khác. Nhà sàn là một trong những thành tố của văn hóa vật chất, là nơi thể
hiện của văn hóa người Mường, là nơi có những nét riêng truyền thống và bản
sắc riêng của tộc người. Nhà sàn của người Mường mang một giá trị truyền
thống quý giá, được các thế hệ truyền lại cho nhau, gìn giữ như một niềm tự
hào. Tuy vậy, do sự can thiệp tác động của các yếu tố bên ngoài, trong nhiều
năm trở lại đây yếu tố văn hố truyền thống này dần bị mai một. Vì vậy, em
nghiên cứu đề tài này là để làm sống lại giá trị văn hoá truyền thống đáng tự
hào của người Mường, cũng để nhìn lại những thay đổi của giá trị đó và đề

6



xuất những giải pháp nhằm giữ lại những điều tốt đẹp, đồng thời, cũng góp
phần nho nhỏ vào kho tàng “ Giữ gìn và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
2.Lịch sử nghiên cứu đề tài
Người Mường là một trong những dân tộc thiểu số lớn ở Việt Nam. Giá
trị văn hóa Mường rất đậm nét, thu hút một lượng lớn các nhà nghiên cứu
tham gia tìm hiểu. Đã có rất nhiều các cơng trình nghiên cứu lớn, nhỏ về
người Mường ở Việt Nam nói chung và người Mường ở Phú Thọ nói riêng.
Ngay từ năm 1948, bà Jeanne Cuisinier đã viết cuốn “ Người Mường –
địa lý nhân văn và xã hội học” ( Viện Dân tộc học Pari, 1948). Đây là một
cơng trình có giá trị, là một trong những bộ sưu tập dân tộc học công phu lớn
nhất về người Mường cho đến nay. Cuốn sách mơ tả khá tồn diện về người
Mường, trong đó tác giả đã miêu tả về địa lý, đặc điểm văn hóa vật chất, gia
đình và các nghi lễ tơn giáo, tín ngưỡng. Tác phẩm này giúp cho chúng ta một
nguồn tư liệu quan trọng để nghiên cứu về người Mường. Đi tiếp những nẻo
đường Jeanne Cuisinier khai phá, các nhà nghiên cứu của Việt Nam cũng có
những nỗ lực và đóng góp to lớn, viết lên những cơng trình khá cơng phu về
người Mường như: Phạm Xuân Độ với Phú Thọ Tỉnh địa chí; Vương Hồng
Tun với Tìm hiểu về nguồn gốc người Mường Mường; Lâm Tâm với Tên
gọi cuả người Mường Mường và mối quan hệ người Mường vớingười Việt;
Nguyễn Lương Bích với Trong lịch sử người Việt và người Mường là hai
người Mường hay một người Mường; Hội Khoa học xã hội Việt Nam cũng đã
hình thành cuốn “ Các dân tộc ít người ở Việt Nam” ( các tỉnh phía Bắc) năm
1978, trong đó diện mạo đời sống cũng được trình bày khá khái qt và đầy
đủ; Cơng trình nghiên cứu của Nguyễn Khắc Tụng có tên gọi “Nhà ở cổ
truyền các dân tộc Việt Nam”, thuộc cơng trình nghiên cứu của Hội khoa học
lịch sử Việt Nam. Đây là công trình nghiên cứu có liên quan trực tiếp tới khóa

7



luận của em. Tuy nhiên, cơng trình nghiên cứu trên chỉ khảo sát trên cơ sở
tổng hợp các tư liệu địa phương, tiến hành khảo sát trên địa bàn rộng lớn còn
trong bài viết này em xin tiếp cận ở một phương diện nhỏ hơn, đó là ở quy mơ
địa phương.
3.Mục đích nghiên cứu
Khóa luận tập trung nghiên cứu, tìm hiểu về nhà sàn truyền thống và sự
biến đổi nhà sàn của người Mường ở xã Thạch Kiệt, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú
Thọ và bước đầu tìm kiếm giải pháp bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa
đích thực của ngôi nhà người Mường nơi đây.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đề tài tập trung khảo sát nhà sàn truyền thống của người Mường và
chỉ ra những thay đổi của nhà sàn hiện nay so với trước tại xã Thạch Kiệt,
huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.
- Phạm vi nghiên cứu:
Về đối tượng: Nhà sàn của người Mường.
Về không gian: xã Thạch Kiệt, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.
Về thời gian: Từ năm 2000 đến năm 2014.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong q trình nghiên cứu khóa luận đã sử dụng các phương pháp
như: Điền dã, dân tộc học, điều tra, xã hội học (quan sát, phỏng vấn người
dân), phân tích tài liệu,.... được thực hiện tại các khu trong xã người Mường
sinh sống nhằm thu thập thông tin cho bài viết.
Để có được tư liệu cho bài viết, sinh viên đã tiến hành đi điền dã, dân
tộc học, tìm hiểu địa bàn, khảo sát trực tiếp nhà sàn, để có cái nhìn trực quan.
Ngồi ra, cịn tham khảo một số tài liệu của các giả có uy tín.
6. Đóng góp của đề tài
6.1. Về lý luận

8



- Khóa luận giới thiệu một nét văn hố cổ truyền của người Mường ở
Phú Thọ.
- Phát hiện ra những nét văn hoá địa phương ẩn chứa trong văn hoá
người Mường nói chung.
- Chỉ ra những thay đổi và phát hiện nguyên nhân biến đổi về nhà sàn
hiện nay góp phần làm sáng tỏ hơn bức tranh chung về văn hóa Mường ở Phú
Thọ nói riêng và ở Việt Nam nói chung.
- Đóng góp giải pháp cụ thể nhằm giữu gìn văn hố truyền thống tốt
đẹp của người Mường ở xã Thạch Kiệt.
6.2. Về giá trị thực tiễn
Khóa luận là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà quản lý, các cán
bộ văn hóa, quy hoạch phát triển nơng thôn, phát triển du lịch... ở địa phương
trong thực thi cơng tác ở địa phương.
7. Bố cục của đề tài
Ngồi phần mở đầu, kết luận, phụ lục đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về người Mường và nhà sàn của họ tại xã Thạch
Kiệt, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.
Chương 2: Một số đặc điểm chính của nhà sàn truyền thống của người
Mường xã Thạch Kiệt, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.
Chương 3: Xu hướng biến đổi nhà sàn và giải pháp để bảo tồn, phát
huy những giá trị văn hóa truyền thống của nhà sàn của người Mường xã
Thạch Kiệt, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.

9


Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI MƯỜNG VÀ NHÀ SÀN CỦA HỌ TẠI

XÃ THẠCH KIỆT, HUYỆN TÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ
1.1. Khái quát về xã Thạch Kiệt
1.1.1.Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý và địa giới hành chính
Tân Sơn là một huyện miền núi thuộc tỉnh Phú Thọ được thành lập theo
nghị định số 61/2007/NĐ - CP ngày 9 tháng 1 năm 2007 của chính phủ Việt
Nam do tách từ huyện Thanh Sơn.
Tân Sơn có 17 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã: Minh Đài,
Tân Phú, Mỹ Thuận, Thu Ngạc, Thạch Kiệt, Thu Cúc, Lai Đồng, Đồng Sơn,
Tân Sơn, Kiệt Sơn, Xuân Đài, Kim Thượng, Xuân Sơn, Văn Lng, Long
Cốc, Tam Thanh, Vinh Tiền.
Huyện Tân Sơn có 68.858 ha diện tích tự nhiên và 75.897 nhân khẩu,
trong đó 83% là đồng bào các dân tộc: Mường, Dao, H’Mông, Thái, La Chí,
Tày, Nùng, Kinh.
Thạch kiệt là một xã miền núi nằm về phía bắc huyện Tân Sơn, cách
trung tâm huyện 10km. Xã có tổng diện tích tự nhiên 5.232ha. Ranh giới hành
chính như sau:
- Phía Đơng giáp xã Thu Ngạc.
- Phía Tây bắc giáp xã Kiệt Sơn, Tân Sơn,Tân Phú.
- Phía Bắc giáp huyện Yên Lập.

10


Trên địa bàn xã có tuyến đường 32A chạy qua đi Kiệt Sơn, Xuân Sơn
chạy qua với tổng chiều dài 5,8 km, đây là các tuyến quan trọng tạo điều kiện
thuận lợi thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát
triển nơng lâm thủy sản nói riêng giữa các xã trong huyện Tân Sơn với các địa
phương lân cận như Sơn La, Yên Bái và các huyện trong tỉnh.
1.1.1.2. Địa hình

Là xã có địa hình mang tính chất đặc trưng của miền núi và nghiêng
dần từ Bắc xuống Nam, địa hình có những đặc trưng: nhiều đồi núi, có độ dốc
lớn, những cánh đồng bằng phẳng xen giữa các quả đồi và được chia làm 2
loại hành chính:
- Địa hình bằng phẳng chiếm khoảng 10% diện tích và được phân bố
rải ráctrong tồn xã nằm xen kẽ giữa các quả đồi lớn nhỏ. Đây là vùng thuận
lợi nhất để phát triển sản xuất nơng nghiệp, đặc biệt là cây lương thực.
- Địa hình đồi núi chiếm 90% diện tích tự nhiên và được phân bố chủ
yếu ở phía bắc và rải rác trong tồn xã với các đặc trưng là có độ cao từ 300350m. Độ dốc trung bình từ 15- 250
1.1.1.3. Khí hậu
Xã Thạch Kiệt nằm trong vùng khí hậu mang những nét điển hình của
khí hậu nhiệt đới gió mùa như: mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, mùa đơng lạnh,
cuối đơng ẩm ướt và mưa phùn.
Do ảnh hưởng của địa hình núi thấp, lại nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa
trung du và miền núi nên thời tiết khí hậu diễn biến phức tạp. Lượng mưa
trung bình hàng năm từ 1200- 1500mm. Độ ẩm trung bình 80%, tháng có độ
ẩm khơng khí lớn nhất là tháng 8 và thấp nhất là tháng 4. Nhiệt độ khơng khí

11


trung bình hàng năm 220C (nhiệt độ cao tuyệt đối là 390C và nhiệt độ thấp
tuyệt đối là 50C).
Gió chia làm 2 mùa chính: gió mùa Đơng Bắc từ tháng 11 đến tháng 1
năm sau, có kèm theo sương mù gió lạnh, gây khó khăn và thiệt hại cho sản
xuất nơng nghiệp. Gió Đơng Nam từ tháng 5 đến tháng 10 kèm theo mưa,
nhất là vào tháng 8, 9 gây lụt lội và lũ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
Thời tiết của xã Thạch Kiệt thuận lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp với
thế mạnh là cây chè, cây nguyên liệu giấy ( cây keo, cây bồ đề), chăn ni đại
gia súc,...

Tận dụng đặc điểm khí hậu, thời tiết trên, người Mường đã có chế độ
nơng lịch rất hợp lý và hài hịa. Mỗi mùa, họ có chế độ làm việc và nghi ngơi
riêng biệt. Mùa mưa nóng là thời gian tập trung cho việc sản xuất trong năm
của họ. Các loại cây trồng đều được tập trung trong khoảng thời gian này.
Mùa khơ lạnh, thiếu nước cũng chính là khoảng thời gian dành cho công việc
cưới xin, dựng nhà, tổ chức lễ hội, sinh hoạt cộng đồng, ...
1.1.1.4. Thủy văn
Trên địa bàn xã nguồn nước khá phong phú, được cung cấp chủ yếu bởi
các con sông, suối như: sông Bứa, suối Bụt, suối Thánh,... Đặc điểm chung
của hệ thống sông suối trên địa bàn là đều bắt nguồn từ những dãy núi cao, có
độ dốc lớn, về mùa mưa nước dâng nhanh và đột ngột thường gây lũ ống, lũ
quét, ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế - xã hội nói chung và đến sản xuất
nơng lâm thủy sản nói riêng. Cịn về mùa khơ thì các sông suối bị cạn không
đủ nước để cung cấp cho sản xuất nông nghiệp.

12


Nguồn nước ngầm của xã được khai thác chủ yếu từ hệ thống các giếng
đào với độ sâu từ 8- 12m, là nguồn cung cấp chính cho sinh hoạt của nhân
dân.
1.1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất
Theo kết quả thống kê năm 2009, tổng diện tích đất tự nhiên của xã là
5232 ha, trong đó:
- Đất nơng nghiệp: 4999,57 ha, chiếm 95,56% tổng diện tích đất tự
nhiên.
- Đất phi nơng nghiệp: 64,4 ha, chiếm 2,24% tổng diện tích đất tự
nhiên.
- Đất chưa sử dụng: 115,21 ha, chiếm 2,2% tổng diện tích đất tự nhiên.

Trên địa bàn có 3 nhóm đất chính: Đất phù sa có diện tích là 7,75 ha,
chiếm 0,15% tổng diện tích đất của xã. Đất Glây được hình thành từ những
vật liệu khơng gắn kết tạo thành do bồi tụ của các khối đồi núi, có diện tích
33,62 ha,chiếm 0,64% diện tích đất của xã. Đất xám có diện tích lớn nhất, với
4599,59 ha, chiếm 89,9% tổng diện tích. Các loại đất này phù hợp với việc
trồng cây lâu năm ( cây công nghiệp cây ăn quả,...) các loại cây có khả năng
bảo vệ, cải tạo đất và cho hiệu quả kinh tế cao.
Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt: Diện tích sơng suối và mặt nước chun dùng của
toàn xã là trên 48.95 ha, được phân bố chủ yếu trên các con sông suối và các
hồ đập trên địa bàn xã. Hầu hết các con sông suối trên địa bàn đều có lưu

13


lượng nước lớn, nhất là về mùa mưa. Đây là nguồn nước quan trọng trong
việc phát triển sản xuất nông lâm nghiệp cũng như sinh hoạt của người dân
trên địa bàn.
- Nguồn nước ngầm: Đến thời điểm này, xã chưa có cơng trình khảo
sát, đánh giá chất lượng và trữ lượng nước ngầm trên địa bàn, tuy nhiên qua
khảo sát sơ bộ cho thấy nước ngầm phân bố không đều. Vùng cao có chất
lượng nước ngầm thấp và khó khai thác.
Tài nguyên rừng
Tổng diện tích đất lâm nghiệp của xã có 4.871,68 ha, chiếm 9,27% diện
tích đất lâm nghiệp tồn huyện, mật độ che phủ hiện tại 93,1%. Là xã có diện
tích lâm nghiệp lớn so với diện tích đất tự nhiên của xã, có tỷ lệ che phủ cao
trong huyện. Diện tích rừng phịng hộ 3080,98 ha, rừng sản xuất 1790,7ha.
Nguồn động vật rừng hiện nay đã cạn kiệt, do diện tích rừng bị thu hẹp
và nạn săn bắn bừa bãi. Hiện nay cịn một số lồi như hoẵng, nai, sơn dương,
chồn,lợn rừng, gà rừng, tê tê, rùa,... với số lượng ít.

Với cảnh quan thiên nhiên đẹp và mơi trường trong lành, do khơng có
các nhà máy lớn đóng trên địa bàn xã nên môi trường nước và không khí chưa
bị ơ nhiễm. Thạch Kiệt cũng khơng có ơ nhiễm tiếng ồn và hệ thống thảm
thực vật với độ che phủ cao, cung cấp nguồn khơng khí trong lành cho mơi
trường sống và bảo vệ đất chống xói mịn.
Tài nguyên nhân văn
Theo thống kê năm 2009, dân số toàn xã là 3.846 người, chiếm 5,05%
dân số toàn huyện, trong đó có 1998 lao động, chiếm 52% dân số tồn xã.
Người dân xã Thạch Kiệt có truyền thống đồn kết, hiền hòa, cần cù trong lao

14


động, xã có đơng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống đến nay vẫn giữ nguyên
được những nét văn hóa đặc trưng mang đậm bản sắc văn hóa vùng miền dân
tộc.
Trong những năm gần đây các cấp các ngành đã chú trọng đến công tác
giáo dục, đào tạo nghề nhằm từng bước nâng cao trình độ dân trí, đào tạo
nguồn lao động có lượng ngày càng cao đáp ứng được nhu cầu sản xuất của
các ngành.
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - văn hóa - xã hội
1.1.2.1. Điều kiện kinh tế
Là xã thuần nông nên nông lâm nghiệp, thủy sản vẫn là nghành kinh tế
trọng tâm của xã nên giá trị kinh tế ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trong cao.
Năm 2009 cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp còn chiếm trên 81%
tổng giá trị sản xuất của địa phương. Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế của xã
như sau:
Theo giá cố định 1994, thì trong giai đoạn 2005- 2009, tốc độ tăng
trưởng giá trị sản xuất của xã có sự tăng trưởng đáng kể, khoảng 10,2%/năm.
Theo giá hiện hành, trông nền cơ cấu kinh tế của xã thì năm 2009 tỷ

trọng nghành nơng nghiệp chiếm 81%, giảm 9% so với năm 2005; Công
nghiệp xây dựng 5%, tăng 3%; Thương mại dịch vụ 14% tăng 6% so với năm
2005, trong giai đoạn 2005- 2009, cơ cấu kinh tế của xã đã có sự chuyển dịch
đáng kể tuy nhiên còn chậm so với tiềm năng của địa phương.
1.1.2.2. Cơng tác văn hóa
Cơng tác văn hóa thơng tin – thể thao của xã được phát triển mạnh,
sóng truyền hình đã phủ đến từng khu, góp phần rất lớn trong công tác tuyên

15


truyền, giải thích các đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng
và Nhà nước. Trên địa bàn xã có xây dựng nhà văn hóa là nơi tổ chức các đợt
biểu diễn văn nghệ trong các dịp lễ lớn.
1.1.2.3. Thực trạng xã hội
* Dân số: Tổng nhân khẩu của xã là 3846 người. Mật độ dân số trung
bình của toàn xã năm 2007 là 74 người/km2. Về cơ cấu dân tộc xã Thạch Kiệt
chủ yếu là dân tộc Mường chiếm 62,7%, dân tộc Kinh chiếm 19,2%, dân tộc
Dao 17,7%, còn lại là các dân tộc khác. Dân cư của xã được chia thành 12
khu, với 926 hộ và 3846 khẩu, trong đó khu Minh Nga, Dùng II, Cường
Thịnh I có dân số cao nhất. Do xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, sản xuất
nông lâm nghiệp, thủy sản là chính, nên thu nhập bình qn đầu người xã
Thạch Kiệt còn rất thấp, mức sống phần lớn của người dân ở mức trung bình
hoặc nghèo so với tỉnh và cả nước. Nhờ có các biện pháp xóa đói giảm nghèo
và dụ án của nhà nước mà đời sống của nhân dân ngày càng cải thiện.
* Vấn đề phát triển cơ sở hạ tầng:
- Giao thơng: xã Thạch Kiệt có tuyến đường quốc lộ 32A, có chiều dài
chạy qua xã là 5,8km, đoạn đường này đã được rải nhựa. Đây là một trong
những tuyến đường huyết mạch, khơng chỉ có vai trò quan trọng của xã đối
với phát triển kinh tế xã hội và lưu thơng trao đổi hàng hóa với các xã trong

vùng và địa phương bên ngoài.
Hiện nay tồn xã có 30,8 km đường giao thơng nơng thơn và 29,5 km
đường giao thơng nội đồng. Trong đó 1,36 km đường giao thơng được bê tơng
hóa cịn lại là đường cấp phối hoặc đường đất. Do giao thông trong xã chủ
yếu là đường đất,đường cấp phối chiếm tỷ lệ thấp (chủ yếu là trục đường
chính trong xã), chất lượng đường kém, độ dốc hẹp gây khó khăn cho việc đi

16


lại, nhất là vào mùa mưa. Vì vậy, việc đầu tư nâng cấp, mở rộng các tuyến
đường giao thông, để phục vụ đi lại của nhân dân và phát triển kinh tế xã hội
của xã là một yêu cầu cấp thiết.
- Thủy lợi: Hàng năm đảm bảo tưới tiêu cho 209,2 ha diện tích đất
lúa,khoảng 80% diện tích lúa được tưới và 30% diện tích màu và cây hàng
năm, đồng thời cung cấp một phần nước sinh hoạt cho nhân dân trong vùng.
Hệ thống thủy lợi trong vùng bao gồm: các hồ chứa nước ( hồ Thác Giỏ, hồ
Đồng Bi), phai đập ( với 17 cơng trình được xây dựng).
- Ngồi ra cịn các cơng trình khác như: mạng lưới điện, hệ thống chợ
nơng thơn, bưu chính viễn thơng, trường học, trạm y tế, trụ sở ủy ban. Những
cơng trình này càng ngày càng được đầu tư quan tâm và phát triển toàn diện.
1.2. Khái quát về người Mường ở xã Thạch Kiệt
1.2.1. Dân số và địa bàn cư trú
Dân số: Tổng nhân khẩu của xã Thạch Kiệt là 3846 người. Trong đó,
dân tộc Mường là chủ yếu chiếm 62,7% dân số trong toàn xã. Người Mường
tập trung chủ yếu trong các khu: Chiềng I, Chiềng II, Dùng I, Dùng II, Xóm
Dụt, Đồng Mỏn, Xóm Giàn, Xóm Giặt.
1.2.2. Nguồn gốc, tên gọi
Về nguồn gốc
Nhiều tài liệu khoa học xác định rằng : Người Việt và người Mường

vốn có chung nguồn gốc. Về mặt ngôn ngữ, tiếng Việt và tiếng Mường có
một gốc chung. Về nhân chủng, hai nhóm Việt - Mường cùng chung những
đặc điểm nhân chủng trong đó Nam Á thuộc tiểu chủng Mongoloit phương
Nam. Có một số tác phẩm thuộc dịng văn học dân gian giải thích về điều này.

17


Tuy nhiên, liên quan đến nguồn gốc người Mường ở Phú Thọ thì có "Truyền
thuyết về Đức thánh Tản Viên".
Truyền kể rằng, ở vùng mường Xuân đài, Khả Cửu ngày xưa có một cơ
gái con nhà Lang tên là Đinh Thị Đen (người Mường Thanh Sơn gọi là Đinh
Thị Điên). Cơ là người đen đủi xấu xí nhất trong gia đình dịng họ nên bị bố
mẹ, anh chị em hắt hủi. Một lần vào rừng lấy củi, cô gái tủi thân ngồi khóc
trên một tảng đá và ngủ thiếp đi. Từ đó cơ có thai và đã bị nhà Lang hắt hủi
đuổi đi. Cô đã lang thang lần đi đến vùng mường Tất Thắng. Dân ở đó thấy
cơ đói khát đã cho cô ăn uống. Từ Tất Thắng, cô lại đi tiếp đến động Lăng
Xương (thuộc xã Trung Nghĩa huyện Thanh Thuỷ, Phú Thọ ngày nay) thì đẻ
ra thần Tản Viên. Dân bản ở đây thương tình đã đóng cho cô một bè nứa và
đưa hai mẹ con cô vượt sơng Đà sang vùng Ba Vì (thuộc Hà Nội ngày nay).
Mẹ con bà Đinh Thị Đen được bà Ma Thị là chúa các động mường cưu mang
nhận làm con nuôi. Khi Tản Viên lớn lên, thần được bà Ma Thị truyền cho
quyền cai trị và bảo vệ các xứ mường. Thần đã lấy con gái vua Hùng thứ 18
tên là Ngọc Hoa làm vợ.
Mặc dù truyền thuyết mang tính hoang đường và đôi khi tản mạn
nhưng lại là tư liệu quý. Người Mường quan niệm mình và người Kinh vốn
cùng một cha mẹ sinh ra, cùng máu mủ dòng giống. Chính vì lẽ đó mà cho
đến tận ngày nay, người Mường vẫn cịn lưu truyền câu ca: “Ta với mình tuy
hai mà một. Mình với ta tuy một thành hai”
Tên gọi

Người Mường có tên tự gọi là Mol ( hoặc Monl, Moan, Mual). Không
phải ngay từ buổi đầu lịch sử, dân tộc Mường đã có tộc danh như ngày nay.
Và đương nhiên trước đây, người Mường cũng không dùng danh từ này làm

18


tên gọi cho dân tộc mình. Theo nhà nghiên cứu Trần Từ, Mường là từ dùng để
chỉ một vùng cư trú của người Mường bao gồm nhiều làng. Mỗi vùng được
đặt dưới sự cai quản của một nhà Lang. Qua sự tiếp xúc giao lưu giữa người
Mường và người Kinh đã sử dựng từ Mường để gọi dân tộc này. Cho đến tận
bây giờ, người Mường vẫn tự gọi mình là Mol, monl. Tất cả những từ mà
người Mường dùng để chi dân tộc mình có nghĩa là “ người”. Vì lẽ đó mà
người Mường thường tự xưng mình là con Mol hoặc là con Monl: con người.
Còn từ Mường vốn là từ mương người Mường dùng để chỉ nơi cư trú chứ
khơng liên quan gì đến tộc danh ngày nay của mình. Mặc dù vậy, cùng với sự
biến động của lịch sử cũng như quá trình giao lưu kinh tế, văn hóa với các tộc
người anh em khác, cho đến nay “ Mường” đã được người Mường chấp nhận
và coi đó là tộc danh của mình, và hiển nhiên, họ tự nhận mình là người
Mường như ngày nay. Chính vì lẽ đó mà Mường đã trở thành tên gọi chính
thức và duy nhất của tộc người này để phân biệt với các dân tộc khác. Tộc
danh Mường đã được các tổ chức, thể chế, các nhà nghiên cứu và nhân dân
cùng tìm hiểu, nghiên cứu gọi dân tộc này là: Người Mường.
1.2.3.Hoạt động kinh tế
* Nghề nông trồng lúa nước
Nghề nông trồng lúa nước được tiến hành ở những nơi có địa bàn bằng
phẳng gần sơng, ngịi. Đó là những mảng đồng bằng thung lũng hay những
doi đất nhỏ hẹp dưới chân các dãy núi, ven các đồi gò thấp. Người Mường rất
coi trọng cây lúa nếp, vì trong cuộc sống, bữa ăn truyền thống thì cơm nếp là
nguồn lương thực chủ đạo. Bên cạnh đó, người Mường cịn trồng cả lúa tẻ và

ngày càng phổ biến giống lúa này cho năng suất cao. Ngoài những thửa ruộng
nước ở đồng bằng, người Mường đa phần làm ruộng bậc thang tận dụng đất ở
sườn, chân đồi gò. Loại ruộng này thường hẹp về chiều rộng nhưng lại dài

19


như những cánh cung vòng quanh các đồi gò. Do ruộng bậc thanh làm ở trên
cao, nguồn nước tưới tiêu khó khăn nên người Mường biết đào mương bắc
máng, làm guồng xe nước lợi dụng dòng chảy của các con sơng, suối, ngịi để
đưa nước lên cao, cung cấp cho những thửa ruộng dài ngoằn nghèo. Ruộng
bậc thang chủ yếu chỉ trồng được một vụ trong năm là vụ mùa. Các vụ khác
người Mường dùng để trồng ngô, khoai, rau… Những loại hoa màu này thích
hợp với mùa khơ ít nước. Một loại ruộng mà người Mường biết tận dụng khai
phá để trồng lúa gọi là ruộng chằm, ruộng rộc. Đây là những thửa ruộng ở nơi
đầm lầy dưới là bùn lỗng, nước cịn ở mặt trên cùng cỏ dại mọc thành tầng,
thành lớp. Ruộng chằm – rộc thường rất sâu, đến thắt lưng thậm chí cịn đến
ngực. Do đó, ruộng loại này thường rất khó khăn trong canh tác vì khơng thể
cày bừa dễ dàng như ruộng bậc thanh hay ruộng nước ở đồng bằng. Để thuận
lợi làm ruộng cũng như thu hoạch, người Mường thường phải chặt chuối, tre
làm thành bè để bám hoặc gối lên làm cỏ, cấy hay gặt. Tuy vậy, do điều kiện
khơng có nhiều diện tích thuận lợi cho canh tác nơng nghiệp thì những loại
ruộng chằm ruộng rộc cũng chiếm một vị trí khá quan trọng trong cuộc sống
của người Mường.
* Nương rẫy
Bên cạnh những thửa ruộng nước, người Mường còn đốt nương làm rẫy
với hình thức lao động lạc hậu kiểu chọc lỗ tra hạt. Người Mường có kinh
nghiệm quý trong việc chọn đất làm nương rẫy. Họ chọn những mảng rừng có
giang, nứa mọc dày, trồng mùn màu mỡ hay những vạt đất đen ven đồi núi.
Khi chọn đất, người Mường thường chặt một cây nứa hoặc cây gỗ vát nhọn

đâm xuống đất. Nếu đâm được sâu thì điều đó chứng tỏ tầng mùn dày. Một
kinh nghiệm nữa là xem đất màu gì, nếu đất dính vo trên tay thấy mềm dẻo,
bóng như pha mỡ là đất tốt. Chọn được mảng rừng đồi ưng ý, người Mường

20


tiến hành chặt khoanh vùng để phân giới không cho người khác lấy mất.
Người Mường đốt mảng rừng này để lấy mùn và tiện lợi cho việc dọn nương.
Công việc gieo trồng tiến hành vào khoảng tháng 3- tháng 4 khi bắt đầu xuất
hiện những cơn mưa đầu tiên. Người Mường trồng lúa nương không bằng cày
cuốc mà bằng cách lấy một đoạn cây to bằng cổ tay vót nhọn một đầu dùng để
đâm hố tra hạt. Gieo giống xong, họ chặt ngọn nứa, cành cây nhỏ để quét lớp
mùn bề mặt lấp các hố lại. Việc gieo trồng lúa nương tương đối đơn giản
nhưng lại địi hỏi nhiều cơng sức, đặc biệt là làm cỏ cũng như trông nom
không để chim thú phá hoại. Trong làm nương rẫy, người Mường đặc biệt có
ý thức hạn chế hoả hoạn cháy rừng tràn lan. Điều này bắt nguồn từ quan niệm
truyền thống “vạn vật hữu linh”. Theo người Mường, rừng núi, cây cối, dịng
sơng, suối… cũng có linh hồn, do thần linh hoặc ma quỷ cai quản. Cho nên,
họ tránh làm nương rẫy ở những vạt rừng, cây cổ thụ coi là linh thiêng - nơi
ngự trị của thần rừng, thần cây mặc cho đất đai ở đó có màu mỡ tơi xốp đến
đâu. Từ quan niệm đó mà trong lao động sản xuất của người Mường có nhiều
tục lệ lễ nghi nơng nghiệp như tục rước vía lúa, lễ cầu mùa, lễ mừng cơm mới
cho đến tục đóng cửa rừng và mở cửa rừng … kèm theo lệ cấm kiêng kị mang
tính chất siêu nhiên linh thiêng.
* Một số nghề phụ khác
Cùng với nghề nông trồng lúa (lúa nương và lúa nước) làm chính,
người Mường cịn tăng gia sản xuất với những hoạt động kinh tế phụ gia đình,
từ chăn nuôi, làm vườn, dệt vải, đan lát.. đến săn bắn và hái lượm. Cần phải
nói rằng mặc dù những hoạt động này khơng phải là lao động sản xuất chính

nhằm đảm bảo cuộc sống của người Mường nhưng những nghề phụ này lại
đóng vai trị tương đối quan trọng trong việc cung cấp nhu yếu phẩm trong
đời sống hàng ngày của họ.

21


* Chăn nuôi
Những đàn gia súc, gia cầm thường được người Mường nuôi thành bầy
đàn thả dông trong rừng. Người Mường ni gia súc chủ yếu là trâu, bị ngồi
cung cấp thực phẩm trong những ngày hội trọng đại còn dùng làm sức kéo
trong lao động sản xuất. Đối với người Mường, trâu bị có vị trí đặc biệt trong
đời sống thường ngày vì đối với họ chúng là cả tài sản, cơ nghiệp, phản ánh
tiềm lực kinh tế từng nhà trong khu và khu này với khu khác. Trâu bị chăn
thành bầy đàn trong rừng lâu ngày đơi khi đem đến những điều ngạc nhiên thú
vị về số lượng tăng giảm do sự sinh nở của chúng. Bên cạnh đó, người
Mường cịn ni lợn, gà để lấy thịt trứng. Chúng cũng được người Mường
nuôi thả thành bầy. Người Mường khơng có thói quen làm chuồng trại riêng
cho gia súc, gia cầm. Họ thắt buộc những con trâu bò dùng để cày bừa dưới
gầm sàn và làm chuồng trại cho gia cầm. Riêng đối với lợn, họ không mấy khi
nhốt dưới sàn nhà mà được làm chuồng ở xa nhà, xa nguồn nước. Người
Mường còn biết tận dụng ao hồ, sơng ngịi để ni thả cá. Tuy vậy do địa bàn
cư trú bán trung du và miền núi nên ao hồ ở nơi người Mường ở xuất hiện ít.
Họ chủ yếu dựa vào đánh bắt cá, tôm tự nhiên ở sơng, suối và các chi lưu của
nó. cơng cụ dùng để đánh bắt chủ yếu là lưới, đó, đăng, chũm. Song có lẽ kiểu
đánh bắt cá truyền thống của người Mường là dùng một thứ lá có độc gọi là lá
cơi giã nhuyễn dải xuống một khúc suối ngòi đề làm cho cá tép say nổi lên
mặt nước rồi bắt đem về.
* Nghề vườn
Người Mường nơi đây không chú ý lắm đến hiệu quả kinh tế vườn đem

lại. Vườn của người Mường trồng đủ các loại cây như cau, mít, bưởi, chuối,
khế, chanh, trầu, tre, bương, chuối… Có thể nói, ngồi các hình thức lao động
kiếm sống phụ khác, mảnh vườn trở nên gắn bó thân thiết với người Mường

22


như một phần của cuộc sống. Với người Mường, hầu như nhà nào cũng có
mảnh vườn nhỏ đủ để trồng cây quanh nhà, mỗi thứ một ít để phục vụ cho gia
đình theo kiểu mùa nào thức ấy. Phụ nữ trong gia đình rất chăm lo đến các
loại cây trồng trong vườn. Đôi khi những người đàn ông cũng rất thích thú với
mảnh vườn quanh nhà của mình. Họ quyết định các giống cây trồng và quan
tâm đến chúng. Tuy vậy, vườn của người Mường chủ yếu vẫn là loại vườn
tạp. Song ngày nay, những cây trồng trong vườn dần được người Mường lưu
ý đến giá trị kinh tế. Họ trồng các giống cây cho năng xuất và hiệu quả kinh tế
cao. Chính vì lẽ đó, người Mường ngày càng chú ý cải tạo mảnh vườn nhỏ bé
của mình. Ngồi vườn nhà, người Mường còn tận dụng cả những vạt đất nhỏ
ven bờ suối, ngòi để dễ tưới nước chăm bón. Họ trồng các loại rau, củ, quả
như khoai, cà, bí, cải để cải thiện bữa cơm vốn đơn giản của mình.
* Nghề thủ cơng gia đình
Người Mường đặc biệt khéo tay trong việc đan lát các vật dụng dùng
trong gia đình từ nguyên liệu là tre, nứa và giang, mây, bương như đan vỏ dao
dùng để đi rừng, rổ, rá, thúng, nia, mâm, ớp, giỏ… Trong các nghề thủ công
truyền thống của người Mường đầu tiên phải kể đến là nghề dệt vải. Trong
mỗi gia đình Mường đều có các khung cửi dùng để dệt vải bông, vải lanh để
phục vụ may mặc cho các thành viên. Công việc trồng bông và dệt vải chủ
yếu do nữ giới đảm nhận. Tuy nhiên, nghề dệt vải ở người Mường chưa mang
nhiều yếu tố hàng hoá. Họ chủ yếu sản xuất lúc nông nhàn mà chưa dành thời
gian đáng kể cho nó. Ngun liệu dùng để dệt vải ngồi bơng, lanh cịn có tơ
tằm. Nghề trồng dâu, chăn ni tằm tương đối phổ biến trong mỗi gia đình.

Bên cạnh đó, nghề mộc cũng tương đối phát triển. Hầu như ở khu nào của
người Mường đều có đội mộc riêng của mình để phục vụ trong xây dựng nhà
cửa, đình miếu hoặc làm hậu sự cho lễ tang… Đàn ông Mường rất khéo tay

23


trong nghề này. Họ làm ra những sản phẩm tương đối độc đáo như bao dao,
làm cung, nỏ, đồ thổi xôi từ gỗ và các vật dụng khác phục vụ cho cuộc sống.
* Khai thác nguồn lợi từ thiên nhiên
Săn bắn và hái lượm là hoạt động kinh tế phụ gắn bó với cuộc sống
thường ngày của người Mường. Nguồn rau rừng như rau tầu bay, rau rớn, rau
vi, đắng cảy, măng giang, măng nứa… được khai thác một cách hợp lý để có
thể cung cấp lâu dài. Các cây củ cho bột như củ nâu, củ mài, củ vớn … chỉ
được người Mường khai thác và những năm đói kém, mất mùa. Việc thu hái
rau rừng thường được thực hiện cùng với các công việc khác như lấy củi, đi
nương rẫy hoặc lấy rau lợn… Họ tranh thủ làm việc này sau khi đã hồn tất
các cơng việc khác mà theo họ là quan trọng hơn. Hoạt động săn bắn chim
thú, bổ sung cho bữa ăn là công việc thường xuyên và là đặc quyền của người
đàn ông Mường. Ngồi ra, săn bắn cịn xuất phát từ nhu cầu của việc bảo vệ
nương rẫy khỏi sự phá hoại của chim thú cũng như việc mất mát các con vật
nuôi. Trong gia đình người Mường, người đàn ơng thường có những chiếc nỏ
súng cho riêng mình. Họ rất tự hào và chăm sóc chu đáo cho dụng cụ mà họ
cho rằng thể hiện nam tính cũng như vai trị của mình trong gia đình. Con trai
Mường ngay từ nhỏ đã được ông, cha cho theo trong mỗi lần đi săn, làm bẫy
thú nên khi lớn lên rất thạo việc săn bắn. Người Mường biết làm nhiều loại
bẫy thú với những kiểu dáng khác nhau để bẫy những con thú lớn, thú nhỏ và
chim. Trong các loại bẫy của người Mường, thông dụng nhất là bẫy đâm, bẫy
lao và bẫy sập. Loại bẫy này dùng để bẫy các con thú lớn như hươu, nai, gấu
hoặc lợn rừng. Còn các loại bẫy nhỏ như “ngọ đánh”, “ngọ cắp”, “ngọ rô”

dùng để bắt các con thú nhỏ như gà rừng, chim, sóc… được đặt quanh nương
rẫy để bảo vệ hoa màu. Đặc biệt, những sản phẩm người Mường thu từ rừng
không chỉ đủ dùng trong gia đình mà cịn được dùng để trao đổi với các lái

24


buôn từ miền xuôi như măng, mộc nhĩ, nấm, trầm hương, sa nhân, cánh kiến,
các loại gỗ quý như đinh, lim, táu, lát, xửa, kháo trắng, kháo vàng, treo, … và
các loại dược liệu quý như đẳng sâm, khúc khắc, hoài sơn… Người Mường
đổi những sản phẩm từ khai thác rừng để lấy những vật dụng dùng trong gia
đình như muối, dầu thắp, kim chỉ, kiềng, bát đĩa, xoong nồi, dao, cuốc, gương
lược. Bên cạnh đó, hàng năm, người Mường còn bán cho các lái thương một
số lượng lớn trâu bị. Hoạt động bn bán ngày càng len lỏi vào tận các bản
mường xa, từng bước tạo nên mối quan hệ giữa miền xuôi và miền ngược,
giữa người Mường, người Kinh và các dân tộc khác, góp phần vào giao lưu
văn hoá - kinh tế giữa các tộc người gần gũi nhau.
Như vậy, hoạt động kinh tế của người Mường vẫn chủ yếu là làm nông
nghiệp, hiệu quả kinh tế chưa cao nên thu nhập bình quân đầu người/ năm còn
thấp. Điều này cho thấy đời sống kinh tế của người Mường nơi đây cịn gặp
nhiều khó khăn.
1.2.4.Đặc điểm văn hóa
Đời sống văn hố người Mường trên đất tổ có một nét văn hóa khá độc
đáo. Theo Lĩnh nam chích quái khắc họa hình ảnh về đời sống sinh hoạt của
cư dân Mường thời đại Hùng Vương như sau: “ Đời sống của cư dân lúc đó
sống ven rừng ven sông, đánh cá, lấy bột cây mà ăn, lấy vỏ cây làm áo, lấy cỏ
tranh dệt làm chiếu, làm mắm bằng cầm thú, làm rượu bằng cốt gạo, cày bằng
dao, trồng bằng nứa, bắc gỗ làm nhà sàn. Phong tục thì khi có người chết giã
cối làm lệnh. Việc cưới xin thì gói đất làm đầu, giết trâu dê làm đồ lễ. Lấy
cơm nếp để nhập phòng cúng ăn. Cắt tóc ngắn để đi rừng. Xăm mình để tránh

giao long....?”.

25


×