Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Tìm hiểu nét thanh lịch của người hà nội hiện nay qua khảo sát một số phố cổ hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.6 MB, 94 trang )

KHOA VĂN HÓA HỌC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA VĂN HĨA HỌC
*****&*****

NGUYỄN XN TRƯỜNG

TÌM HIỂU NÉT THANH LỊCH CỦA NGƯỜI HÀ NỘI HIỆN NAY
QUA KHẢO SÁT MỘT SỐ PHỐ CỔ HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC THS.LÊ THỊ CÚC

HÀ NỘI – 2013

Nguyễn Xuân Trường - VHH1A

Page1


KHOA VĂN HĨA HỌC

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành bài khóa luận này, tôi nhận được sự giúp đỡ của nhiều tập thể
và cá nhân.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới tập thể cán bộ Thư viện Quốc gia, Thư viện Đại
học Văn hóa Hà Nội, Viện Nghiên cứu Văn hóa – Những người đã nhiệt tình
giúp đỡ để tơi có thể tìm được các nguồn tài liệu cần thiết phục vụ khóa luận.
Xin chân thành cảm ơn tất cả những người dân tại những nơi tôi đi khảo sát
đã nhiệt tình tham gia phỏng vấn và trả lời bảng hỏi điều tra.


Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn đến cơ Lê Thị Cúc – giảng viên khoa Văn
hóa học là người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt q trình làm khóa luận
một cách nhiệt tình và tận tụy.
Do thời gian có hạn và nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác,
chắc chắn bài khóa luận của tơi cịn nhiều thiếu xót. Tơi rất mong nhận được sự
góp ý của người đọc để tơi có cơ hội hồn thiện bài khóa luận hơn nữa.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 27 tháng 5 năm 2013
Sinh viên
Nguyễn Xuân Trường

Nguyễn Xuân Trường - VHH1A

Page2


KHOA VĂN HÓA HỌC

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... …4
Chương 1. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ “THANH LỊCH” VÀ
NHỮNG BIỂU HIỆN THANH LỊCH CỦA NGƯỜI HÀ NỘI XƯA ................. 9
1.1 Quan niệm về “Thanh lịch” ......................................................................... 9
1.1.1 Khái niệm “Thanh lịch” trong từ điển tiếng Việt ........................................ 9
1.1.2 Quan niệm về “Thanh lịch” của một số nhà nghiên cứu ........................... 10
1.1.3 “Thanh lịch” thể hiện qua ca dao, tục ngữ truyền thống ........................... 11
1.2 Những biểu hiện “Thanh lịch” của người Hà Nội xưa............................ 12
1.2.1 Tổng quan về vùng đất và con người Hà Nội ............................................ 12
1.2.2 Thanh lịch – Một nét văn hóa tiêu biểu của người Hà Nội xưa ................ 17
Tiểu kết chương 1 ............................................................................................. 25

Chương 2. THỰC TRẠNG THỂ HIỆN SỰ THANH LỊCH CỦA NGƯỜI HÀ
NỘI HIỆN NAY Ở KHU PHỐ CỔ ................................................................... 26
2.1 Khái quát một số đặc điểm chính của khu phố cổ Hà Nội hiện nay ...... 26
2.1.1 Giới thiệu chung ........................................................................................ 26
2.1.2 Khái quát về lịch sử ................................................................................... 27
2.1.3 Đặc trưng văn hóa khu phố cổ Hà Nội hiện nay ....................................... 28
2.2 Những biểu hiện thanh lịch của người Hà Nội ở khu phố cổ hiện nay ........... 30
2.2.1 Biểu hiện sự thanh lịch trong ẩm thực ....................................................... 30
2.2.2 Biểu hiện sự thanh lịch trong giao tiếp ứng xử ......................................... 32
2.2.2 Biểu hiện sự thanh lịch trong trang phục ................................................... 33
2.2.4 Biểu hiện sự thanh lịch trong nhà ở ........................................................... 35
2.2.5 Biểu hiện sự thanh lịch trong lao động sản xuất........................................ 35
2.2.6 Biểu hiện sự thanh lịch trong thưởng thức văn hóa nghệ thuật ................. 37
Nguyễn Xuân Trường - VHH1A

Page3


KHOA VĂN HÓA HỌC

2.2.7 Biểu hiện sự thanh lịch trong vui chơi giải trí ........................................... 38
2.2.8 Biểu hiện sự thanh lịch trong hoạt động tín ngưỡng tơn giáo ................... 40
2.2.9 Biểu hiện sự thanh lịch trong sử dụng phương tiện đi lại ......................... 41
Tiểu kết chương 2 ............................................................................................. 44
Chương 3. MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VÀ GIẢI PHÁP DUY TRÌ, PHÁT HUY
SỰ THANH LỊCH CỦA NGƯỜI HÀ NỘI HIỆN NAY ................................... 46
3.1 Những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của người Hà Nội thể hiện
qua sự thanh lịch từ xưa đến nay .................................................................... 46
3.2 Tác động của “toàn cầu hóa” đối với truyền thống thanh lịch của người
Hà Nội ................................................................................................................ 49

3.3 Các giải pháp bảo tồn và phát huy truyền thống thanh lịch của người
Hà Nội hiện nay ................................................................................................. 56
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 62
PHỤ LỤC .......................................................................................................... 63

Nguyễn Xuân Trường - VHH1A

Page4


KHOA VĂN HÓA HỌC

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thăng Long - Hà Nội được ví như trái tim của cả nước. Mảnh đất này là nơi
“địa linh nhân kiệt”, nơi hội tụ, lan tỏa tinh hoa văn hóa của mọi vùng trên cả
nước Việt Nam.
Suốt hàng nghìn năm lịch sử, từ khi Lý Thái Tổ định đô ở Thăng Long, cùng
với các triều đại phong kiến độc lập, tự chủ như Lý, Trần, Hậu Lê, Tây Sơn,...
cho đến ngày hôm nay; Thăng Long Hà Nội đã thu hút biết bao nhiêu những
con người tài giỏi, lịch lãm của bốn phương đổ về.
Mảnh đất lịch sử nghìn năm này, nơi hội tụ khí thiêng dân tộc đã hun đúc và
đào luyện nên nét tinh tế của người Hà Nội mà bất cứ ai, khi đã nhập vào đều sẽ
tự nguyện chuyển đổi hành vi theo, để trên cơ sở đó cùng xây dựng và phát huy
những phẩm chất văn hóa tốt đẹp, nhẹ nhàng mà tinh tế, vươn đến sự thành đạt
lâu dài của người Thăng Long.
Sống nơi thị thành, được tiếp xúc, giao lưu kinh tế, văn hóa đa dạng. Người
Hà Nội ln tốt lên sự lịch lãm, ăn nói có dun, hoạt bát lịch sự... Đó chính là
những nét văn hóa riêng của người Hà Nội. Những phẩm chất tốt đẹp đó của

người Thăng Long được chắt lọc và kết tinh từ mọi miền đất nước và cả tinh
hoa văn hóa bên ngồi. Trong q trình hội nhập giao lưu văn hóa bốn phương
đã tạo cho con người nơi đây tính cách vừa thuần hậu, lịch sự vừa hào hoa,
phong nhã và mang đậm phong cách riêng biệt.
Nét đẹp văn hóa của người Hà Nội thể hiện trong lối sống, trong ứng xử với
môi trường tự nhiên và mơi trường xã hội. Đó chính là phẩm chất thanh lịch của
người Thăng Long. Từ lâu, Hà Nội vẫn tự hào về vẻ đẹp thanh lịch của mình,
vẻ đẹp làm nên bản sắc văn hóa Thăng Long – Hà Nội. Phẩm chất thanh lịch Hà
Nguyễn Xuân Trường - VHH1A

Page5


KHOA VĂN HÓA HỌC

thành được thể hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong ăn mặc, trong
văn hóa giao tiếp, trong văn hóa ẩm thực,...
Trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay, nét thanh lịch của người Hà Nội đang
dần mai một nên rất cần bảo tồn và phát huy nét văn hóa Hà Thành này.
Với ý nghĩa thực tiễn đó, chúng tơi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu
nét thanh lịch của người Hà Nội hiện nay qua khảo sát một số phố cổ Hà Nội”.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
“Nét thanh lịch của người Hà Nội” là đề tài đã được rất nhiều tác giả nghiên
cứu.Ta có thể kể đến một số cơng trình nghiên cứu về đề tài này như:
Hà Nội 36 phố phường của Thạch Lam, đây là tập bút kí của nhà văn về
những câu chuyện, những mảnh đời, những đặc sản,những thú chơi… tất cả làm
nên nét văn hóa tinh túy của Hà Nội.
Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc cũng có tới 12 tập sách về Hà Nội:
Đường phố Hà Nội, Hà Nội, Hà Nội con đường dịng sơng lịch sử, Cuộc khởi
nghiã Hai Bà Trưng ở Hà Nội qua những năm tháng, Hỏi đáp 1000 năm Thăng

Long - Hà Nội, Văn hiến Thăng Long, Hà Nội thành phố nghìn năm, Hồ Hồn
Kiếm và Đền Ngọc Sơn, Mặt gương Tây Hồ, Thần tích nội thành, Phố và
đường Hà Nội…
Người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học kỷ niệm 995
năm Thăng Long - Hà Nội, năm 2005. Trong đó có rất nhiều bài viết đặc sắc
của các nhà khoa học chuyên nghiên cứu về “Hà Nội học”
Tác giả Lê Văn Ba với bài viết “Gieo mầm thanh lịch từ trong mỗi gia đình”
nói về vấn đề cần phải giữ gìn và phát huy truyền thống thanh lịch từ cấp độ
nhỏ nhất là trong mỗi gia đình.

Nguyễn Xuân Trường - VHH1A

Page6


KHOA VĂN HÓA HỌC

Các tác giả Phạm Xuân Hằng và Lê Kim Sơn với bài viết “Về phạm trù
thanh lịch – mấy vấn đề nhận thức và đề xuất” nói về những nhận thức và đề
xuất về phát huy truyền thống thanh lịch của người Hà Nội hiện nay.
Nhà nghiên cứu Giang Quân với tham luận “Giao thoa thanh lịch truyền
thống với văn minh hiện đại trong nếp sống người Hà Nội hơm nay” nói về
những biến đổi của nét thanh lịch hiện nay trong bối cảnh đất nước đang trong
thời kì cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa.
...
Những cơng trình nghiên cứu và tác phẩm trên đã tạo điều kiện cho tơi trong
q trình nghiên cứu đề tài của mình.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1 Mục đích nghiên cứu
Đề tài muốn tìm hiểu về sự thanh lịch của người Hà Nội hiện nay. Thanh

lịch là một nét văn hóa độc đáo, riêng biệt, được hun đúc và lưu truyền qua
nhiều thế kỉ tạo nên phong cách riêng của con người và vùng đất Hà Nội nhưng
hiện nay nét văn hóa này đang bị mai một.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để làm rõ mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài giải quyết các vấn đề
sau:
- Tìm hiểu tổng quan cơ sở lý thuyết về “Thanh lịch” và những biểu hiện
thanh lịch của người Hà Nội xưa.
- Thực trạng thể hiện sự thanh lịch của người Hà Nội hiện nay
- Đánh giá và lý giải nguyên nhân chính tác động đến sự thay đổi nét thanh
lịch của người Hà Nội hiện nay. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp duy trì,
phát huy truyền thống thanh lịch trong thời hiện đại của người Hà Nội.
Nguyễn Xuân Trường - VHH1A

Page7


KHOA VĂN HÓA HỌC

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Người Hà Nội và văn hóa vùng đất Hà Nội thể hiện qua lối sống, nếp sống,
tính cách con người nơi đây.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Một số phố cổ Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.
5. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1 Cơ sở lý luận
Để tiến hành nghiên cứu đề tài, chúng tơi đã áp dụng một số lý thuyết văn
hóa học và nhân học như sau:
- Lý thuyết văn hóa tộc người và biến đổi văn hóa tộc người. Khái niệm tộc

người ở đây có thể hiểu là một tộc người cụ thể trong cộng đồng 54 tộc người ở
Việt Nam nhưng cũng thể hiện là nhóm cộng đồng thuộc một tộc người nào đó.
Cụ thể trong khóa luận, tác giả muốn đề cập đến tộc người Kinh nhưng chỉ tìm
hiểu một nhóm cộng đồng người Kinh sinh sống ở khu vực Hà Nội. Cộng đồng
này hình thành và phát triển theo chiều dài lịch sử ở khu vực Hà Nội và tạo nên
tổng thể lối sống, nếp sống, tính cách riêng. Nhưng cùng với thời gian, những
biểu hiện văn hóa tộc người đó chắc chắn có sự biến đổi.
- Lý thuyết văn hóa vùng và đặc trưng văn hóa vùng. Lý thuyết này cho chúng
ta biết tùy theo không gian văn hóa sẽ hình thành những tiểu vùng văn hóa khác
nhau. Sự phân biệt vùng văn hóa này với vùng văn hóa khác lấy tiêu chí là đặc
trưng văn hóa vùng (thể hiện qua nhiều yếu tố như: lối sống, nếp sống, văn hóa
nhận thức, văn hóa tổ chức đời sống, tính cách con người,….). Qua đó qui chiếu
để thấy tiểu vùng văn hóa Thăng Long – Hà Nội có những đặc trưng văn hóa
Nguyễn Xuân Trường - VHH1A

Page8


KHOA VĂN HÓA HỌC

vùng riêng biệt và một trong những biểu hiện đó là nét thanh lịch của người Hà
Nội.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau:
- Phương pháp điền dã để khảo sát thu thập thông tin. Địa điểm khảo sát tại
một số khu phố cổ như phố Hàng Bông, phố Hàng Gai, phố Thuốc Bắc và một
số khu phố khác.
- Phương pháp khảo sát điều tra bằng bảng hỏi về biểu hiện thanh lịch của
người Hà Nội hiện nay.
- Phương pháp phỏng vấn sâu người dân địa phương. Chúng tôi tiến hành

phỏng vấn các đối tượng khác nhau về lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp chủ yếu
sinh sống ở các khu phố cổ như phố Hàng Bông, phố Cửa Đông, phố Thuốc
Bắc… và một số khu vực khác của Hà Nội.
- Kết hợp phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu các nguồn tài
liệu tham khảo khác nhau phục vụ khóa luận.
6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục , Mục lục, Tài liệu tham khảo, nội
dung đề tài gồm 3 chương:
Chương 1. Tổng quan cơ sở lí luận về “Thanh lịch” và những biểu hiện “thanh
lịch” của người Hà Nội xưa.
Chương 2. Thực trạng thể hiện sự thanh lịch của người Hà Nội hiện nay ở một
số khu phố cổ.
Chương 3. Một số nhận định và giải pháp nhằm duy trì và phát huy sự thanh
lịch của người Hà Nội.

Nguyễn Xuân Trường - VHH1A

Page9


KHOA VĂN HĨA HỌC

Chương 1

TỔNG QUAN CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ “THANH LỊCH” VÀ
NHỮNG BIỂU HIỆN THANH LỊCH CỦA
NGƯỜI HÀ NỘI XƯA
1.1 QUAN NIỆM VỀ “THANH LỊCH”
1.1.1 Khái niệm “Thanh lịch” trong từ điển tiếng Việt
Người Việt Nam có nhiều cách hiểu, nhiều quan điểm về hai chữ “Thanh

lịch”i
Theo “Từ điển tiếng Việt” của Viện Ngôn ngữ học biên soạn, “Thanh lịch”
được định nghĩa là: “Thanh nhã, lịch sự”. “Thanh nhã” được giải nghĩa là “có
vẻ đẹp nhã nhặn, lịch sự, ưa nhìn”[9 ; 944] , cịn “Lịch sự” có 2 nghĩa là: “1.Có
thái độ nhã nhặn, lễ độ khi tiếp xúc, phù hợp với quan niệm và phép tắc ứng xử
xã giao của xã hội. 2.Đẹp một cách sang nhã”[9 ; 590].
Nếu bóc tách nghĩa của từ “Thanh lịch” ta thấy : “Thanh” phải chăng là nói
tới sự thanh cao trong tư tưởng, tình cảm, tâm hồn, thanh liêm với của cải xã
hội, thanh bạch – thanh đạm trong cuộc sống đời thường, thanh nhã trong cử chỉ
nói năng. “Lịch” là bao gồm cả lịch lãm, lịch duyệt, lịch thiệp, lịch sự,...
Con người phải tu dưỡng rèn luyện mới có “Thanh” , cịn “Lịch” lại do từng
trải và kinh nghiệm việc đời đem lại. Phải đủ “Thanh” và “Lịch” mới trọn vẹn.
Trong thực tế cuộc sống, có người có “Thanh” mà khơng “Lịch” hoặc ngược
lại.
Nói đến “Thanh” là đề cập tới thanh cao, thanh khiết, thanh bạch, thanh liêm,
thanh tịnh, thanh tú, thanh thản trong lối sống, tình cảm, tâm hồn, là sự thanh
nhã trong cách ứng xử, cử chỉ, hành động, nói năng, là thanh trong, thanh thốt,
cao đẹp trong suy nghĩ, tư tưởng, tư duy.
Nguyễn Xuân Trường - VHH1A

Page10


KHOA VĂN HĨA HỌC

Cịn nói đến “Lịch” trước hết phải là “Lịch duyệt”. Con người lịch duyệt là
con người từng trải nhiều, trơng thấy và biết nhiều. Lịch cịn là lịch lãm, lịch
thiệp, lịch sự: biết cách ăn nói, giao thiệp, đối nhân xử thế theo phép tắc được
xã hội cơng nhận và ca ngợi, khiến người có quan hệ với mình được vừa lịng vì
ngơn ngữ cử chỉ của mình.

Rõ ràng, theo quan niệm truyền thống của người Việt Nam, con người cần có
cả “Thanh” và “Lịch”.
1.1.2 Quan niệm về “Thanh lịch” của một số nhà nghiên cứu
Hầu hết các nhà nghiên cứu về Hà Nội đều khảng định “Thanh lịch” là nét
đẹp truyền thống của người Hà Nội từ xưa đến nay. Thanh lịch không chỉ là
một khái niệm mà là cái tồn tại đích thực, là những biểu hiện cụ thể trong cuộc
sống của người Hà Nội xưa và nay.
Theo tác giả Giang Quân – Một nhà nghiên cứu văn hóa Hà Nội: “Thanh” ở
đây chỉ sự thanh cao trong tư tưởng, tình cảm, tâm hồn; thanh liêm đối với của
cải xã hội; thanh bạch, thanh đạm trong cuộc sống đời thường; thanh nhã trong
cử chỉ lời nói. “Lịch” bao gồm cả lịch lãm, lịch duyệt, lịch thiệp, lịch sự, là có
trình độ, hiểu biết. [14 ; 14]
Theo nhà văn Lê Văn Ba, trong nội dung “Thanh lịch” đã hàm chứa đạo đức,
văn hóa; là cái gì đó nói lên cốt cách, cái chất, cái hồn của Hà Nội, khó có thể
giải mã hay nắm bắt cụ thể nhưng nó đã ăn sâu vào tác phong của người Hà
Nội. [14 ; 184]ii
Theo một số nhà nghiên cứu khác như Phạm Xuân Hằng, Nguyễn Kim Sơn,
“Thanh lịch” là 1 phạm trù văn hóa, đó là “Văn hóa ứng xử ở trình độ cao, có
tính chuẩn mực” [14 ; 112]. Hơn nữa, thanh lịch là phạm trù lịch sử, biến đổi theo
thời đại, do đó, có thanh lịch truyền thống và có thanh lịch hiện đại.iii

Nguyễn Xuân Trường - VHH1A

Page11


KHOA VĂN HÓA HỌC

1.1.3 “Thanh lịch” thể hiện qua ca dao, tục ngữ truyền thống
Người Hà Nội thường tự hào với câu ca dao xưa:

“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu chưa thanh lịch cũng người Tràng An.”
Hoặc:
“ Chẳng thơm cũng thể hoa mai
Chẳng lịch cũng thể con người Thượng Kinh.”
Tràng An, Thượng Kinh là chỉ Kinh Đô, là Thăng Long, Hà Nội xưa. Theo
thời gian, sang giai đoạn hiện đại, câu ca dao ca ngợi nét thanh lịch của người
Tràng An xưa được biến tấu thành:
“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Chẳng thanh lịch cũng là người Thủ Đô.”
Trong kho tàng ca dao về Hà Nội cũng có nhiều câu ca ví von về sự thanh
lịch ấy:
“- Đất tốt trồng cây rườm rà
Những người thanh lịch nói ra dịu dàng.
- Người thanh nói tiếng cũng thanh
Chng kêu, khẽ gõ bên thành cũng kêu.
- Kim vàng ai nỡ uốn cong
Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời.
- Vàng thì thử lửa, thử than
Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời.”
...
Như vậy ta có thể thấy , “Thanh lịch” có truyền thống xa xưa và đã góp phần
tạo nên tính cách, bản sắc riêng của người Hà Nội. “Thanh lịch” đã trở thành
Nguyễn Xuân Trường - VHH1A

Page12


KHOA VĂN HÓA HỌC


truyền thống của người Thăng Long – Hà Nội, một vầng sáng của tâm thức Việt
Nam.
1.2 NHỮNG BIỂU HIỆN THANH LỊCH CỦA NGƯỜI HÀ NỘI XƯA
1.2.1 Tổng quan về vùng đất và con người Hà Nội trước đây
1.2.1.1 Địa hình và khí hậu
Nằm chếch về phía Tây Bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông
Hồng, Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02'
kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà
Nam, Hịa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng n phía Đơng, Phú
Thọ phía Tây. Hà Nội cách thành phố cảng Hải Phòng 120 km. Sau đợt mở
rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, thành phố có diện tích
3.324,92 km², nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng, nhưng tập trung chủ yếu bên
hữu ngạn.
Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang
Đơng với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. Nhờ phù
sa bồi đắp, ba phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu
ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con sơng khác. Phần diện tích
đồi núi phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức, với các
đỉnh núi cao như Ba Vì (1.281 m), Gia Dê (707 m), Chân Chim (462 m), Thanh
Lanh (427 m), Thiên Trù (378 m)... Khu vực nội thành có một số gị đồi thấp,
như gị Đống Đa, núi Nùng.
Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu cận
nhiệt đới ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đơng lạnh, ít mưa về đầu mùa và
có mưa phùn về nửa cuối mùa. Nằm về phía bắc của vành đai nhiệt đới, thành
phố quanh nǎm tiếp nhận lượng bức xạ Mặt Trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao.
Nguyễn Xuân Trường - VHH1A

Page13



KHOA VĂN HÓA HỌC

Và do tác động của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn, trung bình
114 ngày mưa một năm. Một đặc điểm rõ nét của khí hậu Hà Nội là sự thay đổi
và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9,
kèm theo mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 28,1 °C. Từ tháng 11 tới tháng 3 năm
sau là mùa đơng với nhiệt độ trung bình 18,6 °C. Trong khoảng thời gian này số
ngày nắng của thành phố xuống rất thấp, bầu trời thường xuyên bị che phủ bởi
mây và sương, tháng 2 trung bình mỗi ngày chỉ có 1,8 giờ mặt trời chiếu sáng.
Cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp vào tháng 4 (mùa xuân) và tháng 10 (mùa
thu), thành phố có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu và đông.
Vào tháng 5 năm 1926, nhiệt độ tại thành phố được ghi lại ở mức kỷ lục
42,8 °C. Tháng 1 năm 1955, nhiệt độ xuống mức thấp nhất, 2,7 °C.
Khí hậu Hà Nội cũng ghi nhận những biến đổi bất thường. Đầu tháng 11 năm
2008, một trận mưa kỷ lục đổ xuống các tỉnh miền Bắc và miền Trung khiến 18
cư dân Hà Nội thiệt mạng và gây thiệt hại cho thành phố khoảng 3.000 tỷ đồng.
1.2.1.2 Dân cư
Vào thập niên 1940, khi Hà Nội là thủ phủ của Liên bang Đông Dương, dân
số thành phố được thống kê là 132.145 người. Nhưng đến năm 1954, dân số Hà
Nội giảm xuống chỉ cịn 53 nghìn dân trên một diện tích 152 km². Có thể nhận
thấy một phần rất lớn trong số những cư dân đang sống ở Hà Nội hiện nay
không sinh ra tại thành phố này. Lịch sử của Hà Nội cũng đã ghi nhận dân cư
của thành phố có những thay đổi, xáo trộn liên tục qua thời gian. Ở những làng
ngoại thành, ven đô cũ, nơi người dân sống chủ yếu nhờ nông nghiệp, thường
khơng có sự thay đổi lớn. Nhiều gia đình nơi đây vẫn giữ được gia phả từ
những thế kỷ 15, 16. Nhưng trong nội ô, khu vực của các phường thương
nghiệp và thủ công, dân cư xáo trộn rất nhiều. Còn lại rất hiếm những dòng họ
đã định cư liên tục tại Thăng Long từ thế kỉ XV như dòng họ Nguyễn ở phường
Nguyễn Xuân Trường - VHH1A


Page14


KHOA VĂN HĨA HỌC

Đơng Tác (Trung Tự - Hà Nội). Do tính chất của cơng việc, nhiều thương nhân
và thợ thủ cơng ít khi trụ nhiều đời tại một điểm. Gặp khó khăn trong kinh
doanh, những thời điểm sa sút, họ tìm tới vùng đất khác. Cũng có những trường
hợp, một gia đình có người đỗ đạt được bổ nhiệm làm quan tỉnh khác và đem
theo gia quyến, đôi khi cả họ hàng.
Từ rất lâu, Thăng Long đã trở thành điểm đến của những người dân tứ xứ.
Vào thế kỷ 15, dân các trấn về Thăng Long quá đông khiến vua Lê Thánh
Tơng có ý định buộc tất cả phải về nguyên quán. Nhưng khi nhận thấy họ chính
là lực lượng lao động và nguồn thuế quan trọng, triều đình đã cho phép họ ở lại.
Tìm đến kinh đơ Thăng Long cịn có cả những cư dân ngoại quốc, phần lớn
là người Hoa. Trong hơn một ngàn năm Bắc thuộc, rất nhiều những người Hoa
đã ở lại sinh sống thành phố này. Trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê, vẫn có
những người Hoa tới xin phép cư ngụ lại Thăng Long. Theo Dư địa
chí của Nguyễn Trãi, trong số 36 phường họp thành kinh đơ Thăng Long có hẳn
một phường người Hoa, là phường Đường Nhân. Những thay đổi về dân cư vẫn
diễn ra liên tục và kéo dài cho tới ngày nay.
Các thống kê trong lịch sử cho thấy dân số Hà Nội tăng nhanh trong nửa thế
kỷ gần đây. Vào thời điểm năm 1954, khi quân đội Việt Minh tiếp quản Hà Nội,
thành phố có 53 nghìn dân, trên một diện tích 152 km². Đến năm 1961, thành
phố được mở rộng, diện tích lên tới 584 km², dân số 91.000 người.
Năm 1978, Quốc hội quyết định mở rộng thủ đơ lần thứ hai với diện tích đất tự
nhiên 2.136 km², dân số 2,5 triệu người. Tới năm 1991, địa giới Hà Nội tiếp tục
thay đổi, chỉ còn 924 km², nhưng dân số vẫn ở mức hơn 2 triệu người. Trong
suốt thập niên 1990, cùng việc các khu vực ngoại ơ dần được đơ thị hóa, dân số
Hà Nội tăng đều đặn, đạt con số 2.672.122 người vào năm 1999. Sau đợt mở

rộng địa giới gần đây nhất vào tháng 8 năm 2008, thành phố Hà Nội có 6,233
Nguyễn Xuân Trường - VHH1A

Page15


KHOA VĂN HÓA HỌC

triệu dân và nằm trong 17 thủ đơ có diện tích lớn nhất thế giới. Theo kết quả
cuộc điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 2009, dân số Hà Nội là 6.451.909
người, dân số trung bình năm 2010 là 6.561.900 người .
Mật độ dân số trung bình của Hà Nội là 1.979 người/km². Mật độ dân số cao
nhất là ở quận Đống Đa lên tới 35.341 người/km². Trong khi đó, ở những huyện
như ngoại thành như Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức, mật độ dưới 1.000 người/km².
Về cơ cấu dân số, theo số liệu 1 tháng 4 năm 1999, cư dân Hà Nội và Hà Tây
chủ yếu là người Kinh, chiếm tỷ lệ 99,1%. Các dân tộc khác
như Dao, Mường, Tày chiếm 0,9%.Năm 2009, người Kinh chiếm 98,73% dân
số, người Mường 0,76% và người Tày chiếm 0,23 %.
Năm 2009, dân số thành thị là 2.632.087 chiếm 41,1%, và 3.816.750 cư dân
nông thôn chiếm 58,1%.
1.2.1.3 Văn hóa Thăng Long – Hà Nội
Lịch sử xây dựng và phát triển của Hà Nội có một vị thế vơ cùng quan trọng
đối với lịch sử xây dựng và phát triển của dân tộc Việt Nam. Mỗi người Việt
Nam nói chung và mỗi người Hà Nội nói riêng ngày hơm nay đều mang trong
lòng một niềm tự hào về Thủ đô như lời của một Thi nhân – Tráng sĩ Huỳnh
Văn Nghệ đã nói:
“Từ thuở mang gươm đi mở cõi,
Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long”
Hà Nội thường được xem như nơi tập trung những tinh hoa văn hóa của miền
Bắc và cả Việt Nam. Trong hàng ngàn năm, vị trí kinh đơ khiến thành phố này

trở thành nơi quy tụ của những nhân vật ưu tú, những thương nhân, những nghệ
nhân, những thợ thủ công lành nghề. Họ tới đây lập nghiệp, mang theo những
phong tục, tập quán địa phương và Hà Nội trở thành mảnh đất tiêu biểu cho nền
văn hóa của cả Việt Nam. Những danh nhân, nhân vật nổi tiếng của Việt Nam
Nguyễn Xuân Trường - VHH1A

Page16


KHOA VĂN HĨA HỌC

phần đơng xuất thân từ những vùng đất khác, nhưng kinh đô Thăng Long
thường là nơi họ xây dựng nên sự nghiệp. Môi trường cạnh tranh của đất kinh
thành khiến những thương nhân, thợ thủ công trụ vững lại Hà Nội phải là những
người xuất sắc, tài năng. Khi những người dân tứ xứ về định cư tại Thăng Long,
các phong tục tập quán mà họ mang theo cũng dần thay đổi, tạo nên nét văn hóa
của Hà Nội.
Thăng Long – Hà Nội, kinh đô của Việt Nam, cịn là nơi giao thoa của những
nền văn hóa lớn. Hơn một nghìn năm Bắc thuộc đã để lại trên vùng đất Hà Nội
ít nhiều những dấu ấn của nền văn minh Trung Hoa. Khi những người Pháp vào
Việt Nam, nhiều người trong số họ chỉ coi Hà Nội như một tỉnh của Trung
Quốc, hoặc đơn thuần là một vùng chuyển tiếp giữa Ấn Độ và Trung Hoa. Qua
những người Pháp, Hà Nội – trung tâm văn hóa của quốc gia – biết tới nền văn
minh phương Tây để rồi xây dựng nên những cơ sở đầu tiên của nền nghệ thuật
Việt Nam hiện đại với tân nhạc, thơ mới, hội họa, văn học hiện đại, điện
ảnh, nhiếp ảnh. Nhưng Hà Nội đầu thế kỷ 20 cũng là nơi những giá trị Pháp
thống trị, cửa sổ mở ra thế giới mới của giới thượng lưu Việt Nam. Những thập
niên gần đây, một lần nữa, Hà Nội cùng Việt Nam lại tiếp nhận những làn sóng
văn hóa từ châu Âu và Mỹ.
Tuy là thủ đơ, trung tâm văn hóa của Việt Nam, nhưng một số sự kiện văn

hóa tổ chức ở Hà Nội gần đây đã xảy ra nhiều sự việc đáng chú ý, điển hình là
vụ tàn phá hoa của người Hà Nội tại Lễ hội hoa anh đào diễn ra giữa thủ đô
năm 2008, hay những hành động thiếu ý thức, kém văn minh và đáng xấu hổ
tại Lễ hội phố hoa Hà Nội vào Tết Dương lịch 2009 tổ chức tại hồ Hoàn
Kiếm. Những vụ việc trên đã dấy lên làn sóng phản đối mạnh mẽ từ dư luận cả
nước trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặt câu hỏi lớn về “Văn hóa
người Tràng An” trong thời đại ngày nay.
Nguyễn Xuân Trường - VHH1A

Page17


KHOA VĂN HÓA HỌC

1.2.2 Thanh lịch – một nét văn hóa tiêu biểu của người Hà Nội xưa
1.2.2.1 Đặt vấn đề
Từ xưa đến nay, Thăng Long - Hà Nội được xem là đất địa linh nhân kiệt, là
nơi hội tụ, lan tỏa tinh hoa văn hóa của mọi vùng ra cả nước. Ban đầu là những
người dân "gốc Kẻ Chợ" sinh sống, làm ăn, mở chợ buôn bán nông, lâm, thổ
sản trên bến dưới thuyền tấp nập bên sông Nhị Hà, sơng Tơ Lịch, bến Long Đỗ
(Rốn Rồng). Suốt nghìn năm, nhất là từ khi Lý Thái Tổ định đô Thăng Long,
cùng với các triều đại phong kiến độc lập, tự chủ Lý, Trần, Lê, Tây Sơn,... bà
con các vùng từ đồng bằng sông Hồng, sông Mã, sông Lam, người Huế, Đồng
Nai, Gia Định, người dân tộc, miền núi... đều là những người tài giỏi, lịch lãm,
đổ về "cái lò luyện nhân tài Thăng Long - Hà Nội" sinh sống lâu dài.
Người tài thì lên làm vua, làm quan. Học trò về Thăng Long, Hà Nội đi thi,
mong đỗ đạt tú tài, cử nhân, tiến sĩ, trạng nguyên để "Vua biết mặt, chúa biết
tên". Người học cao, đức trọng mở trường, lớp dạy học trò, luyện nhân tài cho
đất nước. Người giỏi buôn bán mở cửa hàng nông, lâm thổ sản, buôn hàng Tàu,
Nhật, Âu Mỹ... Người giỏi tay nghề mở làng nghề, phố nghề. Các khách

thương người Hoa, Ấn Độ, Nhật, Hà Lan, Anh, Bồ Đào Nha, Pháp, Đông
Nam Á... đến dựng nhà, lấy vợ lấy chồng, buôn bán, làm ăn. Hàng hóa tiêu
dùng rất đa dạng, phong phú của Thăng Long - Hà Nội không chỉ đáp ứng nhu
cầu của triều đình mà cịn bán ra cả nước, vùng Đông Nam Á và ra thế giới.
Sống nơi thị thành, đơ hội, giao lưu kinh tế, văn hố đa dạng, đa chiều, văn
minh, thanh lịch, ăn nói có duyên, hoạt bát, lịch sự... như những nét văn hóa
riêng của người Hà Nội. Cùng một vấn đề, người dân các vùng khác có thể nói
rất thẳng, thậm chí bỗ bã, thì người Hà Nội ở chốn kinh kỳ, diễn đạt một cách tế
nhị, tinh tế hơn, ý tứ hơn nhưng vẫn đạt mục đích:
“Lời nói khơng mất tiền mua
Nguyễn Xn Trường - VHH1A

Page18


KHOA VĂN HĨA HỌC

Lựa lời mà nói cho vừa lịng nhau.”
Người Hà Nội truyền thống dù làm nghề gì đều có cách nói năng, cư xử mực
thước. Họ thường khơng thích chỉ bảo, ra lệnh người khác mà ln có thái độ
ứng xử khiêm nhường, nhã nhặn, tự tin, khéo léo và ý tứ. Sống trong môi
trường giao lưu, buôn bán, làm ăn với người "tứ xứ", kể cả nhiều người nước
ngoài, người Hà Nội thường biết giảm, tránh những va chạm, xung đột khơng
cần thiết. Nếu có sự khác nhau về nhận thức, quyền lợi, họ cũng thường biết
nhường nhịn đến độ cần thiết; cịn nếu nhường vẫn khơng đạt, thì tế nhị rút lui,
khơng làm mất lịng nhau, để lần sau cịn có dịp lại làm ăn với nhau.
"Người khơn, của khó", người Hà Nội biết mở mang làm ăn, khơng thủ cựu
khép kín, cũng khơng tham "ăn đậm", "rộng đồng thu lại, tích tiểu thành đại".
Học người, học bạn bốn phương mà giỏi tay nghề, tăng hiểu biết, tinh tế hơn,
sáng tạo giỏi hơn để đua chen với thiên hạ là nếp làm ăn của người Hà Nội văn

minh, thanh lịch. Người Hà Nội cũng nổi tiếng trong nước và quốc tế vì tài
năng, sức học, trí thông minh sáng tạo trong khoa học, công nghệ, nghệ
thuật,….
Áo lụa, vải tơ tằm, lĩnh Bưởi, giấy gió, giấy sắc phong Yên Thái, chả cá Lã
Vọng, nước mắm Vạn Vân, cá rô đầm Sét, bún thang, bún ốc, xôi lúa Tương
Mai, cốm Vòng, hoa đào Nhật Tân... xưa; áo dài, complê, giầy dép, quần áo
may sẵn; sách báo, văn học nghệ thuật, cà phê, xe đạp, ti vi, máy tính Hà Nội,
khóa Việt-Tiệp, ghế Xn Hịa,... ngày nay, được bốn phương quen biết, ưa
chuộng. Các giá trị văn hóa dân tộc, khoa học hiện đại và hàng tiêu dùng đều
được lăng kính văn hóa người Hà Nội chắt lọc dung hợp, nâng lên đến độ tinh
tế, thành tinh hoa văn hóa Hà Nội, mà mọi người đều cảm nhận được. Suy cho
cùng, chính mơi trường đơ thị "địa linh, nhân kiệt" đã đào luyện nên nhân cách
văn hóa tinh tế Hà Nội, mà bất cứ ai nhập vào đều tự nguyện chuyển đổi hành
Nguyễn Xuân Trường - VHH1A

Page19


KHOA VĂN HÓA HỌC

vi theo. Ngày nay, trong quan hệ làm ăn, ngoại giao quốc tế... người ta đều đang
phát huy chất văn hóa nhẹ nhàng, tinh tế đó mới thành đạt.
Thanh lịch được tích tụ, kết tinh qua nhiều đời. Thanh lịch tiếp thu những cái
hay, cái đẹp trong phong tục, tập quán của nền văn hóa đa dân tộc, của các vùng
- miền đất nước và cả những tinh hoa văn hóa bốn phương, tạo dựng nên lối
sống, nếp sống của người Hà Nội.
Hà Nội là chốn hội tụ người tứ xứ. Họ đến từ nhiều địa phương và đem theo
những thói quen hay, dở khác nhau. Nhưng đã cư trú trên mảnh đất này, và để
trở thành người Hà Nội, họ phải chấp nhận nếp sống thanh lịch của Hà Nội
ngàn năm văn hiến.

Người Hà Nội gốc giữ được thanh lịch đã khó. Người Hà Nội nhập cư làm
quen và rèn luyện theo được nếp sống thanh lịch cũng khơng dễ. Để có sự thanh
lịch đó, người Hà Nội phải trải qua quá trình phấn đấu kiên trì và khơng mệt
mỏi. Thanh lịch khơng phải thứ bất biến. Nó linh hoạt chuyển động, chuyển hóa
theo thời gian, khơng gian và mơi trường sống. Nó tiếp tuc thu nhận và đào thải,
hội tụ và tỏa sáng. Cái thanh lịch của hàng trăm năm trước, thời phong kiến,
thuộc địa có những điều kiện khơng cịn phù hợp với chế độ tự do, dân chủ và
cuộc sống văn minh hôm nay. Như nhà nghiên cứu Giang Quân đã viết: “Còn
rất nhiều những ước lệ không thành văn vẫn là cốt lõi của thanh lịch Thủ đơ
cần duy trì, bảo tồn và phát triển” [14 ; 87].iv
Vì vậy, người Hà Nội trước đây đi đến đâu cũng được nhận ra ngay, bởi
phong cách hào hoa, phong nhã, lịch sự toát ra từ con người họ, từ cử chỉ và
việc làm của họ.
1.2.2.2 Biểu hiện “Nét thanh lịch Tràng An - Nét thanh lịch Hà Nội xưa”
Người Hà Nội xưa còn được gọi là người Tràng An. Phân tích tên gọi “Tràng
An”, ta thấy như sau: Với nghĩa danh từ, “Tràng An” là một cụm từ ghép cố
Nguyễn Xuân Trường - VHH1A

Page20


KHOA VĂN HĨA HỌC

định, chỉ một địa danh. Ví dụ như trong lịch sử Trung Quốc, có những triều đại
đã đặt tên kinh đô là Trường An (Tràng An). Từ “Tràng” ở đây là cách viết lệch
của từ “Trường”. Còn với nghĩa tính từ thì Tràng An là cụm từ ghép khơng cố
định, gồm hai tính từ độc lập: “tràng” có nghĩa là dài, lâu bền, cịn “an” có
nghĩa là bình n, an lành. Ghép hai tính từ ấy lại cho ta một cụm từ có nghĩa
kép là sự bình yên lâu dài. Người Tràng An xưa vốn nổi tiếng về sự thanh lịch.
Theo cụ Hoàng Ðạo Thúy trong cuốn “Hà Nội thanh lịch”, Tràng An

(Trường An) là nơi ở lâu dài và yên ổn. Ở nước ta, nhà Ðinh và nhà tiền Lê
đóng đơ ở Hoa Lư, đến giờ chỗ ấy vẫn gọi là xã Trường Yên (thượng và hạ).
Ðời Lý, Tràng An là đất Thăng Long. Người ta bảo: Ðất Thăng Long "địa linh,
nhân kiệt", đất thiêng, người giỏi.
Dân Tràng An xưa hay tự hào vì họ sống ở Thủ đô một nước "Văn hiến". Các
cụ sống theo nền nếp "Lễ giáo" từ nghìn xưa để lại. Xã hội gồm nhiều mối quan
hệ: Vua và tôi (dân), cha và con, thầy và trò, anh và em, chồng và vợ, bè và
bạn. Các mối quan hệ đan xen nhau và yêu cầu mọi người phải tuân thủ nghiêm
ngặt. Phải chăng vì đặc điểm xã hội đó mà hình thành nên đặc điểm tính cách
của con người nơi đây.
Người Tràng An cần cù, cứng rắn, vẻ thanh lịch đôi lúc hào hoa, yêu văn,
yêu hoa, sành mỹ thuật, ăn mặc đơn sơ và trang nhã. Nói lời văn vẻ dễ nghe, dễ
hịa hợp với bà con phường, xóm, hay động lịng vì việc nghĩa, tình người, ghét
cay ghét đắng những chuyện tục tằn, kệch cỡm, hoạnh họe, lố lăng, đê tiện.
Người Tràng An ở với nhau "Biết nhịn", "Biết nể", "Biết ngượng", "Biết ăn
trông nồi, ngồi trông hướng". Trong thôn phố có việc là chạy sang thăm hỏi
ngay. Ở đây, tình người được coi trọng. Khách nhà quê ra, đi mãi, nóng nhọc
thì thấy ngay bên đường có vại nước vối ngon với mấy cái bát sạch. Người ta
tóm cả cái "Thanh", cái "Cao", cái "Lịch sự" ẩn ý vào hai chữ "Thanh lịch". Khi
Nguyễn Xuân Trường - VHH1A

Page21


KHOA VĂN HĨA HỌC

đón bà con các tỉnh về, các khách phương xa đến, người ta nhắc nhau giữ lấy vẻ
"Thanh lịch của người Tràng An".
"Người Tràng An" là người Kinh kỳ, Thủ đô. Người Tràng An thanh tao,
trong sáng, không tục, không thô lỗ cùng với sự lịch, lịch thiệp, lịch lãm, lịch

sự... tạo nên phong cách người Hà Nội "thanh lịch".
Theo nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc: "Thanh lịch là chất cơ bản của
người Hà Nội. Ðó là lối sống văn hóa. Từ trong ăn mặc, đối nhân, xử thế, từ
cách nói năng cho đến hành động, từ trong gia đình đến ngồi xã hội... tất cả
phải có văn hóa. Nói cụ thể như mặc thì khơng nhếch nhác, ăn thì khơng xơ bồ,
nói thì khơng tục tằn. Ngồi xã hội thì giữ chữ tín nghĩa, ứng xử uyển chuyển,
mềm mại. Trong gia đình, gia tộc thì kính trên, nhường dưới...".[14 ; 100]
Lấy tính cách người Tràng An xưa làm chuẩn mực cho người Hà Nội, người
Thủ đơ hơm nay là điều hồn tồn tự nhiên. Đó là sự kế thừa truyền thống tốt
đẹp của văn hóa Kinh đô của văn hiến Việt Nam.
Người Tràng An xưa là người ở kinh thành. Vì vậy có thể nói rằng Tràng An
chính là Hà Nội.Thăng Long – Hà Nội đã là Thủ đơ, thì tất nhiên phải là nơi
quy tụ tinh hoa của cả nước. Nước ta có những gì hay, đẹp, đều đưa về Hà Nội
cả. Con người Hà Nội vì vậy chính là con người Việt Nam, và là con người Việt
Nam hơn cả.
Cách đây hơn 150 năm, Nguyễn Công Trứ đã mở đầu một bài thơ nổi tiếng –
bài “Thành Thăng Long” với 2 câu ca dao:
“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”
Nhận xét đó của Nguyễn Cơng Trứ cũng như nhận xét của nhiều người ở các
vùng miền khác về người Hà Nội xưa.

Nguyễn Xuân Trường - VHH1A

Page22


KHOA VĂN HĨA HỌC

Hàng nghìn năm đã trơi qua, lịch sử thăng trầm của đất nước luôn trực tiếp

đưa tới các biến động ở kinh thành Thăng Long và sau này là thủ đô Hà Nội,
nhưng nét thanh lịch Tràng An vẫn hầu như không biến đổi nhiều.
Nét thanh lịch có trong tất cả mọi sinh hoạt và hành động của người Hà Nội.
Tất cả những điều về Thanh lịch Tràng An tạo nên giá trị của lối sống truyền
thống Hà Nội. Nó mang những nét đặc trưng riêng của Thanh lịch Thủ đô đồng
thời cũng mang nét chung, nét văn hóa trun thống Việt Nam.
Nếp sống thanh lịch khơng chỉ là biểu hiện bên ngoài của những phẩm chất
tốt đẹp của dân tộc mà cịn chứa đựng trong đó đặc trưng của nền văn minh
Việt Nam được xây dựng từ lâu đời mang đậm nét của chủ nghĩa yêu nước, chủ
nghĩa anh hùng, chủ nghĩa nhân văn. Đó là cốt lõi của bản sắc dân tộc trong nền
văn hiến Việt Nam, được thể hiện bên ngoài qua nếp sống hàng ngày của dân
tộc. Nếp sống hàng ngày không ngừng được hoàn thiện, nâng cao lại là điều
kiện quan trọng để củng cố truyền thồng văn hiến Việt Nam từ cốt lõi của nó.
Với những điều đã nói ở những phần trên, ta một lần nữa khảng định thanh
lịch là nét đẹp truyền thống của người Hà Nội từ xưa đến nay. “Nét thanh lịch
của người Hà Nội” cũng là một nét đẹp văn hóa truyền thống của Việt Nam nói
chung và Hà Nội nói riêng. Nó thể hiện rất rõ trong nếp sống, lối sống của con
người nơi mảnh đất “Ngàn năm văn hiến”.
Tuy nhiên, trong nếp sống, lối sống truyền thống của người Thăng Long - Hà
Nội trải qua thăng trầm hàng nghìn năm dưới chế độ phong kiến, ảnh hưởng sâu
sắc của đạo Nho, tác động đồng hóa của các nền văn hóa ngoại lai thống trị,
khơng phải cái gì cũng tốt đẹp. Nhất là đặt trong hoàn cảnh đất nước đang hội
nhập và phát triển ngày nay.
Ta có thể kể ra một số mặt chưa tốt như sau:

Nguyễn Xuân Trường - VHH1A

Page23



KHOA VĂN HĨA HỌC

Người Hà Nơi xưa có cái nhìn đơi lúc phiếm diện, tính thức thời và nhạy bén
của họ còn chậm do muốn bảo vệ những giá trị văn hóa truyền thống.
Trong cuộc sống, họ sợ dư luận nên khơng dám nhận cái sai, ưa nói thành
tích hơn nêu khuyết điểm.
Trong gia đình, những người lớn tuổi được coi là bề trên vẫn thường hay lấy
quyền gia trưởng áp đặt các thành viên trong gia đình phải nghe theo.
Trong nếp sống cũ của người Hà Nội vẫn đặt nặng quan điểm trọng nam
khinh nữ, bất bình đẳng giới, người phụ nữ phải lệ thuộc vào đàn ông cả đời,
“Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tịng tử”, “Nhất nam viết hữu, thập
nữ viết vơ”.
Người Hà Nội xưa thường trọng tình hơn lý nên dễ bị hiện tượng hữu
khuynh , nể nang.
Người Hà Nội xưa cẩn thận, chắc chắn là tốt nhưng quá mức đến dè dặt, do
dự khơng dám quyết đốn, nên có lúc đã để lỡ cơ hội thành cơng
Người Hà Nội xưa cịn hay tin vào định mệnh, tin vào thế lực thần linh vơ
hình hơn là tin vào bản thân mình.
Người Hà Nội xưa q kỹ tính đến mức cầu kỳ khơng cần thiết
Vì một số hạn chế đó, tại Hội nghị Văn hóa tổ chức ngày 30 – 10 – 1958,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra, trong nhiệm vụ xây dựng và phát triển nền văn
hóa mới cần khơi phục, giữ gìn vốn văn hóa truyền thống với tinh thần: “Cái gì
tốt thì ta nên khơi phục và phát triển, cịn cái gì xấu thì ta phải bỏ đi”.
Dám nhìn thẳng vào sự thật, thấy rõ điểm yếu của từng người, từng bộ phận
trong cộng đồng mà loại trừ, khắc phục dần những mặt hạn chế; đồng thời phát
huy mặt tích cực của lối sống truyền thống hịa nhập với tinh hoa của văn hóa
bốn phương xây dựng nên lối sống thanh lịch – văn minh cho người Hà Nội
hôm nay.
Nguyễn Xuân Trường - VHH1A


Page24


KHOA VĂN HĨA HỌC

Hà Nội là thành phố có lịch sử lâu đời, có nền văn hóa mang đậm bản sắc
dân tộc. Để Hà Nội trở thành thủ đô vừa dân tộc vừa hiện đại, người dân thành
phố phải phấn đấu khơng ngừng trên mọi lĩnh vực. Ngồi việc kế thừa và phát
huy các giá trị văn hóa truyền thống, người dân Hà Nội cần phải khắc phục mặt
hạn chế nhằm vươn tới tầm cao mới để xây dựng Thủ đơ hiện đại, xứng đáng
với tầm vóc của một dân tộc anh hùng.

Nguyễn Xuân Trường - VHH1A

Page25


×