Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Tìm hiểu di tích chùa thiên niên phường bưởi quận tây hồ tp hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.58 MB, 134 trang )

TRNG I HC VN Hoá H NI
KHOA BảO TNG
*******

Nguyễn lan Anh

Tìm hiểu di tích chùa thiên niên
(PHƯờNG BƯởI - QUậN TÂY Hồ - TP. H NộI)

Khóa luận tốt nghiệp
NGNH BảO TμNG

Ng−êi h−íng dÉn:

Ths. Ph¹m Thu H»ng

Hμ néi – 2010


MỤC LỤC
Phần mở đầu
Chương 1 : Chùa Thiên Niên trong diễn trình lịch sử

1

1.1.

Khái quát về vùng đất nơi di tích tồn tại

5


1.2.

Diễn trình lịch sử chùa Thiên Niên

11

1.2.1. Vài nét về phái Tịnh Độ tông ở Việt Nam

11

1.2.2.

15

Niên đại di tích

1.2.3. Q trình tồn tại của di tích

19

Chương 2 : Giá trị kiến trúc – nghệ thuật chùa Thiên Niên

23

2.1.

Giá trị kiến trúc

23


2.1.1. Không gian cảnh quan

23

2.1.2.

Bố cục mặt bằng tổng thể

27

2.1.3.

Kết cấu kiến trúc

28

2.1.3.1. Tam quan

28

2.1.3.2. Tiền đường

30

2.1.3.3. Thượng điện

32

2.1.3.4. Nhà Mẫu


32

2.1.3.5. Nhà Tổ

33

2.2.

33

Giá trị nghệ thuật

2.2.1. Trang trí trên kiến trúc

33

2.2.2.

36

Tượng thờ

2.2.2.1. Tượng ở Thượng điện

36

2.2.2.2. Tượng ở Tiền đường

50


2.2.2.3. Tượng Mẫu

55


2.2.2.4. Tượng Tổ

56

2.2.2.5. Tượng Hậu

56

2.2.3. Những di vật tiêu biểu

57

2.2.3.1. Các di vật bằng gỗ

57

2.2.3.2. Di vật bằng đồng

59

2.2.3.3. Các di vật bằng đá

61

Chương 3 : Bảo tồn và phát huy giá trị di tích chùa Thiên Niên


63

3.1.

Hiện trạng di tích chùa Thiên Niên

63

3.1.1.

Hiện trạng di tích

63

3.1.2.

Hiện trạng di vật

66

3.2.

Bảo tồn di tích chùa Thiên Niên

67

3.2.1.

Cơ sở pháp lý


67

3.2.2. Các nguyên tắc bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích

69

3.2.3. Các hoạt động bảo tồn

70

3.3.

Vấn đề tơn tạo di tích chùa Thiên Niên

75

3.4.

Phát huy giá trị di tích chùa Thiên Niên

76

Kết luận

81

Tài liệu tham khảo

83


Phụ lục


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Một thiên niên kỷ đã qua từ khi Hà Nội mang tên gọi Thăng Long với khí
thế “Rồng bay” hào hùng vươn lên cùng trời đất. Tại thời điểm này, ngược dòng
thời gian, tìm về quá khứ xa xưa, vượt qua những bước thăng trầm của lịch sử,
chúng ta có quyền tự hào về thủ đô Hà Nội - trái tim của đất nước Việt Nam một mảnh đất có truyền thống anh hùng và phong phú về các giá trị văn hoá.
Di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh là một nét đặc sắc trong
diện mạo văn hoá của Thủ đơ. Khơng thể hình dung về Hà Nội mà lại thiếu vắng
các di tích và thắng cảnh. “Chúng vừa là những tảng đá nền kê chân cột để tạo
dựng, vừa là những bằng sắc để chứng minh, vừa là nét vàng son của phẩm chất
đặc trưng, vừa là linh hồn của những giá trị thiêng liêng trên mảnh đất ngàn năm
văn vật.” 1
Bước đi của Phật giáo ở Việt Nam đã để lại dấu ấn vật chất chính là hệ
thống chùa tháp trong cả nước. Di sản kiến trúc - nghệ thuật chùa tháp là điểm
danh thắng tạo nên vẻ đẹp cho mỗi vùng đất, đồng thời cũng là đối tượng số một
của ngành nghiên cứu mỹ thuật cổ. Với ngơi chùa, ít nhiều chúng ta có thể đọc
lên được diễn biến của một số sự kiện lịch sử, qua đó góp phần nhìn nhận chân
xác hơn về nhiều vấn đề của lịch sử văn hoá dân tộc.
Trên địa bàn Hà Nội tập trung một số lượng lớn các ngơi chùa, trong đó có
nhiều di tích nổi tiếng, minh chứng cho sức sống của đạo pháp và gắn bó mật
thiết với q trình phát triển của Thủ đơ: chùa Trấn Quốc, chùa Một Cột, chùa
Láng, chùa Hà, chùa Hoè Nhai, chùa Kim Liên... Trong giai đoạn hiện nay, cơng
1


Di tích lịch sử - văn hố Hà Nội (2000), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.11.


2

tác bảo tồn, tơn tạo di tích lịch sử - văn hoá đã và đang trở thành một vấn đề
mang tính thời sự, được các ngành chức năng coi trọng. Riêng với Hà Nội, công
tác này là một nội dung quan trọng trong chương trình hoạt động hướng tới kỷ
niệm 1000 năm Thăng Long.
Sinh ra và lớn lên tại Thủ đô, lại là một sinh viên ngành Bảo tồn - Bảo tàng,
em mong muốn được áp dụng những kiến thức tích lũy sau bốn năm học vào việc
nghiên cứu một di tích cụ thể tại Hà Nội. Được sự đồng ý của cô giáo hướng dẫn cô Phạm Thu Hằng và Hội đồng khoa học Khoa Bảo tàng, em đã chọn đề tài “Tìm
hiểu di tích chùa Thiên Niên” làm khoá luận tốt nghiệp Đại học.
Chùa Thiên Niên thuộc phái Tịnh Độ tơng, là một di tích cổ nằm ở khu vực
phía tây của Hà Nội. Ngơi chùa khơng nổi tiếng về cảnh quan hay qui mô, song
tiềm ẩn giá trị kiến trúc - nghệ thuật và lịch sử nhất định. Mục đích của khóa luận
là tìm hiểu và làm sáng rõ những giá trị của chùa Thiên Niên, đề xuất một số giải
pháp để gìn giữ và phát huy giá trị của di tích, coi như một việc làm để góp phần
nhỏ bé vào sự nghiệp bảo vệ di tích lịch sử - văn hố của thủ đơ Hà Nội.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu sự ra đời và q trình tồn tại của di tích chùa Thiên Niên trong
bối cảnh vùng đất nơi di tích tồn tại.
- Khảo tả, xác định giá trị của di tích chùa Thiên Niên thông qua đặc điểm
về kiến trúc, điêu khắc.
- Tìm hiểu, đánh giá thực trạng tồn tại hiện nay của ngơi chùa, qua đó bước
đầu đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của di tích trong
giai đoạn hiện nay.


3


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là di tích chùa Thiên Niên (thơn Trích
Sài, phường Bưởi, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội).
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch
sử, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, kế thừa văn hóa truyền thống.
- Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp liên ngành: Bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, Bảo tàng học,
Khoa học Lịch sử, Mỹ thuật học, Xã hội học…
+ Phương pháp khảo sát điền dã tại địa phương, di tích để thu thập tài liệu
liên quan, quan sát, đo vẽ, miêu tả, chụp ảnh…
5. Bố cục khóa luận
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phần phụ lục, bố cục
khoá luận gồm 3 chương. Cụ thể như sau:
Chương 1 : Chùa Thiên Niên trong diễn trình lịch sử
Giới thiệu khái quát về vùng đất nơi di tích tồn tại cùng những đặc điểm cơ
bản của phái Tịnh Độ tông, đồng thời tập trung tư liệu xác định niên đại và làm
sáng tỏ quá trình tồn tại của di tích từ khi khởi dựng đến nay.
Chương 2 : Giá trị kiến trúc – nghệ thuật chùa Thiên Niên
Đây là phần chính của khóa luận. Phần này chủ yếu tập trung vào khảo tả
khẳng định giá trị kiến trúc, điêu khắc của di tích, chú trọng tới hệ thống tượng
và các di vật có giá trị lịch sử, mỹ thuật.
Chương 3 : Bảo tồn và phát huy giá trị di tích chùa Thiên Niên
Đề xuất ý kiến để bảo tồn, tôn tạo và khai thác, phát huy giá trị của ngơi
chùa trong đời sống văn hóa của Thủ đô.


4


Để hồn thành khóa luận, em đã nhận được sự hướng dẫn và chỉ bảo tận
tình của Ths. Phạm Thu Hằng. Em xin gửi tới cô giáo lời cảm ơn sâu sắc. Em xin
cảm ơn Cục Di sản Văn hóa, Thư viện Quốc gia, Phòng thực hành Khoa Bảo tàng
- Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, UBND phường Thụy Khuê - quận Tây Hồ Hà Nội, Ban quản lý Di tích và Danh thắng Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ em
về mặt tư liệu trong quá trình thực hiện khóa luận. Em xin gửi lời cảm ơn các
thầy cơ giáo, gia đình, bạn bè đã động viên em trong suốt q trình thực hiện
khóa luận.
Với sự nỗ lực của bản thân, em đã rất cố gắng giải quyết những vấn đề
chính của khố luận. Do trình độ cịn hạn chế, thời gian nghiên cứu khơng nhiều,
bài viết chắc chắn khơng tránh khỏi khiếm khuyết. Kính mong sự góp ý của thầy
cơ, của các nhà nghiên cứu và sự trao đổi của các bạn đồng nghiệp để khoá luận
của em được hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn !


5

Chương 1
CHÙA THIÊN NIÊN TRONG DIỄN TRÌNH LỊCH SỬ
1.1. Khái quát về vùng đất nơi di tích tồn tại
Trong quá trình tồn tại, mỗi di tích đều gắn bó mật thiết với một địa danh
cụ thể. Do vậy, để tìm hiểu di tích một cách tồn diện với những bước thăng
trầm, biến đổi, chúng ta cần đề cập tới mảnh đất – con người, nơi di tích được
sinh ra và được ni dưỡng trong suốt diễn trình lịch sử.
Chùa Thiên Niên là ngôi chùa cổ, tọa lạc trên một mảnh đất bằng phẳng,
nay thuộc thơn Trích Sài, cụm 10, phường Bưởi quận Tây Hồ, Hà Nội.
Chùa có tên chữ là Thiên Niên cổ tự (chùa cổ Thiên Niên). Chùa còn có
tên nơm là chùa Sài và tên địa phương thường gọi là chùa Trích Sài.
Trích Sài có nghĩa là hái củi hoặc bày bán củi. Nguồn gốc tên làng đó
được giải thích theo nhiều cách, và người ta suy luận rằng ngày xưa bờ Hồ Tây

lắm “rừng rậm”, đầy “ác thú”. Làng Trích Sài trải dài từ bắc xuống nam, kể từ
chùa Thiên Niên đến Võng Thị, bị ép vào giữa một bên là con đường đê Nhật
Tân - chợ Bưởi và một bên là Hồ Tây. Ở đầu thời Lê, phường Trích Sài thuộc
huyện Quảng Đức, phủ Phụng Thiên. Đến năm Gia Long thứ tư (1805), Trích Sài
là một trong sáu phường thuộc tổng Trung huyện Vĩnh Thuận, phủ Hoài Đức,
tỉnh Hà Nội. Năm 1888 thực dân Pháp lấy Hà Nội làm nhượng địa gộp hai huyện
Vĩnh Thuận và Thọ Xương thành huyện Hoàn Long và đổi tên tỉnh là Hà Đơng.
Đầu thế kỷ XX, Trích Sài có ba xóm: Xóm Từ Đường (xóm chính ở sát đường
cái), Xóm Cầu Hồ (ở phía đơng sát hồ), Xóm Ngồi (chung quanh chùa Thiên
Niên). Làng chia làm bốn giáp: giáp Thuận, giáp Thượng, giáp Hịa, giáp Chính.
Đất làng khơng rộng (801 mẫu) và dân thì đơng (năm 1940 dân số Trích Sài có


6

1350 người, theo lời ông Bùi Văn Phúc là hộ lại cũ; sách của Ngô Vi Liễn, đã
dẫn, năm 1928 có ghi là 929 nhân khẩu).2 Hiện nay Trích Sài ở phường Bưởi,
quận Tây Hồ, Hà Nội.
Như đã nói, thơn Trích Sài là một trong 10 cụm cư dân thuộc phường
Bưởi, quận Tây Hồ. Đây là vùng đất có bề dày lịch sử và có rất nhiều sự kiện,
những truyền thuyết trong một vùng đậm đặc những di tích, chùa chiền, đình đền
và miếu của vùng ven Hồ Tây, một vùng thắng cảnh đẹp của Thăng Long xưa và
Hà Nội ngày nay.
Quận Tây Hồ nằm ở phía Tây của thủ đô Hà Nội, thuộc khu vực nội thành.
Quận Tây Hồ có danh giới địa lý như sau: phía Đơng giáp huyện Gia Lâm và
quận Ba Đình, phía Tây giáp huyện Từ Liêm, phía Nam giáp quận Ba Đình, phía
Bắc giáp huyện Đơng Anh. Quận có tổng diện tích là 24 km2, trong đó mặt nước
Tây Hồ là 526,1 ha, quận Tây Hồ có dân số là 109.200 người (theo thống kê của
Cục Thống kê năm 2005), mật độ 3.821 người/km2.Quận Tây Hồ nổi tiếng với
các nghề cổ truyền: nghề làm giấy dó ở các làng n Thái, An Thọ, Đơng Xã, Hồ

Khẩu thuộc phường Bưởi, và có nghề dệt lụa dệt lĩnh ở Trích Sài.
Phường Bưởi thời gian trước là một phường lớn thuộc quận Ba Đình,
thành phố Hà Nội. Vị trí địa giới của phường hiện nay được phân định như sau:
Phía đơng giáp Hồ Tây, phía đơng nam giáp với phường Thụy Khuê; phía nam
giáp phường Cống Vị; phía tây giáp thị trấn Nghĩa Đơ, phía bắc giáp xã Xuân La,
hai vùng này thuộc huyện Từ Liêm ngoại thành Hà Nội.
Cùng với nghề trồng hoa, cả một vùng đất Bưởi rợp bóng dâu gai. Dâu, gai
là cây trồng làm nguyên liệu cho nghề dệt. Nghề dệt lĩnh là nghề truyền thống nổi
tiếng từ lâu đời của các làng Trích Sài, An Thái, Bái Ân, Hồ Khẩu.
2

Nguyễn Văn Uẩn (1995), Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX, Nxb. Hà Nội, Hà Nội, tr.22.


7

Về nguồn gốc nghề dệt lĩnh, hiện nay còn tồn tại nhiều quan điểm, truyền
thuyết. Truyện kể rằng: Vào đầu xuân năm 1011, vua Lý Thái Tổ ngự thuyền
rồng trên sông Tô Lịch đi thăm dân chúng ven thành Thăng Long. Khi thuyền
nhà vua đến bến Hồng Tân (nay thuộc phường Nghĩa Đơ) thấy nhân dân trên bến
có căng một tấm lĩnh vẽ rồng vàng đón chào, nhà vua dừng thuyền lại hỏi, người
làng thưa đó dệt tấm lĩnh này, cịn con dân làng Nghè thì vẽ rồng. Vua Lý khen
có nghĩa nên ban cho ba làng Dâu, Nghè, Tân tên gọi là Nghĩa Đơ (dân kinh đơ
có nghĩa). Cịn xóm bãi được đổi là Bái Ân (ơn vua). Như thế chứng tỏ nghề dệt
ở các làng ven thành đã có từ trước khi vua Lý dời đơ từ Hoa Lư về Thăng Long.
Theo gia phả họ Lý tại làng dệt Trích Sài, ba anh em Lý Khắc Quí làm
quan dưới triều Minh, khi nhà Mãn Thanh đánh chiếm Trung Quốc lập nhà
Thanh, các ông đã không chịu thần phục nhà Thanh, di cư sang Việt Nam đến ở
phường Trích Sài và đem nghề dệt gấm dạy cho dân làng và dân làng Bái Ân, La
Khê.

Lại cũng có thuyết khác cho rằng, thời vua Lê Thánh Tông (1470 - 1497),
nhà vua cho một cung nữ gốc Chàm tên là Phan Thị Ngọc Đơ cùng 24 thị tỳ ra ở
thơn Trích Sài lập trang Thiên Niên. Người cung nữ ấy đem kỹ thuật dệt lĩnh cổ
truyền của người Chàm truyền lại cho dân làng. Căn cứ vào sự ghi chép và truyền
thuyết này thì nghề dệt lĩnh của phường Bưởi đã du nhập kỹ thuật dệt của bên
ngoài từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVII.
Mặc dù còn tồn tại nhiều ý kiến, song có thể khẳng định nghề dệt lĩnh đã
tồn tại lâu đời ở vùng đất này, trên cơ sở nguồn nguyên liệu và sự tài khéo của
người dân địa phương.


8

Đời Lý Thái Tơng, nhà vua cịn vời thợ khéo từ các địa phương lên kinh
thành dạy cho cung nữ kỹ thuật dệt, mở mang việc dệt gấm, vóc phục vụ triều
đình.
Từ chỗ dệt vải thơ, rồi dệt được vải “cát bá” nhỏ, đến đời nhà Lý, người
thợ thủ công ven thành Thăng Long đã vươn tới trình độ dệt được những mặt
hàng đẹp như lụa, gấm vóc phục vụ dân chúng kinh thành và triều đình, khơng
phải mua hàng của người Trung Hoa nữa. Thậm chí, năm 1156, vua Lý Anh
Tơng cịn tặng Tống Cao Tơng 850 tấm đoạn mầu vàng thắm có hoa rồng cuốn3.
Lịch sử nước ta còn ghi lại vào thời nhà Trần (thế kỷ XIII) mặc dù nhân
dân cả nước và ở kinh thành phải ba lần chịu đựng sự tàn phá của quân xâm lược
nhà Nguyên nhưng nghề dệt vẫn không tàn lụi mà còn phát triển thêm các mặt
hàng như lụa sợi nhỏ, chiếu gấm dệt màu, lĩnh ngũ sắc. Những mặt hàng này,
chính Từ Minh Thiện - sứ thần nhà Nguyên sang nước ta bây giờ đã trông tận
mắt, sờ tận tay năm 1289 và ghi lại trong “Thiên nam hành ký”.
Đến cuối thế kỷ XVIII (triều vua Quang Trung) thành Thăng Long tuy
khơng cịn là kinh đơ, song nghề dệt vẫn hoạt động sôi nổi. Nhà thơ Nguyễn Huy
Lượng đã ghi lại cảnh rộn rã của nghề dệt gấm, lĩnh ở hai phường dệt Trích Sài Bái Ân trong Tụng Tây Hồ phú:

… Liễu bờ kia bay tơ liễu phất phơ
Thoi oanh ghẹo hai phường dệt gấm…
Sang thời nhà Nguyễn, nhiều thợ dệt giỏi ở Thăng Long phải vào Huế
(kinh đô triều Nguyễn) sản xuất các mặt hàng cao cấp để phục vụ nhà vua và
quan lại. Những mặt hàng đẹp và thơng dụng trong dân chúng như lụa, lĩnh thì
vẫn sản xuất ở Thăng Long cho đến tận đầu thế kỷ XX.
3

Ngơ Sĩ Liên (1984), Đại Việt sử ký tồn thư, T.4, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.105.


9

Theo cụ Đặng Văn M. người thợ cao tuổi của làng dệt xưa kể: Lĩnh hoa
chanh là sản phẩm dệt bằng tơ quý, không thô, dày dặn, một mặt mờ, một mặt
bóng, có điểm lấm tấm hoa mịn màng, kín đáo. Ngồi lĩnh hoa cịn có lĩnh trơn.
Muốn có lĩnh trơn phải dệt lĩnh mộc từ sợi tơ tằm. Lĩnh mộc dệt xong đem chuội
trắng, nhuộm chàm, sau đó suốt trong bảy ngày, mỗi ngày phải nhuộm năm lần
trong nước lá bàng, rồi trát bùn phơi khô, hôm sau đem giặt, lại tiếp tục nhuộm
nước lá bàng cho đến khi tấm lĩnh đạt “35 thâm bảy thổ”. Sau đó đem hồ để tăng
thêm sức bền của sợi. Tấm lĩnh được cuốn lại, lấy chày gỗ “ghè” cho mềm. Qua
quá trình đó mới có một tấm lĩnh trơn đen nhánh, óng mượt. Lĩnh trơn dệt 10 bàn
go, sản phẩm nổi tiếng nhất ở làng Trích Sài.
Lĩnh những làng trên dệt ra được gọi là lĩnh Bưởi. Lĩnh Bưởi mềm mại,
bền đẹp, tôn thêm vẻ phong nhã, dịu dàng của người phụ nữ. Trước những năm
1940, người ta còn mua lĩnh mộc ở Bưởi mang vào Sài Gịn, Huế để nhuộm tía
rồi bán ra thị trường, gọi là lĩnh tía. Lĩnh là mặt hàng quý, giá trị cao, nhưng
người dệt lĩnh xưa vất vả và sản phẩm làm ra chỉ phục vụ cho những nhà quyền
q, giàu có, cịn bản thân mình thì vẫn áo vải thơ, có khi cịn khơng đủ ăn đủ
mặc.

Kinh nghiệm dệt lĩnh của nhân dân phường Bưởi được đúc kết qua nhiều
thế hệ và trở nên nổi tiếng :
The La, lĩnh Bưởi, chồi Phùng
Lụa vân Vạn Phúc, nhiễu vùng Mỗ bên.
Sản phẩm hàng dệt ngồi mục đích phục vụ cho đời sống của nhân dân
trong kinh thành và vùng ven đơ, cịn được xuất khẩu ra nước ngồi có đến mấy
vạn sấp mỗi năm.


10

Trước đây công việc dệt vải được thực hiện vào ban đêm. Mọi thành viên
trong gia đình có thể làm được từng cơng đoạn trong quy trình dệt. Khâu dệt
thành vải thường do người phụ nữ đảm nhận. Công việc này yêu cầu kỹ thuật
khéo tay. Sản phẩm dệt được các nơi trong và ngồi nước ưa thích, nhiều gia đình
nhờ nghề dệt mà phát đạt, có người đã th lao động. Lao động làm thuê thường
là người làm nông nghiệp ở nông thôn sau mỗi mùa thu hoạch ra các vùng thủ
cơng làm cơng kiếm thêm tiền. Ngồi ra cịn có những người đến học nghề,
thường là con gái 15, 16 tuổi, họ ở ln với gia đình chủ theo kiểu người ở.
“Nhắn ai trẩy hội kinh thành
Mua em tấm lĩnh hoa chanh gửi về”
Dệt lĩnh đã khó, dệt lĩnh hoa càng khó hơn. Khung dệt phải mắc thêm một
thứ go hoa và phải thêm một người thợ bên khung dệt để sử dụng go hoa đó, phối
hợp với người dệt lĩnh ngồi dưới.
Đến đầu thế kỷ XX, cùng với sự xâm nhập của các hàng vải, tơ, lụa, dệt
bằng máy, nghề dệt thủ cơng nói chung, dệt lĩnh nói riêng ngày càng tàn lụi dần,
một vài cải tiến lẻ tẻ về máy móc và kỹ thuật dệt thủ công không thắng được
hàng ngoại.
Những năm 1940 - 1945, do ảnh hưởng của chiến tranh và nạn đói, nghề
dệt lĩnh, lụa đã mai một dần.

Sau ngày giải phóng Thủ đơ 1945, người các làng dệt lĩnh Bưởi xưa chỉ
còn dệt vải thường, thành lập các hợp tác xã như Thành Công, Quyết Tiến, Tân
Thành…chuyên dệt khăn mặt gia công xuất khẩu. Sau các hợp tác xã này cũng
lần lượt giải thể.
Con cháu những người thợ dệt nay làm nhiều nghề khác nhau, nghề của
ơng cha chỉ cịn được nhắc đến trong kỷ niệm mỗi gia đình.


11

Lĩnh Bưởi, mặt hàng dệt độc đáo ở kinh thành Thăng Long xưa bây giờ tuy
khơng cịn nữa, nhưng vẫn còn lưu mãi trong ca dao, tục ngữ trong lịch sử ngành
nghề thủ cơng nước ta.
Tóm lại, Trích Sài là một vùng đất cổ nằm ven Hồ Tây, từ xưa đã nổi tiếng
với nghề dệt lĩnh điêu luyện và sự tài hoa khéo léo của người dân nơi đây.
1.2. DIỄN TRÌNH LỊCH SỬ CHÙA THIÊN NIÊN
1.2.1. Vài nét về phái Tịnh Độ tông ở Việt Nam
Phật giáo là tôn giáo có ảnh hưởng lớn trong đời sống tinh thần của người
Việt. Phật giáo Việt Nam có cả 3 tơng phái: Thiền tông,Tịnh Độ tông và Mật
tông.
Theo một số tài liệu Trung Hoa thì các nhà sư Samghavarman (Kha Tăng
Khải) ở thế kỷ II, Kumarijiva (Cựu Ma La Thập) ở thế kỷ thứ IV và Kalyacan
(Cửu Lương Đa Xá) ở thế kỷ V đã đặt nền móng cho Tịnh Độ tơng ở Ấn Độ.
Tịnh Độ tông được truyền vào Việt Nam từ rất sớm vào thế kỷ V, được khẳng
định qua câu chuyện viết vào thời Tống - Nam Triều (420 - 479) niên hiệu Vĩnh
Sơ (420 - 422).
“Sư Đàm Hoàng đi về phương nam, đến Phiên Ngung dừng lại ở chùa
Đài, sau đến chùa Viên Sơn ở Giao Chỉ tụng Vơ Lương Thọ kinh và Qn kinh,
lịng nguyện vãng sinh Tịnh Độ…”4
Khác với Thiền tông, Tịnh Độ tông với phương pháp tu hành đơn giản, chủ

trương dựa vào sự giúp đỡ từ bên ngồi (tha lực). Các tín đồ Phật tử nhờ luôn
niệm danh “Phật A Di Đà” nên được sự giúp đỡ của ngài sẽ đạt được chính quả.
Sự giúp đỡ từ bên ngồi rất quan trọng, Phật Thích Ca đã có lần thuyết giảng
4

Nguyễn Thế Long, Phạm Mai Hùng (1997), Chùa Hà Nội, Nxb. Văn hóa, Hà Nội, tr.39.


12

rằng: “Một viên đá dù nhỏ đến mấy mà ném xuống nước thì nó cũng chìm. Nhưng
một hịn đá dù to đến mấy, nếu đặt trên bè thì nó vẫn nổi”. Thực ra Tịnh Độ tông
là biện pháp tu hành đáp ứng nguyện vọng của đa số quần chúng thất học, chính
vì thế nên sau khi ra đời, Tịnh Độ tơng đã phát triển nhanh chóng. Theo Tịnh Độ
tơng cái tâm hơn cái học vấn. Phật tử thành tâm tin vào Phật A Di Đà, ngày ngày
niệm Phật thì sẽ được an cư lạc nghiệp, khi chết (giải thoát) sẽ được về cõi Tịnh
Độ. Tịnh Độ tông gợi cho Phật tử hướng về cõi Tịnh Độ, nơi yên tĩnh trong sáng,
khơng có khổ đau, đó cũng là chốn Tây Phương cực lạc, là nơi do công đức của
Phật đã kiến tạo trải qua nhiều kiếp. Theo Tịnh Độ tơng thì khơng có phân biệt
người thơng kinh sử với người khơng có thuộc kinh, người ngay với kẻ dữ, người
tu hành với kẻ sống trần tục, mọi người đều bình đẳng trước Phật A Di Đà trong
những lúc tưởng niệm đến Ngài, sẽ được ngài giúp đỡ, lúc từ giã cõi đời sẽ được
Phật A Di Đà tiếp dẫn về cõi Tịnh Thổ. Nhờ cách tu đơn giản như vậy nên trong
dân gian người ta tin Phật ngày càng đông và tượng A Di Đà ở chùa nào cũng có
và được tạc to, mỹ thuật.
Đối với đại đa số dân Việt Nam trước đây, số người biết chữ Hán để đọc
kinh Phật rất hiếm, người có điều kiện đi học thì nhằm mục đích để thi đỗ ra làm
quan, vì vậy biện pháp tu theo tâm, hướng về Phật và niệm danh Phật Adiđà của
Tịnh Độ tông là một cách thu hút dễ dàng đơng đảo người dân. Vì vậy, từ sau đời
Trần, khi Phật giáo bị các nhà nho công kích, khơng cịn được triều đình nâng đỡ

nữa thì đạo Phật vẫn được phổ biến trong dân chúng với Tịnh Độ tông.
Tuy đạo Phật phân chia ra thành 3 tông phái Thiền tông, Mật tông và Tịnh
Độ tông nhưng khi được truyền bá và thâu nhận ở Việt Nam thì khơng có sự tách
biệt rạch rịi mà là một tổng hợp các tơng phái cùng với tín ngưỡng bản địa,
khơng có tơng phái nào thuần khiết. Tuy Thiền tơng chủ trương: “Tâm là không


13

có hình, khơng có tiếng, khơng có trước, khơng có sau, thâm diệu, vi tế, khơng có
tóc tơ hình thức”, nhưng các Thiền sư ở Việt Nam đã để lại rất nhiều trước tác về
đạo Phật và văn học có giá trị. Thiền phái Vinitaruci lại pha trộn với Mật tơng,
nhiều thiền sư tham gia chính trị góp phần củng cố nền độc lập tự chủ, đánh đuổi
ngoại xâm. Mật tơng cũng có một vị trí trong đạo Phật ở Việt Nam do phục vụ
cho những nhu cầu chữa bệnh, ước muốn của người dân trong khi chưa làm chủ
được các hiện tượng xã hội và tự nhiên, đã kết hợp với tín ngưỡng bản địa, nên
vẫn tồn tại trong dân chúng cho đến ngày nay. Đạo Phật ở Việt Nam khơng có sự
tách bạch giữa các phương pháp tu hành để giải thoát, chủ trương dung hợp giữa
tự lực và tha lực, có sự cố gắng của bản thân và sự giúp đỡ từ bên ngồi, kết hợp
Thiền tơng với Tịnh Độ tơng.
“Việt Nam khơng có một phái Tịnh Độ riêng biệt, nhưng tín ngưỡng Tịnh
Độ phổ biến rộng rãi, làm thành một cơ tầng bình dân cho Phật giáo. Theo tín
ngưỡng này, người ta tin có một cõi Tịnh Độ hay Tây Phương cực lạc, nơi có
Phật A Di Đà ngự trị, các Bồ Tát Quan Thế Âm và Đại Thế Chí đã tiếp dẫn linh
hồn chúng sinh về nơi đó. Người ta chỉ cần niệm tên Phật A Di Đà nhiều lần là
có thể vãng sinh ở cõi Tây Phương cực lạc.Tên A Di Đà Phật đã trở thành lời
chào nhau của các tín đồ Phật giáo Việt Nam”.5
Sự kết hợp giữa các tông phái đã được thể hiện ngay trong các chùa trong
việc thờ Phật. Chùa ở Việt Nam có rất nhiều tượng Phật, Bồ tát, La hán, A Di Đà,
Quan Âm, mỗi loại tượng cũng lại có nhiều dạng như Thích Ca thuyết pháp,

Thích Ca Sơ Sinh, Thích Ca Tuyết Sơn, Thích Ca ngồi tịa sen, Thích Ca nhập
Niết Bàn. Quan Âm có Phật Bà tọa sơn, Quan Âm Tống Tử, Quan Âm Nam Hải,
Quan Âm Thị Kính…
5

Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Kự, Phạm Ngọc Long (1993), Chùa Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.21.


14

Vào thế kỷ XVIII trong nước có nhiều cuộc chiến tranh, loạn lạc, chùa
chiền bị đổ nát, đạo Phật cũng khơng có điều kiện phát triển. Sau khi nhà Tây
Sơn dẹp được chúa Nguyễn và chúa Trịnh, đã quan tâm chấn hưng đạo Phật,
xuống chiếu chỉ xây cất các chùa lớn đẹp (chùa Kim Liên, chùa Tây Phương…)
cho chọn các nhà sư có học thức và đạo đức trơng coi và giảng kinh Phật cho dân
chúng.
“Đến thế kỷ XIX các vua triều Nguyễn cũng cho tu bổ các chùa. Năm
1830, vua Minh Mệnh giao cho bộ Lễ triệu tập cao tăng các tỉnh về kinh để xem
xét, cấp giới đạo và độ điệp, cả thấy được 53 người. Nhiều thiền sư đã viết các
sách kinh Phật”.6
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nước ta trở thành thuộc địa của thực dân
Pháp, đất nước có nhiều biến động do tiếp xúc với văn hóa phương Tây, đạo Phật
đã có những chấn hưng, với những tổ chức Phật giáo ba kì, có báo chí để phổ
biến giáo lí. Những cuộc tranh luận về đạo Phật đã nổi ra xoay quanh những vấn
đề như Phật giáo vô thần hay hữu thần, linh hồn và thể xác, phật tử xuất thế hay
nhập thế…
Đạo Phật đã thâm nhập trong đời sống của người Việt Nam như vào trong
máu thịt, có thể nói là phần lớn người Việt Nam khơng theo đạo Thiên Chúa thì
đương nhiên theo đạo Phật dưới nhiều hình thức như tu tại gia, lên chùa lễ Phật
những ngày lễ và ngày rằm và mồng một, treo trong nhà ảnh Phật hoặc lúc đau

khổ gặp nạn niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”… Theo số liệu năm 1993 của Ban
tơn giáo chính phủ thì số tín đồ Phật tử xuất gia vào khoảng 3 triệu người, số
thường xuyên đến chùa lễ Phật vào khoảng 10 triệu người, số chịu ảnh hưởng của
đạo Phật vào khoảng vài chục triệu người.
6

Nguyễn Thế Long, Phạm Mai Hùng (1997), Chùa Hà Nội, Nxb. Văn hóa, Hà Nội, tr.42.


15

1.2.2. Niên đại di tích
Tương truyền tiền thân của chùa Thiên Niên là chùa Bát Tháp - một di tích
được cho là có từ thời Lý Nam Đế. Chùa Bát Tháp cũng đã được đề cập tới trong
truyền thuyết về Hồ Tây như sau:
Khu vực Hồ Tây, trước kia là khu rừng rậm mọc tồn gỗ lim. Trong rừng
có hịn núi nhỏ, có con cáo 9 đi đã thành tinh ẩn náu trong hang núi đó, thường
thường hiện hình làm hại người và vật, đã lâu ngày không trừ được. Vua Lý Nam
Đế lấy làm lo, sai 2 công chúa đi học pháp thuật để trừ hại cho dân. Hai công
chúa tu luyện 3 năm, kết quả chưa thành, con cáo yêu quái càng quấy nhiễu dữ.
Hai công chúa xin sang phương Bắc học đạo. Thuyền đi đến sông Nguyệt Đức,
buổi chiều gặp một vị đại tiên. Vị này nói: “Ta nghe hai cơng chúa có chí trừ u
qi mà con hồ tinh lọt lưới ẩn nấp chưa trừ được. Vậy ta đến giúp để cứu dân”.
Hai công chúa mừng lắm, đón vị đại tiên về, và vào tâu với vua. Vua cho mời vị
tiên, hỏi tường tận về pháp thuật. Tiên ông bảo hãy chuẩn bị lập đàn ở nơi cao
ráo, sạch sẽ, dựng 8 cửa, 8 tháp như hình Bát trận đồ, và dạy hai cơng chúa tất cả
những bí quyết phù chú. Trong khoảng trăm ngày, việc học tập đã thành thạo.
Bèn chọn ngày tốt, xem địa thế và lập đàn trừ yêu. Dùng cờ và lọng ngũ sắc mỗi
thứ 100 cái. Rồi rước vị Huyền Chân Đại Đế ở phương Bắc chủ trì đàn trấn yêu.
Lại dựng miếu thờ vĩnh viễn, để con cáo yêu quái sau khi bắt được, khơng thể lại

hiện hình, tác qi được nữa. Vua theo lời lập 3 đàn, đàn giữa thờ thiên, địa, thần
kỳ do vị đại tiên chủ trì; đàn tả thờ dương thần, đàn hữu thờ âm thần do hai công
chúa phụng lễ. Đến ngày lễ đàn, tiên ông một tay cầm búa, một tay cầm kiếm, chỉ
vào trước núi đá. Bỗng thấy con cáo từ trong hang núi nhảy vọt ra, đá núi đổ
xuống, sóng nước sơi lên, bắn tung ra bốn phía, rừng lim sụt xuống, tất cả biến
thành hồ nước, đất sụt đến tận bên cạnh đàn. Trong đàn lửa bốc lên, cờ, lọng bị


16

cháy hết. Phía trên đám lửa kết thành một làn mây đen bay lên lưng chừng trời,
tiên ơng bắt trói con cáo yêu quái bay lên không trung. Sau cùng khơng thấy nữa,
chỉ cịn hai cơng chúa bắt “quyết” ngồi ở đàn, lửa chẳng hề bén đến thân thể.
Quan quân báo tin về với vua Lý, vua theo như lời tiên ơng nói trước, sai dựng
đền ở nơi lập đàn, để hai công chúa sớm chiều thờ phụng. Đền ở giáp bên hồ. Sát
bờ bên kia hồ, cũng lập miếu để thờ Huyền Chân Đại Đế. Và chỗ dựng tám tháp
nơi đàn cũ, xây ngôi chùa để hai công chúa trụ trì. Sau một thời gian, hai cơng
chúa cũng hố theo Tiên Phật.7
Theo truyền thuyết này thì chùa Bát Tháp là một ngơi cổ tự có mặt vào loại
sớm trên đất Thăng Long xưa. Sự biến đổi từ chùa Bát Tháp sang chùa Thiên
Niên được luận giải như sau:
Theo truyền thuyết lưu truyền ở khu vực Hồ Tây, đời Lê Thánh Tông vua
đi đánh giặc thắng trận, được vua Chiêm hiến con gái đẹp, trong đó có một cơ tên
là Phan Thị Ngọc Đô vốn là tỳ thiếp của vua Chiêm. Vua Thánh Tông mặc dù rất
yêu mến nàng song vẫn cho Ngọc Đơ về ở Trích Sài, nơi đây có nhiều cảnh đẹp
và nhiều ruộng vườn gọi là “Thiên Niên trang”. Nhân phía trước có chùa Bát tháp
bèn dời đến chỗ đất cao hơn ở phía trên hồ Tây và dựng lại chùa. Vì trang gọi là
“Thiên Niên trang” nên chùa gọi là “Thiên Niên tự” để làm nơi cung phi thờ Phật
và tu hành…”. Vua cho nàng và hai mươi tư cung nữ, thị tì ra ở Thiên Niên trang
và quản tới 76 sáu mẫu hoa lợi. Ở đây nàng đã cùng các cung nữ đem nghề dệt

lĩnh truyền cho nhân dân trong vùng. Được ít năm sau bà sinh một lần song
không may chết cả mẹ lẫn con... Nhân dân Trích Sài nhớ ơn, lập miếu thờ bà và
cịn đơi câu đối có nội dung: Cơ gái dệt lĩnh truyền cho nghề quí …8. Truyền

7
8

Tuyển tập văn bia Hà Nội, T. 1 (1978), Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.39-41.
Doãn Đoan Trinh (1991), Hồ sơ di tích chùa Thiên Niên, Ban quản lý di tích và danh thắng Hà Nội, Hà Nội.


17

thuyết này có những yếu tố hợp lý bởi thời gian trước đây, ở bên trái của tòa Tiền
đường chùa Thiên Niên cịn một bệ thờ, trên có một long ngai và bài vị thờ bà
chúa dệt lĩnh Phan Thị Ngọc Đô, thứ phi của vua Lê Thánh Tông. Tuy nhiên,
năm 2004, dân làng Trích Sài đã đến chùa xin và rước ngai thờ, bài vị của bà
chúa về thờ phụng tại miếu Trích Sài.
Minh văn trên tấm bia đá “Thiên Niên tự bi ký” (dựng năm Thành Thái thứ
13 - 1901) còn lưu giữ tại chùa cho biết: Đời Lê Thánh Tơng chia một nửa ruộng
đất thơn Trích Sài cho các cung phi làm thái địa, đặt tên là Thiên Niên trang, trên
lập miếu và điện cho các cung phi ở đó thờ phụng. Nhân phía trước có chùa Bát
Tháp bèn dời đến chỗ đất cao hơn ở phía trên hồ Tây và dựng lại chùa. Vì trang
gọi là “Thiên Niên trang” nên chùa gọi là “Thiên Niên tự” để làm nơi cung phi
thờ Phật và tu hành. 9
Sự biến đổi từ chùa Bát Tháp sang chùa Thiên Niên cũng được ghi nhận
qua câu đối hiện vẫn được lưu giữ tại Tiền đường chùa Thiên Niên:
Tiền tu Bát Tháp di tung, phế dã tất hữu hủng, phong tục hồ đầu khôi Tịnh
Độ
Hậu khởi Thiên Niên hiển xướng, tân chi dĩ tồn cựu, Sài trang địa diện

ngật linh khu.
(Trước sửa vết tích sót lại của chùa Bát Tháp bị phế đi, ắt có dấy lên,
phong tục bên hồ, đẹp như cõi Tịnh Độ
Sau dựng chùa Thiên Niên hiển ứng, để giữ gìn nếp cổ, Sài trang đất đẹp
một vùng thiêng)
Đơi câu đối nhắc tới cõi Tịnh Độ, cho thấy “dấu ấn” của phái Tịnh Độ tông
tại chùa Thiên Niên từ khi mới khởi dựng. Bởi vì, “Tịnh Độ tơng chủ trương
9

Dỗn Đoan Trinh (1991), Hồ sơ di tích chùa Thiên Niên, Ban quản lý di tích và danh thắng Hà Nội, Hà Nội.


18

phải dựa vào tha lực (sự giúp đỡ từ bên ngồi)… Sự giúp đỡ từ bên ngồi cho tín
đồ Tịnh Độ tông là gợi cho họ về một cõi niết bàn cụ thể, gọi là cõi Tịnh Độ (yên
tĩnh, trong sáng) được hình dung như một nơi Cực lạc, nơi này do đức Phật
Adiđà cai quản… Sự giúp đỡ đó còn là việc bản thân họ cần thường xuyên đi
chùa, dâng hương hoa trước tượng Phật, thường xuyên tụng niệm danh hiệu Phật
Adiđà. Hình dung cụ thể về niết bàn là để có đích mà hướng tới, cúng tượng Phật
và niệm danh Phật là để thường xuyên nhớ đến những lời dạy của người mà ráng
làm theo”.10
Qua khảo sát thực tế, trong sân và vườn chùa còn nhiều loại gạch vồ (như
gạch ở tường bao khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám). Loại gạch này phổ
biến ở thế kỷ XV-XVI. 11 Điều này cho phép khẳng định niên đại khá lâu đời của
di tích. Căn cứ theo di vật có minh văn niên đại sớm nhất tại chùa Thiên Niên
hiện nay - tấm bia đá “Thiên Niên tự bi” được khắc năm 1709 (Vĩnh Thịnh ngũ
niên) thì chùa Thiên Niên chắc chắn đã có mặt tại Thăng Long vào đầu thế kỷ
XVIII.
Tóm lại, chùa Thiên Niên có niên đại khá lâu đời, rất có thể đã được xây

dựng vào khoảng thế kỷ XV - đời vua Lê Thánh Tơng. Di vật có niên đại sớm
nhất cịn lưu giữ tại chùa hiện nay được làm năm 1709. Như vậy, tồn tại cho đến
nay, ngơi chùa đã có khoảng hơn 300 năm tuổi, diện mạo kiến trúc đã được tu
sửa, làm lại nhiều lần, chủ yếu mang phong cách thời Nguyễn.

10

Trần Ngọc Thêm (1997), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb. TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh, tr.479-

480.
11

Dỗn Đoan Trinh (1991), Hồ sơ di tích chùa Thiên Niên, Ban quản lý di tích và danh thắng Hà Nội, Hà Nội.


19

1.2.3. Q trình tồn tại của di tích
Thế kỷ XV, chùa Thiên Niên đã có mặt ở vùng đất ven Hồ Tây. Cuối đời
Lê có quan Thái Bảo Đà quốc cơng sửa lại chùa và cúng ruộng, hiện cịn bia ghi.
Trên tấm bia “Thiên Niên tự bi” dựng năm Vĩnh Thịnh ngũ niên (1709) có
đoạn ghi: …“Cẩn lễ thân tá lang Thái Bảo Đà quốc cơng Mạc Ngọc Liễn góp
cơng đức ruộng Tam bảo năm mẫu ở xứ Cổ chất thuộc xã Minh Cảo, huyện Từ
Liêm, phủ Quốc Oai, Bản xã canh tác nộp thuế vào chùa Thiên Niên, số thóc mỗi
năm năm trăm đấu…”; một tấm bia khác cũng ghi Thái Bảo Đà quốc công đã
công đức.
Về nhân vật Mạc Ngọc Liễn, tài liệu lịch sử cho biết một số thơng tin như
sau:
Mạc Ngọc Liễn là con Mạc Kính, là một tướng giỏi đời nhà Mạc.
“Mạc cho Lại bộ thượng thư chưởng bộ sự kiêm Đông các đại học sĩ tri

kinh diện sự tham dự triều chính… tây đạo tướng ngạn quận công là Mạc Ngọc
Liễn làm Uyên quốc công”…12
Ngày 11/5 năm Giáp Ngọ thứ mười bảy (1594) vua Mạc Kính Cung lấy
Mạc Ngọc Liễn làm Thái phó, đem quân giữ núi Yên Tử, đánh cướp huyện Vĩnh
Lại, đi đến đâu là dân theo nhiều đến đó. 13
Khi nhà Mạc thua, Mạc Ngọc Liễn hiểu cơ trời cùng lòng dân nên ông từ
quan, ông đã cúng nhiều ruộng vào các chùa và để lại một bức thư khuyên vua
không nên kéo dài chiến tranh, làm khổ người dân vô tội.
“Khi Mạc Ngọc Liễn sắp chết, có thư để lại khuyên Mạc Kính Cung rằng:
Nay họ Mạc khi vận đã hết, họ Lê phục hưng, đó là số trời. Dân ta là dân vô tội

12
13

Ngô Sĩ Liên (1984), Đại Việt sử ký toàn thư, T. 4, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.174-175.
Ngô Sĩ Liên (1984), Đại Việt sử ký toàn thư, T. 4, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.204.


20

lại để mắc nạn binh đao sao lại nỡ thế… Lại chớ nên mời người nước Minh vào
trong nước ta, để đến nỗi dân ta phải chịu lầm than, đó cũng là tội khơng gì nặng
bằng”…
Hiện nay, trong chùa (tại nhà thờ Mẫu), ở bàn thờ bên trái cịn có một pho
tượng ơng quan. Theo nhân dân Trích Sài đó là tượng quan Thái Bảo Đà Quốc
công Mạc Ngọc Liễn. Việc thờ cúng đức quan Thái Bảo tại chùa cũng là điều
hợp lý, bởi Mạc Ngọc Liễn là người đã cúng nhiều ruộng cho chùa và là người
góp sửa sang, xây dựng chùa ở cuối thế kỷ XVI.
Thời Minh Mệnh (1820- 1840), trang và chùa là địa phận xã Trích Sài.
Đến niên hiệu Thành Thái thứ năm (1893), theo tấm bia Thành Thái thứ 13

(1901), dân làng mời nhà sư đến mở rộng phịng ở, sửa mới lại chùa, tơ thêm
tượng Phật, đúc lại chuông đồng. Sau khi chuông đúc xong bèn khắc chữ để lưu
niệm. Bài minh còn ghi :
“…Cảnh Phật ở chùa ta là thượng giới ở hồ Tây
Chùa chiền nguy nga rộng rãi
Lâu đài mới mẻ phong quang
Vàng so tô điểm lộng lẫy ánh ngời tượng Phật…”
(Sửa lại chùa từ ngày 22/9 Thành Thái thứ 8 (1896) đến 12/11 Thành Thái
thứ 12 (1900) thì hồn tất).
Bia cơng đức cũng cho biết
Công mộc: nhà tiền đường hết 5300 đồng. Chi phí tổ tượng hết 152 nghìn
đồng.
Phụ phí sửa hậu cung, đúc chng khánh.
Thời kỳ này, trụ trì chùa Thiên Niên là nhà sư Trần Văn Tựu.


21

Năm 1953, nhà Tổ được tu sửa, thượng lương có dịng chữ “Hồng triều
Bảo Đại Q Dậu niên”.
Trong nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau, chùa Thiên Niên đã chứng kiến
nhiều sự kiện có liên quan tới lịch sử địa phương và đất nước. Chùa đã là nơi tập
kết của các chiến sĩ tự vệ Thủ đô và là nơi qua lại của một số đồng chí cán bộ
Trung ương trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Thời kỳ kháng chiến chống
Mỹ, chùa bị ảnh hưởng bom đạn, đã được nhân dân địa phương góp cơng góp sức
tu sửa nhiều lần.
Một thời gian dài, chùa Thiên Niên do nhân dân địa phương trơng coi.
Chùa đã được Bộ Văn hố - Thơng tin cơng nhận là di tích lịch sử – văn hố
(Quyết định cơng nhận số 138 VHQĐ ngày 31/01/1992 do Bộ trưởng Trần Hoàn
ký). Đây là một niềm vinh dự và tự hào lớn cho nhân dân địa phương nơi đây.

Từ năm 2000 đến nay, Đại đức Thích Thanh Đức từ chùa Trấn Quốc về trụ
trì, trơng nom chùa Thiên Niên. Gần 10 năm qua, Đại đức Thích Thanh Đức đã
dồn hết tâm sức cho việc bảo vệ, sửa sang cảnh chùa. Được sự giúp đỡ, ủng hộ
của chính quyền phường Bưởi - quận Tây Hồ và ngành Văn hóa, tình hình đã
biến chuyển theo chiều hướng tốt. Ngày nay, chùa Thiên Niên vẫn là một trung
tâm sinh hoạt tơn giáo tín ngưỡng cho các già vãi và cộng đồng nhân dân địa
phương.
Đại đức Thích Thanh Đức khẳng định: Đến nay chùa Thiên Niên vẫn theo
phái Tịnh Độ tông, có quan hệ rộng rãi, cởi mở, thân thiện với nhiều ngôi chùa
khác trên địa bàn Thủ đô Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. Có thể nói, như
nhiều ngơi chùa khác, chùa Thiên Niên là di tích thờ Phật song chịu nhiều ảnh
hưởng của tín ngưỡng Tịnh Độ. Đây cũng là điều dễ hiểu, bởi “Nhờ cách thức tu


22

đơn giản, Tịnh Độ tông là tông phái phổ biến khắp cõi Việt Nam. Đâu đâu ta
cũng gặp người dân tụng niệm câu Nam mơ Adiđà Phật!” 14
Tóm lại, với quá trình tồn tại hàng mấy thế kỷ, chùa Thiên Niên có nhiều
biến đổi; chứng kiến những bước thăng trầm của lịch sử và con người Hà Nội. Cho
đến nay, ngơi chùa vẫn ở ngun vị trí ban đầu, lại được quan tâm tu bổ thường
xuyên nên thu hút khá nhiều tín đồ Phật tử, đặc biệt là người dân địa phương. Chùa
Thiên Niên là một điểm sáng văn hoá, một vẻ đẹp mang tính truyền thống giữa
vùng đất Hồ Tây, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của Thủ đơ.

14

Trần Ngọc Thêm (1997), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb. TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh, tr.480.



×