Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Sự biến đổi văn hóa gia đình dưới tác động của dự án KCN bắc phú cát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.75 MB, 113 trang )

1

TRƯờNG ĐạI HọC VĂN HOá Hà NộI
Khoa văn hóa học
--------------------

HONG NGUYỆT ANH

SỰ BIẾN ĐỔI VĂN HỐ GIA ĐÌNH DƯỚI TÁC
ĐỘNG CỦA DỰ ÁN KCN BẮC PHÚ CÁT

Hµ Néi - 2014


2

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ............................................................ 3
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA GIA ĐÌNH VÀ TÁC ĐỘNG
CỦA DỰ ÁN KHU CƠNG NGHIỆP ĐẾN XÃ PHÚ CÁT ....................... 14
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIA ĐÌNH VÀ VĂN HĨA GIA ĐÌNH...... 14
1.1.1. Khái niệm gia đình ................................................................... 15
1.1.2. Văn hóa gia đình ....................................................................... 18
1.1.3. Sự biến đổi văn hóa gia đình ..................................................... 22
1.2. NHỮNG TÁC ĐỘNG TỪ DỰ ÁN KCN BẮC PHÚ CÁT ĐẾN
KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA ĐỊA PHƯƠNG ............................................ 23
1.2.1. Khái quát về xã Phú Cát, huyện Quốc Oai, Hà Nội ................... 23
1.2.2. Xã Phú Cát trước khi triển khai dự án KCN Bắc Phú Cát ......... 25
1.2.3. Xã Phú Cát sau khi triển khai dự án KCN Bắc Phú Cát ............ 28
TIỂU KẾT .................................................................................................. 38


Chương 2: THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI VĂN HĨA GIA ĐÌNH XÃ PHÚ
CÁT DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN KHU CƠNG NGHIỆP .............. 39
2.1. VĂN HĨA GIA ĐÌNH XÃ PHÚ CÁT TRƯỚC KHI CĨ DỰ ÁN
KCN ........................................................................................................ 39
2.2. VĂN HĨA GIA ĐÌNH XÃ PHÚ CÁT DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA DỰ
ÁN KCN .................................................................................................. 43
2.2.1. Sự biến đổi kiểu loại, quy mơ gia đình xã Phú Cát dưới tác động
của dự án KCN ................................................................................... 43
2.2.2. Sự biến đổi các mối quan hệ trong gia đình xã Phú Cát dưới tác
động của dự án KCN .......................................................................... 49
2.2.3. Biến đổi các chức năng trong gia đình xã Phú Cát dưới tác động
của dự án KCN ................................................................................... 54


3
2.2.4. Biến đổi đời sống tâm linh trong gia đình xã Phú Cát dưới tác
động của dự án KCN .......................................................................... 66
TIỂU KẾT .................................................................................................. 75
Chương 3: NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG,
PHÁT TRIỂN VĂN HĨA GIA ĐÌNH Ở XÃ PHÚ CÁT .......................... 77
3.1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI VĂN HĨA GIA ĐÌNH XÃ
PHÚ CÁT DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN KCN .............................. 77
3.1.1. Biến đổi tích cực ....................................................................... 77
3.1.2. Biến đổi tiêu cực ....................................................................... 79
3.2. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN VĂN
HĨA GIA ĐÌNH XÃ PHÚ CÁT ............................................................ 81
3.2.1. Định hướng xây dựng và phát triển văn hóa gia đình của các cấp
lãnh đạo xã Phú Cát ............................................................................ 81
3.2.2. Giải pháp xây dựng và phát triển văn hóa gia đình xã Phú Cát ..... 86
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT

TRIỂN VĂN HĨA GIA ĐÌNH XÃ PHÚ CÁT...................................... 91
3.3.1. Đối với các cấp lãnh đạo địa phương ........................................ 91
3.3.2. Đối với mỗi gia đình ................................................................. 93
TIỂU KẾT .............................................................................................. 93
KẾT LUẬN ................................................................................................. 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 98
PHỤ LỤC.................................................................................................. 101


4

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
CNH – HĐH
KCN
TP
UBND

Chữ viết đầy đủ
: Cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa
: Khu công nghiệp
: Thành phố
: Ủy ban nhân dân


5

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI


1.1. Gia đình là tế bào của xã hội. Trong tiến trình lịch sử của lồi
người, gia đình có vị trí và vai trị đặc biệt. Từ gia đình, con người được sinh
ra và trưởng thành cả về thể chất và nhân cách. Với hai chức năng cơ bản: tái
sinh con người để duy trì nịi giống và xã hội hóa cá nhân để hình thành nhân
cách, gia đình sẽ tồn tại mãi trong đời sống của nhân loại. Sức mạnh trường
tồn của mỗi quốc gia, dân tộc, xã hội hay đơn giản chỉ là một cộng đồng
người trong làng xã cũng phụ thuộc rất nhiều vào sự tồn tại, phát triển của gia
đình và văn hóa gia đình.
Tuy nhiên, q trình CNH - HĐH với sự xuất hiện ngày càng nhiều của
các KCN đã ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến mọi mặt của đời sống xã hội
như hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và cả các giá trị văn hóa. Trong đó gia
đình với tư cách là cầu nối giữa cá nhân và xã hội cũng có sự biến đổi nhất
định dưới tác động của CNH - HĐH, đặc biệt là gia đình ở vùng xuất hiện các
KCN hiện đại.
1.2. Phú Cát là một xã thuần nông thuộc tỉnh Hà Tây trước đây (nay
thuộc TP Hà Nội) - là một tỉnh cửa ngõ Thủ đơ, có nhiều tiềm năng để phát
triển kinh tế toàn diện với một tốc độ nhanh chóng. Đặc biệt q trình chuyển
đổi kinh tế theo hướng CNH – HĐH đã có tác động khơng nhỏ tới đời sống
kinh tế, văn hóa, xã hội của người dân nơi đây.
Dự án KCN Bắc Phú Cát được tiến hành từ năm 2003, cùng với q
trình hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đã khiến cho kinh tế - xã hội cũng
như đời sống của người dân xã Phú Cát ngày nay có nhiều biến đổi trên nhiều
phương diện. Từ những biến đổi trong đời sống cá nhân nói riêng cho đến
những biến đổi của đời sống cộng đồng nói chung đã dẫn đến một sự biến đổi


6
tất yếu, đó là sự biến đổi của gia đình, trong đó có thể thấy rõ nhất là sự biến
đổi trong văn hóa gia đình. Dưới tác động của dự án KCN, văn hóa gia đình

xã Phú Cát biến đổi kéo theo nhiều hệ quả.
Chính vì vậy, tơi lựa chọn đề tài “Sự biến đổi văn hóa gia đình dưới
tác động của dự án KCN Bắc Phú Cát” với mong muốn làm rõ sự biến đổi
và đưa ra những giải pháp cụ thể trong việc xây dựng và phát triển văn hóa
gia đình xã Phú Cát dưới tác động của dự án KCN Bắc Phú Cát.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

Gia đình là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như: xã hội
học, kinh tế học, đạo đức học, luật học, văn hóa học,… Chính vì thế, hệ thống
các tài liệu liên quan đến gia đình, văn hóa gia đình và sự biến đổi văn hóa gia
đình rất phong phú với các thể loại như sách, báo, tạp chí, luận văn, kỷ yếu,…
Đây cũng chính là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho đề tài.
Các cuốn sách viết về gia đình, văn hóa gia đình:
Đã có rất nhiều học giả, các nhà nghiên cứu lựa chọn vấn đề gia đình
và văn hóa gia đình như là một đối tượng để nghiên cứu. Có thể kể đến các
cơng trình nghiên cứu như: Cuốn Văn hóa gia đình và gia đình văn hóa của
Tạ Văn Thành do Bộ Văn hóa Thơng tin, Hà Nội xuất bản năm 1997; Cuốn
Văn hóa gia đình Việt Nam của Vũ Ngọc Khánh được nhà xuất bản Văn hóa
dân tộc xuất bản năm 1998; Cuốn Xã hội học gia đình của Mai Huy Bích do
nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản năm 2003,… Trong đó, một trong
những cơng trình tiêu biểu về lý luận về gia đình và văn hóa gia đình ở Việt
Nam là cuốn Gia đình học của GS.TS Đặng Cảnh Khanh và PGS.TS Lê Thị
Quý xuất bản năm 2007, Nxb Chính trị xã hội, Hà Nội. Đây là một cơng trình
khoa học cơng phu và hệ thống.
Qua cuốn giáo trình này, các tác giả đã làm nổi bật một số nội dung


7
nghiên cứu lý thuyết hướng vào việc xây dựng và phát triển chuyên ngành gia
đình học. Tác giả đã phân tích, làm rõ những đặc điểm của gia đình Việt Nam

trong truyền thống và những đặc trưng của quá trình hình thành và phát triển
của gia đình Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại. Đồng thời, nhóm tác giả
cũng nêu được thực trạng gia đình Việt Nam trong quá trình chuyển đổi từ
kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa; làm rõ khía cạnh giới trong gia đình và xã hội; những
vấn đề về quản lý nhà nước về gia đình. Cuối cùng, nhóm tác giả đã nêu lên
những định hướng, giải pháp và điều kiện thực hiện những giải pháp xây
dựng gia đình Việt Nam phù hợp với yêu cầu của giai đoạn hiện nay.
Các cuốn sách, các đề tài nghiên cứu về sự biến đổi gia đình và văn
hóa gia đình ở Việt Nam:
Dựa trên cơ sở lý luận về gia đình và văn hóa gia đình của các học giả
đi trước, cùng với sự nghiên cứu qua các thời kỳ lịch sử cụ thể, các tác giả sau
đã cho ra đời những cơng trình nghiên cứu chuyên sâu về sự biến đổi văn hóa
gia đình ở Việt Nam giai đoạn hiện nay như sau:
Cuốn Văn hóa gia đình và sự phát triển xã hội, do Lê Minh chủ biên
xuất bản năm 1994 do nhà xuất bản Lao động, Hà Nội; Lê Thi chủ biên cuốn
Gia đình Việt Nam ngày nay được nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội xuất
bản năm 1996; Vũ Huy Tuấn xuất bản cơng trình Tác động của biến đổi nền
kinh tế xã hội đến một số khía cạnh của gia đình Việt Nam: Nghiên cứu
trường hợp tỉnh Thái Bình vào năm 1996,…Trong đó, đáng chú ý nhất là
cuốn Gia đình và biến đổi gia đình ở Việt Nam, của PGS. TS Lê Ngọc Văn
xuất bản năm 2011.
Cuốn sách đã khái quát hóa và hệ thống hóa những vấn đề cơ bản của
gia đình và biến đổi gia đình ở Việt Nam hiện nay và đưa ra định hướng cho


8
những nghiên cứu tiếp tục trên chủ đề gia đình trong thời gian tới. Trong phần
Biến đổi gia đình ở Việt Nam, tác giả chủ yếu trình bày sự biến đổi chức năng
và cấu trúc của gia đình. Từ đó tác giả đưa ra những quan điểm và giải pháp

chính sách về những vấn đề đặt ra từ sự biến đổi của gia đình Việt Nam. Trên
cơ sở đó, tác giả đưa ra 5 nhóm giải pháp, kiến nghị trong việc xây dựng gia
đình Việt Nam thời kỳ CNH và hội nhập quốc tế.
Cuốn sách là tài liệu tham khảo hữu ích cho cơng tác nghiên cứu, giảng
dạy và học tập chuyên ngành xã hội học gia đình, các nhà hoạch định chính
sách xã hội và những ai quan tâm đến những vấn đề gia đình Việt Nam đương
đại.
Các cơng trình, các đề tài, tạp chí nghiên cứu sự biến đổi văn hóa gia
đình trong q trình CNH – HĐH đất nước:
Đề tài: Nghiên cứu gia đình Việt Nam truyền thống để xây dựng gia
đình Việt Nam trong giai đoạn CNH- HĐH, của TS. Ngơ Thị Ngọc Anh, vụ
Gia đình. Đây là đề tài cấp Bộ, nghiên cứu một cách tổng thể các nét đặc thù
của gia đình Việt Nam truyền thống thông qua hệ thống số liệu điều tra cụ thể,
để từ đó đưa ra những định hướng và giải pháp để xây dựng gia đình Việt
Nam trong giai đoạn CNH -HĐH đất nước.
Bài viết: Gia đình truyền thống đang mất dần, Phương Thuận,
Giadinh.net. Tác giả đưa ra một cảnh báo cho gia đình ngày nay, dưới tác
động của q trình CNH, hiện đại hóa, đơ thị hóa,... Các gia đình truyền thống
của người Việt đang trong xu hướng mất dần các giá trị văn hóa truyền thống,
thay vào đó là các gia đình theo kiểu phương Tây.
Tác giả Mai Văn Huyên với đề tài: Biến đổi cấu trúc - chức năng gia
đình ở làng Việt vùng châu thổ sông Hồng trước và sau Đổi mới (Nghiên cứu
trường hợp xã Tam Sơn, Từ Sơn, Bắc Ninh), Trường Đại học Khoa học Xã hội


9
và Nhân văn, Luận văn Thạc sĩ ngành Xã hội học, 2010. Đề tài lựa chọn một
địa điểm đặc trưng của vùng châu thổ sông Hồng để nghiên cứu sự biến đổi
về cấu trúc và chức năng của gia đình, ảnh hưởng của sự biến đổi đó đến các
vấn đề khác của gia đình và xã hội từ sau đổi mới đến năm 2010.

PGS.TS. Hoàng Bá Thịnh với đề tài: CNH và những biến đổi đời sống
gia đình nơng thơn Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp xã Ái Quốc, Nam Sách
- Hải Dương), (kỷ yếu hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ ba, Trường Đại
học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội). Bài viết nghiên
cứu gia đình dưới góc độ xã hội học, phân tích số liệu điều tra để nêu lên thực
trạng và đưa ra giải pháp nhằm xây dựng và phát triển văn hóa gia đình vùng
ven các KCN.
Tác giả Lâm Ngọc Như Trúc với đề tài: CNH và sự biến đổi của gia
đình Việt Nam, trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu. Đề tài đề cập đến vấn đề
CNH, xem nó như là ngun nhân chính dẫn đến sự biến đổi của gia đình Việt
Nam. Tác giả cũng sử dụng các số liệu điều tra xã hội học, trên cơ sở phân
tích để đưa ra kết luận về tình hình biến đổi của gia đình Việt Nam, đề xuất
các giải pháp thực tế.
Dưới các góc độ khác nhau, các đề tài nghiên cứu nói trên đã đề cập
đến vấn đề cả về lý luận và thực tiễn: đặc điểm, cấu trúc, chức năng của gia
đình Việt Nam; vai trị của người phụ nữ trong gia đình; vai trị của giáo dục
nhân cách; sự biến đổi của văn hóa gia đình Việt Nam thời kỳ đổi mới, thời kỳ
CNH - HĐH đất nước; các tác động tích cực, tiêu cực của xã hội thời đại mới
đến văn hóa gia đình truyền thống của người Việt,... Đồng thời, các đề tài
cũng đưa ra được những phương hướng, giải pháp thiết thực góp phần xây
dựng gia đình Việt Nam, phát huy vai trị to lớn của gia đình đối với sự phát
triển con người trong sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước trong giai đoạn


10
mới.
Nhìn chung, các cuốn sách, các cơng trình khoa học nêu trên có liên
quan trực tiếp hay gián tiếp đến vấn đề nghiên cứu của đề tài cả về phương
diện lý luận và thực tiễn. Điều đáng lưu ý là văn hóa gia đình ở nước ta có sự
biến đổi cùng với sự biến đổi về kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn lịch sử.

Mặt khác, mỗi địa bàn tùy vào những điều kiện, hoàn cảnh và văn hóa truyền
thống khác nhau mà văn hóa gia đình có sự biến đổi khơng giống nhau, từ đó
có những u cầu cụ thể hơn. Vì vậy nghiên cứu phương diện này vẫn cịn
nhiều khoảng trống.
Những cơng trình trên chủ yếu đề cập đến gia đình, văn hóa gia đình,
sự biến đổi văn hóa gia đình nói chung, và sự biến đổi của văn hóa gia đình
dưới tác động của q trình CNH ở một số địa bàn tiêu biểu,... Mỗi tác giả đề
cập đến một khía cạnh khác nhau song chưa có tác giả nào đề cập đến văn hóa
gia đình xã Phú Cát, đặc biệt là sự biến đổi văn hóa gia đình khi có dự án
KCN. Có thể khẳng định, cho đến nay, chưa có một cơng trình nào nghiên
cứu về vấn đề “Sự biến đổi văn hóa gia đình dưới tác động của dự án KCN
Bắc Phú Cát”. Vì vậy, đề tài được thực hiện với mong muốn phục vụ cơng tác
xây dựng gia đình văn hóa trong phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa của địa phương, đồng thời đây sẽ là mơ hình để hạn chế tác
động tiêu cực, phát huy mặt tích cực và áp dụng các giải pháp phù hợp đối với
những hiện tượng biến đổi văn hoá gia đình dưới tác động của dự án KCN ở
Việt Nam trong tiến trình CNH - HĐH.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

3.1. Mục đích
Từ ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiết nêu trên, đề tài “Sự biến đổi
văn hóa gia đình dưới tác động của dự án KCN Bắc Phú Cát” (qua thực tế


11
khảo sát tại xã Phú Cát, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội) được nêu ra
nhằm:
Thứ nhất: Chỉ rõ sự biến đổi trong văn hóa gia đình xã Phú Cát dưới
tác động của dự án KCN.
Thứ hai: Đánh giá về sự biến đổi văn hóa gia đình xã Phú Cát dưới

tác động của quá trình CNH - HĐH ở địa phương, đặc biệt từ khi hình
thành dự án KCN Bắc Phú Cát trên địa bàn xã.
Thứ ba: Đưa ra những giải pháp nhằm góp phần định hướng phát
triển văn hóa gia đình đi đơi với sự phát triển kinh tế của địa phương trong
thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích nêu trên, đề tài cần giải quyết một số vấn đề sau:
Thứ nhất: Xác định cơ sở lý luận của đề tài: giải thích các khái niệm
cơ bản như gia đình, văn hóa gia đình, sự biến đổi văn hóa nói chung và văn
hóa gia đình nói riêng.
Thứ hai: Tìm hiểu thực trạng biến đổi văn hóa gia đình xã Phú Cát dưới
tác động của dự án KCN trên các phương diện chủ yếu: kiểu loại, quy mô gia
đình; các mối quan hệ; các chức năng và đời sống tâm linh trong gia đình.
Thứ ba: Nhận định về sự biến đổi từ đó đề ra định hướng và các giải
pháp giúp địa phương xây dựng và phát triển văn hóa gia đình trong giai
đoạn tới.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu sự biến đổi trong văn
hóa gia đình dưới tác động của dự án KCN Bắc Phú Cát.


12
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
* Phạm vi không gian: Đề tài tiến hành điều tra, khảo sát các hộ gia
đình trên địa bàn xã Phú Cát, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội.
* Phạm vi thời gian: Từ thời điểm triển khai dự án KCN trên địa bàn
xã (sau năm 2003) đến hết năm 2013.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật
lịch sử, quán triệt đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, đồng thời vận
dụng tổng hợp các phương pháp sau:
- Phương pháp thống kê, phân tích tư liệu:
Đề tài sử dụng các tư liệu, số liệu thống kê để hệ thống hóa, khái quát
hóa, phân loại, so sánh nhằm đưa ra những kết luận về thực trạng biến đổi văn
hóa trong gia đình dưới tác động của dự án KCN Bắc Phú Cát.
- Phương pháp điều tra xã hội học (nghiên cứu định lượng):
Sử dụng bảng hỏi trong điều tra xã hội học đối với một số hộ gia đình
trên địa bàn xã để thu được các tư liệu khách quan về những tác động của dự
án KCN.
- Phương pháp điền dã dân tộc học:
Đây là phương pháp chủ yếu của đề tài. Trong quá trình thực hiện, đề
tài sẽ vận dụng tổng hợp các phương pháp như phỏng vấn sâu một số thành
viên của các gia đình trong địa bàn để thấy được sự biến đổi trong văn hóa gia
đình của họ. Quan sát tham dự: trên cơ sở nghiên cứu thực địa, thực hiện quan
sát mơ hình các gia đình, cơ sở vật chất của các gia đình, tham gia vào các
sinh hoạt văn hóa cùng cộng đồng làng xã để thấy được những biến đổi trong
văn hóa gia đình xã Phú Cát.


13
Đồng thời, vận dụng các kỹ năng ghi chép, chụp ảnh, ghi hình, ghi âm
để thu thập tư liệu thực tế phục vụ cho đề tài.
6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung
đề tài gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về văn hóa gia đình và tác động của dự án
khu công nghiệp Bắc Phú Cát đến xã Phú Cát

Chương 2: Thực trạng biến đổi văn hóa gia đình dưới tác động của dự án
khu cơng nghiệp Bắc Phú Cát
Chương 3: Những định hướng và giải pháp xây dựng, phát triển văn
hóa gia đình xã Phú Cát.


14
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HĨA GIA ĐÌNH
VÀ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN KHU CÔNG NGHIỆP ĐẾN XÃ PHÚ CÁT

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIA ĐÌNH VÀ VĂN HĨA GIA ĐÌNH

Gia đình là một phạm trù xuất hiện sớm nhất trong lịch sử, bởi con
người sinh ra đã gắn liền một cách tự nhiên với gia đình. Gia đình xuất hiện
do các mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau, liên kết, phụ thuộc nhau thông qua
các bổn phận và trách nhiệm như một lẽ đương nhiên theo cả chiều rộng và
chiều dài giữa người sinh con và người được sinh ra. Bất kỳ ai cũng thuộc về
một gia đình nhất định. Gia đình là một xã hội thu nhỏ nên đó cũng là một tổ
chức kinh tế và là tổ chức kinh tế đầu tiên của loài người. Q trình phân
cơng lao động tự nhiên đầu tiên cũng trong gia đình: người phụ nữ với nhiệm
vụ hái lượm, người đàn ơng có nhiệm vụ săn bắt. Gia đình là một thể chế có
tính chất tồn cầu. Khơng kể phương Đông hay phương Tây, quốc gia theo
tôn giáo hay không theo tôn giáo, nhất thần hay đa thần; quốc gia lạc hậu hay
văn minh,… bất cứ nơi đâu con người tồn tại thì ở đó có gia đình. Gia đình ở
mỗi nơi được quan niệm khác nhau, có những ý nghĩa khác nhau nhưng bất
cứ quốc gia nào cũng coi trọng các giá trị của gia đình. Gia đình khơng bất
biến, nó là một cơ thể sống. Nó luôn vận động và biến đổi cùng với sự vận
động biến đổi của xã hội. Từ khi xuất hiện đến nay, gia đình đã tồn tại dưới
nhiều dạng thức, nhiều tên gọi khác nhau.

Chính vì thế, gia đình là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa
học, là mảng vấn đề được cộng đồng xã hội nói chung và giới nghiên cứu nói
riêng đặc biệt quan tâm. Điều này khơng chỉ bắt nguồn bởi vai trị to lớn của
gia đình trong đời sống của mỗi cá nhân, của toàn xã hội mà cịn vì những
biến đổi mạnh mẽ và tồn diện của nó.


15
Gia đình được tiếp cận từ các góc độ: triết học, kinh tế học, luật học, xã
hội học, dân tộc học, đạo đức học, tâm lý học, sinh lý học,…trong đó có khoa
học văn hóa. Tiếp cận từ góc độ văn hóa đối với gia đình là cách tiếp cận có
tính phổ qt nhất, dựa trên nền tảng lý luận về bản chất văn hóa của gia đình.
1.1.1. Khái niệm gia đình
Gia đình có vai trị quan trọng trong đời sống con người và xã hội, lại
được sự quan tâm của nhiều ngành khoa học, do đó, tiếp cận gia đình có nhiều
cách định nghĩa và quan niệm khác nhau.
Từ điển Tiếng Việt giải thích: “Gia đình là tập hợp những người có
quan hệ hơn nhân và huyết thống sống chung trong một nhà” [23, tr.719].
Định nghĩa này đã đưa ra được các tiêu chí xác định gia đình. Tuy nhiên,
những tiêu chí này là chưa đầy đủ và chưa thỏa đáng.
GS. Đào Duy Anh giải thích: “Gia tộc Việt Nam xưa nay có hai bực,
một là nhà hay tiểu gia đình, gồm vợ chồng cha mẹ và con cái, hai là họ, hay
là đại gia đình, gồm cả đàn ông đàn bà cùng một ông tổ sinh ra, kể cả người
chết và người sống”[1, tr.117]. Theo ơng, gia đình có hai loại là tiểu gia đình
và đại gia đình, cả hai loại đều thuộc gia tộc. Gia đình được xác định chủ yếu
theo quan hệ chiều dọc.
Toan Ánh viết: “Gia đình là một tổ hợp nhỏ gồm tất cả mọi người
quyến thuộc trong nhà. Gia đình cịn được gọi là nhà, và gia tộc là họ.
Gia đình gồm vợ chồng, trên có cha mẹ dưới có con cái, gia tộc gồm tất
cả đàn ông, đàn bà cùng một ông tổ sinh ra, kể cả người chết và người

sống”[2, tr.10]. Quan niệm của ơng có phần khơng giống với GS. Đào
Duy Anh, Toan Ánh cho rằng gia tộc là họ chứ không phải họ thuộc gia
tộc. Tuy nhiên ông cũng kế thừa quan niệm của Đào Duy Anh khi cho
rằng, “gia tộc (hay họ) gồm tất cả đàn ông, đàn bà cùng mộ ông tổ sinh


16
ra, kể cả người chết và người sống”.
Dưới góc nhìn chính trị, mang đậm tinh thần cách mạng và nhân văn,
theo Cương lĩnh năm 1991 của Đảng Cộng sản Việt Nam thì:
Gia đình là một tế bào xã hội, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời
người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành
nhân cách. Các chính sách của Nhà nước phải chú ý tới xây dựng
gia đình no ấm, hịa thuận, tiến bộ. Nâng cao ý thức về nghĩa vụ gia
đình đối với mọi lớp người.[18, tr.232]
Theo cách hiểu khác: “Gia đình là một hình thức tổ chức đời sống cộng
đồng của con người, một thiết chế văn hóa - xã hội đặc thù, được hình thành,
tồn tại và phát triển trên cơ sở của quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống,
quan hệ nuôi dưỡng và giáo dục… giữa các thành viên” [16, tr.236]. Đây là
một định nghĩa có tính triết học và khoa học cao.
Ngày nay, các nhà xã hội học đã đưa ra được những định nghĩa tương
đối đầy đủ và khách quan về gia đình. GS.TS Đặng Cảnh Khanh và PGS.TS
Lê Thị Quý đã định nghĩa trong Xã hội học gia đình (2007): Gia đình là một
thiết chế xã hội liên kết con người lại với nhau nhằm thực hiện việc duy trì
nịi giống và chăm sóc con cái. Đó là sự liên kết ít nhất là của hai người
dựa trên cơ sở hôn nhân, huyết thống và nhận con nuôi,... Những người này
phải sống cùng với nhau.
Từ những quan niệm và định nghĩa trên, ta có thể đưa ra một khái niệm
khái quát nhất về gia đình, theo Nhà giáo ưu tú Nguyễn Hồng Mai, gia đình
được định nghĩa như sau:

Gia đình là một cộng đồng người gắn bó với nhau bằng quan hệ hơn
nhân, quan hệ huyết thống và trong trường hợp đặc biệt cịn có quan
hệ ni dưỡng. Từ đó nảy sinh các mối liên hệ tình cảm cũng như


17
nảy sinh những nghĩa vụ và quyền lợi tương ứng giữa các thành
viên trong cộng đồng. Cộng đồng này có thể được hoặc không được
sự thừa nhận của luật pháp nhưng được sự thừa nhận của xã hội
theo luật tục (có cưới hỏi), theo quy định của tơn giáo hoặc theo
một luật tục của tộc người. [11]
Đây là định nghĩa khái quát và đầy khá đầy đủ về gia đình. Vì vậy, đây
là khái niệm được chúng tơi sử dụng trong nghiên cứu đề tài này. Từ định
nghĩa trên, có thể đưa ra các tiêu chí để nhận diện một gia đình, gồm:
Thứ nhất: là một nhóm người (ít nhất là hai người);
Thứ hai: có quan hệ hơn nhân, huyết thống và ni dưỡng;
Thứ ba: phải có đặc trưng giới tính trong hơn nhân;
Thứ tư: cùng chung sống dưới một mái nhà;
Thứ năm: có ngân sách chung.
Tuy nhiên, đây chỉ là những tiêu chí để nhận diện các gia đình truyền
thống ở Việt Nam, cịn ngày nay, các tiêu chí này khơng cịn đảm bảo đầy đủ
ở tất cả các gia đình.
Xét dưới góc độ xã hội học, hiện nay, ở Việt Nam tồn tại hai loại gia
đình chủ yếu là gia đình hạt nhân: gia đình một hoặc hai thế hệ, gồm bố, mẹ
và con cái chưa lập gia đình cùng chung sống và gia đình mở rộng: là gia đình
gồm ba thế hệ trở lên (ơng, bà, cha mẹ, con cháu) cùng chung sống.
Ngồi hai loại gia đình chủ yếu trên, hiện nay còn tồn tại và xuất hiện
các kiểu gia đình khác như: Gia đình đơn thân - là gia đình khuyết thiếu một
trong hai người vợ hoặc chồng do góa, ly thân, ly hơn hoặc những người
khơng kết hơn mà vẫn có con hoặc nhận con ni (thường là mẹ ni con);

Gia đình tái hơn có hoặc khơng có con chung và con riêng; Gia đình thay thế:


18
chỉ một vài cá nhân hoặc tổ chức tiếp nhận, nuôi dưỡng trẻ mồ côi, không nơi
nương tựa và tạo cơ hội để các em có điều kiện cơ hội có một gia đình hoặc
tái hịa nhập vào cuộc sống xã hội.
1.1.2. Văn hóa gia đình
1.1.2.1. Văn hóa
Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác
nhau, văn hóa liên quan đến mọi mặt đời sống xã hội của con người. Tuy
nhiên, văn hóa lâu nay vẫn được tiếp cận theo năm cách chủ yếu:
1, Văn hóa là các hoạt động sáng tạo của con người trong q trình
lịch sử;
2, Văn hóa là các giá trị mà con người sáng tạo ra, là những gì thích hợp
được đem vào vận hành nhằm thỏa mãn nhu cầu phát triển của con người;
3, Văn hóa được coi là mơ hình các thiết chế xã hội để vận thơng và
truyền tải các giá trị;
4, Văn hóa là phương thức ứng xử của con người với môi trường sống;
5, Văn hóa đi kèm với giáo dục - đào tạo con người.
Với một nội hàm rộng như vậy thì khó để đưa ra một định nghĩa chính
xác về văn hóa, nhưng với các cách tiếp cận không giống nhau sẽ cho những
cách hiểu khác nhau, chẳng hạn, UNESCO định nghĩa văn hóa như sau:
Theo nghĩa rộng nhất, văn hóa hơm nay có thể coi là tổng thể
những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm
quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong
xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối
sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá
trị, những tập tục và những tín ngưỡng,...[22, tr. 23,24]



19
Vào năm 1943, Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ thiên tài của dân tộc
Việt Nam đưa ra định nghĩa:
Vì lẽ sinh tồn cũng như vì mục đích của cuộc sống, lồi người mới
sáng tạo và phát minh ra ngơn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa
học, tôn giáo, văn hóa, nghệ thuật, những cơng cụ cho sinh hoạt hàng
ngày về mặc, ăn ở và các phương tiện, phương thức sử dụng. Toàn bộ
những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. [15, tr431]
Có rất nhiều định nghĩa về văn hóa dựa trên các cách tiếp cận khác
nhau, dù tiếp cận theo cách nào thì tóm lại, văn hóa chỉ có ở con người, đó là
những năng lực học hỏi, thích ứng, sáng tạo ra các chuẩn mực, phương thức,
thiết chế mà nhờ nó, con người có thể vận hành và phát triển. Văn hóa vừa là
điều kiện tồn tại, vừa là mục đích hướng tới của con người.
Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài áp dụng quan niệm về văn hóa của
giáo sư Ngơ Đức Thịnh: “Văn hóa là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và
tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy trong q trình hoạt động thực
tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và môi
trường xã hội, nhằm thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần của
mình” [18, tr111]
1.1.2.2. Bản chất văn hóa của gia đình.
Gia đình là một hiện tượng văn hóa của con người, là giá trị văn hóa và
là một thiết chế văn hóa, nó xuất hiện và tồn tại vì sự tồn tại và phát triển của
con người. Nó biến đổi cùng với sự biến đổi của các cộng đồng người trong
q trình lịch sử. Văn hóa của các dân tộc, các thời đại có vai trị quan trọng
đối với gia đình. Văn hóa là tiền đề quan trọng trong sự hình thành gia đình và
là yếu tố cơ bản của gia đình.
Gia đình là một hiện tượng văn hóa của riêng con người:



20
Gia đình chỉ xuất hiện trong xã hội lồi người, khơng có trong thế giới
động vật. Để duy trì nịi giống và thỏa mãn nhu cầu sinh học, động vật và lồi
người cũng kết đơi. Song từ hình thức kết đơi của động vật đến hình thức kết
đơi của lồi người hình thành gia đình là một bước tiến vượt bậc về chất (văn
hóa) theo hai khía cạnh: Một là, gia đình của con người tồn tại lâu dài vì
những người làm cha, làm mẹ của các cá thể người được sinh ra, phải gắn kết
với nhau để nuôi dưỡng chúng trong nhiều năm tháng thì chúng mới nên
người. Hai là, về quan hệ tính giao giữa những đối tượng khác giới thì ở lồi
người phần lớn có xu hướng quan hệ với một người trong cả cuộc đời, còn ở
động vật thì khơng như vậy.
Gia đình là một hệ thống các giá trị văn hóa: Gia đình là nơi tốt nhất đáp
ứng được các nhu cầu tồn tại và phát triển của con người từ lúc sinh ra cho đến
khi qua đời, gia đình được coi như tổ ấm. Gia đình tạo ra con người – giá trị văn
hóa cao nhất trong tất cả các giá trị văn hóa, là chủ thể của văn hóa. Lao động
vinh quang nhất là lao động làm cha, làm mẹ. Gia đình tạo ra các giá trị vật chất,
tinh thần để đáp ứng các nhu cầu của thành viên trong gia đình và xã hội.
Gia đình là giá trị văn hóa khi nó đáp ứng nhu cầu tồn tại và các nhu
cầu đặc biệt thiêng liêng khơng vụ lợi, đó là tình thương, tình yêu, hạnh phúc,
trách nhiệm, nghĩa vụ tinh thần mang tính người của con người.
Gia đình là một thiết chế văn hóa, các quan hệ trong gia đình ln ln
là quan hệ sinh học - văn hóa.
Có thể khẳng định gia đình của con người là một hiện tượng văn hóa
hồn tồn khác so với hình thức kết đơi của động vật. Nó khơng chỉ bị quy
định bởi nhu cầu sinh học mà nó được biến đổi về chất do nhu cầu xã hội, trở
thành hiện tượng văn hóa. Gia đình tạo ra mạng lưới các quan hệ vừa rộng
vừa sâu, đảm bảo được sự ổn định, trật tự, dẫn đến sự ổn định, trật tự của xã


21

hội. Các chuẩn mực gia đình thường coi là nền cho các chuẩn mực xã hội.
1.1.2.3. Khái niệm văn hóa gia đình.
Có nhiều cách định nghĩa văn hóa gia đình khác nhau. Từ sự phân tích
đặc trưng, quy luật hình thành và phát triển, cấu trúc và chức năng của văn
hóa gia đình, PGS. TS Lê Ngọc Văn định nghĩa văn hóa gia đình như sau:
Văn hóa gia đình là hệ thống những giá trị, chuẩn mực khu biệt đặc
thù điều tiết mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và mối
quan hệ giữa gia đình với xã hội, phản ánh bản chất của các hình
thái gia đình đặc trưng cho các cộng đồng, các tộc người, các dân
tộc và các khu vực khác nhau được hình thành và phát triển qua lịch
sử lâu dài của đời sống gia đình, gắn liền với những điều kiện phát
triển kinh tế, môi trường tự nhiên và xã hội. [21]
Con người vừa là chủ thể, vừa là khách thể của văn hóa, có thể là một
người hoặc một nhóm người. Căn cứ vào chủ thể tiến hành văn hóa mà phân
ra văn hóa cá nhân và văn hóa cộng đồng. Gia đình là một cộng đồng, do đó,
văn hóa gia đình thuộc nhóm văn hóa cộng đồng. Căn cứ vào khái niệm văn
hóa cộng đồng, và khái niệm gia đình, nhà giáo ưu tú Nguyễn Hồng Mai
trong bài giảng môn Văn hóa gia đình đã đưa ra khái niệm về văn hóa gia
đình như sau:
Văn hóa gia đình là một dạng đặc thù của văn hóa cộng đồng, bao
gồm tổng thể các hoạt động sống của gia đình và các sản phẩm vật
chất, tinh thần do các thành viên của gia đình đã tạo ra trong các giai
đoạn lịch sử nhất định dưới tác động của các yếu tố kinh tế, chính trị,
xã hội, văn hóa,.... Các giá trị vật chất và tinh thần ấy đã hình thành
các chuẩn mực tương đối ổn định của gia đình và chi phối cách ứng
xử của các thành viên ấy với môi trường, xã hội bao quanh.[11]


22
Văn hóa gia đình là một thuộc tính khách quan của gia đình, gia đình

nào cũng có kiểu văn hóa gia đình. Từ đây có nhiều cách tiếp cận văn hóa gia
đình khác nhau tùy theo quan niệm về văn hóa.
Nếu coi văn hóa là hoạt động thì văn hóa gia đình bao gồm các dạng
hoạt động cơ bản của gia đình: Văn hóa sinh sản và ni dưỡng con người;
Văn hóa sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm vật chất; Văn hóa sáng tạo và
hưởng thụ các giá trị tinh thần.
Nếu coi văn hóa là phương thức ứng xử thì văn hóa gia đình được tiếp
cận theo thế ứng xử của gia đình với mơi trường sống bao gồm: Thế ứng xử
của con người với môi trường tự nhiên; Thế ứng xử của con người với môi
trường xã hội; Thế ứng xử của con người với thế giới tâm linh.
Nếu quan niệm văn hóa là các giá trị thì văn hóa gia đình bao gồm các hệ
thống giá trị như: các giá trị cấu trúc; các giá trị chức; và các giá trị tâm linh.
Đề tài áp dụng tổng hợp các quan niệm trên, theo đó, văn hóa vừa là
các hoạt động, vừa là phương thức ứng xử của con người với môi trường tự
nhiên, xã hội, tâm linh. Trong quá trình hoạt động và tương tác với môi
trường, con người đã tạo ra hệ thống các giá trị văn hóa. Với cách quan niệm
về văn hóa như vậy, đề tài sẽ tiếp cận văn hóa gia đình dưới các góc độ kiểu
loại, quy mơ gia đình; các mối quan hệ gia đình; các chức năng và đời sống
tâm linh trong gia đình.
1.1.3. Sự biến đổi văn hóa gia đình
1.1.3.1. Khái niệm biến đổi
Biến đổi nói chung là sự thay đổi giữa tình trạng hiện tại của nó so với
tình trạng trong quá khứ, là kết quả của sự tác động qua lại giữa sự vật, hiện


23
tượng, con người và xã hội, nó thể hiện ở sự thay đổi cấu trúc hay tổ chức của
xã hội. Nó diễn ra khơng đồng đều về nhịp độ, quy mơ, thời gian,...và nó chịu
tác động nhất định của các yếu tố tự nhiên, xã hội.
Biến đổi là một thuộc tính, đồng thời cũng là phương thức tồn tại của

mọi sự vật và hiện tượng trong thế giới khách quan. Tuy nhiên, sự biến đổi
của các sự vật và hiện tượng không hề giống nhau và ngay trong một sự vật
hiện tượng thì sự biến đổi cũng khác nhau ở mỗi nơi, mỗi lúc. [4]
1.1.3.2. Biến đổi văn hóa gia đình
Văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa gia đình Việt Nam cũng khơng
nằm ngồi quy luật biến đổi trên. “Văn hóa khơng phải là một hiện tượng cố
định mà trái lại sự chuyển biến về văn hóa là chuyện bình thường” [7, tr.280]
Biến đổi văn hóa gia đình được hiểu là sự thay đổi mang tính tích cực
hay tiêu cực các yếu tố cấu tạo nên văn hóa gia đình. Nó biến đổi theo một
chu kỳ ba động tác: bảo tồn cái đã thu nhận trong quá khứ, đồng hóa có lựa
chọn cái hiện tại và sáng tạo cái tương lai.
Nghiên cứu sự biến đổi văn hóa gia đình xã Phú Cát hiện nay là nghiên
cứu sự biến đổi các giá trị cấu trúc, các giá trị chức năng và các giá trị tâm linh
của các gia đình trên địa bàn xã dưới tác động của dự án KCN Bắc Phú Cát.
1.2. NHỮNG TÁC ĐỘNG TỪ DỰ ÁN KCN BẮC PHÚ CÁT ĐẾN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA ĐỊA PHƯƠNG

1.2.1. Khái quát về xã Phú Cát, huyện Quốc Oai, Hà Nội
1.2.1.1. Vị trí địa lý
Phú Cát ở phía tây huyện Quốc Oai, Hà Nội, diện tích tự nhiên là
1.050,15 ha. Trong đó đất sản xuất nơng nghiệp 536 ha. Phú Cát cách trung
tâm huyện khoảng 12 km, ranh giới như sau:


24
- Phía Bắc giáp xã Thạch Hịa và xã Đồng Trúc, huyện Thạch Thất.
- Phía Nam giáp xã Hịa Thạch, huyện Quốc Oai.
- Phía Đơng giáp xã Tuyết Nghĩa, huyện Quốc Oai.
- Phía Tây giáp xã Phú Mãn và xã Đơng Xn huyện Quốc Oai.
1.2.1.2. Q trình hình thành làng xã và thay đổi địa giới hành chính
Theo các tư liệu, thư tịch cổ: Vùng đất Phú Cát xưa thuộc Giao Chỉ

quận, Tân Hưng quận, Tân Xương châu rồi sau thuộc về đất Phong Châu của
nước Văn Lang và nước Âu Lạc. Cuối thế kỷ XV, tỉnh Sơn Tây ra đời, vùng
đất này thuộc tỉnh Sơn Tây.
Cuối thời Lê – Trịnh, đầu triều Nguyễn, xã Giã Cát thuộc tổng Giã Cát,
huyện Mỹ Lương, tỉnh Hà Nội.
Tháng 11 năm 1880, Hoàng Diệu và Nguyễn Hữu Độ tấu với triều đình
sáp nhập huyện Mỹ Lương và huyện Chương Đức thành đạo Mỹ Đức để làm
phên dậu phía Tây Nam Hà Nội. Tổng Giã Cát thuộc đạo Mỹ Đức.
Ngày 22 tháng sáu năm 1886, tỉnh Mường ra đời, phủ Lương Sơn được
thành lập, tổng Giã Cát lại thuộc phủ Lương Sơn. Đến năm 1890, phủ Lương
Sơn trở lại đọa Mỹ Đức.
Ngày 18 tháng 3 năm 1891, tồn quyền Đơng Dương ra Nghị định xóa
bỏ đạo Mỹ Đức và trả lại phủ Lương Sơn cho tỉnh Hịa Bình, xã Giã Cát
thuộc về phủ Quốc Oai.
Trước Cách mạng tháng Tám, xã Giã Cát thuộc phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn
Tây. Tồn xã có 733 dân, cư trú ở năm xóm chính là xóm Đình, xóm Giữa,
xóm Mơ, xóm Đồi và xóm Bầu, ngồi ra cịn có ba xóm le là Phú Bình,
Khỏng Mục và Đồng Vàng. Trong q trình sinh sống, người dân đã khai hóa
đất đai và lập ra một số xóm mới.


25
Dân trên địa bàn xã gồm hai dân tộc người chính là Kinh và Mường,
người Mường sống tập trung ở xóm Đồng Vàng với số dân hơn một trăm người.
1.2.1.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế
Phú Cát là một trong bốn xã thuộc vùng bán sơn địa phía Tây của
huyện Quốc Oai, giáp với huyện Lương Sơn, tựa lưng vào dãy núi Vua Bà, có
địa hình tương đối phức tạp, có dịng sơng Tích phía trước và chảy qua địa
phận. Phú Cát nằm trên vùng chuyển tiếp, một trong những cửa ngõ giữa
miền núi với đồng bằng, giữa vùng bán sơn địa với các xã vùng ngoài của

huyện. Trên địa bàn có nhiều đồi gị, ao hồ, hầu hết diện tích đất trồng lúa là
vàn thấp và chân vàn. Nhìn chung, khí hậu thích hợp cho sản xuất nơng
nghiệp. Địa hình xã Phú Cát thuận lợi cho sự phát triển hệ thống hạ tầng, tiểu
thủ cơng nghiệp.
Mặc dù có tiềm năng phong phú nhưng do chính sách bóc lột tàn bạo
của thực dân phong kiến nên trước Cách mạng tháng Tám, đời sống nhân dân
trong vùng phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Người dân chủ yếu sống bằng
nghề nông và nghề rừng. Hàng năm, vùng đất cao thì khơ hạn, vùng ruộng
thấp thì ngập lụt, ruộng đồng chỉ cấy được một vụ lúa. Nền kinh tế Phú Cát là
nông nghiệp cô lập, tự cấp tự túc.
1.2.2. Xã Phú Cát trước khi triển khai dự án KCN Bắc Phú Cát
1.2.2.1. Kinh tế - xã hội xã Phú Cát trước khi triển khai dự án KCN
 Tình hình kinh tế
Trong thời kỳ Đổi mới, xã Phú Cát đã có những bước phát triển đáng
kể về kinh tế - xã hội. Thực hiện Nghị quyết Đại hội VI của Đảng năm 1986,
Đảng bộ và nhân dân xã Phú Cát đã cùng nhau đưa xã Phú Cát thoát khỏi thời
kỳ kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp để bắt tay vào xây dựng một nền kinh
tế - xã hội mới. Do khơng có cơ sở kinh tế vững chắc nên quá trình này gặp


×