Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Tang ma của người dao đỏ ở xã yên thành huyện quang bình tỉnh hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 91 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ

------------*****-----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ

TANG MA CỦA NGƯỜI DAO ĐỎ Ở XÃ YÊN THÀNH
HUYỆN QUANG BÌNH, TỈNH HÀ GIANG

Sinh viên thực hiện:viên

BÀN THỊ LINH

Người hướng dẫn:

TH.S ĐỖ KIỀU NGA

Hà Nội - 2015

1


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cơ trong khoa Văn hóa
Dân tộc thiểu số đã tạo những điều kiện thuận lợi để bài khóa luận này được hoàn
thành. Em xin chân thành cảm ơn ThS. Đỗ Thị Kiều Nga, người trực tiếp hướng
dẫn, định hướng cho em trong quá trình thực hiện đề tài.
Em cũng xin chân thành cảm ơn phịng Văn hóa và Thơng tin huyện Quang
Bình, UBND xã n Thành, các thầy cúng và các ông bà, các cô chú người Dao ở


xã Yên Thành đã cung cấp tư liệu và tận tình giúp đỡ cho em trong quá trình
nghiên cứu thực tế.
Do thời gian cũng như kinh nghiệm nghiên cứu có hạn nên bài khóa luận
này khơng tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến
của thầy cơ, bạn bè để đề tài được hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện

BÀN THỊ LINH

2


MỤC LỤC
 

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI DAO ĐỎ VÀ TÍN NGƯỠNG DÂN
GIAN CỦA NGƯỜI DAO ĐỎ Ở XÃ YÊN THÀNH, HUYỆN QUANG
BÌNH, TỈNH HÀ GIANG ............................................................................. 10
1.1. Khái quát về người Dao Đỏ ở Yên Thành ....................................... 10
1.1.1. Đặc điểm địa bàn cư trú................................................................ 10
1.1.2. Nguồn gốc, dân số và phân bố dân cư .......................................... 13
1.1.3. Đặc điểm đời sống kinh tế ............................................................ 15
1.1.4. Đặc điểm xã hội truyền thống ....................................................... 16
1.1.5. Đặc điểm văn hóa .......................................................................... 19
1.2. Tín ngưỡng dân gian của người Dao Đỏ ở Yên Thành .................. 22
1.2.1. Thế giới quan dân gian .................................................................. 22
1.2.2. Một số hình thức thờ cúng ............................................................ 25
Tiểu kết chương 1 ...................................................................................... 28

CHƯƠNG 2: TANG MA TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI DAO ĐỎ Ở XÃ
YÊN THÀNH, HUYỆN QUANG BÌNH, TỈNH HÀ GIANG ................... 29
2.1. Khái quát về tang ma ......................................................................... 29
2.1.1. Quan niệm về cái chết và sự sống sự sống sau cái chết ................ 29
2.1.2. Khái niệm tang ma và nghi lễ tang ma ......................................... 30
2.2. Nghi lễ tang ma truyền thống của người Dao Đỏ ở xã Yên Thành ... 33
2.2.1. Công việc chuẩn bị ........................................................................ 33
2.2.2. Làm ma.......................................................................................... 34
2.2.3. Làm chay ....................................................................................... 43
2.3. Tang ma trong những trường hợp ngoại lệ

3


2.4. Những kiêng kỵ và để tang ................................................................ 54
Tiểu kết chương 2 ...................................................................................... 56
CHƯƠNG 3: TANG MA CỦA NGƯỜI DAO ĐỎ Ở XÃ YÊN THÀNH
TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY ................................................................ 58
3.1. Thực trạng tang ma của người Dao Đỏ............................................ 58
3.1.1. Quan niệm về tang ma .................................................................. 58
3.1.2. Biến đổi trong nghi lễ.................................................................... 59
3.2. Tang ma của người Dao đỏ với việc xây dựng đời sống văn hóa mới ở
Yên Thành .................................................................................................. 61
3.2.1. Định hướng của Đảng và Nhà nước.............................................. 61
3.2.2. Tác động của chính sách đối với tang ma ..................................... 62
3.2.3. Đánh giá chung ............................................................................. 63
3.3. Giải pháp và khuyến nghị ................................................................. 67
3.3.1. Một số khuyến nghị....................................................................... 67
3.3.2. Một số giải pháp ............................................................................ 68
Tiểu kết chương 3 ...................................................................................... 70

KẾT LUẬN .................................................................................................... 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 73
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 75

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với một nền văn hóa đa dạng trong
thống nhất. Văn hóa là dịng chảy xun suốt quá khứ, hiện tại và tương lai của
một dân tộc. Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, mỗi dân tộc đã tạo
dựng cho mình một kho tàng văn hóa đồ sộ, một truyền thống văn hóa riêng để
phân biệt với các dân tộc khác. Những giá trị văn hóa đó tạo nên bản sắc văn hóa
tộc người, làm thành những chuẩn mực để phân biệt tộc người này với tộc người
kia.
Trong các tộc người thiểu số ở nước ta, người Dao có dân số khá đơng, xếp
vào hàng thứ 9 với khoảng 751.067 người (2009), cư trú chủ yếu ở các tỉnh vùng
cao biên giới phía Bắc như Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng
Sơn... Người Dao có nhiều nhóm ngành khác nhau lại cư trú trên địa bàn nhiều
tỉnh đã tạo nên những sắc thái văn hóa phong phú và đa dạng. Trong số 7 nhóm
Dao địa phương thì ở Hà Giang có Dao Đỏ, Dao Tiền, Dao Quần Trắng, Dao Áo
Dài, Dao Lô Gang và Yên Thành một trong những xã tập trung đông người Dao
Đỏ.
Người Dao đỏ ở Yên Thành bảo tồn được nhiều loại hình văn hóa dân gian
và nếp sống của cộng đồng có tính chất tộc người. Trong đó, nghi lễ theo chu kì
đời người như sinh đẻ, cưới xin, tang ma, cấp sắc là một trong những biểu hiện cụ
thể vừa mang tính xã hội vừa mang tính tơn giáo. Đó là những giá trị văn hóa điển
hình phản ánh những mốc quan trọng trong cuộc đời mà bất kì người Dao Đỏ nào
cũng phải trải qua.

Tang ma là nghi lễ cuối cùng trong chu kì một đời người, nghiên cứu tang
ma giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vũ trụ quan, nhân sinh quan, các quy tắc ứng xử
giữa con người với con người trong gia đình, cũng như trong cộng đồng xã hội,

5


cộng đồng tộc người,... Ngồi giá trị đạo đức cịn nhiều ý nghĩa và giá trị to lớn
khác như giá trị về về văn học, nghệ thuật…
Hiện nay trong xu thế hội nhập mở cửa, xu thế tồn cầu hóa, người Dao Đỏ
cũng như nhiều tộc người thiểu số khác đang đứng trước những thách thức to lớn
làm biến đổi, mai một các giá trị văn hóa truyền thống. Chính vì vậy, vấn đề bảo
tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc đang là việc làm cấp thiết.
Với các lý do trên, tôi mạnh dạn chọn nghiên cứu Tang ma của người Dao
Đỏ ở xã Yên Thành, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang làm đề tài khóa luận tốt
nghiệp cử nhân ngành Văn hóa dân tộc thiểu số.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
* Tài liệu nghiên cứu về người Dao:
Dưới thời phong kiến, có tác phẩm Kiến văn tiểu lục, Lê Quý Đôn không
chỉ đề cập đến nguồn gốc mà cịn mơ tả khái qt về cách ăn mặc và cuộc sống di
cư của một số nhóm người Man (người Dao) ở nước ta.
Từ thập kỷ 60 đến nay xuất hiện nhiều cơng trình nghiên cứu về người Dao,
trong đó đáng chú ý là cơng trình của Phan Hữu Dật và Hoàng Hoa Toàn: Một số
vấn đề dân tộc học Việt Nam. Các tác giả đã đề cập đến nhiều vấn đề từ nguồn gốc
lịch sử, dân số, kinh tế, văn hóa của các ngành Dao cũng như của người Dao Đỏ.
Tuy nhiên trong đó chưa đề cập đến tang ma của người Dao Đỏ.
Tiếp theo có thể kể đến cuốn sách Nhận diện văn hóa các dân tộc thiểu số
Việt Nam của Nguyễn Đăng Duy. Tác giả đã giới thiệu những nét khái quát nhất
về văn hóa 53 dân tộc thiếu số về các mặt: Dân số, địa bàn cư trú, văn hóa sản
xuất, văn hóa tổ chức đời sống, văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần, theo cách

khơng chỉ mơ tả mà cịn phân tích ý nghĩa văn hóa của hiện tượng văn hóa được
giới thiệu.

6


Trong cuốn Người Dao ở Việt Nam của các tác giả Bế Viết Đẳng, Nguyễn
Khắc Tụng, Nông Trung, Nguyễn Nam Tiến đã đề cập đến các vấn đề như dân số,
nguồn gốc lịch sử, phân loại các ngành Dao, các hình thái kinh tế, phong tục, tơn
giáo tín ngưỡng. Ở cơng trình nghiên cứu này, lần đầu tiên diện mạo người Dao được
trình bày khá tồn diện cả về lịch sử, kinh tế, xã hội, văn hóa. Tuy nhiên tang ma của
người Dao Đỏ được trình bày rất sơ lược.
Đáng chú ý nhất là cơng trình Văn hóa truyền thống người Dao ở Hà Giang
của Phạm Quang Hoan – Hùng Đình Quý. Cuốn sách này cũng đề cập khá chuyên
sâu về văn hóa cổ truyền trong đó có các nghi lễ chủ yếu trong chu kì đời người
của hai nhóm Dao ở tỉnh Hà Giang là Dao Đỏ và Dao Áo Dài (Dao Tuyển).
* Tài liệu nghiên cứu về tang ma:
Tác giả Hà Thị Nhuận với cơng trình nghiên cứu Nghi lễ ma chay của
người Dao Đỏ ở xã Bản Qua, huyện Bát Sát, tỉnh Lào Cai, khóa luận tốt nghiệp
đại học ngành dân tộc học. Đây là cơng trình nghiên cứu tương đối chi tiết về quá
trình tiến hành các nghi lễ trong tang ma của người Dao Đỏ ở xã Bản Qua, huyện
Bát Sát, tỉnh Lào Cai.
Trong cuốn "Tập tục chu kì đời người của các tộc người - ngôn ngữ Mông Dao", Th.s Đỗ Đức Lợi đã trình bày về các tập tục trong chu kì đời người của dân
tộc Dao nói chung. Trong đó cũng có vài dịng về những nghi lễ theo chu kì đời
người Dao Đỏ.
Tác giả Tẩn Kim Phu với cuốn sách viết về Nghi lễ trong việc cưới – tang
của người Dao Khâu (ở Sìn Hồ, Lai Châu). Đây là cuốn sách viết tương đối đầy
đủ về những nghi lễ trong việc cưới và việc tang của người Dao Khâu ở Sìn Hồ.
Như vậy, các cơng trình nghiên cứu trên đã ít nhiều đề cập đến những nghi lễ
trong chu kì đời người của người Dao Đỏ trong đó có tang ma. Song phần lớn các tác

phẩm trên nghiên cứu trên một phạm vi rộng với những đặc trưng văn hóa của người
Dao và Dao Đỏ nói chung, chưa làm rõ được những sắc thái phong phú, đa dạng, đặc

7


trưng của văn hóa Dao Đỏ ở xã Yên Thành, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang để từ
đó rút ra những giá trị tiêu biểu của tộc người. Tuy nhiên, kết quả từ các cơng trình
nghiên cứu trên là những tư liệu vơ cùng q báu mà chúng tơi có thể tận dụng, kế
thừa để hồn thành bài khóa luận này.
3. Mục đích nghiên cứu
Bước đầu tập hợp và hệ thống hóa các tài liệu nghiên cứu có liên quan đến
vấn đề tang ma của người Dao Đỏ nói chung và người Dao Đỏ tỉnh Hà Giang nói
riêng.
Thơng qua việc nghiên cứu tang ma của người Dao Đỏ ở Yên Thành, đề tài
mong muốn có thể làm rõ những giá trị văn hóa tốt đẹp, giàu bản sắc của người
Dao đỏ.
Từ kết quả nghiên cứu biến đổi và nguyên nhân biến đổi tang ma của người
Dao đỏ trong bối cảnh hiện nay, đề tài sẽ bước đầu đưa ra một số khuyến nghị,
giải pháp cho việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của
người Dao đỏ ở Yên Thành nói riêng, người Dao ở Việt Nam nói chung.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Người Dao đỏ và tang ma của người
Dao Đỏ ở xã Yên Thành, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang.
Phạm vi nghiên cứu: xã n Thành, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang.
Trong đó khóa luận chỉ tập trung tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến tang ma
như: thế giới quan dân gian, quan niệm về cuộc sống và cái chết, nghi lễ làm ma
chay, kiêng kỵ và để tang.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp điền dã dân tộc học

là chính. Thơng qua việc điền dã, chúng tôi tiến hành phỏng vấn một số thầy mo,
người cao tuổi trong làng và quan sát thực tiễn đám ma của người Dao Đỏ ở xã
Yên Thành. Để có thể lưu giữ các tư liệu thực tế, chúng tôi cũng sử dụng các thiết
bị kỹ thuật số như máy ảnh, máy ghi âm .

8


Bên cạnh đó, phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp cũng được sử dụng
để thực hiện đề tài. Trước khi tiến hành điều tra khảo sát, người nghiên cứu tiến
hành thu thập các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu như sách, luận văn,
luận án, bài tạp chí, báo mạng... Trên cơ sở đó phân tích, thống kê, so sánh,… các
tư liệu, tài liệu thu thập được, phát hiện những vấn đề chưa được đề cập và giúp
cho việc nghiên cứu đạt hiệu quả.
6. Đóng góp của khóa luận
Đề tài nghiên cứu về tang ma của người Dao đỏ sẽ góp thêm nguồn tư liệu
về những giá trị văn hóa truyền thống phong phú giàu bản sắc của người Dao ở
Việt Nam.
Các giải pháp mà đề tài đề xuất sẽ góp phần nào giúp các nhà quản lý xây
dựng các chính sách cụ thể, phù hợp hơn cho việc giữ gìn và phát huy các giá trị
văn hố truyền thống của dân tộc Dao.
Kết quả của khóa luận cũng có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các
cán bộ làm cơng tác văn hóa, những người nghiên cứu về văn hóa truyền thống
của dân tộc thiểu số nói chung và dân tộc Dao nói riêng.
7. Bố cục của khóa luận
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, nội dung chính của khóa luận được
trình bày trong 3 chương chính:
Chương 1: Khái quát về người Dao Đỏ và tín ngưỡng dân gian của người
Dao Đỏ ở xã Yên Thành, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang
Chương 2: Tang ma truyền thống của người Dao Đỏ ở xã Yên Thành,

huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang
Chương 3: Tang ma của người Dao Đỏ ở xã Yên Thành trong bối cảnh hiện
nay

9


CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI DAO ĐỎ VÀ TÍN NGƯỠNG DÂN
GIAN CỦA NGƯỜI DAO ĐỎ Ở XÃ YÊN THÀNH
1.1. Khái quát về người Dao Đỏ ở Yên Thành
1.1.1. Đặc điểm địa bàn cư trú
1.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Vị trí địa lý: Yên Thành là xã vùng III, nằm ở phía tây huyện Quang Bình,
cách trung tâm huyện 5km và cách thành phố Hà Giang 85km, có đường Quốc lộ
279 chạy qua.
Xã có vị trí giáp ranh như sau:
Phía Bắc giáp với xã Khn Lùng (huyện Xín Mần), xã Tân Nam (huyện
Quang Bình.
Phía Đơng giáp với xã n Bình (Quang Bình).
Phía Tây giáp với xã Nghĩa Đô (huyện Bảo Yên,tỉnh Lào Cai), xã Bản Rịa
(huyện Quang Bình).
Phía Nam giáp với xã Xn Hịa, xã Vĩnh n (huyện Bảo n, tỉnh Lào
Cai).
Địa hình, đất đai: Địa hình đồi núi chia cắt phức tạp, Có các dãy núi chạy
dọc theo sườn phía Đơng và Tây, tạo thành lòng chảo thuận tiện cho việc trồng
cây lương thực và thực phẩm. Xã có tổng diện tích đất tự nhiên 4.508,07 ha, trong
đó:
Đất nơng nghiệp: 649,72 ha
Đất Lâm nghiệp: 3.654,60 ha

Đất phi nông nghiệp: 137,19 ha

10


Đất chưa sử dụng: 28,4 ha
Khí hậu: Cũng giống đặc điểm chung của khí hậu miến núi phía Bắc, khí
hậu của xã mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh.
Mùa đông lạnh-khô hạn kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung
bình thấp, nhiều thời kì nhiệt độ xuống tới 5-6 độ, tháng lạnh nhất vào khoảng tháng
11, tháng 12 (âm lịch). Thời tiết mùa này thường khơ hanh, nhiều tháng có sương
muối, rét đậm rét hại...và chịu ảnh hưởng của gió mùa Đơng Bắc.
Mùa hè nóng ẩm mưa nhiều bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 với lượng mưa
trung bình Hàng năm 1500-1700, mưa bão tập trung từ tháng 5 đến tháng 8 và
thường gây ra lũ lụt, lũ quét, hiện tượng mưa đá thường xảy ra gây nhiều thiệt hại
cho đời sống sinh hoạt và hoạt động sản xuất của người dân trên địa bàn xã.
Thủy văn: Nước chia làm hai mùa phù hợp với hai mùa của khí hậu.
Vào mùa mưa với lượng nước dồi dào, nhiệt độ nóng ẩm thuận lợi cho xản
xuất nông nghiệp đặc biệt là lúa, mía, ngơ và các loại cây ăn quả như nhãn,
vải, táo... Về mùa khô không đủ nước tưới cho xản xuất nông nghiệp nên đã
ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây trồng. Mùa lũ tập trung đến 80% tổng
lượng nước trong năm và thường xảy ra ngập lụt. Mạng lưới sơng suối có vai
trị quan trọng đối với sản xuất và đời sống, vừa là nguồn cung cấp nước cho
nông nghiệp, cho nuôi trồng thủy sản phục vụ đời sống nhân dân. Ngồi
nguồn nước từ các sơng suối, xã cịn có hệ thơng nước ngầm phong phú.
1.1.1.2. Đặc điểm xã hội
Tình hình kinh tế: Kinh tế xã Yên Thành tập trung vào ngành nông nghiệp chủ
yếu là trồng cây lương thực như lúa nước, lạc, ngô, khoai, sắn và các loại cây ăn quả
như vải, nhãn, hồng, mít,...Ngồi ra xã cũng phát triển lâm nghiệp khai thác gỗ từ
rừng, khai thác cát và quặng đem lại hiểu quả kinh tế cao.


11


Hệ thống giao thông: Nhân dân các thôn bản sống phân tán, rải rác, hệ
thống đường giao thông đã được phát triển có đường ơ tơ đến trung tâm thơn,
nhưng chủ yếu là đường đất, đường đi lại đến các xóm, bản cịn chủ yếu là đường
mịn gặp nhiều khó khăn nên có ảnh hưởng khơng nhỏ tới q trình phát triển kinh
tế - xã hội của địa phương.
Mạng lưới điện quốc gia: Xã có điện lưới quốc gia năm 1992, hiện nay đã
đảm bảo cung cấp điện cho 100% số hộ dân trong toàn xã.
Hệ thống thủy lợi: Ban quản lí dự án của xã đầu tư cho thực hiện xây dựng
các tuyến mương: Nâm Khao, Nậm Ky,Suối Đa,...để đảm bảo cung cấp nước cho
sinh hoạt và sản xuất người dân.
Nước sạch: Thường xuyên phối hợp với các ban ngành đồn thể tun
truyền, vận động nhân dân giữ gìn rừng đầu nguồn và khái thác sử dụng nguồn
nước hợp lí, tuy nhiên một số hộ dân cịn chứ ý thức cao trong việc bảo vệ rừng
đầu nguồn, xả nước thải sinh hoạt chưa qua xử lí xuống các khe suối gây ơ nhiễm
nguồn nước.
Cơng tác giáo dục: Tồn xã có 03 trường học, một trường trung học cơ sở;
một trường tiểu học và một trường mầm non trung tâm với 3 điểm trường tại các
cụm thôn, 100% số trẻ em trong độ tuổi đến trường.
Về Y tế: Có 1 trạm Y tế gồm có 1 bác sĩ và 5 y sĩ, trong đó có 1 y sĩ chuyên
trách dân số gia đình và trẻ em xã. Cơng tác chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh
cho nhân được thực hiện tốt và cơng tác kế hoạch hóa gia đình (khơng có trường
hợp sinh con thứ 3). Về cơ bản trạm Y tế đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh
cho nhân dân gian đoạn đầu trên tồn địa bàn xã.
Cơng tác văn hóa, thơng tin, thể dục thể thao: Ban văn hóa xã xây dựng kế
hoạch treo băng zơn, khẩu hiệu chào mừng các ngày lễ như 3/2, 30/4, 19/5, 19/8,
2/9. Trong năm 2014 số băng zôn tuyên truyền 30 cái, số buổi chiếu phim lưu


12


động 17 buổi, số buổi biểu diễn văn nghệ quần chúng 33 buổi. Tổ chức giao lưu
thể dục thể thao 30 lần, tổ chức tuyên truyền đạt 55 buổi với 5625 người nghe.
Thành lập các đội văn nghệ phục phụ nhân dân trong các dịp lễ, Tết với các tiết
mục: hát Then, hát cọi của đồng bào dân tộc Tày, hát Páo Dung của dân tộc
Dao,... Đến nay, toàn xã có 366 hộ đạt gia đình văn hóa và 6 thơn đạt tiêu chuẩn
thơn văn hóa. Liên tiếp các năm xã đều nhận được nhiều bằng khen của các bộ,
ngành từ trung ương đến địa phương.
1.1.2. Nguồn gốc, dân số và phân bố dân cư
1.1.2.1. Nguồn gốc lịch sử tộc người
Theo số liệu điều tra dân số công bố năm 2009 của Tổng cục thống kê thì
người Dao trong cả nước có dân số 751.067 người , cư trú chủ yếu ở vùng trung
du và miền núi, trong đó tập trung ở các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn,
Tuyên Quang, Lạng Sơn,Yên Bái, Lào Cai, Thái Nguyên...
Dân tộc Dao là một trong số những dân tộc tương đối đông, đứng hàng thứ
9 trong bản Danh mục thành phần các dân tộc Việt Nam và quần tụ đông nhất ở
tỉnh Hà Giang. Có nhiều nhóm người Dao (Dao Đỏ, Dao Áo dài, Dao Tiền, Dao
Quần chẹt, Dao Quần Trắng, Dao Thanh Y, Dao Làn Tiển ) với mức độ đa dạng
trong mỗi nhóm và sự đa dạng giữa các nhóm.
Qua các tài liệu, thư tịch cổ và các dữ liệu dân tộc học, chúng ta biết
được nguồn gốc xa xưa dân tộc Dao cư trú là Kinh Châu và Dương Châu thuộc
Trung Quốc. Do tác động của biến cố lịch sử, các nhóm Dao di cư vào Việt
Nam qua các thời kì bằng nhiều con đường khác nhau. Theo các tác giả sách,
theo gia phả của một số gia đình và một số tài liệu khác: thì nguồn gốc người
Dao là từ Trung Quốc di cư vào Việt Nam và đến Tuyên Quang sớm nhất vào
thế kỉ XIII (trong cuốn Người Dao ở Việt Nam của Nguyễn Khắc Tụng).


13


Bên cạnh đó, nguồn gốc của người Dao Đỏ cịn được giải thích qua câu
truyện truyền khẩu Bàn Hồ. Đây là con Long Khuyển, đã giúp Bình Hồng giết
chết Cao Vương và được gả cung nữ, sinh 12 người con. Sau này von cháu Bàn
Hồ nhiều, được Bình Hồng ban sắc thành 12 họ, nơi họ phát triển thành một
ngành và chia thành nhiều nhóm nhỏ đi nhiều nơi để sinh sống. Người Dao coi
Bàn Hồ là ông tổ của mình và được thờ cúng rất tơn nghiêm nhất là trong lễ cấp
sắc, lễ cúng Bàn Vương.
Ở Quang Bình tập trung các ngành Dao sau: Dao Đỏ, Dao Áo dài, Dao
Tiền. Cùng một dân tộc nhưng mỗi ngành cư trú một vùng nhất định, có vài ngành
cùng cư trú xen kẽ nhau: Dao Đỏ, Dao áo dài...nói chung là ở xen kẽ với các dân
tộc, xen kẽ theo xóm, khơng xen kẽ theo hộ. Tập trung chủ yếu nhất là ở các xã
vùng cao trong huyện như: Yên Thành, Tiên Nguyên, Bằng Lang, Xuân Minh,
Tân Nam...
Xã Yên Thành, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang là nơi có đơng đảo người
Dao Đỏ sinh sống. Sự giàu có của tự nhiên, khống sản và tài nguyên rừng là một
trong những nguồn sống quan trọng giúp cho đồng bào Dao ở đây tồn tại và phát
triển cho đến ngày nay.
1.1.2.2. Dân số và phân bố dân cư.
Hiện nay tồn xã n Thành có 8 thôn, theo điều tra dân số ngày 1/4/2014
với 623 hộ với 3.055 khẩu, xã có 8 dân tộc anh em sinh sống xen kẽ lẫn nhau như
: Tày, Pà Thẻn, Mơng, Dao, La Chí, Kinh, Nùng, Mường.
Dân cư phân bố đồng đều ở tất cả các thôn như Yên Thành, Yên Thượng,
Yên Lập, Đồng Tâm, Đồng Tiến, Pà Vầy Sủ, Tân Thượng, Thượng Bình. Mật độ
dân số là 314/km2.

14



CÁC THÀNH PHẦN DÂN TỘC TRONG XÃ YÊN THÀNH
STT

DÂN TỘC

DÂN SỐ (Người)

TỈ LỆ

1

Tày

862

28,2%

2

Pà Thẻn

781

25,61%

3

Mơng


581

19,0%

4

Dao

512

16,82%

5

La Chí

268

8,71%

6

Kinh

46

1,51%

7


Nùng

3

0,09%

8

Mường

2

0,06%

( Theo số liệu thống kê của ban địa chính xã Yên Thành năm 2014)
1.1.3. Đặc điểm đời sống kinh tế
Đồng bào Dao Đỏ xã Yên Thành có hoạt động kinh tế chủ yếu là trồng trọt
các loại cây nhiệt đới, cây ăn quả và chăn nuôi thêm gia sức gia cầm...
Về trồng trọt: Trung tâm xã là một lịng chảo tương đối bằng phẳng thích
hợp cho việc canh tác lúa nước và đó là nguồn sống chính của đồng bào.
Ngồi trơng lúa nước người Dao Đỏ cịn trồng ngơ, khoai, sắn, bầu bí, đỗ
tương, khoai sọ, vừng...ở trên nương, ruộng là nơi có độ dốc vừa phải hay thậm
chí là nơi có độ dốc lớn. Canh tác trên nương và trồng xen canh gối vụ có ý nghĩa
rất lớn, trong việc giữ đất màu khỏi sói mịn, đồng thời tranh thủ thời vụ, phù hợp
với sự phát triển cây trồng, tận dụng được giá trị sử dụng đất nhằm phục vụ sản
xuất. Cây ăn quả mà người Dao Đỏ trồng gần nhà phải kể đến các loại cây như
trám, quýt, hồng, bưởi, chuối, mít, mận, đào, vải...những cây ăn quả này được sử

15



dụng để cung cấp thêm nguồn thức ăn cho đồng bào, sử dụng làm gia vị cho
những bữa ăn hàng ngày, nhiều thì có thể đem bán. Hơn thế sản phẩm cay ăn
được đồng bào sử dụng trong việc cúng tế, mỗi khi gia đình cần đến.
Về chăn ni: Chăn ni phát triển có sự khăng khít với trồng trọt và có ý
nghĩa lớn với đời sống kinh tế, văn hóa của dân tộc. Những lồi vật chăn ni trên
cạn như trâu, bị, lợn, gà, dê, chó, mèo...những con vật chăn thả dưới nước như cá,
vịt...được dùng nhiều vào các nghi lễ như cúng tổ tiên, đám ma là lợn, gà. Bên
cạnh đó các ngành thủ cơng như đan lát vẫn cịn tồn tại nhưng khơng phát triển
chỉ nhằm mục đích phục vụ nhu cầu cuộc sống và sản xuất hàng ngày.
1.1.4. Đặc điểm xã hội truyền thống
Tổ chức làng bản: Thôn bản người Dao Đỏ Yên Thành hiện nay được tổ
thức theo bộ máy hành chính nhà nước Việt Nam, kèm theo là các đồn thể :
Nơng dân, hội cựu chiến binh, hội phụ nữ...
Trong bản làng nười Dao thường là quan hệ họ hàng, thân thuộc gắn bó,
mật thiết, thân thiện. Khi gia đình nào có việc như đám cưới, đám tang, nhà mới
mọi người trong làng đều quan tâm giúp đỡ chia sẻ về vật chất và tinh thần.
Tổ chức dịng họ, gia đình: Về dịng họ, người Dao Đỏ Yên Thành có một
số họ phổ biến như họ Triệu, Bàn, Đặng, họ Phượng...Người Dao Đỏ ở Yên thành
chủ yếu là họ Triệu là họ chiếm số lượng người đông nhất. Người ta phân biệt các
thế hệ trong cùng dòng họ bằng hệ thống tên đệm chỉ thế hệ thứ bậc ngươi đàn
ông như Triệu Tài, Triệu Xuân, Triệu Quý là ba thế hệ. Vì vậy, quan hệ dịng họ
khác nhau cùng cư trú khơng phân biệt là dòng họ nào là ai sinh trước đều được
gọi anh chị, sinh sau là em và người Dao Đỏ ln có sự đồn kết giữa các dịng
họ. Người trong cùng dòng họ phải cách năm đến bảy thế hệ mới được lấy nhau
cịn khác dịng họ khơng có sự phân biệt.

16



Tùy từng dòng họ ngươi Dao Đỏ ở Yên Thành khơng có lệ bầu trưởng họ
nhưng những người cao tuổi am hiểu phong tục và biết cúng bái luôn là người có
vai trị trong quyết định mọi việc gia đình, các thành viên trong dịng họ có vai
trị qn xuyết và chủ trì ma chay, cưới hỏi của gia đình hoặc dịng họ đó.
Về gia đình, loại hình gia đình chủ yếu của người Dao Đỏ ở Yên Thành là
hình thức gia đình nhỏ phụ quyền. Thường có từ hai thế hệ gồm một cặp vợ chồng
và các con hoặc ba thế hệ gồm ông bà, bố mẹ, và các con chưa lập gia đình. Gia
đình bốn thế hệ rất hiếm. Việc quyết định các việc lớn trong gia đình thuộc về
người đàn ơng, nếu bố chết thì con lớn thay thế quyết định mọi cơng việc của gia
đình và giáo dục con cái. Người vợ giữ vai trì nội trợ, hai vợ chồng cùng gánh vác
việc ruộng nương. Người con trai sau khi lấy vợ được bố mẹ chia tài sản và ở
riêng, người nào sống với bố mẹ có trách nhiệm giữ bàn thờ tổ tiên và được nhận
thêm phần tài sản của bố mẹ. Con gái cũng được chia nhỏ tài sản sau khi lấy
chồng. Nhìn chung trong quan hệ gia đình truyền thống người Dao Đỏ ở Yên
Thành tuy có một số quy định nghiêm ngặt nhưng vẫn thể hiện được sự bình đẳng
đồn kết, u thương tương trợ nhau trong sản xuất.
Các nghi lễ gia đình: (sinh đẻ, cưới xin)
Người phụ nữ Dao Đỏ khi mang thai phải kiêng rất nhiều thứ như không
được đến bồ đựng thóc giống, khơng hái quả, khơng đến gần thầy cúng, thầy tào,
không đến nơi để bàn thờ, những nơi linh thiêng ...Xưa kia gười Dao thường đẻ
ngồi. Mẹ chồng là người đỡ đẻ cho con dâu nếu không có mẹ chồng, nhờ bà, cơ,
bác...anh em thân thiết hoặc chồng đỡ hộ. Hiện nay nhờ sự quan tâm của Đảng,
nhà nước và sự phát triển kinh tế - xã hội đồng bào thường đến sinh ở trạm xã hay
bệnh viện để đảm bảo an toàn cho người mẹ và đứa trẻ.
Sau sinh sản phụ ăn thức ăn nấu với gừng nghệ, thức ăn bổ dưỡng như thịt
gà nấu nghệ, tắm nước thuốc đun từ rễ, lá cây rừng. Trong một tuần sản phụ

17



khơng được ra ngồi, khơng vào bếp và đến nơi để bàn thờ. Trẻ em sinh ra được
chăm sóc chu đáo, sau ba ngày làm lễ cúng đặt tên cho trẻ. Trẻ sinh ra mà khóc
nhiều hay thường xuyên ốm đau, yếu cha mẹ thường tìm cho trẻ nhận cha mẹ nuôi
theo họ như vậy trể sẽ khỏe mạnh và chóng lớn. Trẻ em được quan tâm chăm sóc
ngay từ nhỏ, được giáo dục học hỏi giá trị văn hóa dân tộc. Tùy theo giới mà được
cha mẹ dạy và làm quen với công việc lao động, sản xuất, ứng xử trong hàng ngày
như con trai học làm thấy cúng, tập rèn, mộc; con gái tập thêu, tập hát...
Hôn lễ người Dao Đỏ được tiến hành qua bốn bước:
Bước thứ nhất: Lễ xin lá số (mình nải), nhà trai mang một trai rượu đến hỏi
nhà gái xin lá số để so tuổi.
Bước thứ hai: Lễ dạm hỏi (rỉa tỉnh), sau khi so tuổi hợp, nhà trai đến báo
cho nhà gái và xin thách cưới,
Bước thứ ba: Lễ ăn hỏi (quýa lời), nhà trai mang lễ vật thách cưới đến nhà
gái và hẹn ngày cưới.
Bước thứ tư: Lế cưới (chấu sình cha), đây là bước quan trọng nhất trong
hôn lễ người Dao Đỏ. Lễ cưới được chuẩn bị kĩ lưỡng và lâu dài từ thêu trang
phục truyền thống cô dâu đến các khâu chuẩn bị cho ngày cưới. Lễ cưới hiện nay
được tổ chức chỉ trong một ngày do hai nhà thỏa thuận nhưng nhà gái thường phải
ngủ ở nhà trai ít nhất một đêm.
Sau lễ cưới cô dâu cư trú bên nhà trai, trong vịng một tháng khơng vào nhà
bố mẹ đẻ cho tới khi làm lễ lại mặt. Khi làm dâu, dù có sảy ra vấn dề gì ít đợc về
nhà bố mẹ đẻ, nếu chồng chết cư trú bên nhà chồng, chỉ khi tái giá được về nhà
chồng mới.
Người Dao Đỏ Yên Thành coi việc cưới xin rất quan trọng, trai gái tự do
yêu đương và tìm hiểu lẫn nhau nếu ưng thuận nhau thì thưa chuyện với bố mẹ để

18


xin cưới. Người Dao Đỏ cịn có tục ở rể với những gia đình ít con trai hoặc khơng

có con trai nối dõi, có thể ở rể một vài năm theo điều kiện của hai gia đình, có thể
ở cả đời nếu gia đình đó khơng có con trai và con rể khi sang ở rể đổi họ sang họ
vợ, con cái lấy họ theo họ vợ.
1.1.5. Đặc điểm văn hóa
1.1.5.1. Văn hóa vật chất
Nhà ở: Nhà ở của người Dao Đỏ xã Yên Thành là nhà đất lịa bằng ván
vỗ hay vách nứa, có hai mái và lợp bằng lá cọ hay tấm lợp, khung nhà gồm có
cột, vì kèo, xà dầm và thường chia thành 3 hoặc 5 gian. Trong khn viên nhà
người Dao thường có nhà chính và nhà bếp, chuồng trại chăn nuôi nằm tách
biệt.
Nhà ở làm ven suối, đồi rừng, gần nguồn nước để thuận lợi cho cuộc sống
hàng ngày. Trong nhà bàn thờ đặt ở vị trí quan trọng nhất là ở gian giữa đối diện
với cửa chín ra vào. Hai bên cạnh là nơi đặt buồng ngủ cho gia chủ, ông bà, rồi
đến chỗ ngủ của con cái.
Trang phục: Từ lâu việc trồng bơng, kéo sợi, dệt vải, nhuộm chàm đã
khơng cịn là công việc phổ biến của người Dao đỏ nơi đây. Vải dùng để may
trang phục thường được mua sẵn ở chợ về và sau đó cắt may, thêu thùa, in hoa
văn. Họ làm không thường xuyên, chỉ tranh thủ những ngày không đi làm ruộng
làm nương, hay những ngày mưa và rảnh rỗi.
Trang phục của đàn ông Dao Đỏ giống với tất cả các nhóm Dao khác. Đàn
ơng ngày nay phổ biến cắt tóc ngắn như người Kinh. Áo nam là áo ngắn, may xẻ
bụng cài khuy, ống tay hẹp, áo có hai túi ở hai vạt trước. Quần may theo kiểu chân
què, cạp lá tọa, mặc thắt lưng dây rút bên ngoài. Ngày nay thanh niên Dao Đỏ phổ
biến mặc quần âu áo sơ mi.

19


Trang phục phụ nữ Dao Đỏ là áo dài ngang bọng chân, màu chàm, xẻ ngực,
cổ áo liền nẹp ngực thêu rất đẹp. Quần mặc màu chàm, ồng tương đối hẹp cũng

may theo kiểu chân què, khi mặc phải thút dây bên ngồi, gấu quần theo vài ba
vịng hoa văn rất đẹp. Ngồi ra nữ cịn mặc thêm cái yếm vừa có tác dụng che
ngực vừa là nơi để cài các đồ trang sức bằng bạc. Đi kèm là dây lưng, khăn đội
đầu và các trang sức bằng bạc khác như vòn cổ, vòng tay, nhẫn, hoa tai.
Ẩm thực: Thức ăn chính của người Dao Đỏ xã Yên Thành là gạo tẻ, gạo
nếp và các loại rau xanh giản dị, đạm bạc. Gạo tẻ là lương thực chính được nấu
trong các bữa ăn hàng ngày. Gạo nếp thường được sử dụng trong hội hè, dám
cưới, đám ma. Thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày như rau xanh do đồng bào tự
tay trồng lấy, ngồi ra cịn hái từ thiên nhiên như nấm, rau ngót rừng. Các sản
phẩm từ thịt một phần do đồng bào tự chăn nuôi lấy để phục vụ cho bữa ăn hàng
ngày vừa được dùng trong các nghi lễ, một phần là do săn bắn, bẫy được khi đi
rừng. Đồ hút và đồ uống của đồng bào thường là hút thuốc lá, uống rượu tự nấu và
uống chè...
1.1.5.2. Văn hóa tinh thần
Lễ hội: Tết Nguyên Đán. Đồng bào ăn Tết từ 25/chạp đến Rằm tháng riêng.
Ngày cúng tổ tiên thường do gia đình nhờ thầy chọn ngày tốt trong khoảng từ
ngày 20 đến 27 tháng chạp. Ngày 30 tết ăn tất niên, mỗi gia đình đều dán giấy
màu đỏ trên bàn thờ, cột nhà, chuồng trại và các vật dụng khác trong nhà như: bàn
ghế, chạn bát, cày, cuốc, chum vại, thùng,... đồng bào quan niệm màu đỏ đem lại
sự may mắn nên dán giấy đỏ cho mọi thứ để sang năm mới may mắn và thuận lợi
Ngồi ra cịn tết 3/3 (tết Thanh Minh), Tết Đoan Ngọ 5/5, rằm tháng 7 đồng
bào đều tổ chức ăn uống và những ngày này.
Ngơn ngữ, chữ viết: Tiếng nói và chữ viết của người Dao Đỏ là sản phẩm
của văn hóa tinh thần, là tiếng nói của dân tộc, do chính thế hệ cha ơng họ sáng

20


tạo ra trong quá trình ứng xử với thiên nhiên và xã hội suốt chặng đường dài lịch
sử tồn tại và phát triển.

Người Dao Đỏ cũng như nhiều nhóm Dao khác ở Hà Giang đều khơng có
chữ viết phổ biến. Chữ viết người Dao (được gọi chữ Nôm Dao) chỉ được thầy
cúng sử dụng để ghi chép các văn tự, sách cúng; sử dụng trong hoạt động tín
ngưỡng của dân tộc.
Về tiếng nói: Người Dao Đỏ có tiếng nói riêng. Giữa các nhóm Dao khác
nhau tiếng nói cũng có nhiều điểm khác nhau về cách phát âm, âm tiết.
Có thể nói, ngơn ngữ của người Dao Đỏ ở n Thành được bảo tồn và lưu
giữ, nó khơng chỉ là phương tiện giao tiếp hàng ngày mà còn là phương tiện bảo
lưu, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc là giá trị văn
hóa cần được nghiên cứu và bảo tồn.
Văn học dân gian: Dân tộc Dao có nền văn nghệ cổ truyền phong phú với
các thể loại: Thơ, ca , múa, nhạc...kho tàng chuyện cổ tích được nhiều người ưa
thích như: truyện “Nguồn gốc lồi người”, Truyện Bàn Đại Hộ”...Ngồi ra cịn có
nhiều câu đố, ca dao và tục ngữ phong phú về cả số lượng và nội dung phản ánh
kinh nghiệm sản xuất, mùa màng, thời tiết phong tục tập quán, tình yêu quê hương
đất nước và sự nảy nở tình yêu nam nữ. Những cuốn sách bằng chữ Dao, các áng
văn vần, bài hát, bài cúng có giá trị lớn về lịch sử, văn học...
Đặc biệt, phổ biến nhất trong sinh hoạt người Dao Đỏ là hát đối đáp (páo
dung). Trong những lễ hội, đám cưới, ngày lễ tết, phiên chợ là dịp cho nam nữ
thanh niên qua lời ca tiếng hát tìm hiểu lẫn nhau. Họ hát rất tự nhiên và bao giờ
kết thúc buổi hát páo dung họ cũng tặng cho nhau vật làm kỉ niệm.
Tri thức dân gian: Đồng bào Dao Đỏ Yên Thành cũng có kiến thức trong
việc chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe. Nguồn dược liệu chủ yếu cây, rễ, lá, hoa,

21


củ trong rừng hoặc trồng xung quanh nhà hay từ một số động vật hoang dã săn
bắn được. Đó là các vị thuốc như thuốc bổ, thuốc chữa bệnh. Từ các cây dược liệu
họ tự pha chế, sấy khô, sắc kết hợp với nhiều loại khác nhau hoặc là các loại thuốc

từ một số bộ phận động vật ngâm rượu.
Người Dao Đỏ Yên Thành biết cách tính thời gian theo cách tính lịch Trung
Quốc, qua đó biết thời vụ trong chăn nuôi, biết ngày lành tháng tốt để tổ chức sinh
hoạt, làm nhà, cưới hỏi, ma chay...Đồng thời, người Dao Đỏ n Thành cịn có
thể phán đốn thời tiết theo các hiện tượng tự nhiên.
1.2. Tín ngưỡng dân gian của người Dao Đỏ ở Yên Thành
1.2.1. Thế giới quan dân gian
Câu hỏi khi chết sẽ đi về đâu cũng là một vấn đề lớn từ xưa đến nay đối với
hầu hết các dân tộc. Người Dao Đỏ cũng luôn trăn trở về việc sau khi chết có cái gì,
và điều này cho thấy họ vẫn muốn có sự hỗ trợ của những thánh thần, tổ tiên, giúp đỡ
cho bản thân được hưởng một cuộc sống ở trần gian được an toàn và hạnh phúc hơn,
vượt qua những điều mà người trần khơng vượt qua nổi.
Người Dao Đỏ tin rằng có một thế giới bên kia, là thế giới dành cho người
chết. Con người khi qua đời sẽ về cõi này, chờ xét xử, tội ác của bản thân ở trần
gian sẽ bị phán xử khi con người bước qua thế giới bên kia, nếu làm điều tốt thì
được lên cõi Trời, lên Niết Bàn, nếu làm chuyện ác khi còn sống sẽ xuống cõi địa
ngục.
1.2.1.1. Quan niệm về thế giới và hệ thống thần linh
Theo quan niệm của đồng bào Dao Đỏ, trên thế giới có ba tầng người: Tầng
ở trên trời là nơi sống của các vị thần và do Ngọc Hoàng cai quản, tầng ở giữa là
của người sống và tầng dưới là nơi của những người lùn. Tầng dưới có Diêm
Vương làm nhiệm vụ cai quản những người chết. Ở tầng thế giới con người có các

22


thần thổ địa, thần lúa gạo, thần núi, thần sông... Các tầng này có quan hệ nhất định
với nhau và về cơ bản có cuộc sống gần giống nhau.
Các vị thần thánh của người Dao Đỏ có Ngọc Hồng (Nhụt Hùng) ở thiên
đình là vị thần đứng đầu, có nhiệm vụ cai quản tất cả các thần thánh, ma quỷ, các

loại sinh vật khác kể cả con người. Đồng bào cho rằng mọi vật sống trước khi sinh
ra phải qua ông Ngọc Hoàng và Ngọc Hoàng quyết định thời gian sống. Bên cạnh
Ngọc Hồng có Phật, và dưới Phật có các thánh như thủy nguyên, linh bảo, đạo
đức, còn dưới các vị này có tam thanh, tam bảo, tam nguyên. Dưới nữa là các vị
thần thánh lớn nhỏ thường được thờ cúng trong nhà như tổ tiên, Bàn Vương, ma
bếp, thần trông coi gia súc,... và các vị thần thánh được thờ cúng ngồi nhà như
thổ cơng, ma sơng, ma suối,...
Ngồi các vị thần đó cịn có ma quỷ, ma quỷ là hồn của sự sống đã chết
thường gây nhiều điều ác cho mọi người. Theo người Dao Đỏ ma thường có ma
lành và ma ác. Loại ma lành gồm gồm tổ tiên, thổ công, thổ địa,… luôn giúp đỡ
và bảo vệ con người. Ma dữ gồm ma sông, ma suối, ma rừng, ma của những
người chết khơng bình thường… gây ra tai họa cho con người. Bởi vậy khi ốm
đau, chết chóc hay mùa màng thất bát người ta thường cúng bái các loại ma này
khỏi bị chúng quấy rầy.
Đồng bào cho rằng khi ông bà, cha mẹ chết, linh hồn sang bên kia thế giới
(diềm kên) quê hương chính là Dương Châu - Trung Quốc. Mặc dù vậy, linh hồn
ấy tức tổ tiên vẫn có mối liên hệ với con cháu tức là những người sống ở trần gian
(giàng kên). Tổ tiên về thăm con cháu thường vào mùng một, ngày rằm hay các
dịp lễ tết. Vì vậy con cháu phải có trách nhiệm thờ cúng tổ tiên và cung cấp những
thứ được coi là cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của người đã khuất.
Người Dao Đỏ tin rằng, thế giới bên kia của người chết cũng là một nơi rất
đơng vui, có người cai quản những người chết là Diêm Vương. Cuộc sống của con

23


người nơi trần gian như thế nào thì sang thế giới bên kia cũng vậy. Người chết vẫn
phải làm ăn, sinh sống như khi chưa chết, họ cũng cho rằng người chết khi có tội thì
linh hồn sẽ bị đày đọa ở âm phủ chẳng sung sướng gì, nếu ma nào làm trái lệnh thì bị
xử phạt khiến cho linh hồn đau đớn khổ sở. Thế giới của người chết rất xa thế giới

hiện tại, phải qua nhiều chặng có qn lính canh gác nên phải có người dẫn đi vào
bảo ban cách ăn ở. Cho nên người nhà chuẩn bị đầy đủ mọi thứ cho người chết mang
theo sang thế giới của mình.
1.2.1.2. Quan niệm về hồn
Xuất phát từ quan niệm, tất cả mọi vật đều có linh hồn. Người Dao Đỏ cho
rằng trong mỗi con người đều có hồn (vần), con người ngồi linh hồn cịn có thể
xác. Hồn là phần nhẹ hơn, vơ hình khơng nhìn thấy, có dạng như cái bóng của vật
sống nó tồn tại bên trong thể xác. Người Dao cũng giải thích rằng đứa trẻ sinh ra
chỉ khi nào cất tiếng khóc chào đời mới có hồn. Trong cơ thể con người, linh hồn
là trung tâm và là yếu tố quyết định sự sống cũng như mọi hoạt động của con
người.
Đồng bào cho rằng trong mỗi người có ba hồn: Hồn thứ nhất - hồn chính
nằm ở đỉnh đầu chỗ xốy tóc, hồn thứ hai nằm ở cánh tay, hồn thứ ba nằm ở hai
chân. Nam và nữ có số hồn bằng nhau. Khi tất cả các hồn đều có mặt đầy đủ trong
thân thể người ta thì con người được khỏe mạnh. Nếu chỗ nào trong thân thể
người ta bị đau thì có nghĩa là hồn ở nơi ấy đã tạm thời bỏ thân thể một thời gian.
Do hồn là phần nhẹ nên nếu người gặp các trường hợp hoảng sợ, bị cơn sốc mạnh,
làm việc quá sức... hồn sẽ bay ra khỏi thực thể làm cho con người bị ốm đau.
Trong trường hợp như vậy người ta tổ chức cúng để gọi hồn về, nếu cúng mãi mà
hồn vẫn không quay trở về thì các chết có thể sẽ sảy ra đối với người bệnh. Nghi
lễ cúng gọi hồn được người Dao Đỏ gọi là cúng giải hạn (chá chiều).

24


Đồng bào quan niệm con người khi chết hồn biến thành ma (miến), hình
dáng nó chẳng khác gì người chết. Nhưng chỉ có ma người lớn mới có khả năng
tác động vào người và vật ở trần gian. Còn ma trẻ con chỉ có thể làm cho người
khác sợ như tự nhiên nghe tiếng khóc, tiếng cười,... Người Dao cho rằng khi ngủ
say thì hồn lìa khỏi thân thể để đi chơi sang thế giới khác làm cho người ngủ nằm

mơ (bấy puột) thấy điều này điều kia. Nếu hồn lang thang đi mãi quên đường về
thì người ta cứ chìm sâu trong giấc mơ. Do đó mới sinh ra việc giải mã giấc mơ
nhưng phải đốn ngược lại vì thế giới của ma và thế giới của chúng ta ln trái
ngược nhau. Ví dụ: mơ thấy đám tang cho bố mẹ là điềm tốt, tức là bố mẹ sẽ khỏe
và sống lâu, mơ thấy mình vui cười ắt sẽ phải gặp chuyện buồn phiền, mơ thấy
khóc tức là sắp có điềm vui,...
Khi chết đi, linh hồn mặc dù sang thế giới bên kia nhưng vẫn thường xuyên
theo dõi con cháu để phù hộ. Linh hồn rất thiêng, đặc biệt những người chết trẻ
phải được thờ cúng chu đáo. Nếu làm điều gì phật ý linh hồn sẽ về quấy nhiễu,
con cháu ốm đau, khơng làm ăn được. Khi đó phải làm lễ cúng tạ lỗi với người đã
mất. Khi người chết chưa được làm ma, thì người đó vẫn chưa biết mình đã chết,
hồn người chết vẫn cứ rong ruổi đi chơi. Do vậy người nhà làm ma là để báo cho
người đó biết là đã chết và dẫn đường cho họ về với tổ tiên ở thế giới bên kia.
1.2.2. Một số hình thức thờ cúng
1.2.2.1. Cúng tổ tiên
Ma tổ tiên trong tiếng Dao Đỏ gọi là chà phìn miến, đây là ma của những
người thân trong gia đình đã qua đời. Tổ tiên có nhiều đời, thơng thường người ta
chỉ cúng từ đời thứ 5, thứ 6 trở xuống vì họ cho rằng qua những đời trên là đã ra
ma và phải hóa đi, nhưng trong cúng bái hàng ngày thường cúng đến đời thứ 3 .

25


×