Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Thực trạng hoạt động và phương hướng phát triển của thư viện trường đại học nguyễn trãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (677 KB, 75 trang )

z

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA THƯ VIỆN – THÔNG TIN

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ PHƯƠNG
HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA THƯ VIỆN TRƯỜNG
ĐẠI HỌC NGUYỄN TRÃI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

: TH.S NGUYỄN HỮU NGHĨA

SINH VIÊN THỰC HIỆN

: ĐẶNG THẾ TƯỞNG

LỚP

: THƯ VIỆN THÔNG TIN 38A

HÀ NỘI – 2010


1

MỤC LỤC
MỤC LỤC..............................................................................................................1
LỜI NÓI ĐẦU .......................................................................................................3
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC


NGUYỄN TRÃI...................................................................................................10
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Thư viện Trường Đại học Nguyễn
Trãi ..............................................................................................................10
1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Thư viện Trường Đại học Nguyễn Trãi ...........12
1.2.1 Chức năng của thư viện ....................................................................12
1.2.2 Nhiệm vụ của thư viện ......................................................................12
1.3 Cơ cấu tổ chức ........................................................................................14
1.3.1 Cơ cấu tổ chức nhân sự ....................................................................14
1.3.2 Cơ cấu tổ chức phòng ban thư viện...................................................16
1.4 Cơ sở vật chất, trang thiết bị thư viện......................................................19
1.5 Vốn tài liệu thư viện.................................................................................20
1.6 Kinh phí đầu tư cho thư viện....................................................................22
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT
TRIỂN CỦA THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TRÃI.....................24
2.1 Xây dựng và phát triển vốn tài liệu..........................................................24
2.2 Công tác xử lý tài liệu..............................................................................30
2.2.1 Xử lý hình thức .................................................................................30
2.2.2 Xử lý nội dung ..................................................................................35
2.3 Cơng tác tổ chức bộ máy tra cứu .............................................................38


2

2.3.1 Bộ máy tra cứu truyền thống.............................................................39
2.3.2 Bộ máy tra cứu hiện đại....................................................................40
2.4 Công tác phục vụ bạn đọc .......................................................................44
2.5 Những mặt thuận lợi và khó khăn của thư viện........................................46
2.5.1 Thuận lợi ..........................................................................................46
2.5.2 Khó khăn ..........................................................................................46
2.6 Nguyên nhân của thực trạng trên.............................................................47

2.6.1 Nguyên nhân khách quan..................................................................47
2.6.2 Nguyên nhân chủ quan .....................................................................47
2.7 Kế hoạch phát triển của thư viện .............................................................47
2.7.1 Kế hoạch phát triển ..........................................................................47
2.7.2 Mơ hình và tổ chức hoạt động cụ thể ................................................50
Chương 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHN............................................................54
3.1 Giải pháp.................................................................................................54
3.2 Kiến nghị .................................................................................................62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................64


3

LỜI NĨI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, nhu cầu sử dụng tài liệu của con người luôn phát triển cùng với
sự phát triển của văn hoá, khoa học kĩ thuật, đặc biệt trong thời đại bùng nổ
thông tin như hiện nay. Chúng ta tự hỏi lượng kiến thức đó sẽ lấy từ đâu? Và làm
thế nào để có nhanh nguồn thơng tin đó? Trong khi đó, nhu cầu tìm kiếm lựa
chọn, khai thác và sử dụng tài liệu hữu ích đang là vấn đề đặt ra cần phải giải
quyết.
Hơn đâu hết Thư viện sẽ là nơi đáp ứng những nhu cầu trên của người
đọc. Bởi lẽ thư viện là một thiết chế văn hố khơng thể thiếu trong công cuộc
xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội nhất là trong thời kỳ cơng nghiệp hố hiện đại hoá đất nước - thời kỳ phát triển mạnh của nền kinh tế tri thức. Sự
chuyển biến từ xã hội hậu công nghiệp sang xã hội thông tin với nền kinh tế tri
thức và sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin và truyền thông đã
đặt ra cho công tác thư viện nhiều thời cơ và thách thức. Thơng tin và tri thức
ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội lồi người.
Trước thực tế đó, hoạt động thư viện đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ
nhằm đáp ứng kịp thời các nhu cầu thông tin và tri thức ngày càng cao của xã

hội.
Nghiên cứu sự hình thành và phát triển của một thư viện là q trình
nghiên cứu địi hỏi phải có sự đầu tư về thời gian, cơng sức và khả năng, năng
lực của người làm công tác nghiên cứu. Sự hình thành và phát triển của mỗi Thư
viện là sự đóng góp vào sức lớn mạnh của mạng lưới thư viện Việt Nam, góp


4

phần đưa sách, tài liệu đến tận tay mỗi người dân ở khắp mọi miền, mọi vùng
của tổ quốc…
Việt Nam đang bước vào quá trình hội nhập, hợp tác, giao lưu, phát triển,
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để đáp ứng được nhu cầu phát triển của
đất nước mỗi thành viên, mỗi cá nhân đòi hỏi phải nâng cao trình độ, kiến thức
và năng lực làm việc của mình. Chính vì lẽ đó mà thư viện cần phải xây dựng
mạng lưới vững mạnh; Vì thế cùng với dịng chảy của các ngành nghề kinh tế,
Thư viện nước ta đang chuyển mình từng bước xác định vị trí, vai trị và đưa tri
thức đến tồn thể người đọc nhằm nâng cao kiến thức, năng lực làm việc, nâng
cao thu nhập, làm thỏa mãn nhu cầu tinh thần, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước… của Đảng và Nhà nước đã đề ra.
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là một chủ trương quan trọng để chúng ta
đạt được những mục tiêu xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ và văn minh, hạnh phúc. Để thực hiện chủ trương trên, mọi
ngành, mọi lĩnh vực của đất nước cũng phải tiến hành thực hiện hiện đại hóa để
nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả đắc lực để thực hiện công cuộc cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong lĩnh vực thư viện, Đảng ta cũng chỉ rõ:
“…phát triển thư viện, hiện đại hóa cơng tác thư viện, lưu trữ.” (Trích văn kiện
Đại hội Đảng lần thứ IX). Vấn đề hiện đại hóa thư viện lại một lần nữa được
Đảng xác định rõ trong kết luận của hội nghị lần thứ sáu BCHTW khóa 9 về tiếp
tục thực hiện nghị quyết TW 2 khóa 8, phương hướng phát triển giáo dục - đào

tạo, khoa học và công nghệ từ nay đến 2005 và đến 2010 là… “Tổ chức hệ thống
thông tin khoa học và công nghệ quốc gia, các thư viện điện tử theo hướng hiện
đại. Mở rộng mạng thông tin để đưa tri thức khoa học đến với mọi người…”.
Thực hiện chủ trương trên, hiện đại hóa thư viện đã trở thành mục tiêu chiến


5

lược phát triển của các thư viện ở Việt Nam. Hiện nay, ngành thư viện ở Việt
Nam đang từng bước thực hiện hiện đại hóa.
Nhiều nước trên thế giới, thư viện đã được xem là cơ quan giáo dục ngoài
Nhà trường, thư viện đã góp một phần khơng nhỏ vào việc xóa mù chữ và nâng
cao trình độ dân trí, giúp cho mọi người có thể tiến hành việc học suốt đời,
hướng tới xây dựng một xã hội học tập, hình thành nền kinh tế tri thức. Trong
những thập kỷ gần đây, nhu cầu của người đọc đã ngày một phong phú và mở
rộng hơn, sự “bùng nổ thông tin” vào những thập kỷ cuối thế kỷ XX và việc ứng
dụng ngày càng sâu rộng công nghệ thông tin hiện đại cùng với xu thế tồn cầu
hóa đã đặt ra những yêu cầu mới đối với ngành thư viện trên thế giới nói chung
và ngành thư viện ở Việt Nam nói riêng.
Thư viện Trường Đại học là một nhân tố quan trọng không thể thiếu trong
cả hệ thống thư viện Việt Nam, sự phát triển, tồn tại của Thư viện Trường Đại
học có ảnh hưởng khơng nhỏ tới sự nghiệp thư viện Việt Nam. Thư viện Trường
Đại học cung cấp một lượng kiến thức chuyên ngành đa dạng, phong phú góp
phần đào tạo nguồn nhân lực có tri thức cho xã hội, thực hiện cơng cuộc xã hội
hóa tri thức.
Do đó nghiên cứu thực trạng hoạt động và phát triển của Thư viện Trường
Đại học sẽ giúp cho cán bộ thư viện sẽ nhìn thấy được tình hình hoạt động của
thư viện mình để đề ra những giải pháp kịp thời, phù hợp giúp thư viện có thể
làm trịn tốt hơn nữa vai trị và nhiệm vụ của mình trong bối cảnh mới của đất
nước. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để đNy mạnh các hoạt động trong thư viện

được tốt nhất, đạt hiệu quả cao nhất. Thu hút được nhiều bạn đọc đến thư viện,


6

đáp ứng nhu cầu tin tốt nhất, tuyên truyền và giới thiệu sách, báo tạp chí đến với
bạn đọc.
Nhận thức được điều đó, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Thạc sĩ Nguyễn
Hữu Nghĩa, em đã quyết định lựa chọn đề tài: “Thực trạng hoạt động và
phương hướng phát triển của Thư viện Trường Đại học Nguyễn Trãi” với hi
vọng cơng trình nghiên cứu của mình sẽ là tài liệu nghiên cứu và là tài liệu tham
khảo, góp phần phản ánh được thực tiễn hoạt động của Thư viện Trường Đại học
Nguyễn Trãi, từ đó đề xuất phương hướng và kế hoạch phát triển hợp lý cho thư
viện.
2. Mục đích nghiên cứu
2.1 Mục đích
Tìm hiểu sự hình thành, thực trạng hoạt động và phương hướng phát triển của
Thư viện Trường Đại học Nguyễn Trãi
2.2 Nhiệm vụ
Khảo sát hoạt động và kết quả đạt được của Thư viện Trường Đại học
Nguyễn Trãi, đồng thời tìm hiểu những hạn chế trong hoạt động của Thư viện
Trường từ khi thư viện được thành lập (2008) đến tháng 5/2010
Đề xuất, đóng góp những phương hướng giải quyết những mặt tồn tại, hạn
chế nhằm nâng cao, vị trí, vai trị, hiệu quả hoạt động và sử dụng thư viện.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động và phương hướng phát triển của Thư
viện Trường Đại học Nguyễn Trãi: cơ sở vật chất trang thiết bị, nhân lực, vốn
tài liệu, hạ tầng công nghệ …



7

Phạm vi nghiên cứu:
− Khơng gian: Tồn bộ các phịng ban của Thư viện Trường Đại học Nguyễn
Trãi.
− Thời gian: Từ khi thư viện thành lập năm 2008 đến tháng 5 năm 2010.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Để đạt được kết quả sát thực và tốt nhất, bài nghiên cứu sử dụng các phương
pháp sau:
− Phân tích tổng hợp các nguồn tài liệu
− Phương pháp phỏng vấn
− Phương pháp thực nghiệm
− Phương pháp quan sát
5. Ý nghĩa của đề tài
− Ý nghĩa lý luận:
Thông qua kết quả nghiên cứu về sự thành lập và phát triển của Thư viện
Trường Đại học Nguyễn Trãi góp phần làm rõ tầm quan trọng về vai trò, ý nghĩa
của Thư viện Trường Đại học Nguyễn Trãi.
Qua kết quả nghiên cứu, sẽ giúp thư viện nhận thấy những vấn đề còn tồn
tại, bất cập chưa được giải quyết để từ đó đề ra được những định hướng chiến
lược cho sự phát triển của thư viện trong thời gian tới.


8

− Ý nghĩa thực tiễn:
Là nguồn tài liệu tham khảo giúp cho thư viện tổ chức và hoạt động tốt hơn
làm thỏa mãn nhu cầu của bạn đọc.
Giúp thư viện có thể đề ra các phương hướng, chiến lược xây dựng thư viện
một cách hợp lý phù hợp với sự phát triển chung của Trường Đại học Nguyễn

Trãi.
6. Bố cục của đề tài:
Đề tài chia làm 3 chương:
− Chương 1: Khái quát về Thư viện Trường Đại học Nguyễn Trãi
− Chương 2: Thực trạng hoạt động và phương hướng phát triển của Thư viện
Trường Đại học Nguyễn Trãi.
− Chương 3: Giải pháp và kiến nghị
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong q trình nghiên cứu nhưng chắc chắn
bài khóa luận cịn nhiều thiếu sót, em rất mong những ý kiến đóng góp, phản hồi
của các thầy cơ giáo, các bạn và những người quan tâm đến đề tài này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành, lời biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Thạc sĩ
Nguyễn Hữu Nghĩa đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em trong thời gian tiến hành
nghiên cứu để em có thể hồn thành bài khóa luận này.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong Khoa Thư viện - Thông
tin Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã giúp đỡ em rất nhiều trong thời gian
nghiên cứu.


9

Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể cán bộ thư viện tại Thư
viện Trường Đại học Nguyễn Trãi đã hỗ trợ giúp đỡ em trong thời gian thực tập
và nghiên cứu để em hoàn thành tốt bài khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, tháng 05 năm 2010
Sinh viên thực hiện

Đặng Thế Tưởng



10

Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TRÃI
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Thư viện Trường Đại học
Nguyễn Trãi
Xuất phát từ yêu cầu về sự nghiệp giáo dục và đào tạo của đất nước, Trường
Đại học Nguyễn Trãi được thành lập theo Quyết định số 183/QĐ-TTg ngày
05/02/2008 của Thủ tướng chính phủ và chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục
của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường có nhiệm vụ đào tạo các nguồn nhân lực
hàng năm cho đất nước. Trường đào tạo 6 ngành hệ đại học chính quy bao gồm
các ngành: Kinh tế, Quản trị kinh doanh, Tài chính Ngân hàng, Kiến trúc, Mỹ
thuật Cơng nghiệp, Kế tốn cùng với 4 ngành thuộc hệ cao đẳng nghề bao gồm:
Lập trình Máy tính, Kế tốn Doanh nghiệp, Quản trị Máy tính, Dịch vụ Nhà
hàng. Ngồi ra trường cịn hợp tác với Trường Đại học Sunderland về đào tạo
chương trình cử nhân các ngành Kế toán - Ngân hàng và Quản trị Kinh doanh.
Là một Trường Đại học ngồi cơng lập, Trường Đại học Nguyễn Trãi mỗi năm
tiến hành tuyển sinh thu hút hàng nghìn sinh viên vào học tại trường. Năm học
2008 - 2009 trương đã tiến hành tuyển sinh các hệ Đại học và Cao đẳng với hình
thức xét tuyển, và hiện nay trường đào tạo khoảng 1000 sinh viên thuộc các
chuyên ngành đào tạo khác nhau.
Cùng với sự thành lập của trường, Thư viện Trường Đại học Nguyễn Trãi
cũng đã ra đời nhằm phục vụ cho yêu cầu đào tạo của trường, phục vụ nhu cầu
giảng dạy của đội ngũ cán bộ giảng viên cũng như nhu cầu học tập của các sinh
viên. Thư viện nằm trên tầng 8 và tầng 9 cùng chung tòa nhà với ngân hàng


11

AGRIBANK (266 - Đội Cấn - Ba Đình - Hà Nội) với đầy đủ hệ thống trang thiết

bị, cơ sở vật chất đáp ứng quá trình hoạt động và phục vụ nhu cầu của bạn đọc.
Với tinh thần “Chất lượng - Trung thực - Nhân văn và Bền vững”, Thư viện
Trường Đại học Nguyễn Trãi đang từng bước khắc phục khó khăn, đưa tài liệu,
thơng tin đến tận tay người dùng tin, làm thỏa mãn nhu cầu của bạn đọc. Được
thành lập gần 2 năm, Thư viện Trường Đại học Nguyễn Trãi đứng trước nhiều
cơ hội và thử thách, thư viện đang từng bước kết hợp với Nhà trường trong công
tác giáo dục và quản lý hoạt động của trường cũng như hoạt động của thư viện.
Thư viện đang không ngừng vươn lên nhằm xây dựng một thư viện hiện đại, tiên
tiến đáp ứng nhu cầu giảng dạy, đào tạo của trường.
Là một Thư viện Trường Đại học mới được thành lập, nhưng Thư viện
Trường Đại học Nguyễn Trãi có những mặt thuận lợi nhất định. Hiện nay, Thư
viện Trường Đại học Nguyễn Trãi đã và đang mở rộng những mối quan hệ hợp
tác với một số thư viện lớn trên địa bàn Hà Nội như: Thư viện Quốc Gia, Cục
Thông tin KH&CN Quốc Gia, Thư viện Tạ Quang Bửu, Thư viện Đại học Quốc
gia và một số thư viện của các trường đại học trên các tỉnh thành khác như: Thư
viện Đại học kỹ thuật Vinh, Thư viện Đại học Y Thái Bình, … trong việc hợp
tác trao đổi tài liệu số hóa. Hàng năm thư viện được trường cấp một khoản kinh
phí tương đối lớn (trong 2 năm Trường đã đầu tư cho Thư viện khoảng trên 100
triệu đồng) dùng cho việc xây dựng và phát triển thư viện, phục vụ cho công tác
giảng dạy của Nhà trường và học tập của sinh viên. Thư viện đã áp dụng các
chương trình chuNn hóa quốc tế về lĩnh vực thư viện giúp cho việc thúc đNy sự
phát triển của thư viện theo đúng yêu cầu của ngành đang đặt ra trong bối cảnh
xã hội thông tin hiện nay.


12

1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Thư viện Trường Đại học Nguyễn Trãi
1.2.1 Chức năng của thư viện
Thư viện Trường Đại học Nguyễn Trãi có những chức năng sau:

Chức năng thơng tin
Chức năng giải trí
Chức năng giáo dục
Chức năng văn hóa
Ngồi ra thư viện cịn phối hợp với Nhà trường trong công tác đào tạo, phổ
biến thông tin, chuyển giao công nghệ…
1.2.2 Nhiệm vụ của thư viện
Thư viện Trường Đại học Nguyễn Trãi có nhiệm vụ nghiên cứu, thu thập,
xử lí, thơng báo và cung cấp tin, tư liệu về khoa học, giáo dục, ngoại ngữ và
công nghệ phục vụ cán bộ và sinh viên Trường Đại học Nguyễn Trãi, cụ thể là:
- Tham mưu cho quyết định của lãnh đạo về phương hướng tổ chức và
hoạt động thông tin, tư liệu, thư viện nhằm phục vụ nghiên cứu khoa học, giảng
dạy và học tập trong Nhà trường.
- Xây dựng kế hoạch ngắn hạn và chiến lược phát triển; tổ chức và điều
phối tồn bộ hệ thống thơng tin, tư liệu, thư viện trong Nhà trường
- Thu thập, bổ sung - trao đổi, phân tích - xử lí tài liệu và xử lý thông tin.
Tổ chức sắp xếp, lưu trữ, bảo quản kho tư liệu bao gồm tất cả các loại hình ấn
phNm và vật mang tin.


13

- Xây dựng hệ thống tra cứu tìm tin thích hợp; thiết lập mạng lưới truy
nhập và tìm kiếm thơng tin tự động hố; tổ chức cho tồn thể người dùng tin
trong và ngoài Trường Đại học Nguyễn Trãi khai thác, sử dụng thuận lợi, có hiệu
quả kho thơng tin và tài liệu của Trung tâm cũng như các nguồn tin bên ngoài.
- Thu nhận lưu chiểu những xuất bản phNm do Trường Đại học Nguyễn
Trãi xuất bản. Xây dựng các cơ sở dữ liệu đặc thù của Trường Đại học Nguyễn
Trãi; xuất bản các ấn phNm thơng tin tóm tắt, thơng tin chun đề phục vụ cơng
tác quản lí, nghiên cứu khoa học và đào tạo.

- Nghiên cứu khoa học thơng tin, tư liệu, thư viện, góp phần xây dựng lý
luận khoa học chuyên ngành. Ứng dụng những thành tựu khoa học và kỹ thuật
mới vào xử lí và phục vụ thông tin, thư viện.
- Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ tổ chức, xử lí,
cung cấp thơng tin và tài liệu của đội ngũ cán bộ thông tin - thư viện. Trang bị
kiến thức về phương pháp tra cứu, tìm kiếm thơng tin và sử dụng tài nguyên thư
viện cho cán bộ và sinh viên Nhà trường.
- Phát triển quan hệ trao đổi, hợp tác trực tiếp với các trung tâm thông tin,
thư viện, các tổ chức khoa học, các trường đại học trong và ngoài nước. Tham
gia tổ chức và điều hành Liên hiệp thư viện các trường đại học và Hiệp hội
Thông tin - Thư viện Việt nam. Tham gia các hiệp hội Thư viện quốc tế.
- Tổ chức và quản lí đội ngũ cán bộ, kho tài liệu, cơ sở hạ tầng và các tài
sản khác của Trung tâm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy
định của Trường Đại học Nguyễn Trãi.


14

1.3 Cơ cấu tổ chức
1.3.1 Cơ cấu tổ chức nhân sự
TT Nhân sự/Vị trí Số lượng

Chun ngành Chức năng/nhiệm vụ

cơng tác
1

Giám đốc

01


- Thạc sỹ thư - Phụ trách chung
viện

- Phụ trách đối ngoại
- Phụ trách tổ chức hệ thống
- Phụ trách nguồn tư liệu
- Tham gia các công tác
chuyên môn thuộc các nhóm
cơng

việc:

IT,



liệu,

Website, thiết kế …
2

Cán

bộ

02

thư viện


Cử nhân

Chịu trách nhiệm xử lý tài

chuyên ngành

liệu, công tác nghiệp vụ

thư viện thông
tin
3

Quản trị mạng

01

- Cử nhân công - Quản trị mạng
nghệ thông tin

- Phụ trách hệ thống mạng
và đường truyền
- Phụ trách kỹ thuật chung
(phần mềm, phần cứng…)


15

4

Phóng viên/Thư 01


- Cử nhân báo - Phụ trách thơng tin nội bộ;

viện viên

chí

đăng tải thơng tin Website
- Nhập liệu
- Thư viện viên

5

Kỹ thuật viên

01

- Cử nhân

- Phụ trách kỹ thuật

(cộng tác viên) - Nhập liệu
Về cơ bản, số lượng và trình độ nhân sự đáp ứng được các yêu cầu cơng
việc trong q trình phát triển của Trường Đại học Nguyễn Trãi trong thời gian
hiện tại.
Cán bộ thư viện là linh hồn của thư viện, trước kia làm việc trong các thư
viện là những người có trình độ học vấn cao, sau này khi thư viện được coi là cơ
quan giáo dục ngồi Nhà trường thì các bộ thư viện được trang bị học vấn tổng
hợp.
Cán bộ thư viện thực hiện một nhiệm vụ rất phức tạp. Trong quan hệ với

tài liệu, họ phải lựa chọn và bảo quản tài liệu, sắp xếp chúng có chun mơn theo
một trật tự nhất định. Trong quan hệ với cơ sở vật chất kỹ thuật, cán bộ thư viện
tiến hành trang bị chun biệt các diện tích và ln ln giữ cho cơ sở vật chất
kỹ thuật ở tình trạng tốt nhất, trong quan hệ với bạn đọc cán bộ thư viện khơng
chỉ tun truyền tích cực cho bạn đọc các tài liệu phù hợp với nhu cầu của họ,
hướng dẫn đọc, nghiên cứu nhu cầu đọc mà còn tạo ra các dịch vụ thỏa mãn các
nhu cầu đó. Vì thế khơng thể chỉ coi cán bộ thư viện là cầu nối trung gian giữa
bạn đọc với tài liệu, mà cán bộ thư viện còn là cầu nối giữa tài liệu với cơ sở vật
chất kỹ thuật, giữa các yếu tố của cơ sở vật chất với nhau...


16

1.3.2 Cơ cấu tổ chức phòng ban thư viện
Tổ chức và quản lý đóng vai trị quan trọng, nhờ có tổ chức và quản lý
khoa học sẽ mang lại hiệu quả lao động cao. Ngày nay khoa học quản lý đã trở
thành một ngành khoa học lớn, bao trùm lên toàn bộ hoạt động của xã hội. Bất
cứ một chế độ xã hội, một tổ chức, hay một cơ quan xí nghiệp nào cũng đều phải
tổ chức, chỉ khi tổ chức tốt thì quản lý hoạt động mới có hiệu quả.
Việc tổ chức cơ cấu, bộ máy các phòng ban trong thư viện là một công
việc quan trọng và cần thiết. Tính khoa học được thể hiện từ ngay trong cơng tác
bố trí, sắp xếp các phịng ban của thư viện. Nếu cơ cấu các phịng ban khơng
được bố trí, sắp xếp khoa học, thuận lợi và hợp lý sẽ khó có thể hoạt động tốt
trong q trình phục vụ. Ngược lại, các phịng ban được bố trí, sắp xếp khoa học
sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phục vụ của thư viện, cho quá trình tìm
kiếm và sử dụng thông tin, tài liệu của bạn đọc. Việc tổ chức tốt, hợp lý cơ cấu
thư viện sẽ tạo điều kiện cho sự thành công các kế hoạch hoạt động của thư viện.
Cơ cấu phòng ban của Thư viện Trường Đại học Nguyễn Trãi được bố trí
như sau:



17

Ban giám đốc:. Ban giám đốc chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động
của thư viện.
Phịng nghiệp vụ: Có nhiệm vụ xây dựng chính sách bổ sung, xây dựng vốn
tài liệu đảm bảo cung cấp tài liệu phù hợp với nhu cầu học tập, nghiên cứu,
giảng dạy của giảng viên và sinh viên. Phòng tiếp nhận nguồn tài liệu đã bổ
sung, xử lý tài liệu mới nhập về: đóng dấu, dãn nhãn, vào sổ đăng ký tài
liệu, làm các công tác xử lý nội dung và hình thức của tài liệu.


18

Phòng phục vụ: Hiện tại Thư viện Trường Đại học Nguyễn Trãi mới chỉ có
phịng đọc, tại đây bạn đọc có thể tự tìm tài liệu phù hợp với nhu cầu của
mình và có thể photocopy, sao chụp tài liệu theo dịch vụ của thư viện.
Phòng quản trị mạng: Quản lý tồn bộ hệ thống mạng máy tính trong thư
viện. Tuy nhiên, hiện nay Thư viện Trường Đại học Nguyễn Trãi đang tiến
hành lựa chọn phần mềm thư viện nên phịng máy mới chỉ dừng lại ở việc
khai thác thơng tin trên mạng Internet, phục vụ cho nhu cầu học tập, tìm
kiếm thơng tin và giảng dạy của Nhà trường.
Ngồi ra, thư viện cịn có trách nhiệm quản lý 02 phịng học máy tính
kiêm phịng khai thác mạng với tổ chức cụ thể như sau:
-

Phịng học máy tính 903 với số lượng 25 máy tính phục vụ giảng dạy,

thực hành các chương trình đào tạo cơ bản như tin học văn phịng, kế tốn máy...
-


Phịng học máy tính 905 với số lượng 35 máy tính cấu hình cao, phục

vụ các lớp đào tạo chuyên ngành chuyên sâu như đồ họa, thiết kế, sáng tác...
Đồng thời cũng là nơi tổ chức các khóa ngắn hạn cho học viên trong và ngồi
Nhà trường có nhu cầu.
Với quan điểm đầu tư hiệu quả, việc tổ chức phịng ban thư viện có cấu
trúc khá linh động thể hiện ở kỹ năng làm việc kiêm nhiệm như Bộ phận thông
tin sẽ thực hiện các công việc của phóng viên - biên tập viên - quản trị nội dung
Website - xuất bản; Bộ phận quản trị mạng sẽ quản lý toàn bộ hệ thống mạng của
toàn trường - kiêm quản lý dữ liệu, bảo mật và các kênh truyền thông thông tin;
Bộ phận kỹ thuật đảm nhiệm việc sửa chữa, vận hành hệ thống ổn định kiêm trợ
giảng các học phần thực hành máy.


19

Đây là một nét đặc thù của các trường ngoài công lập, thể hiện khả năng
đầu tư hiệu quả về tổ chức nhân sự cũng như tính tốn hiệu quả công việc dựa
trên khối lượng công việc thực hiện.
1.4 Cơ sở vật chất, trang thiết bị thư viện
Cơ sở vật chất được hiểu như các nhà, diện tích dành cho thư viện với tồn
bộ trang thiết bị dùng cho cơng tác hoạt động và phục vụ của thư viện. Cơ sở vật
chất và trang thiết bị có vai trị hết sức to lớn trong mọi hoạt động của mỗi thư
viện.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị là một trong 4 yếu tố cấu thành lên thư viện,
nó mang một ý nghĩa và vai trò to lớn. Đối với thư viện các trường Đại học, cơ
sở vật chất đơi khi cịn là sự thể hiện tính quy mơ, lớn mạnh của thư viện đó. Cơ
sở vật chất, trang thiết bị dùng trong công tác thư viện rất đa dạng và phong phú,
nó có thể là các vật mang chức năng chứa đựng, các vật mang chức năng bảo

quản, mang chức năng lưu trữ, chức năng kiểm kê… Thư viện Trường Đại học
Nguyễn Trãi được thành lập cách đây 2 năm, nhưng bước đầu đã xây dựng, bổ
sung, mua mới một số trang thiết bị để phục vụ cho hoạt động của thư viện.
- Cơ sở vật chất:
+ Bàn

: 24 bàn

+ Ghế

: 48 chiếc

+ Giá sách : 15 chiếc
- Trang thiết bị:
+ Máy tính

: 13 chiếc.

+ Máy in

: 01 chiếc.


20

+ Máy photocopy : 01 chiếc
+ Máy hút bụi

: 01 chiếc


+ Điều hòa nhiệt độ: 05 máy
1.5 Vốn tài liệu thư viện
Vốn tài liệu thư viện là bộ sưu tập có hệ thống các tài liệu phù hợp với
chức năng, loại hình và đặc điểm của từng thư viện, nhằm phục vụ cho người
đọc của chính thư viện hoặc các thư viện khác được phản ánh toàn diện trong bộ
máy tra cứu, cũng như để bảo quản lâu dài trong suốt thời gian được người đọc
quan tâm. Tùy theo diện bổ sung có thể phân ra vốn tài liệu tổng hợp, đa ngành,
chuyên ngành, chuyên biệt.
Vốn tài liệu là yếu tố quan trọng trong việc thành lập thư viện. Một thư
viện khơng thể hoạt động nếu khơng có tài liệu.
Đặc tính của vốn tài liệu là bao hàm hệ thống tri thức nhất định, nó là bộ
phận của hệ thống tài liệu của địa phương, ngành, cả nước.
Vốn tài liệu không ngừng được bổ sung, tăng cường sách mới hay có thể
nói vốn tài liệu thư viện như một cơ thể sống động, phát triển có sự bổ sung và
thanh lý. Một thư viện không thể tồn tại được nếu ngừng bổ sung do đó vốn tài
liệu tồn tại cùng thư viện, vốn tài liệu mang lại những thông tin mới nhất, đầy đủ
nhất có thể về một ngành nào đó, mang lại tri thức cho con người.
Thư viện Trường Đại học Nguyễn Trãi mới được thành lập nên vốn tài
liệu có trong thư viện chưa đa dạng về thể loại cũng như còn hạn chế về số
lượng. Vốn tài liệu tại Thư viện Trường Đại học Nguyễn Trãi được bổ sung theo
nội dung của các ngành nghề đào tạo của Nhà trường như: Sách Kinh tế, Tài


21

chính, Kế tốn, Kiến Trúc, Máy tính… Trong đó chủ yếu đầu tư bổ sung tài liệu
giáo trình.
- Số đầu sách: 289 đầu sách, với 2269 cuốn sách
- Số báo, tạp chí: 15 loại
STT


Loại tài liệu

Số lượng đầu sách

Số lượng (cuốn)

1

Giáo trình (Tiếng

98

1438 cuốn

135

296 cuốn

Việt)
2

Giáo trình (Tiếng
Anh)

3

Sách tham khảo

56


535 cuốn

4

Báo

10

Thời

báo

Doanh

nhân, Cơng an ND,
Thanh niên, Tuổi trẻ,
Sức mạnh số..v..v..
5

Tạp chí

05

Tạp chí Trí Tuệ, Sống
trẻ, Kiến trúc, Mỹ
thuật CN, Tài chính
ngân hàng…

Bên cạnh đó, Thư viện Trường Đại học Nguyễn Trãi đã sưu tập được một

số lượng đáng kể dữ liệu số, bao gồm:


22

- Dữ liệu kiến trúc – xây dựng (160 Gb) bao gồm sách, tạp chí, dữ liệu đồ
họa… được số hóa.
- Bộ giáo trình sách Tin học – 50 bộ (Tin học đại cương, đồ họa, lập
trình…)
- Bộ giáo trình Tiếng Anh và Tiếng Anh Thương mại (30 bộ)
- Bộ giáo trình, tài liệu tham khảo tổng hợp dành cho ngành Kinh tế, Quản
trị kinh doanh, Ngân hàng (200 Ebook)
- Bộ sưu tập sách văn học (1000 Ebook) và hơn 400 tạp chí chun ngành
các mơn loại.
1.6 Kinh phí đầu tư cho thư viện
Một thư viện muốn hoạt động được cần phải có đầy đủ các yếu tố như:
vốn tài liệu, bạn đọc, cán bộ thư viện và cơ sở vật chất trang thiết bị. Bên cạnh
đó yếu tố tài chính là yếu tố khơng thể thiếu trong mỗi thư viện, nó đảm bảo vấn
đề tồn tại và phát triển của thư viện.
Mặc dù mới được thành lập cùng với sự thành lập của trường, nhưng
Trường Đại học Nguyễn Trãi đã đầu tư cho thư viện một khoản tiền khá lớn để
xây dựng thư viện. Kinh phí đầu tư xây dựng ước tính khoảng 100 triệu đồng
mỗi năm, do đó thư viện phải xây dựng các kế hoạch phát triển hàng tháng, hàng
quý, kế hoạch ngắn hạn và kế hoạch dài hạn để sử dụng tốt, triệt để nguồn kinh
phí do Nhà trường cung cấp. Thư viện sử dụng 100% kinh phí do Nhà trường
cấp theo nội dung sau:
+ Kinh phí dành cho việc tiến hành và phát triển vốn tài liệu: Theo kế
hoạch hàng năm, trung bình khoảng từ 100 triệu VND/năm



23

+ Kinh phí mua sắm trang thiết bị cho hoạt động của thư viện: Tùy
thuộc theo yêu cầu công việc cụ thể, đặc biệt liên quan đến quy mô tổ chức của
Nhà trường (chủ yếu dựa vào số lượng sinh viên tăng lên hàng năm)
+ Kinh phí cho các hoạt động hành chính: Ngồi việc chi trả lương,
thưởng cho cán bộ, nhân viên của thư viện, Nhà trường ln có chế độ khuyến
khích tự tạo thu nhập thêm như tham gia giảng dạy, tổ chức các khóa học ngắn
hạn, tạo lập các bộ sưu tập dữ liệu và số hóa tài liệu.
+ Kinh phí cho đào tạo cán bộ thư viện: Nguồn kinh phí này chủ yếu
dựa vào việc trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ của cán bộ được học tập qua các
chương trình liên kết. Ví dụ như việc tham gia Hiệp hội các trường Đại học, Cao
đẳng ngoài công lập Việt Nam.


24

Chương 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN
CỦA THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TRÃI
2.1 Xây dựng và phát triển vốn tài liệu
Theo điều 2 khoản 3 trong “Pháp lệnh thư viện Việt Nam năm 2000” định
nghĩa: “Vốn tài liệu là những tài liệu được sưu tầm, tập hợp theo nhiều chủ đề,
nội dung nhất định, được xử lý theo quy tắc, quy trình khoa học của nghiệp vụ
thư viện để tổ chức phục vụ người đọc đạt hiệu quả cao và được bảo quản.”(1)
Là một thư viện mới được thành lập cách đây khoảng gần 2 năm, cơng
việc cịn rất nhiều bề bộn cần khắc phục và giải quyết sớm để nhanh chóng đi
vào hoạt động ổn định. Vốn tài liệu của Thư viện Trường Đại học Nguyễn Trãi
có khoảng 289 đầu sách với khoảng 2000 tài liệu và 15 loại báo tạp chí. Vốn tài
liệu như vậy là tương đối ít đối với một thư viện cấp trường đại học. Tuy nhiên

đây là giai đoạn đầu của q trình hoạt động, các tài liệu có trong thư viện chủ
yếu là các giáo trình, bài tập và một số tài liệu tham khảo.
Để có thể có vốn tài liệu đầy đủ đáp ứng nhu cầu đọc, học tập, giảng dạy,
nâng cao trình độ của sinh viên, thư viện đã xác định cần phải có một chiến lược,
chính sách bổ sung tài liệu một cách hợp lý và kịp thời cho việc xây dựng và
phát triển vốn tài liệu của thư viện. Kế hoạch bổ sung tài liệu cần phải thực hiện
theo các bước sau:
+ Lên danh sách các tài liệu cần bổ sung, nhập vào thư viện. Trình danh
sách lên cho Nhà trường cũng như các giảng viên trực tiếp giảng dạy, qua đó
(1)

Pháp lệnh thư viện Việt Nam/ Quốc hội.- H.: Chính trị Quốc gia, 2000


×