Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Tập quán cưới xin truyền thống của người khơ mú xã tà cạ huyện kỳ sơn tỉnh nghệ an và ảnh hưởng của nó tới việc xây dựng đời sống văn hoá mới hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 95 trang )

Lê Thị Hoa

Dân tộc 10A
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI
KHOA VĂN HOÁ DÂN TỘC THIỂU SỐ

TẬP QUÁN CƯỚI XIN TRUYỀN THỐNG
CỦA NGƯỜI KHƠ MÚ XÃ TÀ CẠ, HUYỆN KỲ SƠN, TỈNH NGHỆ AN
VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TỚI VIỆC XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG
VĂN HOÁ MỚI HIỆN NAY

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN VĂN HOÁ
CHUYÊN NGÀNH VĂN HOÁ DÂN TỘC THIỂU SỐ

Sinh viên thực hiện:

Lê Thị Hoa, VHDT 10A

Hướng dẫn khoa học: Th.s Hoàng Văn Hùng

HÀ NỘI, 5 – 2008
1


Lê Thị Hoa

Dân tộc 10A

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khố luận này em xin cảm ơn Th.s Hoàng Văn
Hùng, cùng với sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến nhiệt tình của các thầy cô


giáo và bạn bè trong khoa văn hoá dân tộc, xin cảm ơn trung tâm thư viện
trường Đại học Văn hóa Hà Nội, trung tâm Văn hố Thông tin – Trung
tâm Thư viện huyện Kỳ Sơn đã tạo điều kiện cho em thu thập tài liệu
nghiên cứu. Cảm ơn bà con đồng bào Khơ mú ở xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn,
tỉnh Nghệ An đã cung cấp những thông tin, tư liệu cần thiết cho em
nghiên cứu phục vụ đề tài này.
Với thời gian và năng lực có hạn nên khơng thể tránh khỏi những
thiếu sót trong lúc thực hiện đề tài, rất mong được các thầy, các cơ và các
bạn đóng góp ý kiến giúp em hồn thành tốt bài khố luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2008
Sinh viên: Lê Thị Hoa

2


Lê Thị Hoa

Dân tộc 10A

MỤC LỤC
Phần mở đầu......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………………......1
2. Mục đích nghiên cứu……………………………………………………….....2
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu……………………………......2
4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………..2
5. Lịch sử nghiên cứu của vấn đề……………………………………………......2
6. Nguồn tư liệu ………………………………………………………………....3
7. Đóng góp khoa học của khố luận…………………………………………....3
8. Bố cục khoá luận ..............................................................................................3

Chương 1: Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Tà Cạ,
huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An
1.1.Đặc điểm tự nhiên: ……………………………………………………….....5
1.1.1. Vị trí địa lý……………………………………………………………......5
1.1.2. Địa hình …………………………………………………………………..5
1.1.3. Khí hậu …………………………………………………………………...6
1.1.4. Đất đai …………………………………………………………………....6
1.1.5. Mạng lưới sơng ngịi …………………………………………………….7
1.1.6. Thảm thực vật và hệ động vật …………………………………………..7
1.2. Đặc điểm kinh tế truyền thống:…………………………………………....8
1.2.1. Nông nghiệp: …………………………………………………………....8
1.2.2. Nghề thủ công truyền thống …………………………………………….11
1.2.3. Hái lượm, săn bắt ……………………………………………………......11
1.2.4. Hoạt động buôn bán và các hoạt động dịch vụ khác …………………....12
1.3. Đặc điểm xã hội ……………………………………………………….......13
1.3.1. Dân cư, dân tộc ……………………………………………………….....13
1.3.2 Khái quát về người Khơ mú ở xã Tà Cạ - Kỳ Sơn - Nghệ An ………….13
3


Lê Thị Hoa

Dân tộc 10A

1.3.2.1 Lịch sử tộc người ……………………………………………………....13
1.3.2.2. Đặc điểm cư trú …………………………………………………….....15
1.3.2.3. Cộng đồng và quan hệ làng xã ………………………………………..15
1.3.2.4. Các giá trị văn hoá truyền thống ……………………………………...18
Chương 2: Tập quán cưới xin của người Khơ mú xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn,
tỉnh Nghệ An

2.1. Quan niệm chung về hôn nhân …………………………………………....26
2.2. Các quy tắc trong hôn nhân………………………………………………..27
2.2.1. Ngoại hôn………………………………………………………………..27
2.2.2. Hôn nhân một vợ một chồng…………………………………………….29
2.2.3. Cư trú sau hôn nhân …………………………………………………......30
2.3. Tiêu chuẩn trong hôn nhân………………………………………………...31
2.3.1. Tiêu chuẩn để chọn người vợ tốt………………………………………...31
2.3.2. Tiêu chuẩn để chọn người chồng tốt…………………………………....32
2.4. Q trình dẫn tới hơn nhân………………………………………………...33
2.4.1. Độ tuổi kết hơn ……………………………………………………….....33
2.4.2. Q trình tìm hiểu dẫn tới hôn nhân ……………………………………33
2.5. Một số luật tục của người Khơ mú xã Tà Cạ - kỳ Sơn trong quá trình tổ
chức lễ cưới …………………………………………………………………....34
2.6. Các nghi lễ trong cưới xin: ………………………………………………..35
2.6.1. Lễ ăn hỏi………………………………………………………………....35
2.6.2. Lễ cưới nhỏ ……………………………………………………………...38
2.6.3. Lễ cưới lớn (chính thức) ………………………………………………...40
2.7. Tập tục sau ngày cưới……………………………………………………..54
2.7.1. Lễ lại mặt………………………………………………………………...54
2.7.2. Tục con rể đối với gia đình bố mẹ vợ…………………………………..55
2.7.3. Tục con dâu ở nhà chồng………………………………………………..56
2.8. Các trường hợp hôn nhân đặc biệt ………………………………………..56
2.9. Lễ cưới hiện nay của người Khơ mú xã Tà Cạ …………………………...57

4


Lê Thị Hoa

Dân tộc 10A


2.10. So sánh tục cưới xin của người Khơ mú xã Tà Cạ với một số dân tộc khác
trong huyện Kỳ Sơn……………………………………………………...........58
Chương 3: Những ảnh hưởng của tục cưới xin truyền thống của người Khơ
mú xã Tà Cạ tới việc xây dựng đời sống văn hoá mới hiện nay của đồng
bào, một số nhận xét và kiến nghị
3.1. Một số tiêu chí xây dựng đời sống văn hoá mới hiện nay ở xã Tà Cạ….....61
3.2. Những ảnh hưởng của cưới xin truyền thống tới xây dựng đời sống văn hoá
mới………………………………………………………………………...........62
3.3. Một số nhận xét và kiến nghị giải pháp về tục cưới xin truyền thống của
người Khơ mú xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An
3.3.1. Những nét đẹp trong cưới xin cần giữ gìn và phát huy……………….....67
3.3.2. Những tập tục cần khắc phục…………………………………………....68
3.3.3. Phương hướng giữ gìn và phát huy nét đẹp trong hơn nhân của người Khơ
mú Tà Cạ……………………………………………………………….............68
3.3.4. Một số giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy nét đẹp và khắc phục những tập
tục lạc hậu trong hôn nhân của người Khơ mú xã Tà Cạ .................................71
KẾT LUẬN ......................................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................78
PHỤ LỤC
- Danh sách những người cung cấp tư liệu
- Bản đồ tỉnh Nghệ An, huyện Kỳ Sơn, xã Tà Cạ
- Ảnh minh hoạ

5


Lê Thị Hoa

Dân tộc 10A


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, 54 dân tộc anh em cùng chung sống
với những nét văn hoá đặc trưng tạo nên một nền văn hoá phong phú, đa dạng
đậm đà bản sắc dân tộc. Một trong những nét văn hoá đặc trưng, tiêu biểu của
các dân tộc đó là tập quán cưới xin. Nó thuộc về hạnh phúc của công dân, thuộc
về nếp sống xã hội được mọi ngành, mọi người, mọi gia đình, mọi lứa tuổi quan
tâm xây dựng thành phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc.
Cưới xin chiếm một vị trí vơ cùng quan trọng trong đời sống văn hố của
người Việt Nam nói chung và của từng dân tộc nói riêng. Việc cưới xin đã trở
thành tục lệ từ bao đời nay, nó là sự tiếp nối từ thế hệ này đến thế hệ khác tạo
nên dòng chảy liên tục trong đời sống con người.
Lễ cưới từ xưa đến nay vẫn là một nghi lễ tốt đẹp trong đời sống của tất cả
mọi người ở khắp nơi trên đất nước. Nó khơng chỉ gắn với đời sống tâm linh mà
cịn đánh dấu một sự kiện quan trọng trong bước đường đời của mỗi con người.
Là sinh viên khoa văn hoá dân tộc, một nhà quản lý văn hoá của các dân tộc
thiểu số trong tương lai tôi cũng rất quan tâm tới tập quán cưới xin của các dân
tộc thiểu số ở Việt Nam. Đến với đám cưới ta có thể thấy được rất nhiều nét văn
hoá tiêu biểu, đặc trưng của các dân tộc. Qua thực tế và qua các kiến thức đã
đọc, đã học tôi đã biết được khá nhiều đám cưới của nhiều dân tộc ở trong
huyện, các huyện lân cận như Tương Dương, Kỳ Sơn,… và một số vùng khác.
Trong đó tơi đặc biệt quan tâm tới đám cưới của người Khơ mú ở xã Tà Cạ,
huyện Kỳ Sơn, Tỉnh Nghệ An, đây là một phong tục tập quán tốt đẹp và có
nhiều điều đặc biệt cần được tìm hiểu, nghiên cứu và làm sáng tỏ.
Trước đây đã có nhiều học giả quan tâm đến văn hố của người Khơ mú
nói chung và đám cưới nói riêng. Tuy nhiên họ chỉ mới dừng lại ở khái quát
chưa thực sự nghiên cứu sâu vào vấn đề này.
Chính vì những lý do trên tơi lựa chọn đề tài “ Tập quán cưới xin truyền
thống của người Khơ mú ở xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An và ảnh hưởng


6


Lê Thị Hoa

Dân tộc 10A

của nó tới xây dựng đời sống văn hoá mới hiện nay” để làm khoá luận tốt
nghiệp đại học của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của khố luận là tập trung tìm hiểu các nghi thức, luật tục, hiểu
được các giá trị tinh thần của lễ cưới người Khơ mú ở xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn,
tỉnh Nghệ An. Từ đó thấy được sự biến đổi trong đám cưới cổ truyền và đám
cưới hiện nay, thấy được những ảnh hưởng của nó tới việc xây dựng đời sống
văn hoá mới hiện nay của bà con ở xã Tà Cạ. Qua đây biết được những tồn tại từ
đó góp phần bảo tồn và phát huy những nét đẹp trong đám cưới của người Khơ
mú xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, góp phần làm giàu cho văn hoá Việt
Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là đám cưới của người Khơ mú ở xã Tà Cạ, huyện
Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An. Khoá luận chỉ xoay quanh vấn đề tục cưới xin, những
nghi lễ trong cưới xin, những biến đổi của nó trong đời sống hiện nay và ảnh
hưởng của nó tới việc xây dựng đời sống văn hố mới hiện nay của bà con trong
xã Tà Cạ.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về thời gian: Là từ xưa tới nay
+ Về không gian: Tại xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An
4. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng các phương pháp khảo sát, điền dã dân tộc học, phỏng vấn, thu

thập thơng tin bằng bảng hỏi, …
- Phân tích, mơ tả, tổng hợp và hệ thống hố các cơng trình liên quan của
các tác giả đi trước, dùng phương pháp so sánh để đối chiếu với các tài liệu điền
dã trên thực địa, từ đó rút ra điểm riêng và điểm chung.
5. Lịch sử nghiên cứu của vấn đề
Từ trước tới nay nghiên cứu về người Khơ mú đã có rất nhiều nhà khoa
học, nhiều nhà dân tộc học đã đi điền dã, sưu tầm viết về người Khơ mú như
cuốn Đặc trưng văn hoá và truyền thống cách mạng các dân tộc ở Kỳ Sơn 7


Lê Thị Hoa

Dân tộc 10A

Nghệ An của nhóm tác giả Cầm Trọng, Trần Thất Chủng, Phạm Quang Hoan,
Moong Văn Nghệ, Cao Tiến Tấn, Nguyễn Ngọc Hanh, xuất bản năm 1995;
Cuốn Văn hoá vật chất của người Khơ mú của Trần Thất Chủng, xuất bản năm
2005; Cuốn người Khơ mú của Chu Thái Sơn, xuất bản năm 2006 và một số
sách báo Trung ương, địa phương viết về người Khơ mú trong đó cũng có đề
cập tới tập quán cưới xin của người Khơ mú. Những Kết quả thành cơng đó của
các tác giả đi trước rất đáng trân trọng và nghi nhận. Nhìn chung các cơng trình
nghiên cứu đó đã đi vào các lĩnh vực cụ thể của đời sống văn hoá – xã hội,
phong tục tập quán của tộc người, cũng có những cơng trình cịn dừng lại ở sự
khái quát những nét đại cương.
Tìm hiểu về tập quán cưới xin truyền thống của người Khơ mú ở xã Tà Cạ
góp thêm một phần nào đó làm cho các tác phẩm viết về dân tộc Khơ mú đầy đủ
hơn.
6. Nguồn tư liệu
Nguồn tư liệu nghiên cứu chủ yếu của khoá luận là tài liệu mà bản thân đã
điền dã, sưu tầm ở xã Tà Cạ - Kỳ Sơn - Nghệ An và các xã lân cận ở huyện Kỳ

Sơn.
Ngoài ra cịn sử dụng tư liệu trong các cơng trình nghiên cứu, các báo, các
tạp chí dân tộc học, văn hố dân gian khác.
7. Đóng góp khoa học của khố luận
- Đóng góp thêm tư liệu nghiên cứu về lễ cưới của người Khơ mú ở huyện
Kỳ Sơn, Tỉnh Nghệ An.
- Đưa ra ý kiến nhằm giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá tốt đẹp trong
lễ cưới của người Khơ mú, từ đó có thể áp dụng vào thực tế để góp phần xây
dựng văn hố tộc người độc đáo và đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc.
8. Bố cục khố luận
Ngồi lời mở đầu, kết luận nội dung chính của khố luận được chia làm ba
chương:
Chương 1: Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Tà Cạ,
huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An.
8


Lê Thị Hoa

Dân tộc 10A

Chương 2: Tập quán cưới xin truyền thống của người Khơ mú xã Tà Cạ Kỳ Sơn - Nghệ An.
Chương 3: Những ảnh hưởng của tục cưới xin truyền thống của người Khơ
mú xã Tà Cạ tới xây dựng đời sống văn hoá mới hiện nay, một số nhận xét và
kiến nghị.

9


Lê Thị Hoa


Dân tộc 10A
CHƯƠNG 1

KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA XÃ TÀ
CẠ, HUYỆN KỲ SƠN, TỈNH NGHỆ AN
1.1. Đặc điểm tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Kỳ Sơn là huyện miền núi rẻo cao ở về phía tây bắc tỉnh Nghệ An, nằm ở
vị trí 14010 đến 10 0 41 độ vĩ bắc và 103 0 52 đến 104 0 29 độ kinh đông với diện
tích là 1791,7 km2, có 192km đường biên giới chung với nước Cộng hoà dân
chủ nhân dân Lào ở ba phía bắc, tây, nam. Phía đơng giáp với huyện Tương
Dương.
Kỳ Sơn ngày nay có 21 đơn vị hành chính và Tà Cạ là 1 trong 21 đơn vị
hành chính đó của huyện.
Tà Cạ là một xã biên giới giáp với nước bạn Lào, vừa có khu vực nội địa
nằm sát trung tâm huyện lỵ Kỳ Sơn, có 2 quốc lộ đi qua là quốc lộ 7A và quốc
lộ 7B.
Phía Bắc xã Tà Cạ giáp với xã Nậm Cắn
phía Nam giáp với xã Tây Sơn
phía Đơng Bắc giáp xã Pha Đánh
phía Đơng Nam giáp xã Hữu Kiệm
phía Tây giáp xã Mường Típ
Phía Tây bắc giáp với nước bạn Lào với 6km đường biên giới giáp Lào.
Với vị trí địa lý như vậy tạo điều kiện cho bà con ở nơi đây dễ dàng đi lại
thông thương, buôn bán, trao đổi hàng hoá, phát triển kinh tế nâng cao chất
lượng cuộc sống.
1.1.1. Địa hình
Cấu tạo địa chất bề mặt của Kỳ Sơn nói chung và xã Tà Cạ nói riêng khá
phức tạp. Đất đai Kỳ Sơn nằm trong hệ uốn nếp Trường Sơn gồm ba đới thành

hệ kiến trúc. Kỳ Sơn nằm trong đới phức hệ lồi Trường Sơn. Quá trình hoạt
động của địa chất, địa mạo đã tạo ra những dạng địa hình khác nhau gồm có núi
đồi và những thung lũng, trong đó núi đồi chiếm ưu thế và độ dốc rất lớn, bình
10


Lê Thị Hoa

Dân tộc 10A

0

quân 35 . Trên đất Kỳ Sơn đứng ở đâu cũng nhìn thấy núi, ở đây có nhiều dãy
núi cao, dãy núi Puxailaileng thuộc xã Na Ngoi với đỉnh nhô lên đến 2.711m là
ngọn núi cao nhất thuộc hệ Trường Sơn và cũng là ngọn núi cao nhất tỉnh Nghệ
An, dốc đứng trên một quãng dài 200km làm thành biên giới tự nhiên giữa
huyện Kỳ Sơn và Lào. Ở xã Tà Cạ có ngọn núi Pulangs cao 2.176m, phần lớn
các ngọn núi đều được cấu tạo bằng đá riơlét hay granit là loại đá thường có lớp
vỏ phong hoá dày, nhưng ở chỗ nào đá đã lộ ra ngồi mặt thì rất bền vững. Các
dãy núi ở đây tạo nên nhiều thung lũng nhỏ. Bà con ở đây đã tận dụng từng
thung lũng, từng bãi đất ven sông, suối để trồng lúa nước và chăn nuôi, tạo dựng
nên một cuộc sống bền vững.
1.1.3. Khí hậu
Tà Cạ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Đây là những thung
lũng khuất gió, khí hậu có hai mùa rõ rệt là mùa khô (mùa đông) và mùa mưa
(mùa hạ). Mùa khô từ tháng 10 năm trước đến tháng 5 năm sau. Mùa mưa từ
tháng 6 đến tháng 9.
Mùa mưa thường đến muộn và kết thúc sớm. Lượng mưa thấp, trung bình
cả năm là 651mm. Nhiệt độ khơng khí trung bình cả năm là 230c, cao nhất là
360c, thấp nhất là 200c.

Nói chung khí hậu ở đây có nhiều bất lợi đối với người dân. Mùa đơng thì
q ẩm ướt, mùa hạ thì q khơ nóng, thêm vào đó là gió tây nam, sương muối,
lũ lụt,… Gây nhiều thiệt hại cho sản xuất của bà con. Nhưng sự phân mùa cũng
thuận lợi cho việc tạo khả năng hình thành một cơ cấu cây trồng hợp lý, đem lại
sản phẩm đa dạng cho từng mùa.
1.1.4. Đất đai
Do tính chất phân bố và đặc tính của nhóm phân hố feralít đại bộ phận đất
đai ở Tà Cạ có q trình tích luỹ sắt và nhơm khá mạnh.
Trong đất có xu thế chuyển hố khống từ mơnmêri lanít sang hyđrơmica
và cuối cùng là khaolênít gây cho đất nhiều đặc tính xấu. Ở đây có các loại đất
sau:

11


Lê Thị Hoa

Dân tộc 10A

- Đất Alít mùn trên núi cao (từ 1700 – 2176 m) đất có độ xốp cao, giữ nước
mạnh, có kết cấu tốt, q trình phân hố chậm.
- Đất feralít mùn trên núi ở độ cao từ 800 – 1700 m, đất có tầng thảm mục
dày, lượng mùn cao, đất có phần pha Alít.
- Đất feralít đỏ vàng ở độ cao từ 200 – 300 m, đất này có thành phần cơ
giới nhẹ, dễ bị trơi, giữ nước kém, hầu hết loại này thường đã qua làm rẫy,
thường bị chua, tỷ lệ hữu cơ có phần thấp hơn các loại đất khác, nhưng lân kém,
kali nghèo.
- Đất feralít điển hình vùng đồi. Loại đất này có kết cấu rất rời rạc, tầng đất
mỏng, hàm lượng dinh dưỡng nghèo.
Nhìn chung đất ở Tà Cạ tương đối tốt, đất có tầng dày, tỷ lệ muối cao. Đây

là cơ sở vật chất quan trọng để tạo cơ cấu cây trồng một cách hợp lý theo từng
vùng, từng bản, góp phần làm tăng thêm tính đa dạng sinh học nền kinh tế nơng
nghiệp của xã nói riêng, của huyện nói chung.
1.1.5. Mạng lưới sơng ngịi
Chế độ khí hậu cùng với cấu trúc địa chất có ảnh hưởng đến đặc điểm thuỷ
văn, mạng lưới sơng suối và chế độ dịng chảy. Ở Tà Cạ có mạng lưới sơng,
suối, khe dày đặc. Hệ thống sông chảy qua xã là sông Cả với hai nhánh phụ là
Nặm Nơn và Nặm mộ chảy theo hướng tây bắc đông nam, chiều dài của hai con
sông này chảy qua xã là 8 km và chảy qua địa bàn huyện là 125 km.
Sông chảy quanh co trên những địa hình khác nhau, chủ yếu là đồi núi nên
sông vừa ngắn, vừa dốc, nước chảy xiết, lắm thác ghềnh. Ngồi hai dịng sơng
chính ở đây cịn có rất nhiều khe, suối to nhỏ, Điển hình là khe chảo, khe huối,
khe lội,… Chúng tạo thành mạng lưới sông suối dày đặc. Nhờ có nguồn nước
này nên đời sống sinh hoạt và sản xuất của bà con có nhiều thuận lợi.
1.1.6. Thực vật và hệ động vật
- Rừng và thảm thực vật:
Rừng và thảm thực vật ở Tà Cạ ngoài các giống lồi bản địa cịn có các yếu
tố di cư từ bắc xuống, nam lên… đã làm cho hệ thực vật trở nên phong phú về
chủng loại trong đó có nhiều lồi có giá trị.
12


Lê Thị Hoa

Dân tộc 10A

Tài nguyên rừng ở xã Tà Cạ khá phong phú và có trữ lượng lớn, với 12 họ
cây, gần 150 lồi có giá trị kinh tế cao, trong đó nhiều rừng cây gỗ quý như
đinh, lim, sến, táu, mật, gội nếp, lát, pơ mu,… Và nguồn dược liệu mọc tự nhiên
quý hiếm như ngũ gia bì, sa nhân, đẳng sâm, …

Thảm thực vật ở đây cũng rất phong phú, có nhiều đồi cây mọc tự nhiên tạo
điều kiện thuận lợi cho chăn nuôi gia súc như trâu, bị, dê, …
- Hệ động vật:
Trong rừng có nhiều loại động vật quý hiếm, sống lâu đời, đã trở thành quý
hiếm không chỉ đối với nước ta mà cả nhiều nước trên thế giới như sóc bay, gấu,
báo, lợn rừng, sơn dương, mèo rừng, …
Ngoài ra ở Kỳ Sơn nói chung và xã Tà Cạ nói riêng trong lịng đất có một
số mỏ có trữ lượng lớn, có ý nghĩa công nghiệp như mỏ than đá ở bản Pha Đánh,
mỏ đồng ở bản Sơn Tây.
Có thể nói thiên nhiên ở Tà Cạ đã trao cho con người ở đây nhiều của cải
vơ giá. Đó là nguồn tài ngun cịn đang ẩn sâu trong lòng đất, là rừng, là đất, là
sông suối,… để phục vụ thiết thực cho cuộc sống, con người phải biết khai thác
đúng cách, đúng hướng.
1.2. Đặc điểm kinh tế truyền thống
1.2.1. Nông nghiệp
- Trồng trọt:
* Canh tác nương rẫy:
Nương tiếng Khơ mú gọi là “hrế”, căn cứ vào địa hình và cây trồng thì
người Khơ mú có những loại nương sau:
- Theo địa hình tự nhiên có “hrế vắc” (nương dốc) và “hrế cư tang”
(nương bằng)
- Theo cây trồng có “hrế hơ ngo” (nương lúa), “hrế xư ly” (nương ngô) và
“hrế quai” (nương sắn).
Sự phân loại trên đây cũng khơng có gì khác so với những người Khơ mú ở
vùng tây bắc (Sơn La, Lai Châu). Ngồi ra họ cịn phân biệt có hai loại đất để

13


Lê Thị Hoa


Dân tộc 10A

làm nương: Đất thịt - trồng lúa, hạt chắc, cịn đất pha cát, cây lúa có thể mọc tốt
nếu nắng lên thì dễ khơ héo.
Để có một mảnh nương trồng trọt vừa ý đồng bào phải trải qua nhiều khâu
thao tác khác nhau như chọn đất, làm nương, rồi đến người ta cắm “ the le” (cây
gỗ hoặc tre có cài lá xanh) để xác định chỗ đất đã có chủ, đồng thời họ cịn phát
hết cây cối thành vòng xung quanh để khoanh vùng phạm vi mảnh nương.
Vào đầu tháng 3 hoặc tháng 4 (dương lịch) lúc đó trời nắng, hanh khơ, thì
những người trong gia đình đi phát nương. Cơng cụ để phát nương là con dao
(véc), rìu. Theo tập quán thì việc phát nương từ chỗ thấp đến chỗ cao. Đây là
một công việc hết sức vất vả, người Khơ mú có câu “một ngày phát nương, bảy
ngày mài dao”.
Phát nương xong người ta để cây nguyên một chỗ để phơi nắng cho khơ,
đến tháng 5 là mùa khơ thì bắt đầu đốt. Đốt từ chân nương trước để lửa bén dần
lên. Đốt xong những thân to chưa cháy hết thì được gom lại thành từng đống rồi
đốt lại gọi là “prui hrế”
Tháng 5, tháng 6 có mưa xuống là thời điểm tra hạt. Ngày tra hạt thường
chọn ngày tốt (đồng bào thường chọn các ngày tốt như ngày tý, thìn, mão,dậu
…). Cơng cụ tra hạt là gậy chọc lỗ, tiếng khơ mú gọi là “chê lê”. Đàn ông đi
trước dùng gậy chọc lỗ, phụ nữ theo sau bỏ hạt vào lỗ đó rồi lấy chân gạt nhẹ đất
phủ lên trên. Tra hạt xong người ta rào dậu chắc chắn.
Đến tháng 7 có thể làm cỏ lúa sớm, lúa giữa và lúa muộn. Họ làm cỏ bằng
cuốc bướm và “varơ” (nạo). Người Khơ mú thích ăn nếp nên lúa trồng trên
nương chủ yếu là lúa nếp, mà ngon nhất là loại “ngọ lăm pua” (lúa giữa). Lúa tẻ
có các giống “ngọ chao thày”, “ngọ chao dén”, “ngọ chao bụi”…
Đến thu hoạch công việc gấp gáp và bận rộn hơn cả, đồng bào phải làm cho
xong trước những ngày mưa kéo dài (tháng 11, tháng 12) nếu thu hoạch muộn
thì coi như mất ăn trong cả năm. Cách thu hoạch lúa trước đây chủ yếu là tuốt

lúa từng bông mà công cụ là hai cái que nhỏ như đơi đũa. Vì cách thu hoạch thô
sơ như vậy nên thời gian thu hoạch kéo dài từ hai đến ba tháng. Ngày nay đồng

14


Lê Thị Hoa

Dân tộc 10A

bào đã gặt lúa bằng “ hép” hoặc bằng liềm. Thu hoạch xong họ để lại trên nương
sau một tuần mới đập rồi phơi khô và cất ở kho trên nương.
Ngồi cây lúa, trên nương cịn trồng ngơ, sắn. Ngơ gồm có hai loại là ngơ
nếp và ngơ tẻ, trong đó ngơ tẻ lấy giống từ người Hmông gọi là sli Mẹo. Sắn gọi
là quai, gồm có hai là loại quai sơ song là giống lâu đời của người Khơ mú và
loại quai keo (sắn người việt) trồng phổ biến từ những năm 1970.
Người Khơ mú cũng có tập quán trồng xen, để trồng xen với lúa họ trộn lẫn
các hạt lúa gieo như vừng, bí xanh, hạt dưa,… Trên nương còn trồng một số hoa
màu như khoai sọ, khoai mài (quai cre), củ nâu (quai stơng), củ dáy (quai tăm
brư). Xung quanh nương cịn trồng bí đỏ vào tháng 4 - 5, trồng lạc vào tháng 6 7, rau cải trồng vào tháng 10. Trong thời gian trồng lúa, xung quanh nương còn
trồng các loại đậu: Đậu xanh, đậu đen, đậu nho ve, …
Ngoài các cây lương thực, thực phẩm nêu trên ở nương người Khơ mú còn
trồng một số cây ăn quả quanh lều coi nương và họ cũng trồng cây thuốc phiện,
cây thuốc lào.
Cứ mỗi một mảnh nương người Khơ mú chỉ làm một đến hai vụ rồi bỏ
hoang từ 8 đến 10 năm, khi rừng bắt đầu tái sinh thì phát đốt trở lại để tiếp tục
trồng trọt.
* Canh tác ruộng nước:
Từ khi có phong trào định canh định cư thì việc làm ruộng nước đang trở
nên quen thuộc hơn với đồng bào Khơ mú ở Tà Cạ Cũng như các xã khác trong

huyện. Song ở ruộng họ cũng chỉ độc canh cây lúa, một năm trồng hai vụ là vụ
chiêm và vụ mùa. Các giống lúa ruộng được cấy hiện nay là: Chiêm đen, xạ, nếp
cái. Việc dùng phân bón ruộng chưa phổ biến, lúa ruộng thường chỉ làm có một
lần. Khi thu hoạch họ cũng dùng liềm, hép và đập ngay tại ruộng.
Hiện nay người Khơ mú làm ruộng, vỡ đất bằng cày, bừa.
- chăn nuôi:
Chăn nuôi của người khơ mú Tà Cạ chủ yếu để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
(làm thực phẩm, đồ cúng bái). Bên cạnh đó cũng được đem bán. Bà con nuôi các
đại gia súc như: trâu (chạc), bị (lầm hậu), ngựa (brằng),… Trong đó thì bị
15


Lê Thị Hoa

Dân tộc 10A

được nuôi nhiều hơn cả. Để hạn chế các gia súc này phá hoại hoa màu trên
nương các làng thường có bãi chăn thả riêng, từng gia đình phải luân phiên nhau
vào thăm gia súc. Các gia súc, gia cầm khác như lợn, gà, vịt được ni ở gia
đình, phương thức chăn ni chủ yếu là thả rơng.
Bên cạnh việc chăn ni ở gia đình, mùa làm nương phải ở tại lều để coi
nương người ta cũng kết hợp ni gia súc, gia cầm ở đó. Hiện nay đồng bào
không chỉ nuôi giống truyền thống của dân tộc mình mà giống lợn lai đã được
ni phổ biến.
Nuôi cá cũng đang phổ biến ở nhiều bản trong xã Tà Cạ của người Khơ
mú. Do nơi cư trú thường cạnh suối, sẵn nước nên việc làm ao cũng tương đối
thuận lợi. Các giống cá thường mua ở khu vực thị trấn hoặc do người Thái,
người Việt đưa tới.
1.2.2. Nghề thủ công truyền thống
Nghề thủ công truyền thống của người Khơ mú Tà Cạ tuy không phong

phú song lại có những lĩnh vực rất tinh xảo, đặc biệt là nghề đan lát. Đồ đan của
họ vừa bền lại vừa có giá trị thẩm mỹ, đó là các loại: Gùi (èng), mâm (phướn
mu), ghế, giỏ đựng cơm, hộp đựng kim chỉ (tưr đen), chiếc “plum” để đựng
quần áo, cót, bồ để đựng thóc lúa, các đồ dùng để sàng, sảy lúa gạo. Những đồ
đan này ngoài để sử dụng, một số loại như những chiếc hộp kim chỉ đan bằng
mây, mâm ăn cơm,… đã trở thành hàng hoá mang bày bán ở chợ và được người
Thái, người Hmông trên địa bàn huyện và ở bên nước bạn Lào ưa thích mua về
sử dụng. Thiết nghĩ cần có chính sách đầu tư, khuyến khích kịp thời để nghề
truyền thống này tồn tại và phát triển, đó cũng là góp phần bảo tồn, lưu giữ vốn
văn hố q báu của dân tộc Khơ mú.
Hiện nay, người Khơ mú còn tiếp thu một số nghề thủ công khác của các
dân tộc anh em như nghề rèn của người Hmơng, ngồi tiếp thu về cơng cụ, họ
cịn tiếp thu cả mặt kỹ thuật, nhất là kỹ thuật tôi công cụ được rèn bằng củ chuối
1.2.3. Hái lượm, săn bắt
Bên cạnh hoạt động sản xuất thì săn, bắt, hái lượm cũng giữ vị trí quan
trọng trong đời sống của đồng bào. Dụng cụ săn bắt của người Khơ mú có hai
16


Lê Thị Hoa

Dân tộc 10A

loại: Súng kíp và nỏ (đều tự tạo), họ săn được các loại như Lợn, Gấu, Sóc,
Chim, Chuột, Gà rừng …
Người Khơ mú chủ yếu săn vào hai thời điểm là tháng 5 săn lợn rừng (lúc
này lợn thường hay đi tìm kiếm thức ăn) và tháng 12 săn chồn, cáo, chim, gà và
xưa kia còn cả nai, gấu. Tập quán săn tập thể nay vẫn còn giữ, thú săn được từ
cuộc săn tập thể sẽ được chia đều cho các nhà trong bản. Nếu nhà nào khơng có
người đi săn thì được ít hơn. Cịn nếu ai trong bản săn được thú to thì cũng

thường đem chia cho mỗi gia đình một ít. Đánh cá cũng là hoạt động diễn ra
quanh năm của người Khơ mú Tà Cạ, song đánh nhiều nhất là vào mùa mưa. Họ
đánh bằng chài, lưới, dùng vợt xúc hoặc câu… Chài và vợt trước đây tự đan
bằng vỏ cây Pan hoặc sợi sắn dây mọc nhiều ở rừng. Ngoài ra, một số các lồi
thuỷ sản và cơn trùng khác như ếch, nhái, dế, châu chấu cũng được đánh bắt để
làm thực phẩm.
Hái lượm là công việc diễn ra quanh năm mà chủ yếu là thu hái rau, cây,
củ, quả rừng. Rau rừng có loại hái vào mùa mưa, có loại hái quanh năm như
măng, nấm, mộc nhĩ, lá mì chính, rau tàu bay, lá lốt, …quả rừng ngoài làm thực
phẩm còn để ăn chơi, như các loại: ple ca day (thu hoạch vào tháng năm, ăn
ngọt), plê răm penk (thu hoạch vào tháng mười, ăn ngọt), plêt mợ (luộc ăn),
nhãn rừng (thu vào tháng năm), hạt dẻ (thu vào tháng mười một). Cây rừng được
khai thác làm thực phẩm phải kể đến cây Báng, Báng được dùng để nấu rượu.
Đồng bào còn lấy thân cây Tào để nấu canh. Củ rừng được khai thác nhiều là củ
mài, loại củ này là nguồn thực phẩm quan trọng cho người Khơ mú vào lúc giáp
hạt hoặc những năm đói kém.
1.2.4. Hoạt động buôn bán và các hoạt động dịch vụ khác
Ở xã Tà Cạ khơng có chợ lớn, đồng bào đi chợ phải đi một quãng đường xa
ra huyện hoặc sang chợ Mường Típ ở xã lân cận để mua bán. Ở đây hoạt động
buôn bán không phát triển, bà con chỉ đem bán thóc, ngơ và một số sản phẩm
thủ cơng khác nhưng rất ít. Trước đây bà con thường đem các sản phẩm đan lát
để trao đổi lấy vải, thóc với người Thái và đổi lấy dao, rìu với người Mông.
Hiện nay xuất hiện nhiều cửa hàng nhỏ trong các bản, các loại hàng chủ yếu là
17


Lê Thị Hoa

Dân tộc 10A


mì tơm, bánh kẹo, mì chính, nước mắm… phục vụ cho đời sống của bà con, hoạt
động dịch vụ du lịch dường như ở Tà Cạ chưa có.
1.3. Đặc điểm xã hội
1.3.1. Dân cư, dân tộc
Tồn xã Tà Cạ có 11 bản, 728 hộ với 3. 918 khẩu. Có 4 dân tộc sinh sống
là Mơng, Thái, Khơ mú, Kinh. Trong đó có 7 bản đồng bào người dân tộc Khơ
mú sinh sống chủ yếu, chiếm đại đa số dân số của xã. Theo báo cáo công tác
phát triển kinh tế - xã hội của đồng bào Khơ mú xã Tà Cạ ngày 20/4/2007 thì:
Dân tộc Khơ mú có 1 944 người.
Dân tộc Thái có 1500 người.
Dân tộc Mơng có 310 người.
Dân tộc Kinh có 162 người .
Có 6 bản như Na Nhu, bản Xa Vang, bản Sơn Hà, 100% dân cư là người
Khơ mú. Người Khơ mú cịn có tên gọi khác là Khmụ, Kưm Mụ, Cư Mụ, Xá
Cẩu, Pu Thênh, Tềnh, Tày Hạy,... Thuộc nhóm Môn – Khơ me.
1.3.2. Khái quát về người Khơ mú xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ
An.
1.3.2.1. Lịch sử tộc người
Nghiên cứu lịch sử tộc người Khơ mú thiết nghĩ cần nêu đơi nét về loại
hình nhân chủng. Khoa học ngày nay có lẽ chưa có hiểu biết nào hơn thuyết cho
rằng các cư dân trên bán đảo Đông Dương thuộc tiểu chủng Môngôlôit. Trong
khối Môngôlôit phương Nam đã hình thành hai nhóm là Inđơnêdiêng và Nam Á.
Về chủng tộc thì người Khơ mú thuộc loại hình trung gian giữa nhóm
Inđơnêdiêng và Nam Á.
Về mặt ngơn ngữ, dân tộc này được các học giả Việt Nam xếp vào dòng
Nam Á.
Tổ tiên lâu đời nhất của người Khơ mú chắc chắn đã xuất hiện ở miền Bắc
bán đảo Đông Dương, trong đó nhiều học giả cho rằng vùng cư trú của họ là
miền Bắc nước Lào, mà điểm trung tâm là Lng phra Băng thời kì trước khi có
người Thái xâm nhập để hình thành vương quốc Lào mang tên là SWA hay

18


Lê Thị Hoa

Dân tộc 10A

LAVA. Đây là dân tộc gắn với nhiều truyền thuyết nửa thực, nửa hư, khi nghiên
cứu về q trình tộc người này khơng thể khơng đề cập tới. Trước hết đây là dân
tộc có câu chuyện kể về “nguồn gốc loài người sinh ra từ quả bầu”. Người Thái
cũng như câu chuyện của họ đều cho rằng tổ tiên người Khơ mú chui từ quả bầu
ra trước theo lỗ dùi bằng sắt nung đỏ nên nước da đen. Tổ tiên người Thái ra sau
bằng lỗ dao khoét nên mới có câu tục ngữ lịch sử là “phủ tay óc hu pạ; phủ xả
óc hu chi” nghĩa là : Người Thái ra theo lỗ dao; người Xá (tức Khơ mú) ra theo
lỗ dùi.
Lịch sử văn hoá của người Khơ mú còn gắn với câu chuyện kể về một vị
anh hùng huyền thoại tên là Chương Han.
Nghiên cứu về lịch sử tộc người của dân tộc Khơ mú ở Tà Cạ nói riêng, ở
Việt Nam nói chung, người ta thường định thời điểm có mặt của họ cách đây
trên dưới 200 năm. Điều này cũng có lý vì đã căn cứ vào mốc thời gian do chính
người Khơ mú kể lại là đã theo quân lính chương Han từ Lào vào cư trú tại Việt
Nam. Chúng ta nên suy nghĩ trên các nguồn tư liệu khác nữa có thể chính xác
hơn. Trước hết cần thấy rằng miền đất rừng núi ở phía Tây và Tây Bắc - Việt
Nam với thượng Lào vốn chỉ là một khu vực lịch sử văn hoá tộc người ngày xửa
ngày xưa khi biên giới quốc gia chưa hoạch định theo một luật pháp quốc tế và
quốc gia như bây giờ thì vùng này các nhóm cư dân đi lại tự do. Có thể vài trăm
năm trước nhóm cư dân này vốn sinh kế ở miền Tây và Tây Bắc nước ta, bỗng
dưng sau thời điểm vài trăm năm lại ở Thượng Lào và ngược lại cũng nên. Các
nhà nghiên cứu cho rằng địa bàn vùng Tây và Tây Bắc Nghệ An hợp với thượng
Lào chính là cái nơi sinh ra dân tộc Khơ mú.

Từ khi ra đời người Khơ mú không chỉ chuyển dịch đi lại trên một vùng
rộng lớn quê cha đất tổ của mình mà cịn lan toả sang miền Bắc Thái Lan, Tây
Nam Trung Quốc và tràn đến tận miền Tây Mianma. Một phong tục thuộc phạm
trù văn hoá tâm linh đã được nghiên cứu giới thiệu là tết ăn củ, trong đó người ta
chọn củ khoai sọ làm thức ăn chính trong nghi thức, sau đó đến lễ làm mẹ lúa.
Từ nét sinh hoạt văn hố này có thể nhận xét, đây là dân tộc đã hình thành
trên cơ sở phát triển từ cư dân hái lượm nguyên thuỷ chuyển đến kinh tế sản
19


Lê Thị Hoa

Dân tộc 10A

xuất thông qua khâu trung gian trồng củ, trong đó có khoai sọ núi, để đi tới việc
trồng cây lúa nương để rồi dừng ở bước phát triển này cho tới ngày nay. Từ loại
hình kinh tế này, người Khơ mú di chuyển quê hương của mình theo quy mơ gia
đình của mình để toả dần ra vùng rừng nhiệt đới ẩm của lục địa Đông Nam Á.
1.3.2.2. Đặc điểm cư trú
Người Khơ mú ở xã Tà Cạ cư trú chủ yếu ở vùng lưng chừng núi.
1.3.2.3. Cộng đồng và quan hệ làng xã
- Gia đình người Khơ mú gọi “lgang” là gia đình. Gồm có hai loại gia đình
là tiểu gia đình (là gia đình nhỏ, gia đình cá thể, gia đình hạt nhân) và đại gia
đình (gia đình lớn, gia đình mở rộng, gia đình khơng phân chia). Song tiểu gia
đình là hình thức gia đình chủ yếu của người Khơ mú. Nó xuất hiện từ rất lâu do
những điều kiện du canh du cư nhưng đến nay vẫn được phát triển, đặc biệt là
trong giai đoạn hiện nay điều kiện phát triển kinh tế hộ, tiểu gia đình phát triển
khá nhanh chóng. Các tiểu gia đình người Khơ mú tồn tại ở các dạng thức như:
+ Tiểu gia đình gồm một cặp vợ chồng cùng con cái chưa xây dựng gia
đình.

+ Tiểu gia đình mở rộng gồm một cặp vợ chồng cùng con cái còn nhỏ, bố
mẹ chồng và em trai chồng.
+ Tiểu gia đình khơng trọn vẹn gồm chồng (vợ) cùng con cái chưa xây
dựng gia đình.
Tuy nhiên ở một số nơi vẫn đang bảo tồn hình thái đại gia đình, nhưng quy
mơ và thành phần của nó thu hẹp hơn nhiều so với trước đây. Trước đây chủ yếu
là hình thái đại gia đình với dạng thức là “gia đình khơng phân chia” bao gồm
cha mẹ cùng 3 =>4 cặp vợ chồng của con trai đã hoặc chưa có con. Tất cả các
thành viên trong gia đình ở chung một nhà, làm chung trên một hoặc vài khoảnh
nương. Của cải thu được đều thuộc tài sản chung, cả gia đình sử dụng chung và
tiêu dùng chung.
Việc tổ chức sản xuất và phân cơng lao động trong gia đình thực hiện theo
ngun tắc giới - tuổi khá rõ rệt.

20


Lê Thị Hoa

Dân tộc 10A

Cũng như các dân tộc khác ở Kỳ Sơn, người Khơ mú theo chế độ phụ hệ,
người đàn ơng (cha hoặc chồng) là chủ gia đình có quyền quyết định mọi việc
quan trọng trong gia đình. Chỉ các con trai mới có quyền thừa kế tài sản.
- Dòng họ: Người Khơ mú ở xã Tà Cạ có khoảng trên mười dịng họ. Đó là
các họ “tmoong”, “soong”, “rvai”, “lo”, “seo”, “chon”, “cút”, “chích”,
“ven”, “hung”, cốc”, “pịt”, “lin”,… Mỗi dịng họ đều có những đặc trưng
riêng phản ánh qua tên gọi và gắn với nó là những kiêng kị. Theo các nhà nghiên
cứu, các họ Khơ mú mang tên thú như “rvai” tức nhóm hổ trong đó có “rvai
đen” (hổ xám) là họ Lộc, “rvai thấp” là họ Lương, “rvai krlự” là họ Lư,…

thành viên họ “tmoong” coi con chồn là tổ tiên của mình cho nên khi thấy con
vật này người ta không bắn và không ăn thịt.
Mỗi dòng họ gắn với một truyền thuyết riêng, giải thích về nguồn gốc của
dịng họ mình.
Ở người Khơ mú có những họ mang tên một số loại chim, coi chúng là “tơ
tem” và do đó kiêng khơng ăn thịt các loại chim đó như: Người họ “ven” khơng
ăn thịt con “chủn đre” một lồi chim có mình mầu nâu, đi dài vệt trắng và hay
bay lẻ một mình. Dịng họ “cốc” kiêng ăn thịt con “Tgooc” một lồi chim có
đi dài, phần cuối đi có màu trắng, xung quanh mắt có viền màu đỏ và tồn
thân màu đen. Người họ “pịt” kiêng ăn chim sẻ, người họ “chích” kiêng ăn thịt
con chim “ric”(cú). Theo quan niệm của các đồng bào thì nếu ai ăn phải các lồi
chim này sẽ bị rụng răng và đoản thọ.
Ngoài ra một số dòng họ người Khơ mú mang tên cây cỏ như họ “cút”
chẳng hạn. Người họ “cút” thờ một loại cây giống như cây cau, cây móc mà
tiếng Khơ mú gọi là “t’vạ t’loong brai” nghĩa là cây làm bẫy. Các dòng họ khác
lấy cây này làm bẫy, còn họ “cút” kiêng sử dụng cây này vào bất cứ mục đích
gì.
Tóm lại các họ của người Khơ mú mang tên một lồi thú, lồi chim hay
một thứ cây nào đó. Mỗi dòng họ coi thú, chim, cây ấy là tổ tiên của mình và họ
kiêng giết thịt và ăn thịt các loại động, thực vật này. Mỗi dịng họ có một huyền
thoại kể về lai lịch của tổ tiên chung, người cùng dòng họ coi nhau là anh em.
21


Lê Thị Hoa

Dân tộc 10A

- Làng của người Khơ mú: Với người Khơ mú, tên làng cũng là biểu hiện
chỉ nơi cư trú của cộng đồng người. Tuy nhiên do cuộc sống du canh, du cư chi

phối nên tên làng thường khơng gắn bó lâu bền và thân thiết như các tộc người ở
vùng thung lũng chân núi (Thái, Tày, Mường). Cứ mỗi lần thay đổi nơi cư trú
làng lại được đổi tên mới dựa theo đặc điểm tự nhiên mà người ta đặt tên cho
làng đó.
Khu vực cư trú của làng là một nhóm vài chục ngơi nhà sàn bố trí theo
từng địa thế của địa hình tự nhiên không theo một nguyên tắc nào, xung quanh
làng và ở từng ngơi nhà khơng có hàng rào phịng thủ, khơng có vườn tược.
Ngồi khu vực cư trú làng cịn đất canh tác, rừng núi, sông suối, bãi chăn
nuôi,… Người ta dựa vào đặc điểm tự nhiên như khe suối hay lối mòn, cây cổ
thụ, hoặc đỉnh núi,… để làm ranh giới giữa các làng với nhau.
Làng của người Khơ mú Tà Cạ cơ bản tập hợp theo quan hệ láng diềng, về
loại hình làng có hai dạng cơ bản sau:
- Làng cư trú mật tập ở ven những sườn núi, sườn đồi, quy mơ làng tương
đối đơng đúc, trung bình từ 30 đến 40 nóc nhà. Đây là những làng định canh,
định cư như làng Na Nhu, Na Vang, …
- Làng cư trú rải rác, mỗi nhóm 3 – 4 nóc nhà, nhà cửa tạm bợ.
Bộ máy tự quản của làng là:
Bộ máy tự quản trong mỗi làng của người Khơ mú được duy trì, bảo tồn và
cho đến nay vẫn cịn hoạt động, bộ máy đó gồm:
+ Khun cung: Ngôn ngữ Khơ mú gọi là trưởng làng. Xưa kia người được
làm trưởng làng là người thuộc dịng họ đơng người, là người cao tuổi, có uy tín
nhất trong làng, được mọi người coi trọng.
+ Già làng: Bên cạnh khun cung, vai trị của người già làng có uy tín cũng
được dân làng coi trọng. Những người già làng này cung cấp kinh nghiệm cho
khun cung, làm cố vấn cho khun cung và ra quyết định tối cao khi cần thiết.
+ Những người làm nghề tôn giáo: Trong bộ máy tự quản của từng làng
Khơ mú những người hành nghề tơn giáo cũng có vai trị tương đối quan trọng
như ông thầy cúng lớn (mo môn), ông thầy cúng nhỏ (ca thôn ca tha), người
22



Lê Thị Hoa

Dân tộc 10A

xem bói (xưng ra rơ ), thầy cúng ma làng (chau chăm nên). Mỗi làng có những
luật tục và quy ước riêng nhằm duy trì nếp sống tự quản của làng mình.
1.3.2.4. Các giá trị văn hoá truyền thống
- Văn hoá vật thể
+ Nhà cửa:
Loại nhà ở chính truyền thống của người Khơ mú từ trước tới nay là nhà
sàn. Người Khơ mú ở nhà tràn với nhiều loại như: nhà 2 mái dài, nhà 4 mái, nhà
2 mái đầu hồi ghép phụ với kết cấu đơn giản song vẫn có nhiều nét độc đáo.
Nguyên vật liệu làm nhà của người Khơ mú chủ yếu là gỗ, tranh, tre, nứa, luồng,
mây,… Khung nhà thường làm bằng gỗ, luồng, tre. Mái được lợp bằng cỏ tranh
hoặc lá mây, lá cọ tuỳ theo từng nơi có thể khai thác được ở rừng gần địa bàn cư
trú. Khi khai thác nguyên liệu đồng bào có tập quán chọn ngày. Theo kinh
nghiệm của họ khi đi lấy gỗ thì chọn nửa đầu tháng (trăng lên), lấy tre thì chọn
nửa cuối tháng (trăng xuống) sẽ không bị mọt. Đồng bào quan niệm ngày Mão
là nhân hạ, sạch sẽ. Ngày Thìn (rồng ) là dưới nước mát mẻ, ở khe to, sông lớn,
có vây to lớn ai cũng sợ hãi. Ngày Dần (con hổ) mạnh khoẻ nhưng gian ác nên
được coi là ngày xấu. Ngày Dậu (con gà) làm vất vả bới suốt ngày mới đủ ăn
nên đồng bào khơng thích chọn, …
Khi chọn gỗ đồng bào thường chọn những cây thẳng, không bị chết cành,
cụt ngọn, sứt mẻ để tránh xui xẻo. Thường đồng bào chọn gỗ đinh hương làm
cột, săng lẻ làm ván, gỗ may lương (vàng trắng) làm xà là tốt nhất, nhưng do
điều kiện sống du canh du cư nên đồng bào thường làm nhà bằng các vật liệu
luồng, tre, nứa, …
Dụng cụ để khai thác nguyên liệu là chiếc rìu và con dao chặt gỗ. Để khai
thác cỏ tranh người ta dùng liềm. Đồng bào Khơ mú có phong tục tương trợ,

giúp đỡ lẫn nhau trong việc làm nhà.
Cách chọn đất làm nhà của người Khơ mú rất đặc biệt. Chủ nhà tìm một vị
trí mà mình ưa thích để dựng nhà, rồi thử xem mảnh đất đó có tốt, có phù hợp
khơng bằng cách: Họ lấy mười đoạn dây hoặc mười chiếc lạt dài bằng nhau đặt
xuống rồi lấy một ít đất vào quăng giữa, sau đó người chủ nối các đầu hai đoạn
23


Lê Thị Hoa

Dân tộc 10A

dây với nhau. Trong khi nối lần lượt các đoạn dây đó chủ nhà khấn thổ cơng, thổ
địa xin đám đất đó để làm nhà, cầu xin sự che chở, phù hộ cho gia đình mạnh
khoẻ, làm ăn phát đạt. Nói và khấn xong thì nhấc dây lên. Nếu chúng tạo thành
một hoặc hai vòng tròn là điềm tốt, có thể yên tâm làm nhà. Nếu khơng được
như thế thì phải chuyển đi nơi khác và khấn lại.
Hướng nhà có thể là hướng mặt trời mọc, mặt trời lặn tuỳ theo dịng họ
hoặc theo địa hình của núi hoặc khe nơi cư trú. Nhà của người Khơ mú có hai
loại nhỏ và to, từ 2 đến 4 gian, mỗi gian dài khoảng 1.5 sải tay (2.5m).
Ngôi nhà truyền thống của người Khơ mú là nhà sàn có cấu trúc bao gồm:
Cột, dầm ngang, dầm dọc, sàn, vách, mái. Khi dựng nhà, đồng bào thường dựng
cột ở gian kiêng trước, rồi đến cột ở các gian khác, gác dầm dọc, dầm ngang, xà
và làm nhà, mái. Thường ngơi nhà khơng lớn có cấu trúc đơn giản và rất nhiều
người đến giúp nên chỉ trong một ngày ngôi nhà đã được hồn thành. Đặc biệt
ngơi nhà truyền thống của người Khơ mú khơng có cửa sổ. Ở vách đầu hồi của
gian bếp kiêng có một cửa nhỏ thường xuyên đóng cửa chỉ được mở khi chủ nhà
qua đời làm nơi người ta làm nơi đưa tiễn ông về nơi an nghỉ cuối cùng.
Khi làm nhà to người Khơ mú có phong tục giết trâu, nhảy múa, … và có
nhiều nghi lễ khác.

+ Ăn uống:
Trong bữa ăn hàng ngày người Khơ mú sử dụng rất nhiều lương thực, thực
phẩm khác nhau, mà trước hết là các sản phẩm từ trồng trọt. Canh tác nương rẫy
là hoạt động kinh tế chính của đồng bào nên sản phẩm lương thực đóng vai trị
trọng yếu. Đó là các loại lúa (lúa nếp, lúa tẻ), ngô, khoai (khoai sọ, khoai mài),
sắn, vừng, lạc, kê, rau cải, bí đỏ, bí xanh, dưa, ớt, cà, hành, rau thơm, …
Ngồi ra đồng bào cịn thu hoạch được một số cây ăn quả trồng quanh lán
trên nương như chanh, đu đủ, chuối,… Nguồn thực phẩm do chăn nuôi đem lại
đã đáp ứng được nhất định nhu cầu ăn uống và cúng bái. Đó là các loại gia súc,
gia cầm như trâu, bò, lợn, gà, dê, vịt, cá, …

24


Lê Thị Hoa

Dân tộc 10A

Nguồn lương thực, thực phẩm quan trọng khác là khai thác những sản
phẩm tự nhiên như củ mài, cây báng,… Nhiều rau quả trồng trong năm như: Lá
mì chính, lá tàu bay, lá lốt, rau dền, hoa chuối, các loại măng,….
Các loại thú săn được cũng bổ sung một phần quan trọng vào nguồn đạm
hàng ngày. Thú săn được là chồn, cáo, chim, gà rừng, sóc, lợn,…
Do sống ở gần nguồn nước nên đánh bắt thuỷ sản cũng tương đối phổ biến
ở người Khơ mú. Ngoài các loại cá họ còn bắt ếch, nhái, dế, châu chấu,…
Nguồn lương thực, thực phẩm trên được người Khơ mú chế biến thành các món
sau:
Cơm ( chủ yếu là cơm nếp )
Canh: Canh rau, canh thịt, canh cá,….
Luộc: Nguyên liệu chính là rau, thịt ( ga, lợn, trâu, bị,… ). Để chấm món

luộc người ta thường dùng muối, trộn mì chính và ớt.
Món unr: Được nấu theo kiểu lấy nhiều loại rau, nấu rồi giã nhuyễn. Khi
nấu cho ít nước và gia vị như hành, tỏi, ớt. Nếu bắt được chim, thú nhỏ thì băm
nhỏ thịt xào chín rồi cho lẫn vào. Món này rất được ưa chuộng và thường dùng
để chấm xôi.
Tiết canh: Người Khơ mú thường làm tiết canh khi làm thịt những con vật
như lợn, gà, dê,…
Tái: Món này chỉ áp dụng khi làm thịt trâu, bị. Cách làm thịt thái mỏng,
dội nước sôi từ 1 – 2 lần và chắt kiệt nước, sau đó cho muối và các gia vị như
hành, tỏi rồi trộn đều.
Bơ la cạ: Món này dùng trong chế biến cá. Nướng cá gần chín lấy thịt băm
nhỏ. Sau đó bóp cá với nước chua và thêm một ít nước sơi nguội, cho muối, mì
chính, rau thơm. Khi ăn, ăn kèm với lá mít, lá rau nhia.
Nướng: Nướng thịt
Ướp muối: Thịt thái miếng, ướp muối, để trong nồi được khoảng một tuần.
Rán mỡ: Mỡ rán để trong ống tre.
Làm chua: Món măng

25


×