Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Thực trạng và giải pháp khai thác phát triển thị trường khách du lịch pháp tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (881.56 KB, 85 trang )

BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HĨA HÀ NỘI

Khoa Văn hóa Du lịch

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC
PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG KHÁCH
DU LỊCH PHÁP TẠI VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Giảng viên hướng dẫn : Ths. Lê Việt Hà
Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Thị Nhài

Hà Nội, tháng 5 năm 2012

1


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận này, ngồi sự cố gắng của bản thân, em đã
nhận được sự giúp đỡ của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trường.
Em xin bày tỏ lịng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc tới Ths. Lê Việt
Hà, Giảng viên khoa Văn hóa Du lịch, trường Đại học Văn hóa Hà Nội,
người đã ln tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ em hoàn thành
luận văn này.
Em xin bày tỏ lịng biết ơn tới các thầy cơ trong khoa Văn hóa Du
lịch đã tạo điều kiền thuận lợi nhất cho em trong quá trình học tập, nghiên
cứu.


Em xin cảm ơn Ban Giám đốc và toàn thể nhân viên khách sạn
Sofitel Plaza và khách sạn Movenpick đã giúp đỡ, cung cấp cho em những
thơng tin về đề tài khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 21 tháng 05 năm 2012
Sinh viên
Nguyễn Thị Nhài

2


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH
PHÁP ........................................................................................................ 8
1.1.Một số đặc điểm về đất nước con người pháp................................... 8
1.1.1. Vị trí địa lí, địa hình, khí hậu, tài ngun thiên nhiên ............. 8
1.1.2. Dân cư và tôn giáo ............................................................... 10
1.1.3. Kinh tế và thể chế chính trị................................................... 12
1.1.4. Một số phong tục tập quán của người Pháp.......................... 15
1.2. Quan hệ ngoại giao Pháp và Việt Nam........................................... 20
1.3. Tổng quan về thị trường khách du lịch quốc tế gửi khách của Pháp. 22
1.3.1. Các yếu tố tác động đến người Pháp đi du lịch nước ngoài.. 22
1.3.2. Lượng khách du lịch Pháp đi nước ngồi ............................. 23
1.4. Một số đặc điểm điển hình về tâm lí xã hội và hành vi tiêu dùng
của thị trường khách du lịch Pháp ........................................................ 23
1.4.1. Tính cách dân tộc. ................................................................ 23
1.4.2. Đặc điểm giao tiếp................................................................ 24
1.4.3. Đặc điểm về hành vi tiêu dùng của thị trường khách du lịch
Pháp............................................................................................... 26

Tiểu kết chương 1................................................................................... 30
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KHAI THÁC PHÁT
TRIỂN THỊ TRƯỜNG KHÁCH PHÁP TẠI VIỆT NAM .................. 31
2.1. Đánh giá về tình hình khai thác thị trường khách du lịch Pháp tại
Việt Nam ................................................................................................. 31
2.2. Đặc điểm của thị trường khách Pháp khi đi du lịch tại Việt Nam ..... 32
2.2.1. Đặc điểm nhân khẩu ............................................................. 32

3


2.2.2. Tâm lí và hànhvi tiêu dùng của khách du lịch Pháp tại Việt
Nam................................................................................................ 33
2.3. Thực trạng điều kiện phục vụ khách du lịch Pháp tại Việt Nam....... 36
2.3.1. Nguồn nhân lực .................................................................... 36
2.3.2. Cơ sở hạ tầng và điều kiện vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch. 38
2.3.3. Thực trạng về xúc tiến du lịch............................................... 39
2.3.4. Thực trạng các sản phẩm phục vụ khách du lịch Pháp ......... 41
2.3.5. Đánh giá của khách du lịch Pháp về Việt Nam ..................... 42
Tiểu kết chương 2................................................................................... 45
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN
THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH PHÁP TẠI VIỆT NAM .............. 46
3.1. Những thuận lợi và khó khăn trong việc khai thác phát triển thị
trường khách du lịch Pháp tại Việt Nam .............................................. 46
3.1.1. Thuận lợi .............................................................................. 46
3.1.2. Khó khăn .............................................................................. 47
3.2. Những giải pháp cơ bản nhằm phát triển thị trường khách du lịch
Pháp của ngành du lịch Việt Nam. ........................................................ 50
3.2.1. Nguồn nhân lực .................................................................... 52
3.2.2. Đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật .. 54

3.2.3. Xây dựng các sản phẩm du lịch mới và nâng cao chất lượng
dịch vụ............................................................................................ 56
3.2.4. Xúc tiến du lịch..................................................................... 60
Tiểu kết chương 3................................................................................... 59
KẾT LUẬN............................................................................................. 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................... 66
PHẦN PHỤ LỤC.................................................................................... 67

4


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Theo điều tra của Tổ chức du lịch Thế giới, du lịch đã trở thành một
nhu cầu không thể thiếu của con người, nhất là ở những nước có nền kinh
tế phát triển. Việt Nam là một đất nước có tiềm năng phát triển du lịch rất
lớn, thu hút được rất nhiều khách du lịch quốc tế. Hiện nay, Việt Nam có
ba Di sản văn hố Thế giới là Cố đơ Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ
Sơn và có một Di sản thiên nhiên văn hoá Thế giới là Vịnh Hạ Long, cùng
với hàng nghìn tài ngun du lịch văn hóa nổi tiếng khác nằm ở khắp mọi
miền tổ quốc.
Ngày nay, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cùng với những
cố gắng phấn đấu của nhân dân cả nước, đời sống kinh tế cũng như đời
sống xã hội của mọi tầng lớp trong xã hội ngày càng được cải thiện, các
ngành nghề kinh doanh cũng từ đó mà phát triển tốt hơn. Trong đó ngành
du lịch đã được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước, bởi vì ngành
du lịch được coi là ngành “cơng nghiệp khơng khói”, là ngành kinh tế mũi
nhọn trong thời kỳ đổi mới, là ngành “xuất khẩu tại chỗ”, “xuất khẩu vơ
hình”, mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước.
Từ thập niên 90 trở lại đây, du lịch Việt Nam đã phát triển một cách

không ngừng và đã phát huy được nội lực vốn có của mình. Số lượng người
dân Việt Nam tham gia các chương trình du lịch đã tăng lên đáng kể và số
lượng khách quốc tế vào Việt Nam cũng đang không ngừng phát triển. Cụ
thể là vào năm 1990 Việt Nam đón được 0,25 triệu lượt người, đến năm
1997 đã đón được 1,716 triệu lượt người (tăng gấp 7 lần), cho đến năm
2011, du lịch Việt Nam đã hân hạnh đón vị khách thứ 6 triệu sang thăm
Việt Nam.

5


Bước sang thế kỷ 21, Tổng cục du lịch Việt Nam đã đưa ra khẩu hiệu
“Việt Nam điểm đến của thiên niên kỷ mới” để thu hút nhiều hơn nữa
lượng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam. Góp phần vào con số đó là một
lượng khơng nhỏ khách du lịch Pháp. Trong thời gian qua, quan hệ hai
nước Việt Nam – Pháp đã ngày càng ổn định, cả hai nước đã áp dụng nhiều
chính sách hỗ trợ về mọi mặt để hai bên cùng phát triển đi lên. Hiện nay,
thị trường khách du lịch Pháp đang là thị trường khách lớn của du lịch Việt
Nam. Chính vì vậy việc tìm hiểu đặc điểm và phát triển hơn nữa thị trường
khách du lịch Pháp là một việc làm thiết thực, để phục vụ và đáp ứng tốt
hơn nữa những yêu cầu mà khách du lịch Pháp khi vào Việt Nam đặt ra.
2. Mục đích nghiên cứu của khóa luận là:
- Nghiên cứu đặc điểm tâm lí của thị trường khách du lịch Pháp tại
Việt Nam.
- Nghiên cứu thực trạng phục vụ và thu hút thị trường du khách Pháp
tại Việt Nam.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút hiệu quả du khách Pháp đến
du lịch tại Việt Nam.
3. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Khách du lịch Pháp đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam

Về thời gian: Khách du lịch pháp đến Việt Nam trong những năm từ
2006 đến 2011.
4. Đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm của thị trường khách du lịch Pháp khi đi du lịch tại Việt Nam
Các giải pháp nhằm thu hút khách Pháp tại Việt Nam
5. Phương pháp nghiên cứu.
Để hoàn thành đề tài này,tác giả đã vận dụng các phương pháp
nghiên cứu, trong đó có một số phương pháp chủ yếu sau:
Phương pháp thu thập và xử lý thông tin.
6


Phương pháp phân tích, tổng hợp.
Phương pháp điều tra xã hội học
5. Kết cấu của khóa luận.
Ngồi phần mở đầu, kềt luận và phụ lục. khóa luận bao gồm:
Chương 1. Đặc điểm của thị trường khách du lịch Pháp
Chương 2. Đánh giá thực trạng khai thác phát triển thị trường
khách Pháp tại Việt Nam
Chương 3. Đề xuất giải pháp nhằm phát triển thị trường khách du
lịch Pháp tại Việt Nam

7


CHƯƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH PHÁP

1.1.Một số đặc điểm về đất nước con người pháp
1.1.1. Vị trí địa lí, địa hình, khí hậu, tài ngun thiên nhiên

Vị trí địa lí
Lãnh thổ chính của Pháp nằm tại Tây Âu, nhưng nước Pháp còn bao
gồm một số lãnh thổ ở Bắc Mỹ, Caribe, Nam Mỹ, Nam Ấn Độ Dương,
Thái Bình Dương và Nam Cực (chủ quyền tuyên bố tại Nam Cực tuân theo
Hệ thống Hiệp ước Nam Cực). Các lãnh thổ này có nhiều hình thức chính
phủ khác biệt từ hành tỉnh hải ngoại tới "lãnh địa hải ngoại".
Lãnh thổ chính của Pháp gồm nhiều vùng đặc điểm địa lý khác nhau,
từ các đồng bằng ven biển ở phía bắc và phía tây cho đến những dãy núi
phía đông nam (dãy An-pơ) và tây nam (dãy Pi-rê-nê). Điểm cao nhất Tây
Âu nằm ở dãy Alps thuộc Pháp: đỉnh Mont Blanc cao 4.810 mét (15.781 ft)
trên mực nước biển. Có nhiều vùng độ cao lớn khác như Massif Central,
Jura, Vosges và Ardennes là những nơi có nhiều đá và rừng cây. Pháp cũng
có những hệ thống sơng lớn như sơng Loa, sơng Rơn, sơng Ga-rơn và sơng
Xen.
Với diện tích 674.843 kilômét vuông (260.558 mi²), Pháp là nước
rộng nhất Tây Âu và là nước rộng thứ 40 trên thế giới. Lãnh thổ chính của
Pháp có diện tích 551.695 kilơmét vng (213.010 mi²), hơi rộng hơn
Yemen và Thái Lan, hơi nhỏ hơn Kenya và tiểu bang Texas của Mỹ.
Nhờ những khu vực và lãnh thổ hải ngoại nằm rải rác trên tất cả các
đại dương của hành tinh, Pháp sở hữu Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) rộng
thứ hai trên thế giới với diện tích 11.035.000 kilơmét vng (4.260.000
mi²), chỉ đứng sau Hoa Kỳ (11.351.000 km² / 4.383.000 mi²), nhưng trước

8


Úc (8.232.000 km² / 3.178.000 mi²). Vùng đặc quyền kinh tế Pháp chiếm
gần 8% tổng diện tích mọi vùng đặc quyền kinh tế trên thế giới, trong khi
diện tích đất liền Cộng hòa Pháp chỉ chiếm 0.45% tổng bề mặt Trái Đất
Địa hình

Nước Pháp là một nước rộng nhất Tây Âu, với gần 700 triệu năm
hình thành địa lý điều này đã tạo cho nước Pháp những dáng vẻ khác nhau
và về địa hình, với những dãy núi cao và lớn nhất Châu Âu như Pyrenées,
Alpes và Jura. Bên cạnh đó cịn có những dãy núi khác như Massif Central,
Vosges, Ardennes….
Phía Đơng và phía Bắc là những vùng đồng bằng, tây nguyên và
những khu đồi cao trung bình dưới 200 m.
Phía Đơng và phía Nam, với những dãy núi dài như Alpes với 4807
m, Pyrenee cao 3298 m và Jura là 1728m với những khu đồng băng hẹp.
Nếu muốn thăm những dãy núi lửa, chúng ta có thể đến khu vực
miền Trung đặc biệt là khu phía tây của vùng Aquitaine (độ cao từ 700900m). Ở đây các ban còn được đi thăm thung lũng Rhône và vùng đồng
bằng Languedoc.
Nước Pháp hay cịn được là Hexagone (có nghĩa là Hình lục lăng)
được bao bọc bởi hệ thống sơng ngịi dày đặc tạo nên hàng ngàn nhánh
sông nhỏ và các sông lớn. Đặc biệt cần phải kể đến sơng Loire-dịng sơng
dài nhất (1010 km), sông Seine- con sông phẳng lặng và thơ mộng, đây cịn
được xem là đường thuỷ chính của Pháp. Tiếp đó là con sơng Garonne( 525
km)-con sơng với những vực xốy nguy hiểm. Ngồi ra cón phải kể đến
dịng sơng Rhơne- dịng sơng chảy qua vùng Đơng Nam nước Pháp với
chiều dài 520 km, cuối cùng là dòng sông Rhin- con sông này chỉ chảy
trong nước Pháp.Tổng chiều dài con sơng là 195 km.
Khí hậu

9


Nước Pháp nằm giữa vùng ơn đới vì vậy Pháp có một nền khí hậu rất
ơn hồ với bốn mùa rõ rệt. Mùa đơng nhiệt độ trung bình từ 0-80 C, mùa hè
nhiệt độ trung bình từ 16-240 C. Do địa lý mỗi vùng có sự khác nhau vì thế
mà khí hậu cũng được phân biệt rất rõ rệt ở mỗi vùng : Khí hậu miền địa

trung hải, khí hậu miền đại dương và khí hậu lục địa.
Khu vực Bretagne và khu Normandie chịu ảnh hưởng của khí hậu
đại dương ẩm ướt,mưa nhiều, phần lớn là chịu ảnh hưởng của gió tây, mùa
đơng khơng lạnh lắm, nhiệt độ trung bình 70 C, mùa hè mát nhiệt độ trung
bình là 160 C.
Vùng Aquitaine chịu ảnh hưởng của vùng địa trung hải và một phần
của đại dương vì vậy mùa xuân thường có mưa nhiều, quanh năm gió mát.
Nhiệt độ trung bình thường là 50 C mùa đông và 220 C mùa hè.
Khu vực phía Đơng và Đơng Bắc lại được biết đến khí hậu bán lục
địa. Mùa đơng ở vùng này rất khắc nghiệt thường có tuyết rơi. Nhiệt độ
trung bình vào mùa đơng là -10 C. Mùa hè nắng nóng thường có giơng.
Nhiệt độ trung bình là 190 C.
Tài ngun thiên nhiên
Pháp giàu quặng sắt, than, bơ xít, potate, với 2/3 diện tích là đồng
bằng và cao ngun phì nhiêu thuận lợi cho canh tác, chăn nuôi. Pháp thiếu
nhiên liệu, hầu như phải nhập toàn bộ nhu cầu về dầu lửa, khoảng 70-80
triệu tấn/năm. Ngoài khai thác than (16-18 triệu tấn/năm), Pháp đẩy mạnh
sản xuất năng lượng nguyên tử, năm 2011 đã chiếm 85% sản xuất điện của
Pháp nhằm giảm bớt lệ thuộc vào sự biến động của thị trường nhiên liệu
1.1.2. Dân cư và tôn giáo
Dân cư
Lần đầu tiên, dân số Pháp đã đạt tới ngưỡng 65.000.000 dân. Pháp
cũng là một trong các quốc gia ở Châu Âu có tỉ lệ sinh và tuổi thọ cao.

10


Theo một số liệu thống kê tính đến ngày 01/01/2011 do Viện thống
kê và nghiên cứu kinh tế quốc gia Insee cơng bố, Pháp có tổng
cộng 65.027.000 người, tăng 358.000 người so với cùng thời điểm vào năm

ngoái.
Theo Insee, tỉ lệ sinh ở Pháp hiện là 2,01 trẻ trên một phụ nữ. Đây là
tỉ lệ cao chưa từng thấy kể từ những năm 1970. Mặc dù theo các chuyên gia
kinh tế tình trạng thất nghiệp ở Pháp đang gia tăng, tuy nhiên, nhiều phụ nữ
vẫn an tâm sinh con trong thời điểm Châu Âu đang gặp khó khăn chung về
tài chính.
Theo bà France Prioux, một nhà nghiên cứu về dân số ở Pháp, sở dĩ
tỉ lệ sinh ở Pháp tăng trong năm 2010 là do hệ thống y tế được nâng cao và
chế độ an sinh xã hội ở nước này vẫn được đảm bảo tốt.
Cũng theo cơ quan này, dân số Pháp đã tăng 10.000.000 người so với
thời điểm năm 1980, cao hơn nhiều so với các nước khác ở Châu Âu.
Mật độ dân số thì Pháp khơng đơng như các nước láng giềng.Mật độ
dân số trung bình của Pháp là 108 người/km2. Đặc biệt ở mỗi vùng khác
nhau, mật độ dân số khác nhau tùy theo tính chất địa hình và tình hình phát
triẻn kinh tế. Ở các vùng cơng nghiệp phát triển thuộc các vùng phía Bắc.
mật độ trung bình cao nhất, cịn ở các khu vực núi hoặc đồng bằng đất đai
cằn cỗi mật độ vô cùng thưa thớt.
Sự phát triển sản xuất công nghiệp và dịch vụ cũng như hiện đại hóa
đất nướcđã dẫn đến hiện tượng di dân từ nồng thôn ra thành phố. Bắt đấu
xuất hiện hiện tượng này từ thế kỷ XIX, làn sóng di dân đã phát triển mạnh
sau năm 1946.năm 2011, 75% dân số sống ở các đô thị, chưa đến 5% lao
động làm nơng nghiệp.
Nước Pháp có 29 thành phố trên 200 000 dân và gần 40 thành phố
trên 100 000 dân. Paris là thành phố lớn nhất với hơn 9 triệu dân, tiếp theo
là Marseille, Lyon, Toulouse.
11


Tôn giáo
Là một nước Công giáo Rôma truyền thống. Quyền tự do tôn giáo

được được quy định trong hiến pháp, theo tư tưởng từ Tuyên bố Dân quyền
và Nhân quyền. Khái niệm căn bản về mối quan hệ giữa nhà nước và tơn
giáo là khái niệm lạcité, quy định rằng chính phủ và các thể chế chính phủ
(như trường học) khơng được có bất kỳ một đặc trưng tơn giáo nào hay can
thiệp vào giáo điều tôn giáo, và rằng tơn giáo khơng được can thiệp vào
việc đưa ra chính sách của chính phủ. Những căng thẳng thỉnh thoảng phát
sinh về cái gọi là sự phân biệt chống lại các cộng đồng thiểu số; Hồi giáo
tại Pháp.
Trong một cuộc điều tra gần đây của Eurostat "Eurobarometer", năm
2005, 34% công dân Pháp trả lời "họ tin Chúa có hiện hữu", trong khi 27%
trả lời "họ tin có một hình thức linh hồn hay năng lượng cuộc sống" và
33% cho rằng "họ khơng tin có một hình thức linh hồn, Chúa hay năng
lượng cuộc sống.
1.1.3. Kinh tế và thể chế chính trị
Kinh tế
Kinh tế Pháp bao gồm số lượng lớn doanh nghiệp tư nhân (gần 2.5
triệu cơng ty). Chính phủ giữ ảnh hưởng khá lớn trên những lĩnh vực cơ sở
hạ tầng quan trọng, sở hữu đa số vốn trong các ngành đường sắt, điện, hàng
không và các công ty viễn thông. Nước này đã dần nới lỏng kiểm soát từ
đầu 117% thập kỷ 1990. Chính phủ dần bán ra các cổ phần đang nắm giữ
trong France Télécom, Air France, cũng như trong các ngành bảo hiểm,
ngân hàng và công nghiệp quốc phịng.
Là một thành viên nhóm các nước cơng nghiệp phát triển nhất thế
giới G8, kinh tế Pháp xếp hàng thứ sáu thế giới năm 2005, sau Hoa Kỳ,
Nhật Bản, Đức, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Anh Quốc. Pháp là một
trong 10 thành viên Liên minh Châu Âu đầu tiên sử dụng đồng Euro ngày
12


11 tháng 1, 1999, và các đồng tiền xu cũng như tiền giấy euro đã hoàn toàn

thay thế đồng 31franc của Pháp đầu năm 2002.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Pháp tăng 1,7%, đạt 2.808 tỷ đô
la, đứng thứ 5 thế giới (sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Đức). Chỉ số giá
tiêu dùng tăng 2,5%. Tỉ lệ thất nghiệp là 9,8% tương đương 2,678 triệu
người trên toàn lãnh thổ Pháp.
Năm 2011 Pháp Có 549.805 doanh nghiệp mới được thành lập trong
năm, giảm 11,6% so với 622.039 doanh nghiệp được thành lập năm 2010.
Ngoại thương thâm hụt 70,42 tỷ euro do xuất khẩu (426,2 tỷ euro)
không đủ bù nhập khẩu (496,7 tỷ euro). Nhập siêu năm 2011 tăng thêm
18,56 tỷ euro so với năm 2010 (51,86 tỷ).
Quý IV năm 2011, Nợ công Pháp tăng thêm 24,8 tỷ euro so với Quý III.
Nợ công cả năm 2011 là 1.717,3 tỷ euro, tương đương 85,8% GDP. Con số này
vào cuối năm 2010 là 1.595,2 tỷ euro, tương đương 82,3% GDP.
Viện thống kê và nghiên cứu kinh tế quốc gia của Pháp, gọi tắt là
INSEE, đã công bố một báo cáo đầy lạc quan về nền kinh nước này. Theo
INSEE, tăng trưởng kinh tế của Pháp trong năm 2011 là 1,7%, trong khi
năm 2010 là 1,4%.
Theo INSEE, mặc dù tăng trưởng của q IV năm 2011 giảm 0,2%
so với q trước đó, nhưng nhìn chung cả năm, nền kinh tế vẫn giữ được
tốc độ tăng trưởng ổn định. Tăng trưởng kinh tế năm 2011 cao hơn so với
dự báo của các chuyên gia là 0,1% và chỉ thấp hơn so với dự báo của chính
phủ là 0,05%.
Tăng trưởng kinh tế Pháp trong năm 2011 ngang bằng với Mỹ,
nhưng vẫn còn kém so với Đức với tốc độ tăng trưởng 3% và luôn đứng
đầu trong số các nền kinh tế lớn ở Châu Âu.
Theo các chuyên gia kinh tế, sở dĩ nền kinh tế Pháp nhận được tín
hiệu lạc quan trên là do chính sách cắt giảm thâm hụt ngân sách của họ
13



đang phát huy hiệu quả. Các chuyên gia cũng cho biết tăng trưởng kinh tế
của nước này đang tiếp tục được duy trì trong q đầu năm 2012.
Thể chế chính trị
Hiến pháp ngày 4 tháng 10 năm 1958 điều chỉnh sự vận hành của các
thể chế của nền Cộng hoà thứ năm. Hiến pháp đã được sửa đổi nhiều lần :
bầu cử Tổng thống Cộng hoà theo phương thức phổ thông đầu phiếu trực
tiếp (1962), đưa thêm một mục mới liên quan đến trách nhiệm hình sự của
các thành viên chính phủ (1993), thiết lập kỳ họp duy nhất ở Nghị viện và
mở rộng quy mô trưng cầu dân ý (1995), rút ngắn nhiệm kỳ tổng thống từ 7
năm xuống 5 năm (2000).
Tổng thống và Thủ tướng
Theo Hiến pháp năm 1958, người đứng đầu Nhà nước là trụ cột cho
các thể chế. Đó là người đảm bảo để các thể chế vận hành tốt. Là người
đứng đầu quân đội, chịu trách nhiệm cho độc lập dân tộc, Tổng thống có
một số đặc quyền trong thời kỳ khủng hoảng nghiêm trọng. Tổng thống có
thể đưa ra trưng cầu dân ý một số dự thảo luật và giải tán Quốc hội. Trên
thực tế, Tổng thống có một vai trị hàng đầu trong việc xác định các
phương hướng của chính sách đối ngoại. Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng,
cũng như các thành viên của chính phủ theo đề nghị của Thủ tướng, và chủ
trì Hội đồng Bộ trưởng.
Thủ tướng Chính phủ, người chịu trách nhiệm về quốc phịng và có
nhiệm vụ thực thi các đạo luật, lãnh đạo hoạt động của Chính phủ. Chính
phủ xác định và thi hành chính sách Quốc gia. Chính phủ có bộ máy hành
chính và lực lượng vũ trang. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Nghị viện.
Một hệ thống lưỡng viện
Với một Nghị viện có hai Viện, Pháp có một hệ thống lưỡng viện
đóng một vai trị chính trong sự vận hành dân chủ. Thật vậy, thông qua hai

14



viện, những khác biệt về chính trị và tranh luận ý kiến được diễn ra một
cách rộng rãi.
Quốc hội được bầu theo hình thức phổ thơng đầu phiếu trực tiếp, đơn
danh quá bán hai vòng, cho nhiệm kỳ 5 năm. Thượng viện được bầu cho
nhiệm kỳ 6 năm, theo hình thức phổ thông đầu phiếu gián tiếp và không thể
bị giải tán như Quốc hội (577 đại biểu - bầu cử các ngày 9 và 16 tháng 6
năm 2002).
Hội đồng hiến pháp
Cơ quan này là một trong những phát kiến lớn của nền Cộng hoà thứ
V. Hội đồng hiến pháp gồm chín thành viên, được bổ nhiệm cho nhiệm kỳ
9 năm và không thể được tái bổ nhiệm. Ba thành viên, trong đó có Chủ tịch
Hội đồng do Tổng thống bổ nhiệm, trong sáu thành viên còn lại, ba thành
viên do Chủ tịch Quốc hội và ba thành viên do Chủ tịch Thượng viện bổ
nhiệm. Khởi đầu với chức năng đảm trách theo dõi việc phân chia quyền
lực giữa Nghị viện và Chính phủ, vai trị của Hội đồng hiến pháp ngày càng
tăng lên. Hội đồng hiến pháp ngày càng tăng cường kiểm tra tính hợp hiến
của các đạo luật, trở thành cơ quan bảo vệ các quyền tự do cơ bản.
Mặt khác, Hiến pháp nhiều lần được sửa đổi để phù hợp hơn với
những đòi hỏi mới của Nhà nước pháp quyền và những vấn đề bức thiết
của châu Âu.
1.1.4. Một số phong tục tập quán của người Pháp
Phong tục đón tết tại Pháp
Từ năm 1564, người Pháp đón Tết vào ngày 1/1. Tại miền Đông
nước Pháp, lúc giao thừa người ta ngậm đồng tiền vàng với hy vọng sẽ phát
đạt, giàu sang trong năm mới. Tại miền Tây nước Pháp, có tục lệ: thanh
niên nam nữ dắt nhau vào rừng tìm cây tầm gửi trong buổi chiều cuối năm anh chàng nào tìm thấy, mang về trước tiên thì được coi là “vua tầm gửi”

15



và suốt ngày mồng 1 Tết được quyền ôm hôn những cơ gái đẹp đi qua nhà
mình.
Ở Thủ đơ Paris, người ta cho rằng, trong lần xuất hành đầu năm mà
gặp 1 hoặc 3 người lính thủy thì sẽ may mắn... Mâm cỗ Tết khá thịnh soạn
và khó thể thiếu hai thứ: quả hồ đào (tượng trưng cho sự tốt lành) và củ
hành (gia vị chủ yếu). Người Pháp còn dự báo thời tiết năm mới qua những
lát hành trộn muối ngâm dấm.
Người Pháp dùng rượu đón năm mới, từ đêm giao thừa họ bắt đầu
mở tiệc ăn uống đến ngày mồng 3 tết mới kết thúc. Sáng sớm ngày mùng 1,
mọi người đều xem hướng gió, nếu là gió Nam thì năm ấy mưa thuận gió
hịa, năm mới sẽ bình an, nếu là gió Tây sẽ là năm nghề cá và nghề vắt sữa
bị phát đạt, nếu là gió Đơng thì năm đó hoa quả được mùa, cịn nếu là gió
Bắc thì đó là năm mất mùa.
Phong tục tập quán xã hội Pháp – Lời mời
Nếu ai đó nhận được lời mời đến tham dự một sự kiện hoặc nhà n
đó, cần phải đáp lại lời mời một cách nhanh chóng. Chữ viết tắt RSVP ở
phần cuối của lời mời cho cụm từ tiếng Pháp "respondez s'il vous plait"
Không được nhận lời mời trừ khi ai đó thật sự khơng đến được.
Người đó có thể từ chối bằng cách nói "Cảm ơn vì đã mời tơi, nhưng tơi
khơng thể đến được." Chủ nhà sẽ cảm thấy bị xúc phạm nếu đã nhận lời
mời nhưng lại không đến. Tương tự như thế, khi đã đăng kí vào một sự
kiện nào đó, và ai cũng mong sẽ tham dự thì việc không tham dự là một
cách hành xử thô lỗ. Nếu sau khi nhận lời mời mà lại không thể đến được
thì phải báo lại với những người nghĩ rằng sẽ đến về việc sẽ vắng mặt sớm
nhất có thể là "Vui lòng đáp lại". Nên hồi đáp lời mời cho dù không thể
tham dự vào buổi tiệc
Mặc dù việc tặng quà cho chủ nhà không phải là điều bắt buộc
nhưng điều đó sẽ thể hiện sự lịch sự, đặc biệt là khi ai đó được mời ăn.
16



Hoa, sơ-cơ-la, hay một món q nhỏ là những thứ phù hợp. Một lá thư cảm
ơn hay một cuộc điện thoại sau buổi viếng thăm cũng được xem là một
hành động lịch sự và mang một ý nghĩa thích hợp để diễn đạt sự biết ơn của
người đó sau khi nhận được lời mời.
Nếu được mời đích danh đến một sự kiện mang tính trang trọng, sẽ
khơng phù hợp khi dẫn theo một người khác, trừ khi lời mời có đề cập "và
khách". Tuy nhiên, ở cấp độ cao hơn, nếu một người khách được mời
không thể tham dự buổi lễ, họ có thể yêu cầu một người khác, chẳng hạn
như một quan chức cấp cao khác, có thể tham dự buổi lễ thay cho họ.
Đám cưới Pháp
Nói đến nước Pháp là nói đến thành phố Paris hoa lệ. Người Pháp
được biết đến với tính cách lãng mạn, nhẹ nhàng và hôn lễ của họ được tổ
chức cung mang đậm phong cách ấy.
Trang phục trong ngày cưới của cô dâu Pháp được chọn là tông màu
trắng. Điều này xuất phát từ kinh thánh của Pháp nói riêng cũng như một số
nước phương Tây cho rằng màu trắng tượng trưng cho sự tinh khiết và
ngây thơ của cô dâu. Không như phương Đông lấy màu đỏ làm màu may
mắn, kinh thánh phương Tây cho rằng màu trắng sẽ đem lại nhiều niềm
vui. Váy cưới được chọn sẽ là soires màu trắng. Truyền thống ấy kéo dài
cho đến tận ngày nay và hình thành nên phong cách váy cưới hiện đại.
Cũng theo truyền thống của người Pháp, buổi sáng trước lúc đón
dâu, chú rể sẽ đến sớm và đứng trước cửa nhà cơ dâu để gọi vợ tương lai
ra, sau đó hộ tống cô dâu đến tiệc cưới bằng một đám rước. Đi đầu đám
rước là một nhạc sĩ, theo sau là cha mẹ và khách mời. Chú rể và mẹ chú rể
sẽ là những người đi ở cuối hàng. Lũ trẻ sẽ chặn đường cô dâu chú rể bằng
một dải băng trắng và cơ dâu phải cắt nó ra, cho kẹo lũ trẻ để vượt qua
chúng.Lễ cưới sẽ được tổ chức trong nhà thờ trang trí đầy hoa. Cặp uyên
ương sẽ đứng dưới một tán dây lụa với ý nghĩa giúp chống lại những điều

17


không tốt. Cô dâu đội một tấm voan lớn và cả hai chờ đợi linh mục ban
phước lành.
Khi đôi uyên ương bước ra khỏi nhà thờ, gạo hoặc lúa mì sẽ được
tung lên. Theo quan niệm của Pháp và một số nước phương Tây, lúa mì và
gạo tượng trưng cho sự thịnh vượng và khả năng sinh sản. Ở miền Nam
nước Pháp, khách sẽ tung tiền xu lên cho trẻ con đang đứng đợi ở cổng nhà
thờ. Cô dâu chú rể sẽ đi bộ qua vòm hoa và được rắc lá nguyệt quế dẫn
đường. Trong đám cưới Pháp và các nước châu Âu, hoa tươi được trang trí
với niềm tin làm tươi mát bầu khơng khí, trong sạch và ngăn ngừa ma quỷ.
Hoa màu cam thường hay được sử dụng. Bánh kem hoặc bánh mì nướng
cũng được sử dụng vì tượng trưng cho sự thịnh vượng và khả năng sinh
sản.
Một số phong tục tập quán khác của người Pháp
Người Pháp thường mời nhau ăn uống ở nhà hàng, đặc biệt thân tình
mới tổ chức chiêu đãi ở nhà. Món ăn Pháp ngon và nổi tiếng nhất châu Âu.
Vì vậy, nó được du nhập sang nhiều nước châu Âu, thậm chí ảnh hưởng
sâu sắc đến văn hóa ẩm thực của Nga ngay từ thời Nga Hoàng.
Nếu được vợ chồng người Pháp mời cơm tại nhà thì khách thường
mang theo bó hoa tươi tặng chủ nhà . Người Pháp không tặng hoa cẩm
chướng và hoa cúc. Người Pháp kị con số 13
Ăn uống là một nghệ thuật đối với người Pháp. Ăn hết thức ăn trên
đĩa là lời khen tài nấu bếp của chủ nhà, bỏ dở là chê tài nấu ăn không ngon.
Khi ly rượu đã vơi 1 nửa, khách sẽ được chủ nhà tiếp thêm. Nhưng
khi không muốn tiếp tục uống nữa thì phải uống cạn để chứng tỏ là đã uống
đủ rồi. Không nên hút thuốc trong khi ăn vì làm như vậy là tỏ ý coi thường
hoặc chê món ăn họ nấu.
Nhìn thẳng vào mắt người đối diện khi chào gặp mặt và tạm biệt.


18


Bắt tay chặt nhưng khơng được bóp tay q mạnh,khơng bắt tay với
phụ nữ gặp mặt lần đầu mà chỉ nên cúi chào.Khi nhiều người bất tay nhau
thì kiêng tạo thành hình chữ thập giao nhau.Bắt tay nhất thiết phải tháo
găng tay.
Bạn bè thân thiết khi gặp nhau hay chia tay thường hay ơm hơn để
bày tỏ tình cảm của mình.
Chia sẻ vài câu chuyên thân mật trước khi đi vào cơng việc, thường
là nói về gia đình và các vấn đề cá nhân.
Chuẩn bị một món quà để thể hiện sự phát triển của công ty và tầm
quan trọng của thương vụ sắp tới, thường là vật phẩm mang đặc trưng của
vùng hoặc vật phẩm có logo của cơng ty.
Ở Pháp, chủ nghĩa tập thể chi phối cá nhân,bởi vậy không nên tán
dương hay khen thưởng cá nhân nào cơng khai trước đơng người vì điều
này có thể làm người khác nghi ngờ hoặc tạo ra sự đố kỵ.
Nơi công cộng
Nhường chỗ cho người đứng tuổi và trẻ nhỏ trên các phương tiện
công cộng được coi là lịch sự, có văn hóa.
Khơng được xỉ mũi, gãi ngứa,to tiếng ở nơi cơng cộng,khi nói
chuyện khơng được dùng tay chỉ vào người khác,khơng dùng những khó
hiểu để nói chuyện.
Khơng nói đi nhà vệ sinh, mà nói tránh theo phép lịch sự: “xin lỗi
hãy đợi một chút” hoặc “xin lỗi tôi đi gọi điện thoại ,hãy đợi một chút”.
Khơng vắt áo khốc trên lưng ghế trong nhà hàng hoặc trong rạp hát.
Đây bị coi là hành vi thiếu văn hóa.
Khi ăn khơng nên phát ra tiếng kêu , đây là hành vi thiếu lịch sự.
Quan hệ công việc ở Pháp

Quan hệ cá nhân và quan hệ thân mật là một nội dung quan trọng
trong hoạt động kinh doanh ở Pháp. Sự tiếp xúc tại các buổi gặp mặt trao
đổi công việc như xiết chặt tay hay ơm chặt là biểu hiện tích cực. Trong
19


trường hợp có bất đồng, khơng nên xử lý bằng đường chính thống vì người
Pháp rất “hướng về con người” và sẽ hưởng ứng với cách tiếp cận cá nhân.
1.2. Quan hệ ngoại giao Pháp và Việt Nam
Việt Nam và Pháp thiết lập quan hệ ngoại giao ở cấp Đại sứ ngày
12/4/1973. Quan hệ hai nước đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau:
Giai đoạn 1975-1978: Sau khi ta giải phóng miền Nam, thống nhất
đất nước, Việt Nam và Pháp tăng cường quan hệ nhiều mặt và đã ký một
loạt nghị định thư tài chính. Đỉnh cao quan hệ là chuyến thăm Pháp của
Thủ tướng Phạm Văn Đồng tháng 4/1977.
Trong những năm 80, quan hệ hai nước bị gián đoạn do vấn đề
Campuchia. Các nước phương Tây thi hành chính sách cơ lập Việt Nam,
gây sức ép địi Việt Nam rút quân khỏi Campuchia, nhưng thái độ của Pháp
có mức độ.
Từ đầu năm 1982, Việt Nam và Pháp thiết lập Uỷ ban hỗn hợp Hợp
tác Văn hóa, Khoa học kỹ thuật liên Chính phủ; Uỷ ban họp thường kỳ hai
năm một lần. Phiên họp thứ 11 của Uỷ ban đã được tổ chức tại Hà Nội
tháng 5/2000.
Từ năm 1989, quan hệ Việt-Pháp được cải thiện trở lại. Pháp đã đi
đầu các nước phương Tây trong khai thông quan hệ với Việt Nam, xoá nợ
cho Việt Nam, giúp Việt Nam giải quyết nợ với các nước chủ nợ, thành
viên CLB Paris. Việt Nam và Pháp đã trao đổi nhiều đoàn cấp cao thăm
viếng lẫn nhau.
Hợp tác văn hoá, khoa học và kỹ thuật
1. Hợp tác khoa học và cơng nghệ

Chính phủ Pháp xác định Việt Nam nằm trong số các nước hợp tác
ưu tiên của Pháp. Hợp tác Việt-Pháp hiện nay được thực hiện thơng qua các
dự án do Quỹ Đồn kết Ưu tiên (FSP) của Pháp tài trợ. Đây thường là các
chương trình lớn, dài hạn về nghiên cứu, phát triển công nghệ, đào tạo phục
vụ phát triển kinh tế xã hội; phát huy giá trị văn hóa; tăng cường năng lực
20


về pháp luật và hành chính, … với kinh phí trung bình cho mỗi dự án
khoảng trên một triệu euro.
Tháng 3/2007, Hiệp định hợp tác khoa học và công nghệ giữa hai
Chính phủ đã được ký kết nhằm tạo mơi trường thuận lợi cho các chuyên
gia, cơ quan và tổ chức khoa học và công nghệ hai nước tăng cường hơn
nữa quan hệ hợp tác. Hợp tác trong lĩnh vực ứng dụng hạt nhân ngày càng
được tăng cường trong khuôn khổ Thỏa thuận giữa Viện Năng lượng
Nguyên tử Việt Nam và Uỷ ban Năng lượng Nguyên tử Pháp (CEA) như
hợp tác đào tạo cán bộ về công nghệ hạt nhân và khai thác sử dụng chương
trình tính tốn của CEA, cung cấp tài liệu tuyên truyền về điện hạt nhân
cho công chúng.
2. Hợp tác về giáo dục và đào tạo
Hợp tác về giáo dục và đào tạo giữa Việt Nam và Pháp đã hình thành
và phát triển từ đầu những năm 80. Pháp luôn coi giáo dục và đào tạo là
mục tiêu ưu tiên trong hoạt động hợp tác của mình tại Việt Nam. Các lĩnh
vực hợp tác với Pháp tập trung chủ yếu vào việc giảng dạy và phát triển
tiếng Pháp, đào tạo nguồn nhân lực ở bậc đại học, sau đại học trong nhiều
lĩnh vực: quản lý kinh tế, ngân hàng, tài chính, luật, cơng nghệ mới…
Hàng năm, Chính phủ Pháp dành một khoản ngân sách trị giá 1,7
triệu Euro để cấp học bổng cho sinh viên Việt Nam sang Pháp học tập,
nhằm giúp Việt Nam trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Chính sách học bổng của Pháp tập trung chủ yếu cho các chương trình đào

tạo ở bậc học thạc sỹ và tiến sỹ. Số lượng sinh viên Việt Nam du học tại
Pháp tăng khoảng 40% trong vòng 10 năm và con số hiện nay khoảng 5000
sinh viên.
3. Hợp tác văn hóa
Giao lưu văn hố giữa hai nước ngày càng phát triển. Chính phủ
Pháp đã dành cho Việt Nam một khoản tài trợ 1,4 triệu Euro hỗ trợ cho
chính sách hội nhập văn hóa của Việt Nam với phương châm khẳng định,
21


tơn trọng sự đa dạng văn hố Việt Nam. Liên hoan nghệ thuật Festival Huế
được tổ chức lần đầu vào tháng 4/2000 với sự tài trợ và tham gia tích cực
của Pháp đã được tổ chức tới lần thứ 4 và trở thành một hoạt động văn hóa
quốc tế.
4. Các hoạt động hợp tác khác
- Hợp tác giữa các địa phương hai nước (hợp tác phi tập trung) ngày
càng phát triển và đi vào chiều sâu. Hiện có 52 địa phương (Vùng, Tỉnh)
của Pháp là đối tác với 54 tỉnh/thành phố vủa Việt Nam. Hội nghị hợp tác
Phi tập trung lần thứ 6 được tổ chức lần đầu tiên tại Việt Nam năm 2005.
Hội nghị lần thứ 7 được tổ chức tại Pháp từ 22-23/10/2007 với sự tham gia
của 700 đại biểu của cả hai bên, trong đó Việt Nam có 22 đồn trong nước
tham dự.
- Pháp ngữ : Đều là thành viên của tổ chức Pháp ngữ, hai nước có
nhiều hoạt động hợp tác trong khn khổ tổ chức Pháp ngữ, đặc biệt trong
lĩnh vực giảng dạy tiếng Pháp, giảng dạy đại học, các hoạt động nghị
viện…
- Hợp tác ba bên : Giữa Việt Nam, Pháp với/hoặc một tổ chức tài trợ
và một số nước châu Phi như Mali, Burkina Faso, Senegal trong cách lĩnh
vực nông nghiệp, y tế… đã thu được những kết quả tốt và được các nước
thụ hưởng hoan nghênh, đề nghị nhân rộng.

1.3. Tổng quan về thị trường khách du lịch quốc tế gửi khách
của Pháp
1.3.1. Các yếu tố tác động đến người Pháp đi du lịch nước ngồi
Người Pháp có 5 tuần phép một năm. Vì thế theo luật 35 giờ làm
việc/tuần, người Pháp có trên 50 ngày nghỉ/năm. Ngày nghỉ của đa số
người Pháp được phân bổ 3 tuần lễ nghỉ vào mùa hè, chủ yếu trong tháng 8.
Tháng 8 là tháng chủ yếu cho kỳ nghỉ (theo thống kê năm 2004 có 27% đi
nghỉ ở nước ngoài). Kế tiếp kỳ nghỉ ở các trường học có một tuần lễ vào
22


tháng 2 và một tuần lễ vào tháng 4. Đây là điều kiện tốt để người dân có
nhiều cơ hội ra nước ngoài du lịch.cùng với chất lượng cuộc sống ngày
càng được cải thiện, thu nhập ngày càng cao và thời gian dành cho du lịch
trong năm nhiều nên lượng người dân đi du lịch, nhất là du lịch ra nước
ngồi (outbount) đang tăng lên nhanh chóng.
Người Pháp ham muốn tìm hiểu về văn hố và lịch sử nơi họ đến, do
vậy họ thường chọn các thành phố nổi tiếng về nghệ thuật và bảo tàng.
Động cơ thúc đẩy chính cho kỳ nghỉ và lợi ích của du khách Pháp là
cơ hội được nghỉ ngơi, đi bộ đường dài, khám phá danh lam thắng cảnh và
tự nhiên. Họ rất thích tiếp xúc với cư dân địa phương nơi đến. Tắm biển và
tắm nắng là cũng loại hình thơng dụng về du lịch nước ngoài của du khách
Pháp.
1.3.2. Lượng khách du lịch Pháp đi nước ngoài
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, chất lượng cuộc sống của con
người Pháp ngày một nâng cao, thu nhập gia tăng kèm theo đó là quỹ thời
gian nhiều nên những năm gần đây số lượng khách Pháp đi du lịch và đặc
biệt là số lượng khách du lịch đi ra nước ngoài ngày một tăng lên.
Theo một cuộc điều tra thị trường gần đây của các cơ quan chức
năng thuộc ngành du lịch ở Pháp, có tới 67% số người Pháp dự định đi du

lịch nước ngoài trong mùa hè năm 2012, tăng 600.000 người so với năm
2011. Đây cũng là lần tăng đầu tiên trong 8 năm qua.
1.4. Một số đặc điểm điển hình về tâm lí xã hội và hành vi tiêu
dùng của thị trường khách du lịch Pháp
1.4.1. Tính cách dân tộc.
Người Pháp thơng minh, thích hài hước một cách tế nhị, rất lịch sự,
hào hoa phong nhã trong giao tiếp và ứng xử. Họ cảm thấy tự hào về dân
tộc mình nhất là về văn hố và ngơn ngữ.

23


Người Pháp rất coi trọng nghệ thuật ẩn thực. Bữa ăn chính mỗi ngày
trong gia đình được chuẩn bị rất công phu, các bữa tiệc chiêu đãi khách lại
càng công phu hơn. Người Pháp rất thích uống cà phê và các thứ rượu do
họ sản xuất như sâm-panh, booc – đơ.
Nếp sống cơng nghiệp lâu đời đã tạo ra tính cách rõ nét của người
dân Pháp. Thẳng thắn, bộc trực, sơi nổi, chính xác và nghiêm túc là những
đặc trưng nổi bật của tập quán giao tiếp người dân châu Âu.
Quan hệ giữa người với người của các dân tộc ở Pháp là bình đẳng,
thực tế và tơn trọng lẫn nhau trong khuôn khổ của luật pháp. Hầu hết người
Pháp là thực thà, tốt bụng, thẳng thắn, mến khách, không thâm thúy, vòng
vo, ý tứ như người dân châu Á.
Người Pháp có phong cách giao tiếp rất lịch sự, khéo léo và văn
minh. Người Pháp ln có biệt tài làm vừa lịng người khác.
Phong cách bơng đùa, châm biếm của người Pháp rất tế nhị. Nguồn
gốc của ngày 1 tháng 4 chính là từ nước Pháp cho nên họ khơng biết giận ai
lâu và cũng khó ai giận được họ.
1.4.2. Đặc điểm giao tiếp
Ngày trước người Pháp có phong cách chào hỏi hôn tay khi gặp

nhau. Nhưng ngày nay điều này khơng cịn nữa, trừ khi các nhà chính trị
muốn thu hút sự chú ý của dư luận. Khi gặp nhau chỉ chào hỏi bình thường,
bắt tay nhẹ. Nếu thân quen thì có thể hơn nhẹ, chỉ là tượng trưng, lên gò má
trái và phải của người phụ nữ. Nếu gặp nhau lần đầu tiên thì khơng được
phép làm việc đó.
Khách tự đẩy cửa bước vào nhà bị coi là không lịch sự. Chỉ bước vào
nhà khi được chủ nhà ra mở cửa hoặc được yêu cầu tự mở cửa. Trong chào
hỏi, làm quen và giao tiếp, việc tự công nhận đã mắc sai phạm được đánh
giá cao, coi đó là phẩm hạnh tốt. Điều rất quan trọng là giữ thể hiện cho
người khác, tránh xung khắc công khai.
24


Khi được mời, tuyệt đối không được phép từ chối. Nếu thật sự khơng
có thời gian thì có thể thỏa thuận ăn nhẹ với nhau. Ở Pháp, bữa ăn vẫn là
nơi và dịp đàm phán, thương thảo hợp đồng thuận tiện và được ưa chuộng.
Khi làm quen, người Pháp thích trao đổi về các chủ đề văn hóa – xã
hội, tránh các chủ đề chính trị nhạy cảm. Người Pháp rất thích nói và nói
nhiều nên người đối diện sẽ tạo được ấn tượng tốt nếu tỏ ra chăm chú lắng
nghe. Tuyệt đối không được sử dụng ngôn từ hay tỏ điều gì để người Pháp
có thể hiểu nhầm là lên mặt dạy họ.
Đàm phán với người Pháp là chuyện rất khó khăn.
Trong những bữa tiệc chính thức của người Pháp không nhất thiết
phải thắt cravat. Nhưng nam giới thường vận comple đồng bộ hoặc sơ mi.
Cử chỉ lịch thiệp rất được để ý đến ở nước Pháp, đặc biệt đối với phụ nữ.
Nam giới mở cửa mời phụ nữ bước vào và giúp phụ nữ khốc áo chồng.
Khi ăn tiệc trong nhà hàng, phụ nữ được phục vụ trước, sau đó mới đến
nam giới và chỉ sau khi tất cả đều đã được phục vụ đồ ăn hay đồ uống thì
mới bắt đầu ăn hay uống.
Khi vào nhà hàng khơng được tự ý đi về phía chiếc bàn nào đó, mà

nên chờ người phục vụ đến hỏi và hướng dẫn. Có thể khơng chấp nhận
chiếc bàn do người phục vụ giới thiệu mà đề nghị chỗ ngồi khác.
Nâng cốc chạm mạnh và nói to lời chúc thường bị coi là thiếu tinh tế.
Chỉ nên nâng cốc, làm hiệu chạm cốc với nhau.
Trong bữa ăn làm việc thường dùng rượu vang, nhưng với mức độ
vừa phải, nhiều khi chỉ một cốc. Sau món chính, cốc rượu vang thường
được dọn đi.
Khi người Pháp mời nhau đi ăn thì một người do một người trả và
tiền tip
Khi được mời riêng, khách thường mang theo hoa hoặc bánh kẹo
ngon đến làm quà tặng cho chủ nhà. Bó hoa thường được bó và trang trí rất
25


×