Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Tìm hiểu di tích chùa đống cao thôn khuê liễu xã tân hưng thành phố hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.69 MB, 126 trang )

1

Trờng Đại học Văn hoá H Nội
Khoa bảo tng
*************

ON VN LN

TÌM HIỂU DI TÍCH CHÙA ĐỐNG CAO
(THƠN KH LIỄU - XÃ TÂN HƯNG - THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH BẢO TÀNG HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS TRỊNH MINH ĐỨC

Hμ Néi – 2011


2

Lời cảm ơn
Sau một thời gian nghiên cứu, được sự chỉ bảo của các thầy cơ giáo, em
đã hồn thành khóa luận: “Tìm hiểu về di tích chùa Đống Cao thôn Khuê
Liễu, xã Tân Hưng, thành phố Hải Dương”.
Trước hết em xin cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất tới PGS.TS. Trịnh
Minh Đức đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện
đề tài này.
Em cũng xin cảm ơn đến các thầy cô giáo trong khoa Bảo tàng Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã đào tạo em trong suốt quá trình học tập.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ về tư liệu của Ban quản lý di tích chùa
Đống Cao. Đặc biệt là sự giúp đỡ, ủng hộ nhiệt tình của Thượng Tọa Thích


Thanh Vân, Trưởng Ban trị sự giáo hội Phật giáo tỉnh Hải Dương và sư thầy
Thích Quảng Thuyết đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình khảo
sát, nghiên cứu về di tích.
Khóa luận được hồn thành trên cơ sở nghiên cứu của bản thân, có sự
kế thừa tổng hợp tài liệu của các nhà nghiên cứu đi trước. Tuy nhiên, do trình
độ cịn hạn chế, nên khơng tránh khỏi những khiếm khuyết, kính mong nhận
được sự giúp đỡ chỉ bảo của các thầy cô giáo và ý kiến đóng góp của các bạn
đồng nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn!


3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 5
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 6
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 6
5. Bố cục của đề tài ........................................................................................... 6

CHƯƠNG 1 CHÙA ĐỐNG CAO TRONG KHÔNG GIAN VĂN HĨA
THƠN KH LIỄU ......................................................................................... 8
1.1. Tổng quan về thơn Kh Liễu ................................................................................. 8
1.1.1. Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên ........................................................................... 8
1.1.2. Dân cư ............................................................................................................... 10
1.1.3. Đời sống kinh tế của cư dân ............................................................................. 11
1.1.4. Văn hóa - xã hội................................................................................................ 17

1.2. Lịch sử hình thành và quá trình tồn tại của Chùa Đống Cao ............................ 29
1.2.1. Lịch sử xây dựng............................................................................................... 29
1.2.2. Lịch sử tồn tại của chùa Đống Cao ................................................................. 30

CHƯƠNG 2 GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC, NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC DI TÍCH
CHÙA ĐỐNG CAO ....................................................................................... 33
2.1. Giá trị kiến trúc....................................................................................................... 33
2.1.1. Kiến trúc chùa ................................................................................................... 33
2.1.2. Kết cấu các đơn nguyên kiến trúc .................................................................... 39
2.1.2.1. Tam quan .................................................................................................... 39
2.1.2.2. Gác chuông (xem ảnh số 2 phụ lục) ........................................................... 42
2.1.2.3. Tiền đường (xem ảnh số 3 phụ lục) ............................................................ 44
2.1.2.4. Thượng điện ................................................................................................ 47
2.1.2.5. Nhà Mẫu ..................................................................................................... 48
2.1.2.6. Nhà Tổ......................................................................................................... 49
2.1.3. Kiến trúc tháp .................................................................................................... 50
2.2. Nghệ thuật điêu khắc .............................................................................................. 51
Điêu khắc tượng thờ .................................................................................................... 51
2.2.1. Hệ thống tượng trong tòa Thượng điện........................................................... 51
2.2.2. Hệ thống tượng tòa Tiền đường ..................................................................... 63
2.2.3. Hệ thống tượng thờ trong gian nhà mẫu ....................................................... 68
2.3. Các di vật tiêu biểu ................................................................................................. 72
2.4. Các ngày lễ chính ở chùa Đống Cao ...................................................................... 75

CHƯƠNG 3 BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH CHÙA ĐỐNG
CAO TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG……………………..80
3.1. Giá trị tiêu biểu của chùa Đống Cao ..................................................................... 80
3.2. Thực trạng kiến trúc ngôi chùa ............................................................................. 83



4

3.2.1. Thực trạng về cảnh quan ................................................................................. 83
3.2.2. Thực trạng bố cục .............................................................................................. 84
3.2.3. Thực trạng kết cấu và tình trạng kỹ thuật ở di tích......................................... 85
3.3. Thực trạng di vật ..................................................................................................... 86
3.4. Giải pháp bảo tồn ..................................................................................................... 87
Cơ sở pháp lý ............................................................................................................... 87
3.5. Tơn tạo di tích chùa Đống Cao .............................................................................. 91
3.6. Giải pháp phát huy giá trị di tích chùa Đống Cao trong đời sống văn hóa cộng
đồng ................................................................................................................................. 92
3.6.1. Thực trạng phát huy giá trị di tích ................................................................... 92
3.6.2. Các giải pháp phát huy giá trị di tích ............................................................... 93

KẾT LUẬN ..................................................................................................... 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 99


5

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong suốt chặng đường dài của lịch sử, với công cuộc dựng nước và
giữ nước của dân tộc thì đạo Phật ln ln hịa mình với nhịp sống của dân
tộc góp phần tơ đẹp lên những trang sử vẻ vang của đất nước. Những ngôi
chùa làng quê Việt Nam là biểu tượng cho sự thánh thiện, là trung tâm sinh
hoạt văn hóa tín ngưỡng tu học của Tăng Ni và các tín đồ Phật tử, là nơi giáo
dục đạo đức hướng thiện cho tất cả mọi người. Đồng thời ngôi chùa cũng là
một công trình kiến trúc văn hóa nghệ thuật vơ giá của cha ông ta đã để lại.
Để phục vụ đời sống tâm linh của người dân ở mỗi làng quê Việt Nam

các di tích lịch sử văn hóa như: Đình, Đền, Miếu…và đặc biệt là nhưng ngôi
chùa đã được xây dưng lên, nhưng năm tháng đi qua do thiên tai bão lũ, chiến
tranh bom đạn tàn phá và thêm cả những bàn tay của con người do nhận thức
không đúng mà các di tích lịch sử văn hóa mà cha ơng ta để lại nhất là các
ngôi chùa đã bị hư hại nhiều. Nhưng dù vậy cái thần thái của ngôi chùa Việt
với khơng gian tồn tại vẫn được duy trì và là nơi phục vụ đời sống tâm linh,
làm cân bằng tâm hồn cho những người dân làng quê và cả những người
khách hành hương.
Chùa Đống Cao, xã Tân Hưng, thành phố Hải Dương cũng nằm trong
bước đi của ngôi chùa Việt, trong nó cũng chứa đựng nhiều nét độc đáo của
riêng mình để phản ánh một thời đại đã qua. Nó chứa đựng những giá trị nghệ
thuật trang trí, kiến trúc điêu khắc có ý nghĩa lớn đối với đời sống tâm linh
của cư dân địa phương cũng như mọi du khách khi tới thăm quan và lễ Phật.
Sau quá trình học tập và nghiên cứu vận dụng những kiến thức đã được
học về chuyên ngành Bảo tồn - bảo tàng đi vào tìm hiểu về ngơi chùa để thấy
được những giá trị và ý nghĩa tốt đẹp và nắm bắt được thực trạng đưa ra các
giải pháp cho vấn đề bảo vệ và phát huy giá trị di tích trong giai đoạn hiện


6

nay là việc làm có ý nghĩa thiết thực nhằm giữ gìn các di sản văn hóa của địa
phương cũng như của đất nước.
Với lý do trên em xin chọn đề tài: “Tìm hiểu di tích chùa Đống Cao
Thơn Kh Liễu Xã Tân Hưng Thành Phố Hải Dương” làm bài khóa luận
tốt nghiệp chuyên ngành đại học bảo tàng.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của khóa luận là tìm hiểu lịch sử, sự ra đời và quá trình tồn
tại của chùa Đống Cao; nghiên cứu các giá trị kiến trúc, nghệ thuật, nghiên
cứu thực trạng di tích chùa Đống Cao, cũng như thực trạng của hệ thống

tượng thờ trong di tích để đưa ra các giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy giá
trị di sản văn hóa của địa phương cũng như của đất nước.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Bài khóa luận nghiên cứu về chùa Đống Cao trọng tâm là về kiến trúc,
hệ thống tượng thờ và các di vật tiêu biểu, cùng với không gian văn hóa thơn
Kh Liễu nơi ngơi chùa tồn tại.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành: Sử học, Dân tộc học,
Khảo cổ học, Bảo tàng học, Mỹ thuật học…
- Sử dụng phương pháp khảo sát điền dã vận dụng các kỹ năng: quan
sát, miêu tả, ghi âm, ghi chép, đo vẽ, chụp ảnh…
- Tập hợp hệ thống hóa các tư liệu liên quan đến di tích.
5. Bố cục của đề tài
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ
lục bài khóa luận gồm có 3 chương:
Chương 1: Chùa Đống Cao trong khơng gian văn hóa thơn Kh Liễu.
Chương 2: Giá trị kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc di tích chùa Đống
Cao.


7

Chương 3: Vấn đề Bảo tồn, phát huy giá trị di tích chùa Đống Cao
trong đời sống văn hóa cộng đồng.


8

CHƯƠNG 1
CHÙA ĐỐNG CAO TRONG KHƠNG GIAN VĂN HĨA

THƠN KH LIỄU
1.1. Tổng quan về thơn Kh Liễu
1.1.1. Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên
Hiện nay chùa Đống Cao có vị trí nằm ở giữa cánh đồng thuộc địa phận
thơn Khuê Liễu xã Tân Hưng thành phố Hải Dương.
Về địa giới hành chính: thơn Kh Liễu phía Đơng giáp xã Ngọc Sơn
huyện Tứ Kỳ, phía Tây giáp xã Thạch Khơi thành phố Hải Dương, phía Nam
giáp xã Gia Xuyên huyện Gia Lộc, phía Bắc giáp phường Hải Tân thành phố
Hải Dương. Trong cuốn “Quy ước làng Khuê Liễu” cho biết làng có từ lâu
đời, dưới thời vua Lê có tên là Hồng Lục, thuộc Hạ Hồng phủ, huyện Trường
Tân. Đến đời vua Vĩnh Hựu gọi là làng Liễu Thị. Dưới thời Pháp thuộc gọi
tên là làng Khuê Liễu thuộc tổng Thạch Khơi, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải
Dương.
Với vị trí nằm ở gần trung tâm thành phố Hải Dương là khu vực có
giao thơng thuận lợi cho phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội. Từ trung tâm
thành phố đi theo đường Lê Thanh Nghị đến ngã tư chợ Hải Tân rẽ phải đi
qua phường Hải Tân rẽ trái sẽ có đường liên xã chạy qua thơn Kh Liễu từ
đó đi khoảng 600m sẽ tới chùa Đống Cao, chùa nằm ở giữa cánh đồng thôn
Khuê Liễu.
Thôn Khuê Liễu là một trong những thôn thuộc xã Tân Hưng, trước
năm 1945, Tân Hưng có 9 làng: Năm làng Thanh Liễu, Liễu Tràng, Khuê
Liễu, Đông Quan, Bá Liễu thuộc tổng Thạch Khôi huyện Gia Lộc. Bốn thôn
Cương Xá, Bảo Thái, Bảo Tháp, Phúc Dun. Sếu trong - Sếu ngồi là một
thơn thuộc Đơng Liễu huyện Tứ Kỳ.


9

Sau cách mạng, tháng 4 năm 1946, xã Đông Liễu đổi thành Phúc Liễu
và cắt chuyển về huyện Gia Lộc, năm thôn Thanh Liễu, Liễu Tràng, Khuê

Liễu, Đông Quan, Bá Liễu hợp lại thành xã Hằng Liễu. Tháng 7 năm 1947 do
yêu cầu của cuộc kháng chiến hai xã ấy hợp nhất lại lấy tên là Tân Hưng, như
vậy Tân Hưng có tên từ đấy.
Xã Tân Hưng nằm ở vị trí cửa ơ phía Nam của thành phố Hải Dương,
nằn kẹp giữa 2 con đường: 39B (từ Hải Dương đi thị trấn Gia Lộc và Ninh
Giang) và đường 191 (từ Hải Dương đi Tứ Kỳ Quý Cao).
Về đặc điểm tự nhiên: Cũng như nhiều nơi trong tỉnh, trong huyện,
mảnh đất và con người thơn Kh Liễu đã có từ rất sớm. Theo các tư liệu ở
các di tích và truyền thuyết để lại, mảnh đất này trước đây là một vùng triều
trũng, đầm lầy, cỏ cây hoang dại, xung quanh lại có nhiều gị đống nhấp nhơ.
Tên gọi các địa danh của làng đã nói lên điều đó như: Đống Gai, Đống Cáu,
Đống Mã Một, Đống Con Phượng, Đống Gạch, Đống Buộm, Đống Mả Bắp,
Đống Cao (là nơi nhất so với các gị đống ở đây). Qua hàng nghìn năm biến
động của lịch sử, được con người tác động, mảnh đất này đã trở thành màu
mỡ, tốt tươi, cư dân ngày càng đông đúc. Hiện nay trong làng những đầm lầy
xưa kia khơng cịn nữa mà chỉ có những gị đống thấp và các ao chm nhỏ
như: chm Ơng Ích, chm Ơng Lâm (là ao chứa nước phục vụ tại chỗ cho
nông nghiệp), Đống Nghè, Đống Thầy, Đống Bạc, Đống Cây Đèn. Được thiên
nhiên ưu đãi về khí hậu (khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa) thuận lợi cho sản xuất
nông nghiệp cùng với hệ thống kênh rạch đan sen nhau và có nhiều ao đầm
cung cấp nguồn nước cho tưới tiêu và sản xuất nơng nghiệp.
Nhìn chung với vị trí địa lý thuận lợi cho giao lưu bn bán lại thêm
điều kiện tự nhiên và thiên nhiên ưu đãi đã làm cho kinh tế và đời sống của cư
dân trong làng ngày một nâng cao.


10

Đặc điểm tự nhiên Tân Hưng nói chung và Khuê Liễu nói riêng xưa và
nay khơng có những con sơng lớn chảy qua nhưng lại là một xã có nhiều ao

hồ, nhiều con mương, con ngòi dẫn nước rất thuận tiện cho việc tưới tiêu,
canh tác. Tuy là một xã thuộc huyện đồng bằng, nhưng ở từng thôn như thôn
Bảo Thái, Cương Xá, Đơng Quan, Kh Liễu có số ruộng triều trũng khá lớn
chiếm tới 1/3 tổng diện tích tồn xã. Với địa bàn ven đô, đất đai màu mỡ, lại
có những con đường giao thơng chạy qua, vì thế Tân Hưng là một xã có điều
kiện xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa.
1.1.2. Dân cư
Theo các lời kể của các cụ cao niên trong làng cho biết thì làng có từ rất
lâu đời. Từ lúc khai hoang mở đất với quan niệm “Nhất cận thị, nhị cận
giang”, các dịng họ trên đã dời đến ngồi triền bãi bên sơng Thái Bình làm
ăn sinh sống, dần dần phát triển thành làng, xã như bây giờ. Nhiều dòng họ đã
đến đây khai phá vùng đất lập làng và làm ăn sinh sống như: họ Bùi, họ
Vương Chính, Vương Á, họ Nguyễn, họ Lộ, họ Đắc, họ Đinh, họ Đào, họ
Ngơ... Trong đó, dịng họ chiếm số lượng nhiều nhất trong làng là họ Vương
Chính, Vương Á. Tính đến nay dịng họ Vương Chính đã có trên dưới 18 đời.
Tuy nhiên, trong thơn hiện nay chưa có dịng họ nào có nhà thờ họ, mọi cơng
việc của dịng họ chủ yếu vẫn tổ chức ở nhà người trưởng họ và giao cho
người trưởng họ đảm nhận.
Từ xưa tới nay người dân Khuê Liễu rất cần cù lao động, theo các tài
liệu nghiên cứu, trải qua hàng nghìn năm trên mảnh đất này đã có biết bao
nhiêu biến cố do nắng hạn, úng lụt và giặc ngoại xâm gây ra, nhưng người
dân ở đây vẫn kiên trì một lịng một dạ, đoàn kết động viên nhau đấu tranh
với thiên nhiên, với kẻ thù xâm lược bảo vệ cuộc sống vì vậy từ những đầm
lầy, lau sậy xưa kia nay đã trở thành những cánh đồng lúa màu mỡ quanh năm
lúa xanh tốt do bàn tay cần cù lao động của những người dân nơi đây.


11

Hiện nay dân số của làng Khuê Liễu là trên 1030 nhân khẩu với 236 hộ,

làng được chia làm 5 xóm, và có 14 dịng họ sống qy quần bên nhau. Phát
huy truyền thống của cha ông, người dân Khuê Liễu vẫn cần cù lao động,
đồn kết xây dựng xóm làng ngày một tươi đẹp, đời sống ngày một đi lên.
1.1.3. Đời sống kinh tế của cư dân
Nông nghiệp
Trước kia ruộng đất chủ yếu tập trung vào tay một số địa chủ, phú
nông, vào các công việc của làng, của giáp nên cịn lại ruộng đất để lại người
nơng dân trực tiếp sử dụng chẳng được bao nhiêu. Ruộng đất ít hoặc khơng có
trong khi nghề chính lại là làm ruộng vì thế người nơng dân Kh Liễu lúc
này vơ cùng cực khổ, nhiều người đã phải đi cày thuê, cấy mướn, làm tá điền,
làm người ở vụ, ở năm cho địa chủ phú nơng. Trước năm 1945, trong q
trình sản xuất người dân Khuê Liễu hoàn toàn lệ thuộc vào thiên nhiên vì vậy
cảnh chiêm khê mùa thối thường xuyên sảy ra, năng suất cây trồng rất thấp.
Vụ nào mưa thuận gió hịa mới thu hoạch được từ 50- 70 kg/1 sào, phần lớn
diện tích chỉ cấy được 1 vụ.
Với truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc được
nhân dân Khuê Liễu tiếp thu, cùng với bản chất siêng năng cần cù, yêu lao
động, nhân dân Khuê Liễu có biết bao thế hệ nối tiếp nhau chống chọi với
thiên nhiên, tạo dựng lên xóm làng trù phú tốt tươi. Từ trong lao động đã hun
đúc cho từng người dân trở lên dũng cảm, kiên cường, đoàn kết đấu tranh
chống kẻ thù xâm lược giành cuộc sống ấm lo hạnh phúc. Khi đất nước thống
nhất nhân dân Khuê Liễu lại bắt tay ngay vào khôi phục kinh tế, khắc phục
hậu quả chiến tranh.
Với tiềm năng đất đai của địa phương hiện nay tồn thơn có 116 mẫu
ruộng đất nơng nghiệp, trong đó diện tích đồng là 79 mẫu để trồng rau và cấy
lúa, diện tích chiều là 37 mẫu để cấy lúa. Trong những năm qua được sự chỉ


12


đạo của xã thơn về cơ cấu mùa vụ, tích cực chuyển đổi cơ cấu giống lúa, cấy
các loại giống lúa ngắn ngày có năng xuất cao, loại bỏ những giống lúa kém
chất lượng năng xuất thấp, tuyên truyền vận động nhân dân tập trung gieo cấy
đúng thời vụ lên sản lượng lương thực ngày một tăng cao. Bình quân lương
thực trên đầu người tồn thơn đạt 652 kg/ng/năm. Diện tích ni trồng thủy
sản trong thơn có trên 17 mẫu ao để nuôi cá, với mức thu nhập mỗi hộ trên 5
triệu đồng/sào/ năm. Trong những năm gần đây, một số hộ gia đình đã chuyển
đổi cơ cấu cây trồng, đất trồng mầu chuyển sang đất trồng cây cảnh chủ yếu là
đào cảnh hàng năm cho thu nhập cao. Ngoài nơng nghiệp người dân cịn chăn
ni gia súc, tồn thơn có 45 con bị với giá trị kinh tế là gần 300 triệu đồng,
chăn ni lợn có 1420 con giá trị 1,2 tỉ đồng và gia cầm các loại.
Thủ công nghiệp
Nghề thủ công cổ truyền thống của làng Khuê Liễu đã có lịch sử lâu
đời và nổi tiếng trong vùng là nghề in mộc bản.
Nếu như khoa cử là nơi kén chọn nhân tài cho cả nước thì làng Hồng
Liễu đã tiến dâng cho khoa cử một vị thám hoa lừng danh mà ngay sau đó đã
trở thành ơng tổ nghề in mộc bản. Lương Như Hộc tên tự là Tường Phú,
người làng Hồng Lục lúc đó bao gồm ba thôn: Khuê Liễu, Thanh Liễu, Liễu
Tràng, ba thôn này trước thuộc tổng Thạch Khôi, huyện Trường Tân nay là xã
Tân Hưng thành phố Hải Dương. Ông thi đỗ thám hoa khoa Nhâm Tuất đời
Lê Thái Tông 1442 lúc mới 23 tuổi, làm quan trải hai triều: vua Lê Nhân
Tông và Lê Thánh Tông, đã từng giữ nhiều chức vụ quan trọng như: An phủ
sứ, Hàn lâm học sĩ, Lễ bộ tả thị lang, Đô ngự sử…Năm Quý Hợi 1443 đời Lê
Nhân Tông, ông được cử đi sứ nhà Minh. Năm Kỷ Mão 1459 ông đi sứ nhà
Minh lần thứ hai, được phong hiệu “Lưỡng khâm sứ”.


13

Theo Hải Dương phong vật chí, qua hai lần đi sứ sang Trung Quốc, ông

đã lưu tâm quan sát, học được nghề khắc mộc bản in kinh sách. Về nước ông
truyền dạy cho dân làng cách làm nghề và dạy dân từ cách chọn gỗ, khắc gỗ,
cách in, dùng màu…với óc sáng tạo, bàn tay khéo léo, cần mẫn, người dân
Hồng Liễu đã học được nghề khắc ván in mà Lương Như Hộc đã dày cơng
tìm hiểu…
Từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19, ba thôn Khuê Liễu, Thanh Liễu và Liễu
Tràng là những nơi khắc ván duy nhất, là trung tâm in sách cho cả nước. Tuy
việc khắc ván in ở nước ta đã có từ đời Trần nhưng còn hạn chế trong việc in
kinh ở chùa, chưa được phổ biến rộng rãi. Tiếng thơm về một làng nghề khắc
ván in, bay đến tận Kinh đô, Vua Lê Thánh Tông đã ra chiếu chỉ triệu tập
người của ba làng tới Thăng Long làm việc khắc mộc bản, in kinh sách tại
triều đình. Thời Hồng Đức văn hóa chưa phát triển rực rỡ, nghề in chưa phát
triển, nhiều văn bản còn chép tay, số lượng còn rất hạn chế. Nay dùng bản
khắc có thể in ra hàng loạt vì vậy những tác phẩm văn học và những sách lịch
sử thời Hồng Đức đã lưu hành rộng rãi khắp nơi.
Vào năm Chính Hịa thứ 18 (1697) dưới triều Lê, những người thợ
Hồng Lục đã khắc ván in bộ “Đại Việt sử ký toàn thư”, bộ lịch sử quan trọng
bậc nhất của nước ta. Họ cũng đã khắc in hàng nghìn bộ sách khác, góp phần
thúc đẩy văn hóa trong nước phát triển. Nghề khắc ván in ở Hồng Lục dưới
triều Lê đã đem lại cuộc sống dư dật cho cả ba làng, dù người dân ở đây
không làm ruộng, họ cũng đủ ăn. Từ đó có câu ca nói lên cuộc sống khá giả
của họ:
“Đình Sinh, quán Sếu, chùa Tràng
Trong ba làng ấy không làm cũng ăn”


14

Khơng làm ở đây có nghĩa là khơng làm ruộng. Trong nghề khắc bản in
việc phân công lao động đã rất rõ ràng, nam khỏe mạnh thì xẻ gỗ, khắc mộc

bản, phụ nữ và trẻ em sức yếu thì in, xén, cắt giấy. Biết bao thế hệ người dân
Hồng Lục đã mang nghề in khắc mộc bản đi khắp đất nước góp phần làm
rạng rỡ nền văn hóa của dân tộc. Do có cơng lao to lớn trong việc phổ biến
nghề in khắc ván nên khi Lương Như Hộc mất, vua phong làm phúc thần, sắc
chỉ cho dân làng Hồng Lục lập đình thờ và tơn làm thành hồng làng…
Các triều đại đều sắc phong cho ông là tổ sư nghề khắc ván in sách của
nước ta. Đặc biệt, 14 đạo sắc phong cho Lương Như Hộc của các triều đình
phong kiến Lê, Nguyễn vẫn được dân ba làng trân trọng bảo tồn. Đầu thế kỷ
20 làng có thêm nghề khắc dấu: dấu mộc, dấu đồng cũng do những người thợ
khắc Liễu Tràng thực hiện.
Về nghệ thuật tranh dân gian người ta thường nghĩ đến các dịng tranh
Đơng Hồ, Hàng Trống…cịn ít người biết đến một dịng tranh khắc ván Thanh
Liễu, theo Viện Từ điển Bách khoa, làng Thanh Liễu có nghệ nhân Nguyễn
Văn Đăng (1874-1956) là bậc thầy về nghề khắc in tranh gỗ. Chính nghệ nhân
này là một trong số các tác giả lưu tên trong một bộ tranh dân gian, một cuốn
bách khoa thư duy nhất ở Việt Nam, cũng là bộ bách khoa thư vào loại hiếm
hoi trên thế giới. Tranh được in trên giấy dó được sản xuất tại làng Bưởi, in
khắc tại đình Hàng Gai, do một người Pháp là Henri Oger biên tập và quyên
tiền xuất bản.
Bộ sách dày 700 trang, sưu tập hơn 4000 hình vẽ, một số được chú
thích bằng chữ Nôm, chữ Hán ra đời năm 1908-1909. Bộ sách được mang tên
“Kỹ thuật của dân Nam, bách khoa thư văn hóa vật chất của người Việt
Nam”. Nhiều tranh như chỉ vẽ một nét, nét vẽ mềm mại, không màu tái hiện
một xã hội Việt Nam khá tồn diện, từ cơng cụ sản xuất, đồ dùng sinh hoạt


15

đến công việc làm ăn sinh sống hàng ngày…Ta dễ dàng nhận ra dáng vẻ
người xưa, không lẫn với bây giờ. Trong kho tàng văn hóa truyền thống, bộ

bách khoa bằng hình vẽ này cho ta sống lại thời xưa của người Việt cách đây
hơn một thế kỷ.
Gắn với nghề khắc ván in kinh sách, khắc tranh…là văn hóa, văn
chương, thơ phú…nên dân làng Hồng Lục có truyền thống học tập thơng
minh, trí tuệ. Đặc biệt dịng họ Nguyễn Thiện có nhiều người học hành thành
đạt.
Ngày nay, nghề khắc in mộc bản ở Kh Liễu khơng cịn nữa, trong
làng khơng cịn gia đình nào giữ được nghề thủ cơng khắc mộc bản truyền
thống. Chỉ cịn số hộ gia đình thơn Thanh Liễu và thôn Liễu Tràng làm nghề
khắc dấu: dấu mộc hoặc dấu bằng đồng. Ngày nay các nhà in, máy in hiện đại
đã thay thế nghề thủ công truyền thống, nhưng cống hiến to lớn của ông tổ
nghề in mộc bản Lương Như Hộc và công lao của người thợ thủ cơng đóng
góp cho nền văn hóa dân tộc trong năm thế kỷ qua sẽ mãi mãi được lịch sử
trân trọng ghi nhận. Nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài đã tới đây tìm hiểu
nghề khắc ván in Việt Nam. Ngày nay ở đình làng Kh Liễu cịn cheo câu
đối ca ngợi cơng lao của Thành Hồng Lương Như Hộc như sau:
“Nhất giáp khoa danh, tính tự huy hồng lưu ngọc bản
Lưỡng phiên sứ tiết, quy mô sáng lập khải Nam bang”
Nghĩa là:
“Khoa danh đệ nhất giáp, danh tiếng huy hồng lưu trong bản ngọc
Hai lần đi sứ tỏ khí tiết lớn lao, công lao xây dựng nước Nam”
Những năm gần đây sản xuất ngành nghề thủ công nghiệp được chú
trọng, tuy nhiên nhìn chung các ngành nghề phát triển nhưng còn chậm, các


16

ngành nghề chủ yếu vẫn là nghề mộc dân dụng, vận tải, sửa chữa, xay
xát…hoạt động còn lẻ tẻ chủ yếu là phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt tại chỗ của
nhân dân. Chưa có nhiều mơ hình sản xuất chế biến các mặt hàng để bán đi

nơi khác để tạo ra thị trường giao lưu với bên ngồi.
Trong thơn đa phần các gia đình đều có người làm nghề xây dựng,
những người có tay nghề cao làm thợ cả thu nhập mỗi tháng từ 3 đến 4 triệu
đồng, những người khỏe mạnh nhưng tay nghề cịn kém thì làm thợ phụ thu
nhập cũng từ 2,5 đến 3 triệu đồng\tháng. Cịn đối với phụ nữ khi làm xong
mùa vụ có thời gian nông nhàn đa số đều đi làm ở các công ty may mặc, công
ty bánh đậu xanh hoặc công ty giầy dép…kiếm thêm thu nhập nâng cao đời
sống. Hiện nay trong thơn có 3 hộ làm nghề gia cơng cơ khí như: làm bình
Inox, ban cơng, cầu thang, hàng rào, mái tôn, cổng cửa nhôm, sắt…những hộ
làm nghề này có thu nhập cao, hộ sản xuất nhỏ mỗi năm thu nhập cũng từ 3540 triệu đồng, có hộ sản xuất quy mô lớn hơn thu nhập mỗi năm cùng từ 80
đến 90 triêu một năm. Có 2 hộ làm nghề mộc chuyên cưa xẻ gỗ, đóng giường,
tủ, bàn ghế, bàn thờ, kệ bằng gỗ…mỗi năm mỗi hộ cũng có thu nhập từ 60
đến 70 triệu đồng. Với những nghề thủ công hiện nay trong làng đã đem lại
thu nhập kinh tế khá cao cho các hộ nhờ đó mà đời sống của các hộ trong thôn
ngày càng được nâng cao.
Thương nghiệp
Trong thơn hiện nay có 1 cơ sở sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, dân dụng
chuyên sản xuất các mặt hàng như cửa gỗ, cầu thang, ván sàn, gỗ nội thất gia
đình, văn phịng xuất khẩu đi các nơi trong thành phố và các khu vực lân cận.
Có 1 cơ sở sản xuất bánh đậu xanh quy mô vừa tạo công ăn việc làm thường
xuyên cho khoảng 30 công nhân trong thôn thu nhập hàng tháng của mỗi cơng
nhân từ 1,8 đến 2,5 triệu đồng. Có một số hộ làm nghề thu mua sắt vụn, sửa


17

chữa xe máy 1 hộ và có 1 hộ kinh doanh bn bán bếp ga, bình ga, sửa chữa
lắp đặt đồ dùng nhà bếp các loại. Trong thôn hiện nay có khoảng 20 hộ làm
nghề kinh doanh chủ yếu vẫn là kinh doanh dịch vụ ăn uống, nước giải khát
một số hộ buôn bán nhỏ, hàng may mặc, hàng tạp hóa, vật tư nơng nghiệp và

vật liệu xây dựng ngồi ra có một số hộ làm nghề kinh doanh vận tải chuyên
chở vật liệu xây dựng và cho thuê xe ô tô du lịch.
1.1.4. Văn hóa - xã hội
Truyền thống cách mạng
Mang trong mình truyền thống và phẩm chất tốt đẹp của dân tộc Việt
Nam, kế thừa và phát huy tinh thần đoàn kết đấu tranh chống kẻ thù của cha
ông từ xa xưa, người dân làng Khuê Liễu đã luôn kiên cường bất khuất trong
đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Những truyền thống và phẩm chất tốt đẹp đó
của người dân càng được phát huy mạnh mẽ hơn nữa khi có Đảng Cộng Sản
Việt Nam lãnh đạo. Từ ngày cách mạng thành công, dưới sự lãnh đạo của
Đảng, nhân dân trong làng một lòng đi theo cách mạng, đã đóng góp sức
người và sức của vào hai cuộc kháng chiến lâu dài của dân tộc. Trong hai thời
kỳ kháng chiến chống Pháp và Mỹ trong làng đã có 122 thanh niên tình
nguyện lên đường nhập ngũ, có 13 liệt sỹ, 8 thương bình, hàng trăm người
tham gia dân cơng hỏa tuyến, thanh niên xung phong và phong trào du kích ở
địa phương.
Phong tục tập quán
* Tục kết chạ
Tục kết chạ là một trong những nét đep về văn hóa ứng xử của người
dân Việt Nam. Tục kết chạ ở đây là việc kết chạ giữa ba làng: Khuê Liễu,
Thanh Liễu, Liễu Tràng vì xưa kia là những làng có chung một vị tổ nghề. Ba
làng trước kia khi vào mùa vụ hoặc làm nghề khắc mộc bản thường xuyên
giúp đỡ nhau lúc khó khăn vất vả, làng nào có cơng việc gì quan trọng cần


18

giúp đỡ thì người dân làng bên lại sang giúp đỡ nhiệt tình. Người dân ba làng
này thường xun có quan hệ gắn bó mật thiết với nhau vì vậy hằng năm khi
đến lúc mùa vụ nông nhàn, tết đến xuân về để tưởng nhớ công lao của vị tổ

nghề đã truyền dạy cho dân ba làng nghề khắc ván in kinh những người dân
ba làng đã mở hội làm lễ kết chạ nhận làm anh em với làng bên cạnh để tăng
cường tình đồn kết, cùng giúp đỡ nhau trong cơng việc và cuộc sống. Điều
đó thể hiện tình cảm thân thiết, gắn bó, tình làng nghĩa xóm của những người
dân giữa các làng ngày càng được bền chặt đó cũng chính là nét đẹp trong văn
hóa ứng xử của người dân làng quê.
* Đối với việc Hiếu
Theo phong tục ngày xưa khi gia đình có người nằm xuống phải lo đủ
cỗ bàn cả làng an uống từ 1 đến 3 ngày mới đưa ra đồng chơn cất. Có những
gia đình giàu có họ để quan tài tới 3 tháng 10 ngày. Sau đó, vào những tuần
rằm đều tổ chức tế lễ, ăn uống tới hàng chục mâm, những gia đình nghèo khó
khơng lo đủ ăn uống, tế lễ, khi chơn cất chỉ có những người trong họ nội
ngoại.
Nhưng hiện nay thì những thủ tục lạc hậu này đã được bãi bỏ thay vào
đó mọi gia đình trong thơn đều thực hiện theo “Quy ước của làng” đã đề ra
đó là: Đối với việc tang, làng thành lập Ban tang lễ do Chính quyền và Mặt
trận tổ quốc chịu trách nhiệm, trưởng thôn làm trưởng ban, nếu người qua đời
là Đảng viên thì đồng chí Bí thư Chi bộ làm Trưởng ban. Gia đình có người
qua đời sẽ báo cáo với Ban tang lễ về ngày, giờ chết, thời gian khâm niệm, tổ
chức lễ viếng đưa đám, gia đình phải làm giấy khai tử cho người mất tại Ủy
ban nhân dân xã, chậm nhất 3 ngày từ khi người bệnh tắt thở. Người chết
khơng rõ lý do thì phải báo cáo chính quyền địa phương và các cơ quan có
thẩm quyền cho phép mới được khâm niệm. Khơng được để thi hài trong nhà
quá 36 giờ, trường hợp đặc biệt phải để thi hài trong nhà quá thời gian quy


19

định phải xin ý kiến của chính quyền và y tế cho phép. Chính quyền, hội bảo
thọ thơn, các cơ quan đồn thể viếng bằng vịng hoa, dịng họ, gia đình, cá

nhân thì viếng bằng hương, nến, hoa quả khơng viếng câu đối, lễ mặn. Mỗi
khi có đồn thể hoặc cá nhân đến viếng thì đội phục vụ nhạc hiếu lại ngân lên
những giai điệu tiếc thương đối với người quá cố, đội nhạc phục vụ cho đến
khi hết người đến viếng nhưng không được quá 10 giờ đêm và trước 5 giờ
sáng.
Khi đưa tang mọi người dân trong làng thể hiện lòng thương tiếc đối
với người đã chết bằng việc đi đưa đám, một số người làm nhiệm vụ phù tang,
trống, lệnh, khiêng phật đình là thanh niên làng từ 18 đến 25 tuổi. Trong thôn
bỏ các hủ tục như lăn đường, chống gậy, đội mũ rơm, rắc vàng, yểm bùa, xem
quẻ, khóc mướn. Việc cải táng trong thơn phải đủ 3 năm (36 tháng), làm vào
mùa khô từ tháng 10 đến tháng 11 âm lịch, khi cải táng xong gia đình phải san
lấp và làm vệ sinh mơi trường. Việc xây mộ, đặt mộ, phải theo chỉ dẫn của
người quản trang hoặc ban tang lễ.
* Đối với việc Hỷ
Cưới xin trước đây quy định của làng, con gái lớn đi lấy chồng phải
nộp cho làng tiền hoặc hiện vật (mâm đồng) gọi là tiền cheo. Trai lớn đi lấy
vợ tuy không phải nộp tiền nhưng cũng phải chuẩn bị một mâm tiền khá lớn
tạ cho nhà gái gọi là tiền thách cưới. Theo lệ làng cũng phải ăn uống linh
đình, phải chọn mơn đăng hộ đối, rồi bố mẹ đặt đâu con ngồi đấy…Với việc
làm lễ giáo như vậy, nhiều đôi nam nữ yêu nhau mà không lấy được nhau,
thậm chí có người cả một đời phải ở vậy một mình. Nhưng ngày nay theo
chính sách và chủ trương của Đảng và nhà nước đề ra việc cưới xin trong làng
cũng có nhiêu thay đổi thực hiện hơn nhân đúng luật hơn nhân và gia đình
theo đúng các thủ tục pháp luật, không được ép hôn, tảo hôn, thách cưới…
những tập quán tốt đẹp trong việc hôn nhân như: Lễ chạm ngõ, lễ ăn hỏi, lễ


20

cưới, lễ gia tiên sau đó đi đăng ký kết hơn vẫn được duy trì cịn một số hủ tục

tổ chức ăn uống linh đình, khao làng đều được bãi bỏ và thay vào đó là các
hình thức tổ chức lễ cưới xin gọn nhẹ, tiết kiệm tránh lãng phí.
Trước kia lệ làng là: thanh niên đến tuổi 18 phải vào làng làm giai phục
dịch lệ làng, đóng thuế thân, đi phu, đi lính. Nếu khơng có chức sắc như mua
nhiêu bán xã thì khơng được vào ban tế. Xn thu nhị kỳ một năm 2 lần tổ
chức ăn uống tại chốn đình chung. Trị an, hàng giáp lần lượt cắt cử nhau lo
sơi, thịt, có người đến lượt khơng lo được phải bỏ làng ra đi. Hiện nay thì
khơng còn những thủ tục lạc hậu như vậy nữa.
* Lễ chúc thọ
Đối với người dân thôn Khuê Liễu lễ chúc thọ là mốc đánh dấu người
nào đó bước sang lớp người cao tuổi và được mọi người trong làng kính
trọng. Những người ở đô tuổi 69 lên 70 kể cả đàn ơng hay đàn bà thì sẽ được
làm lễ chúc thọ. Lễ chúc thọ do Mặt trận và Hội người cao tuổi trong thôn tổ
chức, thường được tổ chức vào ngày mùng 4 đầu năm và trong ngày ấy những
ai đến tuổi thì được chúc thọ gia đình người ấy sẽ làm vài mâm cơm mời họ
hàng, mọi người trong họ già trẻ lớn bé sẽ đi cùng với người được chúc thọ ra
đình ngồi uống nước nói chuyện và chúc mừng nhau xong ra nhà văn hóa
thơn nhận bằng khen sau đó rước bằng khen về nhà và tổ chức ăn uống, chúc
mừng. Tùy theo hoàn cảnh kinh tế của từng nhà mà những gia đình có người
được chúc thọ sẽ mang lễ vật nhiều hay ít ra đình, đền, miếu để thắp hương
trình báo với các vị thần Hồng làng. Đến tối thì tất cả các gia đình trong thơn
kể cả khơng có họ với nhau tập hợp nhau lại cũng nhau đến những nhà có
người được chúc thọ chúc mừng họ có thể mang các loại quà khác nhau đến
để chúc mừng như: gói chè, bao thuốc, hộp sữa, gói bánh…mọi người khi đến
chúc mừng thì được chủ nhà đón tiếp nhiệt tình nói chuyện đến tận đêm
khuya mới ra về. Điều đó thể hiện tình cảm gắn bó mật thiết, thương yêu đùm


21


bọc lẫn nhau và luôn quan tâm chia sẻ với nhau giữa những người dân trong
thôn.
Những người đến độ tuổi 80 thì được chúc thọ lần nữa, gọi là chúc thọ
tuổi vàng và 90 được gọi là “Thượng Thượng Thọ”, cũng đều được tổ chức
mừng thọ theo phong tục truyền thống, những người thọ đến 90 tuổi hàng
tháng sẽ được một khoản tiền nhỏ để bồi dưỡng trích từ quỹ Hội người cao
tuổi trong thôn.
Sau cách mạng tháng Tám, những hủ tục lạc hậu, lỗi thời dần được xóa
bỏ đến những năm gần đây nhờ sự vận động tích cực của Ban Văn hóa xã, các
phong tục cưới xin, ma chay, giỗ chạp đều được tổ chức với tiêu chí tiết kiệm
tránh lãng phí và dần thay đổi và trở nên phù hợp với lối sống văn minh hiện
nay.
Tôn giáo tín ngưỡng
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
Trong đời sống của nhân dân trong thôn Khuê Liễu, việc lập bàn thờ tổ
tiên trong mỗi gia đình đó là sự bày tỏ lịng biết ơn của con cháu đối với ơng
bà cha mẹ, những người đã mất, để con cháu và những người đang sống luôn
luôn tưởng nhớ đến công ơn của đấng sinh thành dưỡng dục, họ là những thế
hệ đi trước đã truyền lại vốn kinh nghiệm quý báu về lao động sản xuất, vốn
tri thức cho con cháu. Hiện nay trong làng thì 100% các hộ gia đình đều có
bàn thờ tổ tiên. Hàng năm thực hành nghi lễ giỗ ơng bà, tổ tiên để tỏ lịng báo
hiếu của con cháu với ơng bà, tổ tiên.
Tín ngưỡng Thành hồng
Đây là tín ngưỡng có từ lâu đời và phổ biến, giữ vai trò quan trọng
trong đời sống tâm linh của người dân nơi đây. Các vị Thành hoàng được thờ
cúng trong các ngơi đình là những thần có cơng bảo vệ và đem lại cuộc sống
ấm lo cho dân làng, đặc biệt vị Thành hoàng nơi đây là Thám hoa Lương Như


22


Hộc, vị trạng nguyên đã hai lần đi sứ sang Trung Quốc ông đã học được nghề
khắc ván in kinh, về nước ơng đã có cơng truyền dạy nghề cho người dân với
công lao to lớn ấy ông đã được coi là ông tổ của nghề khắc ván in và được
nhân dân tơn thờ làm vị Thành hồng làng. Gắn với tín ngưỡng Thành hồng
là hội làng, đây là sinh hoạt văn hóa có tính chất cộng đồng và quan trọng
nhất của người dân nơi đây. Thể hiện đó là trong xã có 7 ngơi đình, khi tổ
chức lễ hội các thôn trong xã tổ chức giao lưu với nhau thể hiện mối quan hệ
gắn bó thân thiết của những người dân nơi đây.
Ngồi tín ngưỡng thờ Thành Hồng làng là những người có cơng giúp
dân giúp nước, bảo vệ và đem lại cuộc sống ấm lo hanh phúc cho người dân
thì phật giáo cũng giữ một vai trị rất quan trọng trong đời sống tinh thần của
người dân thôn Khuê Liễu. Chứng tỏ tính đa dạng trong đời sống văn hóa xã
hội, thể hiện sự hịa nhập giữa tơn giáo tín ngưỡng góp phần làm phong phú
thêm đời sống tinh thần của người dân nơi đây.
* Tôn giáo
Đạo phật
Phật giáo có ảnh hưởng rất lớn trong đời sống của người dân làng Khuê
Liễu, phật giáo đã đi vào trong đời sống và nhanh chóng được cư dân làng
Khuê Liễu đón nhận. Trong chùa cịn lưu giữu được một số tấm bia cho biết
lịch sử hình thành ngơi chùa và tên tuổi những người đã đóng góp tiền của,
ruộng đất để xây dựng điều đó thể hiện đời sống tâm linh của cư dân nơi đây
sùng bái đạo phật. Do lịch sử ngơi chùa đã có từ lâu đời và vẫn cịn tồn tại cho
đến ngày nay, chứng tỏ tơn giáo tín ngưỡng của cư dân nơi đây đặc biệt là đạo
phật đã thịnh hành và phát triển. Ngôi chùa là nơi mà mọi người có thể đến
thăm quan và thắp hương lễ phật cầu mong những điều may mắn và hạnh
phúc sẽ đến với mình, đó cịn là nơi diễn ra các hoạt động sinh hoạt văn hóa
cộng đồng. Sự kính trọng và sùng bái đạo phật của cư dân nơi đây được minh



23

chứng đó là trong xã hiện nay có 7 ngơi chùa, là nơi thường xuyên diễn ra các
sinh hoạt văn hóa.
Các di tích lịch sử- văn hóa
1. Miếu thờ thần hoàng làng: Theo các cụ cao niên trong làng cho biết
thì đây là một ngơi miếu thờ thiên thần Đức Bản Cảnh có tên Húy là Đường
Hà Phụ Quốc. Theo truyền thuyết kể lại thì thân mẫu ngài là người họ Tống ở
làng An Phú, tổng Nhẫm Lũng, huyện Phương Nhỡn, phủ Lạng Giang, tỉnh
Bắc Ninh. Năm 16 tuổi thân mẫu ra chơi ở núi An Phú dẫm vào dấu chân tiên
rồi thụ thai. Một năm sau sinh ra 1 cái bọc được 3 người con trai dáng mạo
khôi ngô tuấn tú sớm hiểu biết. Một buổi sớm mùa xuân ngày 15/2, ba chàng
trai đang ngồi đọc sách, bỗng trời nổi cơn giơng bão, sấm chớp ầm ầm, lệnh
của Hồng Thiên cho ba chàng trai hóa thân làm thần ở làng Nhẫm Lũng. Đến
đời vua Vĩnh Hựu tại làng Liễu Thị nay là Kh Liễu có ơng Nguyễn Tam
Trang đi buôn bè khi về qua khúc sông cửa đền Nhẫm Lũng thì gặp mưa to
gió lớn bè bị tan tác. Ông lên đền làm lễ thì trời quang mây tạnh, bẹ hợp lại
như cũ, bỗng nhiên từ trên trời có 1 lá cờ bay xuống cắm ở đầu bè, ông làm lễ
xin rước bình hương Đệ Nhất vị xuống thờ ở đầu bè, chẳng bao lâu sau thì bè
đã về tới khúc sơng đầu làng. Ơng mang bình hương lên đống mé sông để thờ,
một thời gian sau nhân dân trong làng làm lễ rước bình hương và làm miếu
thờ cúng, từ đó trở đi trong làng dân khang vật thịnh, mọi người làm ăn ngày
một khấm khá, buôn bán thuận lợi.
Từ đó cho đến nay cứ mỗi độ tết đến xuân về vào ngày 13/2 dân trong
làng lại mở hội rước Ngài được thờ ở miếu về đình an vị cùng với Đức Tổ để
nhân dân tế lễ truy ân, đồng thời cũng tưởng nhớ đến các vị tiền bối đã có
cơng lập làng như ngày nay.
2. Đình Kh Liễu: Tại thôn Khuê Liễu, xã Tân Hưng, thờ Thám hoa
Lương Như Hộc, ông tổ nghề khắc ván in của địa phương, có cơng xây dựng



24

làng nghề từ thế kỷ XV và vị thần hoàng làng là Đức Bản Cảnh (công lao và
tiểu sử của Ngài đã trình bày ở phần trên). Nghề khắc ván in đã cống hiến cho
sự nghiệp văn hoá khoa học và giáo dục suốt năm thế kỷ. Liễu Tràng còn là
nơi khắc bộ Đại bách khoa toàn thư bằng tranh vào đầu thế XX. Đình được
xây dựng từ thời Hậu Lê, trùng tu vào thời Nguyễn, kiểu chữ đinh gồm 5gian
2 trái, mái được lợp 2 lớp phía dưới là lớp ngói lót phía trên lợp bằng ngói ta.
Phía trên hai đầu bờ nóc là con kìm ngậm bờ nóc, chầu vào giữa đắp hình hổ
phù ngậm chữ thọ đội thái cực xung quanh là các đao lửa bay lên. Bờ nóc đắp
theo kiểu chữ cơng được đắp bằng vữa xi măng, 2 bên tường đầu hồi trang trí
chữ thọ cách điệu. Khoảng cách giữa các cột 2,5m, đường kính cột cái là
45cm, cột quân là 39cm. Tảng kê chân cột làm bằng cối đá cao 50cm, cột và
tảng kê chân cột đều được sơn màu đen. Nền cao 40cm so với mặt sân,
ngưỡng cửa cao 20cm, với hệ thống của bức bàn. Nghi mơn của đình có 2 trụ
biểu cao 6,3m phía trên là 2 con lân đang đứng trong tư thế chầu vào nhau,
phía dưới là một đấu vng thót đáy, dưới đấu vng là một ơ hình chữ nhật
trang trí hình lồng đèn trổ 4 mặt để trơn khơng trang trí, phía dưới hình chữ
nhật là một đấu vuông giật cấp nối với thân trụ biểu đắp gờ chỉ nổi 3 mặt để
trơn mặt trước đắp câu đối bằng vơi vữa, xung quanh 2 bên sân đình có hệ
thống tường bao cao 1,2m. Phía trước mặt đình có là 1 hồ hình bán nguyệt có
đặt một bức bình phong với mục đích chắn gió độc và tà khí thổi vào đình,
bức bình phong dài 2,5m phía trên trang trí dang quấn thư có 1 bên tay bút và
1 bên tay kiếm, ở giữa trang trí hình âm dương xung quanh là các đao lửa tỏa
ra. Ở phía chính giữa bức bình phong trang trí đề tài cá chép hóa rồng 2 bên
có đắp 2 câu đối ca ngợi về cơng lao của vị Thành Hồng làng.
Trong đình có tượng thờ Thám Hoa Lương Như Hộc, 3 bức hồnh phi,
1 long đình, 1 kiệu bát cống, 1 bộ bát bửu, 2 bộ ngai, 2 lọng và một ngựa



25

hồng, một ngựa bạch. Hiện trong đình cịn lưu giữ được 5 đạo sắc phong cho
vị thành hoàng làng và nhiều di vật, đồ thờ có giá trị khác.
Cứ mỗi độ xn về thì dân trong làng lại nơ lức đón ngày lễ hội, đó là
nếp sinh hoạt văn hóa cổ truyền, một thuần phong mỹ tục của làng quê. Qua
bao nhiêu thăng trầm của lịch sử làng Khuê Liễu vẫn cịn giữ được các ngơi
đình, chùa, đền, miếu mang phong thái của làng quê Việt Nam:
“Cây đa, giếng nước, sân đình
Chiều về rộn tiếng ngân vang chng chùa”
Ngày hội xuân đã đem lại cho xóm làng cảnh tượng tưng bừng nhộn
nhịp, cảnh gia đình vui vẻ đầm ấm đầy tình làng nghĩa xóm vì thế mà trong
làng có câu ca lưu truyền cho con cháu:
“Dù ai đi đâu ở đâu
Nhớ ngày lễ hội rủ nhau mà về
Dù ai làm lụng xa quê
Tháng giêng xin nhớ mà về hội xuân”
Lễ hội hằng năm mở hội từ ngày 13-15/2 để tưởng nhớ cơng lao của
các vị thành hồng làng đối với dân với nước. Lễ hội được tổ chức 3 năm một
lần, trước khi mở lễ hội làng phải có đơn xin phép cấp trên có thẩm quyền khi
được sự cho phép chuấn y của cấp trên mới được phép mở hội. Ban lãnh đạo
lễ hội được thành lập từ 3 đến 5 người, trưởng thôn làm trưởng ban. Tổ chức
lễ hội phải đảm bảo vui tươi lành mạnh, giữ gìn an ninh trật tự, không được
lợi dụng lễ hội để hành nghề mê tín dị đoan, cờ bạc, phân biệt ngơi thứ làm
mất đồn kết.
Lễ khai mạc lễ hội có các ban ngành đồn thể, chính quyền địa phương
và nhân dân trong thơn tham dự, thay mặt chính quyền địa phương sẽ lên phát
biểu. Kinh phí tổ chức lễ hội do các hội trong thơn và nhân dân trong thơn
đóng góp. Ban tế gồm 1 ơng chủ tế, 5 ơng bồi tế, 2 ông thông sướng và 6



×